BuddhaSasana Home Page |
Vietnamese, with VU-Times font |
Những Lời Dạy Vàng của Đức Phật
Tỳ kheo Thiện Minh
(Bhikkhu Varapanno)
Soạn dịch từ Miến Ngữ
Phật Lịch 2547 - Dương Lịch 2003
-ooOoo- Phần 3 BỐ THÍ, PHÂN LOẠI BỐ THÍ, 1. Sự cần thiết của bố thí Trong mười phước Ba-la-mật (paramī) , bố thí Ba-la-mật là cần thiết hoàn thành đầu tiên nhất. Phật dạy: Dāna sabbatha sadhaka Bố thí là thiện pháp quan trọng cơ bản hàng đầu cho sự phát triển mọi thiện pháp từ thấp đến cao. Phước báu của bố thí và cúng dường bảo trợ cho tâm trí thảnh thơi nhẹ nhàng an vui. Là một phước báu lần lượt từng bước hỗ trợ cho phước đức được vun bồi, giới đức ngày được tăng trưởng, thanh cao và nếu hành thiền thì dễ dàng chứng đắc các tầng thiền định, các đạo quả quý báu cao thượng an vui giải thoát vĩnh viễn khỏi mọi phiền não buộc ràng trong sanh tử luân hồi. Trong vòng sanh tử luân hồi vô cùng vô tận, thật khó cho sự tái sanh lại ở các cõi an vui nh ư cõi trời, cõi người ... nếu như không có phước báu của bố thí bảo trợ. Đồng thời nếu được tái sanh lại các thiện thú, cõi trời, cõi người thì để được đầy đủ tài sản, của cải, hạnh phúc, an vui lại là một điều không dễ! Và như vậy muốn làm một việc phước thiện Bố thí cũng khó mà có điều kiện làm được. Khi mà vẫn còn luân lưu trong v òng sanh tử luân hồi này, thì việc bố thí, cúng dường đặc biệt quan trọng và cần thiết để tạo phước thiện - là nền tảng thuận lợi cho sự phát sanh, tăng truởng nhiều phước lành quý báu an vui y như ý nguyện. Phước thiện bố thí là một báu vật riêng của mỗi người, mỗi chúng sanh, không ai có thể mượn, xin, hay chiếm đoạt được. Phước lành này theo ta như bóng theo hình. Sau khi chết dù tái sanh vào bất kỳ cõi giới nào đều cho quả lành an vui Phúc lạc. Chỉ có người trong cõi Nam Thiện Bộ Châu nầy là có c ơ hội tạo được phước bố thí. Còn lại ba châu khác và các loài chư Thiên tại các tầng Trời đang thọ hưởng quả an lạc do họ đã tạo trữ từ trước thì rất hiếm có cơ hội để tạo Phước Thiện bố thí. Người có tạo phước bố thí, dẫu tái sanh vào kiếp nào dù là loài trời hay loài người cũng hưởng được quả lành ấy - như bóng theo hình . Thậm chí - lỡ phạm tội lỗi - dẫu tái sanh vào loài cầm thú thì loài cầm thú ấy cũng hưởng được quả lành mà chúng đã tạo trữ từ trước... Mặc dù làm kiếp súc sanh nhưng được ưu đãi đặc biệt hơn các súc sanh đồng loại khác. Có một số con vật như chó, voi, ngựa... chúng được thọ s anh ở những giống nòi tốt, có được thân sắc sinh đẹp, khôn ngoan, trung thành... được chủ chăm sóc chu đáo về nhiều phương diện như thức ăn, chỗ ngủ thơm sạch và thuốc men khi đau ốm... thậm chí một số được chủ trang sức vàng bạc quý giá đẹp đẽ nữa. Ấy cũn g là do nhân lành bố thí mà chúng đã làm từ tiền kiếp vậy. Phật dạy do nhân bố thí mà chúng sanh tránh được nhiều sự hư hại chết chóc khỗ đau. Đức Phật Ngài không động viên, khuyến khích cho sự bố thí quá dư thừa trong những trường hợp không cần thiết. - Ngài dạy bố thí đến