Người Cư Sĩ [ Trở Về ] [ Trang Chủ ]
|
Thượng Sĩ tên thật là Trần Tung, con cả của Trần Liễu, sinh năm 1230; anh ruột của Hưng Đạo Đại Vương và Hoàng hậu Nguyên Thánh Thiên Cảm - vợ của Trần Thánh Tông. Thượng Sĩ tham gia chống giặc Nguyên Mông, tích cực ở cả ba trận chiến (1257,1285 và 1288). Sau ngày kháng chiến thắng lợi, Thượng Sĩ được phong Tiết Độ Sứ, trấn giữ Thái Bình. Sau đó không lâu, Thượng Sĩ lui về Dưỡng Chân Trang tham cứu Phật học và hành sâu giải thoát. Từ trẻ, Thượng Sĩ học đạo dưới sự dẫn dắt của thiền sư Tiêu Dao; thực hành giải thoát tâm trong đời sống gia đình, hình thức cư sĩ, vừa đảm trách các công việc xã hội mà triều đình giao phó. Thượng Sĩ được vua Thánh Tông với kiến thức uyên bác về nội và ngoại điển nể vì, tôn làm đạo huynh, và được vua Trần Nhân Tông thờ làm đạo giải thoát. Sinh tiền, Thượng Sĩ sáng tác nhiều thi, kệ; một số được kiết tập trong "Thượng Sĩ Ngữ Lục" rất thời danh. Người đã sống hiên ngang, mãnh liệt mà tự tại, hào sảng với phong thái của một đại thiền sư Việt Nam. Người tịch vào năm 1291, làm chủ thời điểm xả báo thân. |
Thượng Sĩ sống đời sống dung tục, chỉ có Thánh Tông, Nhân Tông và các bậc thạc đức trong rừng Thiền mới biết chiêm ngưỡng tâm giải thoát và tuệ giải thoát của Người. Bài biên khảo nầy sẽ đi vào tìm hiểu vườn Thiền của Người qua một số nét hương sắc Người để lại trong các thi kệ trong "Thơ Văn Lý Trần" và "Việt Nam Phật Giáo Sử Luận". 1. Tông chỉ Thiền của Thượng Sĩ Đây cũng là tông chỉ của thiền Tiêu Dao và thiền phái Trúc Lâm Yên Tử. Tông chỉ ở đây thực sự là bí quyết quyết định công phu đi vào Tâm và Tuệ giải thoát. Một hôm, Nhân Tông hỏi Người về tông chỉ ấy, Người bảo :"Hãy quay về tự thân mà tìm lấy tông chỉ ấy, không thể đạt từ ai khác". Quay về tự thân mà tìm lấy tông chỉ là ý nghĩa tự mình trở về chính mình để khơi dậy tâm và tuệ giải thoát vốn có ở tâm mình. Từ Kinh tạng Nikàya, đức Phật dạy hãy trở về nương tựa mình và nương tựa pháp: một Tỷ kheo nương tựa mình và nương tựa pháp là Tỷ kheo hành Tứ niệm xứ. Hành Tứ niệm xứ là công phu khơi dậy tâm và tuệ giải thoát sẵn có ở tâm mình. Như thế, tông chỉ thiền mà Thượng Sĩ trao truyền cho Nhân Tông là hoàn toàn phù hợp với lời dạy tinh yếu của đức Gotama được kiết tập ở kinh tạng Nikàya (Pàli Text Society). Thời đức Phật, các tăng sĩ tìm về tông chỉ nói trên trong nếp sống xuất thế; các cư sĩ thì tìm về tông chỉ ở đời sống gia đình, xã hội. Thời Trần, ở Việt Nam, Ứng Thuận - thầy truyền đạo cho tăng sĩ Tiêu Diêu, quốc sư Nhất Tông, thiền sư Giới Ninh và Giới Viên - là một cư sĩ tại gia như Tuệ Trung : thế là việc trở về với tâm và tuệ giải thoát ở Việt Nam cũng như dưới thời đức Phật đều có thể thực hiện trong nếp sống xuất thế hay nhập thế, tùy duyên. Điều đặc biệt ở Việt Nam là Tuệ Trung là một thiền sư vừa làm tướng cầm quân chống giặc Nguyên; vua Lý Thánh Tông, Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông thì vừa làm vua vừa làm thiền sư , vua Nhân Tông thì vừa làm vua vừa làm thiền sư lúc tại gia và lúc xuất gia, rất tùy duyên, không câu nệ. Sẽ không còn nghi ngờ hay ngạc nhiên, nếu ta nhìn thẳng vào thực chất của công phu cá nhân soi mình để đạt được tâm và tuệ giải thoát ấy: đó là công phu nhìn thấy rõ cái hư ngã của "Ngũ thủ uẩn" ; do từ cái thấy đó mà hành giả tự động buông xả hết thảy vọng tâm - dục vọng; tham ái về sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; chấp ngã; và các tâm lý tiêu cực phát sinh từ tham ái và chấp ngã ấy - tự động đến với tâm và tuệ giải thoát. Đây quả là nội dung chứng đắc của các thiền sư Việt Nam thời Lý, Trần, và chính đây là sức mạnh tâm lý - hay có thể gọi là sức mạnh tinh thần, hoặc sức mạnh tâm linh - tạo nên các thành quả lịch sử to lớn của Lý, Trần. 2. Ca tụng đạo học của Thánh Tông Sinh tiền, Thánh Tông thường hội cùng các thiền sư danh tiếng và Thượng Sĩ đàm đạo, bàn đến các điểm uyên áo của Phật pháp. Từ các lời, ý tán thán cái tâm cái tuệ của Thánh Tông, ta có thể hình dung được sự thật rằng Thượng Sĩ đã làm chủ gia tài giải thoát của tâm thức mình: Tụng Thánh Tông đạo họcTrúc Thiên dịch: (tr.254) " Thánh học cao vời suốt cổ kim,Qua bài Đường luật nầy, Thượng Sĩ xác nhận Thánh Tông đã nắm vững lời Phật, ý Tổ, nắm chắc cốt tủy của Phật pháp. Người mà xác nhận được sở đắc của người khác thì sở đắc có thể còn cao hơn: sinh thời, Thánh Tông kính nể sở học, sở đắc của Thượng Sĩ. Nay thử lần lượt tìm hiểu các dấu vết biểu hiện sở đắc kia của Thượng Sĩ. 3. Khuyên người đời đến với Phật pháp Khuyến thế tiến đạoHuệ Chi dịch (tr.264): " Năm tháng xoay vần, xuân đến thu,Thấy rõ người đời không ai tránh khỏi khổ: cái khổ do vô thường gây ra: khổ già, khổ bệnh, khổ vì những gì ưa thích lại vội vã ra đi, những gì ghét bỏ thì cứ lao mình đến, tình người thì lắm đổi thay, càng ham sống thì càng thất vọng lớn, con đường trước mặt sau lưng đều mờ mịt..., Thượng Sĩ đã nhắc nhở người đời rằng thức tỉnh thì liền thấy cảnh giới an nhàn, hạnh phúc mình mong tìm từ nơi sự tỉnh thức: càng muốn thỏa mãn các ham muốn trần thế thì càng muốn nhiều hơn và càng thất vọng nhiều hơn; biết dừng lại, biết tiết chế, biết chế ngự các ham muốn vị kỷ thì càng dễ tiếp cận với hạnh phúc. Đến với sự thức tỉnh đó là đến với Phật pháp rồi vậy. Bây giờ hành giả vẫn tiếp tục cuộc hành trình vô thường mà lòng thì thấy như khắp chốn đều nở hoa, như Thượng Sĩ đã từng: " ... Thiên thanh vạn thúy mê hương quốc,4. Khuyên người học đạo (đã đến với đạo và đang hành giải thoát) Thị ChúngHuệ Chi dịch: " Thôi tìm núi Thiếu với khe Tào,Khi đã tỉnh thức đến với đạo, hành