BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with VU Times font


An bình tĩnh lặng

Bình Anson

NXB Tôn Giáo
TL. 2005 - PL. 2549
 

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


  

-03-

Lời khuyên thực tế

Nhiều người trí thức khi đến với đạo Phật thường dành rất nhiều thì giờ để tìm hiểu, bàn luận suông về các vấn đề trừu tượng, tâm lý, triết lý xa vời, mà quên rằng đạo Phật là một lối sống, một con đường để ta áp dụng tu tập trong đời sống hằng ngày. Tam tạng kinh điển nguyên thủy có ghi rất nhiều lời khuyên quý báu và thực tế của Đức Phật, để hướng dẫn chúng ta có được một lối sống trong sạch, thiện lành, tạo một nền tảng vững chắc, một môi trường thích hợp để phát triển trí tuệ. Các trích dẫn sau đây được dựa vào các bài Phật Pháp Phổ Thông đăng trong ấn bản điện tử của báo Daily News, Sri Lanka trong tháng 4, 2005 (www.dailynews.lk).

*

1. Không nên nói lời giả dối

Những lời nói giả dối là một hiện tượng rất thông thường và quen thuộc trong xã hội hiện đại, cho đến nỗi có nhiều người tin rằng không thể nào có được một thế giới hoàn toàn trống vắng các lời giả dối này. Có lẽ chúng ta cũng nên suy ngẫm những lời Đức Phật dạy cho ngài Sa-di La-hầu-la, con trai của Đức Bồ-tát, về đức hạnh không nói dối, về những tai hại của sự nói dối, và nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thường xuyên tư duy về những hành động của mình, như đã ghi lại trong bài kinh "Giáo giới La-hầu-la ở rừng Am-ba-la", Trung Bộ 61, mà chúng tôi xin trích lược dưới đây.

Một thời, Đức Thế Tôn trú ở khu vườn Trúc, thành Vương-xá. Lúc bấy giờ, Sa-di La-hầu-la, bảy tuổi, trú ở khu rừng Am-ba-la kế cạnh. Vào một buổi chiều, Thế Tôn đi đến thăm Sa-di La-hầu-la. Tôn giả La-hầu-la thấy Thế Tôn từ xa đi đến, liền sửa soạn chỗ ngồi và nước rửa chân. Khi Sa-di La-hầu-la bưng chậu nước đến cho Đức Phật rửa chân, Ngài đã dùng ví dụ chậu nước để dạy Sa-di.

Trước hết Ngài chừa lại một ít nước trong chậu, chỉ cho La-hầu-la và nói: "Hạnh tu của kẻ cố ý nói dối mà không biết hổ thẹn cũng ít ỏi như vậy."

Đức Phật đổ hắt chút nước đó và nói: "Hạnh tu của kẻ cố ý nói dối mà không biết hổ thẹn cũng đáng đổ đi như vậy."

Rồi Ngài lật úp chậu, và nói: "Hạnh tu của kẻ cố ý nói dối mà không biết hổ thẹn cũng bị lật úp như vậy."

Cuối cùng, Ngài lật ngửa chậu, chỉ cho La-hầu-la thấy chậu trống rỗng và nói: "Hạnh tu của kẻ cố ý nói dối mà không biết hổ thẹn cũng trống rỗng như vậy."

Ngài nói tiếp:

"Như con voi của hoàng gia lúc lâm trận, khi nó liều lĩnh thí mạng, không còn biết quý trọng bảo vệ cặp ngà và cái vòi của nó, thì không có gì mà nó không dám làm. Cũng vậy, kẻ nào cố ý nói dối mà không biết hổ thẹn thì không có điều ác nào mà kẻ ấy không dám làm. Do vậy, Sư cần phải luôn tự nhắc nhở: Tôi sẽ không nói dối, dù chỉ nói để đùa chơi."

Sau đó, Đức Phật dùng ví dụ tấm gương để dạy Sa-di La-hầu-la không những phải biết giữ gìn lời nói, mà còn phải biết giữ gìn các hành động và tư tưởng. Ngài dạy:

"Cũng như tấm gương dùng để phản chiếu, người tu hành cũng phải luôn luôn phản tỉnh trong mọi hành động nơi thân, mọi lời nói nơi miệng, mọi ý nghĩ trong tâm.

"Khi Sư sắp sửa làm điều gì, phải biết tự phản tỉnh: điều này có hại mình, hại người, hại cả hai? Nếu có, thì tránh, không làm điều đó. Nếu điều đó đưa đến lợi lạc cho mình, cho người, cho cả hai, thì tiến hành.

