BuddhaSasana
Home Page
This document is written in Vietnamese, with Unicode
Times font
Chương 38-42-oOo- Chương 38 I. Chánh Văn
II. Ðại Ý Mạng sống con người rất mong manh, chỉ trong một hơi thở, thở ra mà không thở vào là qua đời khác. III. Giảng Nghĩa Chương này Ðức Phật trắc nghiệm trình độ tu tập và khả năng nhận thức về vô thường. Những vị Sa môn đã trả lời khác nhau, bày tỏ sự nhận thức sâu cạn của mình. Vị thứ nhất đã hiểu cuộc đời là vô thường, mạng sống con người cũng vô thường, nhưng ông nghĩ rằng thời gian vài ngày là nhanh rồi. Vị thứ hai cho là một bữa ăn, tức khoảng nửa tiếng, tưởng rằng như vậy là ngắn lắm rồi, nhưng Ðức Phật vẫn chưa chấp nhận. Vị thứ ba đáp rằng chỉ trong hơi thở và được Phật khen ngợi, vì 2 lý do:
Thật ra, không phải khi ta nhắm mắt xuôi tay mới gọi là chết, mà ta đã chết qua từng sát na (thời gian rất ngắn), sinh mạng thay đổi rất nhanh, chỉ có những người hiểu Ðạo biết quán chiếu mới hiểu rõ. IV. Nhận Xét Và Kết Luận 1) Chương này Ðức Phật trắc nghiệm trình độ tu tập của các vị Sa môn về chủ đề cơ bản là sự vô thường của sinh mạng. 2) Sinh mạng con người chuyển biến liên tục, sự tồn tại rất ngắn, chỉ trong thoáng chốc. Ðó là sự thực. Thấy được lý thật này, sự ảo ảnh về thân, chấp thủ bản ngã mới có thể rơi rụng. Chương 39 I. Chánh Văn
II. Ðại Ý Ðệ tử Phật thì phải có niềm tin đối với Ðức Phật và Giáo Pháp III. Giảng Nghĩa Chương này đề cập đến niềm tin của người đệ tử đối với bậc Ðạo sư. Người đệ tử muốn thành tựu kết quả tu tập phải có niềm tin vào ông thầy, vào lời dạy của thầy; nếu không, tâm hoài nghi sẽ cản trở, chướng ngại cho sự tu tập. Ðiều này rất quan trọng cho lộ trình tu tập Thiền Ðịnh (Ðại hành tâm). Yêu cầu của chương này là phải có niềm tin tuyệt đối, đối với lời dạy của Phật, tất cả những lời dạy của Ngài đều sơ thiện, trung thiện, hậu thiện, đều có hương vị giải thoát. Ðiều đó không có nghĩa là tin theo một cách mù quáng, vô điều kiện. Niềm tin đó phải xuất phát từ sự thấy rõ, như trong kinh Kàlama. Ðức Phật dạy: "Này các Kàlama, đừng để bị dẫn dắt bởi những báo cáo, hay bởi truyền thống, hay bởi tin đồn. Ðừng để dẫn dắt bởi thẩm quyền kinh điển hay bởi lý luận suông, hay bởi suy lý, hay bởi sự xét đoán bề ngoài, hay bởi vì thích thú trong những lý luận , hay bởi những điều tuồng như có thể xảy ra, hay bởi ý nghĩa "Ðây là bậc Ðạo sư của chúng ta". Nhưng này các Kàlama, khi nào các ông tự biết mình biết chắc chắn rằng những việc ấy là Thiện, là tốt, hãy chấp nhận theo chúng". (Tăng Chi, Kinh Tứ Sát, Trung Bộ 1) Người tu tập đôi khi thiếu sự sáng suốt, dễ bị mê hoặc bởi uy tín của Ðức Phật do người khác lợi dụng, sẽ đi vào con đường tà đạo mà cứ nghĩ rằng mình đã đi đúng chánh pháp. Niềm tin đối với bậc Ðạo sư là cần thiết cho sự tu tập, nhưng phải được xét nghiệm bằng trí tuệ để phân biệt ở đâu là Phật dạy, ở đâu là trá ngụy, nhất là trong thời kỳ không có Phật xuất hiện như thế giới hôm nay. Giáo điển của Ðức Phật xuất phát từ trí tuệ siêu việt của Ngài nên toàn thiện viên mãn. Vì