Tôi không thể thay đổi hướng gió, nhưng tôi có thể điều chỉnh cánh buồm để luôn đi đến đích. (I can't change the direction of the wind, but I can adjust my sails to always reach my destination.)Jimmy Dean
Chỉ có cuộc sống vì người khác mới là đáng sống. (Only a life lived for others is a life worthwhile. )Albert Einstein
Chỉ có hai thời điểm mà ta không bị ràng buộc bởi bất cứ điều gì. Đó là lúc ta sinh ra đời và lúc ta nhắm mắt xuôi tay.Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi. Nếu muốn chính mình được hạnh phúc, hãy thực tập từ bi.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Người tốt không cần đến luật pháp để buộc họ làm điều tốt, nhưng kẻ xấu thì luôn muốn tìm cách né tránh pháp luật. (Good people do not need laws to tell them to act responsibly, while bad people will find a way around the laws.)Plato
Những căng thẳng luôn có trong cuộc sống, nhưng chính bạn là người quyết định có để những điều ấy ảnh hưởng đến bạn hay không. (There's going to be stress in life, but it's your choice whether you let it affect you or not.)Valerie Bertinelli
Bạn có thể lừa dối mọi người trong một lúc nào đó, hoặc có thể lừa dối một số người mãi mãi, nhưng bạn không thể lừa dối tất cả mọi người mãi mãi. (You can fool all the people some of the time, and some of the people all the time, but you cannot fool all the people all the time.)Abraham Lincoln
Người thực hành ít ham muốn thì lòng được thản nhiên, không phải lo sợ chi cả, cho dù gặp việc thế nào cũng tự thấy đầy đủ.Kinh Lời dạy cuối cùng
Tôn giáo không có nghĩa là giới điều, đền miếu, tu viện hay các dấu hiệu bên ngoài, vì đó chỉ là các yếu tố hỗ trợ trong việc điều phục tâm. Khi tâm được điều phục, mỗi người mới thực sự là một hành giả tôn giáo.Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Cách tốt nhất để tiêu diệt một kẻ thù là làm cho kẻ ấy trở thành một người bạn. (The best way to destroy an enemy is to make him a friend.)Abraham Lincoln

Trang chủ »» Danh mục »» THUYẾT GIẢNG GIÁO PHÁP »» Hành trình giác ngộ »» LỜI NÓI ĐẦU »»

Hành trình giác ngộ
»» LỜI NÓI ĐẦU

(Lượt xem: 10.874)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Hành trình giác ngộ - LỜI NÓI ĐẦU

Font chữ:

Sự rèn luyện cốt lõi nhất trong Phật giáo – và vì thế cũng là quan trọng trong bất kỳ con đường tâm linh nào – chính là những “phương tiện thiện xảo” giúp hành giả có khả năng chuyển hóa mọi khía cạnh trong cuộc sống hằng ngày của mình thành sự tu tập tâm linh. Tu tập tâm linh là những sự luyện tập làm giải thoát tâm thức khỏi sự căng thẳng do bám chấp về tinh thần và sức mạnh thúc đẩy sai sử của tham dục. Sự tu tập tâm linh xoa dịu những đau khổ tạo ra bởi quan điểm chật hẹp, cứng rắn và những cảm xúc hỗn loạn, thiêu đốt của ta.

Sự tu tập tâm linh quyết định sự nhận biết và kinh nghiệm của rộng mở, an bình, hoan hỷ, tình thương và trí tuệ. Nếu tâm tràn đầy tình thương, an bình và trí tuệ thì năng lượng tinh thần và tâm linh chúng ta sẽ mạnh mẽ. Nếu năng lượng tinh thần và tâm linh của ta mạnh mẽ, các nguyên tố vật chất trong thân thể sẽ trở nên mạnh khỏe và các sự kiện trong cuộc sống ta trở nên tích cực. Vì lẽ đó, nếu năng lượng tinh thần mạnh mẽ, cơ thể sẽ khỏe mạnh và cuộc sống tích cực hơn, tâm chúng ta sẽ tự nhiên an bình và hoan hỷ hơn. Những ngày tháng trong suốt cuộc đời ta sẽ trôi chảy trong một chu trình thực sự hạnh phúc. Như Ngài Dodrupchen Rinpoche đệ tam đã viết:

Khi tâm không rối loạn, năng lượng của bạn sẽ không nhiễu loạn và nhờ đó các nguyên tố khác của thân cũng sẽ không hỗn loạn. Do vậy tâm bạn sẽ không bị rối loạn và bánh xe hoan hỷ sẽ liên tục quay.

Có hai cách quan trọng để chuyển hóa cuộc sống hằng ngày thành sự tu tập. Thứ nhất, nếu bạn đã nhận biết trí tuệ siêu vượt tâm thức ý niệm, hoặc thậm chí nếu chưa siêu vượt được tâm thức ý niệm nhưng có kinh nghiệm tâm linh mạnh mẽ như lòng từ bi, sùng kính, hay thiền định, thì bạn có thể hợp nhất hay chuyển hóa mọi hình tướng và kinh nghiệm thành một hỗ trợ cho năng lượng của trí tuệ nhận biết và kinh nghiệm tâm linh.

Với những bậc đại tinh thông, mọi hình tướng của hiện tượng đều trở thành sự diễn tả của tự thân trí tuệ nội tại. Tất cả hình tướng trở thành năng lực của giác ngộ, giống như ánh sáng mặt trời vỗ về những bông hoa hạnh phúc nở rộ trong lòng của tất cả những người xung quanh.

Thứ hai, với người bình thường như chúng ta, tâm thức là khái niệm, cảm xúc và chưa nhận biết thì điều cốt yếu là dựa vào bất cứ phương tiện thiện xảo nào – các hình ảnh tâm linh, dấu hiệu, âm thanh, hay nguồn năng lượng tích cực – như phương tiện phát triển năng lượng tâm linh. Nếu có thể thấy các đối tượng chung quanh như một nguồn cảm hứng và an bình, chúng sẽ phát sinh an bình và hạnh phúc trong ta vì năng lực của nhận thức chính mình.

Tương tự như vậy, chúng ta không thể chuyển hóa hoàn cảnh tiêu cực thành tích cực nếu ta thấy chúng là tiêu cực và phản ứng với chúng bằng những cảm xúc tiêu cực. Chừng nào ta còn giữ nhận thức tiêu cực, nhìn hoàn cảnh của ta qua bóng tối, thì toàn bộ thế giới sẽ có vẻ như tiêu cực, và mọi nỗ lực của ta sẽ là một cuộc đấu tranh không bao giờ chấm dứt. Do vậy, chúng ta nên đặt nền tảng của an bình và hoan hỷ thật sự trong tâm bằng việc phát triển phương tiện thiện xảo của rèn luyện tâm linh, không cố gắng né tránh nghịch cảnh. Như Ngài Shntideva (Tịch Thiên) giảng giải:

Kẻ thù thì vô hạn như không gian (trải rộng)
Không thể chiến thắng tất cả chúng.
Tuy nhiên, nếu bạn chỉ chiến thắng tư tưởng thù hận,
Sẽ ngang bằng với việc chiến thắng mọi kẻ thù
Ở đâu có tấm da
Có thể che phủ cả trái đất?
Nhưng mang một đôi dép da
Thì tương đương với việc bao phủ cả trái đất bằng da.

Quyển sách này bao gồm 15 bài viết đã xuất bản hoặc được ghi lại từ các buổi giảng của tôi. Sách được chia thành hai phần: một phần dẫn nhập vào con đường của đạo Phật và một phần thảo luận về thực hành thiền định.

