|
MỤC LỤC
Lời Mở Đầu |
[01] |
Chương I:
Thế Nào Là Tạng Luật?
a. Bảy Loại Vi Phạm Tội
b. Khi Nào và Lý Do Tại Sao Đức Phật Đặt Ra Giới Luật
c. Chấp Thuận Giáo Đoàn Có Tỳ Khưu Ni
Chương II: Tạng Luật
1. Bất Cộng Trụ
a. Các Tội Bất Cộng Trụ và Những Hình Phạt
b. Mười Ba Tội Tăng Tàn
c.Hai Tội Bất Định
d.Ba Mươi Tội ưng Xả Đối Trị& Những Hình Phạt
2. Ưng Đối Trị
a. Chín Mươi Hai Tội Ưng Đối Trị & Hình Phạt
b. Bốn Tội Ưng Phát Lồ
c. Bảy Mươi Lăm Điều Ưng Học Pháp về Cách Cư Xử Lịch Sự
d. Bảy Cách Dàn Xếp Tranh Tụng
3. Đại Phẩm
4. Tiểu Phẩm
5. Luật Tạng Tập Yếu |
[02] |
Chương
III: Thế Nào Là Tạng Kinh? Chương IV: Tạng Kinh - Trường Bộ
Kinh
a. Phẩm Giới
1. Kinh Phạm Võng
2. Kinh Sa Môn Quả
3. Kinh Ambattha
4. Kinh Soṇadanḍa
5. Kinh Kūtadanta
6. Kinh Mahāli
7. Kinh Jāliya
8. Kinh Đại Sư Hống
9. Kinh Poṭṭhapāda
10. Kinh Subha
11. Kinh Kiên Cố
12. Kinh Lohita
13. Kinh Tam Minh
b. Đại Phẩm
1. Kinh Đại Bổn
2. Kinh Đại Duyên
3. Kinh Đại Niết Bàn
4. Kinh Đại Thiện Kiến Vương
5. Kinh Janavasabha
6. Kinh Đại Điền Tôn
7. Kinh Đại Hội
8. Kinh Thiên Vương Sở Vấn
9. Kinh Đại Niệm Xứ
10. Kinh Pāyāsi
c. Phẩm Pāthika
1. Kinh Pāthika
2. Kinh Udumbarika
3. Kinh Chuyển Thánh Vương
4. Kinh Khởi Thế Nhân Bổn
5. Kinh Tự Hoan Hỷ
6. Kinh Thanh Tịnh
7. Kinh Tướng
8. Kinh Giáo Thọ Singāla
9. Kinh Āṭānāṭiya
10. Kinh Phúng Tụng
11. Kinh Thập Thượng
|
[03] |
Chương V:
Trung Bộ Kinh (a) Năm Mươi Bài Kinh Bản, Tập Số 1
(Mūlapaṇṇāsa Pāḷi)
I. Phẩm Pháp Môn Căn Bản
1. Kinh Pháp Môn Căn Bản
2. Kinh Tất Cả Các Lậu Hoặc
3. Kinh Thừa Tự Pháp
4. Kinh Sợ Hãi và Khiếp Đãm
5. Kinh Không uế Nhiễm
6. Kinh Ước Nguyện
7. Kinh Ví Dụ Tấm Vải
8. Kinh Đoạn Giảm
9. Kinh Chánh Tri Kiến
10. Kinh Niệm Xứ
II Phẩm Sư Tử Hống
1. Tiểu Kinh Sư Tử Hống
2. Đại Kinh Sư Tử Hống
3. Đại Kinh Khổ Uẩn
4. Tiểu Kinh Khổ Uẩn
5. Tiểu Kinh Tư Lượng
6. Kinh Tâm Hoang Vu
7. Kinh Khu Rừng
8. Kinh Mật Hoàn
9. Kinh Song Tầm
10. Kinh An Trú Tầm
III. Phẩm Ví Dụ
1. Kinh Ví Dụ Cái Cưa
2. Kinh Ví Dụ Con Rắn
3. Kinh Gò Mối
4. Kinh Trạm Xe
5. Kinh Bẩy Mồi
6. Kinh Thánh Cầu
7. Tiểu Kinh Ví Dụ Dấu Chân Voi
