Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

Phật Ngôn Diễn Giảng

Tỳ khưu Padhānakāmo Dũng Chí

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


SAKALALOKE PHARATU
BUDDHASĀSANAṂ:

CIRAṂ TIṬṬHATU
BUDDHABHĀSITO:

NARAṂ ĀGACCHATU
AGGASĀSANAṂ:

Phật pháp vô biên, cầu phổ cập
và miên trường mãi mãi.

Lời vàng cứu khổ, mong làm sao
sáng rõ tỉnh mê sanh.

Chân lý soi đường, nhân loại hãy
mau tường quay về nẻo chánh.

Mục Lục

CHƯƠNG I: ATTAVAGGA - PHẦN BẢN NGÃ

1. Attā have Jitaṃ seyyo: Chiến thắng được chính mình là một chiến công oanh liệt.
2. Attā hi kira duddamo: Cái ta này thật khó ngự trị.
3. Attā sudanto purissa joti: Nếu cái ta đã được uốn nắn rồi, thì đó là ánh sáng của người quân tử trọn vẹn.
4. Attā hi attano nātho: Ta là nơi nương nhờ của ta.
5. Attā hi attano gati: Hành động của ta như thế nào, nó sẽ đưa ta đi đến kết quả như thế ấy.
6. Attā hi paramaṃ piyo: Nhân vật đáng cho ta thương yêu nhất là ta.
7. Natthi attasamaṃ pemaṃ: Không thương chi cho bằng thương ta.
8. Attanāva kataṃ pāpaṃ attanā sankilissati: Ta đã gây ra tội ác, chính ta phải chịu quả khổ.
9. Attanā akataṃ papāṃ attanā va visujjhati: Ta không làm tội thì đời ta được trong sạch.
10. Attathapaññā asucī manussā: Bọn người chỉ vì tư lợi, gọi là người hôi hám.
11. Attanaṃ damayanti panditā: Bậc trí thức luôn tự giáo hóa lấy mình.
12. Attānaṃ damayanti subbatā: Người có hành động đúng đắn gọi là đã tự giáo hóa lấy mình.
13. Attānā hi sudantena nāthaṃ labhati dullabhaṃ: Bậc tự giáo hóa là bậc đã tạo cho mình một nới nương nhờ tuyệt đối.
14. Yo ca rakkhati attānaṃ rakkhito tassa bāhiro: Người biết gìn giữ thân tâm, thì hành động bên ngoài của người ấy cũng gọi là đã được gìn giữ.
15.Attānañce piyaṃ jaññā rakkheyyā naṃ surakkhitaṃ: Người nào biết thương cái ta thì phải gìn giữ nó cho được trong sạch.
16. Pariyodapeyya attānaṃ cittakilesehi pandito: Bậc trí thức hằng trau giồi thân tâm cho được trong sạch không nhơ đục.
17. Attānañce tathā kayirā aññamanusāsati: Nếu mỗi khi ta đã dạy người điều gì, thì chính ta phải thực hành trọn vẹn điều ấy.
18. Attanā codayattānaṃ: Ta phải biết tự cảnh giác.
19. Patinaṃse tamattanā: Phải luôn luôn chuyên cần quán xét lấy ta.
20. Duggā uddharathattānaṃ paṅke sannova kuñjaro: Phải tự mình thoát khỏi sự phiền não ví như voi bị sa lầy mà thoát lên khỏi vậy.
21. Attānurakkhī bhava mā adathi: Người phải luôn luôn gìn giữ lấy mình, không nên tự thiêu đốt lấy mình.
22. Attānañca na ghātesi: Đừng tự giết ta.
23. Attānaṃ nadate poso: Không nên để thân ta cho người sai khiến.
24. Attānaṃ na pariccaje: Làn người không nên bỏ quên thân mình.
25. Attānaṃ nātivatteyya: Không nên hành động quá sức.
26. Attadatthaṃ paratthena bahunāpi nahāpaye: Không vì sự lợi ích của người mà để mất sự lợi ích của ta.
27. Attānañce piyaṃ jaññā na naṃpāpeṅa saṅyuje: Nếu biết thương ta thì ta không nên hành động tội ác.
28. Yadattagarahi tadabhubbamāno: Việc nào hằng bị chê trách, việc ấy ta không nên làm.