những đối tượng nhận vật thí với nhu cầu thật sự cần thiết và vừa đủ. - Có thể bố thí một phần tư tài sản của m ình có được - Sự bố thí vì một lí do nào đó chẳng hạn để mong được tiếng lành v.v.. (làm quá sức m ình) để rồi cuộc sống lâm vào thiệt thòi, lo âu, tâm giảm đi sự an vui là điều Ngài không khuyến khích. - Trong thời còn thịnh hành Chánh Pháp, để thường có nhiều sự an vui, lợi ích là thường xuyên bố thí đến những nơi mà m ình đang ở, rộng hơn là tĩnh thành, toàn quốc .v.v.. là điều Đức Phật chỉ dạy. - Sự bố thí được coi như xây dựng một cây cầu để đi lên cõi trời và là một hành trang vô cùng giá trị. Đường đi của quả lành này thật bằng phẳng dễ dàng đi đến đích. Là nhân lành làm nền tảng cho sự chứng đắc đạo quả Niết Bàn. - Quả lành của sự bố thí làm cho an vui cả về thể chất lẫn tâm hồn; giàu sang, phú quí, làm chủ được nhiều tài sản; cũng như chính m ình làm chủ được m ình qua nhiều tình huống cam go trong cuộc sống. - Sự bố thí làm người không lịch thiệp trở nên lịch thiệp. Làm thành tựu hầu hết mọi chí nguyện lành. Phước lành của sự bố thí là một trong 38 điều hạnh phúc lớn lao cao thượng mà Đức Phật đã thuyết giảng đến tất cả chư Thiên cùng Nhân loại. - Với đức tin tuyệt đối vào nghiệp và quả của nghiệp, sự bố thí với thiện tâm tác ý hoan hỷ trong cả 3 thời sung mãn (tr ước khi bố thí - trong khi bố thí - và sau khi bố thí), quả lành trổ sinh chính là người bạn đường vô cùng tốt và thân thiết theo ta như bóng theo hình , bảo trợ ta khi còn vần xoay trong vòng sanh tử luân hồi này. 2. Ba giai đoạn tác ý thiện tâm ảnh hưởng trong suốt một quá trình bố thí: Nếu không có thiện tâm, tác ý để bố thí thì sự bố thí sẽ không thành tựu với đầy đủ ý nghĩa của nó. Không có thiện tâm tác ý thì không thể bố thí được và do đó bố thí chỉ xảy ra khi có sự tác ý của thiện tâm. Sự tác ý thiện tâm có 3 thời: - Trước khi bố thí: Trước khi bố thí ta hoan hỷ nghĩ rằng" Ta sẽ bố thí vật này, là nhân lành để cho kết quả sự đầy đủ tài sản quý báu hằng hỗ trợ ta ở những kiếp sống t ương lai trong hai cõi trời người và sự giải thoát ra khỏi vòng tử sanh luân hồi đau khỗ ở vị lai. - Trong khi bố thí: Trong khi bố thí đến tay người nhận, ta hoan hỷ suy niệm rằng: "Đây là những tài, vật chỉ có giá trị tạm thời không bền vững lâu dài, sẽ là nhân của nguồn Phước báu có giá trị trong tương lai." - Sau khi bố thí xong : Sau khi bố thí xong thỉnh thoảng ta nhớ lại việc Phước ta đã làm với suy niệm rằng: "Ta đã làm được những công việc lợi ích quý báu mà các bậc Hiền Nhân, Thiện Trí từ ngàn xưa đến nay hằng tán dương khen ngợi ." Và cứ như vậy thỉnh thoảng nhớ lại, nhớ nhiều lần, càng nhiều càng tốt, những việc bố thí đã làm với lòng dâng tràn hoan hỷ. Ngoài ra để quả lành của bố thí trổ sanh càng sung mãn và lớn lao hơn còn phụ thuộc vào đối tượng - (người nhận sự bố thí ấy). Đ ối tượng nhận sự bố thí có tầm quan trọng không nhỏ trong sự trỗ sanh lợi ích cho người bố thí. Người nhận sự