"Khi Sư đang làm điều gì, phải biết tự phản tỉnh: điều này có hại mình, hại người, hại cả hai? Nếu có, thì ngưng làm điều đó. Nếu điều đó đưa đến lợi lạc cho mình, cho người, cho cả hai, thì tiếp tục.

"Khi Sư đã làm điều gì, phải biết tự phản tỉnh: điều này có hại mình, hại người, hại cả hai? Nếu có, thì Sư cần phải thưa lên, cần phải trình bày trước các vị đạo sư, hay trước các vị đồng phạm hạnh. Sau khi đã tỏ lộ, trình bày, Sư cần phải sám hối và phòng hộ trong tương lai. Nếu điều đó đưa đến lợi lạc cho mình, cho người, cho cả hai, Sư phải an trú trong niềm hoan hỷ, và tiếp tục tu học trong các thiện pháp.

"Cũng vậy cho các lời nói và ý nghĩ. Nếu chúng đưa đến các hậu quả tai hại thì Sư phải biết tránh, không thực hiện. Nếu đã lỡ thực hiện rồi thì phải biết sám hối để chừa bỏ. Nhưng nếu chúng đưa đến kết quả lợi lạc thiện lành thì hãy hoan hỷ tiếp tục thực hiện và tăng trưởng các điều ấy.

"Ðó là đường lối phản tỉnh, phương cách huân tập của mọi người tu trong thời quá khứ cũng như trong hiện tại và tương lai, để làm thanh tịnh ba nghiệp thân khẩu ý."

Sau khi nghe Đức Thế Tôn thuyết giảng như vậy, tôn giả La-hầu-la rất hoan hỷ, thành tâm ghi nhận lời dạy của Ngài.

*

2. Không nên sân hận, căm thù

Lẽ dĩ nhiên là lòng sân hận căm thù không thể nào đưa đến sự giác ngộ giải thoát. Thêm vào đó, Đức Phật dạy cho chúng ta biết rằng sân hận sẽ làm cho ta thêm đau khổ ngay trong hiện tại và có thể có quả xấu trong tương lai, như đoạn kinh sau đây, trích lược tóm tắt từ Chương Bảy Pháp, Tăng Chi Bộ:

1) Người có tâm sân hận lúc nào cũng mong muốn kẻ thù địch của mình trở thành xấu xí, không có dung sắc. Tuy nhiên người nào có lòng phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, dù cho người ấy khéo tắm rửa, khéo chải chuốt, tóc râu khéo sửa soạn, nhưng rồi người ấy cũng trở thành xấu xí, vì bị phẫn nộ chinh phục.

2) Người có tâm sân hận lúc nào cũng mong muốn kẻ thù địch của mình ngủ một cách khổ sở. Tuy nhiên người nào có lòng phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, dù có nằm trên ghế dài, nệm trải bằng len, chăn len trắng, chăn len thêu, nệm bằng da mềm, tấm khảm với lọng che phía trên, ghế dài có đầu gối chân màu đỏ, nhưng rồi người ấy vẫn ngủ một cách khổ sở, vì bị phẫn nộ chinh phục.

3) Người có tâm sân hận lúc nào cũng mong muốn kẻ thù địch của mình làm ăn, thâu hoạch không có lời. Tuy nhiên người nào có lòng phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, tâm trí người ấy trở nên rối ren, dù làm ăn có lời lại nghĩ rằng không lời, làm ăn không lời lại nghĩ rằng có lời, vì thế lúc nào cũng khổ sở lo lắng.

4) Người có tâm sân hận lúc nào cũng mong muốn kẻ thù địch của mình không có tài sản. Tuy nhiên người nào có lòng phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, dù người ấy đã thu hoạch nhiều tài sản lúc trước do siêng năng làm ăn, nhưng rồi vì tâm trí không còn sáng suốt, người ấy có thể có những hành động sai lầm đưa đến tù tội, phạt vạ, làm tiêu tán tài sản.

5) Người có tâm sân hận lúc nào cũng mong muốn kẻ thù địch của mình không có danh tiếng. Tuy nhiên người nào có lòng phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, dù người ấy đã thu hoạch nhiều danh tiếng lúc trước, nhưng rồi vì tâm trí không còn sáng suốt, người ấy có thể có những hành động sai lầm làm tiêu hoại mọi danh tiếng đã có.

