BuddhaSasana Home Page
This document is written in Vietnamese, with Unicode Times
font
Tiểu Bộ - Khuddhaka
Nikaya
Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt
Chương 1-2
Chương Một - Một Pháp Phẩm I(I) (Ek I, 1) (It. 1) Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: Này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ một pháp. Ta bảo đảm cho các Thầy không có tái sanh. Thế nào là một pháp? Tham, này các Tỷ-kheo, là một pháp, các Thầy hãy từ bỏ! Ta bảo đảm cho các Thầy không có tái sanh. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói đến.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến, và tôi đã được nghe. (II) (Ek I, 2) (It. 1) Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: Này các Tỷ-kheo hãy từ bỏ một pháp. Ta bảo đảm cho các Thầy không có tái sanh. Thế nào là một pháp? Sân, này các Tỷ-kheo, là một pháp các Thầy hãy từ bỏ. Ta bảo đảm cho các Thầy không có tái sanh. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến:
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến, và tôi đã được nghe. (III) (Ek I, 3) (It. 2) Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: Này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ một pháp. Ta bảo đảm cho các Thầy không có tái sanh. Thế nào là một pháp? Si, này các Tỷ-kheo, là một pháp các Thầy hãy từ bỏ. Ta bảo đảm cho các Thầy không có tái sanh. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến, và tôi đã được nghe. (IV) (Ek I, 4) (It. 2) Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: Này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ một pháp. Ta bảo đảm cho các Thầy không có tái sanh. Thế nào là một pháp? Phẫn nộ, này các Tỷ-kheo, là một pháp các Thầy hãy từ bỏ. Ta bảo đảm cho các Thầy không có tái sanh. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Ðây là ý nghĩa đã được Thế Tôn nói đến, và tôi đã được nghe. (V) (Ek 1,5) (It. 3) Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: Này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ một pháp. Ta bảo đảm cho các Thầy không có tái sanh. Thế nào là một pháp? Gièm pha, này các Tỷ kheo, là một pháp các Thầy hãy từ bỏ. Ta bảo đảm cho các Thầy không có tái sanh. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Ý nghĩa này đã được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe. (VI) (Ek1,6) (It.3) Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: Này các Tỷ-kheo, hãy từ bỏ một pháp. Ta bảo đảm cho các Thầy không có tái sanh. Thế nào là một pháp? Mạn, này các Tỷ kheo, là một pháp các Thầy hãy từ bỏ. Ta bảo đảm cho các Thầy không có tái sanh. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Ý nghĩa này đã được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe. (VII) (Ek I, 7) (It. 3) Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: Này các Tỷ-kheo, ai không thắng tri, không liễu tri tất cả, ở đây tâm không ly tham, từ bỏ, không thể diệt được khổ đau. Này các Tỷ-kheo, ai thắng tri, liễu tri tất cả, ở đây tâm ly tham, từ bỏ, có thể diệt được khổ đau. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe. (VIII) (Ek I, 8) (It. 4) Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: Này các Tỷ-kheo, ai không thắng tri không liễu tri Mạn, ở đây tâm không ly tham, không từ bỏ, thời không có thể diệt được khổ đau. Này các Tỷ-kheo, ai thắng tri liễu tri Mạn, ở đây tâm ly tham, từ bỏ, có thể diệt được khổ đau. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói đến.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe. (IX) (Ek I, 9) (It. 5) Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: Này các Tỷ-kheo, ai không thắng tri không liễu tri Tham, ở đây tâm không ly tham, không từ bỏ, không có thể diệt trừ khổ đau. Này các Tỷ-kheo, ai thắng tri liễu tri Tham, ở đây tâm ly tham, từ bỏ, thời có thể diệt được khổ đau. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói đến.