CHƯƠNG II: APPAMĀDAVAGGA - PHẦN KHÔNG DỄ DUÔI

29. Appamādo amataṃ padaṃ: Sự không dễ duôi là con đường bất diệt.
30. Appamādañca medhāvī dhanaṃ setthaṃ varakkhati: Bậc trí thức gìn giữ sự không dễ duôi ví như người gìn giữ báu vật.
31. Appamādaṃ pasaṅsanti: Bậc trí thức thường ca tụng sự không dễ duôi.
32. Appamāde pamodanti: Bậc trí thức hằng vui thích trong sự không dễ duôi.
33. Appamattā na mīyanti: Người không dễ duôi là người không chết.
34. Appamatto hi jhāyanto pappoti vipulam sukhaṃ: Người định tâm, không dễ duôi sẽ được an vui cao thượng.
35. Appamatto ubho atthe adhiggaṇhāti pandito: Người không dễ duôi thường được lợi lạc cả hai mặt.
36. Appamādena sampādetha: Phải tự trau giồi để thành người không dễ duôi.
37. Appamādaratā hotha: Các ngươi không nên vui thích trong sự không dễ duôi.

CHƯƠNG III: KAMMAVAGGA - PHẦN NGHIỆP BÁO

38.Kammam satte vibhajjati hīnappanītatāya: Nghiệp hằng biến chúng sanh trở thành hèn hạ hay cao quí.
39. Yaṅkiñci sithilaṃ kammaṃ na taṃ hoti mahapphalaṃ: Hành động nào lỏng lẻo, thiếu tin tưởng, hành động ấy không được nhiều kết quả.
40. Sani kammāni nayanti duggatiṃ: Nghiệp ác sẽ lôi cuốn ta vào cảnh khổ.
41. Sukaraṃ sādhunā sādhu: Người hiền dễ làm việc lành.
42. Sādhu papena dukkaraṃ: Người ác khó làm việc thiện.
43. Akataṃ dukkataṃ seyyo: Các vấn đề ngược chân lý, tốt hơn ta đừng làm.
44. Pacchā tappati dukkataṃ: Người làm ác hằng bị nóng nảy về sau.
45. Katañca sukataṃ seyyo: Làm lành là thượng sách.
46. Na taṃ kammaṃ kataṃ sādhu yaṃ katvā anutappati: Người làm ác hằng nóng nảy lo sợ trong kiếp hiện tại và vị lai.
47. Tañca kammaṃ kataṃ sādhu yaṃ katvā nānutappati: Nghiệp nào không có ảnh hưởng đen tối trong kiếp sau là nghiệp cao thượng.
48. Sukavāni asādhūni attano ahitāni ca: Người ác rất dễ tạo những nghiệp dữ và không có sự lợi ích.
49. Yaṃ ve hitañca sādhuñca taṃ ve parama dukkaraṃ: Nghiệp nào vừa lợi lạc vừa tốt đẹp, nghiệp ấy rất khó làm.
50. Na hi taṃ sulabhaṃ hoti sukhaṃ dukkatakārinā: Nếu người tạo nghiệp xấu thì không bao giờ được an vui.
51. Katyānakārī kalyāmaṃ pāpakārī ca pāpakaṃ: Người làm việc lành hằng được quả vui, người làm việc ác hằng chịu quả khổ.
52. Kammunā vattatī loko: Chúng sanh hằng tùy theo duyên nghiệp.
53. Patikacceva taṃ kayirā yaṃ jañña hitamattanò: Biết roñ nghiệp nào có lợi ích cho ta, ta nên hối hả làm trước người.
54. Kariỳa ce kayirāthenaṃ: Phải tích cực trong việc làm.
55. Kareyya vākyaṃ anukampakānaṃ: Nên làm đúng đắn theo lời của bậc ân nhân.
56. Kiccānukubbassa kareyya kiccaṃ: Nên giúp đỡ người khi hữu sự.
57. Nādatthakāmassa kareyya atthaṃ: Chẳng nên làm lợi cho người có nhiều ước vọng xấu xa.

