Người Cư Sĩ          [ Trở Về        [Home Page]

Thiền Minh Sát: Ðường đến Niết Bàn

Phra Raja Siddhimuni Mahathera

Trương Văn Huấn dịch Việt
Sài gòn, 1971

Danh từ "Con Ðường", "Ðạo" (Magga) có hai nghĩa:

Nghĩa đầu tiên là "pakati maggo", tức con đường, theo lối hiểu thông thường, như ta nói đường bộ, đường thủy, để cho người và thú đi trên đó. Một nghĩa khác, "patipada maggo" là đường lối xử sự, lối sống, hay tác phong, tốt hay xấu, nhìn xuyên qua hành động, lời nói và tư tưởng (thân, khẩu, ý), chỉ áp dụng cho người mà thôi.

Con đường "patipada maggo" chia làm năm chi nhánh hay năm nẻo nhỏ là:

1. Con đường đi xuống Bốn Cảnh giới Bất Hạnh (apaya bhumi), là lối sống căn cứ trên tham, sân, si, lối sống nghịch với giới luật (sila), tức là ngược chiều với Thập Thiện Nghiệp.

2. Con đường vào Cảnh Người (manussa bhumi), là tuân hành Ngũ giới hay Thập Thiện Nghiệp.

3. Con đường vào Sáu Cảnh Trời Dục Giới (Kamavacara), gồm tám loại tâm thiện (Mahakusala citta) trong ấy tâm sở hổ thẹn (hiri) và sợ tội lỗi (ottappa) chiếm phần lớn. Tám loại tâm thiện này đưa đến những hành động như bố thí, nghe Pháp, kiến tạo chùa chiền, xây cất trường học, bịnh viện cho các bậc xuất gia và hàng cư sĩ.

4. Con đường vào Hai Mươi Cảnh Phạm Thiên (Brahma loka) là thực hành thiền (Samatha bhavana) bằng cách trụ tâm vào một trong bốn mươi khái niệm (pannatti), xem như đề mục hành thiền (arammana) là mười "kasina" (biến xứ), mười "asubha" (Ðề mục về tử thi), mười "anussati" (đề mục suy niệm), bốn "Brahma vihãra" (Tứ vô lượng tâm), một "aharepatikula sanna" (đề mục và tri giác), một "catudhatu vavathana" (đề mục về phân biệt) và bốn "arupakammatthana" (đề mục vô sắc)

5. Con đường đưa đến Niết-Bàn, là thực hành thiền Minh Sát (Vipassana bhavana), lấy thực tế cùng tột bực Danh-Sắc, hay trạng thái tinh thần và vật chất, làm đề mục hành thiền.

Trong tất cả năm chi nhánh của con đường, ta hãy quan sát chi nhánh số năm là con đường an tịnh, cũng được gọi là "ekayana magga". Gọi như vậy vì những lý do sau đây:

a. Ðó là con đường đi một chiều, không còn chia thêm ra ngã rẽ nào khác.

b. Ðó là con đường cá nhơn, chỉ đi từng người, những người bỏ đám đông thân thuộc lại phía sau và rút vào nơi vắng vẻ để hành thiền một mình.

c. Ðó là con đường của Ðức Thế Tôn tức là Ðức Phật mà thôi, vì chính Ngài đã tìm ra con đường ấy do sự cố gắng của riêng Ngài.

d. Ðó là con đường Duy Nhứt bởi vì chỉ có trong Phật Giáo, không có ở tôn giáo nào khác.

e. Ðó là con đường chỉ đưa đến một cứu cánh, Niết Bàn, như trong kinh điển Pali có đoạn:

"Cattarome bhikkhave satipatthana bhavita bahukikata ekantanibbitaya viragaya nirodhaya upasamaya abhinnaya sambodhaya nibbanaya samvattati".

"Này chư Tỳ khưu! Pháp Tứ Niệm Xứ (Satipatthana) này, khi được thực hành đầy đủ, làm cho hành giả nhàm chán tham ái để đến tự do, hoàn toàn siêu thoát, hạnh phục tuyệt hảo, trí tuệ tuyệt hảo, đến mức giác ngộ, đến Niết-Bàn".

"Seyyathapi bhikkhave gamgana dipacinaninna pacinapona pacinapabbhara evamevakho bhikkhave cattaro satipatthane bahulikaronto nibbananinno hoti nibbanapono nibbanapabbharo"

"Này chư Tỳ Khưu! Nước sông Hằng trôi đi, cuộn chảy, và ào ạt kéo về hướng Ðông. Cùng thế ấy, vị tỳ khưu thực hành Tứ Niệm Xứ đi về hướng Niết Bàn giống như vậy".

Hỏi và giải đáp.

Hỏi: - Ở đâu và vào lúc nào, năm uẩn (khandha) của hiện tại - mà ta có thể rút gọn lại là Danh và Sắc (rupa dhamma và nama dhamma) - phát sanh và chấm dứt?

Ðáp: - Ngũ uẩn phát sanh tại sáu căn (ayatana) là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm và tại sáu trần là hình sắc, tiếng động, mùi vị, và sự đụng chạm (xúc). Ngũ uẩn phát sanh vào lúc mắt thấy một hình sắc, tai nghe một tiếng động, mũi hửi một mùi, lưỡi nếm một vị, thân tiếp xúc với một vật lạnh, nóng, mềm, cứng và tâm nghĩ đến điều gì. Liền lúc ấy ngũ uẩn cũng chấm dứt, vừa phát sanh lên là chấm dứt liền.

Hỏi: - Tham, sân, si phát sanh ở đâu và vào lúc nào?

Ðáp: - Tham, sân, si phát sanh tại lục căn và lục trần, vào lúc mắt thấy hình sắc, tai nghe tiếng động, mũi hửi mùi, lưỡi nếm vị, thân tiếp xúc với vật lạnh, nóng, mềm, cứng và tâm nghĩ đến một điều gì. Thí dụ, khi mắt ta thấy một hình sắc, nếu có sự ưa thích, tức là tham (lobha) và nếu không ưa, tức là sân (dosa). Thiếu tâm niệm, không hay biết thực tế nằm bên trong hình sắc ấy, là si. Ta có thể áp dụng vào các căn và các trần khác và suy diễn cùng thế ấy.

Hỏi: - Trong khi tham, sân, si còn có thể phát sanh, con người có thể nào tránh khỏi phải rơi vào bốn cảnh giới bất hạnh không?

Ðáp: - Không có gì bảo đảm.

Hỏi: - Như vậy, có thể làm gì để tuyệt đối tránh khỏi phải rơi vào bốn ác đạo?

Ðáp: - Phải đi trên Con Ðường dẫn đến Niết-Bàn để tuyệt đối tránh khỏi phải rơi vào bốn cảnh giới bất hạnh.

Hỏi: - Con đường dẫn đến Niết-Bàn là gì?

Ðáp: - Ðó là thực hành Từ-Niệm-Xứ, bốn nền tảng của tâm niệm (Satipatthana) bằng cách phát triển Minh Sát (Vipassana bhavana) tức là minh sát về thân (kayanupassana), minh sát về thọ (vedana-nupassana), minh sát về tâm (cittanupassana) và minh sát về pháp (dhammapassana), tức thực tại của vạn pháp.

Hỏi: - Ðức Phật truyền dạy Con Ðường dẫn đến Niết-Bàn bằng cách nào và do đâu Ngài bắt đầu giảng?

Ðáp: - Vào thời Ðức Phật còn tại tiền, lúc Ðức Thế Tôn ngự tại một làng nọ tên là Kammasadamma trong xứ Kuru, Ngài có lưu ý rằng người xứ Kuru có tâm nhiệt thành đến nghe Pháp. Do đó Ngài thuyết về pháp thực hành Từ Niệm Xứ, có thể tóm tắt như sau:

Người xứ Kuru, dầu là Tỳ-khưu, Tỳ-khưu-ni, thiện nam, hay tín nữ đều có thể nghe những bài Pháp tế nhị bởi vì khí hậu và vật thực tốt, tất cả đều có thân thể tráng kiện và tâm thích hợp để suy niệm sâu xa. Biết rõ như vậy, Ðức Phật ban bố một thời Pháp về Ðại Niệm Xứ. Ðó là những Phật ngôn sâu sắc và quí báu có thể ví như người kia dùng một cái hộp bằng vàng để tôn trí tâm loại châu báu. Trước đám đông người Kuru Ðức Thế Tôn thuyết một bài Pháp tế nhị về Tứ Niệm Xứ.

Thường ngày người tín đồ Phật Giáo ở xứ Kuru đã có thực hành đều đặn các pháp Tứ Niệm Xứ. Chỉ đến những người nông dân sanh trưởng trong giai cấp nô lệ cũng nói chuyện với nhau về pháp Tứ Niệm Xứ. Dầu đứng bên bờ sông hay ở nơi làm việc, như ngồi bên khung cửi, người ta cũng bàn luận với nhau về Tứ Niệm Xứ. Mỗi khi có ai hỏi một thiếu phụ về Tứ Niệm Xứ và bà đáp lại rằng bà không có hành thì người ta sẽ khiển trách rằng mặc dầu đang sống, nhưng bà hành dộng như quả thật đã chết. Rồi người ta sẽ khuyên bà không nên dễ duôi như thế nữa và dạy bà phương pháp hành Tứ Niệm Xứ. Nhưng nếu thiếu phụ, được hỏi như trên, trả lời rằng bà đã và đang hành một pháp nào của Tứ Niệm Xứ, như niệm thân chẳng hạn, người xứ Kuru sẽ hoan hỉ mừng bà bằng những lời "Lành thay! Lành thay!" và ca ngợi bà bằng những lời "Lành thay! Lành thay!" và ca ngợi bà đã có một đời sống tốt đẹp, đã thành tựu một lối sống có phẩm chất "Người", rằng bà đã được thọ hưởng phước lành do sự đản sanh của Ðức Phật trên thế gian này.

Kết luận, đối với chúng ta là những người đã được gặp Phật Pháp, thật quả là thích nghi nếu tất cả chúng ta thực hành những Giáo Pháp để tự giải thoát chúng ta ra khỏi các phiền não thấp hèn dưới nhiều hình thức và không để cho thời gian trôi qua một cách vô ích. Hơn nữa, nếu trong quá khứ chúng ta đã có tạo nhiều phước báu to lớn, ắt ta có thể thành đạt những Ðạo và những Quả (magga, phala) tương xứng với công trình, đúng theo lời dạy sau đây:
"Nầy hỡi chư Tỳ-khưu! Giáo Pháp vô song này, người nào thực hành đầy đủ, sẽ đưa đến Tu-Ðà-Hườn quả, Tư-Ðà-Hàm quả, A-Na-Hàm quả và A-La-Hán quả. Giáo Pháp vô song ấy là gì? Ðó là Kayagatasati, pháp niệm thân".

"Nầy hỡi chư Tỳ-khưu! Người nào không thực hành pháp niệm thân ắt sẽ không bao giờ biết được hương vị của pháp bất diệt (amatadhamma); người nào có hành pháp niệm thân, người ấy sẽ nếm được hương vị của pháp bất diệt".

Hỏi: - Muốn làm một hành giả (yogavacara) phải có sự chuẩn bị nào trước không?

Ðáp: - Có. Những sự chuẩn bị ấy như sau:

I. Có ba điều kiện mà hành giả không thể thiếu sót được là:
a. upanissaya, cùng ở với một thiền sư có đủ khả năng.
b. arakkha, giữ đủ sáu khả năng hướng dẫn (indriya) (1) trong điều kiện tuyệt hảo.
c. Upanibandha, giữ tâm an trụ vào Tứ Niệm Xứ.
II. - Những nhiệm vụ mà hành giả phải làm tròn là:
a. Dồn hết nổ lực vào bốn yếu tố (tứ chánh cần), tức là nhứt quyết không thối chí và bỏ dỡ công trình, ngày nào còn chưa thành đạt Giáo Pháp cao thượng bằng cách tận lực tinh tấn, chuyên cần và siêng năng. Như vậy, dầu máu có khô cạn, chỉ còn có da, gân và xương, ta cũng phải không từ bỏ một cố gắng nào, để đổi lại, lấy các Ðạo (magga), Quả (Phala), và Niết Bàn.

b. Ít ăn, ít ngủ và ít nói.

c. Ðiều chế mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm.

d. Trong mọi cử động như đi, đứng, nằm, ngồi đều chậm chạp.

e. Trong mọi cử động, đều phải giữ ba yếu tố tinh thần hữu ích là tinh tấn, tâm niệm và giác tỉnh (sampajanna) và vận dụng cả ba yếu tố ấy cùng một lúc. Thí dụ hành giả cố gắng đi kinh hành (cankama, tiếng bắc phạn là cankrama) và luôn luôn ghi nhận những tri giác phát sanh, không lúc nào muốn ngừng nghỉ, không ghi nhận nữa. Ðó gọi là tinh tấn. Mỗi khi bước tới, nghĩ trước. Tâm nghĩ đến bước, chơi bước liền theo. Ðó là giữ tâm niệm. Trong khi bước tới, dầu bước một chút thôi, cùng lúc ấy hay biết từng chi tiết cử động cuả mình. Ðó là giác tỉnh.

III. - Những hoạt động mà hành giả cần phải tránh:
a. Kammaramata, tức là bận rộn làm những công chuyện như quét phòng, viết, khảo cứu sách vở, đọc sách v.v...

b. Niddaramata, là dễ duôi ngủ nhiều, thiếu chuyên cần. Mỗi ngày hành giả ngủ nhiều lắm là bốn tiếng.

c. Bhassaramata, là dễ duôi chuyện trò và tìm bạn bè để đàm đạo, do đó thiếu kém ý định ghi nhận các cử động của thân và các sinh hoạt của tâm.

d. Samganikaramata, là ưa thích sống chung với kẻ khác, không thích sống một mình ở nơi vắng vẻ.

e. Aguttadvarata, là không thận trọng thu thúc lục căn.

f. Bhojanc amattannuta, là kém độ lượng trong khi ăn. Ðã đủ rồi, còn dùng nữa. Lối thực hành thích nghi nhứt là ngừng, không ăn nữa, khi mình độ biết rằng còn ăn năm miếng nữa là đủ no.

g. Yathavimuttam cittam na paccavekkhati, là thiếu sót, quên ghi nhận hoạt động của tâm. Khi tâm đang aun trụ vào một ý nghĩ nào hay khi tắm rửa bỏ một ý nghĩ, quên, không ghi nhận các hiện tượng như vậy.

