Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

THERAVĀDA

BHIKKHUNIPĀTIMOKKHA
(GIỚI BỔN PĀTIMOKKHA CỦA TỲ KHƯU NI)

Lời tiếng Việt: Indacanda Bhikkhu (Trương đình Dũng)

SRI JAYAWARDHANARAMAYA
COLOMBO - 2005

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


 

MỤC LỤC

  PHẦN GIỚI THIỆU
[01] I. PUBBAKARAṆAṂ (CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ)
II. NIDĀNUDDESO (PHẦN ĐỌC TỤNG MỞ ĐẦU)
III. PĀRĀJIKUDDESO (PHẦN ĐỌC TỤNG VỀ GIỚI PĀRĀJIKA)
IV. SAṄGHĀDISESUDDESO (PHẦN ĐỌC TỤNG VỀ GIỚI SAṄGHĀDISESA)
V. NISSAGGIYE VITTHĀRUDDESO (PHẦN ĐỌC TỤNG CHI TIẾT VỀ GIỚI ƯNG XẢ)
[02] VI. PĀCITTIYE VITTHĀRUDDESO (PHẦN ĐỌC TỤNG CHI TIẾT VỀ GIỚI ƯNG ĐỐI TRỊ)
VII. PĀṬIDESANĪYE VITTHĀRUDDESO (PHẦN ĐỌC TỤNG VỀ GIỚI ƯNG PHÁT LỘ)
VIII. SEKHIYĀ DHAMMUDDESO (PHẦN ĐỌC TỤNG VỀ ƯNG HỌC PHÁP)
IX. ADHIKARAṆASAMATHE VITTHĀRUDDESO (PHẦN ĐỌC TỤNG CHI TIẾT VỀ PHÁP DÀN XẾP TRANH TỤNG)

-ooOoo-

PHẦN GIỚI THIỆU

Trong Tạng Luật (Vinayapiṭaka), các điều học của tỳ khưu ni được xếp vào phần cuối của Bộ Phân Tích Giới Bổn (Suttavibhaṅga) và có tên là Bhikkhunīvibhaṅga - Phân Tích Giới Bổn Tỳ Khưu Ni. Tuy nhiên, để tránh sự trùng lặp nên các điều học được quy định chung cho tỳ khưu và tỳ khưu ni đã không được đề cập đến vì đã có trình bày ở Bhikkhuvibhaṅga - Phân Tích Giới Bổn Tỳ Khưu ở phần trước. Do đó, khi nghiên cứu và ghi lại phần tiếng Việt của Tạng Luật vào thời gian trước đây, chúng tôi cũng đã có thắc mắc về những điều học được quy định chung ấy là các điều nào; vấn đề ấy đã được giải quyết nhờ vào chú giải Tạng Luật Samantapāsādikā của ngài Buddhaghosa. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn không xác định được các điều học ấy của tỳ khưu ni được sắp xếp theo thứ tự như thế nào.

Thời gian gần đây, chúng tôi đã tìm ra được một số tài liệu liên quan đến vấn đề trên nên sắp xếp chút ít thời gian để ghi lại đầy đủ giới bổn Pātimokkha của tỳ khưu ni và trình bày song ngữ để quý vị tiện học tập và tham khảo. Các tài liệu có văn bản Bhikkhunipātimokkha nguyên tác Pāli hoặc bản dịch Anh ngữ mà chúng tôi có được nguồn trích dẫn cũng xin ghi lại để quý vị có thể kiểm chứng trong trường hợp cần thiết.

  • Bhikkhunīpātimokkha (in Singhalese characters). Ed. N. M. Vimalasara Thera with Singhalese paraphrase. Revised M. Dharmaratna. Colombo: 1914.
  • Bhikkhunīpātimokkha (in Devanāgarī characters). Ed. R. D. Vadekar, Poona: Bhandarkar Institute, 1939.
  • The Pātimokkha, ed. William Pruitt, trans. K. R. Norman. Oxford: The Pali Text Society, 2001.
  • Dvemātikāpāḷī. CD Rom Chaṭṭhasaṅgāyana. Vipassanā Research Institute.
  • The Bhikkhunī Pātimokkha of the Six Schools. Trans. Kabilsingh Chatsumarn. Bangkok: Thammasat Universit Press, 1991.
  • Ubhato-pātimokkha (in Thai characters). Kabilsingh Chatsumarn đề cập đến ở The Bhikkhunī Pātimokkha of the Six Schools.
  • Wijayaratna, Mohan. Buddhist Nuns: The Birth and Development of a Women’s Monastic Order. Colombo: Wisdom, 2001.
  • The Bhikkhuni Patimokkha: The Bhikkhunis' Code of Discipline, Thanissaro Bhikkhu, trans. A concise summary of the bhikkhuni Patimokkha rules. Websites: http://www.accesstoinsight.org (Access to Insight/Theravada Text Archives/Thanissaro Bhikkhu/Vinaya Pitaka).
  • Quý độc giả tìm hiểu về các điều học của tỳ khưu ni nên xem thêm các phần Luật tương ứng ở Chánh Tạng để có sự hiểu biết rõ hơn cho mỗi trường hợp (chi tiết được ghi trong ngoặc đơn ở cuối phần tiếng Việt của mỗi điều học). Đối với các vị nghiên cứu về ngôn ngữ, khi so sánh văn bản Pāli hai phần giới bổn Pātimokkha của tỳ khưu và tỳ khưu ni sẽ hiểu rõ hơn về sự chuyển tánh (liṅga) của một số từ và khẳng định được một số cấu trúc văn phạm trong giới bổn của tỳ khưu nữa.

