Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

Times (Unicode) font

 

Tâm Từ Vô Lượng

Biên soạn: Mai Hiên


[03]

VI.- PHỤ LỤC

1. Kinh JIVAKA (Trung Bộ 2, trang 71)

Một thời Thế Tôn trú ở Rajagaha (Vương Xá), tại rừng xoài của Jivaka Komarabhacca.

Rồi Jivaka Komarabhacca đi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn, ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Jivaka Komarabhacca bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, con nghe nói như sau: "Vì Sa-môn Gotama, họ giết hại các sinh vật. Và Sa-môn Gotama (tuy) biết thế (vẫn) dùng các loại thịt được giết vì mình và được làm cho mình". Bạch Thế Tôn, những ai nói như sau: "Vì Sa-môn Gotama, họ giết hại các sinh vật. Và Sa-môn Gotama (tuy) biết thế (vẫn) dùng các loại thịt được giết (vì mình) và được làm cho mình", bạch Thế Tôn, những người ấy có nói chính lời Thế Tôn, họ không xuyên tạc Thế Tôn không đúng sự thật, họ trả lời đúng pháp, thuận pháp, và những ai như pháp, thuyết đúng (pháp) thuận (pháp) không có thể quở trách?

- Này Jivaka, những ai nói như sau: "Vì Sa-môn Gotama, họ giết hại các sinh vật. Và Sa-môn Gotama (tuy) biết thế (vẫn) dùng các loại thịt được giết (vì mình) được làm cho mình", những người ấy không nói chính lời của Ta, họ xuyên tạc Ta, không như chân, không như thật. Này Jivaka, Ta nói trong ba trường hợp, thịt không được thọ dụng: thấy, nghe và nghi (vì mình mà giết). Này Jivaka, Ta nói trong ba trường hợp này, thịt không được thọ dụng. Này Jivaka, Ta nói trong ba trường hợp, thịt được thọ dụng: không thấy, không nghe và không nghi (vì mình mà giết). Này Jivaka, Ta nói trong ba trường hợp này, thịt được thọ dụng.

đây, này Jivaka, Tỷ-kheo sống dựa vào một làng hay một thị trấn nào, vị ấy biến mãn một phương với tâm có lòng từ, và an trú; cũng vậy phương thứ hai, phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân và an trú. Một người cư sĩ hay con một người cư sĩ đến Tỷ-kheo ấy và mời ngày mai thọ trai và này Jivaka, Tỷ-kheo ấy nhận lời. Sau khi đêm ấy đã qua, Tỷ-kheo ấy vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi đến chỗ người cư sĩ kia hay con người cư sĩ kia. Sau khi đến, vị ấy ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Và vị cư sĩ, hay con vị cư sĩ ấy thỉnh vị ấy dùng các món ăn khất thực thượng vị. Vị Tỷ-kheo ấy không nghĩ: "Thật tốt lành thay, người cư sĩ này, hay con người cư sĩ này thỉnh ta dùng các món ăn khất thực thượng vị. Mong rằng người cư sĩ này, hay con người cư sĩ này trong tương lai sẽ thỉnh ta dùng các món khất thực thượng vị như vậy". Tỷ-kheo ấy không nghĩ như vậy. Vị ấy thọ dụng các món ăn khất thực ấy, với tâm không tham trước, không tham đắm, không đam mê, thấy rõ các tai họa, ý thức rõ rệt sự xuất ly. Này Jivaka, Ông nghĩ thế nào? Tỷ-kheo kia, trong thời gian ấy có nghĩ đến tự hại, hay nghĩ đến hại người, hay nghĩ đến hại cả hai?

- Thưa không, bạch Thế Tôn.

- Này Jivaka, Tỷ-kheo kia, trong thời gian ấy có phải dùng các món ăn không có lỗi lầm?

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Bạch Thế Tôn, con nghe như sau: "Cao thượng thay, an trú lòng từ! Bạch Thế Tôn, Thế Tôn diện kiến thân chứng cho con điểm này, Bạch Thế Tôn, Thế Tôn an trú lòng từ.

- Này Jivaka, cái gọi là tham, là sân, là si, do đó sân hận khởi lên, tham ấy, sân ấy, si ấy được Như Lai đoạn trừ, chặt cho đến tận gốc, làm cho như thân cây tala, khiến không thể tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Này Jivaka, nếu như vậy là ý nghĩa Ông muốn nói, thời Ta đồng ý với Ông.

- Bạch Thế Tôn, như vậy thật là ý nghĩa con muốn nói.

- Ở đây, này Jivaka, Tỷ-kheo sống dựa vào một làng nào hay một thị trấn nào. Vị ấy biến mãn một phương với tâm có lòng bi... với tâm có lòng hỷ... với tâm có lòng xả và an trú; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy, biến mãn với tâm có lòng xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân và an trú. Một cư sĩ hay con một người cư sĩ đến Tỷ-kheo ấy và mời ngày mai thọ trai. Và này Jivaka, Tỷ-kheo ấy nhận lời. Sau khi đêm ấy đã qua, vị ấy vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi đến chỗ người cư sĩ kia, hay con của người cư sĩ kia. Sau khi đến, vị ấy ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Và vị cư sĩ, hay con vị cư sĩ ấy thỉnh vị ấy dùng các món ăn khất thực thượng vị. Tỷ-kheo ấy không nghĩ: "Thật tốt lành thay, người cư sĩ này, hay con người cư sĩ này thỉnh ta dùng các món ăn khất thực thượng vị. Mong rằng vị cư sĩ này, hay con vị cư sĩ này trong tương lai sẽ thỉnh ta dùng các món ăn khất thực thượng vị như vậy". Tỷ-kheo ấy không nghĩ như vậy. Vị ấy thọ dụng các món ăn khất thực ấy với tâm không tham trước, không tham đắm, không đam mê, thấy rõ các tai họa, ý thức rõ rệt sự xuất ly. Này Jivaka, Ông nghĩ thế nào? Tỷ-kheo kia, trong thời gian ấy có nghĩ đến hại mình, hay nghĩ đến hại người, hay nghĩ đến hại cả hai?

- Thưa không, bạch Thế Tôn.

- Này Jivaka, vị Tỷ-kheo kia, trong thời gian ấy, có phải dùng các món ăn không có lỗi lầm?

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Bạch Thế Tôn, con nghe như sau: ‘Cao thượng thay, an trú lòng xả!’ Bạch Thế Tôn, Thế Tôn diện kiến thân chứng cho con điểm này. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn an trú lòng xả.

- Này Jivaka, cái gọi là tham, là sân, là si, do đó sân hận khởi lên, tham ấy, sân ấy, si ấy được Như Lai đoạn trừ, chặt cho đến tận gốc, làm cho như thân cây tala, khiến không thể tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Này Jivaka, nếu như vậy thì ý nghĩa Ông muốn nói, thời ta đồng ý với Ông.

- Bạch Thế Tôn, như vậy thật là ý nghĩa con muốn nói.

- Này Jivaka, người nào vì Như Lai, hay vì đệ tử Như Lai mà giết hại sinh vật, người ấy chất chứa nhiều phi công đức do năm nguyên nhân. Khi người ấy nói như sau: "Hãy đi và dắt con thú này đến", đó là nguyên nhân thứ nhứt, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Con thú ấy, khi bị dắt đi, vì bị kéo lôi nơi cổ, nên cảm thọ khổ ưu, đó là nguyên nhân thứ hai, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Khi người ấy nói: "Hãy đi và giết con thú này", đó là nguyên nhân thứ ba, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Khi con thú ấy bị giết, cảm thọ khổ ưu, đây là nguyên nhân thứ tư, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Khi người ấy cúng dường Như Lai hay đệ tử Như Lai một cách phi pháp, đó là nguyên nhân thứ năm, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Này Jivaka, người nào vì Như Lai, hay vì đệ tử Như Lai mà giết hại sinh vật, người ấy sẽ chất chứa nhiều phi công đức do năm nguyên nhân này.

Khi nghe nói vậy, Jivaka Komarabhacca bạch Thế Tôn:

- Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, các Tỷ-kheo thật sự thọ dụng các món ăn một cách hợp pháp. Bạch Thế Tôn, các Tỷ-kheo thật sự thọ dụng các món ăn không có khuyết phạm. Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! ... Mong Thế Tôn nhận con làm cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

Ai ở đây hại vật,
Một sanh, hoặc hai sanh,
Không thương xót hữu t
ình,
Được biết là bần tiện --
(Kinh Tập, câu 117)

2. Kinh TỪ (Tương Ưng 5, trang 183)

Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Koliya, tại thị trấn của dân Koliya tên là Haliddavasana.

Rồi một số đông Tỷ-kheo, vào buổi sáng, đắp y cầm y, bát đi vào Haliddavasana để khất thực.

Rồi các Tỷ-kheo ấy suy nghĩ: "Thật là quá sớm để đi vào Haliddavasana khất thực. Vậy, chúng ta hãy đi đến khu vườn của các du sĩ ngoại đạo".

Rồi các Tỷ-kheo ấy đi đến khu vườn các du sĩ ngoại đạo; sau khi đến nói lên với những du sĩ ngoại đạo ấy những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, họ liền ngồi xuống một bên. Các du sĩ ngoại đạo ấy nói với các Tỷ-kheo đang ngồi một bên:

- Này chư Hiền, Sa-môn Gotama có thuyết pháp như sau cho các đệ tử: "Hãy đến, này các Tỷ-kheo, sau khi đoạn tận năm triền cái, những pháp làm uế nhiễm tâm, làm yếu ớt trí tuệ, hãy trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ; cũng vậy, với phương thứ hai; cũng vậy, với phương thứ ba; cũng vậy, với phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú, biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại vô biên, không hận, không sân... với tâm câu hữu với bi... với tâm câu hữu với hỷ... với tâm câu hữu với xả; cũng vậy, với phương thứ hai; cũng vậy, với phương thứ ba; cũng vậy, với phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú, biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại vô biên, không hận, không sân".

Này chư Hiền, chúng tôi cũng thuyết pháp cho các đệ tử như sau: "Hãy đến, này chư Hiền, sau khi đoạn tận năm triền cái, những pháp làm uế nhiễm tâm, làm yếu ớt trí tuệ, hãy trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ... với tâm câu hữu với bi... với tâm câu hữu với hỷ... với tâm câu hữu với xả... không hận, không sân".

đây, này chư Hiền, cái gì là đặc thù, cái gì là thù thắng, cái gì là sai biệt giữa Sa-môn Gotama và chúng tôi, tức là về thuyết pháp hay về giáo giới?

Rồi các Tỷ-kheo ấy không hoan hỷ, không bác bỏ lời nói các du sĩ ngoại đạo ấy; không hoan hỷ, không bác bỏ, từ chỗ ngồi đứng dậy, họ ra đi với ý nghĩ: "Chúng ta sẽ được biết ý nghĩa lời nói này từ nơi Thế Tôn".

Rồi các Tỷ-kheo ấy sau khi đi khất thực ở Haliddavasana, sau buổi ăn, trên con đường đi khất thực trở về, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, họ đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

- Ở đây, bạch Thế Tôn, chúng con, vào buổi sáng, đắp y cầm y bát đi vào Haliddavasana để khất thực. Rồi, bạch Thế Tôn, chúng con suy nghĩ như sau: "Thật là quá sớm để đi vào Haliddavasana khất thực. Vậy chúng ta hãy đi đến khu vườn các du sĩ ngoại đạo". Rồi, bạch Thế Tôn, chúng con đi đến khu vườn các du sĩ ngoại đạo... (như trên) ... Rồi chúng con, bạch Thế Tôn, không hoan hỷ, không bác bỏ lời nói các du sĩ ngoại đạo ấy; không hoan hỷ, không bác bỏ, từ chỗ ngồi đứng dậy, chúng con ra đi với ý nghĩ: "Chúng ta sẽ được biết ý nghĩa lời nói này từ Thế Tôn".

- Ðược nói vậy, này các Tỷ-kheo, cần phải nói với các du sĩ ngoại đạo ấy như sau:

"Nhưng này chư Hiền, từ tâm giải thoát tu tập như thế nào? Thú hướng như thế nào? Tối thắng như thế nào? Quả như thế nào? Cứu cánh như thế nào? Và này chư Hiền, bi tâm giải thoát tu tập như thế nào? Thú hướng như thế nào? Tối thắng như thế nào? Quả như thế nào? Cứu cánh như thế nào? Và này chư Hiền, hỷ tâm giải thoát... xả tâm giải thoát tu tập như thế nào? Thú hướng như thế nào? Tối thắng như thế nào? Quả như thế nào? Cứu cánh như thế nào? " Khi được hỏi như vậy, này các Tỷ-kheo, các du sĩ ngoại đạo sẽ không thể cắt nghĩa được, sẽ rơi vào khó khăn.

Vì sao? Vì rằng, này các Tỷ-kheo, vấn đề này vượt ngoài giới vức của họ. Này các Tỷ-kheo, Ta không thấy một ai ở Thiên giới, thế giới này ở Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người có thể làm thỏa mãn tâm với câu trả lời cho những câu hỏi này, ngoại trừ Như Lai, hay đệ tử Như Lai, hay những ai được nghe từ hai vị ấy.

Và này các Tỷ-kheo, từ tâm giải thoát tu tập như thế nào? Thú hướng như thế nào? Tối thắng như thế nào? Quả như thế nào? Cứu cánh như thế nào?

đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi câu hữu với từ... tu tập xả giác chi câu hữu với từ, liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ. Nếu vị ấy muốn: "Ta sẽ trú với tưởng ghê tởm đối với pháp không ghê tởm", vị ấy trú ở đây với tưởng ghê tởm. Nếu vị ấy muốn: "Ta sẽ trú với tưởng không ghê tởm đối với pháp ghê tởm", vị ấy trú ở đây với tưởng không ghê tởm. Nếu vị ấy muốn: "Ta sẽ trú với tưởng ghê tởm đối với pháp không ghê tởm và pháp ghê tởm", vị ấy trú ở đây với tưởng ghê tởm. Nếu vị ấy muốn: "Ta sẽ trú với tưởng không ghê tởm đối với pháp ghê tởm và pháp không ghê tởm", vị ấy trú ở đây với tưởng không ghê tởm. Nếu vị ấy muốn: "Từ bỏ cả hai không ghê tởm và ghê tởm, ta sẽ trú xả, chánh niệm tỉnh giác", vị ấy trú ở đây với xả, chánh niệm tỉnh giác, hay đạt đến giải thoát được gọi là thanh tịnh, vị ấy an trú. Này các Tỷ-kheo, từ tâm giải thoát là thanh tịnh tối thượng, Ta tuyên bố như vậy. Ở đây là trí tuệ đối với Tỷ-kheo không đạt tới giải thoát cao hơn.

Và này các Tỷ-kheo, bi tâm giải thoát tu tập như thế nào? Thú hướng như thế nào? Tối thắng như thế nào? Quả như thế nào? Cứu cánh như thế nào?

đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi câu hữu với bi... tu tập xả giác chi câu hữu với bi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ. Nếu vị ấy muốn: "Ta sẽ trú với tưởng ghê tởm đối với pháp không ghê tởm", vị ấy trú ở đây với tưởng ghê tởm... Nếu vị ấy muốn: "Từ bỏ cả hai không ghê tởm và ghê tởm, ta sẽ trú xả, chánh niệm tỉnh giác", vị ấy trú ở đây với xả, chánh niệm tỉnh giác. Vượt qua một cách hoàn toàn các sắc tưởng, chấm dứt các tưởng đối ngại, không tác ý các tưởng sai biệt, vị ấy nghĩ rằng: "Hư không là vô biên", vị ấy đạt đến và trú Không vô biên xứ. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng bi tâm giải thoát lấy Không vô biên xứ làm tối thắng.đây là trí tuệ của Tỷ-kheo không đạt tới giải thoát cao hơn.

Và này các Tỷ-kheo, tu tập hỷ tâm giải thoát như thế nào? Thú hướng như thế nào? Tối thắng như thế nào? Quả như thế nào? Cứu cánh như thế nào?

đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi câu hữu với hỷ... tu tập xả giác chi câu hữu với hỷ liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ. Nếu vị ấy muốn: "Ta sẽ trú với tưởng ghê tởm đối với pháp không ghê tởm", vị ấy trú ở đây với tưởng ghê tởm... Nếu vị ấy muốn: "Từ bỏ cả hai không ghê tởm và ghê tởm, ta sẽ trú xả, chánh niệm tỉnh giác", vị ấy trú ở đây với xả, chánh niệm tỉnh giác... Vượt qua Không vô biên xứ một cách hoàn toàn, vị ấy nghĩ rằng: "Thức là vô biên", vị ấy đạt đến và trú Thức vô biên xứ. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng hỷ tâm giải thoát lấy Thức vô biên xứ làm tối thắng.đây là trí tuệ của Tỷ-kheo không đạt tôùi giải thoát cao hơn.

Và này các Tỷ-kheo, tu tập xả tâm giải thoát như thế nào? Thú hướng như thế nào? Tối thắng như thế nào? Quả như thế nào? Cứu cánh như thế nào?

đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi câu hữu với xả... tu tập xả giác chi câu hữu với xả liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ. Nếu vị ấy muốn: "Ta sẽ trú với tưởng ghê tởm đối với pháp không ghê tởm", vị ấy trú ở đây với tưởng ghê tởm. Nếu vị ấy muốn: "Ta sẽ trú với tưởng không ghê tởm đối với pháp ghê tởm", vị ấy trú ở đây với tưởng không ghê tởm. Nếu vị ấy muốn: "Ta sẽ trú với tưởng ghê tởm đối với pháp khoâng ghê tởm và pháp ghê tởm", vị ấy trú ở đây với tưởng ghê tởm. Nếu vị ấy muốn: "Ta sẽ trú với tưởng không ghê tởm đối với pháp ghê tởm và pháp không ghê tởm", vị ấy trú ở đây với tưởng không ghê tởm. Nếu vị ấy muốn: "Từ bỏ cả hai không ghê tởm và ghê tởm, ta sẽ trú xả, chánh niệm tỉnh giác", vị ấy trú ở đây với xả, chánh niệm tỉnh giác. Sau khi vượt qua Thức vô biên xứ một cách hoàn toàn với ý nghĩ: "Không có vật gì", vị ấy chứng đạt và trú Vô sở hữu xứ. Ta nói rằng, này các Tỷ-kheo, xả tâm giải thoát lấy Vô sở hữu xứ làm tối thắng. Ở đây là trí tuệ của Tỷ-kheo không đạt tới giải thoát cao hơn. (Tương Ưng 5, Kinh từ, trang 183)

3. Kinh TỪ (Tăng Chi 2, trang 58)

Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?

đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người với tâm, cùng khởi với từ, biến mãn một phương rồi an trú; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư, như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới. Vị ấy an trú biến mãn với tâm cùng khởi với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Vị ấy nếm được vị ngọt của Thiền ấy, ái luyến Thiền ấy và do vậy tìm được an lạc; an trú trên ấy, chú tâm trên ấy, sống phần lớn với Thiền ấy, không có thối đọa; khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở cõi Phạm chúng Thiên. Một kiếp, này các Tỷ kheo, là tuổi thọ vô lượng của chư Thiên ỏ cõi Phạm chúng Thiên. Tại đấy, kẻ phàm phu, sau khi an trú cho đến hết tuổi thọ ấy, sau khi sống trọn vẹn tuổi thọ của chư Thiên ấy, đi đến địa ngục, đi đến bàng sanh, đi đến ngạ quỷ. Còn đệ tử Như Lai, tại đấy, sau khi an trú cho đến hết tuổi thọ ấy, sau khi sống trọn vẹn tuổi thọ của chư Thiên ấy, nhập Niết-bàn trong hiện hữu ấy. Này các Tỷ-kheo, đây là sự đặc thù, đây là sự thù thắng, đây là sự sai khác giữa Thánh đệ tử có nghe pháp và kẻ phàm phu không nghe pháp, tức là vấn đề sanh thú.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, ở đây có hạng người với tâm cùng khởi với bi ... với tâm cùng khởi với hỷ ... với tâm cùng khởi với xả, biến mãn một phương rồi an trú; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư, như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới. Vị ấy an trú biến mãn với tâm cùng khởi với xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Vị ấy nếm được vị ngọt của Thiền ấy, ái luyến Thiền ấy và do vậy tìm được an lạc; an trú trên ấy, chú tâm trên ấy, sống phần lớn với Thiền ấy, không có thối đọa; khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở cõi Quang âm Thiên. Hai kiếp, này các Tỷ-kheo, là thọ mạng của các chư Thiên ở Quang âm Thiên ... được sanh cộng trú với chư Thiên ở cõi Biến tịnh Thiên. Bốn kiếp, này các Tỷ kheo là thọ mạng của chư Thiên ở cõi Biến Tịnh Thiên ... được sanh cộng trú với chư Thiên ở cõi Quảng quả Thiên. Năm kiếp, này các Tỷ-kheo, là tuổi thọ vô lượng của chư Thiên ở cõi Quảng quả Thiên. Tại đấy, kẻ phàm phu, sau khi an trú cho đến hết tuổi thọ của chư Thiên ấy, sau khi sống trọn vẹn tuổi thọ của chư Thiên ấy, đi đến địa ngục, đi đến bàng sanh, đi đến ngạ quỷ. Còn đệ tử Như Lai, tại đấy, sau khi an trú cho đến hết tuổi thọ ấy, sau khi sống trọn vẹn tuổi thọ của chư Thiên ấy, nhập Niết-bàn trong hiện hữu ấy. Này các Tỷ-kheo, đây là sự đặc thù, đây là sự thù thắng, đây là sự sai khác giữa Thánh đệ tử có nghe pháp và kẻ phàm phu không nghe pháp, tức là vấn đề sanh thú.

Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời. (Tăng Chi 2, Kinh Từ, trang 58)

*

Vị trú xả, chánh niệm,
Tại bất cứ chỗ nào,
Vị không làm hại ai,
Cùng khắp cả thế giới,
Vượt bộc lưu, tịnh ý,
Không có bị dao động
Vị n
ào không đột khởi,
Vị ấy gọi nhu h
òa. -- (Kinh Tập, câu 515)

4. Kinh DHAMMIKA (Tăng Chi 3, trang 143)

Một thời, Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá) tại núi Gijihakuøta (Linh Thứu).

Lúc bấy giờ, Tôn giả Dhammika trú tại chỗ sanh trưởng của mình và có tất cả bảy trú xứ tại chỗ sanh trưởng ấy. tại đấy, Tôn giả Dhammika đối với các khách Tỷ-kheo, mắng nhiếc, quở trách, não hại, châm biếm, khiến họ tức giận với những lời nói. Và các khách Tỷ-kheo ấy bị Tôn giả Dhammika mắng nhiếc, quở trách, não hại, châm biếm, khiến họ tức giận, liền bỏ đi, không có an trú và từ bỏ trú xứ. Rồi các cư sĩ tại chỗ sanh trưởng, suy nghĩ như sau: "Chúng ta đã cung cấp cho chúng Tỷ-kheo Tăng các vật dụng cần thiết như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, nhưng các khách Tỷ-kheo lại bỏ đi, không có an trú và từ bỏ trú xứ. Do nhân gì, do duyên gì, các khách Tỷ-kheo lại bỏ đi, không có an trú, từ bỏ trú xứ? "Rồi các cư sĩ tại chỗ sanh trưởng suy nghĩ: "Có Tôn giả Dhammika này mắng nhiếc các khách Tỷ-kheo, quở trách, não hại, châm biếm, làm họ tức giận với những lời nói. Các khách Tỷ-kheo ấy bị Tôn giả Dhammika mắng nhiếc, quở trách, não hại, châm biếm, làm cho tức giận với những lời nói, nên bỏ đi, không có an trú, từ bỏ trú xứ. Vậy chúng ta hãy mời Tôn giả Dhammika đi chỗ khác." Rồi các cư sĩ tại chỗ sanh trưởng đi đến Tôn giả Dhammika; sau khi đến, thưa với Tôn giả Dhammika: "Thưa Tôn giả, Tôn giả Dhammika hãy từ bỏ trú xứ này. Tôn giả trú ở đây đã vừa đủ rồi."

Rồi Tôn giả Dhammika từ bỏ trú xứ ấy, đi đến một trú xứ khác. Tại đấy, Tôn giả Dhammika mắng nhiếc các khách Tỷ-kheo, quở trách, não hại, châm biếm, làm cho tức giận với các lời nói. Và các khách Tỷ-kheo ấy bị Tôn giả Dhammika mắng nhiếc, quở trách, não hại, châm biếm, làm cho tức giận với các lời nói, liền bỏ đi, không an trú, và từ bỏ trú xứ. Rồi các cư sĩ tại chỗ sanh trưởng suy nghĩ như sau: "Chúng ta đã cung cấp cho chúng Tỷ-kheo các vật dụng cần thiết, như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, nhưng các khách Tỷ-kheo lại bỏ đi, không an trú, từ bỏ trú xứ. Do nhân gì, do duyên gì, các khách Tỷ-kheo lại bỏ đi, không có an trú, từ bỏ trú xứ? "Rồi các cư sĩ tại chỗ sanh trưởng suy nghĩ: "Có Tôn giả Dhammika này mắng nhiếc các khách Tỷ-kheo, quở trách, não hại, châm biếm, làm họ tức giận với những lời nói. Các khách Tỷ-kheo ấy bị Tôn giả Dhammika mắng nhiếc, quở trách, não hại, châm biếm, làm họ tức giận, nên bỏ đi, không có an trú, từ bỏ trú xứ. Vậy chúng ta hãy mời Tôn giả Dhammika đi đến chỗ khác". Rồi các cư sĩ tại chỗ sanh trưởng đi đến Tôn giả Dhammika; sau khi đến, thưa với tôn giả Dhammika: "Thưa Tôn giả, Tôn giả Dhammika hãy tử bỏ trú xứ này. Tôn giả trú ở đây đã vừa đủ rồi."

Rồi Tôn giả Dhammika từ bỏ trú xứ ấy, đi đến một xứ khác. Tại đấy, Tôn giả Dhammika mắng nhiếc các khách Tỷ-kheo, quở trách, não hại, châm biếm, làm tức giận với lời nói. Và các khách tỷ-kheo ấy bị Tôn giả Dhammika mắng nhiếc, quở trách, não hại, châm biếm, làm cho tức giận với lời nói, liền bỏ đi, không có an trú và từ bỏ trú xứ. Rồi các cư sĩ tại chỗ sanh trưởng suy nghĩ như sau: "Chúng ta đã cung cấp cho chúng Tỷ-kheo các vật dụng cần thiết như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, nhưng các khách Tỷ-kheo lại bỏ đi, không an trú, từ bỏ trú xứ. Do nhân gì, do duyên gì, các khách Tỷ-kheo lại bỏ đi, không có an trú, từ bỏ trú xứ? ". Rồi các cư sĩ tại chỗ sanh trưởng suy nghĩ: "Có Tôn giả Dhammika này mắng nhiếc, quở trách, não hại, châm biếm, làm họ tức giận với những lời nói. Các khách Tỷ-kheo ấy bị Tôn giả Dhammika mắng nhiếc, quở trách, não hại, châm biếm, làm tức giận với những lời nói, nên bỏ đi, không có an trú, từ bỏ trú xứ. Vậy chúng ta hãy mời Tôn giả Dhammika rời bỏ hoàn toàn bảy trú xứ tại chỗ đất sanh trưởng". Rồi các cư sĩ tại chỗ đất sanh trưởng đi đến Tôn giả Dhammika; sau khi đến, nói với Tôn giả Dhammika: "Thưa Tôn giả, Tôn giả Dhammika hãy rời bỏ hoàn toàn bảy trú xứ tại chỗ đất sanh trưởng".

Rồi Tôn giả Dhammika suy nghĩ: "Ta đã bị các cư sĩ tại chỗ đất sanh trưởng mời rời bỏ hoàn toàn bảy trú xứ tại chỗ đất sanh trưởng. Nay ta sẽ đi tại chỗ nào? Ta hãy đi đến Thế Tôn". Rồi Tôn giả Dhammika cầm y bát, ra đi, hướng đến Rājagaha (Vương Xá), dần dần đi đến núi Gijihakuøta (Linh Thứu) tại Ràjagaha; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Dhammika đang ngồi xuống một bên:

- Này Bà-la-môn Dhammika, Ông đi từ đâu đến?

- Bạch Thế Tôn, con bị các cư sĩ tại chỗ đất sanh trưởng mời rời bỏ hoàn toàn bảy trú xứ tại chỗ đất sanh trưởng!

- Thôi vừa rồi, này Bà-la-môn Dhammika! Sự việc này, đối với Ông có hề hấn gì! Dầu họ có mời Ông từ bỏ tại chỗ nào, chỗ nào, sau khi đã từ bỏ chỗ ấy, chỗ ấy, Ông đã đi đến gần Ta!

Trong quá khứ, này Bà-la-môn Dhammika, các nhà buôn đường biển đem theo một con chim để tìm bờ, khi họ đi tàu ra biển. Khi chiếc tàu ra xa, không thấy bờ, họ thả con chim đi tìm bờ. Con chim bay về hướng Ðông, bay về hướng Tây, bay về hướng Bắc, bay về hướng Nam, bay về hướng Trên, bay về hướng Döôùi. Nếu nó thấy bờ xung quanh, nó liền bay luôn. Nếu nó không thấy bờ xung quanh, nó bay trở lui về tàu. Cũng vậy, này Bà-la-môn Dhammika, dầu họ có mời Ông từ bỏ tại chỗ nào, chỗ nào, sau khi đã từ bỏ chỗ ấy, chỗ ấy, Ông đã đi đến gần Ta.

Thuở xưa, này Bà-la-môn Dhammika, vua Koravya có một cây bàng chúa tên là Suppatittha, cây này có năm cành, có bóng mát dịu, rất là khả ý. Này Bà-la-môn Dhammika, cây bàng chúa Suppatittha tỏa rộng ra đến mười hai do tuần, các rễ mọc lan rộng đến năm do tuần. Này Bà-la-môn Dhammika, cây bàng chúa Suppatittha có những trái cây to lớn, lớn như những cái nồi con; những trái cây ngọt lịm như vậy, trong sáng và ngọt như mật ong. Này Bà-la-môn Dhammika, vua với các cung nữ hưởng thụ một cành của cây bàng chúa Suppatittha; quân đội hưởng thụ một cành; các Sa-môn, Bà-la-môn hưởng thụ một cành; các loài thú, loài chim hưởng thụ một cành. Này Bà-la-môn Dhammika, không có ai phòng hộ các trái của cây bàng chúa Suppatittha, và không có ai hại nhau vì caùc trái cây. Rồi này Bà-la-môn Dhammika, một người sau khi đã ăn hết cho đến thỏa thích những trái của cây bàng chúa Suppatittha, liền bẻ gãy một cành rồi bỏ đi. Rồi này Bà-la-môn Dhammika, vị Thiên trú ở cây bàng chúa Suppatittha suy nghĩ như sau: "Thật là vi diệu, thưa Tôn giả! Thật là hy hữu, thưa Tôn giả, con người lại ác cho đến như vậy! Sau khi ăn cho đến thỏa thích các trái của cây bàng chúa Suppatittha, lại bẻ một cành rồi bỏ đi! Vậy cây bàng chúa Suppatittha hãy đừng sanh trái nữa trong tương lai! "Rồi này Bà-la-môn Dhammika, cây bàng chúa Suppatittha không sanh trái nữa trong tương lai. Rồi này Bà-la-môn Dhammika, vua Koravya đi đến Thiên chủ Sakka; sau khi đến, thưa với Thiên chủ Sakka: "Tôn giả có biết không? Cây bàng chúa Suppatittha không sanh trái nữa! "Rồi này Bà-la-môn Dhammika, Thiên chủ Sakka thực hiện thần thông, khiến cho mưa to gió lớn khởi lên, làm cây bàng chúa Suppatittha ngã xuống và bật gốc rễ. Này Bà-la-môn Dhammika, vị Thiên trú ở cây bàng chúa Suppatittha khổ đau, sầu muộn, nước mắt đầy mặt, khóc lóc, đứng một bên. Này Bà-la-môn Dhammika, rồi Thiên chủ Sakka đi đến vị Thiên trú ở cây bàng chuùa Suppatittha, sau khi đến, nói với vị Thiên trú ở cây bàng chúa Suppatittha như sau:

- Vì sao, này vị Thiên kia, Ông lại khổ đau, sầu muộn, nước mắt đầy mặt, khóc lóc, đứng một bên?

- Thưa Tôn giả, có cơn mưa to gió lớn khởi lên, và làm cho chỗ trú xứ của con bị ngã xuống và bật gốc rễ lên.

- Này vị Thiên kia, có phải Ông đang gìn giữ cây pháp, nhưng cơn mưa to lớn ấy khởi lên, làm trú xứ của Ông bị ngã xuống và bật gốc rễ lên?

- Làm thế nào, thưa Tôn giả, một cây... được gìn giữ như một cây pháp?

- Ở đây, này vị Thiên kia, những người cần rễ đến lấy rễ cây đi, những người cần vỏ đến lấy vỏ cây đi. Những người cần lá đến lấy lá đi. Những người cần bông đến lấy bông đi. Những người cần trái đến lấy trái đi. Như vậy, không có gì để khiến cho một vị Thiên phải không hoan hỷ, không vui vẻ. Như vậy, là một cây được gìn giữ như một cây pháp.

- Thưa Tôn giả, con không gìn giữ một cây pháp, khi cơn mưa to lớn ấy khởi lên, làm chỗ trú xứ của con ngã xuống và bật gốc rễ lên!

- Này vị Thiên kia, nếu Ông gìn giữ cây pháp, thời trú xứ của Ông sẽ trở lại như xưa.

- Thưa Tôn giả, con sẽ gìn giữ cây pháp, mong rằng trú xứ cuả con trở lại như xưa.

Rồi Thiên chủ Sakka thực hiện thần thông khiến cho mưa to gió lớn đến dựng đứng lại cây bàng chúa và chữa lành những rễ cây

Cũng vậy, này Bà-la-môn Dhammika, Ông có gìn giữ Sa-môn pháp, khi các người cư sĩ tại chỗ sanh trưởng mời Ông đi khỏi bảy trú xứ tại chỗ sanh trưởng không?

- Như thế nào, baïch Theá Toân, là một Sa-môn gìn giữ Sa-môn pháp?