6) Người có tâm sân hận lúc nào cũng mong muốn kẻ thù địch của mình không có bạn bè. Tuy nhiên người nào có lòng phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, dù người ấy có những bạn bè thân hữu, bà con huyết thống gì, nhưng rồi họ cũng sẽ xa lánh, từ bỏ người ấy, vì người ấy có tính tình nóng nảy, bị phẫn nộ chinh phục.

7) Người có tâm sân hận lúc nào cũng mong muốn kẻ thù địch của mình sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sinh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Tuy nhiên người nào có lòng phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, người ấy làm ác hạnh với thân, người ấy nói lời ác hạnh với lời, người đó nghĩ đến điều ác hạnh trong tâm ý, cho nên, khi thân hoại mạng chung, chính người ấy sẽ sinh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

*

3. Chăm sóc người bệnh

Chung sống trong một tập thể, chúng ta cần phải có lòng từ mẫn và thông cảm để chăm sóc cho nhau, nhất là khi có người bị bệnh. Người bệnh nào cũng cần được chăm sóc, giúp đỡ, cho dù người ấy không được người khác yêu mến khi còn khỏe mạnh. Trong bài giảng sau đây, Đức Phật dạy chúng ta phải biết chăm sóc những người cần được giúp đỡ, và Ngài tuyên bố: "Ai sẵn sàng chăm sóc Ta, vị ấy nên chăm sóc những người bệnh". Ngoài ra, Ngài cũng dạy thế nào là một bệnh nhân tốt và thế nào là một người chăm sóc tốt. Bài kinh này được hiệu đính, dựa theo bản Việt ngữ của Tỳ-khưu Indacanda Nguyệt Thiên trong bộ Đại Phẩm VIII.166, Luật Tạng.

Vào lúc bấy giờ, có vị Tỳ khưu nọ bị bệnh kiết lỵ. Vị ấy đã bị té vào đống phân và nước tiểu của chính mình. Khi ấy, Đức Thế Tôn cùng với đại đức Ānanda, thị giả của Ngài, đang đi bộ dạo quanh và đi ngang qua trú xá của vị Tỳ khưu ấy. Đức Thế Tôn nhìn thấy vị Tỳ khưu té và đang nằm trên đống phân và nước tiểu của chính mình. Thấy vậy, Ngài đi đến gần vị Tỳ khưu ấy, và hỏi:

- Này Tỳ khưu, thầy bị bệnh gì?

- Bạch Thế Tôn, con bị bệnh kiết lỵ.

- Này Tỳ khưu, thầy không có ai chăm sóc?

- Bạch Thế Tôn, không có.

- Vì sao các vị Tỳ khưu khác lại không chăm
sóc thầy?

- Bạch Ngài, con là người đã không có giúp gì cho các vị Tỳ khưu, do đó, các vị Tỳ khưu không chăm sóc con.

Nghe vậy, Đức Thế Tôn bảo đại đức Ānanda rằng:

- Này Ānanda, hãy đi và mang nước lại. Chúng ta sẽ tắm rửa cho vị Tỳ khưu này.

- Bạch Ngài, xin vâng.

Đại đức Ānanda vâng lời Đức Thế Tôn mang nước đến. Ngài xối nước và đại đức Ānanda tắm rửa cho vị Tỳ khưu. Ngài đỡ phần đầu còn đại đức Ānanda nâng lên ở phần chân, và đặt vị Tỳ khưu lên giường. Sau đó, Đức Thế Tôn nhân lý do ấy, nhân sự kiện ấy, cho triệu tập các vị Tỳ khưu, rồi hỏi các vị ấy rằng:

- Này quý thầy, có phải có vị Tỳ khưu trong trú xá kia đang bị bệnh?

- Bạch Thế Tôn, đúng như thế.

- Này các Tỳ khưu, vị ấy bị bệnh gì?

- Bạch Ngài, đại đức ấy bị bệnh kiết lỵ.

- Này các Tỳ khưu, vị Tỳ khưu ấy có người chăm sóc không?

- Bạch Thế Tôn, không có.

- Vì sao các thầy lại không chăm sóc vị ấy?

- Bạch Ngài, vị Tỳ khưu ấy là người đã không có giúp gì cho các vị khác, do đó, các vị Tỳ khưu khác không chăm sóc vị ấy.

- Này các Tỳ khưu, quý thầy không có mẹ, không có cha là những người có thể chăm sóc quý thầy. Này các Tỳ khưu, nếu quý thầy không chăm sóc lẫn nhau thì khi ấy lấy ai sẽ chăm sóc đây? Này các Tỳ khưu, vị nào sẵn sàng chăm sóc Ta, vị ấy nên chăm sóc những người bệnh.

