BuddhaSasana Home Page
This document is written in Vietnamese, with Unicode Times font


Giải đáp thắc mắc người cư sĩ
Pháp sư Thông Kham
(Mahà Medhivongse)

  

 [01-3]

Chủ đề NGŨ GIỚI (tt)

-oOo-

Ðiều học thứ ba: Tránh xa sự tà dâm.

HỎI: Thưa ông, điều học thứ ba Ðức Thế Tôn dạy những gì?

ÐÁP: Ðiều học thứ ba là Kàmesu-michàcàrà veramanì nghĩa là "Tác ý tránh xa Tà dâm".

Trọng điểm của điều này là: Tạo ra sự đoàn kết và ngăn ngừa sự chia rẽ gia đình này với gia đình kia, và làm cho xaõ hội được an vui.

Ðiều răn này có bốn chi:

1. Agàmaniyathànam - Người nữ không nên Tà dâm (nghĩa là người nữ có người gìn giữ).
2. Tasaminsevannacittam - Tính tà dâm với người nữ ấy.
3. Ðộng tác hành dâm
4. Maggàmaggappattànam - Ðã hành dâm xong.

Giải thích:

Giới này có hai hạng người bị cấm là Nam và Nữ. Người nam nào hành dâm với người nữ đã có người gìn giữ đều phạm vào bốn điều kể trên là người phạm giới Tà dâm. Người nữ nào tà dâm với người nam đã có người gìn giữ thì người nữ ấy phạm vào tội Tà dâm. Nếu cả hai Nam và Nữ đều là người ở trong khuôn khổ của Pháp luật răn dạy, cả hai đều phạm tội Tà dâm.

Người nữ không nên tà dâm có ba hạng:

a- Sasàmikà - người nữ đã có chồng, ý nói người nữ này ở với nam với danh nghĩa vợ chồng, mặc daàu có cưới gả hay không người nữ này cũng ở trong phạm vi của điều học răn cấm. Ngoại trừ vợ chồng người ấy ly dị, hay chồng chết. Nếu người chồng đi xa hay ở tù nhưng chưa chính thức ly dị, người nữ ấy cũng còn trong phạm vi của người nữ có chồng.

Người thiện nam chân chính có giới đức trong sạch không nên có hành động cũng như lời nói không được chính đáng. Tốt hơn hết khoâng nên giao tiếp với người nữ ấy. Nếu Tri túc.

b- Natirakkhita - Người nữ dưới quyền giám hộ của quyến thuộc hay của người nào do cha mẹ hay quyến thuộc nhờ giám hộ. Tóm lại người phụ nữ này không có quyền chọn lựa lấy tình yêu mình, vì còn trong vòng kiểm soát của một người nào đó. Nếu muốn có chồng phải có lễ cưới hỏi theo phong hóa lễ giáo.

Người nam nào phạm vào điều này là người nam phạm vào sự làm mất danh giá của gia đình người nữ, làm cho người giám hộ khổ taâm. Ðiều này nếu hai người đồng tình nhau thì cả hai nam và nữ đều phạm.

Người phụ nữ nào sau khi được người giám hộ nhận lễ hỏi xong người hôn phu mới được phép đến thăm tự do, trừ phi đã từ hôn.

c- Dhammarakkhita - Người phụ nữ dưới sự giám hộ của Pháp luật. Ý nói các cô còn vị thành niên, hay các bậc tu nữ.

Người nam không được phép tà dâm:

a- Người nam đã có vợ.
b- Người nam dưới quyền giám hộ của pháp luật và hàng tu sĩ.

 

HỎI: Thưa ông, vì lý do gì mà Ðức Thế Tôn lại chế ra điều luật này?

ÐÁP: Ðức Thế Tôn dạy điều răn này vì Ngài hiểu rằng: Chúng sinh trong cõi dục này lòng tham dục không bờ bến, nếu để tùy ý họ thì chắc chắn rằng: ở thế gian này trở thành một nơi giết hại nhau vì tranh giành nữ sắc, sự dâm dục là nhân của tội lỗi và pháp rất thấp kém. Như ta thường biết khi xưa thường có chiến tranh giết hại nhau nhiều không sao kể xiết chung quy cũng chỉ tại sắc đẹp. Vì nhận thấy tai hại như vậy, nên Ðức Thế Tôn chế ra điều học để răn cấm tín đồ.

Theo điều học này thì người nam lẫn nữ đều phải cố giữ cho trong sạch. Trong Kinh Hạnh Phúc Ðức Thế Tôn có dạy phải biết Tri Túc là không nên ham muốn tình dục ngoài vợ nhà. Ðây nếu người cha trong gia đình giữ được điều này thì gia đình không bị đổ vỡ và được an vui.

Giới này ngăn hai điều tai hại xảy ra:

1/- Làm cho đồi bại, mất cả phong hóa lễ giáo.
2/- Làm cho xã hội suy đồi.

Người Việt Nam rất trọng lễ giáo là người đàn bà giữ chữ trinh. Trước khi Phật giáo truyền bá đến Việt Nam. Dân tộc Việt Nam có moät nền luân lý căn bản nhất là giới cấm tà dâm. Trong xã hội nào mà không phân biệt vợ chồng anh em thì xã hội ấy thật rất là tồi baïi. Nên chi giới Tà dâm là một điều học rất cần thiết cho mọi người và mọi tầng lớp trong xã hội, không nên để thiếu sót.

Trong Phật giáo có chia ra làm ba cảnh giới:

1/- Dục giới.
2/- Sắc giới.
3/- Vô sắc giới.

Chúng sinh nào còn sinh trong cõi dục là cõi của chúng ta đây rất khao khát tình dục. Trong cõi này có thể chia ra làm ba hạng:

a. Hạng thấp nhất là hạng đam mê tình dục, có vợ con mà chưa đủ, muốn tìm thêm vợ lẽ... mặc dầu theo pháp luật đời cuõng như đạo, đều ngăn cấm gắt gao nhưng cũng chưa thu lượm được kết quả khả quan.

b. Hạng trung bình là hạng ráng thu thúc và trì giới Tri túc không cho tâm đam mê tình dục, vẫn còn có vợ, nhưng giữ giới tà dâm thật là chín chắn.

c. Bậc cao thượng là hạng ly gia cắt ái, không còn ham muốn về tình dục, lánh xa trần tục bỏ cả lợi danh, các Ngài là bậc xuất gia chân chính, là bậc đáng cho ta kính trọng cúng dường. Các Ngài lo trau giồi phẩm hạnh làm cho lòng trong saïch, yêu mến giới luật hơn cả đời sống của mình.

 

HỎI: Thưa ông, đoạn trên ông có dạy đến chuyện người phụ nữ khi chồng bị tù mà chưa ly dị hẳn với người vợ, người nam nào hành dâm với người phụ nữ ấy đều phạm vào giới Tà dâm cả nam lẫn nữ, thưa ông có phải vậy không?

ÐÁP: Phải, nếu chưa ly dị hẳn thì cả hai người đều phạm vào điều cấm thứ ba này. Vì lẽ người chồng khi trong tù cũng vẫn tin tưởng rằng: Vợ ở nhà, vẫn lo cho vợ và không tránh khỏi sự nhớ thương.

 

HỎI: Xin ông cho phép tôi hỏi thêm điều này đáng lý ra thì không nên hỏi ông, nhưng xin ông thông cảm cho.

ÐÁP: Chuyện chi mà ông rào đón vậy. Tôi rất sẵn lòng giải đáp những gì ông hỏi mà tôi có thể giải đáp được. Tôi chỉ xin miễn giải đáp câu hỏi nào có lẫn chính trị và có sự chia rẽ Phật giáo cùng các Tôn giáo khác.

 

HỎI: Thưa ông, tôi muốn đề cập đến một hạng người mà tôi chưa tìm ra tiếng nào để nói với ông cho thanh nhã hơn. Người ấy tôi xin tạm dùng tiếng là buôn hương bán phấn. Thưa ông, những người ấy có phạm vào tội tà dâm không?

ÐÁP: Người hành nghề như thế trái với Manussadhamma nghĩa là pháp làm người, hay chúng ta gọi là Nhân đạo, làm như thế ấy mất giá trị của con người. Trên đời này ai ai cũng khinh khi nghề ấy đến đỗi người ta còn gắn vào cái tên không mấy đẹp đẽ là mại dâm là một nghề mà xã hội nào cũng cho là xấu, hèn hạ, tội lỗi.

 

HỎI: Thưa ông, có lúc trước tôi nghe ông nói dư luận và phê bình của thế gian không quan trọng thì việc làm của mình mà có gì đáng ngại đâu. Vì chúng ta sống cho chúng ta chớ chúng ta đâu có sống với dư luận.

ÐÁP: Ta sống phải cho ra người sống chân chính, không để phạm vào một lỗi nào. Khi ta sống chân chính như vậy mà có người phê bình hay chỉ trích thì ta chẳng cần lo, vì ta sống cho ta, ta đã sống theo đúng chân lý, người phê bình ấy là người không thông đạo đức thì không nên lấy lời chỉ trích phê bình ấy mà buồn. Còn đàng này ta hành động trái với chính pháp mà khi bị người chỉ trích lại viện lý lẽ để bào chữa là người ngoan cố, thật là chuyện không nên có trong tâm của người đệ tử Phật.

Sự thật người đời phải sống cho giá trị của gia tộc cùng với nhân phẩm của bản thân mình. Phaûi giữ hai điều này cho thanh cao. Ðiều tai hại của sự mua vui với những người phụ nữ không chân chính ấy điều mà mình trước hết là tốn tiền và sức khỏe, đây chưa nói là bị lây nhiễm bệnh xã hội, còn là một tai hại rất lớn cho gia đình. Không có một vị trí thức nào khen những người phí sức trong việc này. Nơi đây ông hỏi về người phụ nữ hành nghề không đẹp ấy. Theo lời Phật dạy thì người mua cũng như người bán đều có tội.

 

HỎI: Thưa ông, vì lý do gì mà có tội? Vì một người bằng lòng bán và người kia bằng lòng mua?

ÐÁP: Xin nói thêm về giới tà dâm. Ðối với vợ nhà mà dâm dục quá độ cũng phạm vào giới tà dâm. Khi vợ hay chồng bệnh mà còn hành dâm cũng phạm giới tà dâm. Khi người vợ gần ngày sinh mà còn hành dâm cũng phạm giới tà dâm. Khi người vợ có kinh mà hành dâm cũng phạm vào giới tà dâm. Khi hành dâm trước bàn thờ tổ tiên hay nơi thờ phụng đấng mà mình kính trọng cũng phạm giới tà dâm. Ngày giới chính bát quan trai mà không kiêng cữ cũng phạm giới tà dâm.

Xin nhớ những điều trên đây để giữ mình cho được trong sạch. Giữ được giới tà dâm thật là một việc đem lại nhiều hạnh phuùc cho gia đình của người cư sĩ. Theo những điều nêu trên thì ông thấy tại sao hành nghề ấy giới tà dâm không trong sạch.

 

Ðiều học thứ tư: Tránh xa sự nói dối

HỎI: Thưa ông, điều học thứ tư Ðức Thế Tôn dạy những gì?

ÐÁP: Ðiều học thứ tư gọi là Musàvàdà veramanì nghĩa là: Tác ý cố tránh xa sự nói dối.

Trọng điểm là:

Ðiều này Ðức Thế Tôn dạy chúng sinh giữ lấy để đem sự lợi ích cho mình và không làm hại kẻ khác, hay làm cho người đau khổ hoặc làm hại tài sản người khác. Giữ lời nói của mình gây sự tin tưởng và tín nhiệm với người khác, nhất là làm cho lời nói của mình tăng thêm nhiều giá trị, giữ được giới này thật quý báu vô cùng.

Ðiều răn này có ba nguyên nhân khác nhau:

- Musa nghĩa là nói dối.
- Anulomamusà tạm gọi là nói dối.
- Patisevana nghĩa là từ chối.

Nếu người phạm vào điều thứ nhất tròn đủ bốn chi của giới không nói dối là phạm vào điều răn "Không nói dối". Còn nếu phạm vào điều thứ nhì và thứ ba là phạm vào "Bất tịnh".

Theo điều học này Ðức Phật chẳng những dạy rằng: lời nói dối làm cho người ta tin đã đành mà đến hành động của mình cũng có thể dối người được. Khi người tin theo lời nói hay hành động thì người có tác ý làm cho người tin đều phạm tội nói dối.

 

HỎI: Thưa ông nói dối ấy có mấy cách nói?

ÐÁP: Có cả thảy bảy cách là:

1. Dối có nghĩa là không biết mà nói biết. Biết nói không biết. Thấy bảo rằng không. Không nói rằng thấy. Chuyện không nói có. Chuyện có nói không.

2. Thề nghĩa là sự ấy không thật cũng thề thốt cho là thật làm cho người ta tin rằng: Ðó là chuyện thật. Thề ấy lắm khi ẩn ý nguyền rủa hay không, miễn là thề để cho người ta tin lời nói của mình.

Thề có ẩn ý nguyền rủa ấy là: Khi người nghi chuyện không có mà người kia nói có. Người không chịu tin bắt buộc ngươøi nói phải thề mới chịu tin. Người nói mới thề nếu tôi có nói dối xin cho tôi... và tùy theo ý của người thề, người ấy tự rủa lấy mình cho người kia tin.

3. Viện chứng cớ cho người tin. Ý nói khi bị người hỏi điều gì coi bộ trả lời không xuôi lại viện cớ là có đấng linh thiêng mách, hay cho biết trước... và nói sao cho người tin.

4. Mánh khóe. Như người làm công lười biếng đau ít nói đau nhiều để được nghỉ lâu hay nhiều ngày.

5. Mưu mô, ý nói khi bị người hỏi chuyện muốn cho người tin lại bịa ra chuyện nói xa nói gần làm cho người lầm lạc và tin theo.

6. Phóng đại, ý nói sự thật thì rất ít nhưng khi nói ra thì thêm vào cho nhiều để người nghe tin hơn. Như những người đứng làm quảng cáo giá trị món đồ thật ra thì không tốt lắm nhưng theo lời họ quảng cáo thì vật ấy thật tốt. Ðây là nói dối.

7. Dấu chuyện: Ðây có ý nghĩa đối lại với phóng đại là chuyện nhiều lại nói ít, nghĩa là bỏ bớt câu chuyện thật mà đã nghe thấy.

Nếu muốn biết rằng có hoàn toàn phạm giới không nói dối hay không hãy xem bốn chi sau đây:

- Attham atthu, Chuyện không thật.
- Visamvadanacittam, Tâm nghĩ sẽ nói sai với sự thật.
- Tajjo vàyàmo, cố ý nói sai sự thật.
- Parassavàgamo, Người nghe lời ấy tin là thật.

Giải bốn chi trên:

1/- Chuyện không thật mà người bịa ra nói cho người khác tin.

2/- Tâm nghĩ sẽ nói sai sự thật, ý nói cố ý dùng lời lẽ nói cho sai với sự thật.

3/- Cố ý nói sai sự thật. Ðã có mưu định trước rằng nói dối. Nghĩa là có tác ý đặt điều nói dối trước khi nói.

4/- Người nghe lời ấy tin rằng thật. Ý nói người nghe tin theo lời người nói cho là thật. Người nói phạm vào bốn chi tiết kể trên, là người phạm vào điều học mà Ðức Phật đã giáo truyền.

Anulomamusà tạm gọi là nói dối. Nghĩa là sự nói ấy không thật, mà người nói cũng không cố ý nói cho người nghe tin rằng thật.

Ví dụ, có người kia làm việc chậm quá. Người nọ nói: Anh làm chuyện như vậy hằng năm rồi mà cũng chưa xong. Sự thật người bị chê ấy chỉ làm chuyện ấy chậm hơn người khác chút ít thôi. Người nói như thế biết rằng: Không ai tin nhưng vẫn cứ nói. Vì vậy giới hạnh của người nói không hoàn toàn phạm nhưng người Phật tử chân chính không nên nói. Vì nói như thế đã phạm vào giới bất tịnh rồi.

Patisevana - Chối, ý nói rằng: Ðã nhận lời của người kia bằng tác ý thành thật, sau lại từ chối không chịu làm theo lời hứa mặc dầu không dối thật, nhưng người này không giữ được thành thật của mình. Sự nói đi nói lại như thế làm cho giới bất tịnh. Người Phật tưû chân chính cũng nên cố mà xa lánh điều ấy.

 

HỎI: Thưa ông, vậy chớ có những điều nào không thật mà người nói không bị phạm vào vọng ngữ chăng?

ÐÁP: Có bốn điều không thật mà nói vô tội.

1/- Lời thường dùng theo đời như dưới cuối đơn thường viết: Kính xin ông nhận nơi đây tấm lòng biết ơn của tôi.

Người nói như thế chỉ vì thói quen hay tỏ lòng kính trọng lễ phép, nhưng thật sự trong lòng người viết đơn không nghĩ mang lời nói trong đơn.

2/- Những người viết chuyện, tiểu thuyết và tuồng hát bịa đặt ra những chuyện vui buồn viết ra để đọc giả xem cho vui thôi. Tác ý của ngươøi viết rằng: Ðọc giả hay khán giả không bao giờ tin chuyện mà tác giả viết ra là sự thật.

3/- Hiểu lầm, nghĩa là người nói, nói theo sự hiểu biết của mình ví như người ấy nói sai ngày, tháng, năm, vì quên hay nhớ không chắc. Ví như hỏi hôm nay ngày thứ mấy rồi? Người kia thay vì nói thứ ba là trúng mà lại trả lời thứ tư. Người hỏi tin là thật nhưng người nói vô tội.

4/- Nói lẫn. Nghĩa là người thuật chuyện lại còn đang ở trong tình trạng tâm trí mê loạn, thuật hay là nói lại không đúng sự thật hay các ông bà cụ vì quá già nên nói lẫn nói không đúng, hay những người nói lịu. Ví dụ khi con chó chạy đụng họ, hết hồn la cha mầy đụng.

Tóm lại người nói dối là người có tác ý nói cho người khác tin mình.

 

HỎI: Thưa ông, người nói dối và người bị người khác nói dối, trong hai người ấy ai bị thiệt hại nhiều.

ÐÁP: Xin nhắc lại cho ông nhớ thêm rằng: một lời nói dối mà người ta đã nói ra phải đi qua cơ thể của mình hai lần và vào cơ thể người nghe cũng hai lần.

Phàm người nói dối thường nghĩ trong tâm rằng: ta sẽ nói dối và nói ra bằng lời.

Người bị người nói dối cũng có hai lần là: nghe lời nói. Và lời ấy đã vào tâm.

Theo Phật giáo dạy tất cả chúng sinh là người và thú đều có Tứ đại và ngũ uẩn như nhau, nhưng sở dĩ mà người được đứng vào địa vị cao hơn thú vì người có lương tâm. Ý tôi muốn nói rằng trong lòng người ai ai cũng có thiện pháp (như năm điều răn của Ðức Thế Tôn đã giáo truyền). Nếu con người không có thiện pháp trong tâm thì không khác nào là con thú mà có thể còn làm nhiều việc ác vĩ đại hơn thú nữa.

Sở dĩ mà tôi nói đây để ông nhìn thấy cái cao thượng của thiện pháp là ngũ giới. Nếu người mà thiếu thiện pháp ấy gọi là thiếu Manussadhamma nghĩa là thiếu Pháp làm người, chúng ta thường gọi là Nhân đạo.

Nói về người nói dối, trước khi chưa nói dối thì tâm không thiên về ác pháp, khi vừa định nói dối thì tâm đã từ chỗ thiện hay không thiện, không ác đã xuống một bậc là gần nơi thấp hèn chính là ác pháp rồi, người khi ấy đã bỏ quên nhân tính và để thú tính chen vào. Tâm ấy cũng đã đang bị Tam độc là tham lam, sân hận, si mê xâm chiếm và đang điều khiển nên phải hành động theo nó. Tóm lại người đang suy nghĩ để nói dối là tâm đang ở trong tà tư duy. Tâm con người đang ở nơi sạch sẽ mà lại xuống thấp đi một bậc điều này cũng ví như người có vật báu bị kẻ trộm lấy mất. Người ấy ví như tâm, vật báu ấy là giới đức trong sạch. Còn kẻ trộm ấy là ác pháp. Ác pháp chen vào tâm ta rất dễ và lấy cắp vật quý của ta càng dễ hơn. Vì vậy người muốn trì giới trong sạch cần phải có trí nhớ để canh chừng pháp ác, như cảnh sát luôn luôn trông chừng kẻ trộm vậy.

Quả báo đáng sợ nhất là người hay nói dối khi đến già hay lẫn, nếu không thì tâm cũng không được minh mẫn, hay quên vì lẽ tâm thường hay thay đổi không ngừng nghỉ, nhất là tâm không thành thật thì càng vọng động và thay đổi hơn. Chúng ta nên nghĩ lại lời nói dối của mình trong buổi sáng, đến chiều nếu có ai hỏi lại chuyện nói dối ban sáng thì tất nhiên tâm thấy bỡ ngỡ, dầu có thuật chuyện đó lại cũng thiếu sót hay không cũng dư, vì chuyện ấy không có sự thật nên tâm không nhớ kỹ nổi. Hơn nữa, khi nói dối tâm làm việc rất nặng nề vì nó phải cố gắng nhớ lời nói dối, đề phòng sau này ai có hỏi nói lại cho đúng. Xin hãy nhớ kỹ lời nói dối của người, dầu chuẩn bị chu đáo đến đâu cũng vẫn còn sơ hở, và rồi sau cùng người ta cũng biết rằng: đó là chuyện không thật. Ðó mới là cái hậu quả của người nói dối.

Người sở dĩ thích nói dối vì nghĩ: sự nói dối đem lợi ích đến cho họ, nếu không dối thì sẽ không có lợi. Như hai người đi buôn, một người nói dối được nhiều người tin tưởng và hàng cũng bán chạy hơn, mặc dầu hàng ấy không tốt lắm, còn người nói chân thật nên bán không được cao giá và ít người tin tưởng. Còn có nhiều người nhất định nếu không nói dối là không buôn bán được.

Tôi không dám bàn qua những câu chuyện của cá nhân nào, vì tôi không phải là người buôn, nên khoâng biết được việc làm của người. Ðây tôi chỉ là người thuật lại lời Ðức Phật dạy, trước hết chúng ta nên nghĩ tại sao Ðức Thế Tôn dạy hàng Phật tử: không nên nói dối, phải hết lòng tránh xa sự nói dối.

Ðức Phật cấm hàng tín đồ không nên nói dối vì ngài muốn Phật tử phải là người lương thiện, phải đối với thế nhân một tấm lòng thành thật, ngài dạy hàng Phật tử trở nên người dân lương thiện, người bạn chân thành, người chồng có phẩm hạnh đáng được vợ kính yêu, người chỉ có được sự thành thật. Ðức Thế Tôn dạy chúng sinh không nên nói dối. Ngài không sợ chúng sinh dối Ngài, mà Ngài chỉ sợ chúng sinh làm tội phải luân hồi khổ mãi mà thôi.

Nếu người nghĩ rằng: nói dối đem sự lợi ích đến cho mình, trái lại người ấy chỉ thấy sự lợi ích thiển cận riêng cho bản thân mình, không nghĩ xa hơn sự lợi ích lâu dài của những việc làm khác khi người bị lường gạt hay bị dối, họ đem chuyện xấu của người doái họ ra thuật cho nhiều người nghe, tất nhiên người nói dối sẽ mất nhiều tín nhiệm. Chắc chắn đã có nhiều người lâm vào cảnh này.

Vì lẽ có nhiều người hay nói dối về phương diện buôn bán nên chính chủ phải lập ra ban kiểm soát giá cả, và hàng hóa... nếu người buôn bán ai ai cũng thành thật theo chỉ thị của chính phủ thì Chính phủ khỏi phải tốn tiền lập ra cảnh sát kinh tế để theo dõi gian thương.

 

HỎI: Nói chuyện buôn bán tôi mới nhớ đến người bán đồ lậu thuế như đem vàng bạc vào hoặc đem ra mà không trình nơi ty quan thuế, hoặc bán chợ đen có phạm vào điều răn của Ðức Thế Tôn không?

ÐÁP: nhiều người hiểu hai tiếng pháp luật không đúng với ý nghĩa của nó. Người tu Phật hiểu tieáng pháp là lời giảng dạy của Ðức Phật, còn luật là điều răn của Phật. Pháp là phương pháp Ðức Thế Tôn dạy chú trọng dạy về tâm có nghĩa là dạy cách thức ngăn đỡ tâm không cho làm tội lỗi và bắt buộc tâm phải bỏ những đieàu ác ở trong tâm ra. Còn luật là phương pháp ngăn ngừa thân, và khẩu không cho làm những việc ác. Còn người đời hieåu pháp luật là chính sách của chính phủ ban hành. Người nào không tuân theo thì bị chính phủ trừng phạt tùy theo tội trạng.

Sự thật của hai tiếng pháp luật của nhà Phật có ý nghĩa cũng giống với pháp luật của chính phủ. Vì vậy người phạm vào luật của chính quyền thì đối với pháp luật của nhà Phật cũng có tội.

Nói đến người bán đồ lậu, người ấy có tác ý và đang cố gắng đưa đồ ấy cho khỏi sự kiểm soát của ty quan thuế mặc dầu ty quan thuế không biết chăng nữa mà người ấy đã đem qua lọt. Khi đem đồ ấy qua khỏi nơi kiểm soát là phạm vào giới trộm cắp mà Ðức Thế Tôn đã giáo truyền. Ý kiến riêng của tôi trộm của chính phủ tội càng nặng vì của chính phủ là của đóng góp chung của dân chúng. Còn nói đến vấn đề bán chợ đen, người Phật tử chân chính nên tránh xa vì đó kể như là tội làm giàu trên sự đau khổ của người khác. Người tiêu thụ biết rõ rằng: Mình bị lường, cướp, nhưng không thể nói ra được. Vì vậy chính phủ mới có điều luật cấm bán chợ đen.

Nói một cách dễ hiểu hơn là: Khi người làm điều nào phạm vào luật pháp của chính quyền là phạm vào điều học của nhà Phật rồi. Như tôi đã nói với ông tiếng pháp luật của nhà Phật có ý nghĩa giống với Pháp luật của chính quyền.

 

HỎI: Thưa ông, tôi hỏi ông lạc đề rồi, xin trở lại vấn đề nói dối. Thưa ông, người bị tình nghi là phạm tội, khi đã đem ra xét xử họ không chối mà cũng không nhận tội, họ nín thinh mãi, vậy người ấy có phạm vào tội nói dối không?

ÐÁP: Như tôi đã nói, người phạm vào giới nói dối phải hội đủ bốn chi.

Nói về mặt luật không có phương pháp nào châm chế cho người phạm tội được, không thể thiên vị. Vì vậy nên đôi khi lặng thinh cũng vẫn phạm vào tội nói dối, hay người ấy dầu lỗi bằng cách nào chẳng hạn nhưng người ta biết rằng: Người ấy nói những gì. Có khi người ta gật đầu hay nháy mắt hoặc mím môi đó là dấu hiệu của sự nói dối. Trong Tạng Luật nói về thầy Tỳ khưu khi đã phạm tội chư luật sư hội lại để xét tội, vị Tỳ khưu phạm vào tội nín thinh không nói có hay không. Tội kia chưa biết ra sao, nhưng đã thêm vào cho mình một tội nữa là nói dối.

 

Ðiều học thứ năm: Tránh xa sự dể duôi uống rượu và các chất say.

HỎI: Thưa ông, điều răn thứ năm Ðức Thế Tôn dạy những gì?

ÐÁP: Ðiều thứ năm là Sura-mereyya-majja-pamàdatthànà veramanì nghĩa là: Tác ý cố tránh xa sự dể duôi uống rượu.

Trọng điểm của điều học này: Ðiều răn này là cố ý dạy chúng sinh nên giữ cho có trí nhớ không nên dể duôi đem chất say vào mình.

Ðiều răn: Không nên uống tất cả những thứ nước nào có chất say là nguyên nhân làm cho con người mất trí nhớ, dể duôi làm những điều tội loãi.

Có hai thứ nước say:

1. Surà, rượu. Ý nói thứ nước mà người ta phải nấu bằng các chất khi người uống vào say làm mất trí nhớ trở nên người hung dữ, nếu không hung dữ cũng làm cho mất bản tính con người.

2. Merayya: Nước say này không phải nấu bằng các chất khác mà vì các chất ấy ngâm lâu ngày biến thành thứ nước say. Như chất nước thốt nốt, trước nguyên chất nó ngọt, nhưng để lâu thành ra chất say, người ta gọi là rượu thốt nốt.

Giới không uống rượu có bốn chi:

- Madaniyam, Rượu (chất say).
- Pàtukammayatàcittam, Tâm tính uống rượu.
- Tajjo vayàmo, Ráng uống rượu, hay cố ý uống rượu.
- Pitappasevanam, Ðã uống rượu ấy.

Khi người thấy mình đã phạm đủ vào bốn chi này là phạm giới cấm không uống rượu, nếu không đủ chi gọi là giới baát tịnh.

Giải thích bốn chi:

1. Nước mà người uống ấy phải là rượu. Khi thấy rượu mà tưởng là nước, uống vào mới biết là rượu, vì không có tác yù nên không phạm. Làm vật thực để vào một ít để báng mùi hôi của món ăn, đây kể như mùi gia vị vì nó không có mùi rượu, vị rượu, và làm cho người say.

2. Ðiều thứ nhì: Tâm tính uống rượu, ý nói người ấy cố uống cho được, hay là đang tính uống khi người muốn uống rượu như vậy, thấy chai đựng nước tưởng là rượu cố lén lấy để mà uống, mặc dầu tác ý uống rượu nhưng nước ấy không phải là rươïu nên khi uống vào không say không có tội.

3. Ðiều thứ ba. Cố uống rượu, hay ráng sức uống rượu. Ý nói người ấy tính uống rượu lấy rượu ra rót và đưa vào miệng uống, rượu ấy trôi qua cổ vào bụng hoặc người bị cha mẹ vợ con, hay bác sĩ không cho uống rượu. Người bị cấm ấy cố tìm lấy rượu trong nhà hay mua lén uống cho thỏa thích, trong khi rót rượu ra uống, khi ấy gọi là cố uống hay ráng uống. (Sở dĩ nơi đây tôi phải nói rõ là rượu qua khỏi cổ vào bụng, đoạn này với văn chương Việt Nam thật là thừa. Nhưng theo luật phải nói cho rõ như vaäy để khỏi có sự cãi vã sau. Nên điều luật của Ðức Phật đã chế ngự khó cho người phạm tội chối cãi và cũng để cho luật sư nghị tội).

Khi người đi chơi gặp bạn đang uống rượu, bạn mời uống, lại uống với bạn vì trong thâm tâm nghĩ rằng: Tôi không cố uống rượu nhưng tại bạn mời, thật là trường hợp bất khả kháng. Mặc dầu nghĩ vậy mới uống, nhưng khi rượu ấy qua khỏi cổ là phạm vào giới cấm uống rượu.

Nói cố hay là ráng đây ý nói lấy rượu ra rót vào vật đựng rồi đưa đến miệng uống.

4. Ðiều thứ tư là điều trọng yếu nhất, người đã nuốt rượu ấy qua khỏi cổ. Nếu người cố uống, nhưng khi vừa ngậm rượu vào miệng nhớ lại giới hạnh của mình, lập tức nhổ ra không để rượu ấy qua khỏi cổ. Như thế chưa phạm vào tội uống rượu.

 

HỎI: Thưa ông, tại sao Ðức Thế Tôn răn không cho uống rượu?

ÐÁP: Sở dĩ Ðức Thế Tôn cấm uống rượu vì Ngài nhận thấy có sáu điều tai hại đối với người uống rượu.

1/- Làm cho hao tiền tốn của. Ðiều này chắc chắn không ai nghi ngờ gì được, vì rượu chúng ta không tự làm lấy được. Nếu có làm được chăng nữa cũng tốn nhiều công phu thời giờ và chúng ta cũng không tự nấu được, nếu có tự nấu được chăng nưõa cũng tốn công của như củi. Theo luật lệ hiện hành thì không ai đượcï quyền tự do nấu rượu.

Có người bảo tôi chỉ uống ít thôi, uống cho tiêu vật thực thì nào có hại gì, Tôi không phủ nhận điều này, vì một khi người đã thích uống rượu, dầu ta có nói sao cũng không thể ngăn cản được. Nhưng riêng tôi, tôi muốn nói rằng: từ ít đến nhiều thật không xa mấy. Ví như người đứng giữa rồi đào đất quanh mình mỗi ngày chừng 5cm thôi, thử hỏi đào như thế trong một năm coi có thể chôn người ấy được không?

Ta quên tính tới tiền mua rượu mỗi ngày, nếu uống ít vậy, mỗi ngày chừng bao nhiêu. Thôi ta cho mỗi ngày 5 đồng. Vậy mỗi tháng hết bao nhiêu, một năm bao nhiêu... Khi ta tính ra mới thấy số tiền ấy lớn. Vì thế nên Ðức Thế Tôn dạy điều thứ nhất là tốn tiền mua.

2/- Rượu là nhân sanh ra sự gây gổ, hay cãi vã nhau. Các ông cũng từng thấy người say thường thì hay la lối om sòm, cãi vã nhau, có khi chửi mắng nhau, hay kiếm chuyện gây sự với người hàng xóm, nếu không thì gây sự với vợ con, có người khi chưa say thì hiền lành thật là deã mến, khi say rồi trở nên hung dữ, có những việc khi chưa say không bao giờ dám làm, nhưng khi say thì không biết lẽ phải nữa.

3/- Rượu là nguyên nhân làm cho người sinh bệnh. Tôi không phải bác sĩ, nói như vậy để ông không nghĩ rằng tôi bịa chuyện, tôi xin thuật lại những điều mà các vị bác sĩ chuyên môn đã nói để ông dễ tin hơn.

Ở Mỹ có hội bài trừ rượu Alcoholics Anonymous. Hội này cố sưu tầm những lời dạy của các vị bác sĩ chuyên nghiên cứu về hậu quả do rượu gây ra, có thu thập những điều tai hại làm cho người uống rượu phải sinh ra nhiều chứng bệnh:

- Pathological: bệnh say.

- Delirium Tremens: bệnh sốt rượu có thể mê man vì sốt từ ba đến mươi ngày. Hãy thận trọng trông nom người này sẽ trở nên người mê và thấy cảnh tượng hãi hùng.

- Korsakoff's syndrome: bệnh rượu làm hại thần kinh không thích ăn uống, tê bại, hay nói lịu và nói nhảm.

- Acute hallucinosis: bệnh rượu làm hại tinh thần.

Tâm người say thường nhận định sai lầm, hiểu sai lầm và thường hay kinh sợ chuyện ảo tưởng. Có khi thấy những màu sắc kỳ lạ mà người thường không thấy được. Chịu không nỗi với những sự việc đã thấy nên la lối, chửi rủa, và đập phá.

Ngoài ra người ta thử tính ở Mỹ có khoảng 5 tới 8 triệu người như điên làm hại lợi tức quốc gia với 8.000 triệu mỹ kim mỗi năm.

Ở Budapest người ta chứng nhận rằng 80% người tự tử đều là người say. Bác sĩ Foreil tổng cộng ở Thụy Sĩ, 3/4 người ra trước pháp luật vì nguyên nhân là say. Có 1/3 người phải đi điều trị ở dưỡng đường, đây chỉ nói một số rất nhỏ mà tôi được đọc báo biết thôi. Còn ngoài ra thì không biết bao nhiêu tai hại khác nữa.

Như thế này chắc ông đã nhận thấy cái hại của rượu tới mức độ nào rồi. Những điều tôi thuật lại đây do moät vị bác sĩ người Thái tên Prasub ratankorn là vị bác sĩ rất có tiếng trị về tâm bệnh và ông có đi tham khảo ở Mỹ.

4/- Rượu làm mất danh giá của người say. Thật ra người say rượu có thể làm những điều mà khi chưa say không bao giờ dám nghĩ tới. Nhưng khi đã say rồi thì chẳng những việc nhỏ mà việc quan trọng cũng có thể làm. Ðiều đáng chú ý là: Nếu người say có nói điều gì dầu thật cũng ít có người tin, nếu không muốn nói là không ai tin. Người ta thường cho là: Lời nói của người say không có giá trị gì hết.

5/- Rượu làm cho người say không biết thẹn. Cũng một người ấy, nếu ta gặp họ trong lúc chưa say thì ta thấy họ nói năng rất lễ phép, ăn mặc đàng hoàng, nhưng nếu ta gặp lại người ấy lúc đang say, thì hẳn thấy phong độ thay đổi khác liền, nói năng không nên câu, nên lời gì cả, quần áo xốc xếch mất hết tư cách của người trí thức. Ði ngã nghiêng ngã xẹo không còn chút hổ thẹn với việc làm của mình. Nhưng nếu khi ấy ai nói họ say thì họ rầy lắm. Có lắm lúc cũng dám nằm bờ, ngủ bụi nữa.

Nói tóm lại, người đã say rồi không còn biết mình là ai thì đâu còn biết hổ thẹn và xấu xa.

6/- Rượu làm giảm trí tuệ và trí nhớ. Khi người uống nhiều rượu quá thì hay lẫn lộn và rất mau quên. Trí tuệ hao mòn, có khi phải điên vì rượu. Người tài giỏi đến đâu khi đã say rồi thì không còn dùng đâu được, người ấy tự làm cho mình mất hết tín nhiệm, người đã tin cậy dần dần cũng giảm đức tin.

Nếu ông muốn biết rõ tai hại của uống rượu, xin hãy xem quyển "38 pháp hạnh phúc" của tôi đã xuất bản. Xem "Pháp an lành thứ 20".

Người không uống rượu sẽ được 10 điều hạnh phúc.

1)- Là người có nhiều trí nhớ, được danh thơm tiếng tốt, có nhiều người kính nể.
2)- Không hay quên, không dể duôi, không phạm vào điều răn của Ðức Phật.
3)- Không có sự kinh sợ, không có oan trái, ai ai cũng thương mến, yêu kính.
4)- Không mất tiền mua rượu, không gây gổ với mọi người, ít bệnh. Không bị giảm sức khỏe và trí tuệ, không bị người đời chỉ trích.
5)- Tự mình tạo cho mình một nơi nương nhờ cao thượng.
6)- Người đã giành sẵn vật thực ăn theo đường xa là đi đến nơi giải thoát, hay là đi đến cõi Trời.
7)- Ðã có được của báu của Chư thánh nhơn để trong tâm.
8)- Ðược sanh về nơi nhàn cảnh: người, trời và Niết bàn.
9)- Ðược gọi là người thừa hành theo chính đạo.
10)- Tự mình đi ra khỏi vòng luân hồi.

 

HỎI: Theo lời chỉ giáo của ông đã giải tỏa được sự nghi ngờ tôi, hôm nay tôi mới nhận thấy: Phật giáo là một con đường để cho mọi người đi không phân biệt giai cấp, và con đường ấy không có sự nguy hiểm, chúng sinh nào đi theo đường ấy sẽ tránh khỏi nhiều tai nạn và được an vui.

Tôi còn nhớ mãi một câu chuyện về người say rượu. Người ấy đang say nhưng nghe nói làm phước và trong lễ làm phước ấy có thuyết pháp, người ấy phát tâm tín thành trong sạch, đến thọ giới vì thấy mình không trong sạch. Sự thật người ấy có chất say trong người nếu không muốn nói người ấy đang say. Vậy khi người ấy thọ giới có giới hay không?

ÐÁP: vấn đề này có thể chia ra làm hai phần là:

1- Người say ấy, say đến đỗi không còn trí nhớ và biết mình. Nếu như thế thì tác ý của người ấy không được hoàn toàn nên không thể nói người ấy có giới, nhưng nói về phước thì tôi không phủ nhận là không có, nhưng có không hoàn toàn tròn đủ như người thường. Sở dĩ người đó có một phần phước là do tâm trong sạch và muốn làm lành.

2- Nếu người say ít, danh từ của giới uống rượu gọi là ngà ngà hay ba ngù, người này vẫn còn sáng suốt còn phân biệt phải trái và tác ý họ vẫn còn trong sạch không lầm lẫn. Khi có ý thọ giới thì giới họ có cũng như người không say.

 

HỎI: Thưa ông, nếu nói cho đúng, người say mà còn hơi tỉnh, hay gọi là ngà ngà ấy thọ giới có giới trong sạch như người thường? Vậy lượng rượu mà ông ấy đưa vào bụng thì phải tính sau đây? Và nếu nói người ấy có giới, vậy phước của họ có tròn đủ hay không?

ÐÁP: Phàm người say quá độ, trí nhớ không còn, nên tác ý không được hoàn toàn, mặc dầu khi họ xin thọ giới cũng là một thiện tâm, nhưng trí nhớ không đủ sức giữ tâm bình tĩnh nên không hoàn toàn mỹ mãn được. Nhưng đối với người ngà ngà còn trí nhớ và biết mình đầy đủ khi họ thọ giới thì giới vẫn trong sạch. Còn rượu trong bụng không thành vấn đề và nó thuộc veà quá khứ. Nếu sau khi thọ giới xong, người ấy còn tái phạm là người phá giới. Còn nói về phước, khi người có đủ tác ý và thọ trì vâng giữ hành theo sau khi đã được truyền giới thì vẫn có phước như chúng ta vậy.

 

HỎI: Thưa ông, khi muốn thành một người thiện nam hay tín nữ phải có thể thức làm sao để nhập môn?

ÐÁP: Theo Phật pháp thì trở thành thiện nam hay tín nữ không có gì gọi là khó, vì không bắt buộc phát nguyện phải thừa hành hay tin nơi Phật giáo, không được xem Kinh luật của chi đạo khác. Nói tóm lại là không có sự bắt buộc, nói ra thật dài dòng, muốn khỏi mất thì giờ quí báu của ông, tôi xin tặng ông một quyển Nhật hành của Ngài Hộ Tông sưu tập là một bộ kim chỉ nam cho người mới bắt đầu tu Phật, ông xem sẽ hiểu làm thế nào để trở thành thiện nam, tín nữ.

Phàm người giữ giới phải có thêm 5 pháp nữa gọi là Pancadhamma mà cũng gọi là Klayànadhamma có nghĩa là pháp bạn của Ngũ giới.

Ðã là Phật tử thì ai ai cũng biết rằng: Phật pháp chia ra làm hai phần: Kinh và Luật. Kinh và Luật ấy có cả thảy 8 muôn bốn ngàn pháp môn.

Kinh là phần chuyên về phương pháp dạy và sửa chữa tâm. Có nhiều phương pháp tùy theo duyên lành của chúng sinh mà Ðức Phật thuyết pháp để tế độ.

Luật là những điều răn dạy để kiềm chế thân khẩu không cho phạm vào những điều tội lỗi gọi là giới.

 

HỎI: Còn luận là những gì tôi không nghe ông đề cập tới?

ÐÁP: Khi Ðức Thế Tôn còn tại thế Ngài không nói gì về luận. Ngài chỉ nói Kinh luật thôi. Nhưng sau khi Ðức Thế Tôn nhập diệt kết tập Tam tạng lần thứ nhất, chư thánh tăng làm lễ kết tập xong, các Ngài mới chọn. Những đoạn kinh nào nói về tâm, Ý, danh sắc và Niết bàn, các Ngài để riêng gọi là Abhidhamma, dịch là Vi diệu pháp, nghĩa là kinh ấy có lý thuyết cao siêu, khó thông đạt được, chúng ta thường gọi là luận. Kỳ thật lời Phật dạy chỉ có kinh và luật thôi.

 

HỎI: Xin cho tôi hỏi thêm, đã nói người thọ trì giới luật trong sạch là người lành mà còn phải có pháp gì đi đôi với giới nữa, tại sao không nói luôn là 10 giới.

ÐÁP: Tôi không phủ nhận sự trong sạch của người thọ trì giới luật là điều học chín chắn làm cho người trong sạch đáng kính trọng. Nhưng sự thọ trì giới trong sạch đó chỉ mới là bước đầu tiên của sự tu tập để đi đến nơi giải thoát chứ không phải tuyệt đối trong sạch. Năm pháp mà tôi nói đây đi đôi với giới luật thì càng làm cho giới luật người thọ trì ấy càng thêm dũng mãnh có nhiều năng lực mạnh tiến trên đường giải thoát hơn là không có. Nếu trường hợp người không có thêm năm pháp bạn của giới, thì giới cũng vẫn trong sạch nhưng không mạnh tiến bằng có thêm năm pháp ấy. Tôi xin ví dụ cho ông thấy là người thọ giới trong sạch khi thấy người chết đuối mà không chịu cứu trong khi người ấy có thể cứu được, thực ra giới hạnh của người ấy không có hại chi hết, nhưng thật ra không hoàn toàn có lòng từ bi thương hại kẻ khác. Vì vậy nên cần có thêm người bạn lành của giới, khi người đã thọ giới không sát sinh cần phải tạo thêm pháp lành là phóng sanh hay giúp cho nhân vật khác thoát khỏi nạn tai.

Sự thật không sát sinh gọi là người hành theo lời răn dạy của Ðức Thế Tôn là hành theo luật.

Người cứu kẻ bị nạn sắp chết, hay phóng sanh là người hành đúng theo Pháp từ của Phật dạy.

Phật dạy chúng sinh:

1/- Xa lánh các điều ác là trì giới.
2/- Cố gắng làm thêm các việc lành là theo kinh hay gọi là theo pháp.

Tôi muốn nói pháp nơi đây là 5 pháp bạn của giới. Khi người giữ giới có 5 pháp này đi đôi làm cho giới càng trong sạch, tiến hóa mau lẹ.

Năm pháp ấy là:

1/- Mettakaruna, Từ và Bi. Hai pháp này đi đôi với giới không sát sinh. Sở dĩ mà người trì giới được trong sạch là do nhờ có lòng thương hại nhân vật ngoài mình ra, và hết lòng giúp đỡ, không đánh đập hành hạ. Hợp với khổng giáo goïi là Nhân.

2/- Sammàjiva, chính mạng. Pháp này đi đôi với giới không trộm cắp. Vì người nuôi mạng chân chính không khi nào làm điều gì trái với pháp luật nhất là sự trộm cắp. Ðiều này hợp với khổng giáo gọi là Nghĩa.

3/- Kàmasamvara, thu thúc trong tình dục. Pháp này đi đôi với giới không tà dâm. Khi người có hạnh này thì không bao giờ ngoại tình, hay làm chuyện tồi phong bại tục. Ðiều này hợp với khổng giáo gọi là lễ.

4/- Saccavàcà, nói lời chân thật. Ðiều này đối nghịch với sự nói dối. Vì khi người nói lời chân thaät không bao giờ biết thất hứa, nghĩa là giữ được lời hứa của mình. Ðiều này hợp với khổng giáo gọi là Tín.

5/- Sati, nghĩa là trí nhớ. Ðiều này đi đôi với giới không uống rượu. Khi người có trí nhớ là người không dể duôi, nghĩa là không bao giờ dám uống rượu, hoặc để một tí rượu nào qua khỏi cổ. Nhờ có trí nhớ nên chận đứng không cho quên mình chạy theo lợi quyền hay sự quyến rũ của thế nhân mà uống rượu. Ðiều này hợp với khổng giáo gọi là trí.

Ngũ giới có chỗ gọi là Manussadhamma có nghĩa là pháp hằng nằm trong tâm của người (nhân đạo). Phàm con người và thú giống nhau ở chỗ có thân tứ đại, ngũ uẩn, ăn ngủ, tình dục và thay đồ vật thật cũ trong bao tử ra. Nhưng sở dĩ mà người hơn thú ở chỗ trong tâm có năm pháp là ngũ giới. Nếu người mà thiếu 5 pháp ấy thì chắc ông cũng biết là thế nào, xin miễn giải.

Phạm ngữ tiếng Manussa ta cắt nghĩa là người. Tiếng người của ta không biết bao hàm ý nghĩa là gì chớ tiếng Manussa bao hàm một ý nghĩa thật là sâu xa và rất thâm thúy. Ðây tôi xin chiết tự tiếng Manussa.

Trước khi biến thể ra tiếng Manu là Mana, Hán âm là Mạc na ta cắt nghĩa là Tâm. Thêm vào tiếp vị ngữ là Ussa. Ussa có nghĩa là cao thượng, hai tiếng ấy ráp với nhau là Manu + Nusa thành Manussa có nghĩa là chúng sinh nào thuộc vào hạng có tâm cao thượng chúng sinh ấy gọi là Manussa, người (nhân). Nếu mang lấy cái thân người mà tâm không cao thượng thì chỉ là cái hình nộm mà thôi.

Vì vậy người thọ trì ngũ giới cho trong sạch gọi là người có Manussadhamma, nghĩa là pháp của con người, hay ta có thể gọi là nhân đạo.

-oOo-

Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | Ðầu trang

Chân thành cám ơn Tỳ kheo Thiện Minh, Chùa Kỳ Viên, Quận 3, Sài Gòn,
đã gửi tặng phiên bản vi tính. (Bình Anson, 01-2001)


[Trở về trang Thư Mục]

update: 01-02-2001