Tinh cần giữa phóng dật, tỉnh thức giữa quần mê. Người trí như ngựa phi, bỏ sau con ngựa hènKinh Pháp cú (Kệ số 29)
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Như đá tảng kiên cố, không gió nào lay động, cũng vậy, giữa khen chê, người trí không dao động.Kinh Pháp cú (Kệ số 81)
Mục đích cuộc đời ta là sống hạnh phúc. (The purpose of our lives is to be happy.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Hạnh phúc đích thực không quá đắt, nhưng chúng ta phải trả giá quá nhiều cho những thứ ta lầm tưởng là hạnh phúc. (Real happiness is cheap enough, yet how dearly we pay for its counterfeit.)Hosea Ballou
Thật không dễ dàng để tìm được hạnh phúc trong chính bản thân ta, nhưng truy tìm hạnh phúc ở bất kỳ nơi nào khác lại là điều không thể. (It is not easy to find happiness in ourselves, and it is not possible to find it elsewhere.)Agnes Repplier
Chiến thắng hàng ngàn quân địch cũng không bằng tự thắng được mình. Kinh Pháp cú
Chúng ta không làm gì được với quá khứ, và cũng không có khả năng nắm chắc tương lai, nhưng chúng ta có trọn quyền hành động trong hiện tại.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Mục đích của cuộc sống là sống có mục đích.Sưu tầm
Người khôn ngoan chỉ nói khi có điều cần nói, kẻ ngu ngốc thì nói ra vì họ buộc phải nói. (Wise men speak because they have something to say; fools because they have to say something. )Plato

Trang chủ »» Danh mục »» TỦ SÁCH RỘNG MỞ TÂM HỒN »» Lá thư hằng tuần năm 2017 »» Lá thư hằng tuần năm 2017 »»

Lá thư hằng tuần năm 2017
»» Lá thư hằng tuần năm 2017

(Lượt xem: 3.559)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Lá thư hằng tuần năm 2017 - Lá thư hằng tuần năm 2017

Font chữ:

Trong cuộc sống, rất nhiều trong số những hành vi ứng xử của chúng ta thường bị thôi thúc bởi một trong hai động lực chính là nhu cầu và sự ham muốn. Nhu cầu là những điều ta thực sự cần đến để tồn tại, trong khi ham muốn chưa hẳn đã thực sự là điều ta cần. Lấy ví dụ, không có cơm ăn, nước uống thì chúng ta không thể kéo dài cuộc sống, do đó ta có nhu cầu ăn uống mỗi ngày. Tuy nhiên, khi đã no đủ rồi, nhiều khi ta vẫn muốn ăn một món ăn ngon, lạ nào đó, và sự ham muốn này không thực sự là nhu cầu, bởi không có nó thì ta vẫn sống.

Tuy nhiên, nói như thế chỉ là đơn giản hóa vấn đề cho dễ nhận biết, phân biệt. Trong thực tế nhiều khi ta rất khó phân biệt được rạch ròi giữa những gì là nhu cầu và những gì chỉ đơn thuần là sự ham muốn. Và sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm này thường dẫn đến nhiều khổ đau trong cuộc sống, bởi nó thôi thúc ta làm những việc không nên làm hoặc không cần làm, và do đó khiến ta phải tiêu phí nhiều thời gian, công sức cho những việc không cần thiết, hoặc đôi khi gây tổn hại cho chính bản thân và mọi người quanh ta.

Đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống là điều chính đáng và ta không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải nỗ lực làm việc để thỏa mãn các nhu cầu ấy. Nhưng đối với những ham muốn trong cuộc sống thì khác, ta hoàn toàn có khả năng chọn lựa hoặc đáp ứng chúng, hoặc buông bỏ không quan tâm đến nữa. Những lựa chọn đúng đắn sẽ giúp cuộc sống ta nhẹ nhàng hơn thay vì luôn căng thẳng và vất vả chạy theo những ham muốn của chính mình.

