Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO

Nguyên tác: Supra-Mundane, Psychic Powers
Tác giả: Phorn Ratanasuwan
Dịch giả: Tỳ khưu Thiện Minh

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


[01]

PUBBENIVĀSĀNUSSATIÑĀNĀ
TÚC MẠNG THÔNG HAY NHỚ LẠI TIỀN KIẾP

NHỚ LẠI TIỀN KIẾP có khả thi hay không? Bằng cách nào Đức Phật đã thể hiện được khả năng này? Trước khi trả lời câu hỏi đầy thách thức này, ta nên nghiên cứu những đoạn văn trong Kinh Phật trích dẫn những lời Đức Phật dạy về vấn đề này.

“Một vị tỳ khưu nhập thiền định (samadhi), do đó tuệ giác của ngài được thanh tịnh và sinh động, gạt bỏ được hết những ảnh hưởng phiền não, tuệ giác tỳ khưu trở nên ổn định, linh hoạt, không gì lay chuyển nổi, chỉ một mực hướng tới nhập tuệ giác do vậy ngài có thể nhớ lại được những tiền kiếp. Rồi tỳ khưu còn có thể nhớ lại được rất nhiều kiếp sống trong quá khứ, nghĩa là, một, hai, ba, bốn, năm kiếp người, rồi mười, hai mươi, ba mươi, bốn mươi, năm mươi, một trăm kiếp; thậm chí hàng ngàn hàng vạn kiếp nữa là đàng khác, xuyên suốt cả thành kiếp (Saṃvatṭa), kiếp (vivaṭta). Tỳ khưu nhận ra nơi các kiếp đó ngài đã có một danh xưng, sinh ra trong một gia đình nhất định nào đó, có màu da, tiếng nói và đã sử dụng những đồ ăn thức uống nhất định nào đó, ngài đã cảm nghiệm được nỗi đau khổ và niềm hạnh phúc nào đó rồi lại trải qua một tuổi thọ nhất định; cuối cùng ngài đã “từ giã” kiếp sống đó và rồi lại tái sanh vào một cõi khác. Điều này chứng tỏ tỳ khưu có thể nhớ lại rất nhiều kiếp sống đã qua cùng với những chi tiết cuộc đời liên quan đến kiếp sống đó.

“Ôi, tâu Hoàng Thượng, giống như một người rời khỏi nhà mình và đi đến một nơi khác, rồi lại rời khỏi nơi ở đó và đến ở một nơi khác nữa. Để rồi từ đó người này quay trở lại chính ngôi nhà thân thương của mình. Người đó có dư khả năng nhớ lại những hành vi mình đã làm trong quá khứ ngay tại căn nhà này, người đó biết được đã đi đứng ra sao trong ngôi nhà đó, biết được lý do tại sao và bằng cách nào mình đã rời khỏi căn nhà thân thương của mình để đi tới nhà của một người xa lạ nào đó, trong ngôi nhà xa lạ đương sự đã đứng ngồi ở đâu nói năng những gì và giữ thinh lặng như thế nào…”

Những lời Đức Phật kể trên được trích từ Phẩm giới uẩn Sīlakkhandha trong tác phẩm “Trường Bộ Kinh (Long Sayings) (S. 9. 107) Đây là những lời Đức Phật đã nói với nhà vua Ajatasatu, mô tả lại những kết quả đáng mong đợi của những ai sống cuộc đời ly tục (vô gia cư) theo hệ thống Phật giáo, bắt đầu với những ai thuộc giai đoạn mở đầu n.l.(nghĩa là) những kết quả do Ngũ Giới hay Sīla đem lại. Vào cuối mỗi giai đoạn như vậy nguời đó khẳng định được thành tích do những kết quả đó đem lại đã đạt được trong cuộc đời này, tỷ như trong khi đã kinh nghiệm qua quãng đời đó, họ đã đạt được những kết quả và tiến bộ nào, chẳng cần phải tìm kiếm đâu xa trong cuộc sống tương lai cả. Một điều đáng ghi nhận đó là những khả năng đó chẳng phải chỉ dành riêng cho Đức Phật, chỉ mình ngài mới có được khả năng đó, vì một số đồ đệ khác của ngài cũng đã thực hiện được như vậy, chỉ cần họ đạt đến được một mức độ nhập thiền nhất định nào đó, gồm Tứ thiền (4 th Jhana) cùng với một vài khả năng thuần thục hay là Vasī nhất định nào đó. Chiều sâu hay cao độ trong bậc Thiền này thể hiện ở mức độ có đặc tính “lãng quên” toàn bộ môi trường bên ngoài, đặc biệt là khả năng thần kinh nhĩ không phản ứng lại bất kỳ tiếng động bên ngoài nào, ngay cả tiếng sét đánh ngang tai. Đồng thời thân xác cũng chẳng còn phản ứng nào nữa, thần kinh thân cũng ngừng hoạt động ngay cả khi có bất kỳ người nào hay sức mạnh bên ngoài nào đó gây huyên náo hay kích động. Tuy nhiên tuệ giác của họ vẫn sống động, và tâm họ hoàn toàn tỉnh táo. Chẳng còn một suy tư nào xảy ra trong suốt thời gian đó.

Đặc Tính Thiền Phải Có

Điều này có nghĩa là trong những sát na đó toàn bộ tâm tham dục hoàn toàn bị diệt trừ. Thời gian thân xác đó ngồi thiền bất động trong bao lâu không quan trọng, thân xác chẳng còn cảm thấy tình trạng căng thẳng hay mệt mỏi nào nữa. Muỗi đốt hay bất kỳ loại côn trùng nào cũng không thể gây phiền nhiễu họ được nữa. Lúc này Tuệ Giác được khống chế và thanh tịnh toàn diện, do đó khả năng tạo ra những hình ảnh tâm linh sống động rõ ràng y hệt như mắt thường nhìn thấy được. Tốc độ tạo qua đó hình ảnh tâm linh này được tạo ra chính là phản ứng trực tiếp và ngay tức khắc với ước muốn hay ý định của ta. Nguồn sáng nội tâm đó sáng rực lên và được khống chế hoàn toàn. Đây chính là điều kiện thiền cần thiết để nhớ lại tiền kiếp.

Một yếu tố khác nữa cũng đáng lưu ý đó là trước khi một thiền sinh (aspirant) có thể nhớ lại được tiền kiếp, người đó phải có khả năng gợi nhớ lại bất kỳ điều gì đã diễn ra với bản thân đến từng chi tiết như đang diễn ra trong suốt cả cuộc đời hiện tại vậy, có thể là ngày hôm trước, tháng trước hay năm đã qua hoặc lâu hơn thế nữa. Tất cả những điều đó phải xuất hiện được trong thâm tâm một cách chính xác tùy theo ý muốn không sai lầm. Không những đến lúc khả năng này có thể đạt đến không gian và thời gian nhớ lại được những biến cố này là hiện thực và có thể chấp nhận được. Điều này chứng tỏ con người hiện đại ngày nay có dư khả năng đạt đến được thành tích phi thường hay phép lạ (thần thông) y như những gì đã được đề cập đến trong Kinh Phật.

Tam Minh

Hiện nay, theo Kinh Phật chúng ta đã biết được Đức Phật có khả năng nhớ lại tiền kiếp của chính mình lẫn của người khác nữa. Một chứng minh rõ ràng nhất đó là ngài đã đạt được toàn giác, n.l (nghĩa là) vào đêm ngài đạt đến Giác Ngộ. Chính thời điểm đó, chúng ta nghe nói vào canh nhất trong đêm Đức Phật đã đạt Tuệ Giác, bởi đó ngài nhớ lại được những kiếp đã qua. Điều này người ta gọi là Túc Mạng Thông hay Nhớ Lại Tiền Kiếp (pubbenivāsānussatinñāṇa). Vào canh hai ngài đạt đến Tuệ Giác qua đó ngài có thể “nhận rõ” toàn bộ thế gian hay là các cõi gồm nhiều kiếp sống con người và được gọi là Hóa Sinh (Opapātika) (nghĩa là sinh ra một cách tự nhiên) điều này được gọi là Thần thông (Cutūpapātanñāṇa) (có nghĩa là luân hồi, tái sanh). Vào canh ba ngài đạt đến Lậu tận thông (āsavakkhayanñāṇa) (tận diệt được toàn bộ những lậu hoặc), nhờ đó ngài tận diệt vĩnh viễn một lần, toàn bộ những phiền não còn đang âm ỉ tận đáy sâu trong thâm tâm của ngài.

Có một tham khảo khác nữa là những đoạn Kinh Tụng, trước tiên là lời tán dương các ân đức Đức Phật đã thực hiện, một trong các ân đức đó chính là Minh-Hạnh-Túc (Vijjācaraṇasampanno), nghĩa là Đức Phật là đấng toàn thiện cả về Minh (Vijjā) lẫn Hạnh (Caraṇa). Điều đầu tiên tức là Minh (Vijjā) được ám chỉ Tam Minh như đã đề cập đến ở trên. Tuy nhiên theo nghĩa rộng, còn gồm ba Phép Thần thông (Abhinñnñā) khác nữa nghĩa là những Thần Túc Thông (Iddhividhi) – một số biến hóa thần bí - Thiên Nhĩ Thông (Dibbasota) Tha Tâm Thông (Cetopariyanñāṇa) - nghĩa là đọc được tâm của người khác. Đức Phật cũng đã đạt đến được toàn bộ ba loại Minh vừa kể trên như đã được biểu thị trong tính ngữ ‘Vijjāsampanno’ (Minh cụ túc). Hạnh ở đây muốn ám chỉ hành động tu luyện hay là giới, điều này có nghĩa là Đức Phật không chỉ toàn thiện nhờ nhiều loại minh đa dạng, nhưng còn ở cả giới hay hạnh kiểm rất đáng tin cậy và hoàn toàn vị tha của Ngài.

Như vậy chẳng còn gì phải nghi ngờ, ngay cả những tham khảo trong Kinh Phật liên quan đến một thực tế là Đức Phật: thực sự có thể Nhớ Lại Tiền Kiếp tức là gợi nhớ lại được rất nhiều những biến cố thuộc nhiều kiếp đã qua, cả của riêng ngài lẫn của người khác nữa. Thực sự trong những bài thuyết pháp ngài diễn giảng cho nhà vua Ajātasattu, ngài chỉ đề cập đến trường hợp các vị tỳ khưu nói chung. Nếu quả thực một đồ đệ của Đức Phật lại có khả năng thực hiện được điều này, thì còn nghi ngờ gì nữa chính Đức Phật lại không thể thực hiện được tốt hơn thế rất nhiều, hay ít nhất thì cũng tốt hơn những gì các đồ đệ của ngài thực hịên được.

Tại Sao Và Bằng Cách Nào

Giờ đây lại nổi lên một câu hỏi nữa đó là: tại sao nhập thiền ở mức độ cao nhất như vậy lại khiến cho các thiền sinh (aspirant) nhớ lại được tiền kiếp và bằng cách nào ta có thể thực hiện được điều này. Chính vì thế tốt hơn hết chúng ta nên theo dõi câu chuyện sau đây được kể lại từ chính kinh nghiệm thực tế của Cô Sriphen Catadasri trong đoạn văn cô mô tả trong cuốn sách nhỏ của cô mang tựa đề “ĐẾN THĂM THÁNH ĐỊA” trang 46 (To The Land Of Buddha).

Vào ngày 18 tháng 11 chúng tôi rời thành phố Korakkapur vào lúc năm giờ sáng, hướng về Lumbini nằm trong lãnh địa vương quốc Nepal. Đúng 9.30 sáng chúng tôi đến vùng tiền đồn Naugarh, tại đây vị trưởng đoàn, là cô Piyawan đã thu hết hộ chiếu của chúng tôi, rồi đến nộp cho văn phòng nhập cư để xin phép vào Nê-pan. Mãi đến gần 11giờ trước khi chúng tôi mới tới được Lumbini là địa điểm đã nhắm trước. Đường xá quá nhiều bụi bậm và mấp mô là khúc đường dẫn đến Lumbini đến nỗi quãng đường này là cả một cực hình thực sự đối với mỗi người chúng tôi. Người ta cho chúng tôi biết trên đường đi phong cảnh hết sức ngoạn mục, nếu trời tốt chúng tôi có thể nhìn thấy cảnh núi Hy-mã-lạp-sơn hùng vĩ. Nhưng có lẽ do bụi bậm và trời nóng, tầm nhìn quá hạn chế vào ngày hôm đó chúng tôi chẳng nhìn thấy điều gì thú vị ngoại trừ những cánh đồng khô cằn, nứt nẻ hai bên đường đi. Tôi cảm thấy tâm nặng nề và tự nhủ: chúng ta đang trên đường đi tới những nơi giúp chúng ta được Giác Ngộ, chứ không phải đến nơi vui chơi giải trí thoải mái. Chính vì thế cảm giác này đem lại tư tưởng “ly dục”. Cảm nhận này lẽ đương nhiên phải được mong mỏi chờ đợi như là một điều đương nhiên. Ngay do chính tư tưởng “ly dục” này tôi được lôi kéo vào nội tâm và đã trở thành quá hiển nhiên về những gì đang diễn ra bên ngoài.

Rồi sau đó hình như tôi được chứng kiến một rặng núi Hi-ma-lạp-sơn (Himalaya) kéo dài đến vô tận với thật nhiều những cánh rừng vĩnh cửu nằm dưới nhiều ngọn núi phủ đầy tuyết trắng, những vùng dốc thấp hơn trải dài như một chiếc áo choàng bằng lá luôn phủ lên một màu xanh mướt. An sâu dưới đó là những dòng sông hung hãn, đem đến chất phù sa bổ dưỡng cho một vùng tiểu lục địa hình hoa sen. Tuy nhiên sức lạnh êm dịu cũng đã được cảm thấy và chúng ta nghe thấy những tiếng rì rầm của những con suối cũng như lạch nhỏ dưới chùm lá vấy bùn với những đóa hoa thơm ngọt ngào đua nhau khoe màu khoe sắc. Luồng gió lạnh thoáng thổi qua những đồ trang sức cho cánh rừng nổi bật lên trên những thảm cỏ xanh ngay phía dưới, tạo ra trên đám cỏ đó một bản phác thảo muôn màu muôn vẻ hết sức ấn tượng không bút nào tả xiết. Nằm giữa những cảnh quan đẹp đẽ và thanh tao hiện ra một cây cổ thụ oai vệ nổi vượt lên trên tất cả những lùm cây bao quanh đó, với những cánh hoa màu trắng tinh rải rác khắp vùng giống như những bông tuyết. Chính phía dưới cái tàn lá lạnh lẽo của cây cổ thụ oai phong lẫm liệt đó hơi thoáng toát ra những luồng ánh sáng sáu màu chói chang vừa thoáng xuất hiện, chiếu sáng cùng một lúc cả một dãy ngân hà gồm toàn những cánh hoa đang nở trong vùng đó. Rồi sau đó là tiếng tụng quen thuộc và đều đặn Bài Kinh Phật “Buddhaṃ saraṇaṃ gacchāmi...” và tôi như nghe thấy tiếng vị hoàng đế vĩ đại của chúng ta lên tiếng, “hãy đến lấy một ít đất thánh ngay tại nơi Đức Phật xuất hiện lên cõi đời này lần đầu tiên và đem về trưng bầy như là biểu tượng cho ngài tại những Ngôi Chùa Tự Do, Chùa Rừng Thông (Pine camp), thị trấn Lomsak thuộc tỉnh Petchaboon, Thái Lan.’

Rồi giây phút tiếp theo sau đó tôi hoàn toàn ý thức được điều gì đang diễn ra xung quanh tôi. Lúc này chúng tôi hầu như đã tới sát cổng vào Lumbini. Tôi xuống xe và đi theo những người khác, trong tình trạng nửa tỉnh nửa mê, cảm thấy bồng bềnh như đang trôi lơ lửng trên không hơn là đang đi trên đất. Sau đó ít phút tôi tự hỏi : đâu là nơi hài nhi Siddhattha đã đặt bước chân vinh quang đầu tiên lên hành tinh trái đất này.

Như thể trả lời cho câu hỏi trong tâm, tôi lại bị lôi cuốn vào trong nội tâm một lần nữa và tôi nhìn thấy một cột sáng chói chang nổi lên tại một nơi không xa lắm. Luồng sáng đó lại gặp một luồng sáng khác nữa cũng chói chang không kém. Điều này diễn ra gần chỗ một cây bồ đề thật lớn, kế bên một chiếc đầm sen hình như đối diện với tịnh xá Māyādevī.

Tôi trao đổi với Acharn Phorn chúng ta phải đến nơi đó. Ông hỏi tôi tại sao lại không xuất phát từ chỗ cây Bồ Đề gần kề bên tịnh xá kia. Nhưng tôi không trả lời một tiếng nào cả rất có thể vì tôi không thể mở miệng được, rồi sau đó lại rơi vào tình trạng nửa tỉnh nửa mê nữa. Tôi dẫn cả đoàn chúng tôi tới nơi hai luồng ánh sáng kia xuất hiện rồi gặp nhau gần bên cây Bồ Đề. Rồi Acharn Phorn thắp lên những ngọn nến, và những nén hương rồi cầu khẩn những chư thiên từ trời cao chứng giám cho lòng thành của chúng tôi trước khi bắt đầu tụng kinh. Sau đó tôi ngồi xuống và nhập thiền trong một thời gian dài.

Chính trong thời gian nhập thiền đó đã diễn ra buổi tụng kinh nhịp nhàng bài kinh Buddhaṃ Saraṇaṃ Gacchāmi tại phía hậu trường, trong khi đó ở phía tiền sảnh có những âm thanh vang rền vọng lên “Đây là chỗ ngài Bồ Tát đản sanh” Vì là một ngôi Thánh Tháp cuối cùng trên đường chúng tôi đi, báo hiệu một giai đoạn giáo Pháp phát triển sau ngày Đức Phật đã được Giác Ngộ. Pháp này được dùng làm luồng sáng đèn hiệu. Cứ theo luồng sáng đó cả cõi trần gian này sẽ được chúc phúc trong bình an đích thực. Bóng đen bao trùm thế giới trong một thời gian dài đã bị đẩy lùi, nhường chỗ cho luồng sáng giáo Pháp chói chang rạng chiếu. Kiếp sống thuộc toàn bộ những gì mà bản chất là phát triển, ngay cả núi đồi và vòm trời - tất cả những thứ đó được gọi là hành tinh này, đều được tươi mát trở lại khi được tắm trong luồng sáng giáo Pháp đó. Chính vì thế hãy tụng Kinh Buddhaṃ Saraṇaṃ Gacchāmi và để cho kinh đó chìm sâu vào tận đáy lòng các bạn. Đó là điều đang vang vọng lên khuyên nhủ từng người chúng ta.

Sau khi đã lấy một chút đất thánh ngay tại địa điểm đó, chúng tôi đến một thiền viện Nê-pan, tại đó Cô Piyawan đã sửa soạn bữa ăn trưa cho cả đoàn. Sau khi đã dàn xếp xong, như thường lệ việc phân phát Bố Thí Phā-pā sẽ diễn, chúng tôi rời khỏi nơi sanh của Đức Phật với suy tư nhẹ nhàng, rất khác nhau chẳng ai giống ai, tùy thuộc vào xu hướng và sở thích của mỗi người.”

Những đoạn văn trên được trích từ cuốn sách nhỏ mang tựa đề ĐẾN THĂM THÁNH ĐỊA” mô tả một phần Thị Kiến của Cô Sripen có được về những gì đã xảy ra dưới một góc độ khác xung quanh khu rừng vùng Lumbini. Hiện tượng là một cảnh tượng nguyên bản đã diễn ra vào chính ngày giờ và địa điểm Hài Nhi Siddhattha đã sinh ra hơn hai ngàn năm trăm năm qua. Những ai đã đọc tác phẩm kể trên của bà sẽ biết được bất kỳ điều gì bà đã xem thấy tại những địa điểm khác có liên quan đến cuộc đời Đức Phật cũng đều được mô tả như là những cảnh đã thực sự diễn ra vào thời đó. Chính vì thế, đây là bằng chứng gián tiếp khẳng định khả năng có thể nhớ lại được biến cố đã qua, hay nói chính xác hơn, đó chính là Tiền Kiếp vậy.

Tuy nhiên, rất có thể vẫn còn tồn tại một nghi ngờ nào đó, có thể hiểu được đặc biệt về sự thật những gì bà đã được chứng kiến. Có người sẽ hỏi đâu là bằng chứng để xác minh những cảnh đó hoàn toàn giống như những gì đã diễn ra từ hồi xa xưa? Để trả lời câu hỏi này và để làm rõ mối nghi ngờ còn phải bàn bạc trong nhiều chương sách dài hơn nữa và tốt hơn hết ta nên gác vấn đề này sang một bên và chưa nên đi đến một kết luận chung cuộc nào cả. Chính vì thế rất có thể vào một ngày nào đó một số người sẽ thay đổi thái độ và tìm ra được một phương thế thuận lợi hơn để làm điều này. Đối với một số người khác đã quen biết khả năng của cô Sripen trong lãnh vực này, sẽ sẵn sàng đi đến chỗ hiểu cô và tin tưởng là lời kể của cô là thực tiễn và đáng tin cậy. Thêm vào đó họ sẽ sẵn sàng hiểu ra và được chúc phúc với một đức tin không có gì phải thắc mắc cả. Thực vậy, một số đồ đệ của Đức Phật cũng đạt được khả năng làm gia tăng niềm tin nơi Tam Bảo. Chẳng có điều gì là quá phóng đại đối với Niềm Tin (saddhā) này cả. nếu ta gọi đó là niềm tin hay đức tin thì cũng vậy. Có tuệ giác hay trí thông minh hỗ trợ, một niềm tin nơi Tam Bảo chắc sẽ trở nên sâu xa và vững vàng không hề lay chuyển. Niềm tin đó là kho báu vô giá, vượt hơn hẳn các kho báu vật chất hay bất kỳ loại giàu sang phú quí nào.

Độc giả nên đọc lại một lần nữa đoạn văn được trích trong tác phẩm của Cô Sriphen, và quyết định xem cô ta có bịa đặt những câu chuyện đó để lừa bịp người khác hay không. Thực chất mà nói, đối với những ai biết về tác giả, không có gì phải lưỡng lự để hạ cố tin tưởng bài tường thuật của cô cả. Đối với tôi dứt khoát chẳng có mối nghi ngờ nào cả. Vì tôi hiểu được từ góc độ Phật giáo: tại sao điều này lại đúng và thực hiện được bằng cách nào. Thông qua những bản trắc nghiệm nghiêm túc trước đây về những vấn đề khác, tôi đã có thể hiểu được những cảnh về Lumbini được cô mô tả hoàn toàn giống như những gì đã xảy ra hai mươi lăm thế kỷ qua. Ngài ra mục tiêu đầu tiên của chúng ta là đi đến Ấn Độ đã đến lúc phải mang về một ít đất thánh từ bốn ngôi thánh tháp có liên quan đến những biến cố về cuộc đời của Đức Phật và đem về trưng bầy tại Ngôi Chùa Tự do, để nhớ lại nhà vua giải phóng Naresuan vĩ đại của chúng ta. Những chuyện kể này và còn nhiều chuyện kể khác của cô Sriphen chính vì thế đã trở thành những sản phẩm không thể tưởng tượng được dùng để củng cố cả những sự kiện lịch sử lẫn sự thật về việc nhớ lại tiền kiếp như là một khả năng thần thông cả Đức Phật và các một số đệ tử của ngài đã thực hiện được. Chính nhờ hiểu thấu đáo tuệ quán hợp lý, nên con người ta có thể đạt đến được niềm tin trung thực và đáng khích lệ nơi nhiều loại tuệ quán và khả năng Đức Phật. Trung thực mà nói, có nhiều Phật tử cho dù đã nhận Thọ Đại Giới làm tỳ khưu và có trí rất sâu rộng, vẫn còn phân vân lưỡng lự trong việc tin tưởng Đức Phật có được những khả năng thần thông và vượt lên trên tầm với của nhiều người phàm phu. Những nhân duyên về điều này có hai lý lẽ: thứ nhất, họ chẳng biết tí gì hay chẳng có ai thực hiện nổi điều đó, và hai là họ chẳng hiểu gì, bằng ít nhất về mặt lý thuyết, bằng cách nào con người ta có thể đạt được những khả năng đó. Đương nhiên không thể phủ nhận đã có mối hoài nghi như thế và cách biểu lộ như vậy là một kết quả tất yếu gây tổn hại đến diện mạo của Phật giáo. Điều quan trọng hơn chính là có nhiều người hiểu biết rất ít về những tác hại to lớn họ không chủ tâm gây ra cho tôn giáo họ đang tin theo. Cũng chính nhờ nắm được những dữ liệu khẳng định chân lý, khả năng Nhớ Lại Được Tiền Kiếp, nên tôi dám nói rằng chúng ta đã được thưởng công xứng đáng về những phó phẩm không thể mơ tưởng được trong chuyến đi tới Ấn Độ vào dịp này.

