BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


Tứ Thanh Tịnh Giới và Phận sự của bậc xuất gia
Tỳ khưu Bửu Chơn (Bhikkhu Nàga Thera)
PL. 2504 - TL. 1960


PÀTIDESANÌYE VITTHÀR'UDDESO

Ime kho pan'àyasmanto, cattàro pàtidesanìyâ dhammà uddesam àgacchanti.

1. Yo pana bhikkhu annàtikàya bhikkhuniyâ antaragharam pavitthàya hatthato khàdanìyam và bhojanìyam và sahatthà patiggahetvà khàdeyya và bhunjeyya và, patidesetabbam tena bhikkhunà; gàrayham àvuso dhamma àpajjam asappàyam pàtidesanìyam tam patidesemìti.

2. Bhikkhù pan'eva kulesu nimantità bhunjanti.

Tatra ce bhikkhunì vosàsamànarùpà thito hoti: Idha sùpam detha idha odànam dethàti. Tehi bhikkhùni sà bhikkhunì apasàdetabbà; apasakka tàva bhanigi, yâva bhikkhù bhunjantìti. Ekassapi ce bhikkhuno Ngài'appatibbàseyya tam bhikkhunim apasàdetum apasakkà tàva bhagini yâva bhikkhù bhunjantìti, patidesetabbam tehi bhikkhùhi: gàrayham àvuso dhammam àpajjimhà asappàyam pàtidesanìyam tam patidesemàti.

3. Yâni kho pana tàni sekkhasammatàni kulàni, yo pana bhikkhu tathàèupesu sekkhasammatesu kulesu pubbe animantito agilàno khàdanìyam và bhojanìyam và sahatthà patiggahetvà khàdeyya và bhunjeyya và, patidesetabbam tena bhikkhunà: gàrayram àvuso dhammam àpajjim asappàyam pàtidesanìyam, tam patidesemìti.

4. Yâni kho pana tàni àrannakàni sanàsanàni sàsanka sammatàni sappatibhayâni.

Yo pana bhikkhu tathàrùpesu senàsanesu viharanto pubbe appatisamviditam khàdanìyam và bhojanìyam và ajjhàràme sahatthà pàtiggahetvà agilàno khàdeyya và bhunjeyya và, patidesetabbam tena bhikkhunà: gàrayham àvuso dhamma àpajjim asappàyam pàtidesanìyam, tam patidesemìti.

Udditthà kho àyasmanto cattàro pátidesanuya dhamma.

Tatth' àyasmante pucchàmi, kaccittha parisuddhà?

Dutiyampi pucchàmi, kaccittha parisuddhà?

Tatiyampi pucchàmi, kaccittha parisuddhà?

Parisuddhetth' àyasmanto, tasmà tunhì.

Evametam dhàrayâmi.

Pàtidesanìya nitthità.

PHẦN KỂ RA VỀ ƯNG PHÁT LỘ

Bạch các Ngài, bốn pháp Ưng Phát Lộ tôi kể ra như là:

1. Thầy Tỳ Khưu nào tự tay mình thọ lãnh vật thực mềm hoặc cứng nơi tay Tỳ Khưu ni không phải là quyến thuộc, trong lúc vào trong xóm và thọ thực ấy (nhai hoặc không nhai) thầy Tỳ Khưu ấy phải sám hối tội ấy nói rằng: Này đạo hữu, tôi đã phạm tội Ưng Phát Lộ mà Ðức Phật Ngài chê bai là không tốt đẹp. Tôi xin sám hối tội ấy ra.