Nếu có thầy tế độ, thầy tế độ nên chăm sóc đến hết đời hoặc nên chờ đợi vị ấy được hồi phục.

Nếu có thầy dạy học, thầy dạy học nên chăm sóc đến hết đời hoặc nên chờ đợi vị ấy được hồi phục.

Nếu có đệ tử, người đệ tử nên chăm sóc đến hết đời hoặc nên chờ đợi vị ấy được hồi phục.

Nếu có học trò, người học trò nên chăm sóc đến hết đời hoặc nên chờ đợi vị ấy được hồi phục.

Nếu có vị đồng thầy tế độ, vị đồng thầy tế độ nên chăm sóc đến hết đời hoặc nên chờ đợi vị ấy được hồi phục.

Nếu có vị đồng thầy dạy học, vị đồng thầy dạy học nên chăm sóc đến hết đời hoặc nên chờ đợi vị ấy được hồi phục.

Nếu không có thầy tế độ, thầy dạy học, đệ tử, học trò, vị đồng thầy tế độ, vị đồng thầy dạy học, hội chúng nên chăm sóc.

Nếu không chăm sóc thì phạm tội Tác ác (dukkata).

a) Này các Tỳ khưu, vị bị bệnh là khó chăm sóc khi hội đủ năm điều:

- là vị không làm việc cần làm để chữa bệnh;
- là vị không biết sự vừa phải trong việc cần làm để chữa bệnh;
- là vị không quen dùng dược phẩm;
- là vị không giải thích cho người chăm sóc mình một cách rõ ràng về triệu chứng bệnh của mình, không nói rõ ràng là bệnh đã tăng thêm, đã giảm bớt, hay vẫn như trước.
- là loại người không chịu đựng được các cảm thọ khổ, khốc liệt, sắc bén, gay gắt, khó chịu, đe dọa đến mạng sống.

Này các Tỳ khưu, người bệnh hội đủ năm điều này là khó chăm sóc.

b) Này các Tỳ khưu, vị bị bệnh là dễ chăm sóc khi hội đủ năm điều:

- là vị làm việc cần làm để chữa bệnh;
- là vị biết sự vừa phải trong việc cần làm để chữa bệnh;
- là vị quen dùng dược phẩm;
- là vị giải thích cho người chăm sóc mình một cách rõ ràng về triệu chứng bệnh của mình, nói rõ ràng là bệnh đã tăng thêm, đã giảm bớt, hay vẫn như trước.
- là loại người chịu đựng được các cảm thọ khổ, khốc liệt, sắc bén, gay gắt, khó chịu, đe dọa đến mạng sống.

Này các Tỳ khưu, người bệnh hội đủ năm điều này là dễ chăm sóc.

c) Này các Tỳ khưu, người chăm sóc bệnh nhân không thích hợp để chăm sóc người bệnh là vị hội đủ năm điều:

- là vị không có khả năng để pha chế thuốc men;
- không biết điều gì cần làm và điều gì không cần làm, không làm điều cần thiết trong việc điều trị bệnh;
- chăm sóc người bệnh vì mục đích tài vật, không phải vì tâm từ;
- ghê tởm việc dọn dẹp nước tiểu, phân, nước giải, vật nôn mửa;
- không có khả năng để chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến khích, và tạo niềm phấn khởi cho người bệnh bằng các bài Pháp thoại lúc này lúc khác.

Này các Tỳ khưu, người chăm sóc bệnh nhân hội đủ năm điều này là không thích hợp để chăm sóc người bệnh.

d) Này các Tỳ khưu, người chăm sóc bệnh nhân thích hợp để chăm sóc người bệnh là vị hội đủ năm điều:

- là vị có khả năng biết pha chế thuốc men;
- biết điều gì cần làm và điều gì không cần làm, chỉ làm điều cần thiết trong việc điều trị bệnh;
- chăm sóc người bệnh vì tâm từ, không phải vì mục đích tài vật;
- không ghê tởm việc dọn dẹp nước tiểu, phân, nước giải, vật nôn mửa;
- có khả năng để chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến khích, và tạo niềm phấn khởi cho người bệnh bằng các bài Pháp thoại lúc này lúc khác.

Này các Tỳ khưu, người chăm sóc bệnh nhân hội đủ năm điều này là thích hợp để chăm sóc người bệnh.