    Tài liệu này được thực hiện ngoài dự tính và thời gian đầu tư cho công việc này cũng rất hạn chế nên không thể tránh khỏi nhiều điều sai sót. Ngưỡng mong quý độc giả hỷ xả. Mọi sự góp ý phê bình xin email về: dinda@u.washington.edu

    Nhân đây, chúng tôi cũng xin chân thành tán dương công đức ủng hộ của các vị: Sư Cô Diệu Linh, Sư Cô Hạnh Bửu, Dr. Binh Anson, Chú Nguyễn Hữu Danh, Anh Phạm Trọng Độ, Bà Nguyễn văn Chuân, Bà Ba Diệu Đài, Bà Diệu Giới, gia đình Cô Sáu Dép, Cô Tư Khánh Huy, Cô Lê Thị Huế, gia đình Trương Tuyết Anh, Phật tử Ngọc Ngân, v.v... Thành tâm cầu chúc quý vị luôn đạt được nhiều hạnh phúc trong cuộc sống thế gian và thể nhập niềm an lạc vô biên trên bước đường tu tập giải thoát.

    Công đức này xin dâng đến Hòa Thượng trụ trì và chư Tăng chùa Sri Jayawardhanaramaya, Colombo, Tích Lan, đã bảo bọc và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong công việc tu học và nghiên cứu Phật Pháp trong thời gian qua.

    Mong sao hết thảy chúng sanh đều được tiến hóa trong ánh hào quang của Chánh Pháp.

    Colombo, ngày 17 tháng 02 năm 2005
    Bhikkhu Indacanda
    (Trương đình Dũng)

    -ooOoo-

    Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02

     

    Chân thành cám ơn Tỳ khưu Indacanda đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 02-2005)

    [Trở về trang Thư Mục]
    last updated: 03-03-2005

    Ty khuu Ni
    Trang gốc

    Trang web BuddhaSasana

    VU Times font

     

    THERAVĀDA

    BHIKKHUNIPĀTIMOKKHA
    (GIỚI BỔN PĀTIMOKKHA CỦA TỲ KHƯU NI)

    Lời tiếng Việt: Indacanda Bhikkhu (Trương đình Dũng)

    SRI JAYAWARDHANARAMAYA
    COLOMBO - 2005

    Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


     

    MỤC LỤC

      PHẦN GIỚI THIỆU
    [01] I. PUBBAKARAṆAṂ (CÔNG VIỆC CHUẨN BỊ)
    II. NIDĀNUDDESO (PHẦN ĐỌC TỤNG MỞ ĐẦU)
    III. PĀRĀJIKUDDESO (PHẦN ĐỌC TỤNG VỀ GIỚI PĀRĀJIKA)
    IV. SAṄGHĀDISESUDDESO (PHẦN ĐỌC TỤNG VỀ GIỚI SAṄGHĀDISESA)
    V. NISSAGGIYE VITTHĀRUDDESO (PHẦN ĐỌC TỤNG CHI TIẾT VỀ GIỚI ƯNG XẢ)
    [02] VI. PĀCITTIYE VITTHĀRUDDESO (PHẦN ĐỌC TỤNG CHI TIẾT VỀ GIỚI ƯNG ĐỐI TRỊ)
    VII. PĀṬIDESANĪYE VITTHĀRUDDESO (PHẦN ĐỌC TỤNG VỀ GIỚI ƯNG PHÁT LỘ)
    VIII. SEKHIYĀ DHAMMUDDESO (PHẦN ĐỌC TỤNG VỀ ƯNG HỌC PHÁP)
    IX. ADHIKARAṆASAMATHE VITTHĀRUDDESO (PHẦN ĐỌC TỤNG CHI TIẾT VỀ PHÁP DÀN XẾP TRANH TỤNG)

    -ooOoo-

    PHẦN GIỚI THIỆU

    Trong Tạng Luật (Vinayapiṭaka), các điều học của tỳ khưu ni được xếp vào phần cuối của Bộ Phân Tích Giới Bổn (Suttavibhaṅga) và có tên là Bhikkhunīvibhaṅga - Phân Tích Giới Bổn Tỳ Khưu Ni. Tuy nhiên, để tránh sự trùng lặp nên các điều học được quy định chung cho tỳ khưu và tỳ khưu ni đã không được đề cập đến vì đã có trình bày ở Bhikkhuvibhaṅga - Phân Tích Giới Bổn Tỳ Khưu ở phần trước. Do đó, khi nghiên cứu và ghi lại phần tiếng Việt của Tạng Luật vào thời gian trước đây, chúng tôi cũng đã có thắc mắc về những điều học được quy định chung ấy là các điều nào; vấn đề ấy đã được giải quyết nhờ vào chú giải Tạng Luật Samantapāsādikā của ngài Buddhaghosa. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn không xác định được các điều học ấy của tỳ khưu ni được sắp xếp theo thứ tự như thế nào.

    Thời gian gần đây, chúng tôi đã tìm ra được một số tài liệu liên quan đến vấn đề trên nên sắp xếp chút ít thời gian để ghi lại đầy đủ giới bổn Pātimokkha của tỳ khưu ni và trình bày song ngữ để quý vị tiện học tập và tham khảo. Các tài liệu có văn bản Bhikkhunipātimokkha nguyên tác Pāli hoặc bản dịch Anh ngữ mà chúng tôi có được nguồn trích dẫn cũng xin ghi lại để quý vị có thể kiểm chứng trong trường hợp cần thiết.

  • Bhikkhunīpātimokkha (in Singhalese characters). Ed. N. M. Vimalasara Thera with Singhalese paraphrase. Revised M. Dharmaratna. Colombo: 1914.
  • Bhikkhunīpātimokkha (in Devanāgarī characters). Ed. R. D. Vadekar, Poona: Bhandarkar Institute, 1939.
  • The Pātimokkha, ed. William Pruitt, trans. K. R. Norman. Oxford: The Pali Text Society, 2001.
  • Dvemātikāpāḷī. CD Rom Chaṭṭhasaṅgāyana. Vipassanā Research Institute.
  • The Bhikkhunī Pātimokkha of the Six Schools. Trans. Kabilsingh Chatsumarn. Bangkok: Thammasat Universit Press, 1991.
  • Ubhato-pātimokkha (in Thai characters). Kabilsingh Chatsumarn đề cập đến ở The Bhikkhunī Pātimokkha of the Six Schools.
  • Wijayaratna, Mohan. Buddhist Nuns: The Birth and Development of a Women’s Monastic Order. Colombo: Wisdom, 2001.
  • The Bhikkhuni Patimokkha: The Bhikkhunis' Code of Discipline, Thanissaro Bhikkhu, trans. A concise summary of the bhikkhuni Patimokkha rules. Websites: http://www.accesstoinsight.org (Access to Insight/Theravada Text Archives/Thanissaro Bhikkhu/Vinaya Pitaka).
  • Quý độc giả tìm hiểu về các điều học của tỳ khưu ni nên xem thêm các phần Luật tương ứng ở Chánh Tạng để có sự hiểu biết rõ hơn cho mỗi trường hợp (chi tiết được ghi trong ngoặc đơn ở cuối phần tiếng Việt của mỗi điều học). Đối với các vị nghiên cứu về ngôn ngữ, khi so sánh văn bản Pāli hai phần giới bổn Pātimokkha của tỳ khưu và tỳ khưu ni sẽ hiểu rõ hơn về sự chuyển tánh (liṅga) của một số từ và khẳng định được một số cấu trúc văn phạm trong giới bổn của tỳ khưu nữa.

    Tài liệu này được thực hiện ngoài dự tính và thời gian đầu tư cho công việc này cũng rất hạn chế nên không thể tránh khỏi nhiều điều sai sót. Ngưỡng mong quý độc giả hỷ xả. Mọi sự góp ý phê bình xin email về: dinda@u.washington.edu

    Nhân đây, chúng tôi cũng xin chân thành tán dương công đức ủng hộ của các vị: Sư Cô Diệu Linh, Sư Cô Hạnh Bửu, Dr. Binh Anson, Chú Nguyễn Hữu Danh, Anh Phạm Trọng Độ, Bà Nguyễn văn Chuân, Bà Ba Diệu Đài, Bà Diệu Giới, gia đình Cô Sáu Dép, Cô Tư Khánh Huy, Cô Lê Thị Huế, gia đình Trương Tuyết Anh, Phật tử Ngọc Ngân, v.v... Thành tâm cầu chúc quý vị luôn đạt được nhiều hạnh phúc trong cuộc sống thế gian và thể nhập niềm an lạc vô biên trên bước đường tu tập giải thoát.

    Công đức này xin dâng đến Hòa Thượng trụ trì và chư Tăng chùa Sri Jayawardhanaramaya, Colombo, Tích Lan, đã bảo bọc và tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong công việc tu học và nghiên cứu Phật Pháp trong thời gian qua.

    Mong sao hết thảy chúng sanh đều được tiến hóa trong ánh hào quang của Chánh Pháp.

    Colombo, ngày 17 tháng 02 năm 2005
    Bhikkhu Indacanda
    (Trương đình Dũng)

    -ooOoo-

    Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02

     

    Chân thành cám ơn Tỳ khưu Indacanda đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 02-2005)

    [Trở về trang Thư Mục]
    last updated: 03-03-2005