Học Phật trước hết phải học làm người. Làm người trước hết phải học làm người tốt. (學佛先要學做人,做人先要學做好人。)Hòa thượng Tinh Không
Chớ khinh thường việc ác nhỏ mà làm; đốm lửa nhỏ có thể thiêu cháy cả núi rừng làng mạc. Chớ chê bỏ việc thiện nhỏ mà không làm, như giọt nước nhỏ lâu ngày cũng làm đầy chum vại lớn.Lời Phật dạy
Hạnh phúc giống như một nụ hôn. Bạn phải chia sẻ với một ai đó mới có thể tận hưởng được nó. (Happiness is like a kiss. You must share it to enjoy it.)Bernard Meltzer
Chúng ta trở nên thông thái không phải vì nhớ lại quá khứ, mà vì có trách nhiệm đối với tương lai. (We are made wise not by the recollection of our past, but by the responsibility for our future.)George Bernard Shaw
Trong cuộc sống, điều quan trọng không phải bạn đang ở hoàn cảnh nào mà là bạn đang hướng đến mục đích gì. (The great thing in this world is not so much where you stand as in what direction you are moving. )Oliver Wendell Holmes
Cuộc sống ở thế giới này trở thành nguy hiểm không phải vì những kẻ xấu ác, mà bởi những con người vô cảm không làm bất cứ điều gì trước cái ác. (The world is a dangerous place to live; not because of the people who are evil, but because of the people who don't do anything about it.)Albert Einstein
Một người trở nên ích kỷ không phải vì chạy theo lợi ích riêng, mà chỉ vì không quan tâm đến những người quanh mình. (A man is called selfish not for pursuing his own good, but for neglecting his neighbor's.)Richard Whately
Không làm các việc ác, thành tựu các hạnh lành, giữ tâm ý trong sạch, chính lời chư Phật dạy.Kinh Đại Bát Niết-bàn
Trực giác của tâm thức là món quà tặng thiêng liêng và bộ óc duy lý là tên đầy tớ trung thành. Chúng ta đã tạo ra một xã hội tôn vinh tên đầy tớ và quên đi món quà tặng. (The intuitive mind is a sacred gift and the rational mind is a faithful servant. We have created a society that honor the servant and has forgotten the gift.)Albert Einstein
Niềm vui cao cả nhất là niềm vui của sự học hỏi. (The noblest pleasure is the joy of understanding.)Leonardo da Vinci

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Các tông phái đạo Phật »» THÀNH THẬT TÔNG »»

Các tông phái đạo Phật
»» THÀNH THẬT TÔNG

(Lượt xem: 5.570)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Các tông phái đạo Phật - THÀNH THẬT TÔNG

Font chữ:

Khai tổ: Ha-lê-bạt-ma ở Ấn Độ, thế kỷ 4.
         Cưu-ma-la-thập truyền sang Trung Hoa vào thế kỷ 5.
        Huệ Quán[15] và Khuyến Lặc ở Nhật Bản vào thế kỷ 7.
Giáo lý căn bản: Thành thật luận của ngài Ha-lê-bạt-ma vào thế kỷ 4.
Tông chỉ: Tất cả tâm thức và đối tượng của tâm thức đều là trống rỗng. Ngã và pháp đều là không. Bản ngã vốn không thật, mà các pháp tạo thành nó cũng đều là hư dối.

LỊCH SỬ

Cũng như Câu-xá tông, Thành thật tông ngày nay không còn, nhưng giáo lý chính là bộ Thành thật luận vẫn còn lưu hành và được nhiều người học Phật để tâm nghiên cứu. Bộ luận này đã được đưa vào Đại tạng kinh,[16] do ngài Ha-lê-bạt-ma soạn vào khoảng thế kỷ thứ tư bằng chữ Phạn. Qua đầu thế kỷ thứ năm thì được ngài Cưu-ma-la-thập, một cao tăng Ấn Độ sang truyền pháp ở Trường An, Trung Hoa, dịch sang chữ Hán. Từ đó, bộ luận này trở thành một tác phẩm giá trị được lưu hành dần dần khắp miền Viễn Đông. Căn cứ vào giáo lý trong bộ luận này, Thành thật tông ra đời.