bố thí cho quả lành lớn lao nhất là các bậc Thánh nhân đã tiêu diệt được 3 loại phiền não (tham, sân, và si). Thứ đến là những người đang cố gắng tinh cần đi trên con đường dẫn đến sự thành tựu kết quả này. Sau đó là hạng người bình thường .v.v.. Cuối cùng là sự bố thí đến hàng súc sanh.v.v.. Đầy đủ bốn chi sau đây gọi là sự bố thí : - Người bố thí - Sự tác ý thiện tâm bố thí - Đồ vật để bố thí - Có đối tượng nhận thí rõ ràng. 3. Phân loại bố thí: Có vô số loại bố thí nhưng chủ yếu phân làm ba loại chính: - Bố thí theo tạng Kinh - Bố thí theo tạng Luật - Bố thí theo tạng Luận a. Bố thí theo tạng Kinh: (có 10 loại) - Bố thí cơm - Bố thí nước hay thức uống. - Bố thí các loại vải vóc hay y áo đến Tăng. - Bố thí phương tiện, dép giày - Bố thí các loại hoa - Bố thí các loại hương thơm, vật thơm. - Bố thí các loại nước hoa, nước thơm. - Bố thí các loại giường chõng, chỗ để nằm ngồi - Bố thí chùa chiền, nhà ở đến chư Tăng, nơi cư ngụ, nhà nghĩ , nhà dưỡng lão, bệnh viện, phước xá... - Bố thí các loại đèn dầu thắp. b. Bố thí theo tạng Luật: (có 4 loại) - Bố thí vải vóc, y áo đến tăng - Bố thí cơm nước, vật ăn, thức uống. - Bố thí chùa chiền, nhà ở đến tăng. - Bố thí các loại thuốc ngừa bệnh, rửa bệnh. c. Bố thí theo tạng Luận: (có 6 loại) - Bố thí về hình sắc: Các loại làm đẹp mắt người như; tranh ảnh có tính chất lành mạnh, tăng đức tin, tăng sự hoan hỷ cho người, trang hoàng cảnh chùa trong các ngày lễ hội... - Bố thí về âm thanh: thuyết Pháp, những âm thanh có lợi ích đến người nghe, tăng đức tin, phát triển thiện pháp, chuông mõ, trống canh giờ giấc... - Bố thí về mùi hương: các lọai hương hoa thơm, trầm hương, quế hương... - Bố thí về vị: các loại th ức ăn, vật uống liên quan đến vị giác. - Bố thí về xúc: các loại vải vóc, y áo, chỗ nằm ngồi, nhà ở, chùa chiền, trường học .v.v.. - Bố thí về Pháp: giải pháp, các loại phương tiện, sách, kinh giúp tăng cường trí tuệ, tăng trưởng thiện Pháp... 4. Những vấn đề ảnh hưởng đến sự bố thí liên quan đến tài vật bố thí và thái độ của người thí. Những quả lành tương ứng. a. Bố thí với trường hợp 1. - Bố thí với đức tin trong sáng về nghiệp và quả của nghiệp - Bố thí tài vật có giá trị với lòng cung kính. - Bố thí tài vật hợp thời, đúng lúc cần thiết đến người nhận. - Bố thí để tuyên dương khích lệ, hỗ trợ lợi ích đến người nhận, cũng như tăng trưởng lợi ích về lâu dài cho phần đông. - Sự bố thí không có tác ý làm ảnh hưởng xấu đến bất kỳ một ai. b. Bố thí với trường hợp 2. - Có sự chuẩn bị chu đáo, vật thí (hợp pháp, trong sạch) - Bố thí với tâm bi mẫn, thương yêu và cung kính. - Tự tay bố thí đến người nhận. - Không giống như sự vất bỏ cơm thừa, canh cặn mà bố thí một cách thận trọng, chu đáo. - Đức tin với sự hiểu b iết rằng, thiện sự này sẽ cho Phước báu về sau. c. Bố thí với trường hợp 3: - Dùng tài vật trong sạch hợp pháp để bố thí với tâm cẩn trọng và chu đáo. - Dùng tài vật tốt để bố thí. - Bố thí đến người nhận hợp thời, đúng