BuddhaSasana Home Page |
Vietnamese, with Unicode Times font |
PATICCASAMUPPADA
KINH DUYÊN SINH
Soạn giả:
Đặng Huy Hoàng
Phật Lịch: 2550 - Dương Lịch: 2006
- ooOoo- Namo tassa Bhagavato Arahato Sammàsambuddhassa Con đem hết lòng thành kính cúi đầu làm lễ Đức Bhagavà, Ngài là bậc Arahan cao thượng, được chứng quả Chánh Biến Tri, do Ngài tự ngộ, không thầy chỉ dạy.(3 lần). * KHAI BÚT Không là Thi Sĩ, không là Văn Sĩ, không là Đạo Sĩ, và cũng không là Tu sĩ, mà chỉ là một Nghệ Sĩ chân chánh, một Phật tử với đầy lòng yêu thương Đấng Từ Phụ, Đấng Cha lành, con đã rơi lệ vì cảm nhận được một sự hy sinh vô bờ bến của Ngài, lòng Từ Bi vô lượng vô biên của Ngài đối với tất cả chúng sanh, Ngài không quảng ngại bao gian khổ, bao truân chuyên không ngoài mục đích cứu độ chúng sanh thoát khỏi sông mê bể khổ. Con xin dập đầu đãnh lễ tri ân Ngài vạn vạn lần, không có Ngài con sẽ mãi đắm chìm trong vũng lầy nhơ nhuốt. Nhờ vào giáo pháp thậm thâm vi diệu của Ngài đã soi sáng cho con biết đâu là bờ mê, đâu là bến giác, con xin toàn thân cúi rạp đãnh lễ giáo pháp của Ngài. Nhờ vào Chư Thánh Tăng, Phàm tăng đệ tử của Ngài đã từ bi chỉ đường dẩn lối cho con biết đâu là đường ngay nẻo chánh, con xin cuối đầu đãnh lễ Chư Thánh Tăng và Phàm Tăng đó. Nhớ lại lời vàng của Đấng Từ Phụ thuyết rằng:“ Ai thấy được lý duyên khởi, người đó thấy pháp, ai thấy được pháp, người đó thấy được lý duyên khởi" Đầy lòng hoan hỷ với câu pháp trên, con, với trí tuệ và sự hiểu biết nông cạn mạo muội biên soạn quyển sách nói về Lý Duyên Khởi nầy ước mong trong khi viết sẽ phát sanh được trí tuệ thấy được lý duyên khởi nầy và cũng mong rằng sau khi hoàn tất xong, những ai hữu duyên đọc được, trí tuệ phát sanh đến với quý vị , phần phước nầy xin nguyện chảy vào cho tất cả chúng sanh trong tam giới muôn loài mãi đầy tràn không dứt. Là một cư sĩ với đầy bận bịu trong cuộc sống, do vậy nếu có gì sơ thất cúi xin các bậc cao nhân niệm tình hỷ xả cho. Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Indianapolis, October 20, 2005 - ooOoo CẢM HỨNG Tuần Lễ Đầu Tiên (sau khi Đức Phật Thành Đạo) Trong suốt thời gian bảy ngày đầu, sau khi Đức Phật thành đạo, Ngài ngồi tỉnh lặng dưới tàng cây Bồ Đề để chứng nghiệm Hạnh Phúc Giải Thoát (Vimutti Sukha). Và trong đêm cuối của tuần, Ngài xuất thiền và suy niệm về Thập Nhị Nhân Duyên (Paticca Samuppada, Duyeân Sinh) theo chiều xuôi như sau: "Khi có cái (nhaân) này , thì cái (quaû) naày có. Với sự phát sanh của cái này (nhân), cái naày(quả) phát sanh". - Tùy thuộc nơi Vô Minh (avijja), Hành (samkhara), thiện và bất thiện, phát sanh - Tùy thuộc nơi Hành, Thức (vinnana) phát sanh ... Lúc bấy giờ đã thấu hiểu ý nghĩa của điều này, Đức Thế Tôn đọc lên bài kệ hoan hỷ như sau: "Quả thật vậy, khi các Chân Lý phát hiện hiển nhiên đến bậc thánh nhân (Brahmana) đã kiên trì cố gắng và suy niệm thâm sâu, bao nhiêu hoài nghi đều tan biến vì vị này đã thấu triệt chân lý cùng với các nguyên nhân". Khoảng canh giữa trong đêm, Đức Phật suy niệm về Thập Nhị Nhân Duyên theo chiều ngược như sau: "Khi nguyên nhân này không còn thì hậu quả này cũng không còn. Với sự chấm dứt của nhân này, quả này cũng chấm dứt". - Với sự chấm dứt của Vô Minh, Hành chấm dứt. - Với sự chấm dứt của Hành, Thức chấm dứt... Lúc bấy giờ đã thấu hiểu ý nghĩa của điều này, Đức Thế Tôn đọc lên bài kệ hoan hỷ như sau: "Quả thật vậy, khi các Chân Lý phát hiện hiển nhiên đến bậc thánh nhân (Brahmana) đã kiên trì cố gắng và suy niệm thâm sâu, bao nhiêu hoài nghi đều tan biến vì vị này đã thấu triệt sự tận diệt các nguyên nhân". Đến canh ba, Đức Thế Tôn suy niệm về pháp "Tùy Thuộc Phát Sanh" theo chiều xuôi và chiều ngược như sau: "Khi nhân này có, thì quả này có. Với sự phát sanh của nhân này, quả này phát sanh. khi nhân này không có thì quả này không có. Với sự chấm dứt này, quả này chấm dứt." - Tùy thuộc nơi Vô Minh, Hành phát sanh v.v... Như thế ấy, toàn thể khối đau khổ phát sanh. - Với sự chấm dứt của Vô Minh, Hành chấm dứt v.v... Lúc bấy giờ đã thấu hiểu ý nghĩa của điều này, Đức Thế Tôn đọc lên bài kệ hoan hỷ như sau: "Quả thật vậy, khi các Chân Lý phát hiện hiển nhiên đến bậc thánh nhân (Brahmana) đã kiên trì cố gắng và suy niệm thâm sâu, thì Ngài vững vàng phá tan vây cánh cửa của Ma Vương cũng như ánh sáng thái dương phá tan đêm tối và rọi sáng bầu trời". - ooOoo- Kinh Duyên Sinh
Dependent on Ignorance arise Conditioning Activities. Tùy thuộc nơi Vô Minh phát sanh Hành. Đó là trọn vẹn các yếu tố cấu thành đau khổ. Avijjāya tveva asesa virāganirodhā
sankhāranirodho The complete cessation of Ignorance leads to the cessation of
Conditioning Activities. Tận diệt Vô Minh dẫn đến chấm dứt Hành. Đó là chấm dứt hậu quả của các yếu tố cấu thành Đau Khổ. - ooOoo- Duyên Sinh (Paticcasamuppàda) Paticca: bởi do,bởi lẽ, bởi vì; Samuppàda: phát sinh, phát xuất, phát khởi. Paticcasamuppàda: do bởi lẽ đo mà phát sinh ra, tuỳ thuộc bởi..phát sinh ra hay còn gọi là duyên sinh. Có câu Pali như vầy: Paccayam paticcasamuppajjatiti: Paticcasamupado. Cái gì sanh ra được do nhờ bởi duyên thì được gọi là Duyên Sinh. Một câu Pali khác nữa: imasmimsati,idam hoti; imasmim asati, idam nahoti: cái này có, cái kia có; nếu cái này không, cái kia không. Do vậy, ý nghĩa nầy áp dụng cho toàn thể công thức, trong đó bao gồm mười hai nhân và quả liên quan với nhau, gọi là Paccaya & paccayuppanna. I- Avijj āpaccayā sankhārā: Vô Minh duyên HànhVô Minh được nói lên trước tiên cần được hiểu là sự phát khởi toàn bộ hệ thống Duyên sinh nầy. Đức Thế tơn dạy:"Và này các tỷ kheo, duyên khởi là gì? Vô minh duyên (= làm điều kiện cho) Hành, Hành duyên Thức, Thức duyên Danh Sắc, Danh Sắc duyên Sáu nhập, Sáu nhập duyên Xúc, Xúc duyên Thọ, Thọ duyên Ái, Ái duyên Thủ, Thủ duyên Hữu, Hữu duyên Sanh, Sanh duyên già chết, sầu bi khổ ưu não; như vậy có sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn này. Ðây, này các tỷ kheo, gọi là duyên khởi." (Thanh Tịnh Đạo). Một lối trình bày khác là Vô Minh hiện khởi từ 4 Lậu(dục- hữu- kiến- vô minh), do có 4 Lậu, Vô Minh hiện khởi, 4 Lậu diệt, Vô Minh diệt. Trong kinh Chánh Tri Kiến, Tôn Giả Sariputta có thuyết như vầy: Chư Hiền, thế nào là vô minh, thế nào là tập khởi của vô minh, thế nào là đoạn diệt của vô minh, thế nào là con đường đưa đến đoạn diệt của vô minh? Sự không tuệ tri về khổ, không tuệ tri về khổ tập, không tuệ tri về khổ diệt, không tuệ tri về con đường đưa đến khổ diệt, Chư Hiền, như vậy gọi là vô minh. Từ tập khởi của lậu hoặc, có tập khởi của vô minh; từ đoạn diệt của lậu hoặc, có đoạn diệt của vô minh; và Thánh Ðạo Tám Ngành này là con đường đưa đến đoạn diệt của vô minh, tức là: Chánh Tri kiến... Chánh Ðịnh. Avijjā, Vô Minh. (Ignorance) Có câu Pali như vầy:Antavirahite samsàre satte javàpeti - Cái gì làm nguyên nhân cho chúng sanh mãi mãi lăn trôi theo vòng luân hồi vô tận, là Vô Minh. Vô: không, Minh: sáng; Vô Minh: không sáng suốt, không hiểu biết, không nhận chân ra được sự thật của vạn hữu, nghĩa là thế gian Vô Thường- Khổ- Vô Ngã mà cho là Thường- Lạc- Ngã (linh hồn, tự ngã). Chính vì thế, Vô Minh trở thành nguyên nhân làm cho chúng sanh trôi nổi trong vòng sinh tử, tử sinh. Theo Vi Diệu Pháp, Vô Minh tức Tâm sở Si, một trong 14 Tâm sở Bất Thiện . Moha, Si: Xuất nguyên từ căn “muh”, mê mờ, lầm lạc. Moha chính làcội nguồn, là căn gốc luôn có mặt trong các Tâm Bất Thiện hay nói cách khác, Moha chính là một trong ba nhân bất thiện ( Tham- Sân- Si). Trong Bộ Phân Tích có định nghĩa như vầy:"Sự không hiểu về khổ, sự không hiểu về khổ tập, sự không hiểu về khổ diệt, sự không hiểu về khổ diệt hành lộ. Đây gọi là Vô Minh." Do vậy, chính vì không biết, không hiểu sự thật của vạn pháp nên Hành phát sanh. Sankhārā, Hành: Cái gì, tạo thành, tạo sanh, tạo tác hay cái gì tạo nên những cái được tạo, đó chính là Hành. Pháp bản thể của Hành chính là Tâm Sở Tư. Cetanà, tức Tư tâm sở, một trạng thái cố ý làm,quyết ý làm, cố tâm... Cetana chi phối và quyết định mọi hành , đôn đốc xúi giục các pháp, làm cho các pháp cùng sanh nắm bắt cảnh, và hoàn tất nhiệm vu. là sắp đặt các pháp đồng sanh làm theo được. Nhân gần làphải có Thọ- Tưởng và Thức. Hành có 3: A- Phi phúc hành (Apuddbhisamkhara): Tâm sở Tư phối hợp cùng các tâm sở tương ưng đồng sanh khởi 1 trong 12 Tâm Bất Thiện xui khiến: Thân: Sátsanh (pànàtipàta).Trộm cắp (adinndna), tà hạnh trong dục lạc (kàmesumicchàcàrà). Khẩu: Nói dối(musàvàda), Nói ly gián (pisunàvàcà), Nói độc ác(pharusavàcà), Nói phù phiếm (samphappalàpa). Tâm: Tham lam (abhijjhà), Sân hận (bỳapàda), Tà kiến (micchàditthi). Từ đó chúng sẽ tạo ra các Tâm Quả Bất thiện và Sắc nghiệp Bất Thiện. B- Phúc hành (Punnàbhisamkhàrà): Tâm sở Tư cùng các tâm sở tương ưng đồng sanh 1 trong 8 Thiện Dục Giới, 5 Thiện Sắc Giới vàsẽ tạo ra các Tâm Quả Thiện Dục Giới, Tâm Quả Thiện Sắc Giới và sắc nghiệp thiện. C- Bất Động Hành (Annejàbhisamkhàrà): Tâm sở Tư cùng các Tâm sở tương ưng đồng sanh 1 trong 4 Tâm Thiện Vô Sắc Giới và sẽ tạo ra các Tâm Quả Vô Sắc Giới. TÂM BẤT THIỆN (Akusalà Citta) Akusala – bất thiện có năm nghĩa: bịnh hoạn (rogyattha), không tốt đẹp (asundarattha), không khéo léo (achekattha), có sai lỗi (savajjattha), có quả khổ (dukkhavipàkattha). Citta- Tâm:căn từ "citti";suy nghĩ, hay biết (cinteti = vijànàti), nhận biết sự hiện hữu của đối tượng. Tâm, ở đây chỉ có nghĩa là Biết đơn thuần chưa có pha lẩn thiện hay bất thiện ... Như vậy, Akusala Citta có nghĩa là: sự biết đối tượng trong đó có mang trạng thái bịnh hoạn, không tốt đẹp, không khéo... là nhân cho quả khổ. Pali chú giải: Akusalehi yuttanti = Akusalam: hợp với các pháp chẳng lành = là bất thiện; hoặc Na kusalam = Akusalam: không tốt đẹp = là bất thiện. 12 Tâm Bất Thiện: 8 Tâm Tham – 2 Tâm Sân – 2 Tâm Si (Atthadhā lobhamūlāni - - dosamūlani ca dvidhā- - Mohamulāni ca dve'ti - - dvādasākusalā siyum.) 8 Tâm Tham: (Atthadhā lobhamūlāni) 1- Tâm Tham, Hỷ thọ, ưng Tà, vô trợ 2- Tam Tham, Hỷ thọ, ưng Tà, hữu trợ 3- Tâm Tham, Hỷ thọ, phi ưng Tà, vô trợ 4- Tâm Tham, Hỷ thọ, phi ưng Tà, hữu trợ 5- Tâm Tham, Xả thọ, ưng Tà, vô trợ 6- Tâm Tham, Xả thọ, ưng Tà, hữu trợ 7- Tâm Tham, Xả thọ, phi ưng Tà, vô trợ 8- Tâm Tham, xả thọ, phi ưng Tà, hữu trợ Pali: 1) Somanassa- sahagatam, ditthigatasampayuttam asankhārikam
ekam. Imāni attha'pi Lobhasahagatacittāni nāma. (tptyl) 2 Sân: (dosamūlani ca dvidhā) 1- Tâm Sân, Ưu thọ, ưng Hận, vô trợ 2- Tâm Sân, Ưu thọ, ưng Hận, hữu trợ Pali: Domanassasahagatam patighasampayuttam asankhàrikamekam, sasànkhàrikamekamekam ti imàni dvepi patighacittàni nàma.(tptyl) 2 Tâm si: (Mohamulāni ca dvidhā) 1- Tâm Si, Xả thọ, ưng Nghi 2- Tâm Si, Xả thọ, ưng Trạo Pali: Upekkhàsahagatam vicikicchàsampayuttamekam, upekkhàsahagatam uddhaccasampayuttamekam ti dve pi momùhacittàni nàma. Iccevam sabbathà pi dvàdasàkusalacittàni samattàni.(tptyl) Chú thích: Tâm Tham, Lobhamùla citta; Trong bộ Atthakathà: Cittạm lubhatiti lobha cittam: Tâm ái nhiểm gọi là Tâm Tham. Vậy, Tâm Tham cần được hiểu là một trạng thái "biết" trong đó có sự ái nhiểm, dính mắc vào đối tượng.(sắc- thinh- hương- vị- xúc- pháp). Tâm Sân (Dosamùla Citta): một trạng thái trái ý nghịch lòng, bất bình, bất toại nguyện, bực bội khó chịu... Tính chất của tâm Sân là huỷ diệt đối tượng, nếu tâm Tham là ôm ấp gìn giữ đối tượng thì tâm Sân là đẩy đối tượng ra, tiêu trừ đối tượng. Tâm Si (Mohamùla Citta): một trạng thái tâm u mê tối tăm, thiếu sáng suốt, mù quáng, sai lầm...vì không hiểu rõ chân tướng sự vât. Thọ, Vedanà: có 3 loại: Lạc – Kho - Xả (phân theo kinh); có 5 loại: Hỷ – Lạc – Khổ – Ưu - Xả (a tỳ đàm). Lạc và Khổ thuộc về Thân; Hỷ và Ưu thuộc về Tâm. Đây là bài kệ tóm tắt các loại thọ (có 3, hay 5) và số lượng các tâm câu hữu với lạc, khổ, ưu, hỷ và xả. Sukham dukkham upekkhàti tividhà tattha vedanà. Thọ, tức cảm giác hay cảm thọ, một trong bảy tâm sở thuộc tâm sở biến hành, luôn có mặt trong tất cả loại tâm. "Vedayatīti = vedanā: Hưởng cảnh gọi là thọ". Hỷ thọ (Somanassavedanà): trạng thái hoan hỷ, hân hoan, dể chịu, hài lòng.. khi tiếp nhận đối tượng vừa ý,hài lòng. Khi có sự vui vẽ, hoan hỷ hớn hở nơi tâm thì khi đó có Hỷ thọ. Lạc thọ (Sukhavedanà): khi có cảm giác khoái lạc, thoả thích nơi thân xúc chạm thì khi đó có Lạc thọ. Khổ thọ (Dukhavedanà): sự khổ đau, nhứt nhối, cảm giác khó chịu, khó ưa thích nơi thân khi xúc chạm...thì khi đó có Khổ thọ. Ưu thọ (domanassavedanà): một trạng thái ưu phiền, buồn bực, sầu lo..khi tâm gặp đối tượng không như ý. Xả thọ (Upekkhavedanà): cảm giác không hỷ không ưu, không lạc không khổ. Một trạng thái không vui không buồn, bình thản khi tiếp nhận đối tượng hay còn gọi là Phi khổ phi lạc. Tà kiến (ditthi): từ ngữ căn “dis” nghĩa là thấy, nhận thức. Nhưng ở đây, từ nầy nói lên một sự nhận thức sai lệch, trái với sự thật. Vô thường cho là Thường, Khổ cho là Lạc, Vô Ngã cho là Ngã, Thiện cho là Bất thiện, Tham cho là tốt, sát hại cho là phải lẽ, khổ hạnh ép xác, cúng tế, chay mặn... Vô trợ (Asankhàrikam): khi làm việc một cách tự nhiên nhanh chóng, không đợi đến sự thúc đẩy của người khác, thì được gọi là Vô trợ, còn ngược lại là Hữu trợ (sasankhàrikam). Hận (Patigha): Pati: là đối, Gha: là đánh chạm nhau. Sân là trạng thái tức tối khó chịu thì Hận muốn công kích phá huỷ đối phương. Hoài Nghi (Vicikicchà): trạng thái phân vân lưởng lự, không quyết đoán, nghi ngờ. Pàli có chú giải: "Vichikicchàtìti"= do dự là hoài nghi". Vicikichà. Vici: là tìm hiểu. Kicchati: là chán nản, mệt mỏi, chán nản vì tìm hiểu không có kết quả. Lại có nghĩa khác, Vi là không có, Cikicchà: thuốc đối trị, thiếu thuốc đối trị của hiểu biết. Vậy, vicikicchà có nghĩa làchán nản tìm hiểu vì mệt mỏi do không có kết quả và thiêú thuốc chữa, tức thuốc chánh trí. Trạo hay Trạo cử (Uddhacca): ngữ căn U (trên) + Dhu: giao động nổi lên, hoặc Uddhacca: U nghĩa là cùng khắp + Dhu nghĩa là rung động.Vậy, Trạo cử với ý nghĩa là có sự giao động mạnh, sự nổi sóng, sự bấn loạn, sự tán tâm.. Khi nào tâm có sự chạy nhảy tán loạn, khi đó có Trạo cử. 12 Tâm Bất Thiện lược giải: 1- khi nào có trạng thái Tham "ham muốn" sanh khởi trong tâm đồng thời có cảm giác vui thích, thoả thích (hỷ thọ), cùng với sự hiểu sai, chấp quấy (tà kiến), và được sanh khởi một cách mau chóng không do dự (vô trợ.) 2- như tâm Tham thứ 1, nhưng khác chi cuối là có sự suy nghĩ do dự hay có người xúi bảo, thúc giục (hữu trợ) 3- có Tham, có Hỷ, khởi nhanh lẹ nhưng không hợp Tà Kiến (phi ưng Tà) 4- có Tham, có Hỷ, không hợp Tà Kiến, khởi sanh chậm chạp, do dự hoặc có sự xúi bảo, thúc đẩy của người khác. (hữu trợ). 5- Như tâm 1, nhưng thuộc Xả Thọ; một trạng thái thản nhiên, không vui cũng không buồn. 6- Như tâm 2, nhưng thuộc Xả Thọ 7- Như Tâm 3, Xả Thọ. 8- Như Tâm 4, Xả Thọ. Đó là 8 Tâm Tham, 4 Hỷ, 4 Xả, 4 ưng Tà,4 phi ưng Tà, 4 vô trợ, 4 hữu trợ. 9- khi có sự nóng giận, bất bình, tức tối, ưu phiền sanh khởi nhanh chóng (vô trợ) trong tâm thì khi đó có cảm giác ưu buồn (Ưu thọ) tương ưng Hận, phẩn nộ 10- như tâm 9, nhưng hữu trợ. 11- khi có sự mờ ám, si mê cùng với sự lưởng lự, phân vân của tâm, khi đó có tâm Si Hoài Nghi. Sự hoài nghi ở đây cần phải được hiểu là sự hoài nghi có thể sanh hậu quả tai hại như hoài nghi Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng, hoài nghi Tam Học (giới, định, tuệ), hoài nghi Tam thế (quá khứ, hiện tại, vị lai về cái ta), hoài nghi lý Duyên sinh (sự luân hồi sanh tử, sự hiện hữu hay không hiện hữu của chúng sanh ...) 12- khi nào có sự chao đảo, loạn động tối tăm của tâm, khi đó có tâm Si Phóng Dật. TÂM THIỆN (Kusalà Citta) Kusala, Thiện có 5 nghĩa: Không bệnh hoạn (Àrogya) – tốt đẹp (sundara) – khôn khéo (cheka) – không lỗi lầm (anavajja) – có quả vui (sukha vipàka). Như vậy, Tâm Thiện là trạng thái Biết trong đó có sự tốt đẹp không bệnh hoạn, khôn khéo, không lỗi lầm và là nhân cho quả vui. Pali chú giải: Kucchite pàpadhammesala yati kampeti vidhamsetì ti = Kusalà: làm cho các ác pháp phải bị trừ diệt là thiện; hay pháp nào phá vở, đánh đo, chuyển đổi các ác pháp gọi là thiện. Tâm Thiện Dục Giới Tịnh Hảo Hữu Nhân (Kusalakàmavacaracitta): có 8 tâm 1- Tâm Thiện, Hỷ thọ, ưng Trí, vô trợ 2- Tâm Thiện, Hỷ thọ, ưng Trí, hữu trợ 3- Tâm Thiện, Hỷ thọ, phi ưng Trí, vô trợ 4- Tâm Thiện, Hỷ thọ, phi ưng Trí, hữu trợ 5- Tâm Thiện, Xả thọ, ưng Trí, vô trợ 6- Tâm Thiện, Xả thọ, ưng Trí, hữu trợ 7- Tâm Thiện, Xả thọ, phi ưng Trí, vô trợ 8- Tâm Thiện, Xả thọ, phi ưng Trí, hữu trợ Pali: Somanassasahagatam nànasampayuttam asankhàrikamekam, sasankhàrikamekam. Somanassasahagatam nànavippayuttam asankhàrikamekam sasankhàrikamekam. Upekkhàsahagatam nànasampayuttam asankhàrikamekam sasankhàrikamekam. Upekkhàsahgagatam nànavippayuttam asankhàrikamekam sasankhàrikamekam ti imàni attha pi kàmàvacarakusalacittàni nàma.(tptyl) Chú thích: Trong 8 Tâm Thiện có sự khác biệt về Thọ (hỷ, Xả), tương ưng Trí, không tương ưng Trí, vô trợ và hữu trợ. Trí Tuệ (Paññā): Trạng thái sáng suốt, sự hiểu biết sự vật đúng với lẽ thật (chân lý).Với ngữ căn Pa: đứng đắn + nà: biết. Sự biết một cách đúng đắn là Trí Tuệ. Đặc tánh của Tuệ là hiểu biết sự việc đúng như chân như thật. Trí Tuệ có năng lực là chế ngự và phá tan màn Vô Minh nên còn được gọi là Tuệ Quyền. Trong Bộ Pháp Tụ, Tuệ Quyền được diễn đạt như sau: Thế nào là tuệ quyền trong khi ấy? "Trong khi ấy, pháp là trí hiểu biết, hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc, trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát, thông thái, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, minh mẫn, mẫn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, sắc sảo; tuệ là tuệ quyền tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến, trạch pháp giác chi, chi đạo liên quan đạo. Ðây là tuệ quyền trong khi ấy." Đốivới Vi Diệu Pháp (Abhidhamma), Trí (Ñāna), Tuệ (Paññā) và Vô Si (Amoha) có cùng một nghĩa như nhau. Trí Tuệ được tìm thấy trong các tâm Thiện hợp trí cũng như trong các tâm Quả, tâm Duy Tác hợp trí dục giới cùng với các tâm thuộc Sắc và Vô sắc. Đăc biệt , Trí Tuệ luôn có mặt trong tất cả các tâm Siêu Thế và làm nhiệm vụ là đâm thủng màn vô minh và chứng ngộ hay thấu đạt chân tướng của sự vật. Trong kinh Đại Duyên, thuộc Trường Bộ, Đức Phật thuyết về 44 pháp căn bản của Trí liên hệ dến 12 nhân duyên như sau: Nầy các Tỳ Kheo, thế nào là 44 căn bản của Trí? Già Chết Trí – Già Chết Tập Trí – Già Chết Diệt trí – Trí về con đường đưa đến Già Chết diệt. Sanh Trí – Sanh Tập Trí – Sanh Diệt trí – Trí về con đường đưa đến Sanh diệt. Hữu Trí..., Thủ Trí..., Ái Trí..., Thọ Trí..., Xúc Trí..., Sáu xứ Trí..., Danh Sắc Trí..., Thức Trí..., Hành Trí... Nầy các Tỳ Kheo, nay là 44 căn bản Trí. 8 Tâm Thiện lược giải: 1- Trạng thái tâm tốt đẹp sanh khởi (thiện) đồng sanh có cảm giác vui vẻ, hoan hỉ (hỷ thọ), có sự sáng suốt biết rỏ việc thiện đang làm (Trí) và thực hiện một cách nhanh chóng (vô trợ). 2- Như tâm 1, nhưng hữu trợ. 3- Có tâm Thiện sanh cùng Hỷ thọ, khởi nhanh chóng nhưng không có Trí tuệ. 4- Như tâm 3, nhưng hữu trợ. 5- 6- 7- 8 như 1- 2- 3- 4; nhưng thuộc Xả Thọ, một trạng thái thản nhiên trong khi hành thiện sự công đức. Tâm Thiện Sắc Giới (Kusalarūpavacaracitta): Được định danh là Tâm Thiện sắc giới vì có 3 lý do như sau: 1- vì tâm này nương nơi đề mục Sắc pháp để làm đối tượng cho sự thành tựu thiền. 2- vì tâm này là nhân sẽ cho Quả tái sanh về Cõi Trời Sắc Giới và làm Phạm Thiên Sắc Giới. 3- vì kết quả thành tựu của các tâm nầy là cảnh giới thuộc Cõi Sắc Giới và Sắc ở nơi nầy là sắc tế, không thô như sắc thuộc Cõi Dục Giới. Có 5 Tâm Thiền Sắc Giới: 1. Tâm Thiện Sơ Thiền: có 5 chi: Tầm- Tứ- Hỷ- Lạc- Định 2. Tâm Thiện Nhị Thiền: có 4 chi: Tứ- Hỷ- Lạc- Định 3. Tâm Thiện Tam Thiền: có 3 chi: Hỷ- Lạc- Định 4. Tâm Thiện Tứ Thiền: có 2 chi: Lạc- Định 5. Tâm Thiện Ngủ Thiền: có 2 chi: Xã- Định. Pali: Vitakka- vicàra - pìtisukhekaggatàsahitam pathamajjhànakusalacittam. Vicàrapìtisukhekaggatàsahitam dutiyajjhàna- kusalacittam. Pìtisukhekaggatàsahitam tatiyajjhànakusalacittam. Sukhekaggatàsahitam catutthajjhànakusalacittam. Upekkhekaggatàsahitam pancamajjhànakusalacittam ceti imàni pancapi rùpàvacarakusalacittàni nàma.(tptyl) Chú Thích: Đồng hiện hữu với các tâm thiền có 5 Tâm Sở cực kỳ quan trọng, đó là các Tâm Sở: Tầm –Tư - Hy - Lạc - Định. Ngoài ra còn có rất nhiều tâm sở khác cùng sanh để hổ trợ bổ túc cho tâm được thành tựu tốt đẹp. Tầm (Vitakka): Từ ngữ căn “Vi” + “Takk” có nghĩa là Suy Nghĩ, suy tư, suy gẫm...Tầm ở trong tâm nầy có một trạng thái rất đặc biệt qua câu Pali sau đây: Àrammanam vitakketi sampayutta- dhamme abhiniropeti’ti vitakko; Đó là cái mà hướng những trạng thái cùng phát sanh đồng lúc về với đối tượng. Tầm ở đây đã được phát triển tương đối khá cao, nó trở thành 1 trong 5 chi thiền, do vậy, Tầm trong tình trạng nầy cần được hiểu là một trạng thái tâm sở làm phận sự là áp chặt các Tâm cùng Tâm sở quy trên một đối tượng duy nhất và có khả năng khắc chế hai tâm sở bất thiện là Hôn Trầm và Thuỵ Miên (Thìna- Middha), tức 1 trong 5 Triền Cái (Tham- Sân- Hôn Thuỵ- Trạo Hối- Nghi) hoặc còn được gọi là 5 chướng ngại của tinh thần. (Nìvarana). Tầm, bản chất của nó không phải là Thiện mà củng không là Bất Thiện, nhưng khi nó làm việc chung với pháp Bất Thiện thì nó trở nên bất thiện, chung với pháp Thiện thì nó trở thành Thiện, chung với các Tâm Thiền Sắc thì nó trở thành Chi Thiền và khi nó cộng trú chung với các Tâm Siêu Thế thì nó trở thành Chánh Tư Duy, tức một trong Bát Chánh Đạo. Trong Bộ Pháp Tụ có nói như vầy: Thế nào là tầm trong khi ấy? "Trong khi ấy, pháp là sự tìm cảnh, sự nghĩ ngợi, sự suy xét, sự chuyên chú, sự hướng tâm, sự đem tâm khắn khít cảnh, chánh tư duy, chi đạo liên quan đạo. Ðây là tầm trong khi ấy." Tứ (vicàra): "vi + car": có nghĩa là di chuyển, lang thang... Ở đây, Tứ cần được hiểu là quan sát liên tục trên một đối tượng duy nhất. Chi Tứ tạm thời khắc chế Hoài Nghi Cái (Vicikicchā). Thế nào là tứ trong khi ấy? "Trong khi ấy, pháp là sự gìn giữ, sự giám sát, sự bám sát, sự chăm nom, trạng thái khắn khít, trạng thái xem xét của tâm. Ðây là tứ trong khi ấy." (pt) Hỷ (Pìti): Căn "Pi" thích thú, hoan hỉ...Pìti ở đây là một tâm sở Hỷ chớ không phải là cảm thọ (vedana) như thọ Hỷ- Lạc. Do vậy, Pìti ở đây có chức năng đặc biệt là tạo nên những trạng thái vui sướng một cách riêng biệt. Có 5 loại Pìti: 1. Khuddaka Pīti, cái vui làm rùng mình, rởn óc, hay "nổi da gà". 