LỜI GIỚI THIỆU Chim ra đồng tìm thức ăn, dù có xa tới đâu, tối cũng quay về tổ; nguời có đi xa tới đâu cũng nhớ về nhà. Tôi được duyên may đi du học tới nay thời gian cũng khấm khá nên tôi rất muốn về thăm quê hương, thăm nơi mà tôi được gia nhập vào tăng đoàn Chùa Bửu Quang -Tổ Đình Nguyên Thuỷ Phật Giáo Nam Tông Việt Nam. Lần trở về thăm quê hương, thăm chùa, tôi thật ngạc nhiên vô cùng sau 9 năm ở tại An Độ. Ở Việt Nam ta phát triển nhanh quá, đi tới đâu cũng thấy mới mẽ, nhìn tới đâu cũng thấy đổi thay, ngay cả chùa chúng tôi cũng vậy. Xưa kia không ai biết đến hay đã đi vào lãng quên, và nay đã được sự dìu dắt của Đại Đức Thiện Minh một vị sư trông còn rất trẻ và rất trẻ, nhưng tài đức thật vẹn toàn, hết lòng lo cho đạo pháp, và giờ đây Tổ Đình Nam Tông mỗi ngày thêm sáng lạng. Tổ Đình Hệ Phái có một khung cảnh thật tuyệt vời, rất thích hợp với những ai muốn tu thiền. Phật giáo Nam Tông ở các nơi trên thế giới trong những năm gần đây đã gây một tiếng vang trên thế giới qua phương pháp hành thiền Vipassana. Sự đóng góp này không chỉ ở tu sĩ Phật giáo mà thôi, những vị cư sĩ cũng chiếm một vị trí quan trọng trong công cuộc truyền bá thiền Minh Sát. Ví dụ như ở Thái Lan có Nữ Cư sĩ Thiền sư Achaa Nep, An Độ có N. Goenka, và còn nhiều cư sĩ khác nữa, đặc biệt tại Hoa Kỳ có 13 vị Thiền sư Phật giáo đã gây sự chấn động trong những năm gần đây qua tập sách “Nữ Thiền Sư Phật Giáo" tại Hoa Kỳ. Điều đặc biệt trong quyển sách này là sự hài hoà cả 3 truyền thống Nam Tông, Bắc Tông và Phật giáo Tây Tạng, bằng sự nhuần nhuyễn trong phương pháp giảng dạy. Vipassana đã trở nên một di sản văn hoá Phật giáo trên thế giới. Do đó, chúng tôi xin đuợc trân trọng giới thiệu đến qúi độc giả gần xa qua tập sách này, để chúng ta có cái nhìn rộng rãi hơn ở các nước phương tây, đặc biệt tại Mỹ nơi ấy vật chất đạt tới đỉnh cao của nó và giờ đây thiền Vipassana cũng chiếm một vị trí quan trọng tại xứ này. Chúng tôi hy vọng rằng một ngày không xa tại Việt Nam chúng ta không chỉ có 13 vị Thiền Sư Nữ Phật Giáo mà thôi, mà còn nhiều hơn thế nữa. Đặc biệt sau khi Mỹ ký kết với Việt Nam gia nhập Thương Mại Quốc Tế (WTO). Xin trân trọng giới thiệu. Bửu Quang Tự, ngày 06 tháng 06 năm
2006 -ooOoo- LỜI MỞ ĐẦUBiến cố đó xảy ra vào một buổi chiều Chúa Nhật giông bão, trung tuần tháng Hai năm 2000, với một nghi thức cổ trăm năm có tên lễ Mountain Seat. Ni Sư Linda Ruth Cutts đã nhận chức Nữ Thiền Viện Trưởng Trung Tâm Thiền San Francisco. Nghi thức diễn ra tại Phật đường thuộc Trung Tâm Thiền San Francisco, có khoảng hơn trăm người tham dự. Trong khi mọi người thinh lặng hành thiền, nghi thức tấn phong rất tỉ mỉ và mang đậm phong cách nhà Phật được tuần tự diễn ra. Đối với tôi, sự kiện này vô cùng ấn tượng, vì biết bao đổi thay đã diễn ra trong giới phụ nữ và ngay cả trong thế giới Phật giáo Hoa Kỳ vào những năm sau lần xuất bản đầu tiên cuốn sách này vào năm 1987. Tôi nghĩ chúng ta đang ở trên đỉnh thủy triều. Hiện nay mọi sự đã rõ ràng. Tỷ lệ phụ nữ nắm địa vị lãnh đạo và nữ thiền sư ở mọi cấp và mọi truyền thống đang biến đổi liên tục. Một tay Ni Sư Linda cầm cây trượng cao bằng gỗ, tay kia mang cây gậy ngắn gắn chùm lông đuôi ngựa ở một đầu. Bằng những cử chỉ lặp đi lặp lại nhiều lần, Ni Sư lắc lư chiếc trượng sang phải, sang trái rồi cúi lạy về phía trước. Từ đầu đến cuối Ni Sư di chuyển rất trịnh trọng, phong thái tự nhiên, đầy nhân cách và thỉnh thoảng lại điểm một nụ cười hóm hỉnh. Nghi thức đòi hỏi Ni Sư phải hết sức tập trung cả tư tưởng lẫn hành động, đồng thời biểu lộ một ý chí từ bỏ mãnh liệt và trọn vẹn, Có sáu thành viên trong đoàn thể tu trì hiện diện, họ mặc áo cà sa nâu sậm và đưa ra những câu hỏi thẩm định ý chí phấn đấu của đương sự, thuần tính nghi thức Phật giáo. Ni Sư trả lời rất khẳng khái, tự nhiên, nhưng vui vẻ hài hước. Khi đã hoàn tất phần thẩm vấn, Ni Sư ra hiệu cho vị sư chủ trì nghi thức tiến lại gần mình. Bà tiến lên và hai người ôm chầm lấy nhau. Trước giờ diễn ra nghi thức thụ giới, Ni Sư Linda đã đề cập đến chồng bà, ông Steve, như là một "người bạn đồng thọ giới cửa Phật”, họ tự coi mình như hai con bò cùng kéo cày qua vũng đầm lầy. Hiện giờ Steve và con gái 10 tuổi, Sarah, thường nhắc đến những đặc tính tâm linh mẹ đã đem lại với cương vị Thiền Viện Trưởng, cũng như những ân huệ làm phong phú cuộc sống gia đình đầm ấm của họ. Ông Steve quá xúc động đến rơi lệ, giọng nói ông đứt quãng nhiều lần. Trong dáng vẻ nghi thức thọ giới bộc trực đó, Ni Sư Linda đã lộ rõ bản chất nữ tính của bà. Giọng nói thỉnh thoảng hơi mềm dẻo, luôn bộc trực, thẳng thắn và với lòng thương không nao núng. Đề cập đến chân lý Phật pháp Ni Sư Linda thốt lên "Con trâu vĩ đại, ta đã uống cạn nguồn sữa Phật pháp của ngươi, hư vô, trống rỗng, không một chút thần thánh." Nói về Đại Thiền Sư Suzuki, “Vị sáng lập những ngôi chùa này," Ni Sư cho biết, "Ngài đã trao cho chúng tôi tất cả. Lời thề nguyền vừa nảy lộc sẽ không để lời Phật dạy phải gián đoạn.” Và sau đó Ni Sư còn nói thêm "Chớ vì chúng ta chăm sóc lẫn nhau với tình nghĩa cha con bao la và hân hoan. Hãy luôn chăm sóc đến cây cối, muông cầm và ngay cả cái thế giới xinh đẹp này". Ngay những cơ sở Phật giáo khác, từ Bờ Đông sang đến Bờ Tây những giá trị phụ nữ đã thấy xuất hiện như: chấp nhận phụ nữ và gia đình vào tịnh thất. Tôn trọng sự đa dạng, ý thức và hoạt động phục vụ xã hội, kể cả dân chủ hóa cơ cấu tổ chức đang hình thành với một mức độ nào đó. Việc thờ tự hàng ngày cũng được thay đổi cho phù hợp với các vị tiền bối cả nam lẫn nữ. Ngay tại Trung Tâm Thiền San Francisco hiện nay Tụng kinh ban mai cũng đã tôn vinh "Tất cả những nữ thiền sư hiện diện cũng như vắng mặt." Những nhân vật nữ như Tara và Quan Âm cũng được bày trong phòng thiền bên cạnh các tượng Phật khác. Thay đổi đang từ từ diễn tiến và rất khó nhận ra. Nhưng khám phá những thay đổi cả về chiều rộng lẫn chiều sâu vị thế của phụ nữ trong Phật giáo thực sự đã làm tôi thật cảm kích. Tôi có cơ hội nối lại quan hệ với những nữ thiền sư nổi tiếng, tôi đã vinh dự phỏng vấn trong lần xuất bản đầu tiên cuốn sách này, một điều hết sức thú vị. Tuy vậy cũng có nỗi buồn âm ỷ từ ngày cuốn sách được phát hành vào năm 1987 cho đến nay đã có bốn trong số mười bảy vị tôi phỏng vấn đã qua đời. Trong đó có Thượng Tọa Gesshin Probhasa Dharma; Đại sư Jiyu Kennett; Ayya Khema và Maurine Stuart, Đại sư Gesshin qua đời chỉ ít tuần lễ trước khi bản thảo cuốn sách được hoàn tất, thế nên tôi đã có cơ hội tiếp chuyện thân mật với ni sư nhiều lần, kể cả liên lạc bằng thư từ cho đến cận kề ngày ni sư qua đời. Tôi cũng có cơ hội liên hệ với ba nhân vật cung cấp thông tin thân cận – đó là các thiền sinh, các cộng tác viên và cả các vị thừa kế Phật pháp của các Ngài – để biết thêm những chi tiết về cuộc đời, những thành tựu cũng như cả cái chết của thiền sư và bạn bè của họ. Điểm phong phú nhất trong quyển sách này chính là sự mới mẻ và nhạy bén trong sự đánh giá mới đây của tôi về tính duy nhất và cách truyền tải Phật pháp (hay đơn giản là thể hiện) cá biệt của mỗi phụ nữ, vị đó tôi muốn ám chỉ đến tính tự nhiên của mọi thực tại. Chúng ta luôn phải ghi ơn những điều nhắc nhớ chúng ta thức tỉnh, bớt gắn bó với những tư tưởng phân tán và mang tính cách tình thế. Những điều nhắc nhớ và những đổi thay này chỉ có được nơi cá nhân mỗi Thiền Sư tôi đã có dịp trao đổi (hay đề cập đến trong trường hợp ba nhân vật đã qua đời). Đôi khi những khơi gợi đó không những xuất hiện qua thuyết pháp, mà còn xuất phát từ tinh thần của mỗi cá nhân họ, đã tỏa sáng qua thuyết pháp (như trường hợp thiền sư Joko, Karuna và Ruth Dension). Đôi khi những đề tài phỏng vấn lại xoay quanh những điều đặc biệt thúc bách tôi vào một thời điểm nhất thời (như trong trường hợp Lama Tsering). Có đôi lúc những vấn đề chúng tôi đề cập đến lại rất khó khăn và không thể nào tránh khỏi, như bệnh tật và chết chóc, lại xuất hiện thường xuyên hơn như tôi dự đoán được. Một số ít đề tài cũng gây ấn tượng mạnh với tôi. Một số người đang phải đối mặt với những tán thành và phản đối về cách phổ biến và điều này biểu hiện rõ ràng trong mỗi bài giảng (Sharon, Pema, Gesshin và Collen) và một số thiền sư đã mở rộng hoạt động của mình nơi những lãnh vực và những điểm gặp gỡ mới để truyền bá tư tưởng. Một số khác lại đặc biệt nhấn mạnh đến ước muốn khẩn trương đưa thiền vào các nhà tù của chúng ta. (Colleen, Karuna và Sharon). Cho phép tôi cám ơn tất cả các quí vị có mặt đúng lúc, đúng chỗ một cách trọn vẹn. Cuối cùng, cộng với những nhân vật đã được phỏng vấn và nêu danh tánh trong sách này, tôi còn muốn tri ân tất cả những ai đã nhiệt tình quảng đại cống hiến thời gian và quan tâm, trong số đó phải kể đến Jyokuko và Kyogen Carlson, Arida Emrys, Trudy Goodman và Sabine Volchok. Cầu mong chúng ta tất cả sẽ còn được gặp lại nhau. Tháng 11 năm 2000 -ooOoo- LỜI GIỚI THIỆU Đ iều ít thuyết phục nhất nơi Phật giáo là thái độ đối với giới tính. Đức Phật đã miễn cưỡng chấp nhận phụ nữ vào Tăng đoàn (Sangha) và tiên đoán sự có mặt của họ sẽ làm tàn lụi hệ thống tôn giáo của Ngài... Khi chúng ta ôn lại lịch sử Phật giáo Thiền định (Zen) chúng ta nhận thấy mối ác cảm giới tính nhiều đến thế, hay một thái độ giới tính lệch lạc như thường thấy nơi các Ni đoàn Thiên Chúa giáo, nhưng chỉ thấy một thái độ dửng dưng vô tư về giới tính mà thôi. Phụ nữ không thấy xuất hiện trong bất kỳ trích đoạn nào nơi tác phẩm Hekiganroku hoặc Mumonkan. Thế nhưng một cuốn sách mang tựa đề Phụ Nữ Với Phật giáo (Zen) đã được xuất bản. -- - R.H. Blyth (1960) (1)Kính Ngài Blyth, thật đáng khâm phục tinh thần tuyệt vời và con mắt tinh đời của Ngài. Cuốn sách này không phải là câu trả lời chính xác cho thách thức Ngài đề ra, nhưng nhờ đó mà cuốn sách được tăng thêm sinh lực. Có điều chắc chắn làm Ngài thích thú là phiên bản vừa qua đã khai sáng một số phụ nữ nơi những siêu tập về Phật giáo (Zen) mà Ngài đã đề cập. Thực tế thì, những phụ nữ này không được nêu đích danh hoặc đề cập đầy đủ, nhưng những nhân vật trong bóng tối thỉnh thoảng xuất hiện đã vạch ra những đường nét thường rất sắc bén của họ rồi lại biến mất không để lại một vết tích nào cả. Phật giáo đã xao nhãng phụ nữ là điều có thật. Đức Phật đã chống lại việc thu nhận phụ nữ vào đội ngũ tu trì của Ngài cũng là điều có thật và, cuối cùng Ngài cũng đã đề ra những qui luật có vẻ rất chướng tai gai mắt đối với chúng ta ngày nay. Tính mập mờ và những cấm kỵ mang tính phân biệt đối xử đó đã được giải thích như là một thái độ mang tính xã hội, với mục đích để bảo vệ một đoàn thể tu trì vừa mới được thành lập, Ngài đã chọn không thỏa hiệp. Thực tế là, trừ những tàn dư tại các nước thuộc vùng Mahayana, Ni đoàn nữ suy thoái vào thế kỷ thứ ba sau CN và hoàn toàn biến mất vào thế kỷ thứ 9 sau CN. Cho dù đang có những dấu hiệu phục hồi sức sống đầy ấn tượng vào thời đại chúng ta, căn cứ vào lịch sử mà nói thì nam giới chiếm đa số áp đảo trong giới tu sĩ Phật giáo. Một điều hết sức tồi tệ là phụ nữ hoàn toàn không có mặt trong một lượng tích truyền thuyết Phật giáo khổng lồ.. Và chắc chắn là, tất cả các vị giáo trưởng, các Đại sư cũng như các nhà thông thái đều là nam giới. Ngay cả mới đây một cuốn sách mang tựa đề “Làm Thế Nào Cho Thiên Nga Xuất Hiện Trên Mặt Hồ: Lịch Sử Truyện Kể Về Phật giáo Tại Hoa Kỳ (2) do tác giả Rick Field viết, một tác phẩm điển hình như vậy mà hầu như vẫn thấy vắng bóng phụ nữ. Nhưng, tôi hoàn toàn không muốn phóng đại, bức tranh đó đang thay đổi. Cách vài năm không xa thi sĩ Gay Snyder có nói, “Một biểu hiện duy nhất mang tính cách mạng trong việc hành đạo Phật giáo tại Hoa kỳ chính là trên thực tế phụ nữ đang