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe. (X) (Ek I, 10) (It. 5) Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: Này các Tỷ-kheo, ai không thắng tri không liễu tri Sân, ở đây tâm không ly tham, không từ bỏ, không có thể diệt trừ khổ đau. Này các Tỷ-kheo, ai thắng liễu tri Sân, ở đây, tâm ly tham, từ bỏ, có thể diệt được khổ đau. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói đến.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe. Phẩm II(XI) (Ek II, 1) (It. 6) Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: Này các Tỷ-kheo, ai không thắng tri, không liễu tri Si, ở đây tâm không ly tham, không từ bỏ, không có thể diệt trừ khổ đau. Này các Tỷ-kheo, ai thắng tri liễu tri Si, ở đây tâm ly tham, từ bỏ, có thể diệt được khổ đau. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe. (XII) Ek II, 2) (It. 7) Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: Này các Tỷ-kheo, ai không thắng tri không liễu tri Phẫn nộ, ở đây tâm không ly tham, không từ bỏ, không có thể diệt trừ khổ đau. Này các Tỷ-kheo, ai thắng tri liễu tri Phẫn nộ, ở đây tâm ly tham, từ bỏ có thể diệt được khổ đau. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe. (XIII) (Ek II, 3) (It. 7) Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: Này các Tỷ-kheo, ai không thắng tri không liễu tri Gièm pha, ở đây tâm không ly tham, không từ bỏ, không có thể diệt trừ khổ đau. Này các Tỷ-kheo, ai thắng tri liễu tri Gièm pha, ở đây tâm ly tham, từ bỏ, có thể diệt được khổ đau. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến, và tôi đã được nghe. (XIV) (Ek II, 4) (It. 7) Ðiều này được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: Này các Tỷ-kheo, Ta không thấy một triền cái nào khác, do bị bao trùm bởi triền cái ấy, chúng sanh trong một thời gian dài, lưu chuyển. Này các Tỷ-kheo, tức là Vô minh triền cái. Này các Tỷ-kheo, bị bao trùm bởi Vô minh triền cái, chúng sanh trong một thời gian dài chạy dài, lưu chuyển. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói đến.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe. (XV) (Ek II, 5) (It. 8) Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: Này các Tỷ-kheo, Ta không thấy một kiết sử nào khác, do bị cột bởi kiết sử ấy, chúng sanh trong một thời gian dài, chạy dài, lưu chuyển, này các Tỷ-kheo tức là Ái kiết sử. Này các Tỷ-kheo, bị cột với ái kiết sử, chúng sanh trong một thời gian dài, chạy dài lưu chuyển. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói đến.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe. (XVI) (Ek II. 6) (It. 9) Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: Này các Tỷ-kheo, với vị Tỷ-kheo hữu học, tâm chưa thành tựu, đang sống cần cầu vô thượng an ổn khỏi các triền ách, sau khi làm thành nội chi phần, Ta không thấy một chi phần nào khác, được nhiều lợi ích như vậy, này các Tỷ-kheo, tức là Như lý tác ý. Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo tác như lý tác ý, từ bỏ bất thiện, tu tập thiện. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói đến.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe. (XVII) (Ek II. 7) (It. 10) Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: Này các Tỷ-kheo, với vị Tỷ-kheo hữu học, tâm chưa thành tựu, đang sống cần cầu vô thượng an ổn khỏi các triền ách, sau khi làm thành ngoại chi phần, Ta không thấy một chi phần nào khác, được nhiều lợi ích như vậy, này các Tỷ-kheo, tức là làm bạn với thiện. Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo làm bạn với thiện, từ bỏ bất thiện, tu tập thiện. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói đến.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe. (XVIII) (Ek II, 8) (It. 10) Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: Này các Tỷ-kheo, có một pháp khởi lên ở đời, khi khởi lên đem lại bất hạnh cho nhiều người, đem lại bất lợi cho nhiều người, đem lại không lợi ích cho nhiều người, đem lại bất hạnh, đau khổ cho chư Thiên và loài Người. Thế nào là một pháp? Phá hòa hợp Tăng. Này các Tỷ-kheo, khi chúng Tăng bị phá hoại, thì có những tranh luận với nhau, có những mắng nhiếc lẫn nhau, có những ngăn cách lẫn nhau, có những từ bỏ lẫn nhau. Ở tại đấy, những người không hòa hợp, không đi đến hòa hợp và những người có hòa hợp, sự nhất trí đi đến nơi khác. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe. (XIX) (Ek II, 9) (It. 11) Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: Này các Tỷ-kheo có một pháp khởi lên ở đời, khi khởi lên đem lại hạnh phúc cho nhiều người, đem lại lợi ích cho nhiều người, không đem lại lợi ích cho nhiều người, không đem lại bất hạnh, đau khổ cho chư Thiên và loài Người. Thế nào là một pháp? Sự hòa hợp chúng Tăng. Này các Tỷ-kheo, khi chư Tăng được hòa hợp, không có những tranh luận với nhau, không có những mắng nhiếc lẫn nhau, không có những ngăn cách lẫn nhau, không có những từ bỏ lẫn nhau. Ở tại đây, những người không hòa hợp đi đến hòa hợp, và những người hòa hợp lại càng hòa hợp hơn nữa. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói đến.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe. (XX) (Ek II, 11) (It. 12) Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: Ở đây này các Tỷ-kheo, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của một người ác ý như vậy, và nếu trong thời gian này, người này mạng chung, như vậy tương xứng người này bị rơi vào địa ngục. Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, vì tâm người ấy ác ý. Này các Tỷ-kheo, vì nhân tâm ác ý, như vậy ở đây một số loài hữu tình su khi thân hoại mạng chung bị sanh vào cõi ác, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Ý nghĩa này đã được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.
Phẩm III(XXI) (Ek III, 1) (It. 13) Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: Ở đây, này các Tỷ-kheo, với tâm của Ta, Ta rõ biết tâm của một người thiện ý như vậy, và nếu trong thời gian này, người này mạng chung, như vậy tương xứng, người này được sanh lên thiên giới. Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, vì tâm người ấy thiện ý. Này các Tỷ-kheo, vì nhân tâm thiện ý, như vậy ở đây, một số loài hữu tình, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh vào thiện thú, thiên giới, cõi đời này. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến, và tôi đã được nghe. (XXII) (Ek III, 2) (It. 14) Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: Này các Tỷ-kheo, chớ có sợ hãi các công đức. Này các Tỷ-kheo, công đức là đồng nghĩa với an lạc, cái gì khả lạc, khả hỷ, khả ái, khả ý, tức là công đức. Này các Tỷ-kheo, Ta thắng tri thọ hưởng quả dị thục, khả lạc, khả hỷ, khả ái, khả ý trong một thời gian dài của các công đức đã làm trong một thời gian dài. Sau khi tu tập từ tâm trong bảy năm, Ta đã không trở lui lại đời này trong bảy tăng kiếp và hoại kiếp. Trong thời kỳ kiếp tăng, Ta là chư Thiên Quang Âm; Trong thời kỳ kiếp giảm, Ta sanh trong lâu đài trống không ở Phạm Thiên. Tại đấy Ta là Phạm Thiên, Ðại Phạm Thiên bậc chinh phục, bậc không bị ai chinh phục, bậc nhìn thấy tất cả, bậc có quyền lực. Này các Tỷ-kheo, ba mươi sáu lần Ta đã là Thiên chủ Ðế Thích. Nhiều trăm lần, Ta đã làm vua, vị vua Chuyển Luân, trị vì đúng pháp, bậc Pháp vương, bậc chiến thắng bốn phương, bậc đã đạt được sự an ổn trong quốc độ, bậc đầy đủ bảy báu. Còn nói gì khi Ta là vị vua ở địa phương. Này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ như sau: "Quả này là do nghiệp nào Ta đã làm, là quả dị thục của nghiệp nào mà nay, Ta được đại thần lực như vậy, đại uy lực như vậy?". Rồi này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ như sau: "Ðây là quả ba nghiệp Ta đã làm, là quả dị thục của ba nghiệp, do vậy Ta nay đựơc đại thần lực như vậy, đại uy lực như vậy. Tức là bố thí, nhiếp phục, chế ngự". Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến, và tôi đã được nghe. (XXIII) (Ek III,3) (It. 16) Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: Có một pháp, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đem lại hai lợi ích, an trú ngay hiện tại và lợi ích cho tương lai. Thế nào là một pháp? Không phóng dật trong các thiện pháp. Này các Tỷ-kheo, đây là một pháp được tu tập, được làm cho sung mãn, đem lại được hai lợi ích, an trú ngay trong hiện tại và lợi ích cho tương lai. Thế Tôn đã nói lên lợi ích này. Ở đây, điều này được nói đến.