2. Những thầy Tỳ Khưu được người thỉnh và đang thọ thực trong các gia cư. Nếu có Tỳ Khưu ni lại đứng nơi đó vàchỉ biểu người rằng: "Các người đem dâng cơm, canh chỗ này". Các thầy Tỳ Khưu ấy phải đuổi Tỳ Khưu ni ấy đi và nói rằng "Này cô, cô nên lui ra khỏi chỗ này cho đến khi các thầy Tỳ Khưu thọ thực xong". Dầu cho một vị Tỳ Khưu nói cũng được, nếu không có vị nào đuổi Tỳ Khưu ni ấy, nói như vầy: "Nè cô, cô nên lui ra khỏi chỗ này cho đến khi các thầy Tỳ Khưu độ xong"(khi lui ra khỏi nơi ấy ) các thầy Tỳ Khưu phải sám hối tội Ưng Phát Lộ ấy như vầy: "Này đạo hữu, chúng ta đã phạm tội Ưng Phát Lộ mà Ðức Phật chê bai cho là không tốt đẹp, chúng ta xin sám hối tội ấy ra".

3. Các gia quyến nào mà Chư Tăng đã tuyên bố cho là gia quyến đã đắc quả thánh, nếu thầy Tỳ Khưu nào, mà gia quyến ấy họ không thỉnh trước hoặc không có bịnh, mà tự tay mình thọ lãnh vật thực cứng hoặc mềm, nơi gia quyến mà Chư Tăng cho là đắc quả thánh, đem về thọ thực (nhai hoặc không nhai) thầy Tỳ Khưu ấy phải sám hối tội ấy ra như vầy: "Này đạo hữu, tôi đã phạm tội Ưng Phát Lộ mà Ðức Phật Ngài chê bai cho là điều không tốt đẹp, vậy tôi xin sám hối tội ấy ra".

4. Những chỗ nào ở trong rừng mà người ta cho rằng là nơi đáng nghi ngờ vì có sự kinh sợ rõ ràng, thầy Tỳ Khưu nào cự ngụ nơi chỗ như thế ấy, không có bịnh tự tay mình thọ lãnh vật thực cứng hoặc mềm nơi ấy mà người ta không báo tin cho hay trước, đem đi thọ thực (nhai hoặc không nhai) thầy Tỳ Khưu ấy phải sám hối tội ấy như vầy: "Này đạo hữu, tôi đã phạm tội Ưng Phát Lộ mà Ðức Phật chê bai cho là không tốt đẹp, tôi xin sám hối tội ấy ra.

Bạch các Ngài, bốn pháp Ưng Phát Lộ tôi đã kể ra rồi.

Tôi xin hỏi các Ngài, trong bốn pháp ấy các Ngài có được trong sạch không?

Tôi xin hỏi lần thứ nhì, các Ngài có được trong sạch không?

Tôi xin hỏi lần thứ ba, các Ngài có được trong sạch không?

Các Ngài đều được trong sạch nên mới làm thinh.

Tôi xin chứng nhận các Ngài đã được trong sạch, do nơi sự làm thinh ấy.

Dứt phần kể về Ưng Phát Lộ.

-ooOoo-

SEKHIYÂ DHAMM' UDDESO

Ime kho pan'àyasmanto (pancasattani) sekhiyâ dhammà uddesam àgacchanti.

