Thư mục BuddhaSasana

Lưu ý: Đọc với phông chữ CN-Times nâng cấp hay Arial Unicode MS


 
Trường A Hàm Kinh
Phàm Lệ
Phần I
01. Kinh Ðại Bản
02. Kinh Du Hành.
03. Kinh Ðiển Tôn
04. Kinh Xà-Ni-Sa
Phần II
05. Kinh Tiểu Duyên.
06. Kinh Chuyển Luân Thánh Vương Tu Hành.
07. Kinh Tệ-Tú
08. Kinh Tán-Ðà-Na.
09. Kinh Chúng Tập.
10. Kinh Thập Thượng.
11. Kinh Tăng Nhất
12. Kinh Tam Tụ
13. Kinh Ðại Duyên Phương Tiện.
14. Kinh Thích Ðề Hoàn Nhân Vấn.
15. A-Nậu-Di.
16. Kinh Thiện Sanh.
17. Kinh Thanh Tịnh.
18. Kinh Tự Hoan Hỉ.
19. Kinh Ðại Hội.
Phần III
20. Kinh A-Ma-Trú.
21. Kinh Phạm Ðộng.
22. Kinh Chủng Ðức.
23. Kinh Cửu-La-Ðàn-Ðầu.
24. Kinh Kiên Cố.
25. Kinh Lõa Hình Phạm Trí.
26. Kinh Tam Minh.
27. Kinh Sa-Môn-Qủa.
28. Kinh Bố-Tra-Bà-Lâu.
29. Kinh Lộ Già.
Phần IV
30. Kinh Thế Ký (bao gồm toàn bộ các phẩm nhỏ liệt kê dưới đây).
Phẩm 01: Kinh Diệm Phù Ðề.
Phẩm 02: Kinh Uất-Ðan-Viết.
Phẩm 03: Kinh Chuyến Luân Thánh Vương.
Phẩm 04: Kinh Ðịa Ngục.
Phẩm 05: Kinh Long Ðiểu.
Phẩm 06: Kinh A-Tu-Luân.
Phẩm 07. Kinh Tứ Thiên Vương.
Phẩm 08: Kinh Ðao-Lợi Thiên.
Phẩm 09: Kinh Tam Tai.
Phẩm 10: Kinh Chiến Ðấu.
Phẩm 11: Kinh Ba Trung Kiếp.
Phẩm 12: Kinh Thế Bản Duyên.

 

Source: LotusMedia lotusmedia.net
KINH TRƯỜNG A HÀM
Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm
Việt dịch: Thích Tuệ Sỹ

PHẦN III

24. KINH KIÊN CỐ

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại thành Na-lan-đà, trong rừng Ba-bà-lỵ-yểm, cùng chúng Đại Tỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi người.

Bấy giờ, có người con trai trưởng giả, tên gọi Kiên Cố, đi đến chỗ Phật, cúi lạy sát chân Phật, rồi ngồi xuống một bên. Khi ấy, con trai trưởng giả Kiên Cố bạch Phật rằng:

“Lành thay, Thế Tôn. Cúi mong Thế Tôn giáo sắc các Tỳ-kheo, nếu có Bà-la-môn, trưởng giả tử hay cư sĩ đến, hãy hiện thần thông, hiển thị pháp thượng nhân.”

Phật nói với Kiên Cố:

“Ta không bao giờ dạy các Tỳ-kheo hiện thần túc, pháp thượng nhân, cho Bà-la-môn, trưởng giả, cư sĩ. Ta chỉ dạy các đệ tử ở nơi thanh vắng nhàn tĩnh mà trầm tư về đạo. Nếu có công đức, nên giấu kín. Nếu có sai lầm, nên bày tỏ.”

Kiên Cố, con trai trưởng giả, lại bạch Phật:

“Cúi mong Thế Tôn giáo sắc các Tỳ-kheo, nếu có Bà-la-môn, trưởng giả tử hay cư sĩ đến, hãy hiện thần thông, hiển thị pháp thượng nhân.”

Phật lại nói với Kiên Cố:

“Ta không bao giờ dạy các Tỳ-kheo hiện thần túc, pháp thượng nhân, cho Bà-la-môn, trưởng giả, cư sĩ. Ta chỉ dạy các đệ tử ở nơi thanh vắng nhàn tĩnh mà trầm tư về đạo. Nếu có công đức, nên giấu kín. Nếu có sai lầm, nên bày tỏ.”

Khi ấy Kiên Cố, con trai trưởng giả, bạch Phật rằng:

“Con đối với pháp thượng nhân không có gì nghi ngờ. Nhưng thành Na-lan-đà này, quốc thổ thịnh vượng, nhân dân đông đúc, nếu ở đó mà hiện thần túc, sẽ ích lợi cho nhiều người. Phật và chúng Tăng khéo hoằng hóa đạo.”