2. Khanika Pīti, cái vui thoáng qua mau lẹ như trời chớp. 3. Okkantika Pīti, cái vui tràn ngập như sóng biển trườn lên bãi. 4. Ubbega Pīti, cái vui thanh thoát đem lại cho hành giả cảm giác nhẹ nhàng như bông gòn lững lơ bay theo chiều gió. 5. Pharana Pīti, cái vui thấm nhuần toàn thể châu thân như bong bóng được thổi phồng hay trận lục tràn lan làm ngập cả ao vũng. Thế nào là hỷ trong khi ấy? "Trong khi ấy, pháp là sự vui mừng, sự no vui, sự hân hoan, sự hỷ duyệt, sự hài lòng, sự vui vẻ, sự phấn khởi, sự thích thú, sự hoan hỷ của tâm, hỷ giác chi. Ðây là hỷ trong khi ấy." Lạc (sukha): Một cảm giác an lạc, yên tĩnh hay nói cách khác Lạc ở đây là một trạng thái đang hưởng cảnh an lạc thanh bình vắng lặng nơi tâm, không giống như cảm giác khoái Lạc được xúc chạm nơi Thân khi tiếp xúc vào đối tượng khả ái khả lạc. Chi Lạc có khả năng khống chế Trạo Hối Cái hay còn gọi là Phóng Dật và Lo âu. Pìti tạo cho tâm trạng thái hưng phấn vui thích còn Lạc tạo cho tâm một trạng thái an lạc thoả thích trong đối tượng. Có thí dụ như sau về 2 trạng thái Hỷ và Lạc nầy: Một người đi trên sa mạc đang mệt mỏi, chợt thấy xa xa có cây to bóng mát và ao hồ, lúc đó lòng phát sanh hoan hỷ trước khi được thọ hưởng (pìti), rồi khi đến tận nơi được hưởng thụ những giòng nước trong lành và nằm nghĩ dưới bóng mát của cây to, lúc đó thật sự là an lạc (sukha). Thế nào là lạc trong khi ấy? "Trong khi ấy, pháp là sự sảng khoái thuộc về tâm, sự dễ chịu thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ dễ chịu, sảng khoái sanh từ tâm xúc, sư cảm giác sảng khoái dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðây là lạc trong khi ấy." (pt) Định (Ekaggatà): Từ căn “eka+agga+tà" có nghĩa là trạng thái gom tâm vào một điểm duy nhất, an trụ vào một đối tượng duy nhất. Định khi hiện hữu trong các tâm bất thiện thì có thể gọi là Tà Định, nhưng khi được đặc vào trong pháp thiện và được phát triển đến cao độ như trong Thiền thì nó trở thành 1 trong 5 chi của Thiền Định có khả năng khắc chế Tham Dục Cái và khi nó hiện hữu trong Tâm Đạo thì trở thành Sammà Samàdhi (Chánh Định), một trong Bát Chi Đạo. Thế nào là nhất hành tâm trong khi ấy? "Trong khi ấy, đối với tâm có pháp là sự đình trụ, sự vững trú, sự vững vàng, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền, định lực, chánh định, định giác chi, chi đạo liên quan đạo. Ðây là nhất hành tâm trong khi ấy." Xả (Upekkhà): Trạng thái vô tư, quân bình, không thiên về của Tâm. Xả trong tâm bất thiện hay tâm vô nhân thì chỉ là những cảm giác suông hay còn gọi là sự lãnh đạm không vui không buồn của tâm. Xả trong các tâm thiện củng có thể là cảm giác suông, quân bình nhưng không thể là lảnh đạm. Xả, đặc biệt trong trường hợp của tâm Thiền không thể được coi là loại cảm thọ vô ký suông mà đó là một loại cảm thọ được phát triển đến đỉnh cao của Thiền và qua sự nhận thức được sự thô kệch của chi Lạc trong Tứ thiền, muốn thành tựu Ngũ thiền phải loại trừ luôn chi Lạc nầy để đạt đến một trạng thái tế nhị tuyệt vời, bình an tĩnh lạc và đặc biệt hơn nữa là khi đắc ngũ thiền thì hơi thở cũng ngưng. Xả có ý nghĩa khác nhau là tuỳ loại Tâm mà Xả đồng chung cộng hưởng, chẳng hạn như Xả trong 6 Tâm Bất Thiện thì chỉ là cảm giác suông, còn trong các Tâm Quả thì mang tính trạng tiêu cực, trong các Tâm Thiện Dục Giới thì mang tính đạo đức, nếu trong Tâm hợp trí thì Xả thuộc tánh trí thức lẩn đạo đức, còn trong các Tâm Thiền thì Xả nầy có tánh thanh tịnh vô lượng, Xả vô lượng Tâm (Brahmavihārupekkhā) , và Xả một khi có mặt trong các Tâm Duy Tác (Alahán) thì thuộc đặc tánh Xả Tuệ vô lậu. Tâm Thiện Vô Sắc giới (kusala arùpavaccara citta): Những sự chứng đắc Thiền mà đối tượng của nó là Tâm pháp và chế định, loại trừ cảnh sắc vượt lên cảnh giới Vô Sắc, được gọi là Tâm Thiện Vô Sắc. Nói cách khác, Tâm nầy là Nhân sẽ cho Quả được sanh làm Phạm Thiên cõi vô sắc. Tâm Thiện Vô Sắc có 4: 1. Không Vô Biên xứ 2. Thức Vô Biên xứ 3. Vô Sở Hữu xứ 4. Phi Tưởng Phi Phi Tưởng xứ Pali: "Àkàsànancàyatanakusalacittam. Vinnànancàyatanakusalacittam. Àkincannàyatanakusalacittam. Nevasannànàsannàyatanakusalacittam ceti imàni cattàri pi arùpàvacarakusalacittàni nàma"(tptyl) Chú Thích: Tâm 1: Với sự thuần thục trong Thiền Sắc, khởi tâm nhàm chán sắc, muốn xả ly sắc và khởi ý đạt đến bậc thiền vô sắc; lấy Quang Tướng của thiền sắc, tập trung vào đề mục đó, rồi một điểm nhỏ như ánh sáng đom đóm xuất hiện từ quang tướng đó. Sau đó khởi tác ý cho ánh sáng lan tràn khắp hư không, rồi niệm: Akàsa ananto...Hư Không Vô Biên..., niệm như vậy cho đến khi tâm hoàn toàn an định vào đề mục đó. Sự lan tràn ánh sáng khắp hư không đó chỉ là khái niệm trừu tượng không thực có, do vậy nó chỉ là tục đế. Kasinagghatimàkàsa (hư không phát sanh từ Kasina). Tâm 2: chú tâm suy niệm: "Viññānam ananto ... Thức Vô Biên.., một loại suy niệm xét lại thiền thứ nhất, tức lấy Tâm Không vô biên làm đối tượng và an trú trên Tâm nầy rồi suy niệm Thức vô biên ...Thức là Tâm, do vậy nó thuộc cảnh chân đế. Tâm 3: Sau khi chứng đạt thiền thứ 2, lấy thiền thứ 1 làm đối tượng rồi một ý niệm khác được khởi lên: Natthi Kinci...không có chi(vô hữu...) cứ như vậy cho đến khi thành tựu tầng thiền nầy. Đề mục nầy do từ ý tạo. Nó không phải thực có nên không là pháp chân đế. Tâm 4: Vượt lên tầng cuối của thiền vô sắc, sau khi quán xét lại thiền thứ 3 "không có gì", nhưng cái mà nhận thức được “không có chi” lại là có. Do vậy, vì muốn vượt qua trang thái nầy chúng ta cần phải suy niệm rằng: "Satametam panitametam." Chẳng phải có tưởng, chẳng phải không có tưởng... Tâm nầy xét lại tâm trước thuộc quá khứ của chính nội thân nên thuộc cảnh nội và lấy Tâm vô sở hữu làm đối tượng nên là cảnh chân đế. Tâm nầy là tâm cuối của thiền vô sắc, một loại thiền chỉ cao nhất trong các tâm thiền hiệp thế. Tóm lại: Vô Minh duyên Hành, tức do Vô Minh làm điều kiện trợ cho tâm sở Tư cùng các tâm sở tương ưng đồng sanh với 1 trong các Tâm trên tạo nên Hành rồi từ đó tạo nên sự luân lưu tái sanh trong tam giới(dục giới, sắc giới, vô sắc giới). Nếu Vô Minh – Hành là Nhân Quá Khứ thì Thức – Danh Sắc – 6 Nhập – Xúc - Thọ là Quả hiện tại. Do vậy, Hành và Thức là 2 mối nối từ quá khứ sang hiện tại cần được hiểu như vậy. Vô Minh duyên Hành tính theo 24 Duyên Hệ (paccayo) thì có rất nhiều duyên trợ tạo, chẳng hạn như Vô Minh duyên Phi Phúc Hành có Nhân duyên (nhân Si), Cảnh duyên, Vô gián duyên, Hổ tương duyên... II- Sankhàra- paccayà vinnànam: Hành duyên Thức Hành như đã được nói ở trên, tức tâm sở Tư cùng hoạt động chung với các tâm sở tương ưng và các Tâm Thiện, Bất Thiện hiệp thế, từ đó tạo ra các Quả Tâm hiệp thế, như vậy là Thức Quả Tâm hiệp thế; hay nói cách khác, Thức ở đây được tạo ra do Hành là Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỷ thức, Thiệt thức, Thân thức và Ý thức. Đây được gọi là Thức do duyên bởi Hành. Tâm Quả Hiệp Thế: có 32 Tâm Tâm Quả Bất Thiện Vô Nhân: có 7 Tâm, phát sanh do bởi Phi phúc hành, tức 11 Tâm Bất Thiện (trừ Tâm Si Phóng Dật, không có khả năng tạo quả) 1. Nhãn Thức Xả Thọ Bất Thiện Tâm Quả, Vô Nhân 2. Nhĩ Thức 3. Tỹ Thức 4. Thiệt Thức 5. Thân Thức 6. Tiếp Thu Thức 7. Quan Sát Thức Tâm Quả Thiện Vô Nhân: có 8 tâm, phát sanh do Phúc Hành. tức 4 Tâm Thiện Dục Giơí Ly Trí và thiếu tam Tư ( tư tiền- tư hiện- tư hậu ). 1. Nhãn Thức Xả Thọ Thiện tâm Quả, Vô Nhân 2. Nhĩ Thức 3. Tỹ Thức 4. Thiệt Thức 5. Thân Thức 6. Tiếp Thu Thức 7. Quan Sát Thức 8. Quan Sát Thức Hỷ Thọ... Tâm Quả Thiện Dục Giới Hữu Nhân: có 8 Tâm, phát sanh do 8 tâm Thiện Dục Giới Tịnh Hảo Hữu Nhân. 1. Tâm Quả Thiện Hỷ Thọ ưng Trí vô trợ 2. Tâm Quả Thiện Hỷ Thọ ưng Trí hữu trợ 3. Tâm Quả Thiện Hỷ Thọ phi ưng Trí vô trợ 4. Tâm Quả Thiện Hỷ Thọ phi ưng Trí hữu trợ 5. - 6. - 7. - 8. cũng vậy, nhưng thuộc Xả Thọ 4 Tâm Thiện phi tương ưng Trí, đủ 3 Tư, cho ra 12 Quả ( 8 tâm quả vô nhân + 4 tâm quả thiện dục giới phi ưng trí) 4 Tâm Thiện tương ưng Trí, thiếu 3 Tư, cho ra 12 Quả như trên. 4 Tâm Thiện tương ưng Trí, đủ 3 Tư, cho ra 16 Quả ( 8 tâm quả Vô nhân + 8 tâm quả thiện dục giới hữu nhân). Tâm Quả Thiện Sắc Giới: có 5 tâm, phát sanh do bởi 5 Tâm Thiền Thiện Sắc Giới. 1. Tâm Quả Thiện Sơ Thiền 2. Tâm Quả Thiện Nhị Thiền 3. Tâm Quả Thiện Tam Thiền 4. Tâm Quả Thiện Tứ Thiền 5. Tâm Quả Thiện Ngũ Thiền Tâm Quả Thiện Vô Sắc Giới: có 4 tâm, phát sanh do bởi Bất Động hành, tức 4 Tâm Thiền Thiện Vô Sắc Giới. 1. Không Vô Biên Xứ Quả Tâm 2. Thức Vô Biên Xứ Quả Tâm 3. Vô Sở Hữu Xứ Quả Tâm 4. Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ Quả Tâm Trong 32 Tâm Quả nầy, có 19 Tâm Quả làm việc Tục Sinh (thức tái tục, Patisandhi vinnana) sang kiếp sống mới là: 2 Tâm Quả Quan Sát Xả Thọ Vô Nhân (bất thiện,Thiện) + 8 Tâm Quả Thiện Dục Giới hữu nhân + 5 Tâm Quả Thiện Sắc + 4 Tâm Quả Thiện Vô Sắc. Ở đây, khi nói đến Hành duyên Thức, thì Thức nầy chính là 19 Thức Tái Tục cần được hiểu như thế. Đối với Duyên Hệ, Hành duyên Thức có 2 duyên: Di.Thời Nghiệp duyên và Thường Cận Y Duyên . Chú Thích: 7 Tâm Quả Bất Thiện Vô Nhân và 8 Tâm Quả Thiện Vô Nhân là 15 Tâm Dị Thục Vô Nhân. Thật ra Tâm Vô Nhân có 18 Tâm tức cộng thêm 3 Tâm Duy Tác Vô Nhân là: Khán Ngũ Môn, Khán Ý Môn và Ưng Cúng Vi Tiếu. Vô Nhân Tâm (ahetukacitta): trong các Tâm nầy không tìm thấy có các Nhân đồng sanh nên được gọi là Vô Nhân, hay nói cách khác là các tâm nầy không có các nhân đồng sanh. Nhân: tức chủng tử, căn gốc của các pháp, Nhân có 2 thể loại, một Thiện một Bất Thiện và mỗi thể loại có 3 Nhân, tổng cộng có 6 Nhân là: Tham- Sân- Si (bất thiện) và Vô Tham- Vô Sân- Vô Si (thiện). Dị Thục (Vipàka): tất cả những Nhân Thiện, Bất Thiện phát xuất từ đời trước đưa đến kết quả Lạc - Khổ trong đời hiện tại mà những Quả nầy thuộc tánh Vô Ký nên bị biến dị mà thục , do vậy được gọi là Di Thục, lại nữa, Nhân được tạo ở một thời điểm khác và Quả thành tựu lại ở một thời khác, do vậy nên được gọi là dị thời mà thục. 5 Quả Thức Bất Thiện và 5 Quả Thức Thiện: Nhãn thức (cakkhuvinnàna), Nhĩ thức (sotavinnàna), Tỷ thức (ghànavinnàna), Thiệt thức (Jivhàvinnàna), Thân thức (kaỳavinnàna), thường được định danh là Ngũ Song Thức (Dvipancavinnàna). Tiếp thu thức (sampaticchana): là một loại tâm sanh lên sau một trong ngũ song thức làm phận sự tiếp nhận cảnh (sắc, thinh, hương, vị, xúc) từ ngoài vào. Quan Sát thức (santìrana): sanh lên sau Tâm tiếp thu để làm nhiệm vụ suy xét cảnh. 8 Tâm quả thiện dục giới hữu nhân là quả dị thục của 8 tâm Thiện dục giới hữu nhân, 8 Tâm quả Thiện Vô Nhân cũng là quả dị thục của 8 tâm thiện nầy. Như vậy, 16 tâm quả thiện được tạo ra do 8 tâm thiện dục giới hữu nhân và 7 tâm quả bất thiện vô nhân có đuợc là do 11 tâm bất thiện. Hữu nhân (sahetuka): trong các loại tâm nào mà trong nó được tìm thấy có các nhân đồng sanh thì được gọi là hữu nhân. 5 Tâm Quả Sắc Giới: là kết quả thành tựu do 5 tâm thiền sắc, mặc dù là hệ quả nhưng chúng đều có các chi thiền giống hệt như các tâm thiền do công năng của các tâm thiền và đặc biệt các tâm quả nầy chỉ sanh khởi ở đời sau khi được sanh làm Phạm Thiên cõi sắc giới nếu không bị hoại thiền trong kiếp sống hiện tại. 4 Tâm Quả Vô Sắc: một sự thành tựu đặc biệt giống hệt như thiền tâm vô sắc được hiện khởi khi sanh về cõi trời Phạm Thiên Vô Sắc. III Vinnànapaccayà nàmarùpam: Thức duyên Danh – Sắc Danh (nàma) và Sắc (rùpa) là 2 thành phần riêng nhưng được sanh khởi do từ Thức. Danh, nói một cách tổng quát là Thọ, Tưởng, Hành đồng hiện khởi với Thức, do vậy, Thức có mặt thì Danh có mặt, 4 pháp nầy là 4 pháp bất khả phân ly còn được gọi là Tứ Danh Uẩn. Ở cõi Vô sắc thì Thức duyên Danh, cõi Vô Tưởng thì Thức duyên Sắc, cõi Sắc giới và Dục giới thì Thức duyên đủ cả Danh và Sắc. Thức duyên Danh: Danh, phân chi tiết là: 13 tâm sở tợ tha + 19 tâm sở tịnh hảo biến hành + 2 tâm sở Bi- Hỷ và 1 tâm sở Trí tuệ. Tổng cộng có 35 tâm sở được sanh khởi do duyên từ Thức. Thật ra, toàn bộ tâm sở có được là 52: 13 tợ tha + 14 bất thiện + 25 tịnh hảo. Do bởi có sự khiếm khuyết trên vì các Tâm sở Bất thiện không thể có mặt trong các Tâm Quả Bất Thiện vô nhân vì chúng là những tâm quả không có Nhân chủng như những Tâm quả hữu nhân và chức năng của chúng chỉ làm những phận sự đơn thuần là"thấy, nghe, ngữi, nếm, xúc, tiếp thâu và quan sát" nên không thể có các tâm sở bất thiện can dự vào. Riêng phần Tịnh hảo tâm sở thì thiếu 3 Giới phần vì giới phần chỉ sanh khởi khi nào có tác ý trì giới. Nói cách khác, thì Tâm sở Giới phần (chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng) chỉ phối hợp trong 40 tâm siêu thế (3 chi phần trong Bát chánh đạo) và 8 tâm dục giới tịnh hảo để làm nhiệm vụ duy trì giới hạnh, còn ở đây thì chỉ là những tâm quả nên giới phần không sanh chung . Tâm Sở, cetasika, (mental factors): Những trạng thái nào sanh lên có 4 đặc tính phụ thuộc vào Tâm là: đồng sanh (ekuppàda), đồng diệt (ekanirodha), đồng biết cảnh (ekàlambana), đồng nương vật (ekavatthika) thì được gọi là Tâm Sở. Đặc biệt riêng chúng sanh cõi Vô sắc vì không có thành phần sắc nên chỉ có 3 sự đồng, trừ ra đồng nương vật. Nói cách khác, Tâm sở được gọi như vậy vì nó là những thành phần phụ thuộc vào Tâm, nương gá nơi Tâm, sanh trong Tâm (Cetasi bhavam cetasikam). Tứ ý Nghĩa: Trạng thái (lakkhana): là có sự nương gá nơi Tâm Phận sự (rasa): là không xa rời Tâm Sự thành tựu (paccupatthàna): có cùng cảnh với Tâm Nhân gần (padtthàna): phải có sự hiện diện của Tâm Tâm Sở Tợ Tha, aññasamāna cetasika (ethically variables): Añña: một cái khác, samāna: chung.Añña samāna: chung với cái khác. Như vậy, Tâm sở tợ tha là một nhóm tâm sở mang tính hợp chung với các tâm và tâm sở khác và đồng tính với cái mà nó hoàhợp. Nếu nó hợp với những tâm, tâm sở tốt, thì nó mang tính đó, còn khi hợp với những tâm xấu, ác thì nó mang tính ác, xấu và khi nó hợp với những tâm vô ký, không thiện không ác thì nó đồng tính với các tâm đó, do vậy, chúng được định danh là Tâm sở tợ tha. 13 Tâm sở tợ tha phân thành 2 nhóm: Tâm sở biến hành và Tâm sở biệt cảnh Tâm Sở Biến Hành,sabbacittasàdhàrana, (universals): Là sự vận hành biến mãn có mặt trong tất cả các loại Tâm. Có 7 Tâm sở biến hành: Xúc (phassa) – Thọ (vedanà) – Tưởng (saññā) – Tư (cetanà) – Nhất hành (ekaggatà) – Mạng quyền (jìvitindriya) – Tác ý (manasikàra). Bảy Tâm sở nầy là thành phần nồng cốt của Tâm. Bất cứ một loại Tâm nào cũng đều phải có sự hiện diện của chúng, nếu không thì không thể thành tựu được 1 loại Tâm. Điều tất yếu của các pháp Hữu Vi là phải có ít nhất là 8 thành tố đồng tương hợp. Tâm và 7 Tâm sở biến hành = 8; Sắc pháp cũng vậy, dù là 1 đơn vị nhỏ nhất hay một vật thể lớn nhất cũng phải có 8 sắc đồng tương hợp, đó là Đoàn Bát Thuần (đất- nước- lửa- gió- sắc- khí- vị- vật thực ). Tâm sở biệt cảnh, pakinnaka cetasika, (occasionals): Là một loại tâm sở chỉ sanh hợp tuỳ theo Tâm. Có 6 Tâm sở biệt cảnh: Tầm (vitakka) – Tứ (vicàra) – Thắng giải (adhimokkha) – Cần (viriya) – Hỷ (pìti) – Dục (chanda). Sáu tâm sở nầy có mặt tuỳ theo loại Tâm, chẳng hạn như: Tầm không có trong Tâm nhị thiền, Thắng giải(quyết định) không có mặt trong tâm Si hoài nghi, Hỷ không có mặt trong các Tâm thọ Xả. Chú thích: - Xúc, phassa, (contact): Là sự xúc chạm của Tâm sở (chủ thể) với đối tượng vật chất hay tâm linh. Xúc được tiên khởi vì nếu không có xúc thì không thể có sự tiếp cận đối tượng. Xúc cũng là một chi phần quan trọng trong 12 Nhân Duyên, không có xúc thì Thọ không sanh. Đối với cõi ngũ uẩn, Xúc tức sự tiếp giáp của 3 pháp Căn + Cảnh + Thức, chẳng hạn như: Mắt xúc Cảnh sắc, Nhãn thức sanh lên, khi hội đủ 3 pháp nầy thì được gọi là Nhãn xúc. Cũng vậy, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân. Nói một cách chính xác là khi Tâm tiếp xúc cảnh thì ngay khi đó Tâm sở Xúc sanh ngay dù ở bất kỳ cảnh giới nào, ngoại trừ cõi Vô Tưởng. Phân tích sự hiện khởi của Xúc qua 5 giác quan: Trước tiên, các căn môn cần phải có đầy đủ (thần kinh Nhãn, Nhĩ, Tỹ, Thiệt, Thân) và cả Sắc Ý Vật là nơi Tâm nương. Cái thấy được hình thành: Thần kinh Nhãn tiếp xúc cảnh sắc khi hội đủ 4 yếu tố như: cảnh sắc, ánh sáng, khoảng không và sự chú ý. Khi cảnh sắc do nhờ đủ các điều kiện trên rồi soi chiếu vào Nhãn căn, lúc nầy vẫn chưa có sự thấy hình thành vì cảnh chưa xúc chạm vào Tâm Hộ Kiếp (một loại tâm làm nhiệm vụ duy trì kiếp sống), cho đến khi cảnh và Tâm hộ kiếp nầy chạm nhau thì khi đó Tâm Nhãn thức sanh lên đồng thời Xúc cũng hiện khởi, ngay tại lúc nầy đây, sự thấy được hình thành. Thật ra, trước khi Nhãn thức sanh lên phải có một vài sátna tâm khác sanh lên trước trong quá trình diễn tiến của lộ tâm như: sát na Hộ kiếp bị rúng động do bỡi sự xúc chạm của cảnh rồi dứt vòng Hộ kiếp, tiếp đến 1 sát na tâm làm phận sự hướng môn ( ngũ môn hướng tâm) hướng về căn môn nào đang tiếp nhận cảnh, ở đây là cảnh sắc nên tâm hướng về mắt, lúc nầy Nhãn thức mới thật sự sanh khởi để làm phận sự Thấy biết cảnh. Cũng vậy, Cái Nghe cần phải có đầy đủ các yếu tố như: Thần kinh Nhĩ, âm thanh, khoảng không ( không bị cách âm), có sự chú ý. Cái Ngữi gồm có: Thần kinh Tỷ, hơi mùi, có gió đúng hướng, sự chú ý. Cái Nếm gồm có: Thần kinh Thiệt, cảnh vị, có nước miếng hoà vị, sự chú ý. Cái Xúc chạm thân gồm có: Thần kinh Thân, cảnh đụng chạm(nóng, lạnh, mềm, cứng..), chất cứng của Đất và sự chú ý. Khi có đủ các yếu tố trên, Thức và Xúc sanh khởi. Phật ngôn dạy: "Tất cả các pháp lấy Xúc làm tập khởi". Tứ ý nghĩa: Trạng thái (lakkhana): sự va chạm, xúc chạm giữa Tâm và Cảnh Phận sự (rasa): làm nối liền tâm – cảnh – căn (cõi 5 uẩn), tâm – cảnh ( cõi 4 uẩn) Sự thành tựu (paccupatthàna): thực hiện được sự kết hợp cả 3 pháp Căn – cảnh –Thức; 2 pháp Cảnh – Thức . Nhân gần: padatthàna): phải có cảnh hiện bày. Xúc phân theo Căn, Môn có 6 (nhãn,nhĩ,tỷ,thiệt,thân,ý); theo Tâm có 121. - Thọ,vedanà,(feeling): Thọ lảnh, hưởng cảnh, nhận lảnh, cảm thọ, kinh nghiệm...được giải thích là Thọ. Từ căn Vid có nghĩa là thọ lãnh hay từ chữ Pali Vedayatìti, tức Vedanà: thụ hưởng cảnh là Thọ. Thọ sanh từ Xúc, do có Xúc, Thọ sanh. Ở đây không có nghĩa là Thọ sanh sau Xúc mà cả hai đều đồng hiện hữu không trước không sau. Sở dĩ Xúc được thuyết lên trước là vì: a- nói theo lý tánh là phải có sự xúc chạm cảnh thì tâm mới sanh, chẳng hạn như khi có gió thổi đụng vào thân, thì ngay lúc đó có sự xúc chạm giữa gió và thân nhưng đồng thời sự cảm nhận lạnh hay mát tức là cảm thọ vậy. b- Xúc được tiên khởi là để phù hợp cho sự giảng. c- Xúc là duyên cho Thọ, nói theo 12 duyên khởi. Thọ có 2: Tâm và Thân . Thọ có 3 loại nói theo kinh: Khổ- Lạc- Xả. (khi có cảnh khả ái khả hỷ, thì đa phần có sự hoan hỷ nơi tâm và cả sự an lạc nơi thân, hoặc khi có đối tượng không ưa thích, không hài lòng..thì thường có cảm thọ khó chịu ưu phiền nơi tâm và có sự uể oải nơi thân ) Theo Abhidhamma có 5: Khổ- Lạc- Hỷ- Ưu- Xả.( Đối với Tâm có 3: Hỷ- Ưu- Xả. Thân có 2: Khổ và Lạc. (xem phần Thọ ở trên). Thọ tính theo môn có 6: nhãn thọ, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý thọ . Thọ liên hệ 6 trần cảnh (sắc- thinh- hương- vị- xúc- pháp) 3 Thọ x 6 cảnh = 18. Thọ có 108 là: 18 thọ x 2 (nhiễm đắm và không nhiễm qua 6 cảnh) = 36 thọ; 36 thọ x 3 thời (quá khứ,hiện tại, vị lai) = 108 Thọ . Tứ ý nghĩa của 5 Thọ: - Thọ Lạc: là những cảm thọ khoái lạc phát sanh từ sự xúc cham nơi thân. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: là sự hưởng thọ, sự lảnh nhận cảnh tốt từ xúc Phận sự: là tạo cho các pháp đồng sanh được phát triển tương hợp Sự thành tựu: tạo cho thân có được sự an lạc Nhân cần: có Thần kinh thân - Thọ Khổ: là những cảm thọ đau đớn khó chịu, bất toại nguyện phát sanh từ thân xúc. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: có sự xúc chạm cảnh xấu nơi thân. Phận sự: tạo cho các pháp cùng sanh bị lảnh chung cảm thọ. Sự thành tựu: thân khi bị đau đớn hay nhức nhối khó chịu. Nhân cần: có thần kinh thân - Thọ Hỷ: trạng thái hân hoan, vui thích, phấn khởi nơi tâm khi có sự xúc nơi đối tượng thích hợp, vừa ý. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: có sự hoan hỷ vui thích, hài lòng khi thọ hưởng được cảnh như ý Phận sự: làm cho các pháp đồng sanh hưởng được cảnh hài ý. Sự thành tựu: có được trạng thái vui vẽ, hớn hở. Nhân cần: có thân tâm yên tịnh. ( thân không bệnh, tâm yên ổn không bị suy sụp, tổn hại về tài sản, thân tộc, nỗi bất hạnh về bệnh ngặt nghèo, hoặc giới bị lung rách, tri kiến bị hư hoại, hay do tâm rối loạn vì phiền não. - Thọ Ưu: trạng thái ưu uất, sầu não, ưu bi, suy sụp của tâm khi xúc cảnh bất toại. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: sự thọ nhận cảnh bất toại, không ưa thích. Phận sự: làm cho các pháp đồng chịu chung trạng thái ưu buồn Sự thành tựu: có tâm đau khổ, ưu sầu. Nhân cần: phải có Tâm sắc (sắc ý vật, hadayavatthu; ưu thọ là kẻ thù của tâm, tâm không hoan hỷ khi có ưu, do vậy, nhân gần của ưu thọ không thể là danh pháp mà phải là sắc pháp, tức sắc ý vật là nơi nương gá của tâm và tâm sở.) - Thọ Xả: khi có trạng thái không vui không buồn, không khổ không lạc, khi đó có thọ xả tức phi khổ phi lạc thọ. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: sự tiếp nhận cảnh một cách thản nhiên (dù cảnh tốt hay xấu, không nên hiểu là cảnh trung bình không tốt không xấu) Phận sự: làm quân bình các pháp tương ưng Sự thành tựu: có trạng thái quân bình thản nhiên (tâm ,cảnh có sự yên tinh.) Nhân cần: loại trừ pháp (tâm sở) Hỷ.( xa lìa sự hoan hỷ và đương nhiên phải hiểu là cả khổ và lạc không có). - Tưởng, sannà, (perception): Là sự nhớ, nhận thức một cái gì đó đã từng biết qua các giác quan. Saññā từ căn sam + nà: biết; sam: mất, suy nghĩ...; vậy Tưởng có nghĩa là biết lại cái gì đã mất, đã qua. Tâm sở Tưởng làm nhiệm vụ trợ giúp cho tâm nhận biết đối tượng mà tâm đã từng gặp xuyên qua các căn, môn. Nói cách khác, Tưởng là sự nhận biết đối tượng, nhớ lại trạng lại qua dấu hiệu đã từng biết, từng gặp, như một người thợ làm nhà nhận ra được cột nầy làm cho chổ nào cột kia đặt nơi đâu...qua dấu được đánh lên. Tưởng là 1 trong những tâm sở rất quan trọng, tưởng là 1 uẩn riêng biệt trong 5 uẩn, tưởng dẩn tâm lang thang trong muôn vàn hiện tượng, tưởng ghi nhớ đối tượng rồi dẩn đến sự suy diển, nếu xa hơn sẽ trở thành tưởng tượng, bóp méo sự vật, nếu tưởng được đặt đúng hướng thì sẽ dẩn đến lợi ích thiết thực trong công việc tu tập chẳng hạn như tưởng bất tịnh, tưởng vô thường, khổ, vô ngã..mặc dù tưởng không thể làm phận sự thấy được chân tướng các pháp nhưng chính nhờ tưởng trợ cho Thức tri rồi thức tri dẩn đến Tuệ tri để từ đó thực chứng được các pháp đúng theo thực tính của nó. Trong kinh Căn bản pháp môn (trung bộ) Đức Phật có thuyết như sau: - - " Này các Tỷ- kheo, ở đây, có kẻ phàm phu ít nghe, không được thấy các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không được thấy các bậc Chơn nhân, không thuần thục pháp các bậc Chơn nhân, không tu tập pháp các bậc Chơn nhân, tưởng tri địa đại là địa đại. Vì tưởng tri địa đại là địa đại, người ấy nghĩ đến địa đại, nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với địa đại, nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, người ấy nghĩ: "Ðịa đại là của ta" - dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Ta nói người ấy không liễu tri địa đại.”