- Như thế này, này Bà-la-môn Dhammika, ở đây, một Sa-môn không có mắng nhiếc lại người đã mắng nhiếc mình, không có tức giận người đã tức giận mình, không có quở trách người đã quở trách mình. Như vậy, này Bà-la-môn Dhammika, là vị Sa-môn gìn giữ Sa-môn pháp.

- Baïch Theá Toân, con không gìn giữ Sa-môn pháp khi những người cư sĩ ở tại chỗ sanh trưởng mời con đi khỏi hoàn toàn bảy trú xứ trong chỗ được sanh trưởng.

- Thuở xưa, này Bà-la-môn Dhammika, có một ngoại đạo sư tên là Sunettto (Diệu Nhãn) đã viễn ly các dục. Này Bà-la-môn Dhammika, ngoại đạo sư Sunetto có hàng trăm đệ tử. Ngoại đạo sư Sunetto thuyết pháp về cộng trú tại Phạm thiên giới cho các người đệ tử. Những ai nghe ngoại đạo sư Sunetto thuyết giảng về cộng trú tại Phạm thiên giới, này Bà-la-môn Dhammika, tâm không được hoan hỷ, các người ấy sau khi thân hoại mạng chung bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Còn những ai, này Bà-la-môn Dhammika, nghe ngoại đạo sư Sunetto thuyết giảng về cọng trú tại Phạm thiên giới, tâm được hoan hỷ, các người ấy sau khi thân hoại mạng chung được sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Thuở xưa, này Bà-la-môn Dhammika, có ngoại đạo sư tên là Mugapakkha... có ngoại đạo sư tên là Aranemi... có ngoại đạo sư tên là Kuddālaka... có ngoại đạo sư tên là Hatthipāla... có ngoại đạo sư tên là Jotipāla đã viễn ly các dục... được sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Ông nghĩ thế nào, này Bà-la-môn Dhammika, đối với sáu ngoại đạo sư này đã viễn ly các dục, hay đối với chúng đệ tử hàng trăm hội chúng của những vị ấy, ai với tâm uế nhiễm, mắng nhiếc, quở trách, như vậy có sanh khởi ra nhiều vô phước không?

- Thưa có, bạch Thế Tôn.

- Thật vậy, này Bà-la-môn Dhammika, đối với sáu ngoại đạo sư này đã viễn ly các dục, hay đối với chúng đệ tử hàng trăm hội chúng của những vị ấy, ai với tâm uế nhiễm, mắng nhiếc, quở trách, có sanh khởi ra nhiều vô phước. Còn ai, đối với bị đầy đủ chánh kiến, với tâm uế nhiễm, mắng nhiếc, quở trách, như vậy sanh khởi ra nhiều vô phước hơn nữa. Vì cớ sao? Ta tuyên bố rằng, này Bà-la-môn Dhammika, sự tổn hại đối với các ngoại đạo sư như vậy không bằng sự tổn hại nếu đối xử với các vị đồng Phạm hạnh. Do vậy, này các Bà-la-môn Dhammika, cần phải học tập như sau:

Chúng tôi sẽ không có tâm uế nhiễm đối với vị đồng Phạm hạnh. Này Bà-la-môn Dhammika, các Ông cần phải học tập như vậy.

Các vị Bà-la-môn,
Như Sư Sunetto,
Sư Mugapakkha,
Và Aranemi,
Sư Kuddalaka,
Và Hatthipàla,
Sư Jotipàla,
Và Sư Govinda,
Là quốc sư thứ bảy.
Sáu Sư bạn vị này,
Là những vị danh tiếng,
Quá khứ không hại ai,
Thoát hôi hám, từ bi,
Giải thoát dục kiết sử,
Thoát ly tham ái dục,
Ðạt được Phạm thiên giới.
Và các hàng đệ tử,
Con số lên hàng trăm,
Thoát hôi hám, từ bi,
Giải thoát dục kiết sử,
Thoát ly tham ái dục,
Ðạt được Phạm thiên giới.
Ẩn sĩ ngoại đạo ấy,
Ly tham, tâm Thiền định,
Nếu với tâm uế nhiễm,
Có ai mắng nhiếc họ,
Người như vậy tạo ra,
Rất nhiều sự vô phước.
Ðối một đệ tử Phật,
Tỷ-kheo có chánh kiến,
Nếu với tâm uế nhiễm,
Có ai mắng vị ấy,
Người như vậy tạo ra,
Nhiều vô phước hơn nưã
Chớ phật lòng bậc thiện,
Hãy từ bỏ kiến xứ,
Tối thượng trong Thánh chúng,
Vị ấy được gọi vậy.
Ai chưa ly các dục,
Năm căn c
òn mềm dịu,
Tín, niệm và tinh tấn,
Với chỉ và với quán,
Nếu phật ý vị ấy,
Trước hết tự hại mình,
Sau khi tự hại mình,
Lại hại đến người khác,
Ai tự bảo vệ m
ình,
Bề ngoài cũng bảo vệ,
Do vậy, bảo vệ mình,
Bậc trí không tổn hại.

(Tăng Chi 3, Kinh Dhammika, trang 143)

5. Tiểu kinh Xóm Ngựa (Trung Bộ 1, trang 619)

...Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo thực hành các pháp môn xứng đáng bậc Sa-môn? Này các Tỷ-kheo, đối với Tỷ-kheo có tâm tham dục và lòng tham dục được đoạn diệt, có tâm sân và lòng sân hận được đoạn diệt, có tâm phẫn nộ và lòng phẫn nộ được đoạn diệt, có tâm hiềm hận và lòng hiềm hận được đoạn diệt, có tâm giả dối và lòng giả dối được đoạn diệt, có tâm não hại và lòng não hại được đoạn diệt, có tâm tật đố và lòng tật đố được đoạn diệt, có tâm xan lẩn và lòng xan lẩn được đoạn diệt, có tâm man trá và lòng man trá được đoạn diệt, có tâm xảo trá và lòng xảo trá được đoạn diệt, có tâm ái dục và lòng ái dục được đoạn diệt, có tà kiến và tà kiến được đoạn diệt... Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng, nếu vị ấy thực hành các pháp môn xứng đáng bậc Sa-môn, thì có thể đoạn diệt được những cấu uế cho Sa-môn, những tỳ vết cho Sa-môn, những lỗi lầm cho Sa-môn, đọa sanh vào đọa xứ, sự thọ lãnh các ác thú.

Vị ấy thấy tự ngã được gột sạch tất cả những ác, bất thiện pháp và vị ấy thấy tự ngã được giải thoát. Do thấy tự ngã được gột sạch tất cả những ác, bất thiện pháp ấy, do thấy tự ngã được giải thoát nên hân hoan sanh; do tâm hân hoan nên hỷ sanh; do hỷ nên thân được khinh an; do thân khinh an nên lạc thọ sanh; do lạc thọ nên tâm được định tĩnh.

Vị ấy an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ, cũng vậy, phương thứ hai, cũng vậy, phương thứ ba, cũng vậy, phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại vô biên, không hận không sân.

Vị ấy an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với bi, cũng vậy, phương thứ hai, cũng vậy, phương thứ ba, cũng vậy, phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với bi, quảng đại vô biên, không hận không sân.

Vị ấy an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với hỷ, cũng vậy, phương thứ hai, cũng vậy, phương thứ ba, cũng vậy, phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với hỷ, quảng đại vô biên, không hận không sân.

Vị ấy an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với xả, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân.

Này các Tỷ-kheo, ví như một hồ sen có nước trong, có nước ngọt, có nước mát, có nước trong sáng, có bờ hồ khéo sắp đặt, đẹp đẽ. Nếu có người từ phương Ðông đi đến, bị nóng bức áp đảo, bị nóng bức hành hạ, mệt mỏi, khô cổ, đắng họng, khát nước. Người ấy đi đến hồ sen ấy giải trừ khát nước và giải trừ nóng bức. Nếu có người từ phương Tây đi đến, nếu có người từ phương Bắc đi đến, nếu có người từ phương Nam đi đến, nếu có người từ bất cứ ở đâu đi đến, bị nóng bức áp đảo, bị nóng bức hành hạ, mệt mỏi, khô cổ, đắng họng, khát nước, người ấy đi đến hồ sen ấy, giải trừ khát nước, giải trừ nóng bức. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, nếu có người từ gia đình Sát đế lị xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, vị ấy đi đến pháp luật do Như lai thuyết dạy, sau khi tu tập từ, bi, hỷ, xả, nội tâm được định tĩnh, Ta nói rằng chính nhờ nội tâm định tĩnh, vị ấy thực hành các pháp môn xứng đáng bậc Sa-môn. Nếu vị ấy từ gia đình Bà-la-môn... từ gia đình Phệ xá (Vessa)... từ gia đình Thủ đà (Sudda), xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, vị ấy đi đến pháp luật do Như Lai thuyết dạy, sau khi tu tập từ, bi, hỷ, xả, nội tâm được định tĩnh, Ta nói rằng chính nhờ nội tâm định tĩnh, vị ấy thực hành các pháp môn xứng đáng bậc Sa-môn.

Nếu từ gia đình Sát-đế-lị, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình, sau khi đi đến pháp luật do Như Lai thuyết dạy, nhờ đoạn trừ các lậu hoặc, vị ấy ngay trong hiện tại, tự mình chứng tri, chứng ngộ và thành đạt vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Vị ấy thành Sa-môn nhờ đoạn diệt các lậu hoặc. Nếu từ gia đình Bà-la-môn... từ gia đình Phệ xá... từ gia đình Thủ đà, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, sau khi đi đến pháp luật do Như Lai thuyết dạy, nhờ đoạn trừ các lậu hoặc, vị ấy ngay trong hiện tại, tự mình chứng tri, chứng ngộ và thành đạt vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát, vị ấy thành Sa-môn nhờ đoạn diệt các lậu hoặc. (Trung Bộ 1, Tiểu Kinh Xóm Ngựa, trang 619)

*

Từ khi ta xuất gia,
Bỏ nhà, sống không nhà,
Ta không biết tư duy,
Phi thánh, liên hệ sân.
Hãy làm hại, sát hại,
Hãy làm khổ hữu tình,
Ta không biết tư duy,
Trong thời gian dài này. -- (Trưởng Lão Tăng Kệ, câu 645-648)

6. Tiểu kinh RỪNG SỪNG BÒ (Trung Bộ 1, trang 451)

...Này các Anuruddha, các Ông có sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau, không có cãi nhau, như nước với sữa, sống nhìn nhau với cặp mắt thiện cảm không?

- Bạch Thế Tôn, thật sự chúng con sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau, không có cãi nhau, như nước với sữa, sống nhìn nhau với cặp mắt thiện cảm.

- Này các Anuruddha, như thế nào các Ông sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau, như nước với sữa, sống nhìn nhau với cặp mắt thiện cảm?

- Bạch Thế Tôn, ở đây, chúng con nghe như sau: "Thật lợi ích thay cho ta, thật khéo lợi ích thay cho ta, khi ta được sống với các vị đồng phạm hạnh như vậy". Bạch Thế Tôn, do vậy, đối với các vị đồng phạm hạnh này, con khởi lên từ thân nghiệp trước mặt và sau lưng, con khởi lên từ khẩu nghiệp, trước mặt và sau lưng, con khởi lên từ ý nghiệp, trước mặt và sau lưng. Bạch Thế Tôn, do vậy, chúng con nghĩ như sau: "Ta hãy từ bỏ tâm của ta và sống thuận theo tâm của những Tôn giả này". Bạch Thế Tôn, con từ bỏ tâm của con, và sống thuận theo tâm của những Tôn giả ấy. Bạch Thế Tôn, chúng con tuy khác thân nhưng giống như đồng một tâm.

Rồi Tôn giả Nandiya... (như trên)... rồi Tôn giả Kimbila bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, ở đây chúng con nghĩ như sau: "Thật lợi ích thay cho ta, thật khéo lợi ích thay cho ta, khi ta được sống với các vị đồng phạm hạnh như vậy". Bạch Thế Tôn, do vậy, đối với các vị đồng phạm hạnh này, con khởi lên từ thân nghiệp, trước mặt và sau lưng, con khởi lên từ khẩu nghiệp, trước mặt và sau lưng, con khởi lên từ ý nghiệp, trước mặt và sau lưng. Bạch Thế Tôn, do vậy, chúng con nghĩ như sau: "Ta hãy từ bỏ tâm của ta và sống thuận theo tâm của những Tôn giả này". Bạch Thế Tôn, con từ bỏ tâm của con và sống thuận theo tâm của những Tôn giả ấy. Bạch Thế Tôn, chúng con tuy khác thân nhưng giống như đồng một tâm. Bạch Thế Tôn, như vậy chúng con sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau, như nước với sữa, sống nhìn nhau với cặp mắt thiện cảm. (Trung Bộ 1, Kinh Rừng Sừng Bò, trang 451)

*

Vui thay chúng ta sống,
Không hận, giữa hận thù!
Giữa những người thù hận,
Ta sống, không hận thù. -- (Kinh Pháp Cú, câu 291)

7. Có 3 loại Lửa (Tiểu Bộ Kinh 1, trang 422)

Này các Tỷ-kheo, có ba loại lửa này. Thế nào là ba? Lửa tham, lửa sân, lửa si. Này các Tỷ-kheo, có ba loại lửa này.

Lửa tham đốt cháy người,
Say m
ê trong các dục,
Còn lửa sân đốt cháy,
Những người có sân hận,
Những người giết, sát hại,
Các loại có sanh mạng.

Còn lửa si đốt cháy,
Những kẻ bị m
ê muội,
Những kẻ không tinh luyện,
Trong giáo pháp bậc Thánh,

Do không được biết rõ
Các loại lửa như vậy,
Nên loài Người ưa thích,
Vui thích với có thân.

Họ làm cảnh dịa ngục,
Ðược lớn mạnh tăng trưởng,
Kể cả giới b
àng sanh,
Chỗ sanh xứ súc vật,
Cùng với A-tu-la,
Với cảnh giới quỷ đói,
Họ không được thoát khỏi,
Trói buộc của Ác ma.

Nhưng ai ngày và đêm,
Chú tâm vào, chuyên học,
Học những lời giảng dạy,
Bậc Chánh đẳng Chánh giác.

Họ làm cho lắng dịu
Ngọn lửa của lòng tham,
Luôn luôn ý thức được,
Tánh bất tịnh sự vật.

Với lòng thương, từ mẫn,
Những hạng người tối thượng,
Làm lắng dịu, chỉ tịnh,
Ngọn lửa của sân hận.

Còn ngọn lửa si mê,
Với trí tuệ dập tắt,
Trí tuệ này đưa đến
Thể nhập v
ào chân lý.

Bậc thận trọng sáng suốt,
Ngày đêm làm lắng dịu
Các loại lửa như vậy,
Không có biết mệt mỏi.

Họ làm cho lắng dịu,
Không một chút dư tàn,
Những bậc Thánh đã thấy,
Bậc trí tuệ hiểu biết,
Là những bậc Hiền trí,
Thấy được nhờ chánh trí

Do họ thắng tri được,
Sự diệt tận của sanh,
N
ên họ không đi đến,
Sanh đi rồi sanh lại.

(Tiểu Bộ Kinh 1, trang 422)

8. Có lòng Từ mẫn (Tăng Chi 2, trang 736)

- Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo trú tại chỗ có lòng từ mẫn đối với các gia chủ. Thế nào là năm?

Khích lệ tăng thượng giới; khiến chúng sống theo gương pháp; khi đến thăm người bệnh, an trú niệm cho người bệnh như sau: "Các vị hãy an trú niệm vào hướng đến quả A-la-hán"; khi đại chúng Tỷ-kheo đi đến từ nhiều địa phương khác nhau, vị ấy nói với các gia chủ đi đến như sau: "Nay đại chúng Tỷ-kheo đã đến từ nhiều địa phương khác nhau. Các vị hãy làm các phước đức. Nay là thời làm các phước đức"; họ có cúng dường các món ăn gì, hoặc thô hoặc tế, tự mình thọ dụng, không làm cho của tín thí rơi rớt.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo trú tại chỗ có lòng từ mẫn đối với các gia chủ. (Tăng Chi 2, Có lòng từ mẫn, trang 736)

9. Cần phải khích lệ (Tăng Chi 1, trang 402)

Rồi Tôn giả Ānanda đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Ānanda đang ngồi xuống một bên:

- Này Ānanda, với ai, Thầy có lòng từ mẫn, và với những ai, Thầy nghĩ là nên nghe theo, các bạn bè, thân hữu, bà con hay cùng một huyết thống? Với những người ấy, này Ānanda, Thầy cần phải khích lệ, cần phải hướng dẫn, cần phải an trú trong ba điểm. Thế nào là ba?

- Hãy khích lệ, hướng dẫn và an trú vào tịnh tín bất động đối với Ðức Phật: "Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Haïnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngöï Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn". Hãy khích lệ, hướng dẫn và an trú vào tịnh tín bất động đối với Pháp: "Pháp được Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu". Hãy khích lệ, hướng dẫn và an trú vào tịnh tín bất động đối với chúng Tăng: "Diệu hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn, Trực hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn, ÖÙng lý hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn, Chơn chánh hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Tức là bốn đôi tám chúng. Chúng đệ tử của Thế Tôn là đáng cung kính, đaùng cúng dường, đáng tôn trọng, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời".