Phật nói với Kiên Cố:

“Ta không bao giờ dạy các Tỳ-kheo hiện thần túc, pháp thượng nhân, cho Bà-la-môn, trưởng giả, cư sĩ. Ta chỉ dạy các đệ tử ở nơi thanh vắng nhàn tĩnh mà trầm tư về đạo. Nếu có công đức, nên giấu kín. Nếu có sai lầm, nên bày tỏ. Vì sao vậy? Có ba loại thần túc. Những gì là ba? Một, thần túc; hai, quán sát tâm người; ba, giáo giới.

“Thế nào là thần túc? Này con trai trưởng giả, Tỳ-kheo tập vô lượng thần túc, có thể từ một thân biến thành vô số; từ vô số thân hợp trở lại thành một thân; hoặc xa, hoặc gần, núi, sông, vách đá, thảy đều tự tại vô ngại, như đi trong hư không. Ở giữa hư không mà ngồi kết già y như chim bay. Ra, vào lòng đất y như trong nước. Hoặc đi trên nước như đi trên đất. Mình bốc khói, lửa, như đống lửa lớn. Tay sờ mặt trời, mặt trăng. Đứng cao đến Phạm thiên. Nếu có trưởng giả hay cư sĩ đã có tín tâm thấy Tỳ-kheo hiện vô lượng thần túc, đứng cao đến Phạm thiên, sẽ đi đến các trưởng giả, cư sĩ chưa có tín tâm khác, mà nói rằng: Tôi thấy Tỳ-kheo hiện vô lượng thần túc, đứng cao đến Phạm thiên. Trưởng giả hay cư sĩ kia, những người chưa có tín tâm, nói với những người đã có tín tâm rằng: Tôi nghe nói có thần chú Cù-la có khả năng hiện vô lượng thần biến như vậy..., cho đến, đứng cao đến Phạm thiên.”

Phật bảo Kiên Cố, con trai trưởng giả:

“Những người chưa có tín tâm kia nói như vậy há không phải là hủy báng sao?”

Kiên Cố đáp:

“Đó thật sự là lời hủy báng vậy.”

Phật nói:

“Ta vì vậy không giáo sắc các Tỳ-kheo hiện thần túc, pháp thượng nhân, mà chỉ dạy các đệ tử ở nơi thanh vắng nhàn tĩnh mà trầm tư về đạo. Nếu có công đức, nên giấu kín. Nếu có sai lầm, nên bày tỏ. Như vậy, này con trai trưởng giả, đó chính là loại thần túc mà các đệ tử Ta thị hiện.

“Sao gọi là thần túc quán sát tâm người? Ở đây, Tỳ-kheo hiện vô lượng thần túc quán sát; quán sát những pháp được nhớ nghĩ trong tâm chúng sanh; những việc được làm trong xó tối cũng có thể nhận biết. Nếu có trưởng giả hay cư sĩ đã có tín tâm thấy Tỳ-kheo hiện vô lượng thần túc quán sát; quán sát những pháp được nhớ nghĩ trong tâm chúng sanh; những việc được làm trong xó tối cũng có thể nhận biết, sẽ đi đến các trưởng giả, cư sĩ chưa có tín tâm khác, mà nói rằng: Tôi thấy Tỳ-kheo hiện vô lượng thần túc quán sát; quán sát những pháp được nhớ nghĩ trong tâm chúng sanh; những việc được làm trong xó tối cũng có thể nhận biết. Trưởng giả hay cư sĩ kia, những người chưa có tín tâm, nói với những người đã có tín tâm rằng: Tôi nghe nói có thần chú Càn-đà-la có khả năng hiện vô lượng thần biến như vậy... cho đến, đứng cao đến Phạm thiên.”

Phật bảo Kiên Cố, con trai trưởng giả:

“Những người chưa có tín tâm kia nói như vậy há không phải là hủy báng sao?”

Kiên Cố bạch Phật:

“Đó thật sự là lời hủy báng vậy.”

Phật nói:

“Ta vì vậy không giáo sắc các Tỳ-kheo hiện thần túc, pháp thượng nhân, mà chỉ dạy các đệ tử ở nơi thanh vắng nhàn tĩnh mà trầm tư về đạo. Nếu có công đức, nên giấu kín. Nếu có sai lầm, nên bày tỏ. Như vậy, này con trai trưởng giả, đó chính là loại thần túc quán sát mà các đệ tử Ta thị hiện.