giả tiếp tục an trú, phát huy sự tỉnh thức ấy: kinh điển, lời Phật, ý Tổ chỉ là sự đánh thức và chỉ hướng, hành giả hà tất phải nhờ cậy đến Đạt Ma (Thiếu Thất) và Lục Tổ (Khe Tào), do bởi tánh sáng vốn có nơi tâm mình, vốn ở nơi tâm mình, các Tổ không giúp gì được nhiều hơn trong việc khơi dậy mạnh mẽ tánh sáng ấy. Kinh nghiệm tâm linh của Thượng Sĩ đã hiện rõ: khổ, vui đều do mỗi người tự định; mê thì khổ, ngộ thì vui, há do thời tiết bốn mùa hay những đổi thay của cuộc sống; có thể sống ở đời mà vui với đạo như Nhân Tông đã cảm tác trong "Cư trần lạc đạo phú": ngộ thì hạnh phúc có mặt khắp nơi, tánh sáng của tâm hiện diện khắp chốn: "Khúc diệu gốc nguồn xin cứ hát, Bốn phương thôi chớ hỏi nơi nao". 5. Gợi bảo mọi người (Thị Chúng) :(ibid.,tr.231-232) Để giúp người đời an trú trong tâm và tuệ giải thoát, an trú vững chắc hơn, cao hơn, tột cùng đến bến bờ giải thoát, Thượng sĩ bảo: " Thế gian nghi vọng bất nghi chân,Huệ Chi dịch: " "Dối" ưa, "thực" ghét, ấy trò đời,Tại đây, Thượng Sĩ minh định thêm một lần nữa: - Thói đời, tập quán sống của người đời là hưởng thụ, thỏa mãn lòng dục, vị kỷ: đấy là vùng tâm lý hư dối, nhưng người đời ưa nắm giữ. - Sống rời khỏi lòng dục, xa hưởng thụ, sống vị tha là nếp sống đạo (thực) thì người đời muốn tránh xa. - Thực ra cái nội dung gọi là nắm giữ hay tránh xa trên chỉ là cái tướng dối, thực của tâm ưa ghét. Tâm ưa ghét thực sự cũng là hư vọng, bụi bẩn : với Thượng Sĩ đắc cái tâm "duy tác" (làm mà không tác ý dính mắc, không thủ trước) không nhiễm trần một cách thuần thục tự nhiên như tâm hài đồng của trẻ thơ thì hành giả mới thực sự vào sâu tâm và tuệ giải thoát. Bài kệ "Thị Chúng" nầy là một bước chỉ dạy xa hơn của Thượng Sĩ. 6. Gợi bảo người học đạo (Thị học) " Học giả phân phân bất nại hà,Đỗ văn Hỷ dịch: " Học đạo mêng mang ai có hayVới bài thơ tứ tuyệt này, Thượng Sĩ đã lưu ý người học đạo giải thoát, hành giải thoát cẩn trọng giác tỉnh ở nhiều ngưỡng cửa phải đi qua: a/ Ngưỡng cửa văn tự, khái niệm: kinh điển, lời Phật, ý Tổ thì có nhiều; tất cả đều là ngón tay chỉ đường, chỉ mặt trăng chân lý: người học đạo phải chóng rời khỏi ngón tay để trở về với mặt trăng chân lý trong tự tâm mình; không có gì bí mật ở đây cả, hành giả chỉ cần mở lớn con mắt giác tỉnh thì liền nhận ra. b/ Kinh điển, các lời dạy của Phật, Tổ là giới thiệu con đường, giới thiệu pháp hành, thể cách sống, mà không phải là chân lý; hành giả cần sống, thực hành mới có nhân duyên tiếp cận chân lý. c/ Các pháp hành chỉ là sự chỉ hướng tổng quát cho mọi người, cho nhiều căn cơ khác nhau, hành giả cần thoát ngay ra khỏi sự câu nệ các hình thức thể hiện, bởi hành là tâm của hành giả hành, vận hành, chuyển dịch, chuyển đổi, mà không phải cái sự tướng hành. Thế nên, bản chất của hành ở ngoài sự ràng buộc của tuổi tác, phái tính, giai cấp, vị trí xã hội, thời gian, nơi chốn... Hành là để hành giả thực sự làm chủ cái tâm giác tỉnh của mình, làm chủ cái tâm giải thoát và tuệ giải thoát : khi đã có thể làm chủ cái tâm ấy rồi thì hành giả tự tại hành xử các việc ích đời, lợi đạo, không còn nệ vào pháp nào, con đường nào nữa : đây là điểm biểu hiện rất nhân bản (trả hành giả về với tự thân hoàn toàn) và rất trí tuệ (đúng pháp, chân an lạc, hạnh phúc). Không hành xử như thế là hành giả đi vào mờ mịt của tâm thức, mãi gởi mình (phó thác đời mình) ở cửa người, trọn không thể giáp mặt với tánh sáng trong tâm mình, như là cứ tiếp tục mài gạch mà mong thành gương vậy. Hành xử đúng như thế là hành giả sẽ thấy hoa nở khắp nơi giữa trần gian, giải thoát trong mọi thời. Đây là một kinh nghiệm giải thoát nữa mà Thượng Sĩ để lại cho đời! 7. Thoát đời (Thoát thế) (ibid.,tr.243) Làm chủ cái tâm giải thoát và tuệ giải thoát ấy là thể hiện ý nghĩa giải thoát, thực hiện con đường giải thoát thoát khỏi các ràng buộc của thế tình, của cuộc đời, mà không phải trốn lánh cuộc đời, trốn lánh các thể tướng của đời. Thượng Sĩ đã viết: Thoát thếĐào Phương Bình dịch: " Xoay mình một ném vượt ra lồng,Trí tuệ giải thoát là trí tuệ thể nhập vào sự thật của tất cả hiện hữu, sự thật duyên sinh vô ngã, vô tự tánh: muôn sự đều không có tự tính của thị, phi, tốt, xấu, cấu, tịnh, phiền não hay bồ đề. Con mắt thấy sự thật vô ngã tánh nầy gọi là con mắt Không ("Không nhãn") thấu suốt ba cõi Dục, Sắc và Vô Sắc. Cái thấy nầy tự nó đem lại cho hành giả cảm nhận thanh thản, hạnh phúc, tự tại nên "vô cầu", luôn luôn tự tại mặc cho đêm đi ngày đến, hay đêm đến ngày đi: cuộc đời bấy giờ trở nên mãi đẹp, đẹp hơn cả ước mơ! Đây là giá trị sống mà Thượng Sĩ thấy cần giới thiệu, trao truyền cho dân Việt như trao sự độc lập giành lại từ tay giặc thù: dân Việt phải thực sự được hạnh phúc giữa cuộc thăng trầm thường có của lịch sử! 8. Tự tại (ibid.;tr.241) Tự tạiĐoàn Phương Bình dịch: " Nanh chuột giây bìm cứ lấn xâm,Xã hội từ ngàn xưa đến mãi ngàn sau vẫn tiếp tục trôi chảy vô thường như thế, vẫn thị phi, an nguy với vạn phiền muộn và vạn niềm vui mỏng manh như thế. Thượng Sĩ vào thời trai trẻ vẫn hành giải thoát, an trú giải thoát mà vẫn xông pha trận mạc để cứu nước cứu dân, vẫn giảng dạy đạo lý tùy căn cơ tiếp nhận. Lúc lão suy thì tự tại lui về am tranh ở vùng non yên tịnh. Với Thượng Sĩ, ở đâu và lúc nào cũng có mặt giải thoát, có nước có dân tùy tâm Thượng Sĩ. Những vô thường, sinh diệt, thị phi ở đời không làm vướng bận lòng Người: đến với cuộc đời là đến với pháp giới, từ giã xác thân và từ giã cuộc đời cũng là đến với pháp giới như thật: chẳng được cũng chẳng mất. Đây là sự thật của mọi người, giúp mọi người trở về với sự tỉnh táo, định tỉnh của tâm.