Cốt tủy của sách này là bài viết về thực hành pháp thiền định Ngưndro, là pháp tu cốt yếu của truyền thống Longchen Nyingthig thuộc Phật giáo Tây Tạng. Ngưndro tiêu biểu cho một tiến trình rèn luyện đầy đủ, khởi đầu với việc gợi cảm hứng hướng tâm hành giả đến với Giáo Pháp và kết thúc bằng việc hợp nhất tâm hành giả với tâm giác ngộ của đức Phật, sự giác ngộ phổ quát.

Những bài viết khác đề cập đến các hướng dẫn hoặc tài liệu trợ giúp, tất cả hợp thành một cẩm nang về phương thức để đưa những kinh nghiệm khác nhau mà chúng ta gặp, dù là hiện tượng bên ngoài hay bên trong, đi vào trong những quan điểm tâm linh, giới hạnh và kinh nghiệm tu tập.

Phần thứ nhất gồm sáu bài viết. Tất cả xoay quanh việc giới thiệu về quan điểm tâm linh, văn hóa và cuộc sống. Những yếu tố này là phương tiện quan trọng để chuyển hóa đời sống tinh thần và thể chất của ta thành sự tu tập Giáo Pháp.

1. “Vận dụng cuộc sống hằng ngày như sự thực hành Giáo pháp”: Chủ đề này tổng kết một số nguyên lý nền tảng của Phật giáo – chúng ta là ai; tại sao có thể chuyển cuộc sống hằng ngày của ta thành sự tu tập tâm linh và nhận ra Phật tánh, trạng thái của an bình và trí tuệ vô thượng.

Nếu đi theo con đường chân chánh của sự tu tập tâm linh, chúng ta có thể chiến thắng mọi đau khổ của cuộc sống, vốn chỉ là những ảo tưởng của tâm thức lừa dối, và giống như người nằm mơ thức dậy từ một cơn ác mộng. Bản tánh toàn giác là tự phát trong chúng ta, vì tất cả chúng ta đều là Phật trong tự tánh chân thật. Đau khổ là phó phẩm của tâm thức khái niệm chấp bám vào “bản ngã”, được khích động bởi những cảm xúc gây ra từ tham lam, sân hận và si mê. Sự tu tập theo các pháp thiền định khác nhau, chẳng hạn như nhẫn nhục và thái độ làm lợi ích người khác, sẽ làm bình ổn những khái niệm và cảm xúc tiêu cực của ta, và cùng lúc phát sinh trong ta sự an bình, hoan hỷ và trí tuệ.

2. “Mở rộng tâm với lòng bi mẫn”: Lòng từ bi là thái độ quan tâm, một sự rộng mở của tâm thức. Nó cũng là năng lực toàn giác của Phật tánh. Bài viết này giảng giải và định nghĩa lòng từ bi theo cách đơn giản dễ hiểu và phương thức để ta có thể phát triển nó. Sự thiền định với lòng bi mẫn không chỉ phát triển sự an bình và hòa hợp, mà còn đánh thức Phật tánh trong chúng ta. Bài giới thiệu về lòng bi mẫn này cũng minh họa thêm về những kết quả nào chúng ta có thể đạt được từ nhiều pháp tu tập tâm linh khác, như sự sùng kính, nhận thức thanh tịnh và thiền quán.

3. “Một hành trình tâm linh trong một cuộc sống hỗn loạn”: Giáo lý sâu sắc của Phật giáo được trình bày với sự minh họa bằng chính cuộc sống hỗn loạn của tôi. Giáo lý đạo Phật đã cho tôi sức mạnh để chịu đựng những tai ương và cảm xúc phá hoại xảy đến với tôi và nhiều người khác, và do đó đã trở thành phương tiện duy nhất cho sự sống còn của tôi trong một thế giới hỗn loạn. Nếu bạn biết cách thì đau khổ có thể trở thành một công cụ hùng mạnh hơn hạnh phúc trong việc chuyển hóa cuộc sống thành con đường giác ngộ.

