BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


DẪN LỐI VỀ NGUỒN

Trà Giang Tử
(Tỳ khưu Định Lực Samadhibàlo)

Tăng Quang Tự, Huế
(tái bản 2003)


[05]

PHẦN TẠI GIA CƯ SĨ

KHI XU HƯỚNG, TIN TƯỞNG THEO PHẬT GIÁO PHẢI THẾ NÀO?

Khi đã học hỏi, sưu tầm, nghiên cứu giáo lý của đức Phật, nhận xét suy tư thấy rõ lời nói, câu khuyên, nhất là TAM TẠNG KINH ĐIỂN, một đường lối chắc thật, thanh cao, có NHƠN có QUẢ rõ ràng rành mạch, phát tâm hoan hỷ mừng vui, ví như người tìm được mỏ vàng hay hầm châu ngọc quý báu, thì nên tình nguyện làm người con Phật để mong cầu sự lợi lộc, sự an vui, sự tấn hoá về tinh thần lẫn vật chất, ví như xin gia nhập vào dòng người đi tìm vàng hay khai thác châu ngọc vậy?

MUỐN TRỞ THÀNH MỘT PHẬT TỬ PHẢI LÀM SAO?

Điều cần nhất, là tìm gặp cho được một vị MINH SƯ, có hạnh kiểm trang nghiêm, có hành vi tốt đẹp để xin thọ trì QUY GIỚI. Tại sao vậy?

Vì thật ra, trong thời buổi Pháp nhược Ma cường, thầy rùa nhan nhản khắp nơi, lắm kẻ lợi dụng lòng tin của tín đồ. Bởi thế cho nên, có một số người lợi dụng Tăng tướng làm cái Mộc chiêu bài mà mưu sinh bằng cách "MƯỢN ĐẠO TẠO ĐỜI" hoặc trốn tránh trách nhiệm "TRỐN XÂU LẬU THUẾ" lại còn lôi kéo tín đồ vào con đường TÀ ĐẠO mê tín dị đoan v.v...

THẦY RÙA LÀ THẾ NÀO?

Con RÙA, khi nó muốn sanh, đi tìm một bãi cát bới một lỗ nho nhỏ. Xong đẻ bọc trứng vào đó, lấp đất sơ xịa rồi bỏ đi. Nhờ ánh nắng mặt trời và chịu sự mát của ban đêm mà trứng nở, chứ RÙA không tha thiết gì tới đàn con của nó cả.

THẦY RÙA cũng như thế đó. Vì lòng tham lam danh lợi lôi cuốn, nên khi đi tu rồi, chỉ mong thu nhận tín đồ cho đông, rồi mặc ai muốn làm gì thì làm. Trì trai cũng được, phá giới cũng không sao, miễn dâng cúng lợi lộc cho nhiều là thầy thương, thầy mến. Còn giáo lý hay đức hạnh của hàng đệ tử, không hề để tâm lưu ý tới. Gặp THẦY RÙA như vậy, thì thật là hoài công và vô ích cho những ai muốn tu theo ĐẠO GIẢI THOÁT, mong cầu LÁNH KHỔ, TÌM VUI.

TU PHẬT, TẠI SAO PHẢI THỌ TRÌ QUY GIỚI?

Thế thường, người bộ hành muốn đi đến nơi nào mong tránh khỏi lối mê, rừng thẳm, thì cần phải theo sự chỉ dẫn của người HƯỚNG ĐẠO. Cũng như người học trò, muốn thông minh, uyên bác, phải cố công vâng giữ hành theo lời giáo huấn của ông thầy.

ĐẠO PHẬT cũng vậy, giáo lý của PHẬT TỔ cao siêu vi diệu quá. TAM TẠNG KINH ĐIỂN chứa đựng bao ý nghĩa thậm thâm vi diệu, nếu không THỌ TAM QUY, thì lấy đâu làm nơi nương nhờ, mong cầu tấn hoá cho được?

QUY Y LÀ THẾ NÀO? CÓ MẤY NGÔI QUY Y?

Quy Y có nghĩa là quay về là nương theo. Là lấy một điểm tựa để làm nương nhờ trông cậy. Ví như người con thơ dại, nương nhờ vào lòng thương của bà mẹ hiền quý mến. QUY Y là ý nói nơi nương nhờ, trông cậy của người Phật tử trên con ĐƯỜNG đi đến nơi DIỆT KHỔ. TAM QUY, có nghĩa là nơi nương nhờ, trông cậy ba NGÔI báu trọn LÀNH. Ấy là Quy y Phật, Quy y Pháp, và Quy y Tăng.

THẾ NÀO GỌI LÀ QUY Y PHẬT?

Phật là đấng TOÀN TRI DIỆU GIÁC vô lượng từ bi. Ngài đã bẽ gãy bánh xe sanh tử luân hồi, đã diệt tân VÔ MINH và ÁI DỤC. Ngài là thầy cả Chư Thiên và nhơn loại.

"THIÊN NHƠN CHI ĐẠO SƯ, TỨ SANH CHI TỪ PHỤ" Quy Y Phật là lấy Ngài làm nơi vững nương, làm tấm gương sáng, làm người dẫn lộ trọn lành, ngõ hầu bước theo, tu hành cho hết khổ.

THẾ NÀO GỌI LÀ QUY Y PHÁP?

PHÁP là những phương lương diệu dược nhiệm mầu, có năng lực chữa trị tâm bệnh. Phiền não của chúng sanh. Quy y Pháp, là học hỏi giáo lý, quán niệm cho thấu đáo, suy tư cho thông suốt chín chắn, rồi thực hành theo. Đó là những khuôn vàng thước ngọc để đưa lối cho quần sanh thoát khỏi sông mê, rừng thẳm đầy kinh sợ hãi hùng.

TẠI SAO PHẢI QUY Y TĂNG?

TĂNG là bậc đã "NGUYỆN CẮT ÁI LY GIA" nguyện "XÃ PHÚ CẦU BẦN XÃ THÂN CẦU ĐẠO". Người đứng ra nhận lãnh trách nhiệm, thay mặt ba đời chư Phật cũng như chư THÁNH và PHÀM TĂNG, lái chiếc thuyền Bát Nhã ra nơi biển cả để vớt khách trầm luân đang đắm mình lặn hụp giữa lượn sóng ba đào TAM GIỚI.

Đức Phật đã lên đường tịch diệt.

TAM TẠNG PHÁP BẢO, tuy quý báu nhưng quá nhiệm mầu, thiếu TĂNG BẢO, thì lấy ai hướng dẫn dắt dìu, đem ngỏ chỉ đường cho khách bộ hành là quần sanh thoát con đường sanh tử?

QUY Y TĂNG, lấy Tăng làm nơi vững nương trông cậy, theo lời giáo huấn của các Ngài, thực hành đúng theo lời dạy của chư Tăng, mà tu hành sẽ đem lại sự an vui cho mình và cho kẻ khác. Lại nữa, có Quy y thì Tăng mới hết lòng hướng dẫn dắt dìu, ví như bà Mẹ hằng lo lắng đến hạnh phúc của đàn con đẻ vậy.

KHÔNG QUY Y THÌ TĂNG KHÔNG DẠY BẢO SAO?

Không phải là không chỉ vẽ. Dạy bảo giáo huấn là nhiệm vụ của chư Tăng, đó là lòng từ bi rộng lớn nhưng không có Quy y, chưa là đệ tử, thì Tăng đâu có trách nhiệm. Nói là nói vậy thôi. Dạy bày như vậy thôi. Ai nghe cũng được, người nào nghe cũng tốt, không cũng chả sao?

Trái lại, khi đã Quy Y rồi, ví như đinh đóng vào cột chắc chắn. Thầy có trách nhiệm săn sóc, mà trò cũng có bổn phận lo cho tròn. Hai bên nâng đỡ hỗ trợ cho nhau, há chẳng phải là tốt đẹp vẹn toàn sao?

TAM QUY CHỈ CÓ CHỪNG ẤY SAO?

TAM QUY lại còn có hai bậc là THÁNH QUY và PHÀM QUY.

- THÁNH QUY là quy thấy PHÁP TỨ DIỆU ĐẾ, dứt trừ phiền não, lấy NIẾT BÀN làm cảnh giới, là nơi về của bậc THÁNH NHƠN nhất là TU ĐÀ HOÀN.

- PHÀM QUY chỉ tập tành, cố gắng đè nén phiền não như dùng đức của Phật làm cảnh giới, là nơi về của người phàm, có đức tin về sự hiểu thấy phải. Có đức TIN làm gốc, làm cho sự biết trong mười cách làm PHƯỚC, "PUNNA KIRIYA VATTHU".

MƯỜI CÁCH LÀM PHƯỚC LÀ THẾ NÀO?

1. DÀNA. Bố thí, phát tâm hoan hỷ chia sớt tài sản, vật dụng của mình sẳn có hoặc an ủi vỗ về, kẻ sa cơ thất thế (Vô Uý thí) cho kẻ khác.

2. SÌLA. Trau giồi phẩm hạnh cho thanh cao, xa lánh, ghê sợ điều xấu xa, tội lỗi đê tiện.

3. BHÀVANA. Tham THIỀN. Lấy ân đức Phật, ân đức Pháp, hoặc ân đức Tăng v.v...làm đề mục để trói cột Tâm (hoặc một trong 40 đề mục) trong PHÁP CHÁNH ĐỊNH để HÀNH.

4. APÀCANA. Kính trọng người nên kính trọng. Lễ bái người nên lễ bái. Học hỏi Pháp nào nên học hỏi.

5. VEYYAVACA. Giúp đỡ các thân bằng quyến thuộc không phân biệt kẻ thân người sơ với lòng từ bi bác ái.

6. PATTIDÀNA. Hồi hướng, chia sớt phần phước báu của mình đã tạo cho chư thiên và nhơn loại, tất cả chúng sanh.

7. PATTA MUNODÀNA. Hoan hỷ phước báu của kẻ khác vui mừng thoả thích khi thấy họ làm phước.

8. DHAMMÀSAVANA. Nghe pháp bằng cách chăm chú kính trọng. Dồn tất cả tâm tư để đón nhận lời vàng tiếng ngọc của chư Tăng dạy dỗ, giáo huấn mà thực hành.

9. DHAMMADESANÀ. Thuyết pháp theo sự hiểu biết của mình cho người nghe, hoặc viết kinh, ấn sách cho kẻ khác cùng coi, cùng đọc.

10. DITTHUHUJUKAMMA. Sửa trị tri kiến cho chơn chánh. Nghe học thông suốt, suy nghiệm thấu đáo, nhận thức cho thấy rõ chân lý, rồi thực hành theo chân lý ấy, dứt bỏ điều sai lầm sai quấy, mê tín dị đoan, chấp thủ những phong tục cổ cựu di truyền không đúng với pháp. Đó là MƯỜI ĐIỀU LÀM PHƯỚC

"PUNNA KIRIYA VATTHU" của người tại gia cư sĩ.

TRÌ GIỚI NGHĨA LÀ THẾ NÀO? CÓ MẤY?

TRÌ GIỚI là vâng giữ hành theo những điều răn cấm của đức Phật đã chuẩn hành cho người tại gia cư sĩ. GIỚI tối thiểu cho người TẠI GIA CƯ SĨ là NĂM GIỚI như giải ở phần LUẬT phía trước. Nhưng để cho HÀNH GIẢ khỏi bị HƯ ĐỨT hay BỢN NHƠ, phần này xin giải rõ các chi điều của GIỚI cho được sáng tỏ hơn.

CHO BIẾT SỰ KHÁC BIỆT GIỮA ĐỨT GIỚI VÀ BỢN NHƠ?

GIỚI bị đứt, ví như khổ vải bị rách thủng, không lành lặn, không dùng được. GIỚI bị bợn nhơ ví như khổ vải bị hoen ố và dính đồ dơ, bùn đất, dùng cũng không tốt đẹp đâu. GIỚI bị đứt là khi nào xét mình thấy phạm đủ các chi điều. GIỚI bị bợn nhơ là chỉ phạm một phần nào thôi.

XIN CHO BIẾT NHỮNG CHI ĐIỀU CỦA GIỚI?

Giới sát sanh - có 5 chi
Giới trộm cắp - có 5 chi
Giới tà dâm - có 4 chi
Giới nói dối - có 4 chi
Giới uống rượu - có 4 chi
Giới múa hát - có 3 chi
Giới trang điểm - có 3 chi
Giới nằm ngồi chổ cao - có 3 chi

NĂM CHI CỦA SÁT SANH LÀ THẾ NÀO?

1. Chúng sanh có mạng sống
2. Biết chúng sanh đó còn sanh mạng
3. Tính giết
4. Cố gắng giết
5. Chúng sanh chết vì sự cố gắng ấy.

CHO BIẾT CHI CỦA GIỚI TRỘM CẮP?

1. Của có người giữ
2. Sự biết rằng của có người giữ
3. Tính trộm cắp
4. Cố gắng trộm cắp
5. Trộm cắp được do sự cố gắng ấy .

CHO BIẾT CHI CỦA GIỚI TÀ DÂM?

1. Người nữ không nên tà dâm
2. Tính tà dâm với gái đó
3. Ráng sức t
à dâm
4. Đã tà dâm

CHI CỦA GIỚI NÓI DỐI RA SAO?

1. Điều không thật
2. Tính nói dối
3. Ráng sức nói dối
4. Đ
ã làm cho người tin lời nói dối ấy

CHI CỦA GIỚI UỐNG RƯỢU LÀ THẾ NÀO?

1. Rượu
2. Tính uống rượu
3. Ráng sức uống rượu
4. Đã uống rượu ấy vô khỏi cổ

BÁT QUAN TRAI GIỚI thêm ba GIỚI nữa. Thay vì tà dâm với vợ con người, vợ nhà cũng không được thông dâm. Không ăn sai giờ. Không được múa hát, thổi kèn, đờn, xem hát, nghe đờn kèn và trang điểm, thoa vật thơm dồi phấn và đeo tràng hoa. Không được nằm ngồi quá cao và xinh đẹp.

XIN CHO BIẾT CHI CỦA GIỚI THÔNG DÂM?

1. Một trong 30 khiếu (LUẬT XUẤT GIA) quyển thượng.
2. Tính thông dâm
3. Ráng sức thông dâm
4. Đã thông dâm

CHI CỦA GIỚI ĂN SÁI GIỜ LÀ GÌ?

1. Sái giờ làm từ chếch xế đến mặt trời mọc.
2. Vật thực được ăn trong giờ.
3. Đ
ã ăn khỏi cổ.

CHI CỦA GIỚI MÚA HÁT RA SAO?

1. Múa hát đờn, kèn
2. Tính làm
3. Đi nghe hoặc xem. Đã nghe và xem
4. Vật để trang điểm, nhất là tràng hoa
5. Cố ý dùng đồ trang điểm mà trang sức
6. Đã dùng đồ trang điểm và trang sức

CHO BIẾT CHI CỦA NẰM, NGỒI NƠI QUÁ CAO.

1. Nằm, ngồi, nơi quá cao và xinh đẹp
2. Tính nằm hoặc ngồi
3. Đ
ã nằm hoặc ngồi

Nói chung, nếu PHẠM đầy đủ CHI, gọi là ĐỨT GIỚI. Nếu phạm một hay hai CHI gọi là GIỚI BỢN NHƠ hay HOEN Ố.

KHI THỌ TRÌ QUY GIỚI, NGƯỜI PHẬT TỬ LÀM GÌ?

Đến trước vị Tỳ khưu hay Sa di, sám hối xin chừa cải những tội lỗi của mình đã vô ý quên mình, dễ duôi phạm phải trong vô lượng kiếp trước dẫn lại đây. Rồi mới trình bạch xin thọ trì TAM QUY và NGŨ GIỚI. (xem nơi LUẬT của người cư sĩ trong KINH NHẬT HÀNH)

XIN QUY GIỚI XONG CÓ ĐƯỢC LÃNH LỒNG PHÁI PHÁP DANH KHÔNG?

Không cần thiết lắm. Luật lệ của đức Phật chuẩn hành là "KHẨU TRUYỀN TÂM THỌ". Điều cần yếu là HÀNH GIẢ phải vâng giữ hành theo cho được trong sạch vẹn toàn là quý báu nhất mà thôi. Song thực tế, thì cũng có lắm Phật tử xin PHÁP DANH, đó là những đức lành tánh tốt mà vị thầy tế độ ban truyền cho, với mỹ ý khuyên nhắc tín đồ lấy đó làm đề mục để luôn ghi nhớ mà hành theo. Mục đích của ĐẠO PHẬT là TỰ TU, TỰ ĐỘ, TỰ GIÁC rồi mới GIÁC THA. Cũng ví như thế nhơn ĐÓI, muốn no lòng phải ăn vật thực vào như thế nào, thì người phật tử muốn lánh khổ, tìm vui phải hành đúng theo lời dạy khuyên giáo huấn của chư Tăng cũng như thế ấy.

Một khi TAM QUY được chắc chắn, NGŨ GIỚI được trong sạch tinh nghiêm rồi, thì phước báu hằng bảo trợ, chư thiên tán thán hoan hô đúng như câu Phật ngôn "NADUGGATIM GACCATI DHAMMÀCÀRI" nghĩa là người hành theo CHÁNH PHÁP không bị đi vào chỗ xấu xa.

Cũng như trong NHO GIÁO có câu "ĐẠO CAO LONG HỔ PHỤC, ĐỨC TRỌNG QUỶ THẦN KIÊN"

Tự mình có hạnh kiểm trong sạch tinh nghiêm, tự nhiên mọi người sẽ mến yêu chiều chuộng, là nơi vừa lòng của các bậc THÁNH NHƠN, có năng lực cảm hoá long xà, ác thú v.v...

Nhận lãnh lồng phái, pháp danh rồi, mà nghe đâu tin đó, cúng vái lung tung, gốc cây, hang đá, ông táo, bình vôi v.v...cũng thì thụp lễ lạy, heo gà cũng giết, trộm cắp không chừa, rượu chè be bét, chơi cờ, đánh bạc hút xách, đàng điếm lung tung, bậy bạ vợ, con người, thì lồng phái hay pháp danh nào có ích lợi chi?

KHI CÓ LỒNG PHÁI, PHÁP DANH CHẾT ĐƯỢC GIẢM TỘI?

Thật là một câu chuyện khôi hài hết sức.

Ví dụ, như có một tên cướp hung dữ, chuyên đi giết người, cướp của, đốt xóm, phá làng, làm những điều hung bạo xấu xa, rồi đến chùa xin năm bảy lồng phái đeo khắp cả thân mình, rồi liệu có thoát khỏi lưới pháp luật sao?

Trái lại, có người ăn hiền ở lành, giúp đỡ kẻ cô đơn, nghèo khó, nuôi nấng người bệnh hoạn tật nguyền, thì sẽ bị quân binh bắt bỏ tù, làm tội, vì không có pháp danh hay lồng phái hay sao?

Rồi nói rộng ra, giả sử tên tướng cướp kia có muốn hướng thiện tu hành, thì trước tiên cũng phải ở tù, đặng trả cho rồi cái nghiệp của nó gây ra tạo cái đã.

Xét việc đời như thế nào, suy việc đạo cũng như thế ấy. Có câu "THIÊN ĐỊA VÔ TƯ, QUỶ THẦN CHÍ CÔNG" chả lẽ vì lồng phái hay pháp danh mà ĐỊA TẠNG VƯƠNG hay QUỶ SỨ tha hết tội nhơn sao? Như vậy, thì chính ĐỊA TẠNG VƯƠNG hay QUỶ SỨ lãnh chịu TỘI giùm cho TỘI NHƠN cái đã. Đừng nghe lời xiễm ngôn tà mỵ mà dễ duôi dãi đãi tự đào lấy hố chôn mình.

Nói chung, người Phật tử lấy TAM BẢO làm nơi vững nương chắc chắn để trông cậy, và dùng NGŨ GIỚI trau giồi Thân Tâm cho trong sạch, thì sẽ có NĂM QUẢ BÁU hộ trì luôn khi.

NĂM ĐIỀU QUẢ BÁU ẤY NHƯ THẾ NÀO?

1. Người giữ giới trong sạch hằng được tài sản nhiều, lợi lộc tấn phát.

2. Người giữ giới hằng được nhiều người ưa chuộng tên, tuổi tốt lành, được nhắc nhở tán thán.

3. Người giữ giới can đảm trong các cuộc hội họp được mọi người kính nể.

4. Người giữ giới hoan hỷ thỏa thích trong lúc sắp lâm chung, có thể biết trước ngày hết số.

5. Người giữ giới sau khi chết tâm hồn an lạc, thần trí nhẹ nhàng và thọ sanh về nhàn cảnh an vui.

Trái lại, người giữ giới không trong sạch sẽ bị NĂM ĐIỀU TAI HẠI như sau:

1. Người không giữ giới hằng hao mất tái sản vì sự dễ duôi, lười biếng của mình.

2. Hằng bị tên tuổi không tốt, bị người đồn đãi chê bai, trời người đều xa lánh khinh khi.

3. Hằng bị rụt rè nhút nhát trước đám đông, giữa các cuộc hội họp, sợ sệt trước mắt mọi người.

4. Hằng bị hôn mê tán loạn tâm hồn lúc gần chết và rất đau khổ nhức nhối lúc lâm chung.

5. Sau khi chết, bị đoạ sanh vào bốn đường dữ là súc sanh, A Tu La, Ngạ Quỷ và địa ngục do theo cái NGHIỆP của mình đã tạo.

NGHIỆP LÀ GÌ? CÓ MẤY LOẠI?

KAMMA dịch là "NGHIỆP" là sự tác ý, là tư tưởng ý nghĩ cho hành vi tạo tác của mình. NGHIỆP có hai là THIỆN NGHIỆP và ÁC NGHIỆP. THIỆN NGHIỆP đưa chúng sanh về cõi an vui. ÁC NGHIỆP dẫn chúng sanh thọ quả khổ trong bốn đường DỮ.

NGHIỆP được chia MƯỜI HAI loại như sau.

1. HIỆN NGHIỆP. Nghiệp là QUẢ trổ trong lúc hiện tại, như học giỏi thi đậu cao. Giết người thì đền mạng.

2. HẬU NGHIỆP. Quả trổ sanh bất cứ lúc nào kế sau đó.

3. TUỲ NGHIỆP. Quả trổ sanh bất cứ lúc nào kế sau kiếp hiện tại.

4. QUÁ NGHIỆP. Đã qua rồi, không trả quả nữa, ví như mủi tên hết đà bay, rơi xuống.

5. TẠO TÁC NGHIỆP. Nghiệp bắt đầu trả quả khi tái sanh vào lòng mẹ cho đến 49 ngày.

6. TRỢ TIỀN NGHIỆP. Giàu thì cho giàu thêm, nghèo thì càng khốn khổ hơn.

7. ĐƯƠNG TIỀN NGHIỆP. Hổ trợ cho sự làm ăn sinh sống.

8. CHUYỂN TẤN NGHIỆP. Nghiệp mạnh vào cắt đứt như giàu trở nên nghèo, hoặc bất đắt kỳ tử.

9. TRƯỜNG KỲ NGHIỆP. Hành động hằng ngày. Khi chút khi chút, lâu ngày tích trữ thành nhiều. Ví như nước rơi từng giọt. Lâu ngày, đầy chum, đầy vại.

10. TRỌNG NGHIỆP. Hành động trọng yếu nặng nề như ngũ nghịch đại trọng tội.

11. CẬN NGHIỆP. Nghiệp dắt dẫn thọ sanh trong lúc sắp lâm chung. Ví như bò già vào sau, khi ra đi trước.

12. HOẶC NGHIỆP. Làm hành động mà không có tác ý vô tình, ví như làm phước cũng không nguyện gì cả

Do đó khi giàu cũng không biết, cho là may mắn thôi.

Các sự tích dẫn chứng về NGHIỆP khá nhiều, xin tìm xem nơi quyển "TRIẾT LÝ VỀ NGHIỆP" của Hòa thượng HỘ TÔNG đã xuất bản.

NGHIỆP LÀNH HƯỞNG QUẢ VUI, TẠI SAO CÓ NGƯỜI LÀM VIỆC DỮ VẪN ĐƯỢC AN VUI?

Nghiên cứu, suy niệm 12 cái NGHIỆP trên cho kỹ thì không có gì mâu thuẫn cả. Tuy đời này ăn ở hiền lành tu hành nhơn đức, song biết đâu vô lượng kiếp trước đã tạo tác lắm điều hung dữ, phá giới, bần tiện v.v...nói một cách cho dễ hiểu bằng ví dụ như sau.

Một người kia làm ruộng, gieo giống lúa đen. Đến mùa gặt, phải ăn gạo đen, cũng đúng theo lý NHƠN QUẢ. Sau thấy người bạn ăn cơm trắng ngon thơm, mới hỏi thăm rồi bỏ giống lúa đen, mà gieo giống lúa trắng vào ruộng của anh ta. Nhưng đến mùa gặt, lại chưa được ăn cơm trắng hoàn toàn ngon thơm như người kia. Tại sao vậy, vì rằng lúa đen của mùa trước vẫn còn dư sót chút ít lại trong ruộng của anh ta. Nếu cố gắng chọn giống, gieo mạ kỹ hơn, thì mùa sau, hoặc mùa sau nữa sẽ đạt kết quả như ý. Lý đời là vậy, Đạo cũng giống như thế.

CHA MẸ CHỬI LA CON, THẦY ĐÁNH PHẠT HỌC TRÒ CÓ GÂY NGHIỆP ÁC KHÔNG?

Chửi la con vì tình thương. Thầy đánh phạt học trò cũng vì tình thương, không gọi là NGHIỆP ÁC được. Vì chửi la, đánh mắng cùng hình phạt chỉ là mong con em, cho học trò của mình trở nên tốt lành đó thôi. Tích xưa, có bà mẹ khuyên con đừng vào rừng săn bắn. Nói mãi, mà con vẫn không nghe lời. Tức giận, bà mẹ chửi rủa con " Vào rừng Voi dữ sẽ rượt mày"

Vào rừng, quả nhiên người con bị voi to rượt đuổi. Trong cơn nguy cấp, người con bằng phát nguyện.

- Nếu lời rủa của mẹ tôi vì tình thương, thì xin Voi trở lại. Bằng vì ác ý, thì tôi xin chịu chết.

-Thật vậy, khi được nghe lời phát nguyện, Voi như hiểu ý, lững thững quay trở lại. với đệ tử dùng lời êm ái dịu hiền thì hơn. Vì ở đời, từ hạng chư thiên cho đến súc sanh, nhơn loại có bao giờ ưa thích, mắng chửi cùng sự đánh đập, quở phạt đâu? Lời nói dịu dàng êm ái có sức mạnh vạn năng, nó hằng khuyến khích nâng đỡ ta làm những việc mà chính ta cũng không ngờ.

THỌ QUY GIỚI RỒI, PHẬN SỰ CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ LÀ GÌ?

Khi còn tại thế, đức Phật không những khuyên dạy chư Tăng, hàng xuất gia Tăng lữ, mà đối với người tại gia cư sĩ Ngài cũng hết lòng dạy bảo tận tình.

Như trong KINH SIGALAVÀDA, đức THẾ TÔN dạy người thanh niên tên SIGALA, trong khi Ngài gặp chàng thì thụp lễ bái LỤC PHƯƠNG theo lời di huấn của cha mà không hiểu ý nghĩa ra làm sao?

- Này người cư sĩ trẻ tuổi kia.Người cao thượng phải xa lánh bốn nghiệp ác. Xa lánh bốn nẻo gây ra nghiệp ác. Không phá sản bằng sáu cách. Tránh xa mười điều tai hại, làm như thế, gọi là lễ bái SÁU PHƯƠNG như người đã lạy vừa rồi, và được biết, con đường đưa đến vinh quang bằng cách chơn thật. Rồi Ngài dạy:

BỐN NGHIỆP ÁC MÀ NGƯỜI TẠI GIA PHẢI XA LÁNH LÀ GÌ?

- Sát sanh.
- Trộm cắp.
- Tà dâm
- Vọng ngữ

là bốn NGHIỆP ÁC mà bậc trí thức không tôn trọng tán thành.

BỐN NẺO ĐỂ XA LÁNH NGHIỆP DỮ LÀ GÌ?

Kệ ngôn:

Ai vì tham lam sân hận sợ sệt và si mê.
Mà phạm vào quy giới luật lệ.
Thì thanh danh suy tàn tồi tệ.
Chẳng khác nào tuần trăng lu khuyết như tuần nguyệt tận. Bằng ai không tham lam sân hận sợ sệt cùng si mê giữ tròn quy giới luật lệ, thì thanh danh chói rạng bốn bề. Chẳng khác nào vầng trăng rạng tỏ trong tuần NGUYỆT VỌNG.

SÁU CÁCH PHÁ HOẠI TÀI SẢN NÊN XA LÁNH LÀ GÌ?

Kệ ngôn:

- Thích dùng chất độc làm cho mê dại.
- Đi rong rêu ngoài đường trong lúc đêm khuya.
- Xem múa hát thích đánh bạc.
- Kết bạn với kẻ ác l
àm biếng.

ĐÂY LÀ SÁU CÁI QUẢ XẤU XA CỦA SỰ THÍCH DÙNG CHẤT ĐỘC LÀM CHO MÊ GHIỆN SAY DẠI.

1. Hao mòn tài sản
2. Rầy rà cải lẫy
3. Dễ nhiễm bệnh hoạn
4. Nhơ danh xấu tiếng
5. Loã lồ thân thể
6. Suy giảm trí khôn

ĐI RỔNG RỂU NGOÀI ĐƯỜNG TRONG ĐÊM KHUYA KHOẮT CŨNG CÓ SÁU QUẢ XẤU:

1. Chính mình không được che chở giữ gìn
2. Vợ con cũng không được che chở giữ gìn
3. Tài sản cũng không được che chở giữ gìn
4. Bị tình nghi là thủ phạm những vụ sát nhơn
5. Mang lấy những dư luận xấu xa
6. Gặp nhiều phiền phức

ĐÂY LÀ SÁU QUẢ XẤU CỦA SỰ ĐI XEM MÚA HÁT.

1. Nghe ngóng nơi đâu có khiêu vũ
2. Nghe ngóng nơi đâu có hát xướng
3. Nghe ngóng nơi đâu có âm nhạc
4. Nghe ngóng nơi đâu có ca xang
5. Nghe ngóng nơi đâu có thanh la
6. Nghe ngóng nơi đâu có thổi k
èn

SỰ TAI HẠI CỦA ĐÁNH BẠC LÀ THẾ NÀO?

1. Đánh ăn bị chúng ghét
2. Đánh thua bị buồn rầu v
ì mất của
3. Tán gia bại sản
4. Lời nói mình không được toà án tin cậy
5. Bị chúng khinh bỉ, xem thường nhơn cách
6. Phí mất thời gian quý báu, thần trí lu mờ

Vì mãi lo toan tính, đen đỏ hơn thua, sức khỏe yếu kém vì thức khuya, mất ngủ.

KẾT BẠN VỚI KẺ ÁC, LÀM BIẾNG CÓ HẠI GÌ?

Có sáu QUẢ xấu. Kẻ làm biếng thường viện lẽ.

1. Bây giờ sớm quá
2. Bây giờ trễ quá
3. Bây giờ lạnh quá
4. Bây giờ nóng quá
5. Bây giờ đói quá
6. Bây giờ no quá

Rồi hẹn rày, hẹn mai, làm công việc bỏ bê, tài sản hao mòn, sự nghiệp tiêu tan.

Lại nữa, có thứ bạn dày dạn như chai đá, họ chỉ biết kêu lên "Bạn bạn" lúc trước mặt thôi. Họ chỉ là bạn, là thân khi nào có ăn uống, có lợi lộc cho họ mà thôi. Thức khuya, dậy trễ, hoang dâm, sân hận, ác tâm, bạn xấu, bủn xỉn, là nguyên nhơn làm cho gia đình suy sụp, hạnh phúc tiêu tan. Đối với BẠN, đức Phật cũng hằng khuyên dạy thiết tha như sau:

- Này các người. Có những kẻ đáng xem như thù thay vì BẠN, những kẻ ấy là gì?

- Kẻ mưu toan chiếm đoạt tài sản của bạn mình
- Kẻ thi ân bằng miệng
- Kẻ chuyên nịnh hót
- Kẻ cho ít nói nhiều
- Kẻ làm bổn phận vì sợ
- Kẻ làm bạn vì tư lợi
- Kẻ làm bạn vì cân nhắc việc quá khứ, hiện tại, vị lai.
- Kẻ tìm cách nương bợ nói lời rỗng.
- Kẻ trốn tránh hoặc viện cớ không đủ khả năng để giúp đỡ khi hữu sự
- Kẻ ca tụng điều quấy của bạn mình
- Kẻ khen tặng bạn trước mặt, nói xấu sau lưng
- Kẻ làm bạn khi ta uống rượu
- Kẻ làm bạn khi ta đi rổng rểu ngoài đường
- Kẻ l
àm bạn khi ta đi xem múa hát
- Kẻ l
àm bạn khi ta đánh bạc, chơi cờ.

Những người ấy, ta phải xem như kẻ THÙ, nó theo quyến rũ cám dỗ ta theo con đường tội lỗi, ta phải tìm cách lánh xa và ghê sợ nó như ác thú sài lang vậy.

CÓ NHỮNG NGƯỜI ĐANG THÂN CẬN NHƯ THẾ NÀO?

Sau đây là những người đáng cho ta kết ban Tri Ân:

- Người hay bày tỏ tâm sự cho ta biết
- Người hay che đậy việc kín của ta
- Người không bỏ ta trong lúc hoạn nạn
- Người có thể hy sinh đời sống cho ta
- Người ngăn cản không cho ta l
àm quấy
- Người khuyến khích ta làm những việc lành
- Người chỉ cho ta những việc nào ta chưa biết
- Người chỉ cho ta "Con đường về cõi trời"
- Người không vui sướng khi ta gặp hoạn nạn
- Người thích thú khi ta thành công
- Người ngăn cản kẻ khác không cho nói xấu ta
- Người ngợi khen những kẻ nói tốt, tán dương đức hạnh của ta.

Đó là những hạng người đáng kết nghĩa KIM BẰNG, là bạn sanh tử tâm đầu, tri âm hay tri kỹ của ta.

Một ví dụ cho ta dễ hiểu. Ví như tay ta nâng đoá hoa thơm, khi cất hoa rồi, tay ta vẫn còn thơm.

Trái lại lá sen đâu có thối, khi gói cá thối, tôm ươn lá sen sẽ trở nên hôi thối như thế nào, gần gũi bạn ác cũng sẽ nguy hại thế đó.

Bởi thế cho nên trong, NHO GIÁO có câu "CẬN CHÂU GIẢ XÍCH, CẬN MẶC GIẢ HẮC" cũng như Tục ngữ ta hay nói "GẦN MỰC THÌ ĐEN, GẦN ĐÈN THÌ SÁNG" đó vậy.

để giải rõ về việc lễ bái "LỤC PHƯƠNG" đức Phật dạy. - có sáu hạng người coi như sáu hướng.

Sáu hạng người ấy là thế nào?

1. Cha mẹ là hướng Đông
2. Thầy dạy l
à hướng Nam
3. Vợ chồng là hướng Tây
4. Bằng hữu là hướng Bắc
5. Các bậc tu hành, đạo sĩ là hướng trên
6. Người giúp việc, tôi tớ là hướng dưới

CÁCH NÀO COI CHA MẸ NHƯ HƯỚNG ĐÔNG?

Bằng năm cách, người con phụng dưỡng cha mẹ

1. Cha mẹ nuôi dưỡng ta, ta phải nuôi dưỡng cha mẹ
2. Ta sẽ làm những việc làm của người
3. Ta sẽ noi theo phong tục gia đình
4. Ta tỏ ra xứng đáng thọ hưởng di sản của người
5. Ta bố thí, hồi hướng phước báu cho ân nhân quá cố theo truyền thống gia đ
ình

Bằng cách trên, cha mẹ có năm điều từ ái với con

1. Ngăn ngừa không cho con làm điều quấy
2. Khuyến khích con l
àm những việc lành
3. Rèn luyện cho con một nghề nghiệp
4. Dựng vợ gả chồng cho con
5. Lúc dùng thời nên phân chia tài sản cho con

THẾ NÀO GỌI LÀ THẦY NHƯ HƯỚNG NAM ?

Thầy đây là thầy dạy văn hoá kiến thức ở đời

1. Đứng dậy để chào thầy
2. Trông nom săn sóc sức khoẻ của thầy
3. Cố gắng học hỏi những điều thầy giáo huấn
4. Giúp đỡ thầy trông coi việc
5. Kính cẩn đón nhận lời thầy chỉ dạy.

THẦY ĐỐI VỚI TRÒ RA SAO?

Được kính trọng như trên thầy phải

1.Rèn luyện cho trò có hạnh kiểm tốt đẹp
2.Xem xét coi tr
ò có lãnh hội được điều mình giảng không
3.Dạy dỗ các môn kỹ thuật, khoa học
4.Giới thiệu trò cho các bằng hữu thân giao của mình
5.Lo lắng cho trò được an vui mọi bề.

BẰNG CÁCH NÀO, CHỒNG TRÔNG VỢ NHƯ HƯỚNG TÂY

Có năm cách:

1. Phải tao nhã lịch sự với vợ
2. Không khinh bỉ vợ
3. Trung thành với vợ
4. Giao quyền hành cho vợ
5. Sắm đồ trang sức cho vợ

VỢ ĐỐI VỚI CHỒNG RA SAO?

1. Phải làm tròn phận sự của mình
2. Tiếp đãi thân bằng quyến thuộc của chồng
3. Giữ trọn tiết trinh với chồng
4. Giữ gìn của cải do chồng làm ra
5. Khéo léo và siêng năng trong việc tề gia

BẰNG HỮU ĐỐI VỚI NHAU NHƯ HƯỚNG BẮC LÀ SAO?

1. Khoan dung
2. Giúp đỡ bạn khi hoạn nạn
3. Nói lời thanh lịch
4. Không thi
ên vị bạn khi bạn lỗi lầm
5. Thành thật

ĐƯỢC ĐỐI XỬ NHƯ TRÊN BẰNG HỮU PHẢI ĐỐI XỬ THẾ NÀO?

1. Phải bảo vệ khi bạn đắm say trụy lạc
2. Bảo vệ t
ài sản của bạn khi gặp rủi ro
3. Tế độ giúp đỡ bạn khi hoạn nạn
4. Không bỏ b
ê bạn trong khi bối rối
5. Phải kính trọng gia đình của bạn mình

CƯ SĨ CUNG KÍNH BẬC TU HÀNH NHƯ HƯỚNG TRÊN LÀ SAO?

1. Hành động khả ái (Chào hỏi cung kính)
2. Nói lời khả ái (Vấn an chúc Phúc)
3. Tư tưởng khả ái
4. Sẵn sàng đón tiếp
5. Cung cấp vật dụng (bố thí cúng dường)

ĐƯỢC CUNG KÍNH NHƯ TRÊN, BẬC TU HÀNH PHẢI LÀM SAO?

1. Khuyên răn không cho làm điều ác
2. khuyến khích l
àm các việc lành
3. Thương mến với tấm lòng chơn thật
4. Thuyết những pháp chưa từng thuyết
5. Chỉ đường về cõi trời

CHỦ ĐỐI VỚI TỚ NHƯ HƯỚNG DƯỚI LÀ SAO?

1. Phân công việc làm cho vừa khả năng với người
2. Cung cấp vật thực, trả th
ù lao sòng phẳng
3. Trợ cấp trong lúc hoạn nạn bệnh tật
4. Chia sớt những món ngon vật lạ
5. Cho nghỉ ngơi đúng giờ giấc

NGƯỜI DƯỚI ĐỐI VỚI CHỦ RA SAO?

1. Đứng dậy trước mặt chủ
2. Đi ngủ sau chủ
3. Cố gắng l
àm tròn phận sự
4. Chỉ lấy những vật do chủ trao tặng
5. Bênh vực thanh danh của chủ

Tóm lại, đó là SÁU NHIỆM VỤ quan trọng của người. Tại gia cư sĩ mà đức Phật đã giáo hoá chúng sanh trong quyển "CON ĐƯỜNG CHƠN HẠNH PHÚC" của người tại gia. Muốn biết rõ hơn, xin tìm xem nơi quyển "BA MƯƠI TÁM ĐIỀU HẠNH PHÚC" của pháp sư THÔNG KHAM đã xuất bản.

Lại nữa, Đức THẾ TÔN còn khuyên dạy có BỐN ĐIỀU KIỆN đem lại sự an vui hạnh phúc tinh thần cho người tại gia cư sĩ trong kiếp vị lai.

BỐN ĐIỀU KIỆN ẤY NHƯ THẾ NÀO?

1. Vun bồi đức tin
2. Nghi
êm trì giới luật
3. Lập hạnh bố thí
4. Trau giồi trí tuệ

VUN BỒI ĐỨC TIN RA SAO?

Người chủ gia đình phải vun bồi đức tin. Phải tin nơi sự hoàn toàn giác ngộ của đức Phật, là đấng TRỌN LÀNH hoàn toàn sáng suốt, thấy xa, hiểu rộng, giới hạnh trang nghiêm cao thượng, thấy rõ cả muốn loài trong vũ trụ.

Ngài là bậc DẪN ĐẠO duy nhất của những người hướng thiện. Thầy cả chư thiên và nhơn loại, đáng là nơi cho ta nương nhờ trông cậy. Đó gọi là TRAU GIỒI ĐỨC TIN.

NGHIÊM TRÌ GIỚI LUẬT NHƯ THẾ NÀO?

Người chủ gia đình không sát sanh, không trộm cắp không tà dâm, không nói dối, không uống rượu là chất độc có thể làm cho lãng trí và say dại, đó là NGHIÊM TRÌ GIỚI.

LẬP HẠNH BỐ THÍ LÀ THẾ NÀO?

Người chủ gia đình phải diệt lòng bủn xỉn. Giàu lòng từ thiện, vui thích trong sự bố thí, giúp đỡ kẻ nghèo khó v.v...tức là "LẬP HẠNH BỐ THÍ"

TRAU GIỒI TRÍ TUỆ THẾ NÀO?

Người chủ gia đình phải sáng suốt, dùng trí tuệ để quán xét cho thấy rõ sự sanh tử luân hồi, sanh diệt của NGŨ UẨN, tu tập theo PHÁP MINH SÁT để diệt tận khổ não, đó là "TRAU GIỒI TRÍ TUỆ" vậy.

Tóm lại, người TẠI GIA CƯ SĨ mà HÀNH đúng theo lời giáo huấn ngọc vàng mà đức Phật Tổ đã giáo truyền thì trời, người đều kính nể danh thơm, tiếng tốt vang xa khi sống được an vui hạnh phúc, lúc lâm chung được thọ sanh về nhàn cảnh theo như câu "HỮU XẠ TỰ NHIÊN HƯƠNG" chứ lựa cầu khẩn, van xin nơi một tha lực thần quyền mới được bảo vệ, hộ trì, tiếp dẫn sao?

AI LÀ NGƯỜI CÓ THỂ THỌ QUY GIỚI ĐƯỢC?

ĐẠO PHẬT là đạo của mọi người. Không phân biệt màu da chủng tộc, không phân biệt giàu nghèo, cao sang hay hạ tiện. Ai tin theo LÝ NHƠN QUẢ, ai muốn tìm nơi nương tựa, ai muốn lánh khổ tìm vui, ai muốn vượt tối ra sáng, chuyển mê khai ngộ, thì có quyền xin thọ trì QUY GIỚI. Không ai có quyền bắt buộc hoặc nài ép một ai cả. Những điều cần thiết là, phải hiểu biết những điều giới luật của mình đã thọ, để vâng giữ HÀNH theo, ngõ hầu bỏ dữ về lành thì tốt đẹp lắm.

TRẺ CON SƠ SINH, NGƯÒI QUÁ CỐ CÓ QUY ĐƯỢC KHÔNG?

Người quá vãng đã đi tìm giới thọ sanh rồi. Ví thể như con NHỘNG lột bỏ VỎ, nằm trên mặt đất để hoá làm con bướm bay nhởn nhơ trên cành rồi. Tử thi nằm đó, chỉ là chất đất và nước, có biết gì mà Quy y?

Còn trẻ sơ sinh, tuy có thức tánh, song đâu có phân biệt được thế nào là tội, thế nào là phước, mà Quy Y.

ĐẠO PHẬT KHÔNG NHẬN THẦN QUYỀN SAO CÚNG BÁI?

Sách "MINH TÂM BỬU GIÁM" có bài Kệ như sau:

Lễ Phật giả, kỉnh Phật chi đức
Niệm Phật giả, cảm Phật chi ân
Khán kinh giả, minh Phật chi lý
Toạ Thiền giả, đăng Phật chi cảnh
Chứng ngộ giả, đắc Phật chi đạo

Đó thận trọng suy xét cho kỹ lưỡng tường tận các câu kệ trên, có lời nào, ý nào có ẩn vẻ thần quyền, ban phước hay rước hoạ cho đâu?

XIN GIẢI CHO TỪNG CÂU?

1. "LỄ PHẬT GIẢ, KÍNH PHẬT CHI ĐỨC" có nghĩa là lạy Phật, ta kính trọng cái đức của Phật, Ân đức trọn lành là BI, TRÍ, TỊNH của đấng ĐẠI GIÁC NGỘ, là tấm gương vô cùng cao quý, đáng cho chúng sanh lễ bái cúng dường.

2. "NIỆM PHẬT GIẢ, CẢM PHẬT CHI ÂN": Niệm tưởng hồng danh ba Đời chư Phật, là nhớ ơn cao dày, hoàn toàn bi mẫn, thương xót mọi người, mọi loài mà các Ngài đã từng hy sinh thân mạng máu xương trong vô lượng kiếp, bổ túc MƯỜI PHÁP BA LA MẬT tròn đủ, đã xã thân cầu đạo, mong cứu độ quần sanh, ví như cha mẹ đêm ngày dãi nắng dầm mưa để tạo ra cơm, áo tài sản cho các con được an vui sung sướng.

3. "KHÁN KINH GIẢ, MINH PHẬT CHI LÝ": Nghĩa là xem xét đọc tụng kinh, để suy nghiệm cho hiểu biết nghĩa lý lời vàng, tiếng ngọc của đức Phật đã giáo truyền, để thấy rõ thế nào là phải, thế nào là trái, đâu là nẻo chánh, đường tà, thế nào là lành, thế nào là dữ, đâu là sự khổ, đâu là nẻo vui, mà cố gắng hành theo cho được kết quả tốt đẹp.

4. "TOẠ THIỀN GIẢ, ĐĂNG PHẬT CHI CẢNH": Ngồi tham THIỀN, lắng lòng trong sạch thanh tịnh chú tâm trong đề mục chỉ quán hay minh sát để đè nén diệt trừ phiền não, trau giồi tâm cho sạch, sáng suốt, quán thấy vạn vật là vô thường, khổ, vô ngã và bất tịnh.

5. "CHỨNG NGỘ GIẢ, ĐẮC PHẬT CHI ĐẠO": Mục đích của PHẬT GIÁO là chuyển mê khai ngộ ly khổ đắc lạc. Vì mê lầm ngã chấp, cho vạn hữu là của TA. Vợ ta, con ta, gia tài sự sản của ta, rồi bo bo giữ lấy, làm cho tâm trí phải lo âu thống khổ. Khi tham thiền, quán tưởng, nhận thấy các pháp hữu vi đều phải chịu dưới sự chi phối của định luật vô thường hằng biến đổi, mà thức tỉnh cõi lòng để diệt trừ TAM ĐỘC là THAM SÂN và SI.

Tuy còn mang thân xác này, nhưng tâm trí được nhẹ nhàng minh mẫn, sáng suốt không còn bị ô nhiễm đắm đuối theo mùi trần, không còn bị phiền não lay động tâm, há chẳng phải là đạt đến cảnh giới NIẾT BÀN TỰ TẠI của chư Phật rồi sao?

NGƯỜI CƯ SĨ CÓ THỜ HÌNH TƯỢNG PHẬT ĐƯỢC KHÔNG?

Thờ phụng ảnh tượng cũng chỉ là phương tiện lấy giả để tầm chơn, mượn cái có để nhắc nhở nội tâm đó thôi. Chứ thật ra tượng gỗ hay tượng đất tượng đồng hay xi măng cốt sắt, hình giấy hay ảnh lụa cũng chỉ là những vật liệu do con người cấu trúc kiến tạo ra, chứ đâu có phải đức Phật ngồi đó?

điều, mượn hình thức giả tạm đó để nhắc nhở tâm, ví như ta treo tấm gương để soi chiếu, để lau chùi rửa ráy mặt mình cho sạch sẽ gọi là LÝ. Còn treo GƯƠNG để làm cảnh, để trang hoàng chưng diện cho đẹp, thì chỉ là sự giả tướng mà thôi.

Có Sự mà không hiểu LÝ thì gọi là TÙ MÙ. Bằng chấp LÝ mà bỏ SỰ (Phật tại Tâm) thì coi như khô khan thiếu sót (cũng được gọi là tu què) vậy.

LÚC ĐỨC PHẬT CÒN TẠI THẾ ĐÃ CÓ HÌNH TƯỢNG CHƯA? Chưa. Khi đức THẾ TÔN còn tại thế, đó đây đi vân du HÀNH ĐẠO. Cũng như khi Ngài NHẬP HẠ ba tháng tại cung trời ĐẠO LỢI, tín đồ thương nhớ Ngài, có trình bạch lên Đại đức A NAN ĐA cầu xin Phật cho phép đắp vẻ hình tượng của Ngài để họ chiêm bái.

Đại đức A NAN ĐA tấu trình lên đức Phật, Ngài không chấp thuận và dạy rằng.

- Này A NAN ĐA. Người nào theo nắm chéo y của NHƯ LAI mà không vẫn giữ hành theo lời dạy của NHƯ LAI thì coi như xa NHƯ LAI ngàn dặm. Trái lại kẻ nào hành đứng như lời khuyến giáo của NHƯ LAI, tức là có NHƯ LẠI bên cạnh rồi vậy. Vả lại sau khi NHƯ LẠI nhập NIẾT BÀN rồi, Xá lợi, hài cốt của NHƯ LAI sẽ lưu truyền cho chúng sanh xây bảo tháp tôn thờ mà gieo duyên CHÁNH PHÁP đó vậy.

CHÚNG SANH LÀM SAO BIẾT ĐƯỢC ĐỨC TƯỚNG CỦA PHẬT.

218 năm sau khi đức Phật NHẬP NIẾT BÀN. Vua A DỤC, một vị CHUYỂN LUÂN VƯƠNG, lấy Phật giáo là Quốc Giáo, dùng đạo đức làm nền tảng cai trị muôn dân. Tâm chí thành mong mỏi của VUA là không biết làm sao thấy được đức tướng của đấng TRỌN LÀNH?

Khi ấy, các vị THÁNH TĂNG bày kế, là thỉnh Long Vương lên biến thành hình đức Phật để cho đức VUA chiêm bái cúng dường. Và từ đó về sau, mới có hình tượng đức BỔN SƯ lưu truyền cho đến ngày nay.

NHÀ CÓ ĐÀN BÀ CON GÁI THỜ PHẬT CÓ TỘI KHÔNG?

Tội gì? Tại sao chúng ta có quan niệm "đàn bà con gái đến kỳ kinh nguyệt là nhơ nhớp, là có tội"? Sự kinh nguyệt của nữ giới là luật lệ tự nhiên của các giống cái vậy thôi. Và lại nữ cũng giống như nam, ai ai mang lấy thân xác này, đó là 32 thế trược hợp thành, có gì là trong sạch tốt đẹp đâu? Nào đầu tóc não xương da, máu mủ thịt gân mỡ, nước miếng, nước dãi gan lá lách, ruột già, ruột non, phổi mật, mồ hôi đàm đỏ đàm trắng, lông, móng răng v.v... nói chung do đâu mà có? Như vậy, thân con người chỉ là một sự tổng hợp các chất dơ thối, một cái đãy chứa toàn những thứ uế trược nhơ nhớp mà thôi.

Đức Phật hằng khuyên dạy:

- Chỉ có chúng sanh nào làm những điều xấu xa tội lỗi là sự đáng nhờm gớm, chứ hễ chúng sanh nào máu cũng đỏ, nước mắt cũng mặn, thì không có sự phân biệt sang, hèn, khinh, trọng hay sạch, dơ gì cả.

ĐỨC PHẬT CÓ CHỈ ĐỊNH NGHI THỨC CÚNG LỄ KHÔNG?

Đức Phật là THẦY cả Chư thiên và nhơn loại thì còn phải cúng lễ ai? Suốt trong thời gian 45 năm "HOẰNG PHÁP LỢI SANH" đem đạo độ, đời chu du rày đây mai đó. Vườn rừng là nơi tạm trú. Gốc cây hang đá là chốn nghỉ chân. TAM TẠNG KINH ĐIỂN, chứa đựng tám vạn bốn ngàn pháp môn không có pháp môn nào, đề cập đến nghi thức cúng bái, chi cả.

Đến phút chót, khi Ngài sắp NHẬP NIẾT BÀN tại vườn thượng uyển của đức Vua MÀLA nơi thành KUSINARA

Chư thiên đem bông hoa thơm quý từ các cung trời đến cúng dường đức Phật mùi hương ngào ngạt cả không gian Chư Càn Thác Bà tấu nhạc trời vang rền cả vũ trụ. Đấng TRỌN LÀNH lấy đó làm nhân mà tỏ lời huấn dụ.

- Này các thầy Tỳ khưu. Trong thời gian 20 A TĂNG KỲ và 100.000 ngàn đại kiếp, NHƯ LAI đã đào tạo, thực hành, bổ túc tròn đủ MƯỜI PHÁP BA LA MẬT, chẳng phải chỉ để mong cầu lấy sự cúng dường như thế này đâu?

Người nào, xuất gia hay tại gia mà hành đúng theo CHÁNH PHÁP, vâng giữ hành đúng theo lời giáo truyền của NHƯ LAI, tức là biết tỏ lòng thương kính NHƯ LAI, kính trọng và cúng dường NHƯ LAI bằng cách CAO THƯỢNG, HỢP, theo LẼ ĐẠO vậy.

Ôi. Bình dị và dễ hiểu thay lời vàng ngọc thiết tha và đơn giản xiết bao.

Thế mà ngày nay, người ta lợi dụng lòng tin non yếu của tín đồ, mà đem hình tượng của đấng TOÀN TRI ra làm tấm chiêu bài để núp bóng cầu danh trục lợi, thì thật là tủi hổ cho danh từ Phật tử biết bao.

ĐEM HOA QUẢ, VẬT THỰC CÚNG DƯỜNG PHẬT ĐƯỢC KHÔNG?

Đặt trên bàn Phật vài nải chuối với ngũ quả. Năm bảy chén chè, vài chục cái bánh v.v...để gọi là cúng Phật. Hoặc giả có người để đến ba bốn ngày, đến đổi chè thiu chuối mốc, chư đức Phật có hưởng chút nào đâu?

Trái lại, ruồi lằn bu đậu, gián, chuột phá phách tiểu dãi trong đó, rồi vô tình đem ăn, sinh bệnh hoạn không khéo lại than trời, trách Phật nữa.

Đức Phật đã lên đường tịch diệt cách đấy hơn 25 thế kỷ mà còn ăn uống nỗi gì? Vả lại nói một cách cho dễ hiểu. Ví như các vị chư thiên thấp nhất của 26 từng trời là TỨ ĐẠI THIÊN VƯƠNG. Chư vị ấy, vật thực tự nhiên mà có do theo ý muốn, nhờ phước báu của sự bố thí theo hỗ trợ, chứ đâu phải nấu nướng chiên xào, mắm muối tiêu ớt như của thế tục đâu?

Đem vật thực của chúng ta dùng đây, dù là cao lương mỹ vị, sơn hào hải phẩm, dù cho ngon quý báu nhất cõi trần này, đem dâng cúng đến các Ngài, thì chẳng khác nào trâu bò đem rơm cỏ là món ăn ngon nhất của chúng cho loài người dùng có được không?

Vậy thì đức Phật là đấng Chí Tôn Chí Thánh, bậc đã đi đến nơi sáng suốt trọn lành, Ngài đã vượt ra khỏi vòng TAM GIỚI rồi, mà chúng ta lại đem dâng cúng đồ uế trược, phàm tục của chúng ta đến Ngài sao? Vì cố chấp thủ cựu do sự bày đặt của người Trung Quốc mê tín nên chúng ta cứ nhắm mắt làm theo với quan niệm "XƯA BÀY NAY LÀM, TRƯỚC SAO, SAU VẬY" để cho NGOẠI ĐẠO chê cười là "ĐẠO PHẬT MÊ TÍN DỊ ĐOAN".

VẬY CÚNG PHẬT BẰNG GÌ, CHẢ LẼ THỜ KHÔNG VẬY SAO?

Cúng dường lên đức Phật bằng cách HÀNH ĐẠO là cao thượng nhất. Tuy nhiên, đó là nói về Lý. Còn Sự để tỏ lòng thành kính lên đấng CHÍ TÔN người Phật tử cũng có thể dùng hương, đèn, trầm, hoa lên cúng Phật với đầy đủ Lý và Sự cũng được chấp thuận nhận là hiệp theo lẽ Đạo. Cúng dường hiệp theo lẽ Đạo có nghĩa là gì? Khi thắp đèn lên cho sáng, ta quán niệm. Đây là ngọn đèn tuệ của ba đời chư Phật đã vẹt tan màn bóng tối VÔ MINH đã che án chúng sanh trong vô lượng kiếp. Đốt ba cây nhang là tượng trưng cho ba nén Hương Lòng "TÂM HƯƠNG" có mùi thơm ngào ngạt, đó là hương Giới, hương Định và hương Tuệ hay còn gọi là HƯƠNG TRÍ KIẾN và TRI KIẾN GIẢI THOÁT.

Dâng Hoa lên cúng Phật, chúng ta cũng quán niệm rằng "Hoa" này tốt đẹp xinh tươi, nhưng rồi đây nó cũng sẽ úa tàn theo năm tháng

Cũng như thân ta, vóc huyễn giả tạm nay, rồi cũng sẽ già, đau và chết như thế ấy.

Làm và quán niệm như thế để luôn luôn nhắc nhở tâm ta gọi là cúng dường Sự và Lý đúng theo Lẽ Đạo. Đúng với lòng tôn kính, cao quý lên đức THẾ TÔN.

NGƯỜI PHẬT TỬ THỜ PHẬT TẠI GIA NHƯ THẾ NÀO?

Giản tiện, đơn sơ, vừa lẽ phải, tuỳ theo ý thức thẩm mỹ của từng cá nhơn, miễn sao cho đầy đủ ý nghĩa không cầu kỳ. Song cũng không qúa bừa bãi theo đúng như lời Phật dạy trong KINH KIM CƯƠNG.

DĨ SẮC KIẾN NGÃ - DĨ ÂM THANH CẦU NGÃ
THỊ NHƠN HÀNH TÀ ĐẠO - BẤT NĂNG KIẾN NHƯ LAI

Có nghĩa là:

Lấy Sắc để thấy ta, Dùng âm thanh mà cầu ta,
Ây người làm việc quấy, Chẳng gặp được ta đâu.

Suy như vậy, chúng ta thấy rằng đức Phật là một đấng GIÁO CHỦ vô cùng bình dị khiêm nhường và thiết thực chứ không phải muốn cho chúng sanh THẦN THÁNH hoá Ngài.

THỜ PHẬT CÓ THỜ VONG LINH ÔNG BÀ CHA MẸ KHÔNG?

"PHẬT ÁI CHÚNG SANH, NHƯ MẪU ÁI TỬ". Phật là đấng Từ phụ của muôn loài. Tại sao lại không thờ ông bà, cha mẹ cùng thân nhân quá cố được?

Thờ phụng là để tưởng nhớ đến công ơn cao dày cuả ông bà cha mẹ, các bậc tiền nhơn, để soi gương hiếu hạnh của đấng TRỌN LÀNH, để tỏ lòng sùng kính tri ân ông bà cha mẹ, đó là chữ HIẾU mà đức Phật hằng gợi khen thì tại sao lại không được?

THỜ RỒI CÚNG VẬT THỰC ĐẾN ÔNG BÀ CHA MẸ ĐƯỢC CHỨ?

Theo SỰ mà nói, thì đó là tấm lòng chí thành chí hiếu của con cháu bộc lộ ra bằng hành động đối với các vong linh đã qúa vãng vậy thôi, đúng LÝ ra thì có cúng, ông bà cha mẹ cũng không ăn mất phần nào. Giả sử mà nếu có ăn thật thì chưa chắc một trăm người đã cúng hết đâu. Có người khi cha mẹ còn sanh tiền không lo phụng dưỡng nuôi nấng, đến khi chết rồi, gặp ngày kỵ lạp mổ heo giết bò, cúng tế rình ràng, gọi là TRẢ HIẾU thì thật là vô cùng giả dối.

Nói cho cùng, cúng bái đến cha mẹ, hưởng được cũng có, mà không hưởng được cũng có. Có những ý nghĩa như sau:

Cha mẹ lúc lâm chung quá vãng, tùy theo nghiệp báo đã tạo, mà đi thọ sanh nơi cảnh giới mới. Ví như tạo nghiệp lành được thọ sanh về cõi trời chẳng hạn.

Vật thực nơi ấy ngon thơm quý báu như ý, đâu có dùng được những thứ cá thịt hôi thối của nhơn loại. Bằng như được làm người, thì có cơm sữa được sự nuôi nấng của cha mẹ rồi.

Trái lại bị đoạ vào súc sanh cầm thú như trâu bò heo dê, ngỗng vịt...thì mỗi loại có từng vật thực của nó. Nếu sanh vào địa ngục thì vật thực của họ là hòn sắc nóng và vật uống là nước đồng sôi, dù có sơn hào hải vị, cao lương hải phẩm khi đến miệng cũng hoá ra lửa mà thôi. Tuy vậy, cũng có một loại chúng sanh thuộc A Tu La hay Ngạ Quỷ nhờ hưởng phước do ta hồi hướng khi cúng dường hợp theo lẽ đạo là dụng nạp thọ hưởng được mà thôi.

Cúng dường HIỆP THEO LẼ ĐẠO là thế nào? Là làm lễ trai Tăng để bát, cũng như thượng cúng dường Tam bảo hạ bố thí cho kẻ bần nhơn, hay mời thỉnh chư Tăng tụng kinh, thuyết pháp hồi hướng phước báu đến ân nhân quá vãng. Do nhờ oai đức tu hành thanh tịnh, và mùi thơm của phước lành bảo trợ, các ân nhân quá cố sẽ được hưởng phước báu đó mà thoát nơi khổ cảnh, thọ sanh về cõi an vui.

TẠI SAO LÀM PHƯỚC BỐ THÍ LẠI CÒN HỒI HƯỚNG?

Làm phước bố thí là một lẽ, là phước do mình tạo ra do thân khẩu, sắm sửa cho có, song không hồi hướng chia sớt, là coi như mình không ân cần mời mọc chia sớt dâng cúng thì làm sao người quá cố dám thọ lãnh. Nếu khi ta làm phước mà không hồi hướng thân nhân không lãnh được, hoá ra vô ích lắm sao?

Sao lại vô ích? thế thường ở đời, khi mình biếu tặng ai một vật gì, mà họ không nhận được, hoặc không có người nhận, thì vật ấy trở về chủ cũ. Phước làm cũng vậy. Khi không hồi hướng, hoặc hồi hướng mà thân nhân không lãnh được, thì phước báu trở về thí chủ.

NGÀY KỴ LẠP MÀ KHÔNG CÚNG, COI NHƯ LẠNH LÙNG?

Luật lệ có cấm ai đâu? Đó là quyền tự do cá nhơn tối thiểu của một người.

Chứ thật ra ngày nào, giờ nào lúc nào làm phước có phước rồi ta chia sớt hồi hướng đến cha mẹ thân bằng quyến thuộc đã quá vãng LÀ CÚNG DƯỜNG HIỆP THEO LẼ ĐẠO, là kỵ GIỖ rồi, chứ một năm chờ đến ngày kỵ mới cúng còn các ngày khác cha mẹ thân bằng quyến thuộc ăn uống chi.

Vả lại, ngày kỵ lạp, là ngày mà con cháu xa gần tụ hội để thăm nom, hồi hướng công đức của tiền nhơn quá cố, mà không có sự ăn uống, thì chắc chắn không ai muốn đến. Đó cũng chỉ qua là món trái khẩu của thế nhân cũng là sáng kiến của các bậc tiền nhơn bày ra cho con cháu xa gần tụ hội cùng nhau, thăm viếng săn sóc nhau siết chặt sợi dây luyến ái gia đình, họ tộc với nhau. Song khi ăn uống chè chén, thù tạc với nhau mà không đặt để lên bàn thờ, mời mọc ôn mụ, thì coi như háu ăn quá đi chăng?

Do nhân đó, mà người đời tổ chức lễ nghi cúng bái là vậy. Song đã là người Phật tử, sống theo lẽ Đạo tùy nghi phương tiện, cúng bái cho vừa phải lẽ. Không nên viện lý do kỵ lạp mà mổ heo, giết bò, chè chén say sưa để rồi cãi lẫy ồn ào v.v...thì tưởng niệm, nhớ ơn đâu không thấy, mà hoá ra làm tủi hổ vong linh quá cố.

THỌ QUY GIỚI RỒI, MỘT THÁNG ĂN CHAY MẤY NGÀY?

BÁT QUAN TRAI là ngày TRAI TỊNH. Một tháng có tám ngày. Tùy nơi trình độ, năng lực của HÀNH GIẢ mà vâng giữ HÀNH theo. Ngoài ra, nếu tinh tấn hơn có thể THỌ TRAI TRƯỜNG thì tốt lắm. Còn nói về CHAY VẬT THỰC ở phần trước "LUẬT" đã có giải rồi, CHAY cả SỰ và LÝ "LÝ SỰ VIÊN DUNG" thì coi như lấy GIẢ làm CHƠN đem lớp sơn phết hào nhoáng bề ngoài, mà trong thì mối mọt đục khoét đâu có tốt đẹp gì?

Để cho sáng tỏ vấn đề, xin trích dịch bài KINH luận về SỰ ĂN CHAY.

Luận về sự ĂN CHAY trong PHẬT HỌC ĐẠI TỪ ĐIỂN như sau:

- TRAI HỰU TÁC THỜI.- chữ CHAY lại là THỜI
- TRAI THỰC, THỜI THỰC GIẢ.- chay ấy, nói sự Ăn không quá NGỌ.
- CHÁNH NGỌ DĨ TIỀN, SỞ TÁC CHI THỰC GIẢ. Đúng ngọ về trước n
ên ăn vậy.
- GIỚI LUẬT THƯỢNG. - Trong giới luật, quyển thượng,
- VI THỰC PHÂN THỜI PHI THỜI.- Có chia sự thời v
à phi thời.
- CHÁNH NGỌ DĨ TIỀN VI CHÁNH THỜI. Đúng ngọ về trước là chánh thời.
- DĨ HẬU VÌ PHI THỜI. Về sau không phải thời
- THỜI GIẢ NGHI THỰC. Chánh thời nên ăn
- PHI THỜI GIẢ BẤT NGHI THỰC. Phi thời chẳng n
ên ăn.
- NHƠN NHI THỜI TRUNG CHI THỰC VỊ TRAI THỰC. Nhơn đó sự ăn trong thời l
à ăn chay.

Tự điển viết:

- TRAI GIỚI GIẢ, KÍNH GIẢ. Chay là giới vậy, kính vậy.
- THỊ THÔNG Ư NHẤT THIẾT. Ấy là cách ăn chay cả thảy
- PHẠN DANH Ô BÔ XÁ THÁ.TiếngPhạn gọi l
à UPOSÀTHA.
- THUYẾT THỰC GIẢ THANH TỊNH CHI NGHĨA. Ấy là nói rõ sự ăn thanh tịnh
- HỮU CHUYỂN VIẾT TRAI, VIẾT THỜI. Sau đổi nói rằng ăn chay l
à thời.
- CHÁNH CHI BẤT QUÁ TRUNG THỰC CHI NGHĨA. Chánh chỉ có phương pháp ăn không quá ngọ.
- THỦ CHI VIẾT TR
Ì TRAI. Vâng giữ như thế gọi là giữ chay.
- THỊ VỊ TRAI CHI BỔN NGHĨA. Ấy là nghĩa chánh của chữ chay vậy.

Lại nữa, ông PIERRE SALET, dịch giả cuốn "LES PAROLES DE BOUDDHA" có trình diễn câu này:

- CE QUI NOUS REND IMPUR CE N’EST PAS MANGER DÈ LA VIANDE. MAIS C’EST LA HAINE, L’INTÉMPÉRANCE, L’ENTETEMENT, LA BIGORIE, LA FOURBERIE, L’ENVIE, L' ORGEULL, LA COMPLAISANCE POUR LES HOMMES INJUSTES.

- Những điều làm cho chúng ta bất tịnh không phải là do ăn thịt, mà là do lòng sân hận, không tiết độ, ngang ngạnh, mê tín, gian xảo, tật đố, kiêu căng, xão lãng theo kẻ bất chánh đó vậy.

MỘT NĂM TRONG ĐẠO PHẬT CÓ MẤY NGÀY LỄ VÍA?

Để tưởng nhớ công ơn cao dày của đức Phật trong một năm, người Phật tử xuất gia Tu sĩ cũng như tại gia cư sĩ, có những ngày lễ kỷ niệm của đức Phật, để chúng ta cùng nhau nhắc nhở, ghi công ơn của Ngài, cũng như dâng cúng tấm lòng thành kính sâu xa lên đấng THIÊN NHƠN SƯ vậy.

Những ngày ấy là.

1) NGÀY RẰM THÁNG GIÊNG

Hay còn gọi là "NGÀY RẰM THÁNG MIỆT". Ngày mà xưa kia, đức Phật hứa với Ma Vương, tại ngôi đền CAPÀLA nơi thành VESÀLI, còn ba tháng nữa, Ngài sẽ lên đường TỊCH DIỆT . Lời vàng vừa thốt ra, thì cả quả địa cầu đều rung rinh chuyển động, chư thiên kinh hãi kêu la vì rồi đây, " Đức thầy sẽ xa lìa đàn con thơ dại".

Cũng chính ngày này, một ngàn hai trăm năm mươi vị Tỳ khưu THÁNH THANH VĂN A LA HÁN, Đại đệ tử của đức Phật, tu theo lối ứng hoá "THIỆN LAI TỲ KHƯU" không ai mời thỉnh, đã cùng nhau tụ hội về TRÚC LÂM TỊNH XÁ để nghe đức BỔN SƯ thuyết về BA LA ĐỀ MỘC XOA GIỚI BỔN "PATIMOKKHA SAMVÀRASÌLA".

2) NGÀY TRĂNG TRÒN THÁNG VESAK.

Ngày RẰM THÁNG TƯ âm lịch, là ngày mà Bồ tát ĐẢN SANH tại vườn LÂM TỲ NI "ROBINI"

Sau 35 năm, cũng chính ngày này, Ngài đắc thành Quả Vị CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC dưới cội Bồ đề trên bờ sông NI LIÊN.

Và sau đó 45 năm, cũng chính ngày này, đức Phật NHẬP NIẾT BÀN tại vườn thượng uyển của đức Vua MÀLA nơi xứ KUSINARA giữa tàng hai cây SONG LONG THỌ. Về sau, ngày nay được gọi là ngày "ĐẠI LỄ TAM HỢP VESAKHA" Đản Sanh, Thành Đạo, và Nhập Niết Bàn"

NHỮNG NGÀY LỄ ẤY, NGƯỜI PHẬT TỬ LÀM GÌ?

Xuất gia tu sĩ cũng như người Tại gia cư sĩ, Tăng cũng như Tục, ngày lễ, ngày hân hoan thành kính, tán dương ân đức của đấng TOÀN TRI. Thuyết pháp để giảng giải về những chơn lý cao siêu vi diệu. Tham thiền, niệm Phật nhất là thọ GIỚI ĐẦU ĐÀ, thức trọn đêm, không nằm, không ngũ, không dựa chỉ có đi, đứng ngồi để tụng kinh, niệm Phật, giữ lòng thanh tịnh sạch trong, chiến đấu với phiền não ma vương, để cúng dường lên Phật Tổ bằng cách HÀNH ĐẠO CAO THƯỢNG vậy.

NGOÀI HAI NGÀY TRÊN, CÒN CÓ NGÀY LỄ NÀO NỮA?

1) NGÀY TRĂNG TRÒN THÁNG SÁU ÂM LỊCH

Là ngày mà BỒ TÁT từ cung trời ĐÂU XUẤT ĐÀ giáng sanh vào lòng Phật mẫu MA GIA.

Ngày mà Thái tử SĨ ĐẠT ĐA lìa bỏ hoàng cung, rứt cánh tay luyến ái của phụ hoàng, vợ đẹp, con xinh, nữa đêm vượt hoàng thành xuất gia tìm đạo năm Ngài 29 tuổi.

Sau sáu năm cần công khổ hạnh, và sau hai tháng đắc thành ĐẠO QUẢ CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC dưới cội Bồ đề chính ngày này, đức Phật tổ CHUYỂN PHÁP LUÂN tại vườn LỘC GIẢ để hoá độ năm Thầy KIỀU TRẦN NHƯ.

Ngày này, bắt đầu mùa MƯA tại xứ Ấn Độ, nên đức Phật và chư Tăng An Cư Kiết Hạ tại một nơi, để tránh sự đi HÀNH ĐẠO sợ đạp nhằm phải những côn trùng đang mùa sanh sôi nảy nở.

Noi theo gương xưa, ngày nay RẰM THÁNG SÁU Âm lịch, chư Tăng toàn thế giới tu theo hệ phái NAM TÔNG "NGUYÊN THUỶ" cùng vào mùa AN CƯ KIẾT HẠ.

Nhân ngày này, chư Thiện Nam Tín Nữ cư sĩ tại gia cùng nhau tổ chức lễ DÂNG Y TẮM MƯA cùng TỨ VẬT DỤNG đến chư Tăng để các Ngài AN CƯ THANH TỊNH.

2) NGÀY RẰM THÁNG CHÍN ÂM LỊCH

Ba tháng AN CƯ KIẾT HẠ đã qua, chư Tăng cử hành lễ TỰ TỨ, có nghĩa là cùng nhau sám hối, bày tỏ sự thanh tịnh của mình trong ba tháng chung sống.

Nhân lễ này, các Thiện Tín xa gần cùng nhau tổ chức lễ DÂNG Y KATHINA đến chư Tăng, để cầu xin nhờ oai lực thanh tịnh, phước báu do công hạnh tu hành của chư Tăng chia sớt, hồi hướng đến cửu huyền thất tổ, cầu xin cho được "QUỐC THÁI DÂN AN", CHÚNG SANH THƯỜNG LẠC.

Lễ DÂNG Y có thể kéo dài từ ngày 16 tháng chín cho đến hết ngày rằm tháng mười, luân phiên các chùa để chư Tăng giúp nhau HÀNH TĂNG SỰ.

Sau thời gian trên, không còn được gọi DÂNG Y KATHINA nữa, mà nếu có, chỉ gọi DÂNG Y thường thôi. DÂNG Y KATHINA phải có tối thiểu năm vị Tỳ khưu trở lên, đọc Tuyên ngôn, hành TĂNG SỰ (Y như LUẬT LỆ cổ truyền).

Ngoài BỐN NGÀY ĐẠI LỄ quan trọng trên, đạo Phật THÍCH CA MƯU NI CHÍNH TRUYỀN, không còn có ngày Lễ vía nào nữa cả. Ngày LỄ KỶ NIỆM, chỉ là phương tiện để nhắc nhở các hàng Phật tử XUẤT GIA TU SĨ cũng như TẠI GIA CƯ SĨ, chứng tỏ tấm lòng tri ân thành kính quý trọng của mình lên đức BỔN SƯ, mà cố gắng nói theo gương lành của đấng ĐẠI GIÁC, tu hành cho đến nơi hết khổ trọn vui khỏi còn bị chôn vùi trong vòng TAM GIỚI, thì mới được gọi là cách "CÚNG DƯỜNG HỢP THEO LẼ ĐẠO" vậy.

NGƯỜI PHẬT TỬ CÓ NÊN TIN NGÀY TỐT, XẤU TUỔI, KỴ, CHẾT TRÙNG?

Đức THẾ TÔN hằng dạy rằng:

Chính ta là tạo hoá của ta. Tội cũng do ta tạo, phước cũng chính ta gây. Sướng vui hay đau khổ đều do theo cái nghiệp của ta đã tạo. Thời gian chỉ là một danh từ trừu tượng. Chỉ danh pháp, để kêu gọi vậy thôi. Không có trí giác và tri giác, thì tại sao lại cho là ngày tốt, ngày xấu? Ngày và đêm có năng lực gì ban phước hay giáng hoạ cho ai đâu?

Theo Phật giáo, thì ngày nào thân khẩu ý trọn lành ngày giờ phút ấy tốt, là ngày hoàng đạo vậy.

Trái lại, ngày nào, giờ nào, phút nào, mà ta làm điều sai quấy như sát sanh, trộm cắp tà dâm, nói dối, uống rượu cũng như phạm vào THẬP ÁC NGHIỆP v.v...tức là ngày giờ xấu nhất.

Đơn cử một vài ví dụ cho dễ hiểu.

Cũng một giờ X của ngày N, có xổ số kiến thiết. Trong một giờ, một phút, một giây đó, tại sao có người trúng số độc đắc, có kẻ trúng số an ủi, có người trúng các lô khác. Có lắm kẻ phải phủi tay không. Vì sao?

Hơn thế nữa, cũng trong thời gian khoảnh khắc trên nước Việt Nam ta nói riêng, và thế giới nói chung, có biết bao nhiêu chúng sanh phải chết vì hết tuổi thọ, vì xe cán, tàu đè, vì bom rơi, đạn lạc, vì thiên tai, động đất, núi lửa, cuồng phong v.v...Lại cũng trong thời gian khoảnh khắc đó, có bao nhiêu chúng sanh được mở mắt chào đời nơi này hoặc nơi khác, hoặc bò bay máy cựa v.v...hoặc làm người, làm trời, làm thú hoặc ngạ quỷ v.v...

Còn nói về tuổi trùng hay chết kỵ cũng quá ư lỏng lẻo. Hai người cùng sanh trong một giờ, một phút, một giây, tại sao có người da đen, da trắng, da vàng v.v...có người sanh vào chỗ giàu sang phú túc, lại có kẻ chịu đói khó, nghèo hèn?

Nói cho cùng, chúng sanh đều do theo cái NGHIỆP của mình đã tạo mà lãnh QUẢ KHỔ hoặc hưởng cảnh AN VUI chứ tuổi tác, năm, tháng ngày, giờ chỉ là danh từ kêu gọi vậy thôi.

CHÍNH GIÁO lưu truyền đã hơn 25 thế kỷ.

Ngoại Đạo cố tâm làm cho suy sụp CHÁNH PHÁP bằng mọi hình thức, mọi thủ đoạn, mọi khía cạnh vi tế, khéo léo, gian xảo không lường. Này thì sửa một tí, mai chữa một tí, ví như tấm vải mới xuất xưởng, ban sơ thì trắng trẻo đẹp xinh. Lâu ngày, chày tháng, bụi thời gian và sự trao đổi giữa người này, qua người khác, thế hệ này sang thế nọ, lần lần hoen ố cho đến ngày cũ mục, hư rách như thế nào, thì đạo Phật cũng gần giống như thế ấy. Nếu các bậc THÁNH TĂNG và chư phàm Tăng trưởng lão đạo đức không tổ chức các kỳ KẾT TẬP để ôn nhuần nhắc nhở, thì CHÁNH GIÁO sẽ bị suy vi.

Hỡi ai là người TRÍ TUỆ.

Hỡi ai là người PHẬT TỬ THUẦN THÀNH có nhiệt tâm BẢO TỒN CHÁNH PHÁP.

Hỡi ai là người muốn tìm ĐẠO GIẢI THOÁT, muốn lánh KHỔ tìm VUI, muốn vượt ra khỏi lưới của MA VƯƠNG mà tìm đến NIẾT BÀN CỰC LẠC cứu cánh VÔ SANH.

Phải nên gia tâm suy niệm phân tích chánh tà, phải trái kẻo mà phí bỏ bao công trình tu tập mà kết quả vẫn chỉ loanh quanh trong vòng TAM GIỚI khổ.

* * *

Sau đây, kể cống hiến quý Phật tử một mẩu CHUYỆN ĐẠO về sự tích NA TIÊN Tỳ khưu phá nghi cho một vị quan đại thần, hầu cận VUA MI LAN ĐÀ như sau. MI LAN ĐÀ, một vị CHUYỂN LUÂN VƯƠNG. Một ông VUA vô cùng thông minh uyên bác TRÍ tuệ siêu phàm. Các PHÁP SƯ và LUẬT SƯ thời bấy giờ không làm sao giải nổi những câu hỏi vấn nan của nhà vua.

Đại đức Tỳ khưu NA TIÊN "NAGASENA" đã giải đáp và phá nghi cho đức Vua một cách tài tình và mạch lạc (xin tìm xem nơi quyển MI LAN ĐA VẤN ĐẠO của Hoà thượng Giảng Sư GIỚI NGHIÊM đã xuất bản).

Nhưng trong khi đó, có một vị đại thần thuộc ngoại đạo cũng theo hầu cận đức VUA.

Những lời VẤN và ĐÁP giữa đức VUA và Đại đức NA TIÊN, vị đại thần ấy đều được nghe tường tận đầy đủ. Song vì cố chấp theo TRI KIẾN của mình mà vị đại thần ấy không sao phá nghi được. Cuối cùng, ông đến bạch với ĐẠI ĐỨC NA TIÊN.

Kính bạch hoá Đại đức.

Những điều NGHI NAN của đức Vua, Ngài đã giải đáp một cách tường tận và rõ ràng. Nhưng theo ngụ ý của hạ thần vẫn còn nghi ngờ sao đó, mà không có thể giải nổi.

Cúi xin Đại đức từ bi điểm hoá cho.

ĐẠI ĐỨC NA TIÊN dạy rằng:

- Này Thượng quan Bần Tăng xin kể hầu Thượng quan một MẨU CHUYỆN như sau:

Hồi xưa, tại một làng nọ, có hai người bạn sống gần nhau, và thương yêu quý mến nhau lắm.

Gặp năm cơ trời hạn hán mất mùa, dân chúng sống đói khổ, cơ cực khó khăn. Hai người bèn cùng nhau từ giả gia đình để đi tha phương tìm sinh kế.

Đến một làng nọ, dân chúng nuôi trâu bò nhiều. Phân vãi đầy đường. Người bạn tên A mới rủ anh B.

- Này bạn. Chúng ta đi tìm sinh kế, mà đi không thật phí công vô ích quá. Vậy nơi đây có sẳn phân trâu nhiều, chúng ta lấy thúng đội mỗi người một ít để khi về trông tỉa cũng có ích. Thế là hai người cùng làm.

- Đến một xứ khác, nơi đó dân chúng làm nghề dệt vải giàu có. Vải củ và hoen ố, bị chuột cắn chút ít họ vứt bỏ rất nhiều. A mới bảo bạn:

- Này bạn. Chúng ta đội phân trâu nặng nề và hôi hám quá. Bây giờ hãy bỏ đi. Nơi đây có vải bỏ còn tốt, chúng ta cùng lượm một ít, đem về may mặc vừa tiện vừa nhẹ.

B trả lời:

- Thôi anh thích thì cứ nhặt. Tôi lỡ đội phân trâu rồi, bỏ đi phí của lắm.

Đến một nơi khác. Nơi đây vừa bị loạn lạc. Quân cướp vừa mới kéo ngang qua, nên tơ lụa vứt bỏ đầy đường. A thấy thế bảo bạn:

- Này bạn. vải thô xấu, anh không lấy. Giờ nầy có nhiều tơ lụa, ta hãy cùng nhau nhặt một ít, đem về cho vợ, con họ hàng thì hay lắm.

- B nói:

-Cám ơn anh. Tôi đội phân trâu cũng đã lỡ rồi anh thích tơ lụa thì cứ lượm, tôi bỏ phân trâu uổng công quá.

Khi đến nơi kia, hai người lội qua con suối. A thấy trong hang đá có nước chảy ra, có một số vàng cục và ngọc quý. Mừng rỡ A bảo bạn:

- Này anh bạn. Vải xấu anh chê. Tơ lụa anh cũng không màng. Giờ đây có nhiều vàng ngọc quý giá lắm chúng ta hãy lượm lấy mà đem về, vừa gọn nhẹ, vừa qúy báu, vừa thêm giàu có nữa.

B trả lời:

- Đa tạ lòng anh. Anh thích vàng ngọc cứ lượm, tôi đội phân trâu lỡ rồi, thôi cứ để vậy luôn cho tiện.

Trên đường về, gặp một trận mưa to. Anh A nhờ mang vàng ngọc gọn nhẹ đi tìm chỗ núp dễ dàng.

Còn chàng B bị đội thúng phân trâu kềnh càng chậm chạp mưa tuôn xối xả phân chảy đầy người hôi hám lắm.

Về nhà, cha mẹ vợ con hết lời than thở, quở trách, rầy la. Trái lại chàng A, nhờ có số vàng ngọc quý giá trở nên giàu có và đồng thời đem chia sớt cho họ hàng, thân bằng quyến thuộc, mọi người đều tán thán khen ngợi, vui mừng.

- Thượng quan nghĩ như thế nào về mẩu chuyện trên?

- Kính bạch hoá Đại đức

Thật tựa thể người mù được thấy. Ví như người đói được ăn. Tựa thể người đau được lành. Cũng như người ngã nằm trên mặt đất, có người đỡ vực dậy.

Hạ thần thức tỉnh được rồi. Sự cố chấp về tri kiến thủ cựu, sự hoài nghi về các luận lý bấy lâu che án, sự sáng suốt của hạ thần nay đã được Ngài từ bi vén tấm màn u tối. Xin NGÀI thu nhận nơi đây, nỗi lòng quy ngưỡng vào ba ngôi TAM BẢO từ nay cho đến trọn đời.

-ooOoo-

LỜI BÀN

Một mai, thấy được đường đi cũ.
Mới biết từ xưa những việc lầm

ĐẠO PHẬT LÀ ĐẠO TRÍ TUỆ,
NGƯỜI PHẬT TỬ CŨNG PHẢI L
À NGƯỜI CÓ NHIỀU TRÍ TUỆ

Tự hào là người con Phật, chúng ta, ai là người chơn tử của đấng THIÊN NHƠN SƯ, phải noi theo gương TRÍ TUỆ SIÊU PHÀM của đấng TOÀN GIÁC, mà cố gắng học hỏi, quán niệm, suy tư cho thấy rõ chơn lý, lấy NHƠN QUẢ làm cứu cánh, để phân tích, nhận định, mà rồi tinh tấn nỗ lực thực hành theo, ngõ hầu TỰ ĐỘ lấy mình vượt ra khỏi vòng hắc ám VÔ MINH bao đời che phủ.

Rồi nhiên hậu mới đem sự hiểu biết ấy, ra giảng giải cho người khác cùng biết, cùng thấy gọi là ĐỘ THA, TỰ GIÁC rồi mới GIÁC THA, TỰ ĐỘ rồi mới ĐỘ THA được, như vậy mới được gọi là GIÁC HẠNH VIÊN MÃN.

Nếu chính bản thân ta không TỰ ĐỘ, TỰ GIÁC mà cứ mãi đêm, ngày cầu khẩn van xin, lạy lục trông nhờ nơi một đấng thiêng liêng tha lực, thần quyền, theo ảo tưởng, để mong cầu tiếp dẫn, cứu vớt v.v...thì chẳng khác nào người nông dân kia, không chịu khó cuốc bẫm cày sâu, dãi nắng dầm mưa để ra công canh tác lấy đám ruộng của mình. Mà ngày đêm chỉ biết vác thúng đi gõ cửa từng nhà, để cầu xin bát gạo, đấu khoai, thì đời sống của chàng ta sẽ ra sao? Bao giờ cho được an vui hạnh phúc?

Ta không tự đặt niềm TIN nơi ta, không chịu làm nơi nương nhờ cho ta, ví như đứa bé ngã nằm trên mặt đất, không chịu chỏi tay đứng dậy, cứ mãi nằm la " Tôi ngã, tôi ngã" thì nó sẽ ra sao?

Lại nữa, ví như đi đường, ta thấy có người sắp chết đuối, đang lặn hụp giữa dòng. Muốn cứu nạn nhơn ít nhất ta cũng phải biết rành bơi, lội, hoặc trong tay phải có sợi dây, cây sào, mới mong cứu người được chứ.

Trong khi ấy, chính bản thân ta không biết bơi, lội, cuộn thừng, cái gậy cũng không, thấy người hụp lặn giữa dòng, nhảy luôn xuống, có phải đưa nhau về cõi chết cả không?

- Hỡi ai là người nuôi ý nguyện mong cầu "Thoát khổ về vui, chuyển mê về ngộ" muốn vượt ra khỏi vòng TAM GIỚI, thì phải gia tâm lưu ý, chịu khó học hỏi, nghiên cứu để tìm về CHÁNH ĐẠO cao siêu, phá bỏ TRI KIẾN lầm mê, rồi vâng giữ hành theo lời giáo huấn của đấng CHÍ TÔN, ngõ hầu đem lại sự lợi ích cho mình, từ đời này cho đến vô lượng kiếp vị lai cho đến ngày đạt đáo ĐẠO QUẢ NIẾT BÀN VÔ SANH.

Trong cuộc đời HOẰNG DƯƠNG CHÁNH GIÁO, qua bao phen đem lý thuyết nhiệm màu để độ quần sanh, đấng THIÊN NHƠN SƯ cũng đã tiên đoán về sự suy đồi của Phật giáo như sau:

- Hỡi này các thầy Tỳ khưu.

Thuở trước kia, có nhóm người DASARAHAS, có một cái trống mà họ đặt tên là "trống chiêu tập".

Khi trống bắt đầu muốn lủng, họ liền đóng thêm nhiều cái móc để căng da cho thẳng. Một thời gian sau cái trống ấy bị lủng cả, chỉ còn lại cái thân bằng vỏ cây và những móc sắt mà thôi.

- Hỡi này các thầy Tỳ khưu.

Cũng như thế ấy, hàng Tăng chúng sau buổi vị lai sẽ có những hành vi tương tự như vậy.

Những lời giáo huấn của đức CHÁNH BIẾN TRI rất cao thâm, huyền diệu đầy ý nghĩa, họ chẳng thèm nghe theo hoặc tìm hiểu đến. Họ không màng gì đến sự học hỏi cho thông suốt chơn lý và chẳng hết lòng ủng hộ CHÁNH PHÁP chánh đáng cao siêu này.

Trái lại, họ sẽ ưa thích, chăm chú tìm nghe, tìm hiểu những lý thuyết không thuộc về CHÁNH GIÁO như những áng văn chương, thi phú do các nhà thi sĩ thốt ra có nhiều danh từ trôi chảy, hoạt bát v.v...

Họ sẽ hết lòng ủng hộ và cho rằng những lý thuyết ấy là chơn chánh, đáng học hỏi, đang hấp thụ. Vì lẽ đó, cho nên những lời GIÁO HUẤN của đức CHÁNH BIẾN TRI đã giải rất cao thâm, rất huyền diệu đầy ý nghĩa sẽ bị lu mờ. -- SUYATTA NIKÀYA, quyển II, Trang 266,267

Trên đỉnh Ân trời,
Đông t
àn năm Thìn, Một chín bảy sáu
Trà Giang Tử

-ooOoo-

HỒI HƯỚNG

Với PHƯỚC BÁU của sự SƯU TẦM, BIÊN SOẠN ẤN HÀNH quyển "DẪN LỐI VỀ NGUỒN" này, tôi xin chân thành cung kính dâng lên chư Đại đức Tăng, nhất là BỔN SƯ PHỤ, THIỀN SƯ HỘ NHẪN, người đã dày công giáo hoá dắt dìu an ủi tôi trên con "ĐƯỜNG CHÁNH ĐẠO"

Tôi xin chia sớt đến các bậc thiện hữu trí thức thầy tổ đầu tiên, những người bạn XUẤT GIA TU SĨ cũng như TẠI GIA CƯ SĨ đã khuyến khích nâng đỡ và góp ý cùng tôi trong việc sưu tầm, biên soạn.

Tôi xin chân thành cung kính dâng phần công hạnh này đến Chư Tiền bối trưởng lão đã quá cố, các bậc hữu ân, cửu huyền Thất Tổ Nội Ngoại hai bên, nhất là thân phụ, hiền mẫu, nghĩa phụ, dưỡng mẫu, anh, chị em Phật tử bốn phương đã tử nạn hy sinh để "BẢO TỒN CHÁNH PHÁP"

Ngưỡng cầu cho quý vị để sớm thoát cảnh khổ đau, đừng oan trái oán thù, mà thọ sanh về nơi nhàn cảnh AN VUI.

Cầu xin oai lực tối thượng của TAM BẢO thùy từ gia hộ cho tôi, cùng chư thiện hữu trí thức, mỗi kiếp sanh lên, sớm gặp nhau trong ngôi nhà CHÁNH PHÁP của đấng TOÀN TRI, để cùng nhau nhắc nhở, sách tấn TU HÀNH cho đến ngày đắc thành ĐẠO QUẢ VÔ SANH.

Trao gởi về anh chị em Phật tử bốn phương:

"TÌNH THƯƠNG, TINH TẤN, và TRÍ TUỆ
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MƯU NI PHẬT"

- HẾT-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05

Chân thành cám ơn Tỳ kheo Pháp Tông và Tỳ kheo Tuệ Tâm đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 09-2003)


[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 05-09-2003

Dan loi ve nguon - Tra Giang Tu - 05

BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with Unicode Times font


DẪN LỐI VỀ NGUỒN

Trà Giang Tử
(Tỳ khưu Định Lực Samadhibàlo)

Tăng Quang Tự, Huế
(tái bản 2003)


[05]

PHẦN TẠI GIA CƯ SĨ

KHI XU HƯỚNG, TIN TƯỞNG THEO PHẬT GIÁO PHẢI THẾ NÀO?

Khi đã học hỏi, sưu tầm, nghiên cứu giáo lý của đức Phật, nhận xét suy tư thấy rõ lời nói, câu khuyên, nhất là TAM TẠNG KINH ĐIỂN, một đường lối chắc thật, thanh cao, có NHƠN có QUẢ rõ ràng rành mạch, phát tâm hoan hỷ mừng vui, ví như người tìm được mỏ vàng hay hầm châu ngọc quý báu, thì nên tình nguyện làm người con Phật để mong cầu sự lợi lộc, sự an vui, sự tấn hoá về tinh thần lẫn vật chất, ví như xin gia nhập vào dòng người đi tìm vàng hay khai thác châu ngọc vậy?

MUỐN TRỞ THÀNH MỘT PHẬT TỬ PHẢI LÀM SAO?

Điều cần nhất, là tìm gặp cho được một vị MINH SƯ, có hạnh kiểm trang nghiêm, có hành vi tốt đẹp để xin thọ trì QUY GIỚI. Tại sao vậy?

Vì thật ra, trong thời buổi Pháp nhược Ma cường, thầy rùa nhan nhản khắp nơi, lắm kẻ lợi dụng lòng tin của tín đồ. Bởi thế cho nên, có một số người lợi dụng Tăng tướng làm cái Mộc chiêu bài mà mưu sinh bằng cách "MƯỢN ĐẠO TẠO ĐỜI" hoặc trốn tránh trách nhiệm "TRỐN XÂU LẬU THUẾ" lại còn lôi kéo tín đồ vào con đường TÀ ĐẠO mê tín dị đoan v.v...

THẦY RÙA LÀ THẾ NÀO?

Con RÙA, khi nó muốn sanh, đi tìm một bãi cát bới một lỗ nho nhỏ. Xong đẻ bọc trứng vào đó, lấp đất sơ xịa rồi bỏ đi. Nhờ ánh nắng mặt trời và chịu sự mát của ban đêm mà trứng nở, chứ RÙA không tha thiết gì tới đàn con của nó cả.

THẦY RÙA cũng như thế đó. Vì lòng tham lam danh lợi lôi cuốn, nên khi đi tu rồi, chỉ mong thu nhận tín đồ cho đông, rồi mặc ai muốn làm gì thì làm. Trì trai cũng được, phá giới cũng không sao, miễn dâng cúng lợi lộc cho nhiều là thầy thương, thầy mến. Còn giáo lý hay đức hạnh của hàng đệ tử, không hề để tâm lưu ý tới. Gặp THẦY RÙA như vậy, thì thật là hoài công và vô ích cho những ai muốn tu theo ĐẠO GIẢI THOÁT, mong cầu LÁNH KHỔ, TÌM VUI.

TU PHẬT, TẠI SAO PHẢI THỌ TRÌ QUY GIỚI?

Thế thường, người bộ hành muốn đi đến nơi nào mong tránh khỏi lối mê, rừng thẳm, thì cần phải theo sự chỉ dẫn của người HƯỚNG ĐẠO. Cũng như người học trò, muốn thông minh, uyên bác, phải cố công vâng giữ hành theo lời giáo huấn của ông thầy.

ĐẠO PHẬT cũng vậy, giáo lý của PHẬT TỔ cao siêu vi diệu quá. TAM TẠNG KINH ĐIỂN chứa đựng bao ý nghĩa thậm thâm vi diệu, nếu không THỌ TAM QUY, thì lấy đâu làm nơi nương nhờ, mong cầu tấn hoá cho được?

QUY Y LÀ THẾ NÀO? CÓ MẤY NGÔI QUY Y?

Quy Y có nghĩa là quay về là nương theo. Là lấy một điểm tựa để làm nương nhờ trông cậy. Ví như người con thơ dại, nương nhờ vào lòng thương của bà mẹ hiền quý mến. QUY Y là ý nói nơi nương nhờ, trông cậy của người Phật tử trên con ĐƯỜNG đi đến nơi DIỆT KHỔ. TAM QUY, có nghĩa là nơi nương nhờ, trông cậy ba NGÔI báu trọn LÀNH. Ấy là Quy y Phật, Quy y Pháp, và Quy y Tăng.

THẾ NÀO GỌI LÀ QUY Y PHẬT?

Phật là đấng TOÀN TRI DIỆU GIÁC vô lượng từ bi. Ngài đã bẽ gãy bánh xe sanh tử luân hồi, đã diệt tân VÔ MINH và ÁI DỤC. Ngài là thầy cả Chư Thiên và nhơn loại.

"THIÊN NHƠN CHI ĐẠO SƯ, TỨ SANH CHI TỪ PHỤ" Quy Y Phật là lấy Ngài làm nơi vững nương, làm tấm gương sáng, làm người dẫn lộ trọn lành, ngõ hầu bước theo, tu hành cho hết khổ.

THẾ NÀO GỌI LÀ QUY Y PHÁP?

PHÁP là những phương lương diệu dược nhiệm mầu, có năng lực chữa trị tâm bệnh. Phiền não của chúng sanh. Quy y Pháp, là học hỏi giáo lý, quán niệm cho thấu đáo, suy tư cho thông suốt chín chắn, rồi thực hành theo. Đó là những khuôn vàng thước ngọc để đưa lối cho quần sanh thoát khỏi sông mê, rừng thẳm đầy kinh sợ hãi hùng.

TẠI SAO PHẢI QUY Y TĂNG?

TĂNG là bậc đã "NGUYỆN CẮT ÁI LY GIA" nguyện "XÃ PHÚ CẦU BẦN XÃ THÂN CẦU ĐẠO". Người đứng ra nhận lãnh trách nhiệm, thay mặt ba đời chư Phật cũng như chư THÁNH và PHÀM TĂNG, lái chiếc thuyền Bát Nhã ra nơi biển cả để vớt khách trầm luân đang đắm mình lặn hụp giữa lượn sóng ba đào TAM GIỚI.

Đức Phật đã lên đường tịch diệt.

TAM TẠNG PHÁP BẢO, tuy quý báu nhưng quá nhiệm mầu, thiếu TĂNG BẢO, thì lấy ai hướng dẫn dắt dìu, đem ngỏ chỉ đường cho khách bộ hành là quần sanh thoát con đường sanh tử?

QUY Y TĂNG, lấy Tăng làm nơi vững nương trông cậy, theo lời giáo huấn của các Ngài, thực hành đúng theo lời dạy của chư Tăng, mà tu hành sẽ đem lại sự an vui cho mình và cho kẻ khác. Lại nữa, có Quy y thì Tăng mới hết lòng hướng dẫn dắt dìu, ví như bà Mẹ hằng lo lắng đến hạnh phúc của đàn con đẻ vậy.

KHÔNG QUY Y THÌ TĂNG KHÔNG DẠY BẢO SAO?

Không phải là không chỉ vẽ. Dạy bảo giáo huấn là nhiệm vụ của chư Tăng, đó là lòng từ bi rộng lớn nhưng không có Quy y, chưa là đệ tử, thì Tăng đâu có trách nhiệm. Nói là nói vậy thôi. Dạy bày như vậy thôi. Ai nghe cũng được, người nào nghe cũng tốt, không cũng chả sao?

Trái lại, khi đã Quy Y rồi, ví như đinh đóng vào cột chắc chắn. Thầy có trách nhiệm săn sóc, mà trò cũng có bổn phận lo cho tròn. Hai bên nâng đỡ hỗ trợ cho nhau, há chẳng phải là tốt đẹp vẹn toàn sao?

TAM QUY CHỈ CÓ CHỪNG ẤY SAO?

TAM QUY lại còn có hai bậc là THÁNH QUY và PHÀM QUY.

- THÁNH QUY là quy thấy PHÁP TỨ DIỆU ĐẾ, dứt trừ phiền não, lấy NIẾT BÀN làm cảnh giới, là nơi về của bậc THÁNH NHƠN nhất là TU ĐÀ HOÀN.

- PHÀM QUY chỉ tập tành, cố gắng đè nén phiền não như dùng đức của Phật làm cảnh giới, là nơi về của người phàm, có đức tin về sự hiểu thấy phải. Có đức TIN làm gốc, làm cho sự biết trong mười cách làm PHƯỚC, "PUNNA KIRIYA VATTHU".

MƯỜI CÁCH LÀM PHƯỚC LÀ THẾ NÀO?

1. DÀNA. Bố thí, phát tâm hoan hỷ chia sớt tài sản, vật dụng của mình sẳn có hoặc an ủi vỗ về, kẻ sa cơ thất thế (Vô Uý thí) cho kẻ khác.

2. SÌLA. Trau giồi phẩm hạnh cho thanh cao, xa lánh, ghê sợ điều xấu xa, tội lỗi đê tiện.

3. BHÀVANA. Tham THIỀN. Lấy ân đức Phật, ân đức Pháp, hoặc ân đức Tăng v.v...làm đề mục để trói cột Tâm (hoặc một trong 40 đề mục) trong PHÁP CHÁNH ĐỊNH để HÀNH.

4. APÀCANA. Kính trọng người nên kính trọng. Lễ bái người nên lễ bái. Học hỏi Pháp nào nên học hỏi.

5. VEYYAVACA. Giúp đỡ các thân bằng quyến thuộc không phân biệt kẻ thân người sơ với lòng từ bi bác ái.

6. PATTIDÀNA. Hồi hướng, chia sớt phần phước báu của mình đã tạo cho chư thiên và nhơn loại, tất cả chúng sanh.

7. PATTA MUNODÀNA. Hoan hỷ phước báu của kẻ khác vui mừng thoả thích khi thấy họ làm phước.

8. DHAMMÀSAVANA. Nghe pháp bằng cách chăm chú kính trọng. Dồn tất cả tâm tư để đón nhận lời vàng tiếng ngọc của chư Tăng dạy dỗ, giáo huấn mà thực hành.

9. DHAMMADESANÀ. Thuyết pháp theo sự hiểu biết của mình cho người nghe, hoặc viết kinh, ấn sách cho kẻ khác cùng coi, cùng đọc.

10. DITTHUHUJUKAMMA. Sửa trị tri kiến cho chơn chánh. Nghe học thông suốt, suy nghiệm thấu đáo, nhận thức cho thấy rõ chân lý, rồi thực hành theo chân lý ấy, dứt bỏ điều sai lầm sai quấy, mê tín dị đoan, chấp thủ những phong tục cổ cựu di truyền không đúng với pháp. Đó là MƯỜI ĐIỀU LÀM PHƯỚC

"PUNNA KIRIYA VATTHU" của người tại gia cư sĩ.

TRÌ GIỚI NGHĨA LÀ THẾ NÀO? CÓ MẤY?

TRÌ GIỚI là vâng giữ hành theo những điều răn cấm của đức Phật đã chuẩn hành cho người tại gia cư sĩ. GIỚI tối thiểu cho người TẠI GIA CƯ SĨ là NĂM GIỚI như giải ở phần LUẬT phía trước. Nhưng để cho HÀNH GIẢ khỏi bị HƯ ĐỨT hay BỢN NHƠ, phần này xin giải rõ các chi điều của GIỚI cho được sáng tỏ hơn.

CHO BIẾT SỰ KHÁC BIỆT GIỮA ĐỨT GIỚI VÀ BỢN NHƠ?

GIỚI bị đứt, ví như khổ vải bị rách thủng, không lành lặn, không dùng được. GIỚI bị bợn nhơ ví như khổ vải bị hoen ố và dính đồ dơ, bùn đất, dùng cũng không tốt đẹp đâu. GIỚI bị đứt là khi nào xét mình thấy phạm đủ các chi điều. GIỚI bị bợn nhơ là chỉ phạm một phần nào thôi.

XIN CHO BIẾT NHỮNG CHI ĐIỀU CỦA GIỚI?

Giới sát sanh - có 5 chi
Giới trộm cắp - có 5 chi
Giới tà dâm - có 4 chi
Giới nói dối - có 4 chi
Giới uống rượu - có 4 chi
Giới múa hát - có 3 chi
Giới trang điểm - có 3 chi
Giới nằm ngồi chổ cao - có 3 chi

NĂM CHI CỦA SÁT SANH LÀ THẾ NÀO?

1. Chúng sanh có mạng sống
2. Biết chúng sanh đó còn sanh mạng
3. Tính giết
4. Cố gắng giết
5. Chúng sanh chết vì sự cố gắng ấy.

CHO BIẾT CHI CỦA GIỚI TRỘM CẮP?

1. Của có người giữ
2. Sự biết rằng của có người giữ
3. Tính trộm cắp
4. Cố gắng trộm cắp
5. Trộm cắp được do sự cố gắng ấy .

CHO BIẾT CHI CỦA GIỚI TÀ DÂM?

1. Người nữ không nên tà dâm
2. Tính tà dâm với gái đó
3. Ráng sức t
à dâm
4. Đã tà dâm

CHI CỦA GIỚI NÓI DỐI RA SAO?

1. Điều không thật
2. Tính nói dối
3. Ráng sức nói dối
4. Đ
ã làm cho người tin lời nói dối ấy

CHI CỦA GIỚI UỐNG RƯỢU LÀ THẾ NÀO?

1. Rượu
2. Tính uống rượu
3. Ráng sức uống rượu
4. Đã uống rượu ấy vô khỏi cổ

BÁT QUAN TRAI GIỚI thêm ba GIỚI nữa. Thay vì tà dâm với vợ con người, vợ nhà cũng không được thông dâm. Không ăn sai giờ. Không được múa hát, thổi kèn, đờn, xem hát, nghe đờn kèn và trang điểm, thoa vật thơm dồi phấn và đeo tràng hoa. Không được nằm ngồi quá cao và xinh đẹp.

XIN CHO BIẾT CHI CỦA GIỚI THÔNG DÂM?

1. Một trong 30 khiếu (LUẬT XUẤT GIA) quyển thượng.
2. Tính thông dâm
3. Ráng sức thông dâm
4. Đã thông dâm

CHI CỦA GIỚI ĂN SÁI GIỜ LÀ GÌ?

1. Sái giờ làm từ chếch xế đến mặt trời mọc.
2. Vật thực được ăn trong giờ.
3. Đ
ã ăn khỏi cổ.

CHI CỦA GIỚI MÚA HÁT RA SAO?

1. Múa hát đờn, kèn
2. Tính làm
3. Đi nghe hoặc xem. Đã nghe và xem
4. Vật để trang điểm, nhất là tràng hoa
5. Cố ý dùng đồ trang điểm mà trang sức
6. Đã dùng đồ trang điểm và trang sức

CHO BIẾT CHI CỦA NẰM, NGỒI NƠI QUÁ CAO.

1. Nằm, ngồi, nơi quá cao và xinh đẹp
2. Tính nằm hoặc ngồi
3. Đ
ã nằm hoặc ngồi

Nói chung, nếu PHẠM đầy đủ CHI, gọi là ĐỨT GIỚI. Nếu phạm một hay hai CHI gọi là GIỚI BỢN NHƠ hay HOEN Ố.

KHI THỌ TRÌ QUY GIỚI, NGƯỜI PHẬT TỬ LÀM GÌ?

Đến trước vị Tỳ khưu hay Sa di, sám hối xin chừa cải những tội lỗi của mình đã vô ý quên mình, dễ duôi phạm phải trong vô lượng kiếp trước dẫn lại đây. Rồi mới trình bạch xin thọ trì TAM QUY và NGŨ GIỚI. (xem nơi LUẬT của người cư sĩ trong KINH NHẬT HÀNH)

XIN QUY GIỚI XONG CÓ ĐƯỢC LÃNH LỒNG PHÁI PHÁP DANH KHÔNG?

Không cần thiết lắm. Luật lệ của đức Phật chuẩn hành là "KHẨU TRUYỀN TÂM THỌ". Điều cần yếu là HÀNH GIẢ phải vâng giữ hành theo cho được trong sạch vẹn toàn là quý báu nhất mà thôi. Song thực tế, thì cũng có lắm Phật tử xin PHÁP DANH, đó là những đức lành tánh tốt mà vị thầy tế độ ban truyền cho, với mỹ ý khuyên nhắc tín đồ lấy đó làm đề mục để luôn ghi nhớ mà hành theo. Mục đích của ĐẠO PHẬT là TỰ TU, TỰ ĐỘ, TỰ GIÁC rồi mới GIÁC THA. Cũng ví như thế nhơn ĐÓI, muốn no lòng phải ăn vật thực vào như thế nào, thì người phật tử muốn lánh khổ, tìm vui phải hành đúng theo lời dạy khuyên giáo huấn của chư Tăng cũng như thế ấy.

Một khi TAM QUY được chắc chắn, NGŨ GIỚI được trong sạch tinh nghiêm rồi, thì phước báu hằng bảo trợ, chư thiên tán thán hoan hô đúng như câu Phật ngôn "NADUGGATIM GACCATI DHAMMÀCÀRI" nghĩa là người hành theo CHÁNH PHÁP không bị đi vào chỗ xấu xa.

Cũng như trong NHO GIÁO có câu "ĐẠO CAO LONG HỔ PHỤC, ĐỨC TRỌNG QUỶ THẦN KIÊN"

Tự mình có hạnh kiểm trong sạch tinh nghiêm, tự nhiên mọi người sẽ mến yêu chiều chuộng, là nơi vừa lòng của các bậc THÁNH NHƠN, có năng lực cảm hoá long xà, ác thú v.v...

Nhận lãnh lồng phái, pháp danh rồi, mà nghe đâu tin đó, cúng vái lung tung, gốc cây, hang đá, ông táo, bình vôi v.v...cũng thì thụp lễ lạy, heo gà cũng giết, trộm cắp không chừa, rượu chè be bét, chơi cờ, đánh bạc hút xách, đàng điếm lung tung, bậy bạ vợ, con người, thì lồng phái hay pháp danh nào có ích lợi chi?

KHI CÓ LỒNG PHÁI, PHÁP DANH CHẾT ĐƯỢC GIẢM TỘI?

Thật là một câu chuyện khôi hài hết sức.

Ví dụ, như có một tên cướp hung dữ, chuyên đi giết người, cướp của, đốt xóm, phá làng, làm những điều hung bạo xấu xa, rồi đến chùa xin năm bảy lồng phái đeo khắp cả thân mình, rồi liệu có thoát khỏi lưới pháp luật sao?

Trái lại, có người ăn hiền ở lành, giúp đỡ kẻ cô đơn, nghèo khó, nuôi nấng người bệnh hoạn tật nguyền, thì sẽ bị quân binh bắt bỏ tù, làm tội, vì không có pháp danh hay lồng phái hay sao?

Rồi nói rộng ra, giả sử tên tướng cướp kia có muốn hướng thiện tu hành, thì trước tiên cũng phải ở tù, đặng trả cho rồi cái nghiệp của nó gây ra tạo cái đã.

Xét việc đời như thế nào, suy việc đạo cũng như thế ấy. Có câu "THIÊN ĐỊA VÔ TƯ, QUỶ THẦN CHÍ CÔNG" chả lẽ vì lồng phái hay pháp danh mà ĐỊA TẠNG VƯƠNG hay QUỶ SỨ tha hết tội nhơn sao? Như vậy, thì chính ĐỊA TẠNG VƯƠNG hay QUỶ SỨ lãnh chịu TỘI giùm cho TỘI NHƠN cái đã. Đừng nghe lời xiễm ngôn tà mỵ mà dễ duôi dãi đãi tự đào lấy hố chôn mình.

Nói chung, người Phật tử lấy TAM BẢO làm nơi vững nương chắc chắn để trông cậy, và dùng NGŨ GIỚI trau giồi Thân Tâm cho trong sạch, thì sẽ có NĂM QUẢ BÁU hộ trì luôn khi.

NĂM ĐIỀU QUẢ BÁU ẤY NHƯ THẾ NÀO?

1. Người giữ giới trong sạch hằng được tài sản nhiều, lợi lộc tấn phát.

2. Người giữ giới hằng được nhiều người ưa chuộng tên, tuổi tốt lành, được nhắc nhở tán thán.

3. Người giữ giới can đảm trong các cuộc hội họp được mọi người kính nể.

4. Người giữ giới hoan hỷ thỏa thích trong lúc sắp lâm chung, có thể biết trước ngày hết số.

5. Người giữ giới sau khi chết tâm hồn an lạc, thần trí nhẹ nhàng và thọ sanh về nhàn cảnh an vui.

Trái lại, người giữ giới không trong sạch sẽ bị NĂM ĐIỀU TAI HẠI như sau:

1. Người không giữ giới hằng hao mất tái sản vì sự dễ duôi, lười biếng của mình.

2. Hằng bị tên tuổi không tốt, bị người đồn đãi chê bai, trời người đều xa lánh khinh khi.

3. Hằng bị rụt rè nhút nhát trước đám đông, giữa các cuộc hội họp, sợ sệt trước mắt mọi người.

4. Hằng bị hôn mê tán loạn tâm hồn lúc gần chết và rất đau khổ nhức nhối lúc lâm chung.

5. Sau khi chết, bị đoạ sanh vào bốn đường dữ là súc sanh, A Tu La, Ngạ Quỷ và địa ngục do theo cái NGHIỆP của mình đã tạo.

NGHIỆP LÀ GÌ? CÓ MẤY LOẠI?

KAMMA dịch là "NGHIỆP" là sự tác ý, là tư tưởng ý nghĩ cho hành vi tạo tác của mình. NGHIỆP có hai là THIỆN NGHIỆP và ÁC NGHIỆP. THIỆN NGHIỆP đưa chúng sanh về cõi an vui. ÁC NGHIỆP dẫn chúng sanh thọ quả khổ trong bốn đường DỮ.

NGHIỆP được chia MƯỜI HAI loại như sau.

1. HIỆN NGHIỆP. Nghiệp là QUẢ trổ trong lúc hiện tại, như học giỏi thi đậu cao. Giết người thì đền mạng.

2. HẬU NGHIỆP. Quả trổ sanh bất cứ lúc nào kế sau đó.

3. TUỲ NGHIỆP. Quả trổ sanh bất cứ lúc nào kế sau kiếp hiện tại.

4. QUÁ NGHIỆP. Đã qua rồi, không trả quả nữa, ví như mủi tên hết đà bay, rơi xuống.

5. TẠO TÁC NGHIỆP. Nghiệp bắt đầu trả quả khi tái sanh vào lòng mẹ cho đến 49 ngày.

6. TRỢ TIỀN NGHIỆP. Giàu thì cho giàu thêm, nghèo thì càng khốn khổ hơn.

7. ĐƯƠNG TIỀN NGHIỆP. Hổ trợ cho sự làm ăn sinh sống.

8. CHUYỂN TẤN NGHIỆP. Nghiệp mạnh vào cắt đứt như giàu trở nên nghèo, hoặc bất đắt kỳ tử.

9. TRƯỜNG KỲ NGHIỆP. Hành động hằng ngày. Khi chút khi chút, lâu ngày tích trữ thành nhiều. Ví như nước rơi từng giọt. Lâu ngày, đầy chum, đầy vại.

10. TRỌNG NGHIỆP. Hành động trọng yếu nặng nề như ngũ nghịch đại trọng tội.

11. CẬN NGHIỆP. Nghiệp dắt dẫn thọ sanh trong lúc sắp lâm chung. Ví như bò già vào sau, khi ra đi trước.

12. HOẶC NGHIỆP. Làm hành động mà không có tác ý vô tình, ví như làm phước cũng không nguyện gì cả

Do đó khi giàu cũng không biết, cho là may mắn thôi.

Các sự tích dẫn chứng về NGHIỆP khá nhiều, xin tìm xem nơi quyển "TRIẾT LÝ VỀ NGHIỆP" của Hòa thượng HỘ TÔNG đã xuất bản.

NGHIỆP LÀNH HƯỞNG QUẢ VUI, TẠI SAO CÓ NGƯỜI LÀM VIỆC DỮ VẪN ĐƯỢC AN VUI?

Nghiên cứu, suy niệm 12 cái NGHIỆP trên cho kỹ thì không có gì mâu thuẫn cả. Tuy đời này ăn ở hiền lành tu hành nhơn đức, song biết đâu vô lượng kiếp trước đã tạo tác lắm điều hung dữ, phá giới, bần tiện v.v...nói một cách cho dễ hiểu bằng ví dụ như sau.

Một người kia làm ruộng, gieo giống lúa đen. Đến mùa gặt, phải ăn gạo đen, cũng đúng theo lý NHƠN QUẢ. Sau thấy người bạn ăn cơm trắng ngon thơm, mới hỏi thăm rồi bỏ giống lúa đen, mà gieo giống lúa trắng vào ruộng của anh ta. Nhưng đến mùa gặt, lại chưa được ăn cơm trắng hoàn toàn ngon thơm như người kia. Tại sao vậy, vì rằng lúa đen của mùa trước vẫn còn dư sót chút ít lại trong ruộng của anh ta. Nếu cố gắng chọn giống, gieo mạ kỹ hơn, thì mùa sau, hoặc mùa sau nữa sẽ đạt kết quả như ý. Lý đời là vậy, Đạo cũng giống như thế.

CHA MẸ CHỬI LA CON, THẦY ĐÁNH PHẠT HỌC TRÒ CÓ GÂY NGHIỆP ÁC KHÔNG?

Chửi la con vì tình thương. Thầy đánh phạt học trò cũng vì tình thương, không gọi là NGHIỆP ÁC được. Vì chửi la, đánh mắng cùng hình phạt chỉ là mong con em, cho học trò của mình trở nên tốt lành đó thôi. Tích xưa, có bà mẹ khuyên con đừng vào rừng săn bắn. Nói mãi, mà con vẫn không nghe lời. Tức giận, bà mẹ chửi rủa con " Vào rừng Voi dữ sẽ rượt mày"

Vào rừng, quả nhiên người con bị voi to rượt đuổi. Trong cơn nguy cấp, người con bằng phát nguyện.

- Nếu lời rủa của mẹ tôi vì tình thương, thì xin Voi trở lại. Bằng vì ác ý, thì tôi xin chịu chết.

-Thật vậy, khi được nghe lời phát nguyện, Voi như hiểu ý, lững thững quay trở lại. với đệ tử dùng lời êm ái dịu hiền thì hơn. Vì ở đời, từ hạng chư thiên cho đến súc sanh, nhơn loại có bao giờ ưa thích, mắng chửi cùng sự đánh đập, quở phạt đâu? Lời nói dịu dàng êm ái có sức mạnh vạn năng, nó hằng khuyến khích nâng đỡ ta làm những việc mà chính ta cũng không ngờ.

THỌ QUY GIỚI RỒI, PHẬN SỰ CỦA NGƯỜI PHẬT TỬ LÀ GÌ?

Khi còn tại thế, đức Phật không những khuyên dạy chư Tăng, hàng xuất gia Tăng lữ, mà đối với người tại gia cư sĩ Ngài cũng hết lòng dạy bảo tận tình.

Như trong KINH SIGALAVÀDA, đức THẾ TÔN dạy người thanh niên tên SIGALA, trong khi Ngài gặp chàng thì thụp lễ bái LỤC PHƯƠNG theo lời di huấn của cha mà không hiểu ý nghĩa ra làm sao?

- Này người cư sĩ trẻ tuổi kia.Người cao thượng phải xa lánh bốn nghiệp ác. Xa lánh bốn nẻo gây ra nghiệp ác. Không phá sản bằng sáu cách. Tránh xa mười điều tai hại, làm như thế, gọi là lễ bái SÁU PHƯƠNG như người đã lạy vừa rồi, và được biết, con đường đưa đến vinh quang bằng cách chơn thật. Rồi Ngài dạy:

BỐN NGHIỆP ÁC MÀ NGƯỜI TẠI GIA PHẢI XA LÁNH LÀ GÌ?

- Sát sanh.
- Trộm cắp.
- Tà dâm
- Vọng ngữ

là bốn NGHIỆP ÁC mà bậc trí thức không tôn trọng tán thành.

BỐN NẺO ĐỂ XA LÁNH NGHIỆP DỮ LÀ GÌ?

Kệ ngôn:

Ai vì tham lam sân hận sợ sệt và si mê.
Mà phạm vào quy giới luật lệ.
Thì thanh danh suy tàn tồi tệ.
Chẳng khác nào tuần trăng lu khuyết như tuần nguyệt tận. Bằng ai không tham lam sân hận sợ sệt cùng si mê giữ tròn quy giới luật lệ, thì thanh danh chói rạng bốn bề. Chẳng khác nào vầng trăng rạng tỏ trong tuần NGUYỆT VỌNG.

SÁU CÁCH PHÁ HOẠI TÀI SẢN NÊN XA LÁNH LÀ GÌ?

Kệ ngôn:

- Thích dùng chất độc làm cho mê dại.
- Đi rong rêu ngoài đường trong lúc đêm khuya.
- Xem múa hát thích đánh bạc.
- Kết bạn với kẻ ác l
àm biếng.

ĐÂY LÀ SÁU CÁI QUẢ XẤU XA CỦA SỰ THÍCH DÙNG CHẤT ĐỘC LÀM CHO MÊ GHIỆN SAY DẠI.

1. Hao mòn tài sản
2. Rầy rà cải lẫy
3. Dễ nhiễm bệnh hoạn
4. Nhơ danh xấu tiếng
5. Loã lồ thân thể
6. Suy giảm trí khôn

ĐI RỔNG RỂU NGOÀI ĐƯỜNG TRONG ĐÊM KHUYA KHOẮT CŨNG CÓ SÁU QUẢ XẤU:

1. Chính mình không được che chở giữ gìn
2. Vợ con cũng không được che chở giữ gìn
3. Tài sản cũng không được che chở giữ gìn
4. Bị tình nghi là thủ phạm những vụ sát nhơn
5. Mang lấy những dư luận xấu xa
6. Gặp nhiều phiền phức

ĐÂY LÀ SÁU QUẢ XẤU CỦA SỰ ĐI XEM MÚA HÁT.

1. Nghe ngóng nơi đâu có khiêu vũ
2. Nghe ngóng nơi đâu có hát xướng
3. Nghe ngóng nơi đâu có âm nhạc
4. Nghe ngóng nơi đâu có ca xang
5. Nghe ngóng nơi đâu có thanh la
6. Nghe ngóng nơi đâu có thổi k
èn

SỰ TAI HẠI CỦA ĐÁNH BẠC LÀ THẾ NÀO?

1. Đánh ăn bị chúng ghét
2. Đánh thua bị buồn rầu v
ì mất của
3. Tán gia bại sản
4. Lời nói mình không được toà án tin cậy
5. Bị chúng khinh bỉ, xem thường nhơn cách
6. Phí mất thời gian quý báu, thần trí lu mờ

Vì mãi lo toan tính, đen đỏ hơn thua, sức khỏe yếu kém vì thức khuya, mất ngủ.

KẾT BẠN VỚI KẺ ÁC, LÀM BIẾNG CÓ HẠI GÌ?

Có sáu QUẢ xấu. Kẻ làm biếng thường viện lẽ.

1. Bây giờ sớm quá
2. Bây giờ trễ quá
3. Bây giờ lạnh quá
4. Bây giờ nóng quá
5. Bây giờ đói quá
6. Bây giờ no quá

Rồi hẹn rày, hẹn mai, làm công việc bỏ bê, tài sản hao mòn, sự nghiệp tiêu tan.

Lại nữa, có thứ bạn dày dạn như chai đá, họ chỉ biết kêu lên "Bạn bạn" lúc trước mặt thôi. Họ chỉ là bạn, là thân khi nào có ăn uống, có lợi lộc cho họ mà thôi. Thức khuya, dậy trễ, hoang dâm, sân hận, ác tâm, bạn xấu, bủn xỉn, là nguyên nhơn làm cho gia đình suy sụp, hạnh phúc tiêu tan. Đối với BẠN, đức Phật cũng hằng khuyên dạy thiết tha như sau:

- Này các người. Có những kẻ đáng xem như thù thay vì BẠN, những kẻ ấy là gì?

- Kẻ mưu toan chiếm đoạt tài sản của bạn mình
- Kẻ thi ân bằng miệng
- Kẻ chuyên nịnh hót
- Kẻ cho ít nói nhiều
- Kẻ làm bổn phận vì sợ
- Kẻ làm bạn vì tư lợi
- Kẻ làm bạn vì cân nhắc việc quá khứ, hiện tại, vị lai.
- Kẻ tìm cách nương bợ nói lời rỗng.
- Kẻ trốn tránh hoặc viện cớ không đủ khả năng để giúp đỡ khi hữu sự
- Kẻ ca tụng điều quấy của bạn mình
- Kẻ khen tặng bạn trước mặt, nói xấu sau lưng
- Kẻ làm bạn khi ta uống rượu
- Kẻ làm bạn khi ta đi rổng rểu ngoài đường
- Kẻ l
àm bạn khi ta đi xem múa hát
- Kẻ l
àm bạn khi ta đánh bạc, chơi cờ.

Những người ấy, ta phải xem như kẻ THÙ, nó theo quyến rũ cám dỗ ta theo con đường tội lỗi, ta phải tìm cách lánh xa và ghê sợ nó như ác thú sài lang vậy.

CÓ NHỮNG NGƯỜI ĐANG THÂN CẬN NHƯ THẾ NÀO?

Sau đây là những người đáng cho ta kết ban Tri Ân:

- Người hay bày tỏ tâm sự cho ta biết
- Người hay che đậy việc kín của ta
- Người không bỏ ta trong lúc hoạn nạn
- Người có thể hy sinh đời sống cho ta
- Người ngăn cản không cho ta l
àm quấy
- Người khuyến khích ta làm những việc lành
- Người chỉ cho ta những việc nào ta chưa biết
- Người chỉ cho ta "Con đường về cõi trời"
- Người không vui sướng khi ta gặp hoạn nạn
- Người thích thú khi ta thành công
- Người ngăn cản kẻ khác không cho nói xấu ta
- Người ngợi khen những kẻ nói tốt, tán dương đức hạnh của ta.

Đó là những hạng người đáng kết nghĩa KIM BẰNG, là bạn sanh tử tâm đầu, tri âm hay tri kỹ của ta.

Một ví dụ cho ta dễ hiểu. Ví như tay ta nâng đoá hoa thơm, khi cất hoa rồi, tay ta vẫn còn thơm.

Trái lại lá sen đâu có thối, khi gói cá thối, tôm ươn lá sen sẽ trở nên hôi thối như thế nào, gần gũi bạn ác cũng sẽ nguy hại thế đó.

Bởi thế cho nên trong, NHO GIÁO có câu "CẬN CHÂU GIẢ XÍCH, CẬN MẶC GIẢ HẮC" cũng như Tục ngữ ta hay nói "GẦN MỰC THÌ ĐEN, GẦN ĐÈN THÌ SÁNG" đó vậy.

để giải rõ về việc lễ bái "LỤC PHƯƠNG" đức Phật dạy. - có sáu hạng người coi như sáu hướng.

Sáu hạng người ấy là thế nào?

1. Cha mẹ là hướng Đông
2. Thầy dạy l
à hướng Nam
3. Vợ chồng là hướng Tây
4. Bằng hữu là hướng Bắc
5. Các bậc tu hành, đạo sĩ là hướng trên
6. Người giúp việc, tôi tớ là hướng dưới

CÁCH NÀO COI CHA MẸ NHƯ HƯỚNG ĐÔNG?

Bằng năm cách, người con phụng dưỡng cha mẹ

1. Cha mẹ nuôi dưỡng ta, ta phải nuôi dưỡng cha mẹ
2. Ta sẽ làm những việc làm của người
3. Ta sẽ noi theo phong tục gia đình
4. Ta tỏ ra xứng đáng thọ hưởng di sản của người
5. Ta bố thí, hồi hướng phước báu cho ân nhân quá cố theo truyền thống gia đ
ình

Bằng cách trên, cha mẹ có năm điều từ ái với con

1. Ngăn ngừa không cho con làm điều quấy
2. Khuyến khích con l
àm những việc lành
3. Rèn luyện cho con một nghề nghiệp
4. Dựng vợ gả chồng cho con
5. Lúc dùng thời nên phân chia tài sản cho con

THẾ NÀO GỌI LÀ THẦY NHƯ HƯỚNG NAM ?

Thầy đây là thầy dạy văn hoá kiến thức ở đời

1. Đứng dậy để chào thầy
2. Trông nom săn sóc sức khoẻ của thầy
3. Cố gắng học hỏi những điều thầy giáo huấn
4. Giúp đỡ thầy trông coi việc
5. Kính cẩn đón nhận lời thầy chỉ dạy.

THẦY ĐỐI VỚI TRÒ RA SAO?

Được kính trọng như trên thầy phải

1.Rèn luyện cho trò có hạnh kiểm tốt đẹp
2.Xem xét coi tr
ò có lãnh hội được điều mình giảng không
3.Dạy dỗ các môn kỹ thuật, khoa học
4.Giới thiệu trò cho các bằng hữu thân giao của mình
5.Lo lắng cho trò được an vui mọi bề.

BẰNG CÁCH NÀO, CHỒNG TRÔNG VỢ NHƯ HƯỚNG TÂY

Có năm cách:

1. Phải tao nhã lịch sự với vợ
2. Không khinh bỉ vợ
3. Trung thành với vợ
4. Giao quyền hành cho vợ
5. Sắm đồ trang sức cho vợ

VỢ ĐỐI VỚI CHỒNG RA SAO?

1. Phải làm tròn phận sự của mình
2. Tiếp đãi thân bằng quyến thuộc của chồng
3. Giữ trọn tiết trinh với chồng
4. Giữ gìn của cải do chồng làm ra
5. Khéo léo và siêng năng trong việc tề gia

BẰNG HỮU ĐỐI VỚI NHAU NHƯ HƯỚNG BẮC LÀ SAO?

1. Khoan dung
2. Giúp đỡ bạn khi hoạn nạn
3. Nói lời thanh lịch
4. Không thi
ên vị bạn khi bạn lỗi lầm
5. Thành thật

ĐƯỢC ĐỐI XỬ NHƯ TRÊN BẰNG HỮU PHẢI ĐỐI XỬ THẾ NÀO?

1. Phải bảo vệ khi bạn đắm say trụy lạc
2. Bảo vệ t
ài sản của bạn khi gặp rủi ro
3. Tế độ giúp đỡ bạn khi hoạn nạn
4. Không bỏ b
ê bạn trong khi bối rối
5. Phải kính trọng gia đình của bạn mình

CƯ SĨ CUNG KÍNH BẬC TU HÀNH NHƯ HƯỚNG TRÊN LÀ SAO?

1. Hành động khả ái (Chào hỏi cung kính)
2. Nói lời khả ái (Vấn an chúc Phúc)
3. Tư tưởng khả ái
4. Sẵn sàng đón tiếp
5. Cung cấp vật dụng (bố thí cúng dường)

ĐƯỢC CUNG KÍNH NHƯ TRÊN, BẬC TU HÀNH PHẢI LÀM SAO?

1. Khuyên răn không cho làm điều ác
2. khuyến khích l
àm các việc lành
3. Thương mến với tấm lòng chơn thật
4. Thuyết những pháp chưa từng thuyết
5. Chỉ đường về cõi trời

CHỦ ĐỐI VỚI TỚ NHƯ HƯỚNG DƯỚI LÀ SAO?

1. Phân công việc làm cho vừa khả năng với người
2. Cung cấp vật thực, trả th
ù lao sòng phẳng
3. Trợ cấp trong lúc hoạn nạn bệnh tật
4. Chia sớt những món ngon vật lạ
5. Cho nghỉ ngơi đúng giờ giấc

NGƯỜI DƯỚI ĐỐI VỚI CHỦ RA SAO?

1. Đứng dậy trước mặt chủ
2. Đi ngủ sau chủ
3. Cố gắng l
àm tròn phận sự
4. Chỉ lấy những vật do chủ trao tặng
5. Bênh vực thanh danh của chủ

Tóm lại, đó là SÁU NHIỆM VỤ quan trọng của người. Tại gia cư sĩ mà đức Phật đã giáo hoá chúng sanh trong quyển "CON ĐƯỜNG CHƠN HẠNH PHÚC" của người tại gia. Muốn biết rõ hơn, xin tìm xem nơi quyển "BA MƯƠI TÁM ĐIỀU HẠNH PHÚC" của pháp sư THÔNG KHAM đã xuất bản.

Lại nữa, Đức THẾ TÔN còn khuyên dạy có BỐN ĐIỀU KIỆN đem lại sự an vui hạnh phúc tinh thần cho người tại gia cư sĩ trong kiếp vị lai.

BỐN ĐIỀU KIỆN ẤY NHƯ THẾ NÀO?

1. Vun bồi đức tin
2. Nghi
êm trì giới luật
3. Lập hạnh bố thí
4. Trau giồi trí tuệ

VUN BỒI ĐỨC TIN RA SAO?

Người chủ gia đình phải vun bồi đức tin. Phải tin nơi sự hoàn toàn giác ngộ của đức Phật, là đấng TRỌN LÀNH hoàn toàn sáng suốt, thấy xa, hiểu rộng, giới hạnh trang nghiêm cao thượng, thấy rõ cả muốn loài trong vũ trụ.

Ngài là bậc DẪN ĐẠO duy nhất của những người hướng thiện. Thầy cả chư thiên và nhơn loại, đáng là nơi cho ta nương nhờ trông cậy. Đó gọi là TRAU GIỒI ĐỨC TIN.

NGHIÊM TRÌ GIỚI LUẬT NHƯ THẾ NÀO?

Người chủ gia đình không sát sanh, không trộm cắp không tà dâm, không nói dối, không uống rượu là chất độc có thể làm cho lãng trí và say dại, đó là NGHIÊM TRÌ GIỚI.

LẬP HẠNH BỐ THÍ LÀ THẾ NÀO?

Người chủ gia đình phải diệt lòng bủn xỉn. Giàu lòng từ thiện, vui thích trong sự bố thí, giúp đỡ kẻ nghèo khó v.v...tức là "LẬP HẠNH BỐ THÍ"

TRAU GIỒI TRÍ TUỆ THẾ NÀO?

Người chủ gia đình phải sáng suốt, dùng trí tuệ để quán xét cho thấy rõ sự sanh tử luân hồi, sanh diệt của NGŨ UẨN, tu tập theo PHÁP MINH SÁT để diệt tận khổ não, đó là "TRAU GIỒI TRÍ TUỆ" vậy.

Tóm lại, người TẠI GIA CƯ SĨ mà HÀNH đúng theo lời giáo huấn ngọc vàng mà đức Phật Tổ đã giáo truyền thì trời, người đều kính nể danh thơm, tiếng tốt vang xa khi sống được an vui hạnh phúc, lúc lâm chung được thọ sanh về nhàn cảnh theo như câu "HỮU XẠ TỰ NHIÊN HƯƠNG" chứ lựa cầu khẩn, van xin nơi một tha lực thần quyền mới được bảo vệ, hộ trì, tiếp dẫn sao?

AI LÀ NGƯỜI CÓ THỂ THỌ QUY GIỚI ĐƯỢC?

ĐẠO PHẬT là đạo của mọi người. Không phân biệt màu da chủng tộc, không phân biệt giàu nghèo, cao sang hay hạ tiện. Ai tin theo LÝ NHƠN QUẢ, ai muốn tìm nơi nương tựa, ai muốn lánh khổ tìm vui, ai muốn vượt tối ra sáng, chuyển mê khai ngộ, thì có quyền xin thọ trì QUY GIỚI. Không ai có quyền bắt buộc hoặc nài ép một ai cả. Những điều cần thiết là, phải hiểu biết những điều giới luật của mình đã thọ, để vâng giữ HÀNH theo, ngõ hầu bỏ dữ về lành thì tốt đẹp lắm.

TRẺ CON SƠ SINH, NGƯÒI QUÁ CỐ CÓ QUY ĐƯỢC KHÔNG?

Người quá vãng đã đi tìm giới thọ sanh rồi. Ví thể như con NHỘNG lột bỏ VỎ, nằm trên mặt đất để hoá làm con bướm bay nhởn nhơ trên cành rồi. Tử thi nằm đó, chỉ là chất đất và nước, có biết gì mà Quy y?

Còn trẻ sơ sinh, tuy có thức tánh, song đâu có phân biệt được thế nào là tội, thế nào là phước, mà Quy Y.

ĐẠO PHẬT KHÔNG NHẬN THẦN QUYỀN SAO CÚNG BÁI?

Sách "MINH TÂM BỬU GIÁM" có bài Kệ như sau:

Lễ Phật giả, kỉnh Phật chi đức
Niệm Phật giả, cảm Phật chi ân
Khán kinh giả, minh Phật chi lý
Toạ Thiền giả, đăng Phật chi cảnh
Chứng ngộ giả, đắc Phật chi đạo

Đó thận trọng suy xét cho kỹ lưỡng tường tận các câu kệ trên, có lời nào, ý nào có ẩn vẻ thần quyền, ban phước hay rước hoạ cho đâu?

XIN GIẢI CHO TỪNG CÂU?

1. "LỄ PHẬT GIẢ, KÍNH PHẬT CHI ĐỨC" có nghĩa là lạy Phật, ta kính trọng cái đức của Phật, Ân đức trọn lành là BI, TRÍ, TỊNH của đấng ĐẠI GIÁC NGỘ, là tấm gương vô cùng cao quý, đáng cho chúng sanh lễ bái cúng dường.

2. "NIỆM PHẬT GIẢ, CẢM PHẬT CHI ÂN": Niệm tưởng hồng danh ba Đời chư Phật, là nhớ ơn cao dày, hoàn toàn bi mẫn, thương xót mọi người, mọi loài mà các Ngài đã từng hy sinh thân mạng máu xương trong vô lượng kiếp, bổ túc MƯỜI PHÁP BA LA MẬT tròn đủ, đã xã thân cầu đạo, mong cứu độ quần sanh, ví như cha mẹ đêm ngày dãi nắng dầm mưa để tạo ra cơm, áo tài sản cho các con được an vui sung sướng.

3. "KHÁN KINH GIẢ, MINH PHẬT CHI LÝ": Nghĩa là xem xét đọc tụng kinh, để suy nghiệm cho hiểu biết nghĩa lý lời vàng, tiếng ngọc của đức Phật đã giáo truyền, để thấy rõ thế nào là phải, thế nào là trái, đâu là nẻo chánh, đường tà, thế nào là lành, thế nào là dữ, đâu là sự khổ, đâu là nẻo vui, mà cố gắng hành theo cho được kết quả tốt đẹp.

4. "TOẠ THIỀN GIẢ, ĐĂNG PHẬT CHI CẢNH": Ngồi tham THIỀN, lắng lòng trong sạch thanh tịnh chú tâm trong đề mục chỉ quán hay minh sát để đè nén diệt trừ phiền não, trau giồi tâm cho sạch, sáng suốt, quán thấy vạn vật là vô thường, khổ, vô ngã và bất tịnh.

5. "CHỨNG NGỘ GIẢ, ĐẮC PHẬT CHI ĐẠO": Mục đích của PHẬT GIÁO là chuyển mê khai ngộ ly khổ đắc lạc. Vì mê lầm ngã chấp, cho vạn hữu là của TA. Vợ ta, con ta, gia tài sự sản của ta, rồi bo bo giữ lấy, làm cho tâm trí phải lo âu thống khổ. Khi tham thiền, quán tưởng, nhận thấy các pháp hữu vi đều phải chịu dưới sự chi phối của định luật vô thường hằng biến đổi, mà thức tỉnh cõi lòng để diệt trừ TAM ĐỘC là THAM SÂN và SI.

Tuy còn mang thân xác này, nhưng tâm trí được nhẹ nhàng minh mẫn, sáng suốt không còn bị ô nhiễm đắm đuối theo mùi trần, không còn bị phiền não lay động tâm, há chẳng phải là đạt đến cảnh giới NIẾT BÀN TỰ TẠI của chư Phật rồi sao?

NGƯỜI CƯ SĨ CÓ THỜ HÌNH TƯỢNG PHẬT ĐƯỢC KHÔNG?

Thờ phụng ảnh tượng cũng chỉ là phương tiện lấy giả để tầm chơn, mượn cái có để nhắc nhở nội tâm đó thôi. Chứ thật ra tượng gỗ hay tượng đất tượng đồng hay xi măng cốt sắt, hình giấy hay ảnh lụa cũng chỉ là những vật liệu do con người cấu trúc kiến tạo ra, chứ đâu có phải đức Phật ngồi đó?

điều, mượn hình thức giả tạm đó để nhắc nhở tâm, ví như ta treo tấm gương để soi chiếu, để lau chùi rửa ráy mặt mình cho sạch sẽ gọi là LÝ. Còn treo GƯƠNG để làm cảnh, để trang hoàng chưng diện cho đẹp, thì chỉ là sự giả tướng mà thôi.

Có Sự mà không hiểu LÝ thì gọi là TÙ MÙ. Bằng chấp LÝ mà bỏ SỰ (Phật tại Tâm) thì coi như khô khan thiếu sót (cũng được gọi là tu què) vậy.

LÚC ĐỨC PHẬT CÒN TẠI THẾ ĐÃ CÓ HÌNH TƯỢNG CHƯA? Chưa. Khi đức THẾ TÔN còn tại thế, đó đây đi vân du HÀNH ĐẠO. Cũng như khi Ngài NHẬP HẠ ba tháng tại cung trời ĐẠO LỢI, tín đồ thương nhớ Ngài, có trình bạch lên Đại đức A NAN ĐA cầu xin Phật cho phép đắp vẻ hình tượng của Ngài để họ chiêm bái.

Đại đức A NAN ĐA tấu trình lên đức Phật, Ngài không chấp thuận và dạy rằng.

- Này A NAN ĐA. Người nào theo nắm chéo y của NHƯ LAI mà không vẫn giữ hành theo lời dạy của NHƯ LAI thì coi như xa NHƯ LAI ngàn dặm. Trái lại kẻ nào hành đứng như lời khuyến giáo của NHƯ LAI, tức là có NHƯ LẠI bên cạnh rồi vậy. Vả lại sau khi NHƯ LẠI nhập NIẾT BÀN rồi, Xá lợi, hài cốt của NHƯ LAI sẽ lưu truyền cho chúng sanh xây bảo tháp tôn thờ mà gieo duyên CHÁNH PHÁP đó vậy.

CHÚNG SANH LÀM SAO BIẾT ĐƯỢC ĐỨC TƯỚNG CỦA PHẬT.

218 năm sau khi đức Phật NHẬP NIẾT BÀN. Vua A DỤC, một vị CHUYỂN LUÂN VƯƠNG, lấy Phật giáo là Quốc Giáo, dùng đạo đức làm nền tảng cai trị muôn dân. Tâm chí thành mong mỏi của VUA là không biết làm sao thấy được đức tướng của đấng TRỌN LÀNH?

Khi ấy, các vị THÁNH TĂNG bày kế, là thỉnh Long Vương lên biến thành hình đức Phật để cho đức VUA chiêm bái cúng dường. Và từ đó về sau, mới có hình tượng đức BỔN SƯ lưu truyền cho đến ngày nay.

NHÀ CÓ ĐÀN BÀ CON GÁI THỜ PHẬT CÓ TỘI KHÔNG?

Tội gì? Tại sao chúng ta có quan niệm "đàn bà con gái đến kỳ kinh nguyệt là nhơ nhớp, là có tội"? Sự kinh nguyệt của nữ giới là luật lệ tự nhiên của các giống cái vậy thôi. Và lại nữ cũng giống như nam, ai ai mang lấy thân xác này, đó là 32 thế trược hợp thành, có gì là trong sạch tốt đẹp đâu? Nào đầu tóc não xương da, máu mủ thịt gân mỡ, nước miếng, nước dãi gan lá lách, ruột già, ruột non, phổi mật, mồ hôi đàm đỏ đàm trắng, lông, móng răng v.v... nói chung do đâu mà có? Như vậy, thân con người chỉ là một sự tổng hợp các chất dơ thối, một cái đãy chứa toàn những thứ uế trược nhơ nhớp mà thôi.

Đức Phật hằng khuyên dạy:

- Chỉ có chúng sanh nào làm những điều xấu xa tội lỗi là sự đáng nhờm gớm, chứ hễ chúng sanh nào máu cũng đỏ, nước mắt cũng mặn, thì không có sự phân biệt sang, hèn, khinh, trọng hay sạch, dơ gì cả.

ĐỨC PHẬT CÓ CHỈ ĐỊNH NGHI THỨC CÚNG LỄ KHÔNG?

Đức Phật là THẦY cả Chư thiên và nhơn loại thì còn phải cúng lễ ai? Suốt trong thời gian 45 năm "HOẰNG PHÁP LỢI SANH" đem đạo độ, đời chu du rày đây mai đó. Vườn rừng là nơi tạm trú. Gốc cây hang đá là chốn nghỉ chân. TAM TẠNG KINH ĐIỂN, chứa đựng tám vạn bốn ngàn pháp môn không có pháp môn nào, đề cập đến nghi thức cúng bái, chi cả.

Đến phút chót, khi Ngài sắp NHẬP NIẾT BÀN tại vườn thượng uyển của đức Vua MÀLA nơi thành KUSINARA

Chư thiên đem bông hoa thơm quý từ các cung trời đến cúng dường đức Phật mùi hương ngào ngạt cả không gian Chư Càn Thác Bà tấu nhạc trời vang rền cả vũ trụ. Đấng TRỌN LÀNH lấy đó làm nhân mà tỏ lời huấn dụ.

- Này các thầy Tỳ khưu. Trong thời gian 20 A TĂNG KỲ và 100.000 ngàn đại kiếp, NHƯ LAI đã đào tạo, thực hành, bổ túc tròn đủ MƯỜI PHÁP BA LA MẬT, chẳng phải chỉ để mong cầu lấy sự cúng dường như thế này đâu?

Người nào, xuất gia hay tại gia mà hành đúng theo CHÁNH PHÁP, vâng giữ hành đúng theo lời giáo truyền của NHƯ LAI, tức là biết tỏ lòng thương kính NHƯ LAI, kính trọng và cúng dường NHƯ LAI bằng cách CAO THƯỢNG, HỢP, theo LẼ ĐẠO vậy.

Ôi. Bình dị và dễ hiểu thay lời vàng ngọc thiết tha và đơn giản xiết bao.

Thế mà ngày nay, người ta lợi dụng lòng tin non yếu của tín đồ, mà đem hình tượng của đấng TOÀN TRI ra làm tấm chiêu bài để núp bóng cầu danh trục lợi, thì thật là tủi hổ cho danh từ Phật tử biết bao.

ĐEM HOA QUẢ, VẬT THỰC CÚNG DƯỜNG PHẬT ĐƯỢC KHÔNG?

Đặt trên bàn Phật vài nải chuối với ngũ quả. Năm bảy chén chè, vài chục cái bánh v.v...để gọi là cúng Phật. Hoặc giả có người để đến ba bốn ngày, đến đổi chè thiu chuối mốc, chư đức Phật có hưởng chút nào đâu?

Trái lại, ruồi lằn bu đậu, gián, chuột phá phách tiểu dãi trong đó, rồi vô tình đem ăn, sinh bệnh hoạn không khéo lại than trời, trách Phật nữa.

Đức Phật đã lên đường tịch diệt cách đấy hơn 25 thế kỷ mà còn ăn uống nỗi gì? Vả lại nói một cách cho dễ hiểu. Ví như các vị chư thiên thấp nhất của 26 từng trời là TỨ ĐẠI THIÊN VƯƠNG. Chư vị ấy, vật thực tự nhiên mà có do theo ý muốn, nhờ phước báu của sự bố thí theo hỗ trợ, chứ đâu phải nấu nướng chiên xào, mắm muối tiêu ớt như của thế tục đâu?

Đem vật thực của chúng ta dùng đây, dù là cao lương mỹ vị, sơn hào hải phẩm, dù cho ngon quý báu nhất cõi trần này, đem dâng cúng đến các Ngài, thì chẳng khác nào trâu bò đem rơm cỏ là món ăn ngon nhất của chúng cho loài người dùng có được không?

Vậy thì đức Phật là đấng Chí Tôn Chí Thánh, bậc đã đi đến nơi sáng suốt trọn lành, Ngài đã vượt ra khỏi vòng TAM GIỚI rồi, mà chúng ta lại đem dâng cúng đồ uế trược, phàm tục của chúng ta đến Ngài sao? Vì cố chấp thủ cựu do sự bày đặt của người Trung Quốc mê tín nên chúng ta cứ nhắm mắt làm theo với quan niệm "XƯA BÀY NAY LÀM, TRƯỚC SAO, SAU VẬY" để cho NGOẠI ĐẠO chê cười là "ĐẠO PHẬT MÊ TÍN DỊ ĐOAN".

VẬY CÚNG PHẬT BẰNG GÌ, CHẢ LẼ THỜ KHÔNG VẬY SAO?

Cúng dường lên đức Phật bằng cách HÀNH ĐẠO là cao thượng nhất. Tuy nhiên, đó là nói về Lý. Còn Sự để tỏ lòng thành kính lên đấng CHÍ TÔN người Phật tử cũng có thể dùng hương, đèn, trầm, hoa lên cúng Phật với đầy đủ Lý và Sự cũng được chấp thuận nhận là hiệp theo lẽ Đạo. Cúng dường hiệp theo lẽ Đạo có nghĩa là gì? Khi thắp đèn lên cho sáng, ta quán niệm. Đây là ngọn đèn tuệ của ba đời chư Phật đã vẹt tan màn bóng tối VÔ MINH đã che án chúng sanh trong vô lượng kiếp. Đốt ba cây nhang là tượng trưng cho ba nén Hương Lòng "TÂM HƯƠNG" có mùi thơm ngào ngạt, đó là hương Giới, hương Định và hương Tuệ hay còn gọi là HƯƠNG TRÍ KIẾN và TRI KIẾN GIẢI THOÁT.

Dâng Hoa lên cúng Phật, chúng ta cũng quán niệm rằng "Hoa" này tốt đẹp xinh tươi, nhưng rồi đây nó cũng sẽ úa tàn theo năm tháng

Cũng như thân ta, vóc huyễn giả tạm nay, rồi cũng sẽ già, đau và chết như thế ấy.

Làm và quán niệm như thế để luôn luôn nhắc nhở tâm ta gọi là cúng dường Sự và Lý đúng theo Lẽ Đạo. Đúng với lòng tôn kính, cao quý lên đức THẾ TÔN.

NGƯỜI PHẬT TỬ THỜ PHẬT TẠI GIA NHƯ THẾ NÀO?

Giản tiện, đơn sơ, vừa lẽ phải, tuỳ theo ý thức thẩm mỹ của từng cá nhơn, miễn sao cho đầy đủ ý nghĩa không cầu kỳ. Song cũng không qúa bừa bãi theo đúng như lời Phật dạy trong KINH KIM CƯƠNG.

DĨ SẮC KIẾN NGÃ - DĨ ÂM THANH CẦU NGÃ
THỊ NHƠN HÀNH TÀ ĐẠO - BẤT NĂNG KIẾN NHƯ LAI

Có nghĩa là:

Lấy Sắc để thấy ta, Dùng âm thanh mà cầu ta,
Ây người làm việc quấy, Chẳng gặp được ta đâu.

Suy như vậy, chúng ta thấy rằng đức Phật là một đấng GIÁO CHỦ vô cùng bình dị khiêm nhường và thiết thực chứ không phải muốn cho chúng sanh THẦN THÁNH hoá Ngài.

THỜ PHẬT CÓ THỜ VONG LINH ÔNG BÀ CHA MẸ KHÔNG?

"PHẬT ÁI CHÚNG SANH, NHƯ MẪU ÁI TỬ". Phật là đấng Từ phụ của muôn loài. Tại sao lại không thờ ông bà, cha mẹ cùng thân nhân quá cố được?

Thờ phụng là để tưởng nhớ đến công ơn cao dày cuả ông bà cha mẹ, các bậc tiền nhơn, để soi gương hiếu hạnh của đấng TRỌN LÀNH, để tỏ lòng sùng kính tri ân ông bà cha mẹ, đó là chữ HIẾU mà đức Phật hằng gợi khen thì tại sao lại không được?

THỜ RỒI CÚNG VẬT THỰC ĐẾN ÔNG BÀ CHA MẸ ĐƯỢC CHỨ?

Theo SỰ mà nói, thì đó là tấm lòng chí thành chí hiếu của con cháu bộc lộ ra bằng hành động đối với các vong linh đã qúa vãng vậy thôi, đúng LÝ ra thì có cúng, ông bà cha mẹ cũng không ăn mất phần nào. Giả sử mà nếu có ăn thật thì chưa chắc một trăm người đã cúng hết đâu. Có người khi cha mẹ còn sanh tiền không lo phụng dưỡng nuôi nấng, đến khi chết rồi, gặp ngày kỵ lạp mổ heo giết bò, cúng tế rình ràng, gọi là TRẢ HIẾU thì thật là vô cùng giả dối.

Nói cho cùng, cúng bái đến cha mẹ, hưởng được cũng có, mà không hưởng được cũng có. Có những ý nghĩa như sau:

Cha mẹ lúc lâm chung quá vãng, tùy theo nghiệp báo đã tạo, mà đi thọ sanh nơi cảnh giới mới. Ví như tạo nghiệp lành được thọ sanh về cõi trời chẳng hạn.

Vật thực nơi ấy ngon thơm quý báu như ý, đâu có dùng được những thứ cá thịt hôi thối của nhơn loại. Bằng như được làm người, thì có cơm sữa được sự nuôi nấng của cha mẹ rồi.

Trái lại bị đoạ vào súc sanh cầm thú như trâu bò heo dê, ngỗng vịt...thì mỗi loại có từng vật thực của nó. Nếu sanh vào địa ngục thì vật thực của họ là hòn sắc nóng và vật uống là nước đồng sôi, dù có sơn hào hải vị, cao lương hải phẩm khi đến miệng cũng hoá ra lửa mà thôi. Tuy vậy, cũng có một loại chúng sanh thuộc A Tu La hay Ngạ Quỷ nhờ hưởng phước do ta hồi hướng khi cúng dường hợp theo lẽ đạo là dụng nạp thọ hưởng được mà thôi.

Cúng dường HIỆP THEO LẼ ĐẠO là thế nào? Là làm lễ trai Tăng để bát, cũng như thượng cúng dường Tam bảo hạ bố thí cho kẻ bần nhơn, hay mời thỉnh chư Tăng tụng kinh, thuyết pháp hồi hướng phước báu đến ân nhân quá vãng. Do nhờ oai đức tu hành thanh tịnh, và mùi thơm của phước lành bảo trợ, các ân nhân quá cố sẽ được hưởng phước báu đó mà thoát nơi khổ cảnh, thọ sanh về cõi an vui.

TẠI SAO LÀM PHƯỚC BỐ THÍ LẠI CÒN HỒI HƯỚNG?

Làm phước bố thí là một lẽ, là phước do mình tạo ra do thân khẩu, sắm sửa cho có, song không hồi hướng chia sớt, là coi như mình không ân cần mời mọc chia sớt dâng cúng thì làm sao người quá cố dám thọ lãnh. Nếu khi ta làm phước mà không hồi hướng thân nhân không lãnh được, hoá ra vô ích lắm sao?

Sao lại vô ích? thế thường ở đời, khi mình biếu tặng ai một vật gì, mà họ không nhận được, hoặc không có người nhận, thì vật ấy trở về chủ cũ. Phước làm cũng vậy. Khi không hồi hướng, hoặc hồi hướng mà thân nhân không lãnh được, thì phước báu trở về thí chủ.

NGÀY KỴ LẠP MÀ KHÔNG CÚNG, COI NHƯ LẠNH LÙNG?

Luật lệ có cấm ai đâu? Đó là quyền tự do cá nhơn tối thiểu của một người.

Chứ thật ra ngày nào, giờ nào lúc nào làm phước có phước rồi ta chia sớt hồi hướng đến cha mẹ thân bằng quyến thuộc đã quá vãng LÀ CÚNG DƯỜNG HIỆP THEO LẼ ĐẠO, là kỵ GIỖ rồi, chứ một năm chờ đến ngày kỵ mới cúng còn các ngày khác cha mẹ thân bằng quyến thuộc ăn uống chi.

Vả lại, ngày kỵ lạp, là ngày mà con cháu xa gần tụ hội để thăm nom, hồi hướng công đức của tiền nhơn quá cố, mà không có sự ăn uống, thì chắc chắn không ai muốn đến. Đó cũng chỉ qua là món trái khẩu của thế nhân cũng là sáng kiến của các bậc tiền nhơn bày ra cho con cháu xa gần tụ hội cùng nhau, thăm viếng săn sóc nhau siết chặt sợi dây luyến ái gia đình, họ tộc với nhau. Song khi ăn uống chè chén, thù tạc với nhau mà không đặt để lên bàn thờ, mời mọc ôn mụ, thì coi như háu ăn quá đi chăng?

Do nhân đó, mà người đời tổ chức lễ nghi cúng bái là vậy. Song đã là người Phật tử, sống theo lẽ Đạo tùy nghi phương tiện, cúng bái cho vừa phải lẽ. Không nên viện lý do kỵ lạp mà mổ heo, giết bò, chè chén say sưa để rồi cãi lẫy ồn ào v.v...thì tưởng niệm, nhớ ơn đâu không thấy, mà hoá ra làm tủi hổ vong linh quá cố.

THỌ QUY GIỚI RỒI, MỘT THÁNG ĂN CHAY MẤY NGÀY?

BÁT QUAN TRAI là ngày TRAI TỊNH. Một tháng có tám ngày. Tùy nơi trình độ, năng lực của HÀNH GIẢ mà vâng giữ HÀNH theo. Ngoài ra, nếu tinh tấn hơn có thể THỌ TRAI TRƯỜNG thì tốt lắm. Còn nói về CHAY VẬT THỰC ở phần trước "LUẬT" đã có giải rồi, CHAY cả SỰ và LÝ "LÝ SỰ VIÊN DUNG" thì coi như lấy GIẢ làm CHƠN đem lớp sơn phết hào nhoáng bề ngoài, mà trong thì mối mọt đục khoét đâu có tốt đẹp gì?

Để cho sáng tỏ vấn đề, xin trích dịch bài KINH luận về SỰ ĂN CHAY.

Luận về sự ĂN CHAY trong PHẬT HỌC ĐẠI TỪ ĐIỂN như sau:

- TRAI HỰU TÁC THỜI.- chữ CHAY lại là THỜI
- TRAI THỰC, THỜI THỰC GIẢ.- chay ấy, nói sự Ăn không quá NGỌ.
- CHÁNH NGỌ DĨ TIỀN, SỞ TÁC CHI THỰC GIẢ. Đúng ngọ về trước n
ên ăn vậy.
- GIỚI LUẬT THƯỢNG. - Trong giới luật, quyển thượng,
- VI THỰC PHÂN THỜI PHI THỜI.- Có chia sự thời v
à phi thời.
- CHÁNH NGỌ DĨ TIỀN VI CHÁNH THỜI. Đúng ngọ về trước là chánh thời.
- DĨ HẬU VÌ PHI THỜI. Về sau không phải thời
- THỜI GIẢ NGHI THỰC. Chánh thời nên ăn
- PHI THỜI GIẢ BẤT NGHI THỰC. Phi thời chẳng n
ên ăn.
- NHƠN NHI THỜI TRUNG CHI THỰC VỊ TRAI THỰC. Nhơn đó sự ăn trong thời l
à ăn chay.

Tự điển viết:

- TRAI GIỚI GIẢ, KÍNH GIẢ. Chay là giới vậy, kính vậy.
- THỊ THÔNG Ư NHẤT THIẾT. Ấy là cách ăn chay cả thảy
- PHẠN DANH Ô BÔ XÁ THÁ.TiếngPhạn gọi l
à UPOSÀTHA.
- THUYẾT THỰC GIẢ THANH TỊNH CHI NGHĨA. Ấy là nói rõ sự ăn thanh tịnh
- HỮU CHUYỂN VIẾT TRAI, VIẾT THỜI. Sau đổi nói rằng ăn chay l
à thời.
- CHÁNH CHI BẤT QUÁ TRUNG THỰC CHI NGHĨA. Chánh chỉ có phương pháp ăn không quá ngọ.
- THỦ CHI VIẾT TR
Ì TRAI. Vâng giữ như thế gọi là giữ chay.
- THỊ VỊ TRAI CHI BỔN NGHĨA. Ấy là nghĩa chánh của chữ chay vậy.

Lại nữa, ông PIERRE SALET, dịch giả cuốn "LES PAROLES DE BOUDDHA" có trình diễn câu này:

- CE QUI NOUS REND IMPUR CE N’EST PAS MANGER DÈ LA VIANDE. MAIS C’EST LA HAINE, L’INTÉMPÉRANCE, L’ENTETEMENT, LA BIGORIE, LA FOURBERIE, L’ENVIE, L' ORGEULL, LA COMPLAISANCE POUR LES HOMMES INJUSTES.

- Những điều làm cho chúng ta bất tịnh không phải là do ăn thịt, mà là do lòng sân hận, không tiết độ, ngang ngạnh, mê tín, gian xảo, tật đố, kiêu căng, xão lãng theo kẻ bất chánh đó vậy.

MỘT NĂM TRONG ĐẠO PHẬT CÓ MẤY NGÀY LỄ VÍA?

Để tưởng nhớ công ơn cao dày của đức Phật trong một năm, người Phật tử xuất gia Tu sĩ cũng như tại gia cư sĩ, có những ngày lễ kỷ niệm của đức Phật, để chúng ta cùng nhau nhắc nhở, ghi công ơn của Ngài, cũng như dâng cúng tấm lòng thành kính sâu xa lên đấng THIÊN NHƠN SƯ vậy.

Những ngày ấy là.

1) NGÀY RẰM THÁNG GIÊNG

Hay còn gọi là "NGÀY RẰM THÁNG MIỆT". Ngày mà xưa kia, đức Phật hứa với Ma Vương, tại ngôi đền CAPÀLA nơi thành VESÀLI, còn ba tháng nữa, Ngài sẽ lên đường TỊCH DIỆT . Lời vàng vừa thốt ra, thì cả quả địa cầu đều rung rinh chuyển động, chư thiên kinh hãi kêu la vì rồi đây, " Đức thầy sẽ xa lìa đàn con thơ dại".

Cũng chính ngày này, một ngàn hai trăm năm mươi vị Tỳ khưu THÁNH THANH VĂN A LA HÁN, Đại đệ tử của đức Phật, tu theo lối ứng hoá "THIỆN LAI TỲ KHƯU" không ai mời thỉnh, đã cùng nhau tụ hội về TRÚC LÂM TỊNH XÁ để nghe đức BỔN SƯ thuyết về BA LA ĐỀ MỘC XOA GIỚI BỔN "PATIMOKKHA SAMVÀRASÌLA".

2) NGÀY TRĂNG TRÒN THÁNG VESAK.

Ngày RẰM THÁNG TƯ âm lịch, là ngày mà Bồ tát ĐẢN SANH tại vườn LÂM TỲ NI "ROBINI"

Sau 35 năm, cũng chính ngày này, Ngài đắc thành Quả Vị CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC dưới cội Bồ đề trên bờ sông NI LIÊN.

Và sau đó 45 năm, cũng chính ngày này, đức Phật NHẬP NIẾT BÀN tại vườn thượng uyển của đức Vua MÀLA nơi xứ KUSINARA giữa tàng hai cây SONG LONG THỌ. Về sau, ngày nay được gọi là ngày "ĐẠI LỄ TAM HỢP VESAKHA" Đản Sanh, Thành Đạo, và Nhập Niết Bàn"

NHỮNG NGÀY LỄ ẤY, NGƯỜI PHẬT TỬ LÀM GÌ?

Xuất gia tu sĩ cũng như người Tại gia cư sĩ, Tăng cũng như Tục, ngày lễ, ngày hân hoan thành kính, tán dương ân đức của đấng TOÀN TRI. Thuyết pháp để giảng giải về những chơn lý cao siêu vi diệu. Tham thiền, niệm Phật nhất là thọ GIỚI ĐẦU ĐÀ, thức trọn đêm, không nằm, không ngũ, không dựa chỉ có đi, đứng ngồi để tụng kinh, niệm Phật, giữ lòng thanh tịnh sạch trong, chiến đấu với phiền não ma vương, để cúng dường lên Phật Tổ bằng cách HÀNH ĐẠO CAO THƯỢNG vậy.

NGOÀI HAI NGÀY TRÊN, CÒN CÓ NGÀY LỄ NÀO NỮA?

1) NGÀY TRĂNG TRÒN THÁNG SÁU ÂM LỊCH

Là ngày mà BỒ TÁT từ cung trời ĐÂU XUẤT ĐÀ giáng sanh vào lòng Phật mẫu MA GIA.

Ngày mà Thái tử SĨ ĐẠT ĐA lìa bỏ hoàng cung, rứt cánh tay luyến ái của phụ hoàng, vợ đẹp, con xinh, nữa đêm vượt hoàng thành xuất gia tìm đạo năm Ngài 29 tuổi.

Sau sáu năm cần công khổ hạnh, và sau hai tháng đắc thành ĐẠO QUẢ CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC dưới cội Bồ đề chính ngày này, đức Phật tổ CHUYỂN PHÁP LUÂN tại vườn LỘC GIẢ để hoá độ năm Thầy KIỀU TRẦN NHƯ.

Ngày này, bắt đầu mùa MƯA tại xứ Ấn Độ, nên đức Phật và chư Tăng An Cư Kiết Hạ tại một nơi, để tránh sự đi HÀNH ĐẠO sợ đạp nhằm phải những côn trùng đang mùa sanh sôi nảy nở.

Noi theo gương xưa, ngày nay RẰM THÁNG SÁU Âm lịch, chư Tăng toàn thế giới tu theo hệ phái NAM TÔNG "NGUYÊN THUỶ" cùng vào mùa AN CƯ KIẾT HẠ.

Nhân ngày này, chư Thiện Nam Tín Nữ cư sĩ tại gia cùng nhau tổ chức lễ DÂNG Y TẮM MƯA cùng TỨ VẬT DỤNG đến chư Tăng để các Ngài AN CƯ THANH TỊNH.

2) NGÀY RẰM THÁNG CHÍN ÂM LỊCH

Ba tháng AN CƯ KIẾT HẠ đã qua, chư Tăng cử hành lễ TỰ TỨ, có nghĩa là cùng nhau sám hối, bày tỏ sự thanh tịnh của mình trong ba tháng chung sống.

Nhân lễ này, các Thiện Tín xa gần cùng nhau tổ chức lễ DÂNG Y KATHINA đến chư Tăng, để cầu xin nhờ oai lực thanh tịnh, phước báu do công hạnh tu hành của chư Tăng chia sớt, hồi hướng đến cửu huyền thất tổ, cầu xin cho được "QUỐC THÁI DÂN AN", CHÚNG SANH THƯỜNG LẠC.

Lễ DÂNG Y có thể kéo dài từ ngày 16 tháng chín cho đến hết ngày rằm tháng mười, luân phiên các chùa để chư Tăng giúp nhau HÀNH TĂNG SỰ.

Sau thời gian trên, không còn được gọi DÂNG Y KATHINA nữa, mà nếu có, chỉ gọi DÂNG Y thường thôi. DÂNG Y KATHINA phải có tối thiểu năm vị Tỳ khưu trở lên, đọc Tuyên ngôn, hành TĂNG SỰ (Y như LUẬT LỆ cổ truyền).

Ngoài BỐN NGÀY ĐẠI LỄ quan trọng trên, đạo Phật THÍCH CA MƯU NI CHÍNH TRUYỀN, không còn có ngày Lễ vía nào nữa cả. Ngày LỄ KỶ NIỆM, chỉ là phương tiện để nhắc nhở các hàng Phật tử XUẤT GIA TU SĨ cũng như TẠI GIA CƯ SĨ, chứng tỏ tấm lòng tri ân thành kính quý trọng của mình lên đức BỔN SƯ, mà cố gắng nói theo gương lành của đấng ĐẠI GIÁC, tu hành cho đến nơi hết khổ trọn vui khỏi còn bị chôn vùi trong vòng TAM GIỚI, thì mới được gọi là cách "CÚNG DƯỜNG HỢP THEO LẼ ĐẠO" vậy.

NGƯỜI PHẬT TỬ CÓ NÊN TIN NGÀY TỐT, XẤU TUỔI, KỴ, CHẾT TRÙNG?

Đức THẾ TÔN hằng dạy rằng:

Chính ta là tạo hoá của ta. Tội cũng do ta tạo, phước cũng chính ta gây. Sướng vui hay đau khổ đều do theo cái nghiệp của ta đã tạo. Thời gian chỉ là một danh từ trừu tượng. Chỉ danh pháp, để kêu gọi vậy thôi. Không có trí giác và tri giác, thì tại sao lại cho là ngày tốt, ngày xấu? Ngày và đêm có năng lực gì ban phước hay giáng hoạ cho ai đâu?

Theo Phật giáo, thì ngày nào thân khẩu ý trọn lành ngày giờ phút ấy tốt, là ngày hoàng đạo vậy.

Trái lại, ngày nào, giờ nào, phút nào, mà ta làm điều sai quấy như sát sanh, trộm cắp tà dâm, nói dối, uống rượu cũng như phạm vào THẬP ÁC NGHIỆP v.v...tức là ngày giờ xấu nhất.

Đơn cử một vài ví dụ cho dễ hiểu.

Cũng một giờ X của ngày N, có xổ số kiến thiết. Trong một giờ, một phút, một giây đó, tại sao có người trúng số độc đắc, có kẻ trúng số an ủi, có người trúng các lô khác. Có lắm kẻ phải phủi tay không. Vì sao?

Hơn thế nữa, cũng trong thời gian khoảnh khắc trên nước Việt Nam ta nói riêng, và thế giới nói chung, có biết bao nhiêu chúng sanh phải chết vì hết tuổi thọ, vì xe cán, tàu đè, vì bom rơi, đạn lạc, vì thiên tai, động đất, núi lửa, cuồng phong v.v...Lại cũng trong thời gian khoảnh khắc đó, có bao nhiêu chúng sanh được mở mắt chào đời nơi này hoặc nơi khác, hoặc bò bay máy cựa v.v...hoặc làm người, làm trời, làm thú hoặc ngạ quỷ v.v...

Còn nói về tuổi trùng hay chết kỵ cũng quá ư lỏng lẻo. Hai người cùng sanh trong một giờ, một phút, một giây, tại sao có người da đen, da trắng, da vàng v.v...có người sanh vào chỗ giàu sang phú túc, lại có kẻ chịu đói khó, nghèo hèn?

Nói cho cùng, chúng sanh đều do theo cái NGHIỆP của mình đã tạo mà lãnh QUẢ KHỔ hoặc hưởng cảnh AN VUI chứ tuổi tác, năm, tháng ngày, giờ chỉ là danh từ kêu gọi vậy thôi.

CHÍNH GIÁO lưu truyền đã hơn 25 thế kỷ.

Ngoại Đạo cố tâm làm cho suy sụp CHÁNH PHÁP bằng mọi hình thức, mọi thủ đoạn, mọi khía cạnh vi tế, khéo léo, gian xảo không lường. Này thì sửa một tí, mai chữa một tí, ví như tấm vải mới xuất xưởng, ban sơ thì trắng trẻo đẹp xinh. Lâu ngày, chày tháng, bụi thời gian và sự trao đổi giữa người này, qua người khác, thế hệ này sang thế nọ, lần lần hoen ố cho đến ngày cũ mục, hư rách như thế nào, thì đạo Phật cũng gần giống như thế ấy. Nếu các bậc THÁNH TĂNG và chư phàm Tăng trưởng lão đạo đức không tổ chức các kỳ KẾT TẬP để ôn nhuần nhắc nhở, thì CHÁNH GIÁO sẽ bị suy vi.

Hỡi ai là người TRÍ TUỆ.

Hỡi ai là người PHẬT TỬ THUẦN THÀNH có nhiệt tâm BẢO TỒN CHÁNH PHÁP.

Hỡi ai là người muốn tìm ĐẠO GIẢI THOÁT, muốn lánh KHỔ tìm VUI, muốn vượt ra khỏi lưới của MA VƯƠNG mà tìm đến NIẾT BÀN CỰC LẠC cứu cánh VÔ SANH.

Phải nên gia tâm suy niệm phân tích chánh tà, phải trái kẻo mà phí bỏ bao công trình tu tập mà kết quả vẫn chỉ loanh quanh trong vòng TAM GIỚI khổ.

* * *

Sau đây, kể cống hiến quý Phật tử một mẩu CHUYỆN ĐẠO về sự tích NA TIÊN Tỳ khưu phá nghi cho một vị quan đại thần, hầu cận VUA MI LAN ĐÀ như sau. MI LAN ĐÀ, một vị CHUYỂN LUÂN VƯƠNG. Một ông VUA vô cùng thông minh uyên bác TRÍ tuệ siêu phàm. Các PHÁP SƯ và LUẬT SƯ thời bấy giờ không làm sao giải nổi những câu hỏi vấn nan của nhà vua.

Đại đức Tỳ khưu NA TIÊN "NAGASENA" đã giải đáp và phá nghi cho đức Vua một cách tài tình và mạch lạc (xin tìm xem nơi quyển MI LAN ĐA VẤN ĐẠO của Hoà thượng Giảng Sư GIỚI NGHIÊM đã xuất bản).

Nhưng trong khi đó, có một vị đại thần thuộc ngoại đạo cũng theo hầu cận đức VUA.

Những lời VẤN và ĐÁP giữa đức VUA và Đại đức NA TIÊN, vị đại thần ấy đều được nghe tường tận đầy đủ. Song vì cố chấp theo TRI KIẾN của mình mà vị đại thần ấy không sao phá nghi được. Cuối cùng, ông đến bạch với ĐẠI ĐỨC NA TIÊN.

Kính bạch hoá Đại đức.

Những điều NGHI NAN của đức Vua, Ngài đã giải đáp một cách tường tận và rõ ràng. Nhưng theo ngụ ý của hạ thần vẫn còn nghi ngờ sao đó, mà không có thể giải nổi.

Cúi xin Đại đức từ bi điểm hoá cho.

ĐẠI ĐỨC NA TIÊN dạy rằng:

- Này Thượng quan Bần Tăng xin kể hầu Thượng quan một MẨU CHUYỆN như sau:

Hồi xưa, tại một làng nọ, có hai người bạn sống gần nhau, và thương yêu quý mến nhau lắm.

Gặp năm cơ trời hạn hán mất mùa, dân chúng sống đói khổ, cơ cực khó khăn. Hai người bèn cùng nhau từ giả gia đình để đi tha phương tìm sinh kế.

Đến một làng nọ, dân chúng nuôi trâu bò nhiều. Phân vãi đầy đường. Người bạn tên A mới rủ anh B.

- Này bạn. Chúng ta đi tìm sinh kế, mà đi không thật phí công vô ích quá. Vậy nơi đây có sẳn phân trâu nhiều, chúng ta lấy thúng đội mỗi người một ít để khi về trông tỉa cũng có ích. Thế là hai người cùng làm.

- Đến một xứ khác, nơi đó dân chúng làm nghề dệt vải giàu có. Vải củ và hoen ố, bị chuột cắn chút ít họ vứt bỏ rất nhiều. A mới bảo bạn:

- Này bạn. Chúng ta đội phân trâu nặng nề và hôi hám quá. Bây giờ hãy bỏ đi. Nơi đây có vải bỏ còn tốt, chúng ta cùng lượm một ít, đem về may mặc vừa tiện vừa nhẹ.

B trả lời:

- Thôi anh thích thì cứ nhặt. Tôi lỡ đội phân trâu rồi, bỏ đi phí của lắm.

Đến một nơi khác. Nơi đây vừa bị loạn lạc. Quân cướp vừa mới kéo ngang qua, nên tơ lụa vứt bỏ đầy đường. A thấy thế bảo bạn:

- Này bạn. vải thô xấu, anh không lấy. Giờ nầy có nhiều tơ lụa, ta hãy cùng nhau nhặt một ít, đem về cho vợ, con họ hàng thì hay lắm.

- B nói:

-Cám ơn anh. Tôi đội phân trâu cũng đã lỡ rồi anh thích tơ lụa thì cứ lượm, tôi bỏ phân trâu uổng công quá.

Khi đến nơi kia, hai người lội qua con suối. A thấy trong hang đá có nước chảy ra, có một số vàng cục và ngọc quý. Mừng rỡ A bảo bạn:

- Này anh bạn. Vải xấu anh chê. Tơ lụa anh cũng không màng. Giờ đây có nhiều vàng ngọc quý giá lắm chúng ta hãy lượm lấy mà đem về, vừa gọn nhẹ, vừa qúy báu, vừa thêm giàu có nữa.

B trả lời:

- Đa tạ lòng anh. Anh thích vàng ngọc cứ lượm, tôi đội phân trâu lỡ rồi, thôi cứ để vậy luôn cho tiện.

Trên đường về, gặp một trận mưa to. Anh A nhờ mang vàng ngọc gọn nhẹ đi tìm chỗ núp dễ dàng.

Còn chàng B bị đội thúng phân trâu kềnh càng chậm chạp mưa tuôn xối xả phân chảy đầy người hôi hám lắm.

Về nhà, cha mẹ vợ con hết lời than thở, quở trách, rầy la. Trái lại chàng A, nhờ có số vàng ngọc quý giá trở nên giàu có và đồng thời đem chia sớt cho họ hàng, thân bằng quyến thuộc, mọi người đều tán thán khen ngợi, vui mừng.

- Thượng quan nghĩ như thế nào về mẩu chuyện trên?

- Kính bạch hoá Đại đức

Thật tựa thể người mù được thấy. Ví như người đói được ăn. Tựa thể người đau được lành. Cũng như người ngã nằm trên mặt đất, có người đỡ vực dậy.

Hạ thần thức tỉnh được rồi. Sự cố chấp về tri kiến thủ cựu, sự hoài nghi về các luận lý bấy lâu che án, sự sáng suốt của hạ thần nay đã được Ngài từ bi vén tấm màn u tối. Xin NGÀI thu nhận nơi đây, nỗi lòng quy ngưỡng vào ba ngôi TAM BẢO từ nay cho đến trọn đời.

-ooOoo-

LỜI BÀN

Một mai, thấy được đường đi cũ.
Mới biết từ xưa những việc lầm

ĐẠO PHẬT LÀ ĐẠO TRÍ TUỆ,
NGƯỜI PHẬT TỬ CŨNG PHẢI L
À NGƯỜI CÓ NHIỀU TRÍ TUỆ

Tự hào là người con Phật, chúng ta, ai là người chơn tử của đấng THIÊN NHƠN SƯ, phải noi theo gương TRÍ TUỆ SIÊU PHÀM của đấng TOÀN GIÁC, mà cố gắng học hỏi, quán niệm, suy tư cho thấy rõ chơn lý, lấy NHƠN QUẢ làm cứu cánh, để phân tích, nhận định, mà rồi tinh tấn nỗ lực thực hành theo, ngõ hầu TỰ ĐỘ lấy mình vượt ra khỏi vòng hắc ám VÔ MINH bao đời che phủ.

Rồi nhiên hậu mới đem sự hiểu biết ấy, ra giảng giải cho người khác cùng biết, cùng thấy gọi là ĐỘ THA, TỰ GIÁC rồi mới GIÁC THA, TỰ ĐỘ rồi mới ĐỘ THA được, như vậy mới được gọi là GIÁC HẠNH VIÊN MÃN.

Nếu chính bản thân ta không TỰ ĐỘ, TỰ GIÁC mà cứ mãi đêm, ngày cầu khẩn van xin, lạy lục trông nhờ nơi một đấng thiêng liêng tha lực, thần quyền, theo ảo tưởng, để mong cầu tiếp dẫn, cứu vớt v.v...thì chẳng khác nào người nông dân kia, không chịu khó cuốc bẫm cày sâu, dãi nắng dầm mưa để ra công canh tác lấy đám ruộng của mình. Mà ngày đêm chỉ biết vác thúng đi gõ cửa từng nhà, để cầu xin bát gạo, đấu khoai, thì đời sống của chàng ta sẽ ra sao? Bao giờ cho được an vui hạnh phúc?

Ta không tự đặt niềm TIN nơi ta, không chịu làm nơi nương nhờ cho ta, ví như đứa bé ngã nằm trên mặt đất, không chịu chỏi tay đứng dậy, cứ mãi nằm la " Tôi ngã, tôi ngã" thì nó sẽ ra sao?

Lại nữa, ví như đi đường, ta thấy có người sắp chết đuối, đang lặn hụp giữa dòng. Muốn cứu nạn nhơn ít nhất ta cũng phải biết rành bơi, lội, hoặc trong tay phải có sợi dây, cây sào, mới mong cứu người được chứ.

Trong khi ấy, chính bản thân ta không biết bơi, lội, cuộn thừng, cái gậy cũng không, thấy người hụp lặn giữa dòng, nhảy luôn xuống, có phải đưa nhau về cõi chết cả không?

- Hỡi ai là người nuôi ý nguyện mong cầu "Thoát khổ về vui, chuyển mê về ngộ" muốn vượt ra khỏi vòng TAM GIỚI, thì phải gia tâm lưu ý, chịu khó học hỏi, nghiên cứu để tìm về CHÁNH ĐẠO cao siêu, phá bỏ TRI KIẾN lầm mê, rồi vâng giữ hành theo lời giáo huấn của đấng CHÍ TÔN, ngõ hầu đem lại sự lợi ích cho mình, từ đời này cho đến vô lượng kiếp vị lai cho đến ngày đạt đáo ĐẠO QUẢ NIẾT BÀN VÔ SANH.

Trong cuộc đời HOẰNG DƯƠNG CHÁNH GIÁO, qua bao phen đem lý thuyết nhiệm màu để độ quần sanh, đấng THIÊN NHƠN SƯ cũng đã tiên đoán về sự suy đồi của Phật giáo như sau:

- Hỡi này các thầy Tỳ khưu.

Thuở trước kia, có nhóm người DASARAHAS, có một cái trống mà họ đặt tên là "trống chiêu tập".

Khi trống bắt đầu muốn lủng, họ liền đóng thêm nhiều cái móc để căng da cho thẳng. Một thời gian sau cái trống ấy bị lủng cả, chỉ còn lại cái thân bằng vỏ cây và những móc sắt mà thôi.

- Hỡi này các thầy Tỳ khưu.

Cũng như thế ấy, hàng Tăng chúng sau buổi vị lai sẽ có những hành vi tương tự như vậy.

Những lời giáo huấn của đức CHÁNH BIẾN TRI rất cao thâm, huyền diệu đầy ý nghĩa, họ chẳng thèm nghe theo hoặc tìm hiểu đến. Họ không màng gì đến sự học hỏi cho thông suốt chơn lý và chẳng hết lòng ủng hộ CHÁNH PHÁP chánh đáng cao siêu này.

Trái lại, họ sẽ ưa thích, chăm chú tìm nghe, tìm hiểu những lý thuyết không thuộc về CHÁNH GIÁO như những áng văn chương, thi phú do các nhà thi sĩ thốt ra có nhiều danh từ trôi chảy, hoạt bát v.v...

Họ sẽ hết lòng ủng hộ và cho rằng những lý thuyết ấy là chơn chánh, đáng học hỏi, đang hấp thụ. Vì lẽ đó, cho nên những lời GIÁO HUẤN của đức CHÁNH BIẾN TRI đã giải rất cao thâm, rất huyền diệu đầy ý nghĩa sẽ bị lu mờ. -- SUYATTA NIKÀYA, quyển II, Trang 266,267

Trên đỉnh Ân trời,
Đông t
àn năm Thìn, Một chín bảy sáu
Trà Giang Tử

-ooOoo-

HỒI HƯỚNG

Với PHƯỚC BÁU của sự SƯU TẦM, BIÊN SOẠN ẤN HÀNH quyển "DẪN LỐI VỀ NGUỒN" này, tôi xin chân thành cung kính dâng lên chư Đại đức Tăng, nhất là BỔN SƯ PHỤ, THIỀN SƯ HỘ NHẪN, người đã dày công giáo hoá dắt dìu an ủi tôi trên con "ĐƯỜNG CHÁNH ĐẠO"

Tôi xin chia sớt đến các bậc thiện hữu trí thức thầy tổ đầu tiên, những người bạn XUẤT GIA TU SĨ cũng như TẠI GIA CƯ SĨ đã khuyến khích nâng đỡ và góp ý cùng tôi trong việc sưu tầm, biên soạn.

Tôi xin chân thành cung kính dâng phần công hạnh này đến Chư Tiền bối trưởng lão đã quá cố, các bậc hữu ân, cửu huyền Thất Tổ Nội Ngoại hai bên, nhất là thân phụ, hiền mẫu, nghĩa phụ, dưỡng mẫu, anh, chị em Phật tử bốn phương đã tử nạn hy sinh để "BẢO TỒN CHÁNH PHÁP"

Ngưỡng cầu cho quý vị để sớm thoát cảnh khổ đau, đừng oan trái oán thù, mà thọ sanh về nơi nhàn cảnh AN VUI.

Cầu xin oai lực tối thượng của TAM BẢO thùy từ gia hộ cho tôi, cùng chư thiện hữu trí thức, mỗi kiếp sanh lên, sớm gặp nhau trong ngôi nhà CHÁNH PHÁP của đấng TOÀN TRI, để cùng nhau nhắc nhở, sách tấn TU HÀNH cho đến ngày đắc thành ĐẠO QUẢ VÔ SANH.

Trao gởi về anh chị em Phật tử bốn phương:

"TÌNH THƯƠNG, TINH TẤN, và TRÍ TUỆ
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MƯU NI PHẬT"

- HẾT-

Ðầu trang | Mục lục | 01 | 02 | 03 | 04 | 05

Chân thành cám ơn Tỳ kheo Pháp Tông và Tỳ kheo Tuệ Tâm đã gửi tặng bản vi tính (Bình Anson, 09-2003)


[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 05-09-2003