Người Cư Sĩ [ Trở Về ] [ Trang Chủ ]
(BUDDHISM and THE WEST) Tâm Hiền Tôn Thất Chiểu |
Đề
tài trên đây là một chương trong cuốn sách " The Monk and The
Philosopher" nói về cuộc đối thoại giữa người cha,(Jean-Francois
Revel, một triết gia) và người con (Matthieu Ricard, Tiến sĩ
về Sinh học phân tử sau trở thành Tu sĩ Phật Giáo). Sách
dịch từ bản tiếng Pháp (Le Moine et Le Philosophe, xuất bản
tại Paris năm 1997) Bản dịch ra tiếng Anh năm 1999 gồm 19 Chương,
dày 351 trang. Người viết xin tóm lượt chương 7 để cống
hiến độc giả người Việt về ý nghĩ của vị Tu Sĩ người
Pháp về vai trò Phật Giáo trong xã hội Tây Phương.
Matthieu Ricard sinh năm 1946, đổ Tiến Sĩ Sinh Học lúc còn rất trẻ, làm việc một thời gian ngắn với Nhà Sinh học đoạt giải Nobel Francois Jacob tại Viện Pasteur Paris, bỗng nhiên giã từ tương lai sáng lạïn về Khoa Học,qua Aán Độ học đạo với các nhà Sư Tây Tạng và trở thành Tu Sĩ Phật Giáo, hiện sống ở Nepal và phần lớn thì giờ dùng vào việc dịch kinh sách văn chương Tây Tạng ra Pháp và Anh ngữ. Cuộc đối thoại giữa hai cha con trong chương 7 xoay quanh các vấn đề sau đây: 1/Tại sao Phương Tây hướng vê Phật Giáo - Trước tiên, đối với những ai muốn có một đời sống giàu có vê tâm linh, Phật Giáo không những có thể cung cấp một hệ thống sinh động về siêu hình và những kinh nghiệm trí tuệ mà còn giúp cho tất cả mọi người, dù tin hay không tin Phật Giáo, những tầm nhìn về sự tha thứ, tri thức cởi mở, vị tha, tự tại, một khoa hoc vê tâm linh qua đó có thể tìm an lạc cho nội tâm và giúp cho kẻ chung quanh mình phát triển niềm an lạc đó. - Thứ đến, Phật Giáo chỉ cung cấp những tư tưởng cho đời sống nhưng không ép buộc ai bỏ đức tin của mình để theo đạo Phật cả. Đức Dạt Lại Lạt Ma thường nói như thế này :"Tôi không đến Phương Tây để biến một hay hai người trở thành Phật Tử, nhưng chỉ muốn san sẻ kinh nghiệm của tôi về sự giác ngộ mà Phật Giáo đã phát triển qua nhiều thế kỷ" Và sau mỗi lần thuyết pháp, Ngài thường nói thêm : " Nếu quí vị thấy những gì tôi nóilà có ích, thì hãy áp dụng vào dời sống, bằng không, hãy quên đi".Ngài cũng thường dạy các vị Lạt Ma khi du thuyết ở các quốc gia khác đừng quá nhấn mạnh đến Phật Giáo mà chỉ nên san sẻ kinh nghiệm sống của mình, mục đích không phải là kéo người ta bỏ niềm tin của họ mà là đóng góp vào sự an lạc của từng cá nhân.Dĩ nhiên lối thuyết pháp như thế cũng không cấm ai tự do chọn Phật Giáo như là một con đường tâm linh để đạt đến những gì họ muốn. Nhưng một khi đã chọn lựa rồi thì hãy thực tập đầy đủ đứng đắn để đạt đến mục đích tối hậu, như người đào giếng thì hãy đào cho dến khi thấy nước. Người Phật tử luôn giữ một thái độ khoan dung và đầu óc mở rộng với các tôn giáo khác, nhưng thật là vô ích nếu những ai cứ đào rất nhiều giếng một lúc mà không tiếp tục đào một cái cho dến khí thấy nước . - Sau nữa Phật Giáo là một khoa học của tâm linh, nhằm "giải phóng" hay "cởi trói" tư tưởng , một thứ triết lý cụ thể nếu đem áp dụng hằng ngày sẽ dễ dàng đem lại an lạc và hạnh phúc thực sự cho mỗi cá nhân. Những ai chưa đi sâu vào đạo Phật đều tỏ ý nghi ngờ về chữ "giải phóng" này và như Jean Francois đã thắc mắc rằng trong cách tu tập của Phật Giáo đúng ra là phải đưa tư tưởng, vọng niệm, vào kỷ luật chứ không phải là giải phóng chúng. Matthieu cho là ta có thể kỷ luật một cảm tính tiêu cực bằng một tư tưởng đối trị tương đương, nhưng phương pháp tối ưu vẫn là giải phóng một vọng niệm bằng cách quan sát nó lúc nó mới khởi lên, tìm ra đầu mối của nó và quan sát tính không thực của nó. Lúc mà bạn quan sát như thế, nó sẽ biến mất như một giải cầu vồng biến vào không gian.Tiến trình tu tập đó gọi là "giải phóng" hay "cởi trói" một tư tưởng , một vọng niệm làm cho