BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


KINH NGHIỆM NỘI QUÁN
Một Hướng Dẫn Đơn Giản, Trực Tiếp Về Pháp Hành Thiền Phật Giáo

Joseph Goldstein
Chánh Trực dịch


Phần IV


TỐI THỨ 26

Những Yếu Tố Chứng Ngộ

Đức Phật diển đạt rất rỏ ràng con đường đi đến giải thoát. Con đường đi tới niết bàn bao gồm sự phát triển bảy yếu tố tâm cái được gọi là những yếu tố đưa đến giác ngộ. Khi tất cả yếu tố tâm nầy được tôi luyện chín mùi, tâm trở nên giải thoát từ tất cả những trói buột, những khổ đau. Những trường phái Phật giáo tu tập khác nhau đều quan tâm phát triển ít nhất là một chi, hay tất cả bảy chi để đưa đến tự do.

Nhân tố giải thoát thứ nhất là chánh niệm. Chánh niệm là phẩm chất lưu ý, ý thức được sự kiện xãy ra chung quanh mà tâm không bị xao lãng. Đức Phật đã nói Ngài biết không có nhân tố nào hùng mạnh như chánh niệm để rèn luyện tâm thiện và giãm bớt tâm bất thiện. Chẵng có gì đặt biệt ta phải làm để loại trừ tầng lớp tâm bất thiện hay để tạo nên tâm thiện ngoại trừ ý thức được chúng từng giây phút. Tâm ý thức chính nó là sức mạnh thanh lọc.

Trong một buổi thuyết giảng lớn, Đức Phật nói về rèn luyện Tứ Niệm Xứ, con đường đi đến giải thoát. Giác Biết còn được gọi rất nhiều tên khác nhau trong mỗi trường phái Phập giáo, nhưng không phải cái tên là quan trọng. Nó là sự phát triển của thức tỉnh, của lưu ý, của chánh niệm, đó mới là con đường.

Có bốn nơi chốn áp dụng chánh niệm. Đầu tiên là chánh niệm trong thân: hơi thở, những cảm giác, tư thế và di chuyển của thân. Lưu ý và nhạy cảm đến tất cả hình thức thay đổi của thân hiện hữu nầy.

Chánh niệm thứ hai là thọ, phẩm chất dể chịu, khó chịu, hoặc trung tính trổi lên từng giây phút trong thức. Trong mỗi đối tượng đều có một cảm giác tương ứng trổi lên đối kháng lại. Khi những cảm giác nầy trở nên rỏ rệt, phẩm chất ưa thích, không ưa thích nổi bật hẳn lên, chúng trở thành đối tượng để hành thiền. Cảm thọ rất quan trọng bởi vì nó là nhân tố điều kiện hóa khiến cho ta dính mắc chấp thủ hoặc lên án. Bởi vì cảm giác dể chịu đó khiến ta tham muốn và đi tìm đối tượng đó. Bởi vì cảm giác không vừa ý khiến tâm lên án, có ác cảm và ghét bỏ. Áp dụng chánh niệm thứ nhì trong Tứ Niệm Xứ là là lưu tâm những cảm thọ nầy lúc chúng xuất hiện và biến đi, không bị động tâm đến cái dể chịu mà cũng không lên án cái khó chịu.

Thứ ba là chánh niệm về tâm. Lưu ý tất cả tầng lớp tâm thức đồng phát ra một loạt. Khi tâm sân nổi lên, để ý đến tâm sân; khi có dục cảm nổi lên, để ý đến tâm dục đó, hay là tâm sợ hải. Để ý đến thức uẩn như nó đang bị nhuộm mầu bằng tất cả những yếu tố khác nhau, không nắm bắt hay ác cảm, không phán xét, không lượng định hay phê bình. Sân hận chẵng có cái tôi trong đó, nó chỉ là trạng thái tâm, thức bị ô nhiễm ngay thời điểm đó. Ngồi lại và quan sát chúng đến và đi. Quan sát với thái độ không chọn lựa thì chẵng có trạng thái thức ô nhiễm nào có đủ sức mạnh làm rối loạn tâm. Mọi sự kiện tâm thức là phần biểu diển thoáng qua nhanh. Chẵng có gì để làm hảnh diện hay buồn bực. Chỉ đơn giản chánh niệm, ý thức.

Cái cuối cùng trong tứ niệm xứ là chánh niệm về Pháp, biết được chơn pháp, lưu ý đến ba đặt tính hiện hữu khổ, không, vô ngã, và của Tứ Diệu Đế. Thấy được khổ, và nguyên nhân của khổ, phương pháp diệt khổ, và chứng ngộ niết bàn. Chánh niệm nội quán như chúng nổi lên, chánh niệm trong Pháp.

Có rất nhiều phương pháp trong Minh sát tuệ, có thể tập trung chánh niệm trên một hay hơn nửa ở bốn nơi chốn chú niệm nầy. Quan sát một trong bốn nơi chốn sẽ đem tâm lại đến trạng thái thấy biết trong sáng và quân bình. Tùy thuộc vào tính tình, cá nhân, quá trình kiến thức, và điều kiện, phương pháp có thể thay đổi khác nhau để khế hợp với căn cơ từng người. Nhưng đừng cho phương pháp nào hay hơn phương pháp nào, tất cả đều là phương tiện thôi, không nên dính mắc vào; quan trọng là chánh niệm cái cần được rèn luyện.

Chi thứ hai của giác ngộ được gọi là trạch pháp hay tham cứu Pháp. Nó là đặc tính tâm tra xét, đào sâu, phân tích biến trình thân tâm, không phải với tư tưởng, không phải với kiến thức, trình độ khái niệm, nhưng với lặng yên và tâm bình an. Tham cứu với trực giác, chứng nghiệm toàn bộ quá trình biến chuyển làm việc của thân và tâm như thế nào. Nó là nhân tố trí tuệ, ánh sáng trong tâm soi thấu được mọi sự việc đang xãy ra. Khi tham cứu được trao dồi, ta sẽ thấy ra rằng mọi vật trong thân, sự cấu trúc của hàng tỷ tế bào hỗn hợp lại, và tâm, nhiều tầng lớp, trạng thái thức, đều luôn trong tình trạng biến chuyển, đổi dời. Không có gì gọi là thường còn, xuất hiện và biến mất một cách liên tục. Cả hai, thức và đối tượng, sinh diệt vô cùng tận. Không có gì dừng trụ một chổ, chẵng nơi nào gọi là an toàn. Mọi vật đều liên tục biến chuyển. Qua nhân tố tham cứu nầy, chứng nghiệm vô thường ăn sâu vào cốt tủy ta và cùng với sự thấu đáo triệt để. Ta cảm nhận được tầng lớp vô thường sâu thẳm nhất rằng tâm là một hiện tượng trôi chảy không dừng, tư tưởng, hình ảnh, xúc cảm, tính tình; rằng thân nầy là sự tổng hợp của các động tác, của xúc giác, không là một khối rắn đặc, chẵng có gì luyến tiếc mà phải bám víu. Với chứng nghiệm vô thường nầy sẽ đưa đến một trực giác hiểu biết sâu thẳm rằng không có một biến chuyển trong thân tâm nầy sẽ mang lại một hạnh phúc lâu dài. Làm sao mà có sự toại nguyện vững chắc, hay hoàn toàn bởi vì nó luôn trong tình trạng chết đi. Giống như ta cố đi tìm hạnh phúc và an toàn trong một cái bong bóng nước. Đụng tới là vở ra, biến mất. Phút giây tạm bợ biến hoại đi rồi cái kế tiếp lại diển ra như vậy. Nổi bất an lúc nào cũng hằng hữu. Đi cùng với bản chất vô thường và bất toại nguyện là vô ngã. Không nơi nào trong thân và tâm được tìm ra thực thể thường còn cái thể hiện cho bản ngã hay cái tôi. Chẵng có ai đàng sau biến trình qui định nầy để thể hiện lên một bản ngã thường còn.

"Khi thấy, chỉ có thấy mà thôi; khi nghe, chỉ nghe mà thôi; khi cảm thọ, chỉ thuần cảm thọ mà thôi; khi suy tưởng, chỉ thuần suy tưởng." Chỉ là một biến trình chuyển động. Thấy nghe ngửi nếm xúc chạm và tư tưởng. Toàn thể vủ trụ chúng ta xuất hiện là do qua biến trình sáu căn nầy. Hiện tượng rổng lặng vẩn trôi lăn. Không ngã, không tôi. Khi yếu tố tham cứu được đào luyện, tất cả những đặt điểm nầy sẽ được chứng nghiệm trực tiếp trong các tầng lớp sâu thẳm. Trí tuệ sẽ bừng sáng trong tâm.

Một trong những hổ trợ phụ tạo phương tiện nhân tố trí tuệ trưởng thành được kể đến là vệ sinh cá nhân. Thân sạch, quần áo sạch, môi trường chung quanh sạch. Lấy cây đèn dầu làm thí dụ. Nếu bóng chụp, tim đèn, và dầu đều dơ, ánh đèn phát ra sẽ không tỏ sáng. Nhưng nếu bóng chụp được lau chùi, tim và dầu được sạch sẽ, ánh sáng ngọn đèn tất nhiên là rạng rở. Củng vậy, thị nhản tâm thức của ta trở nên trong sáng dể dàng hơn nếu được đáp ứng như những điều kiện trên.

Yếu tố chứng ngộ thứ ba là tinh tấn, động lực cố gắng. Không cố gắng tin tấn thì chẵng có gì sẽ xãy ra. Khi ta muốn thành tựu bất kỳ việc gì trong đời, nếu muốn tiền bạc, một nghề nghiệp thích hợp, phải có một sự cố gắng nhất định nào để đạt được kết quả. Việc ta đang làm bây giờ là nung đúc ra một lợi ích cao tột nhất. Quyết tâm và nhiệt năng phải được đặt vào trong đó. Đức Phật chỉ vạch ra con đường; mỗi chúng ta phải bước đi cho chính mình. Không ai có thể chứng ngộ dùm ai. Tam độc tham sân si có mặt trong tâm, không ai cập nhật chúng vào, cũng không ai có thể lấy đem đi. Ta phải tự thanh lọc cho bản thân. Nghị lực phải được khơi động trong mỗi người để chúng ta đi trên con đường thanh lọc. Nghị lực là nhân tố mạnh mẻ. Khi nó được trao dồi và phát triển, nó sẽ vượt qua dã dượi, hôn trầm và tâm biếng nhác. Bấc cứ khi nào có vấn đề khó khăn, gút mắc nào trên đường tu tập, dùng hết năng lực để khắc phục để đánh thức toàn bộ hệ thống tâm não. Nó là sự hổ trợ to lớn, là một phần thiết yếu trong con đường đưa đến giải thoát.

Chi giác ngộ thứ tư là phỉ lạc. Phỉ lạc có nghĩa là vui thú tột độ trong đối tượng. Nó đã được diển tả như rất thú vị, an trú trong trạng thái vui sướng thích thú đang xãy ra. Nó được so sánh như một người đi trong bải sa mạc nhiều ngày, nóng mệt mỏi, dơ bẩn và khác nước. Ở một khoảng không xa, anh ta thấy một hồ nước trong veo. Sự hoan lạc trong tâm để sử dụng nước đó, sự phấn khởi anh cảm nhận, đó giống như nhân tố chứng ngộ của hỷ lạc. Hỷ lạc là tính rộng lớn trong tâm sinh ra buông xả, không bám víu, cố thủ hay bị lôi cuốn đồng hóa.

Một cách để tăng trưởng nhân tố nầy là phản ảnh mười đức tính toàn diện của một vị Phật.

1. Bố thí toàn hảo. Bố thí được động năng do muốn giảm thiểu khổ đau cho mọi chúng sanh. Đức Phật đã không dừng ở bố thí người nghèo, mà cả luôn kẻ giầu sang. Bố thí rộng khắp.
2. Giới luật toàn hảo. Hoàn toàn không hại đến một chúng sinh.
3. Xa lìa.
4. Năng lực.
5. Trí tuệ.
6. Tâm nhẩn nại, bền chí. Nhẩn nại là đức hạnh cao quí trên con đường tâm linh.
7. Lòng từ mẩn.
8. Chơn thật.
9. Cương quyết.
10. Xả bỏ.

Trong chứng ngộ Phật thừa, tất cả những phẩm chất cao cả nầy phải được đưa đến trạng thái toàn hảo. Ta có thể làm cho các nhân tố nầy lớn mạnh trong tâm khi quán tưởng đến Đức Phật và phản ảnh rằng ta cũng đang rèn luyện và tăng trưởng những phẩm chất giống như Ngài vậy. Trong mọi hành động bố thí, mỗi hành động nhẩn nại, tính ngay thật, và của tất cả bản chất cao cả khác, là ta đang dự phần, thể nhập tương ưng theo phẩm chất cao cả, toàn diện của chư Phật. Sự phản ảnh trên sự phát triển chính thân ta, những hành động thiện tự thân, sẽ đem lại niềm an lạc trong tâm. Suy nghĩ về Pháp: Phản ảnh trên Tứ Diệu Đế, trong thực tướng của vô thường, hay vô ngã - tất cả những tính chất hiện hữu vô thời gian, đây là chơn lý cho mọi người ở mọi thời điểm. Phản ảnh về chơn lý của Pháp, bằng chính kinh nghiệm của ta về Pháp và sự lôi cuốn mời đón của Pháp "nếm đi rồi sẽ biết," hơn là "anh phải tin." Sự mang ơn đối với Pháp đem lại niềm vui lớn cho tâm và tăng trưởng nhân tố hỷ lạc. Vui sướng tràn ngập khi khám phá ra chơn lý của Pháp tạo ra trạng thái tâm nhẹ nhàng, bay bổng.

Chi thứ năm chứng ngộ là khing an. Thí dụ được cho trong cách nầy là như một người từ ngoài trời nắng đi vào trong bóng mát của một tàng cây to. Sự mát rượi mà người đó cảm nhận được thì giống như nhân tố thanh tịnh nầy, khi tất cả những đam mê được lắng dịu, kết quả là một sự điềm tỉnh từ trong tâm phát ra, không bị thiêu đốt với tham dục và nóng giận.

Chi thứ sáu chứng ngộ là định. Định đây có nghĩa là khả năng tập trung tâm ở một điểm trên đối tượng, giữ vững đối tượng mà không bị chao động. Nếu tâm không có định thì sẽ rất cạn cợt, trôi từ đối tượng nầy sang đối tượng khác. Định tăng thêm sức mạnh và khả năng xuyên thấu cho tâm. Có hai loại định. Một là được phát triển do tập trung trên bất cứ một đối tượng nào, và phát triển định đến điểm thâm nhập vào đối tượng(là một). Cách định một điểm nầy trở thành cơ bản trong nhiều huyền bí tâm linh (như mở được thần thông chẵng hạn). Phần định khác là, cách dùng để phát triển tuệ nội quán, được gọi là tập trung tức khắc, bất kỳ lúc nào. Đó là cái tâm tập trung một điểm trên những đối tượng đang thay đổi. Cách thiền định nầy, cùng áp dụng với các nhân tố chứng ngộ khác, sẽ đưa đến giải thoát.

Chi cuối cùng chứng đắc là xả bỏ, tâm điềm tỉnh. Khi sự việc xãy ra thuận lợi, tâm không có sự phấn chấn mang dại. Khi sự việc xãy ra bất như ý, tâm cũng không phản ứng với phiền não, buồn rầu. Tâm bình thản là tâm vô tư đến tất cả mọi hiện tượng, đối xử với mọi hoàn cảnh đồng đều nhau. Lấy thí dụ tâm xả là mặt trời chiếu rọi trên quả đất. Mặt trời đã không chọn một đối tượng nào nhất định để soi sáng. Nó chiếu rọi mọi thứ một cách đồng đều. Nhân tố tâm bình thản là chấp nhận và tính chất dể tiếp thu đến mọi đối tượng. Một lối phản ảnh để rèn luyện yếu tố tâm xả, đặc biệt là khi phải đối xử với người khác, là nhớ lại rằng tất cả chúng sanh đều là con cháu, người thừa hưởng, chính nghiệp quá khứ của họ. Vậy khi ta thấy chúng sanh sống trong hạnh phúc dạt dào, ta có thể biết ơn và tìm sự hoan hỷ trong hạnh phúc của họ, nhưng với tâm bình thản, biết được rằng họ được ngày hôm nay là do nhân đời trước họ tạo ra. Hay khi ta thấy chúng sanh đau khổ, ta có lòng từ và cố gắng xoa dịu nổi khổ đau, nhưng với tâm vô tư, biết được rằng đây là nghiệp đang báo ứng với người đó. Tâm bình thản thì không phải là cái tâm lãnh đạm, thờ ơ, nhưng là tâm quân bình cao tột. Trong thiền, khi tâm bắt đầu ý thức trên các tầng lớp vi tế, biến trình thay đổi liên tục, yếu tố tâm xả giữ mọi thứ trong tư thế thăng bằng.

Đây là bảy đặc tính chứng đắt mà ta phải thực tập cho đến thành tựu. Ba phần trong đó là nhân tố khơi động, và ba phần khác là lắng dịu tâm. Trí tuệ, năng lực và phỉ lạc là động năng khơi tâm dậy; chúng làm cho tâm tỉnh giác và ý thức. Khinh an, định và xả làm tâm lắng dịu lại và giữ tâm yên một chổ. Chúng phải được nhịp nhàng hòa hợp với nhau: Nếu có khơi động nhiều quá, tâm trở nên trạo cử; nếu quá yên tỉnh, nó sẽ buồn ngủ. Nhân tố chánh niệm là yếu tố rất quan trọng bởi nó không chỉ phục vụ để đánh thức và tăng sức mạnh những nhân tố khác, nó cũng giữ chúng trong tư thế quân bình nửa.

