Khái niệm và Thực tại Luận đề về ‘Papañca’ và ‘Papañca-Saññā-Saṅkhā’ Bhikkhu Ñāṇananda
Dịch theo "Concept and Reality in Early Buddhist
Thought", Bhikkhu Nanananda, -ooOoo-
-ooOoo-
-ooOoo- LỜI NGƯỜI DỊCH C húng ta có trước mặt tác phẩm của một học giả thông suốt Pāli và các chú giải. Với kiến thức quảng bác, Bhikkhu Ñāṇananda đã trình bài khúc chiết về ‘papañca’ và ‘papañcasaññāsaṅkhā’. Vấn đề tưởng chừng đơn giản đã được ngài rọi sáng phần triết lý sâu xa và mở ra cho chúng ta một tầm nhìn cơ bản về những giáo lý cốt lõi của Phật giáo nguyên thủy.Trong bài khảo luận có vài chỗ tác giả nêu ra một số thiếu sót của các nhà chú giải và điều này đã được biện minh trong lời nói đầu. Thực ra khi làm như vậy không phải ngài thiếu sự kính trọng với các bậc tiền bối. Thái độ thần thánh hóa các nhà chú giải, xem lời của các ngài là tuyệt đối mới đáng trách vì như thế chỉ làm trở ngại cho chúng ta tìm hiểu quá trình phát triển tư tưởng trong việc chú giải kinh điển. Không ai phủ nhận công lao vĩ đại của nhà chú giải Buddhaghosa và những người kế nghiệp, chính Bhikkhu Ñāṇananda cũng dựa vào công trình đó để củng cố kiến thức Phật pháp của mình. Tuy nhiên chúng ta phải nhận định đúng đắn rằng các nhà chú giải chỉ cố gắng giúp chúng ta hiểu rõ những lời của Đức Phật, chớ bản thân các ngài không phải là Đức Phật. Cho nên việc vạch ra vài điểm chú giải chưa sáng tỏ hoặc gượng ép sẽ trợ giúp chúng ta hiểu và hành trì Phật ngôn hiệu quả hơn. Hành động này rất đáng trân trọng. Suốt từ đầu đến cuối tác phẩm tác giả đã trích dẫn và giảng giải hầu hết những kinh điển trọng yếu, đó là một đóng góp lớn lao cho bất cứ ai muốn trở về nguồn để hiểu những gì Đức Phật dạy . Tuy nhiên không phải tất cả những điều ngài viết ra là bất di bất dịch, chúng ta phải suy xét và nghiên cứu nhiều hơn nữa dựa vào những gì đã gợi ý. Điển hình như trường hợp của Bhikkhu Bodhi, khi nghiên cứu tác phẩm này ngài có cái nhìn khác liên quan đến phần bình luận của tác giả về kinh căn bản pháp môn. Theo Bhikkhu Ñāṇananda bốn cách tưởng tượng là minh họa về sự ràng buộc của phàm phu đối với cấu trúc ngữ pháp của ngôn ngữ. Theo Bhikkhu Bodhi nhận thấy như sau ‘To us the primary significance of the modal pattern seems to be ontological rather than grammatical. The grammatical element is there to be sure, but it is present only as a derivative of the implicit ontology, not as the principal determinant’ – The Mūlapariyāya sutta and its commentarial exegesis – Intro. p, 11’ (Đối với chúng ta ý nghĩa chính của mẫu thức có vẻ là thuộc bản thể học hơn là thuộc ngữ pháp. Yếu tố ngữ pháp là chắc chắn, nhưng nó chỉ có mặt như là sự chuyển hóa của bản thể học tiềm ẩn, không phải là sự quyết định chính yếu). Vì tinh thần học hỏi và kính trọng Pháp, chúng ta phải hết sức khách quan mới hy vọng tìm ra chân lý như bài kinh Đức Phật đã giảng cho dân chúng Kālāmā (Tăng chi bộ kinh I, phẩm lớn, 65- Các vị ở Kesaputta, p. 212). Nói chung đây là một tác phẩm nổi tiếng thế giới về tư tưởng Phật giáo nguyên thủy. Khi chuyển sang tiếng Việt người dịch chỉ đóng góp một phần nhỏ nhoi để giúp những ai muốn nghiên cứu lời dạy thâm thúy của Đức Phật. Công đức bản dịch này xin kính dâng đến ngài Ñāṇananda và các bậc thầy tổ đã un đúc cho tôi kiến thức Phật pháp cũng như ý hướng vô nhiễm của bậc sa môn. Tỳ khưu Giác Lộc -ooOoo- LỜI NÓI ĐẦU S ự phân tích về bản chất của các khái niệm tạo thành một khía cạnh quan trọng của Phật pháp về Anattā (vô ngã). Phật