Học Phật trước hết phải học làm người. Làm người trước hết phải học làm người tốt. (學佛先要學做人,做人先要學做好人。)Hòa thượng Tinh Không
Hạnh phúc là khi những gì bạn suy nghĩ, nói ra và thực hiện đều hòa hợp với nhau. (Happiness is when what you think, what you say, and what you do are in harmony.)Mahatma Gandhi
Ai dùng các hạnh lành, làm xóa mờ nghiệp ác, chói sáng rực đời này, như trăng thoát mây che.Kinh Pháp cú (Kệ số 173)
Sự hiểu biết là chưa đủ, chúng ta cần phải biết ứng dụng. Sự nhiệt tình là chưa đủ, chúng ta cần phải bắt tay vào việc. (Knowing is not enough; we must apply. Willing is not enough; we must do.)Johann Wolfgang von Goethe
Nếu tiền bạc không được dùng để phục vụ cho bạn, nó sẽ trở thành ông chủ. Những kẻ tham lam không sở hữu tài sản, vì có thể nói là tài sản sở hữu họ. (If money be not thy servant, it will be thy master. The covetous man cannot so properly be said to possess wealth, as that may be said to possess him. )Francis Bacon
Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại. (Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Nếu người nói nhiều kinh, không hành trì, phóng dật; như kẻ chăn bò người, không phần Sa-môn hạnh.Kinh Pháp cú (Kệ số 19)
Nhẫn nhục có nhiều sức mạnh vì chẳng mang lòng hung dữ, lại thêm được an lành, khỏe mạnh.Kinh Bốn mươi hai chương
Điều quan trọng không phải là bạn nhìn vào những gì, mà là bạn thấy được những gì. (It's not what you look at that matters, it's what you see.)Henry David Thoreau
Có hai cách để lan truyền ánh sáng. Bạn có thể tự mình là ngọn nến tỏa sáng, hoặc là tấm gương phản chiếu ánh sáng đó. (There are two ways of spreading light: to be the candle or the mirror that reflects it.)Edith Wharton

Trang chủ »» Danh mục »» SÁCH TẠP BÚT - TRUYỆN KÝ »» Thấu cảm »» Thấu cảm »»

Thấu cảm
»» Thấu cảm

(Lượt xem: 7.848)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Văn học Phật giáo - Thấu cảm

Font chữ:


SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Thấu cảm (empathy) không phải là thông cảm. Cũng không phải là đồng cảm. Tiếng Việt ta có nhiều từ “thấu” rất hay như thấu hiểu, thấu đáo, thấu… xương (lạnh thấu xương!)…

Cho nên thấu cảm không dễ chút nào! Thấu cảm đòi hỏi phải có khả năng đặt mình vào vị trí người khác để hiểu rõ nguồn cơn, ngọn ngành. Từ cái hiểu sâu sắc đó mới có cách ứng xử đúng đắn, phù hợp. Đối với người thầy thuốc thì thấu cảm là đặt mình vào vị trí của người bệnh để hiểu được đằng sau nỗi đau kia còn có nỗi khổ nào, đằng sau cái bệnh kia còn có cái hoạn nào. Nhờ vậy mà mối tương giao thầy thuốc - bệnh nhân trở nên “đằm thắm” hơn, truyền thông sẽ hiệu quả hơn, có sự hợp tác tốt hơn giữa thầy thuốc và bệnh nhân.

Trong buổi thảo luận “Bàn tròn sinh viên” năm thứ hai nhằm chuẩn bị thái độ và kỹ năng cho các em đi lâm sàng đạt hiệu quả tốt, một sinh viên nói em cầm kim chích thuốc cho bệnh nhân mà run rẩy, chỉ sợ bệnh nhân đau. Vậy là tốt. Biết sợ bệnh nhân đau là tốt. Chỉ lo lâu ngày chày tháng biến thành vô cảm. Người ta vẫn thường trách người thầy thuốc hôm nay, chỉ biết máy móc xét nghiệm mà không thấy có bệnh nhân, chẳng cần hỏi han, chẳng cần “nhìn sờ gõ nghe” gì đến bệnh nhân cả. Một em lớp lớn khuyên do quá đông sinh viên nên phải chia từng nhóm để “thao tác’ trên bệnh nhân rồi chia sẻ thông tin với nhau. Một vị thầy nhắc, đối với người bệnh, không nên dùng từ “thao tác”. Thao tác là dùng cho máy móc kia. Em hãy tưởng tượng mình chính là người bệnh đang có nhiều biến chứng trầm trọng đó được nhiều sinh viên tới ‘thao tác” thì sẽ cảm thấy thế nào? Phải luôn biết ơn người bệnh vì nhờ họ mà em được học hỏi để trở nên người thầy thuốc giỏi. Một vị thầy khác nói thêm: với cái TV cũ, hư hỏng nặng, người thợ có thể khuyên: sửa không được đâu, vô ích thôi, mua cái khác cho rồi! Còn với một bệnh nhân không thể nói vợ ông già quá rồi, chữa không được đâu, vô ích thôi, lấy vợ khác cho rồi được!