-ooOoo-

 Ðầu trang | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | Mục lục



[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 17-09-2005

An Binh Tinh Lang - Binh Anson

BuddhaSasana Home Page

Vietnamese, with VU Times font


An bình tĩnh lặng

Bình Anson

NXB Tôn Giáo
TL. 2005 - PL. 2549
 

Lưu ý: Ðọc với phông chữ VU Times (Viet-Pali Unicode)


  

-03-

Lời khuyên thực tế

Nhiều người trí thức khi đến với đạo Phật thường dành rất nhiều thì giờ để tìm hiểu, bàn luận suông về các vấn đề trừu tượng, tâm lý, triết lý xa vời, mà quên rằng đạo Phật là một lối sống, một con đường để ta áp dụng tu tập trong đời sống hằng ngày. Tam tạng kinh điển nguyên thủy có ghi rất nhiều lời khuyên quý báu và thực tế của Đức Phật, để hướng dẫn chúng ta có được một lối sống trong sạch, thiện lành, tạo một nền tảng vững chắc, một môi trường thích hợp để phát triển trí tuệ. Các trích dẫn sau đây được dựa vào các bài Phật Pháp Phổ Thông đăng trong ấn bản điện tử của báo Daily News, Sri Lanka trong tháng 4, 2005 (www.dailynews.lk).

*

1. Không nên nói lời giả dối

Những lời nói giả dối là một hiện tượng rất thông thường và quen thuộc trong xã hội hiện đại, cho đến nỗi có nhiều người tin rằng không thể nào có được một thế giới hoàn toàn trống vắng các lời giả dối này. Có lẽ chúng ta cũng nên suy ngẫm những lời Đức Phật dạy cho ngài Sa-di La-hầu-la, con trai của Đức Bồ-tát, về đức hạnh không nói dối, về những tai hại của sự nói dối, và nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thường xuyên tư duy về những hành động của mình, như đã ghi lại trong bài kinh "Giáo giới La-hầu-la ở rừng Am-ba-la", Trung Bộ 61, mà chúng tôi xin trích lược dưới đây.

Một thời, Đức Thế Tôn trú ở khu vườn Trúc, thành Vương-xá. Lúc bấy giờ, Sa-di La-hầu-la, bảy tuổi, trú ở khu rừng Am-ba-la kế cạnh. Vào một buổi chiều, Thế Tôn đi đến thăm Sa-di La-hầu-la. Tôn giả La-hầu-la thấy Thế Tôn từ xa đi đến, liền sửa soạn chỗ ngồi và nước rửa chân. Khi Sa-di La-hầu-la bưng chậu nước đến cho Đức Phật rửa chân, Ngài đã dùng ví dụ chậu nước để dạy Sa-di.

Trước hết Ngài chừa lại một ít nước trong chậu, chỉ cho La-hầu-la và nói: "Hạnh tu của kẻ cố ý nói dối mà không biết hổ thẹn cũng ít ỏi như vậy."

Đức Phật đổ hắt chút nước đó và nói: "Hạnh tu của kẻ cố ý nói dối mà không biết hổ thẹn cũng đáng đổ đi như vậy."

Rồi Ngài lật úp chậu, và nói: "Hạnh tu của kẻ cố ý nói dối mà không biết hổ thẹn cũng bị lật úp như vậy."

Cuối cùng, Ngài lật ngửa chậu, chỉ cho La-hầu-la thấy chậu trống rỗng và nói: "Hạnh tu của kẻ cố ý nói dối mà không biết hổ thẹn cũng trống rỗng như vậy."

Ngài nói tiếp:

"Như con voi của hoàng gia lúc lâm trận, khi nó liều lĩnh thí mạng, không còn biết quý trọng bảo vệ cặp ngà và cái vòi của nó, thì không có gì mà nó không dám làm. Cũng vậy, kẻ nào cố ý nói dối mà không biết hổ thẹn thì không có điều ác nào mà kẻ ấy không dám làm. Do vậy, Sư cần phải luôn tự nhắc nhở: Tôi sẽ không nói dối, dù chỉ nói để đùa chơi."

Sau đó, Đức Phật dùng ví dụ tấm gương để dạy Sa-di La-hầu-la không những phải biết giữ gìn lời nói, mà còn phải biết giữ gìn các hành động và tư tưởng. Ngài dạy:

"Cũng như tấm gương dùng để phản chiếu, người tu hành cũng phải luôn luôn phản tỉnh trong mọi hành động nơi thân, mọi lời nói nơi miệng, mọi ý nghĩ trong tâm.

"Khi Sư sắp sửa làm điều gì, phải biết tự phản tỉnh: điều này có hại mình, hại người, hại cả hai? Nếu có, thì tránh, không làm điều đó. Nếu điều đó đưa đến lợi lạc cho mình, cho người, cho cả hai, thì tiến hành.