vào lúc có nhu cầu - Cân nhắc, chọn lựa tài vật để bố thí tương xứng với người nhận. - Không những không tiếc của mà còn bố thí với tâm hoan hỷ trong sáng. - Tâm hoan hỷ với sự bố thí đã làm. - Có sự làm phước bố thí liên tục thường xuyên tùy theo khả năng. - Bố thí vật dụng cần thiết đến người nhận khi có nhu cầu. Các quả lành tương ứng: - Bố thí với đức tin cho quả có dung sắc xinh đẹp. - Với của cải hợp pháp mà bố thí cẩn trọng chu đáo, cho quả tất cả vợ con và tùy tùng đều nghe theo lời dạy bảo và phục tùng. - Do bố thí hợp thời, đúng lúc đến người nhận mà cho quả lành quý báu hợp thời, hợp lúc đến ta, nhất l à những lúc ta cần (mọi lúc). - Do sự bố thí không làm ảnh hưởng xấu đến quyền lợi, thanh danh của người khác mà cho quả lành giàu sang, phú quí nhưng không bị sự phá hoại tài sản bởi 5 nạn lớn: a. Nạn trộm cướp d. Bố thí với trường hợp 4 và quả lành tương ứng: - Bố thí tài vật (không hợp pháp), không có sự chuẩn bị chu đáo. - Bố thí với tâm không tôn trọng. - Không có sự bố thí tận tay đến người nhận (dù điều kiện có thể làm được) - Bố thí đến người khác giống như sự vất đổ cơm thừa, canh cặn. - Không hiểu biết lý nhân quả cũng như không có đức tin rằng, thiện sự bố thí này sẽ cho quả lành về sau. Các quả lành tương ứng: - Mặc dù giàu sang của cải nhưng nhan sắc không xinh đẹp, tứ chi ngũ quan không cân đối đều đặn... - Mặc dù giàu sang của cải nhưng lời nói vợ con, tôi tớ, không có sự phục tùng, vâng theo. - Mặc dù là người có Phước phú quí, nhưng của cải ấy không đáp ứng được kịp thời, đúng lúc khi mình cần thiết. - Dầu là người nhiều của cải nhưng không biết giá trị xử dụng của cải cho có lợi ích - người có của nhưng không biết dùng. - Mặc dù là người phú quí nhưng bị năm nạn lớn phá hoại tài sản (đã đề cập ở trên). e. Bảy loại bố thí khác. - Dùng tài vật không hợp pháp để bố thí. - Bố thí những tài vật xấu xa không có giá trị. - Bố thí không hợp thời, hợp lúc đến người nhận. - Bố thí vật dụng không đáp ứng nhu cầu cần thiết của người nhận. - Không lựa chọn đối tượng để bố thí, cũng như không lựa chọn tài vật thích hợp để bố thí. - Tuy có đủ khả năng nhưng bố thí với tâm dè xẻn, tiếc của, bố thí từng chút một. - Bố thí với tâm không hoan hỷ. - Có tâm ân hận tiếc nuối sau khi đã bố thí. 5. Năm sự bố thí hợp thời đúng lúc và quả lành: Trong kinh Anguttaranikāya Đức Phật dạy rằng: "Này chư Tỳ kheo, ở trong đời có 5 sự bố thí đúng lúc, hợp thời. - Bố thí cho khách ở xa mới đến. - Bố thí đến cho người chuẩn bị đi xa. - Bố thí đến cho người bị bệnh hoạn , dịch bệnh... - Bố thí đến những người trong nạn lũ lụt, hạn hán, mất mùa, đói kém... - Bố thí những trái quả đầu mùa đến các bậc có đức hạnh, có giới. Các bậc hiền nhân, thiện trí nếu hiểu biết được sự cần thiết, đúng lúc của những người nhận thí nhất là những người có giới đức, thường hoan hỷ phát tâm bố thí. Nếu bố thí hợp thời, đúng lúc, với tâm trong sạch và hoan hỷ đến các bậc đã đoạn tận phiền n