Khoa học y học ngày càng tiến bộ, nhiều kỹ thuật mới ra đời, thậm chí có khả năng thay thế bác sĩ, chẩn đoán bệnh tật, cho y lệnh chính xác. Người thầy thuốc được dạy để biết sử dụng các máy móc tân kỳ, thay đổi mẫu mã xoành xoạch đó, dần dần có khuynh hướng chạy theo kỹ thuật, lệ thuộc máy móc và qua đó cũng lạnh lùng, máy móc, “khoa học”, xa cách dần với… con người. Nó làm cho người thầy thuốc trở nên bí hiểm… chẳng khác gì các phù thủy của những bộ lạc ngày xưa! Thế nhưng con người từ xưa đến nay vẫn không thay đổi: cũng những âu lo, phiền muộn, sợ hãi, cũng những ganh tị, ghen ghét, mừng vui, cũng những già nua, tuổi tác, ốm đau, bệnh hoạn…

Mấy năm trước, trường Y khoa đại học California Los Angeles, đã làm một cuộc “thí nghiệm” lý thú nhằm huấn luyện các bác sĩ tương lai để có khả năng “thấu cảm” tốt hơn. Họ chọn một số sinh viên y khoa tình nguyện giả bệnh nhân để nhập viện điều trị. Hoàn toàn bí mật. Chỉ có giám đốc bệnh viện và điều dưỡng trưởng tham gia trong nhóm nghiên cứu mới được biết trước, còn toàn bộ nhân viên đều không được biết.

Một “ca” giả tình huống té thang lầu, có giai đoạn ngất thoáng qua; một ca giả đau bụng, ói mửa, mất nước, kiệt sức (cho uống Ipeca), và ca thứ ba giả bị tai nạn xe máy, đau thắt lưng, một chân bị yếu. Các sinh viên được “tập huấn” kỹ, khai bệnh trơn tru, qua mắt bác sĩ nhận bệnh. Chọn buổi chiều thứ Bảy, cuối tuần, là lúc mọi người dễ lơ đễnh nhất để vào bệnh viện. Các “bệnh nhân” được thử máu, truyền dịch, chụp CT, MRI các thứ…

Sau đây là kết quả: Một sinh viên nói “Lúc đó cảm thấy bất lực, hoàn toàn mất tự chủ. Không kiểm soát được. Chẳng biết chuyện gì sẽ xảy ra. Chẳng ai giải thích phải làm xét nghiệm gì, lúc nào, tại sao… cũng đành “nhắm mắt đưa chân”! Người thứ hai là cô sinh viên y khoa năm thứ ba, Lisa Shapiro, nói cô hoàn toàn kinh ngạc thấy bác sĩ rất kiệm lời, lạnh lùng, luôn có vẻ mệt mỏi, như chỉ làm cho xong bổn phận, còn điều dưỡng thì khá hơn, tử tế hơn một chút. Cô cảm thấy rất hoang mang, sợ hãi, cô đơncùng cực. Tất cả đều nói bệnh giả mà thành bệnh thiệt! Lisa Shapiro nói thêm “Có cảm giác như mình bị sụp bẫy! Tim đập loạn xạ, huyết áp tăng vọt và có vẻ sốt cao thật sự!”. Người nằm giường kế bên cô là một bà già bệnh nặng, kêu bác sĩ suốt đêm, đèn cứ tắt rồi sáng liên tục làm cô không sao nhắm mắt nổi. Căng thẳng. Bơ phờ. Mệt mỏi!

Được hỏi qua trải nghiệm này, liệu khi ra trường trở thành bác sĩ, cô có quên sạch không? Cô khẳng định không thể nào quên! Cô chỉ nằm viện có 19 giờ đồng hồ mà thấy thời gian dài đăng đẳng. Khi bác sĩ đến thăm bệnh nói cô khá nhiều rồi, cho xuất viện, cô mừng đến phát khóc!

* * *

“Hiện nhất thiết sắc thân” là một hạnh của Bồ-tát. Đó là khả năng thấu cảm, đặt mình vào vị trí, hoàn cảnh của người khác mà hiểu họ mà thương họ như Bồ-tát Quán Thế Âm, Diệu Âm… Một vị Bồ-tát mà không có khả năng ‘hiện nhất thiết sắc thân’ sẽ là một vị Bồ-tát lạnh lùng, xa cách… không phải Bồ-tát! Không chỉ vậy, Bồ-tát còn phải “giải nhất thiết chúng sanh ngữ ngôn”, nghĩa là hiểu được mọi thứ tiếng nói của chúng sanh, kể cả tiếng nói không lời! Bên cạnh đó là hạnh tôn trọng, không phân biệt như Thường Bất Khinh và hạnh chân thành, trung thực như Dược Vương cho nên “ai thấy cũng vui, ai gặp cũng mừng”!

Thiện hiện hạnh, tôn trọng hạnh và chân thật hạnh là các “hạnh” thiết yếu trên con đường “Bồ-tát đạo” đó vậy!

Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo năm 2017 | Số 278 1-8-2017

    « Xem chương trước «      « Sách này có 1430 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng


Sống đẹp giữa dòng đời


Phù trợ người lâm chung


Gọi nắng xuân về

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.116.239.195 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (73 lượt xem) - Việt Nam (71 lượt xem) - French Southern Territories (14 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Saudi Arabia (2 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...