"Khi Sư đang làm điều gì, phải biết tự phản tỉnh: điều này có hại mình, hại người, hại cả hai? Nếu có, thì ngưng làm điều đó. Nếu điều đó đưa đến lợi lạc cho mình, cho người, cho cả hai, thì tiếp tục.

"Khi Sư đã làm điều gì, phải biết tự phản tỉnh: điều này có hại mình, hại người, hại cả hai? Nếu có, thì Sư cần phải thưa lên, cần phải trình bày trước các vị đạo sư, hay trước các vị đồng phạm hạnh. Sau khi đã tỏ lộ, trình bày, Sư cần phải sám hối và phòng hộ trong tương lai. Nếu điều đó đưa đến lợi lạc cho mình, cho người, cho cả hai, Sư phải an trú trong niềm hoan hỷ, và tiếp tục tu học trong các thiện pháp.

"Cũng vậy cho các lời nói và ý nghĩ. Nếu chúng đưa đến các hậu quả tai hại thì Sư phải biết tránh, không thực hiện. Nếu đã lỡ thực hiện rồi thì phải biết sám hối để chừa bỏ. Nhưng nếu chúng đưa đến kết quả lợi lạc thiện lành thì hãy hoan hỷ tiếp tục thực hiện và tăng trưởng các điều ấy.

"Ðó là đường lối phản tỉnh, phương cách huân tập của mọi người tu trong thời quá khứ cũng như trong hiện tại và tương lai, để làm thanh tịnh ba nghiệp thân khẩu ý."

Sau khi nghe Đức Thế Tôn thuyết giảng như vậy, tôn giả La-hầu-la rất hoan hỷ, thành tâm ghi nhận lời dạy của Ngài.

*

2. Không nên sân hận, căm thù

Lẽ dĩ nhiên là lòng sân hận căm thù không thể nào đưa đến sự giác ngộ giải thoát. Thêm vào đó, Đức Phật dạy cho chúng ta biết rằng sân hận sẽ làm cho ta thêm đau khổ ngay trong hiện tại và có thể có quả xấu trong tương lai, như đoạn kinh sau đây, trích lược tóm tắt từ Chương Bảy Pháp, Tăng Chi Bộ:

1) Người có tâm sân hận lúc nào cũng mong muốn kẻ thù địch của mình trở thành xấu xí, không có dung sắc. Tuy nhiên người nào có lòng phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, dù cho người ấy khéo tắm rửa, khéo chải chuốt, tóc râu khéo sửa soạn, nhưng rồi người ấy cũng trở thành xấu xí, vì bị phẫn nộ chinh phục.

2) Người có tâm sân hận lúc nào cũng mong muốn kẻ thù địch của mình ngủ một cách khổ sở. Tuy nhiên người nào có lòng phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, dù có nằm trên ghế dài, nệm trải bằng len, chăn len trắng, chăn len thêu, nệm bằng da mềm, tấm khảm với lọng che phía trên, ghế dài có đầu gối chân màu đỏ, nhưng rồi người ấy vẫn ngủ một cách khổ sở, vì bị phẫn nộ chinh phục.

3) Người có tâm sân hận lúc nào cũng mong muốn kẻ thù địch của mình làm ăn, thâu hoạch không có lời. Tuy nhiên người nào có lòng phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, tâm trí người ấy trở nên rối ren, dù làm ăn có lời lại nghĩ rằng không lời, làm ăn không lời lại nghĩ rằng có lời, vì thế lúc nào cũng khổ sở lo lắng.

4) Người có tâm sân hận lúc nào cũng mong muốn kẻ thù địch của mình không có tài sản. Tuy nhiên người nào có lòng phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, dù người ấy đã thu hoạch nhiều tài sản lúc trước do siêng năng làm ăn, nhưng rồi vì tâm trí không còn sáng suốt, người ấy có thể có những hành động sai lầm đưa đến tù tội, phạt vạ, làm tiêu tán tài sản.

5) Người có tâm sân hận lúc nào cũng mong muốn kẻ thù địch của mình không có danh tiếng. Tuy nhiên người nào có lòng phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, dù người ấy đã thu hoạch nhiều danh tiếng lúc trước, nhưng rồi vì tâm trí không còn sáng suốt, người ấy có thể có những hành động sai lầm làm tiêu hoại mọi danh tiếng đã có.