Sự tiến hóa của tâm đi theo con đường nầy khiến cho người đó có sự khích lệ to lớn, tràn ngập. Thiết tưởng một cái tâm được trưởng thành tròn đủ với chánh niệm, trí tuệ, năng lượng, hĩ lạc, điềm tỉnh, tập trung và quân bình, nó là một cái tâm sáng lạng và tràn đầy hạnh phúc. Đó là việc ta đang làm. Không chỉ những nhân tố chứng ngộ đem lại hạnh phúc trong hiện đời, mà còn đưa đến niết bàn, đến chứng ngộ, đến giải thoát.

Đôi khi từ ngày nầy sang ngày khác, ta rất dể quên là đang làm cái gì trong lúc đương đầu với sự thao thức, đau đớn và tâm lạc lỏng. Nhưng cái đang xãy ra một cách tinh tế từ lúc nầy qua lúc khác, phát triển không ngừng, chắc chắn tuyệt đối, một cách có qui tắc, là sự lớn mạnh tăng trưởng của thất giác chi. Đó là công việc to lớn đang trên đà hoàn tất. Nó là sự tiến hóa cao thượng nhất của tâm.

Hỏi: Chứng ngộ là cái từ từ cần thời gian hay nó đến bất thần như một tia chớp?

Đáp: Cả hai. chứng ngộ thì luôn luôn bất thần trong một cảm quan trực giác hiểu thấu. Nó không phải là cái gì bạn có thể nghĩ ra. Nó xuất phát ra từ cái tâm yên lặng, một trực giác, và bất thần, cái hiểu không từ ngữ. Trực giác hiểu thấu nầy không đến một cách ngẫu nhiên. Phải có một tâm thức quân bình chắc chắn nào cái đã được rèn luyện làm cho sự hiểu biết bất chợt đó bùng vở ra.

Hỏi: Và rồi từ sự hiểu biết đó con người nương theo mà hành động tùy thuộc? Bây giờ tôi hiểu được chút đỉnh, nhưng hình như tôi không hành động như vậy.

Thực ra năng lực ý thức có phần tăng thêm, cái nầy làm thay đổi cách bạn hành xử. Ý thức rất là có năng lực. Một khi bạn đã có được một tia chớp lóe lên chỉ nhìn những gì đang xãy ra, rất là khó để bị lạc vào con đường củ, kể cả lúc ta đang bị lôi kéo vào thói quen một lần nửa. Nó giống như tiếng nói nho nhỏ vang vọng từ phía sau, "Anh đang làm gì đây?" Một chút ý thức được nuôi dưởng đó hoạt động một cách hùng mạnh. Và dần dà sự hiểu biết hội nhập một cách hoàn toàn hơn vào trong sinh hoạt thường nhật của ta.

Hỏi: Tôi có câu hỏi về hạnh phúc vô thường. Đây là những người trên thế gian yêu mến Chúa một cách đầy nhiệt huyết và hình như họ luôn phát ra một sự hỷ lạc.

Việc nầy nên được hiểu theo hai chiều hướng: thứ nhất, mọi trạng thái tâm thì vô thường; đó là, hạnh phúc thì không phải luôn trong tâm bởi vì tâm chính nó xuất hiện và biến đi từng phút giây. Vậy nên trong ý nghĩa cơ bản, trên tầng lớp hiện diện của tâm lúc đó, nó là vô thường. Không có gì vững bền, không gì cố định. Trong ý nghĩa thứ hai, có những người trao dồi tình thương của Chúa, huân tập nhập thể với Chúa, sự nhận thấy được Chúa qua sự phát triển của thiền định. Họ có thể thụ hưởng một thời gian dài hạnh phúc. Mặc dầu nó đang trong giai đoạn, trạng thái đang tiếp. Nhưng nó cũng, tính theo tính chất thời gian, là vô thường thôi. Miễn là điều kiện còn đó, tình yêu đó cho Chúa, hay nếu định còn được nuôi dưỡng, vậy nó còn mang lại thiện nghiệp ứng báo. Nhưng nếu còn vô minh ngủ ngầm trong tâm, sự hỷ lạc đó chỉ có thể tiếp tục miễn là phải có điều kiện định đàng sau đè nén vô minh, nhưng rồi một lần nửa tâm sẽ trở lại trạng thái ô nhiễm tham, sân, si. Qua sức mạnh của tâm định, những nhơ bẩn có thể tạm thời được đè nén, và trong thời gian tâm định còn tác dụng mọi việc đều tốt đẹp, hạnh phúc. Nhưng ngay sau khi tâm ra khỏi trạng thái định, những nhân tố xấu bị đè nén trước kia trong tâm bắt đầu hoạt động trở lại. Đó là tại sau nó rất quan trọng để nhổ tận gốc rể những dơ bẩn qua Minh sát để chúng không còn xuất hiện trong tâm nửa.

Hỏi: Với lòng từ bi bao la, tại sao Đức Phật không ở lại cứu độ chúng sanh?

Đức Phật là hiện thân của Pháp; Ngài không là một phần riêng biệt từ những tác dụng của Pháp. Nếu có tái sanh, già bệnh chết không thể tránh được sẽ theo sau. Có chứng đắc hay không chứng đắc, đây vẩn là một phần bản chất tự nhiên của con người. Nhưng cái hằng chơn chính nó thì không có thời gian, và đã được hướng dẩn kỷ càng để hiểu biết con đường, ta không cần dựa vào ai ngoài chính bản thân.

Hỏi: Tôi thấy tình yêu thì không phải một trong những yếu tố chứng ngộ. Có nguy hiểm gì nếu con người vẩn giữ tình cảm chai lì và lạnh lùng?

Rất là quan trọng để hiểu nhiều ý nghĩa khác nhau trong ý nghĩa tình yêu. Mức độ thứ nhất là loại chúng ta đã thảo luận trước kia, tình yêu thương mãi. Ta yêu thương người nào và muốn được đền đáp lại cái gì. Loại thứ hai là mong cho vạn sự tốt lành đến với mọi chúng sinh. Đó là loại tình yêu không điều kiện, không biên giới. nhưng nó vẩn còn nằm trong khái niệm, khái niệm đàn ông, đàn bà và chúng sanh. Những khái niệm nầy không mang tính chất thực tế tối hậu. Cái tuyệt đối của ta là những nguyên tố hợp lại xuất hiện và biến đi từng giây phút. Có loại tình yêu thứ ba cao thượng hơn cả tâm từ rộng khắp. Tình yêu nầy là sự hội nhập tự nhiên xuất phát từ cái đã phá tan được những chướng ngại về khái niệm bản ngã. Không "ta," không "người." Nó là tình yêu được sinh ra từ trí tuệ và ở mức độ nầy, "tình yêu" và "chơn không" đều giống nhau. Hoàn toàn không có khái niệm gì "tôi đang yêu." Nó được giải thoát từ những ý nghĩ về cái tôi, bản ngã. Khi bạn cảm nghiệm được tình yêu tối thượng, bạn biểu hiện mọi mức độ trạng thái khác cũng như vậy. Nhìn chung quanh những vị thầy tinh chuyên bạn biết. Họ lúc nào cũng tràn đầy tình thương và ánh từ bi, nhưng không với những ý tưởng họ nên là như vậy; nó là sự biểu hiện tự nhiên của Pháp.

-ooOoo-

TỐI THỨ 29

Đường Lối Phật Giáo

Đức Phật đã không truyền giảng đạo Phật. Ngài dạy về Pháp. Ngài đã không dạy những tín ngưởng, giáo điều hay những hệ thống chuyên quyền để thu hút tín đồ. Qua kinh nghiệm chứng ngộ bản thân, Ngài vạch cho ta một con đường để thể nhận chí đạo trong chính ta. Trong 45 năm giảng dạy, Ngài đã dùng đủ mọi từ ngữ, khái niệm khác nhau để chỉ ta chân lý. Từ ngữ và khái niệm chính bản thân chúng chẵng có gì là chân lý cả; chúng chỉ là phương tiện hướng dẩn một kinh nghiệm cố định nào. Trong thời Đức Phật, do bởi năng lực trí tuệ và sự điêu luyện của Ngài, người bình thường đã không nhầm lẩn ngôn từ cho sự chứng đắc. Họ lắng nghe Đức Phật giảng dạy, tra xét nội tình, và chứng nghiệm chơn lý bằng chính thân tâm họ.

Thời gian trôi qua con người thực hành càng ít đi, họ bắt đầu nhầm lẩn chấp vào ngôn từ thay vì chứng nghiệm. Các hệ phái Phật giáo khác nhau xuất hiện, tranh luận về tư tưởng.. Như thể cố gắng để giải thích mặt trăng trong một buổi tối trăng tròn một người giơ ngón tay chỉ mặt trăng, và lầm chấp ngón tay đang chỉ thay vì mặt trăng. Ta không nên nhầm lẩn giửa ngón tay và mặt trăng, không nhầm lẩn ngôn từ chỉ ra chân lý và sự chứng nghiệm chính nó.

Khi Pháp được truyền bá đến Trung Hoa, nó đã phát triển theo lối riêng biệt, với sự hội nhập giửa Phật giáo và Lão giáo. Một thánh nhân có chiều hướng ảnh hưởng và biểu tượng của Thiền tông là Tổ thứ sáu, Ngài Huệ Năng. Ngài mù chữ và không thể đọc Kinh điển được, nhưng tâm Ngài trong sạch và thấu suốt đến độ chỉ cần nghe một câu trong king Kim Cang là Ngài đã chứng ngộ. Người ta hay luôn đọc Kinh văn đến Ngài để Ngài có thể giải thích nguồn cội chơn nghĩa.

Ngài cho một sự giải thích rỏ ràng cái khác nhau trong mỗi trường phái, các Thừa trong Phật giáo ý nghĩa như thế nào.

Đức Phật giảng giáo lý trong ba Thừa, và Tối Thượng Thừa. Để cố gắng hiểu những cái nầy, các ngươi nên tự xem xét nội tâm chính các ngươi và hành động biệt lập từ những sự vật và hiện tượng. Sự khác biệt của bốn Thừa nầy không nằm trong Pháp chính nó, nhưng nằm trong tâm phân biệt của mỗi người. Thấy, nghe và tuyên đọc Kinh cú là Tiểu Thừa. Biết được Pháp và ý nghĩa thâm sâu là Trung Thừa. Áp dụng giáo Pháp và hành tập là Đại Thừa. Hiểu thấu đáo tất cả các Pháp, thấm nhuần chúng một cách hoàn toàn, giải thoát từ tất cả những trói buột, và không gì cố hữu chấp dính, là Tối Thượng Thừa.

Trong tất cả mọi truyền thống, là Ấn Độ, Miến Điện, Trung Hoa, Nhật, Tây Tạng, Hay Hoa Kỳ, có những người chấp dính vào ngôn từ, tụng đọc kinh văn. Đó là hạng Tiểu Thừa. Lúc ta áp dụng văn tự vào hành tập, lúc ta chứng nghiệm được Pháp, ta tiến triển xuyên qua thứ lớp các Thừa cho đến khi ta không còn bị dính mắc đến việc gì, không còn tư hữu đến tài sản, sống trong Phật Pháp một cách tròn đầy, từng phút từng giây. Đây là Pháp Tối Thượng Thừa, sự hành tập đi đến toàn giác. Pháp Tối Thượng Thừa nầy không bị quản thúc trong một truyền thống nào. Nó được nằm trong sự phát triển hiểu thấu giáo Pháp của mỗi người chúng ta.

Như nhiều thể hiện khác nhau của Pháp được phơi bày theo dòng lịch sử, các vị Thiền Sư danh tiếng sử dụng rất nhiều phương tiện thiện xảo để hướng dẩn ta nhìn lại chính tâm mình, chứng nghiệm được Pháp trong bản thân. Một vài từ ngữ cổ xưa quen thuộc, đã trở thành những khái niệm tinh xảo, được sử dụng theo lối tân thời để đưa người thấy chơn lý trong hiện tại.

Thông hiểu phương tiện dùng khác nhau, lấy thí dụ trong chữ "Phật," là một hổ trợ to lớn để hiểu được các truyền thống xử dụng ngôn từ theo lối khác nhau. Đầu tiên, chữ Phật qui cho một nhân vật lịch sử, Ngài Sỹ Đạt Đa Gôtama, người chứng ngộ toàn giác. Nhưng nó cũng có nghĩa là tâm không bợn nhơ, tâm Phật, tánh giác. Cái tâm không vướng mắc tham sân si.

Sau khi Đức Phật nhập diệt, khoảng 300 năm, vẩn còn chưa có hình ảnh, biểu tượng gì của Đức Phật. Con người lấy trọng tâm tu tập làm biểu tượng của Đức Phật., không cần phải thể hiện ra bên ngoài. Khi phần hành tập càng yếu dần và biến mất đi, con người bắt đầu đưa Đức Phật ra ngoài khỏi trọng tâm tu tập-nghi thức, hình ảnh, biểu tượng bắt đầu xuất hiện thay thế cho cốt lủy Phật giáo là tu tập để giải thoát. Lúc khái niệm, biểu tượng, hình tượng, thể thức (Phật giáo) được đưa ra ngoài nhiều(nói mà không làm), những vị thầy giỏi làm nổi bật lại ý nghĩa khác của Phật. Có câu nói "Gặp Phật giết Phật." Cú sốc nặng đến những người dâng hương, cúng dường trước biểu tượng Đức Phật. Nếu bạn có khái niệm trong tâm về Phật ngoài tâm, giết nó, buông xả ý niệm đó. Có nhiều cuộc đối thoại về nhận diện được Phật tánh tự thân, trở thành Phật trong một đời, nhìn vào trong Phật tâm của mình, và lối sống mới lại được tiếp hơi, từ nơi đó hành tập lại được phục hưng.

Đức Phật không ngừng nhắc nhở mọi người rằng chứng nghiệm chơn lý đến từ tự tâm. Có câu chuyện về một vị Tăng bị mê say bởi được diện kiến Đức Phật Rồi vị đó ngồi thật gần Đức Phật, sử dụng cơ hội quí báo nầy mà chiêm ngưỡng tướng hảo trang ngiêm của Ngài. Sau đó, Đức Phật đã từ bi quở trách vị Tăng. Ngài dạy rằng ông ta có thể nhìn thân sắc trang nghiêm nầy đến cả trăm năm, nhưng vẩn sẽ không thấy Phật đâu cả. Người nào đạt được Pháp, đó chính là thấy Phật. Phật tự thân. Nó là sự chứng nghiệm chơn lý. Luôn trở về sống với hiện tại, để kinh nghiệm, trải qua sự việc ngay bây giờ.

Một lần nửa từ Ngài Huệ Năng:

Ta nên tìm Phật bên trong nền tảng tâm thức. Không nên tìm nó ngoài tự thân. Người bị giam giử trong vô minh tại cội nguồn tự tâm, đó là phàm nhân. Người được chứng ngộ tại cội nguồn tự tâm, đó là Phật.

Không phải Đức Phật nhân vật lịch sử, nhưng Phật giải thoát từ nhơ bẩn, tâm trong sạch. Đó là Phật mà chúng ta phải thành.

Một tư tưởng thường bị lần lẫn trong các truyền thống là khái niệm về Bồ-Tát. Chữ "Bồ-Tát" có hai ý nghĩa riêng. Trong một lý giải đặc biệt, nó ám chỉ đến một chúng sanh có lời thệ nguyện giác ngộ cao tột, như Ngài Sỹ Đạt Đa trong quá trình lâu dài để đạt được chứng ngộ toàn giác. Một nghĩa khác của Bồ-Tát, ngầm chỉ tất cả những năng lực thanh lọc trong tâm. Trong truyền thống Đại Thừa Tây Tạng, có nguyên một đền thờ các vị Bồ-Tát, nhân cách hoá, hiện thân của những tiềm năng tâm. Ngài Văn Thù Sư Lợi là Bồ-Tát tượng trưng cho trí tuệ. Ngài Quán Thế Âm tượng trưng cho từ bi: những thể hiện năng lực thanh lọc trong tâm. Mỗi giây phút có trí tuệ, ta trở thành Văn Thù Sư Lợi, mỗi giây phút có từ bi, ta trở thành Ngài Quán thế Âm. Nếu ta hiểu được ý nghĩa Bồ-Tát như thế nầy, Thệ nguyện Bồ-Tát đưa ta đến đến một ý nghĩa sâu rộng hơn.

Trong một ý, nó là lời phát nguyện hiến dâng bản thân nầy đến chứng ngộ cao tột Phật giác. Ngài Sỹ Đạt Đa đã thệ nguyện như vậy trong rất nhiều tiền kiếp, trong lúc một Đức Phật còn hiện tiền, Ngài đã có khả năng giác ngộ; nhưng được động viên bởi vị Phật hiện tiền đó, có tát động mạnh bởi lòng từ vì sự đau khổ của chúng sanh, Ngài đình lại sự chứng đắt riêng để đi đến toàn chân, phẩm chất toàn giác của một vị Phật. Mặc dù tâm tự do, giải thoát trong một chúng sanh đã chứng đắt và Phật thì giống nhau, nhưng quyền năng sâu thẳm bi và trí của một vị Phật thì to lớn hơn nhiều do bởi bao nhiêu kiếp phát nguyện tu tập không thể đếm được.

