Cái hại của sự nóng giận là phá hoại các pháp lành, làm mất danh tiếng tốt, khiến cho đời này và đời sau chẳng ai muốn gặp gỡ mình.Kinh Lời dạy cuối cùng
Sự vắng mặt của yêu thương chính là điều kiện cần thiết cho sự hình thành của những tính xấu như giận hờn, ganh tỵ, tham lam, ích kỷ...Tủ sách Rộng Mở Tâm Hồn
Không có sự việc nào tự thân nó được xem là tốt hay xấu, nhưng chính tâm ý ta quyết định điều đó. (There is nothing either good or bad but thinking makes it so.)William Shakespeare
Không thể dùng vũ lực để duy trì hòa bình, chỉ có thể đạt đến hòa bình bằng vào sự hiểu biết. (Peace cannot be kept by force; it can only be achieved by understanding.)Albert Einstein
Ta sẽ có được sức mạnh của sự cám dỗ mà ta cưỡng lại được. (We gain the strength of the temptation we resist.)Ralph Waldo Emerson
Hoàn cảnh không quyết định nơi bạn đi đến mà chỉ xác định nơi bạn khởi đầu. (Your present circumstances don't determine where you can go; they merely determine where you start.)Nido Qubein
Chúng ta không thể giải quyết các vấn đề bất ổn của mình với cùng những suy nghĩ giống như khi ta đã tạo ra chúng. (We cannot solve our problems with the same thinking we used when we created them.)Albert Einstein
Yêu thương và từ bi là thiết yếu chứ không phải những điều xa xỉ. Không có những phẩm tính này thì nhân loại không thể nào tồn tại. (Love and compassion are necessities, not luxuries. Without them humanity cannot survive.)Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV
Những chướng ngại không thể làm cho bạn dừng lại. Nếu gặp phải một bức tường, đừng quay lại và bỏ cuộc, hãy tìm cách trèo lên, vượt qua hoặc đi vòng qua nó. (Obstacles don’t have to stop you. If you run into a wall, don’t turn around and give up. Figure out how to climb it, go through it, or work around it. )Michael Jordon
Tìm lỗi của người khác rất dễ, tự thấy lỗi của mình rất khó. Kinh Pháp cú

Trang chủ »» Danh mục »» Rộng Mở Tâm Hồn »» Giảng giải Kinh Hoa Nghiêm »» Giảng giải Kinh Hoa Nghiêm - Tập 56 »»

Giảng giải Kinh Hoa Nghiêm
»» Giảng giải Kinh Hoa Nghiêm - Tập 56

(Lượt xem: 4.175)
Xem trong Thư phòng    Xem định dạng khác    Xem Mục lục 

       

Giảng giải Kinh Hoa Nghiêm - Giảng giải Kinh Hoa Nghiêm - Tập 56

Font chữ:



SÁCH AMAZON



Mua bản sách in

Xin mời quý vị mở bản kinh ra, trang 30, chúng ta bắt đầu xem từ hàng thứ ba từ dưới lên.

[Lại có vô lượng các vị Chủ phương thần, như là Biến Trụ Nhất Thiết Chủ phương thần, Phổ Hiện Quang Minh Chủ phương thần, Quang Hành Trang Nghiêm Chủ phương thần, Chu Hành Bất Ngại Chủ phương thần, Vĩnh Đoạn Mê Hoặc Chủ phương thần, Phổ Du Tịnh Không Chủ phương thần, Đại Vân Tràng Âm Chủ phương thần.]

Hôm qua chúng ta đã giảng đến vị Bồ Tát thứ sáu, hôm nay xem tiếp từ danh hiệu Đại Vân Tràng Âm. Kinh văn từ mở đầu suốt cho đến đoạn này đều là giới thiệu đại chúng tham dự pháp hội. Pháp hội này quả thật quá lớn, vì thế đức Phật ở đây mới vì chúng ta dùng phương thức giới thiệu các đoàn tham dự, từng đoàn, từng đoàn đều đưa ra giới thiệu. Toàn bộ kinh tổng cộng có hơn hai trăm đoàn. Đây là một nhóm các vị thần chúng tham dự từ đầu pháp hội, gọi là các vị Chủ phương thần. Vì hôm nay có một số các vị đồng học vừa mới đến tham gia lần đầu, tôi sẽ đem ý nghĩa về Chủ phương thần giới thiệu lại một cách sơ lược, đơn giản.

Chữ “phương”, chúng ta hiện nay nói là phương diện, chỉ một phương diện nào đó, hoặc một thời đại nào đó. Chủ, là ý nghĩa đứng đầu, lãnh đạo, nói chung là nếu ở trong xã hội có khả năng đứng đầu, dẫn dắt về một phương diện nào đó, hoặc đứng đầu dẫn dắt một thời đại nào đó, thì người như vậy đều được tôn xưng là Chủ phương thần. Hoặc trong lãnh vực học thuật, hoặc khoa học kỹ thuật, cho đến trong công nghiệp, thương nghiệp, thậm chí trong chính trị, quân sự, ở trong các ngành đó mà là nhân vật kiệt xuất đối với một địa phương, hoặc đối với cả thế giới, đối với thời đại này có sức ảnh hưởng rất lớn. Do đó có thể biết rằng, phạm vi bao quát của Chủ phương thần là cực kỳ rộng lớn. Trong khi nói về các vị thần chúng này thì vô luận là nói về đoàn thể nào, thật ra cũng đều là nói về các hành vi, nghề nghiệp của chúng ta trong xã hội, đều là nói về bản thân, cá nhân của mỗi chúng ta.

Điểm này là hết sức trọng yếu. Nếu không thể vận dụng vào tự thân, thì kinh này cũng chẳng có ý nghĩa gì. Nếu như chỗ học của chúng ta với bản thân mình không có quan hệ gì, thì chúng ta học xong biết đem cái học đó dùng vào chỗ nào? Vì thế, mỗi câu mỗi chữ trong kinh đều có quan hệ mật thiết với tự thân chúng ta, nên kinh này đối với chúng ta mới có giá trị phi thường, quan trọng thiết yếu phi thường, có thể nói là một quyển kinh mà đời người nhất định phải đọc qua, không thể không học tập. Đây chính là ý nghĩa mà hồi năm Dân quốc thứ nhất tiên sinh Âu Dương Cánh Vô đã nói: “Phật pháp không phải tôn giáo, không phải triết học, mà là nhu cầu tất yếu của thời đại này.” Thời đại này tức là hiện nay, người trong thời hiện đại nhất thiết phải học tập Phật pháp, không thể không học. Tầm quan trọng của tiến trình học Phật thì chúng ta đều đã biết, trong tất cả các kinh đều nói, nhất là kinh Hoa Nghiêm này. Giới thiệu giản lược về ý nghĩa Chủ phương thần đến đây thôi. Hôm nay chúng ta xem tiếp đến vị Bồ Tát thứ bảy.

[Đại Vân Tràng Âm Chủ phương thần]

Trong danh hiệu này có bốn chữ, chúng ta sẽ xem qua ý nghĩa biểu trưng của bốn chữ này. Quan trọng trước hết là chữ “âm”. Đức Phật Thích-ca Mâu-ni xuất hiện trong thời đại của chúng ta, giảng kinh thuyết pháp, lấy âm thanh làm Phật sự. Trên pháp hội Lăng Nghiêm, Bồ Tát Văn Thù đã vì chúng ta mà chọn lựa trong các pháp môn. Kinh Lăng Nghiêm giảng về cương lĩnh tu tập, có hai mươi lăm vị Bồ Tát tiêu biểu, biểu trưng cho hai mươi lăm loại pháp môn. Đó là hai mươi lăm loại pháp môn nào? Chính là sáu căn, sáu trần, sáu thức, ba nhóm này là mười tám, sau đó thêm vào bảy đại thành hai mươi lăm. Hai mươi lăm loại đó bao quát hết thảy vô lượng pháp môn mà chư Phật Như Lai dùng để giáo hóa chúng sinh. Vì thế, trong mỗi một loại đều bao hàm rất nhiều pháp môn, có hai mươi lăm loại như vậy.

Loại pháp môn nào thích hợp với chúng sinh trong thế giới chúng ta? Cuối cùng, Bồ Tát Văn Thù thay thế chúng ta chọn lựa, ngài nói ra hai câu rất hay: “Giáo thể chân chánh thế giới này, giữ lòng thanh tịnh khi nghe tiếng.” Điều này cho thấy rõ chúng sinh nơi thế giới Ta-bà này, trong sáu căn thì nhĩ căn là nhanh nhạy nhất, vì thế mới lấy âm thanh làm giáo thể, làm phương thức giảng dạy giáo pháp. Đức Phật Thích-ca Mâu-ni thuở còn tại thế, vì chúng ta mà giảng kinh thuyết pháp trong 49 năm, phương thức hoàn toàn là nói ra cho người nghe, thời ấy không hề có sự ghi chép. Đức Phật Thích-ca Mâu-ni không có giáo trình giảng dạy trao cho mọi người, chỉ hoàn toàn dùng âm thanh thuyết pháp.

Tại Trung quốc gần như cũng cùng thời đại ấy, xuất hiện một một nhà giáo dục lớn là Khổng tử. Khổng tử vào thời ấy dạy học cũng toàn dùng lời nói, không hề có bản sách ghi chép, không hề có giáo trình. Tại Trung quốc, tại Ấn Độ, đều dùng âm thanh làm phương thức giảng dạy, là phương thức dạy dỗ trọng yếu nhất. Trong đức hiệu này nói đến “âm thanh”, điều này chúng ta có thể tin được. Là nhân vật kiệt xuất đứng đầu dẫn dắt một phương, có năng lực, có trí tuệ, tuy rằng vị ấy nhất định phải thường xuyên diễn thuyết không ngừng, nói rõ lý tưởng, tôn chỉ của mình, phương pháp tu tập cũng như những thành tựu của mình, để làm lợi ích cho đại chúng trong toàn xã hội, vị ấy nhất định phải thuyết giảng, nhưng trong thời hiện tại thì vị ấy không chỉ là thuyết giảng, mà còn phải viết ra thành sách, lưu hành để dạy dỗ hết thảy đại chúng. Phương thức như thế, ở thế giới của chúng ta thì trước sau vẫn là phương thức trọng yếu nhất. Chúng ta trong nhóm các vị thần chúng này có thể nhận hiểu được phương thức cực kỳ trọng yếu đó.

Có thể nói Bồ Tát trong đức hiệu này đã dạy cho chúng ta, âm thanh như thế phải tương ưng với “đại”, “vân” và “tràng”. Ở đây sẽ giảng rõ về ba chữ đó.

Đại, đó là tự tính, là tính thể. Tựa đề kinh này là Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, chữ “đại” ở đây là nói lên ý nghĩa lý thể của chân như bản tính phải tương ưng với đại, lớn mà không ra ngoài. Thứ hai là phải tương ưng với “vân”. Chữ vân là mây, ở đây có ý nghĩa gì? Mây là không trụ, nói lên ý nghĩa chẳng có cũng chẳng không. Chữ này trong kinh Phật thường dùng đến rất nhiều, là để nói lên ý nghĩa chẳng có chẳng không, nhưng lại cũng có cũng không. Vầng mây đẹp từ xa mà nhìn là thật có, từng cụm, từng cụm rõ ràng, nhưng hiện nay chúng ta mỗi khi đi ra nước ngoài, ngồi trên máy bay, lại tìm chẳng thấy mây, tìm không được.