Những Vấn Nạn Thông Cảm Được

Lúc này một loạt vấn đề lại nổi lên:

Tại sao những hoàn cảnh đã diễn ra trên cõi nhân loại này nhiều ngàn năm về trước vẫn còn thấy xuất hiện nơi cõi thiên hà?

Liên quan đến những gì Cô Sriphen đã chứng kiến đang khi mất liên lạc với thế giới bên ngoài và vấn đề là chứng kiến thấy những cảnh tượng trong quá khứ đó liệu có phải do các các chúng sanh thiên cung giúp tạo ra cho cô thấy được những cảnh tượng đó chăng?

Hay toàn bộ những cảnh tượng đó vẫn tồn tại nguyên hình như vậy mãi mãi và chỉ có người nào đạt đến một bậc thiền nhất định và sâu xa nào đó mới có thể nhìn thấy?

Những cảnh tượng này có tồn tại giống hệt như vậy nơi các cõi thiên hà khác mãi mãi như vậy kể từ khi xuất hiện nơi cõi người, làm sao có thể như vậy được?

Đây thực sự là những câu hỏi rất có ý nghĩa cần phải được làm sáng tỏ trước khi ta có thể hiểu được hay chấp nhận bất kỳ chân lý nào về Nhớ Lại Tiền Kiếp có thể đạt được như là một chân lý về sự tồn tại các chúng sanh nơi chiều kích được gọi là Hóa Sinh (Opapātika) hay là các tiên cõi hiện đã được rất nhiều nhà tư tưởng và các nhà nghiên cứu Đông cũng như Tây chấp nhận.

Trước tiên, ta cần phải nhớ lại chân lý Đức Phật đã quảng diễn cho rằng toàn thể những người trần tục, hoặc ngay cả những vị Tôn giả ở cấp thấp hơn (chưa đạt đến Bậc A-la-hán), họ đều phải tồn tại, hay nói đúng hơn họ vẫn còn sống, ở đâu đó trong ba mươi cõi. [1] Điều này bất chấp một sự thật là họ đã chết hàng nhiều thế kỷ, hay thiên đại kiếp, hoặc ngay cả hàng triệu năm và hàng nhiều đại kiếp qua và điều này cho thấy miễn là họ chỉ còn một chút Ái dục (Tanha) tồn tại là đủ, được gọi là tham dục (craving) hay là ước vọng (chanda) còn sót lại nơi tiềm thức của họ là đủ. Cuộc sống như chính họ ước ao không thể đi đến chỗ kết thúc được ngay cả khi hành tinh trái đất này bị hủy diệt hay bị thiêu rụi toàn bộ cách này hay cách khác. Nhưng thọ mệnh cho dù dưới dạng con người, thú vật, hoặc cây cối, vẫn còn tiếp tục tồn tại trong tiềm thức (Vinñnñāṇa), tức là tâm. Có thể được gọi là cõi tiên, hay là cõi hữu tâm, hoặc có thể bất kỳ một tên nào khác. Sau một khoảng thời gian dài, có thể lên tới hàng đại kiếp, khi xuất hiện một hành tinh có thể chứa đựng được cuộc sống như hành tinh trái đất chúng ta, cuộc sống có chiều kích tốt đẹp hay tinh tế đó sẽ lại tái sanh một lần nữa trên hành tinh đó, cho dù được gọi bằng tên gì đi nữa hay được định vị ở bất kỳ nơi nào trong vũ trụ. Đây là một chu kỳ cuộc sống vô tận kéo dài cho đến khi nào như đã nói ở trên chỉ còn tồn tại một chút ước muốn nhỏ trong chiều sâu ý thức thăm thẳm.

Đây chính là căn bản bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật tại vườn Nai Isipatana. Tuy nhiên vẫn còn nhiều chi tiết hơn cần được cứu xét về một kết quả từ đó như sau:

Những Cõi Song Hành

Sau thân xác thô thiển cư ngụ trên hành tinh trái đất này tan rã hết, vẫn còn tồn tại một vật tương đương hay là phiên bản của thân xác đó dưới dạng tinh tế hơn trong một chiều kích tốt đẹp hơn hay một kiếp sống khác. Một cuộc nghiên cứu hiện đại và có hệ thống đã được khá phổ biến ngày nay. Điều đáng chú ý ở đây chính là sự kiện cho thấy không thể diễn ra như thế được chỉ vì bằng sức mạnh hay khả năng nội tại của chính tâm thức. Sức mạnh này có thể duy trì và nuôi dưỡng phần đối tác hay là phần song hành với thân xác (kể cả tâm là đương nhiên) trong một giai đoạn dài thời gian vô tận. Như vậy một tuổi thọ tối đa chính vì thế mà dài hơn tuổi thọ tối đa của con người trên trái đất này. Nói theo kiểu toán học ta có thể nhân với n lần độ.

Nhưng sự liên tục này không có nghĩa chỉ là đặc quyền của con người mà thôi, toàn bộ những loại sự sống khác đều có phần chia sẻ trong đó. Điều này cũng kể cả thú vật, và cây cối. Đây là điều hơi lạ và khó tin, nhưng lại có thật không thể tưởng tượng nổi. Đó là với sự hiện hữu của những hình thái sự sống đó, còn tồn tại cùng một lúc môi trường tự nhiên như là núi non, rừng rậm sông ngòi v.v… thích ứng và đáp lại với thiên nhiên hay là mức độ tâm thức của các cảnh giới hay cõi đó. Chính vì thế các thức uẩn thuộc mức độ đó đều tham gia tạo ra, thông qua khả năng nội tại riêng của mỗi loại. Như thể môi trường “thiên nhiên” như vậy toàn bộ những gì tồn tại ở trong đó đều được phát sinh ra từ khả năng sáng tạo nội tại của tâm thức về cái gọi là “người quan sát” thể lý. Nếu như khái niệm này được chấp nhận. Thì không có mấy vấn đề liên quan đến việc Nhớ lại các tiền kiếp nữa.

Điểm khó khăn nhất, hay nan giải nhất, của vấn đề có lẽ là bằng cách nào những vật không có sự sống như núi non, rừng rú, sông suối v.v… có thể trở thành hiện hữu. Luật thiên nhiên cai quản sự tồn tại của chúng như chúng ta được biết cho đến hiện nay hình như tỏ ra không thay đổi và hoàn hảo. – cho dù sự thật là không hề có “thiên nhiên” hay luật tự nhiên nào khác hơn những gì chúng ta biết được cho đến ngày hôm nay điều này có nghĩa là, cho đến khi chúng ta bắt đầu rời xa khỏi thiên nhiên, một sự u sầu tuyệt vọng và một điều bất hạnh cuối cùng. Có một câu tục ngữ nói rằng. “Còn có nhiều điều hơn là mắt ta có thể thấy” Trong trường hợp này có thể trở thành rất hiện thực. Còn có nhiều điều cao siêu hơn là năm giác quan thô thiển của chúng ta có thể bắt gặp được do thân xác thô thiển của chúng ta có thể làm được”

“Hóa Thạch” Nơi Cõi Hữu Tâm

Để quay trở lại với chủ đề chính công trình nghiên cứu của chúng ta- Đó là pháp vũ trụ tuyệt đối, có thể nói một cách không ngoa chút nào là pháp luôn hiện hữu, ở bất kỳ nơi không gian và thời gian nào đều vẫn còn y nguyên như vậy. Một năng lực luôn hiện hữu, trường cửu vô tận và tinh tế vào bậc nhất. Đây là chân lý căn bản nhất - là nền tảng, hay là cơ sở cho những gì đã được biết như vật chất và năng lực vượt qua khỏi năng lực lãnh hội của năm giác quan thô thiển của chúng ta. Chính là loại hay mức độ năng lực này đã hơi thở sự sống vào cho vạn vật – gồm cây cối, muông thú và con người trên hành tinh này cũng như muôn vàn các chiều kích cuộc sống khác. Nguồn năng lực này không thể bị phá hủy. Hoàn toàn có thể và hợp lý ta thấy rằng một biến cố xảy ra hàng ngàn năm hay ngay cả hàng triệu năm vẫn có thể để lại những tàn dư nơi cõi hữu tâm - và một người quan sát giỏi vẫn quan sát được một lần nữa.

Năng lực như vậy, trong trường hợp này chính là mức độ năng lực đương nhiên, là mức độ cao nhất hay tiên tiến nhất về thiền định, hay nhập thiền được gọi là Jhana hay là Thiền Chứng (samāpatti), có thể dùng bất kỳ từ nào bằng tiếng Anh. Chỉ có nhập thiền ở mức độ hay cường độ này ta mới “nhìn thấy” những gì còn lại của những sự kiện tiền sử được bảo tồn lại trên “đá” nơi cõi hữu tâm. Giống như một nhà khảo cổ học hay là khoáng sản học có thể “đọc” được những biến cố lịch sử thông qua những “hóa thạch” không tiếp đất đó. Chính vì thế, Đức Phật hay các vị tôn giả có kinh nghiệm tham thiền hay nhập thiền chứng (sāmāpatti). Có thể nhớ lại hay đọc được những “hóa thạch” của chính họ lẫn của người khác, nhìn thấy những sự kiện đó một cách rõ ràng và sống động như thể chúng ta nhìn thấy những vật thực sự và sống động trong cuộc sống hàng ngày của ta.

Để nghiên cứu sâu hơn vào từng chi tiết, chúng ta có thể nói toàn bộ những vật thể, có sự sống hay không cho dù hình dạng, hình thù, màu sắc, âm thanh, khí, vị và cảnh xúc được có như thế nào đi chăng nữa, và có thể bền vững đến đâu chăng nữa, thì các nhà quan sát tiềm lực (có khả năng) luôn luôn vẫn có thể “quan sát” được. Chúng ta có thể tưởng tượng như chúng được ghi lại bằng một máy ghi hình, hay một máy ghi âm, hay bằng bất kỳ một dụng cụ khoa học nào khác như máy ghi hình truyền hình. Với độ nhạy cao và bền lâu. Hiểu theo nghĩa này các sự kiện đó không bao giờ bị “mất đi” nhưng chỉ biến đổi sang một độ nhậy năng lượng hay một độ tần số cao nào đó mà thôi.

Điều này là có thực, và trong thực tế, cuộc sống của con người và con vật trên đời này sau thời kỳ thân xác thô thiển này tan rã hết. Điều đáng lưu ý là có điều rất thực đối với những con vật tuyệt chủng như khủng long đã tồn tại và vẫn còn đó, không phải là những hóa thạch chế, nhưng là những thú vật sống động nhưng bằng xương bằng thịt như chúng đã thường tồn tại và di chuyển trên khắp bề mặt trái đất này, trước khi di chuyển đến sống động và khỏe mạnh vào cõi hữu tâm. Chúng sống động hoàn toàn giống như cách con người chúng ta sống động, và hoạt bát, có thể hoạt động thông qua giác quan của chúng. Nói tóm lại, nếu những con khủng long đó vẫn còn sống và khỏe mạnh, thì tại sao con người chúng ta (theo nghĩa rộng) lại không sống động như chúng (cho dù chúng ta không khỏe bằng, như trong trường hợp những con ở trong cõi (cảnh khổ).

Những Sắc Thái Thanh Tịnh

Như chúng ta đã nói ở trên, điểm khó nhất để hiểu làm sao và bằng cách nào các vật không có sự sống như núi non, sông ngòi và nhà cửa, hoa quả cây cối lại có thể tồn tại được. Ở đây chúng ta nên lưu ý rằng, lúc người ta “chết” trên trần gian này, được “tái sinh” vào cõi vô hình, hay cõi thần tiên. Nhìn chung, chúng ta không ra đi một cách trần trụi. Chúng ta xuất hiện nơi cõi thần tiên đó ít nhất là với bản sao chép y hệt với quần áo chúng ta đang mặc vào sát na ra đi đó. Chẳng ai trong chúng ta ra đi với tâm lành mạnh lại nghĩ rằng chúng ta ra đi trần trụi cả. Những thứ quần áo đó họp thành một phần thân xác ta và cũng là “thịt và máu” với tâm của mỗi người chúng ta nữa. Chính vì thế, hiểu theo nghĩa rộng, môi trường như hoa quả, cây cối, sông suối và đồi núi cũng vậy. Toàn bộ những chúng sanh và những pháp đó đều đi theo với ta, chính vì vậy Đức Phật đã dạy, toàn bộ những chúng sanh họp thành bốn “giới”, sự khác biệt là ở chỗ nơi cõi vô hình và tinh tế của cõi hữu tâm, thực tế này xem ra rõ ràng hơn nơi cõi đời đầy thô thiển này. Vì thế thân xác của những chúng sanh vô hình, Đức Phật gọi chung là Hóa Sinh (Opapātika) cũng được cấu tạo do bốn giới căn bản đó, giống hệt như những giới của con người chúng ta trên đời này. Tuy nhiên chúng có phần tinh tế hơn so với bản sao của chúng thuộc cõi đời này. Chính vì thế mà chúng ta cho là chúng có ‘Sukkhumarūpa’ nghĩa là “sắc tế” với mức độ khả năng cao hơn, tuy nhiên mờ nhạt hơn bản sao của chúng trên cõi đời này. Đối với chúng thân xác, khung cảnh xung quanh rất hiện thực, và sống động như thể chúng vẫn hiện hữu và quan sát được y hệt như trên cõi đời này, giác quan của chúng vẫn hoạt động tốt hoặc ở một số trường hợp còn tốt hơn nữa là đàng khác. Chúng tồn tại trên mặt đất này rất vững chắc, chắc chắn, chúng có thể nhìn thấy, nghe, ngửi nếm v.v… theo cách chúng vẫn thường thực hiện trước kia khi vẫn chưa được coi như đã chết. Chúng cũng có nước da khác, có thói quen khác- những điều thích và ghét. Bất kỳ thái độ tâm linh nào chúng vẫn có trên cõi đời này, vẫn thuộc về chúng trên cõi thần tiên đó. Cõi vô hình đó lúc này trở thành nơi họ cư trú cũng tạm thời như cõi trái đất này là điều gì giống như các trạm, các nhà trọ trên đường di chuyển luân hồi trong cuộc hành trình xoay vần. Thực chất chuyến đi này mang sắc thái con đường vòng quanh hay quanh co là vì đối với hầu hết các chúng sanh, xuất hiện trên cõi đời này sau khi đã khởi hành từ một nơi xa xăm nào đó và sau một chuyến hành trình chúng lại rời khỏi cuộc sống này đã được tái sinh ra ở trên trần gian này và chỉ xuất hiện ở đây một lần nữa vào cuối một tuổi thọ tối đa nào đó– điều này cứ diễn tiến thành một hình vòng tròn. Nơi một số trường hợp còn là một hình vòng tròn đầy khổ ải, cho dù yếu tố thời gian nơi mỗi trường hợp xem ra có vẻ khác nhau rất nhiều.

Sự hiện hữu những biến cố “hóa thạch” được lưu giữ trong các hồ sơ vũ trụ (đôi khi được gọi là “Akasic”) làm nổi bật khả năng nhớ lại tiền kiếp và khả năng nhận ra những biến cố được ghi lại nơi cõi hữu tâm của một chuyên viên quan sát được huấn luyện kỹ càng. Tuy nhiên điều này rất khác với khả năng quan sát và giao tiếp với những chúng sanh vô hình, Hóa Sinh (Opapātika) bằng những trình độ thiền khác nhau. Vấn đề này có thể gồm lại trong lãnh vực Phép Nhãn Thông (clairvoyance) nhìn thấu những vật vô hình được dưới dạng cao nhất là Dibbacakkhunñāṇa Thiên nhãn thông hay Cutūpapātanñāṇa có nghĩa là Sanh Tử Thông vậy. Xét trường hợp khả năng cô Sriphen được chứng kiến và đàm đạo với những chúng sanh vô hình, đây thực sự vẫn chưa phải là Sanh Tử Thông (clairvoyance) thực sự, vì nàng vẫn chưa thể nhìn xuyên qua tường, chẳng hạn, và như thế thì nàng có thể nhìn thấy bất kỳ điều gì rất nhỏ hoặc rất xa đối với con mắt thường và không được luyện tập. Khả năng của nàng chỉ có thể được coi như là trạng thái Nhãn Thông mở đầu mà thôi (đầu tiên) và còn được gọi là thiền ngủ (sleep meditative) có nghĩa là thiếp đi lúc nhập thiền là lúc con người có thể nhìn thấy những người đã quá cố. Tuy nhiên vẫn có sự khác biệt, nơi cô chỉ là giấc ngủ trong niệm và đã được kiểm soát, rất thoải mái, theo ý muốn và ngay tức khắc.

Biến cố Cô Sriphen đã có thể quan sát thấy những khung cảnh thực sự đã diễn ra hàng ngàn năm về trước nơi những địa điểm trong cuộc đời Đức Phật không phải là nhớ lại những biến cố đã qua. Khả năng thiền của cô đã được gia tăng do khả năng của các chúng sanh cõi thiên họ biết rõ nàng đang ở vị thế cần được trợ giúp bằng những phương cách đó và thực sự Cô đã thực hiện được như vậy là do sự trợ giúp của các chúng sanh thần tiên vậy.

Chẳng Có Gì Phải Tan Biến Luôn

Lúc này lại có một vấn đề – rất có ý nghĩa đối với những ai muốn nghiên cứu và đào sâu đến từng chi tiết. Chúng ta biết bằng cách nào, toàn cảnh cụ thể của công viên Lumbini đã xuất hiện hơn hai ngàn năm qua, không thể biến khỏi cõi trần gian này một cách như thế, nhưng không thể được, vì chẳng còn dấu vết gì tồn tại cho đến ngày nay. Nhưng cô Sriphen vẫn có thể nhìn thấy thông qua phép thiền của cô, quang cảnh và biến cố đã diễn ra tại đó vào thời đó. Liệu có thể đó là cảnh thực tại và biến cố đó vẫn tồn tại chăng, và chờ có người “quan sát” đầy tiềm năng để mà nhìn thấy chăng? hay có thể bất kỳ ai đó cũng có nhìn thấy được chiếu lại hay là được tái tạo lại, từ trí nhớ của những chúng sanh nơi đó khiến cho cô có thể nhìn được chăng? cho dù những cảnh tượng thực sự và biến cố đó thực chất đã biến mất?

Trước khi mạo muội làm sáng tỏ những điểm này, tôi đã yêu cầu cô Sriphen liên lạc với các chúng sanh chư thiên và hỏi họ xem làm sao điều này có thể diễn ra được. Đây là câu trả lời của họ.

“Những cảnh quan về những biến cố trên cõi đời này như thể các biến cố đã xảy ra tại công viên Lumbini. cho dù đã biến mất hoàn toàn vào dĩ vãng và không còn thu hồi lại được nữa, nhưng vẫn còn lại và tồn tại nơi các cõi thiên hà (astral world). Toàn bộ các sinh vật hay vô sinh vật đều được tái sanh do Tinh tiến (energy) mà ra. Sau khi Sắc (form- Rūpa) của chúng đã tàn rồi. Sắc đó biến đổi thành một thực tại khác đó là Tinh tiến được thanh tịnh (refined), trong đó các vật thể này vẫn tồn tại. Những Tinh tiến “hóa thạch” này, ta có thể gọi như thế, chính vì thế mà trở thành khó quan sát hơn và như vậy cần phải có một sức mạnh tâm linh hơn, và tinh tế hơn đó là Tinh tiến thiền (meditative energy.) để có thế “tiếp xúc “với chúng được.

Cũng cần lưu ý là tất cả những chúng sanh trong cõi Thiên hà không thể nhìn thấy hoặc quan sát được những cảnh tượng trong đó một cách giống nhau và ngang bằng nhau đâu. Mỗi chúng sanh ở cõi đó đều hơn kém bị giới hạn hoặc hạn chế tùy thuộc vào các tưởng riêng những pháp này. Điều này lại tùy thuộc vào mức độ trưởng thành hay phát triển siêu nhiên của từng chúng sanh. Những kẻ nào đã đạt đến trình độ Thiền Vô Sắc Giới (arūpa jhāna) đang khi còn ở trên cõi đời này, đã vượt qua được tư tưởng về bản ngã nơi toàn hộ thọ mệnh của họ. Sau khi thân xác của họ đã tan rã, họ đạt đến được Cõi Vô Sắc Giới (arūpa visaya). Ở đó thân xác họ đã trở nên thanh tịnh hoàn hảo nhất. Được Thanh tịnh hoàn hảo đến nỗi ngay cả những người đạt đến mức độ Nhãn Thông cao nhất vẫn không thể nhìn thấy họ (nhưng xúc vẫn diễn ra thông qua liên lạc tri thức với nhau) Cũng như vậy các chúng sanh Hóa Sinh (opapātika) nơi các cõi thấp hơn không thể nhìn thấy được những chúng sanh cao hơn, tâm và sở hữu tâm của họ được thanh tịnh và tinh tế hơn. Tóm lại, bản chất môi trường nơi cõi Hóa Sinh (opapātika) rất phù hợp với những chúng sanh cư ngụ tại đó.”

Lời giải thích ngắn gọn ở trên xem ra mang đậm hình thức cao siêu, soi rọi một chút ánh sáng nơi tâm của tôi như thể hiểu được sự thật về việc nhớ lại tiền kiếp. Sau đây là những chân lý được rút ra từ đó.

Chẳng có gì phải vĩnh viễn biến mất cả.

Sắc pháp thì bao gồm có năng lực, cả hai đều có khả năng hoán chuyển lẫn nhau. Thân xác con người xuất hiện thông qua sự hiện diện của tâm. Sau khi thân xác đó tan rã, con người trở nên vô hình, được gọi một cách chung là chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika). Lúc đó thân xác của ta, cho đến khi nhập được vào cõi cuộc sống thích hợp với mức trưởng thành của con người vào từng thời điểm, giống như thân xác trên thế gian này. Một khi đã gia nhập vào cõi thích hợp riêng cho từng đối tượng như đã nêu trên, thân xác con người sẽ mặc lấy một hình dáng và nhiều sắc thái phù hợp với cõi đó. Nếu như tạm rời khỏi cõi đó (tạm thời như trong một cuộc thăm viếng) thì thân xác của người đó sẽ hiện nguyên hình con người trước kia.

Điểm liên quan đến quần áo hay trang phục như đã đề cập đến ở trên cũng cần phải xem xét. Làm sao trang phục có thể đi theo với người đó? Đương nhiên họ còn đi song hành hay là cả bản sao của trang phục trước kia người đó đã mặc. Nhưng bằng cách nào trang phục đó lại hiện hữu được ở một chiều kích hiện thực khác?

Một điểm khác nữa là đồ ăn do các chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) sử dụng. Nơi một số trường hợp các đồ ăn này giống hệt như những gì được sửa soạn nơi cõi trần thế này. Thức ăn hay hoa quả họ hàng thân thiết cúng cho người quá cố trên cõi đời này thông qua dâng của bố thí cho các tỳ khưu (charity = dāna) cho các tỳ khưu cũng được thấy xuất hiện nơi cõi của người quá cố. Chính xác như trên cõi đời này, làm sao điều này có thể xảy ra?