4. “Hình tượng sáng tạo của đạo Phật là sự hỗ trợ cho sự chứng ngộ tâm linh”: Bài viết này dùng hình ảnh Đức Quán Thế Âm (Avalokiteshvara) như một ví dụ để giải thích ý nghĩa biểu tượng của hình tượng sáng tạo tâm linh như một nguồn của cảm hứng, giáo pháp và năng lực. Nếu chúng ta khéo léo tiếp nhận những hình tượng sáng tạo đa dạng như là các biểu tượng tâm linh và những nguồn năng lực, thì đến một lúc nào đó tất cả mọi hiện tượng, không chỉ riêng các hình tượng sáng tạo tâm linh, sẽ khởi lên trước chúng ta như hình ảnh của giáo pháp và sự chứng ngộ an bình, hoan hỷ và trí tuệ.

Đối với những người bình thường như chúng ta thì việc sử dụng các đối tượng có ý nghĩa và năng lực tâm linh trực tiếp như một phương tiện gợi cảm hứng sẽ dễ dàng hơn so với sử dụng các đối tượng khác. Các đối tượng có ý nghĩa và năng lực tâm linh trực tiếp bao gồm các bức họa tôn giáo, tượng, đền chùa, kinh sách, các vị thầy, thiền giả và những nơi thiêng liêng.

5. “Các thangka Phật giáo Tây Tạng và ý nghĩa tôn giáo”: Bài viết này phác thảo những nét chính về các bức họa Phật giáo Tây Tạng của nhiều truyền thống khác nhau, với sự nhấn mạnh ý nghĩa tôn giáo của chúng.

Với những người có khuynh hướng tâm linh, nghệ thuật tôn giáo trong nhiều hình thức hiền minh và phẫn nộ là một công cụ mạnh mẽ để phát triển và làm mạnh mẽ kinh nghiệm tâm linh với nhiều sự mô tả khác nhau của hiện tượng. Với người đã giác ngộ, nghệ thuật tâm linh là năng lực, ánh sáng và năng lượng, sự trải rộng của an bình, sức mạnh và trí tuệ bên trong. Nghệ thuật cũng có thể là tự thân trí tuệ xuất hiện trong dạng hình ảnh của năng lực và biểu tượng của giáo lý. Thế nên, nghệ thuật tâm linh là một phương tiện quan trọng để chuyển những nhận thức về hiện tượng thành sự chứng ngộ an bình, sức mạnh và trí tuệ.

6. “Chuẩn bị cho Bardo: Các giai đoạn của cận tử và sau khi chết”: Bài viết này giải thích chi tiết toàn bộ tiến trình cận tử từ lúc cái chết bắt đầu cho đến những gì xảy ra sau khi chết. Dựa trên kinh điển Mật tông (tantra) của Phật giáo Tây Tạng, phần này vạch ra những điểm chính trong nhiều giai đoạn khác nhau liên quan đến sự sống và giai đoạn cận tử, với giáo lý về việc chúng ta nên thấy và kinh nghiệm mỗi giai đoạn như thế nào.

Cái chết là một thời điểm trọng yếu nhất cho mỗi người chúng ta, một cơ hội then chốt ảnh hưởng đến tương lai. Khi chết, tất cả chúng ta, dù giàu hay nghèo, đều chờ đợi những kết quả như nhau. Vào lúc chết, tất cả bạn bè, quyền lực, tiền bạc, và ngay cả thân thể mà ta yêu mến này, đều không thể giúp được gì cho ta. Chỉ có những tập khí và năng lượng – nghiệp lực – đã tích lũy trong tâm thức ta sẽ tạo ra kết quả của đời sống kế tiếp, những kinh nghiệm tương lai của chúng ta. Do vậy, để chuẩn bị cho cái chết, chiến lược quan trọng nhất của ta là đạt được sự hiểu biết và kinh nghiệm tâm linh trong lúc vẫn còn sống. Khi cái chết đến, việc khóc lóc cầu cứu là quá trễ.