Ngài Ha-lê-bạt-ma là người Ấn Độ, đệ tử của ngài Cưu-ma-đa-la, thuộc Nhất thiết hữu bộ. Tên chữ Phạn của ngài là Harivarman, Hán dịch nghĩa là Sư Tử Khải, dịch theo âm là Ha-lê-bạt-ma. Ngài sinh trong một gia đình Bà-la-môn, lớn lên bắt đầu học theo ngoại đạo, nhưng sau nhận ra sự sai lầm nên từ bỏ và theo học với ngài Cưu-ma-la-đa. Chẳng bao lâu, ngài nhận ra quan điểm giáo lý của mình không phù hợp với giáo lý truyền thống của Nhất thiết hữu bộ, nên ngài từ bỏ luôn bộ phái này và tự mình nghiên cứu kinh điển Tiểu thừa. Ngài học tinh thông giáo lý Tiểu thừa, nhưng vẫn thấy chưa hoàn toàn thỏa mãn, nên về sau ngài đến thành Hoa Thị tiếp tục học giáo lý Đại thừa với các vị tăng thuộc Đại chúng bộ.[17] Chính trong thời gian này ngài soạn ra bộ Thành thật luận, phát triển tư tưởng về tánh không theo nhận thức của mình.

Bộ Thành thật luận gồm 16 quyển, 202 chương. Sau đó được ngài Cưu-ma-la-thập dịch sang chữ Hán, lại được các đệ tử của ngài truyền dạy khắp Trung Hoa. Trong số đó nổi bật nhất là 2 vị Tăng Đạo và Tăng Khải, có thể xem là những người có công làm cho Thành thật tông trở nên hưng thịnh.

Ngài Cưu-ma-la-thập là khai tổ của Thành thật tông tại Trung Hoa, vì ngài là người đầu tiên dịch và giảng giải giáo lý chính của tông này. Ngài là người xứ Quy Tư (Kucha) thuộc vùng Tân Cương ngày nay, sinh năm 344, xuất thân trong một gia đình quý tộc. Cha ngài là người Ấn Độ đến sinh sống ở Dao Tần. Tên Phạn ngữ của ngài là Kumrajỵva, Hán dịch nghĩa là Đồng Thọ, dịch âm là Cưu-ma-la-thập. Ngài được tôn xưng là một trong bốn đại dịch giả hàng đầu của Trung Hoa trong việc phiên dịch kinh điển sang Hán ngữ.[18] Cha mẹ ngài lần lượt xuất gia tu học, đều là các bậc đạo hạnh.

Từ nhỏ ngài đã có tư chất thông minh, năm ngài lên 7 tuổi cũng theo mẹ học đạo, rồi sang du học Ấn Độ, tham học với hầu hết các bậc danh túc. Sau khi đi khắp xứ Ấn Độ, ngài lại trở về nước cũ, được vua Quy Tư bái kính tôn làm thầy. Năm 383, vua Tiền Tần là Phù Kiên nghe danh ngài nên sai Lã Quang mang quân sang đánh Quy Tư để đón ngài về. Lã Quang thắng trận, đón được ngài Cưu-ma-la-thập, nhưng về giữa đường, Quang nghe nhà Tiền Tần đã mất, Hậu Tần lên thay, liền không về nữa mà đóng quân lại ở Lương Châu, tự lên ngôi vua, lập ra nhà Lương. Ngài Cưu-ma-la-thập cũng bị giữ ở đó trong khoảng 17 năm.

Về sau, vua Hậu Tần là Diêu Hưng sai Diêu Thạc Đức mang quân đánh dẹp nhà Lương, dùng lễ quốc sư mà thỉnh ngài về Trường An vào khoảng năm 401, nhằm vào niên hiệu Long An thứ 5 triều Đông Tấn. Vua hết sức tôn kính, phong ngài làm quốc sư, thỉnh ở tại vườn Tiêu Dao và hỗ trợ mọi điều kiện cho ngài chủ trì việc phiên dịch kinh điển tại kinh đô, cùng với các ngài Tăng Triệu, Tăng Nghiêm...