Còn có một trường hợp đã được ghi lại trong tập tin của chúng tôi. Điều này có liên quan đến những khảo cứu khảo cổ tại một thiền viện tên là Wat Klong, tại thị trấn Khoobua, một tỉnh miền nam Rajhuri. Ngôi chùa này được xây dựng cả ngàn năm qua. Những gì còn lại của ngôi chùa đó chỉ là những nắm đổ nát nơi cấu trúc móng mà thôi. Chúng ta không còn biết gì về thượng tầng cấu trúc của ngôi chùa này: một Phòng Trai giới (Uposatha) hay là một tịnh xá chăng hay là một thứ gì khác. Thông qua khả năng thiền của Cô Sriphen, chúng ta được biết đây là nền móng của một tịnh xá (vihāra). Quang cảnh được cô nhìn thấy hoàn hảo đến từng chi tiết, đến nỗi chúng ta có thể vẽ được một bản phác họa của ngôi chùa đó và so sánh với bức hình mang tính nghệ thuật vào thời đó.(Trường hợp này đã được trình bày tiết trong một tập sách nhỏ bằng tiếng Thái mang tựa đề Voices From Heaven. Cuốn 5)

Nghĩa Rộng Hơn Của Từ “Tinh tiến’ (Energy)

Đây là một ví dụ khẳng định pháp “không có gì bị biến mất và vạn vật, cả sinh vật lẫn các vật không có sự sống đều thể hiện ra bằng tinh tiến (sinh lực). Tuy nhiên, ‘tinh tiến” (sinh lực) này được khám phá và tái phát hiện như thế nào nơi các nhà khoa học hiện đại vẫn còn rất giới hạn và còn xa mới đạt đến hoàn hảo. Khoa học chỉ làm rõ được một vài khía cạnh. Nhưng vẫn chưa nhận ra, sự hiện diện và sức mạnh của tinh tiến (sinh lực) của tâm. Chính sinh lực (tinh tiến) này là bản chất hay là nguyên lý căn bản từ đó vạn vật trong vũ trụ này phát sinh ra một trong những công thức đó đã được khẳng định trong y tương sinh (paṭiccasamuppāda) (nhân quả) hay là luật duyên khởi (Law of Dependant Causation) không được quan tâm đúng mức cho dù nguyên lý này công bố một chân lý sâu xa nhất và trực tiếp liên quan đến cuộc sống mọi sinh vật. Kể cả loài người và loài vật. Thí dụ như thú vật và chúng sanh nơi cõi vô hình, hóa sinh (Opapātika) thì nguyên lý này khẳng định: nơi tâm, có Rūpa (n.l. Sắc hay còn gọi là bốn giới) có Sắc xuất hiện thì cũng hiện diện tâm.”

Một số lời dạy của Đức Phật hỗ trợ và giải thích công thức như sau:

a- Ananto Ākāso (nguyên văn, hư không là vô biên) (Ghi chú: không khí ở đây phải hiểu là không gian nhưng thường được hiểu như vậy, có thể được hiểu như là nhiều loại khí. Cũng còn có cả không gian bên trong một nguyên tử thuộc bất kỳ vật chất nào).

b- Anantaṃ Vinñnñāṇaṃ: thức cũng vô biên (điều này đã được thảo luận trong một tác phẩm của tôi có tên là BUDDHOLOGY. Hiện đã được dịch sang Anh ngữ)

c- Manopubbaṇngamā Dhammā Manoseṭṭhā Manomayā: Tâm (hay ý) là bản chất của mọi pháp (n.l. pháp gì là vật chất. Phi vật chất, và luật tự nhiên) Điều vượt trội hơn tất cả mọi Pháp chính là Mano (có nghĩa là tâm) toàn bộ Pháp đều chỉ là sản phẩm tâm mà thôi.

d- Trong Ky-tô giáo cũng tồn tại một giáo lý giống như những trích đoạn về bản chất vật thể như sau, Thiên Chúa tạo dựng nên vũ trụ và vạn vật trong đó. Thiên Chúa hiện hữu khắp nơi.

Sống Mãi Sau Khi Chết

Tôi tin là hiểu thấu đáo được những nguyên lý này sẽ khiến cho không mấy khó khăn để chấp nhận một pháp khác đó là: con người ta có thể vẫn còn sống ở đâu đó, sau khi đã rời khỏi (chết) cõi đời này. [2] và toàn bộ sự vật, sau khi đã tan biến khỏi cõi đời này, vẫn còn tồn tại trong cõi hữu tâm.

Theo lời Đức Phật dạy, tâm vẫn còn bị Ái dục (Tanha) lấn áp thì buộc phải trải qua một qui trình tái sanh, và kết quả là một qui trình tái tử liên tục. Tái sanh lại đề ra một lần sanh khác tương ứng với Sắc (rūpa) (hình thể hay là vật chất n.l. thân xác). điều đáng lưu ý ở đây là từ “Rūpa’ ở đây không nhất thiết phải hiểu là hình dạng hay là thân xác của một chúng sanh sống. Nơi vô hình, hóa sinh (Opapātika) cũng có thể thấy đất, cây cối, hoa quả, quần áo, nhà cửa và đường xá. Toàn bộ những thứ đó đều hàm chứa trong ý nghĩa của từ “rūpa”.

Ngoài trừ những con người nơi các cõi Hóa Sinh (Opapātika) trông giống con người trên cõi dương thế này, ta còn có thể thấy thú vật ở đó, kể cả những gì đã bị tiệt chủng khỏi cõi đời này như loài khủng long chẳng hạn. Những điều này xem ra có vẻ không chắc xảy ra nhưng ít nhất thì vẫn còn là những thực tế đang chờ được quan sát và phát hiện, ta có thể nói như thế. Để có thể sẵn sàng ít nhất là cân nhắc và tìm tòi một cách vô tư điều gì đã diễn ra vượt khỏi bức tường nhà tù năm giác quan của ta.

Việc nhớ lại tiền kiếp nơi Đức Phật, kể cả tiền kiếp của ngài lẫn của người khác, rất hoàn hảo và không giới hạn trong không gian và thời gian. Ngài có thể quay trở lại với mọi biến cố xảy ra trong cuộc sống của một người hàng ngàn năm hay hàng triệu năm về trước, ngay cả hàng nhiều đại kiếp đã qua. Khả năng này còn gồm cả việc Ngài nhìn thấy những biến cố trong quá khứ xảy ra tại một địa điểm cũng như cho một người hay cho nhiều người theo ý muốn của ngài. Như vậy những môi trường, hoàn cảnh, thực phẩm, quần áo và toàn bộ những yếu tố có liên quan cũng được biết đến. Những “cảnh tượng” như vậy không phải là tưởng tượng hay ảo giác. Chúng thực sự là những hiện tượng có thật và những biến cố thực. Một ví dụ để chứng minh theo như chính lời của Ngài kể lại cho Trưởng lão Ānanda vào những ngày cuối cùng của ngài, ngài cho biết ảnh hưởng của thành phố Kusināra, nơi ngài sắp sửa đi qua, sẽ trở thành một thành phố lớn, là quê hương của một vị vua hoàn vũ và như vậy sẽ trở thành một thành phố thịnh vượng đông đúc dân cư và có nhiều nơi vui chơi giải trí. Không phải là một thành phố nhỏ, chẳng có ý nghĩa gì vào thời điểm đó. Điều này chứng tỏ một sự thật là Đức Phật có thể nhìn thấy điều gì đã xảy ra ở đâu đó rõ ràng đến từng chi tiết. Kể cả toàn bộ dân cư và các biến cố xảy ra tại đó. Sự kiện đề cập đến ở trên, như đã được kể lại cho tôi do các thần tiên thông qua cô Sriphen. Cũng nên được đề cập đến ở đây một lần nữa, đặc biệt là hậu quả cho thấy, sau một quãng thời gian lâu dài đã trôi qua. Hình thức sinh lực (tinh tiến) được hoàn thiện hơn nơi những biến cố đó đã trở thành và hành thiền sâu và rộng, nếu như có ai đó đề cập đến từ này, đó là hành thiền phải cần đến để “mở ra” được những biến cố này.

Một Sự kiện Hai Yếu Tố

Sự kiện Cô Sriphen được chứng kiến, được lý giải theo kiểu các chúng sanh cõi trời, được diễn ra nhờ hai yếu tố như sau. Trước tiên, khả năng nhập thiền của cô chưa đủ mạnh để có thể chứng được những cảnh tượng đó cách trực tiếp và phải được tăng cường sức mạnh nhờ vào các chúng sanh cõi trời. Ở một chừng mực nào đó có thể nhìn thấy được. Thứ hai, những người trợ giúp đó là những người thường nhìn thấy những biến cố đó và trấn thủ một vị trí hết sức hữu hiệu. Họ giúp tái tạo lại những ‘hóa thạch’ và khiến cho những hóa thạch đó bớt tinh tế hơn, hay ít thô thiển hơn vào đúng thời điểm đó (nghĩa là sau một quãng thời gian dài hơn hai ngàn năm.)

Ở đây ta nên lưu ý một điểm là truớc khi có thể nhìn thấy cảnh quang núi Hy-mã-lạp-sơn (Himala) hùng vĩ (hay thực tế là một cảnh quang bất kỳ) cô đã phải tuân thủ theo một nguyên tắc là phải rút vào nội tâm và rồi quên hết những gì đang diễn ra bên ngoài. Điều này đã diễn ra mỗi lần cô bước vào chiều kích vô hình. Tức là cõi hóa sinh (Opapātika). Tuy nhiên, lần này, cô hay đúng hơn là khả năng nhập thiền của cô được tăng cường do các chúng sanh trời cao. Vì mức độ thiền của cô rơi vào một vị thế cần được hỗ trợ. Điều này hiểu ngầm một sự thật là loại trợ giúp này không thể hoàn thành nếu không có sự đáp ứng nơi người được trợ giúp. Trong trường hợp như vậy khác biệt cần phải được hòa giải và khoảng cách quá rộng để có thể vượt qua.

Tận Dụng Những “Hóa Thạch”

Có nhiều giải thích từ những thiên nhân giúp tăng cường khả năng nhập thiền của cô. Người trợ giúp tái tạo ra cảnh quan đó từ những ‘hóa thạch’ hay từ những ‘nắm tro tàn” còn lại nơi cõi tiên phải là những người cư ngụ ở các cõi đó, vào thời điểm đó và thường được chứng kiến chính những cảnh quan đó. Điều này cho thấy ngoài sức mạnh nội tại để có thể tái tạo lại cảnh quan, không phải tất cả các thiên nhân được chứng kiến những cảnh quan như vậy có thể làm thể được. Lý do như đã đề cập đến ở trên những hóa thạch này đã trở nên tinh tế hơn qua khoảng khắc thời gian và đã trở nên vô hình ngay cả đối với những thiên nhân không có khả năng tái tạo lại.

Ngài còn nhấn mạnh thêm để có được kết quả vừa ý nhất, việc tái tạo này phải được thực hiện ngay tại địa điểm biến cố đã xảy ra. Điều này phải sử dụng đến những “hóa thạch” còn lại ở đó. để giúp dễ dàng cho việc tái tạo. Trong trường hợp sự kiện này được thực hiện ở nơi khác, thì việc tái tạo này có thể được phân biệt khỏi biến cố trước đó, như là một bản sao được tái diễn từ trí nhớ. Một khác biệt tinh tế trong trường hợp trước có thể thấy, nhưng phải cần đến một con mắt tinh tế, hay một người quan sát am tường để phát hiện ra điều đó.

Tuy nhiên, một điểm hết sức tế nhị được nói thêm. Một chúng sanh từ trời đã có lần tái tạo lại cảnh quan đó thông qua những hóa thạch đó ngay tại địa điểm chính xác nơi đã thực sự xảy ra biến cố đó, cũng có thể tạo ra một bản sao cho cảnh quan đó nơi một địa điểm khác nếu muốn. Điều này hoàn toàn khác với trường hợp một thiên nhân khác chưa bao giờ thực hiện bất kỳ một tái tạo nào tại một nơi nào đó.

Từ những điểm được thảo luận cho đến giờ, Có một sự thật quí giá cần phải được nghiên cứu về nguyên lý căn bản này, đó là, xét cho cùng hay xét từ góc độ chân lý tuyệt đối, mọi sự nghĩa là mọi người, mọi cảnh quan và mọi biến cố, đang hiện hữu ở một trạng thái sóng âm hay rung động với vô số những chu kỳ khác nhau ta gọi là tần số. Đây là cách nhìn vật chất dưới dạng phân tích chung cuộc từ quan điểm khoa học.

Tuy nhiên, điều này cũng đề ra một khả năng được biết chính xác, không cần suy luận hay lý luận, thí dụ như, sự phát sanh và phát triển của hành tinh trái đất. Tuy nhiên nguồn trí tuệ này vẫn còn quá chủ quan, một tiếp cận cho khoa học chính thức vào lúc này và rất ít các nhà khoa học, trừ một số người với thiện tâm và một mức độ chịu đựng nào đó có thể chấp nhận điều này, ít nhất là tiếp tục nghiên cứu một cách nghiêm túc, không kể đến sự thật gượng gạo thiếu tự nhiên được thiết lập trong y tương sinh (Paṭiccasamuppāda) “nơi đâu có thức thì cũng xuất hiện danh và sắc”: được nêu cách đơn giản như sau “Một thân xác được coi như là sống động thông qua nguyên lý ý thức, hay là cõi hữu tâm (Vinñnñāṇa) nghĩa là không chỉ thông qua kết hợp thích đáng một lượng yếu tố vật chất thích hợp và những phản ứng hoá học ngẫu nhiên sẽ đem lại kết quả ngay sau đó.

Gia Tăng Ý Thức Nơi Phương Tây

Tuy nhiên, điều này không vẽ nên một bức tranh ảm đạm về khoa học và các nhà khoa học. Trong những năm vừa qua đã xuất hiện mối quan tâm ngày càng tăng và một ý thức tinh tế về khả năng có cuộc sống sau khi chết hay là cuộc sống vượt qua nấm mộ. Thật đáng ngạc nhiên, điều này xuất hiện chủ yếu ngay tại phương Tây và trong số những người có kiến thức như là các nhà vật lý và khoa học nhưng trong thâm tâm của họ đều không xuất hiện nghi ngờ gì và những nghiên cứu chân thực và có hệ thống đã được kết tinh lại dưới dạng một số sách và các chuyên luận ngày càng nhiều. Tất cả họ đều khẳng định khả năng, ít nhất cũng cho là, về lý thuyết tái sanh của phương Đông và thuyết nghiệp chướng (Karma) của Phật giáo. Từ hiện tượng đáng ngạc nhiên này tôi đã liều tin rằng trong một tương lai gần rất có thể vài ba thập kỷ nữa kể từ nay. Đã đến lúc khái niệm này sẽ trở thành “tài năng chưa được khám phá” xuất hiện từ bàn tiệc và sẽ gặp được “ý trung nhân” của nàng. Ý tưởng có sự sống vượt khỏi cái chết, sự tồn tại do kết quả của nghiệp chướng, tái đầu thai hay là tái sanh. Cùng với việc nhớ lại tiền kiếp và cuộc sống tương lai sẽ được thảo luận công khai một cách xứng đáng. Không còn được coi khinh như hiện nay nữa. Đây là lý do tại sao tôi đã cố gắng thử mạo hiểm để thực hiện tác phẩm này và giới thiệu nó như là một món ăn cho những người tìm kiếm thành tâm và nghiêm túc trước pháp trong những lời dạy của Đức Phật. Còn đối với chính bản thân tôi, cho đến nay quá nhiều chân lý chưa được biết đến đã bắt đầu hé mở nơi tôi thông qua việc giải thích ngắn gọn tôi vừa trình bày ở trên. Những chúng sanh đó có thể được thấm nhuần cho dù tôi vẫn chưa được biết và chỉ cần họ suy nghĩ một cách ngắn gọn nhưng lời diễn giảng cô động và trực tiếp là đủ vậy. Thiếu điều này tôi phải thú thật là mình vẫn còn đang đi trong bóng tối và tôi không biết còn bao lâu nữa cùng lúc đó điều này đã thúc tôi liều nghĩ rằng việc Nhớ Lại Được Tiền Kiếp sẽ trở thành một sự thật được chấp nhận, việc nghiên cứu khảo cổ và những nghiên cứu được bổ sung thêm một cách chắc chắn do phương pháp của cô Sriphen về việc giao tiếp với các chúng sanh vô hình ở một góc độ đặc biệt và yêu cầu họ tái tạo hay tạo ra một bản sao từ đống đổ nát của các cơ cấu cổ xưa.

Ở mức độ người Phật tử quan tâm, triển vọng, hay nói chính xác hơn khả năng của Đức Phật nhớ lại được tiền kiếp kể cả tiền kiếp của ngài lẫn của người khác, phải được chấp nhận một cách nghiêm túc. Có một số Phật tử vẫn không tin vào khả năng Tuệ giác của Đức Phật điều này tương đương với việc chối bỏ một trong những tính ngữ của Đức Phật đó là Vijjācāraṇasampanno (Minh hạnh túc): “Minh và Hạnh tuyệt hảo” Từ VIJJĀ ở đây có nghĩa là Tam minh hay là sáu Thắng trí (Vijjā) và Thần thông (Abhinñnñā). Ba Minh đầu đó là: Pubbenivasānussatinñāṇa (Nhớ Lại được Tiền Kiếp) Cutupapātanñāṇa (Sanh tử thông) và Āsavakkhayanñāṇa (Lậu tận thông). Sáu khả năng sau là: Iddhividhi (thần túc thông), Dibbasota: Thiên nhĩ thông (clairaudience); Cetopariyanñāṇa: tha tâm thông; và ba loại vừa đề cập đến ở trên.

Trong những đoạn kinh các Phật tử Thái Lan tụng vào buổi sáng (do Vua sãi Monkut, vua trên danh nghĩa nhưng thực chất là một vị tỳ khưu) có một đoạn bằng tiếng Pali như sau: “đọng sacchikatvā pavedesi có nghĩa là Đấng Như Lai (Tathāgata) biết được (n.l. Thể hiện được) muôn vật chính ngài khiến cho mọi người khác cũng làm được như vậy”, “kẻ khác” mà ngài muốn truyền tuệ giác cho gồm cả con người và các chư vị thiên, các vị Sa môn, lẫn Bà-la-môn (Brahma), trên cõi đời, nơi cõi chư thiên, cõi Ma-vương (Māra) và cõi Phạm thiên. Đoạn văn Pali viết như sau: Yo imaṃ lokaṃ sadevakaṃ samārakaṃ, sabrahmakaṃ sassamaṇabrāhaniṃ pajam sadevamanussaṃ...).

Một Thái Độ Đáng Tiếc

Đối với các Phật tử nhiều điều thất lợi, hay thực tế còn là những điều ác nếu họ không tin có thể nhớ lại tiền kiếp và những tuệ giác khác hoặc giả không tin vào một số trí Thần Thông khác. Thật đáng tiếc, họ đã sao nhãng những điều này và trong nhiều trường hợp họ lại tuyên bố thẳng thừng điều thất tín như vậy một cách kiêu hãnh và tự coi mình là những người có đầu óc khoa học. Bất chấp thực tế là chính vì điều bất tín và thái độ hoài nghi như vậy đối với một bộ phận Giáo Lý của Đức Phật đã khiến xuất hiện ngày càng gia tăng những tội ác hay bạo động do tham lam và sân hận nơi những ai tự coi mình là Phật tử. Tôi xin trích dưới đây chính những lời dạy của Đức Phật khẳng định những lợi ích do niềm tin đó mang lại và những điều tai hại sẽ xảy ra nếu chối bỏ những lời dạy đó.

“Ôi các vị chủ gia nhân, đó có những vị Sa môn và các vị Bà-la-môn (Brhamin) đã phát biểu và kiên định những quan điểm sai trái cho rằng:

1- Lòng Từ Tâm chẳng đem lại hậu quả gì;

2- Bố thí đại trà cũng chẳng đem lại hậu quả nào cả.

3- Lễ Phật cũng chỉ là vô bổ mà thôi.

4- Nghiệp chướng cho dù tốt hay xấu cũng chẳng có kết quả gì đến ai cả.

5- (theo nghĩa đen) Chẳng có gì tồn tại cả, nghĩa là cõi đời này chẳng có ý nghĩa gì (ý muốn nói chẳng có ai bên ngoài cõi đời này có thể tái sanh trở lại sau khi chết vì chết là hết)

6- (theo nghĩa đen) Ngoài cõi đời này chẳng còn cõi nào khác nữa (ý muốn nói chẳng có ai sống trên cõi đời này lại có thể đầu thai vào cõi nào khác vì chẳng có gì tồn tại sau khi chết)

7- Cha mẹ chẳng để đức lại cho con cái.

8- Công đức của cha cũng chỉ lãng phí vì không thể truyền xuống tới con cái được.

9- Chẳng cho Hóa Sinh (Opapātika) (nghĩa là vô hình) nơi chiều kích cuộc sống khác ngoài cõi đời này. (gồm cả việc chối bỏ không tin có thiên đàng và hỏa ngục; chẳng có cuộc sống quá khứ lẫn tương lai, cũng chẳng có cuộc sống trước khi sanh và sau khi chết)

10- Chẳng có vị Sa môn cũng như Bà-la-môn (Brahma) nào sau khi đã theo đuổi chánh đạo và tu luyện Pháp đã có thể đạt được Chánh Pháp (có nghĩa là trí thần thông. Thánh đạo, Thánh quả và Níp-bàn). Họ chẳng có khả năng nào thể hiện được gì ở cõi đời này cũng như ở cõi đời sau nhờ vào những trí đó. Họ cũng chẳng có khả năng truyền đạt lại cho ai để đạt đến mục đích chung này cả. (Điều này có nghĩa là chẳng có các vị A-la-hán – những người đã tận diệt được hết những thụy miên phiền não trong ta; chẳng có người nào có thể đạt được phép thần thông hầu biết được cõi thiên đàng và hỏa ngục. Chẳng có ai đã tận mắt nhìn thấy được tiền kiếp, nghe được tất cả để giao tiếp được với đấng vô hình nơi cõi Hóa Sinh (Opapātika). Cũng chẳng có ai đạt đến được những phép thần thông khác, vì đối với họ, điều này chỉ là không tưởng,và đi ngược lại với bản chất con người).

“Ôi chủ gia nhân, có điều chắc sẽ xảy ra đó là những vị Sa môn và các thầy Bà-la-môn chủ trương và kiên định những quan điểm đó, chắc sẽ nhàm chán với ba nguồn nghiệp chướng thiện, nghĩa là qua thân, khẩu, ý. Thay vào đó họ sẽ chạy theo ba nguồn nghiệp chướng bất thiện cũng thông qua thân, khẩu, ý.

“Tại sao thế? Đó là vì những vị Sa môn và các Đấng Bà-la-môn đó không nhận ra điều xấu xa, tính đê hèn và những thiếu sót nơi những nguồn nghiệp chướng bất thiện; họ cũng chẳng thấy nghiệp chướng thiện là gì. Tiền kiếp vẫn sờ sờ ra đó, thế mà họ lại kiên định quan điểm: chẳng có kiếp sau. Chính vì thế quan điểm của họ hoàn toàn sai lầm và suy nghĩ của họ cũng không đúng đắn. Trước một thực tế rõ ràng là tiền kiếp sờ sờ ra đó, họ vẫn cứ khẳng định là chẳng có kiếp nào tồn tại cả, chính vì vậy lời chứng của họ thật là sai lầm lớn.

 “Vả lại, các vị A-la-hán đã biết được kiếp sau đang tồn tại. Những kẻ nào chủ trương quan điểm chẳng có kiếp sau, thì kẻ ấy đối kháng lại các vị A-la-hán. Họ công bố Asaddhamma (những lời dạy sai lầm và vô đạo đức) họ tin là như vậy và diễn giảng cho nhiều kẻ khác cũng tin như họ. Thông qua giáo lý sai lạc đó họ tự biểu dương chính mình và nhìn người khác với con mắt khinh miệt. (là bởi vì những giáo lý sai lạc đó không thể đứng vững được trước thử thách hay có những bằng chứng quyết định) Những kẻ nào tuyên dương giáo lý đó tự bản chất chẳng phải là người hào hiệp. Khi bị chống lại họ phải dùng đến gây hấn để củng cố niềm tin) Vi phạm Giới luật đối với những hạng người này thật quá dễ dàng vì họ theo đuổi cuộc sống phi đạo đức. Thông qua những tà kiến này, Ôi các chủ gia nhân, sẽ kéo theo vô vàn điều xấu phát sinh.