Phần thứ hai của sách này bao gồm 9 bài viết, điểm tập trung chủ yếu của các bài viết này là pháp thiền định Ngưndro, sự rèn luyện thiết yếu trong Dzogpa Chenpo (“Đại Viên Mãn”), theo truyền thừa của truyền thống Longchen Nyingthig.

Ba bài viết đầu tiên là sự giới thiệu đến về thực hành Ngưndro. Các bài viết này trình bày một lịch sử tóm tắt của trường phái Nyingma và một phác thảo các nét chính của truyền thống Ter, thông qua đó pháp môn Ngưndro được khám phá và truyền đến với chúng ta.

7. “Trường phái Nyingma của Phật Giáo Tây Tạng”: Nyingma hay Nyingmapa (“Cổ Mật”) là trường phái cổ nhất trong bốn trường phái chính của Phật giáo Tây Tạng. Đặc điểm chính của bài viết này trình bày những nét chính độc đáo của trường phái Nyingma trong lịch sử văn học, tâm linh và xã hội của Tây Tạng. Pháp môn Ngưndro này thuộc về phái Longchen Nyingthig, là một trong các dòng truyền thừa lỗi lạc của trường phái Nyingma.

8. “Truyền thống Terma của trường phái Nyingma”: Ter hay Terma có nghĩa là “các kho tàng ẩn giấu.” Đó là các đối tượng tinh thần, giáo lý, và trao truyền được chôn giấu và phát hiện qua năng lực giác ngộ huyền bí của các bậc đại tinh thông. Trường phái Nyingma là truyền thống đạo Phật phong phú nhất về mặt giáo pháp được khám phá như như Ter. Bài viết này tóm lược những phần giáo pháp Ter khác nhau đã được phát hiện: Đó là các giáo pháp được phát hiện từ lòng đất (Ter Đất – Sa gTer), được phát hiện từ tâm thức [giác ngộ] (Ter Tâm – dGong gTer) và được phát hiện từ thị kiến thanh tịnh (Kiến Thanh Tịnh – Dag sNang). Bài viết này cũng trình bày chi tiết về toàn bộ tiến trình chôn giấu giáo pháp và phát hiện sau đó. Giáo lý Longchen Nyingthig được Ngài Jigmed Lingpa (1729-1798) phát hiện là một Ter Tâm.

9. “Các quán đảnh và giới luật của tu hành Mật tông” Bài viết này có hai phần đề cập: quán đảnh (Tạng: dBang, Sanskrit: abhisheka) và các giới luật (Tạng: Dam Tshig, Sanskrit: samaya). Quán đảnh là lối vào của sự tu tập tantric hay mật truyền. Người nhập môn nhiệt thành sẽ nhận được quán đảnh từ một vị thầy Mật tông để tự mình dấn bước vào sự tu tập. Sự quán đảnh cũng có thể được tái tiếp nhận nhiều lần như sự tu tập trong giáo pháp, và cũng có thể được tiếp nhận như thành tựu rốt ráo.

Giới luật là sự phát nguyện, cam kết, nối kết, hoặc kết quả trong Mật tông hay tu hành tantric. Bài viết này cung cấp một tổng quan toàn diện về giới luật (samaya), những nghĩa vụ của nhiều trình độ khác nhau trong giáo lý Mật tông.

Để đi vào con đường của thành tựu và năng lực Mật tông, chúng ta phải nhận được quán đảnh. Để duy trì và phát triển trong thực hành Mật truyền, chúng ta phải hoàn toàn an trụ nhờ các hỗ trợ tích cực của việc tuân thủ giới luật và kiên định kiềm chế những hành động tiêu cực.

Trong thật tánh, tất cả chúng ta là một trong an bình và trí tuệ tối thượng. Tuy nhiên, chừng nào chúng ta còn bị kẹt trong khuôn mẫu của một tâm thức nhị nguyên, trong cảm xúc tranh giành và phiền muộn bất tận, chúng ta phải chọn con đường đúng và gắn bó với nó không thay đổi. Nếu chúng ta theo con đường đúng và nghiêm trì giới luật, chúng ta có thể chắc chắn đạt được Phật quả.