“Này các Tỷ- kheo, có Tỷ- kheo, hữu học tâm chưa thành tựu, đang sống cần cầu vô thượng an ổn khỏi khổ ách. Vị ấy thắng tri địa đại là địa đại. Vì thắng tri địa đại là địa đại, vị ấy đã không nghĩ đến địa đại, đã không nghĩ (tự ngã) đối chiếu với địa đại, đã không nghĩ (tự ngã) như là địa đại, đã không nghĩ: "Ðịa đại là của ta", - không dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Ta nói vị ấy có thể liễu tri địa đại.” Qua 2 câu kinh trên chúng ta thấy rằng: nếu dùng Tưởng tri thì không thể nào nhận chân ra được thực tính pháp, chỉ có Thắng tri và Tuệ tri mới có đủ năng lực phá vỡ bức màn vô minh và soi thấu thực tánh của vạn pháp. Tưởng có 6 loại: Sắc tưởng – Thinh tưởng – Khí tưởng – Vị tưởng – Xúc tưởng – Pháp tưởng . Tứ ý nghĩa: Trạng thái: có sự trạng lại, nhớ lại Phận sự: làm cho nhớ lại qua các dấu tích đã từng gặp Sự thành tựu: đã nhớ lại được cảnh đã gặp Nhân cần: có cảnh hiện bày trợ tạo - Tư, cetanà,(volition): Là một loại tâm sở rất quan trọng trong 50 tâm sở thuộc hành uẩn, nó mang đặc tính tạo tác, hành động, gây nên nghiệp thiện hay bất thiện. Phật ngôn: "Cetanànam Bhikhave kammam vadàmi": Nầy các thầy Tỳ Khưu, Nghiệp chính là Sở hữu Tư . Cetana được biết xuất nguyên từ ngữ căn “Cit” giống như Citta hay Cetasika, đươc dịch là: suy gẫm hay suy tư. Ở đây, sự suy tính mang tính đặc biệt là sự suy tính có tánh tạo tác phối hợp với các pháp đồng sanh thúc giục tiến hành tạo thành nghiệp thân, khẩu, ý thiện hay bất thiện. (xem phần Vô Minh duyên Hành). Khi Tư phối hợp trong các tâm hiệp thế thì nó ở một vị thế chủ động dẩn đến sự chất chứa nghiệp (nghiệp là thai tạng). Nhưng đối với Siêu thế tâm, một loại tâm đưa đến sự đoạn trừ các Nghiệp nên Tư vô hiệu lực không tác thành nghiệp và được thay vào bằng tâm sở Trí tuệ có công năng đoạn trừ nghiệp và đâm thủng vô minh. Cùng thế ấy, đối với các tâm thuộc hệ quả thì Tư không tác thành phận sự của mình vì tâm quả có tánh thụ động. Do vậy ở đây Tư mang ý nghĩa là liên kết các pháp đồng sanh không mang nghĩa tạo tác hay tích trữ nghiệp để cho quả về sau. Có 6 loại Tư: Sắc tư – Thinh tư - Khí tư – Vị tư – Xúc tư – Pháp tư . Tứ ý nghĩa: Trạng thái: thúc giục, đôn đốc, kích thích các pháp đồng sanh. Phận sự: là làm cho các pháp tương ưng đồng hướng bắt đối tượng Sự thành tựu: sắp đặt được, phối hợp được các pháp đồng sanh Nhân cần: có 3 danh uẩn ( thọ- tưởng- thức). - Nhất Hành, Ekaggatà, (one- pointedness): Được hiểu là trạng thái đứng yên, không lay động, nhất điểm. Ekaggatà; eka= một, + agga = cao cùng tột; vậy ekaggalà một điểm cao cùng tột và được dịch là nhất điểm hay nhất hành. Lại nữa, Ekaggatà cần được hiểu là một loại tâm sở mang tính trợ cho các tâm, tâm sở liên kết gìn giữ không cho bị rời rạc để cùng an trú vào một cảnh và khi được trao luyện sẽ dẩn tiến đến trạng thái được gọi là Định (samàdhi) và từ đó sẽ phát triển các loại Thông (diệu trí; abhinnà). Pali: "Àrammana cittam samamàdhiyati= Ekaggatà". "Giữ tâm quân bình không lay động trong cảnh, gọi là Nhất Hành". Tứ ý nghĩa: Trạng thái: không loan động, không chao động trước đối tượng Phận sự: gom tụ các danh pháp đồng sanh Sự thành tựu: có sự yên tỉnh. Nhân cần: thọ Lạc (có sự yên vui, không chao đảo) - Mạng Quyền, Jìvitindriya,(life faculty): "Jivanti sahàjàta dhammà etenàti = Jivitam: Giữ được các danh pháp đồng sanh tồn tại, nên gọi là Mạng". "Indanti parama issariyam karontìti = Indriỳani: Nhiều sự kiểm soát cao nhất đang được thực hiện, nên được gọi là Quyền". Vậy Jìvitindriya cần được hiểu là: Cai quản, kiểm soát và gìn giữ các pháp đồng sanh được tồn tại. Một lối giải thích khác: Jivita là Mạng vì nuôi dưởng các pháp cùng hiện hữu tồn tại tròn đủ 3 sát na tiểu sanh - trụ – diệt. Indriya là Quyền vì nó có khả năng điều hành và cai quản được các pháp cùng sanh. Có 2 loại mạng quyền: Danh mạng quyền và Sắc mạng quyền Riêng Sắc mạng quyền là loại sắc do nghiệp tạo, nó có khả năng bảo tồn đời sống các sắc được duy trì trong 51 sát na tiểu = thời gian 17 sát na Tâm sanh và diệt. Loài cây cỏ v.v. không có loại sắc nầy, sự tồn tại của chúng nương vào thời tiết và vật thực riêng vì chúng phát sinh không từ nghiệp tạo hay tâm tạo. Sự sanh khởi 2 pháp nầy đối với người 5 uẩn là chúng cùng sanh khi tâm tục sinh sanh (khởi đầu kiếp sống mới) và chúng đồng diệt với tâm tử (chấm dứt toàn bộ 1 kiếp sống); còn với Phạm Thiên cõi Vô sắc ( 4 danh uẩn) thì chỉ có Danh mạng quyền đồng sanh với tâm tục sinh; riêng người Vô tưởng thì chỉ có sắc mạng quyền làm phận sự tục sinh. Do đó, Chết là sự chấm dứt Danh mạng, Sắc mạng hoặc cả hai. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: bảo tồn nuôi dưỡng các pháp đồng sanh.(như mẹ nuôi con) Phận sự: duy trì các pháp đồng sanh cho được sống còn trong 3 sát na tiểu. Sự thành tựu: gìn giữ được các pháp đồng sanh tồn tại tròn đủ tuổi thọ Nhân cần: 3 danh uẩn (thọ, tưởng, thức) - Tác Ý, Manasikàra,(attention): Manasi: nơi tâm ý; Kara: tạo tác, làm ra. Manasikàra: Tác ý. Một cách chính xác, manasikàra là sự hướng tâm, tâm sở đến đối tượng , đưa tâm cùng các tâm sở tương ưng đến với đối tượng, giống như tay lái đưa xe đi đến đúng hướng đúng nơi. Pali: rammanam manasipatipdyatỵti: Manasikra = gom thâu đối tượng làm thành cảnh cho tâm= Tác ý đưa tâm đến đối tượng. Như vậy, tác ý còn được hiểu như là một ống kính hội tụ hướng đến gom thâu cảnh laị trong một phạm vi thích hợp nào đó để làm thành cảnh cho tâm biết được. Ngoài ý nghiã làm thành cảnh cho tâm, tác ý còn có nghĩa tác thành tâm lộ, tức tác ý hướng đến 1 trong 5 cảnh qua 1 trong 5 môn bằng Tâm hướng ngủ môn trợ cho lộ tâm được sanh khởi và một ý khác nữa là tác ý thành lộ Đổng tốc(javana), đây là nói đến phận sự của Ý môn hướng tâm trợ cho đổng tốc sanh. Có 2 loại tác ý: Như lý tác ý và phi như lý tác ý. Như lý tác ý (Yoniso manasikàra): Yoni là trung điềm, nguyên nhân, điều kiện tạo tác, nhân duyên; So: là đúng cách, đúng phương thức. Vậy, Yoniso Mansikàra là chú ý hướng tâm đúng pháp , chú ý đúng trọng tâm, đúng nhân duyên, nhân quả, hay nói cách khác là chú ý đúng theo thực tánh pháp. Ngược lại, ayoniso manasikàra là sự chú ý không đúng pháp, không có chuyên chú trên thực tánh lý, tác ý sai không theo lý nhân quả, nhân duyên. Do vậy, thiện pháp hay bất thiện pháp tăng trưởng, giảm thiểu là cũng từ 2 pháp nầy. Nếu như lý tác ý thì thiện pháp sanh, phi như lý tác ý thì bất thiện sanh. Tăng chi bộ kinh: "Ta không thấy một pháp nào khác, này các tỷ kheo, do pháp ấy các pháp thiện chưa sanh được sanh khởi và các pháp bất thiện đã sanh được đoạn tận, này các tỷ kheo như "như lý tác ý""Ta không thấy một pháp nào khác, này các tỷ kheo, do pháp ấy các pháp bất thiện chưa sanh được sanh khởi và các pháp thiện đã sanh được đoạn tận, này các tỷ kheo như "phi như lý tác ý" "Có hai duyên này, này các Tỷ- kheo, khiến tham sanh khởi. Thế nào là hai? Tịnh tướng và không như lý tác ý. Những pháp này, này các Tỷ- kheo, là hai duyên khiến tham sanh khởi. Có hai duyên này, này các Tỷ- kheo, khiến sân sanh khởi. Thế nào là hai? Chướng ngại tướng và không như lý tác ý. Những pháp này, này các Tỷ- kheo, là hai duyên khiến sân sanh khởi. Có hai duyên này, này các Tỷ- kheo, khiến tà kiến sanh khởi. Thế nào là hai? Tiếng nói của người khác và không như lý tác ý. Những pháp này, này các Tỷ- kheo, là hai duyên khiến tà kiến sanh khởi." Các điều cần chú ý: tâm sở Tác ý và tâm sở Tầm hoàn toàn khác nhau, tác ý thì hướng tâm, tâm sở đến đối tượng , Tầm thì có tánh cách là quăng tâm, tâm sở lên trên đối tượng. Tác ý đúng hướng làm duyên cho Trí tuệ sanh chứ không phải Tác ý là trí tuệ. Đức Phật có dạy: "Này các tỷ kheo, điềm đi trước là tướng báo trước bảy giác chi sanh khởi, tức là như lý tác ý. Tỷ kheo thành tựu như lý tác ý, này các tỷ kheo, được chờ đợi rằng: Bảy giác chi sẽ được tu tập, bảy giác chi sẽ được làm cho sung mãn" Và: "Này các tỷ kheo, cái đi trước và điềm tướng báo trước Thánh Đạo tám ngành sanh khởi chính là đầy đủ như lý tác ý (yonisomanasikārasampadā)”. Nhân duyên để phát khởi Như lý tác ý: gồm 1 nhân trong quá khứ và 4 nhân trong hiện tại. Thiện nghiệp được tu tập tích luỹ trong quá khứ và 4 nhân hiện tại là ở nơi thích hợp (có chánh pháp), thân cận các bậc thiện trí (bậc có tri kiến đúng đắn), nghe nhiều học rộng(chánh pháp), và luôn an trú thân tâm trong chánh pháp(thân- khẩu- ý hợp với thiện pháp, giới trong sạch, tri kiến đúng đắn). Tứ ý nghĩa: Trạng thái: hướng các pháp đồng sanh đến đôí tượng (nhản căn tiếp xúc cảnh sắc, Ngủ môn hướng tâm sanh, trong nó tâm sở Tác ý đồng sanh hướng các tâm sở tương ưng cùng hướng về đối tượng như chính nó.) Phận sự: làm cho các pháp đồng sanh hướng đến cảnh liên tục Sự thành tựu: hoàn thành việc hướng tâm, tâm sở đến cảnh Nhân cần: có cảnh hiện bày ( hiện tại hoặc cả 3 thời). (xong phần 7 tâm sở Biến hành) - Tầm, Vitakka, (initial application): Vitakka = vi + takk: suy tư, suy nghĩ. Vitakkam= vitkka: tìm kiếm cảnh, tầm cảnh Trong Kinh tạng thì vitakka được dùng với nghĩa" tư tưởng" còn trong tạng Abhidhamma thì vitakka cần được hiểu là dán áp tâm, tâm sở lên đối tượng hay đem tâm đến đối tượng. Tầm, khi phát triển trong sự tu tập thì sẽ trở thành một tâm sở khá quan trọng, trong Sơ thiền, Tầm được gọi là Appanàvitakka" an chỉ Tầm"vàcó công năng đối trị Hôn Thụy. Khi đạt đến đạo quả thì Tầm trở thành 1 trong bát chi đạo, tức Chánh Tư Duy. Tầm được đặt vào nhóm tâm sở biệt cảnh là vì có một số tâm không cần sự hiện hữu của nó, không giống như các tâm sở biến hành luôn có mặt trong tất cả tâm. Tầm không có mặt trong Ngũ song thức (nhãn, nhĩ, tỹ, thiệt, thân; "thiện,bất htiện") vì 1 trong 5 cảnh trần xúc đối với 1 trong 5 căn trực tiếp, có cảnh rỏ, đồng nương một vật và ngay trong thời hiện tại, do các nhân duyên nầy 1 trong 5 Thức sanh do duyên từ Căn + Cảnh trợ tạo một cách tự nhiên không cần suy tư tìm kiếm. Trong các tâm thuộc Nhị thiền, Tầm cũng không có mặt vì bị coi là thô pháp nên bị loại bỏ trong tâm nhị thiền. Tầm chỉ có trong các Tâm đại thiện trong lộ cận định của Nhị thiền, các tâm ở giai đoạn Chuẩn bị - Cận hành - Thuận thứ - Chuyển tộc đều có Tầm, nhưng khi bước qua Tâm nhị thiền thì Tầm bị loại bỏ. Tầmkhông có trong Nhị thiền mà vẩn an trú trong đối tượng cũng là nhờ đối tượng (quang tướng) rất rõ và nhờ Tầm trong các tâm ở giai đoạn cận định hỗ trợ. Có 6 loại Tầm: Sắc tầm - Thinh tầm - Khí tầm - Vị tầm - Xúc tầm - Pháp tầm. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: đem các tâm,tâm sở tương ưng đến cảnh Phận sự: làm cho các tâm, tâm sở hướng đến cảnh Sự thành tựu: tâm, tâm sở đồng sanh đến được cảnh Nhân cần: có cảnh hiện bày và 3 danh uẩn. - Tứ, Vicàra, (sustained application): Ngữ căn Vicar:kềm giữ cảnh, giữ tâm khắn khít cảnh. Vicranam = vicàro: Kềm giữ cảnh gọi là Tứ. Vicàra còn có một nghĩa đặc biệt trong Abhidhamma là một trạng thái suy xét, quán sát đối tượng từ sự dán áp tâm trên đối tượng của Tầm. Tứ, khi phát triển đạt đến một trong 5 chi thiền thì nó có công năng đối trị sự Hoài Nghi vì qua sự quán sát cảnh thấy cảnh một cách thiết thực rõ ràng trong thiền định, do đó sự hoài nghi bị loại trừ. Tâm sở Tứ có 6: Sắc Tư - Thinh Tư - Khí Tứ - Vị Tứ - Xúc Tứ - Pháp Tứ. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: sự quan sát trông nom cảnh Phận sự: làm cho tâm, tâm sở khắn chặt liên tục trên cảnh Sự thành tựu: bó chặc được các pháp tương ưng không cho xa lìa cảnh Nhân cần: có đối tượng và 3 danh uẩn.(thọ- tưởng- thức) - Thắng giải, Adhimokkha, (decision): Adhi + muc: khẳng định, quyết định, phán quyết.(pali text dictionary:firm resolve, determination, decision). Trong Vi diệu pháp toát yếu thì Adhi+muc = phóng thích; như vậy chúng ta có thể hiểu Adhimokkha là phóng thích tâm,tâm sở ra khỏi sự nghi hoặc để đến thẳng được đối tượng bằng sự quyết định. Không có Adhimokkha thì mọi việc không thể thực hiện được. Sự quyết nầy ví như sự phán quyết của một vị quan toà khi đã quyết án thì mọi sự đều phải tuân theo. Imam’eva’ti sannitthàna karanam = Adhimokkha:sự khẳng định, quả quyết “ quả thật là cái nầy, đúng là cái nầy" tức Thắng Giải. Nên nhớ rằng sự quả quyết nầy có cả hai mặt "thiện, ác" và đặc biệt là nó không có mặt trong Tâm Si Hoài nghi vì nó đối nghịch với hoài nghi, có nghi thì không thể quyết và ngược lại đã quyết thì không còn nghi. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: sự quyết định, cách quả quyết. Phận sự: loại trừ sự lưỡng lự, có sự đoan chắc trong trong cảnh. Sự thành tựu: cảnh được xác định, phân đoán chắc chắn. Nhân cần: cảnh hiện bày thích ứng để quyết định (không bị phân vân) - Tinh Tấn,"cần", Viriya, (energy): từ căn ‘aj’+ ìr; ‘aj’= đi; ‘vi’thế cho ‘aj’= Vìra, với nghĩa là cuơng quyết, dũng mãnh. Do vậy, Viriya có thể hiểu qua câu Pali: Vìrànam bhàvo, kammam:hành động của người quả quyết, cương quyết. (không lui sụt). Tính nâng đỡ (upatthambana), cần mẫn (ussàhana), giữ vững (paggahana), là những từ mang tính gần nhất đối với Viriya. Vậy, Viriya là một tâm sở mang đặc tính là tích cực, siêng năng, cần mẩn không lui sụt của tâm trước mọi khó khăn. Tinh tấn có mặt hầu hết trong 37 Phẩm trợ đạo ( tứ chánh cần, tứ như ý túc, ngũ căn , ngũ lực, thất giác chi, bát chánh đạo; ngoại trừ Tứ niệm xứ). Cần không phải chỉ toàn là thiện mà nó cũng có mặt trong các pháp bất thiện, do vậy, chúng ta có 2 loại cần: Tà cần và Chánh cần. Tà cần: tâm sở Cần đồng sanh trong các Tâm bất thiện cùng các tâm sở tương ưng tạo nên những sự tích cực hăng hái trong thân hành động hay khẩu, ý. Hay nói cách khác, tà cần là sự cố gắng tích cực tạo ra các ác nghiệp thuộc thân, khẩu và cố duy trì các ác tà kiến. Chánh cần: sự tích cực tinh cần diệt trừ ác pháp và làm sanh khởi, tăng trưởng thiện pháp. Tứ Chánh Cần: Thận cần (thận trọng tích cực cố gắng không cho pháp bất thiện sanh) Trừ cần ( cố gắng loại trừ các ác pháp đã sanh). Tu cần (tích cực tu tập làm cho các thiện pháp chưa sanh, được sanh). Bảo cần ( gìn giữ bảo bọc các thiện pháp và làm cho phát triễn thêm lên). Trích lục Bộ Phân tích: Tứ Chánh cần: Nơi đây, vi. Tỳ khưu ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để không cho sanh các Ác bất thiện pháp chưa sanh. Ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để đoạn trừ các Ác bất thiện pháp đã sanh.Ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để phát sanh các thiện pháp chưa sanh.Ước vọng tinh tấn chuyên cần kiên tâm phấn đấu để duy trì không cho sút giảm, gia tăng, tiến triễn, phát triễn, bổ túc các thiện pháp đã sanh. Trong Tứ như ý túc, Cần đóng vai trò Cần như ý túc . Trong 5 căn: Tấn căn. Trong 5 Lực: Tấn lực. Trong Thất giác chi: Cần giác chi và Trong Bát chánh Đạo chính là Chánh Tinh tấn. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: sự tích cực chịu đựng. Phận sự: thúc đẩy trợ lực cho tâm,tâm sở đồng sanh không chùn bước. Sự thành tựu: có sự không lùi sụt. Nhân cần: có cảnh tác động làm rúng động. - Hỷ, Pìti, (zest): Ngữ căn Pi: hoan hỷ, vui thích, hân hoan. Vậy, Pìti là một tâm sở có tính trạng phấn khởi, phấn chấn, hoan hỷ với đối tượng. Nên nhớ, tâm sở Hỷ là một tâm sở riêng biệt không phải là Thọ hỷ, tâm sở Hỷ thì hoan hỷ với đối tượng còn thọ hỷ thì hưởng thọ cảnh một cách thích thú vui vẻ. ( như người khát nước thấy nước Hỷ sanh và khi uống được nước thì khi đó Hỷ thọ hay Lạc thọ sanh). Hỷ được tìm thấy trong 3 loại tâm Bất thiện, Thiện và Vô ký. Hỷ phân loại có 5: 1- Tiểu hỷ (Khuddakapìti): phát hỷ nổi da gà khắp châu thân. 2- Sát na hỷ (Khanika pìti): hỷ phát sanh nhanh như điển chớp có ánh sáng phát ra từ thân. 3- Hải triều hỷ (Okhantikapìti): hỷ sanh lên như hải triều dâng. 4- Khinh hỷ (Ubbegàpìti): hỷ sanh làm cho cảm giác toàn thân nhẹ nhàng bay bổng. 5- Sung mãn hỷ (Pharanapìti): hỷ sanh mạnh mẻ lâu dài thắm nhuần cả châu thân. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: có sự hoan hỷ, vui mừng. Phận sự: làm cho tâm được hoan hỉ, thân được an lạc. Sự thành tựu: có được sự hân hoan, cảm giác nhẹ nhàng, tâm được no đủ hăng say. Nhân cần: có 3 uẩn ( thọ, tưởng, thức). - Dục, chanda, (desire): Từ căn chad: ước ao mong muốn, muốn thực hiện. Nên ghi nhận, Dục ở đây chỉ là một trạng thái mong muốn đơn thuần không phải là tham dục. Do đó Dục được phân thành 3 loại: 1- Tham dục (Kàmacchanda):khi nào có Dục đồng sanh chung các ác bất thiện pháp, thì khi đó có tham dục (hoàn toàn bất thiện). 2- Pháp dục (Dhammachanda): khi có sự mong muốn thực hiện các thiện pháp như bố thí, trì giới, tham thiền, xuất gia...khi đó có pháp dục (toàn thiện). 3- Tác Dục (Kattukamyatà chanda): khi có sự mong muốn hành pháp nơi một vị Thánh Lậu tận (Alahán) thì khi đó có tác dục ( ngoài thiện, ác). Tứ ý nghĩa: Trạng thái: mong mõi, ươc muốn có được đối tượng. Phận sự: làm cho tâm ước mong cảnh, tìm kiếm cảnh mong mõi. Sự thành tựu: đã được cảnh mong mõi. Nhân cần: có đối tượng thích ứng với sự ao ước. Tâm Sở Bất Thiện (Akusalacetasika): Có 14 tâm sở Bất thiện và được chia làm 5 nhóm: A- nhóm Si phần B- nhóm Tham phần C- nhóm Sân phần D- nhóm Hôn phần và E- tâm sở Hoài Nghi. Tất cả những tâm sở nầy chỉ tìm thấy trong các tâm bất thiện và chúng là nhân là duyên tạo nên các quả khổ ( 7 tâm quả bất thiện vô nhân; xem phần tâm). Đây là các tâm sở rất quan trọng cần phải hiểu và nắm bắt thật rõ ràng vì nếu không thì không thể nào đoạn trừ được. Tất cả những sự phiền não, triền phược, triền cái, hay những kiết sử trói buộc và nhận chìm chúng sanh vào vòng sanh tử cùng những nỗi thống khổ tột cùng cũng phát xuất từ những loại tâm sở nầy. Thật ra phần nầy không được xếp vào phần Thức duyên Danh, nhưng vì tầm quan trọng của chúng nên không thể không đưa vào và cũng làm cho trọn đủ toàn bộ phần tâm sở. A- Si phần: là nhóm 4 tâm sở luôn hiện hữu trong tất cả Tâm Bất thiện nên cũng còn được gọi là Tâm sở bất thiện biến hành. - Si,moha,(delusion): từ ngữ căn Muh: mê muội, si mê, mê mờ, sửng sốt, vô minh. Moha ở đây không nên hiểu là ngu khờ, đần độn không biết gì cả mà Moha cần được hiểu chính xác là"không biết được điều đáng biết, biết điều không đáng biết”. Một người dù cho có kiến thức uyên bác đến đâu đi nữa nhưng nếu chưa nhận chân được thực tánh của vạn pháp, chưa liễu ngộ được lý Tứ diệu đế (khổ- tập- diệt- đạo), chưa sáng tỏ lý nhân duyên thì khi đó vẫn còn Moha. Trong các tâm sở bất thiện, Si là tâm sở bất thiện được coi là quan trọng nhất, lớn nhất, không có Si thì mọi thứ đều chấm dứt. Si (moha) và Vô Minh (avijjà) có một vài sự đồng, dị như: Si và Vô Minh có sự giống nhau ở trạng thái là Mê mờ, u tối, không thấu rõ bản thể pháp và phận sự của chúng là làm che khuất các pháp không cho trí tuệ sanh khởi, còn sự khác nhau ở sự thành tựu thì Si có sự u mê ám chướng ngay tự no, còn Vô minh thì che lấp được thực tính pháp và ở nhân cần thì Si là do không khéo dụng tâm còn Vô minh là do các pháp lậu duyên sanh ( dục lậu, hữu lậu, kiến lậu và vô minh lậu). Về căn gốc thì Si là 1 trong 3 căn Bất thiện (tham- sân- si) còn Vô minh là nhân khởi sanh trong vòng sanh tử luân hồi. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: có sự không hiểu không thấu rõ điều đáng biết Phận sự: che lấp thực tánh các pháp (vô thưòng- khổ- vô ngã) Sự thành tựu: có sự tối tăm, u ám của tâm. ( vô minh:che lấp được thực tánh pháp) Nhân cần: phi như lý tác ý (không tác ý đúng, không khéo dụng tâm). - Vô tàm, ahirika, (shamelessness): Từ Ahirika do từ A + hirika = không hổ thẹn. Vậy, Vô tàm là trạng thái tâm không biết hổ thẹn tội lỗi, không biết xấu hổ, mạnh dạn trong ác pháp, không rụt rè trong thân khẩu bất chánh. Có người không hổ thẹn khi hành dâm hay trần truồng trước mặt mọi người hoặc có người không ngần ngại gì khi giết chết một chúng sanh, không ngượng ngùng khi nói những lời điêu toa dơ bẩn...Nói chung khi có Tham, Sân, si thì khi đó có Vô tàm. Trái với Ahirika là Hiri(hổ thẹn tội lỗi). Tứ ý nghĩa: Trạng thái: không có sự xấu hổ Phận sự: làm những điều tội lỗi Sự thành tựu: không lui sụt đối với ác pháp Nhân cần: không có lòng tự trọng - Vô quý, anottappa, (fearlessness of wrong): Từ Anottappa là từ Na + ava + căn tapp. Riêng căn Tapp = bức rứt, khó chịu, bức xúc, dày vò. Vậy, Anottappa cần được hiểu là không bứt rứt, ray rứt, khó chịu khi làm việc xấu, tội lỗi. Trái nghĩa với Anottappa là ottappa (sợ làm ác, sợ quả xấu). Vô tàm, Vô quý là một cặp song sinh luôn hiện hữu chung với nhau, hổ trợ cho nhau để tạo các ác pháp, ngược lại Tàm- Quý là cặp thiện pháp luôn đem lại sự an lạc cho chính mình và tha nhân. Không có lòng tự trọng chính là Vô Tàm, còn không có sự tôn trọng người thì chính là Vô quý vậy. Tứ ý nghĩa: Trạng thái:có sự không ghê sợ ác pháp Phận sự: thực thi các điều tội lỗi Sự thành tựu: không sợ, không rụt rè tội lỗi Nhân cần: không có sự tôn trọng người. - Phóng dật, uddhacca, (restlessness): Trạng thái lao chao loạn động, không đứng vững, không yên chính là Phóng dật. U + dhu = giao động, rung chuyển. Uddhutassa bhàvo = Uddhaccam. Trạng thái phun lên = phóng dật. Uddhacca ví như ném đá vào đống tro làm tung toé lên. Trong thiền định, phóng dật là một chướng ngại rất lớn và nó là 1 trong 5 triền tức Trạo hối, với chức năng lăng xăng láo xáo làm cho tâm khó mà vào định và khiến cho tâm không được an lạc để an trú vào định. Do vậy, trạo hối làđối nghịch của chi Lạc trong thiền. Điều cần ghi nhớ là phóng dật mặc dù nó quậy cho các tâm, tâm sở tán loạn nhưng khi nó đồng hiện hữu trong tâm Si thì với tâm nầy không đủ năng lực tạo tâm quả tục sinh vào khổ cảnh (tâm quan sát thọ xả quả bất thiện vô nhân) vì tính chất của nó là không thể trú vững trên đối tượng lâu ví như hạt giống vừa gieo vào đất thì lại lôi ra nên nó không thể cho ra quả được. Cùng thế đó,trong thập ác nghiệp tâm si không thể thực hiện được vì đặc tính của nó còn quá non yếu nên không can dự vào và chỉ khi nào có Tham, Sân thì mới thực hiện được. Do vậy, nó cũng không cho được các tâm quả bất thiện. Đối với thiền quán, phóng dật là một chướng ngại vì nó làm cho tâm không thể nhận thức được tam tướng (vô thường- khổ- vôngã) còn đối với các bậc Thánh từ Tu đàhườn đến A na Hàm, phóng dật là nhân khiến cho 4 thượng phần kiết sử "ái sắc, ái vô sắc, ngã mạn và vô minh" (trừ phóng dật là thứ 5) sanh khởi. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: có sự hỗn loạn, không yên Phận sự: làm cho tâm,tâm sở không đứng vững lâu trên đối tượng Sự thành tựu: tâm hỗn loạn, giao động Nhân cần: phi như lý tác ý (ayoniso manasikàra padatthàna). B- Tham phần: lànhóm tâm sở bất thiện có mặt trong các tâm thuộc Tham. Có 3 tâm sở: Tham – Tà kiến – Ngã mạn - Tham, lobha, (greed): Lubhatìti= Lobha: bấu chặc vào gọi là Tham. Lobha từ căn Lubh: bám vào, xiết vào, bấu vào... Do vậy, khi nào có trạng thái bấu víu, bám chặc vào đối tượng thì khi đó có Tham. Ái dục là một danh từ khác đồng nghĩa với Tham, trong đời sống có rất nhiều từ tương ưng với Tham như: tình yêu, tình thương, ái nhiễm...Tình thương không có sự liên hệ đến nhục dục như: cha mẹ thương con, con thương cha mẹ, anh chị em thương nhau..,loại tình thương nầy mặc dù không rơi vào tình trạng tham dục nhưng vẩn được xếp vào loại tham vì nó phát sanh từ sự ái luyến và kiến thủ (đây là ta, là con ta, là me. Ta..); một vài người cho rằng những loại tình thương nầy có thể được coi là Tâm Từ. (xem phần tâm sở vô sân). Trong kinh Ái sanh (trung bộ), Đức Phật có dạy rằng: Sầu, ưu, bi, khổ, não do ái sanh, hiện hữu từ ái; do vậy Ái chính là nguyên nhân đưa đến đau khổ không sai dù ở cấp độ nào, còn Tâm từ thì không thể là nhân cho quả khổ vì tâm từ chỉ hiện hữu trong các tâm thiện và là nhân cho quả an vui. Trong Pháp cú kinh: Ái luyến sinh sầu ưu, ái luyến sinh sợ hải. Ai giải thoát ái luyến, không sầu đâu sợ hải. Dục ái sinh sầu ưu, dục ái sinh sợ hải... Hỷ ái sinh sầu ưu... Tham ái sinh sầu ưu... Ngoài dục ái còn có hai loại ái khác nữa là: Ái sắc và Ái vô sắc. Khi một người chứng đắc các tầng thiền chỉ tịnh rồi sanh tâm thoả thích, ái luyến trong cảnh giới nầy thì khi đó có Ái. Khi tương ứng với 6 cảnh, chúng ta có được 6 ái, với 6 ái nầy có sự dính mắc vào trần cảnh nên gọi là Dục ái (kàmatanhà), còn nếu với sự ái mà được kết mắc với sự ảo tưởng về Thường còn (bhavatanhà) thì được gọi là Ái Hữu, tức có sự chấp thủ dính mắc tin tưởng vào thường kiến; một loại khác, Ái liên hệ đến tư tưởng chấp đoạn, với niềm tin cộng với tri kiến Đoạn nầy (vibhavatanhà) sẽ dẩn đến một loại ái thủ khốc liệt và rất nguy hiểm vì cho rằng chất là hết, vô nhân vô quả..từ đó phát sanh Ái trầm trọng, ái hạ liệt. Như vậy, có 6 Ái tuơng ứng 6 cảnh x 3 (dục, hữu, phi hữu) = 18 ái; từ 18 ái nầy tính theo nội phần và ngoại phần có:18 x 2 = 36 ái, rồi từ 36 ái nầy tính theo 3 thời có 36 x 3 = 108 ái. Ái là nhân đưa đến cảnh khổ nhưng cũng có thể là nhân là duyên đưa tái sanh vào nhàn cảnh ( bất thiện làm duyên cho thiện) như một người vì ưa thích sự an lạc hạnh phúc cõi trời(ái), từ đó phát tâm làm nhiều việc thiện và do duyên nầy được sanh về nơi nhàn cảnh, nhưng trường hợp nầy không thể đưa đến cứu cánh giải thoát ngoại trừ có sự chuyển hoá tri kiến đúng pháp hoặc do nhân duyên đặc biệt nào đó phát sanh. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: có sự chấp chặt vào đối tượng Phận sự: làm tâm, tâm sở dính mắc vào cảnh. Sự thành tựu: không rời đối tượng Nhân cần: ưa thích trong pháp ràng buộc - Tà Kiến, ditthi, (wrong view): Căn Dis: thấy, nhận thức; một số ý khác như: quan kiến, tri kiến, quan điểm. Ditthi khi đi chung với Micchà thì trở thành Tà Kiến, còn khi đi chung với Sammà thì là Chánh Kiến. Ditthi khi đi một mình thì nên hiểu là Tà kiến. Tà là thiên, lệch, sai, không ngay thẳng..., Kiến là thấy, nhận thức...; Vậy, Tà kiến là sự thấy sai, nhận thức quấy không đúng với sự thật, tức tri kiến lệch lạc không đúng với thực tính pháp. Pali: Micchà passatìti = Ditthi: thấy thiên lệch = Tà kiến. Chấp nhận thế giới do một Đấng Tạo Hoá dựng nên, khi đó có Tà kiến. Thế gian là Vô thường cho là Thường, là Tà kiến. Vạn pháp do duyên sanh, cho là không nhân không duyên, là Tà kiến. Chấp nhận quan kiến sau khi chết linh hồn lìa khỏi xác là (thường kiến), chết là hết (đoạn kiến), sau khi chết có Thân trung ấm, là Tà kiến. Chấp có tự tánh thường hằng (Phật tánh) là tà kiến. Thậm chí cho rằng Khổ thọ, Lạc thọ cho là chỉ phát sanh từ Nghiệp, là Tà kiến... Do vậy, tóm gọn có 2 loại tà kiến là: Thường kiến và Đoạn kiến. (xem Trường bộ kinh, phần 62 Tà kiến). Trung bộ, kinh Sáu Sáu: Này các Tỷ- kheo, nhưng đây là con đường đưa đến sự tập khởi của thân kiến. Ai quán mắt là: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi". Ai quán các sắc... Ai quán nhãn thức... Ai quán nhãn xúc... Ai quán thọ... Ai quán ái... Ai quán tai... Ai quán mũi... Ai quán lưỡi... Ai quán thân... Ai quán ý... Ai quán các pháp... Ai quán ý thức... Ai quán ý xúc... Ai quán ái: "Cái này là của tôi, cái này là tôi, cái này là tự ngã của tôi". Tương ưng kinh, phẩm Dự Lưu: - - Do có cái gì, này các Tỷ- kheo, do chấp thủ cái gì, do thiên chấp cái gì, (tà) kiến này khởi lên: "Gió không thổi, sông không chảy, đàn bà mang thai không sanh, mặt trăng, mặt trời không mọc hay không lặn. Tất cả đều đứng vững như cột trụ"? Do có sắc, này các Tỷ- kheo, do chấp thủ sắc, do thiên chấp sắc, (tà) kiến này khởi lên: "Gió không thổi, sông không chảy, đàn bà có thai không sanh, mặt trăng, mặt trời không mọc hay không lặn. Tất cả đều đứng vững như cột trụ". Tứ ý nghĩa: Trạng thái: cách chấp chặc vào vấn đề không đúng với sự thật. Phận sự: tư duy không đúng với sự thật, suy xét sai lệch Sự thành tựu: chấp chặc theo sự sai lệch Nhân cần: không tiếp cận các bậc Hiền trí. Năm nhân sanh khởi Tà kiến: a- thường tư duy theo hướng tà. b- thân cận thường xuyên với người tà kiến. c- không quan tâm, lảnh đạm, hay coi thường chân lý d- hay suy luận bậy bạ. e- vụng tâm, không khéo tác ý cho tâm không bị sai lệch. - Ngã mạn, màna, (conceit): Căn "Man": kiêu ngạo, tự đắc; còn nhiều nghĩa nữa như: chồng chập lên, so sánh chồng lên giữa mình và người khác. Một số từ đồng nghĩa với Màna là: Avamannati = khinh khi, xem thường, khi dễ; atimaññati = tự cao tự phụ; Vậy, Màna xác nghĩa là tự cao tự phụ, khinh khi, xem thường người. Pali: Seyyomasmìti àdinà mannatìti = Màno: tự cao cái mình có hơn người = ngã mạn. Tự ti mặc cảm là một khía cạnh khác của ngã mạn. Do vậy, Ngã mạn được chia làm 3 nhóm: nhóm 3 hơn – nhóm 3 bằng – nhóm 3 thua = 9 loại. Nhóm 3 Hơn: hơn ỷ hơn – hơn ỷ bằng – hơn ỷ thua Nhóm 3 bằng: bằng ỷ hơn – bằng ỷ bằng – bằng ỷ thua Nhóm 3 thua: thua ỷ hơn – thua ỷ bằng – thua ỷ thua Khi có sự so sánh mình với người như suy xét về chủng loại, dòng giống, vọng tộc rồi tự cho mình là thuộc dòng cao quý, sanh chủng cao thượng "ta là Đại Phạm Thiên, Phạm Thiên, Chư Thiên, cao quý hơn loài người, còn loài người thì cho mình là loài cao quý hơn các loài khác, hoặc như xếp mình vào dòng dõi thượng lưu (vua, quan, con ông cháu cha..) rồi tự cho mình là cao quý ...hay khi có được danh vọng , sự nghiệp vẻ vang, nắm giữ chức quyền cao, trí thức...rồi được nhiều người ái mộ, tâng bốc, lúc đó ngã mạn phát sanh tự cao tự đại (hơn ỷ hơn). Khi biết rõ mình cao hơn người về nhiều phương diện nhưng lại tự cho mình có những chổ cũng chỉ bằng người khác thôi như vậy là Hơn ỷ bằng. Khi biết mình hơn người nhưng về một số lảnh vực khác tự nghĩ mình còn kém hơn người, như vậy là Hơn ỷ thua. Cũng vậy, khi biết mình ngang bằng người nhưng có chổ mình cao hơn, thì là Bằng ỷ hơn, hoặc có sự so sánh mình bằng ngang với người về nhiều lãnh vực, như thế là bằng ỷ bằng. Bằng ỷ thua tức có sự so sánh giữ mình và người có chổ ngang bằng nhưng cũng có chổ thua sút người, là Bằng ỷ thua. Riêng về thua ỷ hơn là một trạng thái tự nâng cao thái quá(tăng thượng mạng), mình biết rõ thua sút người nhưng cố tìm chổ để tự nâng cao mình hơn người, mặc cảm tự tôn, sĩ diện thua kém. Thua ỷ bằng cũng vậy, nhưng tương đối không đến nỗi thái quá sĩ diện tự tôn. (ta thua nhưng cũng có chổ ngang bằng ngươi) còn thua ỷ thua, tức so sánh mình với người biết rằng mình thua rồi sanh tự ti mặc cảm " tôi ngu kệ tôi, tôi nghèo mặc xác tôi..", đây là lối ngã mạn tệ nhất không nên duy trì trong tâm vì nó sẽ đưa đến sự bi quan yếm thế, mà phải lấy độc trị độc tức phải cố gắng vươn lên theo đúng pháp “ ta thua nhưng ta phải cố gắng tu tập sao cho hơn người, tức lấy ngã mạn trị ngã mạn". Điều quan trọng cần nên biết rằng, Ngã mạn chỉ được dứt tuyệt ở bậc Thánh Alahán Đạo, Quả, còn từ bậc Tam quả trở lại đến phàm phu đều còn, nhưng phàm phu thì thô kệch hạ liệt hơn và đôi khi có sự so sánh không đúng với sự thật, từ đó phát sanh tà kiến (tham hợp tà), nếu có sự so đo đúng thực trạng thì không có tà kiến mà chỉ có ngã mạn (tham ly tà); riêng các bậc Thánh từ Sơ đạo đến Tam quả thì không hề có sự sai lệch vì các Ngài đã chứng ngộ, đã thấy rõ thân ngũ uẩn nầy là không thật, do duyên giả hợp tạo thành nên không còn chấp thủ về thân kiến nên không có sự so sánh sai lệch về thân mình và người, đôi khi chỉ có sự tự hào về đạo lộ của mình hoặc biết rõ mình hơn hay thua ngưòi khác về tri chứng..nên có sự ngã mạn sanh. Còn đối bậc Alahán thì các kiết sử đã hoàn toàn dứt tuyệt nên không còn mạn sanh, mặc dù chúng ta biết các bậc Alahán vẩn có sự biết về ngưới nầy người khác, hơn thua ra sao nhưng không phải phát xuất từ sự cao cống ngã mạn mà bằng trí tuệ biết rõ như chân như thật. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: có sự kiêu căng, tự phụ Phận sự: làm cho hưng phừng, lừng lẫy, nâng cao các pháp tương ứng. Sự thành tựu: có hiện trạng nâng cao, tự tâng tự bốc mình Nhân cần: có sự so sánh không tương hợp tà kiến C- Sân phần: là nhóm tâm sở bất thiện có mặt trong 2 tâm sân. Có 4 tâm sở: Sân – Tật – Lận – Hối . - Sân, dosa, (hatred): Căn Dus: không hài lòng, bất toại nguyện, phật ý. Sân được xếp thành ba hạng: a- loại thô: là nói lên trạng thái nóng giận, nổi phừng, điên cuồng, bốc cháy. b- loại trung: ưu sầu, buồn bả, ưu bi, khổ não, khóc than, rên xiết, bực bội, khó chịu, đau đớn. c- Loại tế: là khi chỉ có trạng thái không an ổn, không vui, không hài lòng, không thích... Từ trạng thái sân tế có thể làm duyên đưa đến sân trung rồi từ sân trung đưa dến sân thô tháo, như đang lúc có tâm trạng không vui mà có người đến chọc ghẹo làm phát sanh sự bực bội khó chịu, nếu trong lúc nầy mà còn có những lời nói khích bác hay hành động thô lỗ thì sự nổi nóng có thể phát sanh, từ sự nóng giận nầy có thể đi đến ác ý rồi từ ác ý đi đến sát hại... Sợ hãi và khiếp đảm cũng là dạng của sân. Xúc động có thể là sân cũng có thể là tâm Bi. Sân là 1 trong 3 căn bất thiện, sân khi được xếp vào nhóm bất thiện tập yếu thì có: Sân độc thân phược, sân độc cái, phẫn uất tuỳ miên, phẫn uất triền, sân phiền não. Nguyên nhân chính phát sanh sự sân hận là Tự Ái (ái ngã) và Ái sở ngã, nếu không có ái thì sẽ không có sân hận. Pháp cú kinh:"Tham ái sinh sầu ưu, tham ái sinh sợ hãi. Ai thoát khỏi tham ái, không sầu, đâu sợ hãi". Tứ ý nghĩa: Trạng thái:có sự khó chịu, bực mình, nóng nảy, nổi sân thô tháo. Phận sự: làm cho tâm, tâm sở nổi lửa thiêu đốt, tàn hại đối tượng Sự thành tựu: đã có sự tàn hại, tàn phá, huỹ diệt, tạo ác nghiệp Nhân cần: cảnh nghịch và không như lý tác ý. "Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ- kheo, đưa đến sân chưa sanh được sanh khởi, hay sân đã sanh được tăng trưởng quảng đại, này các Tỷ- kheo, như đối ngại tướng. Ðối ngại tướng, này các Tỷ- kheo, nếu không như lý tác ý, đưa đến sân, chưa sanh được sanh khởi, hay sân đã sanh được tăng trưởng quảng đại.” (anguttaranikaya). - Tật, issà, (envy): Căn I + Su: ganh ghét, đố kỵ, tật đố. Issa: ganh tỵ, ganh tức, không hài lòng với sự thành công, hạnh phúc, thành đạt của người. Ganh tỵ sanh khởi cũng do chính cái tôi bị đè bẹp, bị người khác hơn mình nên sanh lòng ganh ghét, giỏi gặp giỏi hơn, giàu gặp giàu hơn, đẹp gặp đẹp hơn... Ganh tỵ là kẻ thù của tâm sở Tuỳ hỷ (hoan hỷ theo hạnh phúc của người). Ganh tỵ phát sanh do rất nhiều nguyên nhân, chẳng hạn như do thấy người khác phát sanh lợi lộc, sanh lòng ganh tỵ, thấy người được tôn kính, trọng vọng, sanh ganh tỵ, thấy đạo lý của người được nhiều người ca tụng, sanh ganh tỵ, thấy người được tán thán ngợi khen, sanh ganh tỵ, thấy người được dâng tặng đồ tốt, mình đồ xấu, sanh ganh tỵ, thấy người có được nhiều sự tốt đẹp, sanh ganh tỵ... Tật luôn có mặt trong 2 tâm sân vì khi có sự ganh ghét đố kỵ thì khi đó có sự nóng nảy bực bội của tâm, nhưng khi có Sân thì không hẳn có Tật, Lận hay Hối, có Tật thì không có Lận, Hối, có Lận thì không có Tật, Hối và có Hối thì không có Tật ,Lận; nhưng cả 3 đều có Sân đồng sanh vì cả 3 đều có mang các đặc tánh làm cho tâmkhó chịu, bực dọc, nóng nảy và chúng thuộc nhóm Sân phần. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: có sự ganh ghét đố kỵ với sự thành đạt của người. Phận sự: làm cho tâm, tâm sở tương ưng không hài lòng khi có sự tốt đẹp của người. Sự thành tựu: đối chọi, quay lưng với sự hưng thịnh của người Nhân cần: có sự hạnh phúc, thành đạt của người. - Lận, macchariya,(avarice): Mà: đừng, không được + accha: hiển lộ + ariya: điều cao quý, điều tốt đẹp. Vậy, Macchariya là đừng, không được cho các điều cao quý, điều tốt đẹp hiển lộ. Thực nghĩa của Lận là sự dấu diếm, keo kiệt, bỏn xẻn, bòn rít, hà tiện. Pali: Macchera bhavo = macchariya là có sự bón rít = bỏn xẻn. Một trạng thái tâm nghèo nàn, chật hẹp không muốn chia xẻ những gì mình có được cho người, sợ bị hao tổn hay tiếc nuối những gì đã cho là Lận. Nghịch nghĩa với tâm bỏn xẻn là tâm quảng đại, phóng khoáng, ban phát...! Lận luôn có mặt trong 2 tâm sân, vì keo kiệt, bỏn xẻn làm tâm trở nên bức xúc, khó chịu, tù túng. Có 6 loại Lận: a- bỏn xẻn chổ ở. b- bỏn xẻn thân tộc, dòng giống c- bỏn xẻn lợi lộc, tài sản d- bỏn xẻn danh tiếng. e- bỏn xẻn sắc đẹp f- bỏn xẻn pháp. Trong 6 điều trên, có những trường hợp không thể được coi là có sự bỏn xẻn như: không cho chổ trú cho kẻ xấu để thực hiện việc ác ,xấu; không cho gia nhập vào gia tộc hay đoàn thể đối với một người có tâm địa độc ác, thường gây hại, gây chia rẽ; không cho tài sản đến người mà sau khi có được chỉ xử dụng vào việc bất chính như hút sách, truỵ lạc...; không khen tặng đến một người nào đó như khen về tài nghệ, sắc đẹp (khen thật có) nếu do lời khen tặng nầy làm tăng cống cao ngã mạn; không bố thí chánh pháp đến người có tâm lợi dụng vào pháp để mưu sinh, tham cầu danh lợi hay để thoả mãn cái tôi, sướng cái miệng. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: có sự dấu giếm cái mình đang có. Phận sự: không ưng chịu chia sớt tài sản hay cái mình có cho người Sự thành tựu: bòn rít, không san xẻ, không lòi ra cho ai. Nhân gần: có tài sản...của ta (tự ngã). - Hối, Kukkucca, (worry): Trạng thái lo âu hối tiếc, không bằng lòng đối với những việc đáng làm mà không làm, việc không nên làm mà làm. Ngay cả việc tốt đã làm mà sau đó có sự hối tiếc cũng là hối. Pali:"Katam me pàpamakatam me apunnam= kukkaccam: hối hận với tội lỗi đã làm, phước thì lại bỏ qua là Hối. Thông thường khi một người biết ăn năn hối lỗi một việc ác mình đã làm thì thường được cho là tốt, có sự hướng thiện, nhưng tại sao nó lại bị xếp vào nhóm bất thiện? Thật ra, khi có sự hối hận thì ngay lúc đó tâm đang ở trạng thái bức xúc, khó chịu, ăn năn, do vậy nó không thể là thiện, nó chỉ có thể trợ duyên cho thiện thì được (bất thiện trợ thiện); chẳng hạn như khi lỡ làm bậy sau đó hối hận ăn năn (hối là bất thiện), rồi cố làm nhiều việc thiện để bù đắp tội lỗi mà mình đã làm, hoặc hối tiếc một việc thiện mà mình đã bỏ qua không làm, nên phát nguyện không để lở cơ hội tốt như vậy và tạo điều kiện để thực hiện nhiều thiện nghiệp. Đối với một việc thiện đã làm rồi sanh tâm hối tiếc , điều nầy đủ để chứng minh Hối chính là pháp bất thiện. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: hối hận, ray rứt việc đã qua Phận sự: làm cho tâm hối tiếc việc nên làm không làm, việc không nên làm lại làm. Sự thành tựu: có sự ân hận trong tâm Nhân cần: tội đã làm, phước không làm D- Hôn phần: là những loại tâm sở có đặc tính yếu đuối, muội lược, co rúm, không có khả năng hoạt động. Có 2 loại tâm sở nằm trong nhóm nầy, chúng là 1 cặp song sinh luôn di đôi và đồng xuất hiện trong các tâm bất thiện thuộc hữu trợ. Chúng cùng là 1 trong 5 triền cái (tham,sân,hôn- thuỵ,trạo- hối, nghi) là chướng ngại rất lớn trong sự tu tập thiền và chúng chỉ được tạm thời loại trừ bằng chi Tầm. Hai tâm sở nầy là: Hôn trầm và Thuỵ miên. - Hôn trầm, thìna, (sloth): Căn The + na; the: là co rúm lại; Thena hay thìna có nghĩa là trạng thái com rúm lại. Hiểu một cách khác, Thìna có nghĩa là sự không nhạy bén, không thích ứng, sự dã dượi, sự không nhạy bén của tâm. Lười biếng, nhớt nhát, dã dượi là thật nghĩa nhất của hôn trầm. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: ngăn chận sự tinh tấn, siêng năng Phận sự: xa lìa tích cực, làm mất sự linh hoạt, siêng năng Sự thành tựu: có sự trì trệ, lui sụt Nhân cần: thiếu khả năng tác ý đúng. - Thụy miên, middha, (torpor): Căn Middh = không có năng lực hoạt động, không hăng hái, linh hoạt. Thật nghĩa của Middha là trạng thái uể oải, buồn ngủ. Cả hai tâm sở Hôn trầm Thuỵ miên có một số điểm giống nhau là chúng đẩy các pháp đồng tương ưng đi vào trạng thái uể oải, mất linh động, mất khả năng ứng xử, loại trừ sự tinh tấn và điểm khác của chúng là Hôn trầm thì lười không muốn làm việc khiến cho tâm bị trì trệ, co rúm, còn Thụy miên thì đưa đến trạng thái buồn ngủ, suy sụp tinh thần làm cho các tâm sở không còn hăng say làm phận sự của mình, nhất là tâm sở Cần. Theo một số sách cho rằng, Hôn trầm đối nghịch với tâm sở Thích Tâm, Thụy Miên thì đối nghịch với tâm sở Thích thân.(xem phần tâm sở Tịnh hảo). Cả hai tâm sở nầy là chướng ngại rất lớn trong sự tu tập Thiền Chỉ lẩn Minh Sát Tuệ. Đối với 2 tâm sở nầy thì hoàn toàn vắng mặt nơi các bậc Thánh Alahán, chúng có mặt trong các tâm bất thiện thuộc hữu trợ như 4 tâm tham hữu trợ và tâm sân hữu trợ, do vậy chúng có mặt nơi các phàm nhân và ba bậc Thánh Tu đà hườn, Tư đà hàm, A na hàm, nhưng riêng bậc A na hàm thì không còn Sân tâm nên tâm Sân hữu trợ không có nơi bậc tam quả nầy. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: có sự uể oải , buồn ngủ, không thích ứng với công việc. Phận sự: làm cho tâm rơi vào trạng thái không muốn hoạt động, muốn rơi vào Hộ kiếp. Sự thành tựu: buồn ngủ, lờ mờ Nhân cần: không khéo tác ý E- Hoài Nghi,Vicikicchà,(doubt): Vici:là tìm hiểu, kicchati: là chán nản, mệt mỏi, chán nản vì tìm hiểu không có kết quả, hoặc Vi: là không có, chikicchà: thuốc đối trị của hiểu biết(tptyl). Lại nữa, Vicikichà= vi + kit + cha = sự nghi ngờ, không quyết. Hoài nghi là một trạng thái tâm phân vân lưỡng lự không quyết đoán sự việc. Nhưng trong một số trường hợp mình phân vân không rõ sự việc như đứng trươc ngã 3 đường lòng phân vân không biết đi đường nào..., loại nầy không phải phát xuất từ tâm sở Hoài nghi, ngay cả các vị Alahán vẩn có trường hợp nầy, do vậy, trường hợp nầy không gọi là hoài nghi. Vicikicchà một cách chính xác là khi không có sự nhận thức minh bạch, rõ ràng, lầm lẩn giữa đúng và sai, thiện ác không phân định, tâm cứ dở dở ương ương phân vân bất định chẳng hạn như tâm cứ phân vân không biết Đức Phật có phải là đấng Toàn tri diệu giác hay không? Giáo pháp của Ngài có thật sự thoát khổ hay không? Tăng đoàn có phải là người tu được chứng đắc đạo quả hay không? Hay là chỉ đồn đải? ... Do vậy, hoài nghi được phân ra làm 4 cách: Hoài nghi Phật- hoài nghi Pháp – hoài nghi Tăng – hoài nghi điều học. Phân theo 8 cách: nghi Phật – nghi Pháp – nghi Tăng – nghi tam học (giới,định,tuệ) – nghi quá khứ – nghi vị lai – nghi hiện tại – nghi lý duyên khởi. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: cách nghi ngờ Phận sự: làm cho dao động, lưỡng lự Sự thành tựu: không thể quyết đoán Nhân cần: không khéo tác ý đúng Phụ chú: Sơ lược về những tâm sở đối trị trực tiếp với các tâm sở bất thiện: Trí trừ Si – Tàm trừ Vô tàm – Quý trừ Vô quý – Niệm trừ Phóng dật - Vô tham trừ Tham – Chánh trí trừ Tà kiến – Vô tham trừ Ngã mạn - Vô sân trừ Sân – Tuỳ hỷ trừ Tật – Bi trừ Lận – Hành xả trừ Hối - Thích tâm trừ Hôn – Thích thân trừ Thuỵ – Thắng Giải trừ Nghi. Theo chi thiền: Tầm trừ Hôn,Thụy.- Tứ trừ Nghi.- Hỷ trừ Sân.- Lạc trừ Trạo hối. Định trừ Tham. Theo Thánh đạo: Sơ đạo trừ Tà kiến và Nghi. Nhị đạo làm giảm nhẹ Tham Ngã mạn, Sân. Tam đạo sát trừ Sân, Tật, Lận, Hối và Tham Ngã liên hệ đến dục ái. Tứ đạo diệt trừ tất cả tâm sở bất thiện còn lại không dư sót. (xong phần 14 tâm sở bất thiện) Tâm sở Tịnh Hảo, sobhanacetasika, (beautiful factors): Là những loại tâm sở mang đặc tính tốt đẹp, trong sáng, tinh anh, thiện mỹ...và chúng chỉ xuất hiện trong các loại tâm thuộc tịnh hảo. Có 25 Tâm sở tịnh hảo chia làm 4 nhóm: a- Tâm sở tịnh hảo biến hành. b- tâm sở Giới phần. c- tâm sở Vô lượng phần. d- tâm sở Trí tuệ. A- Tâm sở tịnh hảo biến hành, Sobhanasadhàrana, (beautiful universals): có 19 tâm sở, chúng được gọi là biến hành vì chúng có mặt trong tất cả Tâm tịnh hảo không thiếu không dư. Nói cách khác, bất kỳ tâm tịnh hảo nào sanh lên (24 tâm dục giớitịnh hảo, 15 tâm sắc giới, 12 tâm vô sắc giới và 40 tâm siêu thế) đều có sự hiện hữu của 19 tâm sở tịnh hảo nầy. - Tín, saddha, (faith): Căn Sam: tốt, khéo + Dah: đặt xuống, để xuống. Vậy, saddha có nghĩa là đặt để hoàn toàn niềm tin vào một điều gì tốt đẹp, khéo léo, chẳng hạn như một Phật tử đặt trọn lòng tin của mình vào ba ngôi Tam Bảo. Saddha là một loại tâm sở thuộc phần tịnh hảo nên nó có đặt tánh là làm cho các tâm sở đồng sanh trở nên trong sạch tịnh tín và thúc đẩy chúng đạt đến một trạng thái thanh tịnh và cao hơn. Phiền não Nghi được loại trừ đa phần là do nhờ vào lòng tịnh tín. Saddha có thể ví như hòn ngọc trong sáng có khả năng làm nước lắng trong. Do vậy, người có lòng tin trong sạch sẽ là nhân là duyên đưa đến sự trong sạch hoá tâm hồn. Chú giải Bộ Pháp Tụ: "Trạng thái của đức tin (Saddha) là tẩy uế và khao khát ước vọng. Giống như bảo ngọc tinh luyện nước của vương hoàng hoàn vũ ném xuống nước khiến cho các vật rắn, đất phù sa, tảo rong và bùn lầy lắng đọng xuống đáy sông và biến nước trở nên trong trẻo, trong suốt nhìn thấy tận đáy.” Tín có 2 loại: tà tín và chánh tín. Như thế nào là tà tín? Một người đặt niềm tin vào một đấng nào đó có khả năng cứu rỗi cho nhân loại, là tà tín (không thật có); một em bé tin tưởng vào mùa giáng sinh sẽ được quà từ ông già Noel, là mê tín; một người tin rằng sau khi được rửa tội thì sẽ được hết tội, là tà tín; những ai tin rằng cúng tế cho các vong linh bằng nhiều cách như giết hại sinh vật, đốt giấy vàng mả, tụng chú cầu siêu...thì người chết sẽ được sanh thiên, là tà tín; tin tưởng vào sự tụng niệm sẽ được vãng sanh cực lạc, là tà tín; ngay cả tin vào Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng) với ý niệm sai lệch không đúng sự thật cũng là tà tín. Như thế nào là Chánh tín? Một người tin vào lý Nhân Quả với đầy đủ sự hiểu biết, là chánh tín; Phật tử tin vào ba ngôi Tam Bảo một cách đúng đắn hợp trí tuệ, là chánh tín; tin vào lý thập nhị duyên khởi(luân hồi sanh tử) là chánh tín. Nói cách khác, một người thực thi một hành động thiện một cách trong sạch (bố thí, trì giới, tu tiến..) mà không có Tín và Tuệ, điều nầy không thể xảy ra. Một niềm tin chân chánh đúng pháp một cách vững chắc không lay động chỉ có ở các bậc Thánh từ Tu đà Hườn trở lên, vì các bậc Thánh đã dứt trừ hoàn toàn Hoài Nghi, còn phàm nhân có học và hành theo chánh pháp thì cũng có chánh tín nhưng đôi khi cũng có sự phát sanh nghi hoặc, còn phàm nhân không tu tập theo chánh pháp hoặc tin theo tà thuyết thì hoàn toàn không có chánh tín. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: cách tin tưởng vào ba ngôi Tam Bảo và luật Nhân quả. Phận sự: làm cho tâm, tâm sở có sự tin tưởng Sự thành tựu: tâm không bị ô uế vì tà tín Nhân cần: ba ngôi Tam Bảo - Niệm, sati, (mindfulness): Ngữ căn Sar: nhớ đến. Sati là nhớ đến, ghi nhớ đến những hành động, lời nói hay ý nghĩ của chính mình đang ngay lúc xảy ra. (sống trong hiện tại). Nhớ đến không là nhớ lại, vì nhớ lại (tưởng tri) là nhớ những gì đã qua còn nhớ đến là tỉnh giác ghi nhận những gì đang xảy ra ngay trong thời điểm hiện tại. Trong bộ Pháp tụ có nói:" hiện trạng không bồng bềnh trôi dat đi” là Chánh niệm. Đặc tính của Sati là ghi nhận không lãng quên đối với các pháp đang sanh khởi. Lại nữa, Sati có công năng làm phát triễn điều thiện và ngăn chận những điều bất thiện không cho chúng được thực hiện. Sati nếu được tinh luyện sẽ đạt đến Túc mạng minh. Sati nếu được huấn tập theo Tứ niệm Xứ sẽ đưa đến sự thành tựu Đạo Quả. Trong kinh Tứ Niệm Xứ, Đức Phật có thuyết như sau: “Này các Tỷ Kheo, vị nào tu tập Bốn niệm xứ nầy như vậy trong bảy năm vị ấy có thể chứng 1 trong 2 quả sau đây: một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hai là nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn. Này các Tỷ Kheo, không cần gì đến bảy năm(sáu năm, năm năm, bốn năm, ba năm, hai năm, một năm...bảy ngày, vị ấy có thể chứng một trong hai quả sau đây: một là chứng Chánh trí ngay trong hiện tại, hai là nếu còn hữu dư y, thì chứng quả Bất hoàn. Này các Tỷ Kheo, đây là con đường độc nhất đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu não, diệt trừ khổ ưu, thành tựu Chánh trí, chứng ngộ Niết Bàn, đó là Tứ niệm Xứ." Niệm được tìm thấy hầu hết trong 37 phẩm trợ đạo như: Tứ niệm xứ, Niệm căn, Niệm lực, Niệm giác chi và Chánh niệm. Niệm luôn có mặt trong tất cả tâm thuộc tịnh hảo. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: có sự tỉnh thức Phận sự: ghi nhớ, không quên Sự thành tựu: Tâm khắn khít với đối tượng Nhân cần: biết một cách chắc chắn - Tàm, hiri, (shame): Khi có sự mắc cỡ hỗ thẹn đối với các pháp ác, xấu, tội lỗi, lương tâm không cho phép làm các điều sai trái khi đó có tàm. Tàm khiến cho tâm ngại ngùng , thẹn thùng về những hành vi xấu. Người có Tàm thường cũng do có một số liên hệ đến gia tộc (sợ làm các điều xấu ảnh hưởng đến gia tộc), danh tiếng (sợ tai tiếng xấu), tuổi tác (ngưòi lớn không nên làm những hành động như trẽ con), văn hoá( sợ bị chê trách là vô giáo dục), đại trượng phu (không hành động như kẻ hèn), đạo đức (sợ bị gán là kẻ ác nhân), giới đức (sợ phạm giới)...cao hơn nữa, người có Tàm là vì mong muốn tạo cho mình có được sự trong sạch về thân, khẩu, ý và làm gương sáng cho mọi người và mục đích tối thượng là tránh xa các tội lỗi đễ đạt đến cứu cánh giải thoát Niết Bàn. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: sự hỗ thẹn tội lỗi Phận sự: không thực hiện điều ác, xấu Sự thành tựu: chùn bước trước các điều ác Nhân cần: có lòng tự trọng - Quý, ottappa, (fear of wrong): Là sợ hãi, ghê tởm các điều xấu xa tội lỗi, sợ bị ác quả như người sợ thọt tay vào phẩn hay lửa vậy. Tàm và Quý là 2 tâm sở thuộc tịnh hảo, là cặp song sinh tuyệt đẹp luôn có mặt trong tất cả tâm tịnh hảo. Tàm và Quý được ví như 2 vị thần bảo hộ thế gian, nếu không có chúng thì thế giới trở nên hỗn loạn vô luân. Khi một hành động bất thiện xuất hiện thì khi đó Tàm,Quý biến mất Vô tàm Vô Quý xuất hiện, Vô tàm- Vô quý ví như hai con ác thú, do vậy chính do có vô tàm vô quý nên con người mới dám thực hiện các điều xấu xa tội lỗi. Nói cách khác, khi có một ý tưởng, hành động hay lời nói thuộc thiện pháp thì khi đó có Tàm- Quý và ngược lại khi có tư tưởng, hành động , lời nói liên hệ pháp bất thiện khi đó có Vô tàm- Vô quý. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: có sự ghê sợ tội lỗi Phận sự: không thực hiện điều tội lỗi Sự thành tựu: thối lui trước ác pháp Nhân gần: sợ chê trách, sợ hậu quả ác nghiệp - Vô Tham, alobha, (non- greed): Theo nghĩa đơn thuần, vô tham tức không tham bám không dính mắc vào các dục lạc ngủ trần, Vô tham còn mang một tinh chất cao đẹp như tâm quảng đại, rộng rãi, ban phát, bố thí, vị tha..và còn là một trong ba Nhân Thiện (vô tham, vô sân, vô si). Kẻ thù trực tiếp vô tham là tham. Vô tham chỉ xuất hiện khi chúng ta có những ý tưởng liên hệ đến thiện pháp như: bố thí, trì giới, tu tiến, từ bi...khi máu tham nổi lên thì khi đó vô tham bị tiêu mất. Vô tham ví như bàn tay rộng mở còn Tham ví như bàn tay nắm chặc lại. Nếu vô tham ví như lá sen thì bỏn xẻn ví như giấy thấm. Khi chúng ta thực hiện việc bố thí thì khi đó keo kiệt bỏn xẻn bị tiêu trừ; khi chúng ta thọ trì giới luật khi đó có sự từ bỏ (vô tham). Tứ ý nghĩa: Trạng thái: không dính mắc, không tham đắm đối với 5 dục. Phận sự: làm cho tâm không đam trước Sự thành tựu: không bị nhiễm đắm với đối tượng Nhân cần: khéo tác ý đúng - Vô sân, adosa, (non- hatred): Không hận, không thù, không bất bình, không bực tức..là đặc tính của Vô sân. Một ý khác, Vô sân tức Tâm Từ, một trạng thái mát mẻ tươi tắn của tâm. Vô sân cũng có thể được hiểu như một trạng thái kiên nhẫn, không khó chịu bực bội trươc nghịch cảnh. Trong chú giải bộ Pháp tụ:"Vô sân hay sự vắng bóng hận thù, có trạng thái là được giải thoát khỏi sự thô bỉ hạ đẳng hay oán giận, giống như một người bạn thân; vô sân có phận sự triệt phá mọi trái ý hay đẩy lùi đau buồn sầu khổ, tương tự như thứ gỗ giáng hương; vô sân thành tựu nổi niềm vui thú hân hoan cho mọi người, giống như trăng rằm vậy”. Vô sân, một trong ba nhân thiện luôn hiện hữu trong tất cả tâm tịnh hảo. Cả hai, Vô tham, Vô sân là hai tâm sở luôn có mặt trong tất cả tâm tịnh hảo, ngoại trừ Vô Si chỉ xuất hiện với các loại tâm Thiện tương ưng Trí, các tâm Thiền và Đạo Qủa. Kẻ thù trực tiếp Vô sân là Sân, nhưng kẽ thù gián tiếp của Vô sân chính là Ái dục. Vô sân khi được tu luyện đúng mức sẽ trở thành một trong Tứ vô lượng tâm. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: không giận, không độc hại Phận sự: làm xa cách sự tàn hại Sự thành tựu: mát mẽ, tươi mát. Nhân cần: khéo tác ý đúng. - Hành xã, tatramajjhattatà, (neutrality of mind): Khi có trạng thái vô tư, không thiên lệch, quân bình thì đó là đặc tính của Hành xã. Xã trong Tứ vô lượng tâm là đỉnh cao tột của Hành xã nhưng Hành xã không phải là Thọ xã. Hành xã có phận sự nâng các pháp bị thiếu hụt và giảm các pháp bị thái quá cho được quân bình như người đánh xa giỏi điều khiễn cặp ngựa cho chạy đồng đều nhau. Hành xã chỉ có mặt trong các tâm tịnh hảo, còn thọ xã thì có mặt trong tất cả tâm luôn cả tâm bất thiện. Do vậy khi Tham, Sân hiện hình thì Hành xả không thể tồn tại. Si được xem là kẻ thù gián tiếp của Hành xã. Người có tâm Xã tuyệt vời nhất chính là các bậc Alahán, vì các Ngài đã không còn hệ luỵ với các sự đời (được thua, khen chê...) còn phàm phu thì khó mà có được một tâm hồn bình thản, an nhiên tự tại. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: quân bình các pháp đồng sanh Phận sự: làm cho các pháp tương ưng không thái quá, không bất cập. Sự thành tựu: tâm quân bình, vô tư với đối tượng Nhân cần: có các pháp tương ưng. - Sáu cặp tâm sở Tịnh Hảo song sinh: Trong nhóm Tâm sở tịnh hảo biến hành được tìm thấy có 6 cặp tâm sở như sau: Tịnh thân + Tịnh tâm Khinh thân + Khinh tâm Nhu thân + Nhu tâm Thích thân + Thích tâm Thuần thân + thuần tâm Chánh thân + Chánh tâm. - Tịnh thân, kàyapassaddhi, (tranquility of mental body) - Tịnh tâm,cittapassaddhi, (tranquility of consciousness): Kaya: thân; ở đây từ kàya không phải nói về thân xác mà hàm ý nói về cái phụ thuộc của tâm, tức Tâm sở. Do vậy, Tịnh thân Tịnh tâm có nghĩa là nói lên trạng thái tĩnh lặng, làm dịu, làm lắng động các tâm, tâm sở tương ưng. Trong Bộ Pháp Tụ có giải thích như sau: " Hai trạng thái này cộng với đặc tính là làm dịu đau khổ cả về tâm linh lẫn ý thức; cả hai còn có phận sự triệt phá đau khổ thuộc hai lãnh vực nói trên; cả hai thành tựu đặc tính làm cho các hiện trạng tâm linh và ý thức luôn được vững vàng. Nguyên nhân sâu xa đối với cả hai trạng thái trên chính là các yếu tố tâm linh và ý thức. Cả hai chống lại sự tha hoá như xao lãng hay phóng tâm (uddhacca), gây xáo trộn cho các yếu tố tâm linh và ý thức ." Điều cần nhớ, cặp song sinh nầy chỉ xuất hiện trong các tâm tịnh hảo mà thôi, do vậy, khi có chúng xuất hiện thì sự chao đảo phóng tâm không thể hiện hữu, nói chung tất cả pháp liên hệ đến dục vọng, sân ác...bị loại trừ khi có các cặp tâm sở song sinh nầy xuất hiện. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: an tịnh, lắng động, tách rời sự sôi động của tâm, tâmsở. Phận sự: làm cho lắng động Sự thành tựu: có sự êm ả, lắng dịu Nhân cần: tâm, tâm sở. - Khinh thân, kàyalahuta, (lightness of mental body) - Khinh tâm, cittalahutà, (lightness of consciousness): Trạng thái nhanh nhẹ, nhạy bén, linh động không trì trệ của Tâm sở và Tâm, chúng vừa làm cho chúng trở nên nhẹ nhàng mà còn làm cho các tâm sở, tâm tương ưng đều có chung một đặc tính. Hay nói cách khác, hai tâm sở nầy nói lên sự hăng hái sôi nổi của tâm sở và tâm, chúng có khả năng loại trừ tính nặng nề của các pháp, chẳng hạn như trạng thái ủ dột, lề mề, dã dượi hôn trầm thuỵ miên. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: không có sự nặng nề, rời sự thô nặng Phận sự: làm tiêu đi sự nặng nề, đình trệ của tâm sở và tâm Sự thành tựu: có tâm sở và tâm được khinh nhẹ Nhân cần: tâm sở và tâm. - Nhu thân, kàyamudutà,(malleability of mental body) - Nhu tâm,cittamudutà,(malleability of consciousness): Là hai tâm sở mang tính mềm mại nhu nhuyễn, uyển chuyển , ngọt ngào, chúng làm cho các tâm sở và tâm trở nên dịu dàng mềm mại. Trong Thanh tịnh đạo nói rằng: đối thủ của hai tâm sở nầy chính là Tà kiến và Ngã mạn. Đúng vậy, khi tà kiến hay ngã mạn nổi lên thì chúng làm cho tâm, tâm sở trở nên thô cứng, lỳ lợm, ương ngạnh. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: sự mềm dịu của tâm sở, tâm. Phận sự: làm mất đi sự thô cứng của tâm sở, tâm Sự thành tựu: tâm sở, tâm nắm bắt đối tượng dể dàng Nhân cần: tâm sở, tâm. - Thích thân,kàyakammannatà, (wieldiness of mental body) - Thích tâm, cittakammannatà, (wieldiness of consciousness): Thích thân, một loại tâm sở làm cho chính nó và các tâm sở tương ưng thích ứng với công việc; Thích tâm, làm cho tâm hợp tương với công việc. Thích thân, Thích tâm ví như vàng ròng tinh chất có thể uốn nắn làm thành đủ loại nữ trang khác nhau một cách dể dàng, cùng thế ấy, 2 tâm sở nầy có khả năng làm cho tâm, tâm sở cùng thích ứng với các thiện pháp một cách tốt đẹp. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: sự thích hợp với công việc Phận sự: loại trừ sự sơ cứng không thích ứng với công việc Sự thành tựu: tâm, tâm sở thích ứng Nhân cần: có tâm, tâm sở - Thuần thân, kàyapàgunnatà, (proficiency of mental body)- Thuần tâm, cittapàgunnatà, (proficiency of consciousness): Làm cho tâm sở và tâm trở nên thuần thục nhu nhuyễn dễ xữ dụng chính là 2 tâm sở nầy. Khi thiện pháp sanh khởi, chúng làm cho thuần cho hợp với khả năng và làm tăng hiệu quả trong công việc thiện. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: không trì trệ tâm, tâm sở Phận sự: phá vở sự trì trệ và làm tăng sự thuần thục Sự thành tựu: thuần thục trong thiện, xa lìa pháp bất thiện Nhân cần: tâm, tâm sở - Chánh thân, kàyaujukatà, (rectitude of mental body) - Thuần tâm, cittaujukatà, (rectitude of consciousness): Là cách làm cho tâm sở, tâm có trạng thái ngay thẳng chánh trực , đối trị lại tâm tà vạy. Chúng có khả năng tiêu diệt tính điêu ngoa xảo quyệt thiếu ngay thẳng, không trung thực và lường gạt. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: ngay thẳng chánh trực Phận sự: làm biến mất sự tà vạy Sự thành tựu: được chánh trực ngay thẳng Nhân cần: tâm, tâm sở. Tóm lại, sáu cặp tâm sở tịnh hảo biến hành song sinh nầy không thể không có nơi bất kỳ tâm tịnh hảo nào. Chúng là những nhân tố rất quan trọng trong công việc thực hiện các thiện pháp, không có chúng, thiện pháp không hình thành. Có sự hiện diện của chúng mọi triền cái đều tiêu tan. Nói chung, mười chín tâm sở tịnh hảo biến hành nầy luôn hiện diện trong tất cả loại tâm tịnh hảo. B- Nhóm Tâm sở Giới phần (abstinences): Có 3 tâm sở là: Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng. Ba loại tâm sở nầy nằm trong chi phần giới của Bát Chánh Đạo, không có chúng, sự thành tựu Đạo Quả không thể có. - Chánh Ngữ, sammàvàcà, (right speech): Ngăn trừ tà ngữ, lìa xa nói dối, từ bỏ lời điêu ngoa, ác độc, vu khống, lỗ mãng...chính là Chánh ngữ. Nói cách khác, người có Chánh ngữ là người luôn tránh xa bốn điều căn bản như: không nói dối, không nói đâm thọc (chia rẽ), không nói ác, không nói nhãm nhí vô ích. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: khẩu chân chánh, không lỗi. Phận sự: làm cho tránh xa ác khẩu Sự thành tựu: không tạo khẩu ác Nhân cần: Tín,Tàm, Quý và lòng tri túc. - Chánh Nghiệp, sammà kammantà, (right action): Là trạng thái ngăn ngừ những hành động bất chánh của thân như: sát sanh, trộm cắp, tà dâm. Không làm phương hại đến tính mạng, tài sản, nết hạnh của người khác là nhiệm vụ của Chánh nghiệp. Không có chánh nghiệp mọi tỗi trên đời sẽ lan tràn khắp thế gian. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: thân không tạo ác nghiệp Phận sự: làm cho thân chân chánh, ngăn trừ tội ác Sự thành tựu: thân không tạo ác Nhân cần: tín, tàm, quý và thiễu dục - Chánh mạng, sammà ajìva, (right livelihood): Là loại trừ tà ngữ, tà nghiệp để nuôi mạng. Nói cách khác, Chánh mạng là dùng thân, khẩu một cách chánh đáng trong công việc nuôi mạng sống cho tồn tại, không dùng phương cách điêu toa dối trá hay giết hại trộm cắp mà nuôi mạng. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: không tạo thân khẩu ác nuôi mạng Phận sự: làm cho sự nuôi mạng trở nên chánh trực, loại trừ tà mạng. Sự thành tựu: thân khẩu không tạo ác Nhân cần: tín, tàm, quý và tri túc thiễu dục.
C- Nhóm Vô lượng phần, (illimitables): Có 2 tâm sở là Bi và Tuỳ Hỷ. Được gọi là vô lượng vì những tâm sở nầy khi dược tu tập trở nên tinh luyện, hùng mạnh rộng lớn, chúng luôn hướng đến vô lượng chúng sanh, lấy toàn thể chúng sanh làm đối tượng không phân biệt sang hèn, tốt xấu... Có 4 tâm sở được gọi là vô lượng là: Từ – Bi – Hỷ- Xã Riêng Từ và Xã được tìm thấy ở nhóm tâm sở tịnh hảo biến hành bởi chúng luôn hiện hữu trong tất cả loại tâm thuộc tịnh hảo, còn Bi vàTuỳ hỷ thì chỉ xuất hiện khi nào có đối tượng thích hợp. - Bi, karuna, (compassion): Khi nào có sự xúc động, rúng động trước sự đau khổ của chúng sanh thì khi đó có Bi. Trong Vibhanga:"Và thế nào một tỷ kheo an trú biến mãn một phương với tâm câu hữu Bi? Cũng như vị ấy sẽ cảm thấy thương xót khi nhìn một người thiếu may mắn, bất hạnh. Cũng thế, vị ấy biến mãn tất cả chúng sanh với tâm bi." Tình trạng thương tiếc, xót xa cho người thân yêu khi lâm cảnh khổ, nỗi xót thương nầy không hẳn không phát xuất từ tâm Bi vì có thể do từ lòng ái luyến bà con thân thuộc. Nên nhớ Bi chỉ sanh khởi trong các tâm thiện và các tâm thiền từ sơ đến tam thiền. Do vậy, Bi cần phải tu tập cần an trú biến mãn mọi phương cùng khắp mọi loài với tâm câu hữu với Bi. Khi tu tập tâm Bi, không nên lấy đối tượng là người thân vì người thân dể sanh lòng ái luyến, mà ái là nhân gần nhất dể làm phát sanh lòng sân hận, khó chịu, bức xúc hay rúng động tâm khi người thân bị khổ nạn, người khác phái cũng phải tránh không thích hợp. Một đối tượng thích hợp phải là một chúng sanh khốn nạn, bất hạnh đau khổ. Kẻ thù trực tiếp với Bi là lòng thương tiếc và kẽ thù gián tiếp là lòng sân hận oán ghét. Khi chúng ta xót xa trước nỗi thống khổ của chúng sanh, khi đó có Bi, nhưng khi chúng ta có sự khó chịu không ưa cái làm cho chúng sanh ấy đau khổ thì là Sân. Do vậy, trong sự tu tập Tứ vô lượng tâm phải hết sức thận trọng, khéo léo tác ý đúng pháp, trí tuệ sáng suốt loại trừ sự lẩn lộn giữa thiện và bất thiện. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: cách loại trừ sự đau khổ của chúng sanh Phận sự: làm cho tâm rúng động trước sự đau khổ của sanh linh hoặc không thể lờ trước nỗi khổ của chúng sanh. Sự thành tựu: rúng động tâm trước đối tượng đau khổ. Nhân cần: có chúng sanh đang khổ đau. - Tuỳ Hỷ, mudità (appreciative joy): Niềm hoan hỷ, vui mừng trước sự thành công của người khác là Tuỳ Hỷ. Mặt khác, Hỷ cũng là không ghen tỵ không ác cảm không bực bội trước sự hạnh phúc của người. Hoan hỷ với hành động thiện (nhân) và sự hưởng phước (quả) của chúng sanh là Hỷ. Nhưng hoan hỷ với các điều xấu ác của người khác không thể làHỷ. Hoan hỷ với sự hạnh phúc của người là Hỷ, nhưng hoan hỷ trước vật chất hay sở thuộc của người có được là hỷ Tham, không là Tuỳ hỷ. Tâm Hỷ chỉ xuất hiện trong các tâm thiện và các tâm thiền sắc. Đối nghịch với tâm Hỷ là lòng ghen và kẽ thù gián tiếp của Hỷ là Tham hỷ. Nên nhớ tâm Hỷ không là Thọ hỷ và tâm sở Hỷ. Tâm Hỷ không thể có mặt trong các tâm bất thiện, tâm quả, tâm tứ thiền (ngũ thiền), tâm vô sắc và tâm siêu thế. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: hoan hỷ với hạnh phúc của chúng sanh Phận sự: làm cho tâm hoan hỷ, không ganh tỵ Sự thành tựu: hài lòng với sự thành công tiến hoá của người Nhân cần: có người đang tạo và hưởng được an vui hạnh phúc. - Trí Tuệ, panna, (wisdom faculty): Một loại tâm sở rất đặc biệt và rất quan trọng, vừa mang tính chiều rộng, chiều sâu và nhiều cấp bậc khác nhau, đặc tính của Tuệ là có sự sáng suốt, mẫn tiệp, hiễu rõ các pháp đúng như chân như thật như thế giới là vô thường, khổ, vô ngã thì thấy đúng như vậy không thêm bớt. Trong bộ Pháp Tụ định nghĩa về Tuệ như sau: "Thế nào là tuệ quyền trong khi ấy? "Trong khi ấy, pháp là trí hiểu biết, hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc, trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát, thông thái, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, minh mẫn, mẫn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, sắc sảo; tuệ là tuệ quyền tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến, trạch pháp giác chi, chi đạo liên quan đạo. Ðây là tuệ quyền trong khi ấy." Paññā: từ căn Pa: đúng đắn; ñā: biết; Paññā là có sự hiểu biết một cách đúng đắn. Một sự hiểu biết đúng có khả năng đưa đến loại trừ sự u mê. Ánh sáng là một biểu tượng cho Trí tuệ, ánh sáng loại trừ bóng đêm cùng thế ấy Trí tuệ loại trừ sự ngu si mê muội của tâm. Trí tuệ chỉ hợp trong các tâm hợp trí. Phàm nhân khi làm các thiện nghiệp cùng với sự hiểu biết về nhân quả, khi đó có trí tuệ. Trí tuệ có mặt trong các Tâm Tục Sinh có khả năng giúp cho sự thành tựu thiền định và đạo quả ngay trong kiếp hiện tại. Trí tuệ là một trong ba Nhân thiện là Vô Si (amoha). Trong 37 phẩm trợ đạo, Trí tuệ được tìm thấy là: Thẩm như ý túc, Tuệ căn, Tuệ lực, Trạch pháp giác chi và Chánh kiến. Đỉnh cao chót của trí tuệ là sự thấu rõ , sự giác ngộ của các bậc Toàn giác, Phật Chánh Đẳng Giác. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: sự hiểu biết rõ chân tướng vạn pháp. Phận sự: làm cho sáng suốt và loại trừ sự tăm tối u mê. Sự thành tựu: không mê muội, không đắm nhiễm. Nhân cần: có Tịnh (passaddhi), có khéo tác ý đúng, và tục sinh bằng tâm tam nhân. Thức duyên Sắc: Sắc do duyên Thức ở đây là nói lên thành phần 3 nhóm 10 pháp do duyên từ Thức Tục Sinh sanh khởi. Ba nhóm mười sắc nầy phát khởi là do từ nghiệp tạo, chúng khởi sanh từ ngay sát na Sinh của Tâm Tục Sinh nên được gọi là Sắc Nghiệp Tục Sinh (patisandhikammajarùpa), sau sát na Sinh chúng được gọi là Sắc Nghiệp Bình Nhật (pavattikammajarùpa). Theo Abhidhamma, vật chất (nói chung) mặc dù không có tri giác, nhưng chúng cũng phải có đầy đủ nhân duyên trợ tạo mới hiện hữu được. Nguyên nhân mà trợ cho sắc sanh gồm có 4 pháp là: Nghiệp (kammam), Tâm(cittam), Thời tiết (âm dương, "utu"), Vật thực (ahàro). Sơ lượt về Sắc pháp: Sắc pháp (rùpa): là một danh từ nói lên thể chất vô tri vô giác, không có được sự nhận thức, biết đối tượng. Tất cả sắc đều nằm trong định luật vô thường có nghĩa là hằng thay đổi, biến hoại. Sắc được phân làm 2 phần: Sắc Tứ Đại và Sắc Y Đại Sinh. Sắc Tứ Đại, mahàbhùtàni, (great essentials): Là sắc nền tảng của tất cả sắc có 4: Đất – Nước – Lửa – Gió. Được gọi là tứ đại vì chúng là 4 sắc bất phân ly và có mặt khắp cùng mọi nơi từ vật thể cực nhỏ như vi trần cho đến vật khổng lồ như quả địa cầu đều không thể không có chúng. (ngoại trừ cõi Vô Sắc). Đặc biệt 4 sắc nầy, trong mỗi loại sắc đều có sự biến đổi khác nhau, đối nghịch nhau nhưng cũng đồng nhất thể, như Đất có thể trạng vừa là cứng mà cũng vừa là mềm. - Đất, pathavì, (earth element): Là phần tử vật chất mang tính nâng đở cho các sắc đồng sanh. Vật thể nào mang tính Cứng và Mềm cái đó được gọi là Đất. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: cứng, mềm Phận sự: nâng đở các sắc. Sự thành tựu: hứng chịu các sắc. Nhân cần: có Nước, Lửa, Gió. - Nước, àpo, (water element): Là phần tử vật chất mang tính chảy ra, quến tụ lại bảo tồn các sắc không cho rời ra và làm chan hoà, làm tươi nhuận, làm trưởng dưỡng, làm phát triển các sắc cùng sanh. Bản thể của Apo là chảy ra và thấm rịn. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: chảy ra, quến tụ. Phận sự: làm cho các sắc đồng sanh được tươi nhuận Sự thành tựu: kết hợp, không rời. Nhân cần: Đất, Lửa, Gió. - Lửa, Tejo, (fire element): Cái gì mà mang tính nhiệt, nóng, lạnh (âm, dương) được gọi là Lửa. Phận sự của Lửa là làm cho các sắc không bị hư hoại, làm nung chín các sắc. Có 4 loại lửa: 1- nhiệt độ trong cơ thể (usmàtejo). 2- nhiệt sốt, bệnh, (santappanatejo) 3- Lửa đốt phá các tế bào (jiranatejo). 4- Lửa làm tiêu hoá vật thực.(picakatejo). Tứ ý nghĩa: Trạng thái: nóng ấm, lạnh. Phận sự: làm cho chín mùi. Sự thành tựu: có sự sanh nhiệt. Nhân cần: Đất, Nước, Gió. - Gió, vàyo, (air element): Vật thể nào mang tính căng phồng, lay động, di chuyển, phồng xẹp là Gió. Đặc tướng của gió có 2: Tĩnh phong và Động phong. Tỉnh phong làm cho các sắc đồng sanh được quân bình, thăng bằng. Động phong thì làm cho các sắc di động, lay chuyển. Riêng về gió trong thân chúng sanh được phân ra thành 6 loại: 1- gió chuyển lên (ợ, ngáp, ắc xì..). 2- gió chuyển xuống (đánh giắm, xì hơi) 3- gió trong bụng thường xuyên. 4- gió trong toàn thân. 5- gió di chuyển khắp trong các bộ phận cơ thể. 6- Hơi thở ra, vào. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: lay động, rung động, di chuyển. Phận sự: làm cho chuyển động. Sự thành tựu: di động, dời đổi. Nhân cần: Đất, Nước, Lửa. Sắc Y Đại Sinh (upàdàya rùpàni): Là những sắc y cứ nơi sắc tứ đại mà sinh ra. Có 24 thứ sắc khác nhau được hiện khởi do tứ đại là: 5 Tinh sắc, pasàdarùpa, (sensitive phenomena): Là 5 thành phần nhạy của 5 căn là: - Thần kinh Nhãn, cakkhupasàda, (eye- sensitivity): Mắt được biết có 2 thành phần: a- Phù trần căn: là thành phần con mắt thịt bao gồm 9 sắc là: 8 sắc bất ly ( 4 đại + sắc, khí, vị, vật thực) và sắc mạng quyền . b- Tinh sắc: là tinh chất nằm ở giữa mắt có dạng như đầu con chí đực nằm trong các lớp võng mạc được gọi là Thần kinh Nhãn có khả năng thấy được các sắc. Có 10 sắc: 9 sắc + 1 sắc thần kinh nhãn. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: sự nhạy, sự trong ngần của sắc thần kinh nhãn. Phận sự: tìm cảnh sắc. Sự thành tựu: là chổ nương cho Nhãn thức. Nhân cần: có sắc 4 đại sanh do từ ái thủ. - Thần kinh Nhĩ, sotapasada, ear- sensitivity): Là sắc tinh chất có dạng như lông cừu nằm khoanh tròn trong lỗ tai, có khả năng ghi nhận âm thanh. Có 10 sắc: 8 sắc bất ly + sắc mạng quyền + sắc thần kinh nhĩ. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: sự trong ngần của sắc thần kinh nhĩ Phận sự: tìm cảnh thinh. Sự thành tựu: chổ nương của Nhĩ Thức. Nhân cần: có sắc 4 đại thủ. - Thần kinh Tỷ, ghànapasàda, (nose- sensitivity): Là tinh sắc có dạng như móng chân dê nằm trong lỗ mũi có khả năng thu nhận cảnh hương (mùi). Có 10 sắc: 8 sắc bất ly + sắc mạng quyền + sắc thần kinh Tỷ. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: sự trong ngần của sắc thần kinh tỷ. Phận sự: tìm cảnh khí. Sự thành tựu: chổ nương của Tỷ thức. Nhân cần: có sắc 4 đại thủ. - Thần kinh Thiệt, jivhàpasàda, (tongue- sensitivity): Là tinh sắc có dạng như lông con nhím nằm trên lưỡi có khả năng tiếp nhận cảnh vị. Có 10 sắc: 8 sắc bất ly + sắc mạng quyền + sắc thần kinh thiệt. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: sự trong ngần của sắc thần kinh thiệt. Phận sự: tìm cảnh vị. Sự thành tựu: chổ nương của Thiệt thức. Nhân cần: có sắc 4 đại thủ. - Thần kinh Thân, kàyapasàda, (body- sensitivity): Là tinh sắc được trải khắp châu thân (trừ tóc, móng và các da chết) có khả năng thu nhận cảnh xúc chạm. Có 10 sắc: 8 sắc bất ly + sắc mạng quyền + sắc thần kinh thân. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: sự trong ngần của sắc thần kinh thân. Phận sự: bắt cảnh xúc. Sự thành tựu: chổ nương của Thân thức. Nhân cần: có cảnh xúc (đất, lửa, gió). Hành cảnh sắc, gocararùpa, (objective phenomena): Chính là đối tượng của 5 căn, có 4 sắc là: Sắc, thinh, khí, vị. Riêng Xúc không được kể vì xúc là do 3 đại “đất, lửa, gió” còn thuỹ thì không thể cảm xúc được vì nước quá vi tế, như Nước, khi chúng ta cảm xúc được sự cứng, mềm, thì đó là Đất, khi cảm xúc được nóng, lạnh thì là Lửa, khi cảm xúc được sự chuyển động thì là Gió.) - Sắc cảnh sắc, rùpàrammana, (visible form): Cái gì làm đối tượng cho mắt biết thì là cảnh sắc, hay cái gì diễn đạt lên hình dạng, hình tướng của sự vật, cái đó là cảnh sắc. Nói cách khác, cái gì mắt thấy được, tâm nhãn thức biết được, là cảnh sắc. Nhưng khi có sự biết được sắc như thế nầy như thế kia (trón, dài, vàng, xanh, trắng...) thì không là cảnh sắc nữa mà là cảnh pháp. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: sắc bị thấy bởi mắt. Phận sự: chuyên làm cảnh (đối tượng) cho Nhãn thức. Sự thành tựu: thành sắc thực cho mắt. Nhân cần: có sắc 4 đại hay 8 sắc bất ly. - Sắc cảnh thinh, saddàrammana, (sound): Bất kỳ cái gì làm cho Nhĩ thức biết được, cái đó là cảnh Thinh, hay những âm thanh nào phát ra là đối tượng của thần kinh nhĩ làm duyên cho Nhĩ thức sanh lên biết đặng, cái đó là sắc thinh. Nhưng với sự phân biệt được tiếng nầy tiếng kia, âm thanh hay, dở, người thú... thì đó là cảnh pháp. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: sắc thinh đối nhĩ (sắc bị nghe). Phận sự: làm cho Nhĩ thức biết được. Sự thành tựu: thành thinh thực cho nhĩ. Nhân cần: có 4 đại sắc. - Sắc cảnh khí, gandhàrammana, (smell): Vật thể nào mà tự nó cho Tỷ thức biết được bằng cách toả mùi, đó là cảnh khí, hay sắc nào là đối tượng của thần kinh Tỷ và làm cho Tỷ thức sanh lên biết được, sắc đó là cảnh mùi. Nhưng tâm phân biệt được mùi thơm, hôi, thúi, tanh...thì không là cảnh mùi nửa mà là cảnh pháp. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: sắc bị tỷ thức nhận ra mùi. Phận sự: làm cho tỷ thức biết. Sự thành tựu: thành hương thực cho Tỷ. Nhân cần: có 4 đại sắc. - Sắc cảnh vị, rasàrammana, (taste): Cái gì cần phải có sự nếm bằng lưỡi để biết được, cái đó là cảnh vị hay sắc nào làm đối tượng cho Thần kinh Thiệt và làm cho Thiệt thức sanh lên biết được, là cảnh vị. Sự nhận biết phân biệt ra vị ngọt, cay, chua...là cảnh pháp. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: sắc đối thần kinh Thiệt (sắc bị nếm). Phận sự: làm cảnh cho Thiệt thức biết. Sự thành tựu: thành vị thực cho Thiệt. Nhân cần: có 4 đại sắc. Riêng cảnh Xúc (photthabbàrammana) là cảnh đối xúc với thần kinh Thân, làm cảnh cho Thân thứ biết được. Cảnh xúc có ba pháp tạo nên sự xúc là: Đất, Lửa, Gió. Do vậy, Hành cảnh sắc thay vì chỉ có 4, nhưng nếu tính luôn cảnh Xúc thì có cả thảy là 7. Sắc Giới Tính, bhàvarùpa, (sexual phenomena): Sắc nào biểu hiện được giới tính của chúng sanh sắc đó là sắc giới tính. Có 2 sắc: Sắc nam tính và Sắc nữ tính. - Sắc Nam tính, purisabhàva, (femininity): Loại sắc mà tiêu biểu lên cách tính nam, xác định tư cách nam tính, có trạng thái cứng cỏi, hùng mạnh và có những khía cạnh riêng biệt như: sắc diện, tay chân, dáng vóc rắn rỏi, có bộ phận sinh dục nam, râu ria, lông, một vài bộ phận thuộc phần nam..hoặc những sinh hoạt có đặc tính nam như những trò chơi cứng rắn như bắn bi, chọi đáo, đánh lộn... Tứ ý nghĩa: Trạng thái: tướng cách nam. Phận sự: làm thành cách nam tính. Sự thành tựu: có sắc nam căn. Nhân cần: có 4 đại sắc, đối với 4 nhân sanh sắc chỉ thuộc sắc nghiệp. - Sắc Nữ Tính, itthibhàva, (masculinity): Sắc mà làm chuẩn để xác định hay trình bày lên cách nữ tính, sắc đó là sắc nữ tính. Trạng thái mềm dịu, nhu mì, sắc diện, tay chân, vóc dáng ẻo lả, mảnh mai...đặc biệt là có sắc nữ căn và một vài bộ phận của nữ tánh. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: tướng cách nữ. Phận sự: làm thành cách nữ tính. Sự thành tựu: có sắc nữ căn. Nhân cần: 4 đại sắc. (sắc do nghiệp tạo). Sắc Ý Vật, hadayavatthu, (heart- base): Y cứ nơi sắc mà tâm nương, là sắc ý vật hay nói cách khác, sắc nào làm chổ nương cho ý giới, ý thứ giới, sắc ấy chính là sắc ý vật. Theo lời giải của Ngài Buddhaghosa thì có một số máu khoảng lòng bàn tay nằm sâu bên trong trái tim chính là sắc ý vật. Căn cứ từ lời nói nầy cho chúng ta biết vị trí của sắc ý vật chính là một tiềm huyệt trong trái tim với số lượng máu như đã nói là căn cứ địa cho ý giới và ý thức giới. Sắc nầy nương trú trong trái tim chớ không phải là trái tim. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: sắc cho tâm nương. Phận sự: làm thành căn cứ địa cho tâm. Sự thành tựu: bảo bọc gìn giữ tâm. Nhân cần: có 4 đại sắc. (sắc nghiệp tạo). - Sắc Mạng Quyền, jìvitarùpa, (life faculty): Là sắc tự duy trì sự sống còn cho nó và các sắc nghiệp đồng sanh. Không có sắc nầy, các sắc do nghiệp tạo không thể tồn tại được. Các sắc khác như sắc Tâm tạo, sắc vật thực, sắc âm dương, thì tự tồn tại không dựa vào sắc mạng quyền nầy. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: bảo tồn các sắc đồng sanh. Phận sự: làm cho sắc nghiệp sống còn. Sự thành tựu: duy trì sự tồn tại. Nhân cần: có 4 đại sắc quân bình. - Sắc Vật Thực, àhàrarùpa, (nutriment): Sắc nào mà làm thành chất dưởng tố trợ cho các sắc khác được phát triển tốt đẹp, đó là sắc vật thực. Trong Tứ thực (đoàn thực, xúc thực, tư niệm thực, thức thực), Đoàn thực chính là sắc vật thực, nó là những chất dưởng tố (ojà) trong các món ăn và do nhờ có ojà mà chúng sanh được tồn tại khỏe mạnh. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: trợ sanh sắc. Phận sự: làm cho sắc được phát triễn, tồn tại. Sự thành tựu: nuôi dưởng sắc uẩn. Nhân cần: vật thực thích hợp. Sắc Hư Không, àkàsa, (space element): Chổ nào mà không thể đụng, rờ, chạm..cái đó là sắc hư không. Hư không được biết có 4 cách phân loại: a- Hư không vũ trụ. b- Khoảng trống như: lỗ mũi, lỗ tai, miệng, hang, hố... c- Đề mục thiền về Hư không. d- giao giới hư không, ranh giới giữa các phần tử sắc, trong mỗi bọn sắc đều phải có ranh giới riêng để tách biệt rõ từng loại sắc, khoảng giữa 2 sắc gọi là sắc giao giới. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: khoảng không giữa 2 bọn sắc. Phận sự: làm riêng biệt, rõ rệt từng bọn sắc. Sự thành tựu: phân chia bọn sắc. Nhân cần: có khoảng cách của sắc. Sắc Biểu Tri,vinnattirùpa, (communicating phenomena): Sắc nào biểu lộ được ý muốn hay làm cho người khác hiểu được ý, sắc đó là sắc biểu tri. Có 2 sắc biểu tri: Thân biểu tri và Khẩu biểu tri. - Thân Biểu Tri, kàyavinnatti, (bodily intimation): Sự hiện bày bằng cách cử động thân cho người khác biết được như: ngoắt tay, vẫy tay chào, lắc đầu, gật đầu...gọi là Thân biểu tri. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: sự biểu hiện bằng thân cho người khác hiểu. Phận sự: làm cho hiểu được qua cách nêu bày nơi thân. Sự thành tựu: có thân hành động. Nhân cần: có Gió phát sanh do từ Tâm. - Khẩu Biểu Tri, vacìvinnattirùpa, (vocal intimation): Sắc nào làm cho phát sanh ra tiếng, ra lời nói cho người khác hiểu được, sắc đó là sắc biểu tri. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: sự biểu hiện bằng khẩu cho người khác hiểu. Phận sự: làm cho hiểu ý qua lời nói. Sự thành tựu: khẩu phát ngôn. Nhân cần: Đất phát sanh từ Tâm. Sắc Đặc Biệt,vikàrarùpa, (mutable phenomena): Những gì nói lên đặc thù chi tiết của sắc thì gọi là sắc đặc biệt, nhưng thật ra nó chẳng phải là loại sắc nào cả mà chỉ thể hiện lên khía cạnh đặc biệt của sắc như sự nhẹ nhàng, sự mềm mại hay sự thích ứng với công việc của sắc. Do vậy, vấn đề nầy được phân làm 3 loại: - Sắc Khinh, rùpalahutà, (lightness): Cái mà làm cho thân thể được nhẹ nhàng dể chuyển động được gọi là sắc khinh. (xác chết luôn nặng hơn người sống). Tứ ý nghĩa: Trạng thái: nhẹ nhàng. Phận sự: làm cho thân nhẹ và loại trừ sự nặng. Sự thành tựu: khinh nhẹ. Nhân cần: có sắc khinh. - Sắc Nhu, muditàrùpa, (malleability): Khi nào có sự uyển chuyển mềm mại, dể xử dụng của sắc khi đó có sắc nhu. Người có thân tốt đẹp khỏe mạnh thì sắc thân rất mềm mại dể xử dụng, ngược lại, người mà thân bệnh như tê liệt bán thân hay toàn thân thì sắc thân trở nên thô cứng khó chuyển động. Tứ ý nghĩa: Trạng thái:sự mềm mại, không thô cứng. Phận sự: làm cho thân mềm và loại trừ sự cứng. Sự thành tựu: dể dàng hành động. Nhân cần: có sắc nhu. - Sắc Thích Nghiệp, rùpakammanna, (wieldiness): Sự thích ứng, thích hợp với công việc là sắc thích nghiệp. Thân hành động đúng như ý muốn, thích nghi với sự việc mà mình muốn làm. Người mà thân bệnh (như bệnh cơ bắp..)thì khó mà hành động đúng theo ý muốn. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: thích ứng với việc làm. Phận sự: làm cho thích hợp và loại trừ sự không hợp. Sự thành tựu: thích hợp, không bệnh. Nhân cần: có sắc thích nghiệp. ( có sách xếp hai sắc biểu tri vào chung trong nhóm sắc đặc biệt nầy, cũng rất hợp lý, vì hai sắc nầy nếu không có sự hổ trợ của 3 sắc đặc biệt thì chúng khó mà thi thố và trở nên vụng về, do vậy chúng ta có được 5 sắc đặc biệt.) Sắc Tứ Tướng,lakkhanarùpa, (characteristics of matter): Sắc nào mà từ đó có thể xác định được tánh chất hữu vi, tánh biến đỗi, sắc đó là sắc tứ tướng. Có 4 loại là: Sinh – Tiến – Lão (dị) - Diệt - Sắc Sinh, upacayarùpa, (production): Sắc nào được sinh khởi lần trước tiên, có mặt đầu tiên ngay vào sát na tâm tục sinh, sắc đó là sắc sinh. (xem phần sự sanh khởi sắc). Tứ ý nghĩa: Trạng thái: sắc vừa mới sanh. Phận sự: tạo sự sanh khởi các sắc. Sự thành tựu: đầy đủ sắc mới sanh. Nhân cần: có sắc đồng sanh. - Sắc Tiến, santatirùpa, (continuity): Sau khi sắc sinh hiện khởi tròn đủ rồi sắc tiếp sau đó sanh khởi liên tiếp làm cho tiến hoá lớn thêm lên, gọi là sắc tiến. Nói cách khác, trong thời điểm đầu tiên của sắc, tức sát na tiểu (sinh), lúc đó có cả hai sắc sinh và tiến đều có mặt, nhưng sau sát na sinh (trụ) thì chỉ kể có sắc tiến mà thôi. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: sự diễn tiến của sắc. Phận sự: dẩn tiếp nối theo sau. Sự thành tựu: liên tục không ngưng, không gián đoạn. Nhân cần: có sắc tiến. - Sắc lão, jaratarùpa, (decay): Sắc nào trở nên cằn cỗi, biến hoại, suy tàn, sắc đó gọi là sắc lão. Sự lão hoá trong từng phút từng giây của cơ thể được hiểu là sự ẩn lão, còn sự già như da nhăn, tóc bạc, răng rụng, mắt mờ...là hiển lão, còn sự lão tính theo lộ sắc là khoảng giửa từ sắc sanh (1) và sát na diệt (51) , tức là từ sát na thứ 2 đến sát na thứ 50 (49 sát na còn lại) gọi là sắc lão mại(hay sắc tiến dẩn đến sắc lão). Đối với những sắc không liên hệ đến thức tánh (vô tri giác) cũng vẩn có sự lão hoá nầy, nhưng có loại dể thấy dể nhận có loại khó thấy khó nhận như: mặt trời, mặt trăng, sao, tinh tú, trái đất, núi non, sông biển, châu ngọc, vàng bạc... hay những vật thể cực nhỏ như hạt điện tử, nguyên tử...là những vật thể rất khó mà nhận ra tính lão mại của chúng, do vậy chúng được xếp vào loại ẩn lão. Những vật thể nào mà chúng ta có thể nhận thấy dể dàng như cây lá úa tàn, bông hoa, sắc thân...đó là hiển lão. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: cách tàn úa của sắc. Phận sự: dẩn đến sự lão mại. Sự thành tựu: lão hoá. Nhân cần: có sắc lão. - Sắc diệt, aniccatàrùpa, (impermanence): Là sự tiêu mất, diệt mất, giai đoạn hoại sắc. Sắc vô thường, biến diệt từ cái có đến cái không. Tứ ý nghĩa: Trạng thái: hoại diệt. Phận sự: làm diệt đi sắc lão mại. Sự thành tựu: tiêu mất. Nhân cần: có sắc diệt. Tóm lại: Sự tồn tại của sắc pháp hay tuổi thọ của sắc chỉ tính theo 17 sát na Tâm, ở sát na tâm đầu tiên được tính là Sắc Sinh, ở sát na tâm thứ 17 là Sắc diệt, 15 sát na tâm giữa còn lại, được tính là Sắc Trụ (gồm cả hai, tiến, lão mại). Tất cả 28 sắc, ngoại trừ 6 loại sắc: 2 Sắc Biểu Tri và 4 sắc sinh, tiến, dị, diệt, còn lại 22 sắc đều có tuổi thọ trong khoảng thời gian là 17 sát na tâm, do vậy sự tồn tại của tâm pháp nhanh hơn sắc pháp 17 lần. Sự sanh khởi của Sắc duyên do Thức: Như đã nói, Sắc được sanh khởi do duyên từ Thức Tục Sinh có 3 bọn Sắc cùng hiện khởi là: bọn sắc Thần Kinh Thân, bọn sắc Tính, bọn sắc Ý Vật. Cả ba bọn sắc nầy cùng sanh khởi ngay sát na sinh của Tâm Tục Sinh. Mỗi sát na Tâm được chia làm 3 sát na tiểu (sanh, trụ, diệt), như vậy, mỗi sát na tiểu có đủ 3 bọn đồng sanh. 17 sát na Tâm x 3 sát na tiểu = 51 sát na tiểu x 3 bọn = 153 bọn. Ba bọn Sắc nầy được biết chính là ba bọn Sắc Nghiệp được hiện khởi ngay sát na tâm tục sinh nên cũng được gọi là Sắc Nghiệp tục sinh. - Sắc Nghiệp: (kammajàrùpa): Những sắc nào sanh khởi do bỡi nghiệp sắc đó được gọi là Sắc Nghiệp. Nghiệp ở đây tức là Tâm sở Tư phối hợp trong các hành động thiện, bất thiện trong thời quá khứ (hành) để rồi chúng tạo ra các Tâm Quả và các Sắc Nghiệp. Chỉ có những nghiệp nào liên hệ đến Dục giới và Sắc giới mới có thể tạo ra sắc pháp, còn loại nghiệp thuộc Vô sắc thì không tạo sắc pháp mà chỉ tạo Danh pháp mà thôi. Ba bọn Sắc do nghiệp tạo bao gồm các sắc như sau: 1- Bọn Sắc Thần Kinh Thân: 8 sắc bất ly+sắc mạng quyền+sắc thần kinh thân =10 sắc. 2- Bọn Sắc Tính: 8 sắc bất ly + sắc mạng quyền + sắc tính (nam hoặc nữ) = 10 sắc. 3- Bọn Sắc Ý Vật: 8 sắc bất ly + sắc mạng quyền + sắc ý vật = 10 sắc. Khi Sắc Nghiệp tục sinh sanh khởi thì có Sắc Âm dương sanh theo phụ trợ và Sắc Tâm sanh tiếp theo Sắc Âm Dương. - Sắc Âm Dương (utujàrùpa): Âm dương ở đây cần được hiểu là:Hoả đại (nóng = dương, lạnh = âm). Chính ngay trong ba bọn sắc nghiệp là đã có sắc âm dương nầy rồi, Hoả đại bên trong ba bọn nầy cùng với Hoả đại bên ngoài hợp lại tạo thành sắc Âm dương. Ngay tại ngay thời điểm sát na trụ của Tâm tục sinh sắc nầy bắt đầu sanh liên tiếp trở về sau. - Sắc Tâm (cittajàrùpa): Sắc nào sanh khởi do nhân bỡi Tâm tạo, sắc đó được gọi là Sắc Tâm. Đối với Tâm, chúng có khả năng tạo ra sắc mặc dù chúng không là sắc, điển hình như khi chúng ta bị thay đổi về mặt tâm lý như khi chúng ta giận dữ thì sắc mặt thay đổi dữ dằn ngay hoặc khi tham dục sanh thì sắc dục thay đổi.. Như vậy, khi tâm tốt sanh thì sẽ cho sắc tốt, tâm xấu sanh thì sẽ cho ra sắc xấu. Do vậy, ai muốn có được sắc tốt đẹp thì không nên giận dữ cũng không nên tham ác...mà nên tạo nhiều thiện nghiệp để có được không những sắc tốt mà cả tâm cũng tốt đẹp và an lạc hạnh phúc. Tiếp theo Sắc Âm Dương, Sắc Tâm được sanh khởi ngay sau sát na Tâm tục sinh (tâm hộ kiếp) và cứ như vậy tiếp diển đến hết 17 sát na tâm thì diệt. Điều cần ghi nhớ là ngay ở sát na tiểu "trụ và diệt" của mỗi sát na Tâm, tại đây không thể sanh Sắc được, vì ở thời điểm sát 2 na tiểu nầy không còn đủ năng lực để tạo sắc nữa, chúng đi vào tình trạng rơi xuống nên yếu ớt, tàn lụi. Ngay cả Ngũ song thức ( 5 cặp tâm quả vô nhân, thiện, bất thiện) cũng không thể tạo ra sắc vì chúng luôn ở trạng thái thụ động. Các Tâm Thiền thì tạo ra sắc rất mạnh, điều nầy chứng minh cho chúng ta thấy rằng một người đang an trú trong thiền không cần ăn uống trong nhiều ngày mà vẩn khõe mạnh và sắc pháp rất tươi tốt. - Sắc Vật Thực (àhàrajàrùpa): Như đã nói, nguyên nhân mà trợ cho sắc sanh gồm có 4 pháp là: Nghiệp (kammam), Tâm(cittam), Thời tiết (âm dương, "utu"), Vật thực (ahàro). Sắc vật thực là loại sắc được tạo ra nhờ vào đoàn thực. Đoàn thực ở đây bao gồm cả các món ăn vật chất và những chất sinh tố ẩn tàng bên trong của các sắc pháp phát sanh do từ Nghiệp, Tâm và Âm dương. Do nhờ có nội ngoại hai bên nên mới tạo ra được các sắc để nuôi dưỡng cơ thể tồn tại. (nhất thiết chúng sanh duy thực tồn). Điều cần biết thêm là Thực không phải chỉ có đoàn thực nầy là đủ mà còn có 3 thực khác nữa để hổ trợ cho kiếp sinh tồn là: Xúc thực, Tư niệm thực và Thức thực. Tiếp theo sự diển tiến của sắc, sau khi thọ thai 1 tuần, Sắc Mạng Quyền bắt đầu khởi sanh cũng do từ Nghiệp tạo (dĩ nhiên là gián tiếp), cứ mỗi sát na tiểu, sắc nầy tăng lên từng bọn một cho đến 17 sát na tâm, sắc Mang quyền sanh được 51 bọn. (mỗi sátna tâm sanh được 3 bọn, 3 x 17 = 51 bọn). Tóm gom trong tuần thứ I, Sắc do nghiệp tạo có 4 loại sắc là: sắc nghiệp, sắc tính, sắc ý vật và sắc mạng quyền. Ba nhóm sắc đầu có 153 bọn + sắc mạng quyền có 51 bọn = 204 bọn. Đến tuần thứ 2 (từ ngày thứ 7 đến ngày thứ 14), Sắc Vật Thực tăng lên theo từng sát na tiểu của Tâm, do đó có được thêm 51 bọn sắc nửa. (3 bọn x 17 = 51 bọn). Đến tuần thứ 11, có 4 thứ sắc sanh khởi nữa là 4 sắc Thần kinh: Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt. Cả 4 sắc nầy hoàn toàn do nghiệp tạo. Bốn bọn sắc nầy sanh trong mỗi sát na đại (3 sát na tiểu) có được 12 bọn, 12 bọn x 17 sát na đại = 204 bọn. Tổng số Sắc nghiệp có được ở tuần thứ 11 là: 204 + 204 = 408 bọn. Từ đây, coi như đã có đầy đủ 5 sắc Thần Kinh (nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân), sắc tính, sắc ý vật và sắc mạng quyền. Về sự tái sanh phân theo 3 loại: Thai sanh, Thấp sanh, Hoá sanh. Phân theo 4 loại: Noãn sanh (Añdaja), Thai sanh (Jalābuja), Thấp sanh (Samsedaja), Hoá sanh (Opāpātika). Cõi dục giới thì có đủ 4 sanh, cõi sắc thì chỉ có Hoá sanh, còn cõi vô sắc thì không có sắc nên chỉ có Tâm sinh tiếp nối đời sống củ mà thôi. - Đối với Thai sanh (3 sanh) hay Thai sanh và Noãn sanh (4 sanh) sự hiện khởi của sắc như sau: Trong Tuần thứ 1: Ba bọn sắc nghiệp đầu tiên sanh khởi cùng lúc với tâm tục sinh rất nhỏ (3 bọn thân, tính, ý vật) được ví như lấy cọng lông con bò Càmarì nhún vào dầu mè rồi rảy làm 7 lần, phần dầu còn dính lại trên đầu cọng lông đó là dịch chất của chúng sanh tiên khởi, sắc nầy rất trong suốt được gọi là chất Kalala. Tuần thứ 2: Trải qua 7 ngày, bước qua tuần thứ 2, chất Kalala biến dạng thành một chất nước hơi đặc sệt và lớn lên được chút ít được gọi là chất Abbuda có màu hồng nhạt. (lúc nầy có sắc vật thực sanh). Tuần thứ 3: bước qua tuần thứ 3, chất Abbuda phát triển dần dần trở thành một cục thịt đỏ, được gọi là chất Pesi. Tuần thứ 4: từ chất Pesi dần dà tiến triển và trở nên cứng chắc có dạng như quả trứng gà, được gọi là chất Ghana. Tuần thứ 5: từ sắc Ghana nầy khởi sự lú ra 5 cái núm (1 lớn, 4 nhỏ), đó là sự hình thành của đầu và 2 tay 2 chân, sắc nầy gọi là Pancasikha. Từ đây, sắc Pancasikha phát triển lớn dần lên hình thành đầy đủ toàn thân và tóc, lông, móng cũng từ từ xuất hiện. Giai đoạn nầy gọi là thời tái tục của sắc pháp. Đến tuần lể thứ 11: đến thời gian nầy các sắc thuộc hệ thần kinh là: Nhãn, Nhĩ,Tỷ, Thiệt bắt đầu sanh khởi cùng lúc(nếu người bị khuyết tật thì sẽ bị thiếu). Rồi từ đây, các sắc cứ diển tiến sanh diệt liên tục cho đến khi mạng chung, nếu chưa giải thoát thì lại cứ như thế tiếp tục sanh. - Tục sinh bằng cách Hoá Sanh: Chư Thiên dục giới, Phạm Thiên sắc giới và các loài Ngạ Quỹ,Atula, Địa ngục đều tục sinh bằng cách hoá sanh (hoá hiện thình lình). Chư Thiên Dục Giới: Khi vừa khởi Tâm Tục Sinh đồng thời có 7 bọn sắc sanh là: 5 bọn sắc Thần kinh, sắc Tính và sắc Ý vật, mỗi bọn 10 sắc, tổng cộng 70 sắc. Những sắc cùng một thứ loại thì nhiều vô số tuỳ theo kích cở của vị Thiên đó. Phạm Thiên Sắc Giới: chỉ có 2 bọn Thần kinh Nhãn và Thần kinh Nhĩ hiện khởi trong 3 cõi Sơ, Nhị, Tam thiền, cõi Quảng Quả và 5 cõi Tịnh Cư. Nói cách khác, 4 bọn Tỷ, Thiệt, Thân và sắc Tính không hiện khởi ở các cõi nầy. Bọn Nhãn, Nhĩ, Ý vật và bọn Mạng Quyền sanh khởi cùng lúc với Tâm Tục Sinh của các vị Pham Thiên sắc giới. Ở đây, Sắc Mạng Quyền trải dài khắp thân của vị Phạm Thiên thay thế cho sắc Thần Kinh Thân như các Chư Thiên dục giới. Điều cần quan tâm là Hơi thở không có và bọn vật thực cũng không sinh ở những vị nầy. Họ chỉ sống bằng Hỷ ,Lạc do Thiền. Đặc biệt, các vị Phạm Thiên Vô Tưởng ngay từ lúc tục sinh thì đã không có tâm mà chỉ có bọn sắc Mạng Quyền sanh khởi mà thôi. Đặc biệt hơn nữa là những vị Phạm Thiên cõi Vô Sắc khi tục sinh hoàn toàn không có sắc mà chỉ có Tâm sanh khởi liên tục hàng ngàn đại kiếp. Chúng sanh ở Địa ngục, Ngạ Quỹ, Atula, chúng cũng hoá sanh như các vị Thiên Dục Giới với 7 bọn sắc phát sanh đồng lúc với Tâm tục sinh. Đặc biệt là chúng không bị khiếm khuyết về các căn (nhãn, nhĩ...) vì chúng phải có đầy đủ để phải trả các nghiệp ác mà chúng đã tạo bằng cách xúc trực tiếp với các cảnh ác xấu. - Tục sinh bằng cách Thấp Sanh: Loài thấp sanh là loài được sanh ra từ những nơi ẩm thấm, thối ấm. Về sự phát triển của các Sắc Nghiệp cũng như các sắc khác cũng giống như loài Thai sanh, nhưng điểm duy nhất sai biệt trong loài nầy là Sắc Vật Thực sanh khởi từ khi chúng nuốt nước miếng hay ăn vật thực vào. Tóm lại, ở cõi Dục giới thì có đủ (noãn,thai,thấp,hoá), cõi Sắc có tưởng và vô tưởng thì chỉ có hoá sanh, cõi Vô sắc thì không sắc sanh. IV- N āmarūpa Paccayā Salāyatana: Danh sắc duyên Lục nhậpDanh như được nói ở phần trên là: 35 tâm sở (câu hữu với 32 tâm quả hợp thế). Sắc chính là các sắc do nghiệp tạo là: 5 bọn sắc thần kinh (nhãn...), bọn sắc Tính, bọn sắc Ý vật và bọn Mạng Quyền. Do từ Danh Sắc nầy chúng duyên trợ cho 6 nhập (6 xứ) sanh theo nhiều cách như: Đồng sinh duyên, hỗ tương duyên... Sáu nhập sanh khởi do duyên từ Danh Sắc là: 1- Nhãn nhập 2- Nhĩ nhập 3- Tỷ nhập 4- Thiệt nhập 5- Thân nhập 6- Ý nhập. Năm nhập đầu chính là 5 sắc thần kinh đã được trình bày ở phần sắc trên. Ý nhập bao gồm 32 Tâm Quả Hiệp Thế ( 15 tâm quả vô nhân + 8 tâm quả duc giới hữu nhân + 5 tâm quả sắc giới + 4 tâm quả vô sắc giới). (xem phần Hành duyên Thức) . Lời bàn: Đối với vấn đề Danh Sắc duyên Lục nhập nói theo Uẩn thì Danh chính là 3 uẩn "thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn" và Sắc là Sắc uẩn hiện khởi trong dòng tương tục của đời sống. Danh Sắc duyên cho 6 nhập là cách nói chung cho tất cả chúng sanh trong tam giới, thực ra trong cõi Vô sắc thì chỉ có Danh duyên cho 1 xứ mà thôi, đó là Ý xứ, còn ở cõi Vô Tưởng thì không có 6 xứ nên không kể ở đây, cõi Phạm Thiên sắc giới hữu tưởng thì chỉ có 3 xứ là Nhãn xứ, Nhĩ xứ và Ý xứ. Chúng sanh cõi Dục giới thì có đủ 6 xứ nhưng đôi khi bị khiếm khuyết một hay hai xứ như: nhãn hoặc nhĩ.., riêng các chúng sanh cõi Địa ngục, Ngạ quỹ, Atula thì có đủ cả 6 xứ không thể thiếu. V- Sal āyatana Paccayā Phassa: Lục nhập duyên XúcDo có 6 nội nhập tiếp xúc với 6 ngoại xứ (sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp ) duyên ra Xúc. Nói cách khác, Xúc chính là sự giáp mặt giữa 3 pháp Căn (6 nội) Cảnh (6 ngoại) Thức (nhãn thức...). duyên theo nhiều cách như: Đồng sinh duyên, Hỗ tương duyên, Y chỉ duyên... Xúc do 6 nhập tạo có 6: 1- Nhãn xúc: chính là Tâm Sở Xúc đồng sanh trong cặp Nhãn Thức. 2- Nhĩ xúc: tâm sở Xúc hợp trong cặp Tâm Nhĩ Thức. 3- Tỷ xúc: tâm sở Xúc hợp trong cặp Tâm Tỷ Thức. 4- Thiệt xúc: tâm sở Xúc hợp trong cặp Tâm Thiệt Thức. 5- Thân xúc: tâm sở Xúc hợp trong cặp Tâm Thân Thức. 6- Ý xúc: tâm sở Xúc hợp trong 22 Tâm Quả Hợp Thế (trừ ra cặp Ngũ song thức). Lời bàn: Qua câu "Lục nhập duyên Xúc", ở câu nầy chúng ta thấy Xúc được dùng ở số ít "Salàyatana paccaỳa Phassa"? Đây cần được hiểu vì không thể có một lúc 6 xứ sanh một lúc, mà chỉ sanh từng xứ thôi, như Nhãn xứ gặp cảnh sắc duyên Nhãn xúc. Về Phạm Thiên cõi Vô sắc thì chỉ có Ý xứ duyên Ý xúc, Phạm Thiên cõi Sắc hữu tưởng thì có Nhãn xúc, Nhĩ xúc và Ý xúc duyên từ Nhãn, Nhĩ, và Ý xứ. Chúng sanh cõi Dục giới thì có đủ cả 6 xúc nhưng cũng tuỳ theo, riêng chúng sanh Đia ngục, Ngạ Quỹ, Atula thì hoàn toàn đủ 6 xúc. VI- Phassa Paccay ā Vedanā: Xúc duyên ThọDo duyên 6 Xúc trên, tức tâm sở Xúc hợp trong 32 Tâm Quả Hợp Thế nên 6 Thọ sanh theo cách Đồng sanh, hỗ tương, Y chỉ, dị thục duyên ... Xúc có mặt nơi nào thì Thọ cũng có mặt nơi đo (đồng sanh). Thọ do 6 Xúc duyên sanh có 6: 1- Nhãn thọ: tâm sở Thọ hợp trong cặp Nhãn Thức. 2- Nhĩ thọ: tâm sở Thọ hợp trong cặp Nhĩ Thức. 3- Tỷ thọ: tâm sở Thọ hợp trong cặp Tỷ Thức. 4- Thiệt thọ: tâm sở Thọ hợp trong cặp Thiệt Thức. 5- Thân thọ:tâm sở Thọ hợp trong cặp Thân Thức. 6- Ý thọ: tâm sở Thọ hợp với 22 Tâm Qủa hợp thế. Lời bàn: Đối với 5 cặp Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân thọ, 4 cặp đầu chỉ là thọ Xã, còn Thân thọ thì có 2 là: 1 thọ Khổ và 1 thọ Lạc. Riêng Ý thọ thì có 2 là: Hỷ và Xã. Ý thọ có mặt trong cõi Vô sắc, Nhãn thọ, Nhĩ thọ và Ý thọ có trong cõi Sắc giới hữu tưởng. Cõi Vô tưởng không có thọ. Cõi Dục giới có đủ 6 thọ nhưng tuỳ theo. Địa ngục, Ngạ quỹ, Atula thì có đủ 6 thọ. VII- Vedan ā paccayā tanhā: Thọ duyên ÁiTrong Bộ Pháp Tụ: Thọ do duyên Xúc là thế nào? "Cái chi là sảng khoái thuộc về tâm, sự dễ chịu thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ sảng khoái dễ chịu sanh từ tâm xúc, sự cảm giác sảng khoái dễ chịu sanh từ tâm xúc, đây gọi là thọ do duyên xúc. Ái do duyên Thọ là thế nào? Cái chi là sự tham luyến, tham đắm, vương vấn, thoả thích, vui thích, hoan lạc, sự tham đắm của tâm, đây gọi là ái do duyên thọ." Thọ có 3: Lạc, Khổ, Xả.