8. Đại Kinh Ví Dụ Dấu Chân Voi
9. Đại Kinh Ví Dụ Lõi Cây
10. Tiểu Kinh Ví Dụ Lõi Cây
IV. Phẩm Đại Song Đối
1. Tiểu Kinh Khu Rừng Sừng Bò
2. Đại Kinh Khu Rừng Sừng Bò
3. Đại Kinh Người Chăn Bò
4. Tiểu Kinh Người Chăn Bò
5. Tiểu Kinh Saccaka
6. Đại Kinh Saccaka
7. Tiểu Kinh Đoạn Tận Ái
8. Đại Kinh Đoạn Tận Ái
9. Đại Kinh Xóm Ngựa
10. Tiểu Kinh Xóm Ngựa
V. Phẩm Tiểu Song Đối
1. Kinh Saleyyaka
2. Kinh Verañjaka
3. Đại Kinh Phương Quảng
4. Tiểu Kinh Phương Quảng
5. Tiểu Kinh Pháp Hành
6. Đại Kinh Pháp Hành
7. Kinh Tư Sát
8. Kinh Kosambiya
9. Kinh Phạm Thiên Cầu Thỉnh
10. Kinh Hàng Ma
(b) Năm Mươi Bài Kinh Số 2 (Majhima Paṇṇāsa Pāḷi)
I. Phẩm Gia Chủ
1. Kinh Kandaraka
2. Kinh Bát Thánh
3. Kinh Hữu Học
4. Kinh Potaliya
5. Kinh Jīvaka
6. Kinh Upāli
7. Kinh Hạnh Con Chó
8. Kinh Vương Tử Vô Uý
9. Kinh Nhiều Cảm Thọ
10. Kinh Không Gì Chuyển Hướng
II. Phẩm Tỳ Khưu
1. Kinh Giáo Giới La Hầu La ở Ambalatthika
2. Đại Kinh Giáo Giới La Hầu La
3. Tiểu Kinh Malukya
4. Đại Kinh Malukya
5. Kinh Bhaddali
6. Kinh Ví Dụ Con Chim Cáy
7. Kinh Catuma
8. Kinh Nalakapana
9. Kinh Gulissani
10. Kinh Kitagira
III. Phẩm Du Sĩ
1.Kinh Vaccha Về Tam Minh
2. Kinh Vaccha Về Lửa
3. Đại Kinh Vacchagotta
4. Kinh Trưởng Lão
5. Kinh Magaṇḍiya
6. Kinh Sandaka
7. Kinh Sakuludāyi
8. Kinh Samaṇamuṇḍika
9. Tiểu Kinh Sakuladāyi
10. Kinh Vekhanassa
IV. Phẩm Vương
1. Kinh Gaṭikāra
2. Kinh Raṭṭhapāla
3. Kinh Maghadeva
4. Kinh Madhura
5. Kinh Vương Tử Bồ Đề
6. Kinh Angulimāla
7. Kinh Ái Sanh
8. Kinh Bāhitika
9. Pháp Trang Nghiêm
10. Kinh Kaṇṇakatthala
V. Phẩm Phạm Thiên
1. Kinh Brahmāyu
2. Kinh Sela
3. Kinh Assalayana
4. Kinh Ghot.amukha
5. Kinh Cankī
6. Kinh Esukarī
7. Kinh Dhanañjāni
8. Kinh Vasetha
9. Kinh Subha
10. Kinh Sangārava
(c) Hơn Năm Mươi Bài Kinh, Tập Số 3
I. Phẩm Devadaha
1. Kinh Devadaha
2. Kinh Năm Và Ba
3. Kinh Nghĩ Như Thế Nào
4. Kinh Sama
5. Kinh Thiện Tinh
6. Kinh Bất Động Ích
7. Kinh Gaṇaka Moggallāna
8. Kinh Gopaka Moggallana
9. Đại Kinh Mãn Nguyệt
10. Tiểu Kinh Mãn Nguyệt
II. Phẩm Anupada
1. Kinh Bất Đoạn
2. Kinh Sáu Thanh Tịnh
3. Kinh Chân Nhân
4. Kinh Nên hành Trì, Không Nên Hành Trì
5. Kinh Đa Giới
6. Kinh Isigili
7. Đại Kinh Bốn Mươi
8. Kinh Quán Niệm Hơi Thở
9. Kinh Thân Hành Niệm
10. Kinh Hành Sanh
III. Phẩm Tánh Không
1. Tiểu Kinh Tánh Không
2. Đại Kinh Tánh Không
3. Kinh Hy Hữu Vị Tằng Hữu Vi Pháp
4. Kinh Bākula
5. Kinh Điều Ngự Địa
6. Kinh Bhūmiya
7. Kinh Anuruddha
8. Kinh Tuỳ Phiền Não
9. Kinh Hiền Ngu
10. Kinh Thiên sứ
IV. Phẩm Phân Biệt
1.Nhất Dạ Hiền Giả
2. Ānanda - Nhất Dạ Hiền Giả
3. Mahā Kaccāna - Nhất Dạ Hiền Giả
4. Lomasakangiya - Nhất Dạ Hiền Giả
5. Tiểu Kinh Nghiệp Biệt
6. Đại Kinh Nghiệp Biệt
7. Kinh Phân Biệt Sáu Xứ
8. KinhTổng Thuyết &Biệt Thuyết
9. Kinh Vô Tránh Phân Biệt
10 Kinh Giới
11. Kinh Phân Biệt Về Sự Thật
12. Kinh Phân Biệt Cúng Dường
V. Phẩm Sáu Xứ
1. Kinh Giáo Giới Cấp Cô Độc
2. Kinh Giáo Giới Channa
3. Kinh Giáo Giới Puṇṇa
4. Kinh Giáo Giới Nandaka
5. Tiểu Kinh Giáo Giới Rāhula
6. Kinh Sáu Sáu
7. Đại Kinh Sáu Xứ
8. Kinh Nói Cho Dân Chúng Nghe
9. Kinh Khất Thực Thanh Tịnh
10. Kinh Căn Tu Tập
|
[04] |
Chương
VI: Tương Ưng Bộ Kinh
a) Thiên Có Kệ
b) Thiên Nhân Duyên
c) Thiên Uẩn
d) Thiên Sáu Xứ
e) Đại Phẩm
|
[05] |
Chương
VII: Tăng Chi Bộ Kinh
1. Chương Một Pháp
2. Chương Hai Pháp
3. Chương Ba Pháp
4. Chương Bốn Pháp
5. Chương Năm Pháp
6. Chương Sáu Pháp
7. Chương Bảy Pháp
8. Chương Tám Pháp
9. Chương Chín Pháp
10. Chương Mười Pháp
11. Chương Mười Một Pháp
|
[06] |
Chương
VIII: Tập Hợp Bộ Kinh
1. Tập Hợp Tụng Pháp
2. Pháp Cú
3. Phật Tự Thuyết
4. Phật Thuyết Như Vậy
5. Kinh Tập
6. Thiên Cung Sự
7. Ngạ Quỉ
8. Trưởng Lão Tăng Kệ
9. Trưởng Lão Ni Kệ
10. Sự Tích Tiền Thân Của Đức Phật
11. Niddesa
12. Phân Tích Đạo
13. Apadāna Pāḷi
14. Phật Sử
15. Hạnh Tạng
16. Netti
17. Pekkasadesa
18. Mi Tiên Vấn Đáp
|
[07] |
Chương
IX: Về Tạng Thắng Pháp
a) Thắng Pháp - Giáo Lý Cao Siêu của Đức Phật
b) Bảy Cuốn Thắng Pháp
Chương X: Tạng Thắng Pháp
1. Bộ Pháp Tụ
2. Phân Tích Bộ
3. Dhātukāthā Pāḷi
4. Nhân Chế Định.
5. Kathāvatthu Pāḷi
6. Song Đối
7. Paṭṭhāna Pāḷi
|
-ooOoo-
Namo Tassa Bhagavato Sammā Sambuddhassa
Cúi đầu Đảnh Lễ Đấng Từ Tôn, Bậc Chánh Biến Tri Đáng Cúng Dường.