Một ý nghĩa khác trong thệ nguyện Bồ-Tát được diển giải rỏ ràng do Ngài Huệ Năng:

Ta thệ nguyện cứu độ vô lượng chúng sanh. Đó có nghĩa là gì? Nó không có nghĩa là tôi, Huệ Năng, sẽ độ thoát tất cả chúng sanh. Và chúng sanh trong tâm là ai? Chúng là những tâm lường gạc, bịp bợm, tâm yêu mỵ, và những tâm thức khác. Tất cả những cái nầy là chúng sanh. Mỗi chúng sanh như vậy phải được cứu độ bằng phương tiện của cội nguồn tự tâm phát ra.

Lời thệ nguyện cứu độ tất cả chúng sanh có thể được hiểu trong hành tập như là cứu độ chúng sanh từ bên trong chúng ta; giải thoát tâm tham, sân, si. Mỗi cái tâm như vậy là một chúng sinh, xuất hiện rồi biến đi. Và ta thệ nguyện giải thoát chúng sanh, giải thoát biến trình tâm thức nầy từ những tính chất ô nhiểm, không tinh khiết nầy.

Một cái khác biệt trong các hệ truyền thừa là ý niệm cảnh giới khổ và niết bàn. Một hệ truyền thừa nói về Niết bàn như là cái gì ngoài diển biến thân tâm nầy; một hệ phái khác nói niết bàn và cảnh khổ là một. Làm sao để hóa giải hai sự phát biểu tương phản nầy. Một cách để hiểu thấu là nếu bạn tưởng tượng một cơn bão, gió xoáy mạnh với tốc độ cao. Chính giửa cơn gió lốc là một chổ an tỉnh và lặng yên, trọng tâm của cơn bão. Theo một cách, nhìn từ trong trọng tâm của cơn bão thì rất là khác xa luồn gió. Mọi vật đều lặng yên, rất là khác biệt từ luồng gió xoáy xãy ra chung quanh. Từ một cái nhìn khác, một người có thể thấy gió và trọng tâm là từng phần của một tổng thể, có thể giải thích là một. Cũng giống như vậy, cảnh giới khổ và niết bàn thì rất khác xa; sự diển biến liên tục và tỉnh lặng. Từ quan điểm khác, chúng hợp lại trở thành một tổng thể, theo nghĩa là một. Trong sự chứng nghiệm Pháp, ngôn từ trở nên rỏ ràng. Miễn là ta còn chấp trong lý thuyết và khái niệm ngôn từ là phương tiện thiện xảo được sử dụng trong hệ phái khác nhau, ta sẽ thấy nó đưa đến những chơn lý trái biệt, trở thành mâu thuẩn. Thật ra, chúng là nhiều ngón tay, chỉ cùng một mặt trăng.

Có một cách hướng dẩn rất hiệu năng để chỉ ra chơn lý diển tả rất mạch lạc về tâm thức từ kinh điển Mật tông cao cấp. Cố gắng chứng nghiệm từ ngữ hơn là suy tưởng về chúng:

Thật ra không có nhị nguyên, đa nguyên thì càng sai. Cho đến khi nhị nguyên được vượt qua và ngay tại đó chợt nhận thức được rằng không có chứng đắc. Tổng thể của cảnh giới khổ và niết bàn không tách rời nhau, là tâm ta. Vướng nợ vào sự tin tưởng thế giới trần tục nầy là thật có nhân loại lại còn lẩn quẩn trong cảnh khổ, nhưng ta có tự do chấp nhận hay khước từ... Cho nên, thực tập Pháp, thoát khỏi mọi ràng buộc, nắm vững cội nguồn giáo lý nầy.

Mặc dù là một tâm, nó cũng không hiện hữu.

Khi một người tìm tâm mình trong bản chất thật chơn, họ sẽ thấy ra khá dể hiểu, mặc dù không thể thấy được. Trong trạng thái toàn chơn của nó, tâm lột trần, tinh khiết, không bị tạo ra từ những thứ gì, hoàn toàn trống không, trong sáng, rỗng, không nhị nguyên, trong suốt, không thời gian, không pha trộn, không bị ngăn trở, không mầu sắc, không thể nhận dạng là một đơn thể mà là một tổng thể của vạn hữu, nhưng không phải được sáng tạo từ vạn hữu, hoặc một ai, nó vượt trên tất cả những khác biệt.

Nhất tâm một cách xác thực là của tánh không và chẵng dựa trên nền tảng nào, vả lại tâm người đó rổng rang như bầu trời. Để biết cái nầy thật hay không, hảy nhìn vào chính trong tâm mình. Chỉ là tính chất thay đổi liên tục, không ổn định như không khí trong bầu trời, dáng vẻ đối tượng không có năng lực để quyến rủ và câu thúc. Để biết cái nầy thật hay không, hảy nhìn vào chính tâm mình. Vả lại, tất cả hình dáng chỉ là khái niệm riêng của họ, tự diển đạt trong tâm, giống như sự phản chiếu được thấy trong gương. Để biết cái nầy thật hay không, hảy nhìn và chính tâm mình. TrổI lên từ trong chính chúng và tự nhiên như mây trên trời, tất cả những biến đổi, xuất hiện bên ngoài sẽ tan biến vào trong nơi tương ứng riêng của chúng. Để biết cái nầy thật hay không, hảy nhìn vào chính tâm mình.

Pháp, là không nơi nào khác ngoại trừ tâm, Không có nơi nào khác để hành thiền là chính tự tâm. Pháp, không nơi nào khác ngoại trừ tâm, không có nơi nào khác của chơn lý để tuân thủ giới luật của một lời thệ nguyện. Pháp, không nơi nào ngoài tự tâm, không có Pháp ở nơi nào khác, nhờ đó giải thoát có thể chứng ngộ.

Nhân tâm thì trong suốt, tính chất rổng rang, nó có thể so sánh với bầu trời không mây. Nó là trạng thái tâm thức vượt qua tất cả những nhị nguyên đem lại sự giải thoát. Lần nửa và một lần nửa, hảy nhìn vào chính tâm mình.

Khi Pháp được hiểu một cách sâu sắc, nó trở nên rỏ ràng rằng cội nguồn của tất cả phương tiện hành tập đưa đến giải thoát thì giống nhau; đó là, phát triển một cái tâm không dính mắc vào bất cứ những gì. Không ưu tiên. Không phân biệt. Không phán xét. Không trói buột. Không lên án. Phần hành thì giống nhau dẩu cho nó được diển đạt qua ngôn từ của Tổ thứ sáu Trung Hoa hay các Tổ Ấn Độ, hoặc Ngài Sỹ Đạt Đa.

Ngài Tilopa, một thánh nhân vỉ đại của Ấn Độ và là một biểu tượng truyền cảm cho các dòng thừa ở Tây Tạng, đã dạy tâm quân bình giống như vậy, đây được gọi là Đại Thủ Ấn, đến học trò Naropa.

Đại Thủ Ấn vượt ra khỏi giới hạn của từ ngữ và biểu tượng, nhưng với con, nầy Naropa, trung trực và thành tín, cái nầy phải được nói. Cái rỗng không chẵng cần đến tín nhiệm. Đại Thủ Ấn dựa trên cái không. Không cần cố gắng, nhưng nằm trong thư giản và tự nhiên, rồi người sẽ phá vở cái ách ràng buột, và được giải thoát. Nếu với tâm, vậy người nên quan sát tâm, ai hủy diệt được những phân biệt là người đó tiến vào Phật tánh.

Những án mây lơ lững trên bầu trời không cắm rể, không nhà, không ý tưởng phân biệt trôi lơ lững qua tâm. Khi tự tâm được thấy ra, sự phân biệt chấm dứt.

Trong khoảng không, hình thể và mầu sắc được hình thành, nhưng khoảng không không bị nhuộm mầu trắng hoặc đen. Từ tự tâm mọi vật được hiện ra. Đức hạnh hay thói xấu đều không làm nhiểm tự tâm đó được.

Không cần thiết làm gì với thân ngoài thư giản. Câm miệng và giử yên lặng. Để tâm không và không nghĩ gì. Như ống tre rổng, để thân nghĩ ngơi thoải mái. Không cho, cũng không lấy, để tâm nghĩ ngơi. Đại thủ ấn thì giống như là một cái tâm không dính mắc vào gì. Thực hành như vậy, khoảng một thời gian, con sẽ đến được Phật tánh

...

Người bỏ được khao khát và dính mắc đến cái này cái nọ nhận được chơn giáo nghĩa đã diển bày trong Kinh văn.

...

Thoạt đầu thiền giả cảm nhận tâm mình thì đổ nhào như thác nước; nhưng vào giửa thì như sông Hằng, chảy chậm rải và nhẹ nhàng. Để cuối cùng nó là một biển lớn nơi ánh sáng của mẹ và con hợp lại thành một.

"Người bỏ được ham muốn, và không còn trói buột đến cái nầy cái nọ, nhận thức được chơn liểu nghĩa đã được diển bày trong Kinh văn." "phát triển một cái tâm không ràng buột ." Rời bỏ chấp thủ, xa lìa dính mắc: con đường đi đến giải thoát.

Theo truyền thống Pháp tiến triển bên Nhật từ dòng Tổ Huệ Năng và các Tổ khác đã sản sinh ra rất nhiều văn phú tuyệt vời và diển bày rỏ ràng con đường đạo, thường thì rất khôi hài. Một câu chuyện miêu tả chơn lý không dính mắc hay trói buột, được trình bày cụ thể rất có Thiền vị:

Một giáo sư đại học đến thăm một Thiền Sư, hỏi rất nhiều câu về thiền đạo. Vị Thiền Sư mời ông uống trà và rót trà vào ly của khách và cứ tiếp tục rót mải. Vị giáo sư nhìn trà tràn lan và la lên rằng ly nước đã đầy không còn rót thêm được nửa. "Cũng giống như ly trà nầy," Vị thiền Sư trả lời, "đầu óc ông đầy những quan điểm, tư kiến, làm sao có chổ để mà hiểu những cái mới. Cảm nhận được chơn lý, trước tiên ông phải đổ ly nước của ông đi."

Miển là còn kẹt trong quan điểm, tư tưởng, ta không bao giờ chứng nghiệm được chơn lý. "Đừng đi tìm chơn lý. Chỉ dừng sự bám víu vào tư tưởng." Buông xả được định kiến, trong một cái tâm yên lặng, toàn chơn của Pháp sẽ hiển lộ. Mỗi chúng ta nên đổ ly nước của mình đi, vứt bỏ đi tất cả những gì dính mắc, tồn tại trong tâm.

Có cái rỏ ràng, thanh cao trong những diển tả khác nhau về Pháp. Chúng ta rất là may mắn không lớn lên từ một xả hội điều kiện hóa cố định bởi bất cứ phong tục tập quán riêng biệt nào, nếu ta chỉ rộng mở, ta sẽ nghe và biết ơn tất cả. Mọi phương tiện đều đưa đến một chơn lý, đến chứng nghiệm chơn Pháp trong tự mỗi chúng ta.

Đức Phật đã khuyên răng, "Chẵng tin vào gì do bởi các con được dạy như vậy, hay do bởi phong tục truyền thống, hay các con chính bản thân tưởng tượng ra. Đừng tin vào lời vị thầy chỉ vì kính trọng người đó. Nhưng bất cứ con đường nào, qua tra cứu tận tường, con thấy nó đưa đến hạnh phúc và an lành cho mọi chúng sanh, vậy con nên theo đường đó như tuần tự quỉ đạo của mặt trăng ngôi sao."

Hỏi: Tôi có hơi bối rối về việc không khởi ý kiến. Theo tôi, có quá nhiều chọn lựa trong thế gian nầy.

Đáp: Phải dùng mức độ phân biệt và hiểu cái gì ưu tiên cần thiết khi đúng thời cơ. Nên hiểu rằng đó chỉ là mực độ khái niệm trong tâm thức, không phải là bước tối hậu thực tại. Xử dụng đầu óc tính toán mà không bị dính mắc vào nó. Như đã được giải thích trong Áo Nghĩa Thư, làm mà không dính mắc đến kết quả của sự làm. Cũng giống như vậy, tâm ta có thể tự do không bị ràng buột đến sự phân biệt vào những cần thiết, hơn nửa, phải dùng chúng để ứng đối với đời sống thế tục.

Hỏi: Vậy còn mọi sinh hoạt, như tập du già, tài chí, nắn bình đất, dệt vải, hay bất cứ cái gì, như là một phần của rèn luyện tâm linh?

Mọi thứ đều có thể khi nó được làm với ý thức, với trong sáng, không tham ái, không nắm giữ, cả trọn thế gian, 10,000 hỷ lạc và 10,000 đau khổ tất cả đều ở đó để được cảm nhận ra. Những sinh hoạt chính nó chẵng là dấu hiệu của chiều sâu hay cạn. Dấu hiệu là tính chất của tâm được thể hiện trong sinh hoạt thường nhật. Một Tài Chí Sư đã có thể phù hợp tuyệt đối với Pháp. Tâm lặng yên hoàn toàn. Một người khác làm việc cật lực với sức lao động, nhưng vẫn với cái tâm yên lặng tuyệt đối. Có rất nhiều thí dụ tuyệt đẹp trong mọi sinh hoạt dùng để biểu hiện tâm toàn hảo. Mọi thứ đều trở nên có thể khi tâm được tự do.

Hỏi: Có một ý niệm rằng trước tiên bạn phải đi qua giai đoạn Tiểu Thừa rồi Đại Thừa rồi Kim Cang Thừa, từ một thừa nầy đến thừa khác với nhiều sự việc khác nhau xãy ra trong mỗi.

Theo lối nầy bạn muốn ám chỉ, Tiểu Thừa, Đại Thừa, Kim Cang Thừa là những giai đoạn trên con đường tiến đến giác ngộ. Bất cứ con đường nào một người đang theo, những giai đoạn nầy sẽ có mặt ở đó. Bạn có thể đang tu tập theo truyền thống Miến Điện, Nhật Bản hay Tây Tạng, và bất cứ truyền thống nào bạn cũng phải trải qua các Thừa đó. Rối rắm sẽ nổi lên bởi vì những danh từ đó qui nghĩa tùy theo sự khác biệt truyền thống lịch sử. Con người bị nhầm lẫn qua từng giai đoạn trên với những biểu hiện tập quán lịch sử khác biệt Phật pháp của từng quốc gia. Vì lý do nầy, tư tưởng khái niệm thì không được hữu dụng cho lắm. Có rất nhiều chặng dọc theo con đường phải được chứng nghiệm qua. Dán nhản, đặt tên cho mỗi giai đoạn trạng thái chỉ là bề ngoài, và rất dể bị hiểu lầm. Chỉ như thị, những gì đang hiện diện. Chơn Pháp đang mở rộng trong mỗi người. Ta trải qua rất nhiều kinh nghiệm. Thực chứng, hơn là ý tưởng phân loại đặt tên cho chúng, là cái rất hệ trọng.

Hỏi: Có rất nhiều truyền thống thiền tập khác nhau trong mỗi quốc gia. Chúng cũng chỉ là phương tiện khác nhau trên con đường?

Chánh niệm có thể được phát triển trên bất cứ đối tượng nào. Bạn có thể tu dưỡng chánh niệm trên tư tưởng, trên thân, trên đối tượng bên ngoài, bên trong, trên tất cả hay một sự kết hợp nào. Kỷ thuật và phương pháp là những cách thức khác nhau để tăng trưởng chánh niệm. Giác biết là cốt lũy của mọi hành tập, nó làm quân bình tâm để có thể đưa đến chứng ngộ. Mọi vật đều vô thường và Nội quán có thể được phát triển trên bất cứ đối tượng nào. Bạn có thể kinh nghiệm được giác ngộ trong khi suy tư, giữa cơn đau, trong lúc ăn, kinh hành, bất cứ lúc nào, vì nó đến từ một cái tâm quân bình thuần nhất, không phải khư khư nắm giữ một vài đối tượng riêng biệt.

Hỏi: Vài vị thầy nói về sự nguy hiểm của siêu linh thuật trong tu dưỡng tâm linh. Đó có nghĩa là gì?

Pháp thuật cũng có thể được phát triển. Nhưng nó không phải là trí tuệ. Pháp thuật và trí tuệ là hai sự kiện khác hẳn. Nó cũng có thể nguy hiểm tập luyện những siêu năng nầy trước khi được chứng đắc cao bởi vì chúng chỉ làm tăng thêm ý niệm cái tôi, tự ngã, và bị xử dụng một cách mánh khóe, bất chánh. Phép mầu có thể được xử dụng thuần thục, thiện lợi nếu người đó đã có một nền tãng vững chắc về luân lý đạo đức và hiểu biết. Nhưng thật ra không cần phát triển những siêu năng lực nầy. Đã có nhiều chúng sinh giác ngộ mà đâu có siêu năng lực gì, và cũng có nhiều chúng sanh với nhiều siêu năng lực nhưng không được giác ngộ. Nhưng cũng có người chứng được cả hai, trí tuệ và siêu năng lực.