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến, và tôi đã được nghe. (XXIV) (Ek III, 4) (It. 17) Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: Các xương của một người, này các Tỷ-kheo, chạy dài, lưu chuyển có thể lớn như một đồi xương, một chồng xương, một đống xương, như núi Vepulla này, nếu có người thâu người lượm xương lại, gìn giữ chúng không làm chúng hủy hoại. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây điều này được nói đến.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến, và tôi đã được nghe. (XXV) (Ek III, 5) (It. 18) Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe. Phàm một người nào đã vi phạm một pháp, Ta nói rằng không có ác nghiệp nào vị ấy không làm được. Thế nào là một pháp? Này các Tỷ-kheo, tức là rõ biết mà nói láo. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến, và tôi đã được nghe. (XXVI) (Ek III, 6) (It. 18) Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: Này các Tỷ-kheo, nếu các chúng sanh có thể biết như Ta đã biết, quả dị thục của sự san sẻ bố thí họ sẽ không thụ hưởng nếu họ không bố thí và uế nhiễm xan tham không có ám ảnh tâm của họ và an trú. Dầu là miếng cuối cùng của họ, dầu là miếng ăn tối hậu, họ sẽ không thọ hưởng nếu họ không san sẻ, khi có người nhận của họ. Do vậy, này các Tỷ-kheo, nếu các chúng sanh không biết như Ta đã biết quả dị thục của san sẻ bố thí họ sẽ thọ hưởng, không có bố thí, và uế nhiễm xan tham ám ảnh tâm của họ và an trú. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đấy, điều này được nói đến.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe. (XXVII) (Ek III, 7) (It. 19) Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: Này các Tỷ-kheo, phàm có những phước nghiệp sự nào đưa đến sanh y, tất cả những nghiệp sự ấy không bằng một phần mười sáu từ tâm giải thoát. Chỉ có từ tâm giải thoát vượt qua chúng những nghiệp sự ấy, chói sáng, bừng sáng và rực sáng. Này các Tỷ-kheo, ví như ánh sáng của chùm sao, tất cả ánh sáng ấy không bằng một phần mười sáu ánh sáng của mặt trăng. Ánh sáng của mặt trăng vượt quả ánh sáng của chùm sao chói sáng, bừng sáng, và rực sáng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những nghiệp vụ đưa đến sanh y, tất cả những nghiệp vụ ấy không bằng một phần mười sáu từ tâm giải thoát. Chỉ có từ tâm giải thoát, vượt qua chúng, chói sáng, bừng sáng và rực sáng. Này các Tỷ-kheo, ví như vào tháng cuối mùa mưa, vào mùa thu, trên bầu trời thanh tịnh, các mây được quét sạch, mặt trời mọc lên trên bầu trời, phá tan mọi tối tăm ở hư không, chói sáng, bừng sáng và rực sáng. Cũng vậy này các Tỷ-kheo, phàm có những nghiệp vụ đưa đến sanh y, tất cả những nghiệp vụ ấy không bằng một phần mười sáu từ tâm giải thoát. Chỉ có từ tâm giải thoát, vượt qua chúng, chói sáng, bừng sáng và rực sáng. Ví như này các Tỷ-kheo, vào tháng cuối mùa mưa, vào tiết mùa thu, khi hư không mở rộng không có mây mù, mặt trời vươn thẳng lên trời không, quét sạch mọi tối tăm trên trời, chói sáng, bừng sáng và rực sáng. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, phàm có những nghiệp vụ nào đưa đến sanh y, tất cả những nghiệp vụ ấy không bằng một phần mười sáu từ tâm giải thoát. Chỉ có từ tâm giải thoát vượt qua chúng, chói sáng, bừng sáng và rực sáng. Ví như này các Tỷ-kheo, khi đêm đã gần tàn, sao mai chói sáng, bừng sáng và rực sáng. Cũng vậy này các Tỷ-kheo, phàm có những nghiệp vụ nào đưa đến sanh y, tất cả những nghiệp vụ ấy không bằng một phần mười sáu từ tâm giải thoát. Chỉ có từ tâm giải thoát vượt qua chúng, chói sáng, bừng sáng và rực sáng. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói đến.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến, và tôi đã được nghe.
