Người Cư Sĩ [ Trở Về ]
|
Chúng ta biết rằng sau khi giác ngộ, lúc đầu Đức Phật cũng đã miễn cưỡng ngần ngại độ người, giai đoạn đó gọi là giai đoạn "im lặng" của ngài. Nữ giới cũng thế lúc đầu không được gia nhập tăng đoàn, Tôn giả A-Nan và Di Mẫu Kiều-Đàm-Di (Mahapajapati Gotami) đã tha thiết cầu xin Đức Phật. Với sự đãm bảo của tôn giả A-Nan, Di Mẫu Kiều-Đàm-Di (Mahapajapati Gotami) đã chấp nhận tuân thủ tám kính pháp, Đức Phật đã chấp nhận cho bà cùng với 500 cung phi mỹ nữ gia nhập vào tăng đoàn. Tám kính pháp như sau: Ni giới có nhiều trách nhiệm và bổn phận hơn khi họ phát nguyện thọ giới Tỳ kheo ni. Họ được phép bố tát tụng giới tỳ-kheo-ni (Bhikkhuni Patimokkha) trong đó bao gồm các giới điều và oai nghi của ni. Trong luật tạng Pali nói có 227 giới cho tăng, trong khi có 311 giới cho ni gồm trong 7 phần. Giới bổn tỳ-kheo-ni được kết tập tại Sravasti. Trong luật tạng Pali có đề cập 305 trường hợp của tăng và 59 trường hợp của ni. Như vậy tỷ lệ trường hợp nữ giới được đề cập là 16,2% trong tổng số nam giới. Điều này có nghĩa là Đức Phật đã mở cánh cửa đón nhận nữ giới và nữ giới hoan hỉ gia nhập đời sống phạm hạnh, nhưng thái độ của xã hội đối với phụ nữ dường như biến chuyển quá chậm chạp và vị trí phụ nữ vẫn bị coi là thấp và còn giới hạn. Mặc dù vậy một số lớn ni giới trong thời Đức Phật đã tỏ ra rất xuất sắc trong nhiều lãnh vực khác nhau. Có ba nguồn tư liệu chính nói về huyền thoại và các mẫu chuyện của nữ giới là kinh Apadana (tác phẩm thứ 13 của Tạp Bộ kinh), Tăng chi bộ kinh (Anguttara-Nikaya) và Trưởng lão ni kệ (Therigatha). Trong đó, Trưởng lão ni kệ kể lại rất rõ các công hạnh khác nhau của nữ giới, những người đã tự nổ lực tu tập để chứng đắc Niết-bàn. Kinh Manorathapurani (thuộc Tăng chi bộ kinh) đề cập danh sách các bậc trưởng lão ni, sa-di-ni và các cận sự nữ thanh tịnh và đức độ. Được phép của Đức Phật cho thành lập giáo đoàn ni, Di Mẫu Kiều-Đàm-Di đã tạo nhiều điều kiện tu tập cho ni giới thậm chí ngay cả nhiều phụ nữ bất hạnh, đau khổ cũng đều được giải thoát khỏi sự ràng buộc. Chẳng hạn trong một số kinh ở Tăng Chi Bộ và Tương Ưng Bộ, Đức Phật đã tuyên bố như vậy: "Này các con, nếu các con có thể xuất gia sống đời sống không nhà, các con có thể trở thành như khất sĩ ni Khema và Uppalavanna". Nàng Khema (Khema có nghĩa là ‘an lạc’ hoặc ‘niết-bàn’) là một cận sự nữ thuần thành và ủng hộ Phật pháp trong thời Đức Phật Padmottara. Trong thời Đức Phật Ca-diếp, nàng là con gái của vua Kiki xứ Varanasi, tên là Samani, sống đời sống thanh tịnh và đã xây một tịnh xá cúng dường cho Đức Phật. Kế tiếp trong thời Đức Phật Tỳ-Bà-Thi, nàng đã thuyết giảng chánh pháp. Trong thời Đức Phật Kakusandha và Konagarnana, nàng đã xây dựng nhiều đại tinh xá cúng dường cho Đức Phật và chư tăng. Trong thời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, nàng sanh ra trong hoàng tộc Sagala xứ Madradesa và là hoàng hậu của vua Bình-sa-vương (Bimbisara), nước Ma-Kiệt-Đà (Magadha). Kinh kể lại rằng nàng không bao giờ xuất hiện ở trước Đức Phật, bởi vì nàng nghĩ rằng Như lai không bao giờ quan tâm đến vẽ đẹp phụ nữ. Nhưng vào một ngày nọ, vua Bình-Sa-Vương thiết trai cúng dường Đức Phật và chúng tăng và đã mời các ca nữ đến vườn thượng uyển Trúc Lâm. Lúc