Hỏi: Trong kinh Pháp Cú, Đức Phật thường đề cập đến chứng quả A- la-hán. Việc đó nói đến kinh nghiệm chứng đắc?

Đúng vậy, nó qui cho trạng thái đã hoàn toàn loại trừ những tham, sân, si trong tâm, nó đến như là kết quả của kinh nghiệm niết bàn. Chứng nghiệm đầu tiên của Niết bàn, ánh chớp lóe lên đầu tiên chơn lý tối hậu, xóa đi một số nhơ bẩn trong tâm, những cái khác vẫn còn. Và như ta tiếp tục đi trên con đường đó, những nhơ bẩn sâu thẳm hơn sẽ được bứng gốc. A-la-hán là một vị đã tẩy trừ mọi bợn nhơ trong tâm. Cũng vậy, ý niệm đắc quả vị Phật trong kiếp hiện tiền là giải thoát từ tham, sân, si. Trong sự chứng nghiệm được chơn lý, nhất thể của Pháp được hiểu ra. Phát triển một cái tâm không dính vào đâu. Đây là cội nguồn của mọi giáo lý. Nó trở nên đơn giản khi ta thật sự tu tập.

Hỏi: Cái gì cần thiết để phát triển một nội quán sâu sắc? Cần phải có một cái gì đặc biệt, khác thường?

Chỉ cần đòi hỏi một việc: ý thức được những gì xãy ra trong hiện tại. Nếu ta có một ý niệm mọi thứ phải được xãy ra như thế nầy thế nọ, ta đã không cảm nghiệm toàn nhất trong hiện tại. Cốt lõi tu tập là chánh niệm mọi trạng thái thay đổi của thân và tâm mà không dính mắc, không kết án, đồng nhất thức với chúng. Đó là con đường từ khởi đầu cho đến chấm dứt. Rồi tự nó sẽ phơi bày; ta chẵng cần làm gì để bắt nó xãy ra. Con người không tin là nó đơn giản đến mức độ như vậy. Ta thường có suy nghĩ nó phải là một cái gì phức tạp và phải kinh nghiệm được những trạng thái tâm thức dị thường. Khác hơn vậy, chỉ ngồi lại và quan sát và thể nhập vào dòng tương chuyển. Đơn giản và nhẹ nhàng.

Hỏi: Tôi tưởng có những phương pháp nhấn mạnh về phục vụ cho chúng sanh khác hơn là giải thoát cho chính mình trước?

Mọi phương pháp đều tiến triển để thấy được ảo giác thực chất của cái tôi, để đi đến giai đoạn chấm dứt tự ngã. Cái tự nhiên và biểu hiện cội nguồn của Pháp là từ và bi, giúp đở và chăm sóc cho chúng sanh . Việc nầy không có liên quan gì đến các Thừa hay phương tiện hay lời thệ nguyện; nó là sự thể hiện tự nhiên của trí tuệ. Khi ta bớt đi phần dính mắc về khái niệm đây là "tôi" và đó là "người," ta bắt đầu kinh nghiệm được sự vạn nhất trong chúng sanh, và từ sự hiểu thấu nầy sẽ đưa đến tình thương và phục vụ.

Hỏi: Như ta đi vào trong tu tập, câu hỏi những lối hành tập khác nhau tan biến đi?

Một người bạn Thi sĩ, Tom Savage, đã viết một bài thơ kết thúc với những dòng:

Đại thừa, Tiểu Thừa,
không thành vấn đề!
Mọi Thừa cũng sẻ bị kéo đi
Vào phí tổn người chủ Thừa đó phải trả.

(Greater vehicle, lesser vehicle,
no matter!
All vehicles will be towed away
At owner's expense.)

-ooOoo-

SÁNG THỨ 30

Tổng Kết

Bạn không thể ở trên đỉnh núi hoài được. Bạn phải xuống núi một lần nửa, vậy tạo sao phải phiền hà chỉ cái nầy?. Khi ở trên người ta biết cái gì ở dưới rồi nhưng khi ở dưới người ta không biết cái gì ở trên. Ai trèo lên thì người đó thấy; khi leo xuống thì người đó không thấy nửa nhưng họ đã có thấy. Khi xuống núi rồi, nên nhớ lại những gì mình đã thấy trên kia, khéo léo xử dụng cái đã học để hướng dẩn chính mình. Mặc dù mình không còn thấy nửa, nhưng ít ra mình đã biết.

-Mount Analogue

Câu hỏi bây giờ là làm sao hội nhập thiền vào đời sống hàng ngày của ta. Ở một mức độ, câu trả lời rất là đơn giản: giử vững chánh niệm. Kể cả khi có những bối rối, xao lãng và quá nhiều tiếp cận qua các căn giác quan, nếu không có trói buột, không lên án, không mong đợi sự việc là như thế nào, vậy tâm sẽ được giử luôn trong sạch và quân bình. Chánh niệm là sự bảo vệ hữu hiệu nhất.

Có nhiều cách có thể hổ trợ tâm được quân bình và yên lặng. Một trong những phương pháp quan trọng nhất là tọa thiền thường nhật. Ngồi hai lần một ngày khoảng một giờ hoặc hơn sẽ tăng cường sức định và chánh niệm cái đã được trao dồi trong tháng vừa qua.

Khóa thiền rốt ráo vừa xong, tọa thiền một hay hai tiếng đồng hồ trong ngày hình như không mấy khó khăn nửa, nhưng khi bạn trở lại đời sống thường nhật hàng ngày, nó sẽ không dể dàng để giử đúng thời khóa. Nó cần phải có kỷ luật và dụng công. Đặt thời khóa tọa thiền vào vị trí ưu tiên hàng đầu trong ngày, mỗi ngày; sắp xếp các giờ sinh hoạt khác chung quanh giờ thiền tập hơn là cố gắng chèn giờ tọa thiền giửa những sinh hoạt. Hành tập mỗi ngày, bạn sẽ bắt đầu kinh nghiệm ra như có một sự ảnh hưởng thay đổi lớn trong đời.

Nó rất ích lợi nếu bạn có thể sắp xếp những giờ cố định để tọa thiền trong ngày, thời gian nào thuận tiện nhất khi bạn không bị quấy rầy. Khi tập thành thói quen ngồi thiền ở giờ nhất định trong ngày, bạn sẽ ít khi bỏ dở thời khóa. Thời gian tốt nhất có thể là sáng sớm khi bạn thức dậy, như là phương pháp đề ba, khởi động chánh niệm cho nguyên ngày hôm đó, và một giờ trong buổi tối, là khoảng thư giản, thoải mái riêng biệt cho tâm và thân. Hay, đã có thể bất cứ thời điểm khác thuận tiện cho mình. Thử nghiệm đi. Cái quan trọng là giữ vững phần hành tập liên tục. Tọa thiền thường nhật có giá trị không thể đo lường được.

Cũng có những sinh hoạt khác rất tốt để hành tập, hoà hợp tất cả vào trong đời sống bạn. Có chánh niệm trong những hoạt động cố định mỗi ngày như là ăn uống. Ít nhất trong ngày, một lần ăn trong chánh niệm, trong yên lặng. Nó sẽ trở thành giai đoạn phát triển ý thức trong sáng, và sẽ đánh thức những khuynh hướng tâm cái đã được tu dưỡng trọn tháng nầy. Lập lại bài tập chánh niệm thường xuyên, bạn sẽ có được năng lượng tập trung của những rèn luyện vừa qua.

Trong quá trình sinh hoạt thường nhật ta đi bộ rất nhiều. Biến nó thành giờ thiền tập. Khi đi, bạn không cần phải bước chậm "giở lên, đưa tới, đạp xuống," ngoại trừ khi đúng vào giờ kinh hành; bạn chỉ đơn giản ý thức toàn thân di chuyển, hay sự xúc chạm của từng bước chân. Hảy thử một lần đi.

Trong những giây phút căng thẳng trong ngày, quay về với hơi thở. Mở mắt ra, không phải là cho người biết rằng ta đang hành thiền, trở về với sự phồng-xẹp hay ra-vào, chỉ cần vài phút thôi. Tâm sẽ trở lại tập trung và tỉnh lặng.

Sau một thời gian bạn sẽ thấy chánh niệm có mặt chung quanh bạn bất cứ những gì bạn đang làm. Pháp là cái toàn diện trong đời sống chúng ta. Nó không phải chỉ ngồi hoặc hành cho thật rốt ráo. Pháp là tất cả, và ta nên sống trong hòa hợp trong sự hiểu biết đó.

Hạt giống của trí tuệ và từ bi đã được gieo trồng và nuôi dưỡng trở nên lớn mạnh. Chúng sẽ ra hoa kết trái trong những thay đổi và không ngờ được. Những lúc bạn cảm thấy như bị rắc rối, cuốn hút vào trong thế gian nầy, sẽ có những giây phút ý thức mạnh mẻ, bạn sẽ thấy chính bạn và những lời than vản thống thiết một cách rỏ ràng. Chỉ đơn giản và nhẹ nhàng. Với một cái tâm yên lặng, an bình, bản chất tự nhiên của Pháp sẽ phơi bày, mở rộng ra.

Có vài tưởng nhớ rất hữu ích trong sự dụng công để sống với Pháp từng phút giây. Cái đầu tiên là nhớ lại chơn lý vô thường. Nhớ lại cả hai, cái chết đang đe dọa chính mình và bản chất thay đổi của mọi hiện tượng trong từng phút giây. Giữ vững chánh niệm trong dòng biến chuyển, thực chất là mọi vật không ngừng thay đổi, và tâm sẽ được yên tĩnh và thăng bằng ở mọi tình huống. Bạn sẽ thấy chính bạn bớt đi phần tự phán xét thân và phán xét mọi người, giãm đi sự đóng khung cô đọng, phán xét phân tích thể loại đến người và hoàn cảnh. Bạn sẽ kinh nghiệm khả năng sống theo cách mở rộng và trống rỗng, ứng đối và sáng tạo đúng lúc trong mỗi phút giây mà không mang nặng sự phóng tâm và định kiến từ quá khứ.

Tưởng nhớ thứ hai là tình thương và từ bi. Khi bạn có quan hệ với cha mẹ, bạn hữu, người xa lạ, nên biết rằng ở tầng lớp sâu thẳm nhất chẵng có "tôi" và "người khác," không "chúng tôi" và "họ"; Chỉ có một nhất thể, tính chất đơn nhất rỗng rang. Từ trong cái rỗng rang nầy xuất phát ra từ bi cho mọi chúng sanh. Như ta thực hành tình thương và từ bi nhiều hơn trong đời sống, ta tẩy xóa lần những nhân tố khổ đau trong quan hệ giữa chúng ta với người khác.

Đức Phật đã cho thí dụ tâm thanh thản rộng mở giữ ta được bình an và thăng bằng như thế nào. Nếu bạn bỏ một muổng muối và ly nước, vị của nước đó sẽ mặn. Nhưng nếu bạn bỏ cũng bao nhiêu đó muối vào trong một cái hồ nước, vị nước sẽ không ảnh hưởng gì cả. Cũng giống như vậy, khi tâm bị căng thẳng và đông cứng, bất cứ yếu tố tâm bất thiện nào cũng trở nên mạnh và có sức năng khuấy động. Khi tâm được rộng mở thêng thang, kể cả những tiêu cực lớn mạnh cũng không ảnh hưởng gì đến tâm. Tâm từ có tính chất diệu mềm và che chở, làm cho thâm nhập khắp cùng đời sống chúng ta.

Tưởng nhớ thứ ba là sự khiêm tốn hay tính vô hình, vô hình cái bản ngã. Không cần phải có một thân phận gì trong xã hội nầy như ông, bà hướng dẩn tâm linh, như một người đặt biệt nào. Trang Tử đã viết:

Ai trong Đạo
Hành động không trở ngại
Không tổn hại chúng sanh
Bằng hành động chính mình
Mà không thấy có mình
Mới là "từ bi," là "hiền lành"
Ai trong Đạo
Hành động không trở ngại
Không bị phiền nhiểu với thích thú riêng
Và không thất vọng
Như những người khác.

Người đó không bương chải kiếm tiền
Cũng không xu khiến nghèo mà trong sạch
Người đó đi đường riêng
Mà không dựa trên một ai
Và không hảnh diện chính mình
Bởi đã đi riêng một mình.
Khi người đó tách rời khỏi đám đông
Cũng không phàn nàn ai theo đám đông
Chức vị và ban thưởng
Chẵng lôi cuốn được;
Nhục nhã và xấu hổ
Không làm nhục chí
Ông luôn không bao giờ tìm
Cái đúng và cái sai
Luôn quyết định "được" hay là "không."

Cổ nhân đã nói, cho nên:
"Ai trong Đạo
Tâm vô danh
Đức hạnh toàn hảo
Không làm ra gì cả
"không bản ngã"
Là "chơn ngã"
Và người vĩ đại nhất
Là người không tôi."

Bạn sẽ khám phá ra rằng càng vô tàng tính (không bản ngã), đời sống càng trở nên đơn giản và dể dàng. Cũng nửa, từ Trang Tử:

Nếu một người vượt qua sông
Và thuyền không người đụng vào thuyền ông ta,
Kể cả ông có tâm nóng giận tệ hại
Ông cũng không giận dử mấy.
Nhưng nếu thấy một người trên thuyền kia,
Ông sẽ la to để người đó lái tránh thuyền đi
Nếu lớn tiếng mà chưa được nghe, ông sẽ tiếp tục la lần nửa,
Rồi la nửa và bắt đầu chửi bới.
Tất cả nguyên nhân chỉ vì có người trên chiếc thuyền kia.
Nhưng nếu không một ai trên thuyền kia,
Ông ta chắc chắn sẽ không mắng giận.
Nếu có thể làm trống đi thuyền của mình
Băng qua sông của thế gian,
Không ai chống đối bạn,
Chẵng ai tìm để hại bạn.

Làm trống đi thuyền của mình, đi xuyên suốt qua cuộc đời trong lối mở rộng, rổng rang và thương yêu, và "không ai sẽ chống đối bạn, không ai sẽ tìm để hại bạn."

Nhiều người đặt câu hỏi làm thế nào để quảng bá Pháp đến người khác. Một trong những tính chất quan trọng để phát triển trong chia sẽ Pháp ở mọi trình độ là học hạnh lắng nghe một cách thiện xảo, nhạy cảm đến môi trường và đến người khác. Trong cái tâm yên lặng đó, khi ta thật sự chú tâm, phương thức truyền thông trở nên rỏ ràng. Đừng bám vào bất cứ một diển giải khái niệm riêng biệt nào về Pháp, hay lối định kiến gì. Đừng bám giữ vào những gì. Thỉng thoảng cái được đề cập đến là một câu chuyện bình thường, có liên hệ trong một cách đơn giản và dể hiểu. Có một năng khiếu thiện xảo được bao gồm trong cách học hạnh lắng nghe. Mở rộng và chấp nhận mọi quan điểm người khác. Dể tiếp thu và rổng lặng của bản thân nới rộng thêm khả năng hiểu thấu và chia sẽ.

Nghĩa thường của Minh Sát Tuệ là thấy sự việc rỏ ràng, không những chỉ thân và tâm ta thôi, dỉ nhiên đó là cơ bản rồi, mà còn thấy mọi vật rỏ ràng, mọi người, mối quan hệ, tình huống. Đường lối là sống mà không có tham, sân, si; sống với ý thức, với tỉnh giác, và bình thản, và với tình thương. Chính chúng ta là chơn lý mở rộng, và một tháng thiền tập rốt ráo, hay cả đời hành tập, thì chỉ là mới chập chững trrong một công việc vĩ đại đi đến thấu hiểu chơn lý.

Kiến thức vĩ đại bao gồm có nhiều; kiến thức nhỏ thì giới hạn. Lời nói chân chánh thì động viên; lời nói chơi là tán gẩu ... Khi ta tỉnh thức,các căn đều rộng mở. Ta bị lôi cuốn vào sinh hoạt thường nhật và tâm bị rối loạn. Đôi lúc ta lưởng lự, lắm khi ta nham hiểm, và thỉng thoảng còn mờ ám. Một chúc sợ hải tạo ra nổi bất an, và sợ hải lớn tạo ra khiếp đảm. Lời nói ta phóng ra như là những mủi tên, giống như là ta biết rỏ cái gì đúng sai. Ta bám víu vào quan điểm riêng của mình, như thể là mọi việc đều dựa trên nguyên tắc đó. Và hơn nửa ý kiến ta là vô thường: như mùa thu và mùa đông, chúng từ từ đi qua. Ta bị cuốn hút vào dòng đời và không thể hồi đầu. Ta bị kẹt trong những vấn đề phức tạp, khó khăn như ngỏ thoát nước lâu đời bị bế tắc; ta tiến đến gần cái chết mà không bao giờ tìm lại tuổi xuân. Mừng rở và giận hờn, sầu khổ và hạnh phúc, hy vọng và sợ hải, do dự và cương quyết, khiêm tốn và cố ý, nhiệt tâm và thái độ xấc xược, giống như âm thanh nhạc đến từ khí cụ kèn không lưởi gà, hay nấm mọc lên từ đất đen ẩm ướt, luôn xuất hiện trước ta ngày và đêm. Không ai biết chúng đến do đâu. Đừng lo lắng về chúng! Để chúng tự nhiên! Làm sao ta có thể hiểu được tất cả trong một ngày?