ão; các bậc đang trên đường đến thành tựu thánh nhân thì quả lành cũng trỗ hợp thời, hợp lúc thật lớn lao: - Được nhiều tài sản, của cải dồi dào, phú quý. - Thọ hưởng được nhiều loại tài sản quý giá. - Đầy đủ vật dụng tương ứng với thời gian thích hợp. Ví dụ vào mùa lúa thì được nhiều lúa gạo, vào thời đại tân tiến thì được nhiều của cải máy móc hiện đại. - Bấ t luận thời gian nào cũng có thể có được những vật dụng tài sản khi cần thiết. 6. Có năm loại bố thí không được quả lành: - Bố thí rượu và chất say - Bố thí tuồng kịch, ca hát mang tính chất không văn hóa, cực đoan. - Thuê gái lầu xanh bố thí đến trai. (Xưa tại Ân Độ thời Đức Phật c òn tại thế, cũng như tại nước Myanmar, vua chúa cho phép các giai nhân quốc sắc làm nghề "lầu xanh" hợp pháp). - Bố thí bò cái đến bò đực. - Bố thí tượng, tranh ảnh không có tính văn hóa lành mạnh đến người khác. 7. Năm sự bố thí cho quả lành tuổi thọ dài: - Bố thí bình lọc n ước. - Bố thí thuốc crửa bệnh. - Bố thí chùa chiền, nhà ở. - Tu bổ sửa sang nhà ở chùa chiền, tháp củ. - Giữ gìn 5 giới trong sạch. 8. Sự bố thí cho phước lành thù thắng: - Người bố thí là người có đức tin, có nền tảng đạo đức, giữ giới trong sạch. - Người được nhận thí là người có giới đức đang tinh cần trên con đường tu tập giải thoát - Bố thí tài vật hợp pháp và trong sạch - Có đức tin về nghiệp và quả của nghiệp - Có thiện tâm tác ý về 3 thời bố thí, đầy đủ và sung mãn. 9 . Có 14 hạng nhận vật thí: Có hai loại bố thí: Bố thí đến cá nhân và bố thí đến tập thể. Bố thí cá nhân theo trình tự từ thấp đến cao và do đó quả lành cũng được tăng trưởng vô số lần. - Cúng đường đến Đức Phật Chánh Đẳng Chánh Giác - Cúng dường đến Đức Phật Độc Giác. - Cúng dường đến bậc A la hán - Cúng dường đến bậc chứng A la hán Thánh Đạo - Cúng dường đến bậc chứng A na hàm Thánh quả. - Cúng dường đến bậc chứng A na hàm Thánh đạo. - Cúng dường đến bậc chứng Tu đà hàm Thánh quả. - Cúng dường đến bậc chứng Tu đà hàm Thánh đạo. - Cúng dường đến bậc chứng Thánh quả Tu đà Huờn - Cúng dường đến bậc chứng Thánh đạo Tu đà Huờn - Cúng dường đến bậc các chứng đắc Thiền Định - được hượng quả lành 1 ngàn tỷ kiếp. - Cúng dường đến người thường có giới đức, có nền tảng đạo đức (Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm...) hưởng quả lành 100 ngàn kiếp. - Cúng dường đến người thường không có giới, không có nền tảng đạo đức - quả lành 1000 kiếp. - Đến các loài thú vật, súc sanh (chúng sanh nói chung...) - hưởng quả lành một trăm kiếp. Phật dạy: Với nhân lành bố thí đến con vật ăn no 1 bữa, quả lành trỗ sanh hưởng thọ được hằng trăm kiếp với 5 phước báu (sống lâu, sắc đẹp, giàu sang, sức mạnh và trí tuệ.) Bố thí đến người không có giới không có đạo đức một bữa ăn no được hưởng quả lành 1 ngàn kiếp với 5 loại phước báu trên. Bố thí đến người thường có giới đức hưởng quả là một trăm ngàn kiếp. Bố thí đến đạo sĩ chứng đắc thiền định, hưởng quả lành 1 ngàn tỷ kiếp với năm phước báu trên. Bố