1. Parimandalam nisàsissàmìti sikkhà karanìyâ.

2. Parimandalam pàrupissàmìti sikkhà karaniyâ.

3. Suppaticchanno antaraghare gamissàmìti sikkhà karanìyâ

4. Suppaticchanno antaraghare nisìdissàmìti sikkhà karanìyâ.

5. Susamvuto antaraghare gamissàmìti sikkhà karanìyâ.

6. Susamvuto antaraghare nisìdissàmìti sikkhà karanìyâ.

7. Okkhitta cakkhu antaraghare gamissàmìti sikkhà karanìyâ.

8. Okkhitta cakkhu antaraghare nisìdissàmìti sikkhà karanìyâ.

9. Na ukkhitta kàya antaraghare gamissàmìti sikkhà karaniyâ.

10. Na ukkhitta kàya antaraghare nisìdissàmìti sikkhà karaniyâ.

Parimandala vagoo pathamo

* * *

11. Na ujjagghi kàya antaraghare gamissàmìti sikkhà karaniyâ.

12. Na ujjagghi kàya antaraghare nisìdissàmìti sikkhà karaniyâ.

13. Appasaddho antaraghare gamissàmìti sikkhà karaniyâ.

14. Appasaddho antaraghare nisìdissàmìti sikkhà karaniyâ.

15. Nà kàyappacàlakam antaraghare gamissàmìti sikkhà karaniyâ.

16. Nà kàyappacàlakam antaraghare nisìdissàmìti sikkhà karaniyâ.

17. Na bàhuppacàlakam antaraghare gamissàmìti sikkhà karaniyâ.

18. Na bàhuppacàlakam antaraghare nisìdissàmìti sikkhà karaniyâ.

19. Na sìsappacàlakam antaraghare gamissàmìti sikkhà karaniyâ.

20. Na sìsappacàlakam antaraghare nisìdissàmìti sikkhà karaniyâ.

Ujjagghika vaggo dutiyo.

* * *

21. Na sìsappacàlakam antaraghare gamissàmìti sikkhà karaniyâ.

22. Na khambhakato antaraghare nisìdissàmìti sikkhà karaniyâ.

23. Na ogunthito antaraghare gamissàmìti sikkhà karaniyâ.

24. Na ogunthito antaraghare nisìdissàmìti sikkhà karaniyâ.

25. Na ukkutikàya antaraghare gamissàmìti sikkhà karaniyâ.

26. Na pallatthikàya antaraghare nisìdissàmìti sikkhà karaniyâ.

Chabbìsati sàranìyâ.

* * *

1. Sakkaccam pindapàtam patiggahessàmìti sikkhà karanìyâ.

2. Patta sannì pindapàtam patiggahessàmìti sikkhà karanìyâ.

3. Samasùpakam pindapàtam patiggahessàmìti sikkhà karanìyâ.

4. Samatittikam pindapàtam patiggahessàmìti sikkhà karanìyâ.

Khambhaka vaggo tatiyo.

* * *

5. Sakkaccam pindapàtam bhunjissàmìti sikkhà karanìyâ.

6. Patta sannì pindapàtam bhunjissàmìti sikkhà karanìyâ.

7. Sapadànam pindapàtam bhunjissàmìti sikkhà karanìyâ.

8. Sama sùpakam pindapàtam bhunjissàmìti sikkhà karanìyâ.

9. Na thùpato omadditvà pindapàtam bhunjissàmìti sikkhà karanìyâ.

10. Na sùpam và byanjanam và odanena paticchàdessàmìti sikkhà karanìyâ.

11. Na sùpam và byanjanam và odanam và agilàno attano atthàya vinnapetvà bhunjissàmìti sikkhà karanìyâ.

12. Na ujjhànasannì paresam pattam oloskessàmìti sikkhà karanìyâ.

13. Nàtimahantam kabalam karissàmìti sikkhà karanìyâ.

14. Parimandalam àlopam karissàmìti sikkhà karanìyâ.

Sakkacca vaggo catuttho.

* * *

15. Na anàhate kabale mukha dvàram vivarissàmìti sikkhà karanìyâ.

16. Na bhunjàmàno sabbam hattham mukhe pakkhipissàmìti sikkhà karanìyâ.

17. Na sakabalena mukhena byâha rissàmìti sikkhà karanìyâ.

18. Na pindukkhepakam bhunjissàmìti sikkhà karanìyâ.

19. Na kabalàvacchedakam bhunjissàmìti sikkhà karanìyâ.

20. Na avagandakaràkam bhunjissàmìti sikkhà karanìyâ.

21. Na hatthaniddhùnakam bhunjissàmìti sikkhà karanìyâ.

22. Na sitthàvakàrakam bhunjissàmìti sikkhà karanìyâ.

23. Na jivhànicchàrakam bhunjissàmìti sikkhà karanìyâ.

24. Na capucapukàrakam bhunjissàmìti sikkhà karanìyâ.

Kabala vaggo pancamo.

* * *

25. Na surusurukàrakam bhunjissàmìti sikkhà karanìyâ.

26. Na hatthanillehakam bhunjissàmìti sikkhà karanìyâ.

27. Na pattanillehakam bhunjissàmìti sikkhà karanìyâ.

28. Na otthanillehakam bhunjissàmìti sikkhà karanìyâ.

29. Na sàmisena hatthena pànìyathàlakam patiggahessàmìti sikkhà karanìyâ.

30. Na sasitthakam pattadhovanam antaraghare chaddassàmìti sikkhà karanìyâ.

Samattimsa bhojanappatisamyuttà.

* * *

1. Na chattapànissa agilànassa dhammam desissàmìti sikkhà karanìyâ.

2. Na dandapànissa agilànassa dhammam desissàmìti sikkhà karanìyâ.

3. Na satthapànissa agilànassa dhammam desissàmìti sikkhà karanìyâ.

4. Na àvudhapànissa agilànassa dhammam desissàmìti sikkhà karanìyâ.

Surusuru vaggo chattho.

* * *

5. Na pàdukàrùlhassa agilànassa dhammam desissàmìti sikkhà karanìyâ.

6. Na upàhanàrùlhassa agilànassa dhammam desissàmìti sikkhà karanìyâ.

7. Na yânagalassa agilànassa dhammam desissàmìti sikkhà karanìyâ.

8. Na sayanagatassa agilànassa dhammam desissàmìti sikkhà karanìyâ.

9. Na pallatthikàya nisinnassa agilànassa dhammam desissàmìti sikkhà karanìyâ.

10. Na vetthitasìsassa agilànassa dhammam desissàmìti sikkhà karanìyâ.

11. Na ogunthita sìsassa agilànassa dhammam desissàmìti sikkhà karanìyâ.

12. Na chamàyam nisìditvà àsane nisinnassa agilànassa dhammam desissàmìti sikkhà karanìyâ.

13. Na nice àsane nisìditvà ucce àsane nisinnassa agilànassa dhammam desissàmìti sikkhà karanìyâ.

14. Na thito nisinnassa agilànassa dhammam desissàmìti sikkhà karanìyâ.

15. Na pacchato gacchanto purato gacchantassa agilànassa dhammam desissàmìti sikkhà karanìyâ.

16. Na uppathena gacchanto pathena gacchantassa agilànassa dhammam desissàmìti sikkhà karanìyâ.

Solasa dhammadesanà patisamyuttà.

* * *

1. Na thito agilàno uccàram và passàvam và karissàmìti sikkhà karanìyâ.

2. Na harite agilàno uccàram và passàvam và khelam và karissàmìti sikkhà karanìyâ.

3. Na udake agilàno uccàram và passàvam và khelam và karissàmìti sikkhà karanìyâ.

Tayo pakinnakà nitthità.

Pàdukà vaggo sattamo.

* * *

Udditthà kho àyasmanto (panca sattati) sekhiyâ dhammà.

Tatth'àyasmante pucchàmi, kaccittha parisuddhà?

Dutiyampi pucchàmi, kaccittha parisuddhà?

Tatiyampi pucchàmi, kaccittha parisuddhà?

Parisuddhetth'àyasmanto, tasmà tunhì.

Evametam dhàrayâmi.

Sekhiyâ nitthità.

PHẦN KỂ RA VỀ ƯNG HỌC PHÁP.

Bạch các Ngài, 75 pháp Ưng Học Pháp tôi xin kể ra như là:

1. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta phải mặc y na đà nội (y nội) cho đều".

2. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta phải mặc y uất đà la tăng (y vai trái ) cho đều.

3. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta phải mặc y trùm cho kín mình khi đi vào trong khoảng xóm".

4. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta phải mặc y trùm cho kín khi ngồi trong xóm (nhà)".

5. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta phải thu thúc (cho nghiêm trang) khi đi vào trong xóm".

6. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta phải thu thúc khi ngồi trong xóm (nhà)".

7. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta phải ngó xuống khi đi vào trong xóm".

8. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta phải ngó xuống khi ngồi trong xóm (nhà)".

9. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta không nên vén y lên (cho thấymình) khi đi vào trong khoảng xóm".

10. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta không nên vén y lên khi ngồi trong xóm".

Dứt phần thứ nhất về cách mặc y cho đều .

* * *

11. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta không nên cười lớn tiếng khi đi vào trong xóm".

12. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta không nên cười lớn tiếng khi ngồi trong xóm".

13. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta phải nói tiếng êm dịu khi đi trong xóm".

14. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta phải nói tiếng êm dịu khi ngồi trong xóm".

15. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta không nên uốn mình khi đi trong xóm".

16. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta không nên uốn mình khi ngồi trong xóm".

17. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta không nên đi đánh đòn xa khi đi trong xóm".

18. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta không nên múa tay khi ngồi trong xóm".

19. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta không nên ngúc ngắc đầu khi đi trong xóm".

20. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta không nên ngúc ngắc đầu khi ngồi trong xóm".

Dứt phần thứ nhì về cười lớn tiếng.

* * *

21. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta không nên chống nạnh khi đi trong xóm".

22. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta không nên chống nạnh khi ngồi trong xóm".

23. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta không nên trùm đầu khi đi trong xóm".

24. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta không nên trùm đầu khi ngồi trong xóm".

25. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta không nên đi nhón gót khi đi trong xóm".

26. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta không nên ôm đầu gối khi ngồi trong xóm".

Dứt 26 pháp làm cho nghiêm trang.

* * *

1. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta phải cung kính (nghiêm trang) khi thọ lãnh vật thực (cơm) v.v...

2. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta phải ngó trong bát khi thọ lãnh vật thực".

3. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta phải thọ lãnh vật thực (cơm) cho vừa với canh (vật thực để ăn cơm)".

4. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta phải thọ lãnh cơm chỉ vừa ngang miệng bát".

Dứt phần thứ ba về phần chống nạnh.

* * *

5. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta phải cung kính (nghiêm trang ) khi thọ thực".

6. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta phải ngó ngay trong bát khi thọ thực".

7. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta phải khõa cơm cho đều khi thọ thực".

8. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta phải thọ thực cơm và canh (vật thực) cho đồng nhau".

9. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta không nên gom cơm vun lên khi thọ thực".

10. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta không nên bươi cơm dấu vật thực do sự tham muốn (được vật thực ) nhiều".

11. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Nếu vô bịnh, ta không nên xin cơm canh để tự mình ăn".

12. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta không nên dòm ngó bát các vị khác, cố ý để tìm lỗi".

13. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta không nên vắc cơm lớn quá".

14. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta phải vắc cơm cho tròn đều".

Dứt phần thứ tư về loại lãnh vật thực cho cung kính.

* * *

15. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta không nên hả miệng ra chờ, khi vắc cơm chưa gần tới miệng".

16. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Khi thọ thực, ta không nên thọc hết các ngón tay vào trong miệng".

17. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta không nên nói chuyện khi cơm còn trong miệng".

18. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta không nên thảy vắc cơm vào trong miệng khi ăn".

19. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta không cắn vắc cơm ra (làm hai) để ăn".

20. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta không nên độn cơm hai bên má khi ăn".

21. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta không nên rảy tay trong khi ăn".

Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta không nên làm đổ cơm tùm lum trong khi ăn".

23. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta không nên le lưỡi trong khi ăn".

24. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta không nên vừa ăn vừa chấp miệng".

Dứt phần thứ năm về loại vắc cơm

* * *

25. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta không nên thọ thực nghe tiếng rột rột (húp canh)".

26. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta không nên liếm tay khi thọ thực".

27. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta không nên liếm bát khi thọ thực".

28. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta không nên liếm môi khi thọ thực".

29. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta không nên lãnh độ đựng nước uống khi tay còn dính vật thực".

30. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta không nên đổ nước rữa bát có cơm trong khoảng xóm".

Dứt 30 pháp liên quan về vật thực.

* * *

1. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta không nên nói pháp cho người vô bịnh có cầm dù".

2. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta không nên nói pháp cho người vô bịnh có cầm gậy (ba ton)".

3. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta không nên nói pháp cho người vô bịnh có cầm vũ khí (cung tên, dao găm v.v..)".

4. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta không nên nói pháp cho người vô bịnh có cầm khí giới".

Dứt phần thứ sáu về loại thọ thực.

* * *

5. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta không nên nói pháp cho người vô bịnh có mang dép".

6. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta không nên nói pháp cho người vô bịnh có mang giày".

7. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta không nên nói pháp cho người vô bịnh ngồi trên xe (kiệu, võng)".

8. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta không nên nói pháp cho người vô bịnh nằm (còn mình ngồi hoặc đứng)".

9. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta không nên nói pháp cho người vô bịnh ngồi ôm đầu gối".

10. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta không nên nói pháp cho người vô bịnh có bịch (đội) khăn".

11. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta không nên nói pháp cho người vô bịnh trùm đầu (như người Ấn Ðộ)".

12. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta không nên ngồi dưới đất nói pháp cho người vô bịnh ngồi trên đồ trãi (chiếu v.v.)".

13. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta không nên ngồi dưới thấp nói pháp cho người vô bịnh ngồi cao hơn".

14. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta không nên đứng nói pháp cho người vô bịnh ngồi".

15. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta không nên đi sau nói pháp cho người vô bịnh đi trước".

16. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta không nên đi ngoài lề đường nói pháp cho người vô bịnh đi chính giữa đường".

Dứt mười sáu pháp liên quan về nói pháp.

* * *

1. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta không nên đứng đại tiện hoặc tiểu tiện, nếu vô bịnh".

2. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta không nên đại tiện, tiểu tiện khạc nhổ trên cây cỏ còn tươi nếu vô bịnh".

3. Thầy Tỳ Khưu nên học tập như vầy: "Ta không nên đại tiện, tiểu tiện khạc nhổ trong nước (sạch) nếu vô bịnh".

Dứt ba pháp linh tinh.

Dứt phần thứ bảy về loại giày dép.

* * *

Bạch các Ngài (75 pháp) Ưng Học Pháp, tôi đã kể ra rồi.

Tôi xin hỏi các Ngài trong (75 pháp ấy) các Ngài có được trong sạch không?

Tôi xin hỏi lần thứ nhì, các Ngài có được trong sạch không?

Tôi xin hỏi lần thứ ba, các Ngài có được trong sạch không?

Các Ngài được trong sạch nên mới làm thinh.

Tôi xin chứng nhận các Ngài đã được trong sạch, do nơi sự làm thinh ấy..

Dứt phần Ưng Học Pháp.

-ooOoo-

ADHIKARANA SAMATHE VITTHÀR'UDDESO.

Ime kho pan'àyasmanto satta adhikaranasamathà dhammà uddesam àgacchanti.

Uppann'uppannànam adhikaranànam samathàya vùpasamàya sammukhàvinayo dàtabbo, sativinayo dàtabbo, umàlhavinayo dàtabbo, patinnàya kàretabbam, yebhuyyasikà, tassa pàpiyasikà tinavatthàrakoti.

Udditthà khòayasamanto satta adhikarana samathà dhammà.

Tatth'àyasmante pucchàmi, Kacchittha parisuddhà?

Dutiyampi pucchàmi, Kacchittha parisuddhà?

Tatiyampi pucchàmi, Kacchittha parisuddhà?

Parisuddhetth'àyasmanto, tasmà tunhì.

Evametam dhàrayâmi.

Adhikarana samathà dhammà nitthità.

Uddhitthàm kho àyasmanto nidànam.

Udditthà cattàro pàràjikà dhammà,

Udditthà terasa sanghàdisesà dhammà,

Udditthà dve aniyatà dhammà,

Udditthà timsa nissaggiyâ pàcittiyâ dhammà,

Udditthà cattàro pàtidesanìyâ dhammà,

Udditthà (Panca sattati) sakhiyâ dhammà,

Udditthà satta adhikarana samathà dhammà,

Ettakam tassa Bhagavato suttàgatam suttapariyâpannam anvaddhamàsam uddesam àgacchanti.

Tattha sabbeheva smaggehi sammoda mànehi avidamànehi sikkhitabbhanti.