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | Phần I | Phần II | Phần III | Phần IV


[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 05-05-2003

Thien Noi Quan - 04

BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


KINH NGHIỆM NỘI QUÁN
Một Hướng Dẫn Đơn Giản, Trực Tiếp Về Pháp Hành Thiền Phật Giáo

Joseph Goldstein
Chánh Trực dịch


Phần IV


TỐI THỨ 26

Những Yếu Tố Chứng Ngộ

Đức Phật diển đạt rất rỏ ràng con đường đi đến giải thoát. Con đường đi tới niết bàn bao gồm sự phát triển bảy yếu tố tâm cái được gọi là những yếu tố đưa đến giác ngộ. Khi tất cả yếu tố tâm nầy được tôi luyện chín mùi, tâm trở nên giải thoát từ tất cả những trói buột, những khổ đau. Những trường phái Phật giáo tu tập khác nhau đều quan tâm phát triển ít nhất là một chi, hay tất cả bảy chi để đưa đến tự do.

Nhân tố giải thoát thứ nhất là chánh niệm. Chánh niệm là phẩm chất lưu ý, ý thức được sự kiện xãy ra chung quanh mà tâm không bị xao lãng. Đức Phật đã nói Ngài biết không có nhân tố nào hùng mạnh như chánh niệm để rèn luyện tâm thiện và giãm bớt tâm bất thiện. Chẵng có gì đặt biệt ta phải làm để loại trừ tầng lớp tâm bất thiện hay để tạo nên tâm thiện ngoại trừ ý thức được chúng từng giây phút. Tâm ý thức chính nó là sức mạnh thanh lọc.

Trong một buổi thuyết giảng lớn, Đức Phật nói về rèn luyện Tứ Niệm Xứ, con đường đi đến giải thoát. Giác Biết còn được gọi rất nhiều tên khác nhau trong mỗi trường phái Phập giáo, nhưng không phải cái tên là quan trọng. Nó là sự phát triển của thức tỉnh, của lưu ý, của chánh niệm, đó mới là con đường.

Có bốn nơi chốn áp dụng chánh niệm. Đầu tiên là chánh niệm trong thân: hơi thở, những cảm giác, tư thế và di chuyển của thân. Lưu ý và nhạy cảm đến tất cả hình thức thay đổi của thân hiện hữu nầy.

Chánh niệm thứ hai là thọ, phẩm chất dể chịu, khó chịu, hoặc trung tính trổi lên từng giây phút trong thức. Trong mỗi đối tượng đều có một cảm giác tương ứng trổi lên đối kháng lại. Khi những cảm giác nầy trở nên rỏ rệt, phẩm chất ưa thích, không ưa thích nổi bật hẳn lên, chúng trở thành đối tượng để hành thiền. Cảm thọ rất quan trọng bởi vì nó là nhân tố điều kiện hóa khiến cho ta dính mắc chấp thủ hoặc lên án. Bởi vì cảm giác dể chịu đó khiến ta tham muốn và đi tìm đối tượng đó. Bởi vì cảm giác không vừa ý khiến tâm lên án, có ác cảm và ghét bỏ. Áp dụng chánh niệm thứ nhì trong Tứ Niệm Xứ là là lưu tâm những cảm thọ nầy lúc chúng xuất hiện và biến đi, không bị động tâm đến cái dể chịu mà cũng không lên án cái khó chịu.

Thứ ba là chánh niệm về tâm. Lưu ý tất cả tầng lớp tâm thức đồng phát ra một loạt. Khi tâm sân nổi lên, để ý đến tâm sân; khi có dục cảm nổi lên, để ý đến tâm dục đó, hay là tâm sợ hải. Để ý đến thức uẩn như nó đang bị nhuộm mầu bằng tất cả những yếu tố khác nhau, không nắm bắt hay ác cảm, không phán xét, không lượng định hay phê bình. Sân hận chẵng có cái tôi trong đó, nó chỉ là trạng thái tâm, thức bị ô nhiễm ngay thời điểm đó. Ngồi lại và quan sát chúng đến và đi. Quan sát với thái độ không chọn lựa thì chẵng có trạng thái thức ô nhiễm nào có đủ sức mạnh làm rối loạn tâm. Mọi sự kiện tâm thức là phần biểu diển thoáng qua nhanh. Chẵng có gì để làm hảnh diện hay buồn bực. Chỉ đơn giản chánh niệm, ý thức.

Cái cuối cùng trong tứ niệm xứ là chánh niệm về Pháp, biết được chơn pháp, lưu ý đến ba đặt tính hiện hữu khổ, không, vô ngã, và của Tứ Diệu Đế. Thấy được khổ, và nguyên nhân của khổ, phương pháp diệt khổ, và chứng ngộ niết bàn. Chánh niệm nội quán như chúng nổi lên, chánh niệm trong Pháp.

Có rất nhiều phương pháp trong Minh sát tuệ, có thể tập trung chánh niệm trên một hay hơn nửa ở bốn nơi chốn chú niệm nầy. Quan sát một trong bốn nơi chốn sẽ đem tâm lại đến trạng thái thấy biết trong sáng và quân bình. Tùy thuộc vào tính tình, cá nhân, quá trình kiến thức, và điều kiện, phương pháp có thể thay đổi khác nhau để khế hợp với căn cơ từng người. Nhưng đừng cho phương pháp nào hay hơn phương pháp nào, tất cả đều là phương tiện thôi, không nên dính mắc vào; quan trọng là chánh niệm cái cần được rèn luyện.

Chi thứ hai của giác ngộ được gọi là trạch pháp hay tham cứu Pháp. Nó là đặc tính tâm tra xét, đào sâu, phân tích biến trình thân tâm, không phải với tư tưởng, không phải với kiến thức, trình độ khái niệm, nhưng với lặng yên và tâm bình an. Tham cứu với trực giác, chứng nghiệm toàn bộ quá trình biến chuyển làm việc của thân và tâm như thế nào. Nó là nhân tố trí tuệ, ánh sáng trong tâm soi thấu được mọi sự việc đang xãy ra. Khi tham cứu được trao dồi, ta sẽ thấy ra rằng mọi vật trong thân, sự cấu trúc của hàng tỷ tế bào hỗn hợp lại, và tâm, nhiều tầng lớp, trạng thái thức, đều luôn trong tình trạng biến chuyển, đổi dời. Không có gì gọi là thường còn, xuất hiện và biến mất một cách liên tục. Cả hai, thức và đối tượng, sinh diệt vô cùng tận. Không có gì dừng trụ một chổ, chẵng nơi nào gọi là an toàn. Mọi vật đều liên tục biến chuyển. Qua nhân tố tham cứu nầy, chứng nghiệm vô thường ăn sâu vào cốt tủy ta và cùng với sự thấu đáo triệt để. Ta cảm nhận được tầng lớp vô thường sâu thẳm nhất rằng tâm là một hiện tượng trôi chảy không dừng, tư tưởng, hình ảnh, xúc cảm, tính tình; rằng thân nầy là sự tổng hợp của các động tác, của xúc giác, không là một khối rắn đặc, chẵng có gì luyến tiếc mà phải bám víu. Với chứng nghiệm vô thường nầy sẽ đưa đến một trực giác hiểu biết sâu thẳm rằng không có một biến chuyển trong thân tâm nầy sẽ mang lại một hạnh phúc lâu dài. Làm sao mà có sự toại nguyện vững chắc, hay hoàn toàn bởi vì nó luôn trong tình trạng chết đi. Giống như ta cố đi tìm hạnh phúc và an toàn trong một cái bong bóng nước. Đụng tới là vở ra, biến mất. Phút giây tạm bợ biến hoại đi rồi cái kế tiếp lại diển ra như vậy. Nổi bất an lúc nào cũng hằng hữu. Đi cùng với bản chất vô thường và bất toại nguyện là vô ngã. Không nơi nào trong thân và tâm được tìm ra thực thể thường còn cái thể hiện cho bản ngã hay cái tôi. Chẵng có ai đàng sau biến trình qui định nầy để thể hiện lên một bản ngã thường còn.

"Khi thấy, chỉ có thấy mà thôi; khi nghe, chỉ nghe mà thôi; khi cảm thọ, chỉ thuần cảm thọ mà thôi; khi suy tưởng, chỉ thuần suy tưởng." Chỉ là một biến trình chuyển động. Thấy nghe ngửi nếm xúc chạm và tư tưởng. Toàn thể vủ trụ chúng ta xuất hiện là do qua biến trình sáu căn nầy. Hiện tượng rổng lặng vẩn trôi lăn. Không ngã, không tôi. Khi yếu tố tham cứu được đào luyện, tất cả những đặt điểm nầy sẽ được chứng nghiệm trực tiếp trong các tầng lớp sâu thẳm. Trí tuệ sẽ bừng sáng trong tâm.

Một trong những hổ trợ phụ tạo phương tiện nhân tố trí tuệ trưởng thành được kể đến là vệ sinh cá nhân. Thân sạch, quần áo sạch, môi trường chung quanh sạch. Lấy cây đèn dầu làm thí dụ. Nếu bóng chụp, tim đèn, và dầu đều dơ, ánh đèn phát ra sẽ không tỏ sáng. Nhưng nếu bóng chụp được lau chùi, tim và dầu được sạch sẽ, ánh sáng ngọn đèn tất nhiên là rạng rở. Củng vậy, thị nhản tâm thức của ta trở nên trong sáng dể dàng hơn nếu được đáp ứng như những điều kiện trên.

Yếu tố chứng ngộ thứ ba là tinh tấn, động lực cố gắng. Không cố gắng tin tấn thì chẵng có gì sẽ xãy ra. Khi ta muốn thành tựu bất kỳ việc gì trong đời, nếu muốn tiền bạc, một nghề nghiệp thích hợp, phải có một sự cố gắng nhất định nào để đạt được kết quả. Việc ta đang làm bây giờ là nung đúc ra một lợi ích cao tột nhất. Quyết tâm và nhiệt năng phải được đặt vào trong đó. Đức Phật chỉ vạch ra con đường; mỗi chúng ta phải bước đi cho chính mình. Không ai có thể chứng ngộ dùm ai. Tam độc tham sân si có mặt trong tâm, không ai cập nhật chúng vào, cũng không ai có thể lấy đem đi. Ta phải tự thanh lọc cho bản thân. Nghị lực phải được khơi động trong mỗi người để chúng ta đi trên con đường thanh lọc. Nghị lực là nhân tố mạnh mẻ. Khi nó được trao dồi và phát triển, nó sẽ vượt qua dã dượi, hôn trầm và tâm biếng nhác. Bấc cứ khi nào có vấn đề khó khăn, gút mắc nào trên đường tu tập, dùng hết năng lực để khắc phục để đánh thức toàn bộ hệ thống tâm não. Nó là sự hổ trợ to lớn, là một phần thiết yếu trong con đường đưa đến giải thoát.

Chi giác ngộ thứ tư là phỉ lạc. Phỉ lạc có nghĩa là vui thú tột độ trong đối tượng. Nó đã được diển tả như rất thú vị, an trú trong trạng thái vui sướng thích thú đang xãy ra. Nó được so sánh như một người đi trong bải sa mạc nhiều ngày, nóng mệt mỏi, dơ bẩn và khác nước. Ở một khoảng không xa, anh ta thấy một hồ nước trong veo. Sự hoan lạc trong tâm để sử dụng nước đó, sự phấn khởi anh cảm nhận, đó giống như nhân tố chứng ngộ của hỷ lạc. Hỷ lạc là tính rộng lớn trong tâm sinh ra buông xả, không bám víu, cố thủ hay bị lôi cuốn đồng hóa.

Một cách để tăng trưởng nhân tố nầy là phản ảnh mười đức tính toàn diện của một vị Phật.

1. Bố thí toàn hảo. Bố thí được động năng do muốn giảm thiểu khổ đau cho mọi chúng sanh. Đức Phật đã không dừng ở bố thí người nghèo, mà cả luôn kẻ giầu sang. Bố thí rộng khắp.
2. Giới luật toàn hảo. Hoàn toàn không hại đến một chúng sinh.
3. Xa lìa.
4. Năng lực.
5. Trí tuệ.
6. Tâm nhẩn nại, bền chí. Nhẩn nại là đức hạnh cao quí trên con đường tâm linh.
7. Lòng từ mẩn.
8. Chơn thật.
9. Cương quyết.
10. Xả bỏ.

Trong chứng ngộ Phật thừa, tất cả những phẩm chất cao cả nầy phải được đưa đến trạng thái toàn hảo. Ta có thể làm cho các nhân tố nầy lớn mạnh trong tâm khi quán tưởng đến Đức Phật và phản ảnh rằng ta cũng đang rèn luyện và tăng trưởng những phẩm chất giống như Ngài vậy. Trong mọi hành động bố thí, mỗi hành động nhẩn nại, tính ngay thật, và của tất cả bản chất cao cả khác, là ta đang dự phần, thể nhập tương ưng theo phẩm chất cao cả, toàn diện của chư Phật. Sự phản ảnh trên sự phát triển chính thân ta, những hành động thiện tự thân, sẽ đem lại niềm an lạc trong tâm. Suy nghĩ về Pháp: Phản ảnh trên Tứ Diệu Đế, trong thực tướng của vô thường, hay vô ngã - tất cả những tính chất hiện hữu vô thời gian, đây là chơn lý cho mọi người ở mọi thời điểm. Phản ảnh về chơn lý của Pháp, bằng chính kinh nghiệm của ta về Pháp và sự lôi cuốn mời đón của Pháp "nếm đi rồi sẽ biết," hơn là "anh phải tin." Sự mang ơn đối với Pháp đem lại niềm vui lớn cho tâm và tăng trưởng nhân tố hỷ lạc. Vui sướng tràn ngập khi khám phá ra chơn lý của Pháp tạo ra trạng thái tâm nhẹ nhàng, bay bổng.

Chi thứ năm chứng ngộ là khing an. Thí dụ được cho trong cách nầy là như một người từ ngoài trời nắng đi vào trong bóng mát của một tàng cây to. Sự mát rượi mà người đó cảm nhận được thì giống như nhân tố thanh tịnh nầy, khi tất cả những đam mê được lắng dịu, kết quả là một sự điềm tỉnh từ trong tâm phát ra, không bị thiêu đốt với tham dục và nóng giận.

Chi thứ sáu chứng ngộ là định. Định đây có nghĩa là khả năng tập trung tâm ở một điểm trên đối tượng, giữ vững đối tượng mà không bị chao động. Nếu tâm không có định thì sẽ rất cạn cợt, trôi từ đối tượng nầy sang đối tượng khác. Định tăng thêm sức mạnh và khả năng xuyên thấu cho tâm. Có hai loại định. Một là được phát triển do tập trung trên bất cứ một đối tượng nào, và phát triển định đến điểm thâm nhập vào đối tượng(là một). Cách định một điểm nầy trở thành cơ bản trong nhiều huyền bí tâm linh (như mở được thần thông chẵng hạn). Phần định khác là, cách dùng để phát triển tuệ nội quán, được gọi là tập trung tức khắc, bất kỳ lúc nào. Đó là cái tâm tập trung một điểm trên những đối tượng đang thay đổi. Cách thiền định nầy, cùng áp dụng với các nhân tố chứng ngộ khác, sẽ đưa đến giải thoát.

Chi cuối cùng chứng đắc là xả bỏ, tâm điềm tỉnh. Khi sự việc xãy ra thuận lợi, tâm không có sự phấn chấn mang dại. Khi sự việc xãy ra bất như ý, tâm cũng không phản ứng với phiền não, buồn rầu. Tâm bình thản là tâm vô tư đến tất cả mọi hiện tượng, đối xử với mọi hoàn cảnh đồng đều nhau. Lấy thí dụ tâm xả là mặt trời chiếu rọi trên quả đất. Mặt trời đã không chọn một đối tượng nào nhất định để soi sáng. Nó chiếu rọi mọi thứ một cách đồng đều. Nhân tố tâm bình thản là chấp nhận và tính chất dể tiếp thu đến mọi đối tượng. Một lối phản ảnh để rèn luyện yếu tố tâm xả, đặc biệt là khi phải đối xử với người khác, là nhớ lại rằng tất cả chúng sanh đều là con cháu, người thừa hưởng, chính nghiệp quá khứ của họ. Vậy khi ta thấy chúng sanh sống trong hạnh phúc dạt dào, ta có thể biết ơn và tìm sự hoan hỷ trong hạnh phúc của họ, nhưng với tâm bình thản, biết được rằng họ được ngày hôm nay là do nhân đời trước họ tạo ra. Hay khi ta thấy chúng sanh đau khổ, ta có lòng từ và cố gắng xoa dịu nổi khổ đau, nhưng với tâm vô tư, biết được rằng đây là nghiệp đang báo ứng với người đó. Tâm bình thản thì không phải là cái tâm lãnh đạm, thờ ơ, nhưng là tâm quân bình cao tột. Trong thiền, khi tâm bắt đầu ý thức trên các tầng lớp vi tế, biến trình thay đổi liên tục, yếu tố tâm xả giữ mọi thứ trong tư thế thăng bằng.

Đây là bảy đặc tính chứng đắt mà ta phải thực tập cho đến thành tựu. Ba phần trong đó là nhân tố khơi động, và ba phần khác là lắng dịu tâm. Trí tuệ, năng lực và phỉ lạc là động năng khơi tâm dậy; chúng làm cho tâm tỉnh giác và ý thức. Khinh an, định và xả làm tâm lắng dịu lại và giữ tâm yên một chổ. Chúng phải được nhịp nhàng hòa hợp với nhau: Nếu có khơi động nhiều quá, tâm trở nên trạo cử; nếu quá yên tỉnh, nó sẽ buồn ngủ. Nhân tố chánh niệm là yếu tố rất quan trọng bởi nó không chỉ phục vụ để đánh thức và tăng sức mạnh những nhân tố khác, nó cũng giữ chúng trong tư thế quân bình nửa.

