Hoa Ngọc Lan Chương 2 Phần 1 Tỳ Ni sử dụng hằng ngàyHoa Ngọc Lan chỉ giới thiệu phần kệ và ý nghĩa của kệ mà không đi vào mật chú. Truyền thống kinh tạng Nikàya, A-Hàm, Bát-Nhã, và Duy Thức không đề cập đến mật chú. Kinh Pháp Hoa và Thủ Lăng Nghiêm có đề cập đến mật chú, nhưng không xem mật chú như là pháp môn tu tập để đoạn trừ các lậu hoặc. Mật chú, ở đây, chỉ là một chiếc bóng xuất hiện ở chặng đầu lộ trình tu tập để ổn định tâm lý đi vào Giới - Ðịnh - Tuệ. Có 45 bài Tỳ Ni tiêu biểu dành cho 45 việc làm thường ngày của một Sa Di. Các bài kệ Việt ngữ dưới đây dựa vào bản dịch của Hòa thượng Thích Trí Quang. 1. Thức dậy:
Phần hiểu và hành: - Vừa mới choàng thức, khi còn trên giường ngủ, Sa Di khởi niệm mong cho tất cả có được trí tuệ giải thoát thấy rõ vạn pháp. - Làm thế là cách Sa Di nuôi dưỡng từ bi chánh kiến và ý chí giải thoát. 2. Ðánh chuông:
Hiểu và hành: - Âm thanh thanh thoát của tiếng chuông vốn có tác dụng lắng đọng ưu phiền. Do ưu phiền lắng đọng, mà tâm định sinh; do có định, mà tuệ có. Do tuệ hay chánh kiến có mặt mà tác nhân tà kiến đưa vào địa ngục không còn. - Nghe tiếng chuông là nghe thực tướng của pháp qua âm thanh. Nghe với trí tuệ vô ngã, với lòng đại bi mong tất cả giải thoát là cách người Sa Di nuôi dưỡng và phát triển tâm giải thoát của tự thân. 3. Mặc áo:
Hiểu và hành: Khi mặc áo quần, người Sa Di không để tâm đi vào các vọng tưởng, tạp tưởng; khởi tâm mong cho tất cả không quên kiểm soát các tâm tham, sân, si và giữ gìn các tâm vô tham, vô sân, vô si; biết hổ thẹn về các tạp tưởng sai trái, phóng dật của tự thân để tiến tu giải thoát. Tâm hổ thẹn là loại tâm lý ngăn cản đi vào các sai lầm, nuôi dưỡng các thiện tâm. 4. Rời chỗ nằm:
Hiểu và hành: Từ đầu ngày, từ khi đặt chân xuống đất, Sa Di khởi niệm từ bi quan tâm đến sự an toàn tính mệnh cho chúng sinh, mong tất cả được giải thoát. Ðây là hình thức người Sa Di ổn định tâm lý tự thân và nuôi dưỡng lòng bi. 5. Ði:
Hiểu và hành: Hình ảnh hay sự việc đi ra khỏi giường nằm và đi ra khỏi ngôi nhà nhắc nhở Sa Di nhớ đến sứ mệnh và mục tiêu giải thoát của người xuất gia; ấy là, tự mình đi ra và giúp những người khác đi ra khỏi ngôi nhà khổ đau của Tam giới, đi ra khỏi căn nhà dục vọng của cuộc đời. Khởi niệm mong tất cả thoát khỏi biển khổ là cách nuôi dưỡng tâm đại bi và trí tuệ giải thoát. 6. Ra khỏi nhà:
Hiểu và hành: Tương tự ý nghĩa của kệ số 6, kệ này nhắc lại mục tiêu giải thoát: đi ra khỏi dục ái, hữu ái và vô hữu ái để đoạn tận vô minh mà vào sâu trí giác của Phật. Khởi niệm mong tất cả đắc Phật trí là nuôi dưỡng tâm đại bi và đại trí của tự thân. 7. Công việc vệ sinh:
Hiểu và hành: Khi cơ thể đưa hết chất dơ ra ngoài, người Sa Di cần giác tỉnh liền rằng đó là vật gờm nhớm cần được tống ra đúng lúc. Cũng vậy, tham, sân, si là cấu uế của tâm cần được loại bỏ gấp ra khỏi tâm; nếu không thì chúng sẽ gây nên nhiều tội lỗi tác hại. Ý thức như thế để trở về tu tập Giới - Ðịnh - Tuệ. Giới và Ðịnh thì đối trị tham; Tuệ thì đối trị si; Từ bi thì đối trị sân. Mong cầu tất cả chúng sinh thoát ly sinh tử (ra khỏi tham, sân, si) là nuôi dưỡng tâm đại bi và đại trí. 8. Rửa sạch:
Hiểu và hành: Theo sau đại, tiểu là việc dùng nước để tẩy uế. Như việc tẩy uế cần được thực hiện liền, không trì hoãn; cũng vậy, mong cầu chúng sinh cấp thiết dùng nước trí tuệ, phạm hạnh để tẩy sạch các cấu uế tham, sân, si của tâm. 9. Tắm rửa:
Hiểu và hành: Việc rửa sạch thân cần được làm gọn, khéo và nhuần; cũng vậy, tâm cấu uế được tẩy sạch thuần khiết. Sa Di cần hiểu điều đó, và mong cầu tất cả làm được điều đó. 10. Rửa tay:
Hiểu và hành: Sa Di cần biểu hiện lòng sùng mộ Pháp qua cử chỉ tôn kính kinh điển: nắm giữ kinh điển với đôi bàn tay sạch. Nhưng mục tiêu nhắm đến là cái tâm vô cấu để đón nhận diệu pháp. Vì vậy, người xuất gia khởi đại bi tâm mong cầu tất cả làm được điều đó. 11. Rửa mặt:
Hiểu và hành: Trong động tác rửa mặt, cũng như các việc làm ở trên, người Sa Di không để quên mục tiêu ở trên con đường: đó là việc tẩy sạch tham, sân, si, và mong tất cả tẩy sạch tham, sân, si. 12. Uống nước:
Hiểu và hành: Qua thiên nhãn, huệ nhãn và pháp nhãn, Thế tôn thấy có vô số vi trùng trong một bát nước; và thấy ra tâm chấp tướng của người tu. Ðể giúp người tu đi ra khỏi mặc cảm tội lỗi về giải thoát, và để củng cố lòng từ, Thế tôn dạy bài kệ và câu chú ở mục 13. 13. Pháp y năm điều:
Hiểu và hành: Pháp y có hình ô vuông của đám ruộng tượng trưng cho ruộng phước, nơi đó người đời gieo trồng phước đức. Mang y xuất gia là tự mình làm cơ sở đem lại phước đức cho đời trong việc tự độ và độ tha. Khi đắp pháp y, người tu tự nhắc mình về trách nhiệm tự độ và độ tha đó. 14. Y bảy điều:
(Tương tự kệ 13) 15. Y lớn:
Hiểu và hành: Khi mang y lớn, hoặc khi thấy y lớn, người xuất gia cần giác tỉnh liền rằng tự thân đang giữ sứ mệnh giới thiệu con đường giải thoát đến với mọi người. 16. Dụng cụ lót nằm: (ngọa cụ)
Hiểu và hành: Ni sư đàn là từ dịch âm của Nisìdanna, có nghĩa là vật để lót nằm hay ngồi. Như tấm lót đỡ thân, giới - định - tuệ nâng đỡ tâm giải thoát. Lúc nằm, người tu quyết tâm phát triển giải thoát, không rời khỏi tâm giải thoát như không rời tấm tọa cụ, cung kính hoằng đạo lợi sinh. 17. Lên điện Phật:
Hiểu và hành: Nhìn thấy Phật không phải là dừng lại ở thân tướng của Ngài, mà là để chiêm ngưỡng trí tuệ giải thoát mà Ngài đã thành tựu. Thấy Phật, vị Sa Di liền khởi niệm đại từ mong tất cả có cái nhìn rõ suốt thế giới. Ở đây vẫn không đi ra ngoài mục tiêu giáo dục của nhà chùa: nuôi dưỡng trí tuệ và từ bi. 18. Tán thán Thế Tôn:
Hiểu và hành: Bài kệ tán thán Phật này thường được chư Tăng và Phật tử đọc đầu mỗi buổi lễ, xưng tán Ngài đã rốt ráo giải thoát, đã mở đường giải thoát cho tất cả do lòng thương tưởng trời, người. Nếu tin và hành giải thoát dù chốc lát cũng sẽ được phước giải thoát lớn, vơi đi nhiều si mê và phiền não. Tán thán Phật là nuôi dưỡng lòng sùng mộ giải thoát, vừa huân nhiếp các đức tánh của Phật, vừa tự hưng phấn tâm tư giải thoát của người tu. 19. Chân ngôn đảnh lễ khắp cả:
Hiểu và hành: Khi đảnh lễ Thế Tôn, nhờ năng lực thần chú mà sự đảnh lễ thể hiện đến khắp pháp giới. Nếu sự kiện đảnh lễ phổ cập đến pháp giới, thì tính chất của các pháp là có tính phổ cập đó. Ðó là tính tương dung tương nhiếp, hay tính "một là tất cả, tất cả là một". Ðây là ý nghĩa của "lý" về đảnh lễ. Về sự, chân ngôn ấy giúp người Sa Di khai thông được tâm chấp thủ tướng của tự thân, xóa đi tâm lý so đo. Chân ngôn ấy hộ trì người tu quen dần với thực pháp vốn vô ngại, khi tự thân chưa có đủ tuệ giải thoát và tín giải thoát. Chân ngôn trên còn gián tiếp giúp Sa Di nuôi dưỡng và mở rộng lòng sùng mộ giải thoát đến vô cùng. 20. Lạy Phật:
Hiểu và hành: Lời tán thán này là nội dung của lời tán thán Phật của tôn giả Xá Lợi Phất trong kinh tạng Nikàya. Tất cả ba cõi đều đang bị vướng mắc sinh tử, hay chỉ đang ở trên đường hoặc cuối đường ra sinh tử. Thế Tôn là bậc đã hoàn toàn thoát ly sinh tử, có khả năng mở ra con đường đoạn diệt sinh tử, nên Ngài là bậc vô tỉ. Tán thán Phật là hình thức củng cố và nuôi dưỡng niềm tin và sùng mộ giải thoát của người tu. 21. Cúng bình sạch (cúng nước):
Hiểu và hành: Hình ảnh chiếc bình sạch cũng là một bài học về giải thoát của người Sa Di. Không có hiện hữu nào không là bài học giải thoát của người xuất gia cả, chiếc bình sạch nhắc người tu nhìn lại tâm thức mình, sửa soạn cho tâm sạch sẽ hết các cấu uế. Chiếc bình sạch cũng là hình ảnh thu nhỏ (hay gợi nhớ) cõi nước Tịnh độ được diễn tả trong thời công phu chiều, thể hiện ước mơ giải thoát toàn triệt của người xuất gia. Chiếc bình sạch cũng là trợ duyên hộ trì người tu đi vào hạnh giải thoát của tự độ và độ tha, nuôi dưỡng trí tuệ và từ bi vậy. 22. Chân ngôn súc bình sạch: (Tương tự kệ, chú 21) 23. Chân ngôn rót nước: (Tương tự kệ, chú 21) 24. Dùng cơm:
Hiểu và hành: Cũng vận dụng cùng một nguyên tắc giáo dục, tỳ ni dạy người xuất gia rút ra bài học giải thoát từ hết thảy các đối tượng thấy, nghe, xúc chạm .v.v... Hình ảnh chiếc bát không nhắc người tu hướng tâm về mục tiêu giải thoát: làm rỗng không phiền não trong tâm mình. Cứ liên tục khởi niệm giải thoát như thế hằng ngày (mọi lúc, mọi nơi) thì tâm thức sẽ huân tập giải thoát dần dần cho đến ngày sung mãn, trí tuệ sẽ bộc hiện. Bi và Trí cần được tu tập song hành. 25. Xuất cho Chúng sinh:
Hiểu và hành: Tất cả các pháp, ở trong hay ngoài tâm, đều có tự tính vô ngã tính, tự tại vô ngã cả. Ðó là pháp lực (năng lực bất khả tư nghì của pháp) ở ngoài tư duy hữu ngã. Vì vô tự tính nên vô ngại; vì vô ngại nên bảy hạt cơm có thể bủa khắp mười phương về cả hai mặt lý và sự. Thật sự, chỉ một hạt đã chính là pháp giới. Bài kệ 25 vừa dạy Sa Di về trí tuệ vô ngã, vừa dạy mở rộng lòng từ. 26. Thị giả đưa thức ăn:
Hiểu và hành: Sa Di tu tập hạnh từ bằng pháp bố thí, bố thí khắp cho chúng sinh, cho những ai cần thiết của thí và an lạc. Hành kệ 26 là cách phát khởi và nuôi dưỡng từ tâm. 27. Quán tưởng:
Hiểu và hành: Việc khởi tưởng năm điều khi ăn là việc làm của Tỷ kheo, nhưng ở đây dạy Sa Di tập sự, khi ăn, Sa Di cũng khởi tưởng năm điều dưới đây:
Năm điều khởi tưởng đó là một bài học dạy người Sa Di cung cách ăn của người sống đời sống trí tuệ, vừa dạy cách nuôi dưỡng tâm rời tham ái, chế ngự các tạp niệm, vừa nhắc nhở người tu biết ơn tín thí, xã hội để sống vì sự an lạc giải thoát của mọi người. 27a. Chính thức ăn cơm:
Hiểu và hành: Như bình bát là vật đựng thức ăn thích ứng của người xuất gia, tâm thức người tu sĩ phải là chỗ chứa đựng thích đáng các pháp giải thoát. Người tu sĩ cần khởi niệm mong cầu tất cả xứng đáng nắm giữ pháp giải thoát và có khả năng giới thiệu đạo giải thoát. Xứng nhận sự cúng dường của người và trời nghĩa là "ứng cúng", là bậc A La Hán đoạn trừ hết lậu hoặc tham, sân, si. Mong cho tất cả chúng sinh đều đắc A La Hán, thoát ly sinh tử. 27b.Khởi niệm ba niệm trước khi ăn (mỗi niệm chỉ dùng vài hạt cơm tượng trưng):
Hiểu và hành: Bài kệ 27b nói thẳng mục tiêu giải thoát của người xuất gia mà vị Sa Di cần nhớ:
28. Kết thúc bữa ăn:
Hiểu và hành: Trong việc thọ thực của người xuất gia, ý nghĩa bố thí thể hiện qua các mặt:
Kết thúc bữa ăn, kệ 28 nhắc nhở người tu quay về với mục tiêu giải thoát: làm tròn phạm hạnh thoát ly sinh tử và mong cầu tất cả đều được kết quả như vậy. 29. Rửa bát:
(tương tự ý nghĩa của kệ 26 & 27) 30. Mở bát:
Hiểu và hành: - Bình bát là vật đựng thức ăn của Như Lai. - Tam luân không tịch: người cho, người nhận và vật cho có tự tính vốn vô ngã, thanh tịnh. - Nắm giữ bình bát của Như Lai, việc đó nhắc nhở sự thành tựu đạo nghiệp của Như Lai, sự chứng nhập thực tướng vô ngã. Người tu từ đó khởi niệm mong cầu tất cả chúng sinh đều thành tựu sự nghiệp chứng nhập thực tại vô ngã đó. 31. Nhận đồ cúng dường:
Hiểu và hành: Tài thí là bố thí tài vật (ngoại tài) và thân mạng (nội tài). Pháp thí là bố thí pháp giải thoát (giới thiệu con đường giải thoát Giới - Ðịnh - Tuệ ) Hai pháp bố thí ấy chỉ khác nhau ở mặt sự tướng; nếu hành tài thí ba la mật và pháp thí ba la mật thì cả hai hạnh ấy không khác biệt nhau; kết quả của cả hai đều đi vào chỗ vô thủ trước Niết Bàn. Giải thoát là hành thí ba la mật mà không phân biệt tài thí hay pháp thí. 32. Lấy tăm xỉa răng:
Hiểu và hành: Tăm dùng của nhà chùa thường được làm bằng cành dương nhỏ, nên gọi là tăm dương. Thời điểm xỉa răng là thời điểm sau cùng của bữa ăn; thân vừa no đủ, sung mãn. Từ đó, người ta khởi niệm mong cầu tất cả được sung mãn giải thoát, "no đủ" diệu pháp. 33. Xỉa răng:
( Tương tự ý nghĩa của kệ 32) 34. Súc miệng:
Hiểu và hành: Kệ nầy dùng khi súc miệng sau bữa ăn, hoặc bất cứ khi nào trong ngày. Súc miệng là giữ cho miệng sạch. Việc làm này hướng niệm người xuất gia đến việc làm sạch tâm, thanh tịnh cả thân, miệng và ý. Quan trọng là ý nghiệp. Chính tâm phân biệt có tướng dơ, tướng sạch là tâm cấu uế. Phải thấy "nước dơ lên hương hoa", nghĩa là dơ, sạch đều có cùng tự tính vô ngã. Tâm thấy ấy là tâm thanh tịnh (tâm lìa khỏi chấp thủ tướng). Khi tâm hoàn toàn thanh tịnh, thì toàn pháp giới trở nên thanh tịnh. Ðó là nghĩa tâm tịnh thì độ tịnh, hay là nghĩa của câu "Cùng Phật về nước Phật". 35. Lấy tích trượng:
Hiểu và hành: Chiếc gậy là vật chỉ đường, đưa đường. Hình ảnh đó gợi lên hình ảnh Phật pháp là nhân tố chỉ đường vào giải thoát (hội đại thí là pháp thí). Do đó, khi cầm gậy, người tu liền khởi niệm mong tất cả chúng sinh nói pháp và nghe pháp giải thoát để thấy thật đạo. 36. Sửa soạn đơn ngồi thiền:
Hiểu và hành: Sửa soạn chỗ ngồi thiền không phải là chỉ để ngồi, để hưởng thụ hỷ, lạc....., mà là để vào thiền quán thấy thật tướng. Chỉ và định chỉ là bước kinh qua để vào đại tuệ. Ðại tuệ mới là đích đến. Người xuất gia, vì vậy, khi chuẩn bị ngồi tịnh nên khởi niệm đại bi mong tất cả vào đại tuệ, không quên rằng đích đến của tự thân và tha nhân là đại tuệ. 37. Ngủ nghỉ:
Hiểu và hành: Giấc ngủ đem lại sự ổn định cho thân. Nhưng điểm nhắm đến của giải thoát là tâm an, không bị các triền cái, các kiết sử gây loạn. Khi đi ngủ, người tu khởi niệm mong sự an lạc của thân và tâm đến với chúng sinh để nuôi dưỡng từ bi và trí tuệ của tự thân và của tất cả. 38. Lấy nước:
Hiểu và hành: Lấy nước ở đây hẳn là nước sông, nước suối (lưu thủy). Như nước có công năng rửa sạch các dơ bẩn của thân, các thiện pháp có công năng khử trừ tham, sân, si (các cấu uế của tâm). Nước gợi cho người tu nhớ quay về mục tiêu của đời sống giải thoát, mà khởi niệm đại bi mong tất cả vận dụng các thiện pháp vô tham, vô sân, vô si .v.v.... để tẩy sạch cáu bẩn của tâm. 39. Tắm Phật:
Hiểu và hành: Khi nhìn thân tướng tượng Như Lai, người tu liền nghĩ đến sự thành tựu của Phật trí (phước: giới và định; trí: tuệ) mà mong cầu tất cả đoạn trừ hết lậu hoặc, hầu đắc Phật quả, thể nhập pháp thân thanh tịnh, vô tướng. 40. Ca ngợi Phật:
Hiểu và hành: Khi lên chánh điện hành lễ, hoặc bất cứ lúc nào tưởng niệm đức Phật, người xuất gia cần nghĩ đến Phật trí, mà khởi niệm mong cầu tất cả thành tựu phạm hạnh, đắc được trí tuệ giải thoát ấy. 41. Ði quanh tháp:
Hiểu và hành: Thân bệnh là khổ. Nỗi khổ đích thực là tâm bệnh. Căn bản của tâm bệnh là chấp thủ ngã tướng. Do chấp thủ ngã tướng mà rơi vào tham, sân, si (chính chấp thủ ngã là si, hay vô minh). Do vậy, khi thấy tướng bệnh khổ, người tu liền khởi niệm đại bi mong tất cả thấy rõ tất cả (nội và ngoại thân) là vô ngã tướng; giác tỉnh vô ngã mà rời xa các căn bản phiền não và tùy phiền não. 42. Cạo tóc:
Hiểu và hành: Tương tự các kệ trên, khi tắm rửa thân thể, người tu hướng tâm về giải thoát cho mình và người mà khởi đại bi niệm mong tất cả được sạch sẽ thân và tâm, hoàn toàn thanh tịnh. 44. Rửa chân:
Hiểu và hành: Như đôi chân là phương tiện di chuyển của thân, thần thông, thiền định là phương tiện hoạt dụng của tâm, của trí tuệ giải thoát. Khi rửa chân, người tu liền tác ý đến sức mạnh thiền định của tâm, sửa soạn tu tập tâm hầu để đi lại tự tại trong tam giới, và khởi niệm mong tất cả được như thế. |
[Thư Mục] | Last updated: 20-01-2000 |
Web
master: binh_anson@yahoo.com |