BuddhaSasana Home Page |
Vietnamese, with Unicode Times font |
Kinh An Ban Thủ Ý lược giải
Thích Đạt Đạo biên soạn
[01] LỜI TỰA CHO KINH AN BAN THỦ Ý.An Ban (anapanna), ấy là xe lớn của chư Phật để cứu chúng sanh nổi trôi. Nó có sáu việc nhằm trị sáu tình. Tình, có trong ngoài. Mắt, tai, mũi, miệng, thân, tâm gọi là trong. Sắc, tiếng, mùi, vị, trơn thô, tà niệm gọi là ngoài. Kinh nói: “Các biển mười hai việc”. Là nói sáu tình trong ngoài nhận lấy hạnh tà, như biển nhận sông, kẻ đói mơ cơm, ấy là vì không bao giờ thỏa đủ. Tâm vươn tràn lan, không nhỏ gì là không chen vô, lẹ làng phảng phất ra vào không ngớt, trông không thấy hình, lắng không nghe tiếng, đón không có trước, tìm không có sau, sân niệm nhỏ nhặt, tóc tơ chẳng dáng. Trời thần tiên thánh không thể hiểu rõ. Lặng nẻo ở đây, hoá mọc chỗ kia, người phàm chẳng thấy, nên gọi là ấm. Giống như nhà nông khù khờ gieo cải, vung tay liệng hạt, có tới vạn ức. Người đứng bên không thấy dáng, kẻ gieo không biết số. Một hạt mục dưới đất thì muôn cây mọc trên mặt. Trong khoảnh khắc, tâm chín trăm sáu mươi lần chuyển, một ngày một đêm mười ba ức ý. Ý có một thân, mà tâm không tự biết, như kẻ gieo giống kia. Cho nên, thiền định thì cột ý vào hơi thở, đếm một đến mười. Đếm mười không lầm thì định ý ở đó. Tiểu định ba ngày, đại định bảy ngày, vắng không niệm khác, yên lặng như chết. Ấy gọi nhất thiền. Thiền bỏ là bỏ mười ba ức ý niệm dở, đã đạt được định bằng đếm, chuyển niệm qua tùy, vứt bỏ tám món thì chính có hai ý. Ý định ở tùy do việc đếm số. Bẩn dơ tiêu hết, tâm hơi trong sạch gọi là nhị thiền. Lại vứt đi một ý, chú ý vào đầu mũi, thì gọi là chỉ. Hành thiền đạt chỉ thì ba độc, bốn đường, năm ấm, sáu tối, mọi dơ đều dẹp. Tâm sáng rõ ràng hơn chân minh nguyệt, dâm tà dơ tâm, như gương ở bùn, cấu dơ quấy bẩn, đưa lên chiếu trời, úp xuống thấy đất, thông suốt thấy rõ tới muôn cõi. Tuy trời đất có lớn, thì không một cái to lớn nào có thể thấy. Sở dĩ như vậy là do nó bị bẩn dơ. Cái bẩn làm dơ tâm, còn hơn gương kia. Nếu có được thầy giỏi cạo gội lau chùi đến nổi bụi mỏng hơi che cũng sạch không còn, thì cầm lên để soi, lông tóc nét mặt không nhỏ gì là không thấy ấy là vì bẩn hết cho nên khiến được sáng vậy. Tình tràn thì ý lan, niệm muôn, mà không biết một, giống như ở chợ buông lòng nghe theo rộng thấu mọi tiếng nói, lui về ngỏ mà nhớ lại, không biết lời nói của một người. Tâm buông ý tan thì bẩn che chỗ thông. Nếu mình ở chỗ vắng, tâm lặng lẽ suy, chí không ham tà, nghiêng tai lắng nghe thì muôn câu không sót, một lời vẫn nhớ. Ấy là do tâm lắng, ý trong. Thiền định ngừng ý treo ở đầu mũi, đó gọi là tam thiền. Trở lại thân, từ đầu đến chân, xét kỷ nhiều lần, đồ dơ trong thân, lông tóc xồm xoàm, như thấy mủ chảy, theo đó xem rõ hết trời đất người vật, thịnh cũng như suy, không gì tồn tại mà không tiêu vong, tin Phật ba báu, mọi tối đều sáng, ấy gọi tứ thiền. Đưa tâm về niệm, các ấm đều diệt, ấy gọi là hoàn. Dục dơ vắng sạch, tâm không còn tưởng, ấy gọi là tịnh. Người đạt được hạnh an ban, thì tâm họ sáng, đưa mắt xem trông thì không gì tối mà không thấy, việc xưa vô số kiếp và sắp tới cùng người vật hiện tại đang đổi thay ở các cõi, trong đó có đức Thế Tôn giáo hoá đệ tử đọc theo, không xa gì là không thấy, không tiếng gì là không nghe, nhanh nhẹn nhẹ nhàng, còn mất tự do, lớn sánh tám phương, nhỏ gom đầu lông, ngăn trời đất, giữ mạng sống, hiếp đức thần, phá lính trời, rung vũ trụ, dời các cõi, có tám bất tư nghì, trời chẳng thể lường, thần đức vô hạn. Ấy do sáu hạnh vậy. Đức Thế Tôn, xưa sắp giảng kinh này thì vũ trụ rung chuyển, trời người đổi nét mặt, ba ngày “an ban”, không ai có thể hỏi. Do đó, đức Thế Tôn hoá ra hai người, một người hỏi, một vị tôn chủ diễn thuyết, kinh này mới ra đời. Đại sĩ thượng nhân cử sáu chúng mười hai nhóm, không ai là không chấp hành. Có Bồ tát An Thanh, tự Thế Cao, con của đích hậu vua An Tức, nhường nước cho chú, đi khỏi lánh xứ mình, phơi phới tiến lên, bèn tới Kinh đô. Con người này học rộng biết nhiều, nắm hết ý thần, gôm luôn bảy chính, phong thủy cát dung, núi đổ đất rung, các món châm cứu, xem mặt biết bệnh, chim thú kêu hót, không tiếng gì là không hiểu, mang lòng nhân rộng như trời đất, thương người dân đen tăm tối, nên trước khâu lỗ tai, mở đôi mắt, muốn cho họ thấy nghe rõ ràng, rồi từ từ mới diễn bàng sáu độ chính chân, dịch Kinh An Ban bí áo. Người học nổi lên ùn ùn, không ai là không bỏ nết bẩn dơ, mà đến đức trong trắng. Tôi sinh muộn màng, mới biết vác củi, cha mẹ đều mất, ba thầy viên tịch, ngửa trông mây trời, buồn không biết hỏi ai, nghẹn lời trông quanh, lệ rơi lặng lẽ. Song phước xưa chưa hết, nên gặp được Hàn Lâm từ Nam Dương, Bỉ Nghiệp từ Dĩnh Xuyên và Trần Huệ từ Cối Kê. Ba vị hiền này tin đạo dốc lòng, giữ đức ngay thẳng, canh cánh lo lắng, lòng đạo không mỏi. Tôi đi theo xin hỏi, ý đồng lý hợp, nghĩa không sai khác. Trần Huệ chú nghĩa. Tôi giúp châm chước[1]. Không do thầy thì không truyền, không dám tự do. Lời nhiều thô lỗ, không diễn hết ý Phật. Các vị minh triết hiền năng, xin cùng đến xem. Nghĩa cũng suy suyển, thêm thánh sau định, để cùng làm rõ sự dung hợp thánh thần.
TỰA AN BAN THỦ Ý KINH CHÚ GIẢI. [2] Khương Tăng Hội An Ban là đại thừa của chư Phật để cứu chúng sanh trôi nổi. Nó có sáu việc để trị sáu tình. Tình có trong ngoài. Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, tâm gọi là trong. Sắc, tiếng, hương, vị, mịn trơn, tà niệm gọi là ngoài. Kinh nói: “Các biển mười hai việc”. Đó là sáu tình. Trong ngoài nhận lấy hạnh tà, như biển nhận sông, kẻ đói mơ cơm, vì không no đủ. Tâm no tràn trề, không nhỏ gì không thấm, nhanh chóng phảng phất, vào ra không ngớt, trông không có hình, nghe không có tiếng, đón không có trước, tìm không có sau, vi tế mầu sâu, hình không tơ hào, phạm thích tiên thánh cũng không thể rọi soi, lặng gieo ở đây, hoá sinh nơi kia, phàm chẳng thể thấy, gọi nó là ấm. Như lúc im trời, kẻ gieo cuốc sâu, vung tay lấp hạt, có đến vạn ức. Người bên không thấy hình chúng, kẻ gieo không biết số chúng. Một hạt mục dưới, vạn cây mọc lên. Trong khoảng búng tay, tâm chuyển chín trăm sáu mươi lần, một ngày một đêm, mười ba ức ý. Ý có một thân, tâm không tự biết, như kẻ gieo kia. Vì thế, hành tịch cột ý bám sổ tức một cho đến mười. Mười đếm không sai, ý định tại đó. Định nhỏ ba ngày, định lớn bảy ngày, lặng không niệm khác, vắng yên như chết, gọi nó nhất thiền. Thiền bỏ là bỏ mười ba ức ý niệm. Đã được định sổ (tức), chuyển niệm bám tùy, bỏ hết tám ý, chỉ có hai ý. Ý định ở tuỳ, do tại sổ tức, bẩn dơ tiêu hết, tâm hơi trong sạch, đó gọi nhị thiền. Lại bỏ đi một, chú ý đầu mũi, đó gọi là chỉ. Được hạnh chỉ rồi, ba độc, bốn đường, năm ấm, sáu mờ các uế đều diệt, tâm sáng rực rỡ hơn châu minh nguyệt. Dâm tà dơ tâm, như gương dưới bùn, cấu bẩn bám dơ, gọi trời trơ trơ, rọi đất che hết, thông suốt thánh đạt, muôn cõi rọi soi, tuy có lớn như đất trời, cũng không có thể thấy một lớn nào. Sở dĩ như vậy là do cấu bẩn. Các bẩn dơ tâm, quá hơn gương kia. Nếu có thầy hay chùi mài gột rửa, bụi mỏng nhẹ che, gột khiến không còn, đưa lên để soi, lông tóc vẻ mặt không nhỏ gì mà không thấy. Bẩn lui, sáng hiện, khiến nó như thế. Tình tràn, ý tán, niệm muôn không biết một, giống như ở chợ thả tâm theo nghe, rộng thâu các tiếng, lưu nghĩ nhớ lại không biết lời của một người. Tâm buông, ý tán, dơ che thông hiểu. Nếu từ chỗ vắng, tâm lặng lẽ nghĩ, chứ không muốn tà, nghiêng tai lắng nghe, muôn câu không mất, nửa lời nhớ rõ. Đó là do tâm lặng ý trong. Hành tịch chỉ ý treo ở đầu mũi. Đó gọi là tam thiền. Trở về quán thân mình từ đầu đến chân, xem kỹ tới lui chất dơ trong người, lông lá xồm xoàm, như thấy mũi chảy. Do thế, rõ hết trời đất người vật, thịnh cũng như suy, không gì còn mà không mất, tin Phật ba báu, các mờ đều rõ. Đó gọi là tứ thiền. Nhiếp tâm về niệm, các ấm đều diệt, đó gọi là hoàn. Uế dục vắng hết, tâm không có tưởng, đó gọi là tịnh. Người được hạnh an ban, tâm họ liền sáng, đem sáng đi xem, không tối gì không thấy, việc vô số kiếp qua và sắp tới, người vật đổi thay, hiện tại các cõi trong đó có đức Thế Tôn giảng pháp, đệ tử tụng tập, không xa gì không thấy, không tiếng gì là không nghe, nhanh chóng phảng phất, còn mất tự do. Lớn sánh tám phương, nhỏ qua tơ hào, ngăn trời đất, giữ mạng sống, đọ đức thần, phá lính trời, rung vũ trụ, dời các cõi, tám bất tư nghì, trời chẳng thể lường, đức thần vô hạn. Đó là do sáu hạnh. Đức Thế Tôn, xưa lúc muốn nói kinh này, vũ trụ chấn động, trời người đổi sắc, ba ngày an ban, không ai có thể hỏi. Do Thế, Đức Thế Tôn hoá làm hai thân, một gọi người hỏi, một là tôn chủ, nói diễn giảng, kinh này mới ra. Đại sĩ thượng nhân, sáu cặp mười hai nhóm, không ai là không chấp hành. Có Bồ tát tên An Thanh, tự Thế Cao, con đích hậu vua An Tức, nhường nước cho chú, đi tránh đất mình, phơi phới đến sau, bèn ở kinh sư. Ôâng là con người học rộng biết nhiều, nắm hết pháp thần, bảy chính bung rút, phong khí cát hung, núi băng đất động, châm cứu các thuật, thấy sắc biết bệnh, muông thú hót kêu, không tiếng gì là không rõ, mang lòng nhân rộng của đất trời, thương chúng dân đang gặp tối dữ, trước khâu tai họ, rồi mở mắt họ, muốn họ thấy rõ nghe thông, dần dần mới giảng, bày sáu độ chín chân, dịch An Ban bí áo. Người học nổi lên như bụi, không ai là không bỏ nết bẩn dơ, mà đi theo đức thanh bạch. Tôi sinh muộn màng, mới biết vác củi, cha mẹ chết mất, ba thầy viên tịch, ngưỡng trông mây trời, buồn không biết hỏi ai, nghẹn lời nhìn quanh, lệ tuông lả chả. Song phước xưa chưa hết, may gặp Hàn Lâm từ Nam Dương, Bỉ Nghiệp từ Dĩnh Xuyên, Trần Huệ từ Cối Kê. Ba vị hiền này tin đạo dốc lòng, giữ đức rộng thẳng, khăng khăng vươn tới, chí đạo không mỏi. Tôi theo xin hỏi, tròn giống vuông khắp, nghĩa không sai khác.Trần Tuệ chú nghĩa, tôi giúp châm chước, chẳng phải thầy truyền, không dám tự do. Lời nhiều vụng về, không thấu ý Phật. Minh triết các hiền, xin cùng đến xét. Nghĩa có thiếu sót, thêm thánh san định, cùng rõ ánh thần. -ooOoo- Chương I NHẬN THỨC TỔNG QUÁT I - XUẤT XỨ: Đức Phật ở nước Việt Kỳ là nước Xá mi đậu, cũng gọi là Già nặc cala. Lúc bấy giờ Đức Phật ngồi, thực hành an ban thủ ý chín mươi ngày. Đức Phật lại ngồi một mình chín mươi ngày, suy nghĩ tính toán muốn độ thoát người và các loài bò bay máy cựa mười phương. Lại nói: “Ta thực hành an ban thủ ý chín mươi ngày”. An Ban thủ ý được ý từ niệm tự tại, trở lại thực hành an ban thủ ý xong, lại cất ý, thực hành niệm. II - VỀ MẶT HÌNH THỨC: - Nghĩa của bốn chữ An ban thủ ý: An là thân. Ban là hơi thở. Thủ ý là đạo. Thủ là cấm, cũng gọi là không phạm giới. Cấm cũng là giữ. Gĩư là giữ hết tất cả, không chỗ phạm. Ý là hơi thở, ý cũng là đạo. An là sinh. Ban là diệt. Ý là nhân duyên. Thủ là đạo. An là sổ (đếm). Ban là tương tuỳ. Thủ ý là chỉ. An là niệm đạo. Ban là giải kết (mở gút). Thủ ý là không đi theo tội lỗi. An là tránh tội. Ban là không dính tội. Thủ ý là đạo. An là định. Ban là không khiến dao động. Thủ ý là không loạn ý. An là thủ ý. Ban là ngự ý, đến khi được vô vi. An là hữu (có). Ban là vô (không). Ý nghĩ hữu thì không được đạo. Ý nghĩ vô thì không được đạo. Cũng không nghĩ hữu, cũng không nghĩ vô ứng với không định, ý theo đạo mà làm. Hữu là vạn vật. Vô gọi là ngờ, cũng là không. An là nhân duyên gốc. Ban là không nơi chốn. Người tu biết gốc không từ đâu đến, cũng biết diệt không (mất) ở đâu. Đó là thủ ý. An là thanh. Ban là tịnh. Thủ là vô. Ý là vi. Đó là thanh tịnh vô vi. Vô là sống. Vi là sinh. Không còn bị khổ nên gọi là sống. An là chưa. Ban là dấy. Vì chưa dấy, nên là thủ ý. Nếu ý đã dấy thì chạy, nên không thủ (ý) phải trở về. Cho nên Đức Phật dạy An Ban thủ ý. An là nhận năm ấm. Ban là trừ năm ấm. Thủ ý là hiểu nhân duyên, không theo thân, miệng, ý. Thủ ý, không chỗ bám víu là thủ ý. Có chỗ bám víu là không thủ ý. Tại sao? Vì ý dấy lên lại diệt mất. Ýùkhông còn dấy lên là đạo. Đó là thủ ý. Thủ ý là chẳng khiến ý sinh. Sinh nhân có tử là không thủ ý, chẳng khiến ý chết. Có chết nhân có sinh, ý cũng không chết. Đó là đạo. 1 - Những cận vệ giúp An ban thủ ý hoàn thành nhiệm vụ: An ban thủ ý có mười trí gọi là sổ tức, tương tuỳ, chỉ, quán, hoàn, tịnh và bốn sự thật. Đó là mười trí thành. Nếu hiệp với kinh ba mươi bảy phẩm thì hạnh thành. Thủ ý ví như lửa đèn, có hai chức năng, một là dẹp tối, hai là chiếu sáng. Thủ ý có hai chức năng, một là dẹp si, hai là thấy trí. Thủ ý thì ý từ nhân sinh duyên, nên nhờ nhân duyên, mà chớ bám víu. Đó là thủ ý. Thủ ý có ba nhóm: Một là giữ khiến không được sinh. Hai là đã sinh thì mau diệt. Ba là việc đã làm thì ăn năn vạn ức kiếp về sau sẽ không còn làm nữa. Thủ và ý, mỗi tự khác nhau. Giữ hết thảy mười phương, biết quả báo, mà không phạm, đó là thủ. Biết kia là vô vi, đó là ý. Đó là thủ ý. Trong thủ ý có bốn nỗi sướng. Một là nỗi sướng tri yếu. Hai là nỗi sướng tri pháp. Ba là nỗi sướng tri chỉ. Bốn là nỗi sướng tri khả. Đó là bốn nỗi sướng. Pháp là hạnh. Đắc là đạo. Sáu việc thủ ý có trong và ngoài. Sổ, tuỳ và chỉ, đó là ngoài. Quán, hoàn và tịnh, đó là trong. Tại sao theo đạo? Niệm tức, tương tùy, chỉ, quán, hoàn, tịnh, vì muốn tập ý gần với đạo. Rời sáu việc đó là theo thế gian. Sổ tức là chặn ý. Tương tùy là kiểm ý. Chỉ là định ý. Quán là rời ý. Hoàn là nhất ý, nên làm sáu việc đó. Vì sao sổ tức? Vì ý loạn. Vì sao không được? Vì không biết. Vì sao không được thiền? Vì không bỏ tập, chứng diệt và thực hành (bát chánh) đạo. Sổ tức là đất. Tương tùy là cày. Chỉ là bừa. Quán là giống. Hoàn là mưa. Tịnh là làm. Sáu việc như vậy, đó là theo đạo. Sổ tức là dứt ngoài. Tương tùy là dứt trong. Chỉ là ngưng tội. Hành quán là dẹp ý. Không nhận thế gian là hoàn. Niệm dứt là tịnh. Ý loạn, nên sổ tức. Ý định, nên tương tùy. Ý dứt, nên hành chỉ. Được ý đạo, nên quán. Không hướng về năm ấm nên hoàn. Không có gì nên là tịnh. Nhiều việc, nên sổ tức. Ít việc, nên tương tuỳ. Ý hết trong nhà, nên hành chỉ. Sợ thế gian, nên quán. Không muốn thế gian, nên hoàn. Niệm dứt là tịnh. Tại sao sổ tức? Vì không muốn theo năm ấm. Tại sao tương tùy? Vì muốn biết năm ấm. Tại sao chỉ? Vì muốn quán năm ấm. Tại sao quán năm ấm? Vì muốn biết gốc của thân. Tại sao muốn biết gốc của thân? Vì muốn dứt bỏ khổ đau. Tại sao hoàn? Vì chán sinh tử. Tại sao tịnh? Vì phân biệt năm ấm không nhận. Rồi theo tám con đường trí tuệ hiểu biết là đạt sở nguyện. Lúc hành tức là theo sổ, lúc tương tuỳ là theo niệm, lúc chỉ là theo định, lúc quán là theo tịnh, lúc hoàn là theo ý, lúc tịnh là theo đạo, cũng là theo hành. Sổ tức là bốn niệm xứ. Tương tuỳ là bốn chánh cần. Chỉ là bốn như ý túc. Quán là năm căn năm lực. Hoàn là bảy giác chi. Tịnh là tám chính đạo. Đạt (sổ) tức mà không tương tuỳ là không thủ ý. Đạt tương tùy, mà không chỉ, là không thủ ý. Đạt chỉ, mà không quán là không thủ ý. Đạt quán mà không hoàn là không thủ ý. Đạt hoàn mà không tịnh là không thủ ý. Đạt tịnh lại tịnh mới là thủ ý. Đã niệm tức thì ác không sinh. Lại sổ là để cùng chặn ý, và vì không theo sáu suy. Hành tương tuỳ là muốn rời sáu suy. Hành chỉ là muốn dẹp sáu suy. Hành quán là muốn dứt sáu suy. Hành hoàn là không muốn nhận sáu suy. Hành tịnh là muốn diệt sáu suy. Đã diệt sạch thì theo đạo. Sổ tức muốn chặn ý. Trong hơi thở (tức) có dài ngắn. Lại phải chặn ý dài ngắn. Tại sao thủ ý? Vì muốn ngăn ác. Ác cũng có thể giữ, cũng không thể giữ. Tại sao? Ác đã hết thì không phải giữ. Sổ tức có ba việc. Một là phải ngồi mà hành. Hai là thấy sắc phải nghĩ vô thường bất tịnh. Ba là phải hiểu sân giận, nghi ngờ, ganh ghét. Khiến qua đi. Sổ tức loạn, nên biết nhân duyên do đó nổi lên. Nên biết đó là nội ý. Hơi thở thứ nhất loạn, đó là lỗi của ngoại ý, vì hơi thở do ngoài vào. Hơi thở thứ hai loạn, đó là lỗi của nội ý, vì hơi thở ở trong ra. Ba, năm, bảy, chín là thuộc ngoại ý. Bốn, sáu, tám, mười thuộc nội ý. Ganh ghét, sân giận, nghi ngờ, đó là ba ý ở trong. Giết, trộm, dâm, hai lưỡi, ác khẩu, nói dối, nói thêu dệt, đó là bảy ý và các việc còn lại thuộc ngoài. Được hơi thở là ngoài. Không được hơi thở là trong. Hơi thở sinh ra từ ý. Niệm hơi thở hiệp làm một đếm. Hơi thở hết đếm là một, cũng không phải một, vì ý ở ngoài hơi thở chưa hết. Ví như đếm tiền, ý ở số năm, đếm là một. Sổ tức sở dĩ trước đếm vào, vì ngoài có bảy ác, trong có ba ác, dùng ít không thể thắng nhiều, nên trước đếm vào. Sổ tức không được, vì mất ý gốc của nó. Ý gốc gọi là vô thường, khổ, không, vô ngã. Vì mất ý đó là đi theo điên đảo, cũng là mất thầy. Thầy là lúc mới ngồi, hơi thở vào thứ nhất thì được thân an, rồi tuần tự làm, vì mất ý gốc của nó, nên không được hơi thở. Sổ tức, ý thường phải nghĩ vô thường, khổ, không, vô ngã, đếm hơi thở ra cũng mất. Đã biết điều đó thì được đạo. Mau phải giữ vô thường, e sợ y. Được ý ấy tức được hơi thở. Hơi thở vào và hơi thở ra sở dĩ khác nhau, hơi thở ra là hành uẩn, hơi thở vào là tưởng uẩn, có lúc hơi thở ra là thọ uẩn, hơi thở vào là thức uẩn, vì thế chúng là khác nhau. Người ta nên phân biệt ý ấy. Hơi thở vào là không nhận tội. Hơi thở ra là trừ bỏ tội. Thủ ý là rời bỏ tội. Hơi thở vào là nhận nhân duyên. Hơi thở ra là đến nhân duyên. Thủ ý là không rời nhân duyên. Sổ tức không được có ba lý do. Một là tội đến. Hai là làm không kết hợp. Ba là không tinh tấn. Hơi thở vào ngắn, hơi thở ra dài, không do đâu nghĩ là đạo, ý có cho nghĩ là tội. Tội ác ở ngoài, không ở trong. Lúc sổ tức, có rời ý thì hít hơi thở dài. Đạt được hơi thở thì hít hơi thở ngắn. Hành tức không yên thì dài, định thì ngắn, chưa đến mười hơi thở, hư lại đếm lại thì hơi thở dài. Đạt được mười hơi thở thì ngắn. Vì sao? Vì ngưng không đếùm lại. Đạt được hơi thở thì cũng dài. Vì sao? Vì hơi thở không dừng, nên là dài. Hít hơi thở dài, mình tự biết. Hít hơi thở ngắn, mình tự biết. Ấy gọi là ý ở chỗ đó là tự biết dài ngắn. Ý nhận dài ngắn là tự biết. Ý không biết dài ngắn là không tự biết. Người tu thực hành an ban thủ ý, muốn ngưng ý thì phải có điều kiện gì đạt được ngưng ý? Nghe nói an ban thủ ý, an là gì? Ban là gì? An là hơi thở vào. Ban là hơi thở ra. Niệm tức không rời thì gọi là an ban. Thủ ý là muốn được ngưng ý. Đối hành giả mới học, có bốn cách thực hành an ban thủ ý, trừ hai ác mười sáu thắng, tức thời tự biết đó là hạnh an ban thủ ý, khiến được ngưng ý. Bốn loại là gì? Một là sổ. Hai là tương tuỳ. Ba là chỉ. Bốn là quán. Hai ác là gì? Không quá mười hơi thở và không bớt mười đếm. Mười sáu thắng là gì? Là tức thời tự biết hít hơi thở dài, tức tự biết hít hơi thở ngắn, tức tự biết hít hơi thở động thân, tức tự biết hít hơi thở nhỏ, tức tự biết hít hơi thở nhanh, tức tự biết hít hơi thở không nhanh, tức tự biết hít hơi thở ngưng, tức tự biết hít hơi thở không ngưng, tức tự biết hít hơi thở vui lòng, tức tự biết hít hơi thở không vui lòng, tức tự biết nội tâm nghĩ vạn vật đã đi không thể lại được, hít hơi thở tự biết trong không gì lại nghĩ, hít hơi thở tự biết, vứt bỏ điều đã nghĩ, hít hơi thở tự biết buông bỏ thân mạng, hít hơi thở tự biết không buông bỏ thân mạng. Hít hơi thở tự biết đó là mười sáu tức thời tự biết. 2 - Phần vấn đáp về những cận vệ cuả An ban thủ ý. Hỏi: Không quá mười đếm, không bớt mười đếm là gì? Đáp: Hơi thở đã đến mà chưa đếm, đó là quá. Hơi thở chưa hết mà đếm, đó là bớt. Mấùt đếm cũng ác, không kịp cũng ác. Được mười hơi thở là hơi thở nhanh. Tương tuỳ là nhỏ. Ý ở dài thì chuyển ý ta tại sao nghĩ dài. Ý ở ngắn, tức thời biết không được, khiến ý ngưng. Ngưng là bám. Buông bỏ thân mạng gọi là hành tức. Đạt được ý đạo thì buông bỏ thân mạng. Chưa được ý đạo thì đựơc nhận thân, nên không buông bỏ thân mạng. Hơi thở nhỏ nhẹ là đạo, dài là sinh tử. Hơi thở ngắn, rung là sinh tử, dài ở đạo là ngắn. Vì sao? Vì không được ý đạo, không biết thấy nên là ngắn. Sổ tức là đơn, tương tùy là phức, chỉ là một ý, quán là biết ý, hoàn là hành đạo, tịnh là vào đạo. Lúc sổ tức thì niệm đến mười, hơi thở là trí, đó là ngoại thiền, niệm thân bất tịnh theo không, đó là nội thiền. Pháp thiền, ác đến không nhận, đó gọi là bỏ. Ngậm miệng, đếm hơi thở theo khí ra vào, biết khí phát chỗ nào, mất chỗ nào. Ý có chỗ nghỉ thì không được đếm hơi thở, có chậm nhanh lớn bé cũng không được đếm, tai nghe tiếng loạn cũng không được đếm. Đếm hơi thở mà ý tại hơi thở là đếm không rành. Luyện ý ở ý, mới là ngưng. Đếm hơi thở mà ý chỉ tại hơi thở đó là không rành. Nên biết ý do đâu dấy lên, khí mất ở đâu, đó mới nên đếm. Nhân duyên đến thì được định ý. Thủ ý là niệm hơi thở ra vào. Đã niệm hơi thở thì không sinh ác, nên gọi là thủ ý. Hơi thở gặp nhân duyên thì sinh, không có nhân duyên thì diệt. Nhân duyên dứt, hơi thở ngưng. Sổ tức là chí thành. Hơi thở không loạn là nhẫn nhục. Sổ tức, khí nhẹ, không còn biết ra vào. Nên giữ một niệm như vậy là ngưng. Hơi thở ở thân cũng là ở ngoài. Được nhân duyên, hơi thở sinh. Tội chưa hết, nên có hơi thở. Dứt nhân duyên, hơi thở không còn sinh nữa. Sổ tức để là theo thiền thứ hai. Tại sao? Vì không đợi niệm, nên là theo thiền thứ hai. Sổ tức là không thủ ý. Niệm tức mới là thủ ý. Hơi thở từ ngoài vào, hơi thở chưa hết, hơi thở đang vào, ý đang hết, thức đang đếm. Mười hơi thở có mười ý là mười giây. Tương tùy có hai ý là hai giây. Chỉ có một ý là một giây. Không được hơi thở mà đếm là ác ý không thể buộc. Ác ý ngưng mới được đếm. Đó là hoà điệu, có thể dùng ý buộc. Đã được hơi thở thì bỏ hơi thở. Đã được tương tuỳ thì bỏ tương tùy. Đã được chỉ thì bỏ chỉ. Đã được quán thì bỏ quán, chớ trở lại. Chớ trở lại là chớ lại đếm. Hơi thở cũng khiến ý. Ý cũng khiến hơi thở. Có chỗ niệm là hơi thở khiến ý. Không có chỗ niệm là ý khiến hơi thở. Hơi thở có bốn việc: Một là gió, hai là khí, ba là thở, bốn là hít. Có tiếng là gió, không tiếng là khí, ra vào là thở, khí ra vào không hết là hít. Sổ tức dứt ngoài. Tương tuỳ dứt trong. Đếm từ ngoài vào là dứt ngoài, cũng là muốn rời ngoại nhân duyên. Đếm từ trong ra là muốn rời nội nhân duyên. Ngoài là rời thân. Trong là rời ý. Rời thân, rời ý đó là tương tùy. Hơi thở ra vào đó là hai việc. Sổ tức là muốn dứt nhân duyên trong ngoài. Trong ngoài là những gì? Mắt, tai, mũi, miệng, thân, ý gọi là trong. Sắc, tiếng, mùi, vị, xúc, niệm là ngoài. Hành tức là khiến ý hướng không. Chỉ muốn ngưng các ý còn lại. Vì sao hướng không? Vì trong hơi thở không làm gì cả. Sổ tức ý chạy không tức thời biết là tội nặng, ý nhẹ tội vì dẫn ý đi nhanh, nên không biết. Hành đạo đã được hơi thở, tự chán hơi thở, ý muốn chuyển, không còn muốn đếm. Như vậy là được hơi thở. Tương tùy, chỉ, quán cũng vậy. Biết hơi thở ra vào diệt. Diệt là được tướng hơi thở biết sinh tử không còn dùng là được tướng sinh tử. Đã được tứ thiền, chỉ niệm không là trồng giống đạo. Hành tức đã được định, không còn biết khí ra vào thì có thể quán. Một là nên quán năm mươi lăm việc. Hai là nên quán mười hai nhân duyên trong thân. Hỏi: Hơi thở ra vào, há có chỗ? Đáp: Lúc hơi thở vào, đó là chỗ của nó. Khi ra hơi thở, đó là chỗ của nó. Sổ tức, thân ngồi, thọ, tưởng, hành, thức ngưng không hành động. Đó là ngồi. Niệm tức đắc đạo lại tính toán là vì hơi thở không biết gì! Hỏi : Niệm tức đắc đạo tại sao không biết? Đáp: Ý biết hơi thở, hơi thở không biết ý. Đó là không biết gì. Người ta không thể được tính toán ý, nên khiến sổ tức, muốn khiến ý định. Tuy sổ tức, chỉ không sinh ác, không có trí tuệ. Nên làm gì để được trí tuệ? Từ một đến mười, phân biệt định và loạn, biết cách đối trị cho thuốc. Khi đã được định ý thì theo trí tuệ, mà được tính toán theo quán. Hỏi: Đếm (sổ) là gì? Đáp: Đếm là việc làm, ví như người có việc mới đi làm. Đó là đếm tội. Người tu đếm phước. Vì sao chỉ là mười? Một ý dấy lên là một. Hai ý dấy lên là hai. Đếm hết ở mười, đến mười là xong. Cho nên, nói đến mười là phước. Lại có tội, vì không thể phá hơi thở, nên là tội. Cũng nói ý sinh tử không mất, theo thế gian rồi, không cắt đứt việc thế gian là tội. Sáu tình là sáu việc hiệp với thọ, tưởng, hành, thức là mười việc, ứng với mười hơi thở trong. Giết, trộm, dâm, hai lưỡi, ác khẩu, nói dối, nói thêu dệt, tật đố, sân giận, si mê ứng với mười hơi thở ngoài. Đó gọi là chỉ không làm. Hỏi: Mười sáu việc là gì? Đáp: Mười sáu việc nghĩa là đếm đến mười sáu gọi là sổ, tương tuỳ, chỉ, quán, hoàn, tịnh. Đó là mười sáu việc, làm không rời là theo đạo. Hỏi: Sổ tức niệm gió là theo sắc, lấy gì ứng với đạo? Đáp: Hành ý ở việc đếm không niệm sắc, khí hết thì diệt, theo vô thường, biết vô thường là đạo. Người tu muốn được đạo, nên phải biết hai việc ngồi và hành. Một là ngồi hai là hành. Hỏi: Ngồi với hành giống hay không giống? Đáp: Có lúc giống, có lúc không giống. Sổ tức, tương tuỳ, chỉ, quán, hoàn, tịnh, sáu việc này có lúc là ngồi, có lúc là hành. Vì sao? Sổ tức thì ý định, đó là ngồi. Ý theo các pháp, đó là hành. Đã dấy ý không rời là hành, cũng là ngồi. Phép toạ thiền thì một không đếm hai, hai không đếm một. Một đếm hai nghĩa là đếm một hơi thở chưa xong thì nói là hai. Đó là một đếm hai. Như vậy là quá tinh tấn. Hai đếm một nghĩa là hơi thở đã vào hai, liền nói một. Đó là hai đếm một. Như vậy là tinh tấn bất cập. Từ ba đến bốn, năm đến sáu, bảy đến tám, chín đến mười, mỗi tự có bộ phận, nên phân biệt sở thuộc. Ở một đếm một, ở hai đếm hai, đó là làm đúng pháp, liền theo tinh tấn. Có ba lối ngồi theo đạo. Một là ngồi sổ tức. Hai là ngồi tụng kinh. Ba là ngồi vui nghe kinh. Đó là ba. Ngồi có ba cấp. Một là ngồi hiệp vị. Hai là ngồi tịnh. Ba là ngồi không có kết. Ngồi hiệp vị là gì? Là ý bám lấy hạnh không rời, đó là ngồi hiệp vị. Ngồi tịnh là gì? Là không niệm nghĩ, đó là ngồi tịnh. Ngồi không có kết là gì? Là kết đã hết, đó là ngồi không có kết. Hơi thở có ba nhóm. Một là hơi thở tạp. Hai là hơi thở tịnh. Ba là hơi thở đạo. Không hành đạo, đó là hơi thở tạp. Đếm đến mười, hơi thở không loạn, đó là hơi thở tịnh. Đã được đạo, đó là hơi thở đạo. Hơi thở có ba nhóm. Có hơi thở lớn. Có hơi thở vừa. Có hơi thở nhỏ. Miệng có nói gì, gọi là hơi thở lớn ngưng. Nghĩ đạo hơi thở vừa ngưng. Đạt tứ thiền, hơi thở nhỏ ngưng. Hỏi: Phật vì sao dạy người sổ tức thủ ý? Đáp: Có bốn lý do. Một là vì không muốn cảm thọ. Hai là vì tránh loạn ý. Ba là vì đóng cưả nhân duyên, không muốn gặp sanh tử. Bốn là vì muốn được đạo Nê hoàn. Ví như nói mặt trời không chiếu sáng có bốn lý do. Một là vì có mây. Hai là vì có bụi. Ba là vì có gió lớn. Bốn là vì có khói. Sổ tức không được cũng có bốn lý do. Một là vì nghĩ sinh tử tính toán. Hai là vì ăn uống nhiều. Ba là vì mệt mỏi. Bốn là ngồi không được đổi đất tọâi. Bốn việc ấy đều có tướng dạng. Ngồi sổ tức bỗng nghĩ việc khác thì mất ý hơi thở, đó là tướng nghĩ tính toán. Xương khớp đều đau, không thể ngồi lâu, đó là tướng ăn nhiều. Thân thể nặng nề, tâm ý mờ mịt, chỉ muốn ngủ, đó là tướng mệt mỏi. Bốn mặt ngồi không được một hơi thở, đó là tướng đất tội.Vì biết tội, nên kinh hành. Nếu ngồi đọc văn kinh, ý không làm tội, ma cũng tiêu dần. Người tu hành đạo, nên nhớ gốc. Gốc là gì? Là tâm, ý, thức. Đó là gốc. Ba gốc đó đều không thấy. Đã sinh liền diệt. Ý gốc không còn sinh, được ý đó là ý đạo. Ý gốc đã diệt, không bị thọ nhân duyên sinh thì dứt. Ý định ngày càng thắng. Ngày càng thắng thì ý định. Có khi được ý định từ sổ tức. Có khi được ý định từ tương tuỳ. Có khi được ý định từ chỉ. Có khi được ý định từ quán. Tuỳ lúc được định nhân duyên mà làm thẳng. Hành tức cũng theo tham. Vì sao? Vì ý đã định nên vui. Bèn phải đếm hơi thở ra, hơi thở vào, khi niệm diệt. Hơi thở sinh thì thân sinh. Hơi thở diệt thì thân diệt, vẫn chưa thoát nổi khổ sinh tử. Tại sao? Vì vui đã đếm như vậy thì tham ngưng. Sổ tức muốn nhanh, tương tuỳ muốn chậm. Có lúc sổ tức phải yên từ từ, tương tuỳ lúc ấy lại phải nhanh. Vì sao? Sổ tức, ý không loạn, nên yên từ từ. Sổ (tức) loạn, nên phải nhanh. Tương tuỳ cũng giống như vậy. Đếm thứ nhất cũng tương tuỳ, chỗ nghĩ khác. Tuy sổ tức, nên biết khí ra vào, ý bám vào đếm. Sổ tức lại thực hành tương tuỳ chỉ quán là không được hơi thở đời trước có tập ở tương tuỳ chỉ quán, tuy được tương tuỳ chỉ quán, phải trở về dấy lên từ sổ tức. Sổ tức ý không rời, đó là rời pháp. Làm phi pháp, sổ tức, ý không theo tội, ý tại thế gian theo tội. Sổ tức là vì không muốn loạn ý. Ý vì không loạn, lại thực hành tương tuỳ, chứng được bậc trên. Ý biết là chỉ. Chỉ đồng nhất với quán. Hoàn đồng nhất với tịnh. Hành đạo được vì ý thì phải đảo ý, nghĩa là nên lại sổ tức. Nếu đọc kinh rồi, lại hành thiền vì ý, nghĩa là không sổ tức và thực hành tương tuỳ. Đức Phật có sáu ý sạch, gọi là sổ tức, tương tuỳ, chỉ, quán, hoàn, tịnh. Sáu việc ấy có thể chế ngự vô hình. Hơi thở cũng là ý, cũng chẳng phải ý. Vì sao? Khi đếm, ý tại hơi thở, nên là vậy. Khi không đếm, ý và hơi thở mỗi tự đi, nên là chẳng phải ý. Từ hơi thở, ý sinh. Khi đã ngưng, không có ý. Người ta không sai khiến ý, ý sai khiến người ta. Người sai khiến ý nghĩa là sổ tức, tương tuỳ, chỉ, quán, hoàn, tịnh. Niệm kinh 37 phẩm, đó là sai khiến ý. Người không hành đạo, tham cầu theo dục, đó là ý sai khiến con người ta. Hơi thở có dơ, dơ hơi thở không bỏ thì không được hơi thở. Dơ hơi thở là gì? Đó là lúc ba độc dấy lên thì trong thân thật tối, nên gọi ba tối. Ba độc, một là tham dâm, hai là sân giận, ba là ngu si. Lúc sổ tức, ý ở sổ tức. Lúc chưa sổ tức, có ba ý. Có ý thiện, có ý ác, có ý không thiện, không ác. Muốn biết người được tướng hơi thở, nên xem vạn vật và các sắc đẹp, ý không còn bám vào, đó là được tướng hơi thở. Ý còn bám vào, đó là chưa được, phải lại tinh tấn thực hành. Ý dục trong nhà hết, nghĩa là sáu tình là nhà ý, tham ái vạn vật đều là nhà ý. Tương tuỳ là làm các pháp lành, từ đó được thoát, phải cùng tương cũng nói không tuỳ năm ấm sáu nhập, hơi thở cùng ý tương tuỳ. Hỏi: Thứ ba (là) chỉ . Vì sao ngưng (chỉ) ở đầu mũi ? Đáp: Vì sổ tức, tương tuỳ, chỉ, quán, hoàn, tịnh đều từ mũi ra vào. Ý quen chỗ cũ, cũng dễ hết, vì thế nên bám vào đầu mũi. Ý ác đến, cắt dứt hành thiền. Có lúc ngưng ở đầu mũi. Có lúc ngưng ở trong lòng. Ngưng là ở chỗ bám vào. Tà đến loạn ý người ta, quán thẳng một việc, các ác đến, lòng không phải động. Lòng vì thế không sợ. Chỉ có bốn. Một là sổ chỉ. Hai là tương tuỳ chỉ. Ba là tỉ dầu chỉ. Bốn là tức tâm chỉ. Chỉ là năm sướng sáu nhập phải chặn ngưng. Hơi thở vào đến đầu mũi thì ngưng, nghĩa là ác không còn vào, đến đầu mũi thì ngưng. Hơi thở ra đến hết thì bám đầu mũi, nghĩa là ý không còn rời thân làm hướng theo ác, nên bám vào mũi. Cũng có nghĩa lúc hơi thở mới vào, thì một niệm hướng theo không còn chuyển, hơi thở ra vào cũng không còn biết. Đó là chỉ. Chỉ là thở ra thở vào, biết ý trước ra, không biết ý sau ra. Biết ý trước là quán ý tướng, liền xem xét hơi thở ra vào, thấy chúng băng hoại thì nhận được tướng. Sợ sinh tử, bèn bỏ ý, liền theo tướng đạo ý. Chớ làm tương tùy, chỉ nhớ bám vào đầu mũi, nhân duyên năm ấm không còn nhớ, tội dứt, ý diệt cũng không hít hơi thở. Đó là chỉ. Chớ làm tương tuỳ, nghĩa là nhớ lại ý niệm ra vào, theo nhân duyên năm ấm, không còn hít hơi thở. Thứ tư là quán. Quán hơi thở lúc băng hoại cùng quán thân thể khác hơi thở, có nhân duyên thì sinh, không nhân duyên thì diệt. Tâm ý nhận tướng, nghĩa là ý muốn có chỗ được, tâm tính toán nhân duyên gặp lúc phải diệt, bèn cắt dứt chỗ muốn không còn hướng tới, đó là tâm ý nhận tướng. Vì biết nhân duyên nên cùng quán nhau, nghĩa là thức biết nhân duyên năm ấm, hơi thở ra cũng quán, hơi thở vào cũng quán. Quán là quán năm ấm. Đó là cùng quán, cũng ứng với ý và ý tướng quán, là hai nhân duyên, ở trong dứt ác, nhớ đạo. Quán hơi thở ra khác, hơi thở vào khác, nghĩa là hơi thở ra là hành uẩn, hơi thở vào là tưởng uẩn. Có lúc hơi thở ra là thọ uẩn, hơi thở vào là thức uẩn, tuỳ nhân duyên dấy lên, mà nhận uẩn. Chỗ ý hướng tới không có thường dùng cho nên là khác. Người tu nên phân biệt, biết đó cũng là hơi thở ra diệt thì hơi thở vào sinh, hơi thở vào diệt thì hơi thở ra sinh. Vì không có, nghĩa là ý người và ý muôn vật dấy lên thì đã diệt, vật sinh lại chết, đó là vì không có. Chẳng phải hơi thở ra là hơi thở vào, chẳng phải hơi thở vào là hơi thở ra, chẳng phải nói lúc hơi thở ra, ý không nhớ hơi thở vào, khi hơi thở vào, ý không nhớ hơi thở ra. Chỗ nhớ khác, nên nói chẳng phải. Tin trong, nghĩa là vào trong đạo, gặp nhân duyên đạo thì tin đạo, đó là tin trong. Thứ năm hoàn bỏ kiết, nghĩa là bỏ bảy ác của thân. Thứ sáu tịnh bỏ kiết, là bỏ ba ác của ý. Đó gọi là hoàn. Hoàn là ý không còn dấy lên ác. Ác thì không hoàn. Hoàn thân gọi là hoàn ác. Đạt thứ năm hoàn vẫn có thân, cũng không thân. Vì sao? Có ý có thân, không ý không thân. Ý là hạt giống của người. Đó gọi là hoàn. Hoàn nghĩa là ý không còn dấy ác. Dấy ác, đó là không hoàn, cũng có nghĩa trước trợ thân, sau trợ ý. Không giết, trộm, dâm, hai lưỡi, ác khẩu, nói dối, nói thêu dệt, đó là trợ thân. Không ganh ghét, sân giận, ngu si, đó là trợ ý. Hoàn năm ấm ví như mua vàng mà được đá, bèn vứt quẳng xuống đất không dùng. Con người đam ái năm ấm, bị đau khổ, liền không tham muốn, đó là hoàn năm ấm. Liền thấy chỗ diệt hết là gì? Không có gì, đó là chỗ diệt. Hỏi: Đã không có gì, vì sao là chỗ? Đáp: Chỗ không có gì có bốn chỗ. Một là chim bay lấy không trung làm chỗ. Hai là La Hán lấy Niết bàn làm chỗ. Ba là đạo lấy không có làm chỗ. Bốn là pháp tại chỗ quán. Hơi thở ra, hơi thở vào, nhận tướng năm ấm nghĩa là ý niệm tà nhanh chuyển hoàn về chính, dùng hiểu biết sống động mà cắt đứt, là nhận tướng năm ấm. Nói nhận, nghĩa là nhận tướng không nhận, vì nhận tướng năm ấm, biết nó dấy lên chỗ nào, diệt chỗ nào. Diệt là nhận mười hai nhân duyên. Con người sinh ra từ mười hai nhân duyên, cũng từ mười hai nhân duyên mà chết. Không nhớ (niệm) là không niệm năm ấm. Biết dấy chỗ nào, diệt chỗ nào, nghĩa là nhân duyên thiện ác dấy lên rồi lại diệt, cũng có nghĩa khí sinh diệt, niệm thì sinh, không niệm thì chết. Ý với thân giống nhau, đó là đạo cắt đứt sinh tử. Tại cõi sinh tử đó, mọi việc ác đều từ ý mà đến. Nay không phải là trước, trước không phải là nay, nghĩa là niệm nghĩ trước đã diệt, niệm bây giờ không phải là niệm trước, cũng có nghĩa việc làm đời trước, việc làm đời nay, mỗi tự có phước. Cũng có nghĩa việc thiện nay làm không phải việc ác làm trước đó. Cũng có nghĩa hơi thở bây giờ không phải là hơi thở trước đó, hơi thở trước đó không phải là hơi thở bây giờ. Làm phân biệt sinh tử là ý niệm sinh thì sinh, niệm diệt thì diệt, nên gọi sinh tử, phải phân biệt vạn vật và thân, quá khứ vị lai phước là rút hết. Vì sao? Hết vì sinh liền diệt, diệt liền hết. Đã biết hết, nên phải hết sức tìm. Thấy từ trên đầu không có gì đến, nghĩa là con người không do đâu mà tới, ý dấy lên làm người. Cũng có nghĩa con người không tự làm mà đến, là có chỗ từ đó mà đến. Con người tự làm tự được, đó là không có chỗ từ đó mà đến. Sinh tử nên phân biệt, nghĩa là biết phân biệt năm ấm, cũng có nghĩa biết phân biệt ý sinh tử. Ý con người là thường, biết không có thường, cũng là phân biệt. Sau xem không có chỗ nghĩa là nay hiện tại không thấy tội vì con người ở tại sinh tử nên sẽ không thoát được tội, nên gọi sau xem không có chỗ. Chưa được dấu đạo thì không được trung mạng hết, nghĩa là đã được 15 ý thì không được chết nửa chừng. Đòi hỏi phải được 15 ý thì theo đạo cũng chuyển lên tới A la hán. Được đạo nửa chừng cũng không được trung mạng hết là hơi thở, ý, thân gồm ba việc, nghĩa là ý thiện ác đòi hỏi phải được đấu đạo, cũng lại vỡ nửa chừng. Hơi thở chết, lại sinh, ý thiện khởi lại diệt, thân cũng không được chết nửa chừng. Tịnh là gì? Các điều tham dục là bất tịnh, trừ khử tham dục, đó là tịnh. Tướng năm ấm là gì? Ví như lửa là ấm, củi là tướng. Từ sổ tức đến tịnh, đó đều là quán, nghĩa là quán thân tương tuỳ, chỉ, quán, hoàn, tịnh vốn là không có. Nội ý sổ tức, ngoại ý dứt ác nhân duyên, đó là hai ý. Hỏi: Vì sao không trước trong ngoài quán thân thể, ngược lại trước sổ tức, tương tuỳ, chỉ, quán, hoàn, tịnh? Đáp: Vì ý không tịnh, không thấy thân. Ý đã tịnh, liền thấy hết thân trong ngoài. Đạo hành có 19 hành dụng, vì con người có 19 bệnh, cũng có19 món thuốc. Quán thân, nghĩ chất dơ, đó là thuốc ngưng tham dâm, nghĩ lòng bốn đẳng, đó là thuốc ngưng sân giận, tự tính vốn do nhân duyên gì mà có, đó là thuốc ngưng ngu si, an ban thủ ý, đó là thuốc đa niệm. Trong ngoài tự quán thân thể. Thân là gì? Thể là gì? Xương thịt là thân. Sáu tình hợp lại là thể. Sáu tình là gì? Là mắt hạp sắc, tai nhận tiếng, mũi tìm hương, miệng muốn mùi, thân rờ nhỏ láng, ý làm gieo hồng là si, là vật hữu sinh. Thân thể trong ngoài sở dĩ vì sao lại nói lại? Là người tham cầu có lớn nhỏ, có trước sau. Là điều muốn được phải phân biệt quán. Quán thấy là niệm, niệm nhờ thấy quán là biết. Thân thể ngưng là ngồi thì nghĩ đứng, đứng thì nghĩ ý, không rời ở chỗ thực hành, chỗ ý bám vào là thức. Đó là thân quán ngưng. Hơi thở ra, hơi thở vào lúc niệm diệt. Lúc niệm diệt là gì? Là lúc niệm khí ra vào hết, ý và hơi thở diệt là lúc niệm hơi thở ra hơi thở vào diệt. Ví như vẽ lên không trung thì không có chỗ, ý sinh tử, ý đạo đều vậy. Hơi thở ra, hơi thở vào lúc niệm diệt cũng không nói hơi thở và hơi thở ý, mà nói lúc diệt là lúc hơi thở ra hơi thở vào niệm diệt. Vật từ nhân duyên sinh, dứt gốc là lúc diệt. Quán thấy thống dạng trong ngoài là thấy thống dạng do đâu nổi lên, mà quán, đó là kiến quán. Thống dạng trong ngoài là vật tốt ngoài là dạng ngoài, vật xấu ngoài là thống ngoài, thích ý trong là dạng trong, không thích ý trong là thống trong (nhân duyên) ở trong là pháp trong, nhân duyên, ở ngoài là pháp ngoài. Cũng có nghĩa mắt là trong, sắc là ngoài, tai là trong tiếng là ngoài, mũi là trong hương là ngoài, miệng là trong mùi là ngoài, tâm là trong niệm là ngoài. Thấy đẹp nhỏ láng, ý muốn được là dạng, thấy thô xấu, ý không dùng là thống. Chúng đều theo tội, quán thống dạng ngưng. Nếu tay người đau, ý không thấy đau, ngược lại nghỉ mọi nổi đau khác của thân, như vậy đem ý ở chỗ đau để ngưng đau, đau cũng có thể nghỉ, cũng có thể không nghỉ, nghĩ đau không có chỗ bám. Tự ái thân, phải quán thân người khác, ý yêu thân người khác, phải tự quán thân mình, cũng để ngưng. Thống dạng trong ngoài sở dĩ nói lại là vì sao? Là người ta thấy sắc, yêu có dày mỏng, ý họ không đẳng quán, vì có khác nhiều với ít. Lại phân biệt quán, đạo thì phải nội quán, có si thì phải ngoại quán, để tự chứng. Thống dạng của thân tâm, mỗi tự khác. Bị lạnh nóng, dao gậy đau lắm, đó là thân thống. Được cơm ngon, xe chở, áo đẹp, các tiện nghi thân thể, đó là thân dạng. Tâm thống là thân lo mình, lại lo người khác và muôn việc, đó là tâm thống. Tâm được điều nó thích và các niềm vui, đó là tâm dạng. Quán tướng ý có hai nhân duyên, ở trong dứt ác, nhớ đạo. Một là năm sướng, sáu duyên phải chặn đứt. Người quán tự quán thân mình, thân không biết thô tế, vì đạt được mới biết, đó là ý ý tương quán. Ý ý tương quán thì hơi thở cũng là ý, đếm cũng là ý. Khi đếm, quán hơi thở là ý ý tương quán. Ý quán ngưng là muốn dâm chặn không làm, muốn sân nhuế chặn không giận, muốn si chặn không phát, muốn tham chặn không tìm, hết thảy các việc ác không nhắm tới, đó là quán ngưng, cũng nói vì biết kinh ba mươi bảy phẩm thường niệm không rời , là chỉ. Hơi thở ra hơi thở vào hết định thì quán. Hết là hết tội, định là hơi thở ngăn ý. Định quán là quán chỉ hoàn tịnh. Tận chỉ là ta có thể nói phải, hiểu phải, thay đổi hết phải, đó là tận chỉ. Hơi thở được dấy lên như bố thí, làm phước, hết thảy pháp lành, đã dấy lên thì liền diệt. Ý lại niệm tà, nhắm tập làm tội, cũng vô số. Đời xưa đời nay, ý không tương tuỳ như vậy. Người khác cũng vậy. Đã biết giác thì thường dứt, đã dứt là ý trong ngoài. Ý quán ngưng. Nội ngoại các pháp, nội pháp là thân, ngoại pháp là tha nhân, có pháp tự giữ giới, có pháp không giữ giới, đó là các pháp nội ngoại. Nội pháp gọi là thực hành trí tuệ không rời kinh Ba mươi bảy phẩm, hết thảy việc khác, ý không rơi vào trong, hành đạo thì được đạo. Đó là nội pháp. Ngoại pháp là theo sanh tử, là làm sinh tử nên được sinh tử không thoát. Hết thảy phải dứt, đã dứt là nội ngoại pháp quán ngưng. Pháp quán ngưng: Là mọi người đều tự thân làm thân, biết thực chẳng phải thân ta. Vì sao? Có mắt có sắc, mắt cũng không phải thân, sắc cũng không phải thân. Vì sao? Người đã chết, có mắt vẫn không thấy gì, có sắc cũng không đáp lại gì. Thân như vậy chỉ có thức, nó cũng chẳng phải thân. Vì sao? Thức không có hình, cũng không có chỗ ngưng nhẹ. Như thế, hiểu mắt, tai , mũi, lưỡi, thân, ý cũng vậy. Có được sự thấy hiểu đó là pháp quán ngưng. Cũng nói không niệm ác là ngưng, niệm ác là không ngưng. Vì sao? Vì ý làm.
Hơi thở ra, hơi thở vào tự hiểu, hơi thở ra, hơi thở vào tự biết. Đương lúc ấy là hiểu, về sau là biết. Hiểu là hiểu hơi thở dài ngắn. Biết là biết hơi thở sinh diệt thô tế chậm nhanh. Hơi thở ra hơi thở vào hiểu hết tâm. Là hiểu hơi thở ra vào, lúc muốn báo là hết, cũng biết vạn vật và thân sinh lại diệt. Tâm là tâm ý. Thấy quán không là hành đạo, được quán thì không còn thấy thân, liền theo không. Không có gì là ý không có chỗ bám. Ý không có chỗ bám, nhân vì có cắt đứt sáu nhập, liền được hiền minh. Hiền là thân. Minh là đạo. Biết ra chỗ nào, diệt chỗ nào nghĩa là ví như nghĩ đá, đá ra thì gỗ vào, đá liền diệt. Năm ấm cũng vậy. Sắc ra thì thống dạng vào. Thống dạng ra thì tưởng vào, tưởng ra thì hành vào, hành ra thì thức vào. Đã phân biệt điều đó, mới theo kinh Ba mươi bảy phẩm. Hỏi: Tư duy đạo vô vi là gì ? Đáp: Tư là tính toán. Duy là nghe. Vô là không nghĩ vạn vật. Vi là làm như nói. Đạo là được. Cho nên nói tư duy đạo vô vi. Tư là niệm, duy là phân biệt trắng đen. Đen là sinh tử, trắng là đạo. Đạo không có gì, đã phân biệt không có gì thì không làm gì, nên nói tư duy đạo vô vi. Nếu biết có chỗ làm, chỗ bám là chẳng phải tư duy. Tư cũng là sự vật, duy là hiểu ý. Ý hiểu liền biết việc 12 nhân duyên. Cũng nói tư là nghĩ, duy là biết. Dứt sinh tử, được thần túc là ý có chỗ niệm thì sinh, không chỗ niệm thì tử. Được thần túc thì có thể bay đi, nên nói phải dứt sanh tử. Được thần túc có năm ý. Một là hỷ, hai là tin, ba là tinh tấn, bốn là định, năm là thông. Bốn thần túc, niệm không tận lực thì được năm thông, tận lực thì tự tại hướng sáu thông. Người tu đạo bốn thần túc, được năm thông tận ý thì có thể được sáu thông tận ý, nghĩa là vạn vật ý không muốn. Một tín, hai tinh tấn, ba ý, bốn định, năm trí, năm việc này là bốn thần túc. Niệm là lực gồm sáu việc, từ tín là thuộc niệm bốn thần túc, từ hỷ, từ niệm tinh tấn, từ định, từ trí. Đó là thuộc năm căn. Từ tín định gọi là tín đạo. Từ lực định gọi là tinh tấn, từ ý định gọi là ý niệm định, từ thí định gọi là hành đạo. Vì trồng nên có gốc. Việc hữu vi đều là ác, liền sinh tưởng không thể được thắng, nghĩa là đắc thiền thì nhân là lực, cũng có nghĩa ác không thể thắng thiện ý, diệt lại nổi lên, nên là lực. Lực định là ý ác muốn đến không thể phá được ý thiện, nên là lực định. Người tu hành đạo chưa được quán, nên tính toán được quán. Khi quán gì, ý không còn chuyển là được quán. Chỉ ác một pháp là toạ thiền quán hai pháp. Có lúc quán thân. Có lúc quán ý. Có lúc quán hít hơi thở. Có lúc quán hữu. Có lúc quán vô. Ở chỗ nhân duyên, nên phân biệt quán. Chỉ ác một pháp là quán hai pháp. Ác đã hết thì ngưng. Quán là quán đạo. Ác chưa hết không thấy đạo. Ác đã hết mới được quán đạo. Chỉ ác một pháp là biết ác hết thảy có thể chặn. Không bám ý là ngưng, cũng là được tưởng hơi thở theo ngưng. Được tưởng hơi thở theo ngưng là chỉ ác một pháp, vì ác đã ngưng thì được quán là quán hai pháp, là được bốn sự thật, là hành tịnh. Phải còn hành tịnh là biết khổ, bỏ tập, biết diệt, hành đạo, như khi mặt trời mọc, trong sạch chuyển ra 12 cửa, nên kinh nói theo đạo để được thoát. Dẹp tối chiếu sáng như khi mặt trời mọc, ví như mặt trời mọc phần nhiều thấy là dẹp các tối. Tối là khổ. Sao biết là khổ? Có nhiều cản trở nên biết là khổ. Bỏ tập là gì? Là không gây sự. Chứng diệt là gì? Là không có gì. Đạo là biết rõ khổ, dứt tập, chứng diệt, niệm đạo. Biết từ khổ sinh. Không bị khổ thì cũng không có biết. Đó là khổ. Chứng diệt là biết người thảy phải già bệnh chết, chứng là biết vạn vật đều phải diệt. Đó là chứng diệt. Ví như mặt trời mọc làm bốn việc. Một là dẹp tối, nghĩa là trí tuệ phá dẹp được ngu si. Hai là chiếu sáng, nghĩa là si trừ thì trí tuệ còn lại. Ba là thấy sắc vạn vật là thấy các chất dơ của thân. Bốn là làm thành thục vạn vật, nếu không có mặt trời mặt trăng, vạn vật không thành thục. Con người không có trí tuệ thì ý si cũng không nấu chín. Làm trên đầu đều làm là việc phải làm đã làm. Không nói phân biệt, có nghĩa làm năm đúng. Tiếng, thân, tâm đều làm. Từ sự thật, niệm ý pháp bám vào trong pháp: Từ sự thật niệm ý pháp bám vào chỗ niệm thì liền sinh, đó là tìm sinh tử. Được sinh tử thì tìm đạo. Được đạo thì trong ngoài tuỳ chỗ dấy lên. Đó là niệm ý pháp. Bám vào trong pháp là từ bốn sự thật tự biết ý sinh thì phải được, không sinh là không được. Thế liền dẹp ý, sợ không dám phạm, làm gì, niệm gì thường ở đạo. Đó là ý bám vào trong pháp. Đó gọi là pháp chính từ gốc sự thật dấy lên vốn bám ý. Pháp chính gọi là pháp đạo. Từ sự thật nghĩa là bốn sự thật. Dấy lên vốn bám yù nghĩa là chỗ muôn việc sinh tử hướng tới đều vốn từ ý dấy lên, liền bám ý, liền có ý do năm ấm dấy lên cần phải cắt đứt. Cắt gốc thì năm ấm liền dứt, có lúc nó tự cắt, không niệm. Ý tự dấy lên là tội, lại không định ở đạo là tội. Vì chưa hết. Ý bám vào pháp trong có nghĩa ý sự thật niệm vạn vật là theo ngoại pháp, ý trong không niệm vạn vật là không theo đạo pháp trong. Năm ấm là pháp sinh tử. Kinh 37 phẩm là pháp đạo. Ý bám pháp trong là chặn năm ấm không phạm, cũng có nghĩa thường niệm đạo không rời. Đó là ý bám pháp trong. Chỗ gốc chính là chỗ ở ngoài là vật, gốc là phước, chỗ ở trong gồm 37 kinh phẩm, hành đạo chẳng phải mỗi một lúc. Cho nên, nói chỗ gốc có nghĩa kinh pháp 37 phẩm, khi theo thứ tự mà làm thì ý không vào tà làm chánh, nên gọi là chỗ gốc chính. Chỗ gốc chính mỗi tự làm khác, đem vô vi đối với gốc, đem vô cầu đối với chính, đem vô vi đối với vô vi, đem không thường làm đối với đạo, đem không có đối với cũng không có chỗ, cũng không có gốc, cũng không có chính, là không có gì. Định giác thì nhận thân. Như vậy pháp nói đạo gọi là pháp định. Nói đạo là nói do từ nhân duyên mà đắc đạo. Thấy nhận hiện ấm là nhận năm ấm. Có vào là vào trong năm ấm. Nhân có sinh tử ấm là nhận chính. Chính là đạo tự chính, chỉ phải tự chính tâm. Người hành an ban thủ ý, được sổ tức, được tương tuỳ, được chỉ, thì hoan hỷ. Bốn thứ ấy ví như cọ lửa thấy khói, không thể nấu chín đồ, được vui gì vì chưa được điểm chính thoát ra. An ban thủ ý có 18 quấy rối, khiến người không theo đạo. Một là ái dục. Hai là sân nhuế. Ba là si. Bốn là hỉ lạc. Năm là mạn. Sáu là nghi. Bảy là không nhận hành tướng. Tám là nhận tha nhân tướng. Chín là không niệm. Mười là tha niệm. Mười một là không niệm đầy. Mười hai là quá tinh tấn. Mười ba là tinh tấn bất cập. Mười bốn là khiếp sợ. Mười lăm là cưởng chế ý. Mười sáu là lo. Mười bảy là hấp tấp. Mười tám là không lường ý hành ái. Đó là 18 quấy rối. Không giữ 18 nhân duyên đó thì không được đạo. Gĩư lấy thì được đạo. Không nhận hành tướng là không quán 36 vật, không niệm kinh 37 phẩm. Đó là không nhận hành tướng. Nhận tha nhân tướng, nghĩa là chưa đạt được 12 thở, liền thực hành tương tuỳ. Đó là nhận tha nhân tướng. Tha niệm là khi hơi thở vào, niệm hơi thở ra, khi hơi thở ra, niệm hơi thở vào. Đó là tha niệm. Không niệm đầy là chưa được thiền thứ nhất, liền niệm thiền thứ hai. Đó là không niệm đầy. Cưởng chế ý là ngồi loạn ý không được hơi thở, nên kinh hành đọc kinh để loạn không khởi. Đó là cưỡng chế ý. Tinh tấn vì trí tuệ mà đi trong sáu việc ấy, nghĩa là sổ tức, tương tuỳ, chỉ, quán, hoàn, tịnh. Đó là sáu. Hít là gì? Hơi thở là gì? Khí là gì? Lực là gì? Gió là gì? Ngăn là hơi thở ý, là mạng thủ khí, là gió nghe thấy, là lực có thể nói năng co duỗi theo đạo, là có cử động sân nhuế. Phải từ thủ ý mà được đạo, thì nhờ gì mà được thủ ý? Từ đếm chuyẻân được hơi thở, hơi thở chuyển được tương tuỳ, chỉ, quán, hoàn, tịnh cũng vậy. Hành đạo muốn được ngưng ý, phải biết ba việc. Một là trước quán niệm thân vốn từ đâu lại, chỉ từ năm ấm làm mà có, dứt năm ấm thì không sinh ra lại, ví như gởi gấm chốc lát. Ý không hiểu, niệm chính đạo để tự chứng. Hai là phải tự nội thị trong lòng theo hơi thở vào ra. Ba là hơi thở ra, hơi thở vào, khi niệm diệt, hơi thở ra nhỏ nhẹ. Khi niệm diệt, thì biết không có gì là gì? Ý định thì biết không. Biết không thì biết không có gì. Vì sao? Hơi thở không trở lại thì chết. Biết thân chỉ do khí làm nên, khí diệt thì không. Hiểu không thì theo đạo. Cho nên, hành đạo có ba việc. Một là quán thân. Hai là ngưng tiếng miệng. Ba là ngưng ý niệm hành. Sáu việc này nhanh được hơi thở. Yếu kinh nói nhất niệm gọi là nhất tâm, gần niệm gọi là biết thân, đa niệm gọi là nhất tâm, bất ly niệm gọi là bất ly niệm. Thân hành bốn việc đó thì nhanh được hơi thở. Tọa thiền sổ tức, tức thời định ý, đó là phước bây giờ. Bèn an ổn không loạn, đó là phước vị lai. Càng lâu tiếp tục lại an định, đó là phước quá khứ. Toạ thiền sổ tức không được định ý, đó là tội bây giờ. Bèn không an ổn, loạn ý dấy lên, đó là tội đương lai. Toạ thiền càng lâu, mà không an định, đó là tội quá khứ. Cũng có lỗi của thân, lỗi của ý. Thân sổ tức đúng, mà không được, đó là lỗi của ý. Thân sổ tức vậy mà không được đó là lỗi của thân. Toạ thiền tự biết được định ý, ý vui là loạn ý, không vui là đạo ý. Toạ thiền niệm hơi thở đã ngưng, liền quán. Quán ngưng lại hành hơi thở. Người hành đạo nên lấy điều đó làm phép thường. Đức Phật dạy có năm niềm tin. Một là tin có Phật, có kinh. Hai là bỏ nhà xuống tóc cầu đạo. Ba là ngồi hành đạo. Bốn là được hơi thở. Năm là định ý chỗ niệm không niệm là không. Hỏi: Không niệm là không vì sao niệm hơi thở? Đáp: Trong hơi thở không có năm thứ là sắc, tham dâm, sân nhuế, ngu si, ái dục. Đó cũng là không. Có thể giữ ý trong thân gọi là quán ý tại thân. Đó là ý trong thân. Người ta không thể chặn ý, nên khiến sổ tức. Dùng trí có thể chặn ý, không còn sổ tức. Hỏi: Tự biết là gì? Tự chứng là gì? Đáp: Là có thể phân biệt năm ấm, đó là tự biết. Không nghi đạo, đó là tự chứng. Hỏi: Vô vi là gì? Đáp: Vô vi có hai thứ. Có ngoại vô vi, có nội vô vi. Mắt không thấy sắc, tai không nghe tiếng, mũi không nhận hương, miệng không nếm mùi, thân không tham trơn mịn, ý không vọng niệm. Đó là ngoại vô vi. Sổ tức, tương tuỳ, chỉ, quán, hoàn, tịnh, đó là nội vô vi. Hỏi: Hiện có chỗ niệm, tại sao là vô vi? Đáp: Vô nghĩa là không niệm muôn vật. Vi là theo kinh điển mà làm. Chỉ việc xưng tên, nên gọi vô vi. Hỏi: Nếu quả báo đời trước đến, phải làm gì để tránh? Đáp: Làm sổ tức, tương tuỳ, chỉ, hoàn, tịnh, quán, niệm kinh Ba mươi bảy phẩm thì có thể tránh nạn. Hỏi: Quả báo đời trước không thể tránh, sổ tức và hành kinh ba mươi bảy phẩm, làm sao tránh được? Đáp: Vì niệm đạo nên tiêu ác. Nếu sổ tức, tương tuỳ, chỉ, quán, hoàn, tịnh, không thể diệt ác, thì người thế gian đều không đắc đạo. Vì tiêu ác nên đắc đạo. Sổ tức, tương tuỳ, chỉ, quán, hoàn, tịnh, thực hành kinh Ba mươi bảy phẩm còn được làm Phật, huống nữa là quả báo của tội chất đống như núi tại mười phương, tinh tấn hành đạo thì không gặp được tội. Hỏi: Kinh nói làm thế, vì sao không gặp? Đáp: Vì làm thế. Sổ tức là theo mười hai phẩm. Sao gọi mười hai phẩm? Lúc sổ tức thì theo bốn niệm xứ. Lúc hơi thở không loạn thì theo bốn chính cần. Lúc có được mười hơi thở thì theo bốn thần túc. Đó là theo mười hai phẩm. Hỏi: Niệm kinh Ba mươi bảy phẩm là gì? Đáp: Là sổ tức, tương tuỳ, chỉ, quán, hoàn, tịnh là sáu việc. Đó là niệm kinh Ba mươi bảy phẩm. Hành sổ tức cũng là hành kinh Ba mươi bảy phẩm. Hỏi: Vì sao hành kinh Ba mươi bảy phẩm? Đáp: Sổ tức là theo bốn niệm xứ. Vì sao bốn niệm xứ cũng theo bốn chính cần? Vì không đợi niệm. Làm bốn chánh cần cũng theo bốn thần túc, vì từ tín nên làm thần túc. Sổ tức là theo tín căn, vì tin Phật, ý vui nên sinh tín căn. Cũng theo năng căn vì ngồi hành căn là theo năng căn, cũng theo thức căn vì biết sự thật là thức căn, cũng theo định căn vì ý an là định căn, cũng theo tuệ căn vì rồi ý si mờû kiết là tuệ căn. Sổ tức cũng theo tín lực vì không nghi là tín lực, cũng theo tiến lực vì tinh tấn là tiến lực, cũng theo niệm lực vì các ý khác không thể khuấy động nên niệm lực, cũng theo định lực vì nhất tâm nên là định lực, cũng theo tuệ lực vì trước phân biệt bốn niệm xứ, chính cần, thần túc nên là tuệ lực. Sổ tức cũng theo giác chi vì biết khổ nên là giác chi, cũng theo pháp thức giác chi vì biết đạo nhân duyên nên là pháp giác chi cũng theo lực giác chi vì bỏ ác nên là lực giác chi, cũng theo ái giác chi, vì ham thích đạo nên là ái giác chi cũng theo giác chi hơi thở vì ý ngưng nên là giác chi hơi thở, cũng theo định giác chi cũng theo thủ giác chi vì hành không rời nên là thủ giác chi. Sổ tức cũng theo tám chính đạo vì ý chính nên vào tám chính đạo. Định ý, từ tâm, niệm định pháp, đó là thân đúng. Lời chí thành, lời nhu nhuyến, lời đúng, lời không rút lại, đó là lời đúng. Tuệ tại ý, tín tại ý, nhẫn nhục tại ý, đó là tâm đúng. Đó gọi là dùng hơi thở của tiếng, thân, tâm. Đó là mười lành theo đạo làm. Sổ tức cũng theo thấy đúng với quán sự thật nên là thấy đúng, cũng theo làm đúng vì nhắm đạo nên là làm đúng, cũng theo sống đúng vì thực hành kinh Ba mươi bảy phẩm nên là sống đúng, cũng theo ý đúng vì niệm sự thật nên là ý đúng, cũng theo định đúng vì ý trong trắng phá ma binh nên là định đúng. Đó là tám chính đạo. Ma binh là gì? Là sắc, tiếng, hương, vị, mịn thơm, đó là ma binh. Không nhận, đó là phá ma binh. Ba mươi bảy phẩm nên kiểm soát. Quán thân mình, quán thân người khác chặn dâm. Không loạn ý chặn các ý khác, quán thống dạng mình, quán thống dạng người khác chặn sân nhuế. Quán ý mình, quán ý người khác chặn si. Quán pháp mình, quán pháp người khác thì đắc đạo. Đó gọi là bốn chặn ý. Tránh thân là tránh sắc, tránh thống dạng là tránh năm lạc. Tránh ý là tránh niệm. Tránh pháp không theo nguyện nghiệp trị sinh. Đó gọi là bốn chánh cần. Biết khổ vốn là khổ, vì khổ là có thân, từ khổ do nhơn duyên dấy lên mà thấy vạn vật. Khổ tập vốn là khổ, từ khổ do nhơn duyên sinh ra. Diệt là vạn vật đều phải hoại diệt làm tăng khổ tập. Lại phải theo trong tám chánh đạo. Đạo người ta phải niệm là tám đạo (chính). Đó gọi là bốn. Vì bốn gom khó, thì được bốn thần túc. Tin Phật ý vui, đó gọi là tín căn. Để tự giữ pháp hạnh, ý thân nhận từ sự thật, đó gọi là năng căn. Để tinh tấn, từ sự thật niệm thành sự thật, đó gọi là thức căn. Để thủ ý, nhất ý từ sự thật, nhất ý từ sự thật ngưng, đó gọi là định căn. Để chính ý, từ sự thật quán sự thật, đó gọi là tuệ căn. Vì đạo ý, đó gọi là năm căn. Từ sự thật tin không còn nghi, đó gọi là tín lực. Bỏ tham, hành đạo, từ sự thật tự tinh tấn, ý ác không thể phá tinh tấn, đó gọi là tấn lực. Ý ác muốn nổi, phải tức thì diệt, từ sự thật, ý đó không có thể hoại ý, đó gọi là niệm lực. Từ sự thật, quán trong ngoài để định, ý ác không thể phá ý thiện, đó gọi là định lực. Niệm bốn thiẹân, từ sự thật được tuệ, ý ác không thể phá tuệ ý, đó gọi là tuệ lực. Niệm (hơi thở) ra vào hết lại sinh, đó gọi là năm lực. Từ sự thật, niệm sự thật, đó gọi là giác chi được ý đạo. Từ sự thật, quán sự thật, đó gọi là pháp tên giác chi biết pháp được ý sinh tử. Từ sự thật ý thân giữ, đó gọi là lực giác chi, giữ đạo không mất là lực. Từ sự thật đủ vui sự thật, đó gọi là ái giác chi ham đạo pháp, hành đạo và hành đạo pháp. Từ sự thật, ý được nghỉ ngơi, đó gọi là tức giác chi đã nghỉ yên ổn. Từ sự thật, ý nhất niệm, đó gọi là định giác chi tự biết ý để an định. Từ sự thật, ý tự tại ở chỗ thực hành theo quán, đó gọi là thủ giác chi. Từ bốn sự thật quán ý, đó gọi là bảy giác chi. Từ sự thật, giữ sự thật, đó gọi là tín đạo đúng. Từ sự thật, theo đúng làm sự thật, đó là theo đúng hành niệm đạo. Từ sự thật ý thân giữ, đó gọi là pháp sống đúng không muốn rơi vào bốn ác tức bốn điên đảo. Từ sự thật niệm sự thật, đó gọi là ý đúng không loạn ý. Từ sự thật ý nhất tâm, đó gọi là định đúng, là nhất tâm trên đầu, là hạnh ý ba pháp đều làm dùng thân miệng ý. Như vậy, tám hạnh của đệ tử Phật, đó gọi là bốn thiền, là bốn chính cần. Hạnh thứ nhất là niệm đúng, dặn lòng thường niệm đạo. Hạnh thứ hai là nói đúng dặn miệng dứt bốn ý. Hạnh thứ ba là quán đúng, dặn thân quán thân trong ngoài. Hạnh thứ tư là thấy đúng tin đạo. Hạnh thứ năm là làm đúng không theo bốn ác tức bốn điên đảo. Hạnh thứ sáu là sống đúng dứt các ý khác. Hạnh thứ bảy là ý đúng không theo tham dục. Hạnh thứ tám là định đúng lòng ngay. Đó là tám hạnh, Phật, Bích Chi Phật và A la hán không làm. Hạnh thứ nhất là niệm đúng. Niệm đúng là gì? Là không niệm vạn vật, ý không rơi vào trong đó, đó là niệm đúng. Niệm vạn vật, ý rơi vào trong đó là không niệm đúng. Bốn ý ngưng. Một là ý ngưng vì thân niệm hơi thở. Hai là ý ngưng vì niệm thống dạng. Ba là ý ngưng vì niệm hơi thở ra vào. Bốn là ý ngưng vì niệm pháp nhân duyên. Đó là bốn ý ngưng, người tu nên niệm bốn ý ngưng đó. Một là ta đời trước yêu thân nên không được thoát. Hai là nay có oan gia đáng gớm.Vì sao? Muốn gì thì ái sinh phải dứt. Đã dứt thì quán ngoại thân ngưng. Bốn ý ngưng. Ý ngưng là ý không tại thân là ngưng, ý không tại thống dạng là ngưng, ý không tại ý là ngưng, ý không tại pháp là ngưng, ý theo sắc, thức liền sánh, đó là không ngưng. Hỏi: Người ta vì sao không theo bốn ý ngưng? Đáp: Vì không niệm khổ, không, vô ngã, bất tịnh, nên không theo bốn ý ngưng. Nếu ý người thường niệm khổ, không, vô ngã, bất tịnh mà hành đạo, thường niệm bốn việc đó không rời. Liền mau được bốn ý ngưng. Hỏi: Thân ý ngưng là gì? Đáp: Là niệm già bẹânh chết, đó là thân ý ngưng. Hỏi: Ý thống dạng ngưng là gì? Đáp : Là chỗ không thể ý, đó là ý thống dạng ngưng Hỏi: Ý ý ngưng là gì? Đáp: Đã niệm lại niệm, đó là ý ý ngưng. Hỏi: Pháp ý ngưng là gì?. Đáp: Là lúc trước làm (nay) báo trở lại là pháp, cũng nói làm cái đó thì được cái đó, đó là pháp ý ngưng. Bốn ý ngưng bốn thứ. Một là niệm vô thường, ý ngưng. Hai là niệm khổ, thân ý ngưng. Ba là niệm không, hữu ý ngưng. Bốn là niệm bất tịnh, lạc ý ngưng. Đó là bốn ý ngưng. Hết thảy việc thiên hạ đều tuỳ thân, thống dạng, tuỳ pháp đều rặt không qua bốn việc ấy. Bốn ý ngưng. Một là chỉ niệm hơi thở, không niệm tà. Hai là chỉ niệm thiện, không niệm ác. Ba là tự niệm chẳng phải của ta, vạn vật đều chẳng phải của ta, liền không còn hướng tới. Bốn là mắt không thấy sắc, ý tại trong pháp. Đó gọi là bốn ý ngưng. Người tu nên làm bốn ý ngưng. Một là mắt (thấy) sắc, nên xét chất dơ trong thân. Hai là ý hoan hỷ, niệm lạc, phải niệm khổ thống dạng. Ba là ý ta sân, ý tha nhân cũng sân, ý ta chuyển, ý tha nhân cũng chuyển, liền không còn chuyển ý. Bốn là ý ta ganh, ý tha nhân cũng ganh, ta niệm ác của tha nhân, tha nhân cũng niệm ác của ta, liền không còn niệm đó là pháp. Ý thân ngưng là quán thân mình, quán thân người khác. Thân là gì? Muốn nói thống dạng là thân thì thống không có số. Muốn nói pháp là thân, thì pháp chẳng lại phải thân vì có pháp quá khứ và vị lai. Muốn nói hành là thân, mà hành không có hình thể, nên biết là chẳng phải thân. Đạt được sự hiểu biết đó là bốn ý ngưng. Ý không theo sắc, thì niệm thức cũng không sinh. Tai, mũi, miệng, thân cũng vậy. Ý không tại thân là tâm. Ý không tại thống dạng, ý không tại niệm, ý không tại pháp là tâm. Hỏi: Ai làm chủ việc thân, ý, thống dạng? Đáp: Có thân, ý thân biết. Có thống dạng, ý thống dạng biết. Có ý ý, ý của ý biết. Có đói, ý đói biết. Có khát, ý khát biết. Có lạnh, ý lạnh biết. Có nóng, ý nóng biết. Dùng phân biệt đó mà biết. Ý thân dấy ý thân. Ý thống dạng dấy ý thống dạng. Ý của ý dấy ý của ý. Ý pháp dấy ý pháp. Bốn ý ngưng là ý niệm ác, chặn khiến cho không dấy, đó là ngưng. Bốn ý ngưng cũng theo bốn thiền, cũng theo bốn ý ngưng. Theo bốn ý ngưng là gần đạo, không bám vào ác thì ý thiện sinh. Bốn thiền là bốn định ý, là ý ngưng. Hành đạo có bốn nhân duyên. Một là ngưng thân. Hai là ngưng thống dạng. Ba là ngưng ý. Bốn là ngưng pháp. Ngưng thân là thấy sắc thì niệm bất tịnh. Ngưng thống dạng là không tự cống cao. Ngưng ý là ngưng không sân nhuế. Ngưng pháp là không nghi đạo. Người hành bốn ý ngưng, ý dấy, niệm sinh, tức thì biết dùng thuốc đối trị, được một ý ngưng thì được bốn ý ngưng. Bốn ý định. Một là quán thân mình, cũng lại quán thân người khác. Hai là quán thống dạng mình, cũng lại quán thống dạng người khác. Ba là quán tâm mình, cũng lại quán tâm người khác. Bốn là quán pháp nhân duyên của mình, cũng lại quán pháp nhân duyên của người khác. Như vậy, thân hết thảy quán việc thành bại nhân duyên trong ngoài, thì phải niệm thân ta cũng phải thành bại như vậy. Đó là bốn ý định. Người muốn ngưng bốn ý thì bỏ là ngoài, nhiếp là trong. Đã nhiếp thì ý là ngoài, bỏ là trong. Quán thân người khác là quán thân mình, mà không rời nó, thì quán thân khổ người khác. Quán thân người khác là chẳng phải thống dạng, ý, pháp cũng vậy. Tham thân mình, phải quán thân người khác. Niệm thân người khác thì quán thân mình. Như vậy là ý ngưng. Hỏi: Ý thấy hành, làm sao ngưng? Đáp: Ý dùng quán thân mình tham, liền khiến quán thân người khác, vì ý theo tham chuyển, nên phải ngưng. Nếu ý tham thân người khác, nên phải trở về quán thân mình. Có lúc quán thân mình, không quán thân người khác. Có lúc phải quán thân người khác, mà không phải quán thân mình. Có lúc có thể quán thân mình, cũng có thể quán thân người khác. Có lúc không thể quán thân mình, cũng không thể quán thân người khác. Quán thân mình là tính toán quán thân người khác. Ý không ngưng đợi niệm thân mình để bám vào, rồi chuyển bám vào thân người khác. Quán thân người khác là thấy sắc béo trắng, mày đen, môi đỏ. Thấy béo, phải niệm người chết sình. Thấy trắng, phải niệm xương người chết. Thấy mày đen, phải niệm người chết thâm đen. Thấy môi son, phải niệm máu chính đó. Xem xét những gì thân có, đã được ý đó, liền chuyển không còn yêu thân nữa. Quán có nội ngoại. Ganh ghét, sân giận, ngu si phải nội quán. Tham dâm, phải ngoại quán. Tham, phải niệm vô thường hư hoại. Dâm, phải niệm những gì có chất dơ, như quán thân mình. Dâm, phải niệm bốn chính cần. Quán có hai loại. Một là quán ngoại. Hai là quán nội. Quán thân có ba mươi sáu vật, tất cả hữu đối đều thuộc ngoại quán. Quán không có gì là đạo, đó là nội quán. Quán có ba việc. Một là quán bốn sắc của thân, tức đen, xanh, đỏ, trắng. Hai là quán sinh tử. Ba là quán chín con đường. Quán trắng thấy đen là bất tịnh, nên trước nghe để học, sau đắc đạo, chưa đắc đạo thì nghe được biết đểõ được chứng là biết. Quán có bốn. Một là quán thân. Hai là quán ý. Ba là quán hạnh. Bốn là quán đạo. Đó là bốn quán. Ví như người giữ đồ, trộm đến, liền bỏ đồ mà trông trộm, người đã được quán liền bỏ thân, quán vật. Quán có hai việc. Một là quán ngoại những gì có sắc. Hai là quán nội, tức không có gì. Quán không đã được bốn thiền thì quán không không có gì, có ý không ý không có gì. Đó là không, cũng gọi bốn bỏ được bốn thiền. Muốn dứt việc thế gian, phải thực hành bốn ý ngưng. Muốn trừ bốn ý ngưng, phải thực hành bốn ý dứt. Con người theo tham mà tham, nên thực hành bốn thần túc bay. Chỉ có năm căn, không có năm lực, không thể chận. Chỉ có năm lực, không có năm căn thì không sinh được bốn thần túc, vẫn chuyẻân năm lực có thể chặn mười hai phẩm trên. Bốn ý dứt không gây tội hiện tại, chỉ trả tội cũ. Đó là bốn ý dứt. Trả cũ không nhận mới là bốn ý ngưng. Cũ trả, mới ngưng là bốn ý dứt, cũ xong, mới dứt là bốn thần túc. Biết đủ không còn cầu thủ ý, ý là xong. Sinh là mới, già là cũ, chết thân thể tan hoại là hết. Bốn ý dứt là thường niệm đạo, niệm thiện sinh thì niệm ác dứt, nên là đạo dứt ngưng. Niệm thiện ngưng thì niệm ác sinh, nên là không dứt. Bốn ý dứt là ý tự không muốn hướng ác, đó là dứt, cũng gọi không niệm tội là dứt. Bốn thần túc, một là thần túc thân, hai là thần túc miệng, ba là thần túc ý, bốn là thần túc đạo. Niệm bay, niệm không muốn diệt là không theo đạo. Bốn y đề bát. Bốn là số. Y đề (iddha) là ngưng bát (pada) là thần túc. Muốn bay liền bay. Có lúc tinh tấn ngồi bảy ngày liền được, hoặc bảy tháng, hoặc bảy năm. Được thần túc thì có thể ở lâu tại thế gian. Không chết có thuốc. Một là ý không chuyển. Hai là tín. Ba là niệm. Bốn là có sự thật. Năm là có tuệ. Đó là thuốc thần túc. Được bốn thần túc, mà không sống lâu tại thế gian, có ba lý do. Một là chán thân mình hôi dơ, nên bỏ. Hai là không có người có thể theo nhận kinh giáo, nên bỏ. Ba là sợ người ác oán phỉ báng mắc tội, nên bỏ. Thần túc có chín loại. Đó là cỡi, xe, ngựa, đi, đi nhanh, chạy cũng là thần túc. Ngoại giới vững cũng là thần túc. Chí thành cũng là thần túc. Nhẫn nhục cũng là thần túc. Hành thần túc sẽ ý bay. Hỏi: Bay ý là gì? Đáp: Có bốn lý do. Một là tín. Hai là tinh tấn. Ba là định. Bốn là không chuyên ý. Tín là gì? Tín bay đi. Tinh tấn là gì? Tinh tấn bay đi. Định là gì? Định bay đi. Không chuyển ý là gì? Là bám bay đi không chuyển ý. Thân không muốn hành đạo, ý muốn hành liền hành. Thần túc như vậy, ý muốn bay liền có thể bay. Năm căn ví như trồng đồ, vững thì sinh gốc, không vững thì không có gốc. Tín là nước mưa. Không chuyển ý là lực. Vạn vật được thấy là căn. Chặn ý là lực. Trong tín căn có ba ấm: Một là thống dạng, hai là tư tưởng, ba là thức ấm. Trong định căn có một ấm là thức ấm. Năm căn, năm lực, bảy giác chi, trong có một ấm, trong có hai ấm, trong có ba ấm, trong có bốn ấm, đều có ấm. Hỏi: Là đạo hành sao có ấm? Đáp: Vì Nê hoàn không có ấm, còn lại đều có ấm. Bảy giác chi, ba giác chi trên thuộc miệng, ba giác chi giữa thuộc thân, một giác chi dưới thuộc ý. Giác là gì? Niệm niệm là giác. Niệm niệm là được, giác được là ý thì theo đạo. Bảy giác chi ngoài là theo sinh tử. Bảy giác chi trong là theo đạo. Bảy giác chi trong tức kinh Ba mươi bảy phẩm. Bảy giác chi ngoài tức vạn vật. Giác là biết việc theo giác ý. Có giác ý thì theo đạo. Giác có giác ý thì theo giác tội. Kinh Ba mươi bảy phẩm là ý chính, đó là theo đạo. Giác thiện ác, đó là theo tội. Hỏi: Từ sự thật ý thân giữ là gì? Đáp: Là thân giữ bảy giới, ý giữ ba giới, đó là thân ý giữ. Từ sự thật ý được hưu tức (là) từ bốn sự thật ý nhân thế hưu. Hưu là ngưng nghỉ. Tức là suy nghĩ, đắc đạo là nhận suy nghĩ. Tham vui đạo pháp nên hành đạo là ái giác ý. Giữ đạo không mất là lực giác ý. Đã được mười hơi thở, thân an ổn là tức giác ý. Tự biết đã yên là định giác ý. Thân ý giữ, ý không chạy là giữ. Từ sự thật, ý tự tại ở chỗ hành gọi là được bốn sự thật, cũng có thể niệm bốn ý ngưng, cũng có thể niệm bốn ý dứt, cũng có thể bốn thần túc, cũng có thể năm căn, năm lực, bảy giác ý, tám chính đạo. Đó là ý tự tại ở chỗ hành. Quán từ sự thật là quán kinh yếu ba mươi bảy phẩm. Đó là giác thủ ý là sự thật không còn nhận tội. Tám chính đạo có trong, ngoài, thân là giết, trộm, dâm. Tiếng là hai lưỡi, ác khẩu, nói dối, nói thêu dệt. Ý là ganh ghét, sân nhuế, ngu si. Ba pháp đầu trên đó là mười việc ở ngoài, năm đạo là ở trong. Từ sự thật, giữ sự thật, từ là thần, giữ là hộ, nghĩa là giữ pháp không phạm tội. Sự thật là đạo, biết vô thường, khổ, không, vô ngã, bất tịnh là thấy đúng. Vô thường người ta gọi là thường, nghĩ khổ là sướng, không coi là có, vô ngã dùng làm ngã, bất tịnh coi là tịnh, đó là thấy không đúng. Thấy đúng là gì? Tin gốc nhân duyên, biết có từ đời trước, đó gọi là thấy đúng. Xử lý đúng là gì? Phân biệt suy nghĩ có thể đến ý thiện, đó là xử lý đúng. Nói đúng là gì? Gĩư lời lành, không phạm pháp, như nên nhận lời, đó là nói đúng. Làm đúng là gì? Thân phải làm việc làm không phạm, đó gọi là làm đúng. Sống đúng là gì? Theo người đắc đạo dạy giới hạnh, đó gọi là sống đúng. Tinh tấn đúng là gì? Hành hạnh vô vi, ngày đêm không nghỉ nửa chừng không bỏ phương tiện, đó gọi là phương tiện tinh tấn đúng. Niệm đúng là gì? Thường hướng tới kinh giới, đó gọi là niệm đúng. Định đúng là gì? Ý không lầm, cũng không bỏ hạnh, đó gọi là định đúng. Như vậy mà làm khiến người hiểu tám nghiệp hạnh đầy đủ. Đã làm đầy đủ, liền hành đạo. Tám đúng có sống, có làm, làm được tám đúng mới được ra khỏi đòi hỏi. Thân không phạm giới, đó là sống đúng. Tuệ, tín, nhẫn, đó là làm. Thân ý giữ, đó gọi là sống đúng, tức không niệm gì là đúng, có niệm gì là không đúng. Mười hai bộ kinh đều rơi vào trong kinh Ba mươi bảy phẩm. Ví như bốn sông muôn suối đều về biển lớn. Kinh Ba mươi bảy phẩm là ngoài. Tư duy là trong, tư duy sinh đạo, nên là trong. Người tu hành đạo, phân biệt kinh Ba mươi bảy phẩm đó là lạy Phật. Kinh Ba mươi bảy phẩm cũng tuỳ thế gian, cũng tuỳ đạo. Đạo kinh miệng giảng, đó là thế gian. Ý niệm, đó là theo đạo. Giữ giới là chế ngự thân, thiền là để tán ý. Hành theo nguyện, nguyện cũng theo hành, hành đạo chỗ ý hướng tới, không rời ý, đến ý Phật cũng không trở về. Cũng có người theo thứ tự hành mà đắc đạo. Tức là hành bốn ý ngưng, bốn ý dứt, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy giác ý, tám hạnh, đó là theo thứ tự. Sợ thế gian, ghét thân liền nhất niệm theo đó mà đắc đạo, đó là không theo thứ tự. Người tu đã được hạnh ý ba mươi bảy phẩm thì có thể không thuận theo sổ tức, tương tuỳ, chỉ. Thân miệng bảy việc: tâm, ý, thức, mỗi có mười việc, nên thành ba mươi bảy phẩm. Bốn ý ngưng, bốn ý dứt, bốn thần túc thuộc ngoài. Năm căn, năm lực thuộc trong. Bảy giác ý, tám hạnh (chính đạo) thuộc đắc đạo. Niết bàn có bốn mươi việc, tức kinh Ba mươi bảy phẩm cùng với ba hướng, phàm bốn mươi việc đều là Niết bàn. Hỏi: Sổ tức là Niết bàn phải không? Đáp: Sổ tức, tương tuỳ, đầu mũi ngưng ý, có chỗ bám là không Niết bàn. Hỏi: Niết bàn có không? Đáp: Niết bàn là không có, chỉ là khổ diệt, một tên là ý diệt. Hỏi: Niết bàn là diệt? Đáp: Chỉ thiện ác diệt thôi. Người biết hành có lúc có thể hành bốn ý ngưng, có lúc có thể hành bốn ý dứt, có lúc có thể hành bốn thần túc, có lúc có thể hành năm căn, năm lực, bảy giác ý, tám hạnh. Sự thật là biết định loạn. Định là biết hành. Loạn là không biết hành. Hỏi: Vì sao chính có năm căn, năm lực, bảy giác ý và tám hạnh? Đáp: Người có năm căn, thì đạo có năm căn. Người có năm lực, đạo có năm lực, người có bảy sử, đạo có bảy giác ý. Hạnh có tám đúng, ứng với tám thứ đạo. Tùy bệnh báo thuốc, nhân duyên theo nhau. Mắt nhận sắc, tai nghe tiếng, mũi hưởng hương, miệng muốn vị, thân tham mịn trơn, đó là năm căn. Vì sao gọi là căn? Đã nhận phải sinh lại, nên gọi là căn. Không nhận sắc, tiếng, hương, vị, trơn mịn, đó là lực. Không theo bảy sử là giác ý. Đem tám đúng để theo đạo hành. Năm căn là kiên ý. Năm lực là ý không chuyển. Bảy giác là ý chính. Tám hạnh là ý đúng. Hỏi: Ý thiện là gì, ý đạo là gì? Đáp: Là bốn ý ngưng, bốn ý dứt, bốn thần túc, năm căn, năm lực, đó là ý thiện. Bảy giác ý, tám hạnh, đó là ý đạo. Có thiện đạo, có thiện thế gian. Từ bốn ý ngưng đến năm căn, năm lực, đó là thiện đạo. Không dâm, hai lưỡi, ác khẩu, nói dối, nói thêu dệt, tham, sân, si, đó là thiện thế gian. Thấy sự thật là biết vạn vật đều phải diệt, đó là thấy sự thật. Vạn vật hoại diệt, thân phải chết, nên không cần phải lo, đó là quán sự thật. Ý ngang, ý chạy, liền trách, đối trị và được chặn, đó là trừ tội. Các ác đến không nhận là thiền. Nhất tâm một ý mười hai việc là trí tuệ, bảy là sổ tức, tám là tương tuỳ, chín là chỉ, mười là quán, mười một là hoàn, mười hai là tịnh. Đó là mười hai việc nội ý. Ngoại lại có mười hai việc. Một là mắt, hai là sắc, ba là tai, bốn là tiếng, năm là mũi, sáu là hương, bảy là miệng, tám là vị, chín là thân, mười là trơn mịn, mười một là ý, mười hai là thọ dục. Đó là mười hai việc ngoại. Thuật xả (vidyàjna) là trí, phàm có ba trí. Một là biết cha mẹ anh em vợ con từ vô số đời. Hai là biết trắng đen dài ngắn từ vô số đến nay, biết điều nghĩ trong lòng người khác. Ba là độc đã dứt. Đó là ba. Sa la trụy đãi (sadabhijnã) là sáu thông trí. Một là thần túc. Hai là nghe suốt. Ba là biết ý người khác. Bốn là biết vốn đến từ đâu. Năm là biết đời trước ở đâu. Sáu là biết sách lậu hết. Đó là sáu. -ooOoo- [1] Huệ Hạo trong Cao Tăng truyện 1 ĐTK 2059 tờ 324a 27- b1 trích một đoạn thế này: “Khương Tăng Hội chú thích kinh An Ban Thủ Ý, đề tựa nói: “Kinh này do Thế Cao dịch, lâu bị chìm che, nhờ gặp Hàn Lâm từ Nam Dương, Bỉ Nghiệp từ Dĩnh Xuyên, Trần Huệ từ Cối Kê, ba vị hiền này tin đạo dốc lòng, Hội cũng xin hỏi. Nên Trần Huệ giải nghĩa. Tôi giúp châm chước” [2] Kinh này xét bài tựa đầu kinh và xem văn kinh thì hình như là người chép lãnh kinh chứ không phân tích ra mà chép liền vào. Đáng lẽ phải cắt ra mà chú, nhưng thường có nhiều chỗ không thể thêm nên không dám tự tiện cắt ra, xin để lại cho các bậc hậu hiền. -ooOoo- |
Source: www.quangduc.com
[Trở
về trang Thư Mục]
last updated: 14-08-2005