Sự tiến hóa của tâm đi theo con đường nầy khiến cho người đó có sự khích lệ to lớn, tràn ngập. Thiết tưởng một cái tâm được trưởng thành tròn đủ với chánh niệm, trí tuệ, năng lượng, hĩ lạc, điềm tỉnh, tập trung và quân bình, nó là một cái tâm sáng lạng và tràn đầy hạnh phúc. Đó là việc ta đang làm. Không chỉ những nhân tố chứng ngộ đem lại hạnh phúc trong hiện đời, mà còn đưa đến niết bàn, đến chứng ngộ, đến giải thoát.

Đôi khi từ ngày nầy sang ngày khác, ta rất dể quên là đang làm cái gì trong lúc đương đầu với sự thao thức, đau đớn và tâm lạc lỏng. Nhưng cái đang xãy ra một cách tinh tế từ lúc nầy qua lúc khác, phát triển không ngừng, chắc chắn tuyệt đối, một cách có qui tắc, là sự lớn mạnh tăng trưởng của thất giác chi. Đó là công việc to lớn đang trên đà hoàn tất. Nó là sự tiến hóa cao thượng nhất của tâm.

Hỏi: Chứng ngộ là cái từ từ cần thời gian hay nó đến bất thần như một tia chớp?

Đáp: Cả hai. chứng ngộ thì luôn luôn bất thần trong một cảm quan trực giác hiểu thấu. Nó không phải là cái gì bạn có thể nghĩ ra. Nó xuất phát ra từ cái tâm yên lặng, một trực giác, và bất thần, cái hiểu không từ ngữ. Trực giác hiểu thấu nầy không đến một cách ngẫu nhiên. Phải có một tâm thức quân bình chắc chắn nào cái đã được rèn luyện làm cho sự hiểu biết bất chợt đó bùng vở ra.

Hỏi: Và rồi từ sự hiểu biết đó con người nương theo mà hành động tùy thuộc? Bây giờ tôi hiểu được chút đỉnh, nhưng hình như tôi không hành động như vậy.

Thực ra năng lực ý thức có phần tăng thêm, cái nầy làm thay đổi cách bạn hành xử. Ý thức rất là có năng lực. Một khi bạn đã có được một tia chớp lóe lên chỉ nhìn những gì đang xãy ra, rất là khó để bị lạc vào con đường củ, kể cả lúc ta đang bị lôi kéo vào thói quen một lần nửa. Nó giống như tiếng nói nho nhỏ vang vọng từ phía sau, "Anh đang làm gì đây?" Một chút ý thức được nuôi dưởng đó hoạt động một cách hùng mạnh. Và dần dà sự hiểu biết hội nhập một cách hoàn toàn hơn vào trong sinh hoạt thường nhật của ta.

Hỏi: Tôi có câu hỏi về hạnh phúc vô thường. Đây là những người trên thế gian yêu mến Chúa một cách đầy nhiệt huyết và hình như họ luôn phát ra một sự hỷ lạc.

Việc nầy nên được hiểu theo hai chiều hướng: thứ nhất, mọi trạng thái tâm thì vô thường; đó là, hạnh phúc thì không phải luôn trong tâm bởi vì tâm chính nó xuất hiện và biến đi từng phút giây. Vậy nên trong ý nghĩa cơ bản, trên tầng lớp hiện diện của tâm lúc đó, nó là vô thường. Không có gì vững bền, không gì cố định. Trong ý nghĩa thứ hai, có những người trao dồi tình thương của Chúa, huân tập nhập thể với Chúa, sự nhận thấy được Chúa qua sự phát triển của thiền định. Họ có thể thụ hưởng một thời gian dài hạnh phúc. Mặc dầu nó đang trong giai đoạn, trạng thái đang tiếp. Nhưng nó cũng, tính theo tính chất thời gian, là vô thường thôi. Miễn là điều kiện còn đó, tình yêu đó cho Chúa, hay nếu định còn được nuôi dưỡng, vậy nó còn mang lại thiện nghiệp ứng báo. Nhưng nếu còn vô minh ngủ ngầm trong tâm, sự hỷ lạc đó chỉ có thể tiếp tục miễn là phải có điều kiện định đàng sau đè nén vô minh, nhưng rồi một lần nửa tâm sẽ trở lại trạng thái ô nhiễm tham, sân, si. Qua sức mạnh của tâm định, những nhơ bẩn có thể tạm thời được đè nén, và trong thời gian tâm định còn tác dụng mọi việc đều tốt đẹp, hạnh phúc. Nhưng ngay sau khi tâm ra khỏi trạng thái định, những nhân tố xấu bị đè nén trước kia trong tâm bắt đầu hoạt động trở lại. Đó là tại sau nó rất quan trọng để nhổ tận gốc rể những dơ bẩn qua Minh sát để chúng không còn xuất hiện trong tâm nửa.

Hỏi: Với lòng từ bi bao la, tại sao Đức Phật không ở lại cứu độ chúng sanh?

Đức Phật là hiện thân của Pháp; Ngài không là một phần riêng biệt từ những tác dụng của Pháp. Nếu có tái sanh, già bệnh chết không thể tránh được sẽ theo sau. Có chứng đắc hay không chứng đắc, đây vẩn là một phần bản chất tự nhiên của con người. Nhưng cái hằng chơn chính nó thì không có thời gian, và đã được hướng dẩn kỷ càng để hiểu biết con đường, ta không cần dựa vào ai ngoài chính bản thân.

Hỏi: Tôi thấy tình yêu thì không phải một trong những yếu tố chứng ngộ. Có nguy hiểm gì nếu con người vẩn giữ tình cảm chai lì và lạnh lùng?

Rất là quan trọng để hiểu nhiều ý nghĩa khác nhau trong ý nghĩa tình yêu. Mức độ thứ nhất là loại chúng ta đã thảo luận trước kia, tình yêu thương mãi. Ta yêu thương người nào và muốn được đền đáp lại cái gì. Loại thứ hai là mong cho vạn sự tốt lành đến với mọi chúng sinh. Đó là loại tình yêu không điều kiện, không biên giới. nhưng nó vẩn còn nằm trong khái niệm, khái niệm đàn ông, đàn bà và chúng sanh. Những khái niệm nầy không mang tính chất thực tế tối hậu. Cái tuyệt đối của ta là những nguyên tố hợp lại xuất hiện và biến đi từng giây phút. Có loại tình yêu thứ ba cao thượng hơn cả tâm từ rộng khắp. Tình yêu nầy là sự hội nhập tự nhiên xuất phát từ cái đã phá tan được những chướng ngại về khái niệm bản ngã. Không "ta," không "người." Nó là tình yêu được sinh ra từ trí tuệ và ở mức độ nầy, "tình yêu" và "chơn không" đều giống nhau. Hoàn toàn không có khái niệm gì "tôi đang yêu." Nó được giải thoát từ những ý nghĩ về cái tôi, bản ngã. Khi bạn cảm nghiệm được tình yêu tối thượng, bạn biểu hiện mọi mức độ trạng thái khác cũng như vậy. Nhìn chung quanh những vị thầy tinh chuyên bạn biết. Họ lúc nào cũng tràn đầy tình thương và ánh từ bi, nhưng không với những ý tưởng họ nên là như vậy; nó là sự biểu hiện tự nhiên của Pháp.

-ooOoo-

TỐI THỨ 29

Đường Lối Phật Giáo

Đức Phật đã không truyền giảng đạo Phật. Ngài dạy về Pháp. Ngài đã không dạy những tín ngưởng, giáo điều hay những hệ thống chuyên quyền để thu hút tín đồ. Qua kinh nghiệm chứng ngộ bản thân, Ngài vạch cho ta một con đường để thể nhận chí đạo trong chính ta. Trong 45 năm giảng dạy, Ngài đã dùng đủ mọi từ ngữ, khái niệm khác nhau để chỉ ta chân lý. Từ ngữ và khái niệm chính bản thân chúng chẵng có gì là chân lý cả; chúng chỉ là phương tiện hướng dẩn một kinh nghiệm cố định nào. Trong thời Đức Phật, do bởi năng lực trí tuệ và sự điêu luyện của Ngài, người bình thường đã không nhầm lẩn ngôn từ cho sự chứng đắc. Họ lắng nghe Đức Phật giảng dạy, tra xét nội tình, và chứng nghiệm chơn lý bằng chính thân tâm họ.

Thời gian trôi qua con người thực hành càng ít đi, họ bắt đầu nhầm lẩn chấp vào ngôn từ thay vì chứng nghiệm. Các hệ phái Phật giáo khác nhau xuất hiện, tranh luận về tư tưởng.. Như thể cố gắng để giải thích mặt trăng trong một buổi tối trăng tròn một người giơ ngón tay chỉ mặt trăng, và lầm chấp ngón tay đang chỉ thay vì mặt trăng. Ta không nên nhầm lẩn giửa ngón tay và mặt trăng, không nhầm lẩn ngôn từ chỉ ra chân lý và sự chứng nghiệm chính nó.

Khi Pháp được truyền bá đến Trung Hoa, nó đã phát triển theo lối riêng biệt, với sự hội nhập giửa Phật giáo và Lão giáo. Một thánh nhân có chiều hướng ảnh hưởng và biểu tượng của Thiền tông là Tổ thứ sáu, Ngài Huệ Năng. Ngài mù chữ và không thể đọc Kinh điển được, nhưng tâm Ngài trong sạch và thấu suốt đến độ chỉ cần nghe một câu trong king Kim Cang là Ngài đã chứng ngộ. Người ta hay luôn đọc Kinh văn đến Ngài để Ngài có thể giải thích nguồn cội chơn nghĩa.

Ngài cho một sự giải thích rỏ ràng cái khác nhau trong mỗi trường phái, các Thừa trong Phật giáo ý nghĩa như thế nào.

Đức Phật giảng giáo lý trong ba Thừa, và Tối Thượng Thừa. Để cố gắng hiểu những cái nầy, các ngươi nên tự xem xét nội tâm chính các ngươi và hành động biệt lập từ những sự vật và hiện tượng. Sự khác biệt của bốn Thừa nầy không nằm trong Pháp chính nó, nhưng nằm trong tâm phân biệt của mỗi người. Thấy, nghe và tuyên đọc Kinh cú là Tiểu Thừa. Biết được Pháp và ý nghĩa thâm sâu là Trung Thừa. Áp dụng giáo Pháp và hành tập là Đại Thừa. Hiểu thấu đáo tất cả các Pháp, thấm nhuần chúng một cách hoàn toàn, giải thoát từ tất cả những trói buột, và không gì cố hữu chấp dính, là Tối Thượng Thừa.

Trong tất cả mọi truyền thống, là Ấn Độ, Miến Điện, Trung Hoa, Nhật, Tây Tạng, Hay Hoa Kỳ, có những người chấp dính vào ngôn từ, tụng đọc kinh văn. Đó là hạng Tiểu Thừa. Lúc ta áp dụng văn tự vào hành tập, lúc ta chứng nghiệm được Pháp, ta tiến triển xuyên qua thứ lớp các Thừa cho đến khi ta không còn bị dính mắc đến việc gì, không còn tư hữu đến tài sản, sống trong Phật Pháp một cách tròn đầy, từng phút từng giây. Đây là Pháp Tối Thượng Thừa, sự hành tập đi đến toàn giác. Pháp Tối Thượng Thừa nầy không bị quản thúc trong một truyền thống nào. Nó được nằm trong sự phát triển hiểu thấu giáo Pháp của mỗi người chúng ta.

Như nhiều thể hiện khác nhau của Pháp được phơi bày theo dòng lịch sử, các vị Thiền Sư danh tiếng sử dụng rất nhiều phương tiện thiện xảo để hướng dẩn ta nhìn lại chính tâm mình, chứng nghiệm được Pháp trong bản thân. Một vài từ ngữ cổ xưa quen thuộc, đã trở thành những khái niệm tinh xảo, được sử dụng theo lối tân thời để đưa người thấy chơn lý trong hiện tại.

Thông hiểu phương tiện dùng khác nhau, lấy thí dụ trong chữ "Phật," là một hổ trợ to lớn để hiểu được các truyền thống xử dụng ngôn từ theo lối khác nhau. Đầu tiên, chữ Phật qui cho một nhân vật lịch sử, Ngài Sỹ Đạt Đa Gôtama, người chứng ngộ toàn giác. Nhưng nó cũng có nghĩa là tâm không bợn nhơ, tâm Phật, tánh giác. Cái tâm không vướng mắc tham sân si.

Sau khi Đức Phật nhập diệt, khoảng 300 năm, vẩn còn chưa có hình ảnh, biểu tượng gì của Đức Phật. Con người lấy trọng tâm tu tập làm biểu tượng của Đức Phật., không cần phải thể hiện ra bên ngoài. Khi phần hành tập càng yếu dần và biến mất đi, con người bắt đầu đưa Đức Phật ra ngoài khỏi trọng tâm tu tập-nghi thức, hình ảnh, biểu tượng bắt đầu xuất hiện thay thế cho cốt lủy Phật giáo là tu tập để giải thoát. Lúc khái niệm, biểu tượng, hình tượng, thể thức (Phật giáo) được đưa ra ngoài nhiều(nói mà không làm), những vị thầy giỏi làm nổi bật lại ý nghĩa khác của Phật. Có câu nói "Gặp Phật giết Phật." Cú sốc nặng đến những người dâng hương, cúng dường trước biểu tượng Đức Phật. Nếu bạn có khái niệm trong tâm về Phật ngoài tâm, giết nó, buông xả ý niệm đó. Có nhiều cuộc đối thoại về nhận diện được Phật tánh tự thân, trở thành Phật trong một đời, nhìn vào trong Phật tâm của mình, và lối sống mới lại được tiếp hơi, từ nơi đó hành tập lại được phục hưng.

Đức Phật không ngừng nhắc nhở mọi người rằng chứng nghiệm chơn lý đến từ tự tâm. Có câu chuyện về một vị Tăng bị mê say bởi được diện kiến Đức Phật Rồi vị đó ngồi thật gần Đức Phật, sử dụng cơ hội quí báo nầy mà chiêm ngưỡng tướng hảo trang ngiêm của Ngài. Sau đó, Đức Phật đã từ bi quở trách vị Tăng. Ngài dạy rằng ông ta có thể nhìn thân sắc trang nghiêm nầy đến cả trăm năm, nhưng vẩn sẽ không thấy Phật đâu cả. Người nào đạt được Pháp, đó chính là thấy Phật. Phật tự thân. Nó là sự chứng nghiệm chơn lý. Luôn trở về sống với hiện tại, để kinh nghiệm, trải qua sự việc ngay bây giờ.

Một lần nửa từ Ngài Huệ Năng:

Ta nên tìm Phật bên trong nền tảng tâm thức. Không nên tìm nó ngoài tự thân. Người bị giam giử trong vô minh tại cội nguồn tự tâm, đó là phàm nhân. Người được chứng ngộ tại cội nguồn tự tâm, đó là Phật.

Không phải Đức Phật nhân vật lịch sử, nhưng Phật giải thoát từ nhơ bẩn, tâm trong sạch. Đó là Phật mà chúng ta phải thành.

Một tư tưởng thường bị lần lẫn trong các truyền thống là khái niệm về Bồ-Tát. Chữ "Bồ-Tát" có hai ý nghĩa riêng. Trong một lý giải đặc biệt, nó ám chỉ đến một chúng sanh có lời thệ nguyện giác ngộ cao tột, như Ngài Sỹ Đạt Đa trong quá trình lâu dài để đạt được chứng ngộ toàn giác. Một nghĩa khác của Bồ-Tát, ngầm chỉ tất cả những năng lực thanh lọc trong tâm. Trong truyền thống Đại Thừa Tây Tạng, có nguyên một đền thờ các vị Bồ-Tát, nhân cách hoá, hiện thân của những tiềm năng tâm. Ngài Văn Thù Sư Lợi là Bồ-Tát tượng trưng cho trí tuệ. Ngài Quán Thế Âm tượng trưng cho từ bi: những thể hiện năng lực thanh lọc trong tâm. Mỗi giây phút có trí tuệ, ta trở thành Văn Thù Sư Lợi, mỗi giây phút có từ bi, ta trở thành Ngài Quán thế Âm. Nếu ta hiểu được ý nghĩa Bồ-Tát như thế nầy, Thệ nguyện Bồ-Tát đưa ta đến đến một ý nghĩa sâu rộng hơn.

Trong một ý, nó là lời phát nguyện hiến dâng bản thân nầy đến chứng ngộ cao tột Phật giác. Ngài Sỹ Đạt Đa đã thệ nguyện như vậy trong rất nhiều tiền kiếp, trong lúc một Đức Phật còn hiện tiền, Ngài đã có khả năng giác ngộ; nhưng được động viên bởi vị Phật hiện tiền đó, có tát động mạnh bởi lòng từ vì sự đau khổ của chúng sanh, Ngài đình lại sự chứng đắt riêng để đi đến toàn chân, phẩm chất toàn giác của một vị Phật. Mặc dù tâm tự do, giải thoát trong một chúng sanh đã chứng đắt và Phật thì giống nhau, nhưng quyền năng sâu thẳm bi và trí của một vị Phật thì to lớn hơn nhiều do bởi bao nhiêu kiếp phát nguyện tu tập không thể đếm được.

