BuddhaSasana Home Page |
Vietnamese, with Unicode Times font |
Trích giảng Tiểu Bộ Kinh
Nguyên Tâm Trần Phương Lan
Tiểu Bộ Kinh - Chuyện Tiền Thân Chuyện cánh
đồng lúa Mùa lúa chiêm vàng thật đẹp thay... Chuyện này Bậc Đạo Sư kể trong lúc trú tại Kỳ Viên về một Tỷ kheo phụng dưỡng mẹ mình. Trường hợp này sẽ được giải thích trong Tiền thân Sàma (số 540, tập VII). Lúc ấy, Bậc Đạo Sư cho gọi Tỷ kheo này đến và hỏi: - Này Tỷ kheo, Ta nghe nói ông cấp dưỡng người thế tục, có đúng vậy chăng? - Bạch Thế Tôn, đúng vậy! - Họ là ai thế? - Bạch Thế Tôn, chính song thân của con. Bậc Đạo Sư bảo: - Này Tỷ kheo, tốt lành thay! Các trí nhân ngày xưa, ngay khi còn mang thân thú vật hạ liệt, dù chỉ sinh làm loài Anh vũ, nhưng khi cha mẹ già yếu, cũng đã đem cha mẹ vào tổ và nuôi nấng bằng thức ăn mà chúng ngậm về trong mỏ mình. Nói vậy xong, Ngài kể một chuyện quá khứ. * Một thuở nọ, vị vua mệnh danh là Đại vương Magadha (Ma Kiệt Đà) trị vì tại Ràjagaha (Vương Xá). Thời ấy có một làng Bà la môn, tên là Sàlindiya ở phía Đông Bắc kinh thành này. Trong vùng Đông Bắc này là địa phận thuộc về nước Ma Kiệt Đà. Có một Bà la môn sống ở Salindiya, tên là Kosiyagotta, chiếm giữ điền sản cả ngàn mẫu đất để trồng lúa. Khi vụ mùa đến, ông làm một hàng rào vững chắc, giao đất cho các gia nhân, có người được năm mươi mẫu, người khác sáu mươi mẫu, và cứ vậy vị địa chủ chia khoảng năm trăm mẫu điền sản cho đám gia nhân. Còn năm trăm mẫu kia, ông chủ giao cho một người làm thuê lấy công, người ấy dựng túp lều và ở đó suốt đêm ngày. Lúc bấy giờ về phía Đông Bắc vùng đồng ruộng này là một khu rừng cây bông vải rộng lớn, mọc trên một ngọn đồi bằng phẳng, trong rừng này có một đàn chim Anh vũ (két) rất đông. Thời ấy Bồ tát sinh vào đàn chim Anh vũ này, làm vương tử của chúa Anh vũ. Ngài lớn lên tốt đẹp và khỏe mạnh, thân lớn bằng cái trục bánh xe. Bấy giờ chúa chim đã già, bảo ngài: - Nay ta không thể nào bay ra đồng được nữa, con hãy chăm sóc cả đàn chim này. Và phong cho ngài chức chim chúa. Từ hôm sau, ngài không chịu để cha mẹ đi kiếm mồi nữa, mà ngài cùng cả đàn bay về vùng Tuyết Sơn, và sau khi ăn lúa no nê từ đám ruộng mọc hoang tại đó, ngài trở về mang thức ăn đầy đủ để nuôi cha mẹ. Một ngày kia, đàn chim Anh vũ hỏi ngài một chuyện. Chúng nói: - Trước đây, vào lúc này lúa đã chín trong nông trại Ma Kiệt Đà; bây giờ lúa có được trồng nữa chăng? Ngài đáp: - Cứ đi xem. Rồi ngài bảo hai chim Anh vũ đi tìm hiểu. Đôi chim Anh vũ bay đi, và hạ cánh xuống đồng bằng Ma Kiệt Đà ở phần đất được người làm mướn canh giữ; chúng ăn lúa rồi mang một cọng lúa về rừng, thả xuống trước đôi chân của Bậc Đại sĩ và nói: - Lúa này mọc tại đó. Hôm sau, ngài bay đến nông trại đó và hạ xuống cùng với cả đàn chim. Người làm công ấy cứ chạy đàng này đến chạy đàng kia, cố xua đuổi đàn chim, song không thể nào đuổi chúng được. Cả đàn Anh vũ ăn lúa xong, ra đi với những mỏ trống không, nhưng chúa Anh vũ thu lượm một số lúa mang về cho cha mẹ. Hôm sau bầy Anh vũ lại đến đó ăn lúa lần nữa, và hôm sau nữa cũng vậy. Lúc ấy người kia bắt đầu suy nghĩ: "Nếu những con vật này cứ tiếp tục ăn thêm vài ngày