(xem phần Thọ) , tức tâm sở Thọ đồng sanh trong 32 Tâm quả hiệp thế trợ duyên Ái sanh. Ái chính tâm sở Tham, một loại tâm sở thuộc nhóm bất thiện và luôn hiện hữu trong 8 tâm tham. Ái liên hệ với cảnh có 6: Sắc ái, Thinh ái, Khí ái, vị ái, Xúc ái, Pháp ái. Khi Ái tham đắm đối tượng mang tính dục vọng hay ái tham có liên hệ quan niệm thường hằng đối với đối tượng (ái cảnh trời vĩnh hằng, ái tự ngã trường cữu...) hoặc là khi ái có dính mắc với tri kiến đoạn hữu như cho rằng mọi vật đều phải tiêu hoại không có tái sinh trở lại (chết là hết nên tận hưỡng ái dục, mọi thứ trên đời đều tiêu hoại nên hưỡng mau kẽo muộn..) do duyên từ 3 tri kiến nầy nên có thêm 3 loại Ái nữa là: Dục ái, Hữu ái và Phi hữu ái. Do vậy Ái có được: 6 ái x 3 = 18 ái. Rồi 18 ái x 2 ( nội phần và ngoại phần)= 36 ái. Tính theo thời có: 36 ái x 3 (quá khứ, hiện tại, vị lai) = 108 ái. Lời bàn: Thọ duyên Ái, như đã biết Thọ có 3 loại: Lạc, Khổ và Xả. Đối với Lạc (hỷ) duyên cho Ái đó là điều dễ hiểu vì do thường thân y duyên hay do dục tuỳ miên trợ tham hỷ sanh từ cảm thọ vui thích hỷ lạc, nhưng Khổ thọ thì sao? Trong Bộ Pháp Tụ có nói: "Cái chi là sự bất an thuộc về tâm, sự khó chịu thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ bất an khó chịu, sanh từ tâm xúc, sự cảm giác bất an khó chịu sanh từ tâm xúc, đây gọi là Thọ do duyên Xúc. Cái chi là sự hiềm khích của tâm, sự phẫn nộ, sự hung dữ, sự lỗ mảng, sự không hoan hỷ của tâm, đây gọi là Phẫn nộ do duyên Thọ." Do vậy, khi có thọ khổ thì nó duyên cho phẫn nộ, sân hận mà không là ái, nhưng thật ra chính vì có ái núp đằng sau cảm thọ khổ, nếu không ái thì không sân hận không phẫn nộ...(dĩ nhiên là ở đây nói trong trường hợp của phàm phu và bậc Hữu học). Còn thọ xả thì sao? Trong Thanh Tịnh Đạo có giải: “Và khi đã được lạc, lại khao khát thêm, Niềm an ổn của Xả cũng kể nhu Lạc, bởi thế bậc Đại Thánh tuyên thuyết rằng do duyên Thọ có Ái..." Thọ duyên Hỷ Xả kiểu Tham Ái là thọ duyên các tâm Tham câu hữu thọ hỷ, xả. Còn thọ duyên hỷ xả trong các tâm thiện câu hữu hỷ, xả thì sao? Ở đây cần được hiểu Thọ duyên Tịnh tín (thiện pháp). Trong bộ Pháp Tụ:" Cái chi là sự tin tưởng, sự tin cậy, sự tín nhiệm, sự tín mộ, đây gọi là tịn tính do duyên thọ." Ở giai đoạn từ Thọ duyên Ái nầy là một mối nối rất quan trọng, nó là sự nối tiếp từ Quả hiện tại sang Nhân hiện tại. Do vậy, khéo tu là ở công đoạn nầy, nếu không khéo như lý tác ý thì thọ sẽ duyên cho ác bất thiện pháp, nếu khéo tác ý đúng pháp thì thọ sẽ duyên tịnh tín, thiện hạnh, rồi từ đó làm nãy nở các thiện pháp và nhất là trí tuệ càng ngày càng minh sáng trở thành tuệ lực phá thủng màng vô minh, minh sanh, chánh trí giải thoát khỏi vòng sanh tử nầy. VIII- Tanh ā Paccayā Upādānam: Ái duyên ThủThủ do duyên từ Ái, ái có 6 thì Thủ cũng có 6 là: sắc thủ, thinh thủ, khí thủ, vị thủ, xúc thủ và pháp thủ. Ái bản thể pháp là tâm sở Tham, Thủ cũng vậy, nhưng Tham thủ mang trạng thái nặng nề,bám thủ hơn ái, phát sinh từ ái hay còn gọi là ái tăng thượng. Thủ phân theo chi pháp thì có 4 loại: Dục thủ - Tà kiến thủ - Giới cấm thủ - Ngã luận thủ. - Dục thủ (kàmupàdàna): Khi có sự bám thủ, đeo níu vào các trần cảnh với tràn đầy ái nhiễm phát sanh từ ái theo cách thường thân y duyên, khi đó có Dục thủ. Nói cách khác là khi nào có sự thèm khát dục vọng, thích thú trong dục lạc, khát khao, say đắm, nỗi lửa dục, vô tàm vô quý, phóng thân vào trong dục, khi đó có Dục thủ. - Tà kiến thủ (ditthupàdàna): Khi có sự bám thủ vào các kiến chấp sai lầm như chấp thủ rằng thế giới là thường còn vĩnh cữu, bản ngã là trường tồn bất sanh bất diệt..khi đó có Tà kiến thủ, hoặc có quan kiến cho rằng không có nhân có quả, không có sự chứng đắc Thánh trí, không có đời nầy đời sau. (xem Trường bộ, kinh Phạm Võng, 62 tà kiến). - Giới cấm thủ (sìlabbattupàdàna): Khi có những quan kiến chấp thủ cho rằng do tuân thủ các lễ lạc, cúng tế..sẽ làm cho tâm được trong sạch hoá, đó là Giới cấm thủ. - Ngã luận thủ (attavàdupàdàna): Khi có sự hiểu sai chấp quấy về tự ngã, sắc là tự ngã, tự ngã trong sắc, thọ, tưởng...như vậy là Ngã luận thủ. Trong Trung Bộ, kinh Căn bản pháp môn có dạy: "Này các Tỷ- kheo, ở đây, có kẻ phàm phu ít nghe, không được thấy các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh, không tu tập pháp các bậc Thánh, không được thấy các bậc Chơn nhân, không thuần thục pháp các bậc Chơn nhân, không tu tập pháp các bậc Chơn nhân, tưởng tri địa đại là địa đại. Vì tưởng tri địa đại là địa đại, người ấy nghĩ đến địa đại, nghĩ đến (tự ngã) đối chiếu với địa đại, nghĩ đến (tự ngã) như là địa đại, người ấy nghĩ: "Ðịa đại là của ta" - dục hỷ địa đại. Vì sao vậy? Ta nói người ấy không liễu tri địa đại.” Lời bàn: Đối với Tứ thủ, 3 thủ sau gom lại là Tà Kiến thủ, do vậy chỉ còn 2 thủ là Dục thủ và Tà kiến thủ. Sự đoạn trừ của Kiến thủ được tìm thấy trong Dự lưu đạo, còn Dục thủ thì nhờ vào Alahán đạo mới đoạn trừ được. Dục thủ thì có mặt trong 8 tâm Tham nhưng Kiến thủ thì chỉ hiện diện trong 4 tâm Tham liên hợp tà kiến, do vậy dục thủ được nói trước tiên. Dục thủ chính là tâm sở Tham còn Tà kiến thủ là tâm sở tà kiến, cả hai đều nằm trong tham phần và nằm trọn trong nhóm bất thiện tâm sở do vậy chúng có mặt trong tất cả 9 nhóm bất thiện tập yếu (lậu, bộc, kết, phược, thủ, cái, tuỳ miên, triền, phiền não.) xem sơ đồ bất thiện tập yếu trang sau: SƠ ĐỒ BẤT THIỆN TẬP YẾU
IX- Up ādāna Paccayā Bhava: Thủ duyên HữuHữu nên được hiểu là cái gì trở thành, cái có, hiện hữu, sẽ có,sẽ trở thành. Hữu có 2 loại là: Nghiệp hữu và Sanh hữu. - Nghiệp hữu (kammabhava): có 3: Thân nghiệp, Khẩu nghiệp và Ý nghiệp. a- Thân nghiệp: là sự cố tạo tác bằng thân hành(tâm sở Tư) sai khiến làm các việc thiện hoặc bất thiện. b- Khẩu nghiệp: tâm sở Tư phối hợp với các tâm bất thiện và thiện thuộc dục giới khiến khẩu phát ngôn. c- Ý nghiệp: tâm sở Tư phối hợp với các tâm bất thiện và thiện thuộc hiệp thế để suy tư ác, tưởng thiện hay thiền định. Do vậy, chính tiến trình đổng tốc thân khẩu ý nầy nên được gọi là Nghiệp hữu. Hành cần được hiểu là tương đương với Nghiệp hữu, vì cả hai đều tạo nghiệp dẩn đến tái sanh. Trong Vibhanga có giải: "cái gì là nghiệp hữu:Phúc hành, phi phúc hành, bất động hành, ở bình diện hạn hữu hay đại hành: đó là Nghiệp hữu." Trong vòng sanh tử không phải chỉ nói đến 1 đời sống, do vậy, nếu Hành và Thức là mối nối từ quá khứ sang đơì sống hiện tại thì Nghiệp hữu và Sanh nên hiểu là mối nối từ hiện tại sang kiếp sống tương lai. - Sanh hữu ((upapattibhava): Khi có sự sanh, sự hiện hữu các uẩn trong các cõi do nghiệp hữu, khi đó có sanh hữu. Sanh hữu nói gọn có 3: Dục hữu, Sắc hữu, Vô sắc hữu. Nói rộng có 9: Dục hữu, Sắc hữu, Vô sắc hữu, Hữu tưởng hữu, Vô tưởng hữu, Phi tưởng phi phi tưởng hữu, Nhất uẩn hữu, Tứ uẩn hữu và Ngũ uẩn hữu. Tất cả sanh hữu nầy được tìm thấy trong 31 cõi trong tam giới. 1- Dục hữu (kàmabhava): Là có sự hiện hữu của chúng sanh (danh sắc) trong các cõi thuộc dục giới như: 4 cõi khổ + 1 cõi nhân loại + 6 cõi Trời dục giới = 11 cõi dục giới. 2- Sắc hữu (rùpabhava): Là có sự hiện hữu của các vị Phạm Thiên (danh sắc) ở 16 cõi Sắc giới. 3- Vô sắc hữu (arùpabhava): Là có sự hiện hữu của các vị Đại Phạm Thiên (danh uẩn) 4 cõi Vô sắc. 4- Hữu tưởng hữu (sannìbhava): Là có sự hiện hữu của các chúng sanh có tưởng thô trong 29 cõi dục, sắc và vô sắc (trừ 1 cõi vô tưởng và1 cõi phi tưởng phi phi tưởng). 5- Vô tưởng hữu (asannìbhava): Là có sự hiện hữu của chúng sanh thuộc cõi vô tưởng (sắc uẩn). 6- Phi tưởng phi phi tưởng hữu (asnnìnàsannìbhava): Là có sự hiện hữu của các vị Đại Phạm Thiên cõi Vô sắc cao nhất (danh uẩn). 7- Nhất uẩn hữu (ekavokàrabhava): Là chỉ có 1 uẩn duy nhất, tức chúng sanh thuộc cỏi vô tưởng hữu. 8- Tứ uẩn hữu (catuvokàrabhava): Là có 4 uẩn tức Danh uẩn thuộc các vị Đại Phạm Thiên cõi vô sắc. 9- Ngũ uẩn hữu (pancavokàrabhava): Là có 5 uẩn với tất cả chúng sanh có đủ danh sắc thuộc 11 cõi dục giới và 15 cõi sắc giới (trừ vô tưởng). Lời bàn: Đối với loại Hữu nào phát sanh do từ dục, cái đó được gọi là dục hữu; Hữu nào phát sanh do ly dục, ái sắc, là sắc hữu; Hữu nào phát sanh do ly sắc, ái vô sắc, là vô sắc hữu. Hữu nào được biết có Tưởng là Hữu tưởng; hữu nào không có tưởng là Hữu vô tưởng; Hữu nào có tưởng thô là Hữu tưởng hữu và hữu nào không có mặt tưởng thô là phi tưởng phi phi tưởng hữu. Như được biết có hữu 5 uẩn, hữu 4 uẩn và hữu 1 uẩn, tất cả hữu nầy đều do nghiệp tác thành, không có nghiệp hữu thời không có sanh hữu. Dục thủ duyên cho Dục hữu trong đó có đủ 5 uẩn và thuộc tưởng hữu. Sắc thủ duyên sắc hữu 5 uẩn có và 1 uẩn cũng có, tưởng hữu có và vô tưởng hữu có. Vô sắc thủ duyên vô sắc hữu có 4 danh uẩn, tưởng hữu, phi phi tưởng hữu. Như vậy, đối với 3 hữu: dục hữu, sắc hữu, vô sắc hữu duyên từ 4 thủ, do đó có được 12 hữu. Sơ đồ 31 cõi: 11 CÕI DỤC GIỚI
16 CÕI SẮC GIỚI Sơ thiền:
Nhị thiền:
Tam thiền:
Tứ thiền:
4 CÕI VÔ SẮC
Cõi đã được liệt kê ở trên, do vậy không thể nói đến cõi mà không nói đến Người. Danh từ người ở đây không phải chỉ nói riêng cho nhân loại mà là nói chung cho tất cả chúng sanh trên tam giới NGƯỜI (Puggala) Do sự khác biệt về tâm tánh cho nên Người được phân thành 3 loại: Người Vô Nhân – Người Nhị Nhân – Người Tam Nhân. - Người Vô Nhân. (Ahetukànam): Là loại chúng sanh được tục sinh chỉ bằng Tâm Vô Nhân. Trong 18 Tâm vô nhân, chỉ có 2 loại tâm làm được việc tục sinh là: Tâm Quan Sát Xả Thọ Quả Bất Thiện Vô Nhân và Tâm Quan Sát Xả Thọ Quả Thiện Vô Nhân. Đối với Tâm quan sát xả thọ quả bất thiện vô nhân là tâm làm việc tục sinh của chúng sanh thuộc Người Khổ, loại người nầy được biết là có 4 loại: Địa ngục, Ngạ Quỹ, Atula và Súc Sanh. Bốn loại người khổ nầy vì do nghiệp ác bất thiện (tham,sân,si) của đời trước tạo. Còn Tâm quan sát xả thọ quả thiện vô nhân là tâm làm việc tục sinh của loại Người Lạc Vô Nhân. Những loại người nầy là do những thiện tâm của đời trước chi phối nhưng rất yếu nên chỉ cho được loại quả thiện vô nhân nầy mà thôi. Những chúng sanh nào được sanh làm nhân loại màbị mù, điếc, câm...khi vừa mới tục sanh thì được xếp vào loại nầy và ngay cả trong cõi Tứ Thiên Vương cũng có những hạng người nầy. Do vậy, Người Vô Nhân có được 5 loại người là: 4 người khổ và 1 người Lạc. - Người Nhị Nhân. (Duhetukànam): Là những chúng sanh được tục sinh bằng Tâm Quả Thiện Dục Giới Hữu Nhân bất tương ưng Trí, tức là trong loại tâm tục sinh nầy chỉ tìm thấy có 2 nhân thiện là: Vô Tham và Vô Sân. (trừ nhân thứ 3 là Vô Si). Những người nầy được tìm thấy có mặt trong 7 cõi vui dục giới hữu tưởng là:1 cõi nhân loại và 6 cõi trời dục giới. Những hạng người nầy không thể chứng đắc thiền định hay đạo quả được ngay trong kiếp hiện tại vì gốc của tâm không có nhân Trí tuệ, do vậy chỉ có thể tu tập gieo trồng thiện pháp hợp trí để làm giống lành cho kiếp mai sau. - Người Tam Nhân. (Tihetukesu): Là những chúng sanh được tục sinh bằng loại Tâm quả với đầy đủ 3 Nhân thiện là: Vô Tham – Vô Sân – Vô Si. Chính do việc làm thiện sự ở đời trước với đầy đủ tam tư (tư tiền, tư hiện, tư hậu) tương ứng Trí tuệ nên có được kết quả tốt đẹp như thế. Những người nầy có thể tu đạt thiền định hay đạo quả ngay trong kiếp hiện tại nầy. Có 4 tâm quả thiện dục giới hợp trí + 5 tâm quả thiện sắc giới và 4 tâm quả thiện vô sắc làm việc tục sinh của người tam nhân. Trong 31 cõi, người tam nhân được tìm thấy ở 21 cõi là: 7 cõi vui dục giới + 10 cõi sắc giới (trừ vô tưởng và 5 tịnh cư) + 4 cõi vô sắc = 21 cõi. Người Tam Nhân bao gồm 9 loại người là: 1- Người phàm tam nhân: Là người chưa chứng đắc đạo quả nhưng tục sinh bằng tâm quả thiện dục giới hợp trí (3 nhân). 2- Người Sơ Đạo: Là loại người vừa mới sát trừ được 3 kiết sử phiền não là: Thân kiến- Hoài nghi- Giới cấm thủ và là người vừa chứng sát na đạo thấy được Niết Bàn lần đầu tiên trong cuộc đời tu tập cũng được gọi là bậc Dư Lưu Đạo (sotàpattimaggacitam) hay Tu Đà Hườn Đạo. Bậc Thánh nầy có thể tìm thấy trong 17 cõi là: 1 cõi nhân loại + 6 cõi trời dục giới + 3 sơ + 3 nhị + 3 tam + 1 tứ thiền Quảng quả thiên = 17 cõi. 3- Người Nhị Đạo: Là vị Thánh chứng ngộ Niết Bàn lần thứ hai và làm giảm nhẹ 2 kiết sử kế là: Tham dục và Sân. Bậc nầy có thể có mặt trong 21 cõi là: 17 cõi và 4 cõi vô sắc từ bậc Sơ đạo tái sanh hiện hữu. 4- Người Tam Đạo: Là bậc Thánh thứ ba vừa dứt tuyệt 2 kiết sử mà bậc Nhị Đạo làm giảm nhẹ là: Tham dục và Sân không còn dư sót. Những vị nầy cũng có thể có trong 21 cõi như người Nhị Đạo. 5- Người Tứ Đạo: Là vị sát trừ thêm 5 thượng phần kiết sử và chứng ngộ Niết Bàn lần thứ tư là: Ái sắc, Ái Vô sắc, Ngã mạn, Phóng dật và Vô minh. Người Tứ đạo còn được gọi là bậc Alahán Đạo, các vị nầy có thể tìm thấy trong 26 cõi là: 7 cõi vui dục giới + 15 cõi sắc giới + 4 cõi vô sắc = 26 cõi ( trừ 4 cõi khỗ và 1 cõi vô tưởng). 6- Người Sơ Quả: Chính là bậc Sơ Đạo đã chứng ngộ được Niết bàn lần thứ nhất. Vị nầy nếu không phát triễn để chứng đắc thêm các quả cao hơn thì cũng không hơn 7 kiếp lai sanh người trời và chắc chắn Niết Bàn, do vậy bậc nầy còn được gọi là bậc Thất Lai. Các vị nầy có thể có mặt trong 21 cõi là: 7 cõi vui dục giới + 3 sơ + 3nhị + 3 tam + 1 tứ thiền Quảng quả + 4 cõi vô sắc = 21 cõi. 7- Người Nhị Quả: Là vị đã đắc được quả vị Niết Bàn lần thứ hai, nếu không tiến cao hơn thì chỉ sanh hữu trong cõi dục giới một lần nữa thôi nên còn được gọi là bậc Nhất Lai. 21 cõi có mặt đối với các vị nầy giống như bậc Sơ Quả. 8- Người Tam Quả: Là vị đã chứng đắc Niết Bàn lần thứ ba, nếu không chứng được Alahán Đạo thì sẽ lai sanh về cõi Ngũ Tịnh Cư và không còn trở lại thế gian dục giới nữa, nên được gọi là bậc Bất Lai. Đối với 5 cõi Tịnh Cư nầy, những vị tái sinh vào 1 trong 5 cõi nầy là do ãnh hưởng của 5 quyền: "Tín – tấn – niệm – định - tuệ". a- Tín mạnh: sanh về Vô Phiền Thiên. b- Tấn mạnh: Vô Nhiệt Thiên. c- Niệm mạnh: Thiện Kiến Thiên. d- Định mạnh: Thiện Hiện Thiên. e- Tuệ mạnh: Sắc Cứu Cánh Thiên. Các vị nầy có thể có mặt trong 26 cõi (trừ Vô tưởng và 4 cõi khỗ). Đặc biệt các vị Thánh Tam Quả nầy dù cho không đắc các tầng Thiền nhưng cũng được sanh về cõi Sơ Thiền. 9- Người Tứ Quả: Là vị đã chứng đắc Niết Bàn lần thứ tư. Các vị nầy được tuyên bố là bậc Vô Sanh vì không còn tái sanh trong 31 cõi nữa, nếu chứng đắc ỡ cõi nào thì ngũ uẩn Niết Bàn tại cõi đó. Đây là đích cuối cùng trong sự tu tập với tất cả kiết sử phiền não đã được đoạn tận, xứng đáng được đảnh lễ cúng dường của người trời nên được tuyên xưng là bậc Ứng Cúng. Như vậy, tổng kết có được là 12 hạng người là: người khổ + người lạc + người nhị nhân + người tam nhân + 4 người Sơ, Nhị, Tam, tứ đạo + 4 người Sơ, Nhị, tam, Tứ quả = 12 người. X- Bhava Paccay ā Jāti. Hữu duyên Sinh.Ở đây, Hữu duyên sinh chỉ lấy phần nghiệp hữu, không thể là sanh hữu. Chính do nghiệp hữu là 12 tâm bất thiện, 8 thiện dục giới, 5 thiện sắc giới và 4 thiện vô sắc, tạo nên mọi sự khác biệt về giai cấp, giòng tộc, trú xứ, loại sanh thú..khi sanh. Sanh ở đây có nghĩa là có sự phát sanh, sự hiện hữu của các uẩn do nghiệp hữu trong hiện tại duyên cho sự sanh trong tương lai hay nói cách khác là có sự hiện hữu của 2 thành phần Danh và Sắc, tức là có 2 cách sanh: 1- Danh sanh: Khi có nghiệp hữu làm duyên tạo nên tâm và tâm sở sanh khởi theo dị thời nghiệp duyên. 2- Sắc sanh: Là có sự phát sanh của các sắc do nghiệp còn được gọi là sắc nghiệp sanh. (3 bọn sắc nghiệp: sắc thần kinh thân, sắc tính, sắc ý vật). Sinh khi được phân định theo thời gian thì cần phải hiểu có 3 cách như sau: 1- Thời tục sinh sanh (patisandhijàti): Có nghĩa là Danh và Sắc nghiệp trong thời tục sinh sanh. 2- Tiếp diễn sanh (santatijàti): Tức là Danh- Sắc liên tiếp sinh khởi không gián đoạn cho đến khi mạng chung. 3- Sát na sanh (khanikajàtu): Nói về phần Danh tức là tiến trình sanh diệt của mỗi sát na tâm có 3 sát na tiểu là: sinh- trụ- diệt. Còn về phần Sắc thì mỗi bọn sắc tiến trình sanh diệt có đến 51 sát na tiểu tính theo 17 sát na tâm, mỗi sát na tâm có 3 sát na tiểu (3 x 17 = 51) cũng có ba giai đoạn là: Sanh thì lấy 1 sát na tiểu đầu tiên, Trụ thì lấy 49 sát na tiểu giửa và Diệt thì là 1 sát na tiểu cuối của tiến trình 1 bọn sắc. Điều cần ghi nhận là, sự Sinh do duyên từ Hữu là tính ở thời tục sinh sanh vàcó 2 duyên hệ sanh là: dị thời nghiệp duyên và thường thân y duyên. XI- J āti Paccayā Jarāmaranam. Sinh duyên Lão TửSinh như đã được nói ở trên, còn Lão Tử phát khởi do duyên từ Sinh, chính vì có sinh nên Lão Tử hiện hữu, không Sinh thì mọi thứ đều không chấm dứt. Hay nói cách khác, do không có Sinh nên không có Già Chết; do không có Hữu nên không có Sinh...ngược lại, do có Sinh, Già Chết có, đó là định luật thiên thu, là như tánh, là bất hư vọng tánh, bất dị tánh, y duyên tánh. Trong Tương Ưng Kinh, Đức Phật có dạy rằng: "Này các Tỷ- kheo, thế nào là lý duyên khởi? Do duyên sanh, này các Tỷ- kheo, già, chết khởi lên. Dầu các Như Lai có xuất hiện hay không xuất hiện, an trú là giới tánh ấy, pháp trú tánh ấy, pháp quyết định tánh ấy, y duyên tánh ấy. Như Lai hoàn toàn chứng ngộ, hoàn toàn chứng đạt định lý ấy. Sau khi hoàn toàn chứng ngộ, hoàn toàn chứng đạt, Như Lai tuyên bố, tuyên thuyết, tường thuyết, khai hiển, khai thị, phân biệt, minh hiển, minh thị." - Như thế nào là Lão Tử ? Ở đây, Lão Tử cần được hiểu là 2 thành phần khác nhau, khi nào có sự lão hoá, sự già nua, sự củ nát..khi đó là Già, còn khi nào có sự tiêu hoại, sự hoại diệt, sự châm dứt sự sống còn..thì khi đó là Tử. Tương Ưng Kinh Phật thuyết: "Này các Tỷ- kheo, thế nào là già, chết? Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay thuộc bộ loại chúng sanh khác, bị già yếu, suy nhược, hủ bại, tóc bạc, da nhăn, tuổi thọ đồi bại, các căn chín muồi; đây gọi là già. Cái gì thuộc chúng sanh này hay chúng sanh khác, thuộc bộ loại chúng sanh này hay thuộc bộ loại chúng sanh khác, bị hủy diệt, hủy hoại, tiêu mất, tử vong, các uẩn tàn lụn, thân thể hoại diệt, vứt bỏ; đây gọi là chết. Như vậy, đây là già, đây là chết. Này các Tỷ- kheo, đây gọi là già, chết" Tử cũng cần nên biết rõ rệt hơn vì tử không chỉ mang một ý nghĩa là chết theo thông thường mà nó còn có nhiều đặc ý khác sâu hơn, do vậy Tử được phân tích thành 3 loại tử là: 1- Tử thông thường: Là sự chấm dứt mạng căn hay còn gọi là sự chấm dứt hơi thở, sự ngưng hẳn một đời sống của loài hữu tình tuỳ theo hạng loại chúng sanh. 2- Sát na Tử: Là sự rơi vào sát na diệt của Danh và Sắc. 3- Tận diệt Tử: Là sự tử của các vị Alahán chấm dứt hoàn toàn mọi sự sanh diệt trở lại trong tương lai. Hay nói cách khác là trạng thái nhập diệt, tư cách Niết Bàn của Đức Phật toàn giác, Đức Phật Độc Giác và các chư vị Thánh Alahán. - Sơ lượt về Sự Tử: Chết hay tử có nghĩa là sự chấm dứt sự diệt tận Mạng Quyền, Hoả đại và Thức của một chúng sanh một cách tạm thời, có nghĩa là chết là chấm dứt đời sống củ và phát sanh đời sống sống mới (dĩ nhiên không là bậc Alahán). Về nguyên nhân của sự chết được biết có 4 cách là: 1- Thọ diệt tử (àyukkhayamarana): Có nghĩa là sự chết xãy ra do hết tuổi thọ. 2- Nghiệp diệt tử (kammakkhayamarana): Là sự chết xãy đến trước khi hết tuổi thọ, có nghĩa là nếu là người thì cái Quả phước nuôi dưởng cho thân tồn tại đã hết, năng lực của sanh nghiệp đã tận nên phải chết trước khi hết tuổi thọ (thí dụ người 100 tuổi nhưng chết trước đó). 3- Thọ và Nghiệp đồng tử (ubhayamarana): Do cả hai pháp nầy xãy đến cùng lúc, có nghĩa là vừa hết tuổi thọ vừa cạn quả của sanh nghiệp, chết. Cả 3 pháp nầy gọi là chết đúng thời. 4- Sát nghiệp (upacchedakakammà) hay Hoạch tử nghiệp: Là chết bất đắc kỳ tử, chết thình lình, chết đột ngột (akàlamarana), hay nói cách khác là chính do đoạn nghiệp sanh khởi cắt đứt một cách bất ngờ đời sống của một chúng sanh, nghiệp nầy không phải chỉ là ác nghiệp không thôi mà cũng còn do thiện nghiệp quá khứ sanh lên cắt đứt đời sống. Sanh nghiệp có nghĩa là những hành động(thân,khẩu,ý) liên hệ thiện hay bất thiện trong đời sống trước làm nhân cho tái sanh một kiếp sống mới, khi có sự hiện hữu của một kiếp sống mới khi đó có sanh nghiệp. Sau sanh nghiệp là những nghiệp nối tiếp cùng loại sanh theo để duy trì nuôi dưởng sanh nghiệp cho tồn tại, được gọi là Trì nghiệp. Sanh nghiệp là loại nào thì Trì nghiệp giống như thế ấy(bất thiện hay thiện). Một loại khác hoàn toàn nghịch hẳn với Sanh nghiệp, chúng có công năng làm cho sanh nghiệp bị khó khăn trở ngại, nếu sanh nghiệp thuộc thiện thì chướng nghiệp là bất thiện, chúng sanh lên làm hảm đi thiện nghiệp và ngược lại, nếu sanh nghiệp là bất thiện thì chướng nghiệp sẽ là thiện và làm cho bất thiện nghiệp bị giảm bị ngăn che bớt đi. Một loại khác nữa mạnh hơn hẳn chướng nghiệp, chúng hoàn toàn đối lập với sanh nghiệp tức là Đoạn nghiệp. Về chướng nghiệp thì chúng chỉ làm cho sanh nghiệp bị gián đoạn, trở ngại, èo uột, còn riêng về đoạn nghiệp thì chúng có công năng tiêu diệt hoàn toàn sanh nghiệp, đó là sự khác biệt giữa chướng nghiệp và đoạn nghiệp. Riêng về trường hợp của một người sắp đi vào tử lộ, một số loại nghiệp (thiện, bất thiện) có thể khởi lên với người đó là: - Cực trọng nghiệp: Là một loại nghiệp cực kỳ mãnh liệt, chắc chắn sẽ sanh khởi ngay trước giớ phút cận tử (lộ tâm cận tử) và sẽ cho quả tái sanh ngay trong kiếp kế đến. Nghiệp nầy là một loại nghiệp đặc biệt nếu thuộc bất thiện thì chúng là 1 trong ngũ nghich đại tội hay còn gọi là Nghiệp vô gián (anantariya kamma) như: Giết Cha(pitughàta)- Giết Mẹ (màtughàta)- Giết vị Alahán (Arahantaghàta)- Làm chảy máu Phật (Lohituppàda)- Chia rẽ Tăng (sanghabheda). Năm thứ nghiệp nầy chắc chắn không thoát khỏi đoạ xứ địa ngục trong kiếp kế như chuyện Tỳ Khưu Đề Bà Đạt Đa, Vua Thiện Giác hay nàng Cincà...Nếu là nghiệp thiện thì là những loại nghiệp được thành tựu qua các tầng Thiền sắc hay vô sắc mà trước khi vào tử lộ các vị nầy không bị hoại thiền thì chắc chắn những nghiệp nầy sẽ sanh khởi ngay lộ tâm cận tử và sẽ cho quả tục sinh trong các cõi trời sắc và vô sắc tuỳ theo công hạnh tu tập. - Cận tử nghiệp: Trong đời sống, nếu không có tạo các cực trọng nghiệp thì trong giờ phút lâm chung, cận tử nghiệp sẽ sanh khởi (thiện, bất thiện), những nghiệp nầy là do chính ý niệm những gì kinh nghiệm mà mình đã từng làm trong quá khứ. - Nghiệp tướng: Là những loại tướng sanh khởi như: sắc tướng, thinh tướng, khí tướng, vị tướng, xúc tướng và pháp tướng sanh khởi trong tâm ngay giờ cận tử, nếu không có 2 nghiệp trên. - Thú tướng: Là một loại hình tướng thuộc về cảnh giới (trời, người, địa ngục..) báo trước cho biết trú xứ sẽ tái sanh, những cảnh giới nầy làm thành cảnh cận tử nghiệp và sẽ cho quả tái sanh trong tương lai. Tóm lại, trước giờ phút lâm chung, 1 trong 4 loại nghiệp trên sẽ hiện khởi ngay trong 5 sát na tâm đổng tốc thuộc lộ tâm cận tử, rồi tiếp đến 2 sát na tâm Thập di (mót) ghi nhận cảnh, rồi cuối cùng 1 sát na Tử tâm sanh khởi (hơi thở cũng chấm dứt tại đây) xác định chấm dứt hoàn toàn một đời sống (tử, chết). Không ngưng nghỉ (như một số tà kiến cho rằng có thân trung ấm khoảng 49 ngày..) một sát na Tâm cực kỳ quan trọng sanh khởi nương theo nghiệp đã sanh ở thời cận tử cho ra là Tâm Tục Sinh. Từ đây, một đời sống mới bắt đầu xuất hiện tương ứng với nghiệp của nó. Sau sát na Tâm tục sinh, tâm Hộ kiếp sanh khởi và trôi chảy luân lưu như giòng sông cho đến khi tử xuất hiện. Tâm tục sinh cũng chính là tâm hộ kiếp, tâm tử cũng chính là tâm tục sinh, cùng loại tâm, cùng cảnh, cùng các tâm sở tương ưng nhưng khác phận sự, thế thôi. Điều cần ghi nhận là lộ tâm đổng tốc (javana) đầu tiên trong đời sống mới luôn là 7 sát na Tham tâm. Trong thời gian còn sống, các căn (nhãn, nhĩ...) phải tiếp xúc với các cảnh trần, do đó luồng Hộ kiếp sẽ bị gián đoạn khi có cảnh chi phối vào và khi hoàn thành xong sự tiếp nhận chúng rơi lại vào trạng thái Hộ kiếp, và cứ như thế diễn tiến cho đến khi mạng chung rồi cứ như thế tiếp diễn nếu chưa chưng đắc được quả vị giải thoát Niết Bàn. Khi nói đến Sinh duyên Lão Tử là phải nói tiếp Sầu, Bi, Khổ, Ưu, Ai, như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn nầy. Trong Bộ Phân Tích (Vibhanga) có giải toàn bộ những trạng thái nầy như sau: Như thế nào là Sầu (soka)? "Tức là sự sầu muộn, sự buồn rầu, thái độ buồn rầu, buồn bực trong lòng, não ruột trong lòng, nội tâm nóng bỏng, ưu tư, bị tên sầu khi gặp nỗi khổ nào đó, khi xẩy đến điều suy vong nào đó như gặp sự suy vong thân quyến, hoặc gặp sự suy vong tài sản, hoặc gặp sự suy vong bệnh tật, hoặc gặp sự suy vong giới hạnh, hay gặp sự suy vong tri kiến. Ðây gọi là sầu." Như thế nào là Bi (parideva)? "Tức là sự khóc lóc, khóc kể, khóc than, la khóc, thái độ khóc, thái độ than, thái độ la khóc, sự phát ngôn, kể lễ, kêu gào, thút thít, than oán, thái độ than oán, khi gặp nỗi khổ nào đó, khi xẩy đến điều suy vong thân quyến, hoặc gặp suy vong tài sản, hoặc gặp suy vong tật bệnh, hoặc gặp suy vong giới hạnh, hay gặp suy vong tri kiến. Ðây gọi là bi." Như thế nào là Khổ (dukkha)? "Tức là sự bất an thuộc về thân, sự đau đớn thuộc về thân, tình trạng cảm thọ bất an đau đớn sanh từ thân xúc, sự cảm giác bất an đau đớn sanh từ thân xúc. Ðây gọi là khổ." Như thế nào là Ưu (domanassa)? "Tức là sự bất an thuộc về tâm, sự đau đớn thuộc về tâm, tình trạng cảm thọ bất an đau đớn sanh từ tâm xúc, sự cảm giác bất an đau đớn sanh từ tâm xúc. Ðây gọi là ưu." Như thế nào là Ai (upàỳasa)? "Tức là sự ai bi, thái độ ai bi, sự ai oán, thái độ ai oán khi gặp nỗi khổ nào đó, khi xẩy đến điều suy vong nào đó, như gặp suy vong thân quyến, hoặc gặp suy vong tài sản, hoặc gặp suy vong bệnh tật, hoặc suy vong giới hạnh, hay gặp suy vong tri kiến. Ðây gọi là ai." Còn riêng câu: Như vậy là sự tập khởi của toàn bộ khổ uẩn nầy, tức là: "sự tập trung, sự tựu trung, sự họp chung, sự hiện hành của toàn bộ khổ uẩn nầy có như vậy." Nói về chi pháp của các trạng thái trên thì: Sầu cần được hiểu như là một loại trạng thái Tâm liên hợp với Sân tương ưng Ưu thọ. Bi ở đây không phải là Bi trong tịnh hảo tâm sở mà bi nầy chính là tâm sở Sân trong tâm Sân thọ ưu nó có trạng thái ưu buồn cực kỳ và đưa đến tình huống khóc la rên xiết, nước mắt đầm đìa, tâm ưu thân uất. Khổ chi pháp ở đây chính là Thân thức thọ khổ, do vậy khổ nầy nói lên trạng thái đau đớn, nhức nhối, đau khốc liệt, đau oằn oại của thân. Ưu, nói lên sự ưu phiền, buồn bực, khó chịu, bất toại ý, ưu tư của tâm, chi pháp chính là tâm sở Thọ mang tính trạng ưu. Ai, nặng hơn ưu, Ai mang đặc tính ai oán, sự quá bi ai, quá buồn thảm, chi pháp cũng là tâm sở Thọ (khổ- ưu). Như vậy là toàn bộ 12 nhân duyên đã được nói. Giờ đây toàn bộ duyên khởi nầy sẽ được phân theo 7 cách như sau: 3 Thời (addhà), 12 Chi (anga), 20 Hành tướng (àkàra), 3 mối nối"tục đoan”(tisandhi), 4 yếu lược (sankhepa), 3 Luân (vatta) và 2 Căn (mùla). - Ba Thời, (Addhà): Là nói về sự phân chia 12 duyên khởi theo thời gian là Quá khứ, Hiện tại và Vị lai. Thời quá khứ được lấy 2 chi phần duyên là: Vô và Hành. Thời hiện tại bao gồm cả 8 chi phần duyên là: Thức, Danh sắc, Lục nhập, xúc, Thọ, Ái, Thủ và Hữu. Thời vị lai gồm 2 chi phần duyên còn lại là: Sinh và Lão Tử. - Mười Hai Chi, (Anga): Tức là 12 nhân duyên chi pháp, Vô minh, Hành...Lão Tử. - Hai Mươi Hành Tướng, (Visatàkàra): Lấy 4 phần 5 chi, phần 5 chi đầu tiên là lấy 2 chi đầu Vô minh + Hành gom thâu chung với 3 chi Ái- Thủ- Hữu = 5 Nhân Hành Tướng thuộc qúa khứ. 5 chi thứ nhì: Thức, Danh sắc, Lục nhập, Xúc , Thọ là 5 Hành Tướng QuảHiện Tại, chính do có 5 Nhân hành tướng quá khứ nên 5 quả hành tướng hiện tại nầy mới phát sanh. Tiếp đến, Ái, Thủ, Hữu, Vô minh và Hành trở thành 5 Nhân Hành Tướng Hiện Tại và chúng trợ sanh cho 5 Hành Tướng Quả Tương Lai là: Thức, Danh sắc, Lục nhập, Xúc, Thọ (nằm trong Sanh, Lão Tử). Do vậy, chúng ta có được 20 Hành Tướng là: 5 nhân quá khứ + 5 quả hiện tại + 5 nhân hiện tại + 5 quả vị lai = 20. Được gọi là Nhân vì các pháp nầy thuộc về lãnh vực tạo tác, gây nghiệp, chúng là pháp nhân và có khả năng tạo quả. Được gọi là Quả vì chúng được hiện hữu, được sanh ra là do bỡi các Nhân tạo. Trong 5 Quả hiện tại "thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ" trong đó có cả “sinh, lão tử" vì khi 5 quả nầy được hiện khởi thì khi đó là Sinh, khi chúng trở già thì gọi là Lão và khi chúng bị tiêu hoại,chết đi thì gọi là Tử. Cùng thế đó, 5 Quả vị lai cũng tương tự. - Ba Mối Nối, (Tìsandhi): Cũng chính vì có sự liên hệ tương quan giữa Nhân và Quả nên Ba mối nối nầy được liệt kê ra như sau: Hành và Thức, đây chính là mối nối từ nhân quá khứ sang quảhiện tại. Thọ và Ái chính là mối nối giữa quả hiện tại và nhân hiện tại. Hữu và Sinh là mối nối giữa nhân hiện tại và quả tương lai. - Bốn yếu lược, (Tusankhepa): Là sự phân chia giữa nhân quả quá khứ, hiện tại và vị lai. Yếu lược 1:Vô minh Hành thuộc nhân quá khứ. Yếu lược 2: Thức, Danh sắc, Lục nhập, Xúc, Thọ thuộc quả hiện tại. Yếu lược 3: Ái, Thủ, Hữu thuộc Nhân hiện tại. Yếu lược 4 là: Sinh, lão tử thuộc quả tương lai. - Ba Luân, (Tinivavattàni): Là 3 nhóm pháp làm luân chuyển bánh xe sanh tử nầy không ngừng nghỉ. Nhóm 1: có 3 chi pháp: Vô Minh, Ái, Thủ được định danh là Phiền não luân. Nhóm 2: có 2 chi pháp: Nghiệp Hữu, Hành được gọi là Nghiệp luân. Nhóm 3: có 8 chi pháp: Sanh hữu, Thức, Danh sắc, Lục nhập, Xúc, Thọ, Sinh và Lão Tử, được gọi là Quả luân. - Hai Căn, (Mùla): Chính là 2 cội rể, 2 gốc rể của bánh xe sanh tử nầy. Căn 1: Vô Minh căn thuộc gốc rể của đời quá khứ. Căn 2: Ái, là căn gốc, cội nguồn của đời hiện tại. Khi nào 2 căn nầy còn tồn tại, chưa được tiêu diệt thì khi đó bánh xe tam luân vẩn tiếp tục xoay chuyển không ngừng cho đến khi phiền não luân được thiêu đốt hoàn toàn thì khi đó nghiệp luân cũng bị luộc chín và quả luân cũng sẽ tan biến, toàn bộ bánh xe sanh tử nầy sẽ đoạn tận, chấm dứt không còn xoay chuyển nữa. Do cái nầy có, cái kia có, cái nầy không cái kia không, đó là định lý của pháp “Duyên khởi" Pali: "imasmim sati, idam hoti; imasmim asati, idam natthi hoti". Như vậy, toàn bộ Lý Duyên Khởi nầy đã được trình bày đầy đủ nhưng vẩn là sơ lược, đại khái, vì bài pháp nầy quả thật thậm thâm vi diệu khó lượng bàn, như trong Kinh Đại Duyên, Đại Đức Ananda có bạch với Đức Thế Tôn như sau: "Hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Kỳ diệu thay, bạch Thế Tôn! Giáo pháp duyên khởi nầy thâm thuý, thật sự thâm thuý, và giáo pháp nầy đối với con hết sức minh bạch rõ ràng". Đức Phật dạy rằng: "Nầy Ananda, chớ có nói vậy! nầy Ananda, giáo pháp duyên khởi nầy thâm thuý, thật sự thâm thuý. Nầy Ananda, chính vì không giác ngộ, không thâm hiểu giáo pháp nầy mà chúng sanh hiện tại bị rối loạn như một ổ kén, rối ren như một ống chỉ, giông như cỏ Munja và lau sậy Babaja không thể nào ra khỏi khổ xứ, ác thú, đoạ xứ, sanh tử”. (xong toàn bộ Lý Duyên Khởi) Sơ đồ Thập Nhị Duyên Khởi (Paticcasamuppàda)
Sơ Lược về DUYÊN HỆ (Patthànapaccayo) Nói đến Thập Nhị Duyên Khởi mà không nói đến Duyên Hệ là cả một thiếu sót lớn, bởi vì trong mỗi duyên khởi đều ẩn tàng một hay nhiều duyên hệ trong đó, chẳng hạn như Sinh duyên Lão Tử có 1 duyên hệ là Thường thân y duyên hay Ái duyên Thủ được tìm thấy có một số duyên hệ là Nhân duyên, Đồng sanh duyên, Hỗ tương duyên,, Câu sinh duyên, Tương ưng duyên, Hiện hữu duyên và Bất ly duyên. Patthàna là bộ thứ 7 trong tạng Diệu Pháp, bộ nầy được biết là bộ lớn nhất về số lượng cũng như về nội dung trong toàn bộ tạng Abhidhamma. Từ Patthàna được dịch là Xứ Luận, do vì ý nghĩa thâm sâu huyền diệu, pháp giới tột cùng ẩn tàng trí tuệ cao sâu diệu vợi nên được các bậc Đại Trí gọi là Mahàpatthàna, tức Đại Xứ Luận. Khi Đức Phật, Ngài chiêm nghiệm, suy xét về pháp Duyên Hệ nầy, Ngài đã phải phát huy Nhất thiết chủng trí của Ngài, do vậy, bộ nầy còn được mệnh danh là bộ đạiđại trí hay tuyệt đỉnh của trí tuệ. Tạng Diệu Pháp (Abhidhamma pitaka) bao gồm có 7 bộ: 1- Bộ Pháp Tụ (dhammasangani, classification of dhamma). 2- Bộ Phân Tích (vibhanga, divisions). 3- Bộ Chất Ngữ (dhatukatha, discourse on elements). 4- Bộ Nhân Chế Định (puggala pannatti). 5- Bộ Ngữ Tông hay Những Điểm Dị Biệt (kathavatthu, points of controversy). 6- Bộ Song Đối (yamaka, the books of pairs). 7- Bộ Đại Xứ Luận (patthàna, the book of causal relations). Riêng Bộ Patthàna nầy có 24 duyên hệ như sau: 1- Nhân Duyên, Hetupaccayo. 2- Cảnh Duyên (sở duyên duyên), Àrammanapaccayo. 3- Trưởng Duyên (tăng thượng duyên),Adhipatipaccayo. 4- Vô Gián Duyên, Anantarapaccayo. 5- Đẳng Vô Gián Duyên, Samanantarapaccayo. 6- Câu Sanh Duyên(đồng sanh duyên),Sahajàtapaccayo. 7- Hỗ Tương Duyên, Annamannapaccayo. 8- Y Chỉ Duyên, Nissayapaccayo. 9- Cận Y Duyên (thân y duyên), Upanissayapaccayo. 10- Tiền Sanh Duyên, Purejàtapaccayo. 11- Hậu Sanh Duyên, Pacchàjàtapaccayo. 12- Trùng Dụng Duyên (tập hành)Àsevanapaccayo. 13- Nghiệp Duyên, Kammapaccayo. 14- Dị Thục Duyên, Vipàkapaccayo. 15- Vật Thực Duyên, Àhàrapaccayo. 16- Quyền Duyên, Indriyapaccayo. 17- Thiền Duyên, Jhànapaccayo. 18- Đạo Duyên, Maggapaccayo. 19- Tương Ưng Duyên, Sampayuttapaccayo. 20- Bất Tương Ưng Duyên, Vippayuttapaccayo. 21- Hiện Hữu Duyên, Atthipaccayo. 22- Vô Hữu Duyên, Natthipaccayo. 23- Ly Khứ Duyên, Vigatapaccayo. 24- Bất Ly Duyên, Avigatapaccayo. Duyên Hệ, Patthànapaccayo là sự trợ giúp từ một pháp cho pháp khác sanh lên. Khi một duyên được sanh lên đồng thời có nhiều duyên khác sanh khởi. Do vậy, duyên hệ có 3 cách như sau: 1- Pháp Năng Duyên, (Paccayana dhamma): Pháp nào giúp cho một pháp khác sanh lên, pháp đó thuộc năng duyên. Chẳng hạn như một cô gái đẹp làm cho tâm anh A khởi luyến ái. Cô gái đẹp chính là năng duyên. 2- Pháp Sở Duyên, (Paccayuppanna dhamma): Pháp nào được trợ giúp sanh lên được, pháp đó thuộc sở duyên. (tâm anh A khởi lên ái luyến chính là sở duyên). 3- Pháp Phi Sở Duyên, (Paccanika dhamma): Pháp nào ngoài ra không nhờ trợ giúp, hay pháp đối nghịch, đối lập với sở duyên, là phi sở duyên. Thí dụ: con trâu kéo cày; con trâu là năng duyên, cái cày là sở duyên, những gì ngoài ra không nhờ vào con trâu kéo là phi sở duyên. Lược giải 24 Duyên: 1- Nhân Duyên, (Hetupaccayo): Những pháp nào mang đặc tính là gốc, rễ, nhân chũng mà trợ giúp cho các pháp được thành tựu, là nhân duyên. Nói cách khác, Nhân duyên là cách giúp đở các Tâm, Tâm sở tương ưng nhân (trừ tâm sở si trong tâm si) các sắc tâm hữu nhân và các sắc tái tục hữu nhân được sanh, được phát triễn, thành tựu bằng 6 nhân (tham, sân, si, vô tham, vô sân, vô si). Năng duyên ở đây chính là 6 nhân, còn sở duyên là các tâm, tâm sở các sắc tâmvà sắc tái tục hữu nhân. 2- Cảnh Duyên, (Àrammanapaccayo): Là những gì trợ giúp cho các pháp sanh sanh bằng cảnh như: cảnh sắc trợ cho nhãn thức và các pháp tương ưng sanh, cảnh thinh trợ cho nhĩ thức và các pháp tương ưng sanh... Nói cách khác, các pháp được sanh khởi như là tâm, tâm sở bám níu cảnh nào thì pháp ấy trợ cho tâm, tâm sở bằng cảnh duyên. Cảnh là năng duyên (tâm, tâm sở, sắc quá khứ- hiện tại- vị lai, níp bàn và chế định) , tâm, tâm sở là sở duyên. 3- Trưởng duyên, (Adhipatipaccayo): Pháp nào trợ sanh bằng cách trưởng, mạnh, nổi bậc, lớn mạnh hơn các pháp đồng sanh chung, là truởng duyên. Hay nói cách khác, các pháp khởi sanh như là tâm, tâm sở, trong đó lấy pháp nào làm trọng, làm trưởng thì pháp ấy trợ cho các pháp sanh bằng truởng duyên. 4- Vô Gián Duyên, (Anantarapaccayo): Pháp nào trợ giúp bằng cách không ngưng, không gián đoạn như là sát na tâm trước diệt đi trợ cho sát na tâm sau sanh lên không gián đoạn, không rời rạc là vô gián duyên. Nhãn thức trợ cho Tiếp thọ tâm, Tiếp thọ tâm trợ cho Quan sát Tâm...bằng vô gián duyên. Hay pháp tâm, tâm sở sanh khởi tiếp nối liên tục với tâm, tâm sở, thì pháp đó trợ cho pháp ấy bằng vô gián duyên. Do vậy, Tâm, tâm sở sanh trước là năng duyên và tâm, tâm sở sanh sau là sở duyên. 5- Đẳng Vô Gián Duyên, (Samanantarapaccayo): Cũng tương tự như vô gián duyên. 6- Câu sanh duyên, "đồng sanh duyên" (Sahajàtapaccayo): Các pháp nào đồng sanh tương trợ lẫn nhau là câu sanh hay đồng sanh duyên. Bốn sắc đại hiển trợ lẫn nhau bằng đồng sanh hay danh và sắc trợ nhau bằng câu sanh duyên. Các sắc pháp trợ các phi sắc bằng câu sanh hay phi câu sanh cũng được. Tâm, tâm sở, sắc 4 đại, sắc ý vật tái tục là năng duyên. Sở duyên là tâm, tâm sở và sắc pháp. 7- Hỗ Tương Duyên, (Annamannapaccayo): Những pháp nào mà trợ giúp bằng cách tương trợ giúp đở qua lại lẫn nhau, là hỗ tương duyên. Như Đất, Nước ,Lửa, Gió trợ giúp lẫn nhau, Thọ, Tưởng, Hành, Thức hỗ tương lẫn nhau, Danh Sắc trong thời kỳ tái tục trợ giúp cho nhau đều bằng hỗ tương duyên. Năng duyên gồm: Tâm, tâm sở, 4 đại sắc, Ý vật thời tương tục. Sở duyên cũng đồng như năng duyên, nhưng thuộc sở tạo. 8- Y Chỉ Duyên, (Nissayapaccayo): Pháp nào trợ giúp bằng cách làm chổ nương tựa, nương nhờ cho pháp sở. Mắt (nhãn xứ) làm chổ nương cho Nhãn thức cùng các pháp tương ưng bằng y chỉ duyên, cùng thế ấy, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân làm chổ nương cho Nhĩ,Tỹ,Thiệt,Thân thức bằng y chỉ duyên. Ý giới và Ý thức giới trong khi diễn tiến, chúng nương sắc nào thì chính sắc ấy trợ cho chúng cùng các pháp tương ưng bằng y chỉ duyên. Sắc 4 đại trợ cho sắc y đại sinh, Tâm, tâm sở trợ cho sắc tâm sinh, Danh sắc trong thời kỳ tái tục, tất cả trợ lẫn nhau bằng y chỉ duyên. Pháp nào làm chổ nương pháp đó là năng duyên, pháp nào nuơng nhờ là sở duyên. 9- Cận Y Duyên, "thân y duyên", (Upanissayapaccayo): Pháp nào trợ giúp bằng cách lập đi lập lại thường xuyên, làm thành thói quen, pháp đó là cận y duyên. Tâm, tâm sở, sắc sanh trước trước..là năng duyên trợ cho các tâm, tâm sở sinh sau sau..là sở duyên. Chẳng hạn như: pháp thiện sanh trước trước trợ cho pháp thiện (bất thiện, vô ký) sanh sau sau bằng cận y duyên. Pháp bất thiện sanh trước trước trợ cho pháp bất thiện (thiện, vô ký) sanh sau sau bằng cận y duyên. Pháp vô ký sanh trước trước trợ cho pháp vô ký (thiện, bất thiện) sanh sau sau bằng cận y duyên. 10- Tiền Sanh Duyên, (Purejàtapaccayo): Pháp nào trợ cho pháp khác sanh lên bằng cách sanh trước, là tiền sanh duyên. Chẳng hạn như: Mắt (nhãn xứ) sanh trước trợ cho Nhãn thức sanh sau bằng tiền sanh duyên, cùng thế đó, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân sanh trước trợ cho Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân thức sanh sau bằng tiền sanh duyên. Sắc, Thinh, Hương, Vị, Xúc sanh trước trợ cho Nhãn thức giới(nhĩ, tỷ, thiệt, thân thức giới) sanh sau bằng tiền sanh duyên. Lại nửa, sắc, thinh, hương, vị, xúc sanh trước trợ cho Ý giới và các pháp tương ưng sanh sau bằng tiền sanh duyên. Ý giới và Ý thức giới trong thời diễn tiến nương nơi sắc nào, thì sắc đó trợ cho Ý giới bằng tiền sanh duyên, riêng đối với Ý thức giới và các pháp tương ưng khi có khi không. (tiền sanh hoặc phi tiền sanh) 11- Hậu Sanh Duyên, (Pacchàjàtapaccayo): Pháp nào sanh sau mà trợ cho pháp sanh trước, là hậu sanh duyên. Tâm, tâm, sở sanh sau trợ cho sắc thân sanh trước bằng hậu sanh duyên. Năng duyên là tất cả tâm, tâm sở sanh sau và sở duyên là các sắc sở tạo. 12- Trùng Dụng Duyên,"tập hành duyên"(Àsevanapaccayo) Pháp nào sanh trước trợ pháp sanh liên tục kế sau cùng loại, là trùng dụng duyên. Pháp Thiện sanh trước trợ cho pháp Thiện sanh kế tiếp sau, Pháp Bất thiện sanh trước trợ cho pháp Bất thiện sanh kế sau, pháp Duy tác sanh trước trợ cho pháp Duy tác sanh kế sau bằng trùng dụng duyên. Sát na tâm Đổng tốc ,” javana”(thiện, bất thiện, duy tác) sanh trước trợ cho sát na tâm đổng tốc (thiện, bất thiện, duy tác) sanh kế liền sau bằng trùng dụng duyên. Pháp nào sanh trước là năng duyên và pháp nào sanh kế sau là sở duyên. Đối với lộ đổng tốc, lấy 7 sát na làm điễn hình: sát na 1 làm năng cho sát na 2 là sở, sát na thứ 2 trở lại làm năng cho sát na thứ 3 là sở...dến sát na thứ 7 là sở của sát na thứ 6 nhưng nó không thể trở thành năng trở lại vì đã dứt lộ. Cũng vậy, sát na đầu là năng cũng không thể là sở. 13- Nghiệp Duyên, (Kammapaccayo): Pháp mà trợ giúp bằng cách làm, bằng hành động tạo tác, như:thiện, bất thiện nghiệp trợ cho các tâm quả và sắc nghiệp tái tục bằng nghiệp duyên. Tư, cetana chính là Đồng sinh nghiệp duyên trợ cho các pháp đồng sinh và sắc tâm sanh. Những pháp trợ giúp bằng nghiệp duyên mà tạo quả vui khổ trong đời sau được gọi là Dị thời nghiệp duyên. 14- Dị Thục Duyên, (Vipàkapaccayo): Tứ danh uẩn (thọ, tưởng, hành, thức) trong tâm quả trợ giúp lẫn nhau bằng dị thục quả duyên và tâm quả trợ cho các sắc tâm quả bằng dị thục quả duyên. Nhãn thức quả với 4 danh uẩn quả đồng sanh tương trợ lẫn nhau bằng dị thục duyên. Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân cùng các tâm quả khác đồng thế ấy. 15- Vật Thực Duyên, (Àhàrapaccayo): Pháp nào trợ giúp các pháp khác bằng cách nuôi dưỡng vật thực cho được tồn tại, lớn mạnh thêm lên, là vật thực duyên. Nói cách khác Tứ Thực là pháp trợ cho danh và sắc được tồn tại như: Xúc thực trợ cho 3 thọ(khổ, lạc, xã) được lớn mạnh; Tư niệm thực trợ cho Thức tái tục được sanh; Thức thực trợ cho Danh Sắc từ sau khi tái tục cho đến tử tâm; Đoàn thực trợ cho Sắc được tồn tại lớn mạnh. 16- Quyền Duyên, (Indriyapaccayo): Pháp nào trợ giúp các pháp khác sanh khởi bằng cách điều hành, quyền hành như 22 quyền (trừ nam, nữ), là quyền duyên. Nhãn quyền trợ Nhãn thức và các pháp tương ưng, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân quyền cùng thế ấy trợ cho Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân thức bằng quyền duyên hay tiền sinh quyền duyên. Sắc Mạng Quyền trợ cho các sắc nghiệp đồng sinh bằng quyền duyên. Quyền thuộc vô sắc như là: tâm sở mạng quyền, tín, tấn, niệm, định, tuệ quyền, ý quyền,, lạc, khổ, hỷ, ưu, xã quyền, vị tri quyền (trí sơ đạo), dĩ tri quyền (trí từ sơ quả đến tứ đạo), cụ tri quyền (trí alahán quả) trợ các pháp tương ưng và sắc tâm sanh bằng quyền duyên hay đồng sanh quyền duyên. 17- Thiền Duyên, (Jhànapaccayo): Các pháp thuộc chi thiền như: tầm, tứ, phỉ, lạc, định, xả, ưu, trợ cho các danh pháp tương ưng đồng sanh và các sắc tâm sanh bằng thiền duyên. Năng duyên tức 7 chi thiền hợp với tất cả tâm (trừ 5 đôi thức). Sở duyên là 111 tâm, 52 tâm sở, sắc nghiệp tục sinh, Vô tưởng sắc nghiệp, sắc âm dương, sắc vật thực và sắc ngoại thân. 18- Đạo Duyên, (Maggapaccayo): Pháp nào trợ giúp bằng các chi đạo đưa đến khổ, lạc và niết bàn gọi là đạo duyên. Hay nói cách khác, các chi đạo (trí, tầm, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, cần, niệm, định và tà kiến) trợ cho các pháp tương ưng và các sắc tâm sanh là đạo duyên. Năng duyên chính là các chi đạo đồng sanh trong các tâm hữu nhân và Sở duyên là các tâm hữu nhân (103 tâm) cùng 52 tâm sở và sắc nghiệp tục sinh với tâm hữu nhân. 19- Tương Ưng Duyên, (Sampayuttapaccayo): Các pháp trợ giúp cho nhau bằng cách tương hợp đồng chung với nhau như nước với sữa, là tương ưng duyên. Tứ danh uẩn, hay tâm, tâm sở tương trợ lẫn nhau bằng tương ưng duyên. 20- Bất Tương Ưng Duyên, (Vippayuttapaccayo): Các pháp trợ nhau nhưng không tương ưng với nhau, là bất tương ưng duyên. Danh trợ cho sắc hay sắc trợ cho danh bằng bất tương ưng duyên. 21- Hiện Hữu Duyên, (Attipaccaya): Là cách trợ giúp nhau trong thời hiện tại, hiện hữu, đang có, đang hiện diện. Tứ danh uẩn trợ nhau bằng hiện hữu duyên. Tứ đại hiển, Danh sắc trong thời tái tục, tâm và tâm sở trợ các sắc tâm, 4 đại sắc trợ sắc y sinh, tất cả bằng hiện hữu duyên. Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân, Sắc, Thinh, Hương, Vị, Xúc trợ cho Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỷ thức, Thiệt thức, Thân thức giới bằng hiện hữu duyên. 5 cảnh sắc, thinh, hương, vị, xúc xứ trợ cho ý giới và các pháp tương ưng bằng hiện hữu duyên. Ý giới và Ý thức giới trong khi diễn tiến nương sắc nào thì sắc đó trợ cho chúng bằng hiện hữu duyên. 22- Vô Hữu Duyên, (Natthipaccayo): Pháp nào trợ giúp các pháp bằng cách không hiện hữu, không có mặt, là vô hữu duyên. Nói cách khác, pháp mà trợ cho các pháp bản thể như danh sắc đã diệt trợ cho danh sắc sanh sau bằng vô hữu duyên. Tâm và tâm sở vừa diệt trợ cho tâm, tâm sở sanh tiếp theo sau bằng vô hữu duyên. 23- Ly Khứ Duyên, (Vigatapaccayo): Pháp nào trợ giúp bằng cách rời khỏi, khiếm diện, diệt mất, là ly khứ duyên, cũng tương tự như vô hữu duyên. 24- Bất Ly Duyên, (Avigatapaccayo): Pháp nào trợ giúp bằng cách không rời, còn có, hiện có, chưa tiêu hoại, là bất ly duyên, tương tự như hiện hữu duyên. (Xong phần 24 duyên) * Hồi Hướng Phước Báu: Pháp bảo năng lực thậm thâm, pháp thí là thí tối thượng, nương nhờ vào oai lực pháp bảo, nguyện xin hướng quả phước lành nầy đến các vị Đại Phạm Thiên, Phạm Thiên, Chư Thiên các cõi trời dục giới cùng các Chư Thiên trong vòng quả địa cầu nầy, mong các vị hoan hỷ lảnh nhận phước báu nầy và hộ trì cho con cùng toàn thể gia đình luôn được an vui hạnh phúc, mọi tai ương tật bệnh thảy đều tiêu tan và kính mong quý Ngài luôn nhắc nhở cho chúng con luôn sống trong Chánh pháp. Cùng với phước báu nầy, con thành kính xin hồi hướng đến các bậc thầy tổ cùng các bậc tôn đức Tăng Ni và nhất là các vị còn tại tiền như: Ngài Upandita, Hoà Thượng Kim Triệu, HT Chơn Trí, TT Giác Chánh, TT Pháp Chất, TT Bữu Chánh, TT Giác Đẵng, TT Giác Giới, TT Chánh Minh, TT Tăng Định, ĐĐ Khánh Hỷ, ĐĐ Thiện Minh, ĐĐ Pháp Đăng, ĐĐ Tuệ Quyền, ĐĐ Giác Nguyên, ĐĐ Chánh Kiến, ĐĐ Giác Lộc, ĐĐ Minh Hạnh, ĐĐ Giơí Hiền, ĐĐ Pháp Luân, ĐĐ Thiện Hiền, Sư Giác Thái, ĐĐ Bình An, SC Liễu Pháp, SC Diệu Tịnh, cùng tất cả chư tôn đức Tăng Ni, cầu mong các vị được thọ lãnh phước báu nầy, thân tâm thường an lạc và sớm thành tựu chánh trí như ý nguyện. Với Pháp thí tối thượng, nguyện xin hướng đến các bậc ân nhân của chúng con, nhất là ông bà cha mẹ cửu huyền thất tổ nội ngoại hai bên, đã quá vãng, cầu mong các vị hưởng thọ quả phước nầy, được tái sanh làm người, trời và nhất là sớm gặp được chánh pháp, tinh tấn tu hành, thành tựu được chánh trí, giải thoát Niết Bàn. Với các vị còn hiện tiền, mong cho thọ hưởng mọi sự an lạc hạnh phúc, mọi tật bệnh, mọi tai ương được tiêu trừ cùng 5 pháp chúc mừng là: sống lâu, sắc đẹp, an vui, sức mạnh và trí tuệ luôn sáng suốt thấu rõ chân tướng vạn pháp, nếu còn luân hồi thì luôn được tái sanh làm người, trời và sớm đạt đạo quả Niết Bàn trong ngày vị lai. Sau cùng, nguyện hồi hướng đến cho tất cả chúng sanh trong tam giới luôn được tấn hoá, an vui và thành tựu mọi việc như ý nguyện. * Lời Nguyện Ước mong rằng: tôi luôn được mọi người thương mến, luôn được giàu sang hạnh phúc, luôn nhiếp phục được lạc và bất lạc, nhiếp phục luôn sự sợ hãi, mong rằng không khó khăn không mệt nhọc, không phí sức con chứng được 4 thiền, thuộc tăng thượng tâm, hiện tại lạc trú, mong rằng tôi diệt trừ 3 kiết sử, chứng được quả Dự Lưu, không còn bị đoạ lạc, nhất hướng đến bờ giác, mong rằng tôi diệt được 3 kiết sử làm muội lược tham,sân, chứng được quả Nhất Lai, mong rằng tôi trừ diệt được 5 hạ phần kiết sử, thành bậc Bất Lai, mong rằng tôi chứng được tất cả loại thần thông, tâm biết được tâm, nhớ đến nhiều đời sống quá khứ, với thiên nhãn thuần tịnh, thấy được sự sống chết của chúng sanh, và cuối cùng tôi mong rằng diệt tận các lậu hoặc, tâm và tuệ giải thoát, thành tựu chánh trí, chứng ngộ Niết Bàn. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật -ooOoo- |
Chân thành cám ơn đạo hữu Đặng Huy Hoàng đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 12-2006)
[Trở
về trang Thư Mục]
last updated: 07-07-2007