vậy, toàn bộ giáo lý đều có một mục đích duy nhất như Pháp Hoa Kinh nói: "Khai thị chúng sinh ngộ nhập Phật tri kiến". Chỗ khác, Ðức Phật dạy: "Nước trong 4 biển tuy nhiều, nhưng chỉ một vị là vị mặn. Giáo pháp của ta cũng vậy, chỉ có một vị là vị giải thoát". Thí dụ bát mật ở giữa hay 2 bên đều ngọt là vậy. IV.Nhận Xét Và Kết Luận : Ðệ tử của Phật tu tập dưới sự dẫn dắt của bậc Ðạo sư phải có niềm tin tuyệt đối đối với giáo pháp, vì giáo pháp chỉ có một vị là vị giải thoát. Chương 40 I. Chánh Văn
II. Ðại Ý Tu tập chủ yếu là nội tâm chớ không phải là hình thức bên ngoài. III. Giảng Nghĩa Chương trước đề cập đến niềm tin đối với bậc Ðạo sư, đối với giáo pháp để mà tu tập. Chương này đề cập đến vấn đề tu tập trong tâm chứ không phải hình thức bên ngoài. Con trâu làm việc vất vả thân xác, trong tâm nó không có nội dung gì. Người tu hành, bề ngoài tu tập vất vả, nhưng không có tiến bộ nội tâm thì chẳng khác con trâu chỉ biết cày bừa. Ðạo Phật chú trọng tu tâm dưỡng tánh, lấy niềm vui Ðạo (hạnh phúc bên trong) làm khích lệ cho con dường tu tập đoạn trừ phiền não. Chương này cảnh giác những người tu hành chỉ lo chỉnh đốn oai nghi hình thức mà quên tu tập bên trong tâm thức, kết quả chẳng ích gì. Khi trong tâm đã thanh tịnh, đã giác ngộ thì chẳng cần phải tu tập gì nữa, như câu nói truyền thống: "Những việc nên làm đã làm, không còn tu học gì nữa". Ý nói là bậc vô học A La Hán. IV. Kết Luận Người tu hành chú trọng thanh lọc tâm thức, đoạn trừ phiền não, chứ không chú trọng hình tướng tu tập bên ngoài. Tu tập bên trong mà thành công rồi thì chẳng cần phải tu tập gì nữa. Chương 41 I. Chánh Văn
II. Ðại Ý Chướng ngại chủ yếu của sự tu tập là tình dục, phải chánh niệm tĩnh giác thường trực mới khỏi sa ngã. III. Giảng Nghĩa Chương này đề cập đến sự chướng ngại chủ yếu của một vị Sa môn trên lộ trình tu tập là tình dục, khi mà cội nguồn của tình dục chưa đoạn trừ, thì người tu hành phải luôn luôn chánh niệm tĩnh giác để đoạn trừ, không được khinh thường chủ quan như đã được nhấn mạnh ở các chương trước, chẳng khác nào con trâu mang vật nặng trên lưng đi vào con đường bùn lầy, phải nhất tâm cẩn thận vượt ra khỏi đường lầy rồi mới nghỉ ngơi. Ðối với tình dục nói riêng, đối với phiền não tham, sân, si nói chung, đoạn trừ chúng là như đặt gánh nặng xuống. Tùy theo căn trí của mỗi người mà sự đoạn trừ tham dục kết quả chậm hay nhanh. Trong kinh Tăng Chi, Ðức Phật đề cập đến 4 hạng người:
Nghĩa là:
Tóm lại, sự đoạn trừ tình dục, sân hận, ngu si, tùy thuộc vào khả năng tinh thần (5 căn) của mỗi người chứ không tùy thuộc vào tình dục mạnh hay yếu. IV. Kết Luận 1) Thí dụ con trâu chở nặng đi trong bùn sâu, rất phù hợp với trường hợp người tu hành chưa đoạn trừ ái dục. 2) Người tu hành luôn chánh niệm tĩnh giác, làm chủ thân, khẩu, ý thường xuyên mới có thể đoạn trừ tham dục. Chương 42 I. Chánh Văn