“Thế nào là giáo giới thần túc? Này con trai trưởng giả, nếu Như Lai, Chí Chân, Đẳng Chánh Giác xuất hiện ở đời, mười hiệu đầy đủ, ở giữa chư Thiên, Người đời, Ma hoặc Ma thiên, Sa-môn, Bà-la-môn, mà tự thân chứng ngộ, rồi giảng thuyết cho người khác, với lời khoảng đầu, khoảng giữa và khoảng cuối thảy đều chân chánh, nghĩa vị thanh tịnh, phạm hạnh đầy đủ . Nếu có trưởng giả hoặc cư sĩ, sau khi nghe, ở trong đó phát sanh tín tâm. Khi đã có tín tâm, vị ấy ở trong đó quán sát, suy nghĩ rằng: Ta không nên sống tại gia. Nếu sống tại gia, trói buộc liên miên, không thể thanh tịnh tu hành phạm hạnh. Nay ta hãy cạo bỏ râu tóc, mặc ba pháp y, xuất gia tu đạo, đủ các công đức, cho đến thành tựu ba minh, diệt trừ những sự tối tăm, phát sanh ánh sáng đại trí. Vì sao vậy? Ầy là do tinh cần, ưa sống một mình chỗ thanh vắng, chuyên niệm không quên, mà được vậy. Này con trai trưởng giả, đó là giáo giới thần túc mà Tỳ-kheo của Ta thị hiện vậy.”

Bấy giờ, Kiên Cố, con trai trưởng giả, bạch Phật rằng:

“Có Tỳ-kheo nào thành tựu ba thần túc ấy không?

Phật nói với con trai trưởng giả:

“Ta không nói phần lớn các Tỳ-kheo đều thành tựu ba thần túc ấy. Nhưng, này con trai trưởng giả, có một Tỳ-kheo của Ta ở trong chúng này thầm suy nghĩ rằng: Thân này, với bốn đại: đất, nước, lửa, gió, vĩnh viễn diệt tận ở đâu? Tỳ-kheo ấy phút chốc hướng vào con đường thiên giới, đi đến chỗ Tứ thiên vương, hỏi Tứ thiên vương rằng: Thân này, với bốn đại: đất, nước, lửa, gió, vĩnh viễn diệt tận ở đâu?

“Này con trai trưởng giả, Tứ thiên vương kia trả lời Tỳ-kheo rằng: Tôi không biết bốn đại vĩnh viễn diệt tận ở đâu. Trên tôi còn có trời, gọi là Đao-lợi, vi diệu đệ nhất, có đại trí tuệ. Trời kia có thể biết bốn đại vĩnh viễn diệt tận ở đâu. Tỳ-kheo nghe xong, phút chốc hướng theo thiên đạo, đi lên trời Đao-lợi, hỏi chư Thiên: Thân này, với bốn đại: đất, nước, lửa, gió, vĩnh viễn diệt tận ở đâu? Chư Thiên Đao-lợi trả lời: Tôi không biết bốn đại vĩnh viễn diệt tận ở đâu. Bên trên còn có trời, gọi là Diệm-ma, vi diệu đệ nhất, có đại trí tuệ. Trời ấy có thể biết. Tỳ-kheo liền lên đó hỏi, nhưng nơi ấy vẫn không biết.

“Lần lượt như thế, lên Đâu-suất, lên Hóa tự tại, lên Tha hóa tự tại thiên, thảy đều nói: Tôi không biết bốn đại vĩnh viễn diệt tận ở đâu. Bên trên còn có trời, gọi là Phạm-ca-di, vi diệu đệ nhất, có đại trí tuệ. Trời ấy có thể biết bốn đại vĩnh viễn diệt tận ở đâu.Tỳ-kheo ấy phút chốc hướng vào Phạm đạo. Lên đến Phạm thiên, Tỳ-kheo hỏi: Thân này, với bốn đại: đất, nước, lửa, gió, vĩnh viễn diệt tận ở đâu? Vị Phạm thiên kia trả lời Tỳ-kheo: Tôi không biết bốn đại vĩnh viễn diệt tận ở đâu. Nay có Đại Phạm thiên vương, đấng Vô năng thắng, thống lãnh một ngàn thế giới, phú quý, tôn quý, hào quý, hoàn toàn được tự tại, có khả năng tạo hóa mọi vật, là cha mẹ của chúng sanh. Ngài có thể biết bốn đại vĩnh viễn diệt tận ở đâu. Này con trai trưởng giả, Tỳ-kheo kia liền hỏi ngay rằng: Ngài Đại Phạm thiên vương kia hiện đang ở đâu? Vị trời ấy đáp: Không rõ Đại Phạm nay đang ở đâu. Nhưng theo ý tôi mà xét, Ngài sẽ xuất hiện giây lát. Chưa bao lâu, Phạm vương hốt nhiên xuất hiện. Này con trai trưởng giả, Tỳ-kheo kia đến Phạm vương và hỏi: Thân này, với bốn đại: đất, nước, lửa, gió, vĩnh viễn diệt tận ở đâu? Đại phạm vương kia nói với Tỳ-kheo: Ta là Đại Phạm, là đấng Vô năng thắng, thống lãnh một ngàn thế giới, phú quý, tôn quý, hào quý, hoàn toàn được tự tại, có khả năng tạo hóa mọi vật, là cha mẹ của chúng sanh. Tỳ-kheo kia khi ấy nói với Phạm thiên vương: Tôi không hỏi việc ấy. Tôi hỏi, bốn đại: đất, nước, lửa, gió, vĩnh viễn diệt tận ở đâu.