Kể từ tháng 4 niên hiệu Hoằng Thủy thứ 5 nhà Hậu Tần (403), ngài bắt đầu dịch các bộ Trung luận, Bách luận và Thập nhị môn luận, gọi chung là Tam luận, sau là giáo lý căn bản của Tam luận tông. Ngài thông thạo cả hai ngôn ngữ Phạn, Hán, lại được sự trợ giúp của rất nhiều vị cao tăng uyên bác, nên kinh điển chẳng những dịch được rất nhiều mà còn có độ chính xác cao so với nguyên tác. Hơn thế nữa, nhờ sự am hiểu nên ngài cũng mạnh dạn diễn đạt một cách uyển chuyển trong bản dịch để đạt được sự rõ ràng dễ hiểu mà vẫn không sai lệch nguyên bản.

Tương truyền ngài có phương pháp dịch kinh rất khác biệt với nhiều người khác. Thay vì đối chiếu song song hai ngôn ngữ để dịch, ngài tổ chức giảng nghĩa kinh 2 lần bằng tiếng Trung Hoa cho những người tham gia phiên dịch nghe. Sau đó, họ thảo luận với nhau và ghi chép lại bằng Hán ngữ. Cuối cùng, ngài đối chiếu bản ghi chữ Hán của họ với nguyên bản chữ Phạn và sửa chữa, điều chỉnh thành bản dịch cuối cùng.

Ngài mất năm 413, sau 12 năm dồn hết tâm lực vào việc phiên dịch kinh điển. Cũng có thuyết khác cho rằng ngài sinh năm 350 và mất năm 409.

Thành thật tông phát triển rất mạnh ở Trung Hoa trong khoảng thế kỷ 6 - 7, và tồn tại mãi cho đến thế kỷ 10, tức là vào các triều đại nhà Tùy và nhà Đường. Trong thời gian về sau, Thành thật tông chịu sự công kích rất mạnh mẽ của những người theo Tam luận tông, cho rằng họ đã hiểu sai về ý nghĩa của tánh không. Vì thế, tông này suy yếu dần và cuối cùng mất hẳn.

Vào cuối thế kỷ 6, thuộc thời đại Bạch Phụng ở Nhật Bản, có ngài Thánh Đức Thái Tử ra đời. Ngài là con vua Vĩnh Mê, học đạo Phật với các vị cao tăng Triều Tiên sang du hóa ở Nhật, và chính ngài đã góp phần phát triển nhiều khuynh hướng giáo lý rất sớm tại Nhật. Ngài đã trước tác các bản chú giải cho kinh Thắng Man, kinh Pháp Hoa, kinh Duy-ma-cật...

Về sau, ngài có gửi nhiều phái bộ sang Trung Hoa để mang thêm kinh điển về Nhật Bản. Ngài cũng xây dựng rất nhiều tự viện, trong đó có chùa Tây Thiên Vương, chùa Trung Cung, chùa Quất,[19] chùa Trì Cừu,[20] chùa Quế Mộc.[21] Thái tử đã thỉnh vào triều 2 vị cao tăng Triều Tiên là Huệ Quán và Khuyến Lặc. Hai vị này đến Nhật Bản vào năm 625, tinh thông giáo lý Thành thật tông, nên nhân khi thuyết giảng cho thái tử nghe, các ngài cũng truyền dạy giáo lý Thành thật tông ra khắp nơi. Thành thật tông hình thành và phát triển rất mạnh ở Nhật trong thế kỷ thứ bảy, xem 2 vị Huệ Quán và Khuyến Lặc là khai tổ. Tuy nhiên, tông này về sau ở Nhật cũng không còn tồn tại nữa.

Do sự tương đồng một phần về giáo lý, nên nhiều người cho rằng Thành thật tông không phải là một tông phái độc lập, mà chỉ là một phần của Tam luận tông. Mặt khác, cho dù là xuất phát từ Kinh lượng bộ là một trong 18 bộ Tiểu thừa của Ấn Độ, nhưng việc nhấn mạnh về tánh không của vạn pháp cũng như tâm thể của giáo lý tông này đã tiến rất gần đến giáo lý Đại thừa, nên nhiều người cho rằng đây là một tông thuộc Đại thừa.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 22 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng


An Sĩ toàn thư - Khuyên người tin sâu nhân quả - Quyển Thượng


Giải thích Kinh Địa Tạng


Rộng mở tâm hồn

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 3.90.33.254 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (400 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...