Đức Phật là Bậc A La Hán và ngài là Bậc Đáng Tôn Kính Nhất. Tất cả
chúng sanh kể cả chư thiên và Phạm Thiên đều tôn kính Đức Phật bởi vì
Đức Phật là Bậc Tối Thượng, Ngài đã tận diệt tất cả mọi phiền não, Ngài
là Bậc Toàn Giác nhờ tự chứng ngộ Tứ Diệu Đế, và có sáu ân đức hào quang
cao cả, đó là, Issariya (Tối Thượng), Dhamma (Trí Tuệ dẫn đến Niết Bàn),
Yasa ( Danh tiếng và Đệ Tử), Sirī (Vẻ Uy Nghiêm Cao Thượng), Kāma (Lực
Thành Đạt) và Payatta (Tinh Cần Chánh Niệm).
-ooOoo-
LỜI NÓI ĐẦU
Tam Tạng Thánh Điển là bộ sưu tập Văn Chương Pali lớn trong đó tàng
chứa toàn bộ Giáo Pháp của Đức Phật Gotama đã tuyên thuyết trong suốt bốn
mươi lăm năm từ lúc ngài Giác Ngộ đến khi nhập Niết Bàn.
Pháp của Đức Phật bao quát một lãnh vực rộng về nhiều chủ đề và được
làm thành từ những lời sách tấn, giải thích và pháp lệnh.
Một cách phân loại và hệ thống hoá nào đó đã được sử dụng từ lâu đời
giúp ghi nhớ kỹ, bởi vì Giáo Pháp của Đức Phật chỉ được truyền miệng từ
thế hệ nầy sang thế hệ khác. Ba tháng sau khi Đức Phật Niết Bàn, Chư vị
Đại Đệ Tử Phật tụng lại tất cả Giáo Pháp của Đức Từ Phụ, sau khi sưu tập
chúng một cách có hệ thống và xếp loại chúng cẩn thận dưới những tiêu đề
khác nhau thành những phần đặc biệt.
Những bài pháp và bài kinh nhằm cho cả tu sĩ lẫn cư sĩ, được Đức Phật
giảng vào nhiều cơ hội khác nhau (cùng với một ít bài kinh được các đệ tử
xuất sắc của ngài thuyết), được sưu tập và xếp loại thành những phần lớn
được biết như Tạng Kinh.
Tạng lớn trong đó gồm những pháp lệnh và những lời sách tấn của Đức
Phật về các phẩm hạnh, và thu thúc cả hai hoạt động thân và khẩu của tỳ
khưu và tỳ khưu ni, hình thành giới luật cho họ được gọi là Tạng Luật.
Phương diện triết lý của Giáo Pháp Đức Thế Tôn sâu sắc hơn và trừu
tượng hơn những bài pháp của Tạng Kinh, được xếp loại dưới tạng lớn gọi là
Tạng Thắng Pháp. Thắng Pháp liên quan đến Chân Lý Tuyệt Đối, giải thích
Những Chân Lý tuyệt đối và khám phá Tâm và Vật Chất và mối liên quan giữa
chúng.