“Này con trai trưởng giả, Phạm vương kia vẫn trả lời Tỳ-kheo: Ta là Đại phạm vương, cho đến, sáng tạo vạn vật, cha mẹ của chúng sanh. Tỳ-kheo lại nói: Tôi không hỏi việc ấy. Tôi hỏi, bốn đại vĩnh viễn diệt tận ở đâu. Này con trai trưởng giả, Phạm thiên vương, như vậy đến ba lần, không thể trả lời Tỳ-kheo, bốn đại này vĩnh viễn diệt tận ở đâu. Rồi thì, Đại phạm vương bèn nắm lấy tay phải của Tỳ-kheo, kéo ra chỗ kín đáo, nói rằng: Này Tỳ-kheo, nay các Phạm thiên đều bảo rằng ta là trí tuệ bậc nhất, không có gì không biết, không thấy. Vì vậy ta không trả lời thầy, vì ta không biết, không thấy, bốn đại này nơi đâu vĩnh viễn diệt tận. Rồi lại nói tiếp với Tỳ-kheo: Thầy thật là đại ngu ngốc mới bỏ Như Lai mà đi tra vấn chư Thiên về việc này. Thầy nên đến Thế Tôn mà hỏi việc này. Như những gì Phật nói, hãy ghi nhớ kỹ. Lại bảo Tỳ-kheo: Nay Phật ở tại Xá-vệ, trong vườn Cấp cô độc. Thầy hãy đến đó mà hỏi.

“Này con trai trưởng giả, bấy giờ, Tỳ-kheo hốt nhiên biến mất khỏi Phạm thiên giới và trong khoảnh khắc như tráng sĩ co duỗi cánh tay, đến Xá-vệ, trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Tỳ-kheo đi đến chỗ Ta, cúi lạy chân Ta, ngồi sang một bên, bạch Ta rằng: Thế Tôn, nay bốn đại này, đất, nước, lửa, gió, vĩnh viễn diệt tận ở đâu?

Bấy giờ, Ta nói rằng:

“Tỳ-kheo! Cũng như thương nhân mang một con ưng vào biển. Ở giữa biển, thả chim ưng bay các phương Đông, Tây, Nam, Bắc trong hư không. Nếu nhìn thấy đất liền, chim bèn dừng trên đó. Nếu không nhìn thấy, chim bay trở về thuyền. Tỳ-kheo, ngươi cũng vậy. Ngươi lên cho đến Phạm thiên để hỏi ý nghĩa đó, cuối cùng không thành tựu mới trở về Ta. Nay Ta sẽ khiến cho ngươi thành tựu ý nghĩa đó.”

Liền nói bài kệ rằng:

Do đâu không bốn đại:
Đất, nước, lửa và gió?
Do đâu không thô, tế,
Và dài, ngắn, đẹp, xấu?
Do đâu không danh-sắc,
Vĩnh diệt, không dư tàn?
Nên đáp: thức vô hình,
Vô lượng, tự tỏa sáng ;
Nó diệt, bốn đại diệt;
Thô, tế, đẹp, xấu diệt.
Nơi này danh sắc diệt,
Thức diệt, hết thảy diệt.

Khi ấy, Kiên Cố, con trai trưởng giả, bạch Phật rằng:

“Thế Tôn, Tỳ-kheo ấy tên gì? Làm sao ghi nhớ?”

Phật đáp:

“Tỳ-kheo ấy tên là A-thất-dĩ. Hãy ghi nhớ như vậy.”

Bấy giờ, Kiên Cố, con trai trưởng giả, nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

-ooOoo-

trang trước

đầu trang

trang kế


[Thư mục BuddhaSasana]

last upated: 07-02-2004

Kinh Truong A Ham - Thich Tue Sy dich
Thư mục BuddhaSasana

Lưu ý: Đọc với phông chữ CN-Times nâng cấp hay Arial Unicode MS


 
Trường A Hàm Kinh
Phàm Lệ
Phần I
01. Kinh Ðại Bản
02. Kinh Du Hành.
03. Kinh Ðiển Tôn
04. Kinh Xà-Ni-Sa
Phần II
05. Kinh Tiểu Duyên.
06. Kinh Chuyển Luân Thánh Vương Tu Hành.
07. Kinh Tệ-Tú
08. Kinh Tán-Ðà-Na.
09. Kinh Chúng Tập.
10. Kinh Thập Thượng.
11. Kinh Tăng Nhất
12. Kinh Tam Tụ
13. Kinh Ðại Duyên Phương Tiện.
14. Kinh Thích Ðề Hoàn Nhân Vấn.
15. A-Nậu-Di.
16. Kinh Thiện Sanh.
17. Kinh Thanh Tịnh.
18. Kinh Tự Hoan Hỉ.
19. Kinh Ðại Hội.
Phần III
20. Kinh A-Ma-Trú.
21. Kinh Phạm Ðộng.
22. Kinh Chủng Ðức.
23. Kinh Cửu-La-Ðàn-Ðầu.
24. Kinh Kiên Cố.
25. Kinh Lõa Hình Phạm Trí.
26. Kinh Tam Minh.
27. Kinh Sa-Môn-Qủa.
28. Kinh Bố-Tra-Bà-Lâu.
29. Kinh Lộ Già.
Phần IV
30. Kinh Thế Ký (bao gồm toàn bộ các phẩm nhỏ liệt kê dưới đây).
Phẩm 01: Kinh Diệm Phù Ðề.
Phẩm 02: Kinh Uất-Ðan-Viết.
Phẩm 03: Kinh Chuyến Luân Thánh Vương.
Phẩm 04: Kinh Ðịa Ngục.
Phẩm 05: Kinh Long Ðiểu.
Phẩm 06: Kinh A-Tu-Luân.
Phẩm 07. Kinh Tứ Thiên Vương.
Phẩm 08: Kinh Ðao-Lợi Thiên.
Phẩm 09: Kinh Tam Tai.
Phẩm 10: Kinh Chiến Ðấu.
Phẩm 11: Kinh Ba Trung Kiếp.
Phẩm 12: Kinh Thế Bản Duyên.

 

Source: LotusMedia lotusmedia.net
KINH TRƯỜNG A HÀM
Hán Dịch: Phật Ðà Da Xá & Trúc Phật Niệm
Việt dịch: Thích Tuệ Sỹ

PHẦN III

24. KINH KIÊN CỐ

Tôi nghe như vầy:

Một thời, Phật ở tại thành Na-lan-đà, trong rừng Ba-bà-lỵ-yểm, cùng chúng Đại Tỳ-kheo một ngàn hai trăm năm mươi người.

Bấy giờ, có người con trai trưởng giả, tên gọi Kiên Cố, đi đến chỗ Phật, cúi lạy sát chân Phật, rồi ngồi xuống một bên. Khi ấy, con trai trưởng giả Kiên Cố bạch Phật rằng:

“Lành thay, Thế Tôn. Cúi mong Thế Tôn giáo sắc các Tỳ-kheo, nếu có Bà-la-môn, trưởng giả tử hay cư sĩ đến, hãy hiện thần thông, hiển thị pháp thượng nhân.”

Phật nói với Kiên Cố:

“Ta không bao giờ dạy các Tỳ-kheo hiện thần túc, pháp thượng nhân, cho Bà-la-môn, trưởng giả, cư sĩ. Ta chỉ dạy các đệ tử ở nơi thanh vắng nhàn tĩnh mà trầm tư về đạo. Nếu có công đức, nên giấu kín. Nếu có sai lầm, nên bày tỏ.”

Kiên Cố, con trai trưởng giả, lại bạch Phật:

“Cúi mong Thế Tôn giáo sắc các Tỳ-kheo, nếu có Bà-la-môn, trưởng giả tử hay cư sĩ đến, hãy hiện thần thông, hiển thị pháp thượng nhân.”

Phật lại nói với Kiên Cố:

“Ta không bao giờ dạy các Tỳ-kheo hiện thần túc, pháp thượng nhân, cho Bà-la-môn, trưởng giả, cư sĩ. Ta chỉ dạy các đệ tử ở nơi thanh vắng nhàn tĩnh mà trầm tư về đạo. Nếu có công đức, nên giấu kín. Nếu có sai lầm, nên bày tỏ.”

Khi ấy Kiên Cố, con trai trưởng giả, bạch Phật rằng:

“Con đối với pháp thượng nhân không có gì nghi ngờ. Nhưng thành Na-lan-đà này, quốc thổ thịnh vượng, nhân dân đông đúc, nếu ở đó mà hiện thần túc, sẽ ích lợi cho nhiều người. Phật và chúng Tăng khéo hoằng hóa đạo.”

Phật nói với Kiên Cố:

“Ta không bao giờ dạy các Tỳ-kheo hiện thần túc, pháp thượng nhân, cho Bà-la-môn, trưởng giả, cư sĩ. Ta chỉ dạy các đệ tử ở nơi thanh vắng nhàn tĩnh mà trầm tư về đạo. Nếu có công đức, nên giấu kín. Nếu có sai lầm, nên bày tỏ. Vì sao vậy? Có ba loại thần túc. Những gì là ba? Một, thần túc; hai, quán sát tâm người; ba, giáo giới.

“Thế nào là thần túc? Này con trai trưởng giả, Tỳ-kheo tập vô lượng thần túc, có thể từ một thân biến thành vô số; từ vô số thân hợp trở lại thành một thân; hoặc xa, hoặc gần, núi, sông, vách đá, thảy đều tự tại vô ngại, như đi trong hư không. Ở giữa hư không mà ngồi kết già y như chim bay. Ra, vào lòng đất y như trong nước. Hoặc đi trên nước như đi trên đất. Mình bốc khói, lửa, như đống lửa lớn. Tay sờ mặt trời, mặt trăng. Đứng cao đến Phạm thiên. Nếu có trưởng giả hay cư sĩ đã có tín tâm thấy Tỳ-kheo hiện vô lượng thần túc, đứng cao đến Phạm thiên, sẽ đi đến các trưởng giả, cư sĩ chưa có tín tâm khác, mà nói rằng: Tôi thấy Tỳ-kheo hiện vô lượng thần túc, đứng cao đến Phạm thiên. Trưởng giả hay cư sĩ kia, những người chưa có tín tâm, nói với những người đã có tín tâm rằng: Tôi nghe nói có thần chú Cù-la có khả năng hiện vô lượng thần biến như vậy..., cho đến, đứng cao đến Phạm thiên.”

Phật bảo Kiên Cố, con trai trưởng giả:

“Những người chưa có tín tâm kia nói như vậy há không phải là hủy báng sao?”

Kiên Cố đáp:

“Đó thật sự là lời hủy báng vậy.”

Phật nói:

“Ta vì vậy không giáo sắc các Tỳ-kheo hiện thần túc, pháp thượng nhân, mà chỉ dạy các đệ tử ở nơi thanh vắng nhàn tĩnh mà trầm tư về đạo. Nếu có công đức, nên giấu kín. Nếu có sai lầm, nên bày tỏ. Như vậy, này con trai trưởng giả, đó chính là loại thần túc mà các đệ tử Ta thị hiện.

“Sao gọi là thần túc quán sát tâm người? Ở đây, Tỳ-kheo hiện vô lượng thần túc quán sát; quán sát những pháp được nhớ nghĩ trong tâm chúng sanh; những việc được làm trong xó tối cũng có thể nhận biết. Nếu có trưởng giả hay cư sĩ đã có tín tâm thấy Tỳ-kheo hiện vô lượng thần túc quán sát; quán sát những pháp được nhớ nghĩ trong tâm chúng sanh; những việc được làm trong xó tối cũng có thể nhận biết, sẽ đi đến các trưởng giả, cư sĩ chưa có tín tâm khác, mà nói rằng: Tôi thấy Tỳ-kheo hiện vô lượng thần túc quán sát; quán sát những pháp được nhớ nghĩ trong tâm chúng sanh; những việc được làm trong xó tối cũng có thể nhận biết. Trưởng giả hay cư sĩ kia, những người chưa có tín tâm, nói với những người đã có tín tâm rằng: Tôi nghe nói có thần chú Càn-đà-la có khả năng hiện vô lượng thần biến như vậy... cho đến, đứng cao đến Phạm thiên.”

Phật bảo Kiên Cố, con trai trưởng giả:

“Những người chưa có tín tâm kia nói như vậy há không phải là hủy báng sao?”

Kiên Cố bạch Phật:

“Đó thật sự là lời hủy báng vậy.”

Phật nói:

“Ta vì vậy không giáo sắc các Tỳ-kheo hiện thần túc, pháp thượng nhân, mà chỉ dạy các đệ tử ở nơi thanh vắng nhàn tĩnh mà trầm tư về đạo. Nếu có công đức, nên giấu kín. Nếu có sai lầm, nên bày tỏ. Như vậy, này con trai trưởng giả, đó chính là loại thần túc quán sát mà các đệ tử Ta thị hiện.

“Thế nào là giáo giới thần túc? Này con trai trưởng giả, nếu Như Lai, Chí Chân, Đẳng Chánh Giác xuất hiện ở đời, mười hiệu đầy đủ, ở giữa chư Thiên, Người đời, Ma hoặc Ma thiên, Sa-môn, Bà-la-môn, mà tự thân chứng ngộ, rồi giảng thuyết cho người khác, với lời khoảng đầu, khoảng giữa và khoảng cuối thảy đều chân chánh, nghĩa vị thanh tịnh, phạm hạnh đầy đủ . Nếu có trưởng giả hoặc cư sĩ, sau khi nghe, ở trong đó phát sanh tín tâm. Khi đã có tín tâm, vị ấy ở trong đó quán sát, suy nghĩ rằng: Ta không nên sống tại gia. Nếu sống tại gia, trói buộc liên miên, không thể thanh tịnh tu hành phạm hạnh. Nay ta hãy cạo bỏ râu tóc, mặc ba pháp y, xuất gia tu đạo, đủ các công đức, cho đến thành tựu ba minh, diệt trừ những sự tối tăm, phát sanh ánh sáng đại trí. Vì sao vậy? Ầy là do tinh cần, ưa sống một mình chỗ thanh vắng, chuyên niệm không quên, mà được vậy. Này con trai trưởng giả, đó là giáo giới thần túc mà Tỳ-kheo của Ta thị hiện vậy.”

Bấy giờ, Kiên Cố, con trai trưởng giả, bạch Phật rằng:

“Có Tỳ-kheo nào thành tựu ba thần túc ấy không?

Phật nói với con trai trưởng giả:

“Ta không nói phần lớn các Tỳ-kheo đều thành tựu ba thần túc ấy. Nhưng, này con trai trưởng giả, có một Tỳ-kheo của Ta ở trong chúng này thầm suy nghĩ rằng: Thân này, với bốn đại: đất, nước, lửa, gió, vĩnh viễn diệt tận ở đâu? Tỳ-kheo ấy phút chốc hướng vào con đường thiên giới, đi đến chỗ Tứ thiên vương, hỏi Tứ thiên vương rằng: Thân này, với bốn đại: đất, nước, lửa, gió, vĩnh viễn diệt tận ở đâu?

“Này con trai trưởng giả, Tứ thiên vương kia trả lời Tỳ-kheo rằng: Tôi không biết bốn đại vĩnh viễn diệt tận ở đâu. Trên tôi còn có trời, gọi là Đao-lợi, vi diệu đệ nhất, có đại trí tuệ. Trời kia có thể biết bốn đại vĩnh viễn diệt tận ở đâu. Tỳ-kheo nghe xong, phút chốc hướng theo thiên đạo, đi lên trời Đao-lợi, hỏi chư Thiên: Thân này, với bốn đại: đất, nước, lửa, gió, vĩnh viễn diệt tận ở đâu? Chư Thiên Đao-lợi trả lời: Tôi không biết bốn đại vĩnh viễn diệt tận ở đâu. Bên trên còn có trời, gọi là Diệm-ma, vi diệu đệ nhất, có đại trí tuệ. Trời ấy có thể biết. Tỳ-kheo liền lên đó hỏi, nhưng nơi ấy vẫn không biết.

“Lần lượt như thế, lên Đâu-suất, lên Hóa tự tại, lên Tha hóa tự tại thiên, thảy đều nói: Tôi không biết bốn đại vĩnh viễn diệt tận ở đâu. Bên trên còn có trời, gọi là Phạm-ca-di, vi diệu đệ nhất, có đại trí tuệ. Trời ấy có thể biết bốn đại vĩnh viễn diệt tận ở đâu.Tỳ-kheo ấy phút chốc hướng vào Phạm đạo. Lên đến Phạm thiên, Tỳ-kheo hỏi: Thân này, với bốn đại: đất, nước, lửa, gió, vĩnh viễn diệt tận ở đâu? Vị Phạm thiên kia trả lời Tỳ-kheo: Tôi không biết bốn đại vĩnh viễn diệt tận ở đâu. Nay có Đại Phạm thiên vương, đấng Vô năng thắng, thống lãnh một ngàn thế giới, phú quý, tôn quý, hào quý, hoàn toàn được tự tại, có khả năng tạo hóa mọi vật, là cha mẹ của chúng sanh. Ngài có thể biết bốn đại vĩnh viễn diệt tận ở đâu. Này con trai trưởng giả, Tỳ-kheo kia liền hỏi ngay rằng: Ngài Đại Phạm thiên vương kia hiện đang ở đâu? Vị trời ấy đáp: Không rõ Đại Phạm nay đang ở đâu. Nhưng theo ý tôi mà xét, Ngài sẽ xuất hiện giây lát. Chưa bao lâu, Phạm vương hốt nhiên xuất hiện. Này con trai trưởng giả, Tỳ-kheo kia đến Phạm vương và hỏi: Thân này, với bốn đại: đất, nước, lửa, gió, vĩnh viễn diệt tận ở đâu? Đại phạm vương kia nói với Tỳ-kheo: Ta là Đại Phạm, là đấng Vô năng thắng, thống lãnh một ngàn thế giới, phú quý, tôn quý, hào quý, hoàn toàn được tự tại, có khả năng tạo hóa mọi vật, là cha mẹ của chúng sanh. Tỳ-kheo kia khi ấy nói với Phạm thiên vương: Tôi không hỏi việc ấy. Tôi hỏi, bốn đại: đất, nước, lửa, gió, vĩnh viễn diệt tận ở đâu.

“Này con trai trưởng giả, Phạm vương kia vẫn trả lời Tỳ-kheo: Ta là Đại phạm vương, cho đến, sáng tạo vạn vật, cha mẹ của chúng sanh. Tỳ-kheo lại nói: Tôi không hỏi việc ấy. Tôi hỏi, bốn đại vĩnh viễn diệt tận ở đâu. Này con trai trưởng giả, Phạm thiên vương, như vậy đến ba lần, không thể trả lời Tỳ-kheo, bốn đại này vĩnh viễn diệt tận ở đâu. Rồi thì, Đại phạm vương bèn nắm lấy tay phải của Tỳ-kheo, kéo ra chỗ kín đáo, nói rằng: Này Tỳ-kheo, nay các Phạm thiên đều bảo rằng ta là trí tuệ bậc nhất, không có gì không biết, không thấy. Vì vậy ta không trả lời thầy, vì ta không biết, không thấy, bốn đại này nơi đâu vĩnh viễn diệt tận. Rồi lại nói tiếp với Tỳ-kheo: Thầy thật là đại ngu ngốc mới bỏ Như Lai mà đi tra vấn chư Thiên về việc này. Thầy nên đến Thế Tôn mà hỏi việc này. Như những gì Phật nói, hãy ghi nhớ kỹ. Lại bảo Tỳ-kheo: Nay Phật ở tại Xá-vệ, trong vườn Cấp cô độc. Thầy hãy đến đó mà hỏi.

“Này con trai trưởng giả, bấy giờ, Tỳ-kheo hốt nhiên biến mất khỏi Phạm thiên giới và trong khoảnh khắc như tráng sĩ co duỗi cánh tay, đến Xá-vệ, trong vườn Cấp cô độc, rừng cây Kỳ-đà. Tỳ-kheo đi đến chỗ Ta, cúi lạy chân Ta, ngồi sang một bên, bạch Ta rằng: Thế Tôn, nay bốn đại này, đất, nước, lửa, gió, vĩnh viễn diệt tận ở đâu?

Bấy giờ, Ta nói rằng:

“Tỳ-kheo! Cũng như thương nhân mang một con ưng vào biển. Ở giữa biển, thả chim ưng bay các phương Đông, Tây, Nam, Bắc trong hư không. Nếu nhìn thấy đất liền, chim bèn dừng trên đó. Nếu không nhìn thấy, chim bay trở về thuyền. Tỳ-kheo, ngươi cũng vậy. Ngươi lên cho đến Phạm thiên để hỏi ý nghĩa đó, cuối cùng không thành tựu mới trở về Ta. Nay Ta sẽ khiến cho ngươi thành tựu ý nghĩa đó.”

Liền nói bài kệ rằng:

Do đâu không bốn đại:
Đất, nước, lửa và gió?
Do đâu không thô, tế,
Và dài, ngắn, đẹp, xấu?
Do đâu không danh-sắc,
Vĩnh diệt, không dư tàn?
Nên đáp: thức vô hình,
Vô lượng, tự tỏa sáng ;
Nó diệt, bốn đại diệt;
Thô, tế, đẹp, xấu diệt.
Nơi này danh sắc diệt,
Thức diệt, hết thảy diệt.

Khi ấy, Kiên Cố, con trai trưởng giả, bạch Phật rằng:

“Thế Tôn, Tỳ-kheo ấy tên gì? Làm sao ghi nhớ?”

Phật đáp:

“Tỳ-kheo ấy tên là A-thất-dĩ. Hãy ghi nhớ như vậy.”

Bấy giờ, Kiên Cố, con trai trưởng giả, nghe những điều Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

-ooOoo-

trang trước

đầu trang

trang kế


[Thư mục BuddhaSasana]

last upated: 07-02-2004