IV. - Khi tâm đã an trụ. Ði với tâm niệm (kinh hành) trong một giờ, rồi ngồi xuống, ghi nhận từng sinh hoạt khác nhau của tri giác. Tăng thời gian ngồi từ nửa giờ đến một giờ, hay nhiều hơn, tùy theo khả năng.

V.- Hãy cố gắng giữ thăng bằng mức độ đức tin, lý trí, và mức độ tinh tấn và an trụ. Ðiều chỉnh thế nào để giữ cho hai cặp yếu tố ấy được quân bình, chớ nên để yếu tố nào trội hơn các yếu tố khác.

Nếu tinh tấn trội hơn quá nhiều mà tâm an trụ không đủ ắt sẽ có phóng dật (uddhacca). Chẳng hạn như khi ta ghi nhận các tri giác "Phồng à", "Xọp à", "Ngồi à", "Ðụng à", nếu trong khi nghĩ đụng, mà ta không thể ghi nhận sự đụng cùng một lúc rồi cũng cứ cố gắng. Không nghe đụng mà vẫn cố gắng nghĩ "đụng à" thì sự cố gắng, hay tinh tấn, ấy quá nhiều, ắt sẽ phóng tâm.

Trái lại, nếu tâm an trụ quá mạnh trong lúc tinh tấn không đủ ắt có sự hôn trầm dã dượi (thinamiddha).

Nếu đức tin quá mạnh mà lý trí không đủ, tham ái (lobha) sẽ chế ngự tâm.

Nếu lý trí quá mạnh mà đức tin không đủ, sẽ có sự thắc mắc hoài nghi.

Do đó hãy cố giữ tâm nửa chừng, giữa những điều kiện tinh thần ấy, dứt bỏ những gì quá độ và bổ sung những thiếu kém. Hãy giữ các tâm sở ấy ở mực độ thăng bằng với nhau cũng như người đánh xe (song mã) giữ sao cho hai con ngựa chạy đều nhau.

VI. - Làm thế nào để cho những khả năng hướng dẫn (indriya) được ăn khớp với nhau.

a. Khi đi kinh hành (cankama) hãy đi chậm và ghi nhận từng cử động, trong từng khoảnh khắc, luôn luôn sống trong hiện tại. Trong lúc ấy mắt chăm chăm nhìn vào đầu ngón chơn. Chơn mặt bước, nhìn vào đầu ngón chơn mặt. Chơn trái bước, nhìn vào đầu ngón chơn trái. Cúi đầu nhìn mãi như thế có thể nghe mỏi cổ, do đó hãy nhìn dưới đất lối hai thước trước ngón chơn. Làm như thế, ta sẽ kiểm soát tâm được chặt chẽ và sẽ đạt đến tâm an trụ tốt đẹp khi ngồi xuống. Khi tâm định đã an trụ vững vàng, chơn lý sẽ phát hiện.

b. Sau khi đi kinh hành đầy đủ, hãy ngồi xuống và bắt đầu ghi nhận sự phồng lên xọp xuống của bụng. Trong khi làm như vậy, không nên thu thúc tâm và thân quá độ, hay cố gắng quá sức. Thí dụ như nghe buồn ngủ mà ta vẫn cố gắng giữ, rán không cho ngủ, hay ta không thể ghi nhận những gì phát sanh trong tâm và thân mà cũng cố ghi nhận. Sự cố gắng quá đổi ấy được gọi là attakilamathanuyoga. Tuy nhiên, chớ khi nào quá dễ duôi buông lỏng pháp hành, thí dụ như để tâm hoạt động dưới sự điều khiển của những ô nhiễm, hay không cưỡng lại khi tâm có chiều hướng bất thiện. Sự thiếu sót trong pháp hành ấy được gọi là Kamasukhallikanuyoga. Chúng ta phải tuỳ theo khả năng của mình, không nên quá cố gắng, quá thu thúc, nhưng cũng không nên buông trôi dưới năng lực của ô nhiễm. Ðó là con đường gọi là Trung Ðạo (majhimapatipada)

VII.- Giữ tâm niệm luôn luôn liên tục như một sợi chỉ, không nên để dứt đoạn.

Thí dụ, sau khi đi kinh hành, luôn luôn phải giữ tâm niệm, ghi nhận tất cả chi tiết từng cử động cho đến khi ngồi. Không để có sự dứt đoạn nào của dòng tâm niệm liên tục. Hãy cử động chậm chậm không nên vội vã, hấp tấp.

Hỏi: - Trước khi vào pháp hành, có những sự sắp xếp nào cần phải biết trước không? Xin giải thích.

Ðáp: - Có nhiều.

Những sắp xếp cần phải biết, và chuẩn bị, trước khi vào hành thiền:

A. Phải chuẩn bị:

1. Ðiền vào một lá đơn nhập học để gởi đến vị Giám Ðốc hoặc Hội Trưởng của Trung Tâm Thiền Minh Sát (Vipassana).

2. Sau khi được thâu nhận, đến gặp vị quản đốc để xin tịnh thất, hay cốc, cho mình.

3. Quét sạch phòng, cốc.

4. Sắm sửa vật dụng cá nhơn cần thiết như mùng, mềm, giường, gối v.v...

B. Hãy dứt bỏ mười điều lo âu là:
1. Avasas hay chỗ ở. Các vị sư thường lo âu cho ngôi chùa của mình, lo nghĩ đến những gì cần phải sửa chữa hay cất thêm và lo đồ đạt riêng của mình. Người cư sĩ thì lo nhà cửa, lo tư hữu, lo gia đình. Những sự lo âu ấy làm cho tâm không thể an trụ được. Do đó phải dứt khoát, không nghĩ đến nó.

2. Kula, nhóm của mình hay nhóm đỡ đầu cho mình. Các sự phần đông lo nghĩ đến những thiện tín quen thuộc thường đến chùa hay thường hộ trì các Ngài, và lo nghĩ về các bậc cao tăng thường viếng chùa các Ngài. Người cư sĩ thường lo âu về gia đình như cha mẹ, con cái, chồng hay vợ hay những thân bằng quyến thuộc khác. Nếu ta vẫn còn lo âu mãi như thế ắt không dễ dàng đạt đến tâm định. Do đó ta cũng phải nhứt quyết dứt khoát với những lo âu như thế.

3. Labha, thí dụ như nhà sư thì thường lo đến những thời Pháp phải thuyết, những thời Kinh phải tụng, lo đến những đám tang chay và những cuộc lễ ở chùa, lo việc tiếp đón thiện nam tín nữ, đại diện chính quyền v.v... Người cư sĩ thì lo về nghề nghiệp, như nghĩ đến việc buôn bán gạo, than, hay món hàng gì khác, lo nghĩ đến việc thâu tiền, góp lời, lo đến huê lợi ruộng nương hay vườn tược. Nếu còn mãi lo như thế, tâm không bao giờ có thể an trụ. Do đó hãy dứt khoát từ bỏ loại lo âu này.

4. Gana, hay giới thân thuộc. Thí dụ như thầy Tỳ-khưu thường lo nghĩ đến nhóm sinh viên đến học kinh kệ, giới luật hay Vi Diệu Pháp và lo sợ rằng có điều dạy dỗ nào phải bị bỏ dở quá lâu, tội nghiệp cho các sinh viên ấy. Mãi lo như thế ta không có đủ thì giờ để sống đời thiêng liêng đạo hạnh. Người cư sĩ thì lo âu cho đám người theo mình, các bạn bè và các vị thầy. Nếu những mối lo âu như thế còn vấn vương quấn quít trong tâm, ắt ta không thể dễ dàng an trụ tâm định. Do đó ta phải dứt bỏ những lo âu thuộc về loại này.

5. Kamma, hay sinh hoạt. Thí dụ như kiến tạo, xây cất. Phần đông hàng tu sĩ thường lo nghĩ đến việc xây cất chùa chiền, kiến tạo tu viện, tịnh thất, và lo việc mua sắm vôi, cát, gạch, gỗ, lo việc kêu gọi hùn phức gây quỹ v.v... vô cùng tận. Ngưòi cư sĩ thì lo cất nhà, mở tiệm buôn bán, xây đút phố để cho thuê và do đó phải lo mua vật liệu xây cất như vàng, cột và đinh. Nếu phải lo mãi như thế ắt không thể dễ dàng an trụ tâm. Do đó phải dứt bỏ loại lo âu này.

6. Addhana, hay thực hiện một cuộc hành trình khó khăn và xa xôi. Phần đông các vị tu sĩ lo âu về nhiều ý định khác nhau. Như muốn thấy ở các tỉnh khác người ta cúng như thế nào, muốn đi viếng một nơi có chưng bày Dấu Chơn cuả Ðức Phật hoặc muốn đảnh lễ một tượng Phật hoặc muốn đảnh lễ một tượng Phật ở một nơi nào và do đó phải đi bằng xe hơi , xe lửa hay bằng tàu. Người cư sĩ lo âu về việc xuất ngoại để viếng xứ người hay những tỉnh thành khác. Do đó phải lo mua sắm vật thực và các món cần dùng khác, cần thiết cho cuộc hành trình. Ngày nào còn nuôi dưỡng những mối lo âu như vậy ta không thể an trụ tâm dễ dàng. Do đó, loại lo âu nào cũng phải lo dứt bỏ.

7. Nati, hay thân bằng quyến thuộc. Phần lớn người tu sĩ thường lo nghĩ đến các vị thầy, các vị thầy tế độ, các vị saddhiviharikaantevasika, hay các vị đồng môn của những vị thầy tế độ ấy, lo nghĩ đến cha mẹ, anh em, chị em. Người cư sĩ lo cho họ hàng, con, cháu, chồng, vợ và những người quen thuộc. Nếu những điều lo ngại như thế ấy vẫn quấn quít quây quần trong tâm thì không bao giờ tâm an trụ được dễ dàng. Vì lẽ ấy, phải dập tắt những lo âu loại này.

8. Abadha, hay mang bịnh. Ðiều này có liên quan đến mối lo âu về bịnh hoạn. Lo bịnh phát sanh, lo bịnh cũ tái phát. Ðiều này cũng bao gồm những nỗi lo ốm yếu, nóng lạnh, lo việc rước thầy, hốt thuốc. Một cái tâm lo âu như thế không thể nào an trụ tốt đẹp được. Do đó ta phải chấm dứt những lo âu về loại này.

9. Gantha, hay học. Ðây là mối lo âu của những người mà công việc làm thường ngày là học và dạy. Sự lo âu này có nghĩa là thiếu lo cho mình, lo học và giảng dạy kẻ khác mà không nghĩ đến việc thực hành Giáo Pháp, vì lợi ích cho mình. Do đó, nếu mãi lo âu như thế, tâm không thể dễ dàng an trụ. Như vậy ta phải sớm dứt khoát với nó.

10. Iddhi, hay quyền năng của một người. Quyền năng này quả thật khó áp dụng vì nó cũng như đám mạ non, dầu một ít bịnh hoạn cũng đủ làm chết. Danh từ Iddhi cũng có nghĩa thế lực, như thế lực của một người làm quan cao cấp. Nếu người oai quyền to tát cứ mãi lo âu cho cái "Iddhi" nghĩa là năng lực, quyền thế và cấp cao của mình thì tâm không thể an trụ dễ dàng được. Như vậy cũng phải dập tắt mối lo âu loại này.

Tóm tắt, mười điều trở ngại của lo âu (palibhodha) là những chông gai ngăn chặn con đường thực hành Giáo Pháp. Một cái tâm lo âu, dầu mối lo âu nhỏ hay to, cũng làm cho tâm khó khăn lắm mới an trụ được. Như vậy, tất cả những ai muốn vào con đường thực hành thiền Minh Sát hãy dứt khoát dập tắt các mối lo âu trước. Kế đó mới có thể kéo tâm trở lại mau chóng để an trụ vào hiện tại. Có thế, sự định tâm mới thực hiện được một cách nhanh chóng.

C. Chọn một địa điểm thích hợp có năm tiện nghi như sau:
1. Natiduram naccasannam gamanagamanasampannam. Không gần lắm cũng không quá xa, dễ đến, không xa xóm làng, và thích nghi cho việc thực hành. Những điều kiện này sẽ giúp cho hành giả hành dễ dàng. Nếu ở chốn xa xôi làng xóm, quá vắng vẻ, hành giả sẽ cảm thấy quá đơn độc và có thể đâm ra sợ sệt. Sợ sệt cũng là một trở ngại cho việc hành thiền, kết quả sẽ không được khả quan.

2. Diva appakinnam rattim appanigghosam. Ban ngày có ít người qua lại, ban đêm ít tiếng động và hoàn toàn thanh vắng.

3. Appadamsamakasavatatapasirimsapasamphassam. Ít có muỗi, mòng, mối, những con thiêu thân, những loại rắn rít, ít gió và không quá nắng.

4. Tasmim kho pana senasane viharantassa akasi reneva uppajjanti civarapindapapasenasanagilanapaccay abesajjaparikkhara. Dễ dàng có bốn món vật dụng cần thiết cho đời sống là y, bát, chỗ ở, và thuốc men.

5. Tasmim kho pana senasene thera bhikkhu viharanti bahussuta agatagama dhammadhara vinayadhara matikadhara te kalena kalamupasamkamitva paripuce hati paripanhati idam bhante katham imassa ko attho tassa te ayasmanto avivatam ceva vivaranti anuttani katanca uttanim karonti anekavihitesu ca kamkhatthaniyesu dhammesu kamkham pativinodenti. Có sẵn ở gần đó những vị đại đức cao tăng thông suốt Giáo Lý, giỏi về Pháp, Giới và Nguyên tắc (Matika) để hành giả có thể đến hỏi đúng lúc.