Tất cả những lời Phật dạy hình thành chủ đề và bản chất của Pali Canon,
được chia thành ba phần gọi là Piṭaka- nghĩa đen là cái giỏ. Từ đó
Tipiṭaka có nghĩa là ba cái giỏ hay ba tạng riêng biệt tàng chứa Giáo Lý
của Đức Phật. Ở đây ẩn dụ 'cái giỏ' không có ý nghĩa nhiều như chức năng
'cất chứa' bất cứ thứ gì được đặt vào trong đó nhưng nó được sử dụng như
một vật có thể chấp nhận được trong đó những pháp được trao truyền từ
người nầy sang người khác như mang đất từ nơi khai thác bằng một đoàn công
nhân làm việc theo dây chuyền.
Tam Tạng Thánh Điển được chia một cách có hệ thống và truyền từ đời nầy
sang đời khác cùng với Chú Giải hình thành bộ sưu tập lớn về những tác
phẩm văn học mà chư tu sĩ Phật Giáo phải học, nghiên cứu và ghi nhớ trong
việc hoàn thành bổn phận học tập nghiên cứu.
CẢM TẠ
Thật là một đặc ân lớn cho tôi đã được tin cậy giao nhiệm vụ biên soạn
cuốn sách nầy ' Hướng Dẫn Đọc Tam Tạng Thánh Điển' Theo như nó được biết,
không phải một việc đơn giản, như trong đề cương, với toàn bộ Tam Tạng
Thánh Điển. Thành thật hy vọng rằng bộ sưu tập nầy sẽ được nhận thấy hữu
ích và sẳn sàng cho hầu hết độc giả muốn được cung cấp một cái nhìn toàn
cảnh bao la và huy hoàng của Tam Tạng với đôi mắt chim đại diện cho tất cả
lời Phật (và của vài vị đệ tử ngài) dạy và tất cả đều được tàng trữ trong
Tam Tạng Thánh Điển.
Trong lúc biên soạn tác phẩm nầy, văn bản Pali được Hội Nghị Phật Giáo
Quốc Tế Lần Thứ Sáu công nhận.cùng với những bản dịch Miến Ngữ đã được kế
thừa trung thành nhất Chân thành cảm tạ đến Dagon U San Ngwe và ông U Myo
Myint đã cho lời chú thích ở vài chương. Những tin tức và những sự kiện
phụ thêm từ nhiều nguồn khác nhau. Một Bộ hoàn chính "Hỏi và Đáp" được báo
cáo ở Hội Nghị Phật Giáo Quốc Tế Lần Thứ Sáu chứng minh là một nguồn khai
thác tin tức trong nội dung của Tam Tạng Thánh Điển.
1. Tạng Luật- Hỏi và Đáp, Tập I
2. Tạng Luật - Hỏi và Đáp, Tập II
3. Tạng Kinh - 'Trường Bộ Kinh' Hỏi và Đáp.
4. Tạng Kinh - 'Trung Bộ Kinh' Hỏi và Đáp, Tập.I
5. Tạng Kinh -' Trung Bộ Kinh' Hỏi và Đáp, Tập.II
6. Tạng Kinh - 'Tương Ưng Bộ Kinh' Hỏi và Đáp, Tập. I
7. Tạng Kinh - 'Tương Ưng Bộ Kinh' Hỏi và Đáp, Tập. II
8. Tạng Kinh - 'Tăng Chi Bộ Kinh' Hỏi và Đáp, Tập. I
9. Tạng Kinh - 'Tăng Chi Bộ Kinh' Hỏi và Đáp, Tập.II
10. Tạng Thắng Pháp - 'Tập Bộ Kinh' Hỏi và Đáp.
Số đoạn được ghi trong tác phẩm nầy là từ những văn bản được ấn hành đã
được Hội Nghị Phật Giáo Lần Thứ Sáu công nhận.
Cuối cùng tôi xin chân thành tri ân những thành viên trong Hội Đồng
Biên Tập, Hội Tam Tạng Miến Điện, những người đã mất nhiều thời gian đọc
lại hết bản thảo với sự cân nhắc tỉ mỉ và những người làm việc không mệt
mỏi và cố vấn uyên bác cho bộ sưu tập nầy mang lại nhiều lợi ích.
Tháng Hai,1984
U Ko Lay