|
9. Phàm Thánh
chẳng khác nhau (Phàm Thánh bất dị) (ibid.;tr.285)
" Thân tòng vô tướng bản lai không.Dịch nghĩa: " Thân từ "vô tướng" vốn là không,Thượng Sĩ sở dĩ đã trải nghiệm tâm tự tại của một thời trai trẻ và trung niên đầy hào khí, hiên ngang và náo nhiệt, và tâm tự tại của thời lão suy sống ở ẩn trầm lặng với núi đồi, là nhờ Người đã "nhập đạo", đã cùng với đạo bất nhị - cái đạo ở ngoài mọi ngôn ngữ diễn đạt mà Thượng Sĩ từng bảo "Đạo bất tại vấn, vấn bất tại đạo"- Khi đã cùng với đạo không hai không khác, nghĩa là đã đi vào thực tại, thì mọi sự tướng khởi diệt, mọi ý niệm, mọi tư duy, mọi thắc mắc đầy ngã tính đều trở nên như bọt nước quá mỏng manh giữa biển khơi, không còn là vấn đề hiện hữu nữa: tất cả tướng (ngã tướng) tự biến, tự diệt. Đây là kinh nghiệm giải thoát siêu vượt mọi hệ thống tư tưởng, triết học - các hệ thống đã và đang bị kẹt, không có lối thoát, giữa những vấn đề thực và hư, chân và vọng, thánh và phàm, hạnh phúc và khổ đau, bản thể và hiện tượng, thiện và ác, đúng và sai ... - là giải đáp cho các vấn đề lớn nhất của triết học, siêu hình học, và đồng thời cũng là tiếng hống sư tử chấm dứt vai trò của triết học cổ xưa, cận đại và hiện đại. Đó là tiếng hống, "Thánh Phàm bất dị", bởi cái gọi là Phàm và cái gọi là Thánh đều là thực tại, đều chứa đầy Thực tại. Cái "khác" (difference) chỉ cóù mặt trong các ngã niệm, vọng niệm, không có gốc gác, đầy ắp mộng mị! Đây là điều mà đức Phật Gotama đã tuyên dạy trong kinh tạng Nikàya (Pàli Text Society), "Khi ta thanh tịnh, Ta thấy thế giới thanh tịnh". Thấy thế giới thanh tịnh là thấy Thánh, phàm bất dị, chân như và hiện tượng, tánh tướng bất dị v.v... Lời tuyên bố của đức Phật là lời tuyên bố về sự thật của thế giới nầy: thế giới qủa là thực tại như thật, là Chân cảnh, là Thánh cảnh, là Phật giới, Phật cảnh dưới cái nhìn của trí tuệ vô chấp thủ (complete detachment) - " Khi ta thanh tịnh" đồng nghĩa với khi Tâm rời khỏi chấp thủ hoàn toàn - Tiếng nói "Thánh phàm bất dị" của Thượng Sĩ là âm vọng của lời dạy của Như Lai. Đó là bản "Trung Luận Kệ" của Việt Nam, hệt như "Trung Luận Kệ" của luận sư Long Thọ (xứ Ấn, thế kỷ thứ II Tây lịch). Thượng sĩ hiện ra là một Long Thọ - Việt Nam , mà vừa là một thiền sư, một đại thi hào, một nhà siêu tư tưởng. |
10. Bài ca Tâm
và Phật (Phật Tâm ca, ibid.;tr.271)
Phật Tâm caHuệ Chi dịch : Phật! Phật! Phật! Không bóng hình (không thể thấy)
Nếu tâm người sạch hết chấp thủ các ngã tướng, sạch lậu hoặc, thì thế giới của mọi dị biệt của thực, hư, thị, phi, v.v....liền biến diệt như sự biến diệt của cảnh mộng khi tâm người ấy ra khỏi chiêm bao. Bấy giờ, thế giới trước người ấy, gồm tâm và cảnh, là thật cảnh: Tâm ấy, Tuệ ấy là Tâm Phật, Tuệ Phật và là Phật; cảnh ấy là cảnh Phật và là Phật. Đấy là những gì mà Thượng Sĩ đã cảm nghiệm qua "Phật Tâm Ca", và là những gì mà Kinh Hoa Nghiêm dạy: "Tâm, Phật, Chúng sinh, tam vô sai biệt" - Tâm, Phật và Chúng sinh, cả ba không khác biệt - Khi cả ba