Ðiểm này có nghĩa là hành giả đang trong thời kỳ thực hành phải có cơ hội trình bày với thiền sư và hỏi bất luận lúc nào. Khi có một vài pháp (sabhava, điều kiện) nào phát sanh, hoặc có sự hoài nghi, hành giả p hải có thể hỏi liền, xem những điều cảm ấy (aramana) hoặc những sự ghi nhận các thọ cảm ấy có đúng hay không đúng. Chừng ấy vị Thiền Sư phải vạch rõ, phải rọi sáng những gì mà hành giả còn chỉ thấy mập mờ hay tối tăm. Vị thiền sư phải giải quyết tất cả, không để cho hành giả còn điểm nào hoài nghi hay không chắc.

Ðịa điểm nào có đủ những tiện nghi như kể trên là rất thích hợp cho việc thực hành thiền Minh Sát và đem lại nhiều thuận lợi cho những hành giả đi tìm hạnh phúc thật sự.

D. - Chọn một vị thiền sư thích đáng. Danh từ "acariya" để gọi thiền sư hay vị thầy dạy học về môn thiền, có nhiều ý nghĩa. Vị sự lợi ích của pháp học và pháp hành, danh từ ấy được diễn tả như sau:

1. Acariya là "người đem lợi ích đến cho những ai theo học với mình", hiểu theo nghĩa của đoạn kinh: "Sissanam acarati ti acariyo", "Người đem lợi ích đến cho những ai theo học với mình được gọi là acariya"

2. Acariya là "người mà người học phải noi theo gương và phải thận trọng phục vụ với tấm lòng tôn kính", hiểu theo câu "adarena caritabbo upatthatabboti acariyo" "Người mà học phải noi theo gương và phải thận trọng phục vụ với tấm lòng tôn kính được gọi là acariya".

3. Acariya là "Người tự đặt cho mình nguyên tắc là ban bố nhiều lợi ích cho những ai theo học", hiểu theo câu "antevasikanam hitam mukhena acarati pavattatiti acariyo", "Người ấy được gọi là acariya vì ban bốn điều lợi ích cho những ai thân cận (antevasika bằng cách dạy dỗ không thể "lầm lạc" và khuyên nhủ họ về những lợi ích trong hiện tại, lợi ích trong những kiếp sống tương lai và lợi ích cao thượng hơn tất cả là Niết Bàn".

Tóm lại, danh từ "Acariya" hay Thầy, ở đây là Thiền Sư, có nghĩa "Là người đem nhiều lợi ích đến cho những ai theo học, người mà những ai theo học phải đặt niềm tin tưởng và neo theo gương; người dạy dỗ những ai theo học một cách không thể lầm lẫn về những lợi ích trong kiếp sống này và những kiếp tương lai và lợi ích cao thượng hơn tất cả là Niết Bàn; người mà những ai theo học phải đem hết lòng tôn kính và thận trọng để phục vụ từ lúc đầu đến cuối".

Vậy, ai là người dạy giáo lý, hay thầy (guru) phải là một người bạn tốt, phải kết hợp với nhóm người cấp tiến, chỉ tìm lợi ích thiêng liêng mà thôi. Và phải mang nhiều đức tánh như đã có chỉ dẫn trong kinh Thanh Tịnh Ðạo (Visuddhi-magga). Những đức tánh ấy là:

Piyo garubhavaniyo vatta ca vacanakkhamo gambhirancakatham katta no catthane niyojaye (Vipathama 123/11). Câu này có nghïa nhÜ sau:

"Piyo" là ngưòi có sự trìu mến đối với Giới Luật (Sila) người được tất cả chúng sanh kính mộ vì giữ giới trong sạch, giới hạnh toàn hảo.

"Garu" là người có tâm không lay chuyển, xứng đáng nhận lãnh sự tôn kính cao thượng nhất.

"Bhavaniyo" là người được đào luyện tốt đẹp và được dạy dỗ tốt đẹp trong pháp học và pháp hành, toàn hảo trong giới hạnh, trong đức độ và tác phong, là những điểm đáng được ca ngợi khâm phục, tôn kính và sùng bái nhất.

"Vatta" là người có khả năng chỉ dẫn và soi sáng pháp môn thực hành một cách đúng đắn và tốt đẹp.

"Vacanakkhamo" là người nhẫn nhục trong khi dạy dỗ và khuyên nhủ những ai theo học với mình và làm sáng tỏ những gì mà họ không biết, và không cảm xúc với những điều ưa thích hay nghịch lòng có thể phát sanh, là người biết chịu đựng những lời lẽ không đẹp của học trò hay của người khác.

"Gambhiranca katham katta" là người có đủ khả năng giải thích rõ ràng những cảnh giới Minh Sát (vipassana bhumi) bằng cả hai phương pháp, "chung" và "cá nhơn", cho những ai hành các bài tập Minh Sát, chẳng hạn như có thể rọi sáng chơn lý về Ngũ Uẩn (khandhas), Lục Căn và Lục Trần (ayatanas), Mười Tám Thành Phần Cấu Tạo (Dhatus) Hai Mươi Hai Khả Năng Hướng Dẫn (indriyas), Tứ Diệu Ðế (Ariyasaccas) và Thập Nhị Nhân Duyên (Paticcasamupada). Ðó là phương pháp "Chung" nghĩa là từng loạt, nhiều pháp nối tiếp nhau. Phương pháp "cá nhơn" là, nếu có ai đến xin hành pháp Minh Sát hôm nay, giờ này, phút này, vị thiền sư phải có khả năng tức khắc chỉ dẫn người ấy thực hành được các bài tập mà không cần biết nhiều về pháp học (Pariyatti) trước.

Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa là người ấy khỏi cần phải học Giáo Pháp chút nào vì, trong thực tế khi hành là đã học rồi. Ðiểm nên ghi nhận là hành nhiều hơn học. Theo phương pháp này, trong khi đi kinh hành - tức là đi với tâm niệm - ghi nhận những cử động "mặt bước à", "trái bước à". Trong khi ngồi chú tâm, ghi nhận sự phồng lên xọp xuống của cái bụng "phồng à", "xọp à".

"No thatthane niyojaye" là người có thể chỉ rõ cho những ai theo học, con đường chơn chánh, chỉ rõ cái gì đem lại lợi ích, cái gì không và chỉ như thế, dưới ánh sáng của chơn lý, bằng phương tiện của trí tuệ. Trong khi đem lợi ích đến cho người học, vị thiền sư phải có đức tánh "không lay chuyển" và vị thiền sư phải đem hết khả năng, tận lực, giữ cho học trò lánh xa những gì không lợi ích và phải có thể làm cho học trò vững chắc bám sát vào Lợi Ích Sơ Khởi (ditthadhammikattha payojana), Lợi Ích Trung Bình (samparayikattha payojana) và Lợi Ích Siêu Thế (lokuttara payojana).

Vị nào có đầy đủ bảy đức tánh vừa kể trên là thật sự có đủ tư cách để làm thầy dạy pháp hành Minh Sát.

Ngoài ra, các học giả Phật Giáo (tikacaraya) cũng có mô tả đức tính của người có đủ tư cách làm Thiền Sư. Trong tác phẩm uyên thâm Mahatikã, có đoạn như sau:

"Saddhasampanno hoti" là người có niềm tin vững chắc nơi Trí Tuệ Toàn Giác của Ðức Thế Tôn, nơi Nghiệp, và nơi sự báo ứng dĩ nhiên của Nghiệp. Người ấy phải có tâm nhiệt thành, quyết định là lợi ích cho tất cả chúng sanh.

"Silasampanno", là người trì giới trang nghiêm, phẩm hạnh khả kính.

"Sutasampanno", là người có pháp học toàn hảo và có thể giảng dạy phương pháp thực hành một cách mỹ mãn.

"Cagasampanno" là người có hạnh bố thí toàn hảo. Người ấy phải có đức độ quảng đại, hiền hòa, tri túc, khiêm tốn, ưa thích sống ẩn dật và phải có một đời sống đơn độc, lánh xa đám đông.

"Viriyasampanno" là người có hạnh tinh tấn toàn hảo. Ðã có hành thiền Minh Sát rồi.

"Satisampanno" là người có tâm niệm toàn hảo, đã có hành rồi pháp Tứ Niệm Xứ.

"Samadhisampanno" là người có tâm định toàn hảo, có tâm vững chắc, không còn chao động vì đã có hành pháp định tâm (Samadhibhavana).

"Pannasampanno", là người có trí tuệ toàn hảo và vượt ra khỏi mọi tà kiến vì đã theo học những định luật luân lý đem lại nhiều phước báu. Người ấy phải hiểu biết một cách minh bạch, do trí tuệ của chính mình, rằng pháp hành này đem lại lợi ích cho tất cả chúng sanh, còn pháp kia thì không. Do nhớ oai lực của tâm định đã được tích trữ - xem như nền tảng của dòng tư tưởng - vị ấy phải thiên về pháp có lợi ích. Vị ấy phải tận lực cố gắng chặn đứng, không để chúng sanh nào đeo níu vào cái không bổ ích và khuyến khích chỉ nên bám sát vào những gì đem lại lợi ích mà thôi.

Những người có đầy đủ các đức tánh ấy được gọi là bạn lành (kalyanamitta) và thật sự là vị thiền sư có đủ tư cách là bậc thầy của nhóm người đồng một chí hướng đi tìm phước báu và ước mong thành đạt quả lành, tức hạnh phúc.

Chuẩn bị sơ khởi để vào con đường thực hành minh sát.

1. Ðúng ngày nhập môn, mua sắm bông, nhang và đèn, để hằng ngày dâng cúng, lễ Phật và để làm lễ vật ra mắt vị Giám Ðốc trung tâm.

3. Ðảnh lễ vị Thiền Sư.

3. Dâng nhang đèn, cúng Tam Bảo.

4. Thiện nam, tín nữ phải xin giới trước khi hành và nhà sư phải ban giới. Phần đông hành giả thọ tam giới (bát quan trai giới)

5. Ðảnh lễ Tam Bảo và vị Thiền Sư như sau: "Imaham bhagava attabhavam tumhakam pariccajami". "Bạch Hóa Ðức Thế Tôn! Con xin đảnh lễ Ðức Phật, Ðức Pháp và Ðức Tăng với ý mong muốn thực hành pháp Minh Sát ngay từ giờ phút này trở về sau!".

"Imaham acariya attabhavam tumhakam pariccajami". "Kính Bạch Ðại Ðức, con xin đảnh lễ Ngài với ý mong muốn thực hành pháp Minh Sát ngay từ giờ phút này trở về sau!".

6. Xin pháp thực hành như sau:

"Nibbanassa me bhante sacchikaranatthapa kammatthanam dehi". "Kính Bạch Ðại Ðức! Con xin Ngài ban bố cho con những lời giảng dạy để thực hành pháp Minh Sát để rồi sau này con có thể thông suốt Ðạo, Quả và Niết Bàn.

7. Rải tâm Từ đến tất cả chúng sanh như sau:

"Aham sukhito homi, nidukkho homi, avero homi abyapajjho homi, anigho homi, sukhi attanam paiharami".
"Ước mong tôi được hạnh phúc, tránh khỏi đau khổ, oán hận, phiền não, khó khăn, nguy hiểm và được an toàn".

"Sable satta sable pana sable bhuta sable puggal sabbe attabhavapriyapanna".
"Sabbe itthiyo sabbe purisa sabbe ariya sabbe anariya sabbe deva sabbe manussa".
"Sabbe vinipatika avera abhyapajjha anigha hontu sukhi attanam pariharantu".

"Ước mong tất cả chúng sanh đủ loại, từ bỏ thai sanh trở đi, tất cả các loài cầm thú, tất cả các sinh vật (bhuta) tất cả nhơn loại, bất luận có đặc tính nào, nam hay nữ, những bậc Cao Quí, những người trong hành đại chúng, hay chư Thiên, người hay không phải người, ước mong tất cả đều tránh khỏi oán hận, phiền não, khó khăn, nguy hiểm và tất cả đều được an toàn!".

"Puratthimaya disaya sabbe satta sukhita hontu".
"Ước mong tất cả chúng sanh ở hướng Ðông đều được hạnh phúc".

"Dakkhinaya disaya sabbe satta sukhita hontu".
"Ước mong tất cả chúng sanh ở hướng Nam đều được hạnh phúc".

"Pacchimaya disaya sabbe satta sukhita hontu".
"Ước mong tất cả chúng sanh ở hướng Tây đều được hạnh phúc".

"Uttaraya disaya sabbe satta sukhita hontu".
"Ước mong tất cả chúng sanh ở hướng Bắc đều được hạnh phúc".

"Dakkinaya anudisaya sabbe sukhita hontu".
"Ước mong tất cả chúng sanh ở hướng Tây Nam đều được hạnh phúc".

"Pacchimaya anudisaya sable satta sukhita hontu".
"Ước mong tất cả chúng sanh ở hướng Tây-Bắc đều được hạnh phúc".

"Uttaraya anudisaya sabbe satta sukhita hontu".
"Ước mong tất cả chúng sanh ở hướng Ðông Bắc đều được hạnh phúc".

"Hetthimaya disaya sabbe satta sukhita hontu".
"Ước mong tất cả chúng sanh ở những cảnh thấp kém, từ cảnh người đến cảnh địa ngục, đều được hạnh phúc!".

"Uparimaya disaya sabbe satta sukhita hontu".
"Ước mong tất cả chúng sasnh ở những cảnh trên, từ cảnh ngưòi đến cảnh Phạm Thiên, đều được hạnh phúc!".

"Sable satta sabbadukkha pamuncantu".
"Ước mong tất cả chúng sanh đều tránh khỏi mọi đau khổ!".

"Sabbe satta laddhasampattito ma vigacchantu"
"Ước mong tất cả chúng sanh đều không thiếu mất cái gì của mình".

"Sabbe satta kammassaka".
"Tất cả chúng sanh đều có cái nghiệp, như vật sở hữu của chính mình".

"Kammadayada", đều bắt nguồn từ cái nghiệp của mình.
"Kammabandhu", đều có cái nghiệp như gia tài, di sản.
"Kammapatisarana", đều có cái nghiệp như chỗ nương tựa".
"Yam kammam karissanti" . Bất luận nghiệp nào mà ta đã tạo.
"Kalyanam và papakam va", dầu thiện hay ác,
"Tassa dayada bhavissanti", chắc chắn ta phải thọ lãnh hậu quả của nó".

8.- Ðọc trọn vẹn bài kinh cúng Tam Bảo ca tụng đức hạnh của Phật, Pháp, Tăng.