Vitthàr'uddeso nitthito,

Bhikkhuppàtimokkham nitthitam.

PHẦN KỂ RA VỀ CHI TIẾT PHÁP ÐIỀU GIẢI.

Bạch các Ngài, tôi xin kể ra bảy pháp để giảng hòa như là:

Cho đặng êm dịu, hòa thuận những điều bất hòa đã phát sanh lên, Chư Tăng phải chiếu theo căn bản luật kinh, phải tuyên bố (là người) có sự ghi nhớ luật (đầy đủ).

Phải tuyên bố (là người ) không lầm lộn luật nữa.

Phải giải quyết theo lời người thú nhận.

Phải giải quyết theo lời phần đông.

Phải giải quyết (làm tội) theo sự hành động xấu xa của vị Tỳ Khưu ấy.

Phải giải quyết bằng cách nhẫn nại dứt bỏ những điều b?t hòa, như lấy cỏ che đậy vật nhơ nhớp.

Bạch các Ngài, bảy pháp để điều giải sự bất hòa, tôi đã kể ra rồi.

Tôi xin hỏi các Ngài trong bảy pháp ấy các Ngài có được trong sạch không?

Tôi xin hỏi lần thứ nhì, các Ngài trong bảy pháp ấy các Ngài có được trong sạch không?

Tôi xin hỏi lần thứ ba, các Ngài trong bảy pháp ấy các Ngài có được trong sạch không?

Các Ngài đều được trong sạch nên mới làm thinh

Tôi xin nhận các Ngài đã được trong sạch do sự nơi làm thinh ấy.

Dứt phần pháp điều giải.

Bạch các Ngài, nguyên nhân tôi đã kể ra rồi.

Bốn pháp Bất Cộng Trụ, tôi đã kể ra rồi,

Mười ba pháp Tăng Tàng, tôi đã kể ra rồi,

Hai pháp Bất Ðịnh, tôi đã kể ra rồi,

Ba mươi pháp Ưng Xã Ðối Trị, tôi đã kể ra rồi,

Chín mươi hai Ưng Ðối Trị, tôi đã kể ra rồi,

Bốn pháp Ưng Phát Lộ, tôi đã kể ra rồi,

Bảy mươi lăm Ưng Học Pháp, tôi đã kể ra rồi,

Bảy pháp Ðiều Giải, tôi đã kể ra rồi.

Tất cả điều học của Ðức Thế Tôn đã giảng giải, đã kể ra trong Sutta (màtikà – Mục lục của Luật), phải đọc kể ra mỗi kỳ nữa tháng. Các Ngài điều hòa thuận nhau, không nên cãi cọ lẫn nhau, nên thực hành theo những điều học ấy.

Dứt phần kể ra về chi tiết.

Dứt giới bổn Ba đề mộc xa của Tỳ Khưu.

-ooOoo-

SANKHITENA PÀTIMOKKHUDDESO

Cách đọc giới bổn tóm tắt.

Theo trong Tam Tạng (mahà vagga) về pháp môn làm lễ Phát Lộ, đức Chánh Biến Tri có phê chuẩn cho các thầy Tỳ Khưu như vầy:

Này các thầy Tỳ Khưu, cách đọc Giới Bổn có năm là:

1. Thầy Tỳ Khưu, đọc Nidàna rồi, đọc tiếp tất cả uddesa khác, bằng cách đã nghe rồi. (uddesa: chỉ kể tên các đầu đề)

2. Thầy Tỳ Khưu đọc Nidàna rồi, đọc bốn pháp Bất Cộng Trụ rồi, đọc tiếp tất cả uddesa khác.

3. Thầy Tỳ Khưu đọc Nidàna rồi, đọc bốn pháp Bất Cộng Trụ xong, đọc mười ba pháp Tăng Tàng rồi, đọc tiếp tất cả uddesa khác.

4. Thầy Tỳ Khưu đọc Nidàna rồi, đọc bốn pháp Bất Cộng Trụ rồi, đọc mười ba pháp Tăng Tàng rồi, đọc hai pháp Bất Ðịnh rồi, đọc tiếp tất cả uddesa khác.