Bốn bài viết kế tiếp là giáo lý về sự thực hành Chánh pháp, tập trung chủ yếu vào pháp thiền định Ngondro.

10. “Pháp thiền định Ngondro: Sự tu tập chủ yếu của truyền thống Longchen Nyingthig”: Bài viết này phác thảo những điểm chính trong sự thực hành Ngưndro. Chữ Ngưndro có nghĩa là “chuẩn bị”. Tuy nhiên, sự tu tập Ngưndro trong thực tế còn vượt xa hơn cả sự thực hành chuẩn bị. Đó là một con đường thiết yếu và trọn vẹn của tu tập thiền định Dzogpa Chenpo. Pháp tu này khởi đầu từ việc phát sinh cảm hứng hướng về sự tu tập tâm linh và kết thúc với sự hợp nhất hoặc nhận ra bản tánh nội tại của tâm, là Phật tánh mà tất cả chúng ta đều sẵn có.

Sự thiền định Ngondro bao gồm các pháp tu tập sau đây:

1. Cầu nguyện đến các vị thầy của dòng truyền để thành tựu thực hành Ngondro.

2. Thực hành chuẩn bị bốn bậc để gợi cảm hứng tâm chúng ta hướng đến sự thiền định Giáo pháp: suy nghĩ về sự quý báu của cuộc sống làm người, sự vô thường của cuộc đời, bản chất đau khổ của thế gian, và nghiệp, chu trình của nhân quả.

3. Sự tu tập thiết yếu với bốn phần: (1) Thọ quy y để phát tâm hướng về Giáo pháp; (2) phát triển tâm thức giác ngộ để đặt nền tảng Giáo pháp trong ta; (3) tịnh hóa thông qua Vajrasattva để tẩy tịnh những khái niệm, cảm xúc và nghiệp bất tịnh; và (4) cúng dường mandala để tích lũy lực công đức.

4. Thực hành chính trong pháp tu Ngondro: để nhận ra thế gian như cõi tịnh độ của Đức Guru Rinpoche, hãy cầu nguyện với lòng sùng kính, thực hành rèn luyện sùng kính bảy phần, tụng niệm mantra, tiếp nhận bốn bậc quán đảnh, và thiền định hợp nhất tâm hành giả với tâm giác ngộ của Guru Rinpoche.

5. Kết thúc: hồi hướng công đức đã tích lũy như nguyên nhân hạnh phúc và giác ngộ của tất cả chúng sanh với mọi mong ước tốt đẹp nhất.

Mục đích chính của thiền định Ngondro là nhận ra bản tánh nội tại của tâm bằng việc hợp nhất tâm ta với tâm giác ngộ của Guru Rinpoche qua năng lực sùng kính. Tâm của Guru Rinpoche là sự hợp nhất tâm giác ngộ của tất cả chư Phật và các vị thầy tâm linh, chân lý phổ quát. Bản tánh nội tại của tâm là hoàn toàn rộng mở không giới hạn, hoàn toàn nhất như không phân biệt, tánh giác tỉnh thức hoàn toàn không vô minh và trí tuệ toàn giác không hỗn loạn.

11. “Ý nghĩa của bài nguyện Vajra bảy dòng đến Guru Rinpoche”: Trong truyền thống Nyingma bài nguyện này được xem là cầu nguyện linh thiêng, tối cao đến Guru Rinpoche. Bảy dòng của nó là trái tim bài nguyện của thực hành Ngưndro. Bài viết này là phần tóm tắt của tác phẩm Guru’i Tshig bDun gSol ‘Debs Kyi rNam bShad Padma dKar Po, một luận giảng nổi tiếng về Bài nguyện Vajra bảy dòng của Ngài Mipham Rinpoche (1846-1912), một học giả uyên bác trứ danh thuộc trường phái Nyingma. Bài viết này diễn giải ý nghĩa bài nguyện trong bảy trình độ khác nhau về ý nghĩa bên ngoài và bên trong. Bài nguyện này có thể được thực hành như một cầu thỉnh, một chỉ dẫn về thiền định, hoặc một kinh nghiệm thành tựu qua các giai đoạn khác nhau của sự tu tập và chứng ngộ mật tông.