6) Người có tâm sân hận lúc nào cũng mong muốn kẻ thù địch của mình không có bạn bè. Tuy nhiên người nào có lòng phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, dù người ấy có những bạn bè thân hữu, bà con huyết thống gì, nhưng rồi họ cũng sẽ xa lánh, từ bỏ người ấy, vì người ấy có tính tình nóng nảy, bị phẫn nộ chinh phục.

7) Người có tâm sân hận lúc nào cũng mong muốn kẻ thù địch của mình sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sinh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Tuy nhiên người nào có lòng phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, người ấy làm ác hạnh với thân, người ấy nói lời ác hạnh với lời, người đó nghĩ đến điều ác hạnh trong tâm ý, cho nên, khi thân hoại mạng chung, chính người ấy sẽ sinh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục.

*

3. Chăm sóc người bệnh

Chung sống trong một tập thể, chúng ta cần phải có lòng từ mẫn và thông cảm để chăm sóc cho nhau, nhất là khi có người bị bệnh. Người bệnh nào cũng cần được chăm sóc, giúp đỡ, cho dù người ấy không được người khác yêu mến khi còn khỏe mạnh. Trong bài giảng sau đây, Đức Phật dạy chúng ta phải biết chăm sóc những người cần được giúp đỡ, và Ngài tuyên bố: "Ai sẵn sàng chăm sóc Ta, vị ấy nên chăm sóc những người bệnh". Ngoài ra, Ngài cũng dạy thế nào là một bệnh nhân tốt và thế nào là một người chăm sóc tốt. Bài kinh này được hiệu đính, dựa theo bản Việt ngữ của Tỳ-khưu Indacanda Nguyệt Thiên trong bộ Đại Phẩm VIII.166, Luật Tạng.

Vào lúc bấy giờ, có vị Tỳ khưu nọ bị bệnh kiết lỵ. Vị ấy đã bị té vào đống phân và nước tiểu của chính mình. Khi ấy, Đức Thế Tôn cùng với đại đức Ānanda, thị giả của Ngài, đang đi bộ dạo quanh và đi ngang qua trú xá của vị Tỳ khưu ấy. Đức Thế Tôn nhìn thấy vị Tỳ khưu té và đang nằm trên đống phân và nước tiểu của chính mình. Thấy vậy, Ngài đi đến gần vị Tỳ khưu ấy, và hỏi:

- Này Tỳ khưu, thầy bị bệnh gì?

- Bạch Thế Tôn, con bị bệnh kiết lỵ.

- Này Tỳ khưu, thầy không có ai chăm sóc?

- Bạch Thế Tôn, không có.

- Vì sao các vị Tỳ khưu khác lại không chăm
sóc thầy?

- Bạch Ngài, con là người đã không có giúp gì cho các vị Tỳ khưu, do đó, các vị Tỳ khưu không chăm sóc con.

Nghe vậy, Đức Thế Tôn bảo đại đức Ānanda rằng:

- Này Ānanda, hãy đi và mang nước lại. Chúng ta sẽ tắm rửa cho vị Tỳ khưu này.

- Bạch Ngài, xin vâng.

Đại đức Ānanda vâng lời Đức Thế Tôn mang nước đến. Ngài xối nước và đại đức Ānanda tắm rửa cho vị Tỳ khưu. Ngài đỡ phần đầu còn đại đức Ānanda nâng lên ở phần chân, và đặt vị Tỳ khưu lên giường. Sau đó, Đức Thế Tôn nhân lý do ấy, nhân sự kiện ấy, cho triệu tập các vị Tỳ khưu, rồi hỏi các vị ấy rằng:

- Này quý thầy, có phải có vị Tỳ khưu trong trú xá kia đang bị bệnh?

- Bạch Thế Tôn, đúng như thế.

- Này các Tỳ khưu, vị ấy bị bệnh gì?

- Bạch Ngài, đại đức ấy bị bệnh kiết lỵ.

- Này các Tỳ khưu, vị Tỳ khưu ấy có người chăm sóc không?

- Bạch Thế Tôn, không có.

- Vì sao các thầy lại không chăm sóc vị ấy?

- Bạch Ngài, vị Tỳ khưu ấy là người đã không có giúp gì cho các vị khác, do đó, các vị Tỳ khưu khác không chăm sóc vị ấy.

- Này các Tỳ khưu, quý thầy không có mẹ, không có cha là những người có thể chăm sóc quý thầy. Này các Tỳ khưu, nếu quý thầy không chăm sóc lẫn nhau thì khi ấy lấy ai sẽ chăm sóc đây? Này các Tỳ khưu, vị nào sẵn sàng chăm sóc Ta, vị ấy nên chăm sóc những người bệnh.