9.- Thực hành bài tập "Niệm về cái chết" (Marananussati kammtthana) như sauS:

"Addhuvam me jivitam", đời sống của chúng ta quả thật bấp bênh, nhưng chết là điều chắc. Chúng ta chắc chắn phải chết, vì kiếp sống phải chấm dứt trong sự chết. Ðời sống là vô thường, nhưng cái chết phải đến, không thể sai chạy. Vì lẽ ấy, hôm nay, nhân dịp này, chúng ta được diễn phúc bước vào pháp thực hành Minh Sát, và như vậy chúng ta không bỏ phí cơ hội được sanh ra, và được gặp Phật Pháp.
10.- Trước Ðức Phật và các đệ tử Ngài, chú nguyện như sau:
"Yeneva yanti nibbanam buddha tesanca savaka ekayanena maggena satipatthanasannina".

"Con đường mà tất cả chư Phật, hai vị đệ tử bên trái và bên mặt của Ngài, tám mươi vị đại đệ tử và những vị đệ tử A-la-hán khác của Ngài, đã trải qua để đến Niết Bàn, con đường ấy là Tứ Niệm Xứ, con đường duy nhất của tất cả những bậc thiện trí và tất cả các bậc hiền thánh của nhà vua. Tôi xin chú nguyện, với tất cả lòng chơn thành và trong sạch, rằng tôi sẽ noi theo con đường ấy để thành đạt Ðạo, Quả và Niết Bàn, tùy theo sáng kiến của chính tôi, từ giờ phút này trở đi.

11. "Imaya dhammanudhammapatipattiya buddham pujemi".
"Tôi xin kính dâng đến Ðức Phật công trình thực hành Giáo Pháp quí báu này".

"Imaya dhammanudhammapatipattiya dhammam pujemi".
"Tôi xin kính dâng đến Ðức Pháp công trình thực hành Giáo Pháp quí báu này".

"Imaya dhammanudhammapatipattiya sangham pujemi".
"Tôi xin kính dâng đến Ðức Tăng công trình thực hành Giáo Pháp quí báu này".

12. "Addha imaya patipattiya jatijarabayadhi maranadihi patimuncissami".
"Tôi xin nguyện vượt qua khỏi những đau khổ của sự sanh, lão, bịnh, tử, do nhờ pháp hành này.

13.- Kế đó vị Thiền sư có vài lời khuyên nhủ những người vào pháp thực hành Minh Sát, tùy theo thì giờ có rỗi rãi hay không, chẳng hạn như trong 15 phút hay nửa giờ.
 
 

Vài lời nhắc nhở hành giả.

Nhơn cơ hội vĩ đại mà chúng ta sanh ra làm người, và được gặp Phật Pháp, giáo huấn của Ðức Phật, chúng ta hãy cố gắng chuyên cần, trau dồi Giới Ðịnh, Tuệ đến mức độ toàn hảo. Việc này làm quả thật là thích nghi.

Giới (Sila) có năm, mười, và hai trăm hai mươi bảy (227). Người giới đức trang nghiêm ắt được hạnh phúc trong kiếp sống hiện tại và trong những kiếp tương lai. Tuy nhiên, các giới ấy vẫn còn tại thế (lokiyasilas) Không có gì bảo đảm một cách tuyệt đối rằng ta khỏi phải rơi vào bốn khổ cảnh (apayabhaumi). Vì lẽ ấy còn phải trau dồi những giới siêu thế (lokutarasilas) để trở nên tuyệt hảo. Lokutarasilas, hay giới siêu thế, là những giới của Ðạo và Quả. Nếu chúng ta thực hiện pháp hành đến trình độ tạo được Quả thì hoàn toàn chắc chắn là ta khỏi phải rơi vào bốn ác đạo. Như vậy quả thật là rất lợi ích nếu ta cố gắng thực hành các pháp môn đưa đến Ðạo và Quả trong chính kiếp sống này.

Nếu thật sự tinh tấn trong pháp hành, chúng ta có thể thành công, nhơn cơ hội vàng ngọc này. Nhưng, nếu ta nhắm mắt để lỡ dịp này thì quả là thảm hại, bởi vì, như vậy là ta buông mình lao vào vòng quây tròn của những kiếp sinh tồn vô số kể, sanh tử triền miên. Hiện nay vẫn còn cơ hội để cho nghiệp xấu đã tạo trong những kiếp quá khứ trổ quả, và ta cũng còn cơ hội để tạo thêm nghiệp xấu khác. Như vậy có nghĩa là chúng ta càng ngày càng tích trữ thêm nghiệp xấu, thêm vào những nghiệp xấu đã tạo. Mỗi kiếp sống làm người của chúng ta là quả lành của nghiệp tốt, và được xem là vô cùng hi hữu.

Có bốn điều vô cùng hi hữu được mô tả như sau:

1. "Buddhuppado ca dullabho" - Có một vị Phật đản sanh là điều vô cùng hi hữu, vì mỗi vị, muốn thành tựu đạo quả Phật, phải thực hành tròn đầy ba trăm pháp ba-la-mật (parami). Ðể thực hành đầy đủ các pháp toàn hảo ấy, mỗi vị phải trải qua một thời gian thật dài. Một vị Trí-tuệ Bồ Tát, phải hành các ba-la-mật ấy trong hai mươi A-tăng-kỳ (Asamkaya) và 100.000 kiếp (kalpas). Một vị Tinh-Ðức Bồ Tát phải hành trong bốn mươi A-tăng-kỳ (asamkaya) và 100.000 kiếp. Còn một vị Tinh-Tấn Bồ Tát phải hành trong tám mươi A-tăng-kỳ (asamkaya) và 100.000 kiếp (kalpas). Và trước khi được một vị Phật thọ kỳ, cũng phải trải qua một thời gian thật dài.

Như Ðức Phật của chúng ta, là một vị Phật Trí-Tuệ, phải trải qua đến bảy A-tăng-kỳ (asamkaya), từ lúc nảy sanh ra ý niệm sẽ trở thành Phật đến khi được thọ ký. Trong thời gian thực hành Ba-la-mật, Ngài phải mất đến chín A-tăng-kỳ mới tuyên bố được là Ngài cần thành đạt đạo quả Phật. Sau chín a-tăng-kỳ ấy, Ngài vẫn còn phải hành đủ tám nhóm giáo pháp. Ðến lúc ấy mới có một vị Phật thọ ký, nghĩa là tiên tri rằng một ngày kia Ngài sẽ đắc quả Phật. Kể từ ngài được thọ ký, Ngài được gọi là Bồ-Tát Vĩnh Cửu. Khi đã trở thành Bồ-Tát Vĩnh Cửu rồi, ngài còn phải hành Ba-la-mật bốn a-tăng-kỳ và một trăm ngàn kiếp. Trong kiếp sống cuối cùng để tạo thành tựu đạo quả vô thượng Ngài phải trải qua sáu năm khổ hạnh. Sau đó Ngài mới thành Phật.

Như vậy ta thấy rằng có một vị Phật ra đời quả thật là vô cùng hi hữu. Có những thời kỳ kéo dài trong nhiều kiếp (kalpas) thế gian vẫn trống rỗng, không có Giáo Pháp. Tất cả chúng sanh đều sống trong đêm tối vì không hiểu được "con đường", hay lối thoát, ra khỏi cảnh đau khổ của đời sống, không biết được Ðạo, Quả và Niết Bàn. A-tăng-Kỳ (asamkaya) mà chúng ta đang sống đây, được gọi là a-tăng-kỳ của Ðức Phật Thích-Ca, là một thời đại cấp tiến, vì có được một vị Phật đản sanh, có Giáo Pháp của Ngài và có Giáo Hội các vị Thánh Tăng mà ngài đã thành lập. Tất cả những diễm phúc ấy sở dĩ dược có là nhờ có một vị Phật xuất hiện trên thế gian. Ðó là điều vô cùng hi hữu đầu tiên.

2. "Manussattabhavo dullabho" - Ðiều hi hữu thứ nhì là được sanh ra đời với bản chất người, có đủ giác quan, không mất trí, không câm, điếc. Ðó là hậu quả của những nghiệp tốt đã tạo trong quá khứ. Phước báu trong quá khứ làm nền tảng cho ta tái sanh làm người trong kiếp này. Vậy, được sanh làm người với thân thể, giác quan và tâm trí đầy đủ là điều hi hữu thứ hai.

3.- "Pabbajitabhavo dullabho" - Ðược mở đường xuất gia tỳ-khưu hoặc sa-di trong Phật Giáo, và cùng lúc, quyết tâm bước vào con đường thực hành Minh Sát là điều hi hữu, cấp thứ nhứt. Những vị tỳ-khưu hay sa-di đã có thực hành thiền định và Minh Sát được xem như đã gặp điều vô cùng hi hữu, cấp thứ nhì. Những vị thiện nam, tín nữ đã khai thông thân, khẩu, ý bằng cách chỉ hi sinh chút ít hạnh phúc trong gia đình để đổi lại, được kết quả dồi dào phong phú, những vị ấy làm một việc được xem như biến đổi một thùng rác hôi thúi, tức thể xác này, trở thành một vật đẹp đẽ, với phương tiện: Giới, định, tuệ. Sau khi đã nhẫn nại, gia công hành thiền, chơn lý chắc chắn phải sáng tỏ lên, đúng như thành ngữ: "Sắc đẹp là khi ta chết, hạnh phúc khi ta ẩn dật, và chơn lý khi ta làm Tỳ-khưu".

Do đó, những người cư sĩ tại gia, nhờ đã có thực hành và thông suốt chơn lý, phải được xem như đã khai thông và thông suốt chơn lý, phải được xem như đã khai thông trí tuệ và có đủ tư cách được gọi là tỳ-khưu, đúng như những lời sau đây của các nhà chú giải:

"Yo ca imam patipattim patipajjati so bhikkhu mama hoti".
"Người nào theo đúng pháp thực hành này phải được gọi là tỳ-khưu".

"Patipannako hi devo va hotu manusso va bhikkhuti samkhuayam gacchatiyeva".
"Ðúng vậy, dầu người thực hành pháp Minh Sát là Trời hay người, người ấy phải được gọi là tỳ-khưu, tất cả đều giống như nhau".

Vậy, những gì thiện nam, tín nữ phải hiểu rằng mặc dầu các vị ấy chưa có cơ hội để khoác lên mình tấm y vàng, nhưng nếu đã thực hành đầy đủ Giáo Pháp để tự tạo cho mình giới đức phong phú, họ sẽ được xem như đã nằm trong vòng khai thông. Do đó loại khai thông này phải được kể như một điều vô cùng hi hữu. Trong trường hợp này, những ai đã có thực hành giáo pháp là đã tìm ra giáo pháp, còn người chưa có thực hành, nhưng hằng ước mong và có ý muốn đi vào con đường thực hành, còn phải gặp giáo pháp trong một cơ hội về sau, trong tương lai.

4. "Saddhasampanno dullabho" - Ðiều hi hữu thứ tư là có được niềm tin vững chắc nơi trí tuệ và nơi sự giác ngộ của Ðức Phật, và hoan hỷ đi theo con đường thực hành như bố thí, trì giới, nghe Pháp, thực hành pháp tham thiền, và pháp Minh Sát. Người như thế gọi là có tư tưởng chơn chánh, tức có chánh kiến (sammaditthi). Ðó là niềm tin chơn chánh.

Niềm tin được phân làm hai hạng: niềm tin thông thường (pakati saddha), và niềm tin phát triển (bhavana vaddha).

Người Phật tử làm phước, bố thí, trì giới, và nghe Pháp như họ thường làm là niềm tin thông thường.

Niềm tin phát triển là niềm tin của những người có thực hành pháp Minh Sát, đã tri giác được danh và sắt (nama và rupa), ba đặc tướng của đời sống (tilakkhanam), và đã thành đạt Ðạo, Quả và Niết Bàn.

Ðó là hai hạng tín đức. Người có được đầy đủ hai niềm tin ấy được xem là vô cùng hi hữu và đây là điều hi hữu thứ tư.

Thực hành pháp Minh Sát là trau dồi những điều hi hữu ấy đến mức toàn hảo và phát triển giới, định tuệ, dần dần từ thấp lên cao.

Giới có hai hạng, là giới tại thế (lokiyasilas), gồm năm, tám, mười, hay hai trăm hai mươi bảy giới, và giới siêu thế (lokutarasilas), cũng được gọi là adhisilas, chỉ được phát triển do những ai thực hành pháp Minh Sát cho đến Ðạo (magga).

Ðịnh cũng có hai hạng là phàm định, hay định tại thế (lokiya sammadhi), mà người thực hành pháp Minh Sát, nhưng chưa đến mức Ðạo, thành đạt và thành định, hay định siêu thế (lokuttara samadhi), cũng được gọi là adhisamadhi, phát sanh đến người hành Minh Sát đến mức độ Ðạo và Quả.

Tuệ cũng có hai hạng là phẩm tuệ, hay tuệ tại thế (lokiya panna) gồm những tri kiến về nghiệp xấu hay tốt, có lợi ích hay gây tổn hại, hoặc phước báu hay tội khổ, những sự thấu hiểu sâu sắc về Danh-Sắc và đặc tướng của đời sống (tilakkhana), nhưng không thấu vào được bản chất của Ðạo, Quả và Niết-Bàn. Hạng trí tuệ thứ hai là thánh tuệ, hay trí tuệ phát triển đầy đủ (bhavana mayapanna), phát sanh đến người có thực hành Minh Sát đến mức độ Ðạo, Quả và Niết-Bàn. Tuệ ấy cũng được gọi là adhipanna.

Mỗi người chúng ta thực hành pháp Minh Sát để sống đời thiêng liêng, trong khuôn khổ của ba giới luật (tisikkha) đến mức độ tuyệt hảo. Do đó, hôm nay, nhơn chính cơ hội này, được bước vào con đường thực hành như vầy, chúng ta phải coi đó là một lợi ích vô cùng trọng đại, và một dịp may hi hữu. Người nào bỏ lỡ cơ hội này về sau sẽ phải hối hận vì đã trải qua kiếp sống làm ngưòi một cách vô ích, đã gặp được Phật Giáo trên danh từ, mà không hưởng được hương pháp Minh Sát là đã lễ bái Ðức Tôn Sư trong phương cách cao thượng hơn tất cả, như ta có thể thấy trong lời dạy Ðức A-Nan-Ðà (Ananda) của Ngài như sau:

"Yo kho Ananda bhikkhu và bhikkhuni và upasaka và upasika va"

Nghĩa là:

"Này A-Nan-Ðà! Ai thực hành Giáo Pháp, xứng đáng với Giáo Pháp, dầu là Tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni, thiện nam, hay tín nữ, người ấy phải được xem là đã lễ bái, tôn sùng, cúng dường Như-Lai với phương cách cao thượng hơn tất cả".