“Liên quan đến kiếp sau, ôi các chủ gia nhân, người khôn ngoan có cảm thấy nhất thiết phải nghĩ chẳng có kiếp sau tồn tại chăng; những kẻ làm điều bất thiện, liệu có bị trừng phạt hay không; nhưng thực chất kiếp sau có tồn tại hay không, những kẻ làm điều xằng bậy có phải tái sanh nơi cảnh khổ hay chăng. Gác kiếp sau sang một bên, những người theo tà kiến và những kẻ có hạnh kiểm bất hảo có chắc bị những người thiện trí thức phê phán khiển trách ngay trên cõi đời này hay không. Chắc chắn những kẻ như vậy sẽ gặp phải hai điều bất lợi: bị khiển trách nơi cõi đời này và sau khi chết sẽ phải vào khổ cảnh”. (trích trong Apannakasutta Ma.)

Một điều chúng ta phải đặc biệt lưu ý đối với những lời dạy của Đức Phật nêu trên đó là thực chất các vị Sa môn hay các Thầy Bà-la-môn chủ trương và kiên định những tà kiến đó sẽ chẳng còn khả năng thực hiện được những điều tốt lành, nhưng sẽ hoan hỷ lao vào những hành vi xấu xa và thông qua tà kiến và hành vi vô đạo đức đó, sẽ khiến cho hàng loạt những hành vi nghiệp chướng phát sanh.

Một điểm nữa, cũng cần lưu ý đó là: trong mười điều nêu trên, ta thấy đề cập đến những người kiên định tà kiến không tin sẽ có những người đắc được phép thần thông. Hiện nay,vấn đề là ở chỗ, có bao nhiêu Phật tử dám hiên ngang chối bỏ những ân đức to lớn của Đức Phật? và chẳng phải thói lơ đễnh và thái độ khinh mạn đó đã dẫn đến thái độ vô liêm sỉ và bất chấp nguyên tắc đạo đức và thực hiện bất kỳ hành động xấu xa tội ác nào chỉ vì muốn đạt được tiền tài danh vọng và sức mạnh hay sao.

Niềm tin của tôi chính là, nếu chân lý Nhớ lại Tiền Kiếp được chấp nhận và được truyền đạt đến cho mọi người biết một cách hợp lý và có hệ thống, thông qua khoa học chính thức, điều này chắc chắn sẽ đem lại niềm cổ vũ to lớn cho những người đang làm điều lành và tránh điều dữ sau khi đã thâm tín vào sức mạnh thưởng phạt của nghiệp chướng họ đã làm, bất chấp họ có nhìn thấy hoặc thông hiểu vấn đề hay không. Sớm muộn gì thì điều này cũng sẽ đi đến kết quả là trong niềm tin vào khả năng Đức Phật có thể đạt được nhiều phép thần thông, thực tế chẳng có được những kết quả mang tính hoang đường đâu – tuy nhiên qua niềm tin kiên cường vào những lời dạy của Đức Phật về Nghiệp Chướng thì cá nhân, xã hội, kinh tế sẽ kỳ vọng chắc chắn được tái sanh hạnh phúc và kết quả tất yếu của hành vi công đức cũng như hành động xấu xa.

Lý Do và Phương Cách Nhớ Lại Tiền Kiếp

Ta cần lưu ý đến một điều hết sức thú vị. Từ những gì chúng ta vừa khảo sát, đa số trẻ em cả ở Thái Lan và các quốc gia khác rất dễ dàng nhớ lại tiền kiếp của mình. Một tác phẩm mang tính thông tin cao do bác sĩ Jan Stevenson biên soạn nhiều năm qua thật đáng chú ý. Trong tác phẩm này, tác giả là một nhân vật giàu kiến thức, một nhà tâm lý học người Mỹ, đã thu thập được hơn 600 trường hợp, trong mỗi trường hợp ông đều quan sát cẩn thận và xem xét kỹ lưỡng trước khi chấp nhận là đáng tin cậy, không hề lừa gạt và ảo giác. Vấn đề nổi lên là: Tại sao trẻ em lại chiếm đa số? Và tại sao không phải tất cả trẻ em đều làm được như vậy cả?

Một câu trả lời ngắn gọn và khái quát cho tất cả các trường hợp đó như sau: Những ai, sau khi rời khỏi cõi đời này, đã lưu lại một khoảng thời gian ngắn nơi cõi Hóa Sinh (Opapātika) trước khi được phải quay trở về “nhà mình” lại một lần nữa. Một yếu tố khác nữa chính là họ biết được trước khi chết là họ sẽ phải chết và có ấn tượng về một số biến cố ngay trước khi từ giã cõi đời này. Nhìn chung đây là điều có thể nói có liên quan đến câu hỏi tại sao những người có thể thực hiện Nhớ Lại Tiền Kiếp, lại đã từng làm điều đó ngay khi họ còn là trẻ nhỏ.

Tôi ghi lại dưới đây những lý do đặc biệt và cá nhân hơn.

1- Chúng ta có thể nhớ lại được tiền kiếp không phải vì những biến cố đó đã được lưu lại trong đầu óc chúng ta. Thay vào đó, chúng được ghi lại và tồn trữ bên trong tâm hữu phần của chúng ta, có thể gọi là nơi sâu thẳm tâm hữu phần của mỗi người (Bhavaṅgacitta). Bộ não con người chỉ là một dụng cụ cho tuệ giác hoạt động, giống hệt như con mắt chẳng hạn đối với thân xác chúng ta. Một sự so sánh khả dĩ được tìm thấy nơi cây cối, cho dù được mọc trên đất nhưng thực sự cây không phải do đất trên đó cây cối mọc lên, cấu thành. Nguồn gốc, hay nguyên nhân tác thành cho việc phát triển của cây chính là Hạt Giống Cây, chứ không phải là đất. Đất chỉ là một nguyên nhân công cụ. Chính vì thế các sinh hoạt của tâm, đang khi còn tồn tại trong thân xác chỉ có thể hình thành được thông qua não như là công cụ của tâm, nguyên nhân tác thành là điều được gọi là Tâm hữu phần (Bhavaṅgacitta) mới có thể tạo ra tiềm thức vô thức, hay hạ tầng hữu phần hoặc là thượng tầng hữu phần vậy.

2- Thân xác và tâm, được hiểu như là một liên kết và là hai vật thể độc lập với nhau. Chính vì thế ta có thể phân biệt được mỗi thứ khác nhau và thân xác sẽ bị phân hủy vào lúc chết, có nghĩa là cái chết của thể xác, nhưng tâm vẫn tiếp tục tồn tại. Hay là sống và bắt buộc phải rời khỏi thân xác thô thiển và tạo ra một điều khác làm chỗ cư trú, thích hợp với hoàn cảnh và môi trường được gọi là vô hình có nghĩa là chúng sanh cõi trời, thuộc cõi Hóa Sinh (Opapātika). Điều này diễn ra cho đến khi nào nó vẫn bị Ái dục (Tanha) hay tham dục (desire) ảnh hưởng. Tuy nhiên cuộc sống nơi cõi Hóa Sinh (Opapātika) chẳng hề trường cửu hay bất biến, cho dù nơi một số trường hợp thì tuổi thọ tối đa có thể vô cùng to lớn. Sớm muộn gì sẽ đến thời khi mà các chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) sẽ kết thúc tuổi thọ tối đa tại cõi đó và như vậy bắt buộc phải quay trở lại có nghĩa là tái sanh một lần nữa nơi cõi con người, đã là nơi ở cũ xưa nay của họ. Lần này chúng phải lệ thuộc vào một thân xác thô thiển khác, không giống như lần được tái tạo ra nơi thân xác thần tiên và không thể thực hiện được ngay tức khác và theo ý muốn. Ta cần đến bào thai một người mẹ dành cho mục tiêu là nơi và thời gian cuộc sống vẫn chỉ là một đốm nhỏ xíu mắt trần không thể nhìn thấy được. Đây là kết quả của trứng được thụ tinh trong lòng người mẹ. Tâm hay thức tái sanh nơi trứng đã thụ tinh này chẳng là gì khác hơn là Bhavangacitta. Chính vì thế trong một vài trường hợp đặc biệt trí nhớ được ghi vào ký ức có thể được mang sang cho tới bên cuộc sống hiện nay. Trí nhớ đó lúc nào cũng vẫn tồn tại ở đó và nếu nhận được kích thích thích hợp sẽ có thể xuất hiện ngay trong tâm.

3- Bộ não con người cho dù không phải là nguồn nhưng chỉ là một chỗ ngồi, ấy vậy não lại giữ một vai trò quan trọng chỉ cần nó còn là một phần thuộc thân xác thô thiển của con người. Khi não chưa phát triển đầy đủ như trong trường hợp đứa bé hay khi bắt đầu có dấu hiệu xuống cấp giảm độ nhạy như trong trường hợp một số người lớn tuổi. Nhiệm vụ của trí nhớ không còn hy vọng hoạt động hiệu quả nữa. Điều này là có thật đối với những người có não bị ảnh hưởng nghiêm trọng như trong trường hợp bị tai nạn hay một số bệnh tật. Trường hợp này là chính xác nhưng không tuyệt đối như vậy, nghĩa là không phải tất cả mọi trường hợp như vậy đều đúng cả. Một số người lớn tuổi vẫn có bộ não hoạt động rất tốt hoặc còn tốt hơn lúc còn trẻ nữa là đàng khác. Đó là vì cả bộ não và các bộ phận khác đều được tâm tạo ra nghĩa là, tâm hữu phần (Bhavanga mind). Đối với những ai tâm đã được tập luyện đủ do những giới đức hoặc hành vi lành mạnh thì những luật ‘tự nhiên’ của thân xác không áp dụng đầy đủ. Những người nào từ chối chấp nhận sự chuyển tiếp được gọi là sự chết, hiểu được những định luật cuộc sống ở đời sau và có được ấn tượng đặc biệt về một vài điều gì đó trước khi ra đi vào cõi thiên hằng. Sau một cuộc hành trình ngắn ngủi ở đó, họ sẽ quay trở lại cõi đời này, những hạng người này sẽ có thể nhớ lại tiền kiếp một cách sống động khi họ còn là đứa trẻ. Tuy nhiên hầu hết các trường hợp khi lớn lên, tâm của họ đã bị chồng chất hay nói đúng hơn là đã bị quá tải trong mọi giây mọi phút hàng ngày bằng những sự việc thuộc thế giới vật chất, những sự việc này sớm muộn gì cũng sẽ làm choáng ngợp trí nhớ của họ về Tiền Kiếp và sẽ quên hết toàn bộ những sự kiện đó.

4- Một bằng chứng khác nữa cho thấy trí nhớ làm nhiệm vụ của tuệ giác chứ không phải bộ não. Đó là trường hợp những chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) có được tâm lành mạnh và tỉnh táo (nghĩa là nơi các cõi thiên giới). Những chúng sanh này có khả năng nhìn lại cuộc sống nhân loại của chúng, nhớ lại từng biến cố trong suốt tuổi thọ tối đa tại dương thế này, như thể họ vẫn còn là con người thực sự. Có một số người còn nhớ lại được những gì xảy ra hàng thế kỷ trước. Trong những cuộc nghiên cứu địa chất về khu vực đổ nát cổ xưa của thành phố Sukhothai (tại Thái Lan) chúng tôi được kể lại những chi tiết cơ bản về những biến cố vào thời đó do đế chế Sukhothai, có nhà vua Ramkamhaeng là đại đế. Những sự kiện này đã được ghi lại trong một công trình nghiên cứu của chúng tôi mang tựa đề TIẾNG VỌNG TỪ TRỜI CAO bằng tiếng Thái cuốn thứ năm (Voice from heaven, book 5).

Những chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) còn có thể nhớ được các bạn bè hóa sinh của họ hiện vẫn còn sống nơi cõi trần gian này. Họ còn biết các bạn bè thường lui tới đâu và họ hiện đang sống ở đâu, tên họ được gọi như thế nào và cả thức ăn họ dùng trong nơi ở tạm thời dưới dương thế này. Điều này cũng rất khớp với những gì họ ghét hay hận thù khi còn sống bên họ. Nói một cách khác, họ nhớ lại kẻ thù của họ đang cư ngụ ở đâu, tên họ là gì và điều quan trọng hơn đó là khi cơ hội trả thù diễn ra, họ sẽ có thể chống lại những kẻ thù khi xưa trên cõi đời này nữa.

Trí Nhớ Dai Và Không Thể Phai Mờ

Hiện thời lại có một vấn đề khác nổi lên: tại sao những chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) nói chung lại có một trí nhớ dai đến thế, hình như không thể phai mờ được cho dù thời gian có trôi qua. Câu trả lời trực tiếp và chính xác là bởi vì thân xác của chúng sanh đó được tái sanh chủ yếu do tâm (Viññāṇa) hay do thức. Có một điều ta cần lưu ý đó là thân xác như vậy không thuộc bóng tối và cũng không trống rỗng. Chúng sanh đó cũng có cả giác quan và tứ chi, hoàn toàn đầy đủ với các bộ phận nội tạng như tim gan, phèo, phổi v.v… họ cũng có nước da, máu và các bộ phận khác giống hệt một bản sao của những sắc thân thô thiển xưa kia trên cõi đời này một điều có thật là sắc thân trên cõi đời này chẳng là gì khác hơn ngoài cái thân xác ở cõi tiên, được coi như là tinh tiến (sinh lực) đang được cô đọng lại để xuất hiện như là sắc pháp. - Điều đó đươc coi như là vật chất tan rã đi và trở thành sinh lực (tinh tiến). Chính vì sự thật này một người với một mức độ thiền cao cấp mới có thể nhìn thấy được tái sinh ra với một thân xác thần tiên của một con người đang phải chết đi. Nói chung giống hệt như sắc con người vật chất trên cõi đời này. Thân xác mới được sinh ra là do tâm hữu phần (Bhavanga) tạo ra. Giống hệt như một thân xác được sinh ra bào thai người mẹ vậy.

Thân xác thần tiên do tâm sinh ra, hay nói chính xác hơn, trạng thái hay chất lượng tâm chính là sự thể hiện hữu hình nơi tâm trong sát na ra đi. Nghĩa là giây phút chúng ta ra đi vào cõi thiên hằng. Thân xác này mang hình dáng và hình thù gì. Tiến tới hay tụt lùi là do nó đáp ứng trực tiếp những điều kiện siêu nhiên vào sát na quan trọng đó. Kinh Phật so sánh sát na đó với điều kiện thức giấc sau giấc ngủ. Như vậy sự chết giống như một giấc ngủ trong khi đó tái sanh nơi cõi thần tiên giống như lúc thức dậy vậy. Như một người khi thức dậy có thể nhớ lại được những gì xảy ra trước khi ngủ chính vì thế một người được tái sanh nơi cõi thần tiên cũng có thể nhớ được điều gì xảy ra với người đó trên trái đất này trước khi người đó ra đi.

Còn có nhiều chi tiết đáng nhớ liên quan đến bằng cách nào và tại sao chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) có thể nhớ được cả những con người và những sự kiện xảy ra lâu đến như vậy. Tôi thường hỏi một chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) để biết thêm nhiều chi tiết. Dưới đây là lời giải thích dành cho các độc giả quan tâm đến lãnh vực trí tuệ này.

Khi một chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) chưa đạt được hiện trạng thiền bậc bốn cảm thấy hiểu biết của mình về cuộc sống quá khứ cả hình thức và những nét đặc trưng đều thay đổi toàn bộ, hắn có thể nghi ngờ về thân phận con người đó. Trong trường hợp này nếu người đó sử dụng đến tuệ giác thì hắn có thể nhớ lại những trí tuệ trước kia của mình, biết được người đó là ai và khi nào và ở đâu họ đã gặp nhau trước kia. Tuy nhiên, trong trường hợp người này đã qua đi khá lâu rồi, hắn có thể biết được con người đó thường là người hắn quen biết, nhưng không thể hình dung ra những nét đặc trưng của con người ấy. Điều này chỉ có thể thực hiện được thông qua trí nhớ được tích lũy trong chính tâm hữu phần. Chính ở đó và sẽ được nhớ lại và tận dụng được mà thôi. Nếu được đánh thức dậy và khơi dậy một cách đúng đắn. Nếu như người đó vừa mới qua đi, hắn sẽ nhớ được cả thân phận và hình dáng của người đó và những yếu tố có liên quan ngay tức khắc. Nhưng một người đạt đến trình độ thiền bậc bốn sẽ có thể thực hiện được tốt hơn. Người đó có thể đối mặt với đủ mọi thứ vào bất cứ lúc nào họ muốn.

Nắm Được Nguồn Sinh Lực Cao Nhất

Toàn bộ những dữ liệu trên đề ra những chân lý vô cùng giá trị như sau:

1- Một người nào đó muốn nhớ lại tiền kiếp thông qua hành thiền, cần phải đạt đến ít nhất thiền Jhana bậc bốn hay tốt hơn hết là đạt đến Thiền Vô Sắc Giới (Arūpa Jhāna). Lý do được nhấn mạnh ở đây chính là hành thiền cao hơn hay tinh tế hơn chính là phần sâu hơn tâm hữu phần nắm được. Điều này được biết không thông qua ý thức toàn diện về môi trường bên ngoài. Thậm chí một tiếng sét đánh xuống gần đó cũng không thể gây xáo trộn được người đang nhập bậc thiền này.

2- Một chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) được tái sanh hoàn toàn thông qua một bộ phận tâm hữu phần. Phần này là nơi tích trữ những phẩm chất của tâm – trí nhớ, những điểm yếu và mạnh, những khả năng tiềm ẩn và những điềm bất tài. Những thích thú, chán ghét và quan trọng nhất, những việc công đức và những hành vi tồi tệ. Loại hình tái sanh này chính vì thế lại có thể dễ dàng tận dụng được tâm hữu phần – dễ dàng hơn là con người, chỉ sử dụng ‘bề mặt’ của tâm, có thể nói như vậy.

3- Những ai đã đạt được trạng thái thiền Jhana cao hơn hoặc cao nhất có thể lôi kéo được nguồn sinh lực cao nhất. Họ có thể loại trừ được toàn bộ những rắc rối và những phóng dật ngoại phần, với một khả năng đem lại là có thể mở ra được phần nội phần sâu thẳm nhất, hay là phần sâu thẳm nhất trong tâm. Nếu bạn cần đến một khái niệm hàng dọc. Điều này có thể nói con người được phú bẩm cho một sức mạnh trí nhớ rất mạnh giống như các chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) chúng có thể bật tới mọi tần số đủ loại, nếu ta dùng các từ kỹ thuật hiện đại. VHF (tần số cao nhất) hay UFH (siêu tần số) UHF (tần số siêu cao) trong thực hành, hiểu theo nghĩa rộng, là những tần số siêu cao.

Ta cần lưu ý là, nói theo khoa học, chúng ta có thể nhìn thấy các vật thể qua trung gian con mắt và ánh sáng có thể tạo ra những giao động hay các chiều dài sức sóng một số loại tần số kích hoạt nhiệm vụ của óc thông qua lăng kính của mắt và các thần kinh nhãn. Nói cách khác hình ảnh hoặc bất kỳ điều gì được nhìn thấy “bên ngoài” chính do tâm chuyển đổi những sức sóng đó trở thành những vật bên trong.

Thôi Miên Có Vai Trò Gì Không

Có những bài tường thuật của một số người thường mơ mộng về những biến cố quá khứ, đôi khi chỉ là những sự kiện nội trong cuộc sống hiện tại nhưng đã bị quên lãng hoàn toàn và một số khác lại là những biến cố thuộc cuộc sống quá khứ. Hiện nay, tâm lý học hiện đại đã có nhiều phát triển ở một số lãnh vực khiến cho các nhà phân tâm học có thể thôi miên thân chủ của mình để nhớ lại một số biến cố vào khoảng thời gian khi họ còn là những đứa trẻ hay là các thanh thiếu niên. Hoặc ngay cả một điều hết sức ý nghĩa đó là ngay trước lúc sinh ra có nghĩa là chính ký ức tiền thọ mệnh của chúng. Có khá nhiều trường hợp này đã được tường trình và ghi lại và có rất ít nghi ngờ tất cả đều là lừa lọc hay là ảo giác cả. Chính vì vậy mà câu hỏi tại sao lại được nêu lên.

Câu hỏi không khó trả lời nếu chỉ về vấn đề đó. Mức độ thôi miên chỉ là ru ngủ thân chủ vào một giấc ngủ. Đôi khi giống như lôi kéo họ vào một trạng thái hành thiền, điểm khác nhau là giấc ngủ tự nhiên không cần phải một ai bảo đảm kiềm chế ngay cả chính họ (vì đó chính là chế độ của trí tuệ, hay là mindfulness) trong khi đó thân chủ của người thôi miên lại bị người thôi miên khống chế. Dưới một mức khống chế như vậy, sẽ không còn có ý tưởng gây trở ngại về phía thân chủ. Không tỏ ra bất kỳ kháng cự nào nhưng chỉ sẵn sàng nhận mệnh lệnh mà thôi. Trong trường hợp thiền được đưa vào đủ mạnh đến nỗi thân chủ có khả năng nhớ lại được những biến cố truớc khi được sinh ra, thế thì điều này chính là ký ức tiền thọ mệnh vậy.

Một lần nữa chúng ta nên nhớ là không phải tất cả các thân chủ đều có thể được thôi miên để làm được điều đó; không phải tất cả những người thôi miên đều có thể kiểm soát và ra lệnh cho thân chủ mình làm được điều này. Điều này tùy thuộc vào một số yếu tố nguyên nhân có liên quan đến cả hai phía đều là con người và chịu lệ thuộc vào chân lý vật chất. Tuy nhiên, liệu có thể thôi miên một số người để nhớ lại được ký ức tiền thọ mệnh chăng. Tại sao những người khác lại không thể ra lệnh để làm được những điều đó lại là một câu hỏi hết sức phức tạp vào lúc này.

Lý Do và Phương Cách đề Nhớ Lại Tiền Kiếp

Nếu một người có khả năng nhớ lại quãng đời quá khứ của mình ngay lập tức và theo ý muốn (không chỉ tự phát như khi còn nhỏ), điều này có nghĩa là người đó đã đạt đến bậc thiền Jhana cao nhất với mức độ thuần thục đáng tin cậy (vasī). Một khả năng phát triển cao độ như vậy có thể dễ dàng hướng sang khả năng Nhớ Lại Tiền Kiếp của người khác nếu muốn. Điều này hàm ý khả năng cắt bỏ ngay tức khắc và tùy ý toàn bộ những trở ngại về tư tưởng và tình cảm diễn ra như là điều khiến ta phân tâm. Không có gì ngăn cản bước tiến, và với tâm được hướng tới hậu cảnh cuộc sống của bất kỳ ai, bất cứ lúc nào và khi nào, ta có thể trông cậy có được kết quả đáng tin cậy và chính xác.

Một điều tương tự như thế, tuy không tương đương có thể được kể ra trong trường hợp đọc được tâm của người khác bằng phương cách phát triển cao cấp. Một khả năng như thế nơi một người khác có thể phá vỡ “bức tường âm thanh” chẳng hạn, trong khi đàm đạo với người đó ý muốn ám chỉ đến âm thanh tiếng nói và những cử điệu của người đó. Trong trường hợp đó ta đã rà trúng điều kiện tâm đó – là những suy tư thực tế, mục tiêu và tình cảm hiện hữu ngay sát na đó. Nói cách khác, ta thấy rõ qua cái bề nổi, mà đôi khi có thể trở thành đồ ngụy trang ý nghĩa và mục tiêu thực sự người nói có trong tâm. Tâm người nghe có khả năng không thể bị lừa dối, phỉnh gạt hay thôi miên để tin vào những gì được diễn tả qua lời nói và hành động. Tâm được phú cho khả năng quan hệ tâm với trí giác tức là phương pháp trực tiếp và không thể nhầm lẫn được. Tuy nhiên cần phải đạt đến độ phát triển tâm cao độ trước khi một người có thể làm được điều đó. Tuy nhiên khả năng, hay đúng hơn là sự thật hiện thực vẫn còn đó và bất kỳ điều gì một người nào đó có thể thực hiện được thì không có lý do gì một người khác lại không thể làm được, chỉ cần người đó có đủ can đảm để chấp nhận những điều kiện cần thiết.