Chữ “vân” với chữ “tràng” hợp lại mà nói, xin thưa cùng quý vị, chính là ý nghĩa trong kinh Kim Cang: “Nên không chỗ trụ sinh tâm.” Mây là nghĩa không chỗ trụ. Tràng là cờ phướn, nói lên ý nghĩa sinh tâm. Quý vị thấu triệt được nguyên tắc “không có chỗ trụ sinh tâm” rồi, thì dù ở trong bất kỳ công việc, nghề nghiệp nào, đang công tác trong bất kỳ lãnh vực nào, quý vị cũng đương nhiên có thể đứng đầu dẫn dắt một vùng. Vì sao vậy? Điều quý vị đang làm khi ấy chính là sự nghiệp của Bồ Tát, điều quý vị đang làm gọi là Bồ Tát hạnh, bản thân quý vị là phân thân của Bồ Tát. Nếu quý vị là doanh nhân, thì đó là Bồ Tát doanh nhân; nếu quý vị là công nhân, thì đó là Bồ Tát công nhân. Dù quý vị đang làm bất kỳ nghề nghiệp nào, quý vị đều được gọi là phân thân thật sự của Bồ Tát.

Lại nói đối với quý vị đồng học đã xuất gia, quý vị nhất thiết phải học hiểu điều này, quý vị sẽ là Bồ Tát tỳ-kheo xuất gia, quý vị là Bồ Tát xuất gia. Quý vị so với những người cùng sống quanh mình khác biệt thế nào? Quý vị khởi tâm động niệm đều là thấu suốt tận cùng hư không, biến khắp pháp giới, quý vị không hề suy nghĩ vì tự thân mình, không một mảy may suy nghĩ cho tự thân mình, cũng không suy nghĩ vì đoàn thể nhỏ hẹp của mình, vì suy nghĩ như thế không lớn, thật không phải suy nghĩ lớn. Suy nghĩ của quý vị phải cùng khắp hư không pháp giới, chúng ta cần phải hỗ trợ giúp đỡ cho tất cả chúng sinh trong khắp cùng hư không pháp giới, giúp đỡ hỗ trợ họ phá mê khai ngộ, giúp đỡ hỗ trợ họ thành Phật, thành Bồ Tát, giúp đỡ hỗ trợ, cứu độ rộng khắp hết thảy chúng sinh. Suy nghĩ niệm tưởng như vậy mới tương ưng với “đại”.

Nhưng tuy có tâm nguyện như thế rồi, còn phải hành động nữa. Không thể nói chỉ cần có nguyện mà không thực hành, như thế không thể thành tựu. Tâm nguyện với thực hành phải đi đôi không tách rời, nhất định phải dùng nguyện dẫn dắt việc làm, dùng việc làm để thực hành tâm nguyện, biến tâm nguyện thành hiện thực. Phải hết lòng hết sức mà làm, khi làm không được vướng mắc nơi hình tướng, như vậy thì nhất định những việc làm ấy sẽ được tốt đẹp.

Ngày nay ở tại đây, đạo trường Cư Sĩ Lâm cùng Tịnh Tông Học Hội, có những vị lãnh đạo như thế, những viên chức như thế, nơi hội trường này một mực chỉ lo vì việc nghĩa, các vị đều là Bồ Tát cả. Các vị gần đây nhất là hết lòng hết sức lo việc hình thành thôn Di-đà, lo xây dựng một Niệm Phật Đường lớn lao, chẳng phải vì bản thân mình, cũng chẳng phải riêng vì một nhóm người thuộc Cư Sĩ Lâm, cũng chẳng phải riêng vì Tịnh Tông Học Hội, mà vì hết thảy các vị đồng tu niệm Phật trên toàn thế giới. Tâm niệm như vậy thật lớn rộng biết bao! Người trên khắp thế giới này nếu hoan hỷ niệm Phật, phát tâm niệm Phật, các vị đều hoan nghênh chào đón đến đạo trường này niệm Phật. Đó là tương ưng với “đại”, tương ưng với “vân”. Hy vọng trong tương lai chúng ta sẽ hết lòng hết sức làm cho đạo trường này cực kỳ tốt lành, cực kỳ đẹp đẽ, như thế là tương ưng với “tràng”.

Niệm Phật Đường này mỗi ngày có hai giờ giảng kinh, hiện nay tại đây mỗi ngày có 12 giờ niệm Phật. Tương lai sau khi thôn Di-đà xây dựng thành tựu tốt đẹp rồi, mọi người thường ở lại nơi đó. Điều kiện để được ở lại nơi ấy là quý vị phát tâm nghe kinh, niệm Phật, chỉ có một điều kiện thế thôi. Ngoài điều kiện đó ra thì không cần gì khác, đó là một điều kiện hết sức đơn thuần. Quý vị đến đó để ở lại, đến đó để niệm Phật, thôn Di-đà sẽ cúng dường quý vị suốt đời. Quý vị không cần phải mang đến đó một đồng xu nào. Quý vị bước vào thôn Di-đà, muôn duyên buông xả, ở lại đó để chuẩn bị thành Phật. Vì thế, sự cúng dường của bốn chúng trong mười phương cho quý vị là cúng dường chư Phật, là ruộng phước chân thật, là phước báu chân thật.

Mỗi một người đến niệm Phật trong Niệm Phật Đường, chúng ta đều biết người ấy là chư Phật Như Lai. Bước vào Niệm Phật Đường, đó là một vị Phật, chúng ta đem tâm hết sức cung kính, hết sức chân thành đến cúng dường vị ấy. Bốn chúng đồng tu ở Tân-gia-ba đều có tâm niệm như vậy, cho nên nhiều người nói dân Tân-gia-ba có phúc. Họ vì sao có phúc? Quý vị vì sao không có phúc? Vì quý vị không chịu phát tâm. Họ vừa phát tâm liền có phúc ngay trước mắt.

Đó là ý nghĩa của “đại vân tràng âm”, chúng ta phải biết nên tu học như thế nào, phải mang “đại vân tràng âm” đó vận dụng vào trong đời sống hằng ngày của mình. Nay tôi chỉ nêu việc Niệm Phật Đường để làm ví dụ tiêu biểu, nếu vận dụng được vào hết thảy các nghề nghiệp thì thảy đều trở thành những tiêu chuẩn tốt đẹp nhất, những nguyên tắc hoàn thiện tốt đẹp nhất, chúng ta cần phải thể hội được, phải vận dụng thích hợp. Vận dụng thích hợp được thì đó là quý vị học đúng, tu đúng. Nếu nhận hiểu được thì quý vị là Đại Vân Tràng Âm Chủ phương thần.

Trên pháp hội Hoa Nghiêm, mỗi một vị tôn thần đều là chư Phật Như Lai hóa thân, các vị không phải là những vị thần thông thường. Chư Phật Như Lai khi cần phải dùng thân nào để hóa độ chúng sinh, liền hóa hiện ra hình dạng thân ấy. Các vị ấy là người, nhưng chúng ta lại tôn xưng là thần, vì sao tôn xưng các vị là thần? Vì các vị ấy là bậc siêu nhân trí tuệ, năng lực hơn người, phương tiện thiện xảo siêu việt hơn người thường. Tôi nói rằng những người như vậy rất có thần khí, cũng là ý nghĩa đó, không phải người bình thường có thể so sánh được.

Dưới đây xem tiếp đến vị thứ tám.

[Kế Mục Vô Loạn Chủ phương thần]

Đối với ý nghĩa của toàn đoạn kinh văn này, chúng ta ngàn vạn lần cũng không được xao nhãng. Hàm nghĩa trong mỗi một danh hiệu đều là để dạy bảo chúng ta, chúng ta phải tu học như thế nào mới có thể lãnh đạo một phương? Mới có thể tạo ảnh hưởng đến đại chúng? Ý nghĩa trong mỗi một câu đều là đức Thế Tôn từ bi trí tuệ dạy bảo chúng ta. Vì thế, mỗi một câu đều phải lưu tâm kỹ lưỡng để nhận hiểu.

Chữ “kế” ở đây nói lên ý nghĩa là cao nhất. Kế là cái búi tóc, thời xưa khi chải đầu thì búi tóc là bộ phận nằm cao nhất trên đỉnh đầu, nên dùng biểu thị ý cao nhất. Mục là con mắt, vô loạn hay không rối loạn thì chúng ta đều hiểu rồi. Đó là biểu thị ý nghĩa gì? Đó là chỉ con mắt trí tuệ. Chúng ta ngày nay nói kiến giải cao minh thì trong đó có trí tuệ, có kiến giải. Từ nơi một con mắt, quý vị nhất định phải có sự liên tưởng suy ra; mắt của Bồ Tát ấy thông suốt sáng rõ, thì tai ngài cũng phải thông suốt sáng rõ, tai mắt thông suốt sáng rõ thì mới thấy được tướng chân thật của vũ trụ nhân sinh. Chỉ khi các ngài thấy được sáng suốt rõ ràng, thấy được gốc bệnh của tất cả chúng sinh nằm ở đâu, thì sự giáo hóa của các ngài mới có công hiệu.

Đặc biệt trong ba cõi sáu đường, chúng sinh khổ nạn vô biên, những nỗi khổ ấy là từ đâu mà có? Do nguyên nhân gì phát sinh? Bồ Tát đối với những nghiệp nhân quả báo trong đó đều thấy được rõ ràng minh bạch. Bồ Tát ứng thân hóa hiện trong thế gian đó, ví như trong thế gian lại có nhiều sự mê hoặc quyến dụ, Bồ Tát ở trong đó trước sau đều có thể tự bảo vệ duy trì, trụ yên không rối loạn, tuyệt nhiên không hề bị trần cảnh bên ngoài làm cho dao động, rối loạn. Đó là công phu định lực đến bậc cao thâm, thấy biết được rõ ràng. Thấy biết rõ ràng minh bạch là trí tuệ cao thâm, nên các vị mới có thể thành tựu sự nghiệp, các vị giáo hóa chúng sinh mới có thể tùy bệnh cho thuốc hiệu quả.

Điều đó trong kinh điển đức Phật đã vì chúng ta mà giảng giải rất nhiều. Phật giảng về gốc bệnh của tất cả chúng sinh, có thể nói suốt một đời ngài, trong 49 năm thuyết giảng không chỉ là vạn lần, thường nói rất nhiều, ngàn lời muôn câu đều nhắc đi nhắc lại nhiều lần, thật là từ bi đến mức cùng cực. Gốc bệnh vốn ở nơi tham sân si, tức là phiền não ba độc. Tham sân si ấy lại quy về một chữ duy nhất là tham. Vì tham không được mới sinh sân hận. Nếu tham được rồi thì vui vẻ, thì không nổi sân, cho nên sân vốn từ tham khởi sinh. Ngu si cũng từ tham sinh khởi. Tham là cội gốc chung. Có ai là người không tham? Nếu người không tham, nhất định không vào trong sáu đường luân hồi, thậm chí có thể nói rằng, người chân chính không có tâm tham, chẳng những không đọa vào sáu đường, mà cho đến mười pháp giới cũng không rơi vào. Người ấy phải trụ nơi pháp giới nhất chân, người ấy không trụ nơi mười pháp giới.