Và những vị ấy cũng được xem là có nhiệt tâm và trung thành với Ðức Thế Tôn như lời dạy trong câu Pali sau đây:

"Bhikkhave mayi sasenho tissasadiso va hotu". "Này chư Tỳ-khưu! Người nào trìu mến Như Lai hãy làm như Tissa. Mặc dầu có nhiều người dâng đến Như Lai bông hoa, nhang đèn và đủ thứ các loại dầu thơm, những người ấy không được xem như thật sự tôn kính Như Lai. Nhưng, những ai thực hành Giáo Pháp và xứng danh với Giáo Pháp, những ngưòi ấy quả thật phải được xem như thật sự tôn kính Như Lai".

Hơn nữa, những người có thực hành pháp Minh Sát cũng được xem như đã truyền bá Phật Giáo và góp phần vào sự tiến bộ của đạo Pháp, như có ghi nhận trong câu Pali sau đây:

"Yava hi ima catasso parisa mam imaya patipatti-pujaya pujessanti". "Ngày nào mà hàng Tứ chúng còn tôn kính Như Lai bằng cách dâng đến Như Lai pháp thực hành Giáo Pháp, ngày ấy Giáo Pháp của Như Lai sẽ còn dồi dào phong phú như vầng trăng rằm tỏ rạng, trên không trung, giữa đêm tối".

Những người có nhiều phước báu, được tham gia lớp học thực hành Minh Sát, đã tạo nhiều lợi ích sâu rộng, cho chính mình và cho kẻ khác, cũng như cho quốc gia mình, cho đạo pháp và tín ngưỡng mình, cho Vua và cho hiến pháp.

"Vuddhaim virulhim pappotu vepullam buddhasasane". "Cuối cùng, ước mong tất cả đều được dồi dào phong phú và phát triển thuận lợi dưới tàng bóng của Phật Giáo, nghĩa là thành đạt Ðạo, Quả và Niết Bàn, đúng theo ý".

(Chấm dứt những lời khuyên hành giả).





14. Sau khi có vài lời nhắc nhở, vị thiền sư bắt đầu chỉ dẫn hành giả theo những Bài Tập như sau:

a. Chỉ dẫn hành giả đi với tâm niệm (tức đi kinh hành) và ghi nhận mọi sanh hoạt của tâm (tức niệm) "Mặt bước à, trái bước à". Dạy hành giả phải làm thế nào lúc đứng lại, lúc quay mình.

b. Chỉ dẫn hành giả an trụ tâm lúc ngồi tham thiền, tức là gôm tâm vào sự phồng lên, xọp xuống của bụng và ghi nhận mọi cử động, "Phồng à, xọp à" và dạy hành giả phải làm thế nào để nằm xuống với tâm niệm

(Chú thích của S. Buravas - Bangkok, Thái-Lan: - Trong khi gom tâm vào sự phồng lên, xộp (hoành cách mô) ép xuống bụng khi thở vô và nới lên khi thở ra, ta gọi là thở bằng bụng. Trong lúc ấy lồng ngực vẫn ở yên, thân mình ở yên, và như thế tâm không bị cảm kích nhiều. Trong lúc ngồi hay nằm xuống, niệm phồng, xọp, ở bụng thì dễ dàng hơn là niệm hơi thở ở mũi. Lối thở này ngăn ngừa những cảm kích mạnh phát sanh và, đứng về mặt sinh lý, đó là cái chìa khóa để đóng chặt cửa lại không cho những ô nhiễm (kilesa) xâm nhập vào tâm).

c. Chỉ dẫn hành giả chú tâm vào những cảm giác (vedana, thọ) khác nhau và ghi nhận đúng lúc. Thí-dụ như khi cảm giác đau, ghi nhận ("đau à, đau à" v.v...

d. Chỉ dẫn hành giả chú tâm vào luồng tư tưởng của mình khi có ý kiến phát sanh. Thí dụ khi suy nghĩ, ghi nhận "nghĩ à, nghĩ à" v.v... có nghĩa "nghĩ như vậy à, nghĩ như vậy à".

e. Chỉ dẫn hành giả chú tâm vào lục căn, tức mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm và ghi nhận các trí giác như sau:

Khi thấy một hình sắc ghi nhận "thấy à, thấy à" v.v...
Khi nghe một âm thanh ghi nhận "nghe à, nghe à" v.v...
Khi hưởi một mùi, ghi nhận "mùi à, mùi à" v.v...
Khi nếm một vị, ghi nhận "vị à, vị à" v.v...
Khi có cảm giác lạnh, nóng, cứng, mềm, ghi nhận "xúc à, xúc à" v.v...
Khi suy nghĩ điều gì, ghi nhận "nghĩ à, nghĩ à" v.v...
f.- Chỉ dẫn hành giả thực hành pháp Minh Sát bằng cách chú tâm vào từng chi tiết, các cử động phụ, ngoài lúc ngồi thiền hay đi kinh hành, và ghi nhận từng lúc, từng khoảnh khắc. Thí dụ như khi đi tới, khi bước lui, khi quẹo trái, khi quay bên phải, khi co tay, co chơn, khi dủi ra, khi máng cái y trên dây, hay ôm bát khi khoác y lên vai, lúc đắp mền, lúc ăn, lúc uống. lúc nhai, lúc nếm, lúc đi đại tiện hay tiểu tiện, lúc đi, lúc dừng lại, lúc đứng, lúc ngồi, lúc nằm, lúc ngủ, lúc thức dậy, lúc nói, lúc làm thinh v.v...

Ghi chú: Trong ngày đầu tiên của khóa học vị thiền sư bắt đầu quan sát các khóa sinh. Nếu khóa sinh là người ít biết về Giáo Pháp hay là người già cả, thì vị thiền sư chỉ dạy phương pháp đi kinh hành, ngồi niệm phồng xọp, và ghi nhận những cảm giác. Thế thôi. Bấy nhiêu cũng đủ cho ngày đầu. Về sau, vị thiền sư có thể lần lần dạy thêm và, mỗi lần, trước khi dạy thêm, đều có trắc nghiệm, dượt lại thử xem những điều dạy trước đã có được thực hành thuần thục chưa, và quan sát, xem những tri giác và trạng thai tâm của hành giả như thế nào (phân tách tâm lý). Nếu khóa sinh còn trẻ hay còn con nít cũng vậy.

15. Khi được thiền sư chỉ dẫn xong, hành giả quì xuống đảnh lễ Ngài rồi rút vào tịnh thất của mình bắt đầu hành thiền.

16. Vị thiền sư hằng ngày nên đi hành giả để xem và trắc nghiệm những tri giác và tâm trạng từng người và để giảng dạy thêm hay dắc dẫn đi xa hơn nữa, tùy theo mức độ tiến triển của hành giả. Thí dụ như khi hành giả đã đạt đến mức có thể phân biệt rõ ràng hai pháp danh và sắc (namarupa paricchedanana) vị thiền sư nên chỉ thêm một bước nữa, nghĩa là cho hành Bài Tập kế đó, dạy ghi nhận, lần đầu tiên, dòng tư tưởng của mình khi muốn co chơn, co tay, hay dủi ra, hay ngồi dậy,. Khi hành giả đến mức độ phân biệt rõ ràng nhân và quả (paccayapariggahanana) thì vị thiền sư nên dạy thêm một bậc là ghi nhận từng chi tiết các cử động lúc đi kinh hành: "Dở à, đạp à" (Muốn đầy đủ, phải nói: "Tôi dở chơn lên như thế này à, tôi đạp chơn xuống như thế này à). Còn lúc ngồi thì hành giả có thể ghi nhận sự cử động phồng lên xọp xuống của bụng và thế ngồi. Ðiểm quan trọng là không nên tăng quá hai bài tập trong một ngày.
 
 

Hỏi: - Kế đó, hành giả phải làm gì nữa?

Ðáp: - Tùy theo mức độ tiến triển, hành giả phải thực hành các bài tập như sau:

Bài tập 1

1. Trong khi ngồi thiền, chú tâm theo dõi cái bụng phồng lên lúc thở vào và xọp xuống lúc thở ra. Trong tâm, ghi nhận sự phồng lên xọp xuống ấy. Khi phồng lên, ghi nhận "phồng à". Khi xọp xuống, ghi nhận "xọp à".

2. Khi nằm xuống cũng chú tâm theo dõi và ghi nhận cùn một thế ấy.

3. Khi đứng dậy, ghi nhận thế đứng "đứng à, đứng à" v.v... nghĩa là trong tâm chỉ nói tóm tắt câu đáng lẽ phải nói là "tôi đứng như thế này à".

4. Khi đi kinh hành, ghi nhận cử động của bước chơn như sau:

Khi chơn mặt bước tới, ghi nhận "mặt bước à", lúc ấy mắt chăm chăm nhìn vào mũi chơn mặt. Khi chơn trái bước tới, ghi nhận "trái bước à" và mắt nhìn chăm vào mũi chơn trái. Rồi cứ lặp đi lặp lại như thế, hết mặt đến trái, hết trái sang mặt. Hành giả có thể nhìn ra trước, không quá hay thước, lúc đi kinh hành. Lúc đến cuối con đường kinh hành và muốn quày trở lại, hành giả trước tiên phải dừng chơn lại nghỉ, tâm ghi nhận "đứng à, đứng à". Kế đó từ từ xoay mình, tâm theo dõi từng cử động "quây à, quây à'. Khi quây xong từ trước ra sau, hành giả dừng lại nghỉ, ghi nhận "đứng à, đứng à", rồi tiếp tục bước chơn và ghi nhận như trước.
Hãy thực hành mỗi bài tập cho đến khi thuần thục và đạt đến mức độ an trụ tâm tốt đẹp. Chừng ấy hành giả có thể tập sang bài tập kế.

Bài tập số 2.

1. Trong lúc ngồi thiền, ghi nhận những tri giác làm ba giai đoạn nối tiếp như sau: "Phồng à, xọp à, ngồi à" v.v... (Ngồi a, có nghĩa tôi đang ngồi như thế này à).

2. Trong khi nằm, ghi nhận những tri giác làm ba giai đoạn nối tiếp như sau: "phồng à, xọp à, nằm à" v.v... (nằm à, có nghĩa tôi đang nằm như thế này à).

3. Khi đứng, chỉ ghi nhận "đứng à, đứng à" thôi, cho đến khi bước đi hay ngồi xuống.

4. Lúc di với tâm niệm (kinh hành), đi giống như đã dạy ở bài tập 1 trong 30 phút. Kế đó đổi lối ghi nhận như sau: Mỗi khi chơn mặt hoặc chơn trái bước tới, ghi nhận "dở à, đạp à" v.v.. cũng trong 30 phút nữa.

(Trong bài tập thứ hai này, phải chú tâm vào thế nằm hay thế ngồi của mình cho đến khi thấy rõ ràng trong tâm hình ảnh của mình nằm hay ngồi như nhìn vào gương).

Thí dụ:

a. Hành giả ghi nhận những cử động của mình khi đi kinh hành "mặt bước à, trái bước à" v.v... trong 30 phút.
b. Ghi nhận cử động của mình lúc đi kinh hành như sau: "dở dà, đạp à" v.v... cũng trong 30 phút.
Bài tập số 3

1. Khi ngồi thiền, ghi nhận những tri giác làm bốn giai đoạn nối tiếp "phồng à, xọp à, ngồi à, đụng à". Chú tâm vào điểm đụng, như một đồng tiền, và gom tâm vào điểm ấy, trong khi ghi nhận.

2. Khi nằm, ghi nhận những tri giác làm bốn giai đoạn nối tiếp "phồng à, xọp à, nằm à, đụng à" v.v...

3. Khi đứng, ghi nhận thế đứng "đứng à, đứng à" v.v...

4. Khi đi (kinh hành) với tâm niệm, thực hành bài tập số 1 và số 2 mỗi bài 20 phút. Kế đó đổi lối ghi nhận, nghĩa là khi bước chơn tớii, phân làm ba giai đoạn và ghi nhận "dở à, bước à, đạp à" v.v...

Thí dụ:

a. Ghi nhận cử động của chơn, "mặt bước à, trái bước à" v.v... trong 20 phút.
b. Ghi nhận "dở à, đạp à" v.v... trong 20 phút.
c. Ghi nhận "dở à, bước à, đạp à" v.v.. . trong 20 phút.
Bài tập số 4

1. Trong khi ngồi thiền, ghi nhận những tri giác làm bốn giai đoạn nối tiếp "Phồng à, xọp à, ngồi à, đụng à" giống như ở bài tập số 3 nhưng ghi nhận "đụng à" làm nhiều lần (đến khi chấm dứt hơi thở ra). Tức là "phồng à, xọp à, ngồi à, đụng à đụng à" v.v...

2. Khi nằm, ghi nhận những tri giác làm bốn giai đoạn "phồng à, xọp à, nằm à, đụng à" v.v...

3. Khi đứng, ghi nhận "đứng à, đứng à" v.v...

4. Khi đi kinh hành, thực hành như ở bài tập 1, 2, 3 mỗi bài 15 phút. Kế đó đổi lối ghi nhận, tức là khi bước chơn tới phân tách sự di chuyển ấy làm bốn giai đoạn nối tiếp và ghi nhận "gót à, dở à, bước à, đạp à" trong khoảng 15 phút.

Thí dụ:

a. Ghi nhận cử động của chơn "mặt bước à, trái bước à" v.v.. trong 15 phút.
b. Cùng thế ấy, ghi nhận "dở à, đạp à" v.v... trong 15 phút.
c. Cùng thế ấy, ghi nhận "dở à, bước à, đạp à" v.v... trong 15 phút.
d. Cùng thế ấy, ghi nhận "gót à, dở à, bước à, đạp à" v.v... trong 15 phút.
Bài tập số 5.