Phẩm I(XXVIII) (Duk. I, 1) (It. 22) Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ hai pháp, ngay trong hiện tại, an trú đau khổ có hoạn nạn, có ưu não, có nhiệt não, sau khi thân hoại mạng chung, chờ đợi là ác thú. Thế nào là hai? Không hộ trì các căn và không tiết độ trong ăn uống. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ hai pháp này, ngay trong hiện tại an trú đau khổ, có hoạn nạn, có ưu não, có nhiệt não, sau khi thân hoại mạng chung, chờ đợi là ác thú. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến, và tôi đã được nghe. (XXIX) (Duk. I, 2) (It. 23) Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ hai pháp, ngay trong hiện tại, an trú an lạc, không có hoạn nạn, không có ưu não, không có nhiệt não, sau khi thân hoại mạng chung, được chờ đợi là thiện thú. Thế nào là hai? Hộ trì các căn và tiết độ trong ăn uống. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo đầy đủ hai pháp này, ngay trong hiện tại, an trú an lạc, không có hoạn nạn, không có ưu não, không có nhiệt não, sau khi thân hoại mạng chung, được chờ đợi là thiện thú. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến, và tôi đã được nghe. (XXX) (Duk. I, 3) (It. 24) Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: Này các Tỷ-kheo, có hai pháp này làm cho nung nấu. Thế nào là hai? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người không làm điều lành, không làm điều thiện, không che chở người sợ hãi, làm điều ác, ngoan cố trong việc làm, làm điều không thiện. Người ấy bị nung nấu bởi ý nghĩ: "Ta đã làm điều ác". Này các Tỷ-kho, hai pháp này làm cho nung nấu. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói đến.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến, và tôi đã được nghe. (XXXI) (Duk. I,4) (It. 25) Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: Này các Tỷ-kheo, có hai pháp không làm cho nung nấu. Thế nào là hai? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người làm điều lành, làm điều thiện, che chở người sợ hãi, không làm điều ác, không ngoan cố trong việc làm, làm điều thiện. Người ấy không bị nung nấu vì nghĩ rằng: "Ta đã làm điều lành", không bị nung nấu vì nghĩ rằng: "Ta không làm điều ác". Này các Tỷ-kheo, hai pháp này không làm cho nung nấu. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến, và tôi đã được nghe. (XXXII) (Duk. I,5) (It. 26) Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: Này các Tỷ-kheo, đầy đủ hai pháp, một người như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế nào là hai? Ác giới và ác kiến. Này các Tỷ-kheo, đầy đủ hai pháp này, một người, như vậy tương xứng bị rơi vào địa ngục. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến, và tôi đã được nghe. (XXXIII) (Duk. I,6) (It. 26) Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: Ðầy đủ hai pháp, này các Tỷ-kheo, một người như vậy tương xứng được sanh lên thiên giới. Thế nào là hai? Giới hiền thiện và Kiến hiền thiện. Ðầy đủ hai pháp này, này các Tỷ-kheo, một người như vậy tương xứng được sanh lên thiên giới. Thế nào là hai? Giới hiền thiện và Kiến hiền thiện. Ðầy đủ hai pháp này, này các Tỷ-kheo, một người như vậy tương xứng được sanh lên thiên giới. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến, và tôi đã được nghe. (XXXIV) (Duk. I,7) (It. 27) Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến và tôi đã được nghe: Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không có nhiệt tình, không có sợ hãi, không có thể chứng được Chánh giác, không có thể chứng được Niết-bàn, không có thể chứng được vô thượng an ổn khỏi các khổ ách. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có nhiệt tình, có sợ hãi, có thể chứng được giác ngộ, có thể chứng được Niết-bàn, có thể chứng được vô thượng an ổn khỏi các khổ ách. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe. (XXXV) (Duk. I,8) (It. 28) Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: Này các Tỷ-kheo, Phạm hạnh được sống, không vì mục đích lừa dối quần chúng, không vì mục đích nịnh hót quần chúng, không vì mục đích được lợi ích, lợi dưỡng, cung kính, danh vọng, nghĩ rằng: "Mong rằng quần chúng biết đến ta". Này các Tỷ-kheo, Phạm hạnh được sống vì mục đích chế ngự và vì mục đích đoạn tận. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nghe:
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe. (XXXVI) (Duk. I,9) (It. 26) Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: Này các Tỷ-kheo, Phạm hạnh được sống, không vì mục đích lừa dối quần chúng, không vì mục đích nịnh hót quần chúng, không vì mục đích được lợi ích, lợi dưỡng, cung kính, danh vọng, nghĩ rằng: "Mong rằng quần chúng biết đến ta". Này các Tỷ-kheo, Phạm hạnh được sống vì mục đích thắng tri, vì mục đích liễu tri. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điêù này được nói đến:
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe. (XXXVII) (Duk. I,10) (It. 27) Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: Ðầy đủ hai pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ngay trong hiện tại an trú với nhiều lạc hỷ, như lý nỗ lực để diệt tận các lậu hoặc. Thế nào là hai? Với sự hứng khởi đối với những trường hợp đáng phấn khởi, và như lý tinh cần đối với phấn khởi. Thành tựu hai pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ngay trong hiện tại sống với nhiều lạc hỷ, như lý nỗ lực để diệt tận các lậu hoặc. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói đến.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.
Phẩm II(XXXVIII) (Duk. II, 1) (It. 31) Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: Này các Tỷ-kheo. Với Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, hai tầm tứ được hành trì nhiều đó là an ổn và ẩn dật. Này các Tỷ-kheo, Như Lai ưa thích không làm hại, thích thú không làm hại. Với Như Lai ấy, này các Tỷ-kheo, ưa thích không làm hại này, thích thú không làm hại này, tầm tứ này được hành trì nhiều. "Với cử chỉ uy nghi này Ta không làm hại một ai, dầu là loài động vật hay không động vật". Này các Tỷ-kheo, Như Lai ưa thích ẩn dật, thích thú ẩn dật. Với Như Lai ấy, này các Tỷ-kheo, ưa thích ẩn dật này, thích thú ẩn dật. Với Như Lai ấy, này các Tỷ-kheo, ưa thích ẩn dật này, thích thú ẩn dật này, tầm tứ này được hành trì nhiều! Phàm có bất thiện gì, thì đều được đoạn tận. Do vậy, này các Tỷ-kheo, các Thầy hãy an trú, hân hoan trong không làm hại, thích thú trong không làm hại. Này các Tỷ-kheo, với các Thầy an trú, hân hoan trong không làm hại, thích thú trong không làm hại, tầm tứ này sẽ được hành trì nhiều. "Với cử chỉ uy nghi naỳ, chúng ta không làm hại một ai, dầu là loài động vật hay không động vật". Này các Tỷ-kheo, hãy an trú hân hoan trong ẩn dật, thích thú trong ẩn dật. Này các Tỷ-kheo, với các Thầy an trú hân hoan trong ẩn dật, thích thú trong ẩn dật, tầm tứ này sẽ được hành trì nhiều. Còn có gì bất thiện, còn có gì chưa đoạn tận, còn có gì chúng ta phải từ bỏ nữa đâu? Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe. (XXXIX) (Duk. II, 2) (It. 33) Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: Có hai loại thuyết pháp của Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh-Ðẳng Giác, cái này tiếp nối cái kia. Thế nào là hai? "Hãy thấy ác là ác", đây là thuyết pháp thứ nhất. Sau khi thấy ác là ác, ở đây, "Hãy nhàm chán, hãy từ bỏ, hãy thoát ly", đây là thuyết pháp thứ hai. Này các Tỷ-kheo, có hai loại thuyết pháp này của Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác, cái này tiếp nối cái kia. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe. (XL) (Duk. II, 3) (It. 34) Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: Này các Tỷ-kheo, vô minh đi trước, làm cho đạt được các pháp bất thiện; tiếp theo là không xấu hổ, không sợ hãi. Này các Tỷ-kheo, minh đi trước, làm cho đạt được các pháp thiện; tiếp theo là xấu hổ và sợ hãi. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe. (XLI) (Duk. II, 4) (It. 35) Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: Này các Tỷ-kheo, những chúng sanh nào bị thối đọa khỏi Thánh trí tuệ, những chúng sanh ấy là khéo thối đọa, ngay trong hiện tại, họ an trú trong đau khổ, với tàn hại, với ưu não, với nhiệt não. Sau khi thân hoại mạng chung, chờ đợi là ác thú. Này các Tỷ-kheo, những chúng sanh nào không bị thối đọa khỏi Thánh trí tuệ, những chúng sanh ấy không có thối đọa. Ngay trong hiện tại, họ an trú trong an lạc, không có tàn hại, không có ưu não, không có nhiệt não. Sau khi thân hoại mạng chung, chờ đợi là thiện thú. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe. (XLLII) (Duk. II, 5) (It. 36) Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: Này các Tỷ-kheo, có hai pháp trắng này che chở cho đời. Thế nào là hai? Xấu hổ và sợ hãi. Này các Tỷ-kheo, nếu hai pháp này không che chở cho đời, thời ở đây không có sự phân biệt giữa mẹ, chị em của mẹ, vợ của anh em của mẹ hay giữa vợ của bậc giáo thọ sư, giữa những người vợ của những bậc đáng được kính trọng; thế giới sẽ rơi vào loạn luân như các loài dê cừu, gia cầm, heo, chó và các con chó rừng. Vì rằng, này các Tỷ-kheo, có hai pháp trắng này che chở cho đời, cho nên ở đây có sự phân biệt giữa mẹ, chị em của mẹ, vợ của anh em của mẹ, hay vợ của bậc giáo thọ sư, giữa những người vợ của những bậc đáng được kính trọng. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe. (XLIII) (Duk. II, 6) (It. 37) Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: Này các Tỷ-kheo, có hai cái không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không làm ra. Này các Tỷ-kheo, nếu không có cái không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không làm ra, thì ở đây không thể trình bày được sự xuất ly khỏi sanh, khỏi hiện hữu, khỏi tác thành, khỏi làm ra. Do vì, này các Tỷ-kheo, có cái không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không làm ra, nên có thể trình bày được sự xuất ly khỏi sanh, khỏi hiện hữu, khỏi tác thành, khỏi làm ra. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Ý nghĩa này đã được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe. (XLIV) (Duk. III, 7) (It. 38) Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: Này các Tỷ-kheo, có hai Niết-bàn giới này. Thế nào là hai? Niết-bàn giới có dư y và Niết-bàn giới không có dư y. Này các Tỷ-kheo, thế nào là Niết-bàn giới có dư y? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, hữu kiết sử đã diệt, đã giải thoát nhờ chánh trí. Trong vị ấy, năm căn còn tồn tại, ngang qua các căn ấy, vị ấy hưởng thọ khả ý, không khả ý vì rằng tự ngã không có thương hại cảm giác lạc khổ. Với vị ấy, tham diệt, sân diệt, si diệt. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Niết-bàn có dư y. Này các Tỷ-kheo, thế nào là Niết-bàn giới không có dư y? Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo là bậc A-la-hán, các lậu hoặc đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt được mục đích, hữu kiết sử đã diệt, đã giải thoát nhờ chánh trí. Ở đây, đối vị ấy, mọi cảm thọ đều không có hoan hỷ ưa thích, sẽ được lắng dịu. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Niết-bàn không có dư y. Này các Tỷ-kheo có hai Niết-bàn giới này. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này, ở đây điều này được nói đến.