Một ý nghĩa khác trong thệ nguyện Bồ-Tát được diển giải rỏ ràng do Ngài Huệ Năng:

Ta thệ nguyện cứu độ vô lượng chúng sanh. Đó có nghĩa là gì? Nó không có nghĩa là tôi, Huệ Năng, sẽ độ thoát tất cả chúng sanh. Và chúng sanh trong tâm là ai? Chúng là những tâm lường gạc, bịp bợm, tâm yêu mỵ, và những tâm thức khác. Tất cả những cái nầy là chúng sanh. Mỗi chúng sanh như vậy phải được cứu độ bằng phương tiện của cội nguồn tự tâm phát ra.

Lời thệ nguyện cứu độ tất cả chúng sanh có thể được hiểu trong hành tập như là cứu độ chúng sanh từ bên trong chúng ta; giải thoát tâm tham, sân, si. Mỗi cái tâm như vậy là một chúng sinh, xuất hiện rồi biến đi. Và ta thệ nguyện giải thoát chúng sanh, giải thoát biến trình tâm thức nầy từ những tính chất ô nhiểm, không tinh khiết nầy.

Một cái khác biệt trong các hệ truyền thừa là ý niệm cảnh giới khổ và niết bàn. Một hệ truyền thừa nói về Niết bàn như là cái gì ngoài diển biến thân tâm nầy; một hệ phái khác nói niết bàn và cảnh khổ là một. Làm sao để hóa giải hai sự phát biểu tương phản nầy. Một cách để hiểu thấu là nếu bạn tưởng tượng một cơn bão, gió xoáy mạnh với tốc độ cao. Chính giửa cơn gió lốc là một chổ an tỉnh và lặng yên, trọng tâm của cơn bão. Theo một cách, nhìn từ trong trọng tâm của cơn bão thì rất là khác xa luồn gió. Mọi vật đều lặng yên, rất là khác biệt từ luồng gió xoáy xãy ra chung quanh. Từ một cái nhìn khác, một người có thể thấy gió và trọng tâm là từng phần của một tổng thể, có thể giải thích là một. Cũng giống như vậy, cảnh giới khổ và niết bàn thì rất khác xa; sự diển biến liên tục và tỉnh lặng. Từ quan điểm khác, chúng hợp lại trở thành một tổng thể, theo nghĩa là một. Trong sự chứng nghiệm Pháp, ngôn từ trở nên rỏ ràng. Miễn là ta còn chấp trong lý thuyết và khái niệm ngôn từ là phương tiện thiện xảo được sử dụng trong hệ phái khác nhau, ta sẽ thấy nó đưa đến những chơn lý trái biệt, trở thành mâu thuẩn. Thật ra, chúng là nhiều ngón tay, chỉ cùng một mặt trăng.

Có một cách hướng dẩn rất hiệu năng để chỉ ra chơn lý diển tả rất mạch lạc về tâm thức từ kinh điển Mật tông cao cấp. Cố gắng chứng nghiệm từ ngữ hơn là suy tưởng về chúng:

Thật ra không có nhị nguyên, đa nguyên thì càng sai. Cho đến khi nhị nguyên được vượt qua và ngay tại đó chợt nhận thức được rằng không có chứng đắc. Tổng thể của cảnh giới khổ và niết bàn không tách rời nhau, là tâm ta. Vướng nợ vào sự tin tưởng thế giới trần tục nầy là thật có nhân loại lại còn lẩn quẩn trong cảnh khổ, nhưng ta có tự do chấp nhận hay khước từ... Cho nên, thực tập Pháp, thoát khỏi mọi ràng buộc, nắm vững cội nguồn giáo lý nầy.

Mặc dù là một tâm, nó cũng không hiện hữu.

Khi một người tìm tâm mình trong bản chất thật chơn, họ sẽ thấy ra khá dể hiểu, mặc dù không thể thấy được. Trong trạng thái toàn chơn của nó, tâm lột trần, tinh khiết, không bị tạo ra từ những thứ gì, hoàn toàn trống không, trong sáng, rỗng, không nhị nguyên, trong suốt, không thời gian, không pha trộn, không bị ngăn trở, không mầu sắc, không thể nhận dạng là một đơn thể mà là một tổng thể của vạn hữu, nhưng không phải được sáng tạo từ vạn hữu, hoặc một ai, nó vượt trên tất cả những khác biệt.

Nhất tâm một cách xác thực là của tánh không và chẵng dựa trên nền tảng nào, vả lại tâm người đó rổng rang như bầu trời. Để biết cái nầy thật hay không, hảy nhìn vào chính trong tâm mình. Chỉ là tính chất thay đổi liên tục, không ổn định như không khí trong bầu trời, dáng vẻ đối tượng không có năng lực để quyến rủ và câu thúc. Để biết cái nầy thật hay không, hảy nhìn vào chính tâm mình. Vả lại, tất cả hình dáng chỉ là khái niệm riêng của họ, tự diển đạt trong tâm, giống như sự phản chiếu được thấy trong gương. Để biết cái nầy thật hay không, hảy nhìn và chính tâm mình. TrổI lên từ trong chính chúng và tự nhiên như mây trên trời, tất cả những biến đổi, xuất hiện bên ngoài sẽ tan biến vào trong nơi tương ứng riêng của chúng. Để biết cái nầy thật hay không, hảy nhìn vào chính tâm mình.

Pháp, là không nơi nào khác ngoại trừ tâm, Không có nơi nào khác để hành thiền là chính tự tâm. Pháp, không nơi nào khác ngoại trừ tâm, không có nơi nào khác của chơn lý để tuân thủ giới luật của một lời thệ nguyện. Pháp, không nơi nào ngoài tự tâm, không có Pháp ở nơi nào khác, nhờ đó giải thoát có thể chứng ngộ.

Nhân tâm thì trong suốt, tính chất rổng rang, nó có thể so sánh với bầu trời không mây. Nó là trạng thái tâm thức vượt qua tất cả những nhị nguyên đem lại sự giải thoát. Lần nửa và một lần nửa, hảy nhìn vào chính tâm mình.

Khi Pháp được hiểu một cách sâu sắc, nó trở nên rỏ ràng rằng cội nguồn của tất cả phương tiện hành tập đưa đến giải thoát thì giống nhau; đó là, phát triển một cái tâm không dính mắc vào bất cứ những gì. Không ưu tiên. Không phân biệt. Không phán xét. Không trói buột. Không lên án. Phần hành thì giống nhau dẩu cho nó được diển đạt qua ngôn từ của Tổ thứ sáu Trung Hoa hay các Tổ Ấn Độ, hoặc Ngài Sỹ Đạt Đa.

Ngài Tilopa, một thánh nhân vỉ đại của Ấn Độ và là một biểu tượng truyền cảm cho các dòng thừa ở Tây Tạng, đã dạy tâm quân bình giống như vậy, đây được gọi là Đại Thủ Ấn, đến học trò Naropa.

Đại Thủ Ấn vượt ra khỏi giới hạn của từ ngữ và biểu tượng, nhưng với con, nầy Naropa, trung trực và thành tín, cái nầy phải được nói. Cái rỗng không chẵng cần đến tín nhiệm. Đại Thủ Ấn dựa trên cái không. Không cần cố gắng, nhưng nằm trong thư giản và tự nhiên, rồi người sẽ phá vở cái ách ràng buột, và được giải thoát. Nếu với tâm, vậy người nên quan sát tâm, ai hủy diệt được những phân biệt là người đó tiến vào Phật tánh.

Những án mây lơ lững trên bầu trời không cắm rể, không nhà, không ý tưởng phân biệt trôi lơ lững qua tâm. Khi tự tâm được thấy ra, sự phân biệt chấm dứt.

Trong khoảng không, hình thể và mầu sắc được hình thành, nhưng khoảng không không bị nhuộm mầu trắng hoặc đen. Từ tự tâm mọi vật được hiện ra. Đức hạnh hay thói xấu đều không làm nhiểm tự tâm đó được.

Không cần thiết làm gì với thân ngoài thư giản. Câm miệng và giử yên lặng. Để tâm không và không nghĩ gì. Như ống tre rổng, để thân nghĩ ngơi thoải mái. Không cho, cũng không lấy, để tâm nghĩ ngơi. Đại thủ ấn thì giống như là một cái tâm không dính mắc vào gì. Thực hành như vậy, khoảng một thời gian, con sẽ đến được Phật tánh

...

Người bỏ được khao khát và dính mắc đến cái này cái nọ nhận được chơn giáo nghĩa đã diển bày trong Kinh văn.

...

Thoạt đầu thiền giả cảm nhận tâm mình thì đổ nhào như thác nước; nhưng vào giửa thì như sông Hằng, chảy chậm rải và nhẹ nhàng. Để cuối cùng nó là một biển lớn nơi ánh sáng của mẹ và con hợp lại thành một.

"Người bỏ được ham muốn, và không còn trói buột đến cái nầy cái nọ, nhận thức được chơn liểu nghĩa đã được diển bày trong Kinh văn." "phát triển một cái tâm không ràng buột ." Rời bỏ chấp thủ, xa lìa dính mắc: con đường đi đến giải thoát.

Theo truyền thống Pháp tiến triển bên Nhật từ dòng Tổ Huệ Năng và các Tổ khác đã sản sinh ra rất nhiều văn phú tuyệt vời và diển bày rỏ ràng con đường đạo, thường thì rất khôi hài. Một câu chuyện miêu tả chơn lý không dính mắc hay trói buột, được trình bày cụ thể rất có Thiền vị:

Một giáo sư đại học đến thăm một Thiền Sư, hỏi rất nhiều câu về thiền đạo. Vị Thiền Sư mời ông uống trà và rót trà vào ly của khách và cứ tiếp tục rót mải. Vị giáo sư nhìn trà tràn lan và la lên rằng ly nước đã đầy không còn rót thêm được nửa. "Cũng giống như ly trà nầy," Vị thiền Sư trả lời, "đầu óc ông đầy những quan điểm, tư kiến, làm sao có chổ để mà hiểu những cái mới. Cảm nhận được chơn lý, trước tiên ông phải đổ ly nước của ông đi."

Miển là còn kẹt trong quan điểm, tư tưởng, ta không bao giờ chứng nghiệm được chơn lý. "Đừng đi tìm chơn lý. Chỉ dừng sự bám víu vào tư tưởng." Buông xả được định kiến, trong một cái tâm yên lặng, toàn chơn của Pháp sẽ hiển lộ. Mỗi chúng ta nên đổ ly nước của mình đi, vứt bỏ đi tất cả những gì dính mắc, tồn tại trong tâm.

Có cái rỏ ràng, thanh cao trong những diển tả khác nhau về Pháp. Chúng ta rất là may mắn không lớn lên từ một xả hội điều kiện hóa cố định bởi bất cứ phong tục tập quán riêng biệt nào, nếu ta chỉ rộng mở, ta sẽ nghe và biết ơn tất cả. Mọi phương tiện đều đưa đến một chơn lý, đến chứng nghiệm chơn Pháp trong tự mỗi chúng ta.

Đức Phật đã khuyên răng, "Chẵng tin vào gì do bởi các con được dạy như vậy, hay do bởi phong tục truyền thống, hay các con chính bản thân tưởng tượng ra. Đừng tin vào lời vị thầy chỉ vì kính trọng người đó. Nhưng bất cứ con đường nào, qua tra cứu tận tường, con thấy nó đưa đến hạnh phúc và an lành cho mọi chúng sanh, vậy con nên theo đường đó như tuần tự quỉ đạo của mặt trăng ngôi sao."

Hỏi: Tôi có hơi bối rối về việc không khởi ý kiến. Theo tôi, có quá nhiều chọn lựa trong thế gian nầy.

Đáp: Phải dùng mức độ phân biệt và hiểu cái gì ưu tiên cần thiết khi đúng thời cơ. Nên hiểu rằng đó chỉ là mực độ khái niệm trong tâm thức, không phải là bước tối hậu thực tại. Xử dụng đầu óc tính toán mà không bị dính mắc vào nó. Như đã được giải thích trong Áo Nghĩa Thư, làm mà không dính mắc đến kết quả của sự làm. Cũng giống như vậy, tâm ta có thể tự do không bị ràng buột đến sự phân biệt vào những cần thiết, hơn nửa, phải dùng chúng để ứng đối với đời sống thế tục.

Hỏi: Vậy còn mọi sinh hoạt, như tập du già, tài chí, nắn bình đất, dệt vải, hay bất cứ cái gì, như là một phần của rèn luyện tâm linh?

Mọi thứ đều có thể khi nó được làm với ý thức, với trong sáng, không tham ái, không nắm giữ, cả trọn thế gian, 10,000 hỷ lạc và 10,000 đau khổ tất cả đều ở đó để được cảm nhận ra. Những sinh hoạt chính nó chẵng là dấu hiệu của chiều sâu hay cạn. Dấu hiệu là tính chất của tâm được thể hiện trong sinh hoạt thường nhật. Một Tài Chí Sư đã có thể phù hợp tuyệt đối với Pháp. Tâm lặng yên hoàn toàn. Một người khác làm việc cật lực với sức lao động, nhưng vẫn với cái tâm yên lặng tuyệt đối. Có rất nhiều thí dụ tuyệt đẹp trong mọi sinh hoạt dùng để biểu hiện tâm toàn hảo. Mọi thứ đều trở nên có thể khi tâm được tự do.

Hỏi: Có một ý niệm rằng trước tiên bạn phải đi qua giai đoạn Tiểu Thừa rồi Đại Thừa rồi Kim Cang Thừa, từ một thừa nầy đến thừa khác với nhiều sự việc khác nhau xãy ra trong mỗi.

Theo lối nầy bạn muốn ám chỉ, Tiểu Thừa, Đại Thừa, Kim Cang Thừa là những giai đoạn trên con đường tiến đến giác ngộ. Bất cứ con đường nào một người đang theo, những giai đoạn nầy sẽ có mặt ở đó. Bạn có thể đang tu tập theo truyền thống Miến Điện, Nhật Bản hay Tây Tạng, và bất cứ truyền thống nào bạn cũng phải trải qua các Thừa đó. Rối rắm sẽ nổi lên bởi vì những danh từ đó qui nghĩa tùy theo sự khác biệt truyền thống lịch sử. Con người bị nhầm lẫn qua từng giai đoạn trên với những biểu hiện tập quán lịch sử khác biệt Phật pháp của từng quốc gia. Vì lý do nầy, tư tưởng khái niệm thì không được hữu dụng cho lắm. Có rất nhiều chặng dọc theo con đường phải được chứng nghiệm qua. Dán nhản, đặt tên cho mỗi giai đoạn trạng thái chỉ là bề ngoài, và rất dể bị hiểu lầm. Chỉ như thị, những gì đang hiện diện. Chơn Pháp đang mở rộng trong mỗi người. Ta trải qua rất nhiều kinh nghiệm. Thực chứng, hơn là ý tưởng phân loại đặt tên cho chúng, là cái rất hệ trọng.

Hỏi: Có rất nhiều truyền thống thiền tập khác nhau trong mỗi quốc gia. Chúng cũng chỉ là phương tiện khác nhau trên con đường?

Chánh niệm có thể được phát triển trên bất cứ đối tượng nào. Bạn có thể tu dưỡng chánh niệm trên tư tưởng, trên thân, trên đối tượng bên ngoài, bên trong, trên tất cả hay một sự kết hợp nào. Kỷ thuật và phương pháp là những cách thức khác nhau để tăng trưởng chánh niệm. Giác biết là cốt lũy của mọi hành tập, nó làm quân bình tâm để có thể đưa đến chứng ngộ. Mọi vật đều vô thường và Nội quán có thể được phát triển trên bất cứ đối tượng nào. Bạn có thể kinh nghiệm được giác ngộ trong khi suy tư, giữa cơn đau, trong lúc ăn, kinh hành, bất cứ lúc nào, vì nó đến từ một cái tâm quân bình thuần nhất, không phải khư khư nắm giữ một vài đối tượng riêng biệt.

Hỏi: Vài vị thầy nói về sự nguy hiểm của siêu linh thuật trong tu dưỡng tâm linh. Đó có nghĩa là gì?

Pháp thuật cũng có thể được phát triển. Nhưng nó không phải là trí tuệ. Pháp thuật và trí tuệ là hai sự kiện khác hẳn. Nó cũng có thể nguy hiểm tập luyện những siêu năng nầy trước khi được chứng đắc cao bởi vì chúng chỉ làm tăng thêm ý niệm cái tôi, tự ngã, và bị xử dụng một cách mánh khóe, bất chánh. Phép mầu có thể được xử dụng thuần thục, thiện lợi nếu người đó đã có một nền tãng vững chắc về luân lý đạo đức và hiểu biết. Nhưng thật ra không cần phát triển những siêu năng lực nầy. Đã có nhiều chúng sinh giác ngộ mà đâu có siêu năng lực gì, và cũng có nhiều chúng sanh với nhiều siêu năng lực nhưng không được giác ngộ. Nhưng cũng có người chứng được cả hai, trí tuệ và siêu năng lực.

Hỏi: Trong kinh Pháp Cú, Đức Phật thường đề cập đến chứng quả A- la-hán. Việc đó nói đến kinh nghiệm chứng đắc?

