BuddhaSasana Home Page |
Vietnamese, with Unicode Times font |
Trích giảng Tiểu Bộ Kinh
Nguyên Tâm Trần Phương Lan
Tiểu Bộ Kinh - Chuyện Tiền Thân
Chuyện vua Susìma "Tóc ta đen nhánh từ ngày xưa…" Bậc Đạo Sư kể chuyện này trong lúc trú tại Kỳ Viên về Đại sự xuất thế. Tăng chúng lúc ấy đang ngồi trong Chánh pháp đường tán thán Đại sự xuất thế của Đức Phật. Khi thấy đây là chủ đề của chư vị, Ngài bảo: -- Này các Tỷ kheo, không lạ gì ngày nay ta lại làm Đại sự xuất thế và giã từ thế tục, khi Ta đã thực hành các công hạnh viên mãn (Ba la mật) trong hàng trăm ngàn kiếp, mà ngày xưa Ta cũng đã từ bỏ ngai vàng tại quốc độ Kàsi rộng ba trăm do tuần (dặm) và làm đại sự xuất thế. Và vì vậy, Ngài kể câu chuyện quá khứ. * N gày xưa, khi vua Brahmadatta trị vì ở Ba La Nại, Bồ tát nhập mẫu thai của bà vợ vị tế sư hoàng gia. Trong ngày sinh ra ngài, hoàng hậu cũng sinh một con trai.Vào ngày lễ đặt tên, bậc Đại Sĩ [1] được gọi là Nam tử Susìma, và hoàng nam được đặt tên Vương Brahmadatta. Vua cha thấy đôi trẻ cùng sinh ra một ngày nên truyền giao Bồ tát cho nhũ mẫu cùng nuôi chung với vương tử. Cả hai trẻ lớn lên tươi đẹp như các thiên tử trên trời. Cả hai đều học đủ mọi ngành nghệ thuật ở Takkasilà và trở về nhà. Vương tử trở thành phó vương, cùng ăn uống, sống chung với Bồ tát. Lúc vua cha băng hà, vương tử lên làm vua, ban cho Bồ tát mọi vinh hiển và phong chức Tế sư hoàng gia. Một hôm tân vương truyền trang hoàng cả kinh thành, rồi được tô điểm rực rỡ như Sakka Thiên chủ, vua tham dự đám rước quanh kinh thành, ngự trên vai vương tượng chẳng khác nào bảo tượng Eràvana [2] của Thiên chủ, trong niềm tự hào cùng với Bồ tát ngồi phía sau trên lưng voi. Mẫu hậu nhìn ra từ cửa sổ trông thấy hoàng nam và chợt thấy vị tế sư sau lưng vua khi ngài từ đám rước trở về. Bà đâm ra si tình ngài, liền đi vào hậu cung nghĩ thầm: "Nếu ta không chiếm được chàng, ta sẽ chết tại đây." Vua không thấy mẹ liền hỏi thăm, khi nghe bà bị bệnh, ngài đến hầu thăm và cung kính hỏi bà bị bệnh gì. Bà không nói vì hổ thẹn. Vua liền ngự lên ngai, truyền chánh chung hoàng hậu đi tìm hiểu xem thái hậu bị bệnh gì. Hoàng hậu đến, vừa hỏi thăm, vừa vuốt ve lưng mẫu hậu. Nữ nhân thường không giấu nhau các chuyện bí mật, vì thế chuyện bí mật kia được tiết lộ. Hoàng hậu liền đi trình vua. Ngài bảo: -- Được rồi, ái khanh hãy đi an ủi mẫu hậu, ta sẽ tôn vị tế sư lên làm vua và mẫu hậu lên làm chánh hậu của ngài. Hoàng hậu liền đến an ủi thái hậu, và vua truyền mời vị Tế sư đến kể lại vấn đề: -- Này hiền hữu, hãy cứu mạng mẹ ta, hiền hữu sẽ làm vua và mẹ ta sẽ lên làm chánh hậu, còn ta sẽ làm phó vương. Vị Tế sư đáp: -- Không thể được. Song cứ bị khẩn cầu mãi, ngài bằng lòng và vua tôn ngài lên làm vua, mẫu hậu làm chánh hậu và chính mình làm phó vương. Tất cả mọi người đều sống hòa hợp, song bồ tát khô héo dẫn giữa cuộc sống tại gia. Ngài từ bỏ mọi dục lạc và hướng về đời tu hành. Chẳng còn màng các lạc thú trần gian, ngài đi đứng nằm ngồi như tù nhân bị giam lỏng hay con gà trống trong lồng son. Chánh hậu suy nghĩ: "Hoàng thượng tránh mặt ta. Ngài đi đứng nằm ngồi một mình, giờ đây ngài vẫn tươi trẻ, còn ta đã già và có tóc bạc. Giả sử ta kể cho ngài nghe chuyện ngài đã có tóc bạc, khiến cho ngài tin chuyện ấy và đến bầu bạn với ta chăng?" Một hôm, làm như thể lau đầu nhà vua, bà nói: -- Hoàng thượng sắp già rồi đấy, có sợi tóc bạc trên đầu Hoàng Thượng! -- Hãy nhổ nó ra và đặt vào tay trẫm. Hoàng hậu nhổ một sợi tóc, nhưng lại ném nó đi và đặt vào tay ngài một sợi tóc bạc của bà. Khi thấy nó, nỗi sợ chết khiến mồ hôi đổ ra chảy xuống trán ngài, dù vầng trán bóng láng như một phiến vàng, ngài tự nhủ mình: "Này Susìma, ngươi đã già cỗi ngay tuổi thanh xuân, suốt bấy lâu ngay ngươi chìm sâu vào vũng bùn dục lạc như thể con heo vùng quê lặn lội trong bùn lầy, ngươi không thể xa rời bùn nhơ được. Hãy rời bỏ tham dục, và sống đời khổ hạnh ở vùng Tuyết Sơn. Nay đã đến thời xuất gia rồi." Cùng với ý tưởng này, ngài ngâm vần kệ đầu: Tóc ta đen nhánh tự ngày xưa Như thế Bồ tát ca tụng đời tu hành, song hoàng hậu thấy bà đã làm cho ngài rời bỏ bà chứ không phải yêu thương bà, nên lòng sợ hãi, bà muốn cản trở ngài sống đời xuất gia bằng cách ngâm hai vần kệ ca tụng dung sắc ngài: Tóc bạc thiếp đây, chẳng phải chàng, Song Bồ tát đáp: -- Này Hoàng hậu, Hoàng hậu đang nói đến những việc phải xảy đến: Khi tuổi tác chín muồi, tóc đen này phải ngả màu bạc như vôi, ta thấy sự biến hoại của xác thân theo năm tháng lúc đến tuổi lão thành, từ công nương cho đến mọi người khác, dù có dịu mềm như tràng hoa sen xanh, sáng đẹp như vàng ròng, và say sưa với niềm kiêu hãnh về tuổi xuân rực rỡ của mình. Này hoàng hậu, đó kết thúc đáng sợ của mọi loại hữu tình. Hơn nữa, muốn trình bày chân lý với oai lực của một vị Phật, ngài ngâm hai vần kệ: Ta thường trông thiếu nữ xuân thì, Cũng chính nàng kia, ta ngắm trông Trong vần kệ này, bậc Đại sĩ nêu rõ nỗi khổ đau của dung sắc và giờ đây ngài tuyên bố nỗi bất mãn của ngài với đời tại gia: Những ý tưởng này ta xét luôn, Như vậy trong khi tuyên bố cả lạc thú lẫn khổ đau của tham dục, ngài giảng bày chân lý với vẻ kỳ diệu của bậc Giác ngộ, rồi ngài truyền đi mời thân hữu của ngài đến nhận lại vương quốc: Ngài từ giã vinh quang và quyền lực giữa tiếng than khóc của thân bằng quyến thuộc, trở thành bậc hiền nhân khổ hạnh ở vùng Tuyết Sơn, và về sau chứng đắc Thiền định, ngài được tái sinh lên cõi Phạm thiên. * Khi pháp thoại chấm dứt, bậc Đạo sư tuyên thuyết các Thánh đế và đem lại nguồn nước bất tử cho nhiều người. Ngài nhận diện tiền thân: Thời ấy, chánh hậu là mẫu thân Ràhula, nhà vua là Ànanda và vua Susìma chính là Ta vậy. -ooOoo- NHẬN XÉT Đại sự xuất thế là đề tài quan trọng nhất trong núi bộ chuyện Tiền thân. Qua vô lượng kiếp luân hồi sanh tử, Bồ tát đã nhiều lần từ giã thế tục để trở thành một ẩn sĩ tu hành, ngài có thể ra đi từ bất cứ hoàn cảnh nào: tiện dân, đại phú gia, Bà la môn hay vua chúa. Đặc biệt trong tiền thân này, theo lời khẩn cầu tha thiết của vị quốc vương