không khác biệt, thì không thể nói có một thực thể (entity) Tâm riêng, một thực thể Phật riêng, và một thực thể của các hiện hữu Chúng sinh riêng. Vì thế mà không thể có mặt một thực thể chân vọng, hư, thực, thị, phi, v.v... nào ở đây, điều mà Thượng Sĩ đã quyết: " Tích vô Tâm,Với tâm còn chấp trước, còn lậu hoặc thì Tâm, Phật, Chúng sinh đều xuất hiện là ngã tướng, ngã tính của ngã niệm. Với người ấy, Tâm ấy, không thể thấy được "Tâm, Phật, Chúng sinh, Tam vô sai biệt", mà phải chờ thời điểm các ngã niệm tan sạch, điều mà Thượng Sĩ bảo là chờ đến đức Phật Di Lặc ra đời giải quyết: " Dục tri Phật Tâm, sinh diệt Tâm,Thế mới rõ "Phật Tâm Ca" đang đánh thức hành giả ra khỏi cơn mê ngã niệm, đang nhắn nhủ hành giả trở về với công phu ách yếu của mình là tẩy sạch ngã niệm, tẩy sạch các cấu nến đang phủ mờ Tâm, mà không phải là hỏi, là suy nghiệm (lự), là tìm cầu ở ngoài, hãy ngưng ngay các cuộc chạy vạy kiếm tìm: " Dục cầu Tâm,Ngã niệm là thuộc vọng, không thật có, không có gốc. Nó hiện hữu như mộng, tỉnh tâm thì nó liền tan. Hãy thức tỉnh! Thế thôi! như Thượng Sĩ đã chứng nghiệm: " Tinh tinh trước,Tiếng nói Phật pháp của Thượng Sĩ rất thực, từ chứng nghiệïm tự thân, và hẳn là rất "bạo", rất uy dũng, chỉ dành riêng cho các căn cơ trí tuệ cao từng thực hiện giải thoát, và từng có khát vọng giải thoát mãnh liệt. Tiếng nói ấy vốn đã vạch rõ con đường vào Tâm giải thoát và Tuệ giải thoát cho các tu sĩ Phật giáo Việt Nam như là một đường bay, hay một đường thẳng của tàu điện xuyên sơn, tuyệt nhiên không quanh co vẻ vời. Nó truyền vào hậu thế một sức sống đạo mạnh mẽ, nhưng hiện tại sức sống đó đang ngủ yên trên những trang sách, và đang chờ đánh thức! 11. Sống, Chết là lẽ thường (Sinh tử nhàn nhi dĩ: ibid.;tr. 282-284) : "Tâm chi sinh hề, sinh tử sinh,Huệ Chi dịch: " Khi tâm sinh chừ sinh tử sinh.Con đường sống mà Thượng Sĩ nói đến ở trên, và sự giác tỉnh về sự thật của con người và cuộc đời được đề cập trong thi, kệ của Người, là những gì giúp hành giả giải quyết êm ả hai vấn đề lớn ở đời: sinh và tử. Tất cả đều phát sinh từ "cái nhìn" (regards) Duyên sinh, thấy rõ vạn hữu đều duyên sinh, chúng thực sự không hiện diện, mà chỉ có một pháp giới duyên khởi đang vận hành: tâm, thân, ta, người, sống, chết, vui, khổ, qua, lại v.v... là các ngã tướng nên thật sự không có, mà chỉ các duyên trôi chảy kết hợp ra những thứ gọi là các ngã tướng ấy. Thấy rõ như vậy thì hành giả giác tỉnh ngay rằng: cái tâm, cái ta... còn chưa có, thì làm gì có tâm sinh, tâm diệt, ta sinh, ta diệt. Cũng thế, sinh và tử còn chưa có, làm gì có sự sợ sinh tử; tứ đại không thật có thì làm gì có những thứ do tứ đại hợp thành tạo nên. Cái thấy trí tuệ nầy tự nó an nhiên, tự tại, khoái hoạt, tự nó giải quyết mọi vấn đề mà ngã tưởng của con người dựng nên: tất cả thắc mắc, ước mơ, sợ hãi.v.v... sẽ đều tắt ngấm, đều tịch diệt! Thượng Sĩ đã sống vững trú trong tâm giác tỉnh, trong cái nhìn trí tuệ kia nên sinh tiền đã tự tại sống (như