Dầu cho bốn đại chúng có đổi khác, này Ānanda, địa đại, thủy đại. hỏa đại, phong đại, nhưng vị thánh đệ tử thành tựu tịnh tín bất động đối với Phật không có đổi khác. Ở đây, đổi khác là như thế này: Vị Thánh đệ tử ấy, này Ānanda, thành tựu tịnh tín bất động đối với đức Phật, sẽ sanh vào địa ngục, loại bàng sanh hay cõi ngạ quỷ. Sự kiện này không xảy ra.

Dầu cho bốn đại chúng có đổi khác, này Ānanda, địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại, nhưng vị thánh đệ tử thành tựu tịnh tín bất động đối với Pháp không có đổi khác. Ở đây, đổi khác là như thế này: Vị Thánh đệ tử ấy, này Ānanda, thành tựu tịnh tín bất động đối với Pháp, sẽ sanh vào địa ngục, loại bàng sanh hay cõi ngạ quỷ. Sự kiện này không xảy ra.

Dầu cho bốn đại chúng có đổi khác, này Ānanda, địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại, nhưng vị thánh đệ tử thành tựu tịnh tín bất động đối với chúng Tăng không có đổi khác. Ở đây, đổi khác là như thế này: Vị Thánh đệ tử ấy, này Ānanda, thành tựu tịnh tín bất động đối với chúng Tăng, sẽ sanh vào địa ngục, loại bàng sanh hay cõi ngạ quỷ. Sự kiện này không xảy ra.

Này Ānanda, với ai Thầy có lòng từ mẫn, và với những ai Thầy nghĩ là nên nghe theo, các bạn bè, thân hữu, bà con hay cùng một huyết thống? Với những người ấy, này Ānanda, Thầy cần phải khích lệ, cần phải hướng dẫn, cần phải an trú trong ba điểm này. (Tăng Chi 1, Cần phải khích lệ, trang 402)

10. Kinh Hàng Ma (Trung Bộ 1, trang 730)

...Này Ác ma, rồi Ác ma Dusi nghĩ như sau: "Ta không biết chỗ đến và chỗ đi của các vị Tỷ-kheo có giới hạnh và thiện pháp này. Vậy nay ta hãy nhập vào hàng Bà-la-môn gia chủ và nói như sau: "Hãy đến phỉ báng, mạ lị, thống trách và nhiễu hại các vị Tỷ-kheo có giới hạnh và thiện tánh. Do bị phỉ báng, mạ lị, thống trách và nhiễu hại bởi các Người, các vị ấy có thể đổi tâm và như vậy, Ác ma Dusi mới có dịp để chi phối họ."

Rồi này Ác ma, Ác ma Dusi nhập vào hàng Bà-la-môn gia chủ và phỉ báng, mạ lị, thống trách và nhiễu hại các vị Tỷ-kheo có giới hạnh và thiện tánh như sau: ‘Những kẻ trọc đầu, Sa-môn giả hiệu, tiện nô, hắc nô, sanh tự gót chân này’. Họ nói: ‘Chúng tôi tu thiền, chúng tôi tu thiền’ và với hai vai thụt xuống, với mặt cúi xuống, mê mê dại dại, tu thiền, mê thiền, si thiền, dại thiền. Ví như con cú đậu trên cành cây, khi đang rình chuột; tu thiền, mê thiền, si thiền, dại thiền; cũng vậy, những kẻ trọc đầu, Sa-môn giả hiệu, tiện nô, hắc nô, sanh tự gót chân này. Chúng nói: ‘Chúng tôi tu thiền, chúng tôi tu thiền’. Và với hai vai thụt xuống, với mặt cúi xuống, mê mê dại dại, tu thiền, mê thiền, si thiền, dại thiền. Ví như con giả can trên bờ sông, khi đang rình cá; tu thiền, mê thiền, si thiền, dại thiền; cũng vậy, những kẻ trọc đầu, Sa-môn giả hiệu, tiện nô, hắc nô, sanh tự gót chân này. Họ nói: ‘Chúng tôi tu thiền, chúng tôi tu thiền’ và với hai vai thụt xuống, với mặt cúi xuống, mê mê dại dại, tu thiền, mê thiền, si thiền, dại thiền. Ví như con mèo ngồi bên đống rác, khi đang rình chuột; tu thiền, mê thiền, si thiền, dại thiền; cũng vậy, những kẻ trọc đầu, Sa-môn giả hiệu, tiện nô, hắc nô, sanh tự gót chân này. Họ nói: ‘Chúng tôi tu thiền, chúng tôi tu thiền’ và với hai vai thụt xuống, với mặt cúi xuống, mê mê dại dại, tu thiền, mê thiền, si thiền, dại thiền. Ví như con lừa, gánh nặng được đặt xuống, đang tu thiền, mê thiền, si thiền, dại thiền; cũng vậy, những kẻ trọc đầu, Sa-môn giả hiệu, tiện nô, hắc nô, sanh tự gót chân này. Chúng nói: ‘Chúng tôi tu thiền, chúng tôi tu thiền’, và với hai vai thụt xuống, với mặt cúi xuống, mê mê dại dại, tu thiền, mê thiền, si thiền, dại thiền". Này Ác ma lúc bấy giờ, phần lớn những người ấy sau khi thân hoại mạng chung phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

Rồi này Ác ma, Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác gọi các Tỷ-kheo:

- Này các Tỷ-kheo, những Bà-la-môn gia chủ bị Ác ma Dusi nhập vào và nói: ‘Hãy đến phỉ báng, mạ lị, thống trách và nhiễu hại các Tỷ-kheo có giới hạnh và thiện tánh. Do bị phỉ báng, mạ lị, thống trách và nhiễu hại bởi các Người, các vị ấy có thể đổi tâm, và như vậy Ác ma Dusi mới có dịp để chi phối họ’.

Này các Tỷ-kheo, hãy đến biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ, rồi an trú, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Với tâm câu hữu với bi... với tâm câu hữu với hỷ..., biến mãn một phương với tâm câu hữu với xả, rồi an trú; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân.

Rồi nāy Ác ma, các Tỷ-kheo ấy được Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác khuyến khích như vậy, khuyến giáo như vậy, đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, đi đến các chỗ không(??) vắng, biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ rồi an trú; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba; cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Với tâm câu hữu với bi... với tâm câu hữu với hỷ... biến mãn một phương với tâm câu hữu với xả rồi an trú; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. (Trung Bộ 1, Kinh Hàng Ma, trang 703)

11. Kinh Căn Tu Tập (Trung Bộ 3, trang 665)

... Này Ananda, thế nào là vô thượng căn tu tập trong giới luật bậc Thánh? Ở đây, này Ananda, vị Tỷ-kheo, mắt thấy sắc, khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý bất khả ý. Vị ấy tuệ tri như sau: "Khả ý này khởi lên nơi ta, bất khả ý này khởi lên, khả ý bất khả ý này khởi lên. Cái này khởi lên, vì là hữu vi nên thô. (Nhưng) cái này là an tịnh, cái này là thù diệu, tức là xả". Cho nên, dầu cho cái gì khởi lên là khả ý, bất khả ý hay khả ý và bất khả ý, tất cả đều đoạn diệt (trong vị ấy), và xả tồn tại. Này Ananda, như một người có mắt, sau khi mở mắt, lại nhắm mắt lại, hay sau khi nhắm mắt, lại mở mắt ra; cũng vậy, như vậy là tốc độ, như vậy là sự mau chóng, như vậy là sự dễ dàng đối với cái gì đã khởi lên, khả ý bất khả ý hay khả ý bất khả ý, (tất cả) đều đoạn diệt (trong vị ấy), và xả tồn tại. Trong giới luật bậc Thánh, này Ananda, như vậy gọi là vô thượng căn tu tập đối với các sắc do mắt nhận thức.

Lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo tai nghe tiếng khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý bất khả ý. Vị ấy tuệ tri như sau: "Khả ý này khởi lên nơi ta, bất khả ý này khởi lên, khả ý bất khả ý này khởi lên. Cái này khởi lên, vì là hữu vi nên thô. (Nhưng) cái này là an tịnh, cái này là thù diệu, tức là xả". Cho nên dầu cho cái gì khởi lên là khả ý, bất khả ý, hay khả ý bất khả ý, tất cả đều đoạn diệt (trong vị ấy), và xả tồn tại. Này Ananda, như một người lực sĩ có thể búng tay một cách dễ dàng; cũng vậy, như vậy là tốc độ, như vậy là sự mau chóng, như vậy là sự dễ dàng đối với cái gì đã khởi lên, khả ý, bất khả ý hay khả ý bất khả ý, (tất cả) đều đoạn diệt (trong vị ấy) và xả tồn tại. Trong giới luật bậc Thánh, này Ananda, như vậy gọi là vô thượng căn tu tập đối với các tiếng do tai nhận thức.

Lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo do mũi ngửi hương khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý bất khả ý. Vị ấy tuệ tri như sau: "Khả ý này khởi lên nơi ta, bất khả ý này khởi lên, khả ý bất khả yù này khởi lên. Cái này khởi lên, vì là hữu vi nên thô. (Nhưng) cái này là an tịnh, cái này là thù diệu, tức là xả". Cho nên dầu cho cái gì khởi lên là khả ý, bất khả ý hay khả ý bất khả ý, tất cả đều đoạn diệt (trong vị ấy) và xả tồn tại. Này Ananda, như những giọt nước mưa chảy trượt đi, không có đọng lại trên một lá sen hơi chúc xuống; cũng vậy, như vậy là tốc độ, như vậy là sự mau chóng, như vậy là sự dễ dàng đối với cái gì đã khởi lên, khả ý, bất khả ý hay khả ý bất khả ý, (tất cả) đều đoạn diệt (trong vị ấy), và xả tồn tại. Trong giới luật bậc Thánh, này Ananda, như vậy gọi là vô thượng căn tu tập đối với các hương do mũi nhận thức.

Lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo lưỡi nếm vị khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý bất khả ý. Vị ấy tuệ tri như sau: "Khả ý này khởi lên nơi ta, bất khả ý này khởi lên, khả ý bất khả ý này khởi lên. Cái này khởi lên, vì là hữu vi nên thô. (Nhưng) cái này là an tònh, cái này là thù diệu, tức là xả". Cho nên dầu cho cái gì khởi lên là khả ý, bất khả ý, hay khả ý bất khả ý, tất cả đều đoạn diệt (trong vị ấy) và xả tồn tại. Này Ananda, như một người lực sĩ có thể nhổ ra một cách dễ dàng cục đờm đọng lại trên đầu lưỡi; cũng vậy, như vậy là tốc độ, như vậy là sự mau chóng, như vậy là sự dễ dàng đối với cái gì đã khởi lên, khả ý, bất khả ý hay khả ý bất khả ý, (tất cả) đều đoạn diệt (trong vị ấy) và xả tồn tại. Trong giới luật bậc Thánh, này Ananda, như vậy gọi là vô thượng căn tu tập đối với các vị do lưỡi nhận thức.

Lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo thân cảm xúc khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý bất khả ý. Vị ấy tuệ tri như sau: "Khả ý này khởi lên nơi ta, bất khả ý này khởi lên, khả ý bất khả ý này khởi lên. Cái này khởi lên, vì là hữu vi nên thô. (Nhưng) cái này là an tịnh, cái này là thù diệu, tức là xả". Cho nên dầu cho cái gì khởi lên là khả ý, bất khả ý hay khả ý bất khả ý, tất cả đều đoạn diệt (trong vị ấy), và xả tồn tại. Này Ananda, ví như một người có thể co duỗi cánh tay được co lại của mình, hay co lại cánh tay duỗi ra của mình; cũng vậy, như vậy là tốc độ, như vậy là sự mau chóng, như vậy là sự dễ dàng đối với cái gì đã khởi lên, khả ý, bất khả ý hay khả ý bất khả ý, (tất cả) đều đoạn diệt (trong vị ấy) và xả tồn tại. Trong giới luật bậc Thánh, này Ananda, như vậy gọi là vô thượng căn tu tập đối với các xúc do thân nhận thức.

Lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo, ý nhận thức các pháp khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý. Khởi lên khả ý bất khả ý. Vị ấy tuệ tri như sau: "khả ý này khởi lên nơi ta, bất khả ý này khởi lên, khả ý bất khả ý này khởi lên. Cái này khởi lên, vì là hữu vi nên thô. (Nhưng) cái này là an tịnh, cái này là thù diệu, tức là xả". Cho nên dầu cho cái gì khởi lên là khả ý, bất khả ý hay khả ý bất khả ý, tất cả đều đoạn diệt (trong vị ấy), và xả tồn tại. Này Ananda, như một người cho nhỏ hai ba giọt nước trong một cái chậu bằng sắt đun nóng mỗi ngày, này Ananda, các giọt nước rơi rất chậm nhưng chúng bị tiêu diệt, biến đi rất mau, cũng vậy, như vậy là tốc độ, như vậy là sự mau chóng, như vậy là sự dễ dàng đối với cái gì đã khởi lên khả ý, bất khả ý hay khả ý bất khả ý, (tất cả) đều đoạn diệt (trong vị ấy) và xả tồn tại. Trong giới luật bậc Thánh, này Ananda, như vậy gọi là vô thượng căn tu tập đối với các pháp do ý nhận thức.

Như vậy, này Ananda, là vô thượng căn tu tập trong giới luật bậc Thánh. (Trung Bộ 3, Kinh Căn Tu Tập, trang 665)

12. Các câu kệ

Hãy niệm Phật vô lượng!
Tâm hân hoan thoải mái,
Thân thấm nhuần hỷ thọ,
Luôn luôn cảm phấn chấn.

Hãy niệm Pháp vô lượng!
Tâm hân hoan thoải mái,
Thân thấm nhuần hỷ thọ,
Luôn luôn cảm phấn chấn.

Hãy niệm Tăng vô lượng!
Tâm hân hoan thoải mái,
Thân thấm nhuần hỷ thọ,
Luôn luôn cảm phấn chấn. -- (Trưởng L
ão Tăng Kệ, câu 382, 383, 384)

*

Từ khi ta xuất gia,
Bỏ nhà, sống không nhà,
Ta không biết tư duy,
Phi thánh, liên hệ sân.

Hãy làm hại, sát hại,
Hãy làm khổ hữu tình,
Ta không biết tư duy,
Trong thời gian dài này.

Và ta biết lòng Từ,
Vô lượng khéo tu tập,
Ta thứ lớp tích lũy,
Như lời đức Phật dạy. -- (Trưởng Lão Tăng Kệ, câu 645-648)

*

Như người mẹ tốt lành,
Thương người con độc nhất,
Cũng vậy đối chúng sanh,
Đủ mọi lo
ài, mọi chỗ,
Hãy có lòng tốt đẹp,
(Thương mến v
à từ ái). -- (Truởng Lão Tăng Kệ, câu 33)

*

Ai ở đời, giữa người,
L
àm hại chúng sanh khác,
Vị ấy tự hại mình,
Đời này và đời sau.

Ai với tâm từ bi,
Thương tưởng mọi hữu tình,
Một người làm như vậy,
Gặt phước đức thật nhiều. -- (Trưởng Lão Tăng Kê, câu 237, 238)

*

Ai thô bạo, dã man
Sau lưng nói gièm pha,
Phản bạn không từ bi,
Lại cống cao ngạo mạn,
Tánh không có bố thí,
Không cho ai vật gì,
Đây là ăn đồ thúi,
Ăn thịt không phải thúi. -- (Kinh Tập, câu 244)

*

Tâm ta đi cùng khắp,
Tất cả mọi phương trời,
Cũng không tìm thấy được,
Ai thân hơn tự ng
ã,
Tự ngã đối mọi người,
Quá thân ái như vậy,
Vậy ai y
êu tự ngã,
Chớ hại tự ngã người. -- (Kinh Tương Ưng 1, trang 174)

*

Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi,
Ai ôm hiềm hận ấy,
Hận th
ù không thể nguôi.

Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi,
Không ôm hiềm hận ấy,
Hận th
ù được tự nguôi. -- (Pháp Cú Kinh, câu, 3, 4)

-ooOoo-

Ðầu trang | 01 | 02 | 03

 

Chân thành cám ơn đạo hữu TNM đã gửi tặng bản vi tính
(Bình Anson, 04-2004)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 14-04-2004

Tam Tu vo luong - Mai Hien
Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

Times (Unicode) font

 

Tâm Từ Vô Lượng

Biên soạn: Mai Hiên


[03]

VI.- PHỤ LỤC

1. Kinh JIVAKA (Trung Bộ 2, trang 71)

Một thời Thế Tôn trú ở Rajagaha (Vương Xá), tại rừng xoài của Jivaka Komarabhacca.

Rồi Jivaka Komarabhacca đi đến chỗ Thế Tôn ở, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn, ngồi xuống một bên. Sau khi ngồi xuống một bên, Jivaka Komarabhacca bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, con nghe nói như sau: "Vì Sa-môn Gotama, họ giết hại các sinh vật. Và Sa-môn Gotama (tuy) biết thế (vẫn) dùng các loại thịt được giết vì mình và được làm cho mình". Bạch Thế Tôn, những ai nói như sau: "Vì Sa-môn Gotama, họ giết hại các sinh vật. Và Sa-môn Gotama (tuy) biết thế (vẫn) dùng các loại thịt được giết (vì mình) và được làm cho mình", bạch Thế Tôn, những người ấy có nói chính lời Thế Tôn, họ không xuyên tạc Thế Tôn không đúng sự thật, họ trả lời đúng pháp, thuận pháp, và những ai như pháp, thuyết đúng (pháp) thuận (pháp) không có thể quở trách?