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe. (XLV) (Duk. II, 8) (It 39) Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: Này các Tỷ-kheo, hãy sống ưa muốn ẩn dật thiền định, thích thú ẩn dật thiền định, chuyên chú nội tâm tịnh chỉ, không gián đoạn thiền tịnh, thành tựu quán tri, hành trì hạnh đi đến các ngôi nhà trống. Này các Tỷ-kheo sống ưa muốn ẩn dật thiền định, thích thú ẩn dật thiền tịnh, chuyên chú vào nội tâm tịnh chỉ, không gián đoạn thiền tịnh, thành tựu quán trí, hành tri hạnh đi đến các ngôi nhà trống, thời được chờ đợi là một trong hai quả này: ngay trong hiện tại được chánh trí, hay nếu có dư y, được quả Bất Lai. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe. (XLVI) (Duk. II, 9) (It. 40). Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: Này các Tỷ-kheo, hãy an trú cho lợi ích của học tập, cho trí tuệ tối thượng, cho lõi cây giải thoát, cho niệm được tăng thượng. Này các Tỷ-kheo, an trú cho lợi ích của học tập, cho trí tuệ tối thượng, cho lõi cây giải thoát, cho niệm được tăng thượng, thời được chờ đợi là một trong hai quả này: được chánh tri ngay trong hiện tại, hay nếu có dư y, chứng được Bất-lai. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe. (LVIII) (Duk. II, 10) (It. 41) Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo phải sống cảnh giác, chánh niệm, tỉnh giác, thiền định, hoan hỷ, tín thành, và ở đây quán tri đúng thời trong các pháp thiện. Này các Tỷ-kheo, với Tỷ-kheo sống cảnh giác, chánh niệm, tỉnh giác, thiền định, hoan hỷ, tín thành, quán tri đúng thời trong các pháp thiện, thời được chờ đợi là một trong hai quả này: Ðược chánh tri ngay trong hiện tại, hay nếu có dư y, chứng được Bất lai. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này đã được nói đến.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe. (XLVIII) (Duk. II, 11) (It. 42) Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: Này các Tỷ-kheo, có hai hạng người bị đọa lạc, bị đọa vào địa ngục nếu họ không đoạn tận lỗi lầm của họ. Thế nào là hai? Ai sống phi Phạm hạnh, lại tự cho sống Phạm hạnh. Ai đối với người sống Phạm hạnh viên mãn, thanh tịnh, lại buộc tội chỉ trích là phi Phạm hạnh không có căn cứ. Này các Tỷ-kheo, hai hạng người này bị đọa lạc, bị đọa vào địa ngục, nếu họ không đoạn tận lỗi lầm của họ. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe. (XLIX) (Duk. II, 12) (It. 43) Ðiều này đã được Thế Tôn nói đến, đã được bậc A-la-hán nói đến, và tôi đã được nghe: Này các Tỷ-kheo, chư Thiên và loài Người bị xâm chiếm bởi hai tà kiến, một số người chấp chặt, một số người đi quá trớn, một số người có mắt thấy được. Này các Tỷ-kheo, thế nào là một số người chấp chặt? Này các Tỷ-kheo, có chư Thiên và loài Người ưa muốn sanh hữu, khi các pháp đoạn diệt sanh hữu được giảng cho họ, tâm họ không có phấn khởi, không có tín thành, không có an trú, không có bị lôi cuốn. Như vậy, này các Tỷ-kheo, đó là một số người chấp chặt. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là một số người đi quá trớn? Nhưng có một số người lo âu, xấu hổ, nhàm chán với sanh hữu, hoan hỷ, phi sanh hữu. Họ nói: "Vì rằng khi thân hoại mạng chung, tự ngã này bị chặt đứt, bị hoại diệt, không có tồn tại sau khi chết. Quan điểm này là thiết thực, là thù thắng, là chân thật". Như vậy này các Tỷ-kheo, đó là một số người đi quá trớn. Và này các Tỳ Kheo, thế nào là một số có mắt được thấy? Ở đây, Tỷ-kheo thấy sự sanh hữu là sanh hữu, sau khi thấy sự sanh hữu, vị ấy hướng đến nhàm chán, ly tham, đoạn diệt. Như vậy này các Tỷ-kheo, đó là những người có mắt được thấy. Thế Tôn đã nói lên ý nghĩa này. Ở đây, điều này được nói đến.
Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe. [Giới thiệu][1-2][3][4][ ^ ] |
Revised: 23-08-2004