bài Phóng Cuồng Ca ghi) và tự tại chết. Thiền đã có mặt trong bốn oai nghi của Thượng Sĩ thì hà tất phải ngồi thiền? Tuệ đã có mặt trong cái nhìn của Thượng Sĩ nên nhìn đâu cũng gặp thực tướng, thì hà tất phải nói pháp? - bởi chỉ cần nói rất thường, với ngôn ngữ tự nhiên thường nhật, là thực chất đã là nói pháp. Rời khỏi cái nhìn Duyên Khởi và sự giác tỉnh Duyên Khởi thì người đời sẽ rơi vào thế giới của ngã tưởng, ngã tướng, vốn rất điên đảo mộng mị, từ đó khởi sinh vạn điên đảo tâm khác như ưa, ghét, buồn, vui, sợ hãi, ham muốn v.v... Thấy rõ điều nầy Thượng Sĩ viết nên bài "Sinh tử nhàn nhi dĩ" rọi sáng cho hậu thế của quê hương Luy Lâu-Yên Tử. |
Từ cuộc sống giải thoát của
Điều Ngự (xem bài "Trần Nhân Tông, Sở đắc giải thoát
và Tư tưởng Phật học", cùng tác giả) và của Thượng Sĩ
Tuệ Trung, một số nét Thiền định Phật giáo đời Trần
rất tiêu biểu biểu hiện rõ:
1. Con đường giải thoát Giới, Định, Tuệ được thực hiện suốt cuộc đời của mỗi cá nhân, bất luận ở vị trí nào trong xã hội, rất thiện xảo tùy duyên: Điều Ngự học Phật học chuyên chú từ nhỏ, nuôi sống sự giác tỉnh giải thoát từ nhỏ; theo dõi tâm, kiểm soát tâm và chế ngự tâm lúc làm Thái tử, làm Vua, làm Thái thượng hoàng, rồi tiếp xuất gia thực hành Giới, Đinh, Tuệ đầy đủ cả hai mặt tướng và tâm. Điều ngự thực hành giải thoát kết hợp với công việc thi hành việc nước (xã hội) - giữ nước và dựng nước - và công việc thuyết pháp độ sanh, tổ chức trang nghiêm Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Thượng Sĩ cũng chuyên tâm học Phật từ nhỏ dưới sự chỉ dẫn của thiền sư Tiêu Dao và nuôi sống sự giác tỉnh giải thoát từ đó; tiếp tục phát triển trí tuệ trong đời sống gia đình, đời sống của một tướng lãnh, quan chức triều đình giữa ba cuộc chiến chống ngoại xâm Nguyên - Mông; rồi an trú trong trí tuệ giải thoát tại Dưỡng Chân Trang yên tịnh; tùy duyên độ đời. Cả hai thiền sư hầu như tâm đã sớm trọn lành và ổn định (cận định từ trẻ), nên sinh thời chỉ thuần hành thiền quán: nói đúng là hành "Tác ý như lý" (tác ý đúng pháp). Đây là công phu hành "Thất giác chi" như đã được giới thiệu từ Tương Ưng bộ kinh, tập V, Nikàya, Pàli Text Society, hành trong mọi oai nghi hằng ngày. Theo thời gian phát triển, tâm hành giả sẽ lần lượt vào Niệm giác chi, Trạch pháp giác chi, Tinh tấn giác chi, Hỉ giác chi, Khinh an giác chi, Định giác chi và Xả giác chi: hành giả an trú tự nhiên trong Giới học và Định học, các lậu hoặc sẽ lần lượt bị loại trừ; ở giai đoạn Xả giác chi, các Thánh quả sẽ dần dần được chứng đắc. Công phu giải thoát nầy phù hợp với các cấp độ của hàng căn cơ trí tuệ. Với trí tuệ sâu và ý chí mạnh, thì Thất giác chi chóng thành tựu. Khi Niệm giác chi và Trạch pháp giác chi thành tựu là khi hành giả thành tựu phần công phu căn bản của Thiền định Tứ niệm xứ. Nét nổi bật của Điều Ngự và
Thượng Sĩ, vì thế, là nét thực hiện "Chỉ" (Samatha) và
"Quán" (Vipassana) song hành. Ở đây tiếng nói của trí tuệ
Duyên Sinh, Vô ngã thường hiện rõ.