1. Khi ngồi thiền, ghi nhận những tri giác làm bốn giai đoạn nối tiếp "Phồng à, xọp à, ngồi à, đụng à" v.v... Nơi nào có điểm đụng, gồm tâm vào điểm ấy và ghi nhận.

Thí dụ:

a. Ghi nhận "phồng à, xọp à, ngồi à, đụng à", tức là đụng bàn tọa bên mặt.
b. "Phồng à, xọp à, ngồi à, đụng à" tức đụng bàn tọa bên trái.
c. "Phồng à, xọp à, ngồi à, đụng à" tức đụng đầu gối bên mặt.
d. "Phồng à, xọp à, ngồi à, đụng à", tức đụng đầu gối bên trái.
e. "Phồng à, xọp à, ngồi à, đụng à", tức đụng mắt cá bên mặt.
f. "Phồng à, xọp à, ngồi à, đụng à", tức đụng mắt cá bên trái.
2. Khi nằm, ghi nhận những tri giác làm bốn giai đoạn nối tiếp "phồng à, xọp à, nằm à, đụng à".

3. Khi đứng, ghi nhận thế đứng "đứng à, đứng à" v. v...

4. Khi đi kinh hành, thực hành như ở bài tập 1, 2, 3, 4 mỗi lần 10 phút. Kế đó, thay đổi lối ghi nhận, tức là khi bước chân tới, phân tách sự di chuyển ấy làm năm giai đoạn nối tiếp và ghi nhận "gót à, dở à, bước à, đụng à" lối 20 phút.

Thí dụ:

a. Ghi nhận cử động của chơn "Mặt bước à, trái bước à" v.v... trong 10 phút.
b. Cùng thế ấy, ghi nhận "dở à, đạp à" v.v... trong 10 phút.
c. Cùng thế ấy, ghi nhận "dở à, bước à, đạp à" v.v... trong 10 phút
d. Cùng thế ấy, ghi nhận "gót à, dở à, bước à, đạp à..." v.v... trong 10 phút.
e. Cùng thế ấy, ghi nhận "gót à, dở à, bước à, xuống à, đụng à" v.v... trong khoảng 20 phút.
Bài tập số 6

1. Khi ngồi thiền, ghi nhận những tri giác sau:

a. "Phồng à, xọp à, ngồi à, đụng à" đó là đụng bàn tọa bên mặt.
b. "Phồng à, xọp à, ngồi à, đụng à" đó là đụng bàn tọa bên trái.
c. "Phồng à, xọp à, ngồi à, đụng à" đó là đụng đầu gối bên mặt.
d. "Phồng à, xọp à, ngồi à, đụng à" đó là đụng đầu gối bên trái.
e. "Phồng à, xọp à, ngồi à, đụng à" đó là đụng mắt cá bên mặt.
f. "Phồng à, xọp à, ngồi à, đụng à" đó là đụng mắt cá bên trái.
g. "Phồng à, xọp à, ngồi à, đụng à" đó là đụng những điểm khác nhau trên thân mình.
2. Khi nằm, ghi nhận "Phồng à, xọp à, nằm à, đụng à" v.v...

3. Khi đứng, ghi nhận thế đứng của mình "đứng à, đứng à" v.v...

4. Khi đi với tâm niệm, ghi nhận:

a. "Mặt bước à, trái bước à v. v.. trong 5 phút.
b. "Dở à, đạp à" v.v... trong 5 phút.
c. "Dở à, bước à, đạp à" v.v... trong 10 phút.
d. "Gót à, dở à, bước à, đạp à" v.v... trong 10 phút.
e. "Gót à, dở à, bước à, xuống à, đụng à" v.v... trong 10 phút.
f. Ghi nhận thêm "gót à, dở à, bước à, xuống à, đụng à, ấn à" v.v... trong khoảng 20 phút.
Bài tập số 7

1. Khi đã đi hết chiều dài con đường kinh hành của mình, hành giả ngừng và quay trở lại. Trước khi ngừng, hành giả hãy ghi nhận ý muốn của mình "muốn ngừng à, muốn ngừng à" v.v... và khi ngừng xong, ghi nhận "ngừng à, ngừng à" v.v... Trước khi quay mình trở lại, ghi nhận ý muốn "muốn quay mình à, muốn quay mình à" và trng khi xoay cái chơn, luôn luôn ghi nhận "quay à, quay à". Kế đó, ngừng lại nghỉ, cũng ghi nhận "đứng à, đứng à" v.v... Rồi lại tiếp tục đi với tâm niệm trở lại trước.

2. Khi có phát sanh một ý muốn nhìn bên mặt hay bên trái, ghi nhận "muốn nhìn bên mặt à, muốn nhìn bên mặt à" và trong khi ghi nhận "nhìn à, nhìn à" v.v...

3. Khi muốn co tay, co chơn, hay dủi ra, ghi nhận ý muốn "muốn co vô à' "muốn dủi ra à" v.v... và trong khi co vô hay dủi ra, ghi nhận "co vô à" "dủi ra à" v.v...

4. Khi muốn cầm lên một vật gì, như quần áo, mền, bát, bình đựng nước, hay đĩa, hãy ghi nhận "thấy à" "muốn cầm lên à". Rồi ghi nhận tay mình, ghi nhận cử động của tay "đưa tới à, đưa tới à" v.v... Lúc tay đụng, ghi nhận "đụng à". Khi cầm lấy, ghi nhận "cầm à, cầm à". Khi đã cầm lên xong món đồ, muốn đưa vật ấy đến gần mình, mỗi đều phải ghi nhận.

5. Trong khi hành giả ăn, uống, nhai, nếm hay liếm cũng nên ghi nhận cùng một thế ấy.

Thí dụ:

a. Khi trông thấy vật thực, ghi nhận "thấy à, thấy à" v.v...
b. Lúc muốn ăn, ghi nhận "muốn ăn à, muốn ăn à" v.v...
c. Lúc nào đưa tay đến món ăn, ghi nhận "đưa tay à, đưa tay à" v.v...
d. Lúc đụng đến, ghi nhận "đụng à, đụng à" v.v...
e. Lúc nắm lấy món ăn, ghi nhận "cầm à, cầm à" v.v...
f. Lúc dở tay lên, ghi nhận "dở tay à, dở tay à" v.v...
g. Lúc há miệng, ghi nhận "hả miệng à, hả miệng à" v.v...
h. Lúc đưa món ăn đụng đến miệng, ghi nhạn "đụng à, đụng à" v.v...
i. Lúc nhai, ghi nhận "nhai à, nhai à" v.v...
j. Lúc nuốt, ghi nhận "nuốt à, nuốt à" v.v...
k. Lúc ăn xong miếng ăn, ghi nhận "xong à, xong à" v.v...
6. Khi muốn đi đại tiện, hay tiểu tiện, hãy ghi nhận ý muốn của mình "muốn đại tiện à", hay "muốn tiểu tiện à" v.v... và trong lúc đi, ghi nhận "đại tiện à", "tiểu tiện à" v.v...

7. Khi muốn đi, đứng, ngồi, ngủ, thức dậy, nói chuyện, làm thinh, hãy ghi nhận ý muốn, như "muốn đi à", "muốn đứng à", "muốn ngồi à", "muốn ngủ à", "muốn thức dậy à", "muốn nói chuyện à", "muốn làm thinh à" v.v...

Bài tập số 8

1. Khi thấy mọi hình sắc, ghi nhận "thấy à, thấy à" v.v...

2. Khi nghe, ghi nhận "nghe à, nghe à" v.v...

3. Khi hửi mùi, ghi nhận "hửi à, hửi à" v.v...

4. Khi nếm vị, ghi nhận "nếm à, nếm à" v.v...

5. Khi đụng chạm, ghi nhận "đụng à, đụng à" v.v...

6. Khi suy nghĩ, ghi nhận "nghĩ à, nghĩ à" v.v...

Bài tập số 9

1. Lúc ngồi thiền và đang ghi nhận những tri giác "phồng à, xọp à" v.v... nếu hành giả có nghe đau, hãy dừng lại một chút để ghi nhận sự đau đớn, hay nhức nhối, hay tê, "đau à, đau à" hay "nhức à, nhức à" hay "tê à, tê à" v.v... Nếu còn quá đau, hãy ngừng ghi nhận và trở về "phồng, xọp". Nếu vẫn còn đau nữa, hãy đổi thế ngồi.

2. Nếu nghe êm trở lại, hãy ghi nhận "êm à, êm à" v.v...

3. Trong khi nằm hay đứng, nếu nghe có tiện nghi, hay khó chịu, hay bình thường, hãy ghi nhận "tiện nghi à", hay "khó chịu à" hoặc"bình thường à".

Trong khi đi, nếu nghe đau, trước tiên hãy ngừng lại. Kế đó, ghi nhận cảm giác đau như đã chỉ ở trên.

Chú thích: Khi trong tâm thấy một hình ảnh gì, như ánh sáng, núi, sông, chẳng hạn, hãy ghi nhận "thấy à, thấy à" v.v.... đến khi hình ảnh ấy tan mất.

Bài tập số 10

1. Lúc ngồi thiền, nếu nghe một sự cần dùng nào phát sanh, hãy ghi nhận "cần à" v.v... hay "tham à" v.v...

2. Khi không muốn ngồi hay nằm nữa, hoặc muốn ngồi dậy, hoặc nếu thấy điều gì, hay nghĩ đến việc gì mà hành giả không thích, hãy ghi nhận "không bằng lòng à" hay "giận à" v.v..

3. Nếu hành giả nghe buồn ngủ, ghi nhận "buồn ngủ à" v.v...

4. Nếu phóng tâm, ghi nhận "phóng tâm à" v.v...

5. Nếu có hoài nghi, ghi nhận "nghi à" v.v...

6. Nếu tham, sân, phóng tâm, và hoài nghi - được nêu lên ở phần trên như những điều kiện tinh thần - tan biến đi, hãy ghi nhận sự tan biến ấy.

7. Trong khi đi kinh hành, nếu phóng tâm, hãy ghi nhận "phóng tâm à". Sau khi hết phóng tâm, tiếp tục đi trở lại.

Bài tập số 11

1. Khi có hình sắc, âm thanh, mùi, vị hay sự tiếp xúc nào làm cho tâm thỏa mãn và hành giả biết rằng những khoái lạc ấy có liên quan đến nhục dục (kamaguna), hãy ghi nhận cảm giác, "thỏa mãn à" v.v...

2. Khi có sự bất toại nguyện phát sanh và hành giả biết rằng đó là sân hận, hay oán thù, hãy ghi nhận "sân à" v.v... hay "oán thù à" v.v...

3. Khi tâm ở trong trạng thái dã dượi hôn trầm và hành giả biết rằng đó là: Thina-middha, hãy ghi nhận "buồn ngủ à" v.v..

4. Khi tâm phóng đi hay lo âu về một điều gì, và hành giả biết rằng đó là phóng dật lo âu "uddhacca-kukkucca" phát sanh, hãy ghi nhận "phóng tâm à" v.v...

5. Khi có những sự hoài nghi trong danh và sắc (nama-rupa), Thực tại Cùng Tột, và những khái niệm (pannati), phát sanh, và hành giả biết rằng đó là hoài nghi hay thắc mắc, bất định (vicikicha), hãy ghi nhận "nghi à" v.v...

Bài tập số 12

1. Trước khi ngồi xuống, hãy ghi nhận dòng tư tưởng "muốn ngồi à" v.v... rồi mới dần dần, từ từ ngồi xuống. Cùng lúc ấy, ghi nhận "ngồi à" v.v... cho đến khi nào ngồi hẳn xuống đất. Mỗi lần ngồi xuống như vậy ta có thể phân tách cử động ấy làm 8, 9 hay 10 giai đoạn.

2. Trong khi niệm "phồng à, xọp à, ngồi à, đụng à" v.v... mà nghe ngứa, hãy ghi nhận "ngứa à" v.v... Sau khi đã ghi nhận mà vẫn còn nghe ngứa và hành giả muốn gải chỗ ngứa, hãy ghi nhận ý muốn "muốn gải à" v.v... Khi đưa tay đụng đến chỗ ngứa, niệm "đụng à". Khi gải, ghi nhận "gải à" v.v... Khi hết ngứa, ghi nhận "hết ngứa à" v.v... Lúc để tay xuống ghi nhận "để tay xuống à" v.v... niệm như thế cho đến khi tay cái trở về chỗ cũ. Ðến lúc ấy bắt đầu niệm "phồng xọp" trở lại.

Bài tập số 13

1. Chú nguyện rằng bất luận pháp phân biệt (visesa) nào đã phát sanh rồi trong tâm thì không bao giờ phát sanh nhiều lần đến hành giả. Ít lắm là năm lần trong một tiếng.

Nếu hiện tượng sanh và diệt vẫn phát sanh một cách rõ ràng và nhanh chóng, tối thiểu là năm lần và tối đa là sáu mươi lần trong một giờ, hành giả có thể thâu bớt thời gian thực hành lại, và chú nguyện rằng trong khoảng 30 phút sẽ có hiện tượng sanh diệt phát sanh nhiều lần.

Cùng thế ấy, dần dần thâu ngắn thời gian được hành lại, chẳng hạn như trong 20 phút kế đó 15 - 10 - 5 phút. Trong vòng 5 phút hiện tượng sanh diệt có thể phát sanh đến sáu lần và tối thiểu là hai lần.

2. Ngồi như thế trọn hai giờ. Kế đó, đổi thế ngồi, nhưng không đứng dậy.

3. Lập đi lập như thế suốt hai mươi bốn tiếng không dừng, cũng không ngồi dậy (trừ khi ngủ quên không niệm).

Bài tập số 14

1.-Trước tiên, đi kinh-hành. Ði xong, ngồi lại và chú nguyện giữ tâm định vững chắc trong 5 phút. Kế đó niệm "phồng, xọp, ngồi, đụng". Ðiều kiện này được giữ đúng nếu trong 5 phút tâm vững vàng an trụ và không hay biết gì. Hình giả nên dùng đồng hồ để kiểm soát và nếu chưa được 5 phút, hãy hết sức cố gắng. Nếu làm hơn 5 phút, càng tốt.