giáo truy nguyên ý tưởng về một cái ngã do lỗi nền tảng trong việc hiểu các sự kiện kinh nghiệm. Vô minh (avijjā) này được phản ảnh đến một phạm vi lớn trong những lời nói và các khái niệm theo quy ước thế gian. Không ý thức về những điều kiện hạn chế của chúng, con người thường có khuynh hướng chấp vào chúng một cách giáo điều và điều này giải thích nhiều phức tạp trong đời sống trí thức và tình cảm. Do vậy sự hiểu biết về bản chất của các khái niệm theo đúng nghĩa là một bước sơ khởi tiến đến nỗ lực tinh thần trong Phật giáo. Những lời dạy của Đức Phật về khía cạnh đặc thù này liên quan đến sự hiện hữu sanh diệt của chúng ta có thể được đánh giá tốt nhất với sự trợ giúp của hai từ chủ yếu ‘papañca’ và ‘papañca-saññā-saṅkhā’, việc đánh giá chúng là mục đích của tác phẩm này.‘Papañca’ và ‘papañca-saññā-saṅkhā’ bao hàm giữa chúng một bức tranh khái niệm trong những khía cạnh động và tĩnh của nó, sự nối kết những nền tảng khái niệm hóa thuộc về tâm lý và luân lý với thượng tầng kiến trúc tượng trưng của ngôn ngữ và luận lý. Những khuyết điểm thường có trong khía cạnh chủ quan của khái niệm có liên hệ nhân quả với những tính mỏng manh mà tiêu biểu cho khía cạnh khách quan của nó. Như vậy trong sự phân tích về khái niệm, Phật giáo không ngừng ở mức độ ngữ học và luận lý, nhưng đào sâu hơn vào những động cơ tâm lý của khái niệm. Điều này cung cấp cho chúng ta cơ hội để khẳng định một số nguyên tắc cơ bản của Phật giáo căn cứ vào ‘papañca’ và ‘papañca-saññā-saṅkhā’, ở đây chúng tôi đã sử dụng chúng một cách tương ứng. Ngẫu nhiên ‘papañca’ và ‘papañca-saññā-saṅkhā’ là hai từ gây tranh cãi trong triết học Phật giáo. Truyền thống chú giải và sự uyên bác hiện đại đã cho chúng ta một số giải thích mà thường mâu thuẫn nhiều hơn bổ sung. Chúng tôi đã cố gắng thẩm định lại toàn thể vấn đề và những kết luận rút ra từ đó không phải luôn luôn hài hòa với những cách giải thích truyền thống hoặc đã được chấp nhận khác. Do vậy độc giả được mời gọi vận dụng cẩn thận và tự mình phán đoán. Điều đáng ngại rằng sự mới lạ trong một số lời giải thích của chúng tôi sẽ lôi kéo hai loại phản ứng cực đoan. Một mặt, nó có thể nảy sinh ác cảm hoàn toàn đối với sự phân tích phê bình về những điểm giáo điều như được cố gắng ở đây. Mặt khác, nó có thể gây ra nghi hoặc vô lý dẫn đến sự kết án sâu rộng toàn bộ các chú giải. Tác phẩm này sẽ thất bại về chủ đích, nếu sự khảo sát phê bình tỉ mỉ của nó về những thiếu sót thỉnh thoảng có trong văn học chú giải khiến cho bất cứ ai quên đi món nợ kiến thức Pháp bảo mà chú giải đã dành cho mình. Nguyên bản bài khảo luận thành lập phần cối lõi của tác phẩm hiện tại đã được viết cách đây vài năm trong khi tôi đang dạy ở Đại học Ceylon, Peradeniya. Khi tôi bước vào hàng Tăng lữ tác phẩm chưa được xuất bản và lẽ ra nó vẫn tiếp tục nằm yên nếu không được Hòa thượng Nyānapoṇika khởi xướng. Trong khi bản thảo đang được sửa soạn xuất bản thì phạm vi bài luận đã được mở rộng một cách đáng kể, có thể giúp nó hấp thụ nhiều tài liệu mới. Vì thế tác phẩm tăng lên đến khuôn khổ hiện thời, trong hình thức đó nơi đây tác phẩm được trình bày như một món quà khiêm tốn dâng lên tất cả thầy tổ của tôi. Bhikkhu Ñāṇananda -ooOoo- BẢN KÊ NHỮNG CHỮ TẮT Các kinh điển Pāli :
Các bản dịch: ‘Các bản dịch của Pāli Text Society’ (PTS Tr.) – ‘Các thánh điển loại Sacred Books of the Buddhists’ (SBB)
Các kinh điển Sanskrit và Sanskrit Phật giáo
-ooOoo- |
[Trở về
trang Thư Mục]
last updated:
20-10-2005