Những ai có khả năng Nhớ Lại Tiền Kiếp của người khác chỉ cần người đó quyết tâm tiến thêm một bước xa hơn. Đối với một chân lý cần nhấn mạnh chính là toàn bộ khả năng giác quan, cho dù là thấy, nghe, ngửi, nếm và tiếp xúc, đều tương tự như một chiếc máy thu, phải nhờ vào các thông số rung động di chuyển tới tâm, sau đó những tín hiệu này mới được biến đổi một lần nữa trở thành cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị và cảnh xúc. Toàn bộ những điều này được so sánh như là công việc của một máy thu âm và một máy thu hình. Sự khác biệt chỉ hệ tại ở tỷ lệ tần số nạp vào mỗi lần mà thôi.

Tập hợp siêu phức tạp của Sinh Lực

Lúc này, tâm đặc biệt là tâm hữu phần (Bhavaṇgacitta) được gọi là tiềm thức, hay là siêu tiềm thức, lại mang đặc tính riêng tư cá nhân của từng người một khiến họ hoàn toàn tách biệt ra khỏi người khác. Hãy xem xét cân nhắc hàng tỷ cá nhân trên hành tinh này và vô vàn vô số tỷ người nơi cõi Hóa Sinh (Opapātika) (cả trong nhàn cảnh lẫn trong khổ cảnh) ta thấy rõ ràng thật quá phức tạp. Hay là siêu phức tạp, tập hợp sinh lực đó đối với mỗi cá nhân như thế nào để cho họ vẫn tiếp tục tồn tại theo cách họ đã lựa chọn để thể hiện. Để không trở thành một bản sao chụp của bất kỳ một người nào khác, gồm có cả những gì họ thích và ghét trong đó những điểm yếu và những điểm mạnh, những dự trữ công đức hay những lỗi lầm đã được tích lũy cho đến nay và vẫn còn được tích lũy thêm nữa. Toàn bộ những điều đó đã được cung cấp thông qua các căn vào trong tâm hữu phần (Bhavaṇgacitta). Và được biến đổi trở thành một thức uẩn không hoạt động hay được tích tụ trong đó. Do vậy dưới những hoàn cảnh thích hợp và với những kích thích thích đáng, chúng có thể bung ra thành hành động, rồi lại được biến đổi một lần nữa xuất hiện trên bề mặt của tâm trở thành cảnh sắc, cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị và cảnh xúc - Toàn bộ những thứ đó cần được quan sát thông qua các xứ của thân. Đây chính là ý nghĩa được thành công thức của Đức Phật gồm trong y tương sinh như sau: “ở đâu có thức (Viññāṇa) liền xuất hiện danh và sắc” (vật chất và danh) và hệ luận ngược lại như sau, “Một khi xuất hiện danh và sắc thì đồng thời thức cũng xuất hiện vậy”

Điều này đối với suy nghĩ của một người hiện đại, hình như vẫn còn là một thần thánh còn đối với khoa học thực nghiệm lại giống như điều gì đó quá căng thẳng và nhấn mạnh đến trong công thức đó. tuy nhiên, vẫn tồn tại một liên kết nào đó giữa hai giáo lý trên. Khoảng cách không quá rộng để không có thể vượt qua được. Một cuộc nghiên cứu vô tư và có hệ thống do những người có tâm cởi mở và kiên trì sớm muộn gì cũng sẽ rọi sáng lên Phép Thần thông (Abhiññā) hay là thắng trí nơi Đức Phật để nhớ lại tiền kiếp của cả chính mình lẫn của tha nhân. Bình minh đang ló dạng. Tôi tin tưởng ít nhất những ai tự cho mình là Phật tử sẽ sẵn sàng chấp nhận chân lý nơi toàn bộ những Phép Thần thông (Abhiññā) đó, thiếu nhân tố này Đức Phật không thể được gọi là Đấng Toàn Giác được.

Tái Sanh Và Tái Tử

Sinh ra lần này cũng là tái sanh.
Cũng giống vậy tử là tái tử.
Đã có lần trót làm kiếp sinh linh
là nơi ta cuối cùng trút hơi thở.

Đây bằng chứng nghiệp chướng kẻ sống sót
Nhớ lại được tiền kiếp thời xa xưa.
Điều cốt lõi sống còn cho toàn Phật tử.
Nỗ lực phi thường sức bật cho chúng sanh.

Làm lành lánh dữ cần nắm chắc.
Ngay cả khi không thấy, không biết cũng không nghe
Vì đây tiếng gọi đến cơ nghiệp toàn hảo nhất.
Trên thang nấc siêu vời vẫy gọi ta.

Đã hiện hữu trạng thái tiền sinh kiếp
Cũng như nơi các cõi hậu tử vong.
Sẽ có ngày lại trở về ngụ tiếp
Giải quyết mọi rắc rối sanh linh.

Hãy tin tưởng Thần thông đầy phép tắc.
Biến ta thành đầy can đảm tiến lên
Theo bước chân Đức Phật ta tiến bước.
Đầy can đảm hậu quả tất nhân lên.
Vì sự sống xuất hiện tiền sinh kiếp
Còn tồn tại tới tận hậu tử vong.
Không chỉ có một lần ngụ liên tiếp.
Cũng chẳng phải nơi cư ngụ cuối cùng.

Lại một điều vô cùng yên ủi
Điều ta làm không biến mất tiêu tan.
Khi hướng mắt nhìn trọn niềm hạnh phúc.
Từ hành vi tốt làm với tha nhân.

Chẳng phải ai cũng nhớ được tiền kiếp.
Chỉ ít người nắm chắc có khả năng.
Thể hiện được chân lý vào phút chót.
Được đương cử ra trước mọi người

Thành quả công việc tốt cũng như xấu
Bồng bềnh Bhavaṇga tâm hữu phần
Ngày nào đó kết quả sẽ hiện rõ
Nổi lên trên bề mặt qui trình tâm ta.

*

SANH TỬ THÔNG HAY THIÊN NHÃN THÔNG
Cutūpapātañāṇa (Dibbacakkhu)

Đệ nhị Tuệ Giác

Đệ Nhị Tuệ giác của Đức Phật trong nhóm Tam Minh tiếng Pali gọi là Cutūpapātañāṇa hay là Dibbacakkhuñāṇa vì không tìm được từ tương đương ở tiếng Anh nên có thể gọi là Clairvoyance tạm thời được dịch sang tiếng Việt là Sanh tử thông, Thiên Nhãn Thông. Có điều cần lưu ý là, ý nghĩa thực sự của Tuệ giác này còn rộng rãi và sâu xa hơn nhiều. So với ý nghĩa thực sự ở tiếng Anh. Ta sẽ giải thích ý nghĩa từ này rõ hơn sau này.

Trung thực mà nói, tôi cũng chẳng có nhiều trí cũng như tuệ nhiều về tuệ giác này của Đức Phật. Cho đến khi tôi thực hiện chuyến đi đến vùng thánh địa có thánh tháp bên Ấn Độ và kể từ đó tôi mới thu thập thêm được một số dữ liệu. Tôi mới nẩy ra ý định liều viết một đôi điều về trí này (ñāṇa), có thể coi như là một ý nghĩa nào đó về trí Nhớ Lại Tiền Kiếp được thảo luận đến trong bài luận án trên. Đương nhiên, không hy vọng là trí này là hoàn thiện dưới mọi khía cạnh. Tuy nhiên, cố gắng thực hiện điều đó thật không uổng công chút nào, liệu tôi phải chờ cho đến mức hoàn thiện hay không điều đó sẽ chẳng xảy ra cho đến khi tôi từ giã cõi đời này.

Tuy nhiên bài tiểu luận sau đây không chỉ là một bản phiên bản của những gì được ghi lại nhiều đoạn khác nhau trong Kinh Phật. Chắc chắn sẽ thấy xuất hiện nhiều trích đoạn rải rác đây kia để đảm bảo cho các độc giả đây là những lời của Đức Phật, chứ không phải là của tôi. Nhưng, cũng theo lý luận và những hiểu biết riêng tư, tôi có thể coi đó như là những món ăn bổ ích để suy luận . Đây là những món ăn bổ ích được tiêu hóa do đức tin chân thành và toàn tâm của tôi rằng chính Đức Phật đã có được Phép Thần Thông hay tuệ giác có thể phải được hiểu từng chữ một và không thể coi đó như là một hình ảnh diễn giải hay biểu tượng ẩn dụ nào đó. Với những lý lẽ và bằng chứng được đệ trình trong các trang tiếp theo sau đây, tôi tin là một số người sẽ có thể theo và rồi chia sẻ tính thuyết phục nơi nhận thức của tôi. Điều đó sẽ đảm bảo rằng cố gắng của tôi sẽ không bị uổng phí.

Thiên Nhãn Thông

Trước tiên chúng ta hãy nghiên cứu những trích đoạn từ Kinh Phật sau đây, đã ghi lại chính những lời của Đức Phật:

“Một vị tỳ khưu nhập thiền định (samādhi), do đó tâm của ngài được thanh tịnh và sinh động, gạt bỏ được hết những ảnh hưởng phiền não, tâm tỳ khưu trở nên ổn định, linh hoạt, không gì lay chuyển nổi, chỉ một mực hướng tới nhập tuệ giác do vậy ngài có thể quan sát thấy các giống hữu tình “sinh” và “diệt” ngài còn quan sát thấy chúng “diệt” rồi tái “sinh,” một số chúng sanh vẫn còn thô thiển, số khác đã đạt đến tinh xảo, một số có màu da rất đẹp, số khác thì không. Một số chúng sanh đã đạt đến phát triển, số còn lại vẫn đang tình trạng khổ cảnh. Tỳ khưu nhận ra điều này thông qua thiên nhãn đã được thanh tịnh, trổi vượt hơn hết mọi chúng sanh nhân loại bình thường, ngài nhận ra các giống hữu tình sinh sống làm sao cho hợp với nghiệp chướng riêng của mỗi chủng loại. Bằng cách nào các giống hữu tình này thực hiện điều xấu xa bằng hành động, lời nói và suy nghĩ. Nói xấu các Vị Chí Tôn, ấp ủ tà kiến và hành động theo kết quả từ đó mà ra, rồi sau khi đã tan rã khỏi xác liền gia nhập vào các khổ cảnh là như thế nào.

Trong khi đó các giống hữu tình khác lại thực hiện được nghiệp chướng tốt qua hành động, lời nói và suy nghĩ, không xúc phạm đến các vị Tôn Giả. Ấp ủ chánh kiến và hành động theo thành quả đó phát sinh ra. Rồi sau khi thân xác đã tan rã liền nhập vào nhàn cảnh như thế nào. Như thế đó tỳ khưu đã nhận ra các giống hữu tình “sinh” và “diệt” như thế nào, một số vẫn còn thô thiển, một số đã đạt đến độ tinh tiến hoàn hảo, số khác có làn da hoàn hảo, số khác lại rất tồi, một số phát triển số còn lại thì rơi vào đọa xứ. Ngài nhận thấy điều này thông qua thiên nhãn đã được thanh tịnh, vượt trội trên tất cả những con người bình thường”. Ngài nhận ra bằng cách nào các giống hữu tình đó sống hòa hợp với chính nghiệp chướng của mình.

Giống như có một thành trì ngay ngã tư đường, giữa thành phố. Một người mắt sáng đang đứng trong lâu đài đó có thể quan sát thấy bất kỳ người nào thâm nhập vào tòa nhà của mình, người khác lại bỏ ra đi, số người khác lại đi dọc theo một hàng trên đường phố đó hay lại ngồi ngay tại ngã tư đường đó ...”

Tương tự như những trích đoạn trong bài tiểu luận trước, đoạn này cũng được trích trong một bài giảng thuyết mang tựa đề Sāmañña Sa Môn Quả, trong tác phẩm Sīlakhandhavagga Giới uẩn thuộc tập Trường Bộ Kinh (The Long Sayings, tr. 108 (bản tiếng Thái). Những trích đoạn này cho chúng ta biết hai điều: thứ nhất, khả năng nhìn thấy được những người chết được tái sanh vào nơi nào và tình trạng của họ ra sao. Điều này cần phải có Thiên Nhãn ta mới nhìn thấy những chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) vô hình. Thứ hai là khả năng biết được lý do tại sao họ được tái sanh ở đó và phải chịu hoặc được hưởng trong một hoàn cách như thế. Điều này cần phải có trí về những hậu quả nghiệp chướng dẫn họ đến hoàn cảnh như vậy. Thiếu việc quan sát hay khả năng Nhớ Lại Tiền Kiếp, trí này không thể được khẳng định và được chứng minh. Chính vì thế trong Kinh Phật chúng ta đọc thấy vào canh nhất trong đêm Đức Phật đã đạt đến Pubbenivāsānussatiñāṇa: đó là Tuệ giác nhờ đó có thể Nhớ Lại Tiền Kiếp. Rồi vào canh hai ngài đạt đến Cutūpapātañāṇa. Đó tuệ giác giúp ngài nhận ra “Sanh tử” có nghĩa là người chết và “sinh” có nghĩa là tái sinh của chúng hữu tình. Chính vì thể mà hai Tuệ giác này bổ sung cho nhau, luôn xuất hiện cùng với nhau. Khả năng Nhớ Lại Tiền Kiếp luôn được đi kèm theo với việc quan sát thấy những người ra đi (tử) và những người được tái sanh (sinh) của chúng sanh và ngược lại. Cả hai hàm chứa việc quan sát trực tiếp hay phát lại, giống như Băng Video được ghi lại những biến cố và những hoàn cảnh liên quan đến từng cá nhân một. Đây không phải là những sản phẩm tưởng tượng, suy luận hay ảo tưởng.

Ánh sáng dành cho “Thiên Nhãn Thông”

Ta có thể nói đối với một người sắp sửa đạt đến Thiên Nhãn. Phải có một luồng sáng chói chang xuất hiện đang khi hành thiền. Thiếu thứ ánh sáng này hay chỉ có ánh sáng không đủ sáng thì ta không đủ khả năng đạt được Thiên Nhãn. Những lời dạy sau đây của Đức Phật có thể xác định được điều này. Những đoạn sau đây được trích trong cuốn Catukkanipata thuộc tác phẩm Tăng Chi Bộ Kinh (Aṇguttaranikāya) 21/57)

“Ôi tỳ khưu, loại thiền nào sẽ giúp cho tỳ khưu phát triển và tăng cường được khả năng “thiên nhãn”. (ñāṇadassana)?

 “Một Tỳ Khưu trong tổ chức tôn giáo này. phải xác định được nguồn sáng nội tâm, làm cho nó tỏa sáng giống như ánh sáng ban ngày. Tỳ khưu phải thực hiện điều này cả ban ngày lẫn ban đêm. Bất kỳ điều gì Ngài thực hiện ban ngày ngài cũng làm như thế vào ban đêm. Bất kỳ điều gì ngài thực hiện vào ban đêm thì ngài cũng làm luôn vào ban ngày. Tâm của tỳ khưu được thanh thản, không bị những cản trở tâm che khuất. Ngài tu luyện tâm chan hòa trong ánh sáng. Ôi Chư vị tỳ khưu loại thiền này, nếu được tu luyện và phát triển sẽ dẫn đến Thiên nhãn (Ñ ā ṇadassana)

Đối với những người nào không thỏa mãn với cách dịch này nhưng lại muốn có bản gốc tiếng Pali để so sánh. Chúng tôi cho ghi lại bản gốc bằng tiếng Pali sau đây:

Katamā ca Bhikkhave samādhibhāvanā bhāvitā bahulīkatā ñ āṇadassana paṭilābhāga saṃvattati? Idha Bhikkhave bhikkhu ālokasaññaṃ manasikaroti divasaññaṃ adhiṭṭhāti. Yathā divā tathā rattiṃ; yathā rattiṃ tathā divā. Iti vivittena cetasā apariyonaddhena sappabhāsaṃ cittam bhāveti. Ayaṃ Bhikkhave samādhibhāvanā bhāvitā bahulīkatā nāṇadassanapaṭilābhāya saṃvattati .

Như là một phụ chú cuối trang, cần quan sát từ “Ñāṇadassana” ở trên nghĩa là “Thiên nhãn thông (dibbacakkhu)”theo nghĩa đen là Thiên Nhãn. Dưới đây là chứng cứ xác định ý nghĩa trên. Điều này gồm rất nhiều đoạn trích từ Navakanipāta thuộc bộ Tăng Chi Bộ Kinh (Aṇguttaranikāya) 23/331.

“Đã có thời, khi Đức Phật đang lưu lại tại thảo nguyên trên đỉnh một ngọn núi Gāyāsīsa gần ngôi làng Gayā, ngài nói với các tỳ khưu.

“Hỡi chư vị tỳ khưu, trước khi được giác ngộ. Khi đó ta vẫn còn là một Bồ Tát, ta chỉ có thể xác định được ánh sáng nhưng chưa có thể nhìn ra “cảnh sắc” (quang cảnh) của thứ ánh sáng đó. Một tư tưởng vội nẩy sanh ra trong tâm ta. Nếu như ta có thể xác định được cả luồng ánh sáng đó lẫn cảnh tượng thì thiên nhãn của ta sẽ phải được thanh tịnh nhiều hơn.

“Chính vì thế, sau này cộng với nhiều nỗ lực tập luyện ta đã chú ý đến điều đó, và cố gắng đem hết cố gắng của mình. Sau đó ta đã thành công nhìn thấy cả ánh sáng lẫn cảnh vật. Nhưng ta vẫn chưa có thể lưu lại nhập thiền (đủ lâu) để tiếp chuyện với những chúng sanh trong cảnh thần tiên đó. Một ý tưởng lại xuất hiện trong tâm ta, nếu như ta có thể xác định luồng sáng đó và nhìn thấy cả cảnh tượng diễn ra đồng thời nhập thiền đủ lâu để có thể đàm đạo với các chúng sanh trong cảnh thần tiên đó, thì thiên nhãn của ta sẽ phải được thanh tịnh nhiều hơn.

“Chính vì thế, sau này với nhiều khổ luyện ta đã tập trung chú ý. Cố gắng đem hết sức bình sinh của mình ra tập luyện. Thế rồi sau đó ta có thể nhập thiền lâu hơn để có thể đàm đạo với được với các chúng sanh nơi cảnh thần tiên, nhưng vẫn chưa biết được các chúng sanh đó từ cõi nhàn cảnh nào xuất hiện…

“Rồi sau này... ta đã có thể... biết được cõi nhàn cảnh thần tiên nào các chúng sanh đó xuất hiện. Nhưng vẫn không thể biết được nơi nào mỗi vị thần tiên cá biệt đó từ giã cõi đó (chết) sẽ tái sanh vào cõi nào và thông qua những thành quả nghiệp chướng nào của họ.

“Rồi sau này ta lại có thể... biết được nơi nào các vị thần tiên cụ thể đó đã tái sanh và thông qua những kết quả nghiệp chướng nào, nhưng vẫn chưa biết được thứ thức ăn nào mỗi chư thiên đó đã sử dụng để duy trì cuộc sống ở đó và niềm vui và đau khổ nào họ đang cảm nghiệm được nơi cõi đó.

“Rồi sau này... ta lại có thể... .biết được thực phẩm mỗi chúng sanh đó đã sử dụng để tồn tại. Và niềm hạnh phúc cũng như đau khổ họ đang cảm nghiệm được nơi cõi đó. Nhưng vẫn không thể biết được tuổi thọ tối đa bình quân và của từng người họ được hưởng.

“Rồi lại nữa... ta lại có thể... biết được tuổi thọ tối đa bình quân của một chư thiên đó kéo dài trong bao lâu. Nhưng vẫn chưa có thể biết được ta có được sống với họ trong quá khứ hay không.

“Sau này, với nhiều tập luyện ta đã biết được, tận dụng nhiều cố gắng hơn, ta đã có thể xác định được.

1- Xác định được nguồn ánh sáng.

2- Thấy ra “cảnh Sắc”

3- Có thể đàm đạo với Chư thiên đó.

4- Biết được họ từ nhàn cảnh nào mà đến.

5- Biết được nơi nào chư thiên đó “diệt” khỏi cõi đó, và rồi tái “sanh” vào một cõi khác ở đâu - những cõi đó là do kết quả nghiệp chướng tạo thành.

6- Biết được chư thiên đó sống bằng thứ thực phẩm nào, niềm hạnh phúc và đau khổ nào họ đang phải trải qua.

7- Biết được tuổi thọ tối đa của mỗi chư thiên đó kéo dài trong bao lâu nơi cõi đó.

8- Rồi biết luôn ta đã từng chung sống với họ trong quá khứ như thế nào.

“Hỡi các vị tỳ khưu, cho đến khi nào tám giai đoạn Thiên Nhãn của ta được gọi là Adhidevañāṇadassanaṃ (tuệ giác siêu vượt hơn hẳn tuệ giác của chư thiên) chưa được thanh tịnh, thì ta chưa thể khẳng định được mình đã đạt đến Vô Thượng Chánh Đẳng Giác trên cõi đời này, ở cõi Ma-vương (Māra) nơi cõi Phạm Thiên (Brahma), và nơi cõi thuộc các chúng sanh có tri thức, kể cả các Sa môn, các vị Bà la môn, và chư thiên và loài người nữa.

“Hỡi các vị tỳ khưu, nếu như đến thời điểm này, tám giai đoạn thiên nhãn của ta đã được thanh tịnh, ta có thể tuyên bố là đã đạt được Vô Thượng Chánh Đẳng Giác. (với những kết quả như đã nói ở trên.) lúc này thì Thiên Nhãn đã lộ rõ nơi ta khiến cho tâm của ta được giải thoát vĩnh viễn – cuộc sống này trở thành kiếp sống chung cuộc của ta, và ta chẳng còn phải tái sanh nữa.”

Những trích đoạn trên đây cho thấy từ Ñāṇādassana (all kinds of seeings) chắc chắn ngụ ý đến “Thiên Nhãn” hay là từ Pali gọi là Thiên Nhãn Thông (dibbacakkhu). Nghĩa đen ám chỉ con mắt siêu nhiên hay là con mắt thần tiên. Điểm trên tiên ta nên chú ý đó là để có thể nhìn thấy được các Chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika), các vị Thiền Nhân được yêu cầu phải tu luyện được ánh sáng tâm đến mức độ ánh sáng đó trở nên như ánh sáng ban ngày chiếu sáng trong bầu trời trong sáng. Những trích đoạn trên nhấn mạnh đến yêu cầu này.

Đoạn cuối cùng mang nhiều ý nghĩa nhất. Đoạn này cho thấy một yếu tố là Ñāṇādassana của Đức Phật vượt trội hẳn các bậc chư thiên. Bằng không thì ngài chẳng tuyên bố được ngài là đấng toàn giác được.

Ngoài việc ngài có Thiên Nhãn trổi vượt hơn hết mọi chư thiên, đoạn “. . . vượt hơn hẳn mọi người” cũng đáng được tra cứu. Bản dịch từng chữ một theo văn bản Pali phải như sau “. . .vượt hơn hẳn mọi cái nhìn của một con người bình thường.” Điểm này cho thấy một sự thật là thiên nhãn này có thể nhìn thấy vượt quá những gì con mắt người đời có thể nhìn thấy. Cho dù vật đó có nhỏ đến đâu, cho dù người đó có xa cách biết bao nhiêu. Và các biến cố đó hay hoàn cảnh đó có xa xưa đến mức độ nào đi chăng nữa.