2. Chú nguyện giữ tâm định và không hay biết trong 10 phút. Nếu không thành tựu được, hành giả hãy tận lực cố gắng cho đến khi thành công. Sau đó, rán sức hành thêm 15, 20, 30 phút đến 1 giờ, 1 giờ rưỡi rồi 2, 3, 4, 5 đến 24 giờ.

3. Số giờ và số phút được ghi nhận kể từ lúc bắt đầu định tâm vững chắc và không hay biết gì nữa và từ đó trở đi. Trong điều kiện tương tợ, hành giả sẽ không thọ cảm giác gì hết, giống như một giấc ngủ, nhưng không phải ngu. Khi giữ được tâm định và không hay biết đến lúc thời gian chú nguyện chấm dứt thì hay biết trở lại, một cách tự nhiên, cũng giống như ta thức giấc, những đây không phải là thức giấc.

Bài tập số 15

Một hành giả đã trải qua suốt thời gian đào luyện tốt đẹp và muốn trở thành thiền sư trong tương lai phải có những pháp hành đặc biệt như sau:

Bài tập thứ nhứt phải thực hành trong một ngày.

1. Trước tiên, khi kinh hành. Kế đó, ngồi lại và chú nguyện rằng trong một giờ, pháp sanh diệt của Danh và Sắc sẽ phát hiện một cách rõ ràng, minh bạch. Ghi nhận tri giác "phồng à, xọp à, ngồi à, đụng à" v.v.. đủ một giờ trọn. Trong khi niệm như thế, hành giả sẽ phân biệt rõ ràng hơn trước sự phát sanh và tiêu diệt của danh và sắc. Tuệ Minh Sát ấy được gọi là Udyabbayanana (Tuệ thấy sự sanh diệt của Danh Sắc).

2. Trong giờ thứ nhì, hành giả chú nguyện rằng trong giờ này chỉ có pháp diệt của Danh-Sắc sẽ phát hiện mà thôi. Kế đó niệm "phồng à, xọp à, ngồi à, đụng à" v.v.. đủ một giờ trọn. Trong khi niệm như thế, chỉ có pháp diệt phát hiện. Sự tiêu diệt của Danh Sắc sẽ phát hiện rõ ràng, minh bạch hơn trước. Tuệ này được gọi là Bhamganana (Tuệ Diệt).

Bài tập thứ nhì phải thực hành trong một ngày

1. Trước tiên, đi kinh hành. Sau đó ngồi lại và chú nguyện rằng trong giờ này tuệ Bhayanana sẽ phát sanh. Rồi ghi nhận những tri giác "phồng à, xọp à, ngồi à, đụng à"... đủ một giờ trọn. Trong khi niện như thế, tâm sợ hãi dần dần phát sanh. Do đó tuệ này được gọi là Bhayanana (Tuệ Sợ).

2. Trong giờ thứ nhì, hành giả chú nguyện rằng trong giờ này sẽ có tuệ Adinavanana phát sanh. rồi ghi nhận những tri giác "phồng à, xọp à, ngồi à, đụng à" v.v.. đủ một giờ trọn. Trong khi ngồi niệm như thế, sẽ có phát sanh tất cả những loại phiền não dính liền với danh và sắc như đau đớn, khó chịu, vô thường, khổ não và vô ngã. Tuệ này được gọi là Adinavanana (Tuệ thấy tội của ngũ uẩn).

3. Trong giờ thứ ba, hành giả chú nguyện rằng trong giờ này sẽ có tuệ Nibbidanana phát sanh. Rồi ghi nhận những tri giác "phồng à, xọp à, ngồi à, đụng à" v.v... đủ một giờ trọn. Trong khi ngồi niệm như thế có sự nhờm chán phát sanh, nghĩa là lúc ấy hành giả cảm thấy Danh và Sắc quả thật ghê gớm, đầy phiền não và đau khổ, đáng ghét bỏ và nhờm chán. Tuệ này được gọi là Nibbidanana (Tuệ chán nản).

Bài tập thứ ba phải thực hành trong một ngày:

1. Trước tiên, hành giả đi kinh hành. Kế đó ngồi lại chú nguyện rằng trong một giờ sẽ có tuệ Muncitukamyatanana phát sanh. Rồi ghi nhận tri giác "phồng à, xọp à, ngồi à, đụng à" v.v... đủ một giờ trọn. Trong khi ngồi niệm như thế sẽ có ý muốn rút lui, bỏ đi lẫn trốn, liên tiếp phát sanh. Tuệ này được gọi là Muncitukamyatanana (Tuệ muốn giải thoát).

2. Trong giờ thứ nhì, hành giả chú nguyện rằng trong giờ này sẽ có tuệ Patisamkhanana phát sanh và ghi nhận tri giác "phồng à, xọp à, ngồi à, đụng à" v.v... đủ một giờ trọn. Trong khi ngồi niệm như thế sẽ có phát sanh liên tiếp một cố gắng để tận lực tìm cách rút lui, bỏ đi, lẫn trốn. Tuệ này gọi là Patisamkhanana (Tuệ suy tư).

3. Trong giờ thứ ba, hành giả chú nguyện rằng trong giờ này sẽ có phát sanh tuệ Samkharupekkuanana và ghi nhận tri giác "phồng à, xọp à, ngồi à, đụng à" v.v... đủ một giờ trọn. Trong khi ngồi niệm như thế hành giả nghe Danh và Sắc hoàn toàn bình thản, tự tại. Tuệ này được gọi là Samkharapekkhanana (Tuệ xã hành).
 
 

Hỏi: - Trong khi thực hành các bài tập của pháp Minh Sát như vậy, hành giả có được những phước báu gì? Xin rọi sáng vấn đề.

Ðáp: - Có rất nhiều phước báu như sau:

1. Ðạo luyện hành giả trong những nguyên tắc chơn lý như Thực Tại Cùng tột (Paramattha dhamma), quá bám chặt vào những khái niệm (pannati), biết rằng đó chỉ là những ước định tại thế (Lokasammati).

2. Làm cho hành giả phát triển đầy đủ và có tinh thần vững chắc.

3. Làm cho người ta biết thương nhau, kết hợp lại với nhau và làm cho ngưòi này có thiện cảm với người khác, người này cùng vui với sự thành công của người khác (Tâm hỷ).

4. Làm cho người ta không lợi dụng, khai thác lẫn nhau và đối xử tàn tệ lẫn nhau.

5. Làm cho người ta tự hiểu mình và biết tự điều khiển lấy mình, tức là hay biết và đọc được tư tưởng của mình, tự kềm chế mình, và vạch cho mình một hướng đi.

6. Làm cho người ta trở nên có lễ độ và không ngã mạn.

7. Làm cho người ta nhìn mặt lẫn nhau với tinh thần đoàn kết vì mỗi bên đều giảm bớt tánh kiêu căng ngạo mạn của mình.

8. Làm cho người ta sống trong sự biết ơn và kính mộ lẫn nhau.

9. Làm cho người ta trở thành Tỳ-khưu, bởi vì trong khi thực hành Giáo Pháp, có những đức tính sau đây phát sanh:

a. Tránh khỏi năm pháp triển cái (nivarana, năm chướng ngại tinh thần).
b. Tránh khỏi năm dây tham dục (kamaguna).
c. Tránh khỏi những chi của "năm sự đeo níu vào kiếp sinh tồn" (upadanakakhandha).
d. Tránh khỏi năm dây trói buộc đầu tiên, là thân kiến (sakkayaditthi), hoài nghi (vicikicha), giới cấm thủ (silabata paramasa), tham dục (kamachanda) và oán ghét (vyapada).
e. Tránh khỏi phải tái sanh vào năm cảnh giới địa ngục, thú vật, ngã quỉ, người và trời.
f. Tránh khỏi năm loài ích kỷ, ích kỷ về chỗ ở, ích kỷ về giới thân thuộc, ích kỷ về tài sản sự nghiệp, ích kỷ về giai cấp và ích kỷ về giáo pháp.
g. Tránh khỏi năm dây trói buộc sau cùng, là luyến ái kiếp sống trong cảnh Sắc Giới (ruparaga), luyến ái kiếp sống trong cảnh Vô Sắc Giới (aruparaga), ngã mạn, phóng dật và vô minh.
h. Tránh khỏi Cetokhila, tức năm cây đinh đóng chặt tâm, bao gồm hoài nghi Ðức Phật, Giáo Pháp, Tăng-Già, sáng kiến và bất mãn với sự trong sạch của bạn bè.
i. Tránh khỏi Cetovinibandha, tức năm dây trói buộc của Tâm, gồm tham dục, tình ái, luyến ái, khát vọng hay ái dục và thỏa thích trong tham dục, trong hình dáng bề ngoài cũng như trong sự ăn uống, ngủ nghê và chỉ giữ giới và giữ mình trong sạch vừa đủ để được tái sanh vào các cảnh Trời.
j. Tránh khỏi sầu muộn, đau buồn, bất hạnh và ta thán, trái lại, thành đạt Ðạo, Quả và Niết-bàn.
k. Phước báu cao thượng nhứt là thành đạt đạo quả A-La-Hán. Thấp hơn là đạo quả Bất-Lai (Anagami, A-Na-Hàm), Nhứt-Lai (Sakadagami, Tư-Ðà-Hàm) và Nhập Lưu (Sotapana, Tu-Ðà-Hườn) phàm nhơn, đã quyết tâm vững chắc đi theo con đường chơn chánh, đúng nguyên tắc:

"Imina pana nanena samannagato vipassako bhuddhasasane laddhassasa laddhapatittho niyagatiko julassatapanna nama hoti".
"Những hành giả đã có trí tuệ và đã thực hành pháp Minh Sát, sẽ thành đạt đạo quả Nhập Lưu, tâm thoải mái nhẹ nhàng, nương tựa vững vàng trong Phật Giáo và quyết tâm đi theo con đường chơn chánh".

Hơn nữa, những hành giả đã có thực hành pháp Minh Sát và đã chứng ngộ được hiện tượng sanh diệt của sanh và sắc phải được xem như có đời sống hạnh phúc, đúng theo câu Pali:

"Yo ca vassasatam jive apasasm udyabbayame kaham jivitam seyyopassato udyabbayam".
"Những ai tri giác được sự phát sanh và hoại diệt của Danh và Sắc, mặc dầu chỉ sống có một ngày, vẫn còn hơn nhiều ngưòi sống cả trăm năm mà không bao giờ thấy được pháp sanh diệt của Danh-Sắc".
 
 

Hỏi: - Phải thực hành pháp Minh Sát bao nhiêu lần?

Ðáp: - Nếu thực hành liên tục trong một ngày, một tháng 2, 3, 4, 5, 6, 7 tháng hoặc 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 năm, ta có thể thành đạt kết quả mong muốn, tùy theo trong quá khứ, phước báu của ta đã tạo mạnh hay yếu. Thời gian trên đây là trường hợp của một hành giả đã tạo phước trung bình trong quá khứ. Nếu hành giả là người đã có tạo nhiều phước báu to lớn, khi bắt đầu thực hành vào buổi sáng, đến chiều đã có kết quả. Và khi bắt đầu vào buổi chiều, sáng hôm sau đã thành công mỹ mãn, đúng theo lời của nhà chú giải:

"Tikkhapannam pana sandhaya patova anusittho sayam visesasm adhigamissati sayam anusittho pato visesam adhigamissatiti vuttam".

"Ðiều nào được dạy bảo vào buổi sáng để nhờ đó thành đạt pháp thiêng liêng vào buổi chiều, dạy bảo vào buổi chiều, thành đạt phap thiêng liêng vào lúc sáng hôm sau, điều ấy thích ứng với những người đã có tạo rất nhiều phước báu to lớn (Tikkha).

(Ðến đây chấm dứt phần giải thích về pháp hành Minh Sát)


Vài lời ghi nhận của ông S. Buravas

Dịch giả Miến ngữ ra Thái ngữ.

Triết lý của Phật Giáo Nguyên Thủy, như đã truyền dạy trong Vi Diệu Pháp (Adhidhamma), là một thực-tại-luận hay một thực nghiệm- chủ-nghĩa giống như thực-tại-luận của thế kỷ hiện đại. Ðức Phật truyền bá giáo lý ấy trên hai ngàn năm trăm năm về trước.

Thực tại cùng tột.

Theo Phật Giáo, Thực Tại Cùng Tột không phải là Thượng Ðế, không phải là tâm, một cách riêng biệt, cũng không phải là vật chất, một cách riêng biệt, mà là sự kết hợp của tâm và vật chất, gọi là Nama-Rupa, Danh-Sắc. Tất cả những gì hiện hữu trong vũ trụ đều có thể thâu gọn trong Danh Sắc, Namarupa. Tất cả Danh-Sắc đều có ba đặc tánh dính liền với mọi chúng sanh. Và ba đặc tánh ấy dính liền với mọi chúng sanh. Và ba đặc tánh ấy là vô thường. (Annicam), khổ não (Dukkham) và vô ngã (Anatta). Do đó mỗi vật chỉ tồn tại tạm thời trong chốc lát, mỗi vật là kết quả của, và quyết định do, nhiều nguyên nhân gọi là duyên (Paccaya). Phật Giáo tin rằng tất cả sự vật đều tồn tại trong từng khoảnh khắc. Trong một khoảnh khắc phát sinh, trong khoảnh khắc khác tồn tại và hoại diệt trong khoảnh khắc thứ ba, rồi phát sanh trở lại, vì đây là hậu quả của sự hoại diệt trước kế đó, và mãi mãi như thế, trải qua suốt vòng sanh tử, tử sanh, gọi là Luân Hồi (Samsaravatta), không có cái gì trường cửu và bất di bất dịch.

Tuy nhiên, cũng như Bà-La-Môn Giáo, Phật Giáo dạy rằng Sắc có thể tồn tại riêng rẽ một cách độc lập trong cảnh Sắc giới (Rupaloka) và Danh có thể tồn tại riêng rẽ trong cảnh Vô Sắc giới (Arupaloka) của chư vị Phạm Thiên. Nhưng, nhờ thực hành thiền Minh Sát chúng ta được biết rằng những cảnh giới ấy được biểu lộ trước mắt ta xuyên qua nhiều giai đoạn thực hành, như vậy có thể những sự vật ấy không tồn tại ngoài cái tâm.

Triết học Abhidhamma (Vi Diệu Pháp) cũng dạy rằng các vật vô tri vô giác chỉ gồm có sắc mà thôi.