2. Tiếng nói trí tuệ ấy khởi
đầu từ sự bừng ngộ, giác tỉnh rằng các hiện hữu chỉ
là sự hiện diện của vô lượng nhân duyên mà không phải
là các thực hữu (entities) như người đời thường tưởng.
Giác tỉnh ấy được nuôi dưỡng liên tục, từ đó các tâm
lý cấu uế như tham lam, sân hận, si mê, xan, tham, tật đố,
ngã mạn, vị kỷ, v.v..., bị loại bỏ sạch. Nói theo ngôn
ngữ của tông Pháp tướng Duy Thức, tại đây hành giả đã
rời khỏi cái nhìn "biến kế" và an trú vào cái nhìn "y-tha
khởi". Công phu "Thất giác chi" được khởi động từ đó.
3. An trú vào giác tỉnh, không dính
mắc vào sắc thân, cảm thọ, tư duy, danh vọng, lợi lộc,
hành giả tiếp tục xúc tiếp và giác sát tự thân và xã
hội. Càng giác sát, càng thêm thức tỉnh mạnh. Càng thức
tỉnh mạnh, hành giả càng đi sâu vào tâm "từ bỏ" (không
dính mắc), làm chủ tâm thức mình, tùy duyên mà hành xử
việc đời, việc đạo với tâm thuần lương, từ ái, với
tư duy vô dục, vô sân và vô hại. Nếp sống, nếp hành nầy
biểu hiện rõ ràng tính người (nhân bản), rất hiện tại,
hiện thực rất trí tuệ, và qua Điều Ngự , Thượng Sĩ còn
là rất Việt Nam.
4. Nếp sống, nếp hành này luôn luôn bao hàm sự trưởng dưỡng tinh thần trách nhiệm cá nhân cao; tinh thần tự chủ, độc lập cao; và tinh thần tự tri, sáng tạo cao. Đây là các tinh thần giáo dục tốt đào tạo nên các thế hệ công dân tốt: khi các tâm lý cấu uế kể trên bị loại trừ, thì các tâm lý tiêu cực làm dấy lên các hiện tượng tiêu cực của xã hội cũng bị loại trừ, tâm lý vô chấp và vị tha phát triển, rất thuận lợi cho công việc thực hiện đại đoàn kết dân tộc như đã từng được thể hiện dưới hai triều đại Lý, Trần. Đối với những công dân bình thường với trí tuệ yếu, ý chí bình thường và với những ước mơ bình thường, đi theo nếp sống của Điều Ngự, Thượng Sĩ cũng có thể thành tựu phần đạo đức thực dụng của Phật giáo (chế ngự ham muốn, mở rộng tâm khoan dung, vị tha) áp dụng tốt đẹp vào xã hội Việt Nam. Đối với những công dân trí tuệ
có nghị lực và ý chí cao, họ có thể trải nghiệm những
gì mà Điều Ngự và Thượng Sĩ đã trải nghiệm, họ có
điều kiện để giáp mặt với an lạc, thanh thản, hạnh phúc
trong từng bước đi, không có trăn trở vì phải từ bỏ tâm
thế tục.
5. Ngôn ngữ biểu đạt sự thủ đắc giải thoát của Thượng Sĩ rất mạnh, rất bạo, có tác dụng đánh thức người nghe - những hành giả đang trên đường thực hành công phu giải thoát - như là: - "... Dã vô tội,
" Nhất thiết pháp bất sinh,Thượng Sĩ và Điều Ngự thực sự đã đến bờ bên kia! Nhị vị Thượng nhân quả nhiên
đã để lại những kinh nghiệm giải thoát và kinh nghiệm
"sống đời vui đạo" rất giá trị trên thi đàn Việt Nam,
trong Văn học Phật giáo Việt Nam.
Tỷ
Kheo Thích Chơn Thiện
Tháng 3/2003 Trúc
Lâm Thiền Viện-Paris
|
[ Trở Về ]