|
Giọt
mưa...
trước
con mắt 'Thiền'.
Giọt
mưa rơi trên lá
Giọt
mưa rớt bên thềm
Tất
cả đều không lạ
Tất
cả từng...thân, quen.
***
Giọt
mưa tan trên đất
Giọt
mưa bay giữa trời
Kiếp
không lo....còn, mất
Đồng
dạng khắp nơi nơi.
***
Giọt
mưa từ thể lỏng
Bốc
thành khí, thành hơi...
Khí
loãng...thì hơi mỏng
Nên
mây nhẹ muôn đời.
***
Mây
lang thang vạn ngả
Gặp...hàn,
nhiệt phong lôi...
Thân
vô thường tự rã...
Thành
tuyết, hay nước...rơi.
***
Mưa
nhiều xoi thành suối
Suối
lớn hóa thành sông...
Nắng
mưa là...nguyên khởi
Cho
mực nước long đong.
***
Giọt
mưa ngọt, rồi mặn...
Nuôi
hết thảy muôn loài
Trong
biển sâu, đáy thẳm
Lẫn
mặt đất nắng soi...
***
Giọt
mưa nào cũng sạch
Giọt
nào cũng mát, tươi
Sạch,
mát...muôn ngàn cách
Luôn
hữu dụng cho đời
***
Giọt
mưa như mặt đất
Ôm
ấp cả muôn loài
Sạch,
dơ...không phiền, chấp
Chỉ
biết 'phục vụ' thôi.
***
Phật
dạy pháp nhẫn nhục
Như
đất, như nước trôi
Bị
dơ không bức xúc
Được
sạch chẳng reo cười.
***
Tượng
trưng cho pháp xả
Là...đất,
nước....nhớ hoài !
Đất
'dơ' làm...xanh mạ (1)
Nước
rửa sạch sắn khoai. (2)
***
Kiếp
dành cho sinh vật
Đủ
nhu cầu tốt, tươi
Đất,
nước...được hay thất
Mười
phen...xả đủ mười. (3)
***
Ngoại
thân....hình giọt nước,
Trong
thân, ấy mồ hôi
Và
các chất...thanh, trược
Nhờ
nước dung giải thôi. (4)
***
Nước
cùng... đất, lửa, khí (5)
Hợp
thành sắc thân rồi
Tánh
nước là nối kỹ (6)
Những
tế bào sinh sôi.
***
Khi
danh pháp đã tận (7)
Thì
sắc pháp rã rời....8)
Thân
người dần tiêu tán
Nước
trở về muôn khơi.
***
Giọt
mưa là hiện thể
Của
"thủy đại" vô nơi,
Nên
pháp hành cũng thế (9)
Chẳng
tử, chẳng sinh thời.
***
Ngàn
năm nước vẫn chảy
Ngàn
đời nước vẫn trôi
Giọt
mưa người luôn thấy
Từ
giữa khoảng không rơi.
Tuệ
Lạc.
(Champigny
một buổi chiều
nhìn
giọt mưa rơi 19-08-2007)
____________________________________________________________________
(1)
Ý nói bón phân vào trong đất, để mạ (hay cây cối)
tốt thì đất phải dơ.
(2)
Sắn khoai được rửa sạch trong nước, thì nước phải đục,
dơ.
(3)
Ý nói đất và nước luôn luôn có pháp XẢ, bị làm
dơ, làm sạch gì cũng được.
(4)
'Hóa giải'là nước có tác dụng làm tan các thứ dơ, làm
loãng mọi chất độc..v.v...
(5)
Đất, nước, lửa, và khí (=Thủy, Hỏa, Thổ, Phong),
Phật Giáo gọi là Tứ Đại.
(6)
Tánh của nước là làm dính các vật nhỏ hay cực vi lại.
(7)
'Danh pháp'là phần tâm linh, sức sống, hay bốn 'uẩn'
(thọ,tưởng,hành,thức).
(8)
'Sắc pháp' ám chi vật chất, hay phần thể xác của một con
người.
(9)
'Pháp hành'ám chỉ toàn bộ diễn tiến của một hiện hữu
có chu kỳ. |