nó không gây ra một phản ứng giây chuyền về các vọng niệm kế tiếp. Như thế, tư tưởng sẽ biến đi không để lại một dấu vết nào và không thể kéo theo những ngôn ngữ hay hành động thường là đầu dây mối đợ cho mọi phiền não như sân si, dục vọng v.. v...Dù với bất cứ hoàn cảnh nào, nếu quán niệm như thế, ta không còn bị động bỏi các vọng tưởng, như người tập cỡi ngựa, lúc đầu không thể ngồi yên trên lưng ngựa, nhưng thực tập lâu dần, ta có thể điều khiển con ngựa một cách rất dễ dàng. Tuy là phương pháp "giải phóng" có đôi chút mới lạ với các triết gia Tây Phương, nhưng thật ra, theo Jean Francois Revel, từ Aristtotle qua Leibniz đến Bertrand Russel, nghệ thuật hướng dẫn tư tưởng là một hệ thống triết lý đã có từ lâu ơ phương Tây qua các thời đại; nhưng theo Mathieu Ricard, Phật Giáo khác ở chỗ là đã đem lý thuyết vào thực tập hằng ngày để đưa lại an lạc hanh phúc đích thực làm cho Phật Giáo trở thành rất quyến rũ với Tây Phương hiện nay. 2/ Phật Giáo đem lại an lạc cho mọi người Nhiều người cho rằng đạo Phật chỉ áp dụng được cho những tu sĩ, cho những ai có đủ thì giờ vào chùa trên núi hẻo lánh hay tham dự các khóa tu trong các thiền viện. Thật ra do triết lý khoan dung và phương pháp bất bạo động với tất cả chúng sanh và môi trường, bất cứ ai biết thực tập như thế mỗi ngày trong cuộc sống đều đạt đến an lạc hạnh phúc chân thật. Có từng pháp môn cho tất cả mọi người, cư sĩ cũng như tu sĩ, Đông cũng như Tây Phương. Qua sự trao đổi thẳng thắn, các người tin theo tôn giáo khác cũng có thể thực tập phương pháp quán niệm của đạo Phật để đào sâu sức mạnh nội tâm,tăng cường đức tin của mình. Đây không phải là một chủ nghĩa hỗn hợp "tạp-pí-lù" (syncretism), đây chỉ là những phương thức để huấn luyện tâm thân, những kỹ thuật quán niệm mà giá trị là rất phổ quát. Dù Đông hay Tây, ai cũng sẽ rất thích thú khi đọc cuốn Tạng Thư Sống Chết của Đại Sư Sogyal Rinpoche, vì đó là cuốn sách bàn những vấn đề thực tế của cuộc đời, ta phải sống ra sao, phải đối diện với cái chết như thế nào, làm sao để giúp đỡ người sắp lâm chung..., nghĩa là nói chung, Phật giáo muốn không phải chỉ là một mớ lý thuyết suông mà nhắm về việc giải quyết các vấn đề khổ đau của kiếp nhân sinh, phá bỏ vô minh, tìm về an lạc . 3/ Phật giáo không tiêu cực như phương Tây thường hiểu lầm Tuổi trẻ và các triết gia phương Tây thường đọc và khen ngợi đạo Phật rất nhiều, nhưng cuối cùng họ bảo ích lợi gì khi người con Phật trốn cuộc đời để trở về giải quyết các vấn đề tự thân ? Trong cuốn sách " Bước qua Ngưỡng cửa của Hy vọng" Giáo Hoàng John Paull II chỉ trích Phật Giáo rằng : " Theo Phật Giáo, để giải phóng con người khỏi ma vương, ta phải lánh xa cuộc đời này, cần dứt bỏ những ràng buộc với thực tại bên ngoài và rằng ta càng thoát khỏi các trói buộc đó, ta càng trở nên dửng dưng với thế sự" Giáo Hoàng cũng mô tả Niết bàn " như một trạng thái vô tâm tuyệt hảo với thế giới con người" Đó là những hiểu lầm do thiếu thông tin đúng đắn hay do chưa nghiên cứu đầy đủ tư tưởng Phật Giáo, mà cả trí thức Thiên Chúa Giáo và Phật Giáo đều thấy rất đáng tiếc. Bởi vì thật ra mục đích tối hậu của đạo Phật vẫn là tìm hiểu toàn diện về thế giới hiện tượng, nội cũng như ngoại tại. Trốn khỏi thế giới hiện tượng không giải quyết được gì. Mục đích đó là tính từ bi và tình thương vô bờ bến đối với tất cả chúng sinh, một lòng từ bi vĩ đại khởi sinh từ một thứ tuệ giác do nhận thức rằng mỗi chúng sanh luôn luôn tiềm ẩn Phật tính, chứ không phải là thứ tình thương nhỏ hẹp cho vài người hay là tình thương lứa đôi. Điều duy nhất mà người con Phật cần phải trốn chạy hay đoạn tuyệt là thứ ràng buộc ích kỷ với việc chạy đua để đạt đến các dục vọng thấp hèn cùng danh lợi phù