CHƯƠNG IV: KILESAVAGGA - PHẦN PHIỀN NÃO

58. Saṅkapparāgo purisassa kāmo: Sự suy gẫm, mơ ước của con người hằng phát sanh ra tham ái.
59. Na santi kāmā manujesu niccā: Nguyện vọng bền vững của con người không có, tham vọng của con người không có mức quân bình.
60. Kāmehi lokamhi na atthi titti: Lòng tham dục của nhân loại trên thế gian nây không bao giờ đầy.
61. Na kahāpaṇavassena titti kāmesu vijjati: Dù trời có mua ngọc quí cũng không thỏa mãn được lòng người.
62. Natthi kāmā paraṃ dukhaṃ: Các sự khó đều không ngoài tham ái.
63. Natthi tanhā samā nadī: Không sâu nào sâu rộng bằng sông ái dục.
64. Icchā lokasmim dujjahā: Trong thế gian chỉ có sự ham muốn, là rất khó dứt bỏ.
65. Icchā hi anantagocarā: Hành trình của sự mong muốn lúc nào cũng vô bờ bến.
66. Icchā naraṃ parikassati: Ái dục hằng lôi cuốn con người.
67. Natthi rāgasamo aggi: Không có lửa chi bằng lửa ái dục.
68. Lobho dhammānaṃ paripantho
: Sự tham lam thường làm cho các thiện pháp hư hại.
69. Atijobho hi pāpako: Sự tham lam là nhân của những tội ác.
70. Natthi mohasamaṃ jālaṃ: Không lưới nào bằng lưới si mê.
71. Bhiyyo ca kāme abhipatthayanti: Người mê ngũ trần nhiều thì tình dục càng thêm tăng trưởng.
72. Unāva hutvā jayanti dehaṃ: Người thọ ngũ dục thường thiếu thốn đến ngày lâm chung.
73. Bhogatanhāya dummedho hanti aññeva attānaṃ: Vì quá tham trong của cải nên người đã tự giết lấy mình.
74. Avijjā nivutā posā: Tất cả chúng sanh đều bị vô minh che áng.

CHƯƠNG V: KODHAVAGGA - PHẦN SÂN HẬN

75. Na hi sādhu kodho: Sự sân hận bao giờ cũng không tốt.
76. Kodhā satthamalaṃ loke: Sự sân hận ví như chất sét của gươm đao trên thế gian này.
77. Anatthajanano kodhā: Sân hận là nguyên nhân của sự hư hại.
78. Kodho cittaparakopano: Sự sân hận hằng làm cho tâm ta phải rung động.
79. Andhatanaṃ tadā hoti yaṃ kodho sahatenaraṃ: Khi nào sự sân hận phát sanh thì con người trở thành mù tối.
80. Appo hutvā bahu hoti vaddhateso akhantijo: Nếu ta không dùng biện pháp dục tắt sự sân hận thì nó sẽ lan tràn rất mạnh.
81. Kodho dummedhagocarā: Sân hận là con đường hành trình của người ngu.
82. Doso kodhasamuṭṭhāno: Sân hận là nhân của sự giận dữ.
83. Natthi dosasamo gaho: Không có ngục nào bằng ngục sân hận.
84. Natthi dosasamo kali: Không tội nào bằng tội sân hận.
85. Kodhaṃ ghatvā sukhaṃ seti: Người diệt được sân hận thường ngủ ngon giấc.
86. Kodhaṃ ghatvā na socati: Người dứt được sân hận sẽ không bị phiền phức.
87. Kodhābhibhūto kusalam jahāti: Người bị sân hận ám ảnh thường xa lìa thiện pháp.
88. Kodhano dubbanno hoti: Sắc diện của người sân hận thường rất xấu xí.
89. Dukkhaṃ sayati kodhano: Người sân hận thường chịu nhiều điều đau khổ.
90. Atho atthaṃ gahetvāna anatthaṃ patipajjati: Người sân hận dám làm chuyện bất lợi, vì lầm tưởng là có lợi.
91. Kodhobhibhūto puriso dhanajāniṃ nigacchati: Người bị sân hận ám ảnh hằng bị hư hại tài sản.
92. Kodhasammadasammatto āyasatyaṃ nigacchati: Người bị sân hận đầu độc thường bị mất địa vị.
93. Nāti mittā suhajjā parivajjenti, kodhanaṃ: Người bạn tốt phải cố tránh sân hận.
94. Kuddho atthaṃ na jānāti: Người sân hận không bao giờ hiểu rõ lý cao siêu.
95. Kuddho dhammaṃ na passati: Người sân hận không bao giờ thấy được chơn lý.
96. Yaṃ kuddho uparoceti sukaraṃ viya dukkaram: Người sân hận lúc nào cũng hành động cũng ngược nhân tâm, việc người khó làm họ cho là dễ.
97. Pacchā so vigate kodhe aggidaddhova tappati: Người sân hận chẳng những tâm hồn bị đen tối trong khi nóng nảy mà còn bị lương tâm cắn rứt về sau như chất lửa ngầm thiêu đốt vậy.
98. Kodhena abhibbhūtassa na dīpam hoti kiñcanaṃ: Người đã bị sân hận ám ảnh không có một hành động chi mà họ có thể nương nhờ.
99. Hanti kuddho samātaraṃ: Người sân hận có thể giết hại đấng sinh thành.
100. Kodhaṃ parābhavo: Sự sân hận phát sanh đến kẻ nào thì kẻ ấy sẽ trở thành một con người hư hại.
101. Kodhaṃ damena ucchinde: Phải cố gắng rèn luyện con tâm để ngăn ngừa sân hận.
102. Kodhaṃ Paññāya ucchinde: Ta nên dùng trí tuệ để ngăn ngừa sự sân hận.
103. Mā kodhassa vasaṃ gami: Đừng để tâm ta dưới quyền điều khiển của sự sân hận.