Vì thế, tham là gốc của tai họa, nhưng có mấy người biết được điều đó? Có mấy người thấu rõ? Mỗi người đều ôm chặt một chữ “tham”, xem đó như việc tốt đẹp, vướng mắc tham luyến không thể lìa bỏ. Phật thấu suốt rõ ràng minh bạch, Phật dạy rằng tất cả chúng sinh vốn đã thành Phật, vậy chúng ta hiện nay vì sao không thành Phật được? Đều là do còn mang gốc bệnh ấy, gốc bệnh ấy phải nhổ bật lên, thì quý vị mới thành Phật được. Vì thế chúng ta cần rõ biết, Phật không có tâm tham, các vị Thanh văn, Duyên giác, Bồ Tát quyền giáo đều vẫn còn, chỉ có Phật là hoàn toàn không. Các vị Thanh văn, Duyên giác, Bồ Tát ấy đều là thánh nhân, tâm niệm tham của các vị là hết sức nhỏ nhiệm, mỏng manh, phàm phu trong sáu đường thì tâm tham sâu nặng, mạnh mẽ, mà nghiêm trọng nhất là những chúng sinh trong ba đường ác. Chúng ta tu hành là tu những gì? Phải xa lìa tâm tham mới xong, phải buông xả tâm tham mới xong, khi ấy quý vị không còn rối loạn nữa.

Đức Phật đã ngàn lời muôn câu đinh ninh dạy bảo, chúng ta nghe rồi hiểu rõ, thấu triệt minh bạch, cúi đầu vâng nhận, nhưng rồi tâm tham vẫn còn. Nguyên nhân là vì sao? Là vì tập khí từ vô số kiếp đến nay, khiến chúng ta không tự mình làm chủ được mình. Vậy ai là người làm chủ? Chính là tâm tham. Vận mạng của chúng ta đều do tham sân si làm chủ, đều bị tham sân si chuyển biến, quý vị làm sao không đọa vào ba đường ác? Quý vị sau khi chết làm sao khỏi thành quỷ? Người chết rồi đều thành quỷ cả. Vì sao thành quỷ? Do tâm tham biến thành quỷ đói, điều đó mọi người đều biết, trong kinh Phật thường dạy. Tâm sân hận là địa ngục, tâm si mê là súc sinh. Tham sân si là nghiệp nhân của ba đường ác. Chúng ta tâm niệm tham sân si còn nặng nề như thế, quý vị làm sao có thể không rơi vào ba đường ác? Cần phải tỉnh ngộ đi thôi!

Chúng ta sinh trưởng vào thời đại này, thời đại mà trong kinh Phật gọi là “ngũ trược ác thế”, hiện nay những điều xấu ác uế trược đã đến mức cùng cực, không chỉ là những xấu ác uế trược thông thường. Uế trược là ô nhiễm, quý vị nghĩ mà xem, ngày nay địa cầu này hoàn cảnh sinh thái thật ô nhiễm, chuyện ăn uống của chúng ta, như trước đây lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam từng nói, chúng ta hiện nay ngày ba bữa chẳng phải ăn cơm mà là uống thuốc độc. Người đời ăn thịt, thịt có độc. Tôi ở Đài Loan giảng kinh, có vị đồng tu ở đó nói với tôi, Đài Loan hiện nay nuôi lợn chỉ năm tháng là giết thịt, chỉ năm, sáu tháng là đã giết thịt rồi, mà lợn hết sức to lớn béo mập. Vì sao vậy? Vì mỗi ngày đều dùng kim chích, mỗi ngày đều tiêm thuốc vào, nên lợn lớn rất nhanh, rất béo mập. Thịt lợn như thế có độc, ăn vào sẽ bị ung thư. Nuôi gà cũng chỉ sáu tuần là giết thịt. Vì thế thịt không nên ăn, do cửa miệng như thế mà mắc bệnh. Ăn chay cũng không xong, rau cải đều có thuốc, nên cũng là uống thuốc độc. Ăn cơm thì hạt gạo cũng lẫn với bột hóa học, khiến hạt gạo trông rất đẹp, rất hấp dẫn, toàn là do đã thêm các chất độc vào. Uống nước thì nghe nói trong nước có hóa chất để làm tiêu độc, kỳ thật chẳng phải tiêu độc mà là hạ độc. Quý vị có thể thấy được là sự ô nhiễm đã đến mức nào, uế trược đã đến mức độ nào rồi. Lại thêm tinh thần cũng ô nhiễm, tư tưởng ô nhiễm, kiến giải ô nhiễm. Đức Phật nói đời nay uế trược xấu ác, thật không sai chút nào. Xấu ác là mười điều ác, chính là những điều nói chung mọi người trong xã hội ngày nay đều nghĩ, đều làm. Thân làm những việc giết hại, trộm cướp, tà dâm, miệng nói những lời dối trá, hai lưỡi, thêu dệt, ác độc, ý nghĩ toàn những chuyện tham sân si, toàn những điều xấu ác như thế. Ngày nay xấu ác thật đã cùng cực, uế trược thật đã cùng cực, thế giới như thế thật rất đáng sợ.

Vì thế, có vị đồng tu đến hỏi tôi, tại thế giới như thế này, vị ấy nói rằng quả thật sống chết là việc lớn. Tôi bảo vị ấy, ông nói sai rồi, sống chết là việc nhỏ, chẳng phải việc lớn. Vậy chuyện gì là lớn? Là chuyện chết rồi tái sinh. Người ấy nói sống chết, tôi nói chết rồi tái sinh. Từ sinh ra đến chết đi là hết chuyện, nào thấy có gì là việc lớn? Chết rồi tái sinh thì không giống như vậy, sau khi chết rồi quý vị sinh về đâu? Đó mới là việc lớn. Phật dạy chúng ta rằng, sau khi chết quý vị có mười con đường để đi vào, là mười pháp giới, quý vị đi đến pháp giới nào? Chuyện như vậy là rất lớn, quý vị cần phải rõ biết, quý vị cần phải tự mình chọn lựa, bởi vì chúng ta sinh ra trong xã hội như hiện nay, nói thật ra thì lúc nào cũng có thể chết, ở nơi nào cũng có thể chết, không biết được tai nạn nào sẽ xảy đến với mình cả. Mỗi ngày đều nghe tin tức truyền đi, người này, người kia, đã chết như thế, như thế... Chúng ta cần phải thấy biết cho thật rõ ràng, cho thật minh bạch, rằng sau khi chết sẽ đi về đâu? Điều đó hết sức trọng yếu.

Phật dạy chúng ta rằng, chọn lựa thù thắng nhất đương nhiên là đi làm Phật, đó là đệ nhất thù thắng. Muốn làm Phật thì phương pháp tốt nhất không gì hơn trì danh niệm Phật. Các phương pháp khác tuy cũng tốt, nhưng đều chỉ là theo lý mà nói. Pháp Hoa, Hoa Nghiêm đều thuyết dạy trong một đời thành Phật, nhưng đã có mấy người tu tập Pháp Hoa, tu tập Hoa Nghiêm thành Phật? Thật chưa từng nghe. Trong kinh Hoa Nghiêm chỉ thấy có đồng tử Thiện Tài, về sau nữa không nghe có ai khác. Trong kinh Pháp Hoa chỉ thấy có mỗi Long nữ thành Phật, ngoài ra không nghe nói có người nào khác y theo kinh Pháp Hoa được thành Phật. Vì thế, nói lý có thể thông suốt, nhưng về sự thì không thấy được. Trong Tịnh độ tông, người đới nghiệp vãng sinh, vãng sinh rồi được quả bất thối, thẳng đến thành Phật, chúng ta quả thật có thấy. Từ xưa đến nay, những người tu tập pháp môn này thành công thật nhiều không biết bao nhiêu. Như vậy không thể nào sai dối được!

Như thế nào mới được thành công? Muôn duyên đều buông xả, nhất tâm chuyên niệm. Nhất tâm tức là không rối loạn. Ở đây dạy về “Kế Mục Vô Loạn Chủ phương thần”, quý vị chỉ cần có thể thực hiện được nhất tâm không rối loạn, đó là quý vị thành tựu rồi. Quý vị tự mình có thể thành tựu rồi, thì nhất định quý vị có thể tạo ảnh hưởng đến cả một vùng. Người trong vùng đó thấy được sự thành tựu của quý vị, thấy được sự tốt đẹp của quý vị, mọi người đều đến học theo quý vị, bắt chước làm theo quý vị. Nhưng nếu còn một mảy may tâm tham, còn một mảy may chưa buông xả, thì quý vị không thể nào thành tựu, sự vãng sinh của quý vị chưa thể nắm chắc, đó là điều quan trọng. Nếu thật sự việc vãng sinh đã nắm chắc, muôn duyên đều buông xả, thì sau đó lúc nào ra đi cũng đều tự tại, hoàn toàn không vướng mắc. Không thể nói khi Phật A-di-đà đến tiếp dẫn quý vị vãng sinh, quý vị lại thưa rằng: “Bạch Phật, con còn có việc chưa làm xong, đợi con một chút.” Không thể có chuyện đó. Bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, trong lòng không chút vướng mắc, không chút vướng mắc nơi này, thì quý vị mới có thể ra đi được.

Vì thế, khi còn ở lại thế gian này thì hết thảy đều tùy duyên, dù thế nào cũng tốt cả, nhất định không tính toán hơn thua. Nhất là người học Phật chúng ta, học Phật tức là học giác ngộ, học thấu suốt rõ ràng, thật sự giác ngộ rõ ràng minh bạch. Thế gian này hết thảy các pháp đều là giả tạm, không phải chân thật. “Phàm những gì có hình tướng đều là hư vọng.” Quý vị đều đã rõ biết điều đó. “Hết thảy pháp hữu vi, như mộng ảo bào ảnh”, có gì đáng để tính toán hơn thua? Có gì đáng để vướng mắc bám chấp?