nữa, thì ta chẳng còn chút gì. Vị Bà la môn kia sẽ định giá cả cho cả đám lúa này và sẽ phạt tiền ta. Ta phải đi báo cho ông ấy biết". Vừa cầm lấy một nắm lúa và một món quà kèm theo, gã đi đến gặp vị Bà la môn kia, kính chào vị ấy và đứng sang một bên. Ông chủ bảo: - Nào, anh bạn, có được mùa lúa chăng? - Thưa Tôn giả Bà la môn, được mùa lắm. Gã đáp và ngâm vần hai vần kệ: 1. Mùa lúa chiêm vàng thật đẹp thay, 2. Có một chim đẹp nhất đàn, Khi vị Bà la môn nghe chuyện này lòng phát sinh mối tình thương cảm đối với chim Anh vũ chúa. Ông hỏi: - Này chú, thế chú có biết cách đặt bẫy chăng? - Thưa Tôn ông, tôi có biết. Ông chủ ấy liền nói với gã qua vần kệ này: 3. Đặt bẫy lông đuôi ngựa thế này, Người giữ ruộng rất vui mừng vì ông chủ không định giá tiền về đám lúa kia, và không ai nhắc gì đến nợ nần cả. Gã đi ngay và làm một cái bẫy bằng lông đuôi ngựa. Sau đó gã tìm hiểu xem lúc nào đàn chim sắp đáp xuống ngày hôm ấy, rồi gã thấy được nơi chúa Anh vũ đậu. Hôm sau từ sáng sớm gã làm một cái lồng to cỡ bằng cái bình nước và đặt bẫy rồi ngồi trong lều đợi đàn chim đến. Chim chúa đến giữa đàn và chim không tỏ chút gì tham ăn, vừa bước xuống đúng nơi đã đậu ngày hôm qua, thì chân đặt ngay vào chiếc thòng lọng. Khi chim thấy chân bị siết chặt, liền nghĩ thầm: "Nếu bây giờ ta thốt lên tiếng chim của con chim mắc bẫy, thì đàn chim thân thuộc của ta sẽ kinh hoàng và chạy trốn mà chưa ăn gì được. Vậy ta phải chịu đựng cho đến khi chúng ăn xong". Cuối cùng, khi chim chúa thấy chúng đã no nê, mới lo sợ cho tính mạng mình mà thốt lên ba lần tiếng kêu của con chim bị nạn. Cả đàn chim bay trốn mất. Lúc ấy, chúa chim Anh vũ bảo: - Cả đàn chim bà con quyến thuộc của ta đây, chẳng con nào quay lại nhìn ta nữa! Ta đã phạm tội gì vậy? Và chim cảm hứng ngâm vần kệ quở trách chúng: 4. Bầy chim ăn uống thật no say, Người giữ ruộng chợt nghe tiếng kêu của chim chúa và âm thanh của cả đàn chim bay qua không gian. "Cái gì đó?". Gã nghĩ thầm. Gã đứng dậy ra khỏi lều và đi về phía cái bẫy, gã thấy chim chúa ở đó. "Đúng là con chim mà ta muốn đặt bẫy đã bị bắt". Gã kêu lên mừng rỡ vô cùng, gã lấy con chim ra khỏi bẫy, buộc đôi chân vào nhau và đi về phía làng Salindiya, gã giao chim cho vị Bà la môn. Vị này với tình cảm đậm đà dành cho Bậc Đại sĩ, ôm ngài trong đôi tay, đặt ngài trên đùi mình và nói chuyện với ngài qua hai vần kệ sau: 5. Bụng chim lớn vượt các chim kia: 6. Chim có một kho phải đổ vào? Nghe lời này, Anh vũ chúa đáp lời, ngâm vần kệ thứ bảy bằng giọng người ngọt ngào như mật: 7. Ta chẳng ghét ngài, Ko-si-ya, Tiếp theo, vị Bà la môn hỏi chim chúa: 8. Món nào chim lại muốn cho vay? Chim Anh vũ chúa vừa đáp lời vị Bà la môn yêu cầu, vừa giải thích ý định mình qua bốn vần kệ: 9. Lũ chim non nớt ở nhà ta, 10. Mẹ cha già yếu cả song thân, 11. Còn lắm chim đang sống lẻ đơn, 12. Đây là phần nợ muốn cho vay, Vị Bà la môn rất hoan hỷ khi nghe bài thuyết giáo hợp đạo lý này của Bậc Đại sĩ, liền ngâm hai vần kệ: 13. Đạo lý cuộc đời tối thượng thay! 14. Ăn cho vừa ý thật no nê, Cùng với những lời này, ông nhìn Bậc Đại sĩ với lòng trìu mến như thể nhìn đứa con yêu quý nhất