-ooOoo-

Lời Nói Đầu

Đã hơn 25 thế kỷ từ khi Phật tổ Thích Ca lên đường tịch diệt, những lời vàng ngọc siêu đẳng của Ngài vẫn sống nhịp nhàng với triều lưu lịch sử. Mặc dầu bị ảnh hưởng thăng trầm của thế giới, Phật ngôn vẫn là một nền chân lý vi diệu. Vì đó, sau khi đã khảo xét tường tận những lời Phật dạy, các nhà bác học, triết học cũng như các nhà trí thức đều tôn nhận và ca tụng là uyên thâm tối thượng. Thì chúng ta đủ nhận thấy cái giá trị của Phật ngôn là dường nào.

Vì căn cơ và trình độ hiểu biết của chúng sanh bất đồng, nên Đức Phật thuyết có lúc cao thâm khó hiểu, có khi lại thực tế rõ ràng. Nên chi khi xem, ta phải bình tâm xét đoán rồi hãy đem ra thực hành thì chắc chắn sẽ thu hái được nhiều kết quả khả quan tương đối.

Chúng tôi nhận thấy sự lợi ích và giá trị của việc làm, nên không ngần ngại soạn dịch các kinh điển ngoại quốc ra tiếng Việt với nhiều mục đích:

(1) Giúp cho các vị Giáo sư dạy lớp Pháp luật khỏi phải bận tâm tra khảo.

(2) Là một tài liệu rất bổ ích cho các hàng học Phật, nhất là các bậc xuất gia dự lớp Pháp luật (DHAMMAVINAYA) năm thứ nhất phải có.

(3) Để các vị Pháp sư mỗi khi thuyết pháp hay nói đạo, áp dụng Phật ngôn đúng chỗ và làm nổi rõ đề tài.

(4) Để hàng Phật tử nhận biết thêm về đường lối giải thoát tuyệt đối của Phật giáo ngõ hầu thực hành đến Chân, Thiện, Mỹ.

Để góp một bát hồ cho tòa lầu Chơn lý, nên mặc dù nhận biết mình đức bạc tài sơ, chúng tôi vẫn mạnh dạn bắt tay vào việc, một việc làm rất vĩ đại đối với chúng tôi.

Tuy đã cố gắng rất nhiều, nhưng sức người có hạn, hơn đó nữa, Phật giáo là một rừng triết lý sâu xa vô tận, nên chúng tôi tự nhận là tránh không khỏi sự lỗi lầm sơ xuất. Chúng tôi rất mong các bậc cao minh, trí thức lượng xét và chỉ giáo cho, chúng tôi sẽ muôn vàn cảm tạ.

Phật Học Đường PHÁP QUANG TỰ
Ngày 21 tháng 4 năm 1962
Mùa Xuân Nhâm Dần

Tiểu Tựa

Quyển Kinh "PHẬT NGÔN DIỄN GIẢNG" sau khi soạn dịch xong, chúng tôi được mang đến yêu cầu Đại Đức Mahā Uttamavijjā Buddhapāla sửa chữa dùm. Ngài đã hoan hỷ xem xét lại rất chu đáo.

Chúng tôi cũng cám ơn hai vị sư Từ Vân Anh và Trùng Dương đã tận tâm giúp đỡ trên phương diện soạn thảo quyển sách nầy.

Sau cùng, xin hồi hướng phước báu thanh cao phát sanh do tài và pháp thí này, đến tất cả chúng sanh nói chung và toàn dân Việt Nam nói riêng được an cư lạc nghiệp. Cầu xin Tam Bảo chứng minh và Chư thiên hộ trì đến thí chủ đạo tâm chóng được thoát ly khỏi vòng sanh tử luân hồi hưởng quả vô sanh bất diệt.