Hôm nay buổi chiều vừa ăn cơm xong, ni sư Nhẫn đến gặp tôi, nói rằng món rau cho hơi nhiều muối, không biết có hợp khẩu vị sư phụ chăng? Tôi bảo bà ấy, ngày trước khi Đại sư Hoằng Nhất còn tại thế, người nấu bếp nấu món rau quá mặn, Đại sư Hoằng Nhất vỗ tay nói: “Tốt, tốt, rau mặn ăn ngon.” Không có gì là không tốt cả. Nếu như quý vị đối với việc ăn uống còn có sự xét nét, còn xem trọng, thì quý vị không thể vãng sinh. Vì sao vậy? Vì đối với thế giới này vẫn còn rất vướng mắc, rất lưu luyến, nên không rời đi được. Tu hành phải tu ở chỗ nào? Chính là trong đời sống thường ngày. Mỗi ngày đều bảo quý vị phải quán xét rõ ràng, đều bảo quý vị phải buông xả. Những chuyện như món này mặn, món kia nhạt mà không buông xả được, quý vị làm sao có thể vãng sinh? Niệm Phật như thế chẳng phải uổng công niệm rồi sao? Như thế nào cũng tốt cả. Nếu tự thân mình đòi hỏi phải thế này, thế kia, quý vị thành người phiền toái, quý vị làm khó cho người. Vào thời Thế Tôn còn tại thế, ngài mang bát đi khất thực, mọi người cúng dường món gì thì ăn món ấy. Ngài không hề nói: “Các vị cho ta món này mặn quá, món kia nhạt quá.” Đức Phật có bao giờ nói với mọi người như thế không? Chúng ta ngày nay phải học theo như thế nào? Vì thế, quý vị cần phải ghi nhớ, nếu quả thật là người học Phật mà quý vị xét nét điều này, điều nọ, rồi lại đòi hỏi người khác chuyện mặn nhạt, rồi trách mắng, hoặc tra xét tới lui, vậy thì xem lại quý vị có phân biệt chấp trước hay không? Chuyện ăn mặc, chỗ ở đều không lưu tâm, vậy còn vướng mắc chuyện này chuyện kia làm gì nữa?

Thật sự tu học phải tu từ chỗ nào? Phải từ trong cuộc sống hằng ngày. Nếu quý vị thật sự phải kén lừa mùi vị, tốt nhất là nấu thức ăn với nước lã, không nêm nếm gì cả, đến lúc ăn thì gia vị này khác đều chuẩn bị tại chỗ cho quý vị, đủ các món dầu, muối, tương, giấm... để quý vị tự nêm nếm, đó là một cách rất tốt. Vì thế, khi tôi ở nước ngoài, trong phòng ăn thấy có rất nhiều các món ăn không nêm nếm gì cả, lại có tiêu, muối, tương, dầu... các thứ gia vị đặt cạnh đó, quý vị tự mình nêm nếm. Tôi thấy người nước ngoài như vậy thật thông minh, quý vị thích ăn nhạt thì tự làm nhạt, thích ăn mặn thì tự thêm muối vào, mỗi người đều có thể hợp với khẩu vị của riêng mình. Nhưng đối với người tu học Phật pháp như chúng ta thì nhất định không được có sự chọn lựa, đó gọi là tùy duyên. Nếu có chọn lựa thì gọi là vướng mắc theo duyên. Đó là tôi chỉ nêu ra một điều rất nhỏ để làm ví dụ thôi.

Tuy nhiên, dù là việc gì cũng đều phải từ nơi chỗ nhỏ nhặt này mà khởi sự công phu, điều lễ nhỏ cũng phải chú ý, việc nhỏ nhặt cũng phải giữ gìn, đó là điều nhân nhỏ, điều nghĩa nhỏ. Quý vị nếu không từ chỗ nhỏ nhặt này mà hạ thủ công phu, việc nhỏ đã xao nhãng, việc lớn nhất định phải rối loạn, chắc chắn không làm được. Cho nên, trong cuộc sống thường ngày đối với mỗi một điểm nhỏ nhặt đều phải chú ý tu tập. Tu tập thế nào? Bao nhiêu vọng tưởng phân biệt chấp trước đều trừ sạch, nhất định dù làm việc gì cũng thấy tốt, gặp việc gì cũng đều hoan hỷ. Khi phân biệt chấp trước hoàn toàn không còn nữa, quý vị liền được tự do tự tại, quý vị mới có thể thực sự thường sinh tâm hoan hỷ, sáu căn của quý vị tiếp xúc với cảnh giới sáu trần mới không bị ngoại cảnh làm cho nhiễu loạn.

Vì thế, hai chữ “tu hành” cần phải hiểu cho thật rõ ràng sáng tỏ. Hành tức là mọi hành vi trong cuộc sống. Hành vi trong cuộc sống có sai lệch, đem những hành vi sai lệch đó tu sửa cho chính đáng, gọi là tu hành. Ngàn vạn lần cũng không được hiểu sai, cho rằng tu hành thì nhất định mỗi ngày đều phải tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền, lạy Phật, gọi đó là tu hành. Nếu như sự tu hành đó đối với cuộc sống hằng ngày của quý vị không thể tương ưng, thì đó là quý vị không có tu, căn bản quý vị đã không hiểu được thế nào là tu hành. Phương thức tu hành cũng giống như chúng ta theo học trong nhà trường. Trong nhà trường học được điều này, điều nọ, là để khi bước vào xã hội phải vận dụng, học là để mang ra dùng. Chúng ta ở trong Phật đường, ở trong giảng đường học rồi, lìa khỏi giảng đường phải vận dụng được vào trong sinh hoạt thường ngày, học để mang ra dùng, đó gọi là tu hành. Học rồi lại không liên can gì đến cuộc sống thường ngày của chính mình, thì đó không gọi là tu hành. Hành vi, tư tưởng của quý vị vẫn y nguyên như cũ, không có một mảy may cải thiện. Chúng ta phải xem kỹ các bậc đại đức xưa nay, các vị đã nêu ra cho ta những điển hình, khuôn mẫu, chúng ta cần phải lưu ý, cần phải noi theo, cần phải học tập theo các vị.

Dưới đây xem tiếp vị thứ chín.

[Phổ Quán Thế Nghiệp Chủ phương thần]

Phạm vi bao hàm của đức hiệu này hết sức rộng lớn. Chữ “phổ” so với trước đây đã nói, ý nghĩa cũng tương đồng. Tâm lượng rộng khắp, khởi tâm động niệm biến duyên khắp hư không pháp giới, đó gọi là phổ. Quán là quán sát, phải dùng đến trí tuệ. Thế nghiệp, thế là thế gian, kinh Hoa Nghiêm vừa mở ra phẩm thứ nhất là phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm, tựa đề phẩm này tôi đã có giới thiệu với quý vị. Thế chủ có ba loại. Hữu tình thế chủ là các vị vua trong cõi trời, người, các vị lãnh tụ trong các tầng lớp xã hội, đó là hữu tình thế chủ. Khí thế gian chủ là như trong kinh nói đến các vị thần chúng này, là khí thế gian chủ. Loại thứ ba là Chánh giác thế chủ, Chánh giác thế chủ là đức Như Lai. Ở đây chữ “thế” có thể bao gồm cả ba loại thế chủ, chúng sinh trong ba loại thế gian tạo ra hành nghiệp như thế nào? Do đó có thể biết, bốn chữ “phổ quán thế nghiệp” này bao quát hết toàn bộ y chánh trang nghiêm trong thế gian và xuất thế gian, quả thật không một pháp nào nằm ngoài. Như thế không chỉ là có trí tuệ cao siêu, mà thật ra phải là trí tuệ viên mãn, trí tuệ viên mãn mới có thể làm được như vậy, trí tuệ thông thường không thể làm được.

Đương nhiên chỗ này trong kinh chúng ta đều biết, các vị đại chúng dự hội này đều là chư Phật Như Lai thị hiện hóa thân, nên tất nhiên các vị có năng lực đó, không thành vấn đề. Năng lực như thế các vị phải có đủ, nếu không thì các vị không thể rộng độ hết thảy chúng sinh. Trong bốn hoằng thệ nguyện có “Pháp môn vô lượng thệ nguyện học”, chính là mang ý nghĩa này. Đối với các pháp thế gian và xuất thế gian, hết thảy không một pháp nào là không thông suốt, không làm được. Người thế gian xưng tán là thượng đế, người các tôn giáo xưng tán là thượng đế “toàn tri toàn năng”, chính là ý nghĩa đó, không phải điều chúng ta hiện nay có thể học ngay được.

Vậy thì chúng ta hiện nay phải học theo như thế nào? Điều đó có quan hệ rất lớn đối với sự phát nguyện của mỗi cá nhân. Giống như các bậc cổ đức, trong kinh cũng có nói, nếu chúng ta phát nguyện, trước tiên thành tựu bản thân mình, sau khi thành tựu lại cứu độ chúng sinh, tốt nhất là quý vị phát nguyện đến đạo trường của các vị ấy làm hội chúng. Trong tương lai thôn Di-đà xây dựng xong rồi, quý vị phát nguyện trước độ bản thân mình, trước cầu vãng sinh, quý vị ở nơi thôn Di-đà, trong Niệm Phật Đường, làm một người tu hành thanh khiết, chỉ cần biết nghe kinh niệm Phật, đối với mọi sự việc khác đều không nghe, không hỏi, trong tâm quý vị thực sự thanh tịnh. Quý vị có thể thật sự đạt được thân tâm thanh tịnh, không nhiễm bụi trần, việc vãng sinh thế giới Tây phương Cực Lạc nhất định là chắc chắn. Đó là quý vị tự độ cho mình thành tựu, gác lại những sự học rộng nghe nhiều, đợi về đến thế giới Tây phương Cực Lạc mới học lại, hiện nay không học. Tu học như thế là sự chọn lựa của một nhóm người, rất chính xác.

Ngoài ra lại có một nhóm người khác, đó là những người phát tâm Bồ-đề, tự mình chưa thành tựu nhưng trước tiên hóa độ chúng sinh. Nếu quý vị phát nguyện như thế, thì việc này việc khác đều phải hết sức học hỏi. Phát nguyện trước độ chúng sinh, sau tự mình mới thành Phật đạo, trong đó cũng có hai nhóm người.

Thứ nhất là những người giảng kinh thuyết pháp. Giảng kinh thuyết pháp là trước độ người khác, sau mới độ chính mình. Người như thế cần phải thông suốt am tường hết thảy các pháp thế gian và xuất thế gian, quý vị mới có thể giảng kinh thông suốt, quý vị mới có thể giảng giải khế cơ. Quý vị thông rõ Phật pháp, không thông rõ pháp thế gian thì giảng pháp khế lý mà không khế cơ. Thông rõ pháp thế gian, không thông rõ Phật pháp thì giảng pháp khế cơ mà không khế lý. Vì thế, người giảng kinh đối với các pháp thế gian và xuất thế gian đều phải thông suốt. Hiện tại Trường giang có nạn lụt, quý vị có khả năng đề xuất một phương pháp nào đó để trừ nạn lụt được hay không? Quý vị không thể không biết, quý vị không thể nói đó không phải là Phật pháp. Nói thật ra, có pháp nào lại không phải là Phật pháp? Tất cả các pháp đều là Phật pháp. Vì thế một vị pháp sư giảng kinh, không chỉ đối với trong Phật pháp thì hết thảy các tông phái, tánh tướng, hiển giáo, mật giáo đều phải rõ biết, mà hết thảy những học thuật của thế gian, hết thảy các nghề nghiệp cũng đều phải biết qua đại lược, quý vị mới có thể có phương pháp giúp đỡ chúng sinh phá mê khai ngộ, lìa khổ được vui, quý vị mới có năng lực thay người chỉ đường. Đó là một nhóm người.