phiếm ...Giải thoát khỏi thế giới của Ngũ uẩn cũng không phải là sự trốn chạy cuộc đời mà thật ra là để khỏi bị nô lệ bởi ngũ uẩn, để thoát khỏi khổ đau do ngũ uẩn gây nên, như con thiêu thân bị lôi kéo vào ánh lửa và cuối cùng bị lửa đốt cháy. Những ai thoát được những ràng buộc đó, không những có tự do để thưởng thức tất cả vẻ đẹp của thế giới và con người mà còn có khả năng trở lại cuộc đời đó để thể hiện lòng từ bi vô hạn giải thoát tất cả chúng sinh còn trầm luân trong khổ ải mà không cần phải vướng vào các hệ lụy phiền não của kiếp nhân sinh. Một lòng từ bi vì chúng sinh vĩ đại như thế không thể bị xếp hạng với các trào lưu tư tưởng bi quan, yếm thế được. 4/Phật Giáo và nền hòa bình thế giới Trong cuốn " L’ Homme Dieu ou le sens da la vie", Luc Ferry hết sức quan tâm đến các tư tưởng thâm sâu của Phật Giáo, nhưng vẫn cho rằng " dù với một tấm lòng từ bi vĩ đại như thế, thì cũng chẳng giải quyết được gì cho các vấn đề của trại thiêu Auschwitz hay gần đây hơn là cuộc chém giết ở Bosnia". Giải thích hiện tượng đó theo Phật Giáo vẫn là do sân si cố chấp đã vượt ra ngoài sự kiểm soát của lý trí. Có một điều có thể khẳng định là chưa bao giờ các giá trị luân lý đạo Phật lại có thể dẫn đếøn những bạo động tàn khốc như thế. Sự chém giết ở Bosnia khởi đầu từ sự bất bao dung, dùng tôn giáo không phải để hòa hợp con người mà là xúi giục sân hận để con người chống đối lẫn nhau. Chiến tranh cũng đã tàn phá các nước có nền văn hóa Phật Giáo lâu đời như VietNam, Lao, Campuchia, Tích Lan...nhưng chưa bao giờ khởi động dưới danh nghĩa Phật Giáo hay được khơi ngòi bởi Phật Giáo. Nếu Bosnia đã sống theo nền văn hóa Phật Giáo từ mấy thế kỷ trước thì có thể sự bạo động gần đây đã có thể không xẩy ra. Sự chung đụng giữa 3 tôn giáo Hồi, Thiên Chúa và Chính thống với bao nhiêu là bằng cớ lịch sử về tính chất bất bao dung rõ ràng là cội nguồn của các bạo động đổ máu gần đây. Như vậy thì Phật Giáo đóng góp vào nên hòa bình thế giới bao những phương thức thực tế nào ? : - Trước hết phải tập hòa bình trong mỗi cá nhân : Nếu mỗi cá nhân không có hòa bình thì xã hội gồm tổng số các cá nhân đó không thể có hòa bình. Việc tu sĩ lên núi tránh đời chỉ là tạm thời mà thôi, sau đó khi chứng quả đạt đạo lại xuống núi hóa độ chúng sanh. Mỗi cá nhân hướng về hay trau dồi lý tưởng Phật Giáo không thể nào hình thành một ý nghĩ làm hại kẻ khác. Hòa bình xã hội con người phải bắt nguồn từ lối suy nghĩ đó. Con đường duy nhất để đạt đến hòa bình vĩnh viễn trên thế gian này là cải tạo mỗi đơn vị cá nhân sống trong an lac hòa bình. Suy nghĩ gì khác hơn điều này là không tưởng (utopia) - Phải có hòa bình trong tâm của từng lãnh tụ trên thế giới. Đức Đạt Lại Lạt Ma luôn nói đến một tình huống không thể chấp nhận được là các nước Phương Tây dung túng sự buôn bán vũ khí, cho dù các vũ khí đó có thể trở lại bắn vào họ. Tây Phương tự cho mình là văn minh và rêu rao là họ tái lập hòa bình trên thế giới lại đem bán những khí cụ giết người cho lợi nhuận của họ. Nên nhớ rằng 90% vũ khí xuất cảng đến các đệ tam quốc gia đến từ Năm Thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Đây là một đạo đức giả trắng trợn của các đại cường quốc thường kêu gọi hòa bình và ồn ào nhất trong việc tự cho mình là tiên phong cho nhân quyền và dân chủ trên thế giới. Thật ra, họ đang thúc đẩy chiến tranh trên một tầm mức vĩ đại. - Giải trừ vũ khí bên ngoài chưa đủ, phải giải trừ vũ khí trong nội tâm. Liên Hiệp Quốc đã thất bại trong các tiến trình giải trừ vũ khí trong bao nhiêu năm là vì thiếu việc chuyển hóa nội tâm, nhất là trong cá nhân các lãnh tụ. - Phải có hòa bình không những giữa con người với nhau mà còn với môi trường mình đang sống. Ở Buthan, câu cