BuddhaSasana
Home Page
This document is written in Vietnamese, with Unicode
Times font
Chú
Giải Luật Thiện Kiến
Hán dịch: Tăng-già-bạt-đà-la
- Việt dịch: Tỳ kheo Tâm-Hạnh
Quyển thứ mười sáu -ooOoo- Xin nói về nguồn gốc của Bàn-Ðà (Panthata). Bàn-Ðà, Hán dịch là sinh bên đường. Tại sao? Mẹ của Bàn-Ðà đã vốn là con gái đại trưởng giả. Chỉ có một cô gái này nên trưởng giả xây lầu bảy tầng và để cô gái ở đó với con một người nô tỳ để phục vụ. Người (con) nô tỳ lớn lên tư thông cùng cô gái này. Cô ta bàn tính cùng chàng trai kia rằng em cùng anh trốn sang nước khác. Ðược hỏi ba lần đến như vậy, chàng trai đáp rằng không thể đi được. Cô gái bảo: Nếu chàng không đi, khi cha mẹ biết chuyện sẽ giết anh. Chàng nô tỳ đáp: Nếu đi đến xứ khác, tôi nghèo không tiền của, làm sao sinh sống? Cô gái bảo rằng anh đi theo em, em sẽ trộm lấy vật báu và cùng nhau trốn đi. Chàng trai đáp: Như vậy thì tôi cùng đi. Hằng ngày, cô gái trộm lấy vật báu, cùng chàng trai nô tỳ đem dấu bên ngoài. Sau khi tính đủ số lượng cho hai người, cô gái sai chàng trai ra ngoài trước và hẹn giờ gặp nhau. Cô gái giả trang tỳ nữ, phá khóa cửa đi ra ngoài và cùng người nô tỳ đi thật xa đến tận nước khác. Sau khi cư trú ổn định, trong một hai năm, cô ta có thai. Khi sắp sinh nở, cô suy nghĩ rằng nếu ta ở đây, khi sinh đẻ không ai giúp đỡ. Nghĩ đến mẹ nên muốn trở về nhà, cô ta bàn tính với chồng rằng: khi em sinh đẻ, chỉ có mẹ em mới giúp đỡ chăm sóc được nên em muốn về nhà, anh có đi không? Người chồng đáp: - Không về được. Chúng ta trốn đi làm sao về được, cha mẹ chắc giết chúng ta. Vợ bảo chồng: - Theo phép người nữ, tuy giận dữ nhưng không được giết con, vậy nên trở về. Người chồng đáp: - Nếu không giết em, tất sẽ giết anh, vậy không nên đi. Khi người chồng vào núi lấy củi, người vợ đóng cửa bỏ đi. Về nhà, không thấy vợ, người chồng hỏi hàng xóm: - Có thấy vợ tôi không? Ðáp: - Vợ ông đã đi rồi. Nghe nói, người chồng vội đi theo, nữa đường gặp vợ đã sinh một bé trai. Người chồng bảo: - Em vì sắp sinh nên đi về nhà, nay đã sinh xong vậy cần gì phải về. Nghe nói vậy, người vợ xấu hổ với cha mẹ nên cùng chồng trở về nhà chăm sóc gia đình. Sau đó không bao lâu, người vợ lại mang thai, khi sắp sinh, vì nhớ mẹ nên người vợ lại trốn về nhà và nữa đường lại sinh thêm một bé trai. Theo tìm vợ, đến nữa đường gặp nhau, cả hai cùng trở về. Vì được sinh bên đường đi nên hai đứa bé có tên là Bàn-Ðà anh và Bàn-Ðà em. Khi cùng bạn bè chơi đùa, cả hai anh em có sức rất mạnh, đánh các bạn nên bị chúng mắng rằng các ngươi không có bà con thân thích, cô đơn ở xứ này, tại sao lại đánh ta? Nghe lời trách mắng này, đức bé khóc lóc chạy về hỏi mẹ rằng những người khác đều có bà con thân thuộc, tại sao riêng chúng con chẳng có. Thấy mẹ im lặng không đáp, người con khóc lóc không chịu ăn uống. Thấy con không ăn, khóc lóc như vậy, người mẹ thương xót hai con nên bảo rằng mẹ là con gái của trưởng giả giàu có ở nước...ấy. Cha con là gia nô của trưởng giả được đưa đến để phục vụ cho ta. Mẹ thương yêu cha con không thể xa lìa nên cùng nhau trốn đến đây và sinh ra con. Nghe mẹ nói xong, anh em thưa với mẹ: - Hãy cho chúng con trở về nhà ngoại, không thể sống ở đây nữa. Không được mẹ đồng ý, hai con cứ khóc lóc mãi, người mẹ bàn với chồng: hai trẻ khóc lóc mãi, không chịu ở đây, chúng ta biết làm sao, hãy đưa chúng trở về nhà ngoại. Chồng đáp: - Ðược. Cùng nhau trở về, cả vợ chồng và con đều đứng trước cửa nhà ngoại. Thấy gia nhân đi ra, họ bảo rằng ngươi hãy vào trong thưa với trưởng giả rằng con gái trưởng giả đem chồng con về và đang ở ngoài cửa. Nghe nói, cha mẹ đáp rằng hãy cho hai đứa trẻ vào, ngươi không cần gặp chúng ta. Sau khi cho hai cháu vào nhà, tắm rửa sạch bằng nước thơm, mặc y phục trang sức đẹp đẽ, trưởng giả bồng hai bé trai đặt trên hai đùi và hỏi rằng mẹ cháu ở nơi ấy sinh sống như thế nào, không bị nghèo thiếu chứ? Hai trẻ đáp: - Cha mẹ con ở nơi ấy rất nghèo nàn, bán củi để sinh sống. Nghe như vậy, bà ngoại sinh lòng thương, liền mở kho lấy đầy túi vàng, sai người đưa cho con gái và bảo rằng con hãy để hai cháu lại cho ta nuôi dưỡng. Con hãy đem số vàng này trở về chỗ cũ, khéo tự sinh sống, không cần phải gặp ta nữa. Khi đứa bé khôn lớn, được ông bà cưới vợ cho. Lúc lâm chung, ông bà đem hết tài sản giao cho hai cháu rồi qua đời. Bấy giờ, đức Phật đang thuyết pháp cho bốn chúng, Ma-ha Bàn-Ðà (người anh) cũng đến nghe Phật thuyết pháp. Sau khi nghe pháp, vị này ưa muốn xuất gia nên về nhà bàn với em rằng anh muốn xuất gia nên đem hết gia nghiệp giao lại cho em. Nghe anh nói, người em rất buồn rầu, thưa rằng: - Em đang cô đơn không nơi nương tựa, nếu anh bỏ em đi xuất gia, làm sao em sống nổi? Ðược người em ba lần cầu xin như vậy nhưng người anh vẫn quyết tâm không thay đổi ý định, đem hết gia nghiệp cho em rồi đi xuất gia. Sau khi xuất gia không bao lâu, người anh chứng quả A-la-hán. Sau một thời gian dài, người em suy nghĩ: anh ta xuất gia, giao lại gia nghiệp cho ta như người đã ói mửa ra, làm sao ta còn tham lam nhận lấy! Do nhàm chán cuộc đời, người em đến gặp anh xin xuất gia. Ðược người anh độ cho xuất gia, dạy một bài kệ, 4 tháng nhưng người em không thuộc, quên đầu mất đuôi. Ma-ha Bàn-Ðà (Mahàpanthaka) suy nghĩ: - Người này không có duyên với Phật pháp, nên đuổi về nhà. Sau khi bảo với Châu-la Bàn-Ðà (Cùlapanthaka - Bàn-Ðà em, Cùla = Châu-la, Châu-lợi: nhỏ, em) rằng em căn tánh tối tăm (hãy về nhà), người anh kéo ca sa, đuổi em ra khỏi cửa. Ðứng ở cửa khóc lóc, người em không muốn về nhà. Với thiên nhãn xem xét chúng sanh, Thế Tôn thấy Châu-la Bàn-Ðà có nhân duyên hóa độ được nên Ngài đến nơi và hỏi rằng: - Tại sao đứng khóc ở đây? Ðáp: - Thưa Thế Tôn, tư chất con tối tăm, tụng một bài kệ bốn tháng không thuộc. Thấy con tối tăm nên Ma-ha Bàn-Ðà, anh con đuổi con ra khỏi chùa. Phật bảo rằng: - Ðừng khóc và buồn rầu. Ta sẽ dạy cho ông. Pháp sư nói rằng: - Ma-ha Bàn-Ðà sao lại không thấy được nhân duyên đắc đạo của người em mà lại đuổi vị ấy về? Ðáp: - Châu-la Bàn-Ðà không thể do Thanh Văn độ được, chỉ có Phật mới độ được. Do đó, người anh đuổi vị kia về. Sau khi an ủi vị kia, Thế Tôn đưa một miếng vải trắng cho Châu-la Bàn-Ðà và bảo rằng ông hãy cầm tấm vải này hướng về mặt trời phơi lên (Xem Chú giải Pháp cú 25) và đọc thầm: “Ðẩy chất bẩn ra, đẩy chất bẩn ra”. Sau khi dạy như vậy, đức Phật đi vào làng xóm để thọ thực do mẹ Tỳ Xá Khư (Visakha) thỉnh. Ðến nơi, quán sát biết Châu-la Bàn-Ðà sắp ngộ đạo, đức Phật nói kệ: àm hại chúng sanh Thế gian không dục lạc Thoát ly khỏi ái dục Ai dẹp được ngã mạn Là an lạc bậc nhất. Từ xa, nghe bài kệ này, Châu-la Bàn-Ðà chứng quả A La Hán. Hỏi: - Có tỳ kheo nào đến chùa ni để thuyết về tám kính pháp mà bị phạm ba (tội) Ba-dật-đề không? Ðáp: - Có, với những yếu tố:
Ðó là ba (tội) Ba-dật-đề. Ðến chùa tỳ kheo ni nhưng thuyết pháp khác (với tám kính pháp), phạm một Ba-dật-đề, hai Ðột-cát-la. Tại sao? 1. Tăng không sai. Ðây là hai tội Ðột-cát-la. Ðến chiều tối, phạm một Ba-dật-đề. Ðề Bà Ðạt Ða, Tam Văn Ðà Ðạt Ða, Kiền Ðà Ðạt Ða, Câu Ca Lị Ca, Ca Lưu Ðề Xá (Devadatta, Sammuddadatta, Khamdadeviyàputta, Kikàlika, Katamorakatissaka) tán thán là đề cao danh hiệu của họ. Ăn chúng riêng: Ăn chúng riêng có hai trường hợp:
- Thế nào là ăn chúng riêng? Có một nam Phật tử đến gặp bốn tỳ kheo đem thức ăn chính mời thỉnh tỳ kheo rằng xin Ðại đức nhận cho. Ðây gọi là (do) thỉnh thành ra ăn chúng riêng. Thọ thỉnh cùng một lần: hoặc vào ngày mai hoặc ngày mốt, họ nhận cùng một lần, cùng ăn một chỗ (từng nhóm 4 tỳ kheo) thì thành ăn chúng riêng, cả bốn người đều bị tội. Sau khi thọ thỉnh cùng một lần, mỗi người tự đến nhà thí chủ, vì cùng thọ thỉnh một lần, lại trở về ăn từng chỗ riêng, bị tội như trên. Pháp sư nói: Tại sao? Vì cùng nhận thức ăn một lần. Nhận lời thỉnh một lần, đến riêng, nhận riêng, ăn riêng thì không bị tội. (Nhận) thỉnh riêng, đi riêng, lại cùng đến nhà thí chủ thọ nhận một lần, bị tội; đây gọi là thọ thỉnh bị tội. Thế nào là bị tội từ khất thực? Có bốn tỳ kheo khất thực, người ngồi, người đứng, thấy cận sự nam nên nói với vị ấy rằng hãy cho bốn người chúng tôi thức ăn; hoặc từng người nói hãy cho tôi thức ăn... cũng như vậy; hoặc cùng nhau bỏ đi, hoặc đi từng người, vì cùng thọ nhận thức ăn một lần nên bị tội. Ðây gọi là bị tội từ khất thực. Bệnh: Chân bị vết thương có cát đất lọt vào, không thể đi được, được nhận ăn riêng chúng. Ðây gọi là bệnh. Khi làm y: được vải làm y, hoặc đã cắt để làm y, gọi là khi làm y...cho đến kết nút ở y. Ði bộ: tối thiểu là nửa do tuần, đi thuyền cũng vậy. Khi đói kém, gặp khi không đủ thức ăn cho bốn người thì gọi là giai đoạn rất đói kém. Sa môn thí thực: sa môn cùng giáo pháp hoặc sa môn ngoại đạo. Có năm trường hợp được ăn chúng riêng, không phạm:
Phần 4, 5 này sẽ giải rộng. Thế nào là không thỉnh đủ bốn vị? - Có thí chủ thỉnh bốn vị. Một vị đã biết nhưng không đến nhà thí chủ, thí chủ hỏi rằng thượng tọa đến không? Ba tỳ kheo kia đáp: không đến. Sắp dọn ăn, thí chủ thấy một tỳ kheo (khác đến) liền mời vào luôn. Cả bốn vị cùng ăn, không phạm. Ðây gọi là không thỉnh đủ bốn. Tại sao không phạm tội? Vì có một vị không được thỉnh (trước). Thế nào là khất thực đủ bốn? - Ba vị thọ thỉnh, một vị khất thực không thọ thỉnh, thế nên không bị tội. Sa di đủ bốn: thỉnh ba đạo nhân và một vị Sa di, không phạm. Thế nào là bát đủ bốn? Thỉnh ba đạo nhân và một bát cho tỳ kheo ăn, không phạm . Người bệnh đủ bốn vị: thỉnh ba đạo nhân và một tỳ kheo bệnh, thành đủ bốn vị, không phạm. Thỉnh bốn vị, có một vị tỳ kheo hiểu biết luật. Họ muốn cùng ăn nhưng sợ phạm tội nên tạo ra phương tiện: Khi thí chủ dọn thức thì che bát lại không nhận. Thí chủ hỏi: - Tại sao không nhận? Ðáp: - Hãy dâng cho ba vị kia. tôi muốn chú nguyện. Sau khi ba tỳ kheo kia ăn xong, vị còn lại ăn sau không phạm. Nếu thỉnh dâng cơm, đến nhà dâng thịt thì cũng phạm (vì nói trước món ăn).Mời đến dâng cơm, đến thì dâng cháo, không phạm. Nếu có thí chủ muốn dâng cơm đến tăng, sai người đến chùa thỉnh tăng rằng xin quý ngài nhận dùng cơm của chúng con. Trong tăng có vị tỳ kheo hiểu biết luật, suy nghĩ: trong tăng này có nhiều vị hành pháp đầu đà, sứ giả lại không hiểu pháp nên mới thỉnh như vậy. Do đó vị này đáp: - Sáng mai sẽ biết. (Hôm sau) sứ giả lại đến, vẫn như trước, không biết dùng lời đúng pháp để thỉnh tăng. Vị tỳ kheo biết pháp đáp: - Ngày mai sẽ biết. Và cứ như vậy kéo dài đến nửa tháng mà họ vẫn không biết cách, tỳ kheo biết pháp bảo họ: nếu thí chủ thỉnh tăng như vậy, chỉ mời được sa di chứ không mời được đại tăng. Sứ giả nói: - Các đại đức cũng nhận lời thỉnh ở nhà khác, vì sao lúc này không nhận lời thỉnh của con? Ðáp: - Chẳng phải không nhận lời thỉnh nhưng vì ông không biết cách thỉnh (đúng pháp), chỉ cần nói thỉnh tăng chứ không được nói dâng cơm, lương khô, cá, thịt v.v... Chỉ cần nói thỉnh tăng, tỳ kheo được phép nhận lời, không phạm. Nếu đã dạy bảo như vậy mà sứ giả vẫn không biết cách nói thì nên bảo rằng ông về đi (vì sợ họ hiềm khích). Sáng mai, chúng tăng vào thôn xóm khất thực.Khi đi đến nhà thí chủ đã thỉnh ấy, thọ thực không phạm. Hết phần giải thích giới ăn chúng riêng. Ðây là giới chế định, phát sinh từ thân tâm. (Ganaphojanasikkhàpa-dam dutiyam). 33. Ăn nhiều lần Ăn nhiều lần: nếu tỳ kheo đã nhận thỉnh rồi, thí chủ ấy chưa đến, tỳ kheo sợ quá ngọ, e thí chủ không đến nên vào làng xóm khất thực. Sau khi khất thực, thấy thí chủ đã thỉnh kia đến, tỳ kheo không ăn (thức ăn đã khất thực). Thí chủ ấy hỏi: - Ðại đức, tại sao không ăn? Tỳ kheo đáp: - Vì đã nhận lời thỉnh của thí chủ nên không được ăn. Thí chủ nói: - Ngài cứ dùng. Nếu họ nói như vậy, tỳ kheo ăn, không phạm. Nếu có nhiều thì chủ cùng thỉnh một lần, ăn như vậy không phạm. Hết phần giải thích giới ăn nhiều lần. Ðây là chế tội, phát sinh từ thân và tâm (Paramparabhotanasikkhàpa-dam tatiyam). 34. Lương thực dùng đi đườngÐối với lương thực dùng đi đường của cô dâu về nhà chồng hay của khách buôn, nếu nhận một bát thì tuỳ ý ăn hay cho người khác. Nếu nhận hai bát thì một bát cho mình dùng, một bát dâng cho tỳ kheo tăng. Nếu nhận ba bát thì một bát cho mình dùng, hai bát dâng cho tỳ kheo tăng. Không được đem cho người thế tục quen biết, hoặc bà con. Nếu được thí chủ thỉnh dâng cúng và được nhận tuỳ ý thì cũng không được nhận quá ba bát. Pháp sư nói: Các câu khác dễ hiểu, đây là chế tội, phát sinh từ thân và tâm, không thể vì không biết mà thoát tội. Hết phần giải thích giới lương thực đi đường (dành cho) cô dâu về nhà chồng (và khách buôn) (Kàmamàtusikkhàpa-dam catuttham). 35. Năm loại thức ăn chính Cơm bằng gạo lúa canh, gạo lúa tế, gạo lúa tẻ, gạo lúa canh đỏ, gạo lúa mạch. Cháo nấu bằng gạo của năm lọai luá này, vừa lấy ra khỏi nồi, vẽ (vào cháo ấy) thành chữ thì không được ăn. Ðối với cháo nấu bằng gạo với rau thì cũng vậy. Ít cơm hòa với nhiều nước, khi ăn, đã thay đổi oai nghi thì phải làm pháp dư thực. Ðối với cháo thịt nấu bằng gạo cùng với cá hay thịt (khi đã ăn xong) nếu thấy (hạt cháo) lớn như hạt cải thì phải làm pháp dư thực. Ðối với thức ăn nấu bằng các loại cỏ, rễ, củ, trái cây thì không cần làm pháp dư thực. Cơm khô: cơm khô bằng gạo lúa túc, lúa canh, lúa mạch, đem phơi nắng cho khô. Nếu cơm khô bằng đậu hay bằng trái cây thì không cần làm pháp dư thực. Lương khô: làm bằng gạo canh, gạo túc, gạo mạch, ăn xong phải làm pháp dư thực. Lương khô có hai lọai:
Gạo xấu nát vụn: (cơm bằng) gạo này không cần làm pháp dư thực. Ðối với thức ăn ngoài lương khô, ngũ cốc, gạo thì không cần làm pháp dư thực. Ðang ăn năm món thức ăn chính, trong tay hay trong bát đang có thức ăn, có người mang thức ăn đến, trong tầm tay của mình,nhưng đã ngăn, rời oai nghi, thì phải làm pháp dư thực (nếu muốn nhận thức ăn nữa). Ngoài tầm tay của mình, ngăn không thành ngăn. Trong tầm tay, thức ăn trong miệng đã nuốt hết thì ngăn không thành ngăn (?). Trong miệng có cơm, trong tầm tay, ngăn thành ngăn. Ðối với thịt bất tịnh, tất cả thức ăn không đúng thức ăn, ngăn không thành ngăn. Tại sao? Vì bất tịnh nên không ăn được. Nếu ăn thịt bất tịnh, trong tầm tay, ngăn không thành ngăn. Nếu ngăn cho người khác cũng không thành ngăn. Tại sao? Vì còn ý nghĩ sẽ ăn nữa. Nếu đang ăn, ngăn cho người khác cũng không thành ngăn. Trong tầm tay, cách thân trong phạm vi hai khủy tay rưỡi, ngăn thành ngăn; ngoài phạm vi hai khủy tay rưỡi, ngăn không thành ngăn. Nếu họ đem thức ăn đến và để dưới đất, trong một tầm tay, không dâng cho tỳ kheo, ngăn không thành ngăn. Nếu tay của tịnh nhân đã nắm vào thức ăn thì ngăn thành ngăn. Nếu họ dâng thức ăn cho tỳ kheo khác mà (tỳ kheo này) cho rằng họ dâng cho mình, ngăn không thành ngăn. Ngăn có hai trường hợp:
Thế nào là ngăn bằng thân? - Nếu lấy tay ngăn lại hay lắc đầu, hoặc dùng tay che miệng bát lại. Ngăn có nghĩa là nói thôi (đã đủ rồi) không nhận nữa. Nếu họ nấu canh cá thịt với rau mà nói rằng xin ngài nhận canh rau thì ngăn không thành ngăn. Nếu họ nói xin ngài nhận canh thịt thì ngăn thành ngăn. Món chính và món phụ nấu chung thành cháo, nếu nói dâng bằng tên món chính thì ngăn thành ngăn. Nếu nói tên món phụ thì ngăn không thành ngăn. Oai nghi đang đi: trừ trưòng hợp đi thuyền, xe cộ thì không phạm. Thức ăn thừa của bệnh nhân: hoặc thức ăn còn thừa hoặc chưa ăn (không ăn nữa) cũng được. Hết phần giải thích về giới (ngăn) thức ăn thừa (Pathama pavàranasikkhàpadam pancamam). Ðây là tội do chế định, phát sinh từ thân miệng. 37. Các loại cây cỏ Ðối với tất cả các loại cây cỏ, tỳ kheo không được tùy tiện ăn. Có loại rễ, cành, hoa, trái được dùng làm thuốc trọn đời. Có loại cây cỏ được dùng toàn thân làm thức ăn vào bữa chính. Có loại trái cây được dùng ruột ăn vào bữa chính. Phần còn lại là thuốc dùng trọn đời. Có loại cây được dùng toàn thân vào thuốc trọn đời. Hết phần giải giới ăn phi thời. (Vikàlabhojanasikkhàpadam sattamam). 39. Xin thức ăn ngon Nếu xin thức ăn ngon như sữa, bơ, cá, thịt thì bị tội Ba-dật-đề. Xin các món ăn khác, phạm Ðột-cát-la. Xin cho người bệnh thì không phạm. Hết phần giải thích xin thức ăn ngon (Panitabhojinasikkhàpadam navamam). 40. Trừ nước và t ăm xỉa răngNếu chư thiên, quỷ thần, súc sanh hay chim dâng thức ăn, đều thành (pháp) thọ nhận. Nếu đầu (họ) đội thức ăn, hay vai đang vác thức ăn mà dâng cho tỳ kheo, bảo tỳ kheo tự lấy thì không thành thọ. Nếu họ cúi người xuống,(thức ăn) rơi vào tay tỳ kheo thì thành thọ. Nếu đòn gánh dài cho đến hai mươi tầm, hai đầu treo thức ăn, tịnh nhân cùng gánh vào, dâng cho tỳ kheo, chỉ thọ được một đầu, còn đầu kia không thành thọ. Nếu khất thực gặp lúc mưa gió, bùn đất rơi vào bát, tỳ kheo nên suy nghĩ rằng khất thực cho sa di. Sau khi được thức ăn, vị ấy bảo với sa di rằng ta đang khất thực, gặp phải mưa gió, bùn đất rơi vào bát, không thành thọ nên khất thực cho ông, bây giờ đưa cho ông. Sau khi nhận lấy, sa di nói với tỳ kheo rằng đây là thức ăn của sa di, nay dâng cho đại đức. Dâng như vậy thì được thọ, không phạm. Nếu tỳ kheo tay đang cầm bát, khi ăn bỗng dưng buồn ngủ, có người đem thức ăn đặt vào bát, tỳ kheo không biết, không thành thọ. Nếu tỳ kheo sắp thọ thực mà ngủ, người khác đem thức ăn đặt vào bát, thành thọ.Tại sao vậy? Vì đã có ý thọ thức ăn. Nếu (trong thức ăn) có đất cát lớn, lấy ra được, ăn không phạm. Nếu bụi đất quá nhỏ rơi vào bát, không thể lấy ra được, nên bảo người khác sớt ra. Nếu hai người cùng ăn chung, người dâng thức ăn đến vị này, thức ăn dư rơi vào bát tỳ kheo kia, thành thọ. Khi ăn, mồ hôi trên đầu, cổ chảy xuống rơi vào bát, cần phải thọ lại. Nếu cánh tay có mồ hôi chảy vào bàn tay, không cần thọ lại. (Thức ăn) bị ném xuống đất, di chuyển rơi vào tay tỳ kheo, thành thọ. Tịnh nhân ở trên cây, dùng dây cột trái cây dâng cho tỳ kheo, không thành thọ. Người nào có tay dài, cho đến mười do tuần, sớt thức ăn cho tỳ kheo, thành thọ. Tỳ kheo bệnh, sa di hay tịnh nhân bồng tỳ kheo đi kiếm trái cây, tỳ kheo (phải) xin lại của tịnh nhân. Tịnh nhân lấy được trái rồi, tay cầm trái đưa vào thân mình, sau đó đưa sang cho tỳ kheo, thành thọ. Vì trời nắng nóng, khi đi tỳ kheo cầm nhánh cây có trái để che nắng, sau đó thấy trong nhánh có trái, không được động đến, nên bảo sa di hái trái ra rồi dâng cho tỳ kheo, được nhận. Thuyền hay xe chở thức ăn, tỳ kheo chèo chống thuyền, kéo xe có thức ăn, được ăn, vô tội. Nhiều tỳ kheo cùng đi, chỉ có một sa di nhỏ, các tỳ kheo đều tự mang lương thực theo. Ðến giờ ăn, mỗi người tự phân phần ăn ra. Sau khi được phân cho, sa di nói tỳ kheo rằng nay đem phần sa di dâng đến đổi cho đại đức. Sau khi đổi, lại đem phần đã đổi dâng cho thượng tọa thứ hai để đổi. Ðược rồi, lại đem dâng đổi cho thượng tọa thứ ba. Tuần tự đổi như vậy cho đến cả chúng. Ăn như vậy thì vô tội. Nếu sa di không biết pháp này thì tỳ kheo tự đem thức ăn đổi cho sa di. Sau khi thượng tọa thứ nhất đã đổi, thượng tọa thứ hai lại đổi cho sa di. Sau khi thượng tọa thứ hai đã đổi, thượng tọa thứ ba lại đổi cho sa di, tuần tự như vậy đến cả chúng được đổi thức ăn (để ăn) mà không bị phạm. Tiếp xúc với thức ăn đã cùng ngủ qua đêm: Nếu tỳ kheo vác gạo đi, sa di còn nhỏ không thể nấu thức ăn thì tỳ kheo được tự làm chỉ trừ không được nhóm lửa, bảo sa di nhóm lửa. Sai khi thức ăn chín, chia phần, theo như trước đổi thức ăn, không phạm. Khi tự nấu, nếu thức ăn sôi vọt ra, tỳ kheo (không được) thổi, quậy bằng vật, đều phạm Ðột-cát-la. Nếu nôn thức ăn ra chưa khỏi yết hầu, nuốt lại không phạm. Nếu thức ăn đã nôn ra khỏi yết hầu, lại nuốt trở lại vào trong yết hầu, phạm Ba-dật-đề. Nếu thọ gừng sống, sau đó nảy mầm, pháp thọ không mất. Nếu sau khi hỏa tịnh, sau đó lại mọc mầm nên tác tịnh lại phần mầm đã mọc, ăn phần không phải mầm (không cần tác tịnh lại) vô tội. Muối đã thọ, sau chảy thành nước, không mất pháp thọ. Nếu bị bệnh gấp, được lấy phẩn, nước tiểu, tro, đất làm thuốc để uống. Nếu không có tro, được chặt cây đốt lấy tro. Bệnh gấp thế nào? Như bị độc đau đớn do rắn cắn... Pháp sư nói rằng các câu văn khác dễ hiểu. Ðây là chế tội, phát sinh từ thân, miệng (Dantaponasikkhàpadam dasamam). 43. Giới ngồi trong nhà có hai người đang ăn (đang giao phối): đã giải rõ trong hai pháp bất định (Sabhojanasikkhàpadam tatiyam). 44. Cùng người nữ ngồi nơi trống trãi một mình Hai người ngồi chung một giường (ghế) cùng nói chuyện, cùng hiểu nhau, gần nhau trong tầm tay, phạm Ba-dật-đề. Nói chuyện nhưng không hiểu, gần trong tầm tay nhau, phạm tội Ðột-cát-la 47. Dùng khác mục đíchThích Ma Nam (Màhànàma) là em con chú với Phật, sinh trước Phật một tháng, đắc Tư Ðà Hoàn đạo. Nếu thí chủ dâng thuốc thì nên dùng như thuốc chứ không được nên dùng như thức ăn. Họ cho dầu mà xin bơ, phạm Ðột-cát-la (Mahànàmasikkhàpadam sattamam). 48. Các loại lính Lính voi: trên voi có bốn người, dưới có tám người, gọi là lính voi. Lính ngựa: một người trên ngựa, hai người dưới ngựa gọi là lính ngựa. Lính xe: bốn người đi theo một xe gọi là lính xe. Lính bộ: bốn người đi theo nhau gọi là lính bộ (Uyyuttasenàsikkhàpadam atthamam). 51. Dùng rượu Ðem rượu nấu vào thức ăn hay làm thuốc mà có mùi rượu, vị rượu, phạm Ðột-cát-la. Nếu không có mùi rượu, vị rượu thì được ăn (Suràpànasikkhàpadam pathamam). 53. Giỡn trong nước Giỡn trong nước sâu từ (đầu) bắp chân trở xuống, phạm Ba Dật Dề. Nếu lắc thuyền giỡn nước thì phạm Ðột-cát-la (Hassadhammasikkhàpadam tatiyam). 58. Dùng y không điểm tịnhMàu xanh: hoặc xanh màu ten đồng, hoặc màu lam, màu mộc lan (xanh lá cây đậm đen) màu bùn để làm dấu (điểm tịnh trên y). Dùng ba loại màu này để điểm tịnh, dấu nhỏ nhất là như hạt mè lớn. Nếu dùng y không điểm tịnh thì phạm Ba-dật-đề (Dubbannakaranasikkhàpadam pancamam). 62. Dùng nước có trùng Tỳ kheo nào biết nước có trùng mà vẫn uống, xử dụng..., uống một hơi là một tội Ba-dật-đề. Biết nước có trùng mà cho vào lửa, nước nóng thì cũng vậy. Hết phần giải về giới dùng nước có trùng (Sappanakasikkhàp-adam dutiyam). 64. Che dấu tội của người khác Tỳ kheo nào biết tỳ kheo khác đã phạm tội nặng và che dấu cho, tỳ kheo thứ hai lại che dấu nữa, như vậy cho đến trăm ngàn vị cùng che dấu đều phạm Ba-dật-đề. Ðây là tánh tội, phát sinh từ thân tâm. Hết phần giải thích giới che dấu tội của người khác (Dutthullasikkhàpadam catuttham). 65. Tuổi thọ cụ túc giới Ðối với người chưa đủ hai mươi tuổi muốn thọ giới cụ túc, hãy cho tính thêm số tháng trong thai, tháng nhuần, số (ngày dư ngoài) 14 ngày bố tát (hằng tháng) mà đầy đủ 20 tuổi thì cho thọ giới cụ túc (Unavìsativasikkhà pancamam). 66 + 67. Ði chung đườngCùng với bọn cắp (thuế) mưu tính đi chung đường; đây là chế tội. Cùng tỳ kheo ny mưu tính đi chung đường, đây là chế tội. Trong luật đã nói rõ Theyyasat-thasikkhàpadam chattham). 68. Xoa bóp vuốt ve với phụ nữ A Lật Thát (Arittha) có tà kiến (cho rằng) xoa bóp vuốt ve chổ mềm mại (nhau với ý dâm) không ngăn ngại đường sinh thiên, không ngăn ngại đường giải thoát. Do phát sinh tà kiến này nên A Lật Thát nói rằng Tu Ðà Hoàn, Tư Ðà Hàm có vợ cũng không chướng ngại Thánh đạo. Vị này phát biểu: Xoa bóp vuốt ve chổ mềm mại cũng không ngăn trở Thánh đạo bằng cách đem việc này so sánh với việc khác một cách chủ quan với lý luận rằng nếu nói xoa bóp vuốt ve làm ngăn trở Thánh đạo thì tất cả mền, nệm, gối cũng mềm mại vậy tại sao chỉ nói rằng sự xoa bóp vuốt ve với phụ nữ làm ngăn chặn Thánh đạo? Hết phần giải thích giới tà kiến của A Lật Thát (Aritthasikkhàpadam atthamam). 71 & 72. Chê bai giới luật Người nào học luật, có năm đức, sáu đức, bảy đức, tám đức, chín đức, mười đức, mười một đức. Năm đức là:
Thế nào là tự thân giữ giới? Giữ giới thanh tịnh, không có sứt mẻ, lủng chảy. Luật sư có 6 pháp bất (nếu làm thì ) phạm tội:
Bất vô thú nghĩa là biết mà vẫn cố làm, gọi là vô thú. Như trong luật nói rằng biết mà vẫn cố làm thì bị tội, vì biết mà che dấu, đi đến chỗ không được đến, gọi là vô thú. Vô tri nghĩa là người này không biết giới tướng nên hễ muốn làm thì làm, gọi là không biết (vô tri) mà vẫn bị tội. Hồ nghi bị tội nghĩa là muốn làm tâm có hồ nghi nhưng vẫn làm, gọi là hồ nghi bị tội. Thế nào là bất tịnh nói tịnh? Ðối với thịt gấu bất tịnh lại nói là thịt heo (tịnh) để ăn được. Ðây gọi là bất tịnh nói tịnh. Nói thịt cọp là thịt nai, ăn phi thời nói ăn đúng thời, gọi là bất tịnh nói tịnh. Thế nào là tịnh nói bất tịnh? Thật là thịt nai mà tưởng là thịt cọp để (cố) ăn v.v... cho đến đúng thời lại nói là phi thời mà ăn. Ðây gọi là tịnh nói bất tịnh. Thế nào là hôn mê? Ngủ chung với người chưa thọ giới cụ túc quá hai đêm mà không biết. Ðây gọi là hôn mê bị tội.Có trường hợp hôn mê không biết thời và phi thời, ngủ lìa y cũng không biết. Ðây gọi là hôn mê. Thế nào là chấm dứt sự nghi ngờ cho người khác? Có tỳ kheo phạm tội, hồ nghi không tự xác quyết được. Nếu họ đến thưa hỏi thì biết cách y theo luật mà phán quyết cho họ. Ðây gọi là chấm dứt sự nghi ngờ cho người. Thế nào là không sợ khi vào giữa mọi người? Vì hiểu biết luật nên làm đúng theo sự việc. Ðây gọi là vào giữa mọi người mà không sợ. Thế nào là kẻ oán thù phải hàng phục? Như đối với mười điều phi pháp do các vị Ly Xa bày ra, có thể y theo luật mà trừ diệt. Ðây gọi là kẻ oán thù phải hàng phục. Thế nào là làm cho chánh pháp được tồn tại lâu dài?
Như trong luật có nói: Ðức Phật bảo A Nan rằng sau khi Ta diệt độ, luật là thầy của ông. Ðây gọi là làm cho chánh pháp tồn tại lâu dài. Tại thế gian, tối thiểu còn có năm tỳ kheo hiểu luật thì có thể làm cho chánh pháp được tồn tại lâu dài. Tại Trung thiên Trúc, nếu Phật pháp bị tiêu diệt thì tại vùng biên địa được thọ giới với năm người. Tại Trung thiên Trúc phải đến đủ mười người mới được cho người (khác) thọ giới cụ túc. Ðây gọi là làm cho chánh pháp được tồn tại lâu dài. Như vậy cho đến hai mươi người được phép xuất tội (tăng tàn). Ðây gọi là làm cho chánh pháp được tồn tại lâu dài. Chánh pháp được tồn tại lâu dài nhờ vào luật sư nên gọi là năm đức của sự trì luật. Sáu đức của sự trì luật là gì?
Ðây là sáu đức. Thế nào là nắm vững Ba La Ðề Mộc Xoa?
Ðây gọi là chín trường hợp bố tát mà luật sư phải biết. Có chín trường hợp tự tứ:
Ðây là những điều luật sư phải biết. Chúng tăng có bốn pháp:
Bốn pháp này là sự hiểu biết của luật sư, chẳng phải Tu Ða La sư (kinh sư) và A Tỳ Ðàm sư (luận sư) biết được. Vị nào không hiểu biết luật, chỉ biết kinh và luận thì không được độ sa di, không được làm y chỉ cho người khác. Có năm đức và sáu độ trên thì trở thành vị luật sư đủ mười một đức. Nhờ luật sư trì luật nên Phật pháp trụ thế được năm ngàn năm. Do đó, có nhiều tỳ kheo đến học luật với Ưu Ba Ly. Tại sao học luật đọc tụng giải nghĩa? Nghĩa là học những phần vụn vặt chi tiết trong luật (Sahadhammika-misikkhà padamì patthama). Từ hai pháp bất định cho đến các pháp cần phải học gọi là chi tiết. Nếu hướng đến đại tỳ kheo mà chê bai giới thì phạm Ba-dật-đề. Nếu chê bai giới với người chưa thọ giới cụ túc, phạm Ðột-cát-la. Các câu văn khác dễ hiểu, không cần phải giải thích. Hết phần giải thích giới chê bai giới luật (Vilekhanasikkhàpa-dam dutiyam). Ðây là tánh tội, phát sinh từ thân miệng. 73. (không có) (Xin xem tiếp Phần 16.b) -ooOoo- |
Chân thành cám ơn Tỳ kheo Thiện Minh đã gửi tặng phiên bản điện tử (Bình Anson, 01-2001)
update: 10-02-2001