Nhóm người thứ hai là những người phát tâm dẫn dắt mọi người, hộ trì đạo trường. Quý vị cũng phải rõ biết cả pháp thế gian và xuất thế gian. Quý vị rõ biết pháp xuất thế gian thì mới không đi theo phương hướng sai lệch. Quý vị có thể chủ trì đạo trường, dẫn dắt đạo trường, dẫn dắt chúng sinh tu học, dẫn đường như vậy mới chính xác. Quý vị cần phải rõ biết cả pháp thế gian, rõ biết thế thái nhân tình, vì trong số nhiều người cùng sống chung, cùng tu tập một nơi, mỗi người đều có tư tưởng, quan niệm, bối cảnh sống khác biệt nhau, nếu quý vị đối với nhiều người như thế không rõ biết, thì quý vị làm sao có thể điều hành hòa hợp đại chúng, khiến cho đại chúng khi cùng nhau niệm Phật không khởi sinh phiền não, thường sinh tâm hoan hỷ? Điều đó thật không đơn giản, đòi hỏi phải có học vấn rộng, không phải đơn giản mà làm được.

Những người phát tâm Bồ-đề như vậy, thảy đều là bỏ thân mình mà lo cho người, trước vì người khác sau mới đến bản thân mình, phát tâm Bồ Tát như vậy. Tuy nhiên, dù trước lo cho người, sau lo cho mình, nhưng tự thân cũng phải có một mục tiêu tối thiểu phải đạt. Mục tiêu tối thiểu là gì? Quyết định phải được sinh về Tịnh độ. Sinh về Tịnh độ, dù phẩm vị thấp cũng không hề gì, dù vãng sinh ở phẩm vị thấp nhất cũng được, cũng là thành tựu. Nếu như chỉ mê mải lo việc giúp đỡ người khác, người khác được vãng sinh thành Phật, còn mình vẫn loay hoay trong sáu đường luân hồi, lại đọa vào ba đường ác, đó là sai lầm. Vì thế, tự mình phải đặt ra mục tiêu tối thiểu, quyết định phải vãng sinh, vãng sinh với phẩm vị rất thấp, không hề gì, chỉ mong cho mọi người đều được phẩm vị cao hơn so với mình, đó là Bồ Tát phát tâm. Tiêu biểu như vậy trong các Bồ Tát là Bồ Tát Địa Tạng, địa ngục chưa trống không, thề không thành Phật. Học trò của Bồ Tát Địa Tạng, có biết bao người đã sớm thành Phật, ngài vẫn còn là Bồ Tát. Vì thế, tự mình phải có giới hạn mục đích thấp nhất, điều đó nhất định phải biết. Giới hạn mục đích đó có đạt được hay không? Có thể đạt được. Chỉ cần quý vị có tâm thực hành, quý vị mỗi ngày đọc kinh, mỗi ngày đều sống theo giáo pháp mà chuyển hóa, thực sự tương ưng với lời dạy trong kinh, đó là thực hành, thì việc vãng sinh có thể nắm chắc được. Đối với các pháp thế gian không một chút lưu luyến, vẫn là một câu đã nói, phải thực sự buông xả, không một mảy may lưu luyến, thì quý vị có thể nắm chắc được việc sẽ vãng sinh.

Quý vị nghe tôi thuyết giảng như vậy rồi có sinh ra hoài nghi hay không? Lát nữa hẳn không khỏi sẽ có người đến hỏi tôi: “Bình thường thầy dạy chúng tôi chỉ nên chọn một pháp môn để thâm nhập, bây giờ thầy lại dạy chúng tôi môn nào cũng phải học, rốt lại thì chúng tôi nên thực hành một pháp môn hay nhiều pháp môn?”

Hiện nay thì mọi người vẫn cần phải chọn một pháp môn để thâm nhập, nhất thiết không được tu tập nhiều pháp môn. Vì sao vậy? Để trồng sâu cội gốc, căn bản nhất định ở một pháp môn thôi.

Bao nhiêu lâu sau mới có thể học tập thông suốt các kinh điển khác cũng như các thư tịch thế gian? Người xưa đưa ra tiêu chuẩn là 5 năm, sau thời gian là 5 năm, như vậy rất hợp lý. Hiện tại chúng ta cần chuyên tâm ít nhất là 5 năm, trước tiên phải có 5 năm giữ tâm an định, trong 5 năm đó muôn duyên đều buông xả. Bởi vì trong 5 năm này chúng ta đặt nặng vào căn bản trí, đặt nặng vào tâm thanh tịnh. Tâm thanh tịnh thì thân thanh tịnh, cảnh giới thanh tịnh, 5 năm học như vậy. Tâm thanh tịnh khởi tác dụng liền sinh trí tuệ, trí tuệ khai mở rồi, học qua hết thảy kinh điển rất dễ dàng thông đạt, không phải mất nhiều sức lực. Khi ấy quý vị đọc kinh Phật, tùy tiện đọc lướt qua đều nhận hiểu thông suốt hết. Mỗi bộ kinh chỉ cần đọc qua một số trang, không nhất thiết phải đọc hết mà vẫn hiểu rõ, nên tốc độ như vậy rất nhanh.

Quý vị có thể không tin được điều này, nhưng quý vị thử nghĩ xem, trong Lục Tổ Đàn Kinh, Đại sư Huệ Năng không biết chữ, ngài học kinh cần phải có người khác cầm bản kinh đọc cho ngài nghe. Thiền sư Pháp Đạt tìm đến ngài tham học. Ngài Pháp Đạt học kinh Pháp Hoa, tụng đọc kinh Pháp Hoa hết sức thuần thục. Ngài Pháp Đạt đến Tào Khê tham bái Lục Tổ, gặp được rồi, nhìn thấy Tổ sư liền quỳ lạy, nhưng khi quỳ lạy thì đầu không sát đất. Đại sư Huệ Năng nhìn thấy, biết người lạy đầu không sát đất. Đầu không sát đất là ý nghĩa gì? Là không cung kính, lạy thì có lạy, nhưng ngạo mạn. Vì thế khi người lạy đứng dậy rồi, ngài liền hỏi, ông học được pháp môn gì? Ta thấy dường như ông có chỗ rất kiêu ngạo. Không sai, Pháp Đạt quả có sự kiêu ngạo, ông tụng kinh Pháp Hoa đã được 10 năm, niệm qua được đến ba ngàn lượt, cho nên kiêu ngạo. Chúng ta đều biết là Kinh Pháp Hoa rất dài, mỗi ngày nói chung chỉ có thể tụng qua được một lượt, ba ngàn lượt thì đúng là xấp xỉ 10 năm. Vì làm được thế nên ngạo mạn, gặp Đại sư Huệ Năng mà lạy xuống đầu không sát đất. Đại sư hỏi ông, kinh Pháp Hoa giảng về nghĩa gì? Ông không nói được. Như thế thật xấu hổ, chỉ một lần sát hạch thôi, một lần đã không qua được. Ngài Pháp Đạt hối lỗi, cầu xin Đại sư chỉ dạy. Đại sư Huệ Năng nói, kinh ấy ta chưa từng nghe người khác tụng, ông tụng kinh cho ta nghe xem. Pháp Đạt đối với kinh này quá thuần thục, liền khởi tụng từ đầu kinh. Tụng đến phẩm thứ hai, phẩm Phương Tiện, Đại sư Huệ Năng nói: Thôi đủ rồi, dừng lại, không cần tụng nữa, ta đã hiểu hết rồi. Đó chẳng phải là một ví dụ quá rõ ràng hay sao? Khi tâm quý vị thanh tịnh, trí tuệ khai mở, một lần tiếp xúc liền thông suốt hết, có lý nào còn phải giảng tiếp phần sau? Phần sau không cần giảng nữa.

Trong đạo trường này của chúng ta, hết thảy quý vị cần phải thực sự có sự gắng sức, cần phải có công phu. Quý vị nghe tôi giảng kinh Hoa Nghiêm, giảng đến chỗ này nếu quý vị đã thấu hiểu thông suốt, phần tiếp theo có cần nghe nữa hay không? Phần tiếp theo không cần giảng, không cần nghe. Điều đó là đúng thật, hoàn toàn là sự thật. Cho nên các bậc cổ đức mới nói: “Thông suốt một bộ kinh thì thông suốt tất cả kinh.” Chúng ta hôm nay dùng một bộ kinh để trồng sâu cội gốc, hy vọng đối với một bộ kinh này có thể thông suốt, thì sau này xem tất cả các kinh khác đều không phải mất nhiều khí lực.

Tôi thường nói, sau này quý vị ra giảng kinh có cần chuẩn bị hay không? Cần phải chuẩn bị. Chuẩn bị những gì? Xem trước trong kinh có những từ ngữ mới mình chưa biết hay không? Đối với từ ngữ mới chưa học, không được tùy ý nói bừa, nhất định phải tra cứu cho rõ ràng. Tra từ ngữ rồi, còn phải tra cứu thêm điển cố, nếu có những tên danh nhân, phải tra cứu điển tích. Việc phát huy ý tứ có thể tự do, hết sức tùy ý, không cần phải chuẩn bị, quý vị đã hiểu rồi thì hết thảy đều sẽ thông suốt rõ ràng. Vì thế, trong việc chuẩn bị giảng kinh thì chỉ phải xem xét kỹ có những từ ngữ mới nào hay không, cùng lắm trích ghi ra cả đoạn văn là xong. Khi quý vị lên bục giảng vì người khác diễn thuyết, tự nhiên được tâm ứng hợp thuận lợi.

Nếu chưa thành tựu được căn bản mà quý vị vừa khởi đầu đã chạy theo nghe nhiều học rộng, điều đó sẽ dẫn đến cực kỳ khó khăn khốn đốn. Vì sao vậy? Vì quý vị không có sự nhận hiểu, giác ngộ. Sự nghe nhiều học rộng của quý vị toàn là dùng trí nhớ, liệu quý vị có thể nhớ được bao nhiêu? Tuổi tác cao thì trí nhớ suy giảm, sự khó khăn khốn đốn càng nhiều hơn. Vì thế, mọi việc không thể dựa vào trí nhớ, phải dựa vào sự khai ngộ, sự nhận hiểu giác ngộ. Ý nghĩa trong đạo lý ấy hết sức thâm sâu, hết sức phức tạp, phải nhận hiểu cho thật rõ, sau đó mới có thể biết được chúng ta nên tu học như thế nào.

Tứ hoằng thệ nguyện đã dạy cho chúng ta biết về trình tự tu học. Bất luận là pháp thế gian hay Phật pháp thì khởi đầu vẫn cần phải xác lập chí hướng. Người có học ở thế gian thường nói, chí hướng chưa xác lập thì sự dụng công, công phu không có chỗ đắc lực. Tôi thường nói, nếu không vận dụng được thì học vấn của quý vị chưa thành tựu. Người đời quan trọng nhất là sự xác lập chí hướng, trong Phật pháp gọi là phát nguyện. Nguyện dẫn đường cho quý vị tu hành, nguyện là phương hướng, là mục tiêu nhắm đến. Vì thế đức Phật trước hết khuyên người phát nguyện: “Chúng sinh vô biên thề nguyện độ.” Không chỉ là phát nguyện làm như vậy trong một đời này thôi, mà là đời đời kiếp kiếp, cho đến cùng tận vị lai, chúng ta vẫn nguyện sẽ luôn làm như vậy. Điều phát nguyện này, chư Phật Như Lai đều làm, hết thảy chư Bồ Tát đều làm, chúng ta phải học theo Phật, phải học theo Bồ Tát, cho nên suốt một đời này cũng phải làm như vậy.