Tỳ khưu PADHĀNAKĀMO DŨNG CHÍ

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05

 

Chân thành cám ơn đạo hữu Huyền Thanh đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 08-2004)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 17-11-2005

Phat ngon Dien giang
Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

Phật Ngôn Diễn Giảng

Tỳ khưu Padhānakāmo Dũng Chí

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


SAKALALOKE PHARATU
BUDDHASĀSANAṂ:

CIRAṂ TIṬṬHATU
BUDDHABHĀSITO:

NARAṂ ĀGACCHATU
AGGASĀSANAṂ:

Phật pháp vô biên, cầu phổ cập
và miên trường mãi mãi.

Lời vàng cứu khổ, mong làm sao
sáng rõ tỉnh mê sanh.

Chân lý soi đường, nhân loại hãy
mau tường quay về nẻo chánh.

Mục Lục

CHƯƠNG I: ATTAVAGGA - PHẦN BẢN NGÃ

1. Attā have Jitaṃ seyyo: Chiến thắng được chính mình là một chiến công oanh liệt.
2. Attā hi kira duddamo: Cái ta này thật khó ngự trị.
3. Attā sudanto purissa joti: Nếu cái ta đã được uốn nắn rồi, thì đó là ánh sáng của người quân tử trọn vẹn.
4. Attā hi attano nātho: Ta là nơi nương nhờ của ta.
5. Attā hi attano gati: Hành động của ta như thế nào, nó sẽ đưa ta đi đến kết quả như thế ấy.
6. Attā hi paramaṃ piyo: Nhân vật đáng cho ta thương yêu nhất là ta.
7. Natthi attasamaṃ pemaṃ: Không thương chi cho bằng thương ta.
8. Attanāva kataṃ pāpaṃ attanā sankilissati: Ta đã gây ra tội ác, chính ta phải chịu quả khổ.
9. Attanā akataṃ papāṃ attanā va visujjhati: Ta không làm tội thì đời ta được trong sạch.
10. Attathapaññā asucī manussā: Bọn người chỉ vì tư lợi, gọi là người hôi hám.
11. Attanaṃ damayanti panditā: Bậc trí thức luôn tự giáo hóa lấy mình.
12. Attānaṃ damayanti subbatā: Người có hành động đúng đắn gọi là đã tự giáo hóa lấy mình.
13. Attānā hi sudantena nāthaṃ labhati dullabhaṃ: Bậc tự giáo hóa là bậc đã tạo cho mình một nới nương nhờ tuyệt đối.
14. Yo ca rakkhati attānaṃ rakkhito tassa bāhiro: Người biết gìn giữ thân tâm, thì hành động bên ngoài của người ấy cũng gọi là đã được gìn giữ.
15.Attānañce piyaṃ jaññā rakkheyyā naṃ surakkhitaṃ: Người nào biết thương cái ta thì phải gìn giữ nó cho được trong sạch.
16. Pariyodapeyya attānaṃ cittakilesehi pandito: Bậc trí thức hằng trau giồi thân tâm cho được trong sạch không nhơ đục.
17. Attānañce tathā kayirā aññamanusāsati: Nếu mỗi khi ta đã dạy người điều gì, thì chính ta phải thực hành trọn vẹn điều ấy.
18. Attanā codayattānaṃ: Ta phải biết tự cảnh giác.
19. Patinaṃse tamattanā: Phải luôn luôn chuyên cần quán xét lấy ta.
20. Duggā uddharathattānaṃ paṅke sannova kuñjaro: Phải tự mình thoát khỏi sự phiền não ví như voi bị sa lầy mà thoát lên khỏi vậy.
21. Attānurakkhī bhava mā adathi: Người phải luôn luôn gìn giữ lấy mình, không nên tự thiêu đốt lấy mình.
22. Attānañca na ghātesi: Đừng tự giết ta.
23. Attānaṃ nadate poso: Không nên để thân ta cho người sai khiến.
24. Attānaṃ na pariccaje: Làn người không nên bỏ quên thân mình.
25. Attānaṃ nātivatteyya: Không nên hành động quá sức.
26. Attadatthaṃ paratthena bahunāpi nahāpaye: Không vì sự lợi ích của người mà để mất sự lợi ích của ta.
27. Attānañce piyaṃ jaññā na naṃpāpeṅa saṅyuje: Nếu biết thương ta thì ta không nên hành động tội ác.
28. Yadattagarahi tadabhubbamāno: Việc nào hằng bị chê trách, việc ấy ta không nên làm.