Nếu có thầy tế độ, thầy tế độ nên chăm sóc đến hết đời hoặc nên chờ đợi vị ấy được hồi phục.

Nếu có thầy dạy học, thầy dạy học nên chăm sóc đến hết đời hoặc nên chờ đợi vị ấy được hồi phục.

Nếu có đệ tử, người đệ tử nên chăm sóc đến hết đời hoặc nên chờ đợi vị ấy được hồi phục.

Nếu có học trò, người học trò nên chăm sóc đến hết đời hoặc nên chờ đợi vị ấy được hồi phục.

Nếu có vị đồng thầy tế độ, vị đồng thầy tế độ nên chăm sóc đến hết đời hoặc nên chờ đợi vị ấy được hồi phục.

Nếu có vị đồng thầy dạy học, vị đồng thầy dạy học nên chăm sóc đến hết đời hoặc nên chờ đợi vị ấy được hồi phục.

Nếu không có thầy tế độ, thầy dạy học, đệ tử, học trò, vị đồng thầy tế độ, vị đồng thầy dạy học, hội chúng nên chăm sóc.

Nếu không chăm sóc thì phạm tội Tác ác (dukkata).

a) Này các Tỳ khưu, vị bị bệnh là khó chăm sóc khi hội đủ năm điều:

- là vị không làm việc cần làm để chữa bệnh;
- là vị không biết sự vừa phải trong việc cần làm để chữa bệnh;
- là vị không quen dùng dược phẩm;
- là vị không giải thích cho người chăm sóc mình một cách rõ ràng về triệu chứng bệnh của mình, không nói rõ ràng là bệnh đã tăng thêm, đã giảm bớt, hay vẫn như trước.
- là loại người không chịu đựng được các cảm thọ khổ, khốc liệt, sắc bén, gay gắt, khó chịu, đe dọa đến mạng sống.

Này các Tỳ khưu, người bệnh hội đủ năm điều này là khó chăm sóc.

b) Này các Tỳ khưu, vị bị bệnh là dễ chăm sóc khi hội đủ năm điều:

- là vị làm việc cần làm để chữa bệnh;
- là vị biết sự vừa phải trong việc cần làm để chữa bệnh;
- là vị quen dùng dược phẩm;
- là vị giải thích cho người chăm sóc mình một cách rõ ràng về triệu chứng bệnh của mình, nói rõ ràng là bệnh đã tăng thêm, đã giảm bớt, hay vẫn như trước.
- là loại người chịu đựng được các cảm thọ khổ, khốc liệt, sắc bén, gay gắt, khó chịu, đe dọa đến mạng sống.

Này các Tỳ khưu, người bệnh hội đủ năm điều này là dễ chăm sóc.

c) Này các Tỳ khưu, người chăm sóc bệnh nhân không thích hợp để chăm sóc người bệnh là vị hội đủ năm điều:

- là vị không có khả năng để pha chế thuốc men;
- không biết điều gì cần làm và điều gì không cần làm, không làm điều cần thiết trong việc điều trị bệnh;
- chăm sóc người bệnh vì mục đích tài vật, không phải vì tâm từ;
- ghê tởm việc dọn dẹp nước tiểu, phân, nước giải, vật nôn mửa;
- không có khả năng để chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến khích, và tạo niềm phấn khởi cho người bệnh bằng các bài Pháp thoại lúc này lúc khác.

Này các Tỳ khưu, người chăm sóc bệnh nhân hội đủ năm điều này là không thích hợp để chăm sóc người bệnh.

d) Này các Tỳ khưu, người chăm sóc bệnh nhân thích hợp để chăm sóc người bệnh là vị hội đủ năm điều:

- là vị có khả năng biết pha chế thuốc men;
- biết điều gì cần làm và điều gì không cần làm, chỉ làm điều cần thiết trong việc điều trị bệnh;
- chăm sóc người bệnh vì tâm từ, không phải vì mục đích tài vật;
- không ghê tởm việc dọn dẹp nước tiểu, phân, nước giải, vật nôn mửa;
- có khả năng để chỉ dạy, thức tỉnh, khuyến khích, và tạo niềm phấn khởi cho người bệnh bằng các bài Pháp thoại lúc này lúc khác.

Này các Tỳ khưu, người chăm sóc bệnh nhân hội đủ năm điều này là thích hợp để chăm sóc người bệnh.

-ooOoo-

 Ðầu trang | 01 | 02 | 03 | 04 | 05 | Mục lục



[Trở về trang Thư Mục]
last updated: 17-09-2005