- Này Jivaka, những ai nói như sau: "Vì Sa-môn Gotama, họ giết hại các sinh vật. Và Sa-môn Gotama (tuy) biết thế (vẫn) dùng các loại thịt được giết (vì mình) được làm cho mình", những người ấy không nói chính lời của Ta, họ xuyên tạc Ta, không như chân, không như thật. Này Jivaka, Ta nói trong ba trường hợp, thịt không được thọ dụng: thấy, nghe và nghi (vì mình mà giết). Này Jivaka, Ta nói trong ba trường hợp này, thịt không được thọ dụng. Này Jivaka, Ta nói trong ba trường hợp, thịt được thọ dụng: không thấy, không nghe và không nghi (vì mình mà giết). Này Jivaka, Ta nói trong ba trường hợp này, thịt được thọ dụng.

đây, này Jivaka, Tỷ-kheo sống dựa vào một làng hay một thị trấn nào, vị ấy biến mãn một phương với tâm có lòng từ, và an trú; cũng vậy phương thứ hai, phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân và an trú. Một người cư sĩ hay con một người cư sĩ đến Tỷ-kheo ấy và mời ngày mai thọ trai và này Jivaka, Tỷ-kheo ấy nhận lời. Sau khi đêm ấy đã qua, Tỷ-kheo ấy vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi đến chỗ người cư sĩ kia hay con người cư sĩ kia. Sau khi đến, vị ấy ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Và vị cư sĩ, hay con vị cư sĩ ấy thỉnh vị ấy dùng các món ăn khất thực thượng vị. Vị Tỷ-kheo ấy không nghĩ: "Thật tốt lành thay, người cư sĩ này, hay con người cư sĩ này thỉnh ta dùng các món ăn khất thực thượng vị. Mong rằng người cư sĩ này, hay con người cư sĩ này trong tương lai sẽ thỉnh ta dùng các món khất thực thượng vị như vậy". Tỷ-kheo ấy không nghĩ như vậy. Vị ấy thọ dụng các món ăn khất thực ấy, với tâm không tham trước, không tham đắm, không đam mê, thấy rõ các tai họa, ý thức rõ rệt sự xuất ly. Này Jivaka, Ông nghĩ thế nào? Tỷ-kheo kia, trong thời gian ấy có nghĩ đến tự hại, hay nghĩ đến hại người, hay nghĩ đến hại cả hai?

- Thưa không, bạch Thế Tôn.

- Này Jivaka, Tỷ-kheo kia, trong thời gian ấy có phải dùng các món ăn không có lỗi lầm?

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Bạch Thế Tôn, con nghe như sau: "Cao thượng thay, an trú lòng từ! Bạch Thế Tôn, Thế Tôn diện kiến thân chứng cho con điểm này, Bạch Thế Tôn, Thế Tôn an trú lòng từ.

- Này Jivaka, cái gọi là tham, là sân, là si, do đó sân hận khởi lên, tham ấy, sân ấy, si ấy được Như Lai đoạn trừ, chặt cho đến tận gốc, làm cho như thân cây tala, khiến không thể tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Này Jivaka, nếu như vậy là ý nghĩa Ông muốn nói, thời Ta đồng ý với Ông.

- Bạch Thế Tôn, như vậy thật là ý nghĩa con muốn nói.

- Ở đây, này Jivaka, Tỷ-kheo sống dựa vào một làng nào hay một thị trấn nào. Vị ấy biến mãn một phương với tâm có lòng bi... với tâm có lòng hỷ... với tâm có lòng xả và an trú; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy, biến mãn với tâm có lòng xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân và an trú. Một cư sĩ hay con một người cư sĩ đến Tỷ-kheo ấy và mời ngày mai thọ trai. Và này Jivaka, Tỷ-kheo ấy nhận lời. Sau khi đêm ấy đã qua, vị ấy vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi đến chỗ người cư sĩ kia, hay con của người cư sĩ kia. Sau khi đến, vị ấy ngồi trên chỗ đã soạn sẵn. Và vị cư sĩ, hay con vị cư sĩ ấy thỉnh vị ấy dùng các món ăn khất thực thượng vị. Tỷ-kheo ấy không nghĩ: "Thật tốt lành thay, người cư sĩ này, hay con người cư sĩ này thỉnh ta dùng các món ăn khất thực thượng vị. Mong rằng vị cư sĩ này, hay con vị cư sĩ này trong tương lai sẽ thỉnh ta dùng các món ăn khất thực thượng vị như vậy". Tỷ-kheo ấy không nghĩ như vậy. Vị ấy thọ dụng các món ăn khất thực ấy với tâm không tham trước, không tham đắm, không đam mê, thấy rõ các tai họa, ý thức rõ rệt sự xuất ly. Này Jivaka, Ông nghĩ thế nào? Tỷ-kheo kia, trong thời gian ấy có nghĩ đến hại mình, hay nghĩ đến hại người, hay nghĩ đến hại cả hai?

- Thưa không, bạch Thế Tôn.

- Này Jivaka, vị Tỷ-kheo kia, trong thời gian ấy, có phải dùng các món ăn không có lỗi lầm?

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Bạch Thế Tôn, con nghe như sau: ‘Cao thượng thay, an trú lòng xả!’ Bạch Thế Tôn, Thế Tôn diện kiến thân chứng cho con điểm này. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn an trú lòng xả.

- Này Jivaka, cái gọi là tham, là sân, là si, do đó sân hận khởi lên, tham ấy, sân ấy, si ấy được Như Lai đoạn trừ, chặt cho đến tận gốc, làm cho như thân cây tala, khiến không thể tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai. Này Jivaka, nếu như vậy thì ý nghĩa Ông muốn nói, thời ta đồng ý với Ông.

- Bạch Thế Tôn, như vậy thật là ý nghĩa con muốn nói.

- Này Jivaka, người nào vì Như Lai, hay vì đệ tử Như Lai mà giết hại sinh vật, người ấy chất chứa nhiều phi công đức do năm nguyên nhân. Khi người ấy nói như sau: "Hãy đi và dắt con thú này đến", đó là nguyên nhân thứ nhứt, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Con thú ấy, khi bị dắt đi, vì bị kéo lôi nơi cổ, nên cảm thọ khổ ưu, đó là nguyên nhân thứ hai, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Khi người ấy nói: "Hãy đi và giết con thú này", đó là nguyên nhân thứ ba, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Khi con thú ấy bị giết, cảm thọ khổ ưu, đây là nguyên nhân thứ tư, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Khi người ấy cúng dường Như Lai hay đệ tử Như Lai một cách phi pháp, đó là nguyên nhân thứ năm, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Này Jivaka, người nào vì Như Lai, hay vì đệ tử Như Lai mà giết hại sinh vật, người ấy sẽ chất chứa nhiều phi công đức do năm nguyên nhân này.

Khi nghe nói vậy, Jivaka Komarabhacca bạch Thế Tôn:

- Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, các Tỷ-kheo thật sự thọ dụng các món ăn một cách hợp pháp. Bạch Thế Tôn, các Tỷ-kheo thật sự thọ dụng các món ăn không có khuyết phạm. Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! ... Mong Thế Tôn nhận con làm cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

Ai ở đây hại vật,
Một sanh, hoặc hai sanh,
Không thương xót hữu t
ình,
Được biết là bần tiện --
(Kinh Tập, câu 117)

2. Kinh TỪ (Tương Ưng 5, trang 183)

Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Koliya, tại thị trấn của dân Koliya tên là Haliddavasana.

Rồi một số đông Tỷ-kheo, vào buổi sáng, đắp y cầm y, bát đi vào Haliddavasana để khất thực.

Rồi các Tỷ-kheo ấy suy nghĩ: "Thật là quá sớm để đi vào Haliddavasana khất thực. Vậy, chúng ta hãy đi đến khu vườn của các du sĩ ngoại đạo".

Rồi các Tỷ-kheo ấy đi đến khu vườn các du sĩ ngoại đạo; sau khi đến nói lên với những du sĩ ngoại đạo ấy những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, họ liền ngồi xuống một bên. Các du sĩ ngoại đạo ấy nói với các Tỷ-kheo đang ngồi một bên:

- Này chư Hiền, Sa-môn Gotama có thuyết pháp như sau cho các đệ tử: "Hãy đến, này các Tỷ-kheo, sau khi đoạn tận năm triền cái, những pháp làm uế nhiễm tâm, làm yếu ớt trí tuệ, hãy trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ; cũng vậy, với phương thứ hai; cũng vậy, với phương thứ ba; cũng vậy, với phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú, biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại vô biên, không hận, không sân... với tâm câu hữu với bi... với tâm câu hữu với hỷ... với tâm câu hữu với xả; cũng vậy, với phương thứ hai; cũng vậy, với phương thứ ba; cũng vậy, với phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên dưới bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú, biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại vô biên, không hận, không sân".

Này chư Hiền, chúng tôi cũng thuyết pháp cho các đệ tử như sau: "Hãy đến, này chư Hiền, sau khi đoạn tận năm triền cái, những pháp làm uế nhiễm tâm, làm yếu ớt trí tuệ, hãy trú, biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ... với tâm câu hữu với bi... với tâm câu hữu với hỷ... với tâm câu hữu với xả... không hận, không sân".

đây, này chư Hiền, cái gì là đặc thù, cái gì là thù thắng, cái gì là sai biệt giữa Sa-môn Gotama và chúng tôi, tức là về thuyết pháp hay về giáo giới?

Rồi các Tỷ-kheo ấy không hoan hỷ, không bác bỏ lời nói các du sĩ ngoại đạo ấy; không hoan hỷ, không bác bỏ, từ chỗ ngồi đứng dậy, họ ra đi với ý nghĩ: "Chúng ta sẽ được biết ý nghĩa lời nói này từ nơi Thế Tôn".

Rồi các Tỷ-kheo ấy sau khi đi khất thực ở Haliddavasana, sau buổi ăn, trên con đường đi khất thực trở về, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, họ đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, các Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

- Ở đây, bạch Thế Tôn, chúng con, vào buổi sáng, đắp y cầm y bát đi vào Haliddavasana để khất thực. Rồi, bạch Thế Tôn, chúng con suy nghĩ như sau: "Thật là quá sớm để đi vào Haliddavasana khất thực. Vậy chúng ta hãy đi đến khu vườn các du sĩ ngoại đạo". Rồi, bạch Thế Tôn, chúng con đi đến khu vườn các du sĩ ngoại đạo... (như trên) ... Rồi chúng con, bạch Thế Tôn, không hoan hỷ, không bác bỏ lời nói các du sĩ ngoại đạo ấy; không hoan hỷ, không bác bỏ, từ chỗ ngồi đứng dậy, chúng con ra đi với ý nghĩ: "Chúng ta sẽ được biết ý nghĩa lời nói này từ Thế Tôn".

- Ðược nói vậy, này các Tỷ-kheo, cần phải nói với các du sĩ ngoại đạo ấy như sau:

"Nhưng này chư Hiền, từ tâm giải thoát tu tập như thế nào? Thú hướng như thế nào? Tối thắng như thế nào? Quả như thế nào? Cứu cánh như thế nào? Và này chư Hiền, bi tâm giải thoát tu tập như thế nào? Thú hướng như thế nào? Tối thắng như thế nào? Quả như thế nào? Cứu cánh như thế nào? Và này chư Hiền, hỷ tâm giải thoát... xả tâm giải thoát tu tập như thế nào? Thú hướng như thế nào? Tối thắng như thế nào? Quả như thế nào? Cứu cánh như thế nào? " Khi được hỏi như vậy, này các Tỷ-kheo, các du sĩ ngoại đạo sẽ không thể cắt nghĩa được, sẽ rơi vào khó khăn.

Vì sao? Vì rằng, này các Tỷ-kheo, vấn đề này vượt ngoài giới vức của họ. Này các Tỷ-kheo, Ta không thấy một ai ở Thiên giới, thế giới này ở Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người có thể làm thỏa mãn tâm với câu trả lời cho những câu hỏi này, ngoại trừ Như Lai, hay đệ tử Như Lai, hay những ai được nghe từ hai vị ấy.

Và này các Tỷ-kheo, từ tâm giải thoát tu tập như thế nào? Thú hướng như thế nào? Tối thắng như thế nào? Quả như thế nào? Cứu cánh như thế nào?

đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi câu hữu với từ... tu tập xả giác chi câu hữu với từ, liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ. Nếu vị ấy muốn: "Ta sẽ trú với tưởng ghê tởm đối với pháp không ghê tởm", vị ấy trú ở đây với tưởng ghê tởm. Nếu vị ấy muốn: "Ta sẽ trú với tưởng không ghê tởm đối với pháp ghê tởm", vị ấy trú ở đây với tưởng không ghê tởm. Nếu vị ấy muốn: "Ta sẽ trú với tưởng ghê tởm đối với pháp không ghê tởm và pháp ghê tởm", vị ấy trú ở đây với tưởng ghê tởm. Nếu vị ấy muốn: "Ta sẽ trú với tưởng không ghê tởm đối với pháp ghê tởm và pháp không ghê tởm", vị ấy trú ở đây với tưởng không ghê tởm. Nếu vị ấy muốn: "Từ bỏ cả hai không ghê tởm và ghê tởm, ta sẽ trú xả, chánh niệm tỉnh giác", vị ấy trú ở đây với xả, chánh niệm tỉnh giác, hay đạt đến giải thoát được gọi là thanh tịnh, vị ấy an trú. Này các Tỷ-kheo, từ tâm giải thoát là thanh tịnh tối thượng, Ta tuyên bố như vậy. Ở đây là trí tuệ đối với Tỷ-kheo không đạt tới giải thoát cao hơn.

Và này các Tỷ-kheo, bi tâm giải thoát tu tập như thế nào? Thú hướng như thế nào? Tối thắng như thế nào? Quả như thế nào? Cứu cánh như thế nào?

đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi câu hữu với bi... tu tập xả giác chi câu hữu với bi liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ. Nếu vị ấy muốn: "Ta sẽ trú với tưởng ghê tởm đối với pháp không ghê tởm", vị ấy trú ở đây với tưởng ghê tởm... Nếu vị ấy muốn: "Từ bỏ cả hai không ghê tởm và ghê tởm, ta sẽ trú xả, chánh niệm tỉnh giác", vị ấy trú ở đây với xả, chánh niệm tỉnh giác. Vượt qua một cách hoàn toàn các sắc tưởng, chấm dứt các tưởng đối ngại, không tác ý các tưởng sai biệt, vị ấy nghĩ rằng: "Hư không là vô biên", vị ấy đạt đến và trú Không vô biên xứ. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng bi tâm giải thoát lấy Không vô biên xứ làm tối thắng.đây là trí tuệ của Tỷ-kheo không đạt tới giải thoát cao hơn.

Và này các Tỷ-kheo, tu tập hỷ tâm giải thoát như thế nào? Thú hướng như thế nào? Tối thắng như thế nào? Quả như thế nào? Cứu cánh như thế nào?

đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi câu hữu với hỷ... tu tập xả giác chi câu hữu với hỷ liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ. Nếu vị ấy muốn: "Ta sẽ trú với tưởng ghê tởm đối với pháp không ghê tởm", vị ấy trú ở đây với tưởng ghê tởm... Nếu vị ấy muốn: "Từ bỏ cả hai không ghê tởm và ghê tởm, ta sẽ trú xả, chánh niệm tỉnh giác", vị ấy trú ở đây với xả, chánh niệm tỉnh giác... Vượt qua Không vô biên xứ một cách hoàn toàn, vị ấy nghĩ rằng: "Thức là vô biên", vị ấy đạt đến và trú Thức vô biên xứ. Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng hỷ tâm giải thoát lấy Thức vô biên xứ làm tối thắng.đây là trí tuệ của Tỷ-kheo không đạt tôùi giải thoát cao hơn.

Và này các Tỷ-kheo, tu tập xả tâm giải thoát như thế nào? Thú hướng như thế nào? Tối thắng như thế nào? Quả như thế nào? Cứu cánh như thế nào?

đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo tu tập niệm giác chi câu hữu với xả... tu tập xả giác chi câu hữu với xả liên hệ đến viễn ly, liên hệ đến ly tham, liên hệ đến đoạn diệt, hướng đến từ bỏ. Nếu vị ấy muốn: "Ta sẽ trú với tưởng ghê tởm đối với pháp không ghê tởm", vị ấy trú ở đây với tưởng ghê tởm. Nếu vị ấy muốn: "Ta sẽ trú với tưởng không ghê tởm đối với pháp ghê tởm", vị ấy trú ở đây với tưởng không ghê tởm. Nếu vị ấy muốn: "Ta sẽ trú với tưởng ghê tởm đối với pháp khoâng ghê tởm và pháp ghê tởm", vị ấy trú ở đây với tưởng ghê tởm. Nếu vị ấy muốn: "Ta sẽ trú với tưởng không ghê tởm đối với pháp ghê tởm và pháp không ghê tởm", vị ấy trú ở đây với tưởng không ghê tởm. Nếu vị ấy muốn: "Từ bỏ cả hai không ghê tởm và ghê tởm, ta sẽ trú xả, chánh niệm tỉnh giác", vị ấy trú ở đây với xả, chánh niệm tỉnh giác. Sau khi vượt qua Thức vô biên xứ một cách hoàn toàn với ý nghĩ: "Không có vật gì", vị ấy chứng đạt và trú Vô sở hữu xứ. Ta nói rằng, này các Tỷ-kheo, xả tâm giải thoát lấy Vô sở hữu xứ làm tối thắng. Ở đây là trí tuệ của Tỷ-kheo không đạt tới giải thoát cao hơn. (Tương Ưng 5, Kinh từ, trang 183)

3. Kinh TỪ (Tăng Chi 2, trang 58)

Có bốn hạng người này, này các Tỷ-kheo, có mặt, hiện hữu ở đời. Thế nào là bốn?

đây, này các Tỷ-kheo, có hạng người với tâm, cùng khởi với từ, biến mãn một phương rồi an trú; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư, như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới. Vị ấy an trú biến mãn với tâm cùng khởi với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Vị ấy nếm được vị ngọt của Thiền ấy, ái luyến Thiền ấy và do vậy tìm được an lạc; an trú trên ấy, chú tâm trên ấy, sống phần lớn với Thiền ấy, không có thối đọa; khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở cõi Phạm chúng Thiên. Một kiếp, này các Tỷ kheo, là tuổi thọ vô lượng của chư Thiên ỏ cõi Phạm chúng Thiên. Tại đấy, kẻ phàm phu, sau khi an trú cho đến hết tuổi thọ ấy, sau khi sống trọn vẹn tuổi thọ của chư Thiên ấy, đi đến địa ngục, đi đến bàng sanh, đi đến ngạ quỷ. Còn đệ tử Như Lai, tại đấy, sau khi an trú cho đến hết tuổi thọ ấy, sau khi sống trọn vẹn tuổi thọ của chư Thiên ấy, nhập Niết-bàn trong hiện hữu ấy. Này các Tỷ-kheo, đây là sự đặc thù, đây là sự thù thắng, đây là sự sai khác giữa Thánh đệ tử có nghe pháp và kẻ phàm phu không nghe pháp, tức là vấn đề sanh thú.

Lại nữa, này các Tỷ-kheo, ở đây có hạng người với tâm cùng khởi với bi ... với tâm cùng khởi với hỷ ... với tâm cùng khởi với xả, biến mãn một phương rồi an trú; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư, như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới. Vị ấy an trú biến mãn với tâm cùng khởi với xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Vị ấy nếm được vị ngọt của Thiền ấy, ái luyến Thiền ấy và do vậy tìm được an lạc; an trú trên ấy, chú tâm trên ấy, sống phần lớn với Thiền ấy, không có thối đọa; khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở cõi Quang âm Thiên. Hai kiếp, này các Tỷ-kheo, là thọ mạng của các chư Thiên ở Quang âm Thiên ... được sanh cộng trú với chư Thiên ở cõi Biến tịnh Thiên. Bốn kiếp, này các Tỷ kheo là thọ mạng của chư Thiên ở cõi Biến Tịnh Thiên ... được sanh cộng trú với chư Thiên ở cõi Quảng quả Thiên. Năm kiếp, này các Tỷ-kheo, là tuổi thọ vô lượng của chư Thiên ở cõi Quảng quả Thiên. Tại đấy, kẻ phàm phu, sau khi an trú cho đến hết tuổi thọ của chư Thiên ấy, sau khi sống trọn vẹn tuổi thọ của chư Thiên ấy, đi đến địa ngục, đi đến bàng sanh, đi đến ngạ quỷ. Còn đệ tử Như Lai, tại đấy, sau khi an trú cho đến hết tuổi thọ ấy, sau khi sống trọn vẹn tuổi thọ của chư Thiên ấy, nhập Niết-bàn trong hiện hữu ấy. Này các Tỷ-kheo, đây là sự đặc thù, đây là sự thù thắng, đây là sự sai khác giữa Thánh đệ tử có nghe pháp và kẻ phàm phu không nghe pháp, tức là vấn đề sanh thú.

Này các Tỷ-kheo, có bốn hạng người này có mặt, hiện hữu ở đời. (Tăng Chi 2, Kinh Từ, trang 58)

*

Vị trú xả, chánh niệm,
Tại bất cứ chỗ nào,
Vị không làm hại ai,
Cùng khắp cả thế giới,
Vượt bộc lưu, tịnh ý,
Không có bị dao động
Vị n
ào không đột khởi,
Vị ấy gọi nhu h
òa. -- (Kinh Tập, câu 515)

4. Kinh DHAMMIKA (Tăng Chi 3, trang 143)

Một thời, Thế Tôn trú ở Ràjagaha (Vương Xá) tại núi Gijihakuøta (Linh Thứu).

Lúc bấy giờ, Tôn giả Dhammika trú tại chỗ sanh trưởng của mình và có tất cả bảy trú xứ tại chỗ sanh trưởng ấy. tại đấy, Tôn giả Dhammika đối với các khách Tỷ-kheo, mắng nhiếc, quở trách, não hại, châm biếm, khiến họ tức giận với những lời nói. Và các khách Tỷ-kheo ấy bị Tôn giả Dhammika mắng nhiếc, quở trách, não hại, châm biếm, khiến họ tức giận, liền bỏ đi, không có an trú và từ bỏ trú xứ. Rồi các cư sĩ tại chỗ sanh trưởng, suy nghĩ như sau: "Chúng ta đã cung cấp cho chúng Tỷ-kheo Tăng các vật dụng cần thiết như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, nhưng các khách Tỷ-kheo lại bỏ đi, không có an trú và từ bỏ trú xứ. Do nhân gì, do duyên gì, các khách Tỷ-kheo lại bỏ đi, không có an trú, từ bỏ trú xứ? "Rồi các cư sĩ tại chỗ sanh trưởng suy nghĩ: "Có Tôn giả Dhammika này mắng nhiếc các khách Tỷ-kheo, quở trách, não hại, châm biếm, làm họ tức giận với những lời nói. Các khách Tỷ-kheo ấy bị Tôn giả Dhammika mắng nhiếc, quở trách, não hại, châm biếm, làm cho tức giận với những lời nói, nên bỏ đi, không có an trú, từ bỏ trú xứ. Vậy chúng ta hãy mời Tôn giả Dhammika đi chỗ khác." Rồi các cư sĩ tại chỗ sanh trưởng đi đến Tôn giả Dhammika; sau khi đến, thưa với Tôn giả Dhammika: "Thưa Tôn giả, Tôn giả Dhammika hãy từ bỏ trú xứ này. Tôn giả trú ở đây đã vừa đủ rồi."

Rồi Tôn giả Dhammika từ bỏ trú xứ ấy, đi đến một trú xứ khác. Tại đấy, Tôn giả Dhammika mắng nhiếc các khách Tỷ-kheo, quở trách, não hại, châm biếm, làm cho tức giận với các lời nói. Và các khách Tỷ-kheo ấy bị Tôn giả Dhammika mắng nhiếc, quở trách, não hại, châm biếm, làm cho tức giận với các lời nói, liền bỏ đi, không an trú, và từ bỏ trú xứ. Rồi các cư sĩ tại chỗ sanh trưởng suy nghĩ như sau: "Chúng ta đã cung cấp cho chúng Tỷ-kheo các vật dụng cần thiết, như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, nhưng các khách Tỷ-kheo lại bỏ đi, không an trú, từ bỏ trú xứ. Do nhân gì, do duyên gì, các khách Tỷ-kheo lại bỏ đi, không có an trú, từ bỏ trú xứ? "Rồi các cư sĩ tại chỗ sanh trưởng suy nghĩ: "Có Tôn giả Dhammika này mắng nhiếc các khách Tỷ-kheo, quở trách, não hại, châm biếm, làm họ tức giận với những lời nói. Các khách Tỷ-kheo ấy bị Tôn giả Dhammika mắng nhiếc, quở trách, não hại, châm biếm, làm họ tức giận, nên bỏ đi, không có an trú, từ bỏ trú xứ. Vậy chúng ta hãy mời Tôn giả Dhammika đi đến chỗ khác". Rồi các cư sĩ tại chỗ sanh trưởng đi đến Tôn giả Dhammika; sau khi đến, thưa với tôn giả Dhammika: "Thưa Tôn giả, Tôn giả Dhammika hãy tử bỏ trú xứ này. Tôn giả trú ở đây đã vừa đủ rồi."

Rồi Tôn giả Dhammika từ bỏ trú xứ ấy, đi đến một xứ khác. Tại đấy, Tôn giả Dhammika mắng nhiếc các khách Tỷ-kheo, quở trách, não hại, châm biếm, làm tức giận với lời nói. Và các khách tỷ-kheo ấy bị Tôn giả Dhammika mắng nhiếc, quở trách, não hại, châm biếm, làm cho tức giận với lời nói, liền bỏ đi, không có an trú và từ bỏ trú xứ. Rồi các cư sĩ tại chỗ sanh trưởng suy nghĩ như sau: "Chúng ta đã cung cấp cho chúng Tỷ-kheo các vật dụng cần thiết như y áo, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bệnh, nhưng các khách Tỷ-kheo lại bỏ đi, không an trú, từ bỏ trú xứ. Do nhân gì, do duyên gì, các khách Tỷ-kheo lại bỏ đi, không có an trú, từ bỏ trú xứ? ". Rồi các cư sĩ tại chỗ sanh trưởng suy nghĩ: "Có Tôn giả Dhammika này mắng nhiếc, quở trách, não hại, châm biếm, làm họ tức giận với những lời nói. Các khách Tỷ-kheo ấy bị Tôn giả Dhammika mắng nhiếc, quở trách, não hại, châm biếm, làm tức giận với những lời nói, nên bỏ đi, không có an trú, từ bỏ trú xứ. Vậy chúng ta hãy mời Tôn giả Dhammika rời bỏ hoàn toàn bảy trú xứ tại chỗ đất sanh trưởng". Rồi các cư sĩ tại chỗ đất sanh trưởng đi đến Tôn giả Dhammika; sau khi đến, nói với Tôn giả Dhammika: "Thưa Tôn giả, Tôn giả Dhammika hãy rời bỏ hoàn toàn bảy trú xứ tại chỗ đất sanh trưởng".

Rồi Tôn giả Dhammika suy nghĩ: "Ta đã bị các cư sĩ tại chỗ đất sanh trưởng mời rời bỏ hoàn toàn bảy trú xứ tại chỗ đất sanh trưởng. Nay ta sẽ đi tại chỗ nào? Ta hãy đi đến Thế Tôn". Rồi Tôn giả Dhammika cầm y bát, ra đi, hướng đến Rājagaha (Vương Xá), dần dần đi đến núi Gijihakuøta (Linh Thứu) tại Ràjagaha; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Dhammika đang ngồi xuống một bên:

- Này Bà-la-môn Dhammika, Ông đi từ đâu đến?

- Bạch Thế Tôn, con bị các cư sĩ tại chỗ đất sanh trưởng mời rời bỏ hoàn toàn bảy trú xứ tại chỗ đất sanh trưởng!

- Thôi vừa rồi, này Bà-la-môn Dhammika! Sự việc này, đối với Ông có hề hấn gì! Dầu họ có mời Ông từ bỏ tại chỗ nào, chỗ nào, sau khi đã từ bỏ chỗ ấy, chỗ ấy, Ông đã đi đến gần Ta!

Trong quá khứ, này Bà-la-môn Dhammika, các nhà buôn đường biển đem theo một con chim để tìm bờ, khi họ đi tàu ra biển. Khi chiếc tàu ra xa, không thấy bờ, họ thả con chim đi tìm bờ. Con chim bay về hướng Ðông, bay về hướng Tây, bay về hướng Bắc, bay về hướng Nam, bay về hướng Trên, bay về hướng Döôùi. Nếu nó thấy bờ xung quanh, nó liền bay luôn. Nếu nó không thấy bờ xung quanh, nó bay trở lui về tàu. Cũng vậy, này Bà-la-môn Dhammika, dầu họ có mời Ông từ bỏ tại chỗ nào, chỗ nào, sau khi đã từ bỏ chỗ ấy, chỗ ấy, Ông đã đi đến gần Ta.

Thuở xưa, này Bà-la-môn Dhammika, vua Koravya có một cây bàng chúa tên là Suppatittha, cây này có năm cành, có bóng mát dịu, rất là khả ý. Này Bà-la-môn Dhammika, cây bàng chúa Suppatittha tỏa rộng ra đến mười hai do tuần, các rễ mọc lan rộng đến năm do tuần. Này Bà-la-môn Dhammika, cây bàng chúa Suppatittha có những trái cây to lớn, lớn như những cái nồi con; những trái cây ngọt lịm như vậy, trong sáng và ngọt như mật ong. Này Bà-la-môn Dhammika, vua với các cung nữ hưởng thụ một cành của cây bàng chúa Suppatittha; quân đội hưởng thụ một cành; các Sa-môn, Bà-la-môn hưởng thụ một cành; các loài thú, loài chim hưởng thụ một cành. Này Bà-la-môn Dhammika, không có ai phòng hộ các trái của cây bàng chúa Suppatittha, và không có ai hại nhau vì caùc trái cây. Rồi này Bà-la-môn Dhammika, một người sau khi đã ăn hết cho đến thỏa thích những trái của cây bàng chúa Suppatittha, liền bẻ gãy một cành rồi bỏ đi. Rồi này Bà-la-môn Dhammika, vị Thiên trú ở cây bàng chúa Suppatittha suy nghĩ như sau: "Thật là vi diệu, thưa Tôn giả! Thật là hy hữu, thưa Tôn giả, con người lại ác cho đến như vậy! Sau khi ăn cho đến thỏa thích các trái của cây bàng chúa Suppatittha, lại bẻ một cành rồi bỏ đi! Vậy cây bàng chúa Suppatittha hãy đừng sanh trái nữa trong tương lai! "Rồi này Bà-la-môn Dhammika, cây bàng chúa Suppatittha không sanh trái nữa trong tương lai. Rồi này Bà-la-môn Dhammika, vua Koravya đi đến Thiên chủ Sakka; sau khi đến, thưa với Thiên chủ Sakka: "Tôn giả có biết không? Cây bàng chúa Suppatittha không sanh trái nữa! "Rồi này Bà-la-môn Dhammika, Thiên chủ Sakka thực hiện thần thông, khiến cho mưa to gió lớn khởi lên, làm cây bàng chúa Suppatittha ngã xuống và bật gốc rễ. Này Bà-la-môn Dhammika, vị Thiên trú ở cây bàng chúa Suppatittha khổ đau, sầu muộn, nước mắt đầy mặt, khóc lóc, đứng một bên. Này Bà-la-môn Dhammika, rồi Thiên chủ Sakka đi đến vị Thiên trú ở cây bàng chuùa Suppatittha, sau khi đến, nói với vị Thiên trú ở cây bàng chúa Suppatittha như sau:

- Vì sao, này vị Thiên kia, Ông lại khổ đau, sầu muộn, nước mắt đầy mặt, khóc lóc, đứng một bên?

- Thưa Tôn giả, có cơn mưa to gió lớn khởi lên, và làm cho chỗ trú xứ của con bị ngã xuống và bật gốc rễ lên.

- Này vị Thiên kia, có phải Ông đang gìn giữ cây pháp, nhưng cơn mưa to lớn ấy khởi lên, làm trú xứ của Ông bị ngã xuống và bật gốc rễ lên?

- Làm thế nào, thưa Tôn giả, một cây... được gìn giữ như một cây pháp?

- Ở đây, này vị Thiên kia, những người cần rễ đến lấy rễ cây đi, những người cần vỏ đến lấy vỏ cây đi. Những người cần lá đến lấy lá đi. Những người cần bông đến lấy bông đi. Những người cần trái đến lấy trái đi. Như vậy, không có gì để khiến cho một vị Thiên phải không hoan hỷ, không vui vẻ. Như vậy, là một cây được gìn giữ như một cây pháp.

- Thưa Tôn giả, con không gìn giữ một cây pháp, khi cơn mưa to lớn ấy khởi lên, làm chỗ trú xứ của con ngã xuống và bật gốc rễ lên!

- Này vị Thiên kia, nếu Ông gìn giữ cây pháp, thời trú xứ của Ông sẽ trở lại như xưa.

- Thưa Tôn giả, con sẽ gìn giữ cây pháp, mong rằng trú xứ cuả con trở lại như xưa.

Rồi Thiên chủ Sakka thực hiện thần thông khiến cho mưa to gió lớn đến dựng đứng lại cây bàng chúa và chữa lành những rễ cây

Cũng vậy, này Bà-la-môn Dhammika, Ông có gìn giữ Sa-môn pháp, khi các người cư sĩ tại chỗ sanh trưởng mời Ông đi khỏi bảy trú xứ tại chỗ sanh trưởng không?

- Như thế nào, baïch Theá Toân, là một Sa-môn gìn giữ Sa-môn pháp?