Sau khi đã thực hiện được thiên nhãn như vậy, Đức Phật phán, ngài đã hiểu được vấn đề của họ. Rồi ngài đưa ra tất cả những vấn đề của chính mình cũng như của chúng sanh,và cách thức giải quyết cho ba vị tỳ khưu như sau: ở đây lại thấy có ba trích đoạn khá dài, sau đây chúng tôi xin tóm lược, và loại bỏ một số đoạn nhắc đi nhắc lại, để tiện cho bạn đọc được rõ.

“Ôi ngài Anuruddha thân mến, vào thời điểm trước lúc giác ngộ thầy cũng đã có khả năng xác định được nguồn sáng và nhận ra được “cảnh sắc”. Nhưng cả hai không tồn tại được lâu trước khi chúng biến mất. Ta suy nghĩ đâu là duyên khởi sự biến dạng này.

1- “Sau đó ta nhận ra nghi ngờ đã khiến cho công việc thiền của ta bị dao động. Hậu quả là ánh sáng và sắc đó biến mất. Sau khi biết được điều đó ta đã cố gắng ngăn cản không cho nghi ngờ đó xuất hiện.

 Nhưng cản trở hay trở ngại bình ổn nhập thiền này lại không do nghi ngờ mà ra. một lần khác, Đức Phật cho biết, có một số cản trở hay trở ngại xuất hiện, gây trở ngại sức mạnh phát triển nhập thiền như sau,

2- Thiếu tác ý để nhập thiền. (Amanasikāra)

3- Hôn trầm và thụy miên (Thīnamiddha)

4- Sợ hãi do giật mình mà ra (Chambhitatta)

5- Sự kích động (Ubbilam). Ở đây ta có sự so sánh với hậu quả của một người đang đi lùng kiếm kho tàng ẩn dấu phải vượt qua năm địa danh chính vì thế kho tàng này khiến cho người tự nhiên trở thành kích động không thể cưỡng lại được, là nhân duyên khiến cho người đó không thể nhập thiền và biến mất.

6- Thân xác bị bối rối và bồn chồn áy náy. (Duṭṭhullaṃ)

7- Quá căng thẳng trong luyện tập, (Accāraddhaviriyaṃ) Ở đây ta có thể so sánh hậu quả tạo ra nơi một người cầm trong tay một con chim và xiết mạnh quá đến nỗi giết chết con chim đó.

8- Quá lỏng lẻo trong luyện tập. Ở đây ta cũng có thể so sánh với hậu quả một người cầm một con chim nhỏ trong tay quá lỏng đến nỗi con chim vuột bay mất.

9- Tham lam (Abhijappa)

10- Xác định quá nhiều loại tưởng (nānattasaññā)

11- Xác định quá nhiều đối tượng “sắc” hoặc những hình ảnh tâm linh (rūpānaṃ atinijjhāyittaṃ)

Cường độ ánh sáng đòi hỏi quan sát và đàm đạo với chư thiên cũng phải gia tăng với việc tăng cường hay hoàn thiện nơi các cõi chư thiên đó. Đến nỗi Đức Phật có thể công bố thiên nhãn của ngài trổi vượt hẳn khỏi chư thiên chính là vì cường độ ánh sáng siêu nhiên đó mạnh hơn so với ánh sáng của chư thiên đó, cho dù ta có thể nói bất kể các cõi xa xăm của họ có ở tận tít những giải ngân hà xa xôi.

Một Quá Trình Phát Triển Tiệm Tiến

Ngoài sự phát triển tiệm tiến sức mạnh nhập thiền như đã chứng minh ở trên, còn có một đoạn giải thích sự phát triển tiệm tiến và thêm vào đó, cho biết lý do tại sao và bằng cách nào những qui trình phát triển tiệm tiến đó có thể đạt được. Chúng xuất hiện trong kinh Upakkilesa, và trong kinh Uparipaṇṇāsaka thuộc tác phẩm Trung Bộ Kinh (Middle length Sayings 14/302). Một lần nữa ta lại gặp một trích đoạn thật dài và đỏi hỏi nghiên cứu một cách nghiêm túc. Đoạn văn đó như sau đây:

“Vào thời điểm khi Trưởng lão Anuruddha đã dùng hết cố gắng Pācīnavaṇsadāya trong rừng cùng với hai vị tỳ khưu khác là Trưởng lão Nandiya Kimbila. Ngài chưa đạt đến Thiên Nhãn. Một ngày kia Đức Phật đến gặp họ và nghe biết về việc luyện tập của cả ba người đã dùng hết khả năng của mình. Trưởng lão Anuruddha lúc đó đã có thể xác định được nguồn sáng và nhận ra được “Sắc”. Nhưng nguồn sáng ngài có được vẫn chưa tồn tại được lâu. Rồi lại biến mất mau chóng. Khi nguồn sáng biến mất, các sắc thái hay cảnh tượng cũng biến theo sau. Ngài không hiểu tại sao, chính vì thế ngài đem trình bầy sự việc với Đức Phật, và hỏi tại sao nguồn sáng đó không tồn tại đủ lâu và tại sao những “sắc thái” hay cảnh tượng lại biến mất cùng với nguồn sáng đó.”

Thêm vào đó lại có hai điều luật chung do Đức Phật tóm tắt như sau:

“Ôi Anuruddha, khi tập trung chú ý và tận dụng mọi cố gắng. Có khi thầy cũng có thể nhận được nguồn sáng, nhưng không nhận ra được cảnh vật. Đang khi những lần khác thì lại ngược lại. điều này diễn ra liên tục vào ban ngày, lần khác lại vào ban đêm. Trong khi đó cũng có những khi lại xảy ra cả ngày lẫn đêm. Thầy suy nghĩ trong tâm không hiểu tại sao lại như vậy.

“Sau đó Thầy mới phát hiện ra bất kỳ khi nào thầy muốn tập trung chú ý vào nguồn sáng lúc đó thầy nhận ra nguồn sáng, chứ không phải là cảnh vật. Ngược lại, nếu thầy không chú ý vào cảnh vật mà chỉ muốn nhìn thấy nguồn sáng thì thầy chỉ nhìn thấy cảnh vật và chẳng nhìn thấy ánh sáng. [3] Đôi khi điều này xảy ra vào ban ngày, có lúc lại vào ban đêm và có những lần khác lại xảy ra cả vào ban ngày lẫn ban đêm.

(2). Tập trung chú ý và tận dụng mọi cố gắng của thầy, ôi Anuruddha, có đôi khi thầy nhìn thấy nguồn sáng và một ít vật thể [4] trong khi đó lúc khác thầy lại thấy nguồn sáng rất mạnh và rất nhiều hình ảnh [5]. Một ý tưởng vội lóe ra trong tâm thầy tại sao vậy.

“Thế rồi thầy có thể nhận ra rằng.

“Khi nào việc thầy nhập thiền chưa mạnh đủ. Thì con mắt (tâm) của thầy thật là sơ sài. Chính vì thế mà thầy nhìn thấy rất ít ánh sáng và sắc thái.

“Bất cứ khi nào thầy nhập thiền quyết liệt và mạnh mẽ. Thì con mắt (tâm) của thầy xem ra mạnh mẽ hơn. Điều này đôi khi xảy ra vào ban ngày, lần khác lại vào ban đêm. Và lai có đôi khi xảy ra cả ngày lẫn đêm.”

Nhìn Thấy điều gì

Đây chính là những phương pháp tập luyện hành thiền để đạt đến Thiên Nhãn Thông (dibbacakkhu) hay là Thiên Nhãn Thông qua đó ta có thể nhận ra được chúng sanh HóaSinh (opapātika). Và những thực tại của chúng. Điều quan trọng hơn cả là điều này ở thời Đức Phật đã có nhiều đồ đệ của ngài đã có thể thực hiện được sức mạnh thần thông này ở mức độ đáng kể. Tuy nhiên cũng chưa đủ sâu rộng và mạnh mẽ như chính Đức Phật. Chính vì thế không có vấn đề về khả năng và tính khả thi để đạt đến một kết quả thỏa đáng nào. Vì thế tiếp theo đây là quan điểm của riêng tôi xin được trình bầy và đệ lên các bậc học giả cứu xét.

1- Khả năng con người nhìn được sự vật hoàn toàn tùy thuộc vào nhiệm vụ bình thường của con mắt, điều này ám chỉ là con mắt không bị mờ, bị bệnh hay là mù.

2- Phải có đủ ánh sáng như là một nguyên nhân tác thành công cụ, không có mắt cho dù là bình thường thì không thể nhìn thấy được.

3- Cũng cần phải chú ý một điều là không phải chính mắt mới nhìn thấy. Điều chúng ta nhìn thấy chính là tâm. Đây là điều khó nhất để hiểu và chấp nhận được. Lý do là bất kỳ xuất hiện một sự khác thường nào cho mắt lập tức liền ảnh hưởng ngay đến việc thấy của chúng ta. Điều này là đúng, nhưng không phải là toàn bộ sự thật là như thế. Lý do chứng tỏ điều này là chúng ta có thể nhìn thấy trong một giấc mơ, trong đó người mơ mộng có thể nhìn thấy vạn vật thật sống động như thể khi tỉnh thức. Có đôi khi người mơ mộng còn có những tư tưởng kéo dài ngay sau khi đã tỉnh dậy, là điều đó chẳng phải là mơ mộng gì cả điều này cho thấy rõ ràng một điều là: ngay cả khi nhục nhãn không hoạt động bình thường con người ta vẫn có thể nhìn thấy sự vật – đó chính là thấy bằng tâm.

Những ai có khả năng tu luyện hành thiền đến một mức độ tạm đủ có thể nhìn thấy hình ảnh của tưởng rất sống động cho dù có trong bóng tối hay mắt đã nhắm lại trong trường hợp đang ngủ. Trong những trường hợp như vậy ánh sáng cũng vẫn xuất hiện. Điều này chứng tỏ xét cho cùng thì khả năng nhìn của chúng ta vẫn được thực hiện, thông qua tâm chứ không chỉ thông qua con mắt mà thôi, mắt chỉ là một nhân tố tác thành dụng cụ mà thôi. Chính vì thế vị thế của tâm như là một thực thể rạch ròi và có thể tách biệt được khỏi thân xác. Nếu điều này đúng trong trường hợp nhìn, thì cũng đúng trong trường hợp chúng ta nghe, đối với mũi, lưỡi và thân xác như là một toàn khối cũng trong cùng một trạng thái như vậy. Nói cách khác, có những kênh thông qua đó tâm có thể thấy được những cảnh tượng bên ngoài.

1- Toàn bộ các hệ thống thần kinh trong Phật giáo được coi như là kamajjarūpa, những Sắc được tạo thành do nghiệp chướng mà ra. Điều này có nghĩa là tùy thuộc vào điều kiện (hay chất lượng) của các hệ thống đó, cùng với các phần khác có liên quan đến chúng đều tùy thuộc vào nghiệp chướng ở kiếp trước của mỗi cá nhân đó. Đây là một yếu tố được thêm vào và lại là một yếu tố rất có ý nghĩa. Chưa đựơc chú ý và nghiên cứu đầy đủ. Hiện nay mới chỉ có yếu tố sinh vật học là được công nhận mà thôi.

2- “Các php” đều là sản phẩm của tâm tạo, từ “tâm” ở đây có nghĩa là “viññāṇa" có nghĩa là thức. Điều này phát xuất từ y tương sinh khởi (paṭiccasamuppāda). Cho là “Viññāṇapaccayā nāmarūpaṃ” “Có thức thì nhất thiết danh và sắc xuất hiện”. Điều này có thể được coi như bao gồm trọn ý nghĩa. Trong “pháp” nơi mọi chúng sanh, như con người, loài vật, và cây cối. Từ nhỏ nhất, nhìn thấy được bằng mắt trần của chúng ta, cho đến những gì lớn nhất. Điều này cũng bao gồm tất cả Chúng sanh Hóa Sinh (opapātika) nơi các cõi khác nhau, ta không thể thấy được không do nguyên nhân vì chúng có kích cở nhỏ, nhưng là do tình trạng tinh tế của chúng mà ra. Những “pháp” xuất hiện và duy trì cuộc sống theo đúng nghiệp chướng của chúng. Hay chính xác hơn là do quả báo nghiệp chướng (Karmic Vipāka) nghĩa là kết quả của nghiệp chướng mà ra.

Những Yếu Tố Duy Trì Cuộc Sống

Những yếu tố “duy trì cuộc sống” có nghĩa là cách thức các chúng sanh đó đang hiện hữu, ứng xử và suy nghĩ hay đáp ứng lại môi trường đang tồn tại. Như chim có cánh và chính vì thế chim có thể bay được. Là một ví dụ cho thấy chim hành xử như thế nào để duy trì cuộc sống của mình. Điều này có thể làm thông qua nghiệp chướng ghi khắc nơi thức của loài đó. Các nhà khoa học thường có khuynh hướng quay trở lại với “bản chất tự nhiên” thỏa mãn với điểm chung cuộc này, giống như một vỏ bọc ngoài, không chấp nhận thêm bất kỳ vấn đề hay nghiên cứu nào khác nữa. Nhưng nếu ta nhìn kỹ vào vấn đề nêu trên một cách toàn diện. Vẫn còn có một lý do cho là chim có thể bay là vì do bản năng nằm trong thức của chúng. Nhưng những ý tưởng này chỉ có thể được chấp nhận khi nào từ “bản chất tự nhiên” như thường được hiểu, xét cho cùng phải gồm cả thức trong đó. Ít nhất cũng phải tiến thêm một bước nữa, với toàn bộ sức mạnh toàn diện. Lời nói sau đây của Đức Phật trích từ Khandhavaravagga thuộc tác phẩm Samyuttaranikaya đã hỗ trợ yếu tố này.

“Hỡi các vị tỳ khưu, ta chưa từng bao giờ nhìn thấy bất kỳ điều gì tỷ mỉ cách rõ nét hơn là tâm (citta) bất kỳ điều trang nhã nào và tỷ mỉ nào thấy có nơi các tác phẩm nghệ thuật tao nhã nhất và các chúng sanh được xuất phát từ chính sự tỉ mỉ thanh nhã đó đều là cho chính tâm mà có. Chính là do sự tinh tế tỉ mỉ của tâm mà tạo ra được bản sao hay là pháp tương đương bên ngoài đó.

Đoạn vừa nêu trên đã được trích từ tác phẩm khandhavāravagga của saṇyuttanikāya 17/184. Đoạn này cũng được trích từ tác phẩm mang tựa để Phật Tính (Buddhology) hiện thời đã được dịch sang tiếng Anh trang 80). Ai muốn biết thêm chi tiết bằng cách nào, thức có thể tạo ra được Danh và Sắc có nghĩa là cuộc sống, có thể tìm đọc cuốn sách đó.

1- Không còn nghi ngờ gì nữa, có một cuộc sống được nhiều người gọi là Hóa Sinh (opapātika) cho dù mắt trần không thể thấy được. Một cuộc nghiên cứu thấu đáo về loại hay chiều kích cuộc sống này chắc sẽ dẫn đến một hiểu biết hợp lý và một niềm tin chân tình một chân lý về tính hiện thực và chắc chắn. Về Thần thông (Abhiññā) hay là các năng lực thần thông của Đức Phật và một số đồ đệ của ngài. Có mười vấn đề thuộc Natthitadiṭṭhi. Một quan điểm cực kỳ sai trái thuộc về phái hư không (nothingness) hay là đoạn kiến, một trong số chủ đề đó nghĩa là số thứ chín được mô tả như là một niềm tin cho là chẳng hề có cuộc sống Hóa Sinh (Opapātika). Tuy nhiên điều này ngầm chứa niềm tin cho là chẳng có chúng sanh thần tiên hay hỏa ngục. Không có thiên đàng cũng chẳng có hỏa ngục. Chẳng có điều gì sống sót do những kết quả nghiệp chướng sau khi thân xác đã bị tan rã. Đây quả thật là một quan điểm vô cùng sai lầm sẽ dẫn con người đến chỗ có thể làm những điều vô cùng tồi tệ. Một điều vô cùng quan trọng là niềm tin này sẽ ngăn cản sự tiến tới của những người có niềm tin hướng tới thánh đạo, thánh quả và niết bàn.

Không Gì Vượt Khỏi Thiên Nhãn

Tuệ giác của Đức Phật cao siêu hơn tất cả các chúng sanh thần thánh (Adhidevanāṇadassana) như đã mô tả đến trước đó lại là một điểm khác nữa để nghiên cứu. Những chúng sanh đó có tồn tại hay không, mục tiêu Đức Phật công bố thành quả cho là bao giờ tuệ giác tám giai đoạn của Ngài chưa được thanh tịnh là gì, cho đến khi nào Ngài chưa có thể tuyên bố chính ngài là đấng Vô Thượng Toàn giác. Để cho tuệ giác này vượt lên trên hết mọi thứ khác, trước tiên Ngài phải chính mắt chứng kiến thông qua chính Thiên Nhãn của ngài hay là phép thiên nhãn thông. Để nói chuyện với các thiên thánh thông qua phép thần thông như là thiên nhĩ thông, điều quan trọng hơn hết đó là đạt được thông qua chiều sâu tuệ giác ngài, hoàn toàn là những dữ liệu liên quan đến cuộc sống hay tuổi thọ tối đa. Điều này họ chẳng có khả năng thực hiện được.

Tự chiếu sáng

Lại còn có ánh sáng tự phát ra từ thân xác của các chúng sanh Hóa Sinh (opapātika) xuất phát từ sáu Cõi Dục giới trở lên (kāmāvacara blūmi), đương nhiên, tuy sức mạnh và sức rạng rỡ của luồng sáng này có khác so với những luồng sáng nơi các cõi khác, tùy thuộc vào cách thanh tịnh hay là đỉnh cao của các cõi đó so với các cõi khác. Cõi càng thấp thì ánh sáng càng bớt chói chang. Cõi càng cao thì ánh sáng càng sáng chói; thân xác của họ tùy thuộc vào sự tinh tế tâm của họ. Điều này cứ tiếp tục tiến triển cho đến khi không còn “Sắc” hay thân xác được nhìn thấy nữa có nghĩa là thân xác đã thuộc Cõi Vô Sắc Giới.

Chính thông qua ánh sáng tự phát này mà các chúng sanh chư thiên có thể nhìn thấy sự vật. Đối với họ không nhất thiết cần đến bất kỳ một thứ ánh sáng bên ngoài nào cả, thứ ánh sáng này phát tỏa xa đến đâu đều tùy thuộc vào chất lượng hành thiền đem lại và sức mạnh các giới đức mỗi cá nhân đạt được. Trong trường hợp con người ta, những ai có khả năng phát tỏa được ánh sáng đó tỏa ra từ tâm của họ cần phải đạt được Bậc Thiền Jhāna. Với trí tuệ hoàn toàn thoát khỏi những triền cái (nivaraṇa) trong các giai đoạn đó. Trong trường hợp như vậy, việc đạt được thiên nhãn hay là Thiên Nhãn Thông (dibbacakkhu) cần thiết phải đạt được Thiền Jhāna Bậc Bốn.

Tuy nhiên, đối với chính những chúng sanh cõi trời đó, đặc biệt những chúng sanh ở trong sáu Cõi Dục giới (kāmāvacara bhūmi). Cho dù họ chưa đạt đến Thiền Bậc Jhana trong suốt cuộc sống như là con người, tuy vậy các chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) nơi các cõi này vẫn có khả năng tự chiếu ra một số ánh sáng từ thân xác của họ, cho dù thứ ánh sáng đó có yếu hơn một chút so với những loại ở các cõi Thiền Jhana cao hơn. Đây kết quả do chính những giới đức họ đã tích lũy được đang khi còn sống trên cõi đời này như: phân phát của bố thí hay tuân giữ một cách chân tình những Giới Luật. Thân xác của họ, kể cả các bộ phận, tứ chi và các cơ quan khác, vẫn còn được sức mạnh tâm thống lãnh. Chúng đã trở nên tinh tế hơn, không còn thô thiển hay kềnh càng như là bản sao trước kia khi còn ở sống trên trần gian nữa. Chính vì thế ngay cả các chúng sanh thần tiên thuộc các cõi thấp hơn vẫn có thể bay bổng lên được, có thể biến đổi thân xác hay khiến thân xác biến mất tùy theo ý muốn. Điều này không kể đến những khả năng sáng tạo khác. Lấy thí dụ, phận sự con mắt, còn có hiệu quả hơn nhiều so với con người, kết quả là họ có khả năng nhìn thấy được những vật ở xa tít và nhỏ bé so với khả năng con mắt của ta có thể nhìn thấy được. Đã có những thí dụ điển hình nêu trong Kinh Pali. Chính vì thế những người nào từ chối không công nhận những bằng chứng này sẽ không còn trong tư thế được biết và chấp nhận bằng cách nào và tại sao những vật này có thể trở thành một thực thể chứ không phải chỉ là tưởng tượng.

Nhân Duyên phát sinh đối lại nhân duyên tác thành dụng cụ

Để tóm lại, lấy thí dụ, khả năng nhìn thấy cũng có nguồn gốc, hay nguồn mạch phát xuất từ tâm mà ra được gọi là thức, nếu bạn muốn thế, với con mắt, hệ thống thần kinh có liên quan bên trong đó và não bộ chủ là những công cụ. Điều này giống như giây điện công tắc và đui đèn chỉ là những công cụ hay là cách lắp đặt để cho dòng điện được truyền dẫn. Chúng không thể tạo ra dòng diện. Chính vì thế, ngắm nhìn cũng không thể tạo ra được thông qua khí cụ vật chất mà thôi.

Một thí dụ khác nữa: chúng ta dư biết đất trồng không thể tạo ra được một cây. Sự tăng trưởng của cây tùy thuộc vào hạt giống, là một thành tố tác thành. Đất trồng độ ẩm và nhiệt độ chỉ là nguyên nhân công cụ chứ không phải là đấng tạo hóa cho cây. Thí dụ như nhìn có thể được thục hiện thông qua tâm hay là thức. Các việc tạo thành tâm hành khác như là tư tưởng. Thọ và xúc cũng đều xuất hiện như là một thành quả từ đó mà ra.

Thức và hình sắc có nghĩa là thân xác hoàn toàn khác biệt và chính vì thế có thể tách biệt ra được. Điều trước đó được gọi là Nāma hay là phi sắc hay danh trong khi đó điều còn lại là rūpa “sắc” hay là vật chất. Không thế có thức tưởng và xúc. Một bào thai trong lòng mẹ chỉ được phát triển thông qua sự hiện diện của thức trong một trứng đã được thụ thai. Chính vì lý do đó một thân xác đã bị tan rã hay là chết. Sự chết cụ thể chỉ diễn ra đối với thân xác mà thôi chứ không bao giờ diễn ra với thức cho đến khi nào thức vẫn còn tràn ngập với những điều phiền não hay là Kilesa, nó chỉ có thể xảy cho mình một trong trường hợp này tạo ra một thân xác khác như là một lớp áo choàng cho mình mà thôi. Một thân xác mới được tạo thành hay được gói lại lần này phải được thích ứng với cải tiến và chiều kích cuộc sống, nghĩa là thuộc cõi Hóa Sinh (Opapātika). Không giống như thân xác trên cõi đời này thân xác ở đây hoàn toàn đáp ứng chất lượng thức vào thời điểm đó – không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khí hậu, độ ẩm và ở trong thai bào người mẹ. Nó có được việc sanh ra thành một con người trưởng thành ngay tức khắc, với đầy đủ tứ chi và nội tạng có thể hoạt động bình thường. Hay trong những trường hợp chung, tốt hơn bản sao chúng để lại trên cõi đời này, chính việc từ chối không công nhận những yếu tố cụ thể này đã khiến cho họ chối bỏ luôn chân lý Thiên Nhãn. Họ cũng vẫn coi “thiên nhiên” như là tuyệt đối cho dù họ không hiểu rõ thiên nhiên đã ảnh hưởng đến mức độ nào . Chính vì tính tự mãn đó khiến họ đã tạo ra một tổ kén hay bức tuờng ngăn cách. Ngăn cản bất kỳ cuộc nghiên cứu hay đào sâu nào tiếp theo sau đó.