12. “Tiếp nhận Bốn Quán đảnh của thiền định Ngưndro”: Tiếp nhận bốn quán đảnh là giai đoạn chót của thực hành thiền định Ngondro. Bài viết này tóm lược rất nhiều pháp tu tập của Mật tông và thành tựu kết hợp với việc tiếp nhận bốn quán đảnh, sự ban phước năng lực giác ngộ của thân, khẩu, ý, và trí tuệ của Guru Rinpoche. Qua năng lực ban phước này thiền giả nhận biết và hoàn thiện nhiều thành tựu mật truyền khác nhau. Thành tựu chót là nhận biết của sự hợp nhất tâm ta và tâm trí tuệ của Guru Rinpoche, đó là bản tánh nội tại của tâm, chân lý phổ quát.

13. “Một thiền định ngắn về Guru Rinpoche, Đức Padmasambhava”: Bài viết này là một hướng dẫn đơn giản và ngắn gọn cho người ít thời gian hoặc không đủ sức để thực hành trọn vẹn pháp thiền Ngưndro. Đây là một thiền định sùng kính về Guru Rinpoche, quán tưởng Ngài với những biểu tượng giác ngộ, nhìn thấy Ngài như suối nguồn ban phước, và tiếp nhận ban phước trong dạng ánh sáng. Năng lượng tâm linh phát triển qua năng lực của tâm sùng kính, nhận thức tích cực, tấm lòng rộng mở và tánh giác tỉnh thức chuyển hóa mọi diễn giải thành cầu nguyện và năng lực trí tuệ giác ngộ của Ngài.

Hai bài viết cuối liên hệ đến sự kết thúc của thực hành thiền định. Đây là các hướng dẫn về sự tu tập sau các buổi thiền định, liên quan đến việc làm thế nào duy trì một đời sống tâm linh, trau giồi kinh nghiệm thiền quán đạt được trong thiền định và tiếp tục phát triển.

14. “Đánh giá sự phát triển của thực hành Pháp”: Bài viết này bàn về việc làm thế nào ước định sức mạnh tâm linh, nguyện lực và những thành tựu trong tu tập của chúng ta một cách trung thực cũng như đo lường mức độ tiến bộ thực sự trong cuộc sống hằng ngày và trong thiền định. Cũng giống như truớc khi có thể tìm đường ra khỏi một thành phố, chúng ta cần biết mình đang ở vị trí nào.

15. “Khúc nguyện ca dâng lên vị Lama Tuyệt đối” Đây là bản dịch của bài nguyện ca dâng lên vị Lama tuyệt đối (vị thầy tối thượng), bản tánh nội tại của chính tâm chúng ta, chân lý phổ quát. Bản tánh nội tại của tâm ở đây được nhân cách hóa bằng vị thầy tâm linh của chính hành giả. Đây là một bài nguyện diễn tả sự sùng kính để mở rộng tâm ta đến trí tuệ Phật, hiện thân Phật, và hành động Phật. Nó là một bài nguyện thiền quán thúc đẩy giải thoát sự căng thẳng của tình cảm và khái niệm, mở rộng đôi mắt và tấm lòng đến bản tánh phổ quát, và hợp nhất toàn bộ hình ảnh chủ thể – đối tượng trong trí tuệ của Phật tánh và tánh quang minh tự nhiên của nó.

« Sách này có 17 chương »       » Xem chương tiếp theo »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

MUA THỈNH KINH SÁCH PHẬT HỌC

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




Nguồn chân lẽ thật


Truyền thuyết về Bồ Tát Quán Thế Âm


Nghệ thuật chết


Học đạo trong đời

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 18.232.188.122 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (401 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...