- Như thế này, này Bà-la-môn Dhammika, ở đây, một Sa-môn không có mắng nhiếc lại người đã mắng nhiếc mình, không có tức giận người đã tức giận mình, không có quở trách người đã quở trách mình. Như vậy, này Bà-la-môn Dhammika, là vị Sa-môn gìn giữ Sa-môn pháp.

- Baïch Theá Toân, con không gìn giữ Sa-môn pháp khi những người cư sĩ ở tại chỗ sanh trưởng mời con đi khỏi hoàn toàn bảy trú xứ trong chỗ được sanh trưởng.

- Thuở xưa, này Bà-la-môn Dhammika, có một ngoại đạo sư tên là Sunettto (Diệu Nhãn) đã viễn ly các dục. Này Bà-la-môn Dhammika, ngoại đạo sư Sunetto có hàng trăm đệ tử. Ngoại đạo sư Sunetto thuyết pháp về cộng trú tại Phạm thiên giới cho các người đệ tử. Những ai nghe ngoại đạo sư Sunetto thuyết giảng về cộng trú tại Phạm thiên giới, này Bà-la-môn Dhammika, tâm không được hoan hỷ, các người ấy sau khi thân hoại mạng chung bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Còn những ai, này Bà-la-môn Dhammika, nghe ngoại đạo sư Sunetto thuyết giảng về cọng trú tại Phạm thiên giới, tâm được hoan hỷ, các người ấy sau khi thân hoại mạng chung được sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Thuở xưa, này Bà-la-môn Dhammika, có ngoại đạo sư tên là Mugapakkha... có ngoại đạo sư tên là Aranemi... có ngoại đạo sư tên là Kuddālaka... có ngoại đạo sư tên là Hatthipāla... có ngoại đạo sư tên là Jotipāla đã viễn ly các dục... được sanh vào thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Ông nghĩ thế nào, này Bà-la-môn Dhammika, đối với sáu ngoại đạo sư này đã viễn ly các dục, hay đối với chúng đệ tử hàng trăm hội chúng của những vị ấy, ai với tâm uế nhiễm, mắng nhiếc, quở trách, như vậy có sanh khởi ra nhiều vô phước không?

- Thưa có, bạch Thế Tôn.

- Thật vậy, này Bà-la-môn Dhammika, đối với sáu ngoại đạo sư này đã viễn ly các dục, hay đối với chúng đệ tử hàng trăm hội chúng của những vị ấy, ai với tâm uế nhiễm, mắng nhiếc, quở trách, có sanh khởi ra nhiều vô phước. Còn ai, đối với bị đầy đủ chánh kiến, với tâm uế nhiễm, mắng nhiếc, quở trách, như vậy sanh khởi ra nhiều vô phước hơn nữa. Vì cớ sao? Ta tuyên bố rằng, này Bà-la-môn Dhammika, sự tổn hại đối với các ngoại đạo sư như vậy không bằng sự tổn hại nếu đối xử với các vị đồng Phạm hạnh. Do vậy, này các Bà-la-môn Dhammika, cần phải học tập như sau:

Chúng tôi sẽ không có tâm uế nhiễm đối với vị đồng Phạm hạnh. Này Bà-la-môn Dhammika, các Ông cần phải học tập như vậy.

Các vị Bà-la-môn,
Như Sư Sunetto,
Sư Mugapakkha,
Và Aranemi,
Sư Kuddalaka,
Và Hatthipàla,
Sư Jotipàla,
Và Sư Govinda,
Là quốc sư thứ bảy.
Sáu Sư bạn vị này,
Là những vị danh tiếng,
Quá khứ không hại ai,
Thoát hôi hám, từ bi,
Giải thoát dục kiết sử,
Thoát ly tham ái dục,
Ðạt được Phạm thiên giới.
Và các hàng đệ tử,
Con số lên hàng trăm,
Thoát hôi hám, từ bi,
Giải thoát dục kiết sử,
Thoát ly tham ái dục,
Ðạt được Phạm thiên giới.
Ẩn sĩ ngoại đạo ấy,
Ly tham, tâm Thiền định,
Nếu với tâm uế nhiễm,
Có ai mắng nhiếc họ,
Người như vậy tạo ra,
Rất nhiều sự vô phước.
Ðối một đệ tử Phật,
Tỷ-kheo có chánh kiến,
Nếu với tâm uế nhiễm,
Có ai mắng vị ấy,
Người như vậy tạo ra,
Nhiều vô phước hơn nưã
Chớ phật lòng bậc thiện,
Hãy từ bỏ kiến xứ,
Tối thượng trong Thánh chúng,
Vị ấy được gọi vậy.
Ai chưa ly các dục,
Năm căn c
òn mềm dịu,
Tín, niệm và tinh tấn,
Với chỉ và với quán,
Nếu phật ý vị ấy,
Trước hết tự hại mình,
Sau khi tự hại mình,
Lại hại đến người khác,
Ai tự bảo vệ m
ình,
Bề ngoài cũng bảo vệ,
Do vậy, bảo vệ mình,
Bậc trí không tổn hại.

(Tăng Chi 3, Kinh Dhammika, trang 143)

5. Tiểu kinh Xóm Ngựa (Trung Bộ 1, trang 619)

...Này các Tỷ-kheo, thế nào là Tỷ-kheo thực hành các pháp môn xứng đáng bậc Sa-môn? Này các Tỷ-kheo, đối với Tỷ-kheo có tâm tham dục và lòng tham dục được đoạn diệt, có tâm sân và lòng sân hận được đoạn diệt, có tâm phẫn nộ và lòng phẫn nộ được đoạn diệt, có tâm hiềm hận và lòng hiềm hận được đoạn diệt, có tâm giả dối và lòng giả dối được đoạn diệt, có tâm não hại và lòng não hại được đoạn diệt, có tâm tật đố và lòng tật đố được đoạn diệt, có tâm xan lẩn và lòng xan lẩn được đoạn diệt, có tâm man trá và lòng man trá được đoạn diệt, có tâm xảo trá và lòng xảo trá được đoạn diệt, có tâm ái dục và lòng ái dục được đoạn diệt, có tà kiến và tà kiến được đoạn diệt... Này các Tỷ-kheo, Ta nói rằng, nếu vị ấy thực hành các pháp môn xứng đáng bậc Sa-môn, thì có thể đoạn diệt được những cấu uế cho Sa-môn, những tỳ vết cho Sa-môn, những lỗi lầm cho Sa-môn, đọa sanh vào đọa xứ, sự thọ lãnh các ác thú.

Vị ấy thấy tự ngã được gột sạch tất cả những ác, bất thiện pháp và vị ấy thấy tự ngã được giải thoát. Do thấy tự ngã được gột sạch tất cả những ác, bất thiện pháp ấy, do thấy tự ngã được giải thoát nên hân hoan sanh; do tâm hân hoan nên hỷ sanh; do hỷ nên thân được khinh an; do thân khinh an nên lạc thọ sanh; do lạc thọ nên tâm được định tĩnh.

Vị ấy an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ, cũng vậy, phương thứ hai, cũng vậy, phương thứ ba, cũng vậy, phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại vô biên, không hận không sân.

Vị ấy an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với bi, cũng vậy, phương thứ hai, cũng vậy, phương thứ ba, cũng vậy, phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với bi, quảng đại vô biên, không hận không sân.

Vị ấy an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với hỷ, cũng vậy, phương thứ hai, cũng vậy, phương thứ ba, cũng vậy, phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với hỷ, quảng đại vô biên, không hận không sân.

Vị ấy an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu với xả, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, vị ấy an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân.

Này các Tỷ-kheo, ví như một hồ sen có nước trong, có nước ngọt, có nước mát, có nước trong sáng, có bờ hồ khéo sắp đặt, đẹp đẽ. Nếu có người từ phương Ðông đi đến, bị nóng bức áp đảo, bị nóng bức hành hạ, mệt mỏi, khô cổ, đắng họng, khát nước. Người ấy đi đến hồ sen ấy giải trừ khát nước và giải trừ nóng bức. Nếu có người từ phương Tây đi đến, nếu có người từ phương Bắc đi đến, nếu có người từ phương Nam đi đến, nếu có người từ bất cứ ở đâu đi đến, bị nóng bức áp đảo, bị nóng bức hành hạ, mệt mỏi, khô cổ, đắng họng, khát nước, người ấy đi đến hồ sen ấy, giải trừ khát nước, giải trừ nóng bức. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, nếu có người từ gia đình Sát đế lị xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, vị ấy đi đến pháp luật do Như lai thuyết dạy, sau khi tu tập từ, bi, hỷ, xả, nội tâm được định tĩnh, Ta nói rằng chính nhờ nội tâm định tĩnh, vị ấy thực hành các pháp môn xứng đáng bậc Sa-môn. Nếu vị ấy từ gia đình Bà-la-môn... từ gia đình Phệ xá (Vessa)... từ gia đình Thủ đà (Sudda), xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, vị ấy đi đến pháp luật do Như Lai thuyết dạy, sau khi tu tập từ, bi, hỷ, xả, nội tâm được định tĩnh, Ta nói rằng chính nhờ nội tâm định tĩnh, vị ấy thực hành các pháp môn xứng đáng bậc Sa-môn.

Nếu từ gia đình Sát-đế-lị, xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình, sau khi đi đến pháp luật do Như Lai thuyết dạy, nhờ đoạn trừ các lậu hoặc, vị ấy ngay trong hiện tại, tự mình chứng tri, chứng ngộ và thành đạt vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Vị ấy thành Sa-môn nhờ đoạn diệt các lậu hoặc. Nếu từ gia đình Bà-la-môn... từ gia đình Phệ xá... từ gia đình Thủ đà, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình, sau khi đi đến pháp luật do Như Lai thuyết dạy, nhờ đoạn trừ các lậu hoặc, vị ấy ngay trong hiện tại, tự mình chứng tri, chứng ngộ và thành đạt vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát, vị ấy thành Sa-môn nhờ đoạn diệt các lậu hoặc. (Trung Bộ 1, Tiểu Kinh Xóm Ngựa, trang 619)

*

Từ khi ta xuất gia,
Bỏ nhà, sống không nhà,
Ta không biết tư duy,
Phi thánh, liên hệ sân.
Hãy làm hại, sát hại,
Hãy làm khổ hữu tình,
Ta không biết tư duy,
Trong thời gian dài này. -- (Trưởng Lão Tăng Kệ, câu 645-648)

6. Tiểu kinh RỪNG SỪNG BÒ (Trung Bộ 1, trang 451)

...Này các Anuruddha, các Ông có sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau, không có cãi nhau, như nước với sữa, sống nhìn nhau với cặp mắt thiện cảm không?

- Bạch Thế Tôn, thật sự chúng con sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau, không có cãi nhau, như nước với sữa, sống nhìn nhau với cặp mắt thiện cảm.

- Này các Anuruddha, như thế nào các Ông sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau, như nước với sữa, sống nhìn nhau với cặp mắt thiện cảm?

- Bạch Thế Tôn, ở đây, chúng con nghe như sau: "Thật lợi ích thay cho ta, thật khéo lợi ích thay cho ta, khi ta được sống với các vị đồng phạm hạnh như vậy". Bạch Thế Tôn, do vậy, đối với các vị đồng phạm hạnh này, con khởi lên từ thân nghiệp trước mặt và sau lưng, con khởi lên từ khẩu nghiệp, trước mặt và sau lưng, con khởi lên từ ý nghiệp, trước mặt và sau lưng. Bạch Thế Tôn, do vậy, chúng con nghĩ như sau: "Ta hãy từ bỏ tâm của ta và sống thuận theo tâm của những Tôn giả này". Bạch Thế Tôn, con từ bỏ tâm của con, và sống thuận theo tâm của những Tôn giả ấy. Bạch Thế Tôn, chúng con tuy khác thân nhưng giống như đồng một tâm.

Rồi Tôn giả Nandiya... (như trên)... rồi Tôn giả Kimbila bạch Thế Tôn:

- Bạch Thế Tôn, ở đây chúng con nghĩ như sau: "Thật lợi ích thay cho ta, thật khéo lợi ích thay cho ta, khi ta được sống với các vị đồng phạm hạnh như vậy". Bạch Thế Tôn, do vậy, đối với các vị đồng phạm hạnh này, con khởi lên từ thân nghiệp, trước mặt và sau lưng, con khởi lên từ khẩu nghiệp, trước mặt và sau lưng, con khởi lên từ ý nghiệp, trước mặt và sau lưng. Bạch Thế Tôn, do vậy, chúng con nghĩ như sau: "Ta hãy từ bỏ tâm của ta và sống thuận theo tâm của những Tôn giả này". Bạch Thế Tôn, con từ bỏ tâm của con và sống thuận theo tâm của những Tôn giả ấy. Bạch Thế Tôn, chúng con tuy khác thân nhưng giống như đồng một tâm. Bạch Thế Tôn, như vậy chúng con sống hòa hợp, hoan hỷ với nhau, như nước với sữa, sống nhìn nhau với cặp mắt thiện cảm. (Trung Bộ 1, Kinh Rừng Sừng Bò, trang 451)

*

Vui thay chúng ta sống,
Không hận, giữa hận thù!
Giữa những người thù hận,
Ta sống, không hận thù. -- (Kinh Pháp Cú, câu 291)

7. Có 3 loại Lửa (Tiểu Bộ Kinh 1, trang 422)

Này các Tỷ-kheo, có ba loại lửa này. Thế nào là ba? Lửa tham, lửa sân, lửa si. Này các Tỷ-kheo, có ba loại lửa này.

Lửa tham đốt cháy người,
Say m
ê trong các dục,
Còn lửa sân đốt cháy,
Những người có sân hận,
Những người giết, sát hại,
Các loại có sanh mạng.

Còn lửa si đốt cháy,
Những kẻ bị m
ê muội,
Những kẻ không tinh luyện,
Trong giáo pháp bậc Thánh,

Do không được biết rõ
Các loại lửa như vậy,
Nên loài Người ưa thích,
Vui thích với có thân.

Họ làm cảnh dịa ngục,
Ðược lớn mạnh tăng trưởng,
Kể cả giới b
àng sanh,
Chỗ sanh xứ súc vật,
Cùng với A-tu-la,
Với cảnh giới quỷ đói,
Họ không được thoát khỏi,
Trói buộc của Ác ma.

Nhưng ai ngày và đêm,
Chú tâm vào, chuyên học,
Học những lời giảng dạy,
Bậc Chánh đẳng Chánh giác.

Họ làm cho lắng dịu
Ngọn lửa của lòng tham,
Luôn luôn ý thức được,
Tánh bất tịnh sự vật.

Với lòng thương, từ mẫn,
Những hạng người tối thượng,
Làm lắng dịu, chỉ tịnh,
Ngọn lửa của sân hận.

Còn ngọn lửa si mê,
Với trí tuệ dập tắt,
Trí tuệ này đưa đến
Thể nhập v
ào chân lý.

Bậc thận trọng sáng suốt,
Ngày đêm làm lắng dịu
Các loại lửa như vậy,
Không có biết mệt mỏi.

Họ làm cho lắng dịu,
Không một chút dư tàn,
Những bậc Thánh đã thấy,
Bậc trí tuệ hiểu biết,
Là những bậc Hiền trí,
Thấy được nhờ chánh trí

Do họ thắng tri được,
Sự diệt tận của sanh,
N
ên họ không đi đến,
Sanh đi rồi sanh lại.

(Tiểu Bộ Kinh 1, trang 422)

8. Có lòng Từ mẫn (Tăng Chi 2, trang 736)

- Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo trú tại chỗ có lòng từ mẫn đối với các gia chủ. Thế nào là năm?

Khích lệ tăng thượng giới; khiến chúng sống theo gương pháp; khi đến thăm người bệnh, an trú niệm cho người bệnh như sau: "Các vị hãy an trú niệm vào hướng đến quả A-la-hán"; khi đại chúng Tỷ-kheo đi đến từ nhiều địa phương khác nhau, vị ấy nói với các gia chủ đi đến như sau: "Nay đại chúng Tỷ-kheo đã đến từ nhiều địa phương khác nhau. Các vị hãy làm các phước đức. Nay là thời làm các phước đức"; họ có cúng dường các món ăn gì, hoặc thô hoặc tế, tự mình thọ dụng, không làm cho của tín thí rơi rớt.

Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo trú tại chỗ có lòng từ mẫn đối với các gia chủ. (Tăng Chi 2, Có lòng từ mẫn, trang 736)

9. Cần phải khích lệ (Tăng Chi 1, trang 402)

Rồi Tôn giả Ānanda đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Tôn giả Ānanda đang ngồi xuống một bên:

- Này Ānanda, với ai, Thầy có lòng từ mẫn, và với những ai, Thầy nghĩ là nên nghe theo, các bạn bè, thân hữu, bà con hay cùng một huyết thống? Với những người ấy, này Ānanda, Thầy cần phải khích lệ, cần phải hướng dẫn, cần phải an trú trong ba điểm. Thế nào là ba?

- Hãy khích lệ, hướng dẫn và an trú vào tịnh tín bất động đối với Ðức Phật: "Ðây là Thế Tôn, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, Minh Haïnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Ðiều Ngöï Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn". Hãy khích lệ, hướng dẫn và an trú vào tịnh tín bất động đối với Pháp: "Pháp được Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu". Hãy khích lệ, hướng dẫn và an trú vào tịnh tín bất động đối với chúng Tăng: "Diệu hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn, Trực hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn, ÖÙng lý hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn, Chơn chánh hạnh là chúng đệ tử của Thế Tôn. Tức là bốn đôi tám chúng. Chúng đệ tử của Thế Tôn là đáng cung kính, đaùng cúng dường, đáng tôn trọng, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời".