của mình; rồi thả dây trói khỏi chân chim, ông xoa lên đôi chân ấy một loại dầu quý đã lọc kỹ cả trăm lần, và đặt chim lên một bảo tọa rất sang trọng, đãi chim ăn món bắp ngọt trên một cái đĩa vàng và uống nước đường. Sau đó chúa Anh vũ vừa khuyên nhủ vị Bà la môn tinh cần, vừa ngâm kệ này: 15. Trong nhà ngài đấy, Ko-si-ya, Lúc ấy vị Bà la môn vô cùng hân hoan trong lòng, cảm hứng ngâm nga nỗi lạc thú lâng lâng của mình qua vần kệ này: 16. Thần nữ Cát Tường hẳn đến đây Kế đó, Bậc Đại sĩ không chịu nhận cả ngàn mẫu ruộng mà vị Bà la môn tặng ngài, nhưng chỉ nhận tám mẫu thôi. Vị ấy cho xây tường đá làm ranh giới để dành riêng điền sản cho ngài, rồi lại đưa tay lên đảnh lễ ngài rất cung kính và nói: - Xin Chúa công thượng lộ bình an và mau về khuyên dỗ song thân đang than khóc. Xong ông để ngài bay đi. Ngài rất đẹp ý, ngậm một cọng lúa đem về cho cha mẹ rồi vừa thả cây lúa trước song thân vừa bảo: - Nào dậy đi thôi, cha mẹ thân yêu của con. Hai vị nghe lời ngài liền vùng dậy, mắt nhòa lệ thảm. Sau đó cả đàn Anh vũ kia lục tục kéo đến hỏi thăm: - Tâu Chúa thượng, ngài làm sao thoát thân được? Ngài kể cho chúng nghe toàn câu chuyện từ đầu đến cuối. Còn gia chủ Kosiya nghe lời khuyên nhủ của chim Anh vũ chúa, đem phân phát nhiều của cải, bố thí cúng dường các vị chân nhân, các ẩn sĩ khổ hạnh, cùng các Bà la môn nữa. Vần kệ cuối cùng do Bậc Đạo Sư ngâm để giải thích việc này: 17. Ko-si này với đại hân hoan * * * Khi Bậc Đạo Sư đã chấm dứt Pháp thoại này, Ngài bảo: - Như vậy, này các Tỷ kheo, phụng dưỡng mẹ cha mình là một mỹ tục cổ truyền của các bậc trí nhân và thiện nhân. Sau đó Ngài thuyết giảng các Sự thật và nhận diện Tiền thân. Bấy giờ vào lúc kết thúc các Sự thật, vị Tỷ kheo đó đã được an trú vào Sơ quả Dự lưu: Vào thời ấy, các đệ tử Phật là đàn Anh vũ, phụ hoàng, mẫu hậu ngày nay là cha mẹ chim chúa, Channa (Xa Nặc) là người giữ ruộng, Ànanda là vị Bà la môn, và Ta chính là chim chúa Anh vũ kia. Nhận xét: Lòng hiếu thảo là một trong những đề tài thường được đề cao ở bộ Chuyện Tiền thân. Ta đã từng đọc nhiều chuyện nói đến hiếu đạo của Bồ tát, tiền thân Đức Phật, như chuyện Lộc vương hoan hỷ, khi Ngài làm nai chúa sẵn sàng hy sinh tính mạng để cứu cha mẹ già, hay voi chúa bị bắt làm vương tượng của vua, nhưng Ngài cương quyết nhịn ăn đến độ làm động lòng vua nên đã được thả ra để về với mẹ mù. Ngoài ra còn nhiều chuyện Tiền thân khác nêu rõ hiếu hạnh của Bồ tát khi Ngài làm người. Ở đây, trong một tiền thân làm chim Anh vũ chúa, Bồ tát giữ lòng hiếu thảo đối với cha mẹ già, và hơn thế nữa, Ngài còn có tình thương đối với thân bằng quyến thuộc của mình. Sự kiện ấy gây xúc động mạnh cho vị phú ông đã bắt Ngài, nên ông đã thả Ngài ngay sau khi nghe Ngài trình bày một lối sống đầy tình vị tha như vậy thật khó tìm được ở đời này. Cuối cùng, bài thuyết giảng đạo lý của chim chúa đã cảm hóa được vị Bà la môn gia chủ khiến ông trở thành một người bố thí hào phóng rộng lượng đối với mọi người chung quanh, đem lại nhiều lợi ích cho đời này và đời sau i Trích: Nguyệt san Giác Ngộ, số 89, 08-2003 -ooOoo- |
[Trở
về trang Thư Mục]
last updated:
25-02-2004