Thế nào gọi là độ? Trong câu nguyện trên nói “chúng sinh vô biên”, vô biên là tận cùng hư không, biến khắp pháp giới, quý vị thấy là phạm vi rất lớn. Phạm vi này trong kinh thường dùng chữ “đại” là lớn lao, chữ “phổ” là rộng khắp, đều tương ưng, nghĩa là không có giới hạn, không có bờ mé. Cần phải phát tâm lớn lao như vậy. Nói “hết thảy chúng sinh” là hữu tình, vô tình đều bao quát hết trong đó, không bỏ sót chúng sinh nào. Chữ độ mang ý nghĩa gì? Nếu nói theo ngôn ngữ hiện đại thì là quan tâm nhớ đến, thương yêu bảo bọc, giúp đỡ hỗ trợ. Giúp đỡ hỗ trợ là tiêu chuẩn, giúp đỡ hỗ trợ chúng sinh phá mê khai ngộ, giúp đỡ hỗ trợ chúng sinh thấu triệt sinh tử, giúp đỡ hỗ trợ chúng sinh vượt thoát ngoài ba cõi, giúp đỡ hỗ trợ chúng sinh siêu việt mười pháp giới, giúp đỡ hỗ trợ chúng sinh trọn thành quả Phật, như vậy thì việc cứu độ mới được viên mãn. Chúng sinh chưa thành Phật, sự cứu độ của quý vị chưa được viên mãn. Chúng sinh tuy đã thành Bồ Tát, Bồ Tát cũng còn chưa được, vẫn chưa hoàn tất. Cũng giống như cha mẹ lo cho con cái, lo đến vào đại học, đến khi tham gia nghiên cứu, nhưng còn chưa tốt nghiệp thì cha mẹ vẫn còn phải lo. Lo mãi đến lúc tốt nghiệp rồi thì con cái mới đủ sức bước vào xã hội, mới có thể tự lập. Vì thế, chúng ta giúp đỡ hỗ trợ chúng sinh, nhất định phải giúp đỡ hỗ trợ cho đến khi chúng sinh thành Phật, chúng sinh còn ở địa vị Bồ Tát đẳng giác cũng chưa được, vẫn phải quan tâm lo lắng, vẫn còn phải giúp đỡ hỗ trợ. Tiêu chuẩn của việc cứu độ chúng sinh là ở chỗ đó.

Vậy phải như thế nào mới thực hiện được? Nhất định trước hết phải tự độ bản thân mình. Tự bản thân mình chưa độ lại muốn cứu độ người khác, trong kinh Phật thường nói là “không có lẽ ấy”. Thật không có lý nào như vậy, nên trước hết nhất định phải tự độ cho bản thân mình, sau đó quý vị mới có năng lực cứu độ chúng sinh.

Nhưng chúng ta cũng thường đọc thấy trong kinh điển Đại thừa Phật dạy rằng: “Tự mình chưa được độ, trước đã lo độ chúng sinh, đó là tâm nguyện Bồ Tát.” So với điều tôi vừa nói trên, chẳng phải là xung đột, trái nghịch nhau rồi sao? Thật không hề trái nghịch. Phật dạy trước độ chúng sinh, sau độ tự thân, đó là nói với người tự thân đã qua giai đoạn đạt được năng lực độ cho chính mình, không phải là không có năng lực mà tự thân mình lại có thể cứu độ chúng sinh, thật không có lý như thế. Vị ấy tự thân có đầy đủ năng lực, trí tuệ nhưng tự mình không thành Phật, trước hết lo cứu độ chúng sinh, sau đó tự thân mới thành Phật đạo. Trong bốn hoằng thệ nguyện thì vị ấy đã làm được ba điều. “Chúng sinh vô biên thề nguyện độ”, vị ấy đã phát nguyện. “Phiền não vô tận thề nguyện dứt trừ”, vị ấy đã dứt trừ. “Pháp môn vô lượng thề nguyện học”, vị ấy đã học qua. “Phật đạo vô thượng thề nguyện thành”, điều này không cần gấp gáp, chậm lại được, hiện nay mình không thành Phật, vị ấy đạt đến địa vị như thế rồi, có khả năng thành Phật, vì thế mới nguyện trước độ chúng sinh, sau thành Phật đạo. Nhất định không thể nói rằng, phiền não của mình chưa dứt trừ, pháp môn chưa học qua lại cứu độ được chúng sinh, lý nào lại như vậy? Thật không có lý lẽ ấy. Vì thế, nhất định phải nhận hiểu thật rõ ràng, Phật dạy như thế là với đối tượng nào, là dạy cho người ở tầng bậc, trình độ nào, quý vị phải nhận hiểu rõ ràng, minh bạch. Nhất định là không phải đối với những người mới học như chúng ta. Chúng ta ngày nay vừa mới học Phật, một chút phiền não cũng chưa dứt trừ, chúng ta làm gì có năng lực cứu độ chúng sinh? Vì thế cần phải nhận hiểu rõ lý lẽ như thế.

Nhưng tuy là chúng ta không có năng lực, nếu nương theo đức Phật A-di-đà thì ta vẫn có thể cứu độ chúng sinh, chúng ta cũng có thể thành tựu được công đức không thể nghĩ bàn.

Việc xưng hô trong nhà Phật, vốn chỉ là những hiểu biết phổ thông, nhưng hiện nay đều rối loạn cả, vì người đời nay đều không hiểu rõ. Chúng ta đối với một người xuất gia, tôn kính vị ấy thì gọi là đại sư, nhưng thật không thể tôn xưng như vậy. Quý vị cần phải hiểu rõ, người như thế nào mới được tôn xưng là đại sư. Phật mới xưng là đại sư. Vị ấy chưa thành Phật, quý vị gặp mặt liền tôn xưng vị ấy là Phật, chẳng phải xúc phạm họ sao? Đó là chế nhạo vị ấy. Từ xưa đến nay hết thảy những vị xuất gia, quý vị cứ xem kỹ lại trong lịch sử Trung quốc, bậc thầy của hoàng đế thì xưng là quốc sư, không hề xưng đại sư. Người tu tham thiền xưng là thiền sư, người học kinh giáo xưng là pháp sư, cả những người phiên dịch kinh điển, các vị đều là những vị tu hành chứng quả, chúng ta đọc trong kinh thấy xưng là Tam tạng pháp sư, cũng không thấy xưng là đại sư. Điều đó nhất định phải hiểu rõ, đó là kiến thức thông thường, người bình thường tùy tiện xưng hô, vì họ không hiểu biết, chúng ta không thể trách họ. Nhưng chúng ta là người học Phật, nhất là các vị xuất gia, nếu như cũng xưng hô sai lệch, mọi người sẽ cười chê, cười chê chúng ta không hiểu biết, do đó sẽ khinh thường quý vị. Còn nếu nghiêm trọng hơn, họ có thể hiểu lầm cho là quý vị cố tình xúc phạm, quý vị cố tình chế giễu, quý vị cố tình mỉa mai, như thế là kết thành oán cừu với người khác. Vì thế, việc xưng hô hết sức là quan trọng, không thể xưng hô sai lệch, dù đó là những lễ tiết bình thường nhỏ nhặt.

Tuy nhiên, theo thói quen xưa nay thì các vị Tổ sư của Tịnh độ tông được tôn xưng là đại sư, đó là theo thói quen mà tôn xưng. Chỉ có điều quý vị cần hiểu rõ, các vị Tổ sư Tịnh độ tông khi còn tại thế, cũng không có ai tôn xưng họ là đại sư. Chẳng hạn như Ấn Quang Pháp sư, khi còn tại thế mọi người đều gọi là Ấn Quang Pháp sư. Tập Văn sao khi ngài còn tại thế đã in ấn lưu hành, lúc đó gọi là Ấn Quang Pháp sư văn sao, không phải đại sư, Ấn Quang Pháp sư văn sao, đại sư là người đời sau này tôn xưng.

Vì sao các vị Tổ sư Tịnh độ tông được tôn xưng là đại sư? Các vị so với sự cứu độ chúng sinh của chư Phật Như Lai không hề khác biệt. Hết thảy chư Phật Như Lai cứu độ chúng sinh thành Phật đạo, thảy đều khuyên người niệm Phật A-di-đà. Các vị cũng khuyên người niệm Phật A-di-đà, so với chư Phật Như Lai không hề khác biệt, vì thế có thể được tôn xưng là đại sư.

Chúng ta phải biết rõ được lý lẽ đó, nhận hiểu được sự thật đó, nên tuy chúng ta đối với kinh giáo cũng không thông suốt, phiền não cũng chưa dứt trừ, pháp môn cũng chưa học biết, chỉ biết được mỗi một câu A-di-đà Phật, nhưng ngày ngày đều khuyên người niệm Phật A-di-đà, thì quý vị so với hết thảy chư Phật Như Lai cũng đều không khác. Chỉ có phương pháp này thực sự cứu độ chúng sinh, hoàn toàn không sợ có chút sai lệch nào.

Nếu không khuyên người niệm Phật A-di-đà, mà khuyên người thực hành theo pháp môn khác thì vấn đề là cực kỳ quan trọng. Quý vị có rất nhiều khả năng sẽ chỉ đường sai lệch cho người khác, có rất nhiều khả năng làm cho pháp thân huệ mạng của người khác bị nhận lầm. Trong giáo học thường nói đó là “khiến cho đời sau sai lầm.” Quý vị làm cho chúng sinh bị sai lầm, lỗi lầm như thế thật rất lớn lao.

Vì thế chúng ta ngày nay cần phải nhận biết đúng thật về nỗ lực tu học, về phương tiện độ sinh. Phương pháp dùng làm phương tiện độ sinh chính là một câu A-di-đà Phật, khuyên người niệm Phật, khuyên người cầu sinh Tịnh độ, khuyên người học kinh Vô Lượng Thọ, khuyên người học kinh A-di-đà. Cách làm như thế so với cách giáo hóa chúng sinh của hết thảy chư Phật trong mười phương đều không khác, quyết định là chính xác, được vô lượng công đức.