là bạn thân của ngài muốn cứu bà thái hậu khỏi mối tình tuyệt vọng, Bồ tát đã miễn cưỡng sánh duyên cùng thái hậu và trở thành quốc vương bên bạn ngài tự ý xuống làm phó vương. Sống giữa cuộc đời xa hoa trong quyền lực và danh vọng tối cao với mối tình vương giả vong niên ấy, Bồ tát không cảm thấy hạnh phúc, nên dần dần ngài rời bỏ tham dục, hướng tâm đến đời tu hành độc cư. Nhân chuyện một sợi tóc bạc xuất hiện giữa tuổi xuân xanh, ngài quyết định đây là thời điểm để ngài xuất gia xa lìa thế tục. Ngài giải thích cho hoàng hậu rõ quy luật vô thuờng của vạn vật: một hình thức sanh hữu ở thế gian đều có ngày hoại diệt và sẽ đem lại khổ đau cho những ai chỉ muốn bám víu vào dục lạc của sắc thân phù du ấy cho đến khi quá muộn, không còn thì giờ tu tập thân tâm để chuẩn bị hành trang bước vào thế giới bên kia. Đó chính là vấn đế vẫn ám ảnh tâm trí ngài thuờng xuyên khiến ngài bất an giữa cuộc sống tại gia, và cuối cùng với thanh gươm trí tuệ, ngài cương quyết cắt đứt tham dục, trả lại ngôi báu cho bạn ngài và ra đi giữa tiếng khóc than của quyến thuộc. Ngài trở thành vị ẩn sĩ tu tập thiền quán ở vùng Tuyết Sơn cho đến khi đắc các Thiền chứng và tái sanh vào cõi Phạm Thiên. Thật khó thay là từ giã vinh quang và quyền lực giữa tuổi xuân và xuất gia, khỏi tình lưu luyến của thân bằng quyến thuộc. Nhưng đó là sự việc mà Bồ tát thường xuyên thực hiện qua vô lượng kiếp luân hồi cho đến đời cuối cùng, ngài tái xuất hiện ở thế gian làm thái tử trong cung vua Tịnh Phạn và sống tại gia nhưng ngài vẫn luôn trầm tư về vấn đề sinh tử của con người và ngài muốn tìm một giải pháp cho vấn đề ấy, nên cuối cùng ngài cũng đã xuất gia giữa tuổi thanh xuân để tìm chân lý giải thoát giác ngộ cho muôn loài. Thật hy hữu thay là Đại sự xuất thế của hàng vua chúa ở thế gian này, nhất là trong độ tuổi thanh xuân. Thế nhưng ở nước ta vào thế kỷ thứ XIII, đã có vua Trần Nhân Tông noi gương vĩ đại của Đức Phật và thực hành nguyện ước xuất gia của Ngài; sau hai lần chiến thắng giặc ngoại xâm rồi truyền ngôi cho con, ngài đã lên núi Yên Tử tu khổ hạnh và trở thành Sơ Tổ Trúc Lâm mở đầu sự nghiệp truyền bá Thiền tông sáng chói trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, đem lại niềm vinh dự lớn lao cho Phật tử Việt Nam đến muôn đời sau. Nhân dịp Phật Đản năm nay, tôi xin gửi đến các vị đạo hữu gần xa câu chuyện tiền thân diễm lệ này để tưởng nhớ công ơn của chư phật, chư Bồ tát và chư Tổ đã từ bỏ dục lạc tầm thường của thế nhân và quyết tâm phát nguyện đại bi tầm cầu chân lý giải thoát giác ngộ, đem lại hạnh phúc tối thượng cho những ai muốn thực hành con đường mà các ngài đã di qua. -ooOoo- Ghi chú: [1] Đại sĩ (Mahàsatta): vị hữu tình cao cả, một tên khác của Bồ tát tiêề thân Đức Phật. [2] Eràvana: tên một thiên thần ở cõi trời Ba mươi ba, Thường mang hình voi với 33 cái đầu để 33 vị Thiên vương ngự du, trong đó Sakka là Thiên chủ (Đế Thích). (Trích Nguyệt san Giác Ngộ, số 62, 05-2001) -ooOoo- |
[Trở
về trang Thư Mục]
last updated: 09-03-2003