Cái hiện tại đang sống.

Theo triết học Phật Giáo Nguyên Thủy, thực tại của mỗi bản thể luôn luôn nằm trong trạng thái hiện tại, hay khoảnh khắc hiện tại. Vậy, muốn tri giác thực tại, ta phải chụp lấy cái hiện tại đang sống. Như thế có nghĩa là ta phải làm cho tâm luôn luôn chăm chú vào hiện tại, hoặc nữa, làm làm cho ta luôn luôn sống trong hiện tại. Ðó là căn bản của pháp Thiền và những bài tập về Minh Sát.

Thông thường, tâm không trụ một nơi mà tách rời thân, châu du đó đây đến tận những nơi xa xôi, lắm khi cũng đi vào vị lai hay trở lại quá khứ, theo dòng tư tưởng, và trong những giấc mơ. Tâm phóng như vậy vì thiếu niệm (sati) và thiếu giác tỉnh (sampa janna) và do đó trở thành chỗ nương tựa của ba căn bất thiện là Tham (lobha), Sân (dosa) và Si (moha). Ðể diễn đạt một cách tổng quát hơn, ta nói rằng vì thiếu tâm niệm và hay biết, vì phóng tâm, tác phong của chúng ta bắt nguồn từ sự ưa thích (tức Lobha, tham), sự ghét bỏ (tức sân, dosa) và sự không biết (tức si, moha) và đó là nguyên nhân của mọi đau khổ. Do đó, muốn thoát ra khỏi mọi đau khổ, trước tiên ta phải diệt bỏ ba ô nhiễm ấy.

Ðể diệt trừ ba ô nhiễm ấy, Phật Giáo đã được chứng tỏ là một tôn giáo thực tiễn và khoa học nhứt. Trong trường hợp này Phật Giáo vận dụng một phương thức tâm lý và sinh lý, thay vì dùng trí tuệ như chúng ta có thể tưởng. Trên thực tế, để diệt trừ ô nhiễm, ta cần đến trí tuệ rất ít. Thông suốt toàn thể triết học Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) vẫn chưa phải là con đường dẫn đến Niết Bàn. Ðường đến Niết Bàn không phải là pháp học (suttamayapanna), cũng không phải là pháp suy luận (cintamayapanna) - cả hai pháp này đều được dạy trong Vi Diệu Pháp (Abhidhama). Ðường đến Niết Ban chỉ có thể thành đạt bằng pháp hành (bhavanamayapanna). Trí tuệ phát sanh do thiền định, bởi vì chỉ do nơi pháp thực hành ta mới có thể thực sự chứng ngộ Thực Tại Cùng Tột, tức chứng ngộ Niết Bàn.

Pháp hành là gì? Là thực hành tâm niệm và giác tỉnh - đã được truyền dạy trong Tứ Niệm Xứ, hay bốn căn bản của tâm niệm. Chỉ bằng cách không để tâm phóng dật vào quá khứ hay tương lai và phải chăm chú vào hiện tại ta mới có thể vượt ra ngoài mọi ưa thích hay ghét bỏ, và si mê. Nói cách khác, ta phải luôn luôn giác tỉnh, không mơ mộng! Trước tiên, ta phải có một ít pháp học (Suttamayapanna), vừa đủ để biết cử động nào của thân, hay tri giác nào có thể là nguồn phát sanh ra ưa hay ghét, tham hay sân, và ta phải Ghi Nhận tất cả, luôn luôn giác tỉnh. Pháp thực hành này là để tập cho tâm an trụ và giác tỉnh. Và tất cả những bài tập đều tập trung một cách giản dị và lối rèn luyện ấy. Vậy, bỏ lỡ, không ghi nhận, là không biết, là si, và kết quả sẽ là để cho tâm bối rối, quấn quít trong sự ưa thích và ghét bỏ, tức tham và sân, nguyên nhân của mọi đau khổ, sầu muộn, thất vọng, và bất toại nguyện mà tất cả chúng ta đã phải chịu.

Tham Thiền và Thiền Minh Sát.

Ðể chú tâm vào hiện tại, hầu dứt bỏ những ô nhiễm, những hành giả du-dà thời xưa ở Ấn Ðộ đã tìm ra được một lối hành gọi là du-đà (yoga). Chúng ta không đề cập đến môn Hatthayoga, chỉ có mục đích đem lại sức khoẻ cho hành giả. Nhưng chúng ta chú trọng đến môn du-đà tinh thần mà xưa kia Ðức Phật đã có áp dụng trong pháp hành thiền của Ngài (Samathakammatthana). Trong khi hành giả du-dà thời xưa tham thiền về Thực Tại Cùng Tột của họ là Isvara hay Ðấng Thượng Ðế thì người Phật tử có những đề mục như màu sắc và tứ đại trên những hình tròn hay hình chữ nhật hoặc những đề mục như hư vô, hay thức, hay không không. Trong khi hành thiền, tâm niệm và giác tỉnh luôn luôn ghi nhận những vật cảm giác, tri giác, nối tiếp nhau không gián đoạn. Tuy nhiên, ta vẫn còn phải dùng những vật để làm đề mục hành thiền và mặc dầu ta có thể thành tựu được tâm an trụ vững chắc và tốt đẹp, những đề mục ấy không cho ta tuệ Minh Sát - tức không giúp ta chứng ngộ được chọn tướng của thực tại là ba đặc tánh (tilakhana): vô thường, khổ não, vô ngã, của đời sống.

Do đó, Ðức Phật phát triển một phương pháp an trụ tâm hoàn toàn mới mẻ, chưa từng được biết trước đó. Phương pháp của Ngài được mô tả trong Kinh Ðại Tứ Niệm Xứ (Mahasatipatthana), ở đoạn Kayagatasati hay niệm thân. Trong hầu hết tất cả những đoạn trong kinh này Ðức Phật khuyên ta nên chú tâm vào những gì phồng lên xọp xuống trong thân. Ðó là khởi thủy phát sanh sự chú tâm vào, và sự ghi nhận, cử động phồng lên xọp xuống của cái bụng. Và phương pháp này cũng được nhắc đến trong số tức quan hay pháp niệm về hơi thở, nói một cách tổng quát. Pháp niệm thân, kayagatasati, cũng là khởi thủy phát nguyện lối đi kinh hành (Cankama). Hai phương pháp hành thiền này - niệm phồng xọp xuống của bụng và kinh hành - gồm chung lại là pháp hành Minh Sát (Vipassana-kammatthana) bởi vì pháp này trau dồi tuệ Minh Sát (Vipassana panna hay bhavana mayapanna) trong tâm của hành giả.

Phương pháp đi với tâm niệm (kinh hành) và chú tâm vào sự phồng lên xọp xuống của bụng, cùng với phương pháp ghi nhận để giữ tâm luôn luôn nhớ và giác tỉnh, được phát triển mạnh ở Miến-Ðiện và truyền dạy sang Thái Lan do Ðại Ðức Phra Bimaladhamma (Asabha Thera) và Ðại Ðức Phra Udom vijanana, Raja Siddhimuni, chùa Mahà Dhatu, vào năm 1949.

Trong pháp hành Minh Sát, chúng ta chú tâm vào thực tại cùng tột - hiểu theo Phật Giáo. Thực tại ấy là Danh-Sắc, Nama-rupa Ðó là mộ thực thể, tinh thần cũng như vật chất, luôn luôn biến đổi, luôn luôn di động.

Ðiều này phải được phân biệt rõ ràng do sự chú tâm vào những sự vât đang yên nghỉ của pháp hành Tuệ Minh Sát được phát triển.

Trong pháp hành Minh Sát, đương nhiên ta thực hành một sự rèn luyện về tâm lý và sinh lý. Ta sẽ quan sát và nhận thức hiện tượng nào là Sắc, rupa, hiện tượng nào là Danh, nama, và hiện tượng nào phát sanh trước, chẳng hạn như lúc đi kinh hành, hiện tượng Sắc đến trước, còn khi ngồi niệm phồng xọp thì Danh đến trước. Sự ghi nhận những tri giác đem lại hai lợi ích. Như một ý kiến thoáng qua trong tâm, nó dập tắc mọi hình ảnh đưa ta đến ưa hay ghét, phục hồi tâm niệm và giác tỉnh trở lại, và cũng dẫn đến tâm an trụ. Lợi ích thứ nhì là nó giúp ta tri giác được những chơn lý trọng đại như pháp sanh diệt của sự vật, nhân và quả, sự đau khổ, ba đặc tướng của đời sống, và con đường thoát khỏi vòng sanh tử triền miên. Ðồng thời còn có nhiều từng tri kiến Minh Sát khác gọi là tuệ, Nana, sẽ phát sanh trong tâm của hành giả như là kết quả của những bài thực tập Minh Sát được mô tả trong đoạn trước. Như vậy, pháp thực hành giáo pháp này quả thật thích nghi với danh nghĩa pháp hành Minh Sát.

Ðỉnh tột cùng của pháp hành này là một loại tâm hoàn toàn an trụ, không mảy may chao động, giống như một giấc ngủ không mộng mị, sau khi hành giả trải qua một trạng thái mê man. Trạng thái ấy được gọi là Phalasamapatti - Sự thành đạt quả vị.

Trạng thái này không phải là một giấc ngủ vì tâm niệm vẫn còn hoạt động. Lúc thức - tức nhãn thức, nhĩ thức... tâm thức - được giữ kín, không chao động, những vẫn không phải đã bị dập tắt. Trong Phalasamapatti có tâm Niết Bàn, đó là hạnh phúc tuyệt hảo. Như vậy, trong pháp hành Minh Sát, hành giả có được cơ hội để nếm hương vị của hạnh phúc Niết-Bàn, mặc dầu Phalasamapatti, đạo vị, có thể chỉ đến trong vài phút hay vài giờ mà thôi. Vì lẽ ấy pháp hành Minh Sát là đường đến Niết Bàn, và đó là con đường Duy Nhứt.

Giá trị sinh lý của pháp Minh sát.

Ðức Phật có dạy Ðại đức Ananda rằng nếu muốn sống lâu hơn nữa, Ngài có thể kéo dài tuổi thọ thêm một kiếp sống bằng cách thực hành pháp Amimilla samadhi, định tâm vào cái không có hình ảnh. Những lời dạy này chứng minh rõ ràng giá trị sinh lý của pháp hành Minh Sát.

Trong thực tế, pháp hành này là một lối luyện tập có liên quan đến hơi thở và tâm, cùng một lúc. Trong khi hành giả chú tâm vào sự phồng lên xọp xuống của cái bụng và ghi nhận các tri giác, trước tiên hơi thở của hành giả bị xáo trộn và nhiều hiện tượng - tinh thần cũng như vật chất - sẽ phát sanh đến tâm và thân của hành giả. Kế đó hơi thở dần dần đều đặn trở lại. Trong khi thực hành như vậy, máu lên não ít hơn, do đó thân cần dùng khi oxygen ít hơn. Hơi thở ngắn hơn. Trong khi nằm và ngồi, hành giả của nên thở bằng bụng. Pháp hành này làm cho thân cần dùng không ít và như vậy thân sẽ được nghỉ ngơi phần nào. Khi oxygen lên não ít hơn sẽ loại trừ những hình ảnh trong tâm và như thế tâm cũng được nghỉ ngơi. Vậy, cả thân lẫn tâm đều được yên nghỉ, trong pháp hành Minh Sát, và sự yên nghỉ này tốt hơn một giấc ngủ ngon vì trong giấc ngủ bộ não vẫn tích cực làm việc như khi nằm mộng.

Khi hành giả đạt đến mức cùng tột, chỉ có rất ít oxygen vào não. Ðó là điều kiện sinh lý để hành giả vào trạng thái phalasamapatti, và như vậy thì không có gì là lạ khi vài người có thể nhận định phalasamapatti, trọn 24 tiếng đồng hồ.

Chỉ những vị A-Na-Hàm và A-La-Hán mới có thể nhập phalasamapatti đến bảy ngày trọn, không cần phải ăn uống gì. Và điều này chỉ thực hiện được vì hành giả có thể ngưng không cho những hình ảnh tâm linh hay tư tưởng phát sanh trong tâm. Nói cách khác, vì hành giả có thể dập tắt các ô nhiễm. Không có ô nhiễm, không có hình ảnh tâm linh, tâm trở thành rõ ràng và trong sạch, quang minh và thanh tịnh, và chỉ cần rất ít không khí trong hơi thở cũng đủ. Do đó không có gì đáng ngạc nhiên khi vài hành giả du-đà có thể ở chỗ đóng kín, như trong một quan tài chôn dưới đất, trong một thời gian. Cũng do đó, trong khi thực hành, nêú có tâm ô nhiễm phát sanh, hành giả sẽ thở vô nhiều hơi hơn để lấy oxygen nuôi dưỡng những tế bào của bộ não đang tích cực hoạt động.

Trong pháp hành, khoảng giữa từng tuệ Minh Sát thứ ba và thứ tư, những ký ức bị đè nén, dồn ép, sẽ được phóng thích và các nhà tâm lý học sẽ có cơ hội để nghiên cứu về tiềm thức của hành giả mà không phải dùng đến khoa tâm lý phân tích pháp.

Trong tâm định mà không có hình ảnh tâm linh, thân và tâm có được sự yên nghỉ thật sự, do đó tuổi thọ được kéo dài thêm. Pháp hành Minh Sát tiêu trừ sự mỏi mệt tâm linh và thể xác, chấm dứt sự lo âu, thắc mắc, sầu muộn và thất vọng và có thể trị nhiều chứng bịnh tinh thần. Trên thực tế pháp thực hành Minh Sát là một phương pháp trị liệu về tâm linh, có thể làm dứt nga chứng bịnh nhức đầu và làm dịu bớt nhiều chứng đau khác. Ít lắm thì pháp này cũng có thể làm cho tâm trí trở nên thoải mái và cho ta một giấc ngủ yên lành trong vài phút.

Nhưng lợi ích to lớn nhứt của pháp này nằm trong sự kiện: Ðây là Ðường đến Niết-Bàn, và là con đường Duy Nhứt.

S. Buravas
407 - Phra Rama VI Road
Bangkok - Thái-Lan.
Source = BuddhaSasana

[ Trở Về ]