Chúng ta thấu suốt rõ ràng lý lẽ này, nhận biết sự thật này, vì thế chúng ta tự mình học kinh, học xong một bộ kinh Vô Lượng Thọ rồi thì những kinh khác đều không cần phải học. Ở thế giới này, bất luận là đi đến nơi nào, tôi cũng đều giảng kinh A-di-đà, cũng đều khuyên người niệm Phật cầu sinh Tịnh độ. Người ta yêu cầu tôi giảng kinh khác, tôi nói không hiểu, chưa học qua, không sợ mất mặt, xấu hổ gì. Điều đó cũng là nói rõ với mọi người rằng tôi chỉ theo một pháp môn duy nhất vào sâu trong đạo. Tôi hiểu nhưng nói là không hiểu, giảng được nhưng không giảng, để đưa ra cho chúng sinh thời mạt pháp này một điển hình tốt nhất. Tôi chỉ giảng được một bộ kinh này thôi, quý vị muốn nghe kinh khác thì tìm đến đạo trường khác, tìm vị pháp sư khác. Vì sao vậy? Quý vị còn nghĩ đến việc ở trong sáu đường luân hồi, quý vị không nghĩ đến việc ra khỏi ba cõi. Quý vị nghĩ đến việc ra ngoài ba cõi thì đến đạo trường này, đạo trường này chúng tôi quyết định ra khỏi ba cõi, quyết định làm Phật, quyết định không trở lại sáu đường luân hồi. Chỉ một pháp môn duy nhất vào sâu trong đạo.

Đó là đem danh hiệu “Phổ Quán Thế Nghiệp” đơn giản chỉ ra cho quý vị, cảnh giới bao hàm trong bốn chữ này sâu rộng vô tận, chúng ta cần phải hiểu rõ được. Chúng ta trong một đời này nhất định phải tự mình biết được năng lực của mình, biết được hoàn cảnh sống của mình, năng lực mình đến đâu thì làm đến đó, như thế gọi là tùy duyên, dứt khoát không miễn cưỡng tự ép mình. Miễn cưỡng sẽ rất khổ, không nên làm như vậy. Những người mới học giảng kinh, nếu học rất miễn cưỡng, học thật khổ nhọc, tôi đều khuyên họ bỏ đi, không cần học, chỉ niệm Phật thôi. Quý vị lên bục giảng, giảng qua một giờ đồng hồ, đối với người mới học, để giảng được một giờ đó, đại khái phải chuẩn bị trước mất khoảng 20 giờ, 30 giờ, thì mới giảng kinh được trong một giờ. Đó là nói người mới học ban đầu, khi giảng bộ kinh thứ nhất, phải mất đến 30 giờ chuẩn bị. Học sang đến bộ kinh thứ hai, đại khái mất khoảng 10 giờ chuẩn bị thì được, đó là quý vị có năng lực giảng kinh. Học sang bộ kinh thứ ba, đại khái quý vị giảng trong một giờ thì chuẩn bị cũng khoảng một giờ là được. Đến bộ kinh thứ tư, quý vị chuẩn bị trong một giờ thì có thể giảng đến 2, 3 giờ. Đến lúc có thể giảng được từ bộ thứ sáu, thứ bảy trở về sau, quý vị chuẩn bị một ngày thì có thể giảng được trong một tuần, hai tuần, chỉ cần chuẩn bị một ngày thôi. Càng giảng thì càng thấy tự do thoải mái, quý vị mới vui thích khoái ý, mới được pháp hỷ sung mãn. Nếu như trải qua lâu ngày chày tháng mà quý vị vẫn phải cần nhiều thời gian chuẩn bị như lúc đầu, như thế là khiến người kiệt lực.

Vì thế tự mình phải rõ biết, mình có hay không có năng lực học giảng kinh? Cùng lắm nếu quý vị chỉ học giảng một bộ kinh thì lại là chuyện khác. Trọn một đời này chỉ giảng một bộ kinh thôi, vậy thì được. Lần thứ nhất chuẩn bị hết sức khổ nhọc. Lần thứ hai mang những gì đã chuẩn bị lần trước ra giảng lại, thật rất dễ dàng thoải mái. Như thế có thể được. Đó chính là: “Phương tiện có nhiều môn, về nguồn không hai lối.” Nói chung là cần phải tự biết được căn cơ bản tính của mình, biết được hoàn cảnh sống của chính mình, biết được năng lực tự thân mình, rồi chọn lựa pháp môn cho chính mình, thì việc tu học của chúng ta mới đạt được lợi ích chân chính.

Cuối cùng còn một vị dưới đây.

[Chu Biến Du Lãm Chủ phương thần]

Chúng ta xem qua danh hiệu này thì hết sức ham muốn hâm mộ. “Chu biến du lãm” là gì? Nói theo hiện nay là đi tham quan du lịch. Có người nào lại không vui thích được đi tham quan du lịch? Việc tham quan du lịch của chúng ta ngày nay, muốn tham quan du lịch cũng phải có nhiều điều kiện. Trước hết quý vị phải có khả năng tài chánh. Quý vị không đủ tiền mà đi tham quan du lịch thì thật khó khăn khốn đốn. Thứ hai là quý vị phải có thời gian, quý vị không cần phải lo công việc. Nếu quanh năm chỉ toàn đi tham quan du lịch, người như vậy thật có phước báo lớn, người ấy không cần phải làm công việc gì, người ấy có đủ tiền bạc, có đủ thời gian, ngày ngày chỉ thưởng ngoạn cảnh đẹp, đi đến mọi nơi tham quan du lịch.

Nhưng phạm vi tham quan du lịch của chúng ta hiện nay cũng không thể ra khỏi địa cầu này, chỉ giới hạn trong đó. Bồ Tát tham quan du lịch thì chu biến khắp pháp giới, đến hết thảy các cõi Phật trong tận cùng hư không, biến khắp pháp giới. Các ngài nghĩ đến nơi nào thì tự nhiên đến được nơi ấy, không hề có chướng ngại. Như vậy cho chúng ta thấy rằng, được thành Phật thật rất tốt, sau khi thành Phật rồi thì tất cả mọi điều kiện đều đầy đủ. Thành Phật rồi không cần phải làm việc, không cần phải đọc sách, giảng kinh thuyết pháp chỉ xứng tánh mà nói ra, không cần phải chuẩn bị, đâu có gì là khổ nhọc? Không cần phải làm việc mà hết thảy mọi thứ cúng dường đều hiện thành, theo ý nghĩ mà hiện đến.

Trong kinh dạy rằng, ở thế giới Cực Lạc, nghĩ đến y phục thì y phục hiện ra trước mắt, nghĩ muốn ăn thì thức ăn tự bày ra đầy bàn. Ý niệm vừa khởi lên thì những thứ ấy đều hiện thành. Không muốn ăn nữa, thì thức ăn lập tức hóa thành mây khói, không còn nữa, không cần phải thu dọn, rửa chén bát phiền toái. Điều đó cho thấy thành Phật thật tốt đẹp, được vãng sinh thế giới Tây phương Cực Lạc thật tốt đẹp. Ở Tây phương Cực Lạc, người ta cư trú trong cung điện đều do bảy món báu làm thành. Nơi cư ngụ thì trong sạch thanh khiết, không nhiễm chút bụi trần, bên trong hoàn toàn không có những món lộn xộn, hỗn tạp. Vì sao vậy? Vì người ở đó không có nhu cầu sử dụng. Không giống như nơi ở của chúng ta, rương, hòm, thùng, tủ lỉnh kỉnh... thật là một đống hỗn độn rối tung, khiến người mệt lã. Nơi ở của người nơi Cực Lạc thì không có gì cả, rỗng không trống trải, sống ở đó thật hết sức thư thái, thoải mái. Nhưng tất cả những thứ ấy đều do hóa hiện mà thành, không cần dùng sức người chế tạo, cũng không cần thiết kế, không cần xây dựng, tất cả đều không cần.

Nếu nghĩ tưởng muốn tham quan du lịch đến một cõi Phật nào, thì vừa khởi niệm đã lập tức đến nơi. Khi cúng dường chư Phật, được gặp Phật đương nhiên phải dâng cúng lễ vật, lễ vật ấy không phải mang theo, một khi nghĩ đến lễ vật thì lễ vật hiện ra trên tay để cúng Phật. Cũng không cần phải mang vác gì đi. Chúng ta đi du lịch thì phải mang theo hành lý phiền toái. Các vị ấy không cần mang theo mà tốc độ lại rất nhanh, chúng ta không thể nào tưởng tượng được, tùy theo ý nghĩ liền lập tức đến nơi. Không chỉ như thế, các vị còn có thể hóa thân, có thể phân thân, cùng một lúc có thể hóa hiện thành ngàn vạn ức thân hình, cùng lúc cúng dường vô lượng vô biên chư Phật Như Lai. Các vị ấy không cần phải cúng dường một vị Phật rồi tiếp đến cúng dường vị thứ hai, không mất nhiều thời gian như vậy, mà cùng lúc đi đến.

Cúng Phật là tu phúc đức, nghe pháp là khai mở trí tuệ. Quý vị về Cực lạc rồi mỗi ngày làm những gì? Cúng dường chư Phật, nghe kinh nghe pháp. Vì thế nói “Pháp môn vô lượng thề nguyện học” là phải đến được nơi ấy mới làm được. Chúng ta hiện nay không thể học. Hiện nay có học thì hoàn toàn sai lầm. Đến thế giới Tây phương Cực Lạc rồi mới tiếp tục hoàn thành thề nguyện học vô lượng pháp môn. Vì thế, trong bốn hoằng thệ nguyện thì chúng ta hiện nay cần trước mắt thực hiện hai nguyện, phát tâm cứu độ chúng sinh, phát nguyện dứt trừ phiền não. Còn việc học pháp môn, thành Phật đạo, sau khi đến thế giới Tây phương Cực Lạc rồi mới nói đến. Như vậy mới viên mãn, như vậy mới có khả năng chân chính thành tựu. Khi ấy “chu biến du lãm”, trên cầu Phật đạo, dưới hóa độ chúng sinh.

Không được quên là sau danh hiệu này còn có ba chữ “chủ phương thần”, ý nghĩa rất thù thắng. Trong phạm vi trên cầu Phật đạo, dưới độ chúng sinh, vị Bồ Tát này cũng là điển hình tốt nhất cho hết thảy chúng sinh, làm khuôn mẫu tốt nhất cho tất cả chúng sinh noi theo, như vậy mới có khả năng dẫn dắt sự tu học của chúng sinh, dẫn dắt tất cả trên cầu Phật đạo, dưới độ chúng sinh. Đó là ý nghĩa biểu trưng của danh hiệu Bồ Tát này.

Mười vị Bồ Tát đứng đầu đến đây đã giới thiệu xong.

[Các vị như vậy làm bậc đứng đầu, số lượng không thể tính lường.]

Câu tổng kết này so với số lượng đã nêu ra từ đầu thì trước sau tương ưng, số người đều là vô lượng vô biên. Câu cuối cùng xưng tán đức độ:

[Có thể dùng phương tiện phóng tỏa hào quang chói sáng nơi nơi, chiếu khắp mười phương, tiếp nối không dứt.]

Lời văn xưng tán đức độ như thế tuy không nhiều nhưng ý nghĩa hết sức đầy đủ. Đại sư Thanh Lương trong phần chú giải chỉ rõ cho chúng ta: “Thân và trí đều tỏa sáng, không một chúng sinh nào không được dẫn dắt, nên gọi là phóng tỏa nơi nơi; không một lúc nào không tỏa sáng, nên gọi là chiếu khắp.”

