HT Piyadassi
Trang gốc

Trang web BuddhaSasana

VU Times font

 

Hòa thượng Piyadassi, Vị Sứ giả Hòa bình
Cuộc đời và Thời đại

Kirthie Abeyesekera
Tu nữ Huyền Châu dịch

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


-12-

HỘI HỮU NGHỊ PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

Đại Hội Phật Giáo Toàn Quốc Ceylon (ACBC) góp phần vô cùng to lớn cho cuộc phục hưng Phật Giáo. Bắt đầu là do Amadoris Mendis và Tiến sĩ C.A Hewavitarana khởi xướng. Cuộc họp khai mạc vào tháng 12 năm 1919 do D.B Jayatileke (sau nầy là Sir Baron) điều hành. Tổ chức nầy vẫn sống còn qua mấy thời kỳ hỗn loạn. Thời kỳ trước kéo dài đến năm 1930 và sau đó không hoạt động mãi đến năm 1939 khi Tiến sĩ G.P Malalasekera nắm quyền lãnh đạo, và truyền cho sức sống mới cho hội. Suốt trong thời kỳ đầu, ACBC hoạt động như bộ phận trung gian để nhập vào các Hội Phật Giáo Thanh Niên và những tổ chức Phật Giáo khác trong nước, và phục vụ như một công cụ để trình bày quan điểm Phật Giáo. Tuy nhiên, sau khi Tiến sĩ Malalasekera tiếp quản hội và tiếp thêm một nguồn sống mới.

Tiến sĩ Malalasekera, một học giả và nhà văn nổi tiếng, một người có nhân cách lãnh đạo. Mặc dù vóc người tương đối nhỏ, nhưng có tri thức vĩ đại. Ông là một trong số những người phản đối kịch liệt rằng Đạo Phật là tôn giáo tiêu cực luôn thấy mặt tiêu cực trong đời sống. Là một nhà diễn thuyết trước công chúng và là nhà văn, ông lập đi lập lại lời tuyên bố công khai rằng Đạo Phật là một động lực mạnh, kịch liệt chống vô minh và luôn cảnh giác và sẵn sàng bảo vệ Chân Lý.

Dưới sự lãnh đạo truyền cảm hứng của Tiến sĩ Malalasekera, ACBC bắt đầu những hoạt động tôn giáo và xã hội khắp nước, và góp phần lãnh đạo vững mạnh trong cuộc đấu tranh cho những quyền lợi Phật Giáo trong một nước đã từng bị thực dân Thiên Chúa Giáo thống trị trong 300 năm. Đem ánh sáng của ACBA đi khắp hải đảo, tổ chức những buổi mít ting công cọng và thâu thập tin tức. Hội trình bày những bản báo cáo về những hoạt động Phật Giáo; hội dự kiến bản tường thuật sinh động về việc Phật Tử cam chịu sự thờ ơ không quan tâm của Chính Phủ; nó gợi lên ý thức chung về những quyền lợi và các đặc ân mà Phật Tử Sinhala được phong tặng, nhưng đã từng bị chối từ. Tập trung chú trọng vào ruộng đất và tự viện do các vị vua đời xưa dâng cúng cho Giáo Hội (Maha Sangha) đã từng bị Chính Phủ tiếp quản trong suốt thời kỳ thực dân đô hộ. Nhấn mạnh sự can thiệp của Chính phủ trong những vấn đề nên được Giáo Hội (Maha Sangha) điều hành. Suốt trong kỷ nguyên Độc Lập, ACBC cũng giữ vai trò quan trọng trong việc tiếp quản nhiều trường học tư thục cho Nhà Nước.

Trong số danh sách những người lãnh đạo Phật Giáo của đất nước gây ấn tượng mạnh là các vị Chủ Tịch của ACBC như F.R.Senanayaka, C.W.W.Kannangara, S.R. Wijemanne, P.de.S.Kularatne, Henry Amasasuriya, Sir Lalitha Rajapakse, Jinadasa Samarakkody, Sir Senarat Gunawardana, Albert Edirisinghe, Tiến sĩ. M.B.Ariyapala, Đại Tá Ranatunge, Tiến sĩ K.T.W. Sumanasuriya và Dudley Gunasekera. ACBC bắt đầu chỉ một vài tổ chức, ngày nay có hơn 300 hội sát nhập trong khắp đất nước Tích Lan.

Sự thành đạt quan trọng nhất của ACBC là thành lập Hội Hữu Nghị Phật Giáo Thế Giới. Sự tín nhiệm chủ yếu để khởi đầu tổ chức quốc tế nầy phải đi với Tiến sĩ Malalasekera người đầu tiên có ý tưởng và thực hiện theo cho đến khi có kết quả. Hội Hữu Nghị Phật Giáo Thế Giới (WFB) được thành lập vào tháng Vesak năm 1950. Buổi lễ khai mạc được tổ chức tại Kandy, Kande Udarata, hay Mahanuvara, Cố Đô Cao Nguyên của Tích Lan, thủ phủ của các triều đại Sinhala. Nơi gặp gỡ của các đại biểu đến họp là ở trong khuôn viên những thánh thất của chùa Phật Nha- Dalada Maligawa. Các đoàn đại biểu từ 26 nước trên thế giới đại diện cho Phật Giáo Nguyên Thuỷ, Đại Thừa và Tây Tạng tham dự cuộc họp lịch sử. Các nước đại diện gồm có Anh, Mỹ, Phần Lan, Dar-es-Salaam ở Phi Châu, Nhật Bản, Singapore và dĩ nhiên Miến Điện, Thái Lan Lào và Campuchia.

Tờ báo do Hội Nam Thanh Niên Phật Giáo Colombo xuất bản, phát ra sự kiện nầy như một sự kiện độc nhất vô nhị có ý nghĩa vĩ đại trong lịch sử Phật Giáo, cũng độc nhất vô nhị trong lịch sử thế giới. Vì một cuộc hội họp như thế từ xưa đến nay chưa bao giờ được tổ chức.

Chư vị Đại đức Mahanayaka Thera của các Hệ Malwatta và Asgiriya chủ toạ đoàn cuộc họp lịch sử, trong lúc quyết định thành lập Hội Hữu Nghị do Nugawela, một cư sĩ bảo quản Xá Lợi Nha Thiêng- Diyawadane Nilambe trước đây đã chính thức đề nghị. Quyết định yêu cầu những đoàn đại biểu như những Phật Tử đại diện một phần năm nhân loại, để đem lại sự thống nhất và đoàn kết giữa chư Phật Tử trên thế giới, cố gắng hết sức để gìn giữ và thực hành Giáo Lý của Đức Phật, và có thể là những tấm gương toả sáng đức tin sống động, tất cả mọi người nổ lực dốc hết sức mình để làm cho người ta biết đến tính cao thượng siêu phàm của Học Thuyết của Đức Phật hầu tinh thần phục vụ ôn hoà và hy sinh có thể toả khắp thế giới, truyền cảm hứng và ảnh hưởng đến mọi dân tộc của mọi lứa tuổi và mọi đất nước, hầu có thể có hoà bình và hoà hợp giữa con người và hạnh phúc cho tất cả chúng sanh.

Sau cuộc họp mặt khai mạc, ngày 26 tháng 5, một cuộc mít tinh công cọng được tổ chức tại Trường Đua Colombo để chào mừng các đại biểu. Thủ Tướng Tích Lan- Ngài D.S. Senanayake chủ toạ cuộc mít tinh, trong lúc Nội Vụ Trưởng- Ngài S.W.R.D.Bandaranaike đọc diễn văn khai mạc. Chủ đề trung tâm của những buổi thảo luận kỹ lưỡng được tổ chức tại YMBA, do Ông Ernest de Silva, Chủ Tịch YMBA chủ trì, được phản ảnh trong một câu đơn giản: "Lối sống Phật Giáo chinh phục thế giới" bằng ví dụ đầu tiên, và sau đó, làm cho lời Phật dạy được khắp thế giới biết đến.Tờ báo The Buddhist nói sau khi đã bàn kỹ: "Có cảm tưởng rằng nhằm mục đích nầy mọi nổ lực được thực hiện để đem lại sự thống nhất và đoàn kết giữa Phật Tử, khiến cho những thành viên của hội hữu nghị rộng khắp thế giới có thể đóng góp phần của họ trong việc đẩy mạnh hoà bình và hạnh phúc của thế giới một cách hữu hiệu và có ý nghĩa thích hợp với trách nhiệm của họ.

Nhiều quyết định được thực hiện để đem lại sự đoàn kết và thống nhất Phật Giáo ở cuộc họp khai mạc. Trong số đó là: 1. Lá cờ có sáu màu là cờ Phật Giáo ở khắp mọi nơi; 2. Bánh Xe Pháp (Dharma Cakra) là biểu tượng Phật Giáo; và 3. Lễ Vesak –Ngày Đức Phật được Phật tử khắp nơi tổ chức vào ngày rằm tháng tư (âm lịch)

Hội Hữu Nghị Phật Giáo Quốc Tế có hai người kiệt xuất phục vụ giúp dự thảo Bản Hiến Chương của Hội: Tiến sĩ B.R.Ambedkar, Bộ Trưởng Luật pháp của Ấn độ - người đã dự thảo Bản Hiến Pháp Ấn Độ và U Chan Htoon đã thảo Bản Hiến Pháp Miến Điện. Tiến sĩ Ambedkar nổi tiếng nhất trong cuộc đấu tranh không nao núng chống lại hệ thống đẳng cấp của Ấn Độ và các quyền lợi của những tầng lớp tiện dân- Harijans- mà Mahatma Gandhi gọi là "Con chiên của Chúa" Như Đại đức Piyadassi sau nầy mới nói, cuộc vận động của tiến sĩ Ambedkar nhằm chấm dứt hệ thống đẳng cấp tàn bạo của Ấn Độ gần như tạo ra một giới Phật tử làm cho họ có thể bước vào các ngôi đền Ấn giáo do những người Bà La Môn điều khiển mà trước đó họ bị ngăn cấm.

Một điều đáng tin rằng không có chỗ nào phân biệt đẳng cấp hay các tầng lớp xã hội khác nhau trong Đạo Phật. Đại đức Piyadassi đã gặp Tiến sĩ Ambedkar ở Baranasi, Ấn độ, vài tháng trước khi ông mất vào ngày 6 tháng 12 năm 1956.Tiến sĩ Ambedkar đã nói với Đại đức Piyadassi rằng điều cần nhất là xây dựng pháp đường cho những người Ấn có thể đến và lắng nghe lời dạy của Đức Phật Sakyamuni ở cuộc họp. Khi Tiến sĩ Ambedkar từ trần, chính Đại đức Piyadassi đã viết cho nhà in Tích Lan về cái chết bi thảm và không đúng thời của Tiến sĩ Ambedkar.

Tích Lan có vinh dự được chọn là cơ quan đầu não đầu tiên của Hội Hữu Nghị Phật Giáo. Sau đó là Miến điện và Thái- Lan chia niềm vinh dự nầy. Tiến sĩ Malalasakera là chủ tịch đầu tiên của Hội Hữu Nghị Phật Giáo -một tước hiệu hoàn toàn xứng đáng với ông. Ông giữ chức vụ nầy mãi cho đến năm 1958. Trong số những vị chủ tịch khác là U Chan Htoon của Miến Điện và Công Chúa Thái Poon Pismai Diskul và Tiến sĩ Sanya Dharmasakti. Từ ngày khánh thành, hội tổ chức được hai mươi hội nghị ở Nhật, Miến điện, Nepal, Thái Lan, Campuchia, Ấn độ, Mã Lai Á, Losaneles, Hàn Quốc và Tích Lan.

Ngày nay, Hội Hữu Nghị Phật Giáo có 108 cơ sở địa phương ở 37 nước và mỗi lục địa trên thế giới. Bộ phận thế giới có tầm vóc tư vấn với UNESCO, đại diện quan điểm Phật Giáo về những vấn đề liên quan đến giáo dục, văn hoá và thông tin liên lạc. Hội Hữu Nghị Phật Giáo tham gia nhiều hoạt động và dự án của những tác nhân Liên Hiệp Quốc. Hội cũng dụng đến nhiều biện pháp khác nhau trong những công việc xã hội và nhân đạo.

Khi Hội Hữu Nghị Phật Giáo được thành lập vào năm 1950, lúc đó Đại đức Piyadassi đang ở trong thời gian mạnh khoẻ nhất trong đời người, 36 tuổi và trong mười sáu năm xuất gia như một tu sĩ Phật giáo. Ngay từ khi bắt đầu vận động thành lập, người tự xem mình có liên hệ mật thiết với tổ chức nầy và đã tham gia vào nhiều hoạt động của hội. Người phát biểu tại các cuộc hội nghị, cả trong nước và ngoài nước.

Nhà báo, Nemsiri Mutukumara viết: "Đại đức Piyadassi đi Nepal, vùng đất mặt trời mọc, nơi sinh của Bồ Tát Hoàng Tử Siddhartha, cùng với Maha Thera Narada, một vị sư người Nepal, Đại đức Amritananda, Tiến sĩ Ratnasuriya và Tiến sĩ M.B. Ariyapala của trường Đại Học Tích –Lan, vạch đường trở về cho những vị sư bị đuổi trở về Kathmandu."

Đại đức Piyadassi viếng thăm lại Nepal nhiều lần và vào năm 1986 tham dự hội nghị tổng quát lần thứ 15 của Hội Hữu Nghị Thanh Niên Phật Giáo. Được biết nhiều ở Nepal, người ở lại lâu hơn để lưu giảng các bài thuyết pháp đạo đức và những cuộc nói đạo đặc biệt. Vào dịp viếng thăm nầy, Đại đức Piyadassi tham gia một sự kiện đáng nhớ khi người khánh thành một tổ chức Phật Giáo mới cho vùng Jambudipa- Hội Phật Giáo Nam Á nhằm Hợp Tác Địa Phương –BSAARC- tại Trường Đại Học Tribhuvan ở Kantipur, Kathmandu.

Nemsiri Mutukumara, là Chủ Tịch Hội Hữu Nghị Thanh Niên Phật Giáo nói rằng từ khi bắt đầu Hội Hữu Nghị Phật Giáo Thế Giới vào năm 1950, Đại đức Piyadassi đã từng hợp tác với nó. Vào hội nghị lần thứ 10 của hội được tổ chức tại Colombo vào năm 1972, Đại đức Piyadassi hướng dẫn Ngũ Giới cho giáo đoàn quốc tế vào lúc khai sinh ra Hội Hữu Nghị Phật Giáo của Thanh Niên Thế Giới, được tổ chức tại Sảnh Đường của Hôi Phật Giáo Thanh Niên tại Colombo.

Gíao pháp của Đức Phật phổ biến khắp mọi nơi. Không giới hạn địa lý hay tư tưởng hệ. Không trói buộc trong tín điều lễ nghi. Không giới hạn trong một chủng tộc hay đất nước đặc biệt nào. Chính trong tinh thần nầy mà Đại đức Piyadassi đã định hướng cuộc đời người.

Chính trong tinh thần phổ quát của Đạo Phật nầy và với ý thức tự hy sinh mà người đã đem Giáo Lý nầy đi khắp tận bốn phương trời, hơn là chỉ ngồi thiền trong giới hạn chật hẹp ở chùa.

Nhà báo Sumana Saparamadu viếng khắp Indonesia vào năm 1983, khi Đại đức Piyadassi đang ở đó dự những buổi lễ Vesak được tổ chức tại Borobudur. Tờ The Ceylon Daily News của ngày 13 tháng 6 năm 1983 đã đăng bài báo cáo của cô ta. Đây là vài câu trích dẫn: "Từ nền thứ hai của Borobudur, tôi xem đoàn diễu hành đang đi phía dưới- tu sĩ lẫn cư sĩ từ khắp nước Indonesia và từ các nước Phật Giáo láng giềng, họp lại tại ngôi chùa có từ thế kỷ thứ tám để làm lễ Vesak được tổ chức lần đầu tiên. Đi đầu cuộc diễu hành là Hoà Thượng Piyadassi, cao, chính trực và nổi bật... một cái gì đó làm tôi xúc cảm sâu sắc. Tôi tự hào là tôi cũng là người Tích- Lan.

"Tôi đang ở trên nền thứ tư khi đoàn diễu hành đi qua. Đại đức Piyadassi tay cầm chiếc lọ có hai cành hoa hồng, đang tụng bài Từ Bi Kinh trong khi người đang bước đi, nhìn thẳng tới trước, không biết hay không để tâm đến những giọt mồ hôi đang rỉ ra và lăn xuống má người."

-ooOoo-

-13-

CHUYỆN CỦA NGƯỜI LỮ HÀNH

Hai năm sau, vào năm 1985 Đại đức Piyadassi ở Thuỵ điển, tiếng la khóc từ Indonesia xa xôi, một nơi khác trên thế giới tiếp tục được người viếng thăm do Hội Phật Giáo Tích Lan -Thuỵ Điển bảo lãnh. Thuỵ Điển có tiếng là hưởng thụ mức sống có tiêu chuẩn cao nhất thế giới, tuy nhiên cũng nổi tiếng có tỷ lệ tự tử cao nhất thế giới.

Vào lúc Đại đức Piyadassi viếng thăm, Thuỵ Điển được nói có hơn 6.000 Phật Tử. Helena Renwell, một nhà báo, gặp Đại đức viếng thăm vào lúc Thuỵ Điển đang trong mùa hạ.

"Người ắt hẳn chú ý đến vẻ đẹp quanh người và thưởng thức mùa hạ ở Thuỵ Điển của chúng tôi,"cô viết cho tờ The Ceylon Daily News, và người quả là một Phật Tử thuần thành, chắc chắn ý thức rằng mọi vật người thấy đều vô thường và chẳng bao lâu sẽ đổi lốt khác." Đời là thế, tư tưởng Phật Giáo vang vọng trong cô ta: "Chỉ như những đoá hoa tươi trên bàn thờ Phật đã héo tàn trước khi chiều buông xuống, đời sống của chúng ta cũng tàn và diệt như thế."

Helena Renwell trích lời Đại đức Piyadassi: "Đạo Phật là tôn giáo -tự bạn-làm-lấy," cách diễn đạt nghe hiện đại một cách triệt để từ miệng người, cô ấy nói. "Thật dễ, để mình bị ông sư có bề ngoài đơn giản nầy lừa. Sư là một người hiện đại có năng lực trí tuệ. Sư đã từng du lịch khắp thế giới nhiều lần... điều khác biệt là sư đã thoát khỏi hầu hết những rắc rối ở đời mà chúng tôi cũng như những người khác còn vướng trong đó".

Renwell diễn giải cách trình bày lời Phật dạy của Đại đức Piyadassi: "Đức Phật là một người trí tuệ. Ngài đã phân tích con người và những mong ước, những nỗi lo buồn và thất vọng của con người. Rồi ngài tìm ra con đường thoát khỏi chúng nhờ sự trợ giúp của tỉnh giác... Đạo Phật là đạo tâm lý nhất trong tất cả các tôn giáo... .Hệ thống đó nghe có ý nghĩa tầm thường. Đạo Phật cũng là khoa học của tình thương không có tội lỗi nào."

Renwell nói rằng Đại đức Piyadassi ở Thuỵ Điển không phải để cải người ta theo Đạo Phật. "Người chỉ muốn chia sẻ với chúng tôi vài điều về thái độ của người đối với cuộc đời. Người tập trung quanh người các Phật tử, các tín đồ Thiên chúa giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo. Cô ấy nói: "Lắng nghe vị sư nầy như tắm nước lạnh sau một ngày làm việc bận rộn." Một nhà văn Thụy Điển thích thú khi nhớ Đại đức Piyadassi nói rằng vài người nghĩ thật "điên" khi ngồi dưới đất, xếp bàn, dường như không làm gì. "Hãy nhìn con gà ấp trứng," Đại đức Piyadassi đã nói "Phải chăng nó không làm gì cả?"

Vào năm 1985, cùng năm Đại đức Piyadassi viếng thăm Thuỵ điển, huynh trưởng của người Đại đức Mahanayaka Thera Pannasiha ở Madihe đang ở Toronto vào một trong những chuyến đi hai năm của người đến Phương Tây. Vị sư đáng kính nầy thường đi để giúp những người Tích Lan sống ở nước ngoài duy trì tôn giáo và trào lưu văn hoá với quê cha đất tổ. Thật ra, trong tất cả những bài giảng của ngài trong những chuyến đi đó, ngài nhấn mạnh nhu cầu duy trì ngôn ngữ và văn hóa của chính mình - Phật Tử Tích Lan.

Ngài là Người Thành Lập, Chủ Tịch, Giám Đốc Trung Tâm Đào Tạo Tăng Sĩ- Sri Vajiranana Dharmayatana- ở Maharagama. Ngài cũng là tác giả của cuốn Peace Through Tolerance and Co-Existences trong đó vị sư uyên bác nầy đã giải thích có tính học thuật những điểm trọng yếu của Phật-Pháp: giới: sīla; định: samādhi và tuệ: pañña.

Lời nói đầu cho cuốn sách được trình bày tỉ mỉ và tài tình của Đại đức Pannasiha uyên bác do vị sư đệ Đại đức Piyadassi viết. Trích từ lời nói đầu của Đại đức Piyadassi."Cách đây hơn chín mươi năm, Tướng Sherman nói: ‘Tôi mệt mỏi và bệnh vì chiến tranh. Hào quang của chiến tranh đều chỉ là ảo tưởng... .chiến tranh là địa ngục.’ Hơn một trăm năm trước đó, Benjamin Franklin đã nói: "Không bao giờ có chiến tranh tốt và hoà bình xấu.’ Một trăm năm trước nữa, John Milton tuyên bố: ‘Nhằm mục đích gì mà chiến tranh không dứt và vẫn tiếp tục xảy ra.’

Hai ngàn năm trước Milton nữa, Sử học gia Thucidides, trong cuốn Sử của ông thấy rằng ‘chiến tranh là điều tệ hại, tất cả chúng ta biết đó là điều gì và thật là vớ vẫn tiếp tục liệt kê tất cả những bất lợi liên quan trong đó.’ Và, hai ngàn năm trước nữa, Đức Phật Siddharth Gotama, Hoàng tử Hoà Bình - Santirāja, cách đây gần hai mươi sáu thế kỷ gỉang bài kinh nầy đến bài kinh khác nhằm mục đích chỉ ra tai hại của chiến tranh.

"Chiến tranh, lại là phương pháp để buôn bán bằng bạo lực, bây giờ bản thân chiến tranh là mậu dịch. Nhiều hãng sản xuất vũ khí và chất độc giết người có lợi kếch sù, vài hãng trong đó được dùng để trả cho những người ủng hộ của "chiến tranh nầy và chiến tranh khác’và luôn có lời biện hộ và điểm chuẩn mới để đe doạ những kẻ chống đối."

Đại đức Piyadassi tiếp tục "Thời mà khi các nước tin vào phương thuốc rằng nếu bạn muốn hoà bình, bạn phải chuẩn bị cho chiến tranh. Nhưng một cuộc khảo sát phổ biến các sự kiện trên thế giới suốt trong vài thập kỷ vừa qua sẽ chứng minh tính vô hiệu của phương thuốc nầy. Một phương thuốc chắc thật sẽ trong ánh sáng những gì Đức Phật Gotama đã tuyên bố cách đây hơn 2.500 năm:

‘Nếu ai lấy oán báo thù
Oan oan tương báo thiên thu hằng sầu
Từ tâm, định luật nhiệm mầu
Lấy ân báo oán còn đâu oán thù’ (Kinh Pháp Cú, kệ số 5)

Đây là thông điệp mà Đại đức Piyadassi đang đem đến thế giới bị chiến tranh tàn phá và người mệt lữ rả rời trong nhiều lần hoằng pháp. Một lữ hành như Đại đức Piyadassi có nhiều chuyện kỳ lạ để kể hơn những chuyến du hành của Thuyền Trưởng Cook. Vị sư lữ hành có quá nhiều kinh nghiệm ở trong nhiều nước trên thế giới mà chính người nên viết một cuốn sách về những chuyến lữ hành của người.

Trong số những bài nói đạo của người, người chia sẻ những kiến thức và trí tuệ của Phật Pháp với mọi người đến giao tiếp với người, người cũng có thời gian để liên hệ đến một sự kiện khôi hài nào đó, nhớ lại một giai thoại hay chia sẻ kinh nghiệm nào đó lúc người ở trong một nước xa lạ giữa những người xa lạ.

Vào chuyến du hành lần thứ nhì vượt khỏi những bến bờ của Tích Lan vào năm 1958, người đi bằng tàu chạy bằng hơi nước. Đến hải cảng Tilbury của Anh quốc, người được một nhà báo tháp tùng, máy ảnh đeo trên vai tìm kiếm đề tài để viết. Môt tu sĩ Phật Giáo, vận y, mang bình bát bên vai trái và cầm chiếc dù Miến trong tay phải, dường như là một mục tiêu hay. Nhà báo bấm máy sau khi được người cho phép. Bức ảnh xuất hiện trên tờ báo Luân đôn ngày hôm sau. Từ hải cảng, Đại đức Piyadassi đi tắc xi về Tự Viện Phật Giáo Luân Đôn, lúc đó toạ lạc tại số 10, Công viên Ovington ở Knightsbridge. Bây giờ Tự Viện nầy toạ lạc tại Công viện Avenue Bedford, Chiswick, Luân đôn.

Đến hôm sau, khi người đi tản bộ đến Victoria và Viện Bảo Tàng Albert cạnh Tự Viện Phật Giáo Luân Đôn. "Một cô gái xinh đẹp cản tôi lại và chỉ hình tôi trong tờ báo rồi hỏi có phải là tôi không," Đại đức Piyadassi hồi tưởng. Khi người trả lời phải, cô ấy nói cô mong được nói chuyện với tôi. Hôm sau, cô ấy gọi điện đến Tự Viện nầy. Cô nói cô là người Gia- nã- đại xuất thân trong một gia đình sung túc và cô cũng có khả năng đi du lịch nước ngoài ngắn ngày mấy lần. Cô kể với vị sư nầy cô đã có mọi thứ cô cần, nhưng không tin rằng cô sung sướng hạnh phúc. Cô hỏi "Sư có thể giúp tôi không?"

Sau đó, Đại đức Piyadassi tụng bài Từ Bi Kinh (Karaniya Metta Sutta). Người tụng kinh giọng du dương có ảnh hưởng đặc biệt đến cô. Vị sư nói với cô về tham ái - tanha - và nhu cầu thoát khỏi tham muốn. "Tránh tham vọng, bỏ bớt những vật sở hữu của cô. Đối đầu với những thăng trầm của cuộc đời với tâm gan dạ và dõng mãnh," Người đã cố vấn cho cô như vậy. Cô ấy cảm ơn vị sư hết lời và xin phép rời tự viện.

Vào một dịp khác ở Luân đôn, một người Ý (Giáo sư Sapi Francesco) đến viếng Đại đức Piyadassi và nói về một nhóm đang quan tâm đến thiền. Họ xây nhà trên những ngọn đồi của Monte Bianco gần Milano và người Ý nầy đến viếng thăm vị sư nầy và mời về nhà đó. "Hồi đó, cũng như bây giờ, tôi là người mạo hiểm," Đại đức Piyadassi hồi tưởng. Sau đây là nguyên văn lời người kể chuyện như thế nầy: "Tôi nhận lời mời và đi Berlin. Ở ga tàu lửa một người đàn ông ăn mặc nhếch nhác cẩu thả, thấy tôi vận y và đầu cạo nhẵn, lại gần muốn đánh tôi. Bạn tôi và tôi khó lắm mới tránh được người đó. Bạn tôi đưa tôi lên tàu đi La Mã, và từ đó đi Milano nơi tôi được người mời ra đón. Chúng tôi đi trong xe ba tiếng đồng hồ và đi hai lần cáp treo lên đỉnh núi. Lần đầu tiên trong đời, tôi thấy tuyết. Cả miền đầy tuyết phủ. Đó là mùa hạ, nhưng tuyết phủ hoài. Tôi được biết cư dân ở đây thích trượt tuyết, đó là thú tiêu khiển của họ.

"Khi chúng tôi đến thì trời đã tối. Lát sau, họ mời tôi vào dùng bửa ăn tối. Bàn chất đầy thức ăn và những chai rượu. Họ ngạc nhiên khi tôi bảo họ tôi không dùng sau giờ trưa. Họ nói "Sư chắc hẳn đói," Tôi bảo họ đang muốn dùng ngay vì những tuyến nước bọt của họ đang tiết dịch vị. Tôi nói tuyến nước bọt của tôi nằm im, biết ra rằng tôi không dùng gì vào buổi tối. Đó toàn là tâm lý. Tôi bảo họ "Đó là cuộc đời của tu sĩ Phật Gíao Nguyên Thủy.’"

Hôm sau, Đại đức Piyadassi được Milano đi cùng từ đỉnh núi tuyết phủ của Monte Bianco. Từ đó, người đi Marseilles ở Pháp bằng tàu lửa và người phải ở lại đêm trong một khách sạn chờ chuyến tàu thuỷ khởi hành vào ngày kế đó. Người không có một đồng dính túi hiểu theo nghĩa đen. Những người mời đã trả trước tiền khách sạn và đã sắp đặt xe tắc xi đưa người đến hải cảng. Theo lời yêu cầu của người, họ đưa cho người một bản ghi chú bằng tiếng Ý và tiếng Pháp rằng người là lữ hành không tiền,"

Chuyến tàu lửa từ Milano xuyên qua đông nam của nước Pháp và tây bắc của nước Piyadassi phong cảnh rất đẹp. Khi đến ga Marseilles, một người khuân vác chạy đến để mang túi xách của người, nhưng vôi quay đi, khi thấy bản ghi chú người mang. Một người bạn đồng hành, thấy bản ghi chú, nói với một khách sạn gần đó và chỉ đường cho người. Đại đức Piyadassi tặng ông ấy một chiếc khăn tắm như là vật để nhớ. Trước đây, trong lúc đi tàu lửa, Đại đức Piyadassi phải đổi xe lửa tại Ventigilia. Khi người khuân vác thấy bản ghi chú nói rằng ông là lữ hành không tiền, người khuân vác xin một điếu thuốc lá. Vị sư trả lời, "Không, Tôi không có điếu nào," và biếu ông ấy một bánh xà phòng. Người khuân vác mỉm cười và khiêng hành lý giúp người.

Trên tàu lửa, sư gặp một cặp vợ chồng, họ nói với sư khách sạn sẽ cho sư một tách cà phê cho bửa điểm tâm sáng và họ dâng sư vài lát bánh mì của họ.

"Tôi ở lại đêm trong một khách sạn,"

Đại đức Piyadassi hồi tưởng "Ngày kế đó, tắc xi đưa tôi đến bến tàu. Tôi lên tàu và thở phào nhẹ nhỏm."

Lời Tuyên Bố Huyền Bí

Nhưng một lời tuyên bố huyền bí theo sau vị sư nầy như sóng của con tàu, Đại đức Piyadassi hồi tưởng: "Tối hôm đó khi ở trên đỉnh núi tuyết phủ của Mont Blanc, sau bửa ăn tối, tất cả mọi người ngồi tại chiếc bàn lớn và luận đạo. Sau đó vài người chơi nhạc Bethoven, và tôi đọc kinh paritta bằng tiếng Pali (kinh Hộ Trì) cho họ được yên vui. Tất cả mọi người đều hoan hỷ. Đoạn người trưởng nhóm, Huynh Emman (Tiến sĩ. Bianca), tuyên bố một điều lạ và huyền bí. "Thế giới sẽ tận thế vào ngày 14 tháng 7 năm 1960. Tất cả mọi người đều chết ngoại trừ hai nhóm người: một nhóm ở trên Mont Blanc và nhóm khác ở Tây Tạng. Chỉ 7000 người sẽ được cứu rỗi trong nhân loại." Dĩ nhiên, tôi không đồng ý và từ chối thảo luận vấn đề nầy và ngày hôm sau tôi đi về Tích Lan. Đó là vào năm 1958.

"Sau đó vào tháng 7 năm 1960 một bản tường thuật lời tuyên bố của Emman xuất hiện trong tờ báo Daily Sketch in Luân đôn. Một sinh viên của tôi thời đó sống ở Luân đôn đã thấy bản tin có ảnh của tôi và gởi mảnh báo đó cho tôi. Tôi viết lá thư sau đây cho Chủ Bút của tờ Daily Sketch.

*

Kính gửi Chủ Bút Daily Sketch,

Thưa Ông,

Mới đây tôi thấy tấm hình của Huynh Emman (Tiến sĩ Bianca) người tuyên bố tận thế trong số báo ngày 13 tháng 7 năm 1960, xảy ra ở Mont Blanc trong nhà người Ý với hai người khác, một, tu sĩ Phật Giáo. Lời chú thích nói:’Cao trên sườn đồi Tiến sĩ Bianca, ở giữa, ngồi thiền với hai tín đồ, một tu sĩ Phật Giáo. Có một cộng đồng tương tự ở Tây Tạng.’

Tôi viết thư nầy báo ông rằng "tu sĩ Phật Giáo đó"chính là tôi nhưng tôi không phải là thành viên của phái Emman" cũng không phải là tín đồ của Huynh Emman. Tôi là người theo Đức Phật. Tấm hình đó không phải mới chụp, nó được chụp vào ngày 19 tháng 8 năm 1958, cách đây hai năm khi tôi viếng thăm trại theo lời mời của Huynh Emman trên Mont Blance. Lúc đó tôi ở Tự Viện Phật Giáo số 10, Công viên Ovington, Knightsbridge, Luân đôn trong chuyến hoằng pháp châu Âu.

Lời mời nói: "Sư phải ban kiến thức cho chúng tôi hầu chúng tôi tỏ lòng kính trọng của chúng tôi đến sư. Kiến thức của sư xưa cổ, và chính cái rất cổ xưa đã cho sư nhiều trí tuệ.’ Tôi nhận lời mời và đến Ga tàu lửa Milan vào ngày 9 tháng 8 năm 1958, ở đây những thành viên của ‘phái Emman ‘ gặp tôi. Rồi chúng tôi đi đến Mont Blanc, tôi ở lại đây hai đêm. Đêm đầu tiên tôi tụng kinh của Đức Phật và nói về Đạo Phật rồi trả lời những câu hỏi của họ. Ngày hôm sau, theo lời yêu cầu của Huynh Emman, tôi phải đứng chụp hình với Huynh Emman và một người khác (Giáo sư Sapi Francesco). Nhiều hình nầy xuất hiện trong tạp chí tiếng Ý Candido trong tờ báo ngày 14 tháng 7 năm 1958.

Sự kiện đáng chú ý nhất trong thời gian tôi viếng thăm là lời tuyên bố bây giờ của Huynh Emman rằng thế giới sẽ tận thế vào ngày 14 tháng 7 năm 1960 cho tất cả ngoại trừ hai nhóm người, một ở Mont Blanc và nhóm khác ở Tây Tạng. Huynh Emman ngồi dựa vào phông có đèn điện nhiều màu, và trong lời tuyên bố, ông nói ‘Chỉ 7.000 người sẽ được cứu rỗi trong nhân loại.’ Khi tôi không đồng ý với ông, tôi đã không tán thành ‘í kiến sáng tạo’ của ông rồi thuyết cho họ về tâm từ (Metta) và khuyên họ hành thiền về tâm từ thay vì nghĩ về tận thế. Vào ngày 11 tháng 8, như đã hứa, họ chuẩn bị chuyến đi Marseilles cho tôi từ đó tôi đi tàu về Ceylon, quê hương tôi.

Tôi tin cậy, trong sự công bằng đối với tôi, ông sẽ xuất bản lá thơ nầy trong tờ báo đáng tin cậy của ông.

Cám ơn Ông,
Maha Thera Piyadassi
Chùa Vajirarama, Colombo, Ceylon

*

Những cuộc mạo hiểm sau đây mà Đại đức Piyadassi kể lại cho thấy làm sao vị sư nầy đi suốt cuộc đời: gặp những những điều không mong đợi với tâm xả đối với chính sư, nhưng quan tâm đến người khác: "Tôi ở Stokholm, Thuỵ Điển, vào chuyến hoằng pháp theo lời mời của Giám Mục Địa Phương của Nhà Thờ Thiên Chúa Giáo Liberal cho năm nước Scăn-di-na-vi-an và bạn tôi ủng hộ Henning Sjostrum. Khi ông ấy nghĩ tôi cần tiêu khiển một chút, ông ấy sắp đặt cho tôi đi chuyến tàu một ngày trên chiếc tàu không có mái che, chở khoảng 200 khách du lịch. Thật là một ngày đẹp trời cho tôi ngoạn cảnh, nhất là khi chiếc tàu chạy ngang qua lối đi có mái vòm che cho tới bến.

"Hành khách xuống tàu và đi đến tiệm để dùng trưa. Bởi tôi có mang hộp cơm trưa theo, tôi tự do thả bộ dọc theo bờ biển, thưởng thức sự yên tĩnh sau khi rời khỏi vùng du lịch. Sau đó tôi chú ý đến một chiếc thuyền đẹp do hai người đàn ông chèo. Tôi dừng lại và hỏi chuyện họ. Khi biết rằng họ đang chèo thẳng tới Stockholm, tôi hỏi liệu tôi có thể đi theo họ không. Họ đồng ý ngay và tôi hoan hỷ xuống thuyền, mừng tránh được chiếc tàu đông người đó.

"Chiếc thuyền bóng mướt, lướt sóng chạy nhanh. Hai người bạn đều đồng tình im lặng và tôi -một người khách bất ngờ, thật là thú vị. Nhưng niềm vui đó chóng qua khi tôi được báo rằng họ phải dừng lại một nơi trước khi đến Stockholm. Henning sẽ nghĩ gì khi chiếc tàu du lịch đó đến và ông không thấy tôi trong chiếc y vàng dễ nhìn nhận ra? Người đàn ông đó ắt phải lo lắm! Nhưng tàu cập bến, tôi có thể điện báo cho Henning biết, giải thích tình thế, và đề nghị sẽ gặp ông tại viện bảo tàng.

"Chúng tôi đến Stockholm, chiếc thuyền cập bến trong một nơi vắng vẻ, và hai người đàn ông bắt đầu xếp gọn đồ đạc của họ. Điều gây ấn tượng cho tôi nhất là cách họ hạ lá quốc kỳ xuống mà không để nó rơi, rồi cẩn thận xếp và gói nó lại. Tôi nghĩ về mấy người Tích Lan có thái đô bất kính đối với lá quốc kỳ mang đầy ý nghĩa của dân tộc.

"Tôi cám ơn hai thuyền nhân và bắt đầu cuộc đi bộ đến con đường cái. Có lần ở đó, tôi có thể trở về Stockholm chỉ bằng đi nhờ xe. Vì vậy tôi bắt đầu tụng bùa của tôi, vũ khí của tôi-Từ Bi Kinh (Karaniya Metta Sutta). Tôi không bị thất vọng, liền có một chiếc xe hơi dừng lại, xem xét tôi và quyết định trường hợp xác thực của tôi không phải du sĩ từ Ấn độ đi không có mục đích. Họ cũng ân cần đưa tôi đến ngay viện bảo tàng. Tôi thấy nơi Hennings đứng và thấy ông nhẹ hẳn người khi ông thấy tôi nhô đầu lên khỏi chiếc xe hơi"

Vào năm 1993, theo lời thỉnh cầu của nguyên Tổng Thống Tích Lan, Ranasinha Premadasa, Đại đức Nayaka Thera Piyadassi bắt đầu những hoạt động tôn giáo và văn hoá tại Tự Viện Sambodhi tại Vijerama Mawatha, Colombo. Tổng Thống Ranasinha Premadasa là chủ tịch thành lập Tự Viện Sambodhi. Ngày nay bà Hema Premadasa là chủ tịch và Ông Ratnasiri, nguyên thị trưởng Colombo là thư kí‎ danh dự.

Ông U. N Gunasekera đã hoàn tất xây dựng rất phóng khoáng những sảnh đường cần thiết cho hoạt động tôn giáo nhờ ngân sách của mẹ ông (H. M.Gunasekera). Ngày nay mấy trăm đoàn đến Tự Viện nhằm các hoạt động xã hội và tôn giáo.

Tự Viện Sambodhi cung ứng phòng cho những thành viên của Giáo Hội (Maha Sangha) ở kể cả quí sư ngoại quốc.

Mỗi chuyến hoằng pháp thế giới bắt đầu từ Tích Lan, mỗi lần chấm dứt người lại trở về Quê Mẹ. Nhưng công việc mà người bắt đầu ở Tích Lan vẫn tiếp tục trong suốt thời gian người vắng mặt. Để công nhận là một tổ chức Đại đức Piyadassi lập tờ báoThe Daily News của Tích Lan cống hiến vào cột chủ bút của báo phần Parahita:

CÔNG VIỆC CỦA PARAHITA

Nhằm mục đích giúp người nghèo, người cần và sinh viên có tài năng sống trong điều kiện thiếu thốn, Đại đức Nayaka Thera Piyadassi thành lập Tổ Chức Parahita.

Tự Viện Sambodhi của vùng Vijerama Mawatha ở Colombo, Đại đức Piyadassi là cố vấn của Tự Viện đó, là người đầu tiên chủ xướng mọi hoạt động tôn giáo và xã hội được tổ chức và đem ra hành động.

Xe lăn được cấp cho người khuyết tật, kể cả những người phục vụ an ninh để làm cho họ sinh hoạt dễ dàng hơn và thoải mái hơn một chút. Súc vật được bảo vệ khỏi bị giết và được cho những người dân quê nghèo chăm sóc để có thu nhập hữu ích. Những thành viên của Tổ Chức Parahita đi đến các làng gặp những người đang cần và cung cấp cho họ những nhu cầu cơ bản.

Để cải thiện và tăng cường đời sống tinh thần và tâm linh của người dân, khuyên giữ giới và các lớp hành thiền được sắp xếp tại Tự Viện Sambodhi. Những hoạt động nhiều ích lợi như thế nhằm đem lại lợi ích và hạnh phúc cho nhân loại được thực hiện với sự trợ giúp của Đại đức Kusaladhamma ở Daranagama, thường trú tại Tự Viện Sambodhi. Thanh Niên của Trường Học Pháp Ngày Chủ Nhật Vajirarama cũng hợp tác và trợ giúp một phần để thực hiện thành công những dự án phục vụ tôn giáo và xã hội. Ông Mithra Wettimuny hướng dẫn các lớp thiền.

Tổ Chức Parahita là hội từ thiện được công nhận miễn phí thu nhập. Những người ủng hộ rất hoan hỷ góp phần vào những công việc xã hội và tôn giáo của Tổ chức Parahita. Những ai muốn kết hợp trong những chương trình nầy có thể gọi điện thoại số 689307 và liên lạc với Đại đức Kusaladhamma của Tự Viện Sambodhi hay Đại đức Piyadassi, Vajirarama, Colombo, số 584202. Chủ Tịch của Tổ chức Parahita là Ông Kusil Gunasekera, Thư Kí, Ông.Sunil Wickrematuga và Thủ Quỹ, Ông P.V.Ratnapala.

-ooOoo-

-14-

CHÍNH KHÁCH TRƯỞNG

Tích Lan đang trong thời kỳ đen tối khi tôi đáp xuống phi trường Katunayake vào giữa tháng 7 năm 1989. Lệnh giới nghiêm đang ban hành khắp nước. Nhưng đen tối tầm thường và sâu thẳm hơn là tình trạng u sầu ảm đạm mất hy vọng của cả hải đảo, đã một thời được biết là thiên đường đã bị đẩy xuống vực. Phe Janata Vimukti Peramuna (JVP) đã tháo gông cùm của chế độ khủng khiếp. Chiến lược đe doạ loạn thần kinh do Cao Uỷ Chỉ huy của nó đã có hiệu quả trên người dân bất lực chống đối vụ tàn sát và cố tình phá hoại chính quyền luật pháp và trật tự đã què quặt trầm trọng. Tàn sát xảy ra khắp mọi nơi.

Bệnh viện, cơ quan nhà nước, khu thương mại, nhà băng, trường học và các viện công và tư khác đều thực sự khựng lại trong các lệnh, có ý làm ra vẻ, từ Phe Cao Uỷ Chỉ Huy JVP. Dân chúng lẫn lộn không biết phải theo lệnh nào- Lệnh của JVP hay lệnh của Giới Chức Phải Thi Hành Nhà Nước chẳng hạn Những Lực Lượng An Ninh và Cảnh Sát.

Những ai nghi ngờ không tuân mệnh lệnh của JVP biến mất trong đêm. Tình trạng rối loạn và hỗn độn xảy ra khắp nơi. Ban đêm những tiếng súng vang rền trên bầu trời. Lệnh giới nghiêm sai người đi giành nhà dân vào buổi tối để đêm ở lại trong nỗi lo sợ. Sau những cánh cửa lớn và cửa sổ đóng chặt một cách chu toàn, người ta thì thầm lo sợ kể những chuyện bí mật nghe lén được. Trộm cắp và cướp bóc là lệnh ban ngày, trong lúc những lực lượng luật pháp và chỉ huy vẫn không giúp gì.

Trong thời kỳ rối rắm đó, người dân Tích Lan lại tìm chỗ nương nhờ trong tôn giáo. Nhiều người đi chùa, nhà thờ và đền thường xuyên hơn trước để kiếm tìm phúc lành cho niềm tin của họ. Trong các gia đình Phật Tử, thường tụng kinh hộ trì vào buổi tối và sáng. Quí ngài như Đại đức Piyadassi xuất hiện trên đài truyền thanh và truyền hình, để ban phước cho dân chúng và cho đất nước và bàn luận về bất bạo động và tâm từ (metta). Cuốn Kinh Hộ Trì của Đại đức Piyadassi (Pirith Potha) trình bày lời giải thích rõ ràng của kinh Hộ trì được tụng đọc trong các chùa và tại các tư gia- thỉnh thoảng đem lại hiệu quả vô cùng to lớn.

Không nghi ngờ gì suốt trong những ngày đen tối đó nhiều Phật Tử được an ủi và khuây khoả khi đọc kinh, hành thiền và lắng nghe lời quí sư của nước nhà góp phần to lớn trong việc duy trì sự tỉnh táo sáng suốt của dân tộc đang bị những lực lượng xấu tấn công.

Trên cuộc hành trình về quê hương đến Torornto, tôi viếng thăm chùa Phật Giáo Sri Lankarama (Sri Lankarama Buddhist Temple) ở đường St. Michael ở Singapore, nơi một trong những vị sư cư ngụ tại đó, Đại đức Udita Thera ở Galle, chỉ tôi quanh chùa đã bỏ ra nhiều triệu đô la xây dựng dự án sắp hoàn tất. Đại đức Piyadassi đã ở đó tháng tư trước, và đã bỏ ra một tháng suốt trong những ngày đầu xây dựng chùa nầy cách đây nhiều năm. Người nói "Tôi nói đạo hằng ngày cho các thiện tín- những người lễ cúng Phật (Buddha puja) và các lễ khác. Đại đức Piyadassi cũng tổ chức các lễ đọc kinh hằng ngày do các người hộ độ chùa tài trợ, khoảng 90% trong số họ là người Hoa. Trong những chuyến hoằng pháp thế giới vị Đại đức nầy thường ghé qua Singapore.

Tôi được Tự Viện Singapore tặng một tượng Phật bằng đồng thanh trước khi rời Tích Lan để đi Gia-nã-đại vào năm 1975. Tượng Phật đẹp và sáng trong ngồi bên cạnh bàn viết của tôi. Lá cờ Tích Lan khẻ lay động vẻ kiêu hãnh sau bức tượng.

Vào tháng 2 năm 1990 khi tôi trở về Tích Lan, lúc đó là "Thiên Đường Tìm Lại". Nhóm JVP đã dừng hoạt động. Dân chúng đi lại tự do, thở dễ hơn, và hăm hở dẹp quá khứ tiêu điều sau lưng họ. Tổng Thống Premadasa được ca ngợi đã phục hồi vẻ bề ngoài của hoà bình và bình thường, nhưng dĩ nhiên đất nước biết ơn nhất là người đã bắt bọn đầu đảng JVP - Bộ Trưởng Quốc Phòng, Ranjan Wijeratne, đáng buồn thay, một năm sau đó,1991 ông gặp kết cuộc thảm thương trong tay của bọn khủng bố.

Đại đức Piyadassi kính mến tôi khi người chấp nhận lời tôi mời tự nguyện chủ trì buổi khai mạc cuốn sách đầu tiên của tôi, Among My Souvenirs, ở Thư Viện công cộng Colombo vào ngày 8 tháng 2 năm 1990. Đại đức Piyadassi là một nhân vật áp đặt trong số nhiều nhà báo kỳ cựu của Tích Lan- nhiều người trong họ là bạn đồng hương của tôi- sĩ quan cảnh sát, bạn bè trong gia đình và những người ủng hộ đều tham dự buổi khai mạc.

Khi Chủ Tịch của Công Ty đầu Tư Lake House, Ranjit Wijewardena, ông chủ cũ của tôi, trình ra ba cuốn đầu tiên của cuốn sách, lâp tức tôi biếu một cuốn cho Đại đức Piyadassi sau khi tôi cúi chào người như thói quen. Trong bài nói của người, Đại đức Piyadassi nói về những nguồn gốc của làng tôi- Dowa, người nói tôi luôn viếng thăm vào chuyến trở về quê, ăn "Sinhala hale bath và herali." Người nói rằng mặc dù tôi đã nhập cư vào Gia-nã-đại, tấm lòng tôi luôn hướng về quê nhà. Người nói về nhà văn có năng khiếu và có tài không từng qua đại học, không có bằng cấp và chẳng có tiếp đầu ngữ hay tiếp vĩ ngữ vào tên của ông. Vị sư đã làm xúc động sâu hơn khi nói với thính giả rằng hôm đó là ngày sinh nhật của tôi.

Vào lần viếng thăm đó tôi cũng được một đặc ân nữa là gặp J.R.Jayewardene, nguyên Tổng Thống Tích Lan. Những nhà sử học tương lai sẽ báo cáo những thành công và thất bại của J.R. Jayewardene. Ông cùng với Sir Percy Spencer, là kiến trúc sư của dự án Colombo 1950. Cuộc đời chính trị của ông gắn liền với nhiều thành tựu.

Nhưng trong cuốn sách nầy, đề cập đến sự đóng góp của J.R.Jayewardene cho Hiệp Ứơc Hoà Bình Nhật Bản tại Hội Nghị Cựu Kim Sơn năm 1951 phải tiếp tục báo cáo. Trong bài diễn văn lịch sử đọc trước Hội Nghị Liên Hiệp Quốc ông đoạt giải quán quân nêu bật giáo lý Phật Giáo về lòng từ bi là nguyên nhân đưa đến chủ quyền, bình đẳng và nhân phẩm của Nhật Bản:

Chúng tôi ở Ceylon may mắn rằng chúng tôi không bị xâm lược, nhưng tai hoạ gây ra bởi không tặc, bởi đặt những đoàn quân rầm rộ dưới sự Chí Huy Đông Nam Á, và bởi giết người - bằng cách rút mủ cao su- một trong những hàng hoá chính, khi chúng tôi là những người sản xuất cao su thiên nhiên cho các nước Đồng Minh, phong tước cho chúng tôi để yêu cầu rằng tai hoạ như vậy gây ra nên được sửa đổi. Chúng tôi không có ý định làm vậy, vì chúng tôi tin vào lời bậc Đại Sư mà thông điệp ngài đã làm cao thượng đời sống của vô số người Châu Á, rằng "Chỉ có tình thương xoá bỏ hận thù." Chính bằng thông điệp của Đức Phật, Bậc Đại Sư, Người Sáng Lập Đạo Phật, đã trải làn sóng nhân đạo xuyên khắp Nam Á, Miến Điện, Lào, Campuchia, Thái Lan, Indonesia và Ceylon và cũng đến các nước phía bắc qua dãy Hy mã lạp sơn vào Tây Tạng, Trung Quốc và cuối cùng Nhật Bản, mà thắt chặt chúng tôi lại với nhau trong hằng trăm năm với phong tục có văn hoá và di sản chung. Nền văn hoá chung nầy vẫn tồn tại, như khi tôi thấy vào chu‎yến viếng thăm Nhật Bản tuần rồi, trên đường tôi đi dự hội nghị, và từ người lãnh đạo Nhật Bản, Các Bộ Trưởng của Nhà Nước, cũng như những công dân, từ những vị tu sĩ trong chùa, tôi thu thập được ấn tượng rằng người Nhật nói chung vẫn còn ảnh hưởng bởi bong dáng của Bậc Đạo Sư của Hoà Bình và mong muốn theo ngài. Chúng tôi phải cho họ có cơ hội thực hiện điều đó.

Mục đích của hiệp ước lúc đó, là làm cho Nhật Bản tự do, để cho nước Nhật phục hồi càng nhiều càng tốt, để thấy sự phục hồi cho đến lúc cô ta làm được như vậy, cô ta thỉnh mời sự giúp đỡ của các lực lượng thân hữu để bảo vệ cô, và rằng không có sự bồi thường nào bị cô ta bắt ép làm hại đến nền kinh tế của cô.

Hiệp ước nầy hào hiệp như nó công bằng đối với một kẻ thù bị đánh bại. Chúng tôi dang tay hữu nghị đến Nhật Bản và tin cậy rằng với sự chấm dứt chương nầy trong lịch sử nhân loại, những trang cuối của nó chúng tôi viết hôm nay, và với sự bắt đầu một trang mới đầu tiên, cùng chung hưởng nhân cách trọn vẹn của đời sống con người trong hoà bình và thịnh vượng.

John Foster Dulles, kiến trúc sư Mỹ nói với H.B.W.Abeynaike về Hiệp Ước Hoà Bình Nhật, lúc đó tờ báo Liên Hợp của Ceylon tương ứng với Nữu Ước nói: "Ông của bạn là một người anh hùng của hội nghị."

Danh tiếng của J.R.Jayewardene không những chỉ như là một chính trị gia và chính khách. Ông còn là một diễn giả nổi tiếng có khả năng nói về Đạo Phật và Triết Lý Phật Giáo cho thính giả quốc tế. Ông là tác giả của cuốn Some Sermons of The Buddha (1940), Buddhist Essays (tiếng Anh và Sinhala), Buddhism and Marxism (1959), Buddhism and Marxism (1957), Buddhism and Marxism and Other Essays (xuất bản lần thứ ba 1957). Ông cũng đã từng là người được Tín Nhiệm Trông Coi Việc Điều Hành Của Ngân Quỹ của Anagarika Dharmapala và Thư Ký của Ngân Qũy Hội Nghị Phật Giáo Tam Tạng (1940-1947).

Vào tháng 4 năm 1991, tôi gặp lại J.R.Jayewaedene trong tư gia ông tại Ward Place. Những lo âu và tin đồn về sức khoẻ của người thọ bát tuần đã được trình bày trên báo, vì vậy tôi hỏi ông cảm thấy thế nào. Một người đàn ông có tính khôi hài độc đáo mà những điếu văn trong Quốc Hội và các Hội Nghị Thế Giới đã từng được tô điểm với tài dí dỏm châm chọc của ông. Câu trả lời của J.R.Jayewardene có tính cách riêng. Ông trích lời Mark Twain: "Những chuyện về cái chết của tôi sẽ được thổi phồng rất vĩ đại."

Thực sự, ông quá khoẻ đến nỗi ông đang chuẩn bị đi Nhật Bản, đến Hội Giao Lưu Văn Hoá Châu Á ở Yokohama nơi chân dung ông không bị che mất "để diễn tả lòng tri ân chân thành của nhân dân Nhật về việc ông góp phần vào Hiệp Ước Hoà Bình đã ký bốn mươi năm trước."

Chân dung của ông đã từng được điêu khắc vào phiến đá trong những hoa viên của Daibutsu nơi có một tượng Phật bằng đồng lớn nhất Nhật Bản trong đền thờ Kamakura, được tin đã tồn tại trên một ngàn năm. Trong số những viên chức cao cấp hiện tại là Tiến Sĩ. Najime Nakamaru, Giáo Sư Emeritus của Trường Đại học Tokyo, và Takuji Kato, một thành viên của Nghị Viện Nhật.

Vào chuyến đó Jayewardene thuyết giảng hai lần- một lần ở Kyoto về đề tài "Asoka, Đại Đế của Ấn Độ", và lần khác ở Tokyo bàn về "Đạo Phật ở Tích Lan và Nhật- Bản".

Trong lúc tôi đang viếng thăm, Nguyên Tổng Thống hồi tưởng lại thái độ đầy thiện chí của người Nhật trước đây. Vào năm 1979, năm sau ông tuyên thề như là một Chủ Tịch Hành Chánh được bầu lần đầu tiên ở Tích Lan, ông gặp Thủ Tướng Nhật ở Tokyo. "Ông cần gì ở chúng tôi?" Thủ Tướng hỏi ông.

"Cho tôi một bệnh viện," Jayewardene trả lời. Khi Thủ Tướng quan sát rằng một bệnh viện lớn nhất Nhật đã tặng cho đến nay là một bệnh viện có một ngàn cái giường cho Việt nam, Jayewardene nói với ông, "Cho tôi một ngàn lẻ một cái giường." "Kết quả lời đối thoại ngẫu nhiên đó là Bệnh Viện Sri Jayawardenepura, nơi đây "một giường đã được dành cho tôi," Jayewardene châm biếm.

-ooOoo-

-15-

NHỮNG TU SĨ HỌC GIẢ

Vào một buổi sáng se lạnh của tháng tư năm 1991, tôi lên tàu lửa Tốc Hành Liên Tỉnh ở Ga tàu Lửa Colombo Fort, đi Kandy. Trong thời học sinh tôi đã đi tàu lửa bao nhiêu lần, tuy nhiên đi tàu lửa vẫn thú vị như thưở nào. Rời những toà văn phòng cao ốc lên cao, các khách sạn, và những khu công nghiệp thịnh vượng của Colombo hiện đại, Tích Lan thực sự mở ra: những vụ mùa ở các độ cao khác nhau bên dưới - Những đồng lúa xanh ngát tận chân trời- những đồn điền dừa có những cây dương sỉ gợn sóng- con diệc bạch và con cò đậu trên lưng mấy con trâu. Rồi giữa những hàng cây ở những độ cao khác nhau có cảnh- gỗ mun đưa đường đến những đồn điền cao su- đá tảng trở thành đá cuội như khi chúng tôi leo cao lên dần- những đồn điền bây giờ thay thế những vườn gia đình nhỏ. Sau đó tàu lửa trồi ra khỏi đường hầm cuối, cao trên đầu là Rambukkana và bầu trời vén lên lộ ra Utuwankanda, nơi ẩn náu của Sardiel, Robin Hood của Tích Lan. Vào một đêm, Đá Thánh do người Anh đặt tên vì hình dáng nó giống cuốn sách. Tàu lửa cắt đường trở lại như đi quanh núi và chúng tôi nhìn toàn cảnh 360 độ. Và sau đó chúng tôi nhìn xuống. Và xuống, xuống, xuống. Phía xa dưới chúng tôi chạy đến con sông Mahaveli, con sông lớn nhất của Tích Lan, tưới cho các vùng đất canh tác trù phú. Rồi tàu lửa dừng lại khúc quanh và chúng tôi thấy Tháp Dawson ở Kadugannawa, một lính canh đứng để kỷ niệm một kỹ sư Anh đã kiến trúc con đường xe hơi chạy từ Colombo – Kandy. Con sông Mahavedi bây giờ chạy dọc theo đường rầy tàu lửa vì vậy chúng tôi có thể thấy những người đàn bà giặt quần áo, trẻ con nô đùa, người ta- và thỉnh thoảng có một con voi đang tắm. Ngã tư Peradeniya chỉ là nơi dừng chân trước khi đến Kandy, và chúng tôi có cơ hội nhìn lướt qua toàn cảnh đẹp nhất thế giới như vườn bách thảo. Và sau đó chúng tôi đến Kandy.

Ga tàu lửa Kandy vẫn giống như những ngày tôi còn học ở trường Dharmaraja vào những năm của thập kỷ ba mươi. Thật ngạc nhiên tôi đã thuê người lái xe ba bánh, không biết con đường quanh Udawattakelle, khu rừng dành riêng cho chúng tôi là nơi đến của tôi, nhưng chúng tôi đã. Tôi hồi tưởng làm sao bọn học trò chúng tôi thường bí mật đi vào rừng để hút thuốc tránh khỏi những cặp mắt canh chừng của những người cố vấn dày kinh nghiệm.

Đại đức Piyadassi đang đứng trên cổng vòm của Tự Viện Senanayaka chờ tôi khi chúng tôi đi xe ba bánh trên con đường bụi dơ. Tự Viện của người, ở trong màn sương dày đặc, cho cảm giác bình yên và sống độc cư. Không có điện thoại, không có máy phát thanh, chẳng có láng giềng, cũng không có khách viếng thăm hờ hững. Chỉ có cây cối, thú vật, đời sống hoang dã và vẻ đẹp của thiên nhiên. "Đây là ngày của tôi" Đại đức Piyadassi thích nói khi người ở Udawattakelle, vì nơi đây người có thể làm việc không bị quấy rầy. Địa điểm lý tưởng cho định tâm để viết, để đọc và để sống một mình.

Tôi đã đến Kandy để tỏ lòng kính trọng của tôi đến Đại đức Maha Thera Nyanaponika, người sáng lập Hội Xuất Bản Phật Học (BPS) vào năm 1956 Chủ Bút và Chú Tịch của hội trong nhiều năm, và gặp những kế tục người, Đại đức Tỳ Kheo Bodhi. Hai vị cùng ở trong Chốn Ẩn Lâm, ngôi nhà nhỏ bằng gỗ hẳn gần Tự Viện Senanayaka là nơi ra đời của BPS. Chúng tôi không mất thời gian đi băng qua đó để gặp hai vị.

Cơ bản là e thẹn và với thời khoá biểu làm việc chật kín kể cả nói đạo trong tỉnh lỵ ngày hôm đó, Đại đức Tỳ Kheo Bodhi trước hết lưỡng lự đối diện với cuộc phỏng vấn của nhà báo. Nhưng Đại đức Piyadassi luôn có cách nói với người khác. Người thường dùng năng lực thuyết phục của người, và ngay lúc đó tôi được ngồi với một người đã từ bỏ nghề đầy hứa hẹn như là một giáo sư triết lý và là nguồn an ủi của lối sống Mỹ để tìm sự bình an nội tâm.

Jeffrey Block là hai mươi mốt tuổi vào năm 1966 khi còn là sinh viên triết ông tình cờ đọc vài cuốn sách về Đạo Phật ở Trường Claremont Graduate ở California. Sáu năm sau, vào năm 1972, niềm quan tâm đến Phật Giáo Nguyên Thuỷ trỗi dậy trong ông khi ông gặp Đại đức Piyadassi ở Los Angeles suốt một trong nhiều chuyến hoằng pháp thế giới của người. Cùng năm đó Block đến Tích Lan và xuất gia thành Tỳ Khưu Bodhi với một vị sư-học giả uyên bác, Đại đức Mahanayaka Thera Agga Mahapandita Ananda Maitreyya ở Balangoda. Đại đức Bodhi nói: "Chính nhờ thiền của Đại đức Piyadassi, tôi gia nhập Tăng Đoàn ở Tích- Lan." Trong cuốn sách Vi Diệu Pháp tặng Đại đức Piyadassi, ông viết: "Một trong những người bạn đạo (kalyanamitta) chính của tôi trong Giáo Pháp hơn hai mươi năm qua và một trong những Người Cầm Ngọn Đuốc Pháp Bảo Vĩ Đại trong thế kỷ của chúng ta. Với lòng tôn kính và tâm từ, Tỳ Khưu Bodhi, Ngày 8/1/94".

"Phật Giáo nhấn mạnh đến nhân sanh khổ và con đường thực tiễn dẫn đến chấm dứt khổ, là điều gây ấn tượng cho tôi nhất," Tỳ Khưu Bodhi nói với tôi khi sư ngồi xếp bàn trong phòng nghiên cứu xếp đầy sách của sư. Sư ca ngợi những tính chất của Bát Chánh Đạo gồm giới luật đạo đức, hiểu biết đúng và hành thiền.

Sinh ra ở Nữu Ước cha mẹ là người Mỹ-Do thái, ông thân sư đã từng ở trong ngành Dân Chính Mỹ và sư đã đậu Tiến sĩ Triết học. Ba năm sau khi xuất gia, sư ở chín tháng tại Hội Đại Thọ Bồ Đề (Maha Bodhi Society) của Bangalore, và thực hiện những cuộc hành trình đến Buddha Gaya và những nơi có ý nghĩa đạo khác. Sau đó, sư ở năm năm tại Tự Viện Phật Giáo ở Washington D.C ở đây sư gặp nguyên Đại đức Piyananda ở Dikwela.

Ngoài việc chủ biên hằng loạt sách Wheel and Bodhi Leaf, Tỳ Khưu Bodhi thuyết giảng hằng tuần dựa trên các bài Kinh Pali, ở giảng đường BPS. Sư ghi nhận: "Phật Giáo Nguyên Thuỷ tàng trữ Giáo Lý của Đức Phật trong sáng và chính xác." Sư nói trong những năm gần đây đã từng có sự quan tâm đến Đạo Phật ngày càng tăng ở Phương Tây. "Người Tây phương, chống lại vật chất chủ nghĩa, thấy Đạo Phật như một văn hoá có tác dụng ngược lại, "sư quan sát và sư nói rằng "trong lúc có hằng loạt sách về Phật Giáo Đại Thừa và Tây Tạng ở Phương Tây, lại thiếu sách Văn học Phật Giáo Nguyên Thuỷ gần với Kinh điển nguyên gốc và Tam Tạng Pali."

Người đã xúc phạm đến việc nhấn mạnh nghi lễ Phật Giáo và thấy nhu cầu cho các vị sư có kỷ luật thực hành giới hạnh và có kiến thức thấu suốt Giáo Lý hầu làm cho họ có thể đem thông điệp của Đức Phật đi khắp thế giới Phương Tây .

Tỳ khưu Bodhi đã dịch nhiều kinh điển Pali sang tiếng Anh và chịu trách nhiệm dịch hai bài Kinh Brahmajāla Mūlapariyāya – hai bài kinh chính chứa đựng những lời dạy quan trọng và thâm sâu của Đức Phật.

Nói về nhà xuất bản BPS, Đại đức Tỳ Kheo Bodhi nói: "Đó là nhà xuất bản nhiều sách Phật Giáo Nguyên Thuỷ nhiều nhất trên thế giới." Đại đức Piyadassi thấy Tỳ Khưu Bodhi như "thiên thần hộ trì" của nhà xuất bản sách Phật Giáo BPS, là chủ bút và là chỗ dựa chính của nhà xuất bản.

Tỳ khưu người Mỹ nói với tôi: ông đã chuyển hướng và xây lưng lại với Phương Tây vật chất, và đã chọn đời sống thực sự độc cư trong rừng. "Tôi chẳng nuối tiếc gì cả," ông mỉm cười, hài lòng, "Tôi chắc tôi đã quyết định đúng."

Cùng ở trong Chốn Ẩn Lâm với Tỳ Khưu Bodhi, cư ngụ ở đây từ năm 1982, là một tu sĩ người Đức nổi tiếng, Đại đức Mahathera Nyanaponika, trước đây ở Chốn Hải Cư Dodanduwa. Sau khi phỏng vấn với Tỳ Khưu Bodhi xong, tôi bước qua phòng của Đại đức Nyanaponika nầy.

Trong vòng ba tháng tới, Đại đức Nyanaponika sắp tổ chức lễ sinh nhật lần thứ chín mươi của ngài vào ngày 21 tháng 7. Không kể "chân yếu và thị lực giảm sút trầm trọng", vị Đại đức nầy tâm rất tỉnh giác, và chúng tôi nói về nhà xuất bản BPS và Đạo Phật. Sau đó nhà xuất bản BPS tổ chức lễ sinh nhật ngài với dâng cúng vật thực và cuộc họp ca ngợi công đức của ngài.

Nói thay mặt Ban Quản Trị, Harilal Wickremaratne tuyên bố như là bằng chứng đánh giá cao, nhà xuất bản BPS đã thành lập ngân quỹ học bổng có tên của Đại đức này ở Trường Đại Học Peraniya. Ngân Quỹ đó gọi là Quỹ Học Bổng Đại đức Mahathera Nyanaponika cho Sinh Viên Nghiên Cứu Phật Giáo Nguyên Thủy Hâu Đại Học."

Nhiều lời tán dương ca ngợi vị Đại đức nầy cũng đến từ Nước Đức quê hương người nơi trường Đại Học Konstang, trong đó một loạt Phật Giáo tân thời, phát hành một bản có bài viết, bài nói chuyện, văn bản, hình ảnh và những tài liệu khác đánh dấu vị Mahathera nầy tròn chín mươi tuổi." Tờ Newsletter BPS, vào bản tin vào Mùa Hè Thu của năm 1991, tường thuật rằng cột Ca Ngợi Nyanaponika đã từng được soạn bởi Giáo Sư Detlof Kantowsky, có tựa đề là: "Nitcht derselbe und nitch ein anderer" – Không giống, cũng không ai khác- một dòng nổi tiếng trích trong Mi Tiên Vấn Đáp mà Đại đức Nyanaponika trích cho chủ bút khi nhận được nhiều hình ảnh của ngài khi còn là cậu bé và anh thanh niên.

Chính Phủ của Tích Lan cũng tôn trọng vị sư Người Đức khi văn phòng của Thủ Tướng chọn ngài như là một trong một trăm người Tích Lan" hình ảnh của những vị nầy được bảo trì bằng đồng đặt trong Sảnh Đường Danh Tiếng Quốc Gia." Tượng bán thân của Vị Đại đức nầy được Sarath Chandrajiva, nổi tiếng trong lãnh vực của ông, điêu khắc.

Đại đức Piyadassi đã từng liên lạc mật thiết với nhà Xuất Bản BPS từ khi nó được thành lập ở Kandy vào năm 1958. Người sáng lập và những thành viên của nó là Đại đức Nyanaponika, Đại đức Piyadassi, Richard Abeysekera và A.C.S.Karunaratne. Đại đức Piyadassi góp phần biên tập đầu tiên cho nhà xuất bản BPS xuất bản loạt sách Wheel cuốn The Seven Factors of Enlightenment, là cuốn Wheel Số.1.

Tới- lui, qua -lại, từ Quê Mẹ, Đại đức Piyadassi chứng tỏ năng lực đáng kể và khả năng làm việc vô tận. Vào giữa tất cả các chuyến du hành của người, cả trong ngoài và nước, người tìm ra thời giờ để viết, cũng có năng lực khéo thuyết phục như tài hùng biện.

Tác giả của nhiều cuốn sách, người thường xuyên học tập và nghiên cứu. Bài viết của người hoàn toàn được chứng minh. Người hồi tưởng tri ân Đại đức Ayya Nyanasiri, một tu nữ Phật Giáo Người Mỹ đã giúp người trong việc viết văn.

Sau khi tôi gặp Đại đức Bodhi và Nyanaponika vào ngày tháng tư năm 1991, tôi đi bộ trở về tự viện của Đại đức Piyadassi đang chờ tôi ở đó. Tôi muốn gặp người chào từ biệt và đi đến thành phố Kandy nơi dễ tìm ra nhiều quán ăn nổi tiếng. Nhưng Đại đức Piyadassi chẳng để ý gì đến điều đó. Tôi là khách của người, người nói và nài nỉ tôi dùng cơm ở đây với người. Sau đó người để tôi trong một căn phòng, tôi ngồi trên chiếc ghế thấp để dùng bửa trưa đáng nhớ nhất: Đó là một đĩa cơm đạm bạc truyền thống chỉ có cơm và ca ri.Tôi hiếm khi dùng bửa quá ngon miệng như thế, tôi có một lát đu đủ lớn để tráng miệng.

Bấy giờ đã đến lúc tôi xin phép đi. Mặc dù xe hơi sẽ đến trong một thời gian ngắn nữa để đưa Đại đức Bodhi đi giảng vào chiều hôm đó, Đại đức Piyadassi đề nghị rằng thay vì chờ xe, đi bộ tốt hơn. Khi tôi chuẩn bị đi, người nói, "Chờ, tôi sẽ cùng đi với anh." Tôi nói không cần thiết, nhưng Đại đức Piyadassi đã sẵn sàng rồi.

Thế là Đại đức Piyadassi, vị sư nổi tiếng khắp thế giới, người đi khắp bốn phương trời, đi bộ bên tôi băng qua khu Rừng Udawattakelle ở Kandy. Chúng tôi không nói chuyện nhiều. Thật quá trong sáng, quá yên bình không gì làm gián đoạn. Tiếng chim hót, những chú khỉ chuyền cành, sóc lộn quanh trên cây, con thỏ phóng băng qua đường, tiếng lá xào xạc dưới chân, thiên nhiên đang ở lúc đẹp nhất của nó. Những điều nầy quá tốt đến nỗi không tin là thực.

Tôi nhìn qua Đại đức nầy. "Thật không phải ai cũng có cơ hội đi bộ trong rừng với Đại đức Piyadassi," Tôi nói lý nhí. Người mỉm cười. Cuộc đi bộ đó là một trong những giây phút cảm động nhất trong đời tôi. Người đi khi chúng tôi đến gần Văn Phòng Chính Quyền Địa Phương ở lòng đường từ đây đến ga tàu lửa tôi đi bộ khoảng nửa giờ.

Trên đường đến ga tàu lửa tôi dừng lại gần một vỉa hè, người bán dạo áo ngắn tay. Tôi đang mặc áo thun ngắn tay màu đỏ. Người bán dạo chăm nhìn chiếc áo tôi. "Chà" ông nói, "người Cọng sản kiểu mẫu."

Thật đáng tin rằng Nhà Xuất Bản BPS rằng lần đầu tiên trong lịch sử sách Phật Giáo được đăng bằng tiếng Sinhala theo hệ thống chữ Braiy. Nhờ Trường Ratmalana dành cho người Điếc và Câm, Sách Đức Phật và Phật Pháp của Đại đức Piyadassi được gởi đến tất cả các trường như thế ở khắp hải đảo nầy. Đại đức nầy cũng tặng một bản cho Văn Thư Tích-lan. Giám Đốc của Viện, Tiến sĩ.K.D.G Wimalaratne, đã nói đó là lần xuất bản đầu tiên của loại chữ mà ông đã biết. Thành Phố Nữu Ước Quốc Tế Helen Keller đã tặng hai mươi ram giấy loại braiy để in, sách được ấn hành ở Tích Lan.

Một độc giả từ Hamburg, Đức, mới đây viết một lá thơ ca ngợi BPS thường xuất bản đều đặn. Frauke Wohnnert nói: "Mỗi lần tôi thấy một bản gửi mới có sách Wheels và Bodhi Leaves được đánh giá cao trong hộp thư của tôi, tôi cảm thấy rất vui và bắt đầu đọc những cuốn sách nhỏ nầy với niềm say mê cao độ. Rất cám ơn thật những viên ngọc nầy mà tôi đã từng đọc đến bây giờ khoảng mười năm. Lần đầu tiên mắt tôi, tâm tôi và trí tôi đã được mở chính là nhờ tôi đọc loại sách Wheel được xuất bản nầy đưa tôi đến với Giáo Lý độc nhất vô nhị của Đức Phật – Pháp bảo. Khi tôi nhận được một trong những ấn bản của ông, nội dung của nó thường đáp ứng chính xác nhu cầu tâm linh của tôi và tôi có cách đối xử hợp lý với vấn đề hay chủ đề mà tôi đang mắc phải."

Trong thời điểm rắc rối của lịch sử Tích Lan, 1990/91, M.M. Estes viết từ Miền Bắc Carolina ở Hoa Kỳ: "Sách bạn gởi đến phục vụ như chứng cứ làm đau buồn và rất thực nhằm phá vỡ hỗn loạn ở Tích Lan.

"Tôi cảm thấy quan tâm đến sự an ninh của bạn và kết nối với bạn trong niềm hy vọng dân chúng sớm được hoàn toàn an ổn. Đọc sách Pháp đem lại cho tôi cảm giác yên bình và tĩnh lặng mà khắp thế giới ngày nay đang rất cần. Tôi mong cộng thêm lời động viên khiêm tốn và chân thành đến ban điều hành cao thượng của bạn để duy trì công việc tốt đẹp bất chấp những lý do thực hay thúc bách đừng để tuyệt vọng."

Chủ Tịch Hội Phật Giáo Nam Châu Phi, Louis van Loon nói: "Thật tuyệt vời khi biết rằng Nhà xuất Bản BPS đang tiếp tục ấn hành những tác phẩm thú vị như thế, đặc biệt trong khi đương đầu với những điều kiện khó khăn như vậy như khi bạn ở có lúc như thế trong hải đảo nhỏ bé của bạn. Nhưng đó luôn là con đường của Đạo Phật, phải không? Nhà Xuất Bản nầy phải luôn tiếp tục ngay cả khi thế giới nầy sắp nứt vành đai của nó."

U.Han Htay từ Yangon, Miến Điện, khen ngợi Nhà Xuất Bản BPS đã "xuất bản nhiều ấn phẩm có tiêu chuẩn cao, bản dịch chính xác và có mong ước cao cả phục vụ nhằm truyền bá chánh Pháp. Nhân dân Miến Điện vô cùng cảm hứng khi nghiên cứu sách của BPS xuất bản. Những cuốn sách nầy thực sự, có tính học thuật, đơn giản và uyên thâm."

Và, Đại đức Nayaka Thera M. Vajiranana, Viện Trưởng Tự Viện Phật Giáo Luân Đôn, nói: Những ấn phẩm của BPS thật quan trọng làm sao đối với những ai "quan tâm đến những khía cạnh khích thích tư tưởng tuyệt vời như thế trong Đạo Phật. Chúng thật sự là nguồn trợ giúp lớn cho công việc Hoằng Pháp của chúng ta ở Anh Quốc."

Đại đức Piyadassi, một trong những người sáng lập nhà xuất bản BPS quan sát:

"Nhân viên của nhà xuất bản BPS đã cống hiến trung thành suốt trong thời gian bình thường dưới sự điều hành của Giám Đốc Quản Trị, Ông T.B. Talwatte, mới được khen thưởng cho việc quản lý chính xác các thứ tự của sách, nguyệt liễm và những yêu cầu, cũng như việc họ nỗ lực nối kết vào sự đối chiếu nguyệt liễm ba lần hằng năm. Nhưng trong những ngày khó khăn đó, nhân viên đã làm nhiệm vụ của tiểu chủ, vài người cuốc bộ nhiều dặm mỗi ngày đến văn phòng khi không có phương tiện vận chuyển công cọng, và đáp ứng những đơn đặt hàng và thư từ, làm cho chúng sẵn sàng vì đôi khi bưu điện đình chỉ phục vụ đòi hỏi phải chạy nhanh đến văn phòng."

Những bài tán dương từ xa và rộng, băng qua các đại dương, trên các bầu trời trút vào công việc đang được nhà xuất bản BPS thực hiện.

Trong số những sách của Đại đức Piyadassi được nhà xuất bản BPS xuất bản là:The Buddha-Short Study of His Life and Teaching; Dependent Origination- Paticca samuppada; The Lamp of The Law, cùng với tác giả Thera Soma; Ordination in Theravada Buddhism; Four Sacred Shrines; The Psychological Aspects of Buddhism; Aspects of Buddhism; Buddhist Observances and Practice; The Story of Mahinda, Sangamitta, Sri Maha Bodhi; Buddhism- A Living Message; The Dhammapada (xuất bản nhiều lần).

Đại đức Piyadassi cũng là biên tập viên quyển Narada Felicitation (Ngợi Ca Ngài Narada) phát hành để tưởng niệm vị sư đáng kính nầy. Trong số những cuốn sách của Đại đức Piyadassi do nhà xuất bàn BPS mới đây xuất bản, là The Division of The Path, và The Buddha as a Master Mind.

Đại đức Piyadassi nói rằng Nhà Xuất Bản Phật Giáo ở Kandy "đại diện quan điểm của Phật Giáo Nguyên Thuỷ, truyền thống Phật Giáo sống lâu đời nhất, mà Tam Tạng Kinh Điển bằng Pali cho chúng ta bản chính xác về những gì chính Đức Phật thực sự dạy trong lịch sử." Những ấn phẩm của BPS cũng xuất hiện dưới loạt sách Bodhi Leaves.

Đại đức Piyadassi nói những ấn phẩm của BPS luôn "chính xác, trong sáng và đáng tin," trình bày Đạo Phật thật sự như nó là, "nguồn năng lực trọng yếu đã ảnh hưởng đến những tâm hồn dễ tiếp thu trong 2.500 năm qua và nó gặp sự thử thách của đời sống hiện đại có cái nhìn thấu suốt ngày nay vẫn có hiệu lực, như chúng đã được tuyên bố từ lúc đầu."

Trong số nhóm nhà văn tài hoa trong nước và quốc tế về Đạo Phật và Triết Lý Phật Giáo và những đề tài liên kết về tôn giáo tỷ giảo, những tác phẩm của họ được nhà xuất bản BPS đã xuất bản trong những năm qua cần nhắc đến một số như là Đại đức Bodhi, Nyanaponika, Nanamoli, Nyanatiloka, Narada, Nanananda, Nanasobhana, Buddharakkhita và Khantipalo.

Trong số những người đóng góp cư sĩ như Lily de Silva, Ananda Guruge, V.F. Gunaratne, Hellmuth Hecker, K.N.Jayatilleke, G.P. Malalasekera, B.K.G. Mendis, Ananda Pereira, Fancis Story,O.H.de A. Wijesekera, M.O.C Walshe, L.M.Joshi, DouglasM.Burns và John D. Ireland. Có nhiều người khác nữa, quá nhiều không thể kể hết.

-ooOoo-

-16-

ĐỜI SỐNG NGƯỜI TU SĨ

Chặng đường kế tiếp của tôi "có cái nhìn thế giới nhỏ" của phong cảnh Phật Giáo ở Úc. Đại đức Piyadassi đã viếng thăm Trung Tâm Phật Giáo Brisbane và đã kể tôi về vị sư đang trụ trì ở đó, một tỳ khưu- sứ giả, Đại đức Shanti Bhadra người tôi đã biết là một cư sĩ ở Budulla trong đầu thập niên bốn mươi. Sư cũng xuất gia với Đại đức Thera Balangoda Ananda Maitreya vào năm 1943 khi ngài có dịp về nước. Ngài viên tịch vào năm 1994. Tất cả cuộc gặp mặt đều chấm dứt lúc chia tay.

Nhiều nước chảy dưới cầu từ những ngày Badulla khi Shanta Bhadra được biết như Tennakoon. "Shanti Bhadra" có nghĩa là "Có triển vọng bình an". Một người ở tuổi bát tuần, Đại đức Bhadra đã từng là vị sư cư ngụ ở Brisbane từ năm 1983. Truyền dạy Giáo Lý của Đức Phật ngay trước khi cộng đồng Tích Lan ở Bang Queensland, Sổ tay ghi khách viếng thăm của Đại đức Bhadra có nhiều tên của người thuộc nhiều dân tộc và tín ngưỡng khác nhau đổ đến Trung Tâm Phật Gíao, tìm giải pháp cho những tình trạng rối ren trong đời. Sinh viên từ nhiều trường học ở Úc viếng thăm Trung Tâm như là một phần trong chương trình của họ gồm có nghiên cứu tôn giáo tỷ giảo.

Từ khi xuất gia cách đây nửa thế kỷ, đã đi rất nhiều nơi, vị Đại đức nầy đã ở năm năm ở Ấn độ trong Hội Đại Thọ Bồ Đề (Maha Bodhi Society) và đã nói đạo với những người dân hạ tiện trong xã hội của Ấn Độ- Giai cấp Harijans họ có nhân duyên được Tiến sĩ Ambedkar tận tâm nâng đỡ.

Suốt trong thời gian chiến tranh ở Việt Nam , Đại đức Bhadra ở Việt Nam với Đại đức Narada, và giúp mở trường học cho sa di. Trở về Tích Lan, sư tiếp tục ngụ tại Trung Tâm Hoằng Pháp ở Colombo. Trước khi đi Úc sư viếng thăm Đức nơi đây sư trú tại Tự Viện Phật Gíao Berlin năm năm. Người ở Anh hai năm trước khi viếng thăm các nước Scăn-dina-vi-an của Na Uy, Đan Mạch và Thuỵ Điển. Đại đức Bhadra cũng đã sống trong các tu viện Thiên chúa giáo ở Anh và Đức nơi đây sư tham gia các lớp thảo luận về tôn giáo tỷ giảo và triết lý. Đại đức sống ở Rio de Janeiro năm năm, làm việc với Hội Phật Giáo ở đó.

Đại đức Bhadra nói "Không có gì trường tồn, Đại đức cố gắng thoả mãn nhu cầu tâm linh của cả người Tích Lan lẫn người Úc" Thay đổi là thuộc tính cố hữu trong đời." Như Đại đức Piyadassi, sư nói sư trở nên nhìn đời thoáng đạt hơn nhờ đi nhiều. "Nước luân lưu hoài tốt hơn nước tù đọng. Chúng tôi trở nên nhân từ hơn đối với những người có đức tin khác khi chúng tôi ở ngoài những giới hạn hẹp hòi của chúng tôi."

Việc giảng giải Phật Pháp ở Phương Tây hơn năm hay sáu thập niên qua do qúi vị Đại đức như Narada, Ananda Maitreyya, Piyadassi, Shanti Bhadra, Kondanna và nhiều người khác, đã tạo nên một dòng tư tưởng mới giữa những cộng đồng Thiên Chúa Giáo. Tom Harpur, tác giả và phát thanh viên ở Toronto thường viết cột "Đạo Đức" cho tờ báo The Toronto Star, tờ nhật báo bán số lượng lớn nhất Gia-nã đại, nói: "Trên thế giới có khoảng một tỷ người Hồi Giáo, 600 triệu Ấn Giáo và có lẽ, nhiều khoảng 500 triệu người theo Phật Giáo, cùng với nhiều triệu người theo các tôn giáo khác trên thế giới, và nhiều triệu người không theo tôn giáo nào ngày càng tăng, tuyên bố là Thiên Chúa giáo là con đường có hiệu quả duy nhất đến sự thật hay sự chuyển đổi, là chướng ngại chính đối với hoà bình trong tôn giáo và xã hội."

Tom Flynn, một người Gia-nã -đại tự gọi ông là "một người theo chủ nghĩa nhân văn thế tục", nói có một sự giả định có căn cứ rộng rãi, đặc biệt ở trong văn hhóa Phương Tây, rằng nếu bạn không theo đạo trong khái niệm từ Thiên Chúa Giáo, hàm ý có đức tin vào thượng đế, bạn không thể có giá trị nào để sống với. Thật không phải lúc nào cũng vậy, ông nói; "các văn hoá khác, vào các thời đại khác, đã được thấy các giá trị tôn giáo và đạo đức bị bện chặt như chúng ta đã trong văn hoá Phương Tây... Các bạn có cốt tử của đạo. Các bạn có nhiều giá trị để sống trong đời, mà không chấp giữ tín điều tôn giáo nào. Và, bạn có thể đạt đến những giá trị đó một cách khoa học, có lý luận và có tình thương mà không phải mong chờ một hình dáng tín điều đặc biệt nào."

Hội theo chủ Nghĩa Nhân Văn của Gia- nã-đại, những hội viên đó gọi nhau "những người theo chủ nghĩa nhân văn thế tục", tuyên bố những nhà thơ, nhà triết học, nhà khoa học Hy Lạp và La Mã cổ đại như là của họ, theo Michael McAteer, người chuyên giữ một mục báo viết về tôn giáo cho tờ The Toronto Star,

Những người theo chủ nghĩa nhân văn nói McAteer tuyên bố rằng Khổng Phu Tử chia sẻ những lý tưởng của họ, như nhà thơ Percy Bysshe Shelley, Charles Darwin và nhà văn châmbiếm Mỹ, MarkTwain. Những nhà nhân văn nói rằng "mặc dù chúng tôi đều vô thần, chủ nghĩa nhân văn đã vượt quá việc từ chối thẳng của thần luận. Chúng tôi có niềm tin, tư tưởng và hệ thống đạo đức riêng của chúng tôi."

Đại đức Piyadassi, trong cuốn The Buddha’s Dynamic Path, nói "Mặc dù không bao giờ tuyên bố khác hơn con người, Đức Phật không phải là một triết gia hơn những triết gia khác, mà là một bậc thánh đã giác ngộ lời dạy của ngài chắc chắn đưa đến cuộc cách mạng tư tưởng và đời sống của nhân loại."Đại đức Piyadassi lý luận rằng Phật Pháp "đặt biệt nhấn mạnh rất nhiều đến tâm và những hiện tượng tâm bởi vì chúng giữ vai trò quan trọng trong khi bắt đầu hành động. Trong những tôn giáo hữu thần, nền tảng là Thần linh. Trong Đạo Phật, không phải vô thần, tâm là nền tảng: "Tâm dẫn đầu các pháp, tâm làm chủ, tâm tạo tác."

Tư tưởng gì khiến những người phương Tây đã từng sống với những Khái Niệm Thượng Đế trong những thế kỷ qua là Giáo pháp của Đức Phật từ chối sự tồn tại của Đấng Toàn Năng, Toàn Phúc, Toàn Tri, Đấng Sáng Tạo, nhưng vẫn hàm chứa triết lý uyên thâm có tính khoa học và hợp lý dễ chấp nhận."

Đại đức Piyadassi nói: "Đức Phật là một con người. Thậm chí sau khi thành Phật (Bậc Giác Ngộ), ngài không tuyên bố là người ở cõi trời, Thần hay Phạm Thiên, tạo ra thế giới và ngồi để phán xét những vận mạng của nhân loại. Ngài là MỘT CON NGƯỜI giữa những con người."

Vị sư uyên bác nầy nói chi tiết hơn: "Khi chúng ta xem xét những nội dung học thuyết của Đạo Phật, chúng ta có thể thấy rằng giáo lý của Đức Phật khác hẳn những hệ thống tôn giáo khác trong đó đặc điểm trung tâm là khái niệm của đấng sáng tạo- Thượng Đế. Có nhiều đạo trong đạo Phật, nhưng nó không bao gồm trong những tôn giáo mà trọng tâm xoay quanh Thượng Đế/ Thần Linh hay những lực lượng siêu nhiên. Người nhấn mạnh rằng: "Đạo Phật không công nhận một Thượng Đế sáng tạo vĩnh viễn và những sự khẩn khoản của thiên thần. Không có niềm tin vào vận mạng con người được điều khiển bởi năng lực vô hình cao hơn. Trong Đạo Phật, con người cho là có tất cả những kiến thức và thành tựu do chính nổ lực và sự hiểu biết của người đó.

"Đạo Phật lấy nhân loại làm trung tâm, và không phải lấy lý thuyết làm trung tâm. Như thế, đối với một Phật Tử, tôn giáo là lối sống trong ý nghĩa là con đường tu tập đạo đức, tinh thần và tri thức dẫn đến sự thành đạt tuệ quán cao nhất nhằm chấm dứt tất cả mọi nỗi khổ và luân hồi và đưa đến tâm hoàn toàn gỉai thoát."

Đại đức Piyadassi nói Thật quan trọng để ghi nhớ rằng phương pháp để đạt được chân lý tối cao của Phật Giáo không tuỳ thuộc vào chỉ phát triển kiến thức học đường, mà là vào sự ứng dụng lời dạy vào thực tiễn.

Vào ngày rằm tháng 11, Đức Phật phái sáu mươi đệ tử đầu tiên để truyền bá Phật Pháp. Chính trong những bước chân lẫy lừng của sáu mươi sứ giả Phật Giáo tiên phong mà Đại đức Piyadassi bắt đầu có cái nhìn hoằng pháp thế giới đầu tiên của người cách đây một phần tư thế kỷ đem chính Giáo Pháp đó đến cho thế giới. Công việc phục vụ Giáo Pháp vĩ đại của người không thể bị bỏ qua. Vào ngày 18 tháng 7 năm 1991 Đại đức Piyadassi được phong tặng tước hiệu Visvakīrti Sri Sāsanasobhana, Ánh Hào Quang Giáo Pháp Rạng Ngời Khắp Năm Châu theo sự tán thành của cả dân tộc tri ân người. "Buổi lễ phong tặng được trao tặng trong việc nhất trí tán thành, trong sự ngợi ca việc phục vụ cho Giáo Pháp không mệt mỏi của người" do Chư tôn thiền đức của Hội Nghị Tăng Đoàn gồm hai mươi hai phái của Maha Nikaya Amarapura. Đại đức Piyadassi được chọn để bổ nhiệm như vị Lãnh Đạo Giáo Hội "Sangha Nayaka Thera", tước vị nầy được phong tặng do giới đức của người.

Buổi lễ được long trọng cử hành trong trường Nalanda, ngôi trường vị Đại đức nầy đã học, do Thủ Tướng, D.B.Wijetunge tổ chức, trước khi những nhân vật lỗi lạc tâp họp dẫn đầu do chư vị Mahanayaka Thera và Tổng Thống, Ranasinghe Premadasa. Nhà xuất Bản BPS mà Đại đức Piyadassi là người sáng lập, thành viên và chủ bút của những loạt sách Damsak tiếng Sinhala, đều dồn lại bổ nhiệm là "ngọn đèn chỉ đạo của BPS." Đại đức Tỳ Khưu Bodhi, Chủ bút BPS viết, "Vào tuổi 77, Đại đức Piyadassi bây giờ đã được 58 tuổi đạo. Một người du hành và diễn thuyết lâu năm, Đại đức Piyadassi đã đi vòng quanh trái đất mười hai lần- đôi khi một phía hải đảo vào buổi sáng , và phía kia vào buổi chiều... mặc dầu những vinh dự như thế chỉ lướt nhẹ qua đôi vai của vị tu sĩ như Đại đức Piyadassi nầy, thật đáng cho chúng tôi tri ân rằng ở nhà xuất bản BPS thấy ‘đồ trang trí rực rỡ’ nầy của Hội chúng tôi có được sự công nhận mà người hoàn toàn quá xứng đáng.

Trong cuốn Priyadarsana, cuốn sách tưởng niệm danh dự ban cho Đại đức Piyadassi, Tổng Thống Ranasinha Premadasa đã chi trả cho cuốn sách nầy để tỏ lòng tôn kính và tri ân đến vị tu sĩ nầy: "Người là viên ngọc chói sáng trong số sinh viên của Đại đức Mahanayaka Thera Vajiranana ở Pelene. Người đã nổi tiếng trên thế giới nhờ được phú cho khả năng diễn giải Giáo lý trong những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu. Từ những khu nhà ổ chuột đến Gia Đường của Tổng Thống, người nói về Phật- Pháp, phục vụ vô cùng to lớn cho đất nước, ngôn ngữ, Giáo Pháp, và là ánh sáng của ngọn hải đăng.

Tiến sĩ Ralph Buultjens, học giả, nhà sử học, nhà văn và Giáo sư thâm niên ở Trường Đại Học Nữu Ước trong cuốn sách tưởng niệm đó viết:

Nhiều nhân vật vĩ đại trong đạo Phật đã từng là những người mang thông điệp nầy đến những nơi xa. Đại đức Maha Thera Piyadassi ở trong truyền thống truyền giáo nầy. Người đã từng thuyết giảng Phật-Pháp trong nhiều quốc gia trong mấy thập niên qua. Trong khi thuyết giảng như vậy, người đã truyền cảm hứng cho những số lớn Phật Tử và mang nhiều người khác đến với niềm tin Phật Giáo. Đây là một nổ lực đáng kể đáng được khắc ghi. Không có một lục địa nào mà danh tánh người không được biết đến mà không cung kính tôn trọng.

Trong thế giới ngày nay, công việc truyền giáo Phật Pháp không phải là việc dễ thực hiện. Đây là kỷ nguyên các đoàn truyền giáo có khả năng. Hầu hết những tôn giáo chính, phái những tài năng sáng giá nhất giỏi nhất của họ đem thông điệp của tôn giáo họ ra nước ngoài. Không may thay, trong mối liên hệ giữa các thành viên và trong tầm cỡ phổ biến của học thuyết, gần đây, Đạo Phật không có nhiều đoàn truyền giáo nổi bật. May thay, một trong số ít những người lãnh đạo nầy, mà Phật Tử chúng ta đã từng có, đã có Đại đức Piyadassi.

Phẩm chất và sức mãnh liệt của những nỗ lực của người đã có thể tạo nên cơn bộc phát xa hơn khả năng bình thường của một cá nhân. Đây chính là vì Đại đức Piyadassi có ba đặc tính mà có thể đóng dấu son cho sự thành công của người trong lãnh vực truyền giáo- và người có chúng trong phẩm chất quí hiếm. Trước hết, Đại đức Piyadassi là một học giả uyên bác. Các đạo sư cần biết sâu học thuyết của họ trong môi trường sinh hoạt của ngày nay. Những ngày có ý nghĩa thật hay nhưng cạn cợt trong học thuyết của những đoàn truyền giáo giờ đã qua rồi. Nói thầm những lời cầu xin ân sủng tẻ nhạt sẽ không còn gây ấn tượng cho những ai quan tâm đến tôn giáo... Sự uyên bác của Đại đức Piyadassi không chỉ nổi bật, mà còn bao gồm hết các tôn giáo khác.

Đặc tính nổi bật khác thường thứ hai là kỹ năng thông tin liên lạc của người. Đây là tài năng tự nhiên có được nhờ kinh nghiệm và tri thức... làm giàu cho những bài thuyết giảng của người có tính hài hước, phép loại suy và tích chuyện đạo, làm cho chúng thành một lời kêu gọi vượt qua nhiều thời đại và các ranh giới dân tộc và văn hoá.

Nền tảng của tất cả những điều nầy, là uy tín của nhân cách được thiết lập sự uyên bác vững chắc với những khả năng thông tin liên lạc. Người có tài rót đầy những dòng suối tâm linh của con người... sự sung mãn của những năm tháng không hề sút giảm nhiệt tình đối với Đạo Pháp của Đại đức Piyadassi. Với năng lực đầy năng động, người thực hành nhiệm vụ mà Đức Phật đã thúc giục các tỳ khưu và thiện tín- giảng dạy lối sống đạo Phật.

Đã từng quen biết và học từ người trong ba thập kỷ qua, tôi có thể chứng nhận bản chất truyền cảm thực hiện lời hứa của Đại đức Piyadassi. Người vẫn giữ là một người thầy Phật giáo tinh túy‎, có trí tuệ cổ xưa, tiếp cận với hiện đại, hiểu rõ tình trạng khó xử của con người, trung thành với mục đích của người.

Chính Đại đức Piyadassi đã đóng góp một phần vào Priyadarsana. Chọn Anagarika Dhammapala như chủ đề của người, bài báo của người gồm những đoạn trích từ buổi nói chuyện khai mạc người đã nói ở Một Loạt Bài Diễn Thuyết Kỷ Niệm Một Trăm Năm Hội Đại Thọ Bồ Đề (Maha Bodhi Society Centenary Lecture Series) tổ chức ở Thính Đường Savsiripaya ở Colombo vào ngày 29 tháng 4 năm 1991. Sau khi tìm ra dấu vết lịch sử của dân tộc Sinhala và Đạo Phật vắn tắt, Đại đức Piyadassi tập trung vào ông Anagarika nầy. Ông sinh vào ngày 17 tháng 9 năm 1864, tên là Don David Hewavitarana, con trai ông Don Carolis Hewavitarana và bà Mallika. Cậu bé David được ảnh hưởng tốt lành của những vị thầy, Đại đức Sri Sumangala ở Hikkaduwa và Đại đức Gunananda ở Migettuwatte. Vào năm 1880, ông liên lạc được với một người Mỹ, Đại Tá Henry Steele Olcott, và một phụ nữ người Nga, H.P.Blavastsky, những người Sáng Lập Hội Thần Trí Học ở Nữu Ước. Những ảnh hưởng nầy dẫn đến sự cống hiến mà ông quyết tâm thực hiện là một anagarika- một người độc thân không gia đình, cống hiến cho chân lý và phục vụ.

Đại đức Piyadassi nói: "Phải viết nhiều về Anagarika Dhammapala. Nhưng thế hệ ngày nay không ý thức về sự đóng góp vĩ đại mà ông đã làm đối với sự phục hồi dân tộc và tôn giáo của Tích Lan, và về tình cảm bao la của ông đối với Quê Mẹ. Ông không phải là một chính trị gia, mà là một anh hùng đạo giáo... .. Dharmapala là người có tầm nhìn và tính can đảm đã gây cảm hứng cho toàn dân tộc. Ông sử dụng cây bút với tràn đầy tâm huyết đáng kể."

Theo duyên Phật Giáo- Sinhala qua những tập san và báo chí, cả tiếng Sinhala và Tiếng Anh, ông Anagarika nầy bắt đầu các trường Phật Giáo Ngày Chủ Nhật. Người ủng hộ hào phóng nhất của ông là Mary Foster của Honolulu, trong lúc Valisinha Harischandra là đệ tử chính của ông.

Đại đức Piyadassi tìm theo dấu vết của ông Anagarika nầy, năm 1890 viếng thăm Bồ Đề Đạo Tràng (Buddhagaya) nơi Bồ Tát Gotama đã Giác Ngộ Tối Thượng. Người thấy nơi nầy hoang tàn và không người quan tâm chăm sóc. Ngồi dưới Cây Bồ Đề, người làm vật thế chấp để cứu Bồ Đề Đạo Tràng (Buddhagaya) và giành nó lại cho Phật Tử. Vào ngày 31 tháng 5 năm 1891, người thành lập Hội Đại Thọ Bồ Đề (Maha Bodhi Society). Người tuyên truyền Đạo Phật ở Anh Quốc bằng diễn thuyết và thành lập các hội đoàn.

Ấn bản đầu tiên của tạp chí Phật Giáo, Maha Bodhi, in vào ngày rằm tháng tư (Vesak) năm 1892, do ông Anagarika nầy làm chủ bút. Khi Hội Nghị Tôn Giáo Thế Giới họp ở Chicago vào năm 1893, Anagarika Dharmapala đại diện cho Phật Giáo Nguyên Thuỷ. Lúc đó ông mới hai mươi chín tuổi. Đại đức Piyadassi nói rằng một người Nữu Ước, C.T.S Strauss, đã viết mấy cuốn sách về Đạo Phật, là người Mỹ đầu tiên chấp nhận Phật Giáo. Ông nhận Tam Quy và Ngũ Giới từ Ông Anagarika nầy.

Người ta tin rằng suốt trong thời kỳ đó, Đoàn Truyền Giáo Phật Giáo Nhật Bản đã đến Cựu Kim Sơn và bắt đầu những hoạt động Phật Giáo ở đó. Vào năm 1930, ông Anagarika nầy hoàn tất "Tự Viện Mulagandhakuti" ở Saranath Benares nơi Đức Phật thuyết bài Kinh đầu tiên và bắt đầu chuyển Bánh Xe Chân Lý.

Đại đức Piyadassi tường thuật về những giây phút cuối cùng của ông Anagarika nầy: "Trở về Tích Lan lần cuối vào năm 1931, ông tạo ra Ngân quỹ Anagarika Dharmapala. Vào ngày 13 tháng 7 năm 1931, ông xuất gia sa di và thọ tỳ khưu giới vào ngày 16 tháng 1 năm 1933 và trở nên được biết như là Tỳ Khưu Dharmapala ở Devamitta. Ông đã lớn tuổi, và vào ngày 29 tháng 4 năm 1933 ông trút hơi thở cuối cùng tại Saranath. Lời cuối của ông là: "Cho tôi được sanh ra lại hai mươi lăm lần nữa, để truyền bá Phật Pháp." Quả thật là một cuộc đời thành công, sống phục vụ cho điều tốt to lớn vĩ đại hơn của đất nước. Cách thích hợp để tưởng niệm ông là tiếp tục làm việc cho những lý tưởng và nguyên tắc mà ông đã sẵn sàng tranh luận.

Các cường quốc thắng rồi bại,
Các vương quốc thịnh rồi suy;
Nhưng cuộc đời của những vĩ nhân
Là di sản của dân tộc
Cho mọi thời đại.

Mặc dầu nhiều danh dự ca ngợi phong tặng cho Đại đức Piyadassi, người vẫn giữ tình nhân loại không thể thiếu được, quan tâm đến người khác và kết bạn với tất cả để nhu cầu của riêng người được tiến hành. Tôi bị viêm tai vì thế tôi phải vào bệnh viện Nawaloka. Khi lịch trình diễn thuyết kín mít Đại đức Piyadassi bảo người cảnh sát tháp tùng người- tham dự buổi lễ kỷ niệm 125 năm của ngành cảnh sát- lái xe đưa người đến bệnh viện. Tôi ngạc nhiên khi thấy người đến quá trễ vào ban đêm. Đứng bên giường tôi, người nói với tôi vài phút, sau đó người giới thiệu ông cảnh sát đã tháp tùng người. Khi nói với người rằng tôi sẽ đi Bandarawela, thành phố quê nhà tôi, trong vài ngày, người đề nghị rằng tôi viếng thăm Chốn Ẩn cư Kolatenna nơi một tu sĩ người Gia-nã- đại đang cư ngụ. Sau đó người tụng vài bài kinh hộ trì. Ngày hôm sau tôi xuất viện.

Chuyến tàu lửa giữa Peradeniya và Bandarawela còn ngoạn mục hơn đi Colombo-Kandy. Tàu lửa bò quanh như con rắn, nhấp nhô băng qua những vùng bao la của các đồn điền trà được thành lậpvào thời thực dân khi người Anh thay thế những cây cà phê của Hải Đảo bằng những bụi trà để bão hoà cơn khát của các ông người Anh cần một tách trà, và vì vậy chính trà đó trở nên tổng thu nhập chính của đất nước nầy.

Đi trên tàu nầy giữa Nanu Oya và Bandarawela, người ta nhìn thấy cảnh ấn tượng nhất, khi tàu bò qua nhiều đường hầm, quá gần với nhau đến nỗi khi đầu máy ở trước vào hầm, đuôi tàu vẫn còn trong hầm trước. Quan sát từ xe có động cơ, người ta nhìn được toàn cảnh.

hôm sau tôi viếng thăm Chốn Ẩn Cư Kolatenna do một tỳ khưu người Tiệp thành lập, nguyên Đại đức Nyanasatta, vào những năm của thập kỷ bốn mươi. Bởi Chốn Ẩn Cư xe có động cơ không thể tiếp cận được, người ta phải lê bước dọc theo đường rầy tàu lửa khoảng một dặm và sau đó chạy xuống những bậc cấp bằng đá dẫn đến Chốn Ẩn Cư. Chung quanh là khu vực yên bình, ẩn sau những bụi chè, nó ẩn mình dưới những ngọn đồi Uva đang say ngủ, cách thị trấn Badarawela khoảng ba dặm.

Đại đức Jāgara, người Pháp và Gia-nã -đại từ Montreal là vị sư trưởng và duy nhất ở đó . Cách đất nước xứ sở của vị sư nầy mười ngàn dặm, sư đã tìm nơi nương tựa như là một tu sĩ Phật Giáo ở ẩn. Từ bỏ niềm tin vào Công Giáo La Mã của cha ông bao đời, Martin Boisvert cũng từ bỏ luôn cuộc đời thế tục. Sư cạo đầu và đắp y màu vàng nghệ truyền thống, như tất cả các vị sư Phật Giáo. Sư chọn dùng cái tên, jāgara, nghĩa đen là thận trọng và tỉnh thức.

Vị Đại đức sắp bắt đầu đi khất thực khi tôi đến Chốn Ẩn Cư nầy: "Đây là cách tu sĩ nên duy trì để nuôi mạng. Đại đức Jagara mỉm cười, chỉ bình bát đeo trên vai, đang sẵn sàng viếng các làng lân cận.

Bước đi những bước đều đặn, mắt nhìn xuống, sư đi từ nhà nầy qua nhà khác, nhận thức ăn từ những người dân làng cúng dường để nuôi mạng. Pindapata là biểu tượng lời nguyện xuất gia của một tu sĩ Phât Giáo.Boisvert chỉ mười chín tuổi khi anh cậu, Francis, trở về đến Montreal từ chuyến viếng thăm Ấn Độ "tìm kiếm ý nghĩa cuộc đời". Cậu anh đã tham gia các lớp thiền và lắng nghe diễn thuyết về Đạo Phật và lối sống Phật Giáo. Hai anh em đã xét kỹ những khía cạnh thực tiễn của Giáo Lý. Ho đã cùng nhau thảo luận mục đích của cuộc đời.

Đại đức Jagara kể tôi "Tôi đã tìm thấy nội tâm an bình trong thiền," Từng đọc sách về Đạo Phật, Martin lúc đó hai mươi bốn tuổi bắt đầu đi Miến Điện nơi đây cậu được xuất gia như là một tỳ khưu. "Tôi biết tôi muốn gì,"cậu nói. Từ Miến Điện, cậu đã đi Thái Lan. Biết rằng Tích-lan là cũng là nước Phật Giáo Nguyên Thuỷ, Đại đức Jagara đi Dodanduva ở miền Nam Tích Lan và sau đó đến Chốn Ẩn Cư Kolatenna ở Bandarawela. Khoảng thời gian đó, người thành lập nơi nầy, đang lâm bệnh. Vài năm sau, người ấy qua đời ở Hải Đảo Cư.

Từ một chỗ ở có một phòng, Chốn Ẩn Cư Kolatenna, được một tảng đá đồ sộ che chở, bây giờ thành có một phòng họp, một thư viện có 1000 cuốn sách và tiện nghi cho ba vị sư.

Đại đức Jagara nói "Mục đích của chiếc y là sống đời ngay thẳng và chân thật. Khi một người tự do trong tâm, người đó có thể cống hiến tất cả thời gian để sống đời an bình." Sư nói lối sống ở thế giới Phương Tây quá nhanh đối với sư. Xa cách nơi đó, Đại đức Jagara đã học Pháp và có kiến thức giao tiếp bằng tiếng Sinhala, dành bốn đến năm giờ mỗi ngày để hành thiền.

Vị sư quan sát: "Thế giới Phương Tây đang chú trọng đến những phương diện thực tiễn của đạo Phật, nhưng sợ nó sợ thay đổi" Đại đức Jagara nói: " Nhiều người không quan tâm đến mặt thực tiễn của Giáo Pháp. Chúng tôi phải áp dụng Giáo Pháp vào đời sống của chúng tôi; nếu không, thì vô nghĩa. Chúng tôi- những tu sĩ trước hết phải hiểu chính mình, và ý thức liệu chúng tôi đã nhận thức được chân lý. Cuộc tìm kiếm chân lý phải bắt đầu từ tìm kiếm chính mình. Đó là những gì thiền giúp để thấy ra." Sư nói trước khi các tu sĩ thuyết Pháp, họ phải tự thực hành Pháp. " Sau đó, chúng tôi có thể chia sẻ với những người khác."

Đại đức Piyadassi được Đại đức Jagara tôn trọng và biết ơn sâu sắc, khi sư đến liên hệ với người trong những ngày đầu ở Tích Lan. "Người đã có ảnh hưởng sâu đậm trong đời tôi," Đại đức Jagara kể tôi.

Tôi phải rất lễ phép thoái thác lời mời tử tế rằng tôi phải ở lại và dùng cơm trưa với Đại đức Jagara. "khất thực luôn có đủ cơm," sư mỉm cười. Nhưng còn ít thời giờ, tôi phải về làng tôi, Dowa, cách khoảng sáu dặm, nơi đây bà con tôi đang chờ để dùng cơm với tôi.

Trong khi đi hoằng pháp thế giới, Đại đức Piyadassi gặp nhiều người từ mọi tầng lớp trong xã hội, cả người trẻ lẫn người già. Một trong nhiều người được ảnh hưởng sâu sắc nhất nhờ gặp Đại đức Piyadassi là Scott Joseph du Prez, một thanh niên người Mỹ sinh tại miền Nam California, người đang đi tìm sự thật- như một giải pháp cho những vấn đề của đời sống con người. Từ đó ông gia nhập Tăng Đoàn- Giáo Hội của chư thánh tỳ khưu- như là một tu sĩ và đã trở thành một thiền sư nổi tiếng, Tỳ Khưu Yogavacara Rahula. Bây giờ sư cư ngụ tại Trung Tâm Thiền, West Virginia, Hoa Kỳ, ở đây Đại đức Gunaratana là Viện Trưởng.

Sư viết chuyện về cuộc đời sư trong cuốn One Night Shelter. Liên hệ đến Đại đức Piyadassi sư viết: "Tên của một ngôi chùa là Vajirarama và vị sư tôi muốn gặp là Đại đức Narada... "

Bây giờ gần đến giờ thuyết pháp, khi những bài thuyết giảng được cung kính giới thiệu, và tôi nhìn dò ý Samita , một tu sĩ ngoại quốc, liệu sư có thể tham dự. Sư chặt lưỡi và trả lời trong giọng kẻ cả rằng thực sư chẳng có Pháp gì sâu sắc cả, nếu có chăng, là học từ những bài kinh truyền thống. Tôi cám ơn sư đã dành thời giờ và cho tôi nhiều thông tin. Và tôi hỏi liệu chúng tôi có thể gặp lại; sư trả lời, "Điều đó có thể được, "và tôi chào tạm biệt.

Buổi nói đạo hôm nay do vị sư truyền giáo nổi tiếng tên là Đại đức Piyadassi thuyết. Người du hành quanh thế giới có định kỳ để diễn thuyết về Đạo Phật bằng tiếng Anh trong nhiều quốc gia khác nhau và vừa mới trở về từ một chuyến du hành thế giới như thế. Chủ đề của bài thuyết pháp tối đó là về ý nghĩa của Vesak, rất thích hợp cho dịp nầy. Chương trình bắt đầu với truyền Tam Quy và Ngũ Giới do Đại đức Piyadassi, người ngồi trên Pháp Toạ (Kiểu Sin-ha-lê tương đương với Pháp Đài được người Tây Tạng dùng).Chris, bạn tôi và tôi ngồi trên sàn với những người cư sĩ khác, hầu hết họ thuộc trung thượng lưu, họ nói tiếng Anh. Vị Đại đức Piyadassi nầy nói giọng nhẹ và rất hùng biện diễn tả ba sự kiện vẻ vang trong đời của Siddhartha Gotama bắt đầu từ lúc ngài đản sanh. Ngài bồ tát nầy rất thông tuệ và khéo léo trong nhiều phương tiện thiện xảo và ngài đã nghĩ ra nhiều phương pháp thích hợp nhất để thức tỉnh quần chúng ra khỏi những điều họ mê tín và si mê. Ngài có chủ ý vạch kế hoạch đời ngài và giáo pháp hầu dân chúng có thể liên hệ đến một cách có ý thức và đầy ý nghĩa. Ngài chọn để được sinh vào trong tình yêu có tính dục để chỉ rằng ngài không phải là siêu nhân hay Con của Thánh như sự giáng sinh của Chúa Giê su. Siddhartha sống đời vương giả và rồi từ bỏ tất cả để thành Bậc Đại Giác để minh chứng rằng hạnh phúc thực sự không được tìm thấy từ bên ngoài trong những tham muốn của các giác quan hay thoả mãn bản ngã. Và ngài niết bàn vào lúc tám mươi tuổi.

Trong những năm trước khi giác ngộ, ngài cũng đã từng rối loạn, thất vọng, nghi ngờ, buồn phiền và vui vẻ cùng với mọi người. Nhưng nhờ ngài tự tinh tấn nỗ lực, ngài đạt đến đỉnh cao của sự hoàn hảo về tinh thần của con người. Đây là mục đích có thể đạt trong tầm với tay của tất cả mọi người. Đa số người có thể liên hệ đến điều nầy và có nguồn cảm hứng từ biểu tượng của con người nầy tự kéo mình lên khỏi những sợi giây buộc giày ống của chính mình có thể nói vậy, để vươt qua mọi nỗi khổ. Do đó, ngài đã chọn phương cách nhân bản hơn và thực tiễn hơn nầy. Đây là ý nghĩa quan trọng của lễ Đản Sanh, Thành Đạo và Niết Bàn của Đức Phật. Đây là những gì chúng tôi ghi nhớ trong tâm khi làm lễ Vesak.

Tôi quá thích thú và cảm nhận được ảnh hưởng nâng cao tâm hồn từ những gì vị sư có giọng nói ngọt dịu đó nói với những từ ngữ đơn giản và rõ ràng riêng của người và tôi góp nhặt thêm vài thông tin liên quan đến chủ đề. Lúc đó tôi nhớ lại những gì Samita đã nói về những bài diễn thuyết khô và chán. Có lẽ chúng tôi được dịp may khi Chris cũng thích bài nói đạo đó. Có lẽ phần lớn là do sự dễ tiếp thu của người nghe - chỉ quảng cáo hơn những buổi nói đạo nầy để kể. Lịch sự và tỏ lòng biết ơn chân thành, tôi tiến đến người thuyết giảng và cám ơn người đã cho một bài thuyết pháp đầy ý nghĩa. Người có vẻ vui lòng và nói thêm rằng điều quan trọng là hiểu ý nghĩa của tất cả những gì chúng ta làm trong khi vâng giữ giới và thực hành cũng như trong các sinh hoạt thế tục của chúng ta. Tin và làm theo những điều một cách mù quáng mà không ý thức tỉnh giác chỉ tăng thêm mê tín và vô minh. Tôi hoàn toàn đồng ý về những gì người nói.

Trở về Gai-nã-đại tôi nhận được thư của Đại đức Piyadassi nói rằng người quá bận rộn về những buổi lễ Vesak. Tổng Thống Premadassi mời người thuyết giảng về Vesak trên đài truyền thanh tại tư gia của Tổng Thống. Bài nói đạo được Mạng lưới Truyền Hình Quốc Tế truyền đi (ITN), và Rupavahini. Nhiều người gọi đến Chùa Vajirarama chúc mừng người về những bài nói đạo, với những tính ngữ như "thượng đẳng", "xuất sắc". Tuần lễ Vesak đó Đại đức đã thuyết giảng hai mươi bài và viết, "Tôi hoan hỷ thanh quản tôi cũng khá tốt để thuyết giảng đạo tại tư gia của Tổng Thống."

Đại đức Thera Piyadassi nói thêm rằng người đang chuẩn bị sẵn sàng cho những buổi lễ ở Mihintala, do Lake House điều hành hằng năm. Liên quan đến những ngày Tết Nguyên Đán của Sinhala ở Tích Lan năm đó được tổ chức ngay sau những tháng căng thẳng và quấy rối trước đó, Đại đức Piyadassi nói: "Suốt trong thời kỳ đầu năm, dân chúng đi lại mà không có chút sợ hãi nghi ngờ gì. Họ quá hân hoan, và dân chúng đi Núi Sri Pada đông chưa từng thấy. Sau nhiều năm khổ cực gian truân, dân chúng rất vui mừng. Nhiều nhóm đông người đi hành hương. Vesak, như bạn biết, không phải là lúc tiệc tùng ăn uống, mà là lễ hội hữu nghị." Vị Đại đức nầy viết rằng dân chúng cúng dường nhiều loại vật dụng. "Thậm chí quân đội cũng hiến máu. Hàng Không Lanka xây dựng và sửa chữa các phòng ở bệnh viện. Lễ Vesak nầy là một thành công to lớn."

-ooOoo-

-17-

TỰ VIỆN Ở HOA THỊNH ĐỐN VÀ THẾ GIỚI PHƯƠNG TÂY

Cuốn The Spectrum of Buddhism của Đại đức Piyadassi được in ở Colombo vào tháng mười năm 1991. Tôi là một trong số những người đầu tiên được người đích thân cho một bản. Những thành tựu có tính học thuật uyên thâm của vị Đại đức nầy đã được chứng tỏ rõ trong nhiều cuốn sách trước của người vì vậy người đã có danh tiếng như là người Tích- Lan diễn giải Phật Pháp nổi tiếng nhất, đặc biệt trong thế giới Phương Tây. Cuốn The Buddha’s Ancient Path, The Book of Protection, Buddhism – a Living Message and Selections from the Dhammapada, đặc biệt, đã có được độc giả rộng rãi khắp thế giới.

Tuy nhiên, cuốn The Spectrum of Buddhism, vượt quá giới hạn học đường. Trong lúc cuốn sách là tài liệu lịch sử tuyệt hảo, người đọc được đưa đi du hành để khám phá những điều kỳ vĩ hơn về thực tại thực tiễn của Giáo Pháp Đức Phật. Đại đức Piyadassi đã xua tan quan niện thường cho rằng Đạo Phật là tôn giáo bi quan yếm thế. Trái lại, người biện luận những mặt tích cực của Giáo Pháp, nói rằng Đạo Phật vạch đường cho mỗi cá nhân tự thử sức mình.

Trong cuốn sách nầy, tác giả đối đầu với độc giả về nhiều vấn đề con người mà người gặp phải trong quá trình du hành đến nhiều nơi trên thế giới. Mười tám chương đề cập nhiều vấn đề khác nhau, từ "Cuộc Đời của Đức Phật" đến "Phụ Nữ trong Văn Học Phật Giáo", " Những điều Vâng Giữ Phật Giáo và Cách Thực Hành", " Phương Diện Tâm Lý Học Trong Đạo Phật", và "Đạo Phật ở Thế Giới Phương Tây". Cuốn sách còn có nhiều bài luận về "Dân Chủ và Sự Liên Hệ của nó đến Đạo Phật và Hoà Bình Thế Giới."

"Nếu dân chủ được hiểu theo nghĩa rộng nhất và thoáng nhất của nó, nhất thiết nó phải gồm trong lãnh vực của ngữ nghĩa của nó, ý tưởng tự do của tâm- điều mà Đạo Phật nhấn mạnh nhất." Tác giả trích dẫn lời Giáo Sư Ralph Buultjens: "Đối với tâm kiếm tìm, tâm khoa học, Đạo Phật là câu trả lời."

Đại đức Piyadassi nhận thấy giáo dục trong dân chủ như cái mà mọi người đều kiếm được lợi từ đó. Tuy nhiên, "giáo dục không chỉ đơn thuần cần có tính cách học đường. Con người cần phải trau dồi tình thương, lòng kiên nhẫn, sức chịu đựng bền bỉ, tính ngay thẳng và trung thực," những giá trị nầy được nhấn mạnh trong Đạo Phật. Tác giả nầy nói Đức Phật đặt tầm quan trọng rất lớn vào tâm. "Tự do của tâm là tổng thể Giáo Lý của Đức Phật." Người dành nhiều trang sách để chú trọng đến hoà bình và khái niệm hoà bình. "Mục đích của Phật Pháp là hoà bình nhờ thể hiện lòng khoan dung độ lượng và hiểu biết."

Sự phân biệt chủng tộc ở Nam Phi là một trong số vài vấn đề lớn mà thế giới đang quan tâm. Có nhiều câu trích dẫn của vị Tổng Giám Mục Da đen của nước đó, Desmond Tutu, liên quan đến cuộc đấu tranh sinh tồn của ông chống lại chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi. Cuốn sách là sản phẩm đúc kết từ sự hiểu biết của tác giả với cả Đạo Phật cổ điển và tư tưởng Phương Tây hiện đại. Người hướng "tầm nhìn vào Đạo Phật, nhấn mạnh vào sức sống mãnh liệt sinh động của nó, tính thực tiễn hợp thời và ý nghĩa đang tiếp diễn của nó." Tác giả nầy nói: "Đạo Phật phải được thấy, không phải như một Học Thuyết cổ xưa, hay một giáo phái hẹp hòi nào, mà là con đường sống thực tiễn và phổ biến giúp nhân loại giải thoát."

Lời nói đầu của cuốn sách là nhà văn, một tỳ khưu người Mỹ Bodhi, thấy tác giả nầy như là một người đại diện của Phật Giáo Nguyên Thuỷ, người "kết hợp nền tảng thông suốt của các văn bản bằng tiếng Pali và các Chú Giải của chúng, với một sự dễ chấp nhận cởi mở đối với những phát triển trong tư tưởng đương thời đến từ Phương Tây."

Theo Đại đức Bodhi "Cuốn sách hiện tại sẽ cho độc giả vài cái nhìn thấu suốt được trình bày một cách rõ ràng dẫn đến tinh thần của Giáo Pháp Phật Giáo và giá trị vĩnh viễn của chúng trong thời đại rối loạn đang tầm cầu giá trị tinh thần nầy.

The Spectrum of Buddhism cần có chỗ trong thư viện của bất cứ sinh viên khoa tôn giáo tỷ giảo và triết lí‎, và thực sự, của bất cứ ai chân thành muốn khảo sát cái nội tâm bên trong của mình. Cuộc kiếm tìm- cái mà chúng ta gọi là sự thật phải bắt đầu với cuộc kiếm tìm chính mình. Nói ngắn gọn, đó là tất cả những gì cuốn sách nầy nói về.

Đại đức Piyadassi rời Tích Lan để thực hiện chuyến đi hoằng pháp thế giới thứ mười ba vào ngày 23 tháng 10 năm 1991. Tôi vẫn còn ở Colombo khi người đi. Hai ngày trước khi người khởi hành, tôi nói với người tại chùa Vajirarama. Người nói: Việc hoằng pháp của người đưa người đến Í-đại- lợi, Phần Lan, Pháp, Tân Tây Lan, Thuỵ Điển, Anh, Hoa Kỳ, Gia-nã đại, Nhật Bản, Nam Hàn, In-đô-nê-si-a, Úc và Singapore. Chuyến đi của người được nhiều tổ chức Phật Giáo Thế Giới bảo lãnh. Người dự định rằng trong lúc ở hải ngoại, người không những đem thông điệp của Đức Phật đến cho thính giả Phương Tây mà người cũng đã gặp nhiều người Tích Lan sống ở nước ngoài.

Đại đức Piyadassi bảo tôi vào đêm phỏng vấn trước khi đi "Những yêu cầu của tôi rất khiêm tốn, tôi chẳng là gánh nặng cho ai cả. Tôi đi một mình- không có bạn dồng hành."

Nghĩ về những vấn đề rắc rối ở quê nhà, người nói: "Khắp mọi nơi người ta băn khoăn lo âu. Mọi người trên thế giới đều quá khổ bởi cảm giác bất toàn. Những người nầy có thể nương nhờ vào (quy y) Phật Pháp." Trích từ Kinh Pháp Cú, người nói: "Jayam veram pasavati, dukkham seti parājito, upasanto sukham seti, hitvā jaya parajayam."

"Chiến thắng nuôi dưỡng hận thù
Còn kẻ chiến bại khổ sầu chẳng nguôi
Phủi tay thắng bại trên đời
Rỗng không vắng lặng ai ngoài trí nhân."

Hai tháng sau, Đại đức Piyadassi viết thơ cho tôi ở Toronto, từ Tự Viện Phật Giáo Stockholm ở Thuỵ Điển. "Việc hoằng pháp của tôi thành công tới mức quá lớn đến không ngờ." Trong lúc ở Ý-đại-lợi, người thuyết pháp cho Tổ Chức Thực Phẩm và Nông Nghiệp. Cuộc họp với Đại sứ quán Tích Lan, theo lời mời của ông Đại Sứ George Pelpola được tổ chức. Ông viếng thăm Tự Viện Phật Giáo Nguyên Thuỷ lần đầu tiên, tám mươi ki lô mét từ Vatican. Một vị sư người Ý và ba vị sư người âu khác đang cư ngụ ở đó. "Họ tiếp tục đi khất thực," người viết thêm rằng những gia đình Công Giáo nhiệt tình dâng cúng vật thực cho quí sư, nói, "họ giống như St. Francis của Assisi."

Đại đức Piyadassi cũng viếng thăm Tự Viện Phật Giáo Nguyên Thuỷ của Hà -Lan trên những ngọn đồi, "sau ba giờ đi bằng tàu lửa hơi vất vả từ Zurich. "Có ba vị sư người Âu cư ngụ tại Tự Viện nầy - tất cả đều từ Trung Tâm Huấn Luyện Tỳ Khưu Amaravati ở Anh quốc. Người luận đạo ở những Tự Viện nầy. Đại đức Piyadassi thuyết giảng cho những người nhóm họp ở đây kể cả nhiều người Tích- Lan ở Geneva và rồi đi đến Ba-lê nơi đây ông Đại Sứ Tích Lan, Tiến sĩ Ananda W.P. Guruge, dâng cơm trưa cho người.

"Tôi hoan hỷ bây giờ chúng ta có những Tự Viện Phật Giáo Nguyên Thuỷ từ Ý đại-lợi đến Thuỵ Điển và những vị sư của chúng ta đang thực hiện tốt," người viết tiếp. Người có lịch trình nói Đạo sít sao ở các trường Đại Học và Trung Học ở Thuỵ Điển. Trong ít hôm nữa, Đại đức Piyadassi sẽ lên đường đi Mỹ và Gia-nã-đại.

Đại đức Piyadassi đang chuyển Bánh Xe Phật Pháp ở Hague trong chuyến đi nầy, chuyến hoằng pháp thế giới thứ mười ba của người. Người chính thức tuyên bố khai mạc Trung Tâm Buddhayana của Hague, người sáng lập là một vị sư Hà- Lan, Đại đức Dhammaviranatha hiện đang cư ngụ ở đây.

Đại đức Piyadassi hướng dẫn một loạt những buổi nói Đạo, luận Đạo và các khoá thiền ở Tự Viện Ehipassiko- "Hãy Đến và Thấy" ở Bronnegar, một ngôi làng Hà –Lan, cách Hague 125 dặm. "Có sự quan tâm đến Thiền Phật Giáo đang lớn mạnh tại Tân Tây Lan," người viết cho tôi. "Vài người là Công Giáo bẩm sinh, ở lại Trung Tâm Hague để hành thiền trong kỳ nghỉ Giáng Sinh." Vị Đại đức nầy nói rằng các hội Phật Giáo đã được thành hình trong các thành phố lớn của Amsterdam, Rotterdam, Utrecht ở Tân Tây Lan.

Đại đức Piyadassi đóng góp một phần trong lịch sử của Đức, tại đây, một chuyến bay hàng không Lanka đáp xuống "Cánh Đồng Đẹp", tại phi trường Schonerfold trong thành phố Berlin Thống Nhất lần đầu tiên vào ngày 20 tháng 12 năm 1991. Trước khi nước Đức thống nhất, phi trường nầy là phần đất của Đông Đức. Đại đức Piyadassi sẵn sàng thuyết cho những nhân vật quan trọng đang hội họp và tụng Kinh Hộ Trì. Người đàn ông sau những buổi lễ ở phi trường là bạn làng báo trước kia của tôi, Sarath de Alwis, bây giờ là Giám Đốc Hàng Không Lanka ở Đức. Cùng đi với người ở các buổi lễ là Jayanatha Dias, cũng là viên chức Hàng Không Lanka, và Hiran Houx, con trai của cha-người Đức và mẹ là người Tích Lan.

Vào chuyến viếng thăm thứ tư của Đại đức Piyadassi, nhiều Phật Tử Tích Lan và Đức tham gia những buổi nói Đạo và các khoá thiền ở Kolon và tại Sảnh Đường Tagore của Bonn nơi những viên chức của đại sứ quán Tích Lan cũng tham gia tích cực. Hôi Phật Giáo Đức của Berlin chuẩn bị những khoá thiền vào tháng 12. Đại đức Piyadassi cũng hướng dẫn các buổi nói Đạo và thảo luận Đạo tại Buddhistisches Haus - "Nhà Phật Giáo"- như được gọi là Tự Viện Berlin. Tự Viện được thành lập vào năm 1924, mười năm trước khi Đại đức Piyadassi xuất gia làm tu sĩ, do Paul Dhalke, một bác sĩ y khoa nổi tiếng và là người thực hành Phật Giáo là tác giả nhiều cuốn sách về Đạo Phật bằng tiếng Đức. Những sách nầy được một vị sư Scottish, Đại đức Silacara-dịch sang tiếng Anh. Bác sĩ Dhalke đã viếng thăm Tích Lan và đã luận Đạo nhiều lần với nguyên Đại đức Sri Sumangala ở Hikkaduwe, Người Sáng Lập -Viện Trưởng trường Phật Học Vidyodaya ở Maligakanda.

Tự Viện Berlin có ba tầng như "một Mihintale nhỏ" như Đại đức Piyadassi miêu tả, khi tình cờ tôi viếng thăm vào năm 1970, toạ lạc trên vùng đất bảy mẫu và có bảy mươi ba bậc cấp dẫn vào, chỉ ra bảy mươi ba bước dẫn đến trí tuệ, khái niệm của Paul Dhalke. Tự Viện Berlin có một thư viện Phật Giáo đẹp nhất ở Đức có những phòng đọc rộng rãi lý tưởng để nghiên cứu. Kế hoạch hành trình của Đại đức Piyadassi được Lalith Ganhewa vạch ra, người đã sống ở Đức mười tám năm, nhưng theo lời của vị sư nầy, "vẫn giữ là một Phật Tử kiên cường có nhiều liên kết với Quê Mẹ."

Viết cho tôi từ Châu Âu Đại đức Piyadassi quan sát: "Người Tích Lan ở nước ngoài thích dâng cúng vật thực và nghe kinh Hộ Trì mà không quan tâm nhiều đến hành thiền." Người nói: đối với người Phương Tây thì ngược lại. Người liên hệ đến chuyện phương tiện truyền thông của Tân Tây Lan nói rằng người Hà Lan xài khoảng 3 triệu đô la Mỹ (tương đương khoảng 48 triệu Gld), để đốt pháo ống, pháo hoa suốt trong mùa lễ hội.Vị sư nầy bình luận: "Ở Tích Lan cũng vậy, số tiền xài cho pháo ống và pháo hoa cho những buổi lễ đêm giao thừa (31/12) thật khổng lồ." Chúng ta phải hành theo Trung Đạo tránh các thái cực, về Tôn giáo, xã hội hay các mặt khác."

Từ Đức, Đại đức Piyadassi viết: "Tôi đã lớn tuổi, bây giờ là 77, nhưng tôi vẫn khoẻ về thể chất lẫn tinh thần - khoẻ hơn về tinh thần- tiến hành những hoạt động Đạo cho lợi ích và hạnh phúc của nhân loại , trong cách khiêm tốn của tôi."

Đại đức Piyadassi ở Luân Đôn vào giữa tháng 2 năm 1992 cho việc tưởng niệm ngày mất lần thứ hai của Đại đức Nayaka Thera Tiến Sĩ Saddhatissa ở Hammalawa, nguyên Tăng Trưởng Phật Giáo của Anh quốc và Châu Âu. Trong số hai mươi tám vị sư hiện diện ở buổi lễ được phục vụ chu đáo là NayakaThera Vajiranana, Viện Trưởng Phật Giáo Luân Đôn, Nayaka Thera Pannatissa ở Hedigalle, Maha Thera Piyatissa ở Kurunegoda, Viện Trưởng Tự Viện Phật Giáo Nữu Ước, Thera Ganissara ở Murungasyaye của Pháp, Nayaka Thera Chandraratana ở Paravahera. Bài phát biểu đón chào do Đại đức Piyadassi ở Galayaye, trong lúc bài Anusasana đại diện tu sĩ Phật Giáo do Đại đức Piyadassi của chùa Vajirarama, Colombo.

"Giáo lý Phật Giáo phải được trình bày cho người Phương Tây như điều sống động và thích hợp với những khuynh hướng tư tưởng hiện đại." Đại đức Piyadassi nói ở cuộc họp đã được tập họp tại Trung Tâm Phật Giáo Quốc Tế Sri Saddhatissa trên đường Kingsbury của Luân Đôn. Vị Đại đức nầy nói về nhu cầu cấp thiết của sách hay và người diễn thuyết hấp dẫn ở Phương Tây để truyền đạt Giáo lý Phật Giáo. Vào chuyến đi khắp nơi trên thế giới, người quan sát thấy rằng đặc biệt, thanh niên Phương Tây chứng tỏ quan tâm đáng kể đến Đạo Phật. Người nói đi nói lại nhu cầu nói Đạo, luận Đạo, và các khoá thiền thường xuyên để duy trì đà quan tâm hiện thời vào Tiết học Phật Giáo.

"Những hoạt động Pháp ở Phương Tây phải được tăng lên gấp bội và những sứ giả của Như Lai- Dharmaduta- tạo sự thúc đẩy trong sáng." Người nhấn mạnh nhu cầu thích ứng những nguyên tắc Đạo Phật vào đời sống hiện đại của Phương Tây là không bao giờ quá lớn hơn cả. Người cũng diễn thuyết trong cuộc họp nhân dịp Ông Cao Uỷ của Tích Lan ở Anh Quốc, Gamini Munasinghe, Thiếu Tá của Luân đôn Borough của Trent, Tom Taylor, và Ông Cao Uỷ Ấn độ ở Anh quốc, Tiến sĩ L.M. Singhvi đang hành động.

Cuốn Tưởng Niệm danh dự của nguyên Đại đức Tiến Sĩ Saddhatissa, Buddhist Essays- A miscellary, được tặng nhân dịp nầy. Bài Tưởng Niệm, "Có thể chúng ta biết và Thay Đổi Quá Khứ của Chúng Ta Không?" do Giáo Sư A.Piatigorsky của Trường Nghiên Cứu Đông Phương và Châu Phi của Trường Đại Học Luân Đôn.

Trong lúc ở Anh, Đại đức Piyadassi thuyết một bài pháp cho Hội Phụ Nữ Vidyalaya Visakha Colombo ở Luân Đôn. Trong nhiều bài nói chuyện, người nhấn mạnh rằng những Trung Tâm Phật Giáo không nên được thành lập trên nền tảng dân tộc chỉ phục vụ cho một giống người đặt biệt hay một nhóm văn hoá nào đó. "Không thành vấn đề người ta mặc áo quần kiểu gì, ăn uống những thứ gì và nói ngôn ngữ gì, hay quốc gia nào họ gọi về gia đình," Đại đức Piyadassi nói với những thính giả Luân Đôn. "Giáo lý của Đức Phật là ngôn ngữ của Chân Lí, ngôn ngữ của con tim. Đức Phật xem toàn thể nhân loại như đại gia đình ngài."

Vị sư nầy nói điều có ý nghĩa nhất đó là tính phổ biến của Pháp. Đại đức Piyadassi thường nhấn mạnh rằng Phật Pháp không có nhãn hiệu nào và Đạo Phật là giáo lý cho người tự do. "Đạo Phật không có giới hạn thời gian, không gian và chủng tộc nào. Đạo Phật tồn tại với thời gian và ngày nay vẫn thích hợp như nó đã là khi lần đầu tiên được biết cách đây hơn hai ngàn năm trăm năm.

Từ Luân đôn Đại đức Piyadassi đi tiếp đến Los Angeles vào tháng 3 năm 1992 ở đây người hướng dẫn một buổi thảo luận đạo sống động trên đài truyền thanh trong nhóm đó có các tu sĩ Phật Giáo, Công Giáo, Ấn Giáo và Hồi Giáo đều tham gia.

Vào ngày 19 tháng 4, Đại đức Piyadassi chủ toạ các buổi Lễ Bạc Mừng Tự Viện Washington.Tự Viện Washington đánh dấu một giai đoạn quan trọng của Phật Giáo Nguyên Thủy trong Thế Giới Phương Tây. Sách xuất bản kỷ niệm đánh dấu hai mươi lăm năm tận tụỵ với đạo Pháp được dâng đến ngài Trưởng Lão Đại đức Mahanayaka Thera Pannasiha ở Madihe, Vị Sáng Lập và vị Bảo Trợ Tự Viện nầy được thành lập do vị sư có tầm nhìn xa rộng nầy.

Tổng Thống Mỹ, George Bush, trong thông điệp chúc mừng hoan nghênh tự viện như "một nơi để cầu nguyện, để kết tình thân hữu, để quán niệm và để phục hồi. Nhờ vào đức tin và những giá trị được dưỡng nuôi trong những bức tường của tự viện là nền tảng vững mạnh cho các gia đình và các cộng đồng, Chùa bạn trở thành một nguồn lực vững mạnh cho cả nước chúng tôi. Barbara và tôi hân hoan gởi lời chúc mừng đến lễ kỷ niệm lần thứ hai mươi lăm năm của Tự Viện Washington. Nhiều lời chúc mừng khác gởi đến nhân dịp Lễ Bạc nầy.

Tổng Thống Ranasinghe Premadasa của Tích Lan, trong thông điệp chúc mừng tán dương sự phục vụ của Tự Viện trong hai mươi lăm năm qua, thực hành sứ mạng truyền giáo cao cả của Đức Từ Phụ và nói:" Phật-Pháp đã từng là ngọn đèn hòa bình và khoan dung. Giáo lý của Đức Từ Phụ được toả khắp và tràn ngập tinh thần từ bi hỷ xả. Ngài giới thiệu Con Đường Chân Chánh vì lợi ích và hạnh phúc của nhân loại."

Dưới nhan đề: "Một chút Tản Mạn của Tự Viện Trong Bản Niên Đại Hai mươi Lăm Năm," Michael Roehm, một người Mỹ- người sáng lập và thành viên của Tự Viện Washington, tìm dấu vết lịch sử của nó, trình bày vài phương diện hữu ích của bản báo cáo công việc của tự viện dẫn đến nhân duyên Phật –Pháp. Roehm cũng tưởng niệm danh tánh những người đã góp công sức trong quá trình lâu dài để viết thành bản báo cáo đó.

Lễ kỷ niệm gồm có mười lăm bài thuyết pháp uyên thâm của những học giả Phật Giáo lỗi lạc về nhiều phương diện khác nhau của Giáo Pháp. Trong số những người đóng góp là Đại đức Nayaka Thera Piyadassi và MahaThera Sri Rahula ở Ampitiye- cả hai đều là học trò của nguyên Đại đức Mahanayaka Thera Vajiranana ở Pelene. Maha Thera Tiến sĩ Gunaratna ở Henepola, cựu chủ tịch và Đại đức Tỳ Khưu Bodhi người Mỹ, bây giờ là vị sư cư ngụ ở Chốn Ẩn Lâm, Udawattakelle, Kandy, và Chủ Tịch và Chủ Bút của Nhà Xuất Bản Phật Giáo (BPS).

Bài khai mạc Buổi Lễ Kỷ Niệm, Đại đức Pannasiha ở Madihe chính ngài đã tìm dấu vết lịch sử của Đạo Pháp ở Mỹ, và khởi đầu sinh hoạt của tự viện thật khiêm tốn. Người viết ban đầu những người giúp giới thiệu Phật Giáo Nguyên Thuỷ đến Thế Giới Mới là Sir Edwin Arnold ngườiviết cuốn The Light of Asia, H.S. Vernon, E.W.Burlingarika, ĐạiTá Henry Steele Olcott, Đại đức Maha Thera Vajiranana ở Paravahera, Đại đức MahaThera Narada của chùa Vajiranana và Anagarika Dharmapala.

Sự đóng góp biên tập vào lễ kỷ niệm của Đại đức Piyadassi là bài báo có tựa đề: "The Venerable Ananda and the Chandala Maid." ( Đại đức Ananda và Người Tớ Gái Chandala). Thay đổi từ cuốn "The Virgin’s Eye" trong Phụ Nữ trong Văn Học Phật Giáo, chính câu chuyện Prakriti người tớ gái buồn khổ Chandala- lưỡng lự không dám dâng ly nước cho Đại đức Ananda, vì thân phận thấp hèn của cô trong xã hội. Đại đức Ananda lúc đó trích dẫn lời Đức Phật:

"Không do dòng tộc thành kẻ đê tiện
Không do dòng tộc thành Bà-la- môn
Do hành động xấu thành kẻ đê tiện
Do hành động tốt thành Bà la môn."

Trong số những bài đóng góp của cư sĩ cho tờ báo Lưu niệm Washington là những nhà sử học, S.F de Silva và David J. Kalupahana, Giáo sư Triết Học, Trường Đại Học Hawaii, Tiến sĩ Grace G. Bunsford, thuyết trình viên được mời ở tự viện, nói về mối liên kết giữa cô với tự viện "đem tôi ra khỏi những giới hạn của thế giới học đường và từ đó mở rộng kinh nghiệm riêng của tôi và hiểu Đạo Phật."

Có tiếng tốt như là Trung Tâm Tôn Giáo Và Giáo Dục cống hiến tư tưởng, pháp hành và văn hóa Phật Giáo hợp thời, Tự Viện Phật Giáo Washington được những người Tích Lan phục vụ và những vị sư cư ngụ khác hướng dẫn luận đạo và những khoá thiền, ngoài ra còn cho những khoá học không chính quy. Tự Viện cũng có những buổi thuyết giảng khi có yêu cầu và hướng dẫn cách phục vụ cho các sinh viên các trường Đại Học, Trung Học, nhà thờ và các đoàn thể công cọng.

Viện Trưởng đầu tiên của tự viện là Đại đức Vinitha ở Bope cũng xuất thân từ chùa Vajirarama. Trong số những viện trưởng trước là nguyên Đại đức Thera Piyananda ở Dikwela; nhân thể, nguyên Đại đức Piyananda là thầy cũ của tôi ở trường Dharmaraja, Kandy, kế đến Đại đức Thera Tiến sĩ Gunaratana. Đại đức Piyadassi cũng làm tròn nhiệm vụ viện trưởng trong nhiều lần viếng thăm ở lại đó. Hiện nay, viện trưởng là Đại đức Dhammasiri ở Maharagama. Những thông điệp chúc mừng đến tự viện, được đăng đ trong cuốn kỷ niệm gồm nhiều bức thong điệp đến từ các Trung Tâm Phật Giáo ở Hiệp Chủng Quốc. Thông điệp từ Đại đức Mahanayaka Thera Ananda Maitreya ở Balangoda, một người trên chín mươi tuổi, là bản sao trong hình thức nguyên thuỷ của nó, luôn sẵn có như tài sản riêng của ngài. Những thông điệp khác kể cả từ Thủ Tướng Tích Lan, D.B.Wijetunge, Đại đức Maha Thera Pannaloka của Trung Tâm Đào Tạo Tỳ Khưu Mahagama, và từ những tự viện phật giáo và những trung tâm ở Úc, Pháp, Hawaii, Luân đôn, và Mã-lai-á. Về ý nghĩa đặc biệt có lẽ là thông điệp từ Trường Đại Học Công Giáo của Mỹ, ông Tiến sĩ của trường Victoria Urubshurow cám ơn "đạo giáo tuyệt vời nầy được thành lập ở đây nhằm làm cho Pháp sẵn có cho chúng tôi."

Ông Đại Sứ Tích Lan ở Washington vào lúcđó là Susantha de Alwis, trong thông điệp ông kêu gọi đóng góp tài chính để mở rộng tầm hoạt động của tự viện.Ông Thị Trưởng Washington D.C, Sharon Pratt Dixon, tuyên bố rằng ngày 01 tháng 12 như là "Ngày Tự Viện Phật Giáo Washington," được những người dân trong thành phố nầy gọi để "chào mừng Tự Viện Phật Giáo Washington như làm lễ kỷ niệm hai mươi lăm năm của nó để nói lên nhu cầu tinh thần của cộng đồng Phật Giáo Nguyên Thuỷ."

Thật đáng để nhắc đến rằng trang sau của cuốn Kỷ Yếu sẽ trang trí bất kỳ một thư viện nào có tư tưởng đồng thời, tôn giáo tỷ giảo và triết lý. Trang nầy gồm một bức hình đập vào mắt người đọc là một chú sa di nhỏ, tay chấp lại, đang yên lặng ngồi thiền: "Lạy Phật, cho đến khi con Giác ngộ, con sẽ không vi phạm những điều răn. Con sẽ không bướng bỉnh trước những người lớn hơn con. Con sẽ nuôi dưỡng lòng yêu thương trong tâm và là gương tốt cho tất cả mọi người."

Suốt trong tháng 4 và 5 năm 1992 ở thủ đô của người Mỹ, Đại đức Piyadassi tham gia một loạt mười hai "Khoá Nghiên Cứu Phật Giáo" do Tự Viện Phật Giáo Washington hướng dẫn. Người được trao tặng như là "một trong những đạo sư Phật Giáo sống động vĩ đại nhất", được "những người tầm cầu Chân Lí" hoan nghênh. "Người đã từng đi nhiều nơi và truyền giảng Pháp rất tài tình trong nhiều nước trên thế giới." Khoá nghiên cứu được dành cho sinh viên quan tâm muốn hiểu triết lý và mặt thực hành của đạo Phật... Rồi sẽ bùng nổ một Đạo Phật có tác động mạnh vào cuộc đời, tư tưởng và văn hoá của nhân dân trong nhiều xã hội." Khoá nầy cũng tập trung vào việc thực hành Đạo Phật hằng ngày như ngọn đèn soi đường."

Đại đức Piyadassi hướng dẫn nhiều lớp về "Nghệ Thuật Sống Cao Thượng" và "Hãy Để Ý Tâm Bạn". Bốn thầy khác cũng hướng dẫn khoá nghiên cứu nầy. Tiến sĩ Grace Bursford, trước là Giáo Đạo Phật ở Trường Đại Học Georgetown ở Washington D.C., hướng dẫn một khoá về: "Ứng dụng những nguyên lý Phật Giáo vào Đời Sống Mỹ." Hiện giảng dạy tại trường Đại Học West Virginia, cô là tác giả cuốn Divine Death and Goodness.

Tiến sĩ Victoria Urubashurov, Giáo Sư Đạo Phật ở Trường Đại Học Catholic và Trường Đại Học Georgetown, đã nghiên cứu Đạo Phật ở TrungTâm Học Phật Giáo Tây Tạng ở New Jersey, đã từng là Phật Tử thực hành kể từ năm 1975. Đề tài của cô ở khoá nghiên cứu là "Lòng Đại Bi như Được Dạy trong Phật Giáo Bắc Tông."

Thầt thứ tư ở khoá nghiên cứu là Michael Roehm, người sáng lập và thành viên của Tự Viện Washington đã từng liên kết với hội từ đó. Giám đốc và chủ bút đầu tiên tờ Newsletter tự viện, "The Washington Buddhist", ông đã nghiên cứu và thực hành Phật Giáo Nguyên Thuỷ ở Tích Lan, và Đạo Phật Bắc Tông ở Hàn Quốc ở đây ông là người hướng dẫn Pháp trên ba năm. Người hay tham gia thảo luận Đạo ở Tự Viện, chủ đề của ông ở khoá nghiên cứu là "Chính Mình và Người Khác", "Người Sử Dụng và Người Thoá Mạ Nghiệp" và "Đạo Phật và Sinh Thái Học".

Hoàn tất nhóm thầy được chọn là Đại đức Pandit Kamalasiri người hướng dẫn nhiều khoá trong "Giới Luật và Điều Khiển Là Hai Mặt Hoàn Toàn Đối Lập" và "Chúng Ta Hãy Làm Một Chiếc Cầu Giữa Tâm Và Trí". Đại đức Kamalasiri xuất gia tu sĩ Phật Giáo ở Tích Lan vào năm 1967. Được đào tạo tại Trung Tâm Đào Tạo Tỳ Khưu ở Maharagama, sư có bằng Dip-lô-ma về Triết Lý và Ngôn Ngữ Đông Phương.

-ooOoo-

-18-

PHỤC HỒI TÌNH HỮU NGHỊ

Từ Hoa Thịnh Đốn, Đại đức nầy đến Toronto được cộng đồng Phật Giáo Việt Nam trải thảm đỏ chào đón nồng nhiệt như đã dự định tổ chức lễ Vesak rất phong phú vào năm 1992. Cử chỉ người Việt tôn trọng Đại đức Piyadassi như là một vị khách chính yếu đáp lời mời của cộng đồng để thay thế vai trò có ý nghĩa được nguyên Đại đức Thera Narada đầu tiên vận động cho hoà bình lâu dài trong những năm qua ở Việt nam bị chiến tranh tàn phá.Trong nhiều năm Đại đức Narada ở đất nước nầy được nổi tiếng nhờ thông điệp nhân từ và khoan dung đối với tất cả chúng sanh. Suốt trong nhiều thời kỳ ngài cư ngụ tại đất nước nầy thường có Đại đức Piyadassi kết hợp cùng, người sau nầy tiếp tục sự nghiệp hoằng pháp mà Đại đức Narada đã khởi đầu và kết bạn với nhiều người Việt trong cộng đồng Phật Giáo Việt Nam.

Vào chuyến hoằng pháp thế giới thứ mười ba, người hướng dẫn nhiều buổi luận Đạo và các khoá thiền ở Đại Tự Viện Toronto và trong gia đình của những người Tích Lan sống ở nước ngoài đang sắp hàng chờ dâng cúng vật thực cho người độ và lắng nghe vài bài kinh Hộ trì. Diễn thuyết ở cuộc họp của Hội Trinh Nữ Lớn Tuổi Visakha Vidyalaya ở Toronto do Shiranee Dias chủ toạ, Đại đức Piyadassi kêu gọi các em trưởng thành ở Gia-nã-đại nên nhớ đến di sản và truyền thống văn hoá của các em. Người nhấn mạnh đến tầm quan trọng của tiếng Sinhala. Người nói về quan hệ giữa cha mẹ và con cái và bổn phận tôn kính Giáo Pháp của Đức Phật. Người làm xúc động khi đề cập đến những giá trị truyền thống của việc tôn kính cha mẹ, thầy cô giáo và những người lớn tuổi- việc thực hành nầy đang khô chết nhanh là dấu hiệu suy thoái của kỷ cương đang phát triển ở cả hai phương Tây và Phương Đông. Chính những người lãnh đạo tinh thần như Đại đức Piyadassi cứu sống những giá trị lâu đời trong lúcchúng đang hấp thụ những điều tốt nhất của Thế Giới Mới và tư tưởng hiện đại.

"Các con luôn ở xa quê hương của các con. Các con bận rộn với nhiều việc khác nhau. Nhưng hãy cố gắng tranh thủ đôi chút thời giờ để chiêm nghiệm và hành thiền," Người thúc giục. Được ban tặng cho khả năng nói những điều hợp thời đúng lúc, Đại đức Piyadassi nhìn thẳng tới trước có nguy cơ cho những người Tích Lan sồng ở nước ngoài trình bày ra những khí hậu khác nhau khi ở nước ngoài. Người nhấn mạnh nhu cầu cần có "vệ sinh tâm linh" nhờ đó tâm con người có được sức mạnh và năng lực. Người nói về thế giới vật chất mà chúng ta đang sống trong đó. "Chúng ta phải học để phân biệt giữa ‘kiến thức’ và trí tuệ’, người nói."Kiến thức có thể vay mượn hay có được từ sách vở, từ các buổi diễn thuyết, từ truyền hình và truyền thanh. Nhưng trí tuệ xuất phát từ "hiểu đúng’ nhờ thiền tuệ, được chứng tỏ nhiều như vậy trong Phật Pháp."

Người chú ý đến vài người không phải người Tích Lan trong thính giả, Đại đức Piyadassi thường có cơ hội quan sát có sự hiểu nhầm khái niệm trong tâm người Tây phương rằng Đạo Phật dành cho những ẩn sĩ hay yogi. Người nói: "Điều sai lầm nầy phải được chỉnh lại. "Đạo Phật là không gì xa hơn sự thật, là triết lý năng động và thực tiễn có thể áp dụng vào những thực tại của cuộc đời." Người quán sát.

Bằng một trong những sự kiện đó cùng xảy ra trong đời, chỉ như lúc gia đình tôi đang ổn định trong một ngôi nhà mới của chúng tôi ở Toronto, Đại đức Piyadassi đang ở Toronto vào chuyến hoằng pháp của người. Thật là phúc lành cho gia đình tôi có cơ hội dâng cúng vật thực cho người tại tư gia chúng tôi. Đó chính là cuộc họp mặt đầu tiên của chúng tôi sau nhiều năm, và cách Tích Lan hằng ngàn dặm. Đó cũng là bắt đầu một chương khác trong cuốn sách, bắt đầu năm 1968 khi Đại đức Piyadassi trở về quê hương sau chuyền hoằng pháp đầu tiên của người.

Đại đức Piyadassi được gia đình cô Trần Minh Châu dâng cúng vật thực tại nhà trước lễ Vesak ít ngày; thể theo lời yêu cầu của người, tôi cũng được mời tham dự luôn. Sau đó cô nầy đại diện Phật Tử ở Toronto đọc bài diễn văn chúc mừng ở buổi lễ Vesak năm 1992.

Đó là lần đầu tiên tôi viếng thăm một gia đình người Việt. Đạo Phật thấm sâu trong tâm khảm của họ biểu lộ rõ ngay ở một phần của phònh khách đã được dẹp sang một bên cho phòng thờ. Tôi ngắm nhìn những hình Phật đẹp trong nhà đó, nhưng điều thu hút sự chú ý của tôi là tấm chân dung của nguyên Đại đức Thera Narada đáng kính. Đó là bức hình của Đại đức Narada, vị sư đầu tiên đem nguồn cảm hứng cho tôi học Phật Pháp như khi còn là một cậu bé, mở ra một câu chuyện truyền cảm của di sản Đạo Phật.

Cô rơm rớm nước mắt xúc động nhớ lại rằng lúc mười ba tuổi là một nữ sinh ở Sài gòn, khi Đại đức Narada viếng Kỳ Viên Tự, lần đầu tiên cô được ngài hướng dẫn tinh thần. "Cha mẹ tôi đã nghe về ‘vị sư tuyệt vời’nầy và họ muốn tôi gặp ngài. Tôi vẫn nhớ rõ buổi gặp gỡ đó. Ấn tượng đầu tiên của tôi về ngài cũng ‘tuyệt vời’. Tôi nhớ hôm đó là tối thứ bảy, và là buổi nói Đạo bằng tiếng Anh của người được dịch sang tiếng Việt. Người từng nói về mối quan hệ bổn phận làm con- một đề tài luôn ở trong tâm ngài. Ngài hoàn toàn quyến rũ... bình thản... người ta cảm thấy kính sợ trong sự hiện diện uy nghi của ngài." Cô nhớ rất rõ buổi gặp mặt đó cách đây đã ba thập niên.

Cô nói tiếp "Điều hấp dẫn những ai đến liên hệ với Đại đức Narada là vẻ hấp dẫn của lòng tốt và giọng nói du dương của ngài." Gia đình họ Trần nầy trở thành đệ tử ngoan đạo của Đại đức Narada, ngài đặt cho Minh Châu pháp danh là "Metta"và cha mẹ cô là "Sumetha" và "Thusitha" như họ được nhiều người biết từ đó trở đi.

Cô nhớ lại "Trước hết chúng tôi thọ Tam Quy từ Đại đức Narada và đọc Ngũ Giới" Cô kể tôi rằng những chuyến thường viếng thăm Việt Nam của Đại đức Narada đã có sự thay đổi đầy ý nghĩa "đức tin theo truyền thống của người đông phương vào việc thực hành Phật Giáo". Cô nói thêm rằng: Càng ngày Phật tử Việt Nam càng được những khía cạnh tri thức và triết lý ảnh hưởng hơn là nghi thức tế lễ. Nhiều người Việt Nam trước đây hành đạo Cao-đài một hình thức Phật Giáo giống Bắc Tông, chấp nhận Phật Gíao Nguyện Thuỷ theo sự lý giải của Hệ Phái Nam Tông của Đại đức Narada. Năm sau, vị Đại đức nầy mang xá lợi Phật đến và được tôn trí ở Vũng Tàu nơi đây ngôi tháp đầu tiên được dựng lên ở Việt Nam. Hơn 50.000 người Việt thuộc khoảng hai mươi lăm hệ phái có tín ngưỡng khác nhau, đã tham dự buổi lễ trọng đại nầy. Cuộc vận động Phật Giáo kế tiếp đó của Đại đức Narada trong nước Việt Nam bị chiến tranh tàn phá bây giờ thành lịch sử.

Vào ngàu 14 tháng 7 năm 1967, nhân ngày sinh lần thứ bảy mươi của Đại đức Narada, ngài viết vào cuốn sách của ngài Đức Phật và Phật Pháp: "Tặng Metta, cô học trò Việt Nam nhỏ nhất và giỏi nhất, đã tận tâm hộ độ sư và có đức tin mạnh trong việc học Phật Pháp và Pali. Gắng sống với lý tưởng của Đạo Phật và là phúc lành cho đất nước con - Với tâm Từ, Narada." Nhớ làm sao cô học trò nhỏ nầy săn sóc ngài khi ngài đang đau nhức vì cơn sốt thuỷ đậu nghiêm trọng đang điều trị ở Bệnh Viện Sài gòn. Đại đức Narada viết thêm "Để tỏ lòng biết ơn hầu con nhớ mãi khi con tự nguyện chăm sóc sư lúc đang bệnh nặng và như thế cứu sư sống." Cuốn sách nầy đã đi cùng với gia đình họ Trần nầy từ Việt Nam qua Gia-nã-đại và bây giờ được trang trí trong phòng thờ của họ.

Khi cô Trần Minh Châu rời Việt Nam đi Gia-nã-đại để nghiên cứu học tiếp vào năm 1971, cùng đi với cô là ba cô gái trẻ, bà con của cô, Oja, Lila và Chandra. Trước khi khởi hành ở Sài Gòn, họ được Đại đức Piyadassi ban phước, bất cứ khi nào Đại đức Piyadassi viếng Montreal người cũng viếng thăm họ. Như thế mắc xích được làm ở Sài gòn giữa gia đình họ Trần nầy và Đại đức Piyadassi được duy trì, cũng duy trì mắc xích giữa gia đình họ Trần nầy và Đại đức Narada.

Bấy giờ tôi mới có thể hiểu rõ lòng tận tuỵ và tôn kính của gia đình họ Trần nầy tổ chức để tiếp đón Đại đức Piyadassi. Gia đình nầy dâng cơm cho Đại đức Piyadassi với lòng tôn kính sâu sắc, tất cả mọi người trong gia đình hoan hỷ chờ đến phiên cậu hay cô phục vụ vị sư nầy, kể cả cha mẹ của cô bấy giờ đã 85 và 87 tuổi, họ đã đi từ Montreal đến Toronto cốt để dự những buổi lễ nầy.

Sau khi Đại đức Piyadassi độ xong, người ngồi chơi với gia đình nầy và vui với lòng hiếu khách của gia đình Việt Nam. Tôi chiêm nghiệm làm sao cô Trần Minh Châu (Metta) và chồng cô (Damita) trở thành ngọn đèn lãnh đạo trong cộng đồng Phật Giáo Việt Nam ở Toronto, làm sao họ nuôi dưỡng và xúc tiến nền văn hoá và các truyền thống Việt Nam ở thế giới mới, Minh Châu đối xử với cha mẹ cao tuổi của cô với lòng thương kính như thế nào. Rõ ràng rằng thái độ nầy đã từng được Đại đức Narada truyền lại khi người luôn nhấn mạnh tầm quan trọng của bổn phận làm con phải có tình thương và lòng tôn kính đối với cha mẹ. Hai cậu con trai của họ là Thamo và Tinno.

Nguyên Đại đức Narada đáng kính đã gây ấn tượng vào gia đình họ Trần nầy và những Phật Tử Việt Nam khác ở Toronto quá rõ để nhận thấy trong buổi lễ cung đón vị Đại đức Piyadassi đến dự những buổi lễ Vesak ở Toronto vào năm 1992. Đại đức Piyadassi tự duy trì những mắc xích thân cận trong tinh thần đoàn kết với Tích Lan và Việt Nam quá mạnh do vị tiền bối nổi tiếng và đáng kính của người đã rèn nên. Thật đáng tin rằng những vị sư tiên phong như qúi vị Đại đức Narada và Piyadassi, mà những cộng đồng thế giới được đem lại gần nhau hơn nhờ giáo lý phổ biến của Phật Pháp.

-ooOoo-

-19-

THỜI GIAN ĐỂ CHIÊM NGHIỆM

Trong chương trình kín mít, Đại đức Piyadassi bay đến Calgary, Gia-nã-đại cho khoá thiền ba ngày. Từ đó, người lại đi Edmonton để nói đạo. Trong lúc ở Edmonton, Đại đức Piyadassi đột nhiên phát đau ở vùng bụng nhiều cơn và phải bay trở về Los Angeles nơi đó người được nhâp vào Trung Tâm Y Học Miền Nam California của Trường Đại Học. Vị Đại đức nầy may mắn hợp với cách điều trị ở đó. Sau khi hoàn tất kiểm tra y học, một tuần sau đó,người được xuất viện . Đại đức Piyadassi giải thích:

"Tôi cảm thấy đau trong dạ dày. Khi tôi bay đến Los Angeles nơi tự viện của tôi, tôi đáp chuyến bay đi Vancouver. Cơn đau vẫn tiếp diễn và tôi không thích gì cả thậm chí sô đa. Biết rằng tôi phải làm thủ tục nhập cảnh và làm sáng tỏ thuế má. Tôi báo cho Phi Công Trưởng rằng tôi cần ông giúp ở Vancouver. Ông đã sắp xếp cho tôi đi tiếp chuyến bay khác từ Vancouver đến Los Angeles. Cơn đau vẫn dai dẳng. Tôi du hành bằng kiên nhẫn và quyết tâm. Từ Phi trường Los Angles tôi được đưa đến tăng viện North Beachwood Drive. Hôm sau lúc 3 giờ rưỡi chiều, tôi vào bệnh viện. Một giờ sau, không có thuốc gì, cơn đau dạ dày của tôi tự nhiên dứt. Tuy nhiên, những xét nghiệm y khoa vẫn tiếp tục đến nửa đêm. Ngày kế tiếp, tôi được đưa lên tầng thứ chín đến phòng mổ, ở đây tôi nộp một bản xét nghiệm đầy đủ."

Viết từ Tự Viện Phật Giáo Los Angeles vào ngày 20 tháng 6 về việc vào bệnh viện của người, Đại đức Piyadassi nói: "Tôi đang tự hỏi về hoá đơn xét nghiệm y khoa vì tôi không có bảo hiểm sức khoẻ. Tôi giải thích với những người điều hành bệnh viện rằng tôi là một người du hành, một tu sĩ Phật Giáo sống với vài người bạn ở Los Angeles, rằng tôi không làm thuê, nhưng tôi phục vụ miễn phí như là một tu sĩ Phật Giáo." Bênh viện hủy mọi viện phí cho người. Đại đức Dhammarama ở Ahangama, viện trưởng của Tự Viện nầy đứng ra chịu trách nhiệm cho người.

Sau khi xuất viện, Đại đức Piyadassi trông coi những khoá thiền ở Costamesa, một thành phố nhỏ gần Los Angeles nơi một tuần sau, người hướng dẫn cúng dường ngày rằm tháng sáu ở Tự Viện Phật Giáo Los Angeles. Người được mạng truyền thanh Los Angeles mời trong nhóm thảo luận cùng với các đại diện của Công giáo La Mã, Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo. Chủ đề buổi thảo luận là "Hạnh Phúc". Những người nghe dự phần thảo luận qua điện thoại để hỏi. Người trung gian của chương trình truyền thanh yêu cầu Đại đức Piyadassi sẵn sàng cho những cuộc thảo luận quan trọng sắp đến, kể từ khi "những quan điểm Phật Giáo là hữu ích và thú vị"

Nhưng căng thẳng về lịch trình bận rộn phát hiện hiệu năng làm việc của Đại đức Piyadassi. Sắp xếp thời gian lại cho chuyến du hành thế giới lần thứ mười ba sắp hết gồm Nam Hàn, Úc, Nhật Bản và Singapore, vị Đại đức nầy trở về Đại Tự Viện Toronto để nghỉ vài ngày, ở đây tôi có khả năng viếng thăm người hầu như hằng ngày.

Đại đức Piyadassi kể tôi "Trong đời tôi, tôi ít chịu đau nhưng ở trong bệnh viện, tôi trải qua đủ kiểu đau," người nói khi người nhớ lại kinh nghiệm ở Trung Tâm Y Khoa Los Angeles. "Tôi thấy tôi mất dần năng lực rồi sau đó nó từ từ trở lại cho phép tôi tiếp tục sự nghiệp hoằng pháp." Trong lúc nói lời cảm tạ và chia phước đến tất cả những người đã săn sóc người trong khi bệnh, người đặc biệt nhắc đến những người điều hành bệnh viện đã huỷ bỏ tất cả viện phí cho vị du tăng nầy.

"Nhiều người bạn và những người ủng hộ đều khuyên tôi nên rút ngắn thời gian hoằng pháp và về quê hương," người quan sát và nói "nhưng tôi phải hoàn tất công việc hoằng pháp. Để tôi chết trong công việc nầy". Tuy nhiên, vào tuổi tám mươi, Đại đức Piyadassi về chùa Vajirarama sau một chuyến đi lâu ngày ở miền Nam Tích Lan và Sabaragamuwa. Sáng hôm sau ngày 27 tháng 9 năm 1994, người nhuốm bệnh và nhập viện Cardiology, Colombo. Đại đức Piyadassi nói: "Bác sĩ P.N.Thenebadu định bệnh tôi rất tốt. Tôi vui vì không phải là nhồi máu cơ tim. Sau bốn ngày, Bác sĩ cho tôi xuất viện và khuyên tôi nên tiếp tục uống thuốc thay vì phẩu thuật. Điều gây ấn tượng nhất cho tôi là phong cách nhã nhặn tử tế của bác sĩ khi tiếp xúc với bệnh nhân. Nhân viên rất lịch sự, nhã nhặn và kiên nhẫn vô cùng. Phòng ốc rất ngăn nắp và sạch sẽ. Tôi cám ơn tất cả và chia phước nhiều đến các bác sĩ, các i tá trưởng, các cô i ‎ tá và những người phục vụ đã săn sóc tôi."

Trong thời gian hiện nay trên ban Giám Đốc của Hội đồng Phát Thanh Tích Lan cũng như ban Cố Vấn các Chương Trình Phật Giáo, người cũng ở trong chức vụ Giám Đốc của Trường Đại Học Phật Giáo và Pali, và nhà xuất bản Phật Giáo (BPS) Kandy. Người nói "Hoằng pháp là sứ mạng cuộc đời tôi, những gì tôi đã học từ thầy tôi; tôi đã từng có khả năng chia sẻ với thế giới."

TÌNH DỤC VÀ ĐỘC THÂN

Một người truyền đạt thông tin tuyệt vời có khả năng lắng nghe cũng như diễn đạt, người chuyển dịch tuệ giác hướng nội sâu thẳm của người thành Phật Pháp trong ngôn ngữ dễ hiểu đối với người đời. Đại đức Piyadassi sử dụng từ ngữ giản dị dễ hiểu để truyền đạt kiến thức của người. Người nói: ngôn ngữ không có giá trị trừ phi nó cùng đi với trí tuệ. Không giống những giảng sư sáng giá khác đánh mất chính họ trong diễn đạt dài dòng, vị Đại đức nầy thu hút người nghe đến với người bằng lực hút từ sâu thẳm bên trong phát ra. Người là người yêu mến của quần chúng và đến với họ thay vì chờ họ đến với người. Đó là lý do người nêu lên trong thế giới, mang ngọn đuốc học tập, toả ánh sáng cho những ai đang ở trong bóng tối.

Nhiều vị học giả nổi bật đã nhắc đến Đại đức Piyadassi như "một trong những vị sư Phật Giáo diễn đạt lưu loát và được ưa chuộng nhất của Tích Lan" và như là "một học giả có tư tưởng Phương Tây cổ điển và hiện đại." qua nhiều cuốn sách người viết, người đã từng nhấn mạnh sức sống mãnh liệt của Đạo Phật và sự thích đáng thực tiễn của nó và ý nghĩa hiện hành trong thế giới ngày nay. Ví dụ, trong cuốn The Spectrum of Buddhism, người trình bày Giáo lý, "không phải như một Học Thuyết cổ xưa, mà như là con đường sống và phổ biến để giải thoát cho nhân loại."

Đại đức Piyadassi được công nhận như một trong những vị sư Phật Giáo xuất sắc nhất của thế giới, một người thuyết giảng sinh động và rất nổi tiếng và là một nhà hoằng pháp (Dharmaduta) không mệt mỏi. Trong những năm phục vụ Đạo Pháp lâu dài, người từng đại diện Tích Lan trong các cuộc hội nghị văn hoá và tôn giáo quốc tế. Đã từng du hành rộng khắp trong bảy mươi nước trên tất cả các lục địa của thế giới, người tiếp tục đem thông điệp của Đức Phật đến Phương Đông và Phương Tây.

Vì vậy có đôi chút lo lắng khi tôi đến gặp người trong lúc người nghỉ tại Đại Tự Viện Toronto về chủ đề độc thân đối với tu sĩ Phật Giáo. Tình dục và độc thân không phải là những vấn đề thường được thảo luận giữa giới tu sĩ và cư sĩ ở Tích Lan. Mặc dù giới cư sĩ rất hiếu kỳ muốn biết về việc độc thân của giới tu sĩ, có sự miễn cưỡng khi nói chuyện cởi mở về vấn đề nầy.

Đại đức Piyadassi nói: Sự thoả mãn tình dục chủ yếu là vấn đề của tâm. Đời sống của một tu sĩ khác hẳn đời sống của một cư sĩ. Đó là lý do tại sao người nhấn mạnh ở trong đời, mà không lệ thuộc đời." Đam mê tình dục thường là vấn đề cơ hội, nó không phát sanh trong trường hợp của một vị sư không thường hoà nhập với xã hội hay không trà trộn với những người khác giới tính.

"Khi bạn tách khỏi tình dục, thì nhu cầu đó không phát sinh," người quán sát. Người nói rằng trong những giáo phái Phật giáo nào đó, như Zen, Hàn Quốc và Tây Tạng, những giới luật của tu sĩ một thời hoàn toàn chính thống, bị buông lỏng dần. Vì vậy, bây giờ tranh luận thường xảy ra về vấn đề tình dục và hôn nhân trong những giáo phái nầy, không phải trong Nguyên Thuỷ. Những giáo phái Thiên Chúa Giáo cũng vậy; ngày càng thách thức những học thuyết nhà thờ về độc thân đối với các linh mục.

"Xuất gia" là thực sự tự hy sinh, và lòng mong muốn làm vậy nên rõ ràng dứt khoát nếu điều đó mang quả tốt lành. Đây không phải là khoá học mà tất cả mọi người có thể tham gia; vì bỏ lại đằng sau những sự hấp dẫn của cuộc đời và đời sống nhục dục thì không phải là chuyện dễ. Điều nầy có thể không thể được đối với tất cả mọi người khi tự cắt bỏ khỏi cuộc đời và tất cả những gì nắm giữ trong đời. Và Đức Phật không mong tất cả những người tin theo ngài đều trở thành tu sĩ." "Xuất gia là việc khó; từ bỏ gia đình sống đời vô gia đình; tìm thấy niềm vui thích trong đó cũng là việc khó."

Đại đức Piyadassi nói thêm: "Giới trau dồi cuối cùng của Chánh Nghiệp là ngăn ngừa có cử chỉ thái độ tình dục sai lầm. Điều cần thiết là tự kiềm chế hay hơn là những bài thuyết giáo hay sách báo về vấn đề nầy."Vị Đại đức nầy nói rằng "tình dục được Đức Phật mô tả như một sự thôi thúc mạnh nhất trong con người. Nếu người đó trở thành nô lệ cho sự thôi thúc đó, ngay cả một người hùng mạnh nhất cũng trở thành yếu đuối; thậm chí một bậc thánh có thể rơi từ đỉnh cao xuống mức thấp. Sự thôi thúc tình dục, đặc biệt trong thanh niên, là lửa cần nắm cẩn thận. Nếu ai không suy nghĩ chính chắn và tự chế, thì có thể gây ra tai hại không lường được. Không có lửa nào như lửa dục. Những đam mê không khô chết: chúng bùng cháy lên."

Diễn giải chi tiết về vấn đề độc thân của tu sĩ, Đại đức Piyadassi quán sát rằng một tu sĩ Phật Giáo sống đời sinh hoạt theo thường lệ hằng ngày. Tu sĩ đi trên con đường, từ bò đời thế tục và không bị quấy rầy bởi những điều bên ngoài.

Vào một thời đàm đạo buổi chiều khác của chúng tôi, Đại đức Piyadassi chia sẻ với tôi những ký ức về anh trai của người, ông Munidasa, đã qua đời vào ngày 19 tháng 1 năm 1987 thọ 75 tuổi. Ông không gia nhập tăng đoàn, nhưng chọn sống đời độc thân để chăm sóc cha mẹ. Một Phật Tử chân chánh, ông sống đời giản dị, luôn hài lòng với những gì hiện có và luôn giúp người nghèo và người cần. Ông là người có ích vô cùng cho Đại đức Piyadassi bằng cách giúp quan hệ một số lượng lớn thơ từ cái nào cần được trả lời, bằng cách giúp chuẩn bị cho chuyến đi và bằng cách xử lý vô số những vấn đề khác

Đại đức Piyadassi kể tôi: "Tôi đã từng thấy hằng trăm người trút hơi thở cuối cùng và thuyết hằng trăm bài giảng đạo để xoa dịu những người bị mất người thân. Nhưng cái chết của anh tôi đã đem cho tôi đến nỗi đau buồn sâu thẳm. Tôi nhận ra lý do nầy vì nỗi buồn thương như thế là tôi và của tôi. Đó là một sự trói buộc. Như Đức Phật đã chỉ ra quá rõ, tất cả các pháp, sống động hay bất động đều vô thường, và Khổ, sầu và bi não cũng vô thường. Tất cả đều trôi qua: vẻ đẹp của đoá hoa, tiếng hót líu lo của chim muông, tiếng kêu vo ve của ong hay vẻ huy hoàng của mặt trời lặn. Một ngày nào đó tất cả đều phải chết và chính cái chết đó là sự kiện chắc chắn của cái mà chúng ta gọi là cuộc đời. Hiểu ra điều nầy đã giúp tôi rất nhiều và lúc đó tôi có khả năng thấy rằng nỗi buồn của tôi giảm đi rất nhiều và rồi dứt luôn. "Tất cả cuộc họp mặt đều chấm dứt lúc chia tay" (Samyogā Viyogantā).

Đó là buổi sáng thứ tư trời se lạnh ở Toronto khi Susantha Peeris đón Đại đức Piyadassi tại Đại Tự Viện Toronto. Vị sư nầy, thức dậy sớm, đã làm lễ theo thông lệ ở chánh điện rồi. Ngày 8 tháng 7 năm 1992 là ngày có ý nghĩa: Vị Đại đức nầy đã đạt đến một cái mốc khác trong đời người- sinh nhật lần thứ 78 của người.

Tôi đi cùng với Đại đức Piyadassi và Susantha khi chúng tôi bắt đầu lái chiếc xe hơi khoảng 90 phút đến Waterford nơi đây vị sư sẽ ở cho ngày sinh nhật của người. Tôi ngồi ở ghế trước, với Susantha ở tay lái. Đại đức Piyadassi ngồi ở ghế sau, thường vói tới trước để nói chuyện với chúng tôi. Người không phải là một trong những ẩn sĩ thích sống một mình đó; người là người thương yêu của quần chúng. Bất cứ ở đâu, người chia sẻ mình với người khác- khái niệm lý tưởng về dāna: chia sẻ. Người có khả năng nói về bất cứ đề tài gì và không có đề tài nào là quá nhỏ đối với người. Từ những tầm cao cả của triết lý và tôn giáo tỷ giảo, người có thể bỏ xuống để tham gia vào cuộc nói chuyện, dù tầm thường không đáng kể gì của chúng tôi.

Người ý thức tốt về những gì đang xảy ra trong thế giới. Không giống mấy vị sư đã từ bỏ cuộc đời mà sống trong vỏ bọc êm ả, nói vậy, Đại đức Piyadassi không thiển cận. Người du lịch có mùa trong nhiều khí hậu, đi với mắt tỏ và tai thính. Người cảnh giác đáng kể và ghi nhận những gì được nói quanh người. "Càng đi tôi càng học về nhiều điều thất thường của cuộc đời,"người nói. Người thường lập lại, "Tôi là một công dân của thế giới."

Susantha chơi máy nghe nhạc gắn trong xe. Đại đức Piyadassi hỏi liệu ông có đĩa lama gee nào không - những bài hát của thiếu nhi. Susantha nhanh nhẹn tìm ra một đĩa. Bài hát đầu tiên là Rosamale, natuve katu. Vị Đại đức nầy hoà theo bài hát và hát trong giọng du dương như tụng kinh. Đó là bài hát dễ thương mà thiếu niên Phật Tử Sinhala đã học. Lời bài hát rất đơn giản

"Rosa male natuve katu
Vana bambaro, ohoma hitu,
Natuva nove, mala simbimi,
Mama lamayo, peni urami."

Bé cảnh báo chú ong rong chơi rằng, hoa hồng có nhiều gai trên cành và đừng nên đến. Chú ong trả lời, "Tôi không định bay đến với cành đó. Tôi ngửi hương và hút nhụỵ hoa."

Đại đức Piyadassi hồi tưởng Ananda Samarakoon, tác giả của bài quốc ca của Tích-lan và sáng tác nhiều bài hát cho các em, và về Saranagupta Amerasinghe, một nhạc sĩ và ca sĩ nổi tiếng khác đã đem nhạc ông vào các trường Phật Giáo như Ananda,Nalanda, Visakha Ananda Balika, Anula và Museaus.

Susantha và vợ ông Sumithra có một ngôi nhà đẹp ở Waterford, một thành phố nhỏ. Susantha gởi từ Badulla, thành phố chính của tỉnh Uva. Ông đã theo học trường St. Joseph, Colombo.Sumithralà học trò cũ của trường Visakha Vidyalaya, xuất thân từ gia đình Phật Giáo có truyền thống ở Eheliyagoda. "Đại đức Piyadassi có ảnh hưởng rất lớn đối với tôi." Susantha nói không cần mất nhiều thời gian để chấp nhận Giáo lý Đạo Phật. "Tôi nhận thấy Phật Pháp thực tiễn hơn và thích hợp với cách suy nghĩ của tôi," Susantha nói. Bây giờ gia đình Peeris ở Waterford yên tĩnh có một phòng thờ có mái vòm nơi đây mỗi buổi chiều tối gia đình Peeris cúng Phật và tụng kinh Hộ trì.

Đại đức Piyadassi viếng gia đình Susantha và Sumithra bất cứ khi nào người ở Gia-nã-đại. Họ là trong số những người hô độ chính ở Gia-nã-đại và tiên phong trong mọi sinh hoạt Phật Giáo ở Toronto.

Họ đã thâu nhiều đĩa của Đại đức Piyadassi đọc kinh Hộ Trì và nói Đạo trên đài truyền thanh và truyền hình ở Tích Lan. Tôi hoan hỷ khi ở trong gia đình Peeris vào ngày sinh nhật thứ 78 của Đại đức Piyadassi. Chúng tôi dâng vật thực đến vị sư nầy. Điều ngạc nhiên sắp đến.

Sau khi người độ xong, Sumithra bước đi tay bưng đĩa bánh sinh nhật, hát" Chúc mừng sinh nhật ngài, Lành thay." Trên cái bánh có bảy ngọn nến. Rõ là Đại đức Piyadassi xúc động. Niềm xúc động hiện rõ trên gương mặt người. Theo lời yêu cầu tha thiết của Sumithra, người cắt một miếng bánh và dùng. Chúng tôi cũng làm vậy.

Tối hôm đó tất cả chúng tôi họp lại trong phòng thờ để dâng đèn. Lúc đó Đại đức Piyadassi dẫn kinh và sau đó chúng tôi nghe một trong những đĩa nói đạo của người được thâu lại.

"Thực tế của ngày sinh nhật là rằng ngày kết thúc cuộc hành trình đến gần hơn,"Đại đức Piyadassi trầm ngâm khi chúng tôi nói chuyện trễ vào đêm hôm sinh nhật lần thứ 78 của người. Chí mấy tuần trước, vị sư nầy đang bệnh nằm ở bệnh viện Los Angeles, rồi ngay khi có đủ sức, người lại ra đi để tiếp tục công việc hoằng pháp. Ở Tích Lan, vào ngày sinh nhật của người, người yêu cầu những người hộ độ người, bố thí cho bệnh nhân ở bệnh viện thay vì dâng quà sinh nhật cho người. Chính người cũng dâng vật thực và vật dụng đến Maha Sangha.

Vào buổi sáng ngày sinh nhật của người chúng tôi rời Đại Tự Viện Toronto, Đại đức Piyadassi nhận điện từ ông Đại Sứ Tích Lan ở Nhật Bản, C. Mahendran. Đại đức Piyadassi ắt hẳn đã ở Nhật Bản vào ngày sinh nhật của người, theo lịch trình từ đầu. Tuy nhiên, vì người phải đổi lịch trình chuyến đi lại do nằm viện nên vẫn còn ở Toronto.

Tổng Thống Tích Lan, Ranasinghe Premadasa, tin rằng Đại đức Piyadassi đã ở Tokyo, nhớ ngày sinh nhật người và gọi điện đến tư gia của ông Đại Sứ để chúc mừng sinh nhật vị sư nầy. Nghe Mahendran báo Đại đức Piyadassi đã thay đổi kế hoạch, vị Tổng Thống nầy yêu cầu ông liên lạc với vị sư nầy rằng "Bạch với Đại đức Piyadassi," Tổng Thống nầy đã nói với ông Đại sứ ở Tokyo "rằng tôi không quên ngày sinh nhật của ngài, và rằng chúc ngài an khang và trường thọ."

Vào lúc viết trang nầy, vào ngày 1tháng 5 năm 1993, một tin khủng khiếp về việc tàn sát Tổng Thống Premadasa, người lãnh đạo đất nước, chỉ mới vài tháng trước, đã chúc Đại đức Piyadassi an khang, trường thọ, đã bị bom cài đặt tàn phá chung quanh làm tan nát thân ông, một tổn thất lớn cho cuộc đời con người, cùng với mục tiêu chính của kẻ phá hoại. Những nhà chính trị sử gia sẽ tường thuật những sự kiện về cuộc đời và cái chết của Premadasa. Bị nói xấu nhiều trong đời, ông là chủ đề của tranh luận về cái chết. Shakespeare viết: "Điều xấu mà người ta làm ám ảnh họ; điều tốt thì bị chôn vùi cùng với xương cốt họ" Cũng sẽ như vậy đối với vị cựu lãnh đạo đất nước nầy.

Bốn ngày sau ngày sinh nhật lần thứ 78 của người, Đại đức Piyadassi trở về Los Angeles và từ đó đi Nhật Bản vào ngày 14 tháng 7. Ở đó người là khách riêng của người bạn cũ, Ông Đại sứ Mahendran ở Tokyo. Ở Tokyo, thủ đô của Nhật bản, người là khách đặc biệt ở buổi lễ tưởng niệm ngày mất của Đại đức Nichidatsu Fujii, tại chùa Nippon Zen của Tokyo vào ngày 16 tháng bảy.

Đại đức Fujii, cũng được biết là Fujii Guruji, đã sống đến 99 tuổi và là người thành lập chùa Nippon được biết là Nipponzan Myohoji. Một vị sư nổi tiếng, ngài bắt đầu kiến tạo các chùa Hoà Bình ở Nhật Bản, Ấn độ và Tích Lan. Ở Tích Lan, người ở gần Sri Pada (Đỉnh Núi Adam- nơi có dấu chân Đức Phật), và một nơi khác ở Walapane trong Huyện Kandy. Đại đức Piyadassi đã tham dự ngày sinh nhật thứ 90 của ngài.

Ở buổi lễ, Đại đức Piyadassi đã đọc kinh Từ Bi Karaniya và thuyết pháp tán dương việc phục vụ Đạo Phật của Đại đức Fujii, người có khoảng 200 đệ tử là tăng sĩ ở Nhật Bản và khoảng 50 đệ tử ở các nước khác.

Đại đức Piyadassi sau đó rời Tokyo vào ngày 20 tháng 7 để viếng thăm Nam Hàn khoảng mười ngày như là khách của Ông Đại Sứ Tích Lan, Lalith Pedris, con trai của một công nhân và ân nhân Phật Giáo nổi tiếng. Ở Nam Hàn, Đại đức Piyadassi, Đại đức Piyadassi được Trường Tốt Nghiệp Tam Tạng (TGS) Il-Boong- thủ đô của Nam Hàn- phong tặng tước hiệu Tripiakācārya. Danh hiệu Giáo Phẩm nầy nghĩa là "Tam Tạng Sư" được trao tặng cho người vào một buổi lễ trọng đại ngày 27 tháng 7.

Vị Sangha Nayake thuộc giáo phái Chegyo, Đại đức Seo Kyung Bo, Phó Tiến sĩ chủ toạ buổi lễ, tường thuật với hội đồng quan khách rằng tước hiệu nầy được phong tặng cho Đại đức Piyadassi "nhằm công nhận những năm người cống hiến và lãnh đạo hoà bình thế giới bằng Đạo Phật." Tiến sĩ Bo cũng là Hiệu Trưởng của Trường Tốt Nghiệp Tam Tạng (TGS), của Trường Đại Học American Zen (Khu Trường Seoul), và Chủ Tịch của Hội Hữu Nghị Phật Giáo Thế Giới (Trung Tâm Hàn Quốc).

Đại đức Piyadassi nổi bật độc nhất vô nhị là nhân vật thạc đức Phật Giáo đầu tiên của Tích- Lan nhận tước hiệu nầy. Hai nước khác được danh dự nhận tước hiệu nầy là Ấn độ và Nhật Bản. Đại đức Piyadassi nói rằng tước hiệu nầy được phong tặng cho người là một chứng cớ hiển nhiên "để tỏ lòng tôn kính vô cùng trong đó toàn thể Maha Sangha của Tích –Lan được tổ chức ở Hàn Quốc."

Trong thời gian lưu lại Nam Hàn, Đại đức Piyadassi, trong lịch trình kín mít, viếng thăm Hội Tiếng Nói An Tịnh- một tổ chức chuyển dịch những ấn phẩm của nhà Xuất Bản Phật Giáo (BPS) sang tiếng Hàn để phát hành miễn phí ở Hàn Quốc nơi Phật Tử Bắc Tông ngày càng trở nên quan tâm đến Phật Giáo Nguyên Thuỷ.

Trong lúc ở Hàn Quốc, Đại đức Piyadassi cũng tổ chức một loạt những buổi luận Đạo, nói đạo và phỏng vấn ở Trung Tâm Phật Giáo Quốc Tế Đèn Hoa Sen- một phong trào tuyên truyền Phật-Pháp tích cực. Một buổi diễn thuyết do người tặng tại nơi cư ngụ của ông đại sứ, những ông đại sứ Phật Giáo khác, các vị giáo sư đại học và nhân viên Liên Hiêp Quốc ở Hàn Quốc đến tham dự. Đại đức Piyadassi cũng có cơ hội viếng thăm các Đại Tự Viện khác ở Seoul theo chương trình do tổng lãnh sự danh dự ở Seoul của Tích Lan, ông Han Kap Chin, sắp xếp. Người viếng thăm một ngôi chùa cổ ở Popchusa, nổi tiếng có một tượng Phật bằng đồng lớn nhất thế giới, an toạ giữa những ngọn đồi xanh tươi trong rặng núi Sumi.

Trong buổi nói chuyện trên Mạng Lưới Truyền Thanh Hàn Quốc, Đại đức Piyadassi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giáo dục thế hệ trẻ về cuộc đời và giáo pháp của Đức Phật- "những phương diện đạo đức, tâm lý và trí thức của tôn giáo hơn là chỉ thắp hương và tụng kinh. Người thúc giục giáo sĩ và cư sĩ phải có tinh thần cảnh giác nghiêm trọng hơn đối với thế hệ mới lớn khỏi bị sụp đổ do những ảnh hưởng bên ngoài. Vị sư nầy cảnh giác rằng Đại Hàn đã trở thành nơi đắc địa cho những tác giả Phúc Âm đến từ Hoa kỳ, muốn thanh niên Hàn Quốc cải đạo.

Đại đức Piyadassi hồi tưởng rằng người đã viếng thăm Hàn Quốc lần đầu tiên vào năm 1965 trên đường người trở về Tích Lan từ Trung Tâm Nghiện Cứu Tôn Giáo Thế Giới của Trường Đại Học Harvard, người đã từng được học bổng từ Nền Tảng Châu Á. Kể từ đó, người thực hiện nhiều cuộc viếng thăm các nước, theo lời người, "rằng đất nước xinh và con người cũng đẹp."

Giai đoạn cuối của chuyến hoằng pháp thứ mười ba đã đưa người đến Singapore và đến nhiều thành phố ở Úc gồm Camberra, thủ đô, Perth, Sydney và Melbourne, trước khi trở về Tích Lan vào tháng 10 năm 1992. Chuyến đi bàn luận hết mọi mặt nầy mất mười hai tháng.

Vào tháng 11 cùng năm nầy, tôi viếng thăm Nhật Bản để sưu tầm tài liệu cho cuốn sách nầy. Đại đức Piyadassi liên lạc với ông Đại Sứ Tích Lan Mahendran ở Tokyo liên quan đến chuyến viếng thăm có dự định của tôi. Ông Đại Sứ mau mắm dành một lá thơ mời tôi là khách của ông ở tại nơi cư ngụ của đại sứ. Đó là chuyến đi đầu tiên của con tàu đến Vùng Đất Mặt Trời Mọc, và lần đầu tiên tôi gặp Mahendran, người đã từng là người hộ độ và bạn Đại đức Piyadassi từ năm 1967 khi Mahendran còn là Thư Ký đầu tiên của Phái Đoàn Tích Lan ở Ghana.

Ông Đại Sứ hồi tưởng chuyến viếng thăm của Đại đức Piyadassi đến Ghana hai mươi lăm năm về trước, và làm sao ông thuyết phục vị sư nầy ở lại ba tháng ở nước đó. Trong chuyến hoằng pháp thế giới đầu Đại đức Piyadassi đã đi khắp đất nước nầy để nói đạo. Những câu hỏi được đặt ra là: Người vô thần đang làm gì trong nước Thiên Chúa Giáo? Và tại sao không có Thượng Đế trong Đạo Phật?

Đại đức Piyadassi trả lời rằng Đạo Phật không cần Thượng Đế vì nó có thể đứng vững trên chính nó và rằng nó có câu trả lời cho những bí ẩn của cuộc đời. Người bảo thính giả Ghana rằng Đạo Phật là câu trả lời cho những người trí thức cũng như những tầm cầu của người bình thường.

"Một phần đáng nhớ nhất của đời tôi là kết hợp với Đại đức Piyadassi," Mahendra quan sát "Người là sợi chỉ vàng trong đời tôi." Ông nói rằng cây Bồ Đề con được Đại đức Piyadassi trồng ở Ghana vào năm 1967, vẫn phát triển tốt. Ông cũng hồi tưởng những chuyến viếng thăm của Đại đức Piyadassi ở Trung Quốc vào năm 1980/81 khi Mahendra là ông Đại Sứ ở đó. Ông nhắc đến một người cư sĩ lãnh đạo - một Phật tử Trung Hoa, Zhao Pu Chu của Bách Khoa Tự Điển Phật Giáo.

Ông Đại Sứ Mahendra đã từng có trách nhiệm lớn trong việc thành lập Trung Tâm Phật Giáo Nhật- Tích ở Tokyo, chùa Phật Giáo Nguyên Thuỷ duy nhất trong hầu như toàn bộ chùa Bắc Tông ở Nhật Bản.

Mahendra là người theo Ấn Giáo, nói ông nhận thấy nhiều mắc xíxh gần gũi giữa Ấn Giáo và Phật Giáo. Là người Tamil, ông nói tiếng Sinhala lưu loát. Ông bắt đầu cổ vũ Phật Giáo Nguyên Thuỷ bằng tấm lòng, ông khởi mào phong trào quyên góp để xây dựng Trung Tâm, với một triệu yên hứa khả từ chính phủ Tích Lan.Điều đó đã từng là tình thế thôi thúc cộng đồng Bắc Tông Nhật Bản nhanh chóng kêu gọi các ngân quỹ phụ thêm cần khoảng 10 triệu Rupi, trị giá xây dựng trung tâm.

Vị sư cả hiện đang cư ngụ ở Trung Tâm là một vị sư Tích Lan, Đại đức Upatissa "Sangha Nayake của Nhật Bản" ở Banagala, trung tâm nầy cách Phi Trường Quốc Tế Narita của Tokyo bốn mươi lăm phút. Vào ngày tôi viếng thăm, sư đi vắng, đang ở Tích Lan liên hệ với ban điều hành của mười hai trường mẫu giáo thành lập những nơi khác nhau của Tích Lan nhờ Nhật Bản giúp. Những trường nầy cung cấp tài chính và giáo dục miễn phí giúp cho những sinh viên cần, do Phật Tử Nhật biếu tặng.

Tinh thần tiên phong và quyết tâm của Đại đức Upatissa được Tổng Thống Premadasa khen ngợi. Những mắc xích thân cận của người với Phật Tử Bắc Tông ở Nhật tăng cường mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước. Trung Tâm Tokyo duy trì chính là do những ân nhân Nhật, đẩy mạnh những mối liên hệ văn hoá giữa hai nước Tích - Nhật. Mahendra cũng thấy nó như môi trường để trao đổi những học giả Phật Giáo và các học giả khác.

Đại đức Shojo Takayama, Giám Đốc Chính của Trung Tâm, nói Trung Tâm là một bằng chứng nhớ ơn của nhân dân Nhật đối với vai trò của Tích Lan trong Hội Nghị Cựu Kim Sơn năm 1951 khi TổngThống J.R.Jayewardene khởi xướng " từ bỏ việc chuẩn bị chiến tranh khỏi Nhật Bản."

Ông nói, việc tuyên bố đó dựa trên Giáo lý của Đức Phật rằng "hận thù không thể xoá bỏ bằng hận thù mà bằng tình thương" –khái niệm nầy được Jayewardene trình bày có tính thuyết phục ở Hôi Nghị Cựu Kim Sơn lịch sử. Nhờ kết quả thu được từ vị trí đó mà Tích –Lan đã lấy ở Hội Nghị Hoà Bình, Đại đức Takayama nói, Nhật Bản phục hồi được từ sự tàn phá khủng khiếp của chiến tranh, và đã có thể thịnh vượng về kinh tế và xã hội.

Takayama nói, "Ngày nay những người Nhật giàu có mang ơn người nghèo Tích Lan nhiều nhờ tấm lòng rộng lượng của họ năm 1951." Theo lời yêu cầu của Jayewardene trong nhiệm kỳ tổng thống của ông, Nhật thân tặng cho Bệnh Viện Jayewardene 1001 giường cho người dân Tích Lan, như bày tỏ sự tri ân. Vào năm 1991, chân dung của Jayewardene được khánh thành ở Yokohama, "để bày tỏ lòng tri ân của người Nhật cho sự đóng góp của ông đối với Hiệp Ước Hoà Bình."

Lịch sử Đạo Phật ở Nhật Bản bắt đầu năm 538 sau Công Nguyên. Khi vua của Paikche (hay Kudara, Hàn Quốc) phái sứ giả người đến tặng một hình Phật và những cuộn kinh cho Cung Điện Hoàng Đế của Đại Đế Kinmei. Điều nầy đánh dấu sự giới thiệu Đạo Phật vào Nhật Bản. Văn hoá và văn minh của Nhật phần lớn được cho là có ảnh hưởng lành mạnh của Đạo Phật. Những ngôi chùa Phật Giáo vào thời đó là những trung tâm xã hội quan trọng, và những tu sĩ là người lãnh đạo việc học mới.

Trong lịch sử hiện đại, Phật Giáo Nguyên Thuỷ được quảng bá ở Nhật Bản bắt đầu khúc quanh của thế kỷ khi Anagarika Dharmapala viếng thăm đất nước nầy. Từ đó trở đi, thường có một dòng những vị sư từ Tích Lan viếng thăm Nhật Bản đều đặn. Nổi bật trong số đó là Đại đức Piyadassi cũng bao gồm cả Nhật Bản.trong chuyến hoằng pháp đầu tiên của người.

-ooOoo-

-20-

TRONG VÙNG CHIẾN TRANH

Khi Tích Lan kỷ niệm 45 năm độc lập vào tháng 2 năm 1993, một đoàn đại biểu Phật Giáo trong vùng chiến tranh phía Bắc và Đông. Đó không phải là "đoàn truyền giáo đem hoà bình" trong nghĩa thông thường của nhóm từ. Nhưng trong đoàn hành hương đó có một thông điệp- thông điệp hoà bình và bất bạo động, khoan dung và hiểu biết, được chứng minh quá nhiều trong giáo lý Phật Giáo.

"Mỗi người phải bước đi yên vui thậm chí cho đến chết," Đại đức Piyadassi nói với những người ủng hộ người khi người rời chùa Vajirarama để dẫn đầu chuyến đi hành hương đầy nguy hiểm. Cùng đi với người là một vị sư khác ở chùa Vajirarama, Đại đức Kusaladhamma ở Daranagama.

Điều có ý nghĩa trong đoàn đại biểu do Đại đức Piyadassi dẫn đầu là người đã đang viếng thăm nhiều vùng miền Bắc Tích Lan mà mới đây, bị những kẻ chia rẻ Tamil dùng bạo lực ngăn cản đa số dân Sihala. Điều yêu cầu nầy bị để lại sau do bạo lực có vũ khí của quân đội. Việc nầy trên những lực lượng an ninh của quốc gia khước từ những nhóm quân đội và mở ra những vùng hầu được xem là vùng của tất cả công dân, không kể đến nguồn gốc đạo đức của họ.

Chuyến đi mạo hiểm đến Phía Bắc và Đông do Buddhika Kurukularatne, Nghị viện Quốc Hội, và Chủ Tịch Ambalangoda "Dshapremi Sanvidanaya", cũng đi cùng với quí sư, cùng cới Mitre Wettimuny, một người cư sĩ giảng thuyết và ít người khác. Mang theo hộp đựng những xá lợi của Đức Phật, hai vị sư viện dẫn ân phúc của chư thiên hộ trì cho những người đang chiến đấu bảo vệ đất nước, sự hợp nhất và chủ quyền của dân tôc.

Lễ Phật và lễ ở cây Bồ Đề được tổ chức ở Palali, Karainagar, Nagadipa, Vavuniya và Tantrimale. Phẩm vật cúng dường (pinkama) đầu tiên ở Căn Cứ Hải Quân Karainagar được hướng dẫn dưới sự lãnh đạo của Trung Tá Daya Sandagiri người tiếp nhận qúi sư và sau đó dẫn chư vị đến Tự Viện Nagadipa Rajamaha. Tại đây Quí khách tăng được dùng cơm thân mật với sư Viện Trưởng, Đại đức Nayake Thera Dhammakitti ở Brahmanawatte. Gần Sri Nagapasani Amman Hindu vị sư cả, Seva Sri Kirugal ở Balasundar tiếp đón quí sư nồng hậu và hướng dẫn buổi lễ cầu nguyện đặc biệt cho hoà bình và đoàn kết dân tộc.

Ở Palali, các máy ảnh thể hiện thành công một người lính lễ bái những xá lợi thiêng của Đức Phật trong lúc Đại đức Piyadassi đọc kinh Hộ Trì. Tại đây Đại đức Piyadassi và những người khác được Thiếu Tướng Gemunu Kulatunge, người tổ chức chuyến đi có hướng dẫn của Kankesanturai, Alaveddi, Mailadi, Wasavilan, Telippalai, Keeramalai, Senthankulam và Madagal tiếp đón. Ở Karainagar, nhưng sĩ quan hải quân tham gia vào các buổi lễ đạo. Các nữ quân nhân kết hợp hoạt dộng đối tác với nam quân nhân để tiếp đón phái đoàn tôn giáo nầy.

Những hầm kiên cố dành cho khách viếng nầy và những đường bảo vệ trước, Đại đức Piyadassi gặp những toán quân nhân nầy. "Chúng ta đã từng nghe về các anh hùng trong sách sử, nhưng những anh hùng thực sự nầy là ở đây trong miền Bắc." Người thảo luận những viễn cảnh cải thiện điều kiện sinh hoạt của quân nhân chiến đấu trong cuộc chiến với những vị lãnh đạo quân sự.

Ở Vavuniya, người lãnh đạo quân đội miền Bắc, Thiếu Tướng Rohan Daluwatte và những sĩ quan quân đội khác tiếp đón chuyến hành hương nầy. Ở căn cứ Palali, vào ngày Độc Lập, 04 tháng 2 Đại đức Piyadassi và Đại đức Kusaladhamma hướng dẫn nhiều buổi lễ để cầu mong phước báu đến cho những vị anh hùng như Trung Tướng Denzil Kobbekaduwa, Thiếu Tướng Vijaya Wimalaratne và Đại Tá Hải Quân Jayamaha.

Từ Palali đến Karainagar, chư đại đức tăng bay bằng phản lực cơ không có cửa sổ. Đại đức Piyadassi nói "thay vì cửa sổ có nhiều sung máy với quân lính canh gác quanh họ." Từ tỉnh Phía Bắc, phái đoàn viếng thăm những thị trấn phía Đông của Batticaloa và Trincomalee, theo lời yêu cầu của Tướng Hamilton Wanasinghe, sĩ quan điều hành chung ở Anuradhapura- Chỉ Huy Những Chiến Dịch Kết Hợp căn cứ, sau nầy thư ký cho Bộ Quốc Phòng.

Nhà báo W.G. Gooneratne, báo cáo chuyến viếng thăm Tỉnh Phía Đông nói: "Những toán quân nhiệt tình và tận tuỵ, tạm thời cởi súng, mũ và giày của họ dẹp qua một bên để tham gia một loạt cúng dường vật dụng ở Batticaloa và Trincomalee. Chư Tăng ở Chùa Vajirarama, Colombo do Đại đức Nayake Thera Piyadassi dẫn đầu và được chư tăng ở Miền Đông trợ giúp, hướng dẫn những buổi lễ cúng dường nầy để ban phúc lành cho tất cả các thành viên quân đội, hải quân, không quân và cảnh sát."

Gooneratne báo cáo rằng tại Chùa Jayasumanarama ở Trincomalee, giáo sĩ Thiên Chúa Giáo, Ấn giáo và Hồi Giáo tiếp đón đoàn mang xá lợi Phật dài cả dặm.

Gooneratne nói "Cha Pius Pathmaraja, thành viên của Hội Đồng Hoà Bình Trincomalee nói rằng sự đoàn kết giữa các tôn giáo trong thị trấn đã nêu gương. "Chúng tôi làm việc trong sự liên lạc mật thiết với nhau." Cha nói với Đại đức Piyadassi. Những tiếng reo vang ‘Lành thay, Lành thay’ do những đoàn mang cờ Phật Giáo và hoa, vang dội thông điệp hoà bình và đoàn kết cho đất nước bị chiến tranh tàn phá nầy." Gooneratne báo cáo rằng Đại đức Piyadassi viếng các đường hầm kiên cố, các doanh trại và chiến hạm để ban phúc lành cho quân nhân bằng xá lợi của Đức Phật, "mang theo với người ba mươi ngàn mét chỉ Hộ Trì do 700 vị sư đọc tụng tại địa điểm lịch sử ‘Ruwanmalisaya ‘ ở Anuradhapura."

Các đoàn cũng tham gia những buổi luận đạo, dâng hoa và cùng bàn bạc. Ở Phi Trường Batticaloa, Đại đức Piyadassi và những người khác được Tướng Hamilton Wanasinghe, Thiếu Tướng Algama và Trung Uy‎ không quân Buwaneka Abeysuriya đón tiếp. Đại đức Piyadassi dâng hoa trước tiên đến cây Bồ Đề và tuyên bố khai mạc Bodhi Prakaraya mới xây kiến tạo ở căn cứ phi trường. Ở Batticaloa, cũng vậy, đoàn diễu hành có nhiều màu sắc rực rỡ dẫn đầu phái đoàn Phật Tử. Một cuộc chiêm ngưỡng xá lợi Phật đặc biệt được tổ chức tại "Mangalarama" ở Batticaloa nơi Đại đức Piyadassi và Đại đức Kusaladhamma hướng dẫn cúng dường Cây Bồ Đề và ban phúc lành cho các đội quân.

Thiếu Tướng Lucky Algama nói cuộc viếng thăm của chư tăng và những cư sĩ thuyết giảng giúp tăng trưởng đạo đức và tinh thần của các đội quân. Bài báo cáo tin tức của Gooneratne nói: "Đoàn (Pinkamma) dâng cúng vật dụng được trang hoàng với nhiều màu sắc rực rỡ nhất được tổ chức ở căn cứ Hải Quân Trincomalee, nơi hằng trăm thuỷ thủ vận y phục trắng tham gia một ngày dài đi diễu với những vật dụng cúng dường (Pinkamma). Thêm vào đoàn Pinkamma ở Tự Viện Tissa, dưới sự bảo trợ của Trung Tá Hải Quân Miền Đông, Đại Tá Hải Quân D.K.Dassanayake, Đại úy‎ (Thuyền Trưởng ) R. Wettewa và Đại uy‎ W.K.J. Karannagoda, Đại đức Piyadassi hướng dẫn lễ cúng dường và cho chiêm bái xá lợi trên chiến hạm Sagarawardana. Người cũng thuyết pháp vào dịp đó. Hai trăm thuỷ thủ bắt đầu khởi hành đi Karainagar trong chiến hạm giữa lúc chư tăng tụng kinh Hộ Trì. Phái đoàn Phật Giáo cũng viếng thăm nhiều làng ở trong huyện Trincomalee gặp các Phật Tử ở đây để bàn bạc những khúc mắc của họ.

Những sĩ quan sau đây cũng giúp Đại đức Piyadassi và Đại đức Kusaladhamma: Trung Tá Hải Quân Mohan Samarasekera, Trung Tá Prasanna Subasinha, Thiếu Tướng Parami Kulatunga và Janaka Perera, Trung Tá Ranjit de Silva và Gamini Hettiaracchi, Thiếu Tá Bhatiya Jayatilake, các Đại úy Ekanayaka và Anil Amarasekera và Trung úy U.T.Perera.

Cuộc chiến giữa miền Bắc và phần còn lại của Tích Lan, giữa Eelamists- những người tìm vùng đất riêng và phần còn lại của đất nước muốn phục hồi xã hội đa nguyên có nhiều chủng tộc có truyền thống lâu đời của nó, đã từng kế tục lâu đời. Nhưng nhiều người cảm thấy rằng nhiều ngọn gió thay đổi đang thổi qua đất nước nầy và hoà bình có thể lại đến hải đảo thân yêu nầy một lần nữa.

Bởi vì tất cả mọi sự đều phải thay đổi, chính trị và những nhà lãnh đạo được chọn, quần chúng chuyển đổi, các đảng chính trị đều chịu sự thay đổi. Ngày nay Tổng Thống của Nước Cọng Hoà Xã Hội chủ Nghĩa Dân Chủ Tích Lan là Chandrika Bandaranaike Kumaratunga, con gái của S.W.R.D.Bandaranaike và Bà Sirimavo Bandaranaika, cả hai đều là Cựu Thủ Tướng của Tích Lan. Em trai của bà là Anura Priyadarshin Bandaranaike một thời là Bộ Trưởng và nhà lãnh đạo phe đối lập. Sunethra, chị gái, sống không liên hệ đến chính trị. Khi còn nhỏ họ học tiếng Sihala và có huân tập Đạo Phật ở chùa Vajirarama, Colombo nơi Đại đức Piyadassi ngày nay là Giám Đốc Quản Trị (Vihara-adhikari).

Thân phụ của họ là S.W.R.D là người khởi xướng cuộc Cách Mạng Xã Hội đã mang lại cho thường dân một chỗ không thể thiếu trong đất nước của họ. Chính ông ta là người phục hồi Đạo Phật và ngôn ngữ Sinhala đưa đến vị trí nổi bật như trước kia của chúng. Những nguồn hy vọng nổi dậy rằng chính gia đình nầy, có truyền thống cống hiến cho đất nước quê hương của họ, sẽ là những người đem hoà bình cho đất nước, chấm dứt mọi xung đột và tranh chấp. Cùng với người con gái có bản tính như một chính khách nổi bật như thế như là một tổng thống, và với mẹ của cô, Sirimavo Bandaranaike được nhậm chức như là Thủ Tướng, một địa vị mà nhờ đó bà nổi tiếng trên thế giới; vì bà là người phụ nữ đầu tiên được chọn làm Thủ Tướng trên thế giới, Tích Lan có thể tốt đẹp trong quá trình ổn định hoà bình.

NGÔI BẢO THÁP Ở PALALAI

Trong một trong những chuyến viếng thăm của người đến đất nước Tích Lan bị chiến tranh tàn phá để gặp và nói chuyện với quân nhân, Đại đức Piyadassi cũng viếng thăm doanh trại ở Palalai nơi đây có một điện thờ và cây Bồ Đề để thực hành đạo của các quân nhân. Vài sĩ quan quân đội cao cấp bàn với Đại đức Piyadassi nhu cầu thành lập một ngôi tháp hoặc ngôi chùa và họ quá hăng hái đến nỗi họ đã vạch kế hoạch và chuẩn bị lễ đặt đá. Trong số những sĩ quan hiện diện có Thiếu Tướng Rohan Daluwatta.

Vị Đại đức Piyadassi nầy đang có ấn tượng rằng quân nhân đã sẵn sàng kinh phí để dựng tháp. Tuy nhiên sau khi lễ đặt đá chấm dứt, các sĩ quan tiến về Đại đức Piyadassi để tìm ra làm cách nào công việc dựng tháp kỳ diệu nầy có thể trở thành hiện thực.

Đại đức Piyadassi nhận ra những khó khăn của họ nghĩ cách để ngôi tháp được xây dựng lên, người đi với Thiếu Tướng Gemunu Kulatunga đến văn phòng ông và gọi điện đến Bà Hema Premadasa, phu nhân của Tổng Thống Tích Lan thời đó, Ranasinha Premadasa và giải thích cho bà về tầm quan trọng của việc dựng ngôi tháp tại Palalai cho các quân nhân sử dụng, và bà nên là người ủng hộ đầu tiên. Không một chút chần chừ bà sẵn sàng ủng hộ toàn bộ kinh phí cho Đại đức Piyadassi. Sau khi liên lạc với vị Chỉ huy quân đội Trung Tướng Hamilton Wanasinha kêu gọi ông ủng hộ, bà cùng với người bạn sẵn sàng ủng hộ, chuẩn bị gởi đến Palalai bằng chiến hạm mọi vật liệu xây dựng cần thiết. Sau đó không lâu ngôi tháp nầy được dựng lên và đỉnh tháp nhọn được gắn vào trên đỉnh nó.

Đại đức Piyadassi ban nhiều phúc lành cho bà Hema Premadasa và các bạn của bà đã đóng góp rất hào hiệp hầu đem lại thành công lớn cho nguyện vọng của Đại đức Piyadassi. Người cũng cám ơn lục quân và hải quân đã trợ giúp. "Bà Hema Premadasa đi vào lịch sử" Đại đức Piyadassi hân hoan nói. Ngày nay bà và con trai bà Sajith, theo bước chân của Cựu Tổng Thống Ranasinha Premadasa, đã bước vào vũ đài chính trị. Con gái Dulanjali Jayakody giúp cả mẹ và anh cô.

Thật không phải thường một vị sư Phật Giáo gần 79 tuổi bước vào nơi nghĩa đen là vùng chiến tranh. Phái đoàn Phật Giáo nầy thực hành các nghi lễ ở miền Bắc và miền Đông thể hiện ra bên ngoài triết lý Phật Giáo sâu sắc hơn nhiều những gì phái đoàn đang mang theo.

Suốt trong thời gian kéo dài sáu thập niên hay hơn, Đại đức Piyadassi đã từng đem lời Phật dạy đến cho hằng ngàn người trong nước cũng như ngoài nước. Người đã từng phấn đấu để thể hiện Giáo lý trong những thuật ngữ thích hợp, tương hợp với tư duy hiện đại. Người đã từng chỉ ra Phật Pháp khoa học biết bao và làm thế nào giáo pháp đó được ứng dụng một cách hữu hiệu trong việc tìm những giải pháp cho nhiều xung đột bên trong và bên ngoài đang quấy rầy nhân loại.

Người ta chỉ có thể hy vọng rằng sứ mạng do Đại đức Piyadassi dẫn đầu sẽ chuyển đến Miền Bắc và Miền Đông những kẻ gây ra sự tàn sát nhân loại vô nghĩa nầy Giáo Pháp của hoà bình và bất bạo động của Đức Phật.

Từng ghi nhớ nhu cầu hoà bình và hoà hợp, luôn nhấn mạnh sự căm ghét bạo động, cả trong nước lẫn nước ngoài, Đại đức Piyadassi đã cố gắng mang Thông Điệp của Đức Phật. Vào năm 1993 trong thiệp Vesak của người, người trích dẫn Kinh Pháp Cú, kệ 130

"Ai ai cũng sợ gươm đao
Người người mạng sống mong sao bảo toàn
Bụng ta hiểu bụng thế gian
Chớ nên giết hại xúi bàn giết nhau."

Đối diện ngọn núi Fuji lịch sử là ngôi bảo tháp Sarira thờ Đức Phật được xây dựng để cầu nguyện hoà bình và hạnh phúc cho nước Nhật Bản cũng như hoà bình cho cả thế giới. Ngôi bảo tháp nầy được gọi là Tháp Hoà Bình

Vươn thẳng lên bầu trời, nó cao 47 mét rưỡi. Đường lính của nó là 45 mét. Thánh địa rộng bao la của Bảo Tháp Hoà Bình trải rộng đến tám héc ta. Từ vùng nầy, người ta có thể thấy cảnh huy hoàng rực rỡ của chân núi Fuji. Trong tháp thờ và tàng trữ xá lợi thiêng của "Đức Phật Thích Ca Mâu Ni của Ấn Độ" vị đã để lại cho đời Học Thuyết Vô Hại của ngài- rằng tất cả mọi người nên sống hoà bình và hạnh phúc." Những viên xá lợi được tàng trữ như Kho Báu Quốc Gia trong Viện Bảo Tàng Delhi, được Jawaharlal Nehru lúc đó là Thủ Tướng của Ấn Độ lấy làm quà tặng cho Nhật Bản, hầu mong hoà bình được thiết lập lại ở Nhật Bản."

Ngày nay, cả thế giới đang ở trong tình trạng xung đột. Đó chính là dấu hiệu của những thời đại mà bất chấp hằng thế kỷ có tôn giáo và văn minh, con người vẫn còn man rợ và dụng đến những sách lược ở thời kỳ đồ đá để tàn sát nhau giành sự sống còn cho riêng mình. Ởnhững thời kỳ nầy, những người như Đại đức Piyadassi là những ngọn hải đăng của hy vọng và áng sáng, đem thông điệp của Đức Phật đến cho người khốn khổ. Ở mọi thời đại, Lời Phật dạy đều thù thắng. Học Thuyết của Ngài là không thời gian, Akaliko:

"Nếu ai lấy oán báo thù
Oan oan tương báo thiên thu hằng sầu
Từ tâm, định luật nhiệm mầu
Lấy ân báo oán còn đâu oán thù."

Khi Đại đức Piyadassi đứng trước thính giả và nói chuyện với họ, truyền đạt tư tưởng khiến, người lắng nghe mải mê chăm chú. Có một cái gì đó không định nghĩa được lôi cuốn họ lại với người. Khi chấm dứt, người mỉm cười, như người thường làm. Vào lúc kết thúc buổi nói chuyện, vào cuối buổi thuyết giảng và nói đạo, ở cuối thơ, vào lúc nói chuyện riêng, người không bao giờ quên nói vài lời mà thường lặp đi lặp lại đến cả ngàn lần.

"Chúc mọi người mạnh khoẻ. Cầu mong mọi người không gặp tai nại gì. Cầu chúc tất cả chúng sanh được yên vui và hạnh phúc!

Cầu mong tất cả Hạnh Phúc hằng đến với người".

-ooOoo-

-21-

BÀI PHÁT BIỂU CỦA ANANDA GURUGE
TẠI QUỐC HỘI CỦA CÁC TÔN GIÁO THẾ GIỚI

Tiến sĩ Ananda W.P.Guruge, người đã viết Lời Nói Đầu cho cuốn sách nầy, có vài điều muốn nói mà thích đáng với chủ đề trung tâm thể hiện trong Đại đức Piyadassi, sứ giả mang Giáo Pháp của Đức Phật đến khắp thế giới, và sẵn sàng thảo luận tôn giáo tỷ giảo.

Tiến sĩ Guruge, Ông Đại Sứ Tích Lan ở Hoa Kỳ, đang nói về khả năng của người như một phó tổng thống của Hội Hữu Nghị Phật Giáo Thế Giới (WFB), và người bảo trợ của Hội Phật Giáo Châu Âu. Phát biểu tại phiên họp đầy đủ các Tôn Giáo Thế Giới ở Quốc Hội vào ngày 28 tháng 8 năm 1993, Tiến sĩ Guruge, "thay mắt Phật Tử trên thế giới," kể Đức Phật và Asoka, Đại Đế Ấn độ, như hai ngọn hải đăng có ánh sáng rực rỡ."

Ông nói: "Phật Tử đã từng duy trì bản tường thuật độc nhất vô nhị về lòng khoan dung, cùng tồn tại, cùng hoạt động và tương tác có lợi ích cho nhau và thúc đẩy mọi tôn giáo phải đương đầu." Hội Hữu Nghị Phật Giáo Thế Giới (WFB), diễn đàn Phật Giáo Quốc Tế quan trọng, là người cùng bảo trợ của Quốc Hội Phật Giáo Thế Giới gặp lần đầu tiên trong một trăm năm. Đề tài của Hội Nghị nầy là "Sự Hiểu Biết Tương Tín".

Tiến sĩ Guruge chứng minh Asoka như là người quản lý có hiệu quả nhất không dừng ban lệnh. "Người đã nêu gương. Người diện kiến, tôn kính và ủng hộ hàng giáo sĩ của tất cả các giáo phái. Trong suốt nhiều cuộc du hành người dành được thời gian để tham gia thảo luận với họ. Người chứng tỏ cái ổ vô minh nơi sự cuồng tín và không khoan dung tôn giáo có thể phát triển, và bổ nhiệm những phái viên đặc biệt để quan tâm đến họ."

Tiến sĩ Guruge hồi tưởng "người đồng bào đặc biệt của ông, Ananda Dharmapala, ở tuổi mười bảy còn non trẻ, được Đại Tá Henry Steele Olcott, Người Mỹ theo Thuyết Thần Trí từ Orange, New Jersey, Hoa Kỳ, truyền cảm hứng, khuyến khích và hướng dẫn, đã dẫn đầu trong việc thức tỉnh lại tinh thần dân tộc và tôn giáo của Tích Lan, quyết định cống hiến đời cậu cho sự nghiệp truyền bá Phật Giáo." Một thế kỷ trước, đến năm, Tiến sĩ Guruge nói, Anagarika nầy chỉ mới hai mươi chín tuổi, đã đương đầu với một công việc khó ở Quốc Hội Tôn Giáo Thế Giới Đầu Tiên, được tổ chức vào ngày 18 tháng 9 năm 1893, cũng tại Chicago. Trong số mấy ngàn người tham dự phiên họp, chỉ năm người đã đọc tiểu sử của Đức Phật. Tiến sĩ Guruge quan sát: "Biểu thị sự lặng im là không đáng giá thích đáng hay công nhận tính trội về tri thức và tâm linh của phụ nữ, vì bốn trong số năm người đó là Phụ Nữ."

Hơn một thế kỷ, nhờ sự nổ lực không mệt mỏi của Phật Tử hàng xuất gia cũng như tại gia, lời Phật dạy đã được lan trải xa và rộng trên các đại dương. Qua những buổi nói đạo, thuyết giảng và các tác phẩm của những người mang ngọn đuốc học Đạo nầy, Đạo Phật ngày nay là một lực lượng năng động cống hiến giải pháp cho thế giới đang tiến dần đến tuyệt vọng.

"Ngày nay khó có bất kỳ người nào có giáo dục, có tính hiếu kỳ tri thức bình thường, mà không biết chút gì về Đạo Phật, triết lý và văn hoá của đạo và các hào quang của nền văn minh mà Đạo Phật ấp ủ dưỡng nuôi."

Tiến sĩ Guruge quan sát: "Vào năm 1893, Quốc Hội phản ảnh các tạp chí của thời kì đó, và một trong những tạp chí đó là "Làm sao các phương pháp của các đoàn truyền đạo Cơ Đốc Giáo có thể được cải thiện?’ Dĩ nhiên, đó là đề mục của một thời khi quá ít người biết được độ sâu và sức mạnh của tâm tri túc và chiều hướng phong phú và khác biệt của di sản tôn giáo và triết lý của nhân loại."

Những vị sư như Đại đức Piyadassi có thể tuyên bố với họ một cách tự hào như là những ông đại sứ xuất sắccủa Đạo Phật đã mạnh dạn khám phá thế giới, và đem cho họ Giáo Lý của Đức Phật, kết quả hằng trăm ngàn nam nữ trên khắp thế giới ngày nay tìm đến Đạo Phật cho những câu trả lời về xã hội, kinh tế, chính trị và những xung đột tư tưởng hệ khác.

Tiến sĩ Guruge đang nhấn mạnh thông điệp rằng Đại đức Piyadassi và những vị sư hoằng pháp khác đã và đang đem đến cho thế giới khi ông nói: "Không có dấu hiệu rửa tội nào, không có dấu hiệu khởi đầu nào hay dấu hiệu bên ngoài nào hay những biểu tượng như chí thánh hoặc tro thiêng, một người có đức tin trong Đạo Phật được hướng dẫn, thúc đẩy và có cảm hứng nhờ thông điệp vị tha, từ bi đối với nhân loại mà Đức Phật đã dạy."

Tiến sĩ Guruge quan sát "Chính trong tinh thần nầy mà Đạo Phật đã không bày ra cái gì thuộc về di sản tâm linh của mỗi quốc gia mà Đạo Phật truyền đến đó. Ngay cả ngày nay, Đạo Phật không áp đặt một mối đe doạ nào vào bất cứ tôn giáo nào. Như vậy, người hoằng pháp Phật Giáo không cần cũng không muốn đạt được bằng con số hay sự vượt trội hơn dựa trên bản thống kê."

Những vị sư uyên bác từ Tích Lan đã thành công trong việc hoằng truyền Giáo Pháp của Đức Phật bởi họ có khả năng diễn giải Giáo Pháp một cách thông minh cho cả hai giới thính giả thuộc giới tri thức và bình dân.

Tiến sĩ Guruge diễn giải Đạo Phật và trình bày những điểm tương đồng đụng đến cách suy nghĩ của Đại đức Piyadassi, một vị sư được Tiến sĩ Guruge hằng tôn kính sâu sắc nhất, Ông quan sát: "do đó Phật Tử ở trong vị trí tiến bộ đáng kể để tương tác và cùng hợp tác với những người có đức tin trong các đạo giáo khác trong việc đương đầu với hai trong những thử thách nghiêm trọng nhất của thế giới hiện đại. Một mặt là không quan tâm đến tôn giáo, chống lại tôn giáo hay không tôn giáo, trong những biểu thị sai biệt của nó như thờ ơ không quan tâm, thù địch hay khinh thị tôn giáo. Mặt khác, là không khoan dung tôn giáo tiêu biểu bởi sự cuồng tín, cực đoan chủ nghĩa và trào lưu chính thống. Cả hai đều là tai hoạ đáng sợ đều liên quan đến tất cả chúng ta mà chúng ta phải nhận ra vai trò không thể thiếu được của tôn giáo trong việc bảo toàn chân giá trị và phép lịch sự cho nhân loại.

"Hai khuynh hướng, dường như đối lập, cócùng một hậu quả: chúng hạ thấp giá trị tôn giáo và làm nản lòng việc đẩy mạnh tôn giáo như một nguồn hạnh phúc về luân lý, đạo đức và tâm linh của xã hội con người. Không quan tâm đến tôn giáo hay không tôn giáo- không biết được những lợi ích có được từ tôn giáo. Trào lưu chính thống, đặc biệt khi đi cùng với người cuồng tín bất chấp những tôn giáo khác, dẫn đến không khoan dung tôn giáo và bạo lực, rồi nhạo báng sứ mạng đạo đức và tâm linh của tôn giáo.

"Hiểu Biết Tương Tín", trong văn cảnh nầy, không phải là việc đeo đưổi ở học đường hay tri thức, mà là nền tảng cho hoạt động tập thể trong công cuộc đấu tranh cấp thiết và nhắm thẳng vào những lực lượng không quan tâm đến tôn giáo và cuồng tín chủ nghĩa."

Trong bài diễn văn của Tiến sĩ Guruge kể sáu ngàn người đại biểu cho hai mươi tám tôn giáo nào đó ở Quốc Hội Các Tôn Giáo Thế Giới rằng họ là những "người giữ chuẩn mực trong công cuộc đấu tranh nầy để bảo đảm tính đồng nhất về tinh thần và đạo đức của tất cả các tôn giáo trên thế giới phục vụ cho sự nghiệp hoà bình, thịnh vượng, hạnh phúc và yên tĩnh cho mọi người nam nữ và trẻ em trong thế giới nầy, hôm nay và ngày mai."

Lúc bắt đầu bài phát biểu của Tiến sĩ Guruge, ông bày tỏ lòng kính trọng đến Sri Chinmoy của Thiền Hoà Bình của Liên Hiệp Quốc ở Nữu Ước, Tiến sĩ nói: ‘Tôi vui mừng và lấy làm hân hạnh rằng tôi nên phát biểu trong phiên họp đặc biệt nầy được khai mạc do người bạn và người anh đáng kính nhất của tôi, Sri Chinmoy, suốt đời người đã cống hiến để hoằng truyền thông điệp cao thượng về tính đồng nhất của nhân loại."

Sri Chinmoy đáp lời Tiến sĩ Guruge: "Tôi mong ước dâng tặng bạn lòng yêu thương sâu đậm nhất của trái tim tôi và lòng tri ân sâu sắc nhất của đời tôi. Bài diễn thuyết của bạn khuấy động tâm hồn đang chiếu sáng và hoàn thành. Nó chạm đến những độ sâu nhất của trái tim đang phát nguyện của chúng tôi. Ba điều nầy có tầm quan trọng bậc nhất: chiếu sáng, lòng từ bi và sự cống hiến. Tâm bạn có tất cả ba phẩm chất nầy. Với tư cách là Đại sứ Tích Lan ở Hoa Kỳ, bạn đang đại diện cho đất nước mến yêu của bạn, không chỉ ở Mỹ, mà còn khắp mọi nơi. Ở đây, tất cả chúng tôi đang sống hoà bình - mơ tưởng đến bạn, tôi và sinh viên của tôi là bằng hữu." Người ta nói Sri Chinmoy có khoảng ba mươi đến bốn mươi ngàn sinh viên ở Hoa Kỳ và Gia-nã-Đại.

Sri Chinmoy đính kèm đáp từ của ông là một lá thơ cá nhân gởi đến cho Tiến sĩ Guruge, vào ngày 10 tháng 9 năm 1993. Sri Chinmoy nói Tiến sĩ Guruge diễn đạt ông như là "một người anh và người bạn đáng kính nhất," "Tôi rung động thật sâu lắng bởi lời bạn đáng gía đầy yêu mến tôi tại Quốc Hội Các Tôn Giáo Thế Giới. Bạn mới là người anh và người bạn thực sự trong đời tôi. Tôi nhận thấy bài nói chuyện của bạn gây nhiều cảm hứng sâu sắc và chiếu sáng rực rỡ. Bạn diễn đạt ở Quốc Hội như là một Phật Tử nhưng lời bạn có ảnh hưởng đến cả Vũ Trụ. Bạn đánh thức những con tim và khuấy động tâm hồn của tất cả mọi người- những ai diễm phúc hiện diện khi nghe bạn phát biểu."

Món quà đó gởi đến cho ông Đại sứ Phật Giáo của Tích Lan chắc chắn là một sự công nhận vai trò của hải đảo nhỏ bé nầy đang đóng vai trò trình bày Giáo Pháp của Đức Phật thông qua cả hai giới tu sĩ và cư sĩ Phật Giáo. Vào buổi cầu nguyện gặp mặt ngày hôm sau những phiên họp đầy đủ của Quốc Hội Các Tôn Giáo Thế Giới, nhưng người đại biểu hứa tăng cường cuộc vận động của họ cho thế giới hoà bình.

Trong phần chính của cuộc họp quốc tế nầy của các nhà tôn giáo và nhân văn đề ra chương trình nghị sự cho tương lai, Đại đức Piyadassi không nao núng theo đuổi công việc thường lệ của người trong sự nghiệp Phật Pháp. Người luôn tin rằng hoà bình bên trong mỗi người phải đi trước việc tầm cầu hoà bình bên ngoài. Đó là lý do tại sao người nhấn mạnh tầm quan trọng của thiền và từng đóng vai trò chủ đạo trong việc thành lập các trung tâm thiền quanh thế giới.

Vào lúc kết thúc chuyến hoằng pháp khắp thế giới thứ mười ba của người vào tháng 10 năm 1992, Đại đức Piyadassi không nghỉ ngơi vì kiệt sức bởi mười hai tháng làm việc quá căng thẳng, chuyển sang phần lớn của thế giới. Thậm chí trên chuyến đi có thời gian biểu chặt chẽ, người tìm ra thời giờ để song hàng hoạt động với tôi và công việc của người. Hôm nay ở đây, ngày mai ở kia, vị sứ giả nầy ở đâu đôi khi khó biết được.

Người đã từng viết cho tôi từ Los Angeles, Hoa Thịnh Đốn, Seattle, Vancouver, Calgary, Thuỵ Điển, Phần Lan, Netherland, Đan Mạch, Luân đôn, Ý đại lợi, Pháp, Đức, Nhật, Singapore, Hàn Quốc, Mã lai á, và Úc, trong những địa điểm khác nhau. Trong các lá thơ đều nhấn mạnh việc hoằng pháp của người trong nhiều phần khác nhau trênh thế giới, người luôn tìm ra thời gian và không gian để hỏi về gia đình tôi và cầu hồng ân Tam Bảo ban phước lành cho tôi và gia đình cùng lúc gởi đến lòng từ vô lượng của người."

Điều độc nhất vô nhị về vị sư nầy là bất chấp sự uyên bác và những kỷ năng đáng kể trong việc truyền thông dễ dàng đến hoàn hảo, triết lý cao siêu chứa đựng trong Phật Pháp, người tìm ra thời giờ cho những việc nhỏ trong đời sống.Chẳng hạn vào năm 1989 sau khi đọc một câu chuyện trong tờ báo Sunday Observer tôi đã viết về chuyến viếng thăm Singapore, người viết nhanh để nói người đã ở lại chùa Srulankaramaya ở Singapore một tháng như thế nào trong suốt những ngày đầu đang kiến tạo những ngôi dinh thự trong chùa nầy. Từ đó, những chuyến hoằng pháp của người luôn gồm cả Singapore. Luôn có điều gì đó để học từ những lá thơ của người. Tôi không biết rằng 95 % Phật Tử Singapore có dòng dõi người Hoa, mãi cho đến khi người nhắc đến điều đó trong một lá thơ.

Vào năm 1990, sau những ngày đen tối của năm trước khi gia đình Janatha Vimukthi Peramuna tháo xích xiềng phong trào khủng bố dân tộc khiến người dân phải ở trong nhà đóng kín cửa hầu hết thời gian, Đại đức Piyadassi vui mừng cùng với nhân dân được tự do họ đang hân hoan vui mừng, cuối cùng chính phủ đã kết thúc chế độ khủng bố. Sau nhiều tháng u sầu ảm đạm, bất hạnh và tuyệt vọng, dân chúng một lần nữa lại có thể thở tự do và chuẩn bị cho ngày sinh hoạt hằng ngày của họ.

Vào tháng 8 năm 1990, người viết lá thư từ Chốn Ẩn Cư Senanayaka tại Udawattakela, Kandy: "Tôi đang bận để hoàn tất cuốn sách của tôi về Đạo Phật. Bởi nhiều tôn giáo và nhiều hoạt động xã hội khác, tôi không có nhiều tời giờ để viết sách. Tuy nhiên, tôi đã kiểm lại các trang có dẫn chứng của hầu hết các chương. Hy vọng nó là cuốn sách dễ đọc và có nhiều thông tin liên quan đến nhiều khía cạnh của ‘Đạo Pháp và Giới Luật’. Tôi ở lại đây cho đến khi cho đến khi cuốn sách được ấn hành mới đi ra nước ngoài." Vào tháng 10 năm sau, cuốn sách The Spectrum of Buddhism được xuất bản và Đại đức Piyadassi liền bắt đầu chuyến hoằng pháp thế giới thứ mười ba của người.

Vào tháng 1 năm 1992, trong một lá thơ từ Hague, thủ đô của Netherland, người phác thảo những chi tiết thời gian biểu của người ở nước Anh, Hoa Kỳ và Gia-nã- đại. Tháng kế đó người viết một lá thơ từ Luân đôn ở thêm mấy ngày ở đây "theo lời mời của tu sĩ và cư sĩ- bây giờ có bảy hay tám trung tâm hay tự viện thuộc tu sĩ Tích –Lan, trong và ngoài Luân Đôn." Người viết thêm rằng có hằng trăm Phật Tử Tích-lan ủng hộ những Trung Tâm Phật Giáo nầy.

Người viết: "Khắp mọi nơi, tôi nói lời chúc mừng rằng những Trung Tâm Phật Giáo của chúng tôi không cần dân tộc tiêu biểu nào, không phục vụ chủng tộc đặc biệt hay một nhóm văn hoá nào. Không kể đẳng cấp, màu da, tín ngưỡng, chủng tộc, giới tính hay những sự phân chia nào khác, chúng tôi là Phật Tử và nên biếu tặng quà Pháp yêu thương đến cho tất cả mọi người." Trong nhiều lá thơ người nói về việc người quan tâm đến trẻ em Tích Lan sống ở nước ngoài, chúng không quan tâm đúng mức đến tiếng Sinhala và Phật Pháp. Người viết "Những vị sư ở đây (trong nước Anh), đang làm việc cần cù một cách vô vị kỷ để giúp các em,"

Vào tháng 3 năm 1992 Phật Lịch 2535 (người luôn viết kèm Phật Lịch trong những lá thơ của người), người viết từ Los Angeles rằng "điều đòi hỏi khẩn cấp và thiết yếu nhất là sách hay và nhiều người diễn thuyết giỏi để nói đạo và hướng dẫn thảo luận đạo và các thiền sư để hướng dẫn các khoá thiền. Những hoạt động Phật Pháp cần phải tăng gấp bội và những động lực mới lành mạnh phải được cho những người hoằng pháp - những sứ giả diễn giải rõ ràng từng chữ của Đức Phật. Phật Pháp phải được trình bày như một cái gì sống động và thích đáng với những khuynh hướng tư tưởng hiện đại, ứng dụng những nguyên tắc Phật Giáo vào đời sống hiện đại ở phương Tây."

Tính năng động của người được thể hiện ngay cả trong những lá thơ riêng của người. Luôn có tính khẩn cấp. Không để mất thời giờ, người chuyển nhanh tư tưởng và ý nghĩ của người cùng một lúc che lấp nhiều chứng cứ khác. Trong một tấm thiệp từ Washington D.C Tự Viện Phật Giáo vào tháng 4 năm 1992 chẳng hạn, liên quan đến buổi nói đạo đã định lịch trình cho người tại Chùa Phật Giáo Zen Toronto, người hồi tưởng vị sư Hàn Quốc đương nhiệm ở Chùa nầy, Đại đức Samu Sunim, là vị người đã gặp lần đầu tiên tại Hàn Quốc vào năm 1965, và lúc đó ở Chicago. Đó sẽ là cuộc gặp gỡ đầu tiên sau hai mươi bảy năm.

Phạm Kim Khánh (Sunanda) là người Phật Tử Việt Nam đang hành thiền, phiên dịch những buổi nói đạo của các vị Đại đức Narada và Piyadassi khi họ còn ở Việt Nam. Nội dung cuốn The Spectrum of Buddhism gây ấn tượng cho ông và khiến ông chuyển dịch cuốn sách đó sang tiếng Việt với sự giúp đỡ của vợ ông, bà Sumana.

Vào tháng 8 năm 1992, Đại đức Piyadassi viết từ Sydney, Úc, rằng Ông Cao Uỷ Tích Lan E.L.B. Hurulle và Ông Phó sarath Perera đang nhiệt tình với cuộc viếng thăm của người ở đây. Người viết về các cuộc nói chuyện Đạo người thuyết ở ba trường đại học - Melbourne, Monash và Latrobe, và tại các trường đại học khác và các trung tâm thiền. Cũng có các buổi nói đạo và phỏng vấn trên đài truyền thanh. Khi sắp hết chuyến hoằng pháp thứ mười ba của người, khi người đang sắp về quê hương, Đại đức Piyadassi viết từ Singapore: "Ở đây, cũng vậy, tôi cứ bận nói đạo, v.v... không nghỉ. Ngay cả khi tôi về quê, tôi không nghỉ... làm việc.. làm việc." Người không than phiền. Người chỉ đang kể vấn đề của các sự kiện. Làm việc là cuộc đời của người. Người say sưa trong công việc, không ngừng nghỉ, không mỏi mệt.

Tôi không bao giờ biết hay thấy người biếng nhác. Khi nói chuyện, người luôn chuyển đạt một cái gì đó cho người nghe có thể học được. Người dành chút ít thời giờ vào buổi sáng và buổi trưa để dùng bửa. Khi cần nghỉ, người chỉ nghỉ vài giờ. Người không tham gia vào các chuyện trò vô ích. Người dành thời gian trau dồi cho chính người và cho kiến thức thâm sâu đến những thứ quanh người. Sau đó người vội tiếp tục làm việc lại vào bản thảo nào đó chưa xong hay chuẩn bị vài ghi chú cho buổi nói đạo đã có lịch trình vài giây sau đó.

Người làm việc có phương pháp, lanh lợi và tỉnh thức về những chuyện đang tiếp diễn quanh người. Người tự kỷ luật mình luôn luôn đúng giờ. Người không để thính giả chờ lâu và mong họ đáp lại. Những bài nói đạo và thuyết Pháp của người thật đúng giờ. Những bài nói đạo của người được giới hạn trong một giờ, thường là bốn mươi phút. Người cho phép thời giờ để hỏi và trả lời. Không giống vài "giảng sư" nào đó, Đại đức Piyadassi thích đối thoại hơn độc thoại. Là người biết lắng nghe giỏi, người luôn tìm thời giờ thậm chí dành cho những câu hỏi không đáng kể hay những vấn đề đáng kể hay chỉ phớt trên bề mặt. Người cách xa việc đối xử kẻ cả, và có khả năng đáng kể hoà điệu, thậm chí trong cách khiêm tốn nhất.

Trở về Tích Lan vào cuối năm 1992, một lần nữa người lại bận rộn với việc đạo và việc xã hội. "Tôi đã từng rất bận rối từ khi tôi trở về," người viết vào cuối tháng 10 từ chùa Vajirarama, "đặc biệt bởi vì các buổi lễ Dâng Y Kathina, tôi ở đây, ở đó, khắp nơi, như con thoi trong khung cửi." Người nhận vào nề nếp tất cả; Colombo, Kandy, Anuradhapura, Kurunegala, Nuwara Eliya, Galle, Matara, và v.v... Người làm việc không bao giờ hết.

Tác động của Giáo Lý Phật Giáo, đặc biệt đến thế giới Phương Tây, nhờ sự nổ lực của các vị sư hoằng pháp đã từng có hiện tượng, đặc biệt suốt trong một phần tư thế kỷ qua. Điều quan trọng là Giáo Pháp nầy được trình bày ngắn gọn hơn là áp đặt. Phơi bày là phương diện độc nhất vô nhị của Giáo Pháp nầy, không phải là áp đặt- Tiến sĩ Guruge đóng vai trò quá hùng hồn trước Quốc Hội Các Tôn Giáo Thế Giới, là một điều gì liên hệ đến Đại đức Piyadassi, đặc biệt về sứ mạng hoằng pháp của người ở hải ngoại. Trong cuốn sách nhỏ của người, "Buddhism, A Living Message", Đại đức Piyadassi diễn đạt: "Đạo Phật là tôn giáo hoằng pháp phổ biến chung trong lịch sử nhân loại. Mặc dầu từ hoằng pháp không có một vết nhơ nào, người ta buộc phải dung nó để cho tiện.

"Bất cứ mục nào trong đạo Phật và việc hoằng truyền giáo pháp rõ rang phải bao phủ cả vùng biển rộng lớn mênh mông, cả thời gian lẫn không gian. Chính là câu chuyện lịch sử của phong trào bắt đầu từ những cái rất nhỏ. Với chỉ vài người theo, đạo phật dần dần lớn mạnh vao gồm cả thế giới rộng lớn, ảnh hưởng đến vận mệnh của sáu trăm triệu người, gần một phần tư toàn thể chủng tộc nhân loại. Trong thời đại Đạo Phật trải qua hơn 2,500 năm. Đạo Phật đã sải bước nhanh chủ yếu là do giá trị nội tại của nó và nó kêu gọi những đầu óc lý luận, ngoài ra còn nhiều yếu tố khác giúp Đạo Phật phát triển.

"Không bao giờ, những sứ giả hoằng pháp sử dụng phương pháp nào trái với đạo lý trong khi hoằng truyền giáo pháp. Đạo Phật thâm nhập vào các nước khác một cách lặng lẽ bình yên không quấy rối các tín ngưỡng đã tồn tại ở đó rồi. các sứ mạng Phật Giáo được tiến hành, không nhờ lực lượng vũ trang, cũng chẳng dụng đến những phương pháp cưỡng bức hay đáng khiển trách nào. Đức Phật và chư vị đệ tử ngài không bao giờ biết đến và ghê tởm việc cưỡng bức cải đạo.

"Đạo Phật hoàn toàn tự do khỏi ‘những cuộc thập tự chinh’ và ‘những cuộc thánh chiến Hồi Giáo,’ Flelding Hall nói trong cuốn Soul of a People ". Có thể không bao giờ có chiến tranh Đạo Phật. Không có quôc gia nào bị mê hoặc đã từng chứng kiến sự tinh thông của những người theo Đức Phật; không có người nào bị sát hại đã đổ máu của họ trên những tổ ấm của họ, tiêu diệt danh tánh họ, không có phụ nữ nào bị tàn hại đã nguyền rủa tên nó với Thiên Đường trên cao. Nó và niềm tin của nó sạch không một vết máu. Ngài là người thuyết giảng hoà bình vĩ đại của tình thương, của lòng rộng lượng và trắc ẩn và quá rõ láàgiáo lý của người đến nỗi không bao giờ có thể bị hiểu lầm được."

Trong cuốn sách nhỏ nầy, Đại đức Piyadassi trích lời giáo sư Rhys Davids bà nói: "Không có bản tường thuật nào tôi được biết trong toàn thể lịch sử lâu dài của Đạo Phật, xuyên suốt nhiều thế kỷ nơi những tín đồ của ngài đã từng kéo dàn những thời kỳhuy hoàng như thế, không có một cuộc khủng bố nào Phật tử đã làm đối với những người có đức tin nào khác." Đại đức Piyadassi nói them: "Như thế Đạo Phật có thể tự phổ biến qua nhiều nền văn hoá lớn khác nhau khắp nơi trên thế giới."

Đại đức Mahathera Piyadassi đã un đúc đời người phù hợp với Giáo Lý của Đức Phật. Người trở thành hiện thân của Giáo Lý đó đối với vô số người khắp nơi trên thế giới. Riêng người đóng góp vào Tích Lan đối với việc đem lại hoà bình cho Hải đảo huy hoàng lộng lẫy là sứ mạng của người năm 1993 đối với những miền bắc và đông của đất nước nơi các xung đột vẫn còn hoành hành. Thông điệp của người nhằm hiểu biết, quan tâm lẫn nhau, khoan dung và hoà bình. Thông điệp nầy của chính Đức Phật.

Đại đức Piyadassi đã từng vui lòng cống hiến một cách thoải mái tự do mười ba năm trong đời người trong mười ba chuyến hoằng pháp thế giới, đi quanh thế giới mang lời Phật đến cho những ai sẵn lòng nghe và cho những ai được nghe lại hiểu thêm và làm sống lại giáo lý đó. Và bây giờ, ở tuổi 81, người đang chuẩn bị chuyến hoằng pháp thế giới thứ mười bốn. Đại đức Piyadassi quả thật là vị đệ tử cao cả của Đức Phật, là một sứ giả hoà bình chân chính.

-ooOoo-

Ðầu trang | 01 | 02

 

Chân thành cám ơn Sư cô Huyền Châu đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, tháng 9-2007)

[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 20-09-2007