Một lần nữa lại có một vấn đề nổi lên, chấp nhận thức là tạo hóa và các sinh vật được tái sanh dưới nhiều dạng căn hay xứ khác nhau. như mắt, tai v,v…. cũng như nhiều phẩm chất của trí óc. Hơn thế nữa lại cũng nổi lên một sự khác biệt lớn nơi hiệu quả của mắt tai và nhiều pháp khác nữa. Một con diều hâu hay con đại bàng chẳng hạn, có thể nhìn thấy những vật ở rất xa vượt khỏi khả năng thấy của con mắt người ta. Một con cú có thể nhìn thấy những vật trong bóng tối. Những khác biệt này và vô số những khác biệt khác chính là những thể hiện do kết quả nghiệp chướng nơi từng trường hợp và theo từng mức độ thức khác nhau. Như thế đã tạo ra một sức mạnh sáng tạo tương tự, chỉ khác nơi những cách thức mà thôi. Đó chính là những chất lượng khác nhau, những khuynh hướng và mức độ trưởng thành đã tạo ra khác biệt đó.

Chúng ta biết được qua ngành học y khoa: luôn có những thay đổi nơi các tế bào của hệ thống thần kinh trong não bộ của chúng ta. Liên quan đến định lý của Đức Phật trong y tương sinh. “Nếu có thức thì tức khắc sẽ nổi lên danh và sắc. (có tương quan trực tiếp đến đặc tính của thức) và ngược lại. Nhân tố khiến tạo ra được sự biến đổi này không là gì khác ngoài đặc tính. Ta gọi là tự nhiên. Điều này chứng tỏ để xác định được đặc tính của bộ não. Một điều bó buộc là đặc tính của tâm cũng cần được cứu xét đến.

Danh và Sắc đối lại các xứ hay căn

Một định lý khác trong nguyên lý đề cập đến ở trên cũng cần phải nghiên cứu đó là “Có danh và sắc thì cũng có sáu xứ”. Định lý này cũng cần phải được cứu xét. Điều này ám chỉ một sự thật là hệ thống thần kinh có thể phát triển theo bất kỳ hướng nào, tùy thuộc vào chất lượng của khối óc tương ứng. Những kết quả nhiều hơn và cao hơn sẽ được đạt đến một khi hiện trạng thiền bậc bốn được đạt đến và với thiên nhãn được tu luyện cộng với việc tập luyện kiên trì và đều đặn cho đến khi điều kiện cao nhất của tâm được đạt đến theo ý muốn bất kỳ lúc nào và bất kỳ nơi nào. Có điều chắc chắn là sau khi thân xác bị tan rã, để nhập vào cõi phạm thiên, thì bộ óc của họ sẽ bị thay đổi hoàn toàn. Nếu như đến cuối tuổi thọ tối đa một lần nữa họ quay trở lại cõi đời này họ sẽ được trang bị với một khối óc của nhà thần đồng cao hơn hẳn những người đồng lứa tuổi. Một kết quả phụ nữa: chính nhờ thông qua những tàn dư của các sức mạnh thiền từ bấy lâu nay đã tích lũy được họ sẽ có thể nhận thấy và có khả năng giao tiếp với các chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) và không cần phải được huấn luyện thêm do bất kỳ người nào khác nữa. Điều này hoàn toàn đúng đặc biệt là khi họ vẫn còn nhỏ. Đó là thời gian vẫn chưa phải chịu ảnh hưởng chi phối hay bị phân tán và lệch hướng do những cảm tình và kinh nghiệm ngoài đời. Họ vẫn thừa hưởng do điều kiện tâm của họ như những cõi thượng đẳng và đã được thanh tịnh. Họ có thể được gọi là các cõi nhậy cảm và thanh tịnh. Trong trường hợp họ vẫn còn thiếu một số phẩm chất phụ nào đó, chỉ cần tập luyện trong một khoảng thời gian ngắn là đủ để hoàn thành được mục tiêu.

Vấn Đề Di Truyền Nơi Lãnh Vực Của Thức

Ảnh hưởng của nghiệp chướng được tích lũy đều đặn trong một khoảng thời gian dài, ngay cả khi hiện trạng thiền Jhana vẫn chưa đạt đến. Bất kỳ hạnh kiểm hay cung cách sống nào một chúng sanh đã đạt đến thông qua việc kiên trì lập đi lập lại trong một thời gian dài như vậy đã bám rễ sâu nơi thức. Cho đến khi trở thành một thói quen, các năng khiếu khuynh hướng hay khả năng đặc biệt. Sau này trở thành thói quen. Khuynh hướng, khả năng xuất hiện như là một chúng sanh thường xuyên đựợc ấn định cho tới khi có thế được gọi là bản chất của chúng sanh đó. Tuy nhiên thời gian cần thiết cho một qui trình như vậy được gọi là theo một nghĩa nào đó, như là một qui trình tiến hóa chắc chắn là phải lâu dài. Có đôi khi vô cùng to lớn. Phẩm chất này có thể được chuyển hóa do hai đường truyền tải một là thông qua tương quan máu mủ và hai là thông qua sự chết và tái sinh của thức. Điều thứ nhất là do di truyền thì quá rõ ràng và đã được khoa sinh học chấp nhận. Điều thứ hai đòi hỏi phải có một mức độ thiền tiên tiến nào đó. Vấn đề nhờ đó mà quan sát được chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) để có thể minh chứng được sự thật. Đối với những ai đã đạt đến một mức thiền như vậy họ sẽ có thể nhìn thấy được thân xác thanh tịnh, hay một thân thể thiên giới, nếu bạn muốn gọi như thế, dưới dạng một chúng sanh Hóa Sinh (Opapātika) thoát ra khỏi thân xác một người chết. Đây là một bằng chứng rõ ràng cho thấy những đặc điểm của “Danh và Sắc” đã được chuyển hóa sang một dạng khác, được gọi là di truyền tâm linh hay siêu nhiên tùy ở chúng ta muốn, thân xác vừa mới được tái sanh thành một chúng sanh hóa sinh. Thường thường chỉ là một bản sao thô thiển, tuy nhiên sau một giai đoạn, khi người chết đã “tiến triển xa hơn một chút” được gia nhập vào một cõi thích hợp với từng cá nhân, thân xác đó sẽ trải qua một biến đổi thích hợp theo như người đó ước muốn. Tuy nhiên thân xác đó vẫn chỉ là một thân xác không hơn không kém. Điều này chứng tỏ những đặc tính và điều kiện của thân xác đó phản ánh rõ nét hiệu quả của người tạo ra nó. Đó là tâm hay là thức. Điều này có thể được gọi là bản chất “tự nhiên.” Gồm cả bản chất của tâm, là điều (tương đối) được ấn định vĩnh viễn rất khó có thể trải qua những thay đổi cơ bản nào khác. Lẽ đương nhiên nếu có điều gì đó mạnh mẽ hơn bản chất tự nhiên tác động lên đó. Bản chất tự nhiên đó đã được thấm nhuần sâu xa vào tâm hữu phần, đã trở thành một phần hay một gói hay là “cuộc sống hay máu của tâm đã gắn chặt với chính tâm đó. Đây chính là tính tham lam, đã trở thành “thói quen” có thể nói như thế trong trường hợp tâm tự gắn kết với một khái niệm sai trong một thời gian dài. Một điều rõ ràng là thật khó khăn biết mấy để có thể gột rửa được cho sạch khỏi những sai lầm đó.

Bản Chất Tự Nhiên

Đến một chừng mực bản chất tự nhiên được đem ra cứu xét. Chính bản chất tự nhiên của tâm đã tạo ra bản chất thân xác tương xứng. Ngay lúc này, trước bất kỳ bản đặc tính hay bản chất tự nhiên nào của tâm có thể trở thành hoặc biến đổi thì phải được tích lũy trong một thời gian dài có thể lâu hơn cả tuổi của một hành tinh cũng nên. Để cho chân lý này được thể hiện mà không cần đến một suy đoán hoặc một kết luận thì cần phải có một đặc tính chẳng có gì khác hơn là khả năng phác họa ra được các pháp từ những nguyên nhân trước đó cả hàng đại kiếp. điều này rõ ràng đòi hỏi một mức độ Nhớ Lại Tiền Kiếp cao nhất (hay những biến cố quá khứ) gắn liền với Thiên Nhãn thông ở bậc phát triển cao nhất. Chính những khả năng siêu phàm đó đã thôi thúc Đức Phật thiết lập định lý cho rằng: có thức thì cũng có danh và sắc” và “nếu có danh và sắc thì ắt cũng sẽ có thức.”

Một điều cần lưu ý là Đức Phật không bao giờ dùng từ “bản chất thiên nhiên” thay vào đó ngài dùng” “các pháp” là do tâm tạo thành (hay là thức tạo nên) từ điều này sẽ xảy ra hai hệ luận sau: Thứ nhất: Điều gì con người, sinh vật và sự vật có được là do chính thức tạo ra mà thôi. Thứ hai: Theo đường hướng nào và hình dạng thức những đối tượng đó biến đổi hay mặc lấy đều do chính nghiệp chướng của chúng mà ra. Chính vì thế toàn bộ những dạng cuộc sống trong vũ trụ này cho dù có thuộc tứ sanh (Yoni) hay chín hữu tình cư (sattavasa) cho dù có thuộc kiếp con người hay thuộc kiếp Hóa Sinh (Opapātika) cho dù có kích thước nhỏ bé nhất hay khổng lồ, cho dù có bình thường hay kỳ quặc, cho dù có hiện diện nơi một vũ trụ hay những giải ngân hà nào khác chưa được khám phá ra, cũng đã xuất hiện dưới Pháp Nhãn của Đức Phật (Dhamma-cakkhu) cũng chính nhờ con mắt này có thể nhận ra và biết được toàn bộ sự vật cho phép ngài có được chân lý chắc chắn trong định lý bao trùm tất cả mọi sự dẫn đến kết quả là cuộc sống chỉ có thể hiện thực được do chính thức của cuộc sống mà thôi. Hiểu được chân lý này sẽ dẫn đến một hệ quả khác của một chân lý khác đó là sức mạnh của thiên nhãn.

Hành Thiền Chính Là Nguồn Sáng Siêu Nhiên

Một điểm khác nữa cần được cứu xét đó chính là ánh sáng giúp ta quan sát. Chúng ta biết rằng trước khi có thể nhìn thấy bất kỳ điều gì, phải có một luồng sáng bên ngoài chiếu vào đó, có thể là ánh sáng mặt trời, ánh sáng một ngọn nến, hay ánh sáng đèn điện dưới bất kỳ hình thức nào. Nhưng đối với những ai đã đạt đến được Thiên Nhãn. Tuyệt đối không cần đến bất kỳ một thứ ánh sáng nào như vậy. Họ có thể tự tạo ra, hay tự phát ra thứ ánh sáng đó phát xuất từ tâm mà ra đó chính là khả năng hành thiền. Tuy nhiên cường độ ánh sáng đó tùy thuộc vào sức mạnh chiều sâu hành thiền người đó đã đạt đến. Ngay cả trong tình trạng tối như mực cũng không phân biệt hay ảnh hưởng gì đến việc quan sát đó. Một điều ta luôn kỳ vọng là, khi tâm bắt đầu chăm chú vào hành thiền, thì một luồng sáng sẽ xuất hiện. Thoạt tiên có thể không mạnh mẽ mấy. Nhưng nhờ tu luyện tiệm tiến và kiên trì thì nguồn sáng đó sẽ tăng thêm cường độ. Điều này chứng tỏ rõ ràng chân lý luồng sáng có thể xuất hiện thông qua sức mạnh của việc hành thiền. Vì thế lời Đức Phật dạy được đề cập đến ở trên là “Một thiền sinh (aspirant) muốn tiến tới trên bước đường hành thiền để đạt đến mức độ đạt được Thiên Nhãn phải có khả năng tạo ra được một nguồn sáng chói chang từ tâm”. Luồng sáng này phải chói chang như ánh sáng ban ngày. Có thể nói thứ ánh sáng này phải được tạo ra một cách tự nhiên, có nghĩa là theo ý muốn và ngay lập tức, ở bất cứ nơi đâu và vào bất kỳ lúc nào. Đây là một cơ sở không thể thiếu để đạt đến được Thiên Nhãn. Điều này thật đáng khích lệ cho những người nào ước ao tu luyện hành thiền. Ngay sau khi nhập thiền, sẽ không còn giao động. Một luồng sáng sẽ xuất phát từ nội tâm, cho dù tình trạng tối mù của môi trường bên ngoài có thế nào đi chăng nữa. Luồng sáng này sẽ tăng thêm sức chói chang rạng rỡ, với tỷ lệ giao động và cường độ luôn tăng. Cộng với sự tiến triển trong việc hành thiền. Cho đến khi có thể đạt đến được một loại quang X nào đó giúp ta có thể nhìn xuyên suốt qua các bức tường vật chất. Lúc đó chẳng còn điều gì ngăn cẳn được quá trình diễn biến của thiền nữa. Hơn thế nữa, luồng sáng này dưới sự điều khiển của tâm có thể hướng tới bất kỳ hướng nào cho dù có xa mấy đi chăng nữa. Chính vì thế mà những ai đã đạt được Thiên Nhãn có thể nhìn rõ điều gì đang đóng kín bên trong nhà, những gì gói kín, hay nhìn xuyên qua cả các bức tường ngăn cản tầm nhìn. Kể cả những vật quá nhỏ đối với con mắt thường của ta.

Tuy nhiên, một lần nữa cần phải lưu ý một điều đó là đạt đến được Thiên Nhãn lại có nhiều bậc và nhiều mức độ khác nhau. Chính vì thế ta không thể hy vọng có được sức mạnh giống nhau trong mọi trường hợp. Thí dụ trong trường hợp Trưởng lão Anuruddha, như được biết ngài có khả năng trổi vượt nhất trong số các đồ đệ của Đức Phật, ngài đã đạt được thành tích này. Rất có thể là vì việc hành thiền của ngài đã đạt đến mức phát triển cao độ, với tỷ lệ giao động ánh sáng, và sức mạnh di chuyển và thâm nhập được. Một khi ánh sáng đó đạt đến đối tượng hay mục tiêu nó liền phản chiếu đối tượng đó lại cho con mắt, và kích hoạt khả năng quan sát. Tuy nhiên, sự khác biệt rất rõ nét nơi tỷ lệ ánh sáng giao động và nguồn tạo ra sánh sáng đó. Cũng vậy, ta phải chấp nhận chất lượng của hệ thống thần kinh của những người đó đã đạt đến Thiên Nhãn, chính là lý do tồn tại (raison d’être) vượt xa hẳn với những con mắt những người chưa được huấn luyện. Chính nhờ sự huấn luyện tiệm tiến và kiên trì đã đem lại hiệu quả tương ứng cho hệ thống thần kinh.

Những Ích Lợi Do Tu Luyện Thiền Mà Ra

Xét cho cùng, còn có một chân lý đầy an ủi cho những ai nhắm đến tu luyện hành thiền mà không nhằm đạt đến Thiên Nhãn, rất có thể họ sợ những gì vượt quá điều họ mong muốn đạt đến. Ít nhất trong cuộc sống này. Vì có một số phản ứng phụ cần được đạt đến, ngay cả ở mức độ thiền thấp nhất. Những điều này gồm cả việc tạo ra cho mình một trí nhớ dai các sự kiện đã xảy ra. Tăng thêm sức mạnh chánh niệm và trí tuệ. Với kết quả có được giúp ta hiểu biết nhanh hơn và rõ ràng hơn về bất kỳ điều gì đã được học hỏi và nghiên cứu và sự can đảm đi tiên phong hay có sáng kiến trong bất kỳ điều gì ta phải đối mặt. Một tâm như vậy rất ít khi dẫn đến một con đường độc đạo (cul de sac) khi phải đối mặt với những khó khăn và nhiều vấn đề. Đây chính là sức mạnh của ánh sáng nội tâm tuy chưa đạt đến một mức độ Thiên Nhãn.

Có một hiểu lầm, một thái độ khiến nhiều người nản lòng đó là trí nhớ hay tâm tạo thành hay ấn định tính khí của con người. Một người có trí nhớ không tốt khi còn nhỏ có rất ít cơ hội cải thiện trí nhớ đó sau này. Điều này được khẳng định thêm, đó là do kết quả di truyền mà ra. Hậu duệ của cha mẹ đạt được chỉ số thông minh cao (IQ) rất có thể đã thừa hưởng được đặc tính này nơi cha mẹ của mình. Chính vì thế nếu đứa bé được sinh ra do cha mẹ có một chỉ số thông minh thấp (IQ) thí dụ như chậm phát triển chẳng hạn, thì cũng ít hy vọng phát triển được chất lượng trí óc cao độ. Thực chất mà nói. Hiểu biết như vậy không sai nhưng đây cũng không phải là điều đúng trong mọi trường hợp.

Phật giáo cũng chấp nhận lý luận sinh học này như là một phần sự thật vì Đức Phật còn có nhiều điều để nói về vấn đề này, thí dụ như trong trường hợp một người sau khi chết đầu thai thành một con chó. Đang khi là một con người hắn có được hệ số thông minh cao. Nhưng làm thân phận con chó hắn không thể toát ra được phẩm chất hay suy nghĩ và cảm nhận giống như một con người được, tuy nhiên chiều sâu trí thông minh của hắn không hề bị mất, và có thể thể hiện được trong việc khiến cho hắn trở thành một con chó trội vượt hẳn. Với trí thông minh cao hơn hẳn so với những con chó đồng loại, trước đó không thuộc bản chất con người còn cao hơn cả cha mẹ của con chó nữa là đàng khác. Đây là hạn chế do di truyền, do điều kiện của thân xác có nghĩa là hiện trạng tái sanh mà ra.

Phẩm Chất Của Bộ Não

Đây chính là phạm vi Phật giáo có thể chấp nhận được. Đức Phật biết chất lượng của não bộ và hệ thống thần kinh là Kammajjrūpa – (tùy vào kết quả nghiệp chướng) – được tái sanh (trực tiếp) thông qua kết quả nghiệp chướng có nghĩa là những kết quả do kiếp trước để lại. Những ai thường có hệ số thông minh cao, có khả năng hiểu được những điều khó khăn và phức tạp và rồi tận dụng được khả năng đó để tạo điều lợi cho người khác, sẽ được chúc phúc nơi cõi đời này bằng việc tái sanh ở mức độ cao hơn về khả năng và tâm, kể cả trí nhớ dai. Chính vì thế mà não bộ và toàn bộ hệ thống thần kinh được gọi là Kammajjrūpa. Điều này hoàn toàn khớp với trường hợp thân xác được luyện tập điều đặn. Những ai sao nhãng không có những bài tập thích hợp sẽ có thân xác yếu đuối, không có đủ sức chịu đựng. Cũng như vậy những ai không luyện tập trí óc đang lúc còn nhỏ, sao lãng những cơ hội học tập, sẽ không thể tăng trưởng trí óc được khi họ lớn lên. Tuổi càng cao bao nhiêu, thì càng khó có thể gặt hái được những thành công trong việc luyện tập trí não. Đây chính là vì điều chúng ta gọi là học tập thực chất chỉ là những bài tập ấn định cho trí óc đó là tập suy nghĩ ra làm sao, luyện trí nhớ như thế nào, ôn tập ra sao, học phân loại như thế nào và nhiều điều khác nữa, kể cả việc thích ứng với các hành động thể lý và hành vi về khẩu liên quan, cơ bản chẳng là gì cả ngoài những bài tập hay việc luyện tập dành cho chính tâm vậy. Như đã nói ở trên, mắt nhìn chẳng là gì cả mà là tâm nhìn, (thông qua mắt), tai nghe được cũng không là gì cả mà là tâm nghe được thông qua tai v.v.. . Cũng vậy, khi chúng ta nói. “trí nhớ được tồn lại trong não bộ” thực chất đó là trí nhớ được ghi lại trong tâm thông qua não bộ. Toàn bộ những điều kể trên chẳng phải là quá đáng, hay đánh giá quá cao. Chúng ta hãy nghiên cứu kỹ coi thực chất tâm hay tiềm thức chính là người sáng tạo ra toàn bộ những thứ đó, toàn bộ những gì được ban tặng cho thân xác hay não bộ xét cho cùng chỉ là một qui trình luyện tập được ban tặng cho tâm mà thôi. Chúng ta được biết một cách khoa học rằng các tế bào não và hệ thần kinh trên toàn bộ thân xác luôn luôn phải trải qua một qui trình biến đổi liên tục.Theo Phật giáo điều này được sức mạnh của chính tâm hay thức tạo ra. theo phương hướng và mức độ và các thân giới được phát triển hay biến đổi đều tùy thuộc vào sức mạnh kiềm chế của tâm.

Ta có thể quan sát thấy những người nào am hiểu lẹ làng thường là những người có trí nhớ tốt và có khả năng tiếp thu cao thuộc hệ thống não bộ. Ngược lại cũng là điều hoàn toàn đúng. Như vậy chúng ta đọc thấy trong các trích đoạn Phật giáo có hai phẩm chất hình như luôn luôn theo sát nhau đó là Niệm (sati) và Tuệ (Paññā). Hai phẩm chất này lại dựa vào chất lượng của thiền Định (samādhi) theo qui luật định lại sản sinh ra Niệm (sati), và Tuệ (Paññā). Một điều không bao giờ được quên là toàn bộ những điểm này chỉ là những phẩm chất và khả năng của tâm mà thôi, chứ không phải của não bộ. Chúng cũng được gọi là “Cetasika” thường được dịch là các sở hữu tâm. Chúng là “tên” hay là “Danh” (nama) có nghĩa là những phẩm chất siêu hình, cần được tu luyện để cho ảnh hưởng hay là quả báo (dị thục) vipāka lên tâm Bhavāagacitta) đây là nguồn gốc mọi khả năng sáng tạo cho não bộ và hệ thần kinh. Thân xác thô kệch sớm muộn gì cũng bị buộc phải tan rã. Nhưng tâm hữu phần với khả năng sáng tạo của nó vẫn còn đó với công cụ thô sơ được tác động lên trở thành phần tinh tế hơn có nghĩa là trở thành thân xác thần tiên . . . . Kinh Phật so sánh việc biến đổi này giống như một việc “ trỗi dậy khỏi một giấc mơ” – giấc mơ chẳng là gì cả song chỉ là cuộc sống trần thế này. Thực chất mà nói, chẳng còn sự so sánh của cuộc sống trần tục với điều này nữa nghĩa là một điều kiện giống như một giấc mơ đối với người đã chết cuộc sống Hóa Sinh (Opapātika) thì thực tế hơn, sinh động hơn và kéo dài hơn cả trong khổ cảnh lẫn trong nhàn cảnh.