Đúng vậy, nó qui cho trạng thái đã hoàn toàn loại trừ những tham, sân, si trong tâm, nó đến như là kết quả của kinh nghiệm niết bàn. Chứng nghiệm đầu tiên của Niết bàn, ánh chớp lóe lên đầu tiên chơn lý tối hậu, xóa đi một số nhơ bẩn trong tâm, những cái khác vẫn còn. Và như ta tiếp tục đi trên con đường đó, những nhơ bẩn sâu thẳm hơn sẽ được bứng gốc. A-la-hán là một vị đã tẩy trừ mọi bợn nhơ trong tâm. Cũng vậy, ý niệm đắc quả vị Phật trong kiếp hiện tiền là giải thoát từ tham, sân, si. Trong sự chứng nghiệm được chơn lý, nhất thể của Pháp được hiểu ra. Phát triển một cái tâm không dính vào đâu. Đây là cội nguồn của mọi giáo lý. Nó trở nên đơn giản khi ta thật sự tu tập.

Hỏi: Cái gì cần thiết để phát triển một nội quán sâu sắc? Cần phải có một cái gì đặc biệt, khác thường?

Chỉ cần đòi hỏi một việc: ý thức được những gì xãy ra trong hiện tại. Nếu ta có một ý niệm mọi thứ phải được xãy ra như thế nầy thế nọ, ta đã không cảm nghiệm toàn nhất trong hiện tại. Cốt lõi tu tập là chánh niệm mọi trạng thái thay đổi của thân và tâm mà không dính mắc, không kết án, đồng nhất thức với chúng. Đó là con đường từ khởi đầu cho đến chấm dứt. Rồi tự nó sẽ phơi bày; ta chẵng cần làm gì để bắt nó xãy ra. Con người không tin là nó đơn giản đến mức độ như vậy. Ta thường có suy nghĩ nó phải là một cái gì phức tạp và phải kinh nghiệm được những trạng thái tâm thức dị thường. Khác hơn vậy, chỉ ngồi lại và quan sát và thể nhập vào dòng tương chuyển. Đơn giản và nhẹ nhàng.

Hỏi: Tôi tưởng có những phương pháp nhấn mạnh về phục vụ cho chúng sanh khác hơn là giải thoát cho chính mình trước?

Mọi phương pháp đều tiến triển để thấy được ảo giác thực chất của cái tôi, để đi đến giai đoạn chấm dứt tự ngã. Cái tự nhiên và biểu hiện cội nguồn của Pháp là từ và bi, giúp đở và chăm sóc cho chúng sanh . Việc nầy không có liên quan gì đến các Thừa hay phương tiện hay lời thệ nguyện; nó là sự thể hiện tự nhiên của trí tuệ. Khi ta bớt đi phần dính mắc về khái niệm đây là "tôi" và đó là "người," ta bắt đầu kinh nghiệm được sự vạn nhất trong chúng sanh, và từ sự hiểu thấu nầy sẽ đưa đến tình thương và phục vụ.

Hỏi: Như ta đi vào trong tu tập, câu hỏi những lối hành tập khác nhau tan biến đi?

Một người bạn Thi sĩ, Tom Savage, đã viết một bài thơ kết thúc với những dòng:

Đại thừa, Tiểu Thừa,
không thành vấn đề!
Mọi Thừa cũng sẻ bị kéo đi
Vào phí tổn người chủ Thừa đó phải trả.

(Greater vehicle, lesser vehicle,
no matter!
All vehicles will be towed away
At owner's expense.)

-ooOoo-

SÁNG THỨ 30

Tổng Kết

Bạn không thể ở trên đỉnh núi hoài được. Bạn phải xuống núi một lần nửa, vậy tạo sao phải phiền hà chỉ cái nầy?. Khi ở trên người ta biết cái gì ở dưới rồi nhưng khi ở dưới người ta không biết cái gì ở trên. Ai trèo lên thì người đó thấy; khi leo xuống thì người đó không thấy nửa nhưng họ đã có thấy. Khi xuống núi rồi, nên nhớ lại những gì mình đã thấy trên kia, khéo léo xử dụng cái đã học để hướng dẩn chính mình. Mặc dù mình không còn thấy nửa, nhưng ít ra mình đã biết.

-Mount Analogue

Câu hỏi bây giờ là làm sao hội nhập thiền vào đời sống hàng ngày của ta. Ở một mức độ, câu trả lời rất là đơn giản: giử vững chánh niệm. Kể cả khi có những bối rối, xao lãng và quá nhiều tiếp cận qua các căn giác quan, nếu không có trói buột, không lên án, không mong đợi sự việc là như thế nào, vậy tâm sẽ được giử luôn trong sạch và quân bình. Chánh niệm là sự bảo vệ hữu hiệu nhất.

Có nhiều cách có thể hổ trợ tâm được quân bình và yên lặng. Một trong những phương pháp quan trọng nhất là tọa thiền thường nhật. Ngồi hai lần một ngày khoảng một giờ hoặc hơn sẽ tăng cường sức định và chánh niệm cái đã được trao dồi trong tháng vừa qua.

Khóa thiền rốt ráo vừa xong, tọa thiền một hay hai tiếng đồng hồ trong ngày hình như không mấy khó khăn nửa, nhưng khi bạn trở lại đời sống thường nhật hàng ngày, nó sẽ không dể dàng để giử đúng thời khóa. Nó cần phải có kỷ luật và dụng công. Đặt thời khóa tọa thiền vào vị trí ưu tiên hàng đầu trong ngày, mỗi ngày; sắp xếp các giờ sinh hoạt khác chung quanh giờ thiền tập hơn là cố gắng chèn giờ tọa thiền giửa những sinh hoạt. Hành tập mỗi ngày, bạn sẽ bắt đầu kinh nghiệm ra như có một sự ảnh hưởng thay đổi lớn trong đời.

Nó rất ích lợi nếu bạn có thể sắp xếp những giờ cố định để tọa thiền trong ngày, thời gian nào thuận tiện nhất khi bạn không bị quấy rầy. Khi tập thành thói quen ngồi thiền ở giờ nhất định trong ngày, bạn sẽ ít khi bỏ dở thời khóa. Thời gian tốt nhất có thể là sáng sớm khi bạn thức dậy, như là phương pháp đề ba, khởi động chánh niệm cho nguyên ngày hôm đó, và một giờ trong buổi tối, là khoảng thư giản, thoải mái riêng biệt cho tâm và thân. Hay, đã có thể bất cứ thời điểm khác thuận tiện cho mình. Thử nghiệm đi. Cái quan trọng là giữ vững phần hành tập liên tục. Tọa thiền thường nhật có giá trị không thể đo lường được.

Cũng có những sinh hoạt khác rất tốt để hành tập, hoà hợp tất cả vào trong đời sống bạn. Có chánh niệm trong những hoạt động cố định mỗi ngày như là ăn uống. Ít nhất trong ngày, một lần ăn trong chánh niệm, trong yên lặng. Nó sẽ trở thành giai đoạn phát triển ý thức trong sáng, và sẽ đánh thức những khuynh hướng tâm cái đã được tu dưỡng trọn tháng nầy. Lập lại bài tập chánh niệm thường xuyên, bạn sẽ có được năng lượng tập trung của những rèn luyện vừa qua.

Trong quá trình sinh hoạt thường nhật ta đi bộ rất nhiều. Biến nó thành giờ thiền tập. Khi đi, bạn không cần phải bước chậm "giở lên, đưa tới, đạp xuống," ngoại trừ khi đúng vào giờ kinh hành; bạn chỉ đơn giản ý thức toàn thân di chuyển, hay sự xúc chạm của từng bước chân. Hảy thử một lần đi.

Trong những giây phút căng thẳng trong ngày, quay về với hơi thở. Mở mắt ra, không phải là cho người biết rằng ta đang hành thiền, trở về với sự phồng-xẹp hay ra-vào, chỉ cần vài phút thôi. Tâm sẽ trở lại tập trung và tỉnh lặng.

Sau một thời gian bạn sẽ thấy chánh niệm có mặt chung quanh bạn bất cứ những gì bạn đang làm. Pháp là cái toàn diện trong đời sống chúng ta. Nó không phải chỉ ngồi hoặc hành cho thật rốt ráo. Pháp là tất cả, và ta nên sống trong hòa hợp trong sự hiểu biết đó.

Hạt giống của trí tuệ và từ bi đã được gieo trồng và nuôi dưỡng trở nên lớn mạnh. Chúng sẽ ra hoa kết trái trong những thay đổi và không ngờ được. Những lúc bạn cảm thấy như bị rắc rối, cuốn hút vào trong thế gian nầy, sẽ có những giây phút ý thức mạnh mẻ, bạn sẽ thấy chính bạn và những lời than vản thống thiết một cách rỏ ràng. Chỉ đơn giản và nhẹ nhàng. Với một cái tâm yên lặng, an bình, bản chất tự nhiên của Pháp sẽ phơi bày, mở rộng ra.

Có vài tưởng nhớ rất hữu ích trong sự dụng công để sống với Pháp từng phút giây. Cái đầu tiên là nhớ lại chơn lý vô thường. Nhớ lại cả hai, cái chết đang đe dọa chính mình và bản chất thay đổi của mọi hiện tượng trong từng phút giây. Giữ vững chánh niệm trong dòng biến chuyển, thực chất là mọi vật không ngừng thay đổi, và tâm sẽ được yên tĩnh và thăng bằng ở mọi tình huống. Bạn sẽ thấy chính bạn bớt đi phần tự phán xét thân và phán xét mọi người, giãm đi sự đóng khung cô đọng, phán xét phân tích thể loại đến người và hoàn cảnh. Bạn sẽ kinh nghiệm khả năng sống theo cách mở rộng và trống rỗng, ứng đối và sáng tạo đúng lúc trong mỗi phút giây mà không mang nặng sự phóng tâm và định kiến từ quá khứ.

Tưởng nhớ thứ hai là tình thương và từ bi. Khi bạn có quan hệ với cha mẹ, bạn hữu, người xa lạ, nên biết rằng ở tầng lớp sâu thẳm nhất chẵng có "tôi" và "người khác," không "chúng tôi" và "họ"; Chỉ có một nhất thể, tính chất đơn nhất rỗng rang. Từ trong cái rỗng rang nầy xuất phát ra từ bi cho mọi chúng sanh. Như ta thực hành tình thương và từ bi nhiều hơn trong đời sống, ta tẩy xóa lần những nhân tố khổ đau trong quan hệ giữa chúng ta với người khác.

Đức Phật đã cho thí dụ tâm thanh thản rộng mở giữ ta được bình an và thăng bằng như thế nào. Nếu bạn bỏ một muổng muối và ly nước, vị của nước đó sẽ mặn. Nhưng nếu bạn bỏ cũng bao nhiêu đó muối vào trong một cái hồ nước, vị nước sẽ không ảnh hưởng gì cả. Cũng giống như vậy, khi tâm bị căng thẳng và đông cứng, bất cứ yếu tố tâm bất thiện nào cũng trở nên mạnh và có sức năng khuấy động. Khi tâm được rộng mở thêng thang, kể cả những tiêu cực lớn mạnh cũng không ảnh hưởng gì đến tâm. Tâm từ có tính chất diệu mềm và che chở, làm cho thâm nhập khắp cùng đời sống chúng ta.

Tưởng nhớ thứ ba là sự khiêm tốn hay tính vô hình, vô hình cái bản ngã. Không cần phải có một thân phận gì trong xã hội nầy như ông, bà hướng dẩn tâm linh, như một người đặt biệt nào. Trang Tử đã viết:

Ai trong Đạo
Hành động không trở ngại
Không tổn hại chúng sanh
Bằng hành động chính mình
Mà không thấy có mình
Mới là "từ bi," là "hiền lành"
Ai trong Đạo
Hành động không trở ngại
Không bị phiền nhiểu với thích thú riêng
Và không thất vọng
Như những người khác.

Người đó không bương chải kiếm tiền
Cũng không xu khiến nghèo mà trong sạch
Người đó đi đường riêng
Mà không dựa trên một ai
Và không hảnh diện chính mình
Bởi đã đi riêng một mình.
Khi người đó tách rời khỏi đám đông
Cũng không phàn nàn ai theo đám đông
Chức vị và ban thưởng
Chẵng lôi cuốn được;
Nhục nhã và xấu hổ
Không làm nhục chí
Ông luôn không bao giờ tìm
Cái đúng và cái sai
Luôn quyết định "được" hay là "không."

Cổ nhân đã nói, cho nên:
"Ai trong Đạo
Tâm vô danh
Đức hạnh toàn hảo
Không làm ra gì cả
"không bản ngã"
Là "chơn ngã"
Và người vĩ đại nhất
Là người không tôi."

Bạn sẽ khám phá ra rằng càng vô tàng tính (không bản ngã), đời sống càng trở nên đơn giản và dể dàng. Cũng nửa, từ Trang Tử:

Nếu một người vượt qua sông
Và thuyền không người đụng vào thuyền ông ta,
Kể cả ông có tâm nóng giận tệ hại
Ông cũng không giận dử mấy.
Nhưng nếu thấy một người trên thuyền kia,
Ông sẽ la to để người đó lái tránh thuyền đi
Nếu lớn tiếng mà chưa được nghe, ông sẽ tiếp tục la lần nửa,
Rồi la nửa và bắt đầu chửi bới.
Tất cả nguyên nhân chỉ vì có người trên chiếc thuyền kia.
Nhưng nếu không một ai trên thuyền kia,
Ông ta chắc chắn sẽ không mắng giận.
Nếu có thể làm trống đi thuyền của mình
Băng qua sông của thế gian,
Không ai chống đối bạn,
Chẵng ai tìm để hại bạn.

Làm trống đi thuyền của mình, đi xuyên suốt qua cuộc đời trong lối mở rộng, rổng rang và thương yêu, và "không ai sẽ chống đối bạn, không ai sẽ tìm để hại bạn."

Nhiều người đặt câu hỏi làm thế nào để quảng bá Pháp đến người khác. Một trong những tính chất quan trọng để phát triển trong chia sẽ Pháp ở mọi trình độ là học hạnh lắng nghe một cách thiện xảo, nhạy cảm đến môi trường và đến người khác. Trong cái tâm yên lặng đó, khi ta thật sự chú tâm, phương thức truyền thông trở nên rỏ ràng. Đừng bám vào bất cứ một diển giải khái niệm riêng biệt nào về Pháp, hay lối định kiến gì. Đừng bám giữ vào những gì. Thỉng thoảng cái được đề cập đến là một câu chuyện bình thường, có liên hệ trong một cách đơn giản và dể hiểu. Có một năng khiếu thiện xảo được bao gồm trong cách học hạnh lắng nghe. Mở rộng và chấp nhận mọi quan điểm người khác. Dể tiếp thu và rổng lặng của bản thân nới rộng thêm khả năng hiểu thấu và chia sẽ.

Nghĩa thường của Minh Sát Tuệ là thấy sự việc rỏ ràng, không những chỉ thân và tâm ta thôi, dỉ nhiên đó là cơ bản rồi, mà còn thấy mọi vật rỏ ràng, mọi người, mối quan hệ, tình huống. Đường lối là sống mà không có tham, sân, si; sống với ý thức, với tỉnh giác, và bình thản, và với tình thương. Chính chúng ta là chơn lý mở rộng, và một tháng thiền tập rốt ráo, hay cả đời hành tập, thì chỉ là mới chập chững trrong một công việc vĩ đại đi đến thấu hiểu chơn lý.

Kiến thức vĩ đại bao gồm có nhiều; kiến thức nhỏ thì giới hạn. Lời nói chân chánh thì động viên; lời nói chơi là tán gẩu ... Khi ta tỉnh thức,các căn đều rộng mở. Ta bị lôi cuốn vào sinh hoạt thường nhật và tâm bị rối loạn. Đôi lúc ta lưởng lự, lắm khi ta nham hiểm, và thỉng thoảng còn mờ ám. Một chúc sợ hải tạo ra nổi bất an, và sợ hải lớn tạo ra khiếp đảm. Lời nói ta phóng ra như là những mủi tên, giống như là ta biết rỏ cái gì đúng sai. Ta bám víu vào quan điểm riêng của mình, như thể là mọi việc đều dựa trên nguyên tắc đó. Và hơn nửa ý kiến ta là vô thường: như mùa thu và mùa đông, chúng từ từ đi qua. Ta bị cuốn hút vào dòng đời và không thể hồi đầu. Ta bị kẹt trong những vấn đề phức tạp, khó khăn như ngỏ thoát nước lâu đời bị bế tắc; ta tiến đến gần cái chết mà không bao giờ tìm lại tuổi xuân. Mừng rở và giận hờn, sầu khổ và hạnh phúc, hy vọng và sợ hải, do dự và cương quyết, khiêm tốn và cố ý, nhiệt tâm và thái độ xấc xược, giống như âm thanh nhạc đến từ khí cụ kèn không lưởi gà, hay nấm mọc lên từ đất đen ẩm ướt, luôn xuất hiện trước ta ngày và đêm. Không ai biết chúng đến do đâu. Đừng lo lắng về chúng! Để chúng tự nhiên! Làm sao ta có thể hiểu được tất cả trong một ngày?

-ooOoo-

Ðầu trang | Mục lục | Phần I | Phần II | Phần III | Phần IV


[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 05-05-2003