Dầu cho bốn đại chúng có đổi khác, này Ānanda, địa đại, thủy đại. hỏa đại, phong đại, nhưng vị thánh đệ tử thành tựu tịnh tín bất động đối với Phật không có đổi khác. Ở đây, đổi khác là như thế này: Vị Thánh đệ tử ấy, này Ānanda, thành tựu tịnh tín bất động đối với đức Phật, sẽ sanh vào địa ngục, loại bàng sanh hay cõi ngạ quỷ. Sự kiện này không xảy ra.

Dầu cho bốn đại chúng có đổi khác, này Ānanda, địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại, nhưng vị thánh đệ tử thành tựu tịnh tín bất động đối với Pháp không có đổi khác. Ở đây, đổi khác là như thế này: Vị Thánh đệ tử ấy, này Ānanda, thành tựu tịnh tín bất động đối với Pháp, sẽ sanh vào địa ngục, loại bàng sanh hay cõi ngạ quỷ. Sự kiện này không xảy ra.

Dầu cho bốn đại chúng có đổi khác, này Ānanda, địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại, nhưng vị thánh đệ tử thành tựu tịnh tín bất động đối với chúng Tăng không có đổi khác. Ở đây, đổi khác là như thế này: Vị Thánh đệ tử ấy, này Ānanda, thành tựu tịnh tín bất động đối với chúng Tăng, sẽ sanh vào địa ngục, loại bàng sanh hay cõi ngạ quỷ. Sự kiện này không xảy ra.

Này Ānanda, với ai Thầy có lòng từ mẫn, và với những ai Thầy nghĩ là nên nghe theo, các bạn bè, thân hữu, bà con hay cùng một huyết thống? Với những người ấy, này Ānanda, Thầy cần phải khích lệ, cần phải hướng dẫn, cần phải an trú trong ba điểm này. (Tăng Chi 1, Cần phải khích lệ, trang 402)

10. Kinh Hàng Ma (Trung Bộ 1, trang 730)

...Này Ác ma, rồi Ác ma Dusi nghĩ như sau: "Ta không biết chỗ đến và chỗ đi của các vị Tỷ-kheo có giới hạnh và thiện pháp này. Vậy nay ta hãy nhập vào hàng Bà-la-môn gia chủ và nói như sau: "Hãy đến phỉ báng, mạ lị, thống trách và nhiễu hại các vị Tỷ-kheo có giới hạnh và thiện tánh. Do bị phỉ báng, mạ lị, thống trách và nhiễu hại bởi các Người, các vị ấy có thể đổi tâm và như vậy, Ác ma Dusi mới có dịp để chi phối họ."

Rồi này Ác ma, Ác ma Dusi nhập vào hàng Bà-la-môn gia chủ và phỉ báng, mạ lị, thống trách và nhiễu hại các vị Tỷ-kheo có giới hạnh và thiện tánh như sau: ‘Những kẻ trọc đầu, Sa-môn giả hiệu, tiện nô, hắc nô, sanh tự gót chân này’. Họ nói: ‘Chúng tôi tu thiền, chúng tôi tu thiền’ và với hai vai thụt xuống, với mặt cúi xuống, mê mê dại dại, tu thiền, mê thiền, si thiền, dại thiền. Ví như con cú đậu trên cành cây, khi đang rình chuột; tu thiền, mê thiền, si thiền, dại thiền; cũng vậy, những kẻ trọc đầu, Sa-môn giả hiệu, tiện nô, hắc nô, sanh tự gót chân này. Chúng nói: ‘Chúng tôi tu thiền, chúng tôi tu thiền’. Và với hai vai thụt xuống, với mặt cúi xuống, mê mê dại dại, tu thiền, mê thiền, si thiền, dại thiền. Ví như con giả can trên bờ sông, khi đang rình cá; tu thiền, mê thiền, si thiền, dại thiền; cũng vậy, những kẻ trọc đầu, Sa-môn giả hiệu, tiện nô, hắc nô, sanh tự gót chân này. Họ nói: ‘Chúng tôi tu thiền, chúng tôi tu thiền’ và với hai vai thụt xuống, với mặt cúi xuống, mê mê dại dại, tu thiền, mê thiền, si thiền, dại thiền. Ví như con mèo ngồi bên đống rác, khi đang rình chuột; tu thiền, mê thiền, si thiền, dại thiền; cũng vậy, những kẻ trọc đầu, Sa-môn giả hiệu, tiện nô, hắc nô, sanh tự gót chân này. Họ nói: ‘Chúng tôi tu thiền, chúng tôi tu thiền’ và với hai vai thụt xuống, với mặt cúi xuống, mê mê dại dại, tu thiền, mê thiền, si thiền, dại thiền. Ví như con lừa, gánh nặng được đặt xuống, đang tu thiền, mê thiền, si thiền, dại thiền; cũng vậy, những kẻ trọc đầu, Sa-môn giả hiệu, tiện nô, hắc nô, sanh tự gót chân này. Chúng nói: ‘Chúng tôi tu thiền, chúng tôi tu thiền’, và với hai vai thụt xuống, với mặt cúi xuống, mê mê dại dại, tu thiền, mê thiền, si thiền, dại thiền". Này Ác ma lúc bấy giờ, phần lớn những người ấy sau khi thân hoại mạng chung phải sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

Rồi này Ác ma, Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác gọi các Tỷ-kheo:

- Này các Tỷ-kheo, những Bà-la-môn gia chủ bị Ác ma Dusi nhập vào và nói: ‘Hãy đến phỉ báng, mạ lị, thống trách và nhiễu hại các Tỷ-kheo có giới hạnh và thiện tánh. Do bị phỉ báng, mạ lị, thống trách và nhiễu hại bởi các Người, các vị ấy có thể đổi tâm, và như vậy Ác ma Dusi mới có dịp để chi phối họ’.

Này các Tỷ-kheo, hãy đến biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ, rồi an trú, cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Với tâm câu hữu với bi... với tâm câu hữu với hỷ..., biến mãn một phương với tâm câu hữu với xả, rồi an trú; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân.

Rồi nāy Ác ma, các Tỷ-kheo ấy được Thế Tôn Kakusandha, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác khuyến khích như vậy, khuyến giáo như vậy, đi đến khu rừng, đi đến gốc cây, đi đến các chỗ không(??) vắng, biến mãn một phương với tâm câu hữu với từ rồi an trú; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba; cũng vậy phương thứ tư. Như vậy cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, an trú biến mãn với tâm câu hữu với từ, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. Với tâm câu hữu với bi... với tâm câu hữu với hỷ... biến mãn một phương với tâm câu hữu với xả rồi an trú; cũng vậy phương thứ hai, cũng vậy phương thứ ba, cũng vậy phương thứ tư. Như vậy, cùng khắp thế giới, trên, dưới, bề ngang, hết thảy phương xứ, cùng khắp vô biên giới, an trú biến mãn với tâm câu hữu với xả, quảng đại, vô biên, không hận, không sân. (Trung Bộ 1, Kinh Hàng Ma, trang 703)

11. Kinh Căn Tu Tập (Trung Bộ 3, trang 665)

... Này Ananda, thế nào là vô thượng căn tu tập trong giới luật bậc Thánh? Ở đây, này Ananda, vị Tỷ-kheo, mắt thấy sắc, khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý bất khả ý. Vị ấy tuệ tri như sau: "Khả ý này khởi lên nơi ta, bất khả ý này khởi lên, khả ý bất khả ý này khởi lên. Cái này khởi lên, vì là hữu vi nên thô. (Nhưng) cái này là an tịnh, cái này là thù diệu, tức là xả". Cho nên, dầu cho cái gì khởi lên là khả ý, bất khả ý hay khả ý và bất khả ý, tất cả đều đoạn diệt (trong vị ấy), và xả tồn tại. Này Ananda, như một người có mắt, sau khi mở mắt, lại nhắm mắt lại, hay sau khi nhắm mắt, lại mở mắt ra; cũng vậy, như vậy là tốc độ, như vậy là sự mau chóng, như vậy là sự dễ dàng đối với cái gì đã khởi lên, khả ý bất khả ý hay khả ý bất khả ý, (tất cả) đều đoạn diệt (trong vị ấy), và xả tồn tại. Trong giới luật bậc Thánh, này Ananda, như vậy gọi là vô thượng căn tu tập đối với các sắc do mắt nhận thức.

Lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo tai nghe tiếng khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý bất khả ý. Vị ấy tuệ tri như sau: "Khả ý này khởi lên nơi ta, bất khả ý này khởi lên, khả ý bất khả ý này khởi lên. Cái này khởi lên, vì là hữu vi nên thô. (Nhưng) cái này là an tịnh, cái này là thù diệu, tức là xả". Cho nên dầu cho cái gì khởi lên là khả ý, bất khả ý, hay khả ý bất khả ý, tất cả đều đoạn diệt (trong vị ấy), và xả tồn tại. Này Ananda, như một người lực sĩ có thể búng tay một cách dễ dàng; cũng vậy, như vậy là tốc độ, như vậy là sự mau chóng, như vậy là sự dễ dàng đối với cái gì đã khởi lên, khả ý, bất khả ý hay khả ý bất khả ý, (tất cả) đều đoạn diệt (trong vị ấy) và xả tồn tại. Trong giới luật bậc Thánh, này Ananda, như vậy gọi là vô thượng căn tu tập đối với các tiếng do tai nhận thức.

Lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo do mũi ngửi hương khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý bất khả ý. Vị ấy tuệ tri như sau: "Khả ý này khởi lên nơi ta, bất khả ý này khởi lên, khả ý bất khả yù này khởi lên. Cái này khởi lên, vì là hữu vi nên thô. (Nhưng) cái này là an tịnh, cái này là thù diệu, tức là xả". Cho nên dầu cho cái gì khởi lên là khả ý, bất khả ý hay khả ý bất khả ý, tất cả đều đoạn diệt (trong vị ấy) và xả tồn tại. Này Ananda, như những giọt nước mưa chảy trượt đi, không có đọng lại trên một lá sen hơi chúc xuống; cũng vậy, như vậy là tốc độ, như vậy là sự mau chóng, như vậy là sự dễ dàng đối với cái gì đã khởi lên, khả ý, bất khả ý hay khả ý bất khả ý, (tất cả) đều đoạn diệt (trong vị ấy), và xả tồn tại. Trong giới luật bậc Thánh, này Ananda, như vậy gọi là vô thượng căn tu tập đối với các hương do mũi nhận thức.

Lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo lưỡi nếm vị khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý bất khả ý. Vị ấy tuệ tri như sau: "Khả ý này khởi lên nơi ta, bất khả ý này khởi lên, khả ý bất khả ý này khởi lên. Cái này khởi lên, vì là hữu vi nên thô. (Nhưng) cái này là an tònh, cái này là thù diệu, tức là xả". Cho nên dầu cho cái gì khởi lên là khả ý, bất khả ý, hay khả ý bất khả ý, tất cả đều đoạn diệt (trong vị ấy) và xả tồn tại. Này Ananda, như một người lực sĩ có thể nhổ ra một cách dễ dàng cục đờm đọng lại trên đầu lưỡi; cũng vậy, như vậy là tốc độ, như vậy là sự mau chóng, như vậy là sự dễ dàng đối với cái gì đã khởi lên, khả ý, bất khả ý hay khả ý bất khả ý, (tất cả) đều đoạn diệt (trong vị ấy) và xả tồn tại. Trong giới luật bậc Thánh, này Ananda, như vậy gọi là vô thượng căn tu tập đối với các vị do lưỡi nhận thức.

Lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo thân cảm xúc khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý, khởi lên khả ý bất khả ý. Vị ấy tuệ tri như sau: "Khả ý này khởi lên nơi ta, bất khả ý này khởi lên, khả ý bất khả ý này khởi lên. Cái này khởi lên, vì là hữu vi nên thô. (Nhưng) cái này là an tịnh, cái này là thù diệu, tức là xả". Cho nên dầu cho cái gì khởi lên là khả ý, bất khả ý hay khả ý bất khả ý, tất cả đều đoạn diệt (trong vị ấy), và xả tồn tại. Này Ananda, ví như một người có thể co duỗi cánh tay được co lại của mình, hay co lại cánh tay duỗi ra của mình; cũng vậy, như vậy là tốc độ, như vậy là sự mau chóng, như vậy là sự dễ dàng đối với cái gì đã khởi lên, khả ý, bất khả ý hay khả ý bất khả ý, (tất cả) đều đoạn diệt (trong vị ấy) và xả tồn tại. Trong giới luật bậc Thánh, này Ananda, như vậy gọi là vô thượng căn tu tập đối với các xúc do thân nhận thức.

Lại nữa, này Ananda, Tỷ-kheo, ý nhận thức các pháp khởi lên khả ý, khởi lên bất khả ý. Khởi lên khả ý bất khả ý. Vị ấy tuệ tri như sau: "khả ý này khởi lên nơi ta, bất khả ý này khởi lên, khả ý bất khả ý này khởi lên. Cái này khởi lên, vì là hữu vi nên thô. (Nhưng) cái này là an tịnh, cái này là thù diệu, tức là xả". Cho nên dầu cho cái gì khởi lên là khả ý, bất khả ý hay khả ý bất khả ý, tất cả đều đoạn diệt (trong vị ấy), và xả tồn tại. Này Ananda, như một người cho nhỏ hai ba giọt nước trong một cái chậu bằng sắt đun nóng mỗi ngày, này Ananda, các giọt nước rơi rất chậm nhưng chúng bị tiêu diệt, biến đi rất mau, cũng vậy, như vậy là tốc độ, như vậy là sự mau chóng, như vậy là sự dễ dàng đối với cái gì đã khởi lên khả ý, bất khả ý hay khả ý bất khả ý, (tất cả) đều đoạn diệt (trong vị ấy) và xả tồn tại. Trong giới luật bậc Thánh, này Ananda, như vậy gọi là vô thượng căn tu tập đối với các pháp do ý nhận thức.

Như vậy, này Ananda, là vô thượng căn tu tập trong giới luật bậc Thánh. (Trung Bộ 3, Kinh Căn Tu Tập, trang 665)

12. Các câu kệ

Hãy niệm Phật vô lượng!
Tâm hân hoan thoải mái,
Thân thấm nhuần hỷ thọ,
Luôn luôn cảm phấn chấn.

Hãy niệm Pháp vô lượng!
Tâm hân hoan thoải mái,
Thân thấm nhuần hỷ thọ,
Luôn luôn cảm phấn chấn.

Hãy niệm Tăng vô lượng!
Tâm hân hoan thoải mái,
Thân thấm nhuần hỷ thọ,
Luôn luôn cảm phấn chấn. -- (Trưởng L
ão Tăng Kệ, câu 382, 383, 384)

*

Từ khi ta xuất gia,
Bỏ nhà, sống không nhà,
Ta không biết tư duy,
Phi thánh, liên hệ sân.

Hãy làm hại, sát hại,
Hãy làm khổ hữu tình,
Ta không biết tư duy,
Trong thời gian dài này.

Và ta biết lòng Từ,
Vô lượng khéo tu tập,
Ta thứ lớp tích lũy,
Như lời đức Phật dạy. -- (Trưởng Lão Tăng Kệ, câu 645-648)

*

Như người mẹ tốt lành,
Thương người con độc nhất,
Cũng vậy đối chúng sanh,
Đủ mọi lo
ài, mọi chỗ,
Hãy có lòng tốt đẹp,
(Thương mến v
à từ ái). -- (Truởng Lão Tăng Kệ, câu 33)

*

Ai ở đời, giữa người,
L
àm hại chúng sanh khác,
Vị ấy tự hại mình,
Đời này và đời sau.

Ai với tâm từ bi,
Thương tưởng mọi hữu tình,
Một người làm như vậy,
Gặt phước đức thật nhiều. -- (Trưởng Lão Tăng Kê, câu 237, 238)

*

Ai thô bạo, dã man
Sau lưng nói gièm pha,
Phản bạn không từ bi,
Lại cống cao ngạo mạn,
Tánh không có bố thí,
Không cho ai vật gì,
Đây là ăn đồ thúi,
Ăn thịt không phải thúi. -- (Kinh Tập, câu 244)

*

Tâm ta đi cùng khắp,
Tất cả mọi phương trời,
Cũng không tìm thấy được,
Ai thân hơn tự ng
ã,
Tự ngã đối mọi người,
Quá thân ái như vậy,
Vậy ai y
êu tự ngã,
Chớ hại tự ngã người. -- (Kinh Tương Ưng 1, trang 174)

*

Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi,
Ai ôm hiềm hận ấy,
Hận th
ù không thể nguôi.

Nó mắng tôi, đánh tôi,
Nó thắng tôi, cướp tôi,
Không ôm hiềm hận ấy,
Hận th
ù được tự nguôi. -- (Pháp Cú Kinh, câu, 3, 4)

-ooOoo-

Ðầu trang | 01 | 02 | 03

 

Chân thành cám ơn đạo hữu TNM đã gửi tặng bản vi tính
(Bình Anson, 04-2004)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 14-04-2004