đó, nàng Khema xuất hiện trước Đức Phật. Để giáo hoá lòng kiêu ngạo của nàng, Đức Phật thị hiện thần thông biến ra một tiên nữ tuyệt đẹp đứng cạnh hầu quạt cho ngài. Tiên nữ đột nhiên biến hiện, đầu tiên là một phụ nữ trung niên rồi trở thành một bà lão da nhăn, răng rụng và tóc bạc khiến cho Khema rất đổi kinh ngạc. Lòng kiêu ngạo về vẽ đẹp yêu kiều của mình tan biến khi nàng nghe bài kệ sau: "Ai nô lệ cho lòng tham dục khát ái, Như con nhện không rời mạng nhện do mình tạo ra. Người trí dứt trừ khát ái, lìa xa trần tục, thoát khỏi lo âu, để lại đằng sau mọi sầu muộn". Lời bình trong Trưởng Lão Ni Kệ nói thêm rằng khi Đức Phật nói kệ xong, nàng Khema liền chứng quả Alahán. Nàng trở thành một trong các đại đệ tử xuất chúng về mặt trí tuệ tinh thông. Trưởng Lão Ni Kệ còn mô tả sự giác ngộ chứng đắc của nhiều trưởng lão ni. Trong đó, các trưởng lão ni này kể lại kinh nghiệm sống, tu tập và bộc lộ trạng thái hỉ lạc của họ với niềm tin vào con đường giải thoát của đức Thế Tôn. Chẳng hạn, nàng Uppalavanna trong nhiều đời là một vị ni thông thái, đức hạnh, thường cúng dường thức ăn cho Đức Phật và nàng đã đạt được năng lực thần thông do nỗ lực tu tập. Vào thời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, nàng Uppalavanna sinh làm con gái của một trưởng giả ở Sravasti. Nàng có tướng mạo xinh đẹp trong trắng như hoa sen xanh tinh khiết. Khi đến tuổi cập kê, nhiều hoàng tử và vua chúa đã đến cầu hôn, nhưng vì lòng chánh tín nàng muốn thế phát xuất gia. Một ngày nọ, người anh họ Ananda đã bày mưu lừa gạt và cưỡng hiếp nàng trong rừng. Vì việc này, từ đó nàng đã lánh xa nhà và sống một đời sống của nữ tu yên tĩnh. Sư cô siêng tu thiền định dùng ngọn đèn làm đối tượng để thiền quán. Sư cô đã đạt được bốn thiền (tejokasina) và Vô ngại Giải Đạo (patisambhida), cuối cùng chứng được quả A-la-hán và trí tuệ (abhijana). Tỳ-kheo-ni Sanghamitra là con gái của hoàng đế A-dục cùng với anh nàng là tỳ kheo Mahendra đã giáo hoá vua Tissa của xứ Sinhala (bây giờ là Tích lan) và sư cô Sanghamitra đã thành lập giáo đoàn ni qua việc truyền giới cho hoàng hậu Anula và 500 cung phi mỹ nữ. Vào thế kỷ thứ IV, công chúa Hemamala (con gái của vua Kalinga) và phò mã Dantakumara đã mang răng xá lợi (danta-dhatu) của Đức Phật tới đảo quốc này. Hoàng hậu Kumaradevi của vua Govindachandra, xứ Kanyakujia và Varanasi đã trùng tu tượng Đức Phật (dharmacakrajina) và xây một đại tinh xá rất trang nghiêm cho ni giới ở Sarnath. Điều này chứng tỏ Phật giáo thịnh hành vào thế kỷ XI. Giáo đoàn ni tồn tại suốt một ngàn năm ở Tích lan và truyền thống này đã tiếp tục phát triển không dừng, bởi vì được truyền thừa sang Trung quốc mà ngày nay chúng ta có thể hồi sinh giáo đoàn ni ở Nam và Đông Nam Á và cuối cùng đã phục hồi được giáo đoàn ni như một tổ chức năng động tại các nước như Tích lan, Miến điện, Thái lan, Tây tạng, Triều Tiên, Trung quốc, Nhật Bản và Việt nam... Từ thời cổ đại cho đến thế kỷ thứ XI, ni chúng đã tiếp tục tu tập và thực hành công hạnh bố thí cúng dường, tạo tượng và xây chùa. Có nhiều tiểu sử của các bậc ni và cận sự nữ sống đời sống thánh thiện, chói sáng thế gian với phạm hạnh cao thượng của họ. Chính trong thời Đức Phật Thích Ca, chúng ta đã có nhiều thành tựu chứng