Ý nghĩa đó cho chúng ta thấy rõ rằng, ba nghiệp thân, ngữ, ý của Bồ Tát đều giáo hóa chúng sinh. Nhân vì ở đây giảng về Chủ phương thần, làm chủ dẫn dắt một phương thì quan trọng nhất là sự giáo dục. Chúng ta ngày nay nói đến sự kiến thiết cơ bản của một đất nước, điều cơ bản nhất là gì? Chính là giáo dục, dạy dỗ. Phật đã biết như vậy. Các vị hiền thánh xưa ở Trung quốc đã biết như vậy. Trong sách Lễ ký, phần Học ký có nói: “Kiến lập đất nước, giáo dục là trước nhất”, điều trước tiên là phải kiến lập. Quý vị kiến lập một đất nước, lãnh đạo nhân dân cả nước, điều gì là quan trọng nhất? Giáo dục là quan trọng nhất. Không có nhân tài thì không làm được gì. Nhân tài là yếu tố đứng đầu. Giáo dục mọi người trong xã hội thì đạo lý sáng tỏ là quan trọng nhất, giữ theo lễ nghĩa là quan trọng nhất. Đạo lý sáng tỏ rõ ràng thì người người đều tuân thủ pháp luật, xã hội của quý vị được yên ổn dài lâu. Chỉ cần được ổn định thì nhất định sẽ có thể phồn vinh. Điều cơ bản tiếp theo trong sự kiến thiết không gì khác ngoài giao thông. Hiện tại nói giao thông là gồm đường bộ, đường sắt, cửa khẩu, ngày nay còn có sân bay, đó là những sự kiến thiết cơ sở. Ngoài ra còn có thủy lợi cũng hết sức trọng yếu. Thứ ba là nguồn năng lượng, ngày nay nói đến điện lực. Quý vị chỉ cần làm thật tốt những điều đó, là xem như đã mở mang phát triển được rồi. Các nhà tư bản trên thế giới sẽ tìm đến đất nước của quý vị để đầu tư, tất cả đều sẽ giúp quý vị mở mang phát triển, quý vị chỉ cần xây dựng cơ sở cho thật tốt. Tuy nhiên, quý vị cần phải hiểu rõ rằng, cơ sở đích thật là giáo dục. Nếu cơ sở giáo dục không làm tốt, thì dù ba yếu tố kia có làm tốt, xã hội vẫn sẽ nảy sinh nhiều vấn đề khó giải quyết. Điều này nếu quan sát trong xã hội hiện tại, quý vị đều có thể thấy được.

Thử bàn về đất nước Hoa Kỳ. Hoa Kỳ là cường quốc lớn nhất thế giới. Nhưng nước này có quá nhiều những vấn đề đau đầu, không có biện pháp giải quyết. Rốt cùng là xuất phát từ đâu? Chính là từ vấn đề giáo dục. Hoa Kỳ ngày nay chỉ có giáo dục cao đẳng về khoa học, kỹ thuật, không có giáo dục nhân văn. Xã hội trong quá khứ ổn định nhờ vào tôn giáo, vì thế ở Hoa Kỳ đối với học sinh, khi đến trường học thì trường học ấn định quý vị nhất định phải có một tư tưởng tôn giáo, quý vị phải có tín ngưỡng tôn giáo, bất kể quý vị tham gia tôn giáo nào cũng tốt. Nếu quý vị không có tín ngưỡng tôn giáo, thầy giáo đối với quý vị sẽ đặc biệt lưu tâm chú ý, cho rằng quý vị rất có nhiều khả năng gây ra bất ổn. Vì thế, chỉ cần đến trường học là thầy giáo nhất định sẽ khuyên quý vị chọn theo một tôn giáo nào đó. Họ rất xem trọng chuyện này. Duy trì sự ổn định cho xã hội là dựa vào sức mạnh của tôn giáo.

Hiện nay khoa học phát triển nhiều, vấn đề bắt đầu nảy sinh. Con người đổ bộ lên mặt trăng, bay vào trong vũ trụ, mọi người đối với thượng đế sinh ra hoài nghi. Niềm tin vào thượng đế một khi đã bị dao động thì tôn giáo không còn khống chế được hành vi của con người nữa, xã hội bắt đầu rối loạn. Hoa Kỳ hiện nay vẫn không tìm ra được phương pháp để cứu vãn.

Về giáo dục nhân văn, giáo dục Phật giáo, hồi thập niên 1970, nhà sử học, triết gia Toynbee (1889-1975) đã từng tuyên bố với cả thế giới rằng, trong thế kỷ 21, thế giới muốn được bình an ổn định chỉ có thể nhờ vào hai nguồn ảnh hưởng, một là Phật pháp Đại thừa, hai là học thuyết Khổng Mạnh của Trung quốc. Chỉ dựa vào hai nguồn ảnh hưởng đó mới có thể cứu vãn được thế kỷ 21, điều này được chính miệng một người Anh nói ra. Người ấy có học vấn, có tầm nhìn xa, thật hết sức cao minh, chúng ta không thể không bội phục.

Đương thời khi ông Toynbee phát biểu như thế trên diễn đàn, vị Hồng y giáo chủ của Đài Loan là Vu Bình (Paul Yü Pin, 1901-1978) cũng có mặt trong hội nghị ấy. Vì thế, sau khi trở về Đài Loan, Hồng y Vu Bình liền đề xướng việc cúng tế tổ tiên, đó là điều chưa từng có trong lịch sử. Thiên chúa giáo từ xưa đến nay không cúng bái tổ tiên, vì sao Hồng y Vu Bình sau khi từ châu Âu trở về lại đề xướng việc tế tổ? Đồng thời không lâu sau đó, đức Giáo hoàng cũng đưa ra một văn kiện, yêu cầu các vị linh mục Thiên chúa giáo trên toàn thế giới phải cùng Phật giáo đối thoại, cùng Phật giáo giao lưu. Họ chủ động đề xuất như vậy, đều là do chịu ảnh hưởng bài diễn thuyết của ông Toynbee. Chỉ tiếc là vẫn có rất nhiều người không hề xem trọng phương pháp mà ông trình bày.

Vì thế, Phật pháp dạy dỗ rộng khắp, giảng giáo pháp, cứu độ chúng sinh đều là giáo dục. Chúng ta phải tự thân mình nỗ lực thực hành, vận dụng trí tuệ của mình, vận dụng thể lực của mình. Giáo dục trong Phật pháp là nghĩa vụ, không nói đến sự mong cầu báo đáp, dẫn dắt hết thảy chúng sinh, đó gọi là phóng tỏa hào quang. Tâm nguyện giáo dục, hành vi giáo dục của chúng ta, vĩnh viễn không gián đoạn, gọi là chiếu khắp, tiếp nối không dứt. Vì thế vị Bồ Tát này mới có thể lãnh đạo dẫn dắt một phương, ngài mới có thể ảnh hưởng đến cả một vùng, ảnh hưởng đến cả một thời đại. Các vị đại đức tổ sư ở Trung quốc đều có ảnh hưởng đến cả một thời đại, ảnh hưởng đến cả một vùng, đó chính là Chủ phương thần. Hôm nay thời gian đã hết, chúng ta chỉ giảng đến đây thôi.

    « Xem chương trước «      « Sách này có 6 chương »
» Tải file Word về máy » - In chương sách này

_______________

TỪ ĐIỂN HỮU ÍCH CHO NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH

DO NXB LIÊN PHẬT HỘI PHÁT HÀNH




BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
1200 trang - 54.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
1200 trang - 45.99 USD



BẢN BÌA CỨNG (HARDCOVER)
728 trang - 29.99 USD



BẢN BÌA THƯỜNG (PAPERBACK)
728 trang - 22.99 USD

Mua sách qua Amazon sẽ được gửi đến tận nhà - trên toàn nước Mỹ, Canada, Âu châu và Úc châu.

XEM TRANG GIỚI THIỆU.





Quý vị đang truy cập từ IP 100.26.140.179 và chưa ghi danh hoặc đăng nhập trên máy tính này. Nếu là thành viên, quý vị chỉ cần đăng nhập một lần duy nhất trên thiết bị truy cập, bằng email và mật khẩu đã chọn.
Chúng tôi khuyến khích việc ghi danh thành viên ,để thuận tiện trong việc chia sẻ thông tin, chia sẻ kinh nghiệm sống giữa các thành viên, đồng thời quý vị cũng sẽ nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ban Quản Trị trong quá trình sử dụng website này.
Việc ghi danh là hoàn toàn miễn phí và tự nguyện.

Ghi danh hoặc đăng nhập

Thành viên đang online:
Rộng Mở Tâm Hồn Pascal Bui Rộng Mở Tâm Hồn Phan Huy Triều Rộng Mở Tâm Hồn caokiem Rộng Mở Tâm Hồn hoangquycong Rộng Mở Tâm Hồn Lãn Tử Rộng Mở Tâm Hồn Ton That Nguyen Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Sĩ Long Rộng Mở Tâm Hồn ngtieudao Rộng Mở Tâm Hồn Viên Hiếu Thành Rộng Mở Tâm Hồn Phạm Thiên Rộng Mở Tâm Hồn Tri Huynh Rộng Mở Tâm Hồn Chúc Huy Rộng Mở Tâm Hồn Trương Quang Quý Rộng Mở Tâm Hồn Lê Quốc Việt Rộng Mở Tâm Hồn Du Miên Rộng Mở Tâm Hồn Quang-Tu Vu Rộng Mở Tâm Hồn phamthanh210 Rộng Mở Tâm Hồn An Khang 63 Rộng Mở Tâm Hồn Vạn Phúc Rộng Mở Tâm Hồn zeus7777 Rộng Mở Tâm Hồn Trương Ngọc Trân Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Tiến Rộng Mở Tâm Hồn Tam Thien Tam Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Ngọc Rộng Mở Tâm Hồn Trần Thị Huyền Rộng Mở Tâm Hồn Thiện Diệu Rộng Mở Tâm Hồn Nguyễn Văn Minh Rộng Mở Tâm Hồn Diệu Âm Phúc Thành Rộng Mở Tâm Hồn Thiền Khách Rộng Mở Tâm Hồn nước Rộng Mở Tâm Hồn Bui Tuyet Lan Rộng Mở Tâm Hồn Xuân Thôn Rộng Mở Tâm Hồn Nguyên Độ Rộng Mở Tâm Hồn Thích Quảng Ba Rộng Mở Tâm Hồn Pháp Tâm Rộng Mở Tâm Hồn Dinhvinh1964 Rộng Mở Tâm Hồn Yduongvan Rộng Mở Tâm Hồn Trí Tuệ Từ Bi Rộng Mở Tâm Hồn Tiến Mạnh Rộng Mở Tâm Hồn Hoat Khong ... ...

Hoa Kỳ (395 lượt xem) - Việt Nam (119 lượt xem) - French Southern Territories (5 lượt xem) - Saudi Arabia (3 lượt xem) - Senegal (3 lượt xem) - Philippines (2 lượt xem) - Uzbekistan (1 lượt xem) - Kenya (1 lượt xem) - Anh quốc (1 lượt xem) - Hà Lan (1 lượt xem) - Mauritius (1 lượt xem) - Nga (1 lượt xem) - Algeria (1 lượt xem) - ... ...