CHƯƠNG II: APPAMĀDAVAGGA - PHẦN KHÔNG DỄ DUÔI

29. Appamādo amataṃ padaṃ: Sự không dễ duôi là con đường bất diệt.
30. Appamādañca medhāvī dhanaṃ setthaṃ varakkhati: Bậc trí thức gìn giữ sự không dễ duôi ví như người gìn giữ báu vật.
31. Appamādaṃ pasaṅsanti: Bậc trí thức thường ca tụng sự không dễ duôi.
32. Appamāde pamodanti: Bậc trí thức hằng vui thích trong sự không dễ duôi.
33. Appamattā na mīyanti: Người không dễ duôi là người không chết.
34. Appamatto hi jhāyanto pappoti vipulam sukhaṃ: Người định tâm, không dễ duôi sẽ được an vui cao thượng.
35. Appamatto ubho atthe adhiggaṇhāti pandito: Người không dễ duôi thường được lợi lạc cả hai mặt.
36. Appamādena sampādetha: Phải tự trau giồi để thành người không dễ duôi.
37. Appamādaratā hotha: Các ngươi không nên vui thích trong sự không dễ duôi.

CHƯƠNG III: KAMMAVAGGA - PHẦN NGHIỆP BÁO

38.Kammam satte vibhajjati hīnappanītatāya: Nghiệp hằng biến chúng sanh trở thành hèn hạ hay cao quí.
39. Yaṅkiñci sithilaṃ kammaṃ na taṃ hoti mahapphalaṃ: Hành động nào lỏng lẻo, thiếu tin tưởng, hành động ấy không được nhiều kết quả.
40. Sani kammāni nayanti duggatiṃ: Nghiệp ác sẽ lôi cuốn ta vào cảnh khổ.
41. Sukaraṃ sādhunā sādhu: Người hiền dễ làm việc lành.
42. Sādhu papena dukkaraṃ: Người ác khó làm việc thiện.
43. Akataṃ dukkataṃ seyyo: Các vấn đề ngược chân lý, tốt hơn ta đừng làm.
44. Pacchā tappati dukkataṃ: Người làm ác hằng bị nóng nảy về sau.
45. Katañca sukataṃ seyyo: Làm lành là thượng sách.
46. Na taṃ kammaṃ kataṃ sādhu yaṃ katvā anutappati: Người làm ác hằng nóng nảy lo sợ trong kiếp hiện tại và vị lai.
47. Tañca kammaṃ kataṃ sādhu yaṃ katvā nānutappati: Nghiệp nào không có ảnh hưởng đen tối trong kiếp sau là nghiệp cao thượng.
48. Sukavāni asādhūni attano ahitāni ca: Người ác rất dễ tạo những nghiệp dữ và không có sự lợi ích.
49. Yaṃ ve hitañca sādhuñca taṃ ve parama dukkaraṃ: Nghiệp nào vừa lợi lạc vừa tốt đẹp, nghiệp ấy rất khó làm.
50. Na hi taṃ sulabhaṃ hoti sukhaṃ dukkatakārinā: Nếu người tạo nghiệp xấu thì không bao giờ được an vui.
51. Katyānakārī kalyāmaṃ pāpakārī ca pāpakaṃ: Người làm việc lành hằng được quả vui, người làm việc ác hằng chịu quả khổ.
52. Kammunā vattatī loko: Chúng sanh hằng tùy theo duyên nghiệp.
53. Patikacceva taṃ kayirā yaṃ jañña hitamattanò: Biết roñ nghiệp nào có lợi ích cho ta, ta nên hối hả làm trước người.
54. Kariỳa ce kayirāthenaṃ: Phải tích cực trong việc làm.
55. Kareyya vākyaṃ anukampakānaṃ: Nên làm đúng đắn theo lời của bậc ân nhân.
56. Kiccānukubbassa kareyya kiccaṃ: Nên giúp đỡ người khi hữu sự.
57. Nādatthakāmassa kareyya atthaṃ: Chẳng nên làm lợi cho người có nhiều ước vọng xấu xa.