thí đến bậc chứng đắc Nhập lưu Thánh Đạo hưởng quả lành suốt thời gian 1 A tăng kỳ kiếp. Cúng dường đến các Bậc Thánh nhân Tu Đà Hoàn, Đức Phật Độc Giác, Đức Chánh Đẳng Chánh Giác, qua lành trổ sanh với thời gian (vô số lần A tăng kỳ kiếp) theo mức độ tăng dần đến Đức Chánh Đẳng Chánh Giác. Đặc biệt khi bố thí đến những người không có giới, không đạo đức nếu với sự tác ý động viên ủng hộ cho những hành động xấu của họ thì có tội lỗi. Ngược lại nếu bố thí đến hạng người này, vào lúc mà tâm họ không có suy nghĩ làm hành động xấu khi nhận được vật bố thí đến, thì sự bố thí này xứng đáng và không có tội lỗi. 10. Phước lành trỗ sanh trong v òng bảy ngày: (bố thí với đủ 4 chi) - Bố thí tài vật làm ra hợp pháp. - Với đức tin, sự phát thiện tâm mạnh mẽ, cùng với sự tác ý đủ 3 thời (trước, trong và sau khi bố thí) - Người nhận thí là người đắc Thánh quả A la hán hoặc A na hàm quả. - Người nhận thí sau khi mới vừa xả nhập diệt thọ tưởng định. Sự bố thí với đủ 4 chi trên, Phước báu sẽ trỗ sinh trong vòng 7 ngày. 11. Trường cửu thí (thường xuyên thí) - Gieo trồng kiến tạo vườn hoa, vườn cây ăn trái để bố thí. - Gieo trồng các loại cây cho bóng mát, cây ăn trái, các loại cây lớn, cây nhỏ hữu dụng ... để bố thí. - Bắt cầu mở đường cho người đi để bố thí - Tạo các nguồn nước mát sạch, các nơi công cộng thường xuyên cho người tứ phương dùng. - Xây cất bệnh viện, phòng thuốc, các nhà Nghĩ mát ven đường, các phước xá nơi ở nghỉ tạm thời cho khách thập phương lỡ đường .v.v.. Bố thí theo như một trong năm trường hợp trên thì gọi là bố thí th ư ờng xuyên mang tính lâu dài. Với sự bố thí này thì suốt đêm suốt ngày phước lành hằng hằng mãi mãi trổ sanh tăng trưởng không ngừng nghĩ. Nhờ phước báu này bảo trợ mà sau khi chết rồi được thọ sanh vào cõi trời dục giới hưởng nhiều an lạc. 12. Bố thí, động viên bố thí và quả lành: - Chính mình bố thí nh ưng không động viên bày vẽ những người khác bố thí. Về các đời sau được giàu sang phú quý nhưng không có họ hàng bạn bè, người thân quyến thuộc đông. - Chính mình không bố thí nhưng lại bày vẽ động viên người khác bố thí về đời sau nghèo khỗ nhưng lại có họ hàng bạn bè thân thuộc giàu sang. - Chính mình cũng không bố thí và cũng không động viên người khác bố thí. Về đời sau không những không giàu sang mà cũng chẳng có họ hàng thân thuộc đông. - Chính mình bố thí đồng thời bày vẽ động viên người khác bố thí. Về đời sau không những là giàu sang phú quí mà lại có họ hàng thân thuộc giàu sang. 13. Có năm phước lành trổ sanh ngay trong hiện tại của người bố thí: - Được phần đông quần chúng thương yêu mến mộ. - Các bậc Hiền Nhân, Thiện Trí thường thích thân cận gần gũi. - Được quần chúng hằng tán dương khen ngợi, có danh thơm tiếng tốt lan rộng nhiều nơi. - Có tâm dũng mãnh không sợ sệt, không rụt rè khi đi vào giữa các chốn hội đoàn đông đúc ... - Được sanh về cõi trời sau khi mạng chung. 