‘Bản chất tự nhiên’: đặc tính kèm theo

Như vậy hành thiền được phát triển cho đến khi nguồn sáng xuất hiện cộng với những phúc lợi và giá trị to lớn của nó. Trước tiên nếu nguồn sáng đó đủ mạnh có nghĩa là được tăng trưởng mạnh đủ, có khả năng nhìn thấy “Sắc” hay là thị lực sẽ xuất hiện như là một thành quả rõ ràng (lẽ đương nhiên, ta phải lưu ý kẻo một số cảnh vật sẽ quyến rũ ta.) Một số ích lợi khác gồm cả khả năng trí nhớ được tăng cường ở mức cao và khả năng nhớ lại điều đã bị quên lãng bấy lâu nay. Không kể đến sự phát triển Chỉ Số thông minh (IQ) và sự cải tiến đáng kể những tế bào não. Toàn bộ những điều này điều là kho tàng vô giá không thể bị đánh cắp. Đi kèm với người sở hữu cuộc sống hoặc ngay cả cuộc sống mai hậu. Điều này cho thấy nơi một số trẻ em cách này cách khác được tái sanh thành những thần đồng chứng tỏ là đặc tính cố định và bất di bất dịch kèm theo. Tuy nhiên, điều này cũng quá rõ cả về nghiệp chướng thiện và bất thiện. Nói cách khác điều này được áp dụng tương tự cho cả những thần đồng bất thiện và hoàn thiện, những lợi ích có được từ việc tu luyện hành thiền ngay cả thiền bậc cao nhất cũng chưa thể đạt đến được trong cuộc sống hiện tại. Chính vì thế không nên quá phóng đại giá trị tâm cộng với tu luyện thiền vì với việc tu luyện này sẽ diễn ra sự hoàn chỉnh, tạo ra sức mạnh nguồn sáng ngày càng tăng, điều này có nghĩa là gia tăng tỷ số giao động và sức nhậy bén của tuệ giác, nếu ta muốn vậy. Tuy nhiên bước đầu tiên gồm nhiều trở ngại và nản chí, nhưng với phấn đấu trung thực và khẩn trương ta sẽ đạt đến tiến bộ và cuối cùng sẽ biến thành đôi điều gì đó giống như thói quen thâm căn cố để, bám rễ sâu đến nỗi được coi như là ‘bản chất riêng’. Ngược lại những ai không có đủ can đảm để dám chịu khuất phục trước những mệnh lệnh thuộc những ảnh hưởng gây đổ bể và làm nản lòng sẽ luôn bắt phải chuốc lấy những đau khổ đổ lên chính mình, tâm của họ (nghĩa là thái độ của tâm) giống như những nhà máy sản xuất hàng loạt những đau khổ dội lại chính những người sản xuất. Lãng quên, mất ăn mất ngủ và nhiều triệu chứng khác như sụp đổ tâm là một trong số những điều bất hạnh sẽ xảy ra. Điều quan trọng nhất là những triệu chứng ngoài ước muốn này không chỉ là những gì họ có được trong cuộc sống hiện tại; chúng trở thành một thứ “tài sản bất di bất dịch “ đi kèm với những người sản xuất ra chúng ngay cả vào đời sau nữa. Và trong một vài trường hợp khẩn trương ngay cả khi họ được tái đầu thai trở lại cõi trần gian này một lần nữa.

Bàn Thêm Về Chất Lượng Của Não Bộ

Căn cứ vào Kammajjarūpa (kết quả của nghiệp chướng), thì chất lượng của não bộ và hệ thống thần kinh đã được xác định ngay từ khi chúng được gắn vào với trứng được thụ tinh trong lòng mẹ. Tốt xấu ra sao, mạnh yếu như thế nào và sự phát triển của nó hướng về phía nào hay được đảm nhận đã được thiết lập ngay từ khoảng không gian và thời gian đó. (tuy nhiên, cho dù cũng phải trải qua thay đổi hay được điều chỉnh sau này; với điều kiện là ảnh hưởng hạn chế lớn hơn) điều này giống hệt như một cây sẽ mọc lên như thế nào, tốt hay xấu đều đã được tiền định bởi chất lượng được gắn kết trong hạt giống cây đó. Rõ ràng là phải có “điều gì” trong hạt giống đó, cho dù là gì đi chăng nữa, có khả năng kiểm sóat được sức tăng trưởng của cây, sự phát triển của nó và cuối cùng là cả quãng đời tồn tại của cây đó. Nếu đối với một hạt giống là như thế chắc hẳn cũng như vậy đối với khả năng của trứng được thụ tinh trong bào thai người mẹ vậy. Điều mang đầy “sức mạnh to lớn phi thường” được Phật giáo gọi là “Thức” giúp tái sanh (patisandhi). Chúng tôi mời các bạn quay trở lại với lời dạy của Đức Phật : “Ôi ngài  Ānanda, liệu thức không muốn đầu thai vào trong lòng mẹ có thể khiến cho danh và sắc được nẩy nở ra trong đó hay chăng? “ trả lời câu hỏi này thì vị trưởng lão đã cho là điều không thể.

Cũng giống như “đôi điều bí hiểm” nằm trong hạt giống lại có khả năng kiểm soát suốt cả tuổi thọ tối đa của cây đó. Cũng vậy điều kỳ diệu bí hiểm này gọi là thức cũng khống chế thân xác chúng ta, không những chỉ trong giai đoạn còn ở trong lòng mẹ, nhưng còn trong suốt cả quãng đời con người đó. Trong mọi tế bào của thân xác đều có thức ở đó. Mọi hoạt động có chủ đích như hấp thụ, loại trừ, tiêu hóa và đốt cháy tự nhiên (toàn bộ những hành vi chủ ý hay vô ý thức) đều nằm trong vùng kiềm tỏa của thức cả, với một trung tâm sinh học nằm trong não bộ. Một công việc luyện tập thiền đầy nhiệt tình và phấn khởi với những hoàn cảnh thuận lợi sẽ đem lại kết quả trong trí óc và hệ thống thần kinh được “ khỏe mạnh” có nghĩa là sẽ được năng động cho đến tận tuổi già hay cả cho đến khi chết. Tất cả các vị A-la-hán nghĩa là những vị đã được giải thoát toàn bộ” cho dù đã sống được hàng trăm tuổi hay ngay cả còn nhiều hơn nữa đều được cho là có khả năng duy trì trí óc của họ khỏe mạnh cho đến khi họ qua đi vĩnh viễn. Nhưng nếu những sinh hoạt đó chỉ bắt đầu ở tuổi già thì khó lòng có thể hy vọng được kết quả như vậy (cho dù vẫn tốt hơn là không làm gì cả.) điều này giống như một người bắt đầu luyện tập thân xác vào lúc tuổi già. Cho dù vẫn tốt hơn là chẳng luyện tập gì cả. Tuy nhiên ta sẽ không kỳ vọng có được một kết quả đầy ý nghĩa giả như họ đã tập luyện sớm hơn, ngay từ thuở còn trẻ hay ở vào tuổi trưởng thành.

Những lợi ích vật chất do ánh sáng thiền đem lại.

Một thí nghiệm được tiến hành để xem ánh sáng thiền có giúp gia tăng trí nhớ hay không. Người ta thực hiện nơi một đứa trẻ có khả năng tạo ra nguồn sáng đang khi nhập thiền. Đứa trẻ được thí nghiệm yều cầu quan sát và nhớ một trăm đồ vật được đánh số từ một đến một trăm và chỉ được phép nhìn có một lần duy nhất mà thôi. Thí dụ số 1 là chiếc bút, số 2 là chiếc bút chì, số 3 là một cây thước kẻ v.v… và cứ tiếp tục cho đến số 100, điều này có nghĩa là 100 vật dụng khác nhau được đánh số cẩn thận. Sau đó người ta yêu cầu cậu bé trả lời những câu hỏi, tỷ dụ như số 15 là gì, số 45 là gì, v.v…. cậu bé đều trả lời đúng hết, chẳng sai một lần nào. Cậu nói đúng tất cả các số và đồ vật được đánh số. Cho dù những vật đó không theo một thứ tự nào cả. Một điều thật ý nghĩa đó là cậu bé trả lời ngay lập tức, không chần chừ gì cả. Cậu ta cho biết, sở dĩ cậu làm được như vậy là vì cậu đã nhìn thấy được cả con số và đồ vật đó cùng một lúc ngay khi được hỏi. Cậu làm được vậy là nhờ vào ánh sáng do sức mạnh nhập thiền đem lại. Chính vì thế cậu đã trả lời trót lọt những câu hỏi đó.

Kinh Phật chúng ta biết Trưởng lão Ānanda có khả năng tiếp thu thuộc lòng, nghĩa là nhớ được bất kỳ điều gì Đức Phật nói với ngài cho dù ngài chỉ được nghe một lần mà thôi. Trí nhớ của ngài không hề sai lầm như thể những lời của Đức Phật được ghi lại trên băng ghi âm sẵn sàng phát trở lại bất kỳ lúc nào, với những chi tiết liên quan những gì Đức Phật đã thuyết pháp hay diễn giải Kinh Phật đó ở đâu, khi nào và ngài nói với ai. Đây là bằng chứng cho thấy ngài là một người chuyên có khả năng đạt đến mức độ trí nhớ vượt trội hơn hẳn do bởi ngài đã tu luyện được ở mức độ cao nhất, khiến ngài trở thành thần đồng trong lãnh vực đặc biệt này.

Một tâm đã được thiền kiểm soát đến như vậy lại tỏ ra rất bình thản, thanh tịnh và thanh lọc khỏi mọi triền cái. Chính vì thế tâm của ngài đã trở thành nhậy bén có nghĩa là ngài quan sát rất nhanh, nhận biết, am hiểu và nhớ lại được hay là hồi cố lại, có nghĩa là khơi dậy được những gì đã chìm ngập và tích tụ tận nơi sâu thẳm thức. Một cuộc nghiên cứu về Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) đặc biệt phần nói về Sở Hữu Biến Hành (Sabbasādhārana Cetasika) còn tiến xa hơn là chỉ làm rõ về điểm này. Trong trường hợp có bất kỳ sai sót nào xảy ra trong qui trình được đề cập đến ở trên, chính là do tâm sát na đó đã không được bình thản cũng như thanh tịnh đúng mức. Giống như một máy quay phim (camera) có chất lượng không hoàn như ý muốn, không hy vọng tạo ra được kết quả tối ưu theo ý muốn. . . Điều này dẫn đến một sự thật là đàng sau những khác biệt đa dạng hay những bất bình đẳng trong cuộc sống, cho dù là cuộc sống con người, loài vật hoặc cả thảo mộc trên cõi đời này hay ở bất kỳ cõi nào khác, được gọi chung là các cõi Hóa Sinh (Opapātika). Nhân duyên xác định chính là sự thiếu sót đó, trước tiên là ngay tại cội nguồn sinh vật đó, thứ hai là tại những công cụ hay những nguồn thể hiện hay hành động. Nhân duyên này có thể thấy rõ, chẳng hạn như nơi người mù, người điếc hay người câm. . . Một khi những cơ quan giác quan này được điều trị khỏi thì người đó vẫn có thể nhìn thấy được nghe được và nói được. Nhân duyên trước đó lại ám chỉ những khác biệt vô tận nơi các sinh vật sống trên cõi đời này, với những khác biệt thật là da dạng về chất lượng của bộ não và hệ thống thần kinh, những điều này phản ảnh sự khác biệt ngay tận nguồn gốc có nghĩa là chất lượng hay là sự trưởng thành của thức. Đến đây chất lượng hay mức độ trưởng thành có thể được cải thiện dưới nhiều hoàn cảnh thuận tiện được hướng tới đích đúng đắn. Theo Phật giáo thì đường hướng “đúng đắn” này hiểu theo một nghĩa nào đó chính là việc nắm giữ “Giới” (Sīla) Định (samādhi) và Tuệ (paññā). Đây chính là những điều một khi chúng ta đã kết hợp và trộn lẫn được một cách hoàn chỉnh, thì đây chính là đường lối duy nhất dẫn đến thanh tịnh tuệ giác. Chẳng còn con đường nào khác. Dưới đây là đoạn trích trong Kinh Pali “Eseva maggo natthañño dassanassa visuddhiyā” (trích trong Pháp Cú Kinh –Dhammapada-)

Những Khía Cạnh Phi Vật Chất Chứ Không Phải Vô Sắc Nơi Thân Xác

Bất kỳ từ ngữ nào, nói hoặc viết, và bất kỳ những gì được phát minh ra hay được con người tôn tạo nên – tất cả đều hướng về một điểm đó là một “cấu trúc” tâm nói hoặc làm ra. Những hành vi này phản ánh tầm nhìn, tài khéo, luyện tập và khả năng siêu nhiên của tác giả tạo ra chúng. Điều này thật rõ ràng và hết thảy mọi người đều có thể nhận ra. Nhưng có một sự thật tuy ít rõ ràng nhưng vô cùng ý nghĩa không thể bỏ qua được, như đã bàn đến ở trên, đó chính là “cấu trúc” của não bộ và toàn thể các bộ phận hay xứ khác và một phần của cơ thể phản ánh lại đó là “Thức”. Chúng là những biểu hiện trên bình diện cõi đời này một khả năng Phi vật chất, nhưng không mang đặc tính Vô Sắc hoàn toàn. Toàn bộ các tế bào trong cơ thể đều có liên hệ trực tiếp với nhau trong một mạng lưới phức pháp của một tháp canh nghĩa là não bộ. Dưới sự điều khiển giám sát của Thức.

Một người hiện đại ngày nay thường có khuynh hướng đi đến kết luận là sự phát triển của thân thể và các bộ phận trong thân xác đó chỉ lệ thuộc vào các yếu tố vật lý mà thôi, có nghĩa là đồ ăn và nhiệt độ.. . . Một lần nữa chúng ta phải nói đây là một kết luận sai lầm. Nhưng xét về mặt hạn chế thì điều này không hoàn toàn có lý. Còn có nhiều điều khác hơn là chỉ để nhìn thấy bằng mắt. Chúng ta thử nghĩ coi, nếu chẳng còn gì khác hơn ngoài những khía cạnh vật lý của cuộc sống, thì tại sao những tế bào có thể nhận ra và chỉ chấp nhận điều có lợi cho chúng và rồi loại bỏ hay từ chối không chấp nhận bất kỳ điều gì thất lợi và gây phương hại cho chúng. Rõ ràng một chi tiết phi vật chất này từ đâu mà ra? tại sao chúng lại biết cách loại bỏ khỏi nguyên một hệ thống điều gì độc hại hay vô dụng? Cách cư sử hay hành vi của các tế bào đó nếu bạn muốn sử dụng từ này giống y hệt như một con người, và một con vật chỉ chọn lựa những gì là tốt và có lợi cho họ mà thôi. Sự khác biệt đó là một con người và một con vật có thể chú tâm hay ý thức thực hiện như vậy. Trong khi đó các tế bào cũng có thể làm được như vậy theo bản năng hay theo tiềm thức.

Cũng một cách thức đó, thì sự tăng trưởng và phát triển của não bộ tiến tới theo hướng đúng lại không chỉ là kết quả của thức ăn truyền thống hay thuốc men người đó sử dụng. Thật vậy, theo những kiến thức học tập và nghiên cứu não bộ chỉ có thể hy vọng tăng trưởng và phát triển được cùng với sư tăng trưởng của cả một hệ thống não bộ như là một kết quả. Nhưng nếu tâm đó liên tục bị phá rối, thường xuyên bị giao động do những tư tưởng và tình cảm không lành mạnh, bị nản trí và rối loạn do những trở ngại và những vấn đề khó khăn và cuối cùng là mất kiềm chế thì ta có thể hy vọng có được điều gì do những kiến thức khoa học và những nghiên cứu đem lại? Trong trường hợp như vậy thì lợi nhuận nếu có, sẽ chẳng bù lại được với những hậu quả tai hại đem lại. Cán cân sẽ nghiêng về những điều chống thay vì nghiêng về những điều thuận. Kết quả cuối cùng đơn giản là hãy nhìn xem. Điều này chứng tỏ ý nghĩa to lớn của điều phi vật chất, chẳng phải là khía cạnh vô sắc giới (siêu nhiên) của thể xác mà ra hay sao.

Mặt khác, chúng ta còn được một số nhà văn, nghệ sĩ và các vị thánh đã có được khối óc không hề bị suy xuyển do tuổi tác và những điều kiện do thân xác gây ra. Không cần nói chi đến các bậc thánh A-la-hán trong Phật giáo. Toàn bộ các ngài cũng biết đến do các ngài đã duy trì được phẩm chất não bộ và sự trong sáng của tâm cho đến khi họ qua đi sang thế giới bên kia. Điều gì là nhân tố quyết định đàng sau khía cạnh vật chất trong tất cả những trường hợp như vậy? Chắc chắn phải có đôi điều gì đó vượt khỏi phạm trù bình thường và không thể tập luyện nơi con mắt cũng như nơi các giác quan khác. Đây chính là chất lượng của Thức, nói một cách cụ thể, đây chính là công việc thiết lập khả năng nhập vào thiền vậy, cho dù chưa đạt được mức độ jhāna cao ngất hay thiền chứng (samāpatti). Nói một cách chính xác, đây chính là tu thiền đi đôi với tuân giữ Giới luật và luyện Tuệ giác (paññā) nội trong hệ thống Phật giáo đã được đề cập đến ở trên.

Cần Nhiều Cố Gắng và Thời Gian Đề Đạt Đến Thành Tựu Cao Hơn

Để đạt đến được những thành tựu về phép Thần Thông (Abhiññā) hay là những sức mạnh siêu phàm đang nhắm tới. Một công việc luyện tập nghiêm khắc và đầy nhiệt huyết và một kỷ luật nghiêm ngặt đòi hỏi người thiền sinh (aspirant)phải tuân thủ từ đầu đến cuối, và cũng cần phải có nhiều thời gian dành cho công việc luyện tập này, có đôi khi còn dài hơn nhiều so với yêu cầu để có được kết quả như ý trong luyện tập kiên trì và quyết tâm cao. Có đôi khi còn cần đến cả một đời người hay nhiều kiếp khác nữa. Đối với những ai chỉ mới bắt đầu trên cõi đời này, đạt đến được những khả năng thần thông siêu phàm hay siêu nhiên này cần đòi hỏi một mức độ luyện tập đặc biệt và khác thường để phát triển trí óc kèm theo là một thái độ “diệt dục” cao độ nơi tâm. Những phẩm chất này được tích lũy trong một thời gian dài mà kết quả là với việc đạt đến bậc Thiền Jhana cao ngất và tuyệt vời và thiền chứng (samapatti). Đó là đỉnh cao nhất của tu luyện thiền.

Từ Kinh Phật chúng ta cũng được biết các vị Thánh A-la-hán thường rút vào trong thinh lặng và nhập thiền như là nơi ở bình yên và hạnh phúc tột độ trong cuộc sống đời thường. Điều này diễn ra sau khi họ đã đạt đến hoàn hảo tột đỉnh và giải thóat khỏi mọi đau khổ phiền não. Họ không còn phải bị tái sanh nữa. Vì những người trần tục thường có thể phải trải qua một tình trạng vỡ mộng và không muốn được tái sanh. Bánh xe (vòng) tái sanh và kết quả của tái tử chưa được phá vỡ. Điều quan trọng hơn là họ không có thể chọn cho mình được cõi nào hay một địa điểm nào hay cả việc tái sanh nữa cho đến khi nào họ đạt đến được một mức độ kiềm chế và diệt dục đủ mạnh thì mới có được một mức độ tự lựa chọn thích đáng cho việc tái sanh. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi nào họ đạt đến được một mức độ nhập thiền đủ để đẩy lùi những tư tưỏng và tình cảm không thích hợp và bất thiện. Đây là lý do và phương cách hành thiền phải được phát triển tối đa theo đúng hướng và đạt được mức độ tin cẩn để tránh khỏi Hội Chứng Miễn Nhiễm Mắc Phải trong lãnh vực siêu nhiên vậy (Spiritual Aids - Sida).

Thiên Nhãn Thông nơi Đức Phật

Còn nhiều điều hơn những gì mắt thấy,
Hoặc lãnh hội giác quan khác của ta.
Chẳng cho ta toàn cảnh đáng tin cậy.
Toàn nhiệm vụ cảm giác quá bao la.

Hiệu quả luôn luôn chỉ là giới hạn.
 Chẳng tường trình mọi khía cạnh cho ta.
Đây thảm họa của tôi và của bạn.
 Chân lý đó bạn cùng tôi lơi là.

Để chiêm ngưỡng đất trời cùng vạn vật.
Ta cần một nguồn sáng rất chói chang.
Tu luyện kỹ những điều Phật dạy
 Mở rộng tầm nhìn toàn bộ ngũ giác quan

Ngày ta sinh chẳng cõi nào được sẵn dọn
Lúc lìa cõi đời cũng chỉ vậy mà thôi,
Ngàn Chúng sanh đã đang lìa cõi thế gian.
Mọi vương quốc cả thánh đức lẫn gian tham

Đức Thế Tôn đã nhận ra tất cả
Cùng toàn bộ dữ liệu có liên quan
Nhờ Thiên Nhãn siêu phàm Ngài đắc chứng.
Ngời vợi hơn muôn vàn trời cao

Ngài chứng kiến chúng sanh “sanh” rồi “diệt”
Thông cả lý lẽ, không gian và thời điểm.
Thay chúng sanh ngài dự liệu hết mọi thứ.
Nhờ Thiên Nhãn cùng thần thông đầy huyền nhiệm.

Nhắm nguồn sáng nội tâm làm đích đến.
Soi dẫn mọi thành tích thành công cần thiết.
Phải nhập thiền ngày và đêm liên tục
Đích đến đạt tiến bộ siêu nhiên.

Một minh chứng cứ sống còn nghiệp chướng
Điều hiển nhiên dứt khóat khỏi chứng minh
Lời Phật dậy Chánh đạo đã tỏ tường.
Niềm kiêu hãnh con Phật là thế đó.

Chẳng ai sinh ra đã đầy đủ trí tuệ
Là điều trời không phú cho riêng ai,
Chẳng ai cản trở tầm nhìn cùng nhận thức
Vượt trội hẳn mọi sinh linh chúng sanh.

Vượt trên cả mọi chư thần chư thánh
Vươn tới tận Tam giới[6] tận Cửu Trùng[7]
Chính thực là nhân chứng mến tri ân
Thiên Nhãn linh thiêng ghi dấu ấn.

 


[1] Ba mươi cõi gồm có: 4 cảnh khổ (apāya). 6 Cõi dục giới (Kāmāvacara), 16 Cõi thiền sắc giới (rūpabrahma) và 4 Cõi thiền vô sắc giới (Arūpabrahma)

[2] Đây là điều trích từ một quan điểm qui ước nghĩa là theo như mọi người đều hiểu. Nói một cách chính xác có nghía là xét cho cùng con người ta phải được tái sanh nơi cõi Hóa Sinh (Opapātika) trước khi con người ta chết khỏi cõi đời này. Xác còn hay hết này (mở ngoặc đóng ngoặc) có thể thực hiện được một sự “liên kết tương quan” có thể nói như thế, đối với việc tái sanh cho thân xác do tâm tạo nên. Đã tàn lụi khỏi cõi đời này. Điều này rất khớp với y tương sinh (Paṭiccasamuppāda). Bất kỳ khi nào có tâm lúc đó có “danh và sắc” và ngược lại, nói cách khác, bạn không thể cho là mình đã vượt qua được một con suối cho đến khi nào bạn đặt được bước chân vững chắc trên hòn đá kê để bước chân qua bên bờ bên kia dòng suối và đặt chân an toàn trên đó, và để lại đàng sau là bờ sông hay hòn đá bạn vừa dời khỏi.

[3] Thực chất lúc nào cũng có nguồn sáng nhưng không chú ý đến nguồn sáng mà thôi và lúc đó ta không ý thức được sự hiện diện của nguồn sáng. Vì nếu không có nguồn sáng nào cả , thì chẳng có cảnh vật bao giờ.

[4] Điều này có nghĩa là chỉ một phần nhỏ hình ảnh và không được rõ ràng.

[5] Điều này có nghĩa là một số lượng lớn và rõ ràng.

[6] Tam giới đó là: Cõi Dục giới. Cõi Sắc và Cõi Vô Sắc

[7] Cửu Trùng: hiểu theo nghĩa đen chín hữu tình cư này là nơi cư ngụ của các giống hữu tình có nghĩa là cõi các chúng sanh. 1.- có thân khác nhau và tưởng khác nhau; 2.- có thân xác khác nhau nhưng tưỏng giống nhau. 3. có thân xác giống nhau nhưng tưởng khác nhau; 4.- có thân xác và tưởng giống nhau. 5.- chúng sanh vô tưởng; 6.- những kẻ nào đã đạt đến thiền mức vô sắc giới được gọi là Ākāsānañcāyatana (hư không vô biên xứ); 7.- những ai đã đạt đến được bậc thiền được gọi là Āki ñcaññāyatana (vô sở hữu xứ); 8.- những ai đã đạt đến được thiền bậc Āki ñcaññāyatana (vô sở hữu xứ) và 9.-những ai đã đạt đến mức độ thiền gọi là Nevasaññā nāsaññāyatana (phi tưởng phi phi tưởng xứ) (Trích tác phẩm Navakanipata thuộc tác phẩm Tăng chi Bộ Kinh (Añguttara Nikaya)

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03

 

Chân thành cám ơn Tỳ khưu Thiện Minh đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 02-2007)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 10-03-2007