II. Ðại Ý Thái độ của bậc giác ngộ là xả ly toàn bộ tham ái và chấp thủ đối với các pháp. III. Giảng Nghĩa 1. Chú thích từ ngữ, thuật ngữ: Ðại thiên thế giới: (còn gọi là tam thiên đại thiên thế giới) theo vũ trụ quan Phật giáo thì 1000 thế giới bằng một tiểu thiên thế giới,1000 tiểu thiên thế giới thành một trung thiên thế giới, 1000 trung thiên thế giới thành một đại thiên thế giới. Ở đây muốn nói đến cái lớn rộng so sánh với vật nhỏ bé như hạt cải. Ao A Nậu (Anavatapta) dịch là Vô nhiệt não, ao này ở trên núi Hy Mã Lạp Sơn, nguồn của con sông Hằng và các con sông khác ở Ấn Ðộ. Theo truyền thuyết nước ao đó là nước thiêng có 8 công đức: lắng sạch, trong mát, ngọt ngon, nhẹ diệu, nhuần trơn, an hòa, trừ đói khát và tội lỗi, bổ khoẻ về thể xác và tinh thần. Pháp vô thượng thừa: pháp Ðại thừa, con đường dẫn đến Phật quả. Phật đạo: con đường thành tựu quả vị Phật. Núi Tu Di: còn gọi là núi diệu cao đó là hòn núi trung tâm của một thế giới. Ðó là ngọn núi lớn nhất không có núi nào lớn hơn, vì vậy dùng để thí dụ cho điều gì lớn lao, vững chãi. Niết bàn: (Nirvana) còn gọi là Nê Hoàn. Nir: ra khỏi, vana: rừng, tức là ra khỏi rừng phiền não. Niết bàn còn có nhiều tên gọi khác như Diệt (diệt phiền não), Diệt độ (dứt sinh tử), Tịch diệt (lặng lẽ tịch tịnh), Bất sanh (không còn sanh tử), Vô vi (không tạo tác nghiệp), an lạc, giải thoát ... 2. Giải thích nội dung: Chương 42 là chương cuối cùng của Kinh Tứ Thập Nhị Chương, được coi là bản tổng kết của bộ kinh, nghĩa là đúc kết nội dung tư tưởng của toàn bộ kinh để rút ra một kết luận cốt lõi. Chương này trình bày 13 đối tượng chấp thủ của mọi người dưới nhãn quan của bậc giác ngộ viên mãn, cho thấy trí tuệ siêu việt vượt thoát khỏi sự trói buộc tâm lý tham ái và chấp thủ, điều này tiêu biểu cho sự giải thoát. Trong nguyên bản kinh xưa thì chương này được trình bày 3 đối tượng mà thôi, còn bản kinh này thì thêm vào khá nhiều gồm 13 điều, có điều hay và những điều không cần thiết. Ba đối tượng đầu là đối tượng của lòng tham ái:
Bỏ qua một bên điều 12 là xem pháp bình đẳng như là nhất chân địa, vì lạc điệu và không hay. Còn lại điều 11 và điều 13 thuộc về nhóm 4, là đối tượng chấp thủ thường tình của con người, phải trái, thịnh suy. Người giác ngộ nhìn sâu vào lòng cuộc sống, thấy rõ bản chất vô thường bất định của mọi sự nên đối nhân xử thế một cách nhẹ nhàng thanh thản. Ðó là thái độ xả ly toàn diện. IV. Nhận Xét Và Kết Luận 1. Trong 13 đối tượng dưới nhãn quan của bậc giác ngộ có thể chia làm bốn nhóm: một là điều 1, 2, 3 đối tượng của ái dục, tham ái. Hai là điều 4, 5 đối tượng của tư duy phân biệt, chấp thủ quan điểm, khái niệm. Ba là điều 6, 7, 8, 9, 10 đối tượng chấp thủ của các bậc Thánh nhị thừa. Bốn là điều 11, 13 (bỏ điều 12) đối tượng chấp thủ của con người nói chung về cuộc đời, về quan niệm sống. 2. Qua 13 đối tượng dưới nhãn quan của bậc giác ngộ, ta thấy thái độ xả ly toàn diện. Xả ly tham ái và chấp thủ. Ðây là con đường độc nhất vô nhị của Phật giáo và cũng là phần cốt lõi của sự tu tập trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương. -[Hết]- -ooOoo- Chương 01-08 | 09-13 | 14-25 | 26-37 | 38-42| Lời Giới Thiệu | Ðầu trang |
update: 01-02-2001