đắc của các bậc ni như Di Mẫu Kiều-Đàm-Di, Da-du-đà-la (Yasodhara), Khema, Uppalavanna, Kundalakesi, Kapilani, Soma, Ubbiri, Rohini, Patachara, Anupama, Nandi và nhiều vị khác. Chúng ta cũng biết trong biên niên sử Vamsa của Tích lan (Sinhala), có ghi lại sự xuất chúng các các ni giới thời sau này như Sanghamitra, Dhammapala, Sudhamma, Malla, Aggomitta, Uttara, Hema và nhiều phụ nữ khác. Các nữ cư sĩ ngày nay cũng đã đóng vai trò quan trọng trong xã hội và phát triển tôn giáo. Chẳng hạn ở Tích lan, bà Bandaranayike làm thủ tướng và con gái là bà Chandrika Kumaratunga làm tổng thống. Vào năm 280, giáo đoàn ni được thành lập ở Trung quốc và Chen Chien là vị tỳ-kheo-ni đầu tiên. Năm 429, tỳ-kheo-ni Devasara với bảy vị ni khác được vua Meghavanna phái tới Trung quốc và giáo đoàn ni dần dần gia tăng số lượng. Trải qua nhiều thế kỷ, ni giới Trung quốc đã tích cực đóng góp cho nền hoà bình và an sinh xã hội. Trong lịch sử Việt nam, các tỳ-kheo-ni như sư bà Đàm-soạn, Diệu-không, Hải-triều-Âm, Như –thanh, Huỳnh-liên… là những bậc ni sư đại tài đóng vai trò tích cực năng động trong nhiều lãnh vực như hoằng pháp, giáo dục, văn hoá và từ thiện xã hội… Trong thời đại chúng ta, có nhiều nữ lãnh đạo Phật giáo trong các nước Tây tạng, Nepal, Trung quốc, Triều Tiên, Nhật bản và Đài loan… đang tiến hành xây dựng nhiều tu viện độ ni tu tập và trung tâm Nghiên cứu Phật giáo. Có một sự khích lệ to lớn là nhiều phụ nữ trong các tổ chức ở Châu Âu và Châu Mỹ đã bắt đầu thiết lập các tu viện cho ni giới. Những vị này đóng vai trò quan trọng trong việc làm thăng bằng xã hội đang trên đà suy đồi đạo đức mà những sự kiện này đi ngược lại lợi ích của phụ nữ. Vấn đề căn bản ngày nay là nam và nữ làm thế nào thích ứng với sự phát triển trong trật tự xã hội mới đang bị chi phối bởi sự lãnh đạm, bạo lực và bất an. Các ý tưởng khoa học văn minh hiện đại đã khuyến khích tư duy phân tích, nhưng rủi thay sự tự do phóng khoáng của xã hội mới cũng có thể là kết quả đưa đến làm suy đồi giá trị đạo đức. Hậu quả là có một nhu cầu bức thiết để tạo dựng cơ cấu xã hội hỗ trợ cho đời sống tinh thần, chống đói nghèo, bảo vệ nhân quyền, đề cao giá trị đạo đức và phục hồi các truyền thống văn hoá… Tất cả những điều này hiện nay chỉ tạm thời cân đối thôi. Vấn đề to lớn nhất hiện nay là làm thế nào chuyển giao những giá trị tích cực cho thế hệ tương lai. Để hoàn thành công việc này, điều thích hợp nhất là hiện thực hoá quan niệm nam nữ bình quyền. Toàn thể nhân loại, nam và nữ đều có trong chính mình tư chất cả nam lẫn nữ. Đức Phật đã không phân biệt năng lực trí tuệ và tâm linh giữa nam và nữ. Mặc dù thái độ của Phật giáo đối với phụ nữ đôi khi dường như mâu thuẫn hoặc thậm chí tiêu cực, thái độ này đã thay đổi và dễ dàng thấy rằng ảnh hưởng tích cực của phụ nữ đã hiện diện trong giới Phật giáo ngày nay, cụ thể như năng lực của phụ nữ từ khắp mọi miền của trên 30 nước trên thế giới đã tập trung ở đây, hiện diện ở đây trong Hội nghị Phụ Nữ Phật giáo Thế giới Sakyadhita lần thứ VIII tại Đại hàn là một bằng chứng rõ rệt. Đó là nội dung bài tham luận của tôi. Kam-sa-ham-nida (Tiếng Đại hàn nghĩa là cám ơn) Song-bul-ha-ship-si-o (Nguyện cho tất cả chúng ta đều thành Phật). |
Source
: Ðạo Phật Ngày Nay
|