5. Ðọc tất cả các chi tiết các điều học trong giới bổn.

Tuy có năm cách đọc giới bổn như thế, nhưng nếu không có điều trở ngại (antaràyika) thì không nên đọc bốn cách trước vì Ðức Phật có cấm như vầy:

"Này các thầy Tỳ Khưu, Tỳ Khưu không nên đọc giới bổn bằng cách tóm tắt, thầy Tỳ Khưu nào đọc phạm tội hành ác.

"Này các thầy Tỳ Khưu, Như Lai cho phép đọc giới bổn tóm tắt, nếu trong trường hợp có điều trở ngại (tai hại).

Trở ngại ấy có 10 điều là: (T. Tg. V. 6. Tr 368)

1) Ràjantaràyika: Trở ngại vì đức vua đến.

2) Corantaràyika: Trở ngại vì trộm cướp đến (pháp rối).

3) Agyantaràyika: Trở ngại vì lửa cháy.

4) Udakamtaràyika: Trời ngại vì trời mưa hoặc nước lục.

5) Manussantaràyika: Trở ngại vì nhiều người đến.

6) Amanussantaràyika: Trở ngại vì phi nhơn phá rối hoặc nhập vào Tỳ Khưu.

7) Vàlantaràyika: Trở ngại vì thú dữ đến phá.

8) Sirimsapantaràyika: Trở ngại vì rắn.

9) Jìvitantaràyika: Trợ ngại vì sanh mạng (là có Tỳ Khưu đau sắp chết hặc có kẻ thù muốn hãm hại).

10) Brahmacariyantaràyika: Trở ngại đến phạm hạnh của Tỳ Khưu (vì có người muốn bắt cho hoàn tục ).

Này các thầy Tỳ Khưu, nếu không có điều chi trở ngại như thế thì, Tỳ Khưu phải đọc tất cả chi tiết của giới bổn.

* Cách đọc giới bổn tóm tắt:

khi đã đọc xong Nidàna rồi và đọc bốn pháp Bất Cộng Trụ rồi thì đọc như vầy:

Pàli: Uddittham kho àyasmanto nidànam. Udditthà cattàro pàràjikà dhammà, sutà kho pan'àyasmantchi terasa sanghàdisesà dhammà, dve aniyatà dhammà, timsa nissaggiyâ dhammà, dvenavuti pàcittiyâ dhammà, cattàro patidesanìya dhammà, (panca sattati) sekhiyâ dhammà, satta adhikarana samathà dhammà. Ettakam tassa bhagavato suttàgatam suttapariyâpannam anvaddha màsam uddesam àgacchanti.

Tatth sabbeheva samaggehi sammo danànehi avivadamànehi sikkhitabbanti.

Bhikkhuppàtimokkham nitthitam.

Nghĩa: Bạch các Ngài Nidàna, nguyên nhân tôi đã kể ra rồi, bốn pháp Bất Cộng Trụ tôi đã kể ra rồi, còn mười ba pháp Tăng Tàng, hai pháp Bất Ðịnh, ba mươi pháp Ưng Xã Ðối Trị, chín mươi hai Ưng Ðối Trị, bốn pháp Ưng Phát Lộ, bảy mươi lăm Ưng Học Pháp, bảy pháp điều giải mà các Ngài đã từng nghe rồi.

Tất cả các điều học ấy, Ðức Phật đã giảng giải, đã kể ra trong Sutta (mục lục của Luật ) để đọc kể ra trong mỗi kỳ nữa tháng. các Ngài nên hòa thuận nhau, không nên cãi cọ lẫn nhau, nên luyện tập theo những điều học ấy.

Giới bổn Ba đề mộc xa được đầy đủ do nhờ "Ðức tin - Saddha".

-ooOoo-

Ðầu trang | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | 06 | Mục lục

Chân thành cám ơn anh NCT đã giúp đánh máy vi tính (Bình Anson, tháng 7, 2001)


[Trở về trang Thư Mục]
updated: 05-09-2001