Điều khó khăn trong sự lựa chọn ở đây là, mỗi khi có sự ham muốn một điều gì đó, ta rất thường gán ghép cho nó thành những nhu cầu thiết yếu nhằm biện minh cho sự theo đuổi ham muốn của mình. Chẳng hạn, mặc dù chiếc xe gắn máy của ta đang chạy tốt, nhưng khi ta cảm thấy ham muốn một chiếc xe đời mới, ta sẽ bắt đầu tìm thấy rất nhiều lý do để chê bỏ chiếc xe cũ, như hao xăng, chậm nổ v.v... Và do đó, ta dần dần biến sự ham muốn đua đòi của mình thành một nhu cầu thiết yếu. Và khi đã thấy đó là một nhu cầu, thì cho dù phải làm lụng vất vả hơn hoặc thậm chí vay mượn từ người khác, chúng ta nhất định vẫn phải mua cho bằng được chiếc xe đời mới đó... Nếu có thể bình tâm suy xét lại, ta sẽ thấy nhiều khi chỉ một suy nghĩ quyết định sai lầm cũng có thể làm khổ ta trong nhiều tháng trời hoặc thậm chí cả năm phải làm lụng vất vả.

Trong một chừng mực nhất định, lòng ham muốn đôi khi là động lực để giúp ta cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Tuy nhiên, động lực đó thường không bền bỉ và chính đáng, vì nó xuất phát từ lòng ham muốn nên cũng sẽ sớm tàn lụi ngay khi ta thỏa mãn được sự ham muốn của mình. Ngược lại, có những động lực khác như sự thương yêu và lòng vị tha, vẫn có thể thôi thúc ta làm việc tốt hơn nhưng đồng thời còn mang lại cho ta một nghị lực bền bỉ và cả niềm vui sống nữa.

Ngoại cảnh thường tác động đến cuộc sống của ta qua những cám dỗ, lôi cuốn từ vật chất. Một người sống buông thả chạy theo bất kỳ ham muốn nào khởi sinh trong tâm tưởng thì chắc chắn sẽ phải khổ sở, vất vả nhiều vì chính những ham muốn ấy. Hơn thế nữa, anh ta không chỉ làm khổ bản thân mà còn có thể trở thành nguyên nhân gây khổ cho gia đình, cho những người quanh mình.

Ngược lại, một người sống tỉnh thức và biết tu tập thường sẽ luôn biết xét lại mọi ham muốn của mình, phân biệt rõ đâu là nhu cầu thiết yếu trong đời sống và đâu là những ham muốn đua đòi. Khi rõ biết được như thế, chúng ta sẽ không dễ dàng bị lôi cuốn theo những ham muốn tầm thường trong cuộc sống, và do đó sẽ có thể có được một đời sống thanh thản, nhẹ nhàng hơn, có được nhiều niềm vui chân thật hơn.

Cuộc sống vốn ngắn ngủi và không ngừng trôi đi trong từng giây phút. Biết chọn lựa những mục tiêu chính đáng để nỗ lực theo đuổi trong cuộc đời, thì đời sống này của chúng ta sẽ có ý nghĩa hơn. Ngược lại, những ai hoang phí thời gian và công sức chỉ để chạy theo và thỏa mãn những ham muốn nhất thời của bản thân mình, người ấy sẽ phải trả giá bằng chính cuộc đời mình, bởi một khi cuộc sống đã trôi qua thì cho dù hối tiếc cũng không sao níu kéo lại được.

Mong sao tất cả chúng ta đều có thể đưa ra những lựa chọn sáng suốt trong cuộc đời, bởi xét cho cùng thì ý nghĩa cuộc sống chính là sống có ý nghĩa.



    « Xem chương trước «      « Sách này có 49 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Những Đêm Mưa


Kinh Kim Cang


Chắp tay lạy người


Yếu lược các giai đoạn trên đường tu giác ngộ

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.149.27.202 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Việt Nam (86 lượt xem) - Hoa Kỳ (54 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - ... ...