CHƯƠNG IV: KILESAVAGGA - PHẦN PHIỀN NÃO

58. Saṅkapparāgo purisassa kāmo: Sự suy gẫm, mơ ước của con người hằng phát sanh ra tham ái.
59. Na santi kāmā manujesu niccā: Nguyện vọng bền vững của con người không có, tham vọng của con người không có mức quân bình.
60. Kāmehi lokamhi na atthi titti: Lòng tham dục của nhân loại trên thế gian nây không bao giờ đầy.
61. Na kahāpaṇavassena titti kāmesu vijjati: Dù trời có mua ngọc quí cũng không thỏa mãn được lòng người.
62. Natthi kāmā paraṃ dukhaṃ: Các sự khó đều không ngoài tham ái.
63. Natthi tanhā samā nadī: Không sâu nào sâu rộng bằng sông ái dục.
64. Icchā lokasmim dujjahā: Trong thế gian chỉ có sự ham muốn, là rất khó dứt bỏ.
65. Icchā hi anantagocarā: Hành trình của sự mong muốn lúc nào cũng vô bờ bến.
66. Icchā naraṃ parikassati: Ái dục hằng lôi cuốn con người.
67. Natthi rāgasamo aggi: Không có lửa chi bằng lửa ái dục.
68. Lobho dhammānaṃ paripantho
: Sự tham lam thường làm cho các thiện pháp hư hại.
69. Atijobho hi pāpako: Sự tham lam là nhân của những tội ác.
70. Natthi mohasamaṃ jālaṃ: Không lưới nào bằng lưới si mê.
71. Bhiyyo ca kāme abhipatthayanti: Người mê ngũ trần nhiều thì tình dục càng thêm tăng trưởng.
72. Unāva hutvā jayanti dehaṃ: Người thọ ngũ dục thường thiếu thốn đến ngày lâm chung.
73. Bhogatanhāya dummedho hanti aññeva attānaṃ: Vì quá tham trong của cải nên người đã tự giết lấy mình.
74. Avijjā nivutā posā: Tất cả chúng sanh đều bị vô minh che áng.

CHƯƠNG V: KODHAVAGGA - PHẦN SÂN HẬN

75. Na hi sādhu kodho: Sự sân hận bao giờ cũng không tốt.
76. Kodhā satthamalaṃ loke: Sự sân hận ví như chất sét của gươm đao trên thế gian này.
77. Anatthajanano kodhā: Sân hận là nguyên nhân của sự hư hại.
78. Kodho cittaparakopano: Sự sân hận hằng làm cho tâm ta phải rung động.
79. Andhatanaṃ tadā hoti yaṃ kodho sahatenaraṃ: Khi nào sự sân hận phát sanh thì con người trở thành mù tối.
80. Appo hutvā bahu hoti vaddhateso akhantijo: Nếu ta không dùng biện pháp dục tắt sự sân hận thì nó sẽ lan tràn rất mạnh.
81. Kodho dummedhagocarā: Sân hận là con đường hành trình của người ngu.
82. Doso kodhasamuṭṭhāno: Sân hận là nhân của sự giận dữ.
83. Natthi dosasamo gaho: Không có ngục nào bằng ngục sân hận.
84. Natthi dosasamo kali: Không tội nào bằng tội sân hận.
85. Kodhaṃ ghatvā sukhaṃ seti: Người diệt được sân hận thường ngủ ngon giấc.
86. Kodhaṃ ghatvā na socati: Người dứt được sân hận sẽ không bị phiền phức.
87. Kodhābhibhūto kusalam jahāti: Người bị sân hận ám ảnh thường xa lìa thiện pháp.
88. Kodhano dubbanno hoti: Sắc diện của người sân hận thường rất xấu xí.
89. Dukkhaṃ sayati kodhano: Người sân hận thường chịu nhiều điều đau khổ.
90. Atho atthaṃ gahetvāna anatthaṃ patipajjati: Người sân hận dám làm chuyện bất lợi, vì lầm tưởng là có lợi.
91. Kodhobhibhūto puriso dhanajāniṃ nigacchati: Người bị sân hận ám ảnh hằng bị hư hại tài sản.
92. Kodhasammadasammatto āyasatyaṃ nigacchati: Người bị sân hận đầu độc thường bị mất địa vị.
93. Nāti mittā suhajjā parivajjenti, kodhanaṃ: Người bạn tốt phải cố tránh sân hận.
94. Kuddho atthaṃ na jānāti: Người sân hận không bao giờ hiểu rõ lý cao siêu.
95. Kuddho dhammaṃ na passati: Người sân hận không bao giờ thấy được chơn lý.
96. Yaṃ kuddho uparoceti sukaraṃ viya dukkaram: Người sân hận lúc nào cũng hành động cũng ngược nhân tâm, việc người khó làm họ cho là dễ.
97. Pacchā so vigate kodhe aggidaddhova tappati: Người sân hận chẳng những tâm hồn bị đen tối trong khi nóng nảy mà còn bị lương tâm cắn rứt về sau như chất lửa ngầm thiêu đốt vậy.
98. Kodhena abhibbhūtassa na dīpam hoti kiñcanaṃ: Người đã bị sân hận ám ảnh không có một hành động chi mà họ có thể nương nhờ.
99. Hanti kuddho samātaraṃ: Người sân hận có thể giết hại đấng sinh thành.
100. Kodhaṃ parābhavo: Sự sân hận phát sanh đến kẻ nào thì kẻ ấy sẽ trở thành một con người hư hại.
101. Kodhaṃ damena ucchinde: Phải cố gắng rèn luyện con tâm để ngăn ngừa sân hận.
102. Kodhaṃ Paññāya ucchinde: Ta nên dùng trí tuệ để ngăn ngừa sự sân hận.
103. Mā kodhassa vasaṃ gami: Đừng để tâm ta dưới quyền điều khiển của sự sân hận.