14. Bố thí trong thời kỳ có Phật giáo thịnh hành và thời kỳ không có Phật giáo thịnh hành: Có hai sự bố thí trong thời Giáo Pháp thịnh hành và ngoài thời Phật Giáo thịnh hành. Sự bố thí ngoài thời kỳ Phật Giáo thật là khó, bởi vì t hật khó gặp các bậc nhận vật thí đã được trong sạch phiền não như các bậc Thánh nhân đã đắc đạo quả hoặc các bậc chứng đắc thiền định Trong thời gian Phật Pháp còn thịnh hành thì việc bố thí làm ph ước đến Đức Phật hoặc các bậc Thánh nhân thật dễ dàng. Do vậy mà sự bố thí trong thời kỳ Phật Pháp thịnh hành có nhiều phước báu thắng xa thời kỳ ngoài Giáo Pháp. Đức Phật lên cung trời Đao Lợi thuyết dạy về Vi Diệu Pháp có hai vị trời nam đến để nghe Pháp, một vị là Inkura và vị kia là Indaka đến hầu bên Đức Phật, mỗi khi có vị Trời nào nhiều oai lực hơn đến thì vị Trời Inkura phải lùi ra xa để nhường chỗ cho vị ấy. Cứ thế cho đến khi xa cách Đức Phật 12 do tuần. Còn vị Trời Indaka thì ngồi yên một chỗ nghe Đức Thế Tôn thuyết giảng.Vị Thiên Nam Inkura đã nấu cơm bố thí với nước cơm chắc ra chảy thành khe mương. Đại bố thí ấy xảy ra với thời gian vô cùng lâu dài trong thời kỳ ngoài Phật Pháp thịnh hành. Do đó mà được tái sanh làm vị Thiên Nam tại cõi trời Đao Lợi nầy. Vị trời Inkura làm phước bố thí ở ngoài thời Phật pháp thịnh hành cho nên không được làm phước bố thí đến những bậc có giới đức. Do đó mà phước báu về oai lực bị hạn chế đi, cho nên mỗi khi có vị trời Nam nào có nhiều oai lực hơn đến là đều phải lui ra xa để nhường chỗ vậy. Vị trời Nam Indaka thọ sanh vào thời Đức Phật Thích Ca, đã đặt bát bố thí đến ngài A Nậu Lâu Đà là bậc Thánh nhân A la hán có giới đức trong sạch và cũng là bậc giỏi đệ nhất về thiền định, dù chỉ có một muỗng cơm mà được tái sanh thành vị Thiên Nam tại cõi trời Đao Lợi. Ngài A Nậu Lâu Đà là bậc thánh nhân A la hán (ví như là một ruộng phước vô cùng phì nhiêu mà Indaka đã gieo hạt giống vào) nên việc bố thí đến Ngài dù chỉ một muỗng cơm nhưng uy lực phước báu trổ sanh thật là sung mãn, do vậy mà Indaka trở thành vị Thiên Nam nhiều phước báu về thần thông và nhiều oai lực thắng xa vị trời Inkura về mười loại phước báu; năm pháp hưởng thụ đối với sự an lạc của ngũ quan về hình sắc; về âm thanh; về mùi hương; về vị giác về xúc giác cùng với tuổi thọ dài, nhiều kẻ hầu hạ, sự sang cả về nhiều oai lực... Vì cớ ấy cho nên Ngài chỉ ngồi yên một chỗ nghe Đức Phật giảng Pháp đến lúc kết thúc ./. -ooOoo- NHỮNG SÁCH THAM CHIẾU TRONG QUÁ TRÌNH SOẠN DỊCH 1. Aguttara Nikāya (Myanmar) 2. 550 mẫu chuyện điển hình của Bồ Tát (Myanmar) 3. Sabbamaṅgala - Dhamma desanā (Sayadaw Vāsavā Bhivaṃsa) 4. Đạo Phật - Ban Tôn Giáo Chính Phủ Myanmar: Quyển sơ cấp, Quyển trung cấp, Quyển cao cấp. 5. Những điều cần biết về sự bố thí. (Sayadaw Varasāmi Bhivaṃsa) 6. Dhammapjā - Tipitāka Sayadaw Sumaṅgalā Laṅkāra (Ngài thông làu Tam Tạng Sumaṅgalā Laṇkāra) -ooOoo- |
Cám ơn đạo hữu HT đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 11-2005)
[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 15-11-2005