tích cực tham gia. Ngay lúc đầu phụ nữ cơ bản đã bị loại. Nhưng tại Hoa Kỳ, toàn bộ 50% tín đồ Phật tử là phụ nữ. Điều gì đó sẽ xảy ra liên quan đến một số phương pháp thuyết giảng và những thái độ đã được truyền lại đang trở thành một đề tài thật hấp dẫn." (3) Snyder chưa đề cập gì đến những Nữ Thiền sư, vì vào thời điểm ông đưa ra nhận định trên, chưa thấy phụ nữ xuất hiện. Sự phát triển tuyệt vời của đương thời, lưu lại nơi cuốn sách này, là một hiện tượng vừa mới xảy ra trong vài năm qua. Mới đây vào năm 1980 Ni Sư Rita Gross, trong một văn thư trình bày tại Hội nghị mang tên là "Cuộc Gặp Gỡ Các Tôn Giáo Đông Tây: Phật giáo &Thiên Chúa Giáo Đổi Mới Và Tương Lai Nhân Loại" đã cho thấy thế hệ những người phụ nữ Phật tử chúng ta "không có phương hướng anh hùng hay các vị thiền sư vĩ đại đương thời để noi gương và bắt chước." Khi tôi mới khởi sự công trình nghiên cứu vào năm 1983 tôi chỉ biết được có ba nữ thiền sư. Đến bây giờ tôi có thể kể tên ra đây hàng loạt những người đang giữ cương vị quan trọng và còn rất nhiều vị khác đang tiếp bước họ. Đương nhiên Nữ giới đang "có mặt" ở khắp nơi. Tại những tổ chức tôn giáo phương Tây, trên thương trường và trong lãnh vực chính trị. Phật giáo không phải là tổ chức duy nhất đã e ngại và nghi ngờ trí tuệ người phụ nữ cũng như những khát vọng của họ. Nhưng chính Phật giáo đã thẳng tay đàn áp họ, trong suốt hai mươi thế kỷ qua. Đương nhiên, vẫn có những ngoại lệ – những con người đang tỏa sáng và đầy tinh thần như các đệ tử đầu tiên của Đức Phật Dharmadina và Khema, như Lion Yawn và Queen Srimala và những "phụ nữ pha trà" Nhật Bản khác. Nhưng chúng ta hãy bắt đầu từ điểm xuất phát. II Ngay từ thời Đức Phật khởi sự đi hoằng đạo, phụ nữ đã tích cực tham gia Phật giáo. Theo I.B. Horner, tác giả công trình tiên phong buổi đầu viết về Phụ Nữ Dưới Thời Phật giáo Nguyên Thủy (1930) (4). Những đồ đệ phụ nữ thường dân đầu tiên đã trở lại ngay sau bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật tại Quảng Trường Con Nai (Deer Park) ở Isipatana. Họ là mẹ và người vợ trước của ngài Yasa, "một thanh niên quí tộc" người đã đạt đến giác ngộ hoàn toàn và ngay cả cha của chàng thanh niên đó cũng đã trở thành tín đồ Phật giáo, Horner viết “Đối với những người phụ nữ này thì Đức Phật Cồ Đàm (Gotama) đã đề cập đến bằng những lời lẽ tương tự khi ông trao đổi với Yasa và thân phụ của ngài." Mức độ Đức Phật chấp nhận phụ nữ bình đẳng đến cỡ nào thì không ai biết chắc. Tuy nhiên, mọi bằng chứng đều dựa trên những bài kệ được viết ra do các vị sư không đáng tin cậy qua những cốt truyện được lưu lại rất lâu sau sự kiện đã xảy ra. Theo tôi việc nghiên cứu có tính thuyết phục nhất là dựa vào tinh thần của hầu hết các lời thuyết pháp cũng như thông tin về những điều kiện xã hội tại Ấn Độ vào thời đó, cho là Đức Phật không chấp nhận phụ nữ được bình đẳng trên tinh thần nhưng xét dưới góc độ con người Đức Phật đã không được miễn trừ khỏi những thành kiến sâu xa nơi không gian và thời gian của người. Một trong số những thành kiến trên rất cay nghiệt và ăn sâu trong con người chỉ có thể thấy được nơi một vài trích đoạn từ những bản văn Phật giáo thời cổ đại. Kiểu dáng phụ nữ đầu tiên được coi như là quỷ dữ được tìm thấy trong văn chương Phật giáo Nguyên Thủy (Theravadin), được biết đến như là Quy Luật Pali. Nhưng theo Diana Y Paul trong tác phẩm nổi tiếng của bà mang tên Các Phụ Nữ Phật giáo (5) hỏa ngục là nơi giam giữ đầy những phụ nữ được tạo thành với hình tượng kỳ cục, già nua và ghê tởm, được đọc thấy trong cả văn chương Đại Thừa lẫn Tiểu Thừa. Trong “câu chuyện về vua Udayana Vatsa”, trích trong cuốn Collection of Jewels, một trích đoạn kệ có niên đại khoảng 1 thế kỷ sau CN thì phụ nữ được trao cho “quyền lực phi thường”, Paul đã thể hiện trong hai vần thơ sau đây:
Trích từ kinh Mahaparinibbana Sutta qua một mẩu đàm thoại sau đây giữa Đức Phật và đệ tử yêu quý của ngài là Ananda, người sau này đã được chứng tỏ là người biện hộ hùng hồn cho quyền người phụ nữ: Ananda: Thưa thầy, chúng ta phải hành xử ra sao đối với phụ nữ? Đức Phật: Ananda thân mến, coi như không nhìn thấy họ. Ananda: Nhưng trong trường hợp chúng ta cứ phải nhìn thấy họ thì sao? Đức Phật: Ananda con yêu, đừng tiếp chuyện với họ. Ananda: Dạ thưa thầy, nhưng nếu họ phải tiếp chuyện với ta thì sao, chúng ta phải làm gì? Đức Phật: Ananda thân yêu. Con phải cảnh giác tối đa. (6) Những thái độ Phật giáo truyền thống xem phụ nữ là hạng người thấp kém "phản ánh một quan niệm về người phụ nữ như là một sinh vật nhập thể dâm đảng và xấu xa". Diana Paul viết, "Đàn bà sẵn có bản chất thú vật đi kèm với những khuynh hướng dâm dục không thấy có nơi bản chất nam giới". Đàn bà tự bản chất sinh học đã là thứ có khuynh hướng dâm dục không thể nào kiểm soát được. Chỉ có thái độ khinh miệt may ra giúp họ có thể chối bỏ được số phận sinh học tội lỗi đó”. Một phần, Paul còn giải thích thái độ khinh miệt phụ nữ của các nhà sư dẫn đến việc các sư sãi phải tùy thuộc vào các bà nội trợ trong công việc bố thí, "những cảm nghĩ bị phụ nữ thao túng và lệ thuộc vào họ đã bộc lộ thái độ tự gớm ghét mình, thể hiện trong thái độ ghét phụ nữ.” Họ so sánh mỗi người phụ nữ, với khả năng tiêu cực, như là mầm móng gây xáo trộn và đổ vỡ. Thần Samasan được ví như là phụ nữ và phải được khuất phục. Cuộc sống chiến một mất một còn này được ví như cuộc đấu tranh giữa nam giới/ tinh thần/ niết bàn chống lại nữ giới /thể xác/ địa ngục. Hơn thế nữa, theo như các Phật tử tiên khởi, "người mẹ là biểu tượng của đau khổ và là người không ngừng sản sinh ra sự sống trong đau khổ, hầu như một định luật tự nhiên cho phụ nữ là phải chịu đựng đau khổ.” Những bản văn đề cập đến phụ nữ như là những người tu hành không bao giờ thấy đề cập đến, thiên chức làm mẹ là điều vẫn được coi như ngang bằng với đau khổ, sự bó buộc và lệ thuộc. Và mục đích tôn giáo của Phái Đại Thừa (Mahayana) chính là giải thoát khỏi những thái độ tương tự như vậy. Một cách duy nhất để cho người mẹ được công nhận là sinh hạ con trai. Những bản văn Phật giáo đầu tiên cho thấy phụ nữ bị xã hội chế diễu và hạ nhục khinh miệt cho đến khi họ sinh hạ được con trai. Paul nhắc lại qui luật không tránh khỏi là mẹ Đức Phật phải chết sau bảy ngày sinh hạ ra Ngài để “loại trừ bất kỳ hành vi giao cấu nào sau biến cố kỳ diệu đó.” Rõ ràng là toàn bộ các bà mẹ của Chư Phật đều bị định mệnh dành cho một số phận oan nghiệt. Một câu chuyện về Ni đoàn Phật giáo (nữ tu) nguyên thủy. Bản tường trình truyền thống cho thấy, "rất có thể đó là một phát minh tu trì," theo nhà văn Francis Wilson, vừa mới dịch câu chuyện trên thì có những chi tiết huyền thoại đã được đưa vào. (7) Điển hình cụ thể là vai trò quan trọng của Bà Mahaprajapati, người dì và mẹ nuôi của Đức Phật. Ta thường thấy vọng lại trong lịch sử về Ni đoàn các ni sư thuộc nhánh đạo Jainism (xuất hiện một thời gian ngắn trước những Ni đoàn Phật giáo tại Ấn-độ) do vai trò tương tự bà dì của Mahavira, người sáng lập ra nhánh đạo Jain. Ngày nay ta thấy nguồn sinh lực mới nơi các Ni đoàn ni sư trên khắp thế giới, nhưng cộng đoàn Nữ Tỳ Kheo đã không thể tồn tại như là một lực lượng sinh động ngay từ lúc đầu cũng như trong truyền thống Phật giáo Mahavira. Cho dù trên nguyên tắc nó vẫn tồn tại, bước đường của các nữ tỳ kheo đã sụp đổ ngay từ lúc đầu. Paul tin rằng, chính vì cảm thấy mình là mối đe dọa sâu xa đặt ra cho xã hội và tôn giáo, cho nên các phụ nữ đã rời bỏ gia đình. Đức Phật hiển nhiên đã ngờ vực trầm trọng chính mình. Lịch sử cứ diễn tiến, năm năm sau khi Ngài chính thức bắt đầu hoằng đạo, ngay tại công viên Nirodha Ngài đã phải gặp một đoàn đông đảo các phụ nữ mặc áo dài mầu vàng, do Mahaprajapati dẫn đầu. Họ đã âm thầm tiến bước, chân xưng húp vì đã đi một quãng đường dài. Họ muốn từ bỏ thế tục và thực hiện một cuộc sống khổ hạnh và cầu xin Đức Phật chấp thuận. Ba lần họ yêu cầu Đức Phật và cả ba lần đều bị từ chối. Họ than khóc nhưng không hề nản lòng, Mahaprajapati và các đồ đệ đã xuống tóc như là một dấu hiệu từ bỏ và đi bộ theo Đức Phật đến Vesali. Tại đó họ gặp được một đồ đệ thân cận nhất của Đức Phật, “Ngài Ananda nhân hậu," Ngài rất cảm kích nhìn thấy họ trong tình trạng khổ sở bất hạnh như vậy, đồng thời cảm kích vì lòng nhiệt tình và quyết tâm của họ, đã cam kết đưa lời thỉnh cầu của họ trình bầy với Đức Phật Cồ Đàm (Gotama.)" Ngài đã thỉnh cầu ba lần, mà không đạt hiệu quả (chúng ta có thể nhận thấy nhịp điệu được lặp lại trong cốt truyện dân gian ở đây, vì tất cả các cốt truyện dân gian mỗi nơi mỗi khác.) Cuối cùng thì Ananda phải nại đến cảm thức công lý và chính trực của Đức Phật; phải chăng phụ nữ không có năng lực như nam giới để theo đuổi cuộc sống phạm hạnh và tiến bước trên con đường giác ngộ? Đức Phật đã thừa nhận đúng là phụ nữ có khả năng đó và rằng không có trở lực tự nhiên nào ngăn họ đạt đến Niết bàn. Ngài đã phải mủi lòng nhận thấy "những người phụ nữ có giáo dục tinh tế đến vậy luôn luôn di chuyển bằng xe kéo, nhưng họ đã đi bộ băng qua những cánh đồng bằng vùng bắc Ấn độ để đến với Ngài tại vùng Vesali này", Horner đã ghi lại như vậy. Tác giả cũng đã cho biết đây là một ví dụ độc nhất được ghi lại về việc Ngài bị thuyết phục trong tranh luận. Nhưng chỉ sau đó ít lâu Ngài đã đưa ra lời phân giải chính thức liên quan đến mục đích của Ni đoàn Phật giáo. Theo quan điểm của Horner thì "điều đó không hàm ý ở những từ đã được cân nhắc và hình như thoạt nhìn là theo bản năng trước sự buồn thảm và than vãn về những hy vọng không mấy sáng sủa". Theo những gì kể lại thì: "Ananda thân mến, nếu như phụ nữ không được phép thoát ra khỏi cuộc sống gia đình và gia nhập vào một tình trạng vô gia cư nào đó, chiếu theo giáo lý và kỷ luật được đấng Như Lai (Tathagata - có nghĩa là Đức Phật) tuyên xưng, thì Ananda thân yêu, tôn giáo tinh truyền này sẽ trường tồn lâu dài, Phật pháp sẽ kéo dài hàng ngàn năm. Nhưng, Ananda thân yêu, một khi phụ nữ được phép tham gia như thế thì đạo giáo tinh truyền này sẽ không thể tồn tại lâu đến thế, còn luật pháp sẽ chỉ kéo dài được năm ngàn trăm năm mà thôi." Mặc dù lời tuyên bố trên hình như chỉ để diễn đạt sự miễn cưỡng chấp nhận phụ nữ vào các Ni đoàn. Trước tiên Horner chỉ ra những hậu quả tất yếu của các nhà sư sẽ lộ rõ ra đây (họ có thể "đương nhiên" giới hạn tầm quan trọng đã được dành cho phụ nữ) và thứ hai là không thấy bất kỳ biểu hiện khó chịu nào được lộ ra. Cuối cùng, Horner kết luận là quãng thời gian dài nhiều năm các Ni đoàn tồn tại ít quan trọng đối với Đức Phật hơn là mở các Ni đoàn đó cho càng nhiều người tham gia càng tốt, rằng "phân nửa số năm (năm trăm) với những điều kiện như hiện nay còn giá trị hơn hai lần con số đó (một ngàn) với những điều kiện trong quá khứ.” Quan điểm trên đã được Sulak Sivarksa chia sẻ khi viết trên tạp chí Kahawai (8). Ông tin là không chỉ những lời tuyên bố của Đức Phật thường đã bị cắt nghĩa sai lệch đi, nhưng rất có thể còn ám chỉ cả sự không liên tục của Ni đoàn Thánh Thiện Các Ni Sư Khất Thực. Ông còn kết luận thêm, "tốt hơn nên chỉ đường vào Niết Bàn cho càng nhiều người nhiệt tình tìm kiếm bao có thể còn hơn chờ cho đến khi cơ hội đã trôi qua. có thể vượt khỏi cả hồi tưởng và ngay cả những yêu cầu đã biến mất. Rất có thể đến tận điềm tàn lụi." Nhưng trong trích đoạn bản dịch của Francis Wilson đang trong tranh cãi, hình như có rất ít nghi ngờ về những kỳ vọng của Đức Phật: Ôi! Ananda, chỉ có điều này là nếu phụ nữ tiếp tục tiến bước theo luật của Giáo pháp, thì luật pháp này sẽ không còn tồn tại lâu dài. Ôi Ananda thân yêu, điều đó tương tự như trong một cánh đồng rộng lớn bao la thuộc quyền sở hữu của một chủ nhà, có một lượng sấm sét với cường độ sấm chớp đánh liên tục đến mức độ cánh đồng đó bị phá hủy, tiêu tan và biến thành trơ trọi. Ôi Ananda, chính vì thế, theo Phật pháp, khi mà phụ nữ rời khỏi cuộc sống gia đình (xuất gia) cũng sẽ không tồn tại được bao lâu. Ananda thân yêu, giả sử như có một cách đồng mía thuộc sở hữu một chủ nhà. Xuất hiện một thiệt hại do cơn bệnh Crimson cho đến khi những cây mía đường bị phá hủy, tàn lụi và trở thành trơ trọi. Cũng giống vậy, một khi phụ nữ xuất gia, thì Phật pháp cũng không còn tồn tại được bao lâu. Tới điểm đó trong bản tường trình của Wilsons, Đức Phật đã đưa ra chi tiết Tám Điều Luật Chính Yếu (bát kỉnh Pháp) rất nổi tiếng cho Ni đoàn ni sư, giống như một lối đi cao ráo được xây cất ngay trên miệng dòng sông hay là một con kênh để ngăn chặn nước lại. Horner cho biết, “ngài rất am tường thế giới ngài đang sống và có thể mường tượng ra được những bất ổn miệng lưỡi vu khống thế gian có thể tạo ra trong trật tự tự nhiên nếu như những cơ may gây ra gương mù trong quan hệ phải bị cắt đứt. Vì thế... ngài đã tỉa xén phương pháp của ngài một cách thích hợp." Sự công kích lớn nhất đối với những quy luật này chính là đặt Ni đoàn phụ nữ ngay dưới hiện trạng và quyền hạn cao hơn của các vị sư. Các Nữ Tỳ Kheo bị lệ thuộc vào các đồng sự nam giới của họ đối với những nghi thức quan trọng và những điều cần phải được nắm giữ và phải thuận theo hoặc chấp nhận ý kiến của họ trong mọi trường hợp, tuy nhiên nhà sư có thể trẻ tuổi hơn hoặc phải được tự huấn luyện. Quy luật đầu tiên (hay thứ tám tùy theo nguồn tư liệu) ta đọc thấy: “Một Ni sư khất thực, cho dù có tuổi đời hàng trăm năm vẫn phải chào, phải đứng dậy khi có sự hiện diện của nhà sư, phải cúi chào trước và thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ thích hợp đối với một sư khất thực nam giới cho dù người này mới chỉ khởi sự công việc tu trì." Đơn cử những qui luật xã hội vào thời đó, có lẽ chi tiết thú vị nhất được kể lại là điều Mahaprajapati sau này đã xin với Đức Phật, qua lời chuyển cầu của Đức Ananda, xem có phải cùng một luật lệ về điều ưu tiên đó được áp dụng cho cả hai Ni đoàn và tùy thuộc vào hiện trạng của mỗi cộng đoàn thay vì do tình trạng giới tính. Điều Horner gọi là những "bản tính nữ" đó đã rõ ràng đi trước thời gian và đương nhiên đã bị khước từ. Những qui luật liên quan đến kỷ luật nữ giới cũng được tăng cường thái độ ưu thế là phụ nữ thường "say đắm” nhiều hơn nam giới bằng cách kê ra, (chỉ dành cho nữ giới) một thời gian thử thách thêm với mục đích làm dịu đi, nếu không phải là loại trừ hẳn, tính đam mê của họ." Nhưng khi Mahaprajapati nghe được nguồn tin cho rằng sự chấp nhận những luật lệ như trên sẽ tạo thành bước khởi sự gia nhập đời tu. Bà cho hay, để so sánh các qui luật đó như một vòng hoa nhài một người phụ nữ trẻ có thể với hai tay đặt lên đầu sau khi tắm. “Ôi Ananda, ngay cả khi cha làm như thế, hãy nhân danh chính cha đừng bao giờ để cho tám điều luật này bị lỗi phạm trong suốt cuộc đời.” Chính vì thế Ni đoàn Tỳ Kheo, hay tu hội ni sư được thành lập. Ayya Khema là một nhân tố chính làm sống lại các tu hội nữ Tỳ Kheo ngày nay. Sau đây chúng tôi sẽ đề cập đến người phụ nữ này nhiều hơn. Bà đã viết, các phụ nữ thuộc mọi tầng lớp xã hội đã qui tụ lại để ấp ủ một nếp sống mới dành riêng cho họ. "Những ngăn cách đã tồn tại hàng thế kỷ đã bị phá bỏ. Dần dà họ đã nổi lên từ những ranh giới phân cách, họ đã bị giam hãm trong đó quá lâu. Các bà góa thoát ra từ những cách biệt đã áp đặt lên họ, các bà mẹ cô đơn, người thân mới qua đời hay không có con cái đã tìm được an ủi trong Phật pháp. Những người hầu gái thoát khỏi cảnh hạ nhục vì bị bán cho các ông chủ ngã giá cả cao nhất. Những đầy tớ gái tìm thấy được tự do khỏi ông chủ của mình, các gái nhảy và những gái điếm loại sang cũng được chấp nhận và đã phấn đấu sống một cuộc đời gương mẫu hơn.” (9) Tình chị em nơi Phật giáo cũng tương tự như "không gian người phụ nữ" đầu tiên tại Ấn độ như J. Hughes viết trong cuốn sách nhỏ thật kích động mang tựa đề Nữ Tính Nơi Phật giáo (Buddhist Feminism) (10). Phật giáo đã đem lại cho người phụ nữ một cơ hội có “một cuộc sống tách biệt khỏi các vị sư sãi, nếu như không phải là lệ thuộc vào họ; Các sư sãi có thể đi đây đó, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm với các phụ nữ khác, không bị bó buộc về con cái hay gia đình." Thế rồi, thoạt tiên các đoàn thể này phát triển và rất nhiều phụ nữ đã đạt đến mức thể hiện cao nhất. Một số trong họ được kể đến như là những đồ đệ có khả năng nhất của Đức Phật. Chúng ta biết được danh tánh của họ qua kinh và kinh Therigatha, một tập thư đem lại giác ngộ tên là Theris, vì những nữ tỳ kheo đầu tiên có tên gọi như thế. Dharmmadina được coi như một người “siêu việt," và Khema được liệt kê vào số những người có địa vị cao nhất vì trực giác tuyệt vời của bà. Punnika Their, một người nô lệ, được kể như đã khuyến cáo Bradmin: "là đồ ngu trong số các kẻ ngu! Là người được nhắc đến đã thoát khỏi những hành vi xấu xa nhờ phép rửa bở nước, (water Baptism). Nếu thế thì, tất cả con rùa, con ếch, rắn và cá sấu sẽ được vào Niết Bàn cả!" (11) Sau đây là ba bài kệ trích trong tập kệ Therigatha, Susan Murcott và John Tarrant (12) viết theo thể kệ. Tính phổ quát và tính tức thời hình như vượt không gian và thời gian (đã xuất hiện cả 2.500 năm). MUTTA Ôi tự do, tôi đã
được tự do * VIMALA Trẻ trung, * CITTA Tuy thể xác gầy yếu, Dưới thời trị vì của vị vua Phật giáo Ấn độ vĩ đại, Asoka (269-232 trước công nguyên) có một cuộc gặp gỡ khoảng 96.000 nữ tỳ kheo tại Jampudipa. Cho dù sự phỏng đoán đó có phần phóng đại thì rõ ràng là Ni đoàn vẫn còn tiến triển mạnh mẽ. Con gái đức vua Asoka, có tên Shanghamitta, được xuất gia ở tuổi 18 và sau đó được cha mình là đức vua Asoka sai đi truyền đạo để thiết lập tại Sri Lanka. Bà đã mang theo từ Gaya một nhánh cây Bồ Đề. “Cây được trồng tại vườn Mahamegha tại Anuradhapura với một nghi thức đặc biệt,” theo Ayya Khema “Cây này vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay đó là một cây có tuổi thọ lâu đời nhất hiện nay trên thế giới." Sau nhiều thế kỷ Ni đoàn vẫn phát triển tại Sri Lanka và còn lan tràn sang các quốc gia khác tại Đông Nam Á. Cộng đoàn này cũng được thiết lập tại Trung Hoa vào thế kỷ thứ 5 sau công nguyên do một đoàn truyền đạo các nữ tỳ kheo đến từ Sri Lanka. Tuy nhiên, đường hướng xuất gia đầy đủ này đã hoàn toàn biến mất vào giữa những năm 900 và 1000 nơi tất cả các quốc gia theo truyền thống Nguyên Thuỷ (Theravadin) (như Miến điện, Thái lan, Cam-Bốt và Sri Lanka)." Khó lòng có thể thuật lại đầy đủ việc Ni đoàn đã được thiết lập hoàn chỉnh như thế đã biến mất như thế nào, Ayya Khema viết. "Rất có thể chính các tỳ kheo đã chống lại bất kỳ cố gắng nào nhằm tái thiết lập các Ni đoàn như thế. Và các nhà sư chỉ khoan nhượng sự có mặt của các nữ tỳ kheo như là chuyện đã rồi, vì ngay tại Đại Hội (sau khi Đức Phật viên tịch), Thượng Tọa Ananda đã được yêu cầu phải xin lỗi Đại Hội vì đã thuyết phục Đức Phật ban phép xuất gia cho nữ giới.” (13) Ngày nay Ayya đang hy vọng muốn làm sống lại đầy đủ Ni đoàn được xuất gia tại Sri Lanka. Bà đã thiết lập một Trung Tâm Phật giáo Phụ Nữ Quốc Tế tại Colombo (cũng dành cho cả người đời nữa) và cù lao Parappuduwa thuộc quyền sở hữu của các Ni Sư nằm trên chiếc hồ lớn trong đất liền (trên vùng đất đã được chính quyền Sri Lanka ban tặng). Bà cũng chủ trương tăng uy tín cho các nữ tỳ kheo tại quốc gia đó bằng cách đem lại cho họ một nền giáo dục và đào tạo hoàn hảo. Nhìn chung, ni giới phải gánh chịu một mức sống rất thấp trên khắp vùng Đông Nam Á. Trong phần nhập đề cuốn: Nữ Giới Trong Phật giáo, Diana Paul có viết rằng, tương tự như Do Thái và Thiên Chúa giáo, "Phật giáo là một tổ chức trong đó tuyệt đại bộ phận các tổ chức đoàn thể đều do nam giới chiếm lãnh và được các thế lực cơ cấu giáo trưởng điều hành... Nữ giới thường được coi như là thành phần đời, không có quyền hạn, bị coi thường và bất toàn." Trong những bản văn Mahayana ta thường tìm thấy hàng loạt những hình ảnh phức tạp và không mấy xây dựng chối bỏ những đóng góp của giới nữ trong phạm vi đạo Phật. Chúng ta nên nhớ rằng những văn bản này là những phán quyết lý tính đã được phê chuẩn của các vị tu hành ưu tú và tính chất phổ thông cũng như ảnh hưởng luôn kèm theo định kiến. Nhưng một hội đoàn với bản chất và giới tính – có thể gây ô nhiễm và chết chóc cho nam giới – vẫn thấy được tồn tại. Có điều làm tôi hết sức thú vị là, giống như thần thoại trong Kinh Thánh Do Thái giáo, cuốn Sáng Thế Ký, trong đó cho thấy đàn bà là nguyên cớ sa ngã, trong Kinh Suttra Pali cũng gán cho phụ nữ là nguồn gốc hư đốn tình dục cùng với sự sa ngã của nhân loại; nhiều bản văn Phật giáo Cổ đại cũng buộc tội phụ nữ có trách nhiệm trong việc sa ngã này. Nhưng lại có một mặt khác. Một văn bản thứ hai xuyên suốt trong thứ văn chương này, người ta thấy phụ nữ là hiện thân của khôn ngoan, có giáo dục, sáng tạo, nhân hậu và đầy lòng trắc ẩn. Mặc dù phụ nữ được coi như là những nhân vật tôn giáo luôn được mô tả như là thành phần đối kháng với nam giới, nhưng cũng có nhiều luật trừ. Một tác giả tôi ưa thích nhất là Lion Yawn, nhà văn xuất hiện trong văn chương Sutra với một cái tên thật đẹp: The Harmony of the Young sapling Sutra (viết vào khoảng sáu trăm năm sau khi Đức Phật viên tịch). Francis Wilson đã cống hiện cho chúng ta bản dịch tiếng Anh. (14) trong đó kể lại đứa con của một thương gia tên là Sudhana trên đường hành hương. Cậu ta đến một công viên rất lớn có tên là Sun Bright cây cối um tùm, người ta thường gọi là cây Moonrise (cây mặt trăng mọc) tỏa sáng xa cả dặm đường, chiếu sáng tứ phía. Còn có nhiều cây với lá Lapis Lazuli, cây đổ mưa hoa muôn mầu, cây ăn trái, cây đá quý, cây âm nhạc, cây nước hoa. Cùng với suối nước phun, hồ nước, đầm nước và cả ao sen kê ghế bao quanh Sandal Paste, tất cả những thứ đó đều là công trình của ni cô nhân hậu có tên Lion Yawn. Khi Sudhana nhìn thấy Ni cô đang ngồi “trên ngai những con sư tử" dưới lùm cây, có các tớ gái bao quanh. Ni cô trông tựa như mặt hồ nước yên tĩnh, một viên ngọc ước luôn sẵn sàng thi ân mọi điều cầu xin.” Nàng giống như một bông hoa sen, một con sư tử, một ngọn núi lớn, một mùi hương thơm tỏa lan, một loại gỗ quí mát dịu và một nhân vật thuộc đẳng cấp cao trong xã hội An Độ, không vương vấn tính tham lam, thù hận hoặc lừa dối. Nàng như mặt nước phẳng lặng làm mát dịu tâm can mọi chúng sanh. Và nàng được phong tặng là Dharma của roi đoàn, bao gồm nhiều chúng sanh đang tìm kiếm chân lý thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau. "Đối với họ ni sư Lion Yawn đang giảng Phật pháp cho mỗi người lui tới nơi đây và hành thiền. Ngài dạy mỗi người tùy theo vị thế trong xã hội, tùy theo quyết tâm lòng tin của họ để tất cả chiếm được đấng Tối cao, hay đạt đến giác ngộ hoàn hảo." Ngài nữ Thiền sư Boddisattva Lion Yawn đã trở thành một nhân vật "giác ngộ" và một thiền sư hoàn hảo. Chỉ có một người đàn bà có thể vượt trội hơn nữ thiền sư theo truyền thống Phật giáo là Hoàng Hậu Srimala. Người có tài hùng biện như "tiếng sư tử gầm" và là người mà Diana Paul cho là một Phật nữ hiện thân." Liên quan đến khả năng người phụ nữ đạt đến giác ngộ hoàn toàn, các bản văn Đại Thừa (Mahayana) đưa ra ba nhận định quan trọng: 1) người phụ nữ phải chờ đợi cho đến khi sanh hạ được một người con trai thì mới có thể biến thành Bồ Tát hay Phật hóa, 2) một người phụ nữ ngoại lệ có thể trải qua "thay đổi giới tính” trong cuộc sống trần gian này và 3) người phụ nữ được chấp nhận vào hàng ngũ Bồ Tát hay có khả năng Thành Phật. Quan niệm đầu tiên hòa hợp với ý nghĩa là thân xác người phụ nữ không được trong sạch, cho nên không có khả năng tiếp thu chân lý Phật pháp. (Phụ nữ giống như “vùng đất bị nhiễm mặn” ta không thể trồng bắp hay cỏ cây trên đó”, trích tư liệu của Abhidharma Kosa, trong tư liệu siêu hình cuối thế kỷ thứ Tư sau công nguyên.) Quan điểm thứ hai, sự biến đổi giới tính tự nhiên từ nữ sang nam tượng trưng cho sự thay đổi hiện trạng tình dục sang một hiện trạng vô dục khi đã giác ngộ. Như Đức Phật đã tuyên bố trong Kinh Sutra Về Sự Biến Đổi Giới Tính Phụ Nữ, “Nếu như người phụ nữ ý thức được hiện trạng giác ngộ, họ sẽ có được trạng thái siêu thóat của một con người vĩ đại và một người tốt, hay hiện trạng siết thoát của người đàn ông hay của người thông thái... Họ sẽ vĩnh viễn tách biệt ra khỏi nữ tính và sẽ trở thành người con trai." (15). Trong trích đoạn Kinh Sutra Cuộc Đối Thoại Với Bà Gái Candrottara, được viết vào thế kỷ thứ Ba hay thứ Tư sau công nguyên. Diana Paul đã dịch sang Anh ngữ lần đầu tiên. Bà là một phụ nữ trẻ phi thường, tên của bà mang ý nghĩa "Trên Đỉnh Cung Trăng” vì bất kỳ sự gì đụng tới người nàng đều phát sáng chói chang – cho ta thấy nhiều dấu hiệu của tình trạng sớm giác ngộ và sau này đã chứng minh cách hùng hồn những chiều kích sâu sắc nhất nơi Phật pháp. Ngoài ra Diana cũng để lại một nhận định nhỏ về điều bất hợp lý của chuyển đổi giới tính xét dưới bối cảnh vô vi (trống rỗng) – kể cả việc bà đã thanh thản biến đổi giới tính khi vừa nghe được lời tiên tri của Đức Phật là nàng sẽ được thành Phật. Khi nghe được những lời trên, Candrottara đã "quá sức vui mừng," nhiều lần như được nhắc bổng lên tới tận đỉnh ngọn núi bẩy cây Tala. Trên đỉnh ngọn cây thứ bảy, cô gái biến đổi thân xác phụ nữ thành một cậu trai xinh đẹp.” Những hình ảnh hào phóng và bình đẳng nhất của những người phụ nữ - ở trạng thái đạt đến chân lý tột đỉnh (bodhisattvas) - được thể hiện rất ít trong một số những bản kinh Sutras. Tuy vậy một vài đoạn cũng đã gây nhiều ảnh hưởng và rất phổ biến trong văn chương Mahayana (thí dụ., Kinh Vimalakirtinirdesa và Kinh Sutra Về Hoàng Hậu Scrimala Người Có Tiếng Gầm Sư Tử). Trong đó chúng ta tìm thấy những lời tuyên bố mang tính siêu hình. Thí dụ: nếu mọi hiện tượng đều chỉ là vô thường và không bền vững, sẽ không tồn tại nam tính và nữ tính. Sự phân biệt này chỉ mang tính ảo giác. Phật pháp và Đạo pháp chẳng phải là nam tính cũng như nữ tính bao giờ. Như trong Kinh Diamond Sutra cho thấy, trong lãnh vực vô thường, không thấy xuất hiện sự phân biệt giữa hai giới tính nam nữ. Và sự giác ngộ cũng không phân biệt giới tính và tuổi tác, theo nhận định đương thời về kinh Lotus Sutra và Fa-bua I-shu. Trong kinh Vimalakirtinirdesa Sutra ta thấy có một cuộc đối thoại rất sinh động giữa Sariputra và một nữ thần (theo bản dịch của Diana Paul): Sariputra: Tại sao nữ thần lại không biến đổi nữ tính của ngài? Nữ thần: Tôi đã hiện thân là nữ giới được 12 năm và đồng thời tìm hiểu những đặc tính bẩm sinh trong đó và không cách nào tìm ra, thì làm sao có thể biến đổi thành nam giới được. Tương tự như nhà ảo thuật tạo ra một ảo giác về người phụ nữ, nếu như ai đó đưa ra câu hỏi tại sao ngài không biến đổi nữ tính của ngài đi, quả thực họ đang yêu cầu điều chi vậy? Sariputra: Nhưng ảo giác làm sao có được những đặc tính nhất định, vậy thì làm sao mà thay đổi được? Nữ Thần: Vạn vật đều là vô thường, vì thế cho nên làm sao bạn có thể nêu thắc mắc: "Tại sao lại không biến đổi nữ tính cho rồi?” Rồi sau đó nữ thần với quyền phép siêu phàm đã biến đổi Suriputra trở thành hình ảnh của chính mình và biến hóa hình ảnh nữ thần thành hình ảnh của Suriputra rồi hỏi lại: "Tại sao ngài lại không thay đổi nữ tính của ngài luôn đi? Sariputra, trong hình ảnh một nữ thần, trả lời: "Tôi không biết tại sao tôi lại phải thay đổi cũng như bằng cách nào tôi đã biến đổi thành hình tượng một phụ nữ." Nữ thần đáp lại: “Sariputra thân yêu, nếu con có thể biến đổi thành phụ nữ, thế rồi tất cả những phụ nữ khác (trong trạng thái tâm linh) cũng có thể làm được thư thế, nếu như con không thực sự là một người phụ nữ nhưng thể hiện ra là nữ giới ở ngoại hình, thì tất cả phụ nữ đều có thể làm được như vậy, nhưng thực sự họ không là phụ nữ. Vì thế cho nên, Đức Phật cho là tất cả chúng ta thực sự chẳng phải là nam mà cũng chẳng phải là nữ là vì vậy." Theo ý kiến Diana Paul, Hoàng Hậu Srimala có được tiếng sư tử như là một Phật tính, chẳng phải là gì của riêng bà". Ngày giờ chính xác của trích đoạn kinh Sutra mang tên bà cũng không được biết đích xác, nhưng rất nhiều bài bình luận về trích đoạn đó đã được viết từ những năm 400 đến những năm 600 sau CN. Trích đoạn Sutra kể lại, ngay sau khi đã tự đạt đến tình trạng giác ngộ (cho dù có nhiều bất đồng giữa các nhà bình luận liên quan đến những giai đoạn giác ngộ của Hoàng Hậu – cho là có tám giai đoạn, như một số người công nhận như vậy, chính là muốn gán cho phụ nữ một địa vị nổi bật). Srimala tiến hành cảm hóa tất cả tất cả các phụ nữ trong thành phố, rồi đến chồng bà và sau cùng là những người đàn ông khác. Bà gọi những người theo bà là các "con trai con gái của mình". Paul cho biết, không thấy một ám chỉ nào về phân biệt cấp bậc, địa vị hay phân công lao động theo giới tính ở đây. Toàn bộ mạch văn của Sutra đều mang tính cách tưởng tượng về phụ nữ. Tác giả cảm thấy chính Hoàng Hậu Srimala có nhiều điểm rất tương đồng với hình ảnh của một Phật Bà. Kinh Sutra về Hoàng Hậu Srimala là một cảm hứng dân gian rất lôi cuốn các phụ nữ Ấn độ, Trung Hoa và Nhật bản. Paul gợi ý cho biết, vì Sutra đã mô tả người phụ nữ đầy tính nhân hậu cũng như phải chiến đấu để tồn tại và am hiểu cuộc sống trên đời này trong tự do. Cũng cần nhắc lại một nhân vật nữ khác nữa rất được tôn kính, tuy chỉ đề cập ngắn gọn ở đây, vì đã được nghiên cứu đầy đủ ở chỗ khác, đó là Bồ tát Kuan Yin (Quan Âm), rất nổi tiếng tại Trung Hoa và khắp vùng Đông Nam Á. Tại Nhật Bản bà được gọi với tên Kannon (Kanzeon). Bà còn là bồ tát Avalokiteshavara, một vị bồ tát đàn ông người Ấn độ nhân hậu tuyệt đối và đồng cảm với những đau khổ của nhân loại. Nguồn gốc mô hình phụ nữ như Quan Âm có liên quan đến việc du nhập những bản văn Phật giáo Đại Thừa vào Trung Hoa từ đời nhà Tần và tiếp theo sau là sự pha trộn với vị Bồ tát White Tara, nguyên thủy là một phụ nữ thâm giao với Bồ tát Phật Bà Avalokiteshvara. Diana Paul còn bổ sung nhiều chi tiết về sự biến hóa này. Xem trong cuốn sách do John Blofeld viết mang tựa đề Bồ Tát Từ Bi (Bodhisattva of Compassion) (16). Xuyên suốt những lời giảng dạy nơi truyền thống Đại Thừa (Mahayana và các trường phái phương Bắc), giới tính được coi như đối kháng với trạng thái giác ngộ. Nhưng theo Phật giáo Đại Thừa thì bán âm bán dương – là sự kết hợp giữa đặc tính tuyệt hảo nhất của hai phái – lại được coi là trạng thái hoàn thiện. Với sự kết hợp giữa giáo thuyết Phật giáo với giáo thuyết Đại Thừa thì phụ nữ nắm giữ vai trò quan trọng sâu xa hơn nhiều so với Phật giáo nguyên thủy. Trong Kinh Tantra, các nguyên lý nữ tính và nam tính được hiểu như là những xu hướng chảy xuyên suốt qua thân thể cả người nam cũng như người nữ, tích cực và thống nhất thực hiện Phật pháp. Hình ảnh người phụ nữ nổi lên với những đặc tính vừa nhục dục lại vừa siêu nhiên, vừa thỏa mãn lại vừa thông minh, vừa giận dữ điên cuồng lại vừa an nhiên tự tại. Tsultrim Allione viết trong bài giới thiệu cho cuốn sách của bà mang tên Người Phụ Nữ Khôn Ngoan (Women of Wisdom) cho biết "Làm thế nào để được khoan khoái thoải mái mà vẫn cảm thấy trong lòng trong trắng và bình yên, với con mắt sầu thảm để có thể trở thành siêu nhiên được.” (17) Người Tây Tạng cho rằng nguyên lý nam tính sẵn tính năng động sôi nổi (thật thú vị, nó được so sánh với mặt trăng) còn nguyên lý nữ tính lại được cho là khôn ngoan hoàn hảo (tựa như mặt trời) hợp nhất cả hai lại là điều hết sức quan trọng trong việc thực hành Phập pháp của người Tây Tạng. Như một lời chú thích khôi hài ở cuối trang sách, đây là một nhận định (được một thiền sinh hành thiền tại San Francisco, do Susan Murcott tường trình trong cuốn Kahawai, xuất bản mùa hè 1981) về nguyên lý nữ tính như là một cái gì "trống rỗng" và nguyên lý nam tính là "sinh động hoạt bát”. Đây là lời của anh ta: "Điều đó ngụ ý các phụ nữ dọn dẹp bàn sau bữa ăn, còn nam giới ngồi hút thuốc sì- gà." Một điển hình cuối cùng đề cập đến một nữ Phật tử đã chứng tỏ sự phấn đấu liên tục trích trong văn chương Thiền định (Zen.) Tên là Myoshin, đồ đệ của Thiền sư Kyozan. Câu chuyện về bà đươc kể lại trong cuốn Raibai Tokuzui, một phần trong tác phẩm kiệt tác mang tên Shobogenzo của nhà hiền triết Phật Thiền Zen kiêm thiền sư lỗi lạc Dogen Zenji, trong câu chuyện trên, Kyozan nhận ra được Myoshin đắc thủ tính khí của một chiến binh can trường. Ông đã cắt cử bà đứng đầu một thiền viện. Một buổi chiều nọ có khoảng 17 nhà sư từ Szechwan đến thăm chùa trong một cuộc hành trình tìm kiếm một thiền sư để thọ giáo và hy vọng sẽ được tiếp chuyện với Kyozan. Đêm xuống họ tá túc tại thiền viện và tranh luận sôi nổi với nhau về đấng tổ phụ thứ Sáu. Và mỗi người cứ luân phiên tranh luận với nhau, chẳng có ai nắm được điểm chính. Bên kia bức tường Myoshin nghe thấy họ tranh cãi to tiếng liền la lên: "Đồ lừa chết tiệt! Biết bao đôi giầy cỏ họ đã lê mòn trên đường tìm kiếm Phật pháp mà chẳng gặp được cho dù ngay cả trong mơ." Khi mười bảy nhà sư nghe thấy lời bình phẩm của bà, họ thấy mắc cở, chỉnh lại áo cà sa và thắp nhang, đồng thời tỏ lòng tôn kính và xin được thọ giáo ngài Myoshin. "Phật pháp đâu có phải ngọn gió di chuyển; không phải ngọn cờ lay động; cũng chẳng phải tâm trí chuyển động.” Nghe bà diễn đạt về Phật pháp như vậy, các nhà sư tự kiểm định lại chính mình và vái chào biết ơn, họ quyết định thọ giáo nữ thiền sư. Và không cần chờ đợi được trao đổi với Kyozan họ đã lên đường trở về thẳng Szechwan. Dogen kết luận, "Thật vậy, điều trên chẳng ăn nhằm gì tới ba điều khôn ngoan và mười kiểu thánh đức; đó chỉ là hành vi của một con người truyền đạt trực tiếp Phật pháp từ Đức Phật và các Thiền sư." (18). Ở vào thời đó (1240 sau công nguyên) tác phẩm Raibai Tokuzui của Dogen đã là phán quyết mạnh mẽ khẳng định sự bình đẳng của người phụ nữ, đặc biệt đối với những ai "nghiêm chỉnh nghiên cứu Phật pháp," (xem chương 7). Xét dưới góc độ lịch sử Phật giáo vốn thường ấp ủ một mối ác cảm lớn đối với phụ nữ. Chính Phật pháp vượt trên mọi ác cảm, tồn tại ở đâu đó và chỉ là những quan niệm tản mạn. Lời Phật dạy lại là một vấn đề khác, vì được phát xuất từ tâm trí và ngôn ngữ bị lịch sử và kinh nghiệm con người chi phối. Điều này có thực nơi tất cả các tôn giáo khác– biết làm thế nào được? Như thế nếu lời Phật dạy càng trở thành "vững chắc" bao nhiêu thì các tôn giáo đó lại càng phản bội lại những cảm hứng siêu việt nguyên thủy hoặc cái cốt lõi thần bí của tôn giáo bấy nhiêu. Điều này sản sinh ra những điều bí ẩn không rõ rệt như các Phật tử thường cảm thấy gần gũi với điều siêu nhiên cốt lõi nơi Thiên Chúa giáo hơn là một vài biểu hiện bề ngoài của Phật giáo. Điều đó cũng làm rõ tại sao Meister Eckhart, Martin Buber, Mẹ Theresa, là tác giả không tên tuổi của tác phẩm The Cloud of Unknowing, Hildegard von Bingen và Gerald Red Elk nói về chúng một cách trực tiếp cũng như các học giả lớn Phật giáo. Nhưng hiện nay đối với nhiều phụ nữ đang hành đạo, một trong những trở ngại lớn nhất còn tồn tại là thiếu vắng những mô hình rõ ràng về vai trò của người phụ nữ cũng như các bà mẹ nòng cốt ở thế hệ trước được thể hiện trong văn chương hay Kinh Phật. Một thực tế rất hiển nhiên là tất cả các thiền sư tên tuổi, các nhà hoạch định đường lối và các nhà sư trụ trì xuyên suốt mọi thời đại vẫn là nam giới. Trong khi đó, chỉ một ít năm trở lại đây, tại Tăng đoàn tu sĩ Phật giáo Diamond ở Hawaii đã thay đổi lời trong những bản tụng kinh hàng ngày, bằng cách bỏ đi các từ “các thiền sư sáng lập” hay “các thiền sư tổ phụ”. Duy có điều khó tránh khỏi là các vị tiền bối vừa đề cập đến ở trên đoàn bộ vẫn là nam giới. May mắn thay, các thành viên của đoàn thể này đã cố gắng thích ứng với hoàn cảnh hiện tại, với sự giúp đỡ của nhà dịch thuật Thomas Cleary và các thiền sư, Robert Aitken, Roshi, họ đã cho phát hành trong tờ tập san mang tên Kahawai, một loạt bài về cốt truyện chưa được biết đến từ xưa đến nay về các phụ nữ còn trong bóng tối trong lịch sử thiền Phật được biết đến với tên "Kahawai Koans" (19) mà chúng tôi đã đến gặp một số phụ nữ tiêu biểu trên và một số phụ nữ nổi bật đang tham gia cuộc chiến Phật pháp với các nhà sư cũng như các thiền sư để bình đẳng. Các nhân vật phụ nữ này thường không xuất đầu lộ diện, họ tự giấu mặt trong các túp lều và các phòng trà, ở đó những ai đến tìm gặp họ hoặc tình cờ gặp họ sẽ nhận được một số Phật pháp. Tôi cảm thấy các “nữ tiếp viên phòng trà" (tea ladies) này rất thu hút. Hình như có mối dây liên hệ giữa họ và các phụ nữ Phật giáo thần bí Tây Tạng, Twultrim Allione đã mô tả trong cuốn Woman of Wisdom. Tôi thắc mắc không hiểu với vị thế vô danh tiểu tốt như vậy có phải là điều tự nhiên đối với phụ nữ hoặc đó chỉ là một cấu trúc xã hội, hoặc cả hai? Tôi càng ngạc nhiên hơn nữa khi trong số các phụ nữ tôi phỏng vấn trong cuốn sách này cũng lại là một nữ tiếp trà (chương II). Cuối cùng hình như tôi đang lưu ý đến các phụ nữ tiếp trà ở mọi nơi. Một người bạn tôi quen biết đã 20 năm lại là một nữ tiếp trà giả dạng. Trong một cuốn sách rất hay mang tên A journey in Ladakh (cuộc hành trình về Ladakh) tác giả là Andrew Harvey, chúng ta bắt gặp nhân vật Moneesha, một phụ nữ cứng cỏi thường hay bận tâm đến những kỳ vọng thiêng liêng. Nói đến thiền sư của mình - Thuksey Rinpoche - bà ta kể: Thiền sư là một người chăm chú, đơn giản, nhân hậu và một ông già vui tính và vì thế tôi rất yêu quí ông. Ông quá bận tâm đến thế giới xung quanh, không còn nhiều thời gian để kể lại những kinh nghiệm đời mình cho ai cả. Ngay cả khi ông ta rỗi rãi ông cũng không muốn làm thế. Bạn đang tìm tòi điều gì chăng; ông đã kiếm ra điều bạn đang tìm. Đó là những khác biệt và cũng là những gì bạn luôn bàn cãi tranh luận, phân tích và so sánh. Để rồi đừng làm cho bất kỳ ai phải lung lạc - tất cả những gì được bàn bạc về Đức Phật hay Niết Bàn từ những người mất trí do những điều nhạy cảm và những phản ứng của chính họ ám ảnh! Bạn hãy làm một điều gì đi, hãy làm đôi điều hữu ích hơn. Giọng nói đặc sệt truyền thống. (Nếu bạn suy nghĩ về điều đó, rất có thể chính bạn đã hình dung ra được một số nữ tiếp trà là như thế nào.) III Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều phụ nữ tích cực tham gia các hoạt động trong nhiều ngành Phật giáo tại Hoa kỳ. Bằng nhiều cách khác nhau chúng tôi đang gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm để tìm hiểu một vài khó khăn cũng như xung khắc nơi các phụ nữ đang hành đạo trong khuôn khổ sự hiện diện của nữ giới nơi các truyền thống giáo phụ khác nhau. Một trong những đáp ứng đầu tiên trước nhu cầu này là ấn bản tập san Kahawai, do cộng đoàn tu sĩ Phật giáo Diamond tại Honululu ấn hành. Tập San Người Phụ Nữ Và Thiền định (Zen). Từ năm 1971 tập san này đã xuất bản những bài viết, những bản dịch, thư từ và đối thoại trong một thời gian dài, tập san là kênh duy nhất để chúng tôi liên hệ với nhau. Mùa hè 1981, một cuộc hội thảo đầu tiên về Phụ Nữ và Phật giáo được diễn ra tại Trung Tâm Thiền Naropa thành phố Boulder, bang Colorado. Đó là cuộc gặp gỡ của các phụ nữ đang hành Phật thuộc ba truyền thống chính tại quốc gia này là: Tây Tạng, Thiền định Zen và Đại Thừa. Cuộc hội thảo thứ hai cũng đã được tổ chức tại đó vào năm sau. Qui tụ các phụ nữ trên toàn quốc đến dự, họ tham gia thuyết trình, thảo luận, chia sẻ luyện tập., hy vọng và quan tâm. Cuối cùng họ cảm thấy là "Chỉ có một cộng đoàn tu sĩ cho tất cả mọi người" (Sangha). Nhiều phụ nữ còn muốn hành đạo tập thể với nhau, tách khỏi nam giới (không nhất thiết luôn phải tách ra, nhưng đôi khi cần thiết) và dần dà đã được công nhận tại đây. Cho dù đây chỉ là trường hợp hiếm thấy xảy ra tại Hoa kỳ, rất có thể điều này lại không xảy ra ở nơi khác. Tại Luân Đôn chẳng hạn, các thành viên cộng đoàn Phật giáo phương tây đã tiến hành tổ chức các cuộc tu thiền dành riêng cho phụ nữ đã nhiều năm nay. Ruth Dension có lẽ là người đầu tiên tại Hoa Kỳ tổ chức các cuộc tu thiền dành riêng cho phụ nữ từ những năm 70. Mới đây nhiều cuộc tĩnh tâm như vậy đã được tổ chức từ Bờ Đông sang Bờ Tây Hoa kỳ do Maurine Stuart (Maurine Freedgood là tên cũ) rồi Jacqueline Mandell, Christina Feldman, Michelle McDonald, Julie Wester rồi đến Anna Douglas. Anna Douglas cảm thấy họ cần phải tạo ra một nơi nào đó an toàn nơi mà mọi cõi lòng và trực giác có thể được lắng nghe rõ ràng hơn và những vấn đề siêu nhiên được khám phá mà không phải lo sợ bị chi phối bởi hoàn cảnh xung quanh trong việc hàn gắn vết thương cho từng cá nhân cũng như tập thể. Cũng theo những đường hướng trên, một nhóm người đời và nữ tu sĩ Phật giáo tại Washington DC. Cũng đi tìm kiếm một nơi thích hợp để thành lập một nữ tu viện Phật giáo, một đoàn thể đại kết, một Trung Tâm Thiền cho phụ nữ thuộc mọi trường phái Phật giáo. Họ chủ trương “Cộng đoàn này chỉ dành chăm lo đời sống thiêng liêng cho giới phụ nữ" và họ hy vọng duy trì được tính toàn vẹn của mỗi truyền thống, "trong khi động viên sự phát triển tính khôn ngoan lòng từ bi giữa sự khác biệt nơi các truyền thống. Tinh thần hòa hợp và không phân biệt đối xử (cho dù đã trải qua hơn 2000 năm ly tán vô căn cứ). Đó là một biểu hiện rõ nét những giá trị cơ bản của cả Phật giáo lẫn phụ nữ". Một số phụ nữ tham gia tạo dựng nên Trung Tâm này đã được xuất gia nữ tỳ kheo. Trong khi đó theo truyền thống Đại Thừa phụ nữ vẫn có thể được xuất gia đầy đủ (cho dù đôi khi phải gặp rất nhiều khó khăn: xin xem câu chuyện kể về Roshi Kennett, chương 7). Theo truyền thống Đại Thừa và Mật Tông thì việc phong chức đầy đủ đã biến mất cả ngàn năm nay. Tuy nhiên vào năm 1980 với sự khích lệ của Thượng tọa lãnh đạo Phật Giáo Tây Tạng Ngài Gyalwa Karmapa, thì Ane Pema Chodron, một nữ tỳ kheo người Hoa Kỳ theo trường phái Tây Tạng, đã nghiên cứu và tìm ra được một phiên bản nghi thức cổ xưa vẫn được áp dụng tại Hong Kong. Câu chuyện về việc xuất gia của nữ tỳ kheo này sẽ được kể lại trong chương 3. Vị nữ thiền sư này hiện nay là Tu Viện Trưởng trụ trì tại một thiền viện ở Nova Scotia. Bà là người Mỹ đầu tiền theo trường phái Tây Tạng đã được xuất gia với một nghi thức rõ rệt, Nhưng hiện thời nhiều phụ nữ phương Tây khác cũng đã noi gương bà. Một khi số người xuất gia lên đến con số 10 người, thì có thể tổ chức xuất gia theo một nghi thức phương Tây. Sau cùng, rải rác đây kia, các nữ thiền sư đang khởi sự xuất đầu lộ diện. Để ghi lại sự kiện này vào tháng 6 năm 1983. Trung Tâm Thiền Providence đã đăng cai một cuộc hội thảo một ngày với sự tham dự của Maurine (Freedgood) Stuart, Jacqueline Schwartz Mandell và Boby Rhodes, Thiền sư từ thiền viện Nhật bản, thiền phái Thiền Minh Sát (Vipassana) đến tham dự, rồi có cả thiền viện theo truyền thống Đại Hàn cũng có mặt. Sự hưởng ứng đó thật khích lệ đến độ vào năm 1984 họ đã mời 6 nữ thiền sư để tổ chức một buổi hội thảo cuối tuần đã thu hút được hơn 100 người tham dự (hầu hết là phụ nữ, nam giới chỉ đếm được trên đầu ngón tay). Vào tháng 3 năm 1987 một cuộc hội thảo dành riêng cho phụ nữ được tổ chức tại Bờ Tây (West Coast). Hơn 150 phụ nữ có mặt tại Berkeley, tiểu bang California, để tham gia cuộc Cử Hành Những Người Phụ Nữ Phật tử, thuộc đủ mọi truyền thống khác nhau. (Kể cả những người hành đạo độc lập) và hoàn toàn không theo một hình thức cơ cấu phẩm trật nào cả. Có sự hưởng ứng ngoài sức tưởng tượng – 50 phụ nữ đã không thể tham gia được (thiếu chỗ) – và vì thế có nhiều cố gắng đã bỏ ra để hoạch định một buổi hội thảo thứ hai sáu tháng sau đó ngay cuộc hội thảo đầu tiên kết thúc. Tuy vậy vào thời điểm những cuộc hội thảo đầu tiên này, những dấu hiệu đau khổ và bất ổn đang diễn ra nơi một số cộng đoàn tu sĩ trên toàn quốc. Vì sự thân mật đã nảy sinh trong giai đoạn hội nghị, một số vấn đề tế nhị có khả năng bùng phát đã ló dạng. "Một trong số những vấn đề đó là những tương quan tình dục giữa các thiền sư và thiền sinh" Deborah Hopkinson đã tường trình trong tạp chí Kahawai: "Vấn đề này đã gây ra biết bao nhiêu cảm xúc và căng thẳng đến nỗi chúng tôi phải quyết định giải quyết những tranh cãi đó như là chi tiết lịch sử không được lưu trữ lại bằng máy ghi âm. Và như vậy đôi lúc chúng tôi đã phải tắt máy ghi âm trong buổi hội thảo." Bản tường trình này cũng được xuất hiện tại cuộc hội thảo Boulder lần thứ hai nhưng vấn đề vẫn trở nên sôi động nơi các cuộc hội thảo khác tại Providence. Hiện nay những vấn đề như vậy đã được công bố công khai như là đồng tính luyến ái và được mổ xẻ (một số người cho là mổ xẻ quá kỹ) một cách thẳng thắn và đầy đủ. Vấn đề chủ yếu đối với nữ giới là lạm dụng sức mạnh tiềm ẩn nơi các vấn đề quan hệ thầy và trò. Nhưng một khi được công khai mổ xẻ, thực trạng tương tự sẽ không cố ý gây ra xung khắc và đau khổ nữa. Nhiều cuộc sống đã bị tan vỡ. Có những đạo hữu phụ nữ trưởng thành cũng như chưa trưởng thành đã dẹp bỏ Phật giáo sang một bên, mất tinh thần và vỡ mộng. Đa số chúng ta đều công nhận đó phải là một vấn đề "thuộc Phật giáo". Từ góc độ người phụ nữ có thể thấy rõ ràng vấn đề đó tiềm tàng nơi chính hệ thống phụ quyền gây ra. Một điều rất rõ ràng không thể chối cãi là các tổ chức Phật giáo đã mang tính chất phụ quyền một cách mạnh mẽ ở nơi này hoặc nơi khác. Nhưng ngay lúc này, tại Hoa kỳ hệ thống đó mới chỉ bắt đầu chớm thay đổi. Phật giáo tại Hoa kỳ trong thực tế có thể đang đứng trước ngã ba đường. Sự xuất hiện những nhân vật phụ nữ đầy ảnh hưởng hình như trùng khớp với điều có thể gọi là thời kỳ chớm nở của Phật giáo tại Hoa kỳ. Đến nay hầu như đã gần 100 năm kể từ khi Đại sư Shoyen Shaku là thiền sư (Zen) đầu tiên đến viếng thăm Hoa Kỳ vào năm 1893. Cũng chỉ mới 80 năm sau ngày ông trở lại từ Nhật Bản để huấn đạo cho một số người Hoa Kỳ hành thiền; khoảng 35 năm kể từ khi một số thiền sư Nhật Bản khác, kể cả Nakagawa Soen Roshi và Yasutani Roshi bắt đầu đến thăm Hoa Kỳ thường xuyên để huấn giáo cho các học viên và tổ chức các cuộc tu thiền (sesshins); 25 năm kể từ ngày các Trung Tâm Phật Học lớn được thiết lập tại Thành Phố New York, San Francisco và Los Angelos, với những nơi cư ngụ của các thiền sư người Nhật bản và kèm theo là những chương trình huấn luyện nghiêm khắc; tròn 20 năm kể từ thế hệ thiền sư Hoa Kỳ đầu tiên là các thiền sư Philip Kapleau và Robert Aitken thiết lập các trung tâm của chính họ tại Rochester và Hawaii, phỏng theo kiểu các trung tâm tại Nhật bản; 15 năm kể từ ngày hai vị đại thiền sư Tây Tạng là Tarthang Tulku và Chogyam Trungpa, thiết lập các trung tâm tại California và Colorado; chừng 15 năm kể từ ngày một thiền sư (Zen) người Hàn quốc và vị kia người Việt Nam Seung Sahn và Thích Thiên- An mỗi người thiết lập một viện đệ tử và một trung tâm truyền dạy thiền. – một tại thành phố Providence và một tại Los Angeles; có 10 năm kể từ khi ba thanh niên Hoa kỳ – một nữ và hai nam – sau khi theo học nhiều năm tại Đông Nam Á, đã đem về Hoa Kỳ truyền thống Thiền minh sát (Vipassana) và thiết lập một trung tâm thiền viện tại Barre, bang Massachusetts. Vậy nên Phật giáo đã được gieo trồng trên đất Hoa Kỳ, đã được các truyền thống cổ đại xúc tích Á Châu vun tưới và chăm bón, điều đó giúp tăng cường cho gốc rễ và nhánh non đâm chồi nẩy lộc. Nhưng thổ nhưỡng và khí hậu tại đây rất khác và cũng cần phải có thực phẩm bổ dưỡng cần thiết như hiện nay. Để cho Phật giáo thực sự được thiết lập vững chắc tại Hoa Kỳ, cần phải gỡ bỏ khỏi sự nương tựa vào những hình thức kế thừa và phải tìm kiếm cho ra ngay tại miếng đất nó đang tăng trưởng lên. Nói cách khác, thế hệ tín đồ Phật giáo hiện nay của chúng ta là ai? Làm thế nào chúng ta có thể đào sâu hiểu biết? Đâu là hình thức độc nhất và hoàn hảo để cho Phật pháp phát triển tại đây vào lúc này? Tại một vài nơi đã thấy xuất hiện những động thái thoát ly khỏi những hình thức Á Châu và đã có những công trình nghiên cứu tập thể để tìm ra cho được những hình thức xác thực và thích hợp. Nhưng điều đó không có nghĩa là công việc đã đi đến chỗ kết thúc. Các vị thiền sư Á Châu vẫn thường xuyên nắm cương vị lãnh đạo. Và ngay cả khi họ không nắm quyền đó thì những hình thức Á châu vẫn được tuân thủ nghiêm ngặt. Đúc kết lại, chúng ta có thể đặt câu hỏi. Phật giáo là như thế thôi sao? Một số người đang cân nhắc vấn đề đó rất cẩn thận, thực tế thì Phật giáo là gì? Phật pháp là thế nào? Đâu là cơ sở tồn tại của chúng ta? Và đâu là những phương thế tốt nhất để tìm ra cơ sở đó? Phật giáo truyền thống đã sáng tạo ra những phương cách tốt nhất có trong tay và đối với những quốc gia tại Ấn độ, Trung quốc – Tây Tạng, Nhật Bản và Đông nam Á những phương thức này đã được gọt giũa và hoàn thiện. Một khi Phật giáo di chuyển từ nước này sang nước khác, những phương pháp và đặc tính của nó thay đổi đáng kể. Rất có thể, ngay từ lúc đầu, những cách thức cổ điển đã được bắt chước rất cẩn thận. Nhưng các phương cách tốt nhất tại một nền văn hóa này không nhất thiết phải là những phương cách tốt nhất nơi một nền văn hóa khác. Và khi thời gian trôi qua, mỗi quốc gia lại phát triển một hình thức Phật giáo với những đặc trưng và hương vị của chính mỗi nước. Mười lăm năm về trước, Hoà Thượng Thích Nhất Hạnh, một thiền sư Việt Nam và cũng là một thi sĩ đã viếng thăm Hoa kỳ nhiều lần, viết trong cuốn sách, Cẩm Nang Hành Thiền (Zen Keys) "người ta không trở thành một hành giả hành Thiền bằng cách bắt chước cách ăn, cách ngồi, hoặc cách ăn mặc của các hành giả hành thiền Nhật Bản hay Trung quốc. Thiền chính là cuộc sống, thiền không thể bắt chước. Nếu một ngày nào đó thiền trở thành hiện thực tại phương Tây, nó sẽ khoác lấy những hình thức phương Tây. Khác biệt đáng kể so với Thiền phương Đông.” (20) Đây là giai đoạn chúng ta đang tiến tới hiện nay. Phật giáo Hoa kỳ đang trong giai đoạn đi tìm cho mình một bản chất riêng. Phải nói rằng giai đoạn này rất ồn ào náo nhiệt. Những biến động và lộn xộn hình như là đặc thù chung ở nhiều đoàn thể Phật giáo trên khắp đất nước Hoa Kỳ. Trong từng thành viên của một số nam thiền sư đã rời khỏi những bệ, tự giác hay không tự giác, mà họ đã giúp xây dựng lên. Một sự kiện nổi bật khác có ba trong số các thiền sư được phỏng vấn trong cuốn sách này đã giã từ sư phụ mình, người đã truyền nghề cho họ. Một người khác vẫn duy trì liên lạc với đồng môn của mình trong cùng một dòng hệ. Một người khác đã thêu dệt nên một hoàn cảnh kích động đau khổ trong đoàn thể, đã giã từ trong một thời gian dài để lượng định lại thực tế. Một phụ nữ khác đã hành thiền trong nhiều năm tại Đông Nam Á, vừa được hai lần theo truyền thống Đại Thừa, trở thành một trong những thiền sư nổi tiếng theo phái Thiền Minh Sát (Vipassana) tại quốc gia này. Khi tôi phỏng vấn nữ thiền sư này vào cuối năm 1983, thiền sư vừa mới rút lui khỏi chức vụ thuyết pháp tại trung tâm thiền sư nơi tạo dựng nên sự danh tiếng và hiện nay đang đi theo đường lối riêng của mình. Nữ thiền sư cho biết, "Tôi không còn có thể đứng trước các phụ nữ và tuyên bố rằng tôi đại diện cho một trường phái không công nhận phụ nữ được bình đẳng với nam giới.” (chương II). Vậy nên cơ cấu đã bị lung lay, trong khi đó sự lộn xộn hình như đang xảy ra trong nội bộ Phật giáo Thiền định (Zen) (cho đến nay vẫn là phái được thành lập lâu đời nhất trên đất nước này) những tiếng đồn đại rõ ràng đã vượt khỏi giới hạn ở khắp nơi. Mọi sự đều có thể được đặt thành vấn đề, từ những tiến trình nghi thức đối với những chức vụ trong thiền viện. Một trong những vụ việc đầy kịch tính xảy ra là sự rạn nứt giữa nội bộ Trung Tâm Thiền Rochester năm 1980, khi mà một nửa cộng đoàn, dẫn đầu là Toni Packer, đã từ bỏ toàn bộ những hình thức hành thiền và chỉ giữ lại những gì cơ bản nhất. Một số người mô tả điều này như là trận Động Đất tại Thiền viện. Tuy vậy Toni và đoàn thể vẫn tiếp tục cải tiến, vừa rồi đây còn đặt vấn ngay cả từ Thiền định (Zen). Những trung Tâm khác không được triệt để như thế, nhưng dần dà cũng bỏ qua một số điều như: vái lạy, tụng kinh và phật phục. Cộng đoàn Diamond tại Hawaii đứng đầu là nữ tỳ kheo Robert Aitken, Roshi, trong nhiều năm nay đã rà soát lại qui trình phụ nữ hóa trong chính trị, ra quyết định cũng như dịch thuật lại các Kinh Phật (sutras) loại bỏ ngôn từ giới tính đã được truyền xuống như điều bất khả thay thế suốt nhiều thế kỷ nay. Xu thế xem ra có chiều hướng thiên về cởi mở hơn, không cứng ngắc, có cơ cấu nữ giới và loại bỏ phẩm trật và quyền bính, hướng về những đoàn thể đời rất đa dạng, tập trung vào hoạt động giữa đời, trong gia đình, trong tương quan và quan tâm nhiều đến những giá trị phụ nữ truyền thống như chăm sóc và dưỡng dục con cái. Dưới nhiều góc độ, Phật giáo và nữ giới phản ảnh những giá trị và nhận thức giống nhau. Cả hai đều mang tính duy nghiệm sâu xa và cũng rất trực giác. Cả hai đều cảm nhận được sự liên kết và tương quan mật thiết giữa vạn vật. Cả hai tự bản tính đều bao gồm hơn là loại trừ. Vậy nên đối với nhiều người, việc cả hai hòa quyện vào nhau xem ra hoàn toàn tự nhiên và đầy hứa hẹn. Cho dù tuyệt đại đa số các nữ thiền sư được đề cập trong cuốn sách này đều không coi mình thuộc nữ giới. Có điều sẽ thấy là khuynh hướng và thuyết pháp cơ bản của họ hoàn toàn phù hợp với các giá trị phụ nữ. Vì lý do những phụ nữ này dứt khoát tiến lên và gây ảnh hưởng (và hầu như chắc chắn là họ đại diện cho ranh giới phát triển của Phật giáo Hoa kỳ hiện nay) chắc chắn là họ sẽ nắn sửa lại cách nhìn và cảm nhận của mình về cách hành Phật sự tại Phương Tây cho những năm tới. Nếu chăng đa số các thiền sư đề cập đến trong cuốn sách này đặc biệt không tự nhận mình thuộc phái nữ quyền, chúng ta cần đặt vấn đề tại sao họ lại không làm thế. Sau khi đã lắng nghe và thảo luận cẩn thận, tôi hiểu là cơ bản cách suy nghĩ của họ phản ánh một tầm nhìn không mang tính chất nhị nguyên tính – như một sự miễn cưỡng phân cực, loại trừ, tuyên bố thù nghịch, hoặc là chấp với bất kỳ những ý kiến cố định nào đó. Tôi muốn công nhận, thừa nhận và chấp nhận và gộp tóm khuynh hướng này, trong khi đó cố gắng nới rộng cuộc đàm thoại ở mức độ rộng thêm chút nữa. Tôi tin một phần vấn đề là ở chỗ chúng ta không phân biệt rõ ràng được các mức độ thực tế khác nhau. Chúng ta đang vấp phải những vấn đề hóc búa như: Niết Bàn và Vòng Luân Hồi (Samsara) cái tuyệt đối và tương đối, hữu biên hay vô biên, siêu nghiệm hay tạm thời. Không dễ gì kiếm ra được lối thoát. Nhưng khó lòng tránh khỏi, trong lãnh vực hữu biên chúng ta đang sống và đang hành Phật sự. Đó là hiện tượng chúng ta đã được mách bảo phải nắm giữ cẩn thận. Chúng ta đã học phải biết tỉnh thức, chú tâm vào vấn đề. Đừng bỏ qua điều gì, ý thức nơi chúng ta đang hiện hữu – trên thế gian này – đó là phương cách duy nhất vượt khỏi kinh nghiệm giới hạn của chúng ta là thông qua điều đó. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu như chúng ta bị bắt buộc không nhận ra một vài sự việc. Điều gì sẽ xảy đến nếu chúng ta tự luyện mình không am tường điều chúng ta phải cảm nhận trong một vài hoàn cảnh cụ thể? Nếu chúng ta cần đến một vài soi sáng ngoại lệ để chiếu sáng những nơi u tối. Tôi đang đề xướng, ở mức độ nào đó nữ quyền thuyết chính là thứ ánh sáng đó. Hơn mười năm trước Elise Boulding đã viết một cuốn sách mang tựa đề Phần Ngầm Của Lịch Sử (The Underside of the History). Nói về những nhiệm vụ không có trong danh sách của phụ nữ từ thời đồ đá (21). Cho đến nay hàng loạt những cuốn sách đã được xuất bản chứng minh bằng văn bản những đóng góp của phụ nữ trong mọi lãnh vực khả dĩ có thể tưởng tượng được trong cuộc sống. Những cuốn sách này rất cần thiết để giúp ta biết được toàn bộ vấn đề, hơn là chỉ một phần nhỏ mà vì yếu tố thời gian đã được nhìn nhận là "sự thật". Cuốn sách này cũng đang nằm trong chiều hướng đó. Vì rằng thế giới chúng ta đang sống trong một thời gian dài đã được thiết lập dựa trên những đường lối tổ phụ. Sự nhận thức những kỳ vọng và chính ngôn ngữ của chúng ta chỉ phản ánh một phần sự thật. William Blake đã nói, "đừng từ chối điều gì cả." Công việc thực sự hiện nay của chúng ta là không từ chối điều gì hết. Về cách nhận thức thiếu phán đoán hoặc quan sát mà không am tường như Toni Packer đã nói. Nếu như vấn đề nổi lên về thuyết nữ quyền đối với một số thiền sư của chúng ta đã trở thành sơ cứng và khắc sâu trong tâm trí bằng phán đoán và "hiểu biết" thì chính đó lại là điều chúng ta cần lưu ý trong đầu. Có điều chắc chắn là những kiểu dáng này sẽ xảy ra. Nhưng đó chẳng phải là bản chất thú tính hay sao. Bằng mọi giá chúng ta phải tỉnh thức. Nhưng sự tỉnh thức của chúng ta phải được ý thức, chúng ta đang hiện diện ở thế gian này, chúng ta đang trong vòng luân hồi, cũng giống như Niết Bàn, có liên quan đến sỏi đá và rác rưởi và ánh sáng mặt trời, đến suy tàn, hận thù (kể cả hận thù chính bản thân mình) và tình yêu. Ngay cả khi đã thấm nhuần điều đó, thì vị thế "tuyệt đối” hoặc “siêu việt" đôi khi tỏ ra khô khan cứng cỏi và ưu tiên một cách khó chịu.. (đương nhiên, chúng ta lại rơi vào nghịch lý trở lại.. không hề có một "vị thế" nào. Ý thức được vị thế của ta có nghĩa là chúng ta chẳng chiếm được một vị thế nhất định nào cả.) nhưng chẳng có vị thiền sư nào có lỗi vì sự ưu đãi khô khan đó. – Họ đâu có gạt bỏ thế giới thực tại đâu, nơi bất kỳ thể hiện nào. Nhưng do chối bỏ nữ quyền, họ đang từ chối chỉ là một phương cách nhằm rọi sáng vùng tối tăm nơi nhiều cuộc đời chúng ta, sau đây tôi lại đưa ra một cái nhìn ở một góc độ khác. Xét cho cùng, chính Phật giáo chẳng phải là một hiện tượng như vậy sao? – Lại thêm một "duy thuyết" (ism) có khả năng soi sáng cũng như kiện cường nơi một cơ cấu sơ cứng và bất biến? Chúng ta hãy bằng mọi cách đặt lại vấn đề nữ quyền và Phật giáo. IV Chúng ta luôn luôn ở điểm khởi đầu... Tôn giáo tồn tại được bằng cách tự khẳng định lại chính mình. -- Iris Murdoch (22) Một số nữ thiền sư tôi đề cập đến đã duy trì liên lạc mật thiết với truyền thống để lại, trong khi đó lại truyền bá hết sức nhiệt tình và tế nhị liên can mật thiết với bản chất truyền thống đó. Một số khác đã gạt bỏ những hình thức truyền thống, toàn bộ hoặc một phần và đang thăm dò những phương cách khác để hành Phật hoặc truyền bá Phật pháp cho phù hợp với kinh nghiệm phương Tây. Có thể sự tiến triển thách thức nhất chính là ý định của một số người còn muốn đi xa hơn đặc tính của chính Phật giáo nữa. Toni Parker muốn dẹp bỏ Phật giáo sang một bên, Joko Beck chấp nhận song song với một số truyền thống hữu dụng khác. (Tuy nhiên bà vẫn tin tưởng rằng nơi mọi tôn giáo, Phật giáo rất có thể đã cống hiến một phương cách thực hiện rõ nét nhất.) Điều này rất có thể không phải là một sự phát triển cách mạng ở thời đại chúng ta được đơn cử ra đây từ tác giả Bankei (1622-1693). Tôi không bàn đến Phật giáo nói chung cũng không bàn đến Thiền (Zen) nói riêng. Bởi vì tôi có thể tự xoay sở để chỉ cần đề cập đến chính bản thân con người Phật tử mà thôi, như họ đang tồn tại ngay tại đây và trong lúc này. Tôi không cần phải bàn đến Phật giáo hay Thiền làm chi cả. (23). Nếu phụ nữ giúp thay đổi bộ mặt Phật giáo tại Hoa kỳ, thì họ đang quan tâm đến những vấn đề đặc biệt gì? Thực tế thì nữ thiền sư khác biệt với nam thiền sư ra sao? Chủ đề nổi bật nhất vọng lại nơi hầu như toàn bộ các nữ thiền sư chính là ưu tiên số một cho cuộc sống hàng ngày, cuộc sống nội tại trong chúng ta như là một lãnh vực thực hành Phật giáo của chúng ta. Bà Christina Feldman, một Ni Sư Thiền Minh Sát (sống tại nước Anh nhưng thường ghé sang và tổ chức các cuộc tĩnh tâm, đa số các cuộc tĩnh tâm đó dành cho phụ nữ và bàn về linh hướng cho phụ nữ) đã cho biết trong cuộc phỏng vấn chính thức về sự thiếu cân đối trong việc trình bầy Phật giáo. Bà mô tả con đường “đạt đến hay xóa bỏ bản ngã" như là một đường lối một chiều hoàn toàn sao nhãng toàn bộ mọi khía cạnh tâm linh khác. Theo Phật pháp truyền thống thế gian là nơi chúng ta phải thoát ra khỏi càng nhanh càng tốt. Có cả một hệ thống giá trị trong đó những vấn đề như tương quan, tiếp xúc với thiên nhiên, những hoạt động xã hội được đề cập đến như là thứ yếu so với toàn bộ cuộc sống tận hiến siêu nhiên. Và thành thật mà nói, những sự việc như bản thân bạn, những cảm nhận, tình cảm là những điều cần phải tìm cách chế ngự và bỏ qua. Cơ bản chúng ta phải thoát khỏi sự ràng buộc đó có nghĩa là biến mình thành trống rỗng. Nhưng thực tế trong cuộc sống nhiều người, đặc biệt cuộc sống của nhiều phụ nữ, chúng ta bỏ ra rất nhiều thời gian thiết lập tương quan với thế giới, họ đã phải tốn nhiều thời gian giải quyết hoàn cảnh tiêu cực chung quanh cuộc sống, để tìm ra ảnh hưởng và sự cần thiết của những cảm xúc trong cuộc sống. Tôi cảm thấy một tiếp cận quân bình với tâm linh không phải là cách chúng ta loại bỏ, hay thoát ra khỏi ảnh hưởng của mọi sự vật đã tạo ra cuộc sống chúng ta như là một phương tiện hiểu biết. Cơ bản mà nói thì toàn bộ kinh nghiệm trong cuộc sống của chúng ta chỉ là một phương tiện để hiểu biết nếu được sử dụng một cách khôn ngoan, nếu được sử dụng trong tình thương và lòng cảm thông. Sự tiếp cận này xem ra tích cực hơn trong việc cổ vũ dấn thân cho xã hội. Tạo ra sự gắn kết với hơn là đoạn tuyệt với cuộc sống (24). Tsultrim Allione cũng đồng ý rằng: Các phụ nữ cũng cần ý thức xem những điều thực hành nào thực sự giúp ích cho cuộc sống chúng ta, những điều nào có thể thích hợp so với những nỗ lực chúng ta bỏ ra và phù hợp với những hoàn cảnh sống của chúng ta nữa. Chúng ta không thể hài lòng bằng cách chỉ có biết thực hiện đôi điều gì đó vì điều đó được coi như dẫn đến giác ngộ hoặc tuân thủ một cách mù quáng, những chỉ dụ của các thiền sư và những vị quản trị nam giới. Chúng ta cần phải tuân thủ những gì thực sự đang diễn ra. Phụ nữ cần những phương thế khôn ngoan (upaya) cũng như nam giới cân đối nghị lực với những hiểu biết sâu rộng (Prajna) và cả cõi trống không. Tôi nhận thấy rất nhiều Phật tử đang nóng lòng lao vào quan điểm tuyệt đối và coi bất kỳ những tranh luận về những khác biệt khả dĩ trên đường siêu nhiên của nam cũng như nữ giới như là điều ấn định hai chiều vô ích được tạo ra do thiếu hiểu biết thật sự của trí tuệ. Nhưng... cả hai sự thật tuyệt đối cũng như tương đối cần phải được cứu xét. (25) Tác giả tiếp tục mô tả nhiều cách trong đó những hoạt động trong cuộc sống phụ nữ – đặc biệt là tình mẫu tử – đã cung cấp cơ sở để phát triển tâm linh và thúc đẩy phụ nữ đã thực sự ý thức được một cách siêu nhiên phải tạo mối liên kết giữa cuộc sống của họ và những điều họ thuyết giảng. Nhận định về tiềm lực siêu nhiên mạnh mẽ của tình mẫu tử như là một đường tiến siêu nhiên đã vọng lại trong tác phẩm của Carol Ochs mang tên tâm linh và Phụ Nữ (Woman and Spirituality) như sau: Sự hướng ngoại của bản ngã đạt được thông qua khổ hạnh chỉ có thể hoàn tất tốt thông qua sự cống hiến đích thực, đầu tiên và trên hết là sự chăm sóc thể chất. Trong việc chăm sóc con cái, các bà mẹ sẽ không tìm cách hy sinh những nhạy cảm giác quan – họ đơn giản chỉ biết là trẻ con cần phải có tã lót và khi trẻ con ói mửa chúng phải được tắm rửa. Họ coi những hành động của họ không phải là những thành tựu siêu nhiên vĩ đại. Chỉ cần thực hiện những gì cần phải làm thì sự tiến tới trong siêu nhiên của họ đã tiến triển rát nhiều. (26). Tác giả cho biết, đối với các bà mẹ họ phải học yêu và chấp nhận - nói cách khác, họ cần phải biết hướng ra khỏi bản ngã của mình. Thay vì đặt vấn đề “Thượng đế là gì?" tác giả thay bằng "Thượng đế ở đâu?” và trả lời: "Ngài ở nơi kinh nghiệm sống của ta và thông qua những kinh nghiệm của chính chúng ta.... là tuyệt đối trường tồn”. Kinh nghiệm chăm sóc con cái đầy những “khám phá thầm lặng này." Chúng ta nhận thấy rằng chúng ta chỉ là đường dẫn tình yêu, nằm ngoài sự kiểm soát của chúng ta, điều đó vĩ đại còn hơn chúng ta và chúng biến đổi chúng ta, “Chúng ta đồng ý để cho cuộc sống người khác tiếp cận cuộc sống chúng ta đến tận chỗ sâu thẳm nhất của con người chúng ta, hơn thế nữa, chúng ta cũng lại đồng ý để cho qui trình nuôi nấng con cái biến đổi chúng ta y như nó đã hình thành đứa trẻ.” (27) Trong những năm qua đã xảy ra những tiếng đồn thổi và những lượng định lại giá trị tập trung nơi những phụ nữ trung thành với truyền thống tâm linh Tây phương. Phản ứng lại những căng thẳng tương tự về nam giới độc quyền và sự phân biệt đối xử đối với phụ nữ như ở Thiên Chúa giáo và Do Thái giáo, nhiều nhóm phụ nữ đã tạo ra những hình thức mới diễn đạt cuộc sống siêu nhiên của họ. Một số đã quay sang thờ cúng thần nữ. Một số khác lại quay sang với những hình thức truyền thống mang tính bản xứ. – như thổ dân Hoa kỳ, thổ dân Châu Phi, Hawaii – hòa hợp hơn với những giá trị và bản năng của họ, trong khi đó còn một số người nữa lại tạo nên những trường phái tâm linh riêng của họ. Một phản ứng khác thì lại duy trì hợp nhất với truyền thống nguyên thủy trong khi đó lại cố thay đổi truyền thống đó ngay từ nội tại. Carol Christ và Judith Plaskow viết. "Đối với một số người có cảm quan siêu việt tồn tại trong truyền thống được thể hiện như là cái cốt lõi đích thực đáng tin cậy của mặc khải đang nhắm đến tự do từ áp bức, một thứ tự do họ tin là đã được diễn đạt một cách rõ ràng và thích hợp hơn bên trong chứ không phải bên ngoài truyền thống. Một số người khác lại cho là quá khứ tiền Kinh Thánh hay kinh nghiệm hiện đại cung cấp nhiều nguồn xác thực hơn về thần học và phụ nữ quan" (28). Thí dụ như, phụ nữ trong giáo hội Công giáo, kể cả nhiều nữ tu đã nhiều năm tranh đấu để phụ nữ được phong chức linh mục. Vừa mới đây thôi có một nhóm thứ hai, chối bỏ chức linh mục vì coi đó là biểu hiện của hệ thống tổ phụ trị, đã từ bỏ tham vọng này và thay vào đó họ tạo ra những hình thức riêng trong cấu trúc của Giáo Hội. Những hình thức mới trên được thể hiện trong tinh thần phi tổ phụ và đại kết (ecumenical) mở ra cho tất cả mọi thành phần, tỷ như phép rửa tội và Thánh thể được dựa trên nhóm và họ đang hiệp nhất lại nhiều yếu tố từ các truyền thống khác nhau, thí dụ nghi thức chia sẻ bánh rượu trong ngày Sabbath của Do Thái giáo. không còn "đi theo”, không còn tranh đấu, họ tự cho mình là giáo hội phụ nữ và ảnh hưởng của họ đang lớn mạnh. (29). Charlene Spretbak, một tín đồ thực hành Thiền Minh Sát (Vipassana) và chủ biên của một thi tập The Politics of Woman’s Spirituality, có viết rằng: "Vì những tôn giáo theo hệ thống tổ phụ là vô bổ đối với phụ nữ quá rõ ràng, để tồn tại và phát triển như những người phụ nữ tự do, chúng ta phải đoàn kết và tận dụng những nguồn lực nội tại của chúng ta." Trên mức độ trí thức, Bà cho biết, một điều đã quá rõ ràng đối với bà là ở mọi thời đại (và mọi nơi chốn) chỉ có một bản chất duy nhất, đó là: (chính lúc này - nhưng bà nói thêm) Tôi chưa bao giờ cảm thấy sự hiểu biết đó như là sự thật có thể cảm nghiệm được cho tới khi tôi gặp được “tâm linh phụ nữ” và khám phá ra rằng những giới hạn tạm thời đó có thể đơn giản được gỡ bỏ do khuynh hướng tâm linh phụ nữ trước sự cảm thông và ràng buộc. Nhờ những giây phút nghi thức và hành thiền thường xuyên, nhờ hấp thụ được những huyền thoại thánh của các bậc tiền bối và truyền lại cho con cháu, nhờ kinh nghiệm trong chính nếp suy nghĩ mẹ con những mầu nhiệm được cử hành qua những nghi thức cổ kính đó, tôi đã nhận ra và cảm nhận được mối thống nhất với hàng triệu phụ nữ đã sống đang sống và sẽ còn tiếp tục sống trên cõi đời này". (30) Hiện nay đối với nam giới cũng như nữ giới, những suy nghĩ loại này lại tỏ ra rất thích hợp và không còn xa lạ gì nữa. Và đây với R.H Blyth lại là một ví dụ nữa: Thiền (zen) có thể đem lại cho mọi người quyền lợi nào khi mà họ chối bỏ một nửa nhân loại và chủ trương không quan tâm đến giới tính có nghĩa là bỏ qua một nửa nhân loại? Tôn giáo đã luôn bỏ quên phụ nữ, như đã bỏ quên thiên nhiên và bản chất nhân loại, nhưng rốt cuộc thì tôn giáo lại bỏ quên chính mình (31). Và Jack Kornfield, một thiền sư Thiền Minh Sát và là đồng sáng lập Hội Insight Meditation Society vừa rồi còn tiết lộ: Một số thay đổi quan trọng nhất nơi Phật giáo ở vào thời đại chúng ta đã là và sẽ phải là kết quả tích cực trong việc tái giới thiệu (reintroducing) nữ giới, đặc biệt tôi muốn đề cập đến việc quay trở lại với trí tuệ, với giá trị của những cảm nhận và tình cảm, chấp nhận lẫn nhau và đặc biệt là liên đới với phần trái đất. Cho đến nay, Phật giáo mới chỉ cơ bản dành riêng cho phái nam, nhấn mạnh đến hiểu biết hơn là tâm tư và tình cảm. Và đã trở nên mất quân bình. Lập lại tâm linh cho thân thể, cảm tình, trái tim là điều cần thiết để chữa lành cả Phật giáo và trái đất. (32) Cuối cùng, đây là Robert Aitken, một trong số các thiền sư được trọng vọng nhất tại Hoa kỳ hiện nay, Bà viết trong Parabola như sau: Các vị thực hành Đại Thừa Mật Tông thường thích công kích các đồ đệ Thiền định Zen về Pháp phục đen, gối thiền đen và gương mặt nghiêm nghị, ám chỉ rằng chúng ta hay có khuynh hướng tự khép mình lại với thiên nhiên. Họ có lý ở một vài mức độ nào đó. Pháp phục màu đen, không kiểu cách và gối thiền đen giữ giảm thiểu những chia trí khi hành thiền (dojo) và cổ vũ những chiều kích đắm chìm trong hư vô của Makyo (những trạng thái tưởng tượng và nâng cao xuất hiện đang khi hành thiền (Zendo) những diện mạo oai vệ và thái độ quá nhấn mạnh đến "Quyết tâm mạnh mẽ” và những thời gian suy tư dài lại phản ánh sự thừa kế phái "Samurai", một sự phát triển Phật pháp của Đức Phật cần phải bị loại bỏ. Vì "Samurai" đồng nghĩa với “nam giới”. Trong văn hóa viễn đông, những giá trị nữ giới thấy nơi các phụ nữ và nam giới đều bị che dấu kỹ. Loại bỏ Samurai khỏi thực hành Thiền định (Zen) chúng ta tỏ rõ nhân bản hiền dịu của chúng ta, điều đó đang nuôi dưỡng những khát vọng của chính chúng ta cũng như của toàn thể những sinh vật trên mặt đất này. Người phụ nữ rất khác biệt so với nam giới là điều đã được kiểm định bằng công ý và kinh nghiệm hàng ngày – cho dù những cách thức chúng ta thể hiện có thể giống nhau. Nhưng trong những năm gần đây tri giác này đã được các nhà nghiên cứu xác định trong rất nhiều ngành khoa học, từ ngành tâm lý phát triển đến tâm lý xã hội cho đến sinh lý học thần kinh. Cơ thể và khối óc phụ nữ khác với nam giới. Và nên chú ý là những kinh nghiệm sớm nhất và mang hình thức quyết định quan trọng nhất của chúng ta – những quan hệ với người mẹ của chúng ta – đối với phụ nữ, đó là quan hệ với một người cùng phái. Tuy nhiên đối với nam giới điều đó lại xảy ra ngược lại, yêu cầu phải có sự hiện diện của người khác phái. Tất cả những chi tiết trên cho thấy những khác biệt trở thành tế nhị và khó so sánh được, như chúng ta thường quan sát những biến động trong vũ trụ. Sáng nay, đi dạo dọc theo đại dương, tôi muốn hô vang lên, "Hình thức đẹp tuyệt trần” đại dương công bố Phật pháp cho tôi còn rõ hơn bất kỳ cuộc nói chuyện Phật pháp nào khác – một kinh nghiệm thường hay xảy ra nơi các phụ nữ nhiều hơn là nam giới. Trước đại dương chúng ta cảm thấy Phật pháp hiện diện trong thân thể chúng ta. Cái ngứa ngáy dưới ngón chân, sự thinh lặng dưới cơn sóng ập tới và tiếng nước reo. Một sự va chạm giữa tha thứ và bỏ qua. Chúng ta nghe biết phụ nữ thường "tham gia" nhanh hơn nam giới, là những đệ tử thọ giáo Thiền định Zen, Thiền Minh Sát (Vipassan) và Thiền Mật Tông (Vajrayana) - hoạt bát hơn – đó là điều lập lại qua truyền thống. Và câu hỏi thường được đặt ra là: tại sao trước đây phụ nữ lại không được chọn làm thiền sư? tại sao họ lại bỏ sinh hoạt sau nhiều năm tham gia? Có phải cách hiểu biết của chúng ta không ăn nhằm gì tới cách hoạt động tại các trung tâm và những phương pháp được đặt ra hay không? Khi tôi còn nhỏ, cha tôi thường khen mỗi khi tôi có suy nghĩ "giống như một người đàn ông" – có nghĩa là, suy nghĩ hợp lô-gic và nhạy bén. Phần còn lại trong chuỗi kinh nghiệm chỉ còn chịu đựng và được chiếu cố (hoặc không đươc rọi chiếu). Rất có thể, cho dù trực giác Phật giáo mách bảo là sự thật vượt quá trí phán đoán, các cơ cấu của chúng ta nhiều khi vẫn đòi hỏi chúng ta suy nghĩ "như một nam giới" V Chúng ta có thể đưa ra những nhận định khái quát gì về các Nữ Thiền Sư trong cuốn sách này không? Hiện thời thì rất ít. Nếu có nhận định nào, thì chỉ có tính đa dạng là gây nhiều ấn tượng nơi tôi nhất. Một số được biết đến ngay từ hồi còn nhỏ đã tỏ ra vượt trội hẳn so với những hiện thực bình thường. Một số khác được giác ngộ rất muộn. Đa số họ đều sống trong môi trường trần thế với con cái và gia đình. Một vài trường hợp, các ông chồng cũng thực hành Phật pháp; một số khác thì không. Một số có con cũng tham gia Phật pháp, số khác lại không tham gia. Nhưng tất cả các thiền sư đều nhấn mạnh ở một điểm đó là cuộc sống hàng ngày chính là lĩnh vực siêu nhiên cơ bản của mỗi chúng ta. Một số ít đang biểu diễn hoặc theo đuổi ngành âm nhạc. Một người là thi sĩ và họa sĩ. Hai phụ nữ đã được tấn phong đều cho biết cùng một luận điệu như nhau là: cuộc sống của họ đã thay đổi đáng kể sau khi đã tuyên thệ Phật giới. Phong cách truyền đạt Phật pháp biến chuyển từ theo sát truyền thống đến phóng khoáng và cởi mở. Trong nhiều trường hợp, thấy diễn ra những đổi thay triệt để. Tôi cũng đã thống kê được qui trình thay đổi này. Đề cập đến những điểm cốt lõi – những điểm cốt lõi về Phật pháp – tất cả họ đều thể hiện bằng nhiều giọng điệu khác nhau, nhấn mạnh nhiều điểm khác nhau, với nhiều bối cảnh khác nhau. Nhưng một cách toàn diện, đây là lần đầu tiên trong lịch sử có một số phụ nữ đáng kể đã thực hiện nhiệm vụ truyền đạt Phật pháp. Phóng đại sự kiện này không phải là chuyện dễ. Thường xuyên trong những chuyến du khảo của tôi, rất nhiều phụ nữ đã cho biết, lần đầu tiên họ được nghe truyền đạt Phật pháp từ miệng và trí tuệ của một nữ thiền sư. Bất luận như thế nào thì kinh nghiệm cũng rất mãnh liệt và rất thâm tín - và nhớ lại sự kiện ban đầu đó thường gây nhiều xúc động. Tôi muốn khẳng định cách rõ ràng là: cuốn sách này cho dù rất xúc tích và toàn bộ cuốn sách có thể xuất bản phục vụ bạn đọc. Nhưng nhiều chi tiết vẫn chưa được hoàn chỉnh. Cho dù tôi đã cố gắng hết sức. Chỉ có phép lạ mới thấy xuất hiện trong cuốn sách này một thiền sư nào tôi không được quan hệ và hiểu biết một cách tường tận. Nếu không gian và thời gian cho phép, rất có thể tôi phải kể thêm một thiền sư nữa theo trường phái Tây Tạng (34). Ngay từ đầu, tôi cũng có ý định muốn phỏng vấn thêm hai thiền sư: Jale Chozen Soule, Sensei, trước đây đã trụ trì tại Trung Tâm Thiền Los Angeles, nhưng hiện nay họ đã chính thức nghỉ hưu và nữ thiền sư Rina Sircar, là Nữ thiền sư theo hệ phái Thiền Minh sát, người Miến điện hiện đang cư ngụ tại Hoa kỳ, đang phải thọ tang Bổn sư của mình là Hoà thượng Taugpulu Sayadaw, ngay trong giai đoạn tôi đang thực hiện phỏng vấn. Đối với bất kỳ nhân vật nào tôi quên không đề cập đến trong cuốn sách này, tôi thành thật xin lỗi – và rất hoan hỷ được đề cập đến quí vị. Luôn tiện tôi cũng phải khẳng định là, các nữ thiền sư được đề cập đến trong cả chương không nhiết thiết phải là nhân vật quan trọng hơn so với những nhân vật chỉ được đề cập đến một cách ngắn gọn. Một vài trường hợp tôi phải quyết định như thế là có liên quan nhiều hơn đến các biến cố ngoại vi và thứ tự thời gian hơn là những cân nhắc hơn thiệt về dáng vóc và tuổi tác. Hơn nữa, trong quá trình làm việc, tôi biết rằng có nhiều điểm sẽ bị lạc hậu trước khi cuốn sách được hoàn thành. Tôi cố gắng cập nhật thêm nhiều tư liệu khi có thể, nhưng chúng ta phải biết dừng lại ở đâu đó. Và đơn giản suy luận, như Phật pháp đã dạy, "Tất cả những gì tôi ghi lại nơi đây vẫn còn đang thay đổi.” Và cuốn sách này chỉ cố gắng tối đa để phản ánh một khoảng khắc thời gian hay một chuỗi những khoảng khắc đó một cách đúng lúc. Sau cùng, cho dù với bất kỳ mối quan tâm nào liên quan đến phần kết của cuốn sách, tôi xin lược trình ngắn gọn lược sử quy Phật của chính tôi hầu quí vị. Tương tự như rất nhiều người khác qua thời gian nhiều năm, lần đầu tiên tôi được học hỏi về Phật giáo và Thiền định với thiền sư Alan Watts – không phải qua sách vở, nhưng qua một chương trình phát thanh hàng tuần Ngài thực hiện trong suốt những năm 50 tại thành phố Berkley, bang California (nơi tôi từ New York di chuyển xuống và hoàn tất học vị Cử Nhân Nhân Chủng Học). Với phong cách đầy hấp dẫn, thiền sư đã hoàn toàn chinh phục tôi. Trong những năm “nghiêm túc" và thành công nhất trong cuộc đời, tôi đã chế nhạo ông như là một chàng hề và một người rất đắc nhân tâm. Hiện thời tôi cảm thấy rất biết ơn nhà sư vì khả năng diễn đạt tinh thần Phật pháp chân chính bằng ngôn ngữ chúng ta có thể hiểu được. Kết quả là tôi đã đọc rất nhiều sách của Thiền Sư D.T. Suzuki và vào giữa thập niên 50, tôi đã tốt nghiệp tiến sĩ văn chương Nhật bản tại Đại học Columbia. Vào một buổi chiều tôi đến tham dự buổi hội thảo do chính D.T. Suzuki chủ trì (rất lâu sau đó tôi mới biết mình đã ngồi chung bàn với hai vị rất nổi tiếng đó là John Cage và Keran Horney.) Mãi tới cuối những năm sáu mươi, khi di chuyển trở lại California, tôi mới được đọc tác phẩm của Philip Kapleau Ba Cột Trụ Phật Thiền định (Three Pillars of Zen) (35) và từ đó tôi khám phá ra là có một phương pháp luyện tập Thiền gọi là Tọa Thiền (Zazen) và tôi đã luyện tập rất sớm tại Thành phố Berkley và những Trung Tâm Thiền định ở San Francisco nhất là mùa hè ở Trung Tâm Tassajana Zen Mountain, tại đó tôi có thời gian tiếp xúc với Thiền sư Shunryu Suzuki trước khi ông qua đời. Nhưng rồi có một vài thay đổi. (rất có thể trước đó tôi đã không chấp nhận) tôi bắt đầu cảm thấy ngày càng bị bấn loạn (mất thiện cảm) và thất tín. Hình như xuất hiện một giai đoạn lạnh nhạt không thể vượt thắng nổi tại Phòng Hành Thiền, tôi không thể hiểu nổi và không thể xua tan được. Hiện nay tôi đã kể lại toàn bộ (hay một phần) kinh nghiệm đó trong một số vấn đề tôi bàn đến ở trên. Chắc gì kết quả đã khác đi, không biết bầu khí và cơ cấu nơi Trung Tâm này đã đổi khác không? Bất luận điều gì xảy ra, tôi cũng đã dẹp bỏ không hành đạo nữa – hay ít nhất tôi cố gắng làm thế. Trong nhiều năm đã tôi lui tới, khám phá những khả năng tiềm ẩn khác và liên tục trở lại với Phật giáo. Cứ mỗi lần trở lại, tôi cảm thấy như thể trở lại nhà mình vậy. Nhưng lại giống như một đứa trẻ mười tuổi và hình như tôi lại phải ra đi. Đến năm 1975, tôi đã nghe một bài nói chuyện của thiền sư Joseph Goldstein và lần đầu tiên tôi tham dự một khóa huấn luyện Thiền Minh Sát (vipassana) tại Toledo, bang Washington. Ngay trước phòng thiền, tôi thấy có một nữ thiền sư ngồi thiền chung, mặt hướng về phía chúng tôi. Cả hai người đều trả lời những câu hỏi và diễn giải Phật pháp. Bất kể những nguyên nhân phức tạp nào đó, việc hành thiền này hoàn toàn thích hợp và hoàn toàn không có gì khó khăn đối với tôi vào lúc này. Và với lòng thanh thản to lớn, tôi đã "quay trở về nhà" và trong bảy năm đã bám rễ sâu và thành một đoàn thể (tu trì). Còn nữa, khi ý tưởng viết cuốn sách này xuất hiện trong đầu tôi vào những năm 1980, tôi nhận ra rằng một phần động lực thúc đẩy chính là tôi chưa bao giờ có được kinh nghiệm làm việc gần gũi với một thiền sư ngoài giờ hành thiền và do đó chẳng cần ý thức thêm tôi đi tìm gặp một thiền sư. Chúng ta ai cũng biết câu châm ngôn "Khi đệ tử sẵn sàng, thầy xuất hiện", nhưng tôi suy nghĩ rất có thể đôi khi đệ tử phải “đứng dậy” và "ra đi”. Rất có thể sự “ra đi” đó lại tạo ra trạng thái “sẵn sàng". Ngày nay tôi cảm thấy hiểu được có một chút sự thật trong thái độ đó. Chắc chắn hệ quả nổi bật nhất chính là tôi đã tìm được hai thiền sư tôi đã hành thiền rất hăng say với họ (và một vị thứ ba chỉ khi nào có điều kiện tôi mới có dịp ngồi thiền với vị này). Cả ba người đều bổ sung cho nhau rất tuyệt vời. Có điều cả ba vị đều thuộc truyền thống Thiền định (ở đây rất có thể hàm chứa ý nghĩa nghiệp chướng nào đó). Luồng khói cuộn tròn lại quay trở lại và trong những ngày này tôi rất sung sướng ngồi thiền tại Thiền Viện Berkley và tôi là thành viên trong cộng đoàn này. Rất nhiều thay đổi đã diễn ra ở đó. Chúng tôi thường xuyên tổ chức những cuộc gặp gỡ, một nhóm phụ nữ rất sống động và tích cực và một nhóm thảo luận thường xuyên do các thiền sinh điều khiển đề cập đến những vấn đề có liên quan đến cuộc sống và hành đạo hàng ngày của chúng ta. Trong tất cả cấp lãnh đạo đều có mặt phụ nữ (trừ vị Đại sư) và phụ nữ đã nắm chức giám đốc trung tâm trong nhiều năm. Có lẽ kết quả đáng trân trọng nhất cho công việc của tôi về cuốn sách này cho đến giờ phút này tùy thuộc rất nhiều vào hai nhân vật nữ thiền sư này, Maurine Stuart và Toni Packer, hai vị đã thường xuyên di chuyển từ Bờ Tây sang Bờ Đông xuống tới vùng vịnh San Francisco để tổ chức các khóa học hỏi Phật pháp (một vài cuộc tĩnh tâm học hỏi chỉ dành cho nữ giới) một vài lần trong một năm. Một nhóm những hạt nhân đã được hình thành qua việc tổ chức những khóa huấn luyện liên tục. Và lúc này đã hình thành một Ni đoàn (sangha) nho nhỏ có cách thức hoạt động riêng. Và một mạng lưới cũng đã bắt đầu được hình thành trong phạm vi các tín đồ Phật giáo theo Thiền định, Thiền Minh sát (vipassana) và cả Thiền phái Tây Tạng. Họ rất chú tâm đến cùng hành thiền chung với nhau không phân biệt thiền phái và những xác lập cũ. Về vấn đề này thấy cần thiết phải hiểu rõ về Hội Nghị Các Cộng Đoàn Tu Sĩ Phật giáo Miền Nam California, đang điều hành các sinh hoạt: bao gồm tất cả các truyền thống Đại Thừa và Mật Tông (Vajrayana), đại diện cho nhiều quốc tịch và nhiều cộng đồng sắc tộc. Ngoài ra, tại nhiều nơi khác trên đất nước này, nhiều cơ hội khác nữa cũng đang được tạo ra trong những năm gần đây để cổ võ tinh thần đại kết (ecumencal) và đối thoại giữa Thiên Chúa giáo và Phật giáo. Cảm nhận - hy vọng của tôi chính là thời gian trôi qua, Phật giáo Hoa Kỳ sẽ tạo điều kiện để phát triển loại sinh hoạt này, để cổ vũ cho nhiều hình thức sinh hoạt khác xuất hiện, đó chính là cái Tâm Phật pháp đích thực được thể hiện. -ooOoo- Chú thích:
-ooOoo- |
Chân thành cám ơn Tỳ khưu
Thiện Minh đã gửi tặng bản vi tính
(Bình Anson, 07-2006)
[Trở về
trang Thư Mục]
last updated: 06-09-2006