-ooOoo-

Lời Nói Đầu

Đã hơn 25 thế kỷ từ khi Phật tổ Thích Ca lên đường tịch diệt, những lời vàng ngọc siêu đẳng của Ngài vẫn sống nhịp nhàng với triều lưu lịch sử. Mặc dầu bị ảnh hưởng thăng trầm của thế giới, Phật ngôn vẫn là một nền chân lý vi diệu. Vì đó, sau khi đã khảo xét tường tận những lời Phật dạy, các nhà bác học, triết học cũng như các nhà trí thức đều tôn nhận và ca tụng là uyên thâm tối thượng. Thì chúng ta đủ nhận thấy cái giá trị của Phật ngôn là dường nào.

Vì căn cơ và trình độ hiểu biết của chúng sanh bất đồng, nên Đức Phật thuyết có lúc cao thâm khó hiểu, có khi lại thực tế rõ ràng. Nên chi khi xem, ta phải bình tâm xét đoán rồi hãy đem ra thực hành thì chắc chắn sẽ thu hái được nhiều kết quả khả quan tương đối.

Chúng tôi nhận thấy sự lợi ích và giá trị của việc làm, nên không ngần ngại soạn dịch các kinh điển ngoại quốc ra tiếng Việt với nhiều mục đích:

(1) Giúp cho các vị Giáo sư dạy lớp Pháp luật khỏi phải bận tâm tra khảo.

(2) Là một tài liệu rất bổ ích cho các hàng học Phật, nhất là các bậc xuất gia dự lớp Pháp luật (DHAMMAVINAYA) năm thứ nhất phải có.

(3) Để các vị Pháp sư mỗi khi thuyết pháp hay nói đạo, áp dụng Phật ngôn đúng chỗ và làm nổi rõ đề tài.

(4) Để hàng Phật tử nhận biết thêm về đường lối giải thoát tuyệt đối của Phật giáo ngõ hầu thực hành đến Chân, Thiện, Mỹ.

Để góp một bát hồ cho tòa lầu Chơn lý, nên mặc dù nhận biết mình đức bạc tài sơ, chúng tôi vẫn mạnh dạn bắt tay vào việc, một việc làm rất vĩ đại đối với chúng tôi.

Tuy đã cố gắng rất nhiều, nhưng sức người có hạn, hơn đó nữa, Phật giáo là một rừng triết lý sâu xa vô tận, nên chúng tôi tự nhận là tránh không khỏi sự lỗi lầm sơ xuất. Chúng tôi rất mong các bậc cao minh, trí thức lượng xét và chỉ giáo cho, chúng tôi sẽ muôn vàn cảm tạ.

Phật Học Đường PHÁP QUANG TỰ
Ngày 21 tháng 4 năm 1962
Mùa Xuân Nhâm Dần

Tiểu Tựa

Quyển Kinh "PHẬT NGÔN DIỄN GIẢNG" sau khi soạn dịch xong, chúng tôi được mang đến yêu cầu Đại Đức Mahā Uttamavijjā Buddhapāla sửa chữa dùm. Ngài đã hoan hỷ xem xét lại rất chu đáo.

Chúng tôi cũng cám ơn hai vị sư Từ Vân Anh và Trùng Dương đã tận tâm giúp đỡ trên phương diện soạn thảo quyển sách nầy.

Sau cùng, xin hồi hướng phước báu thanh cao phát sanh do tài và pháp thí này, đến tất cả chúng sanh nói chung và toàn dân Việt Nam nói riêng được an cư lạc nghiệp. Cầu xin Tam Bảo chứng minh và Chư thiên hộ trì đến thí chủ đạo tâm chóng được thoát ly khỏi vòng sanh tử luân hồi hưởng quả vô sanh bất diệt.

Tỳ khưu PADHĀNAKĀMO DŨNG CHÍ

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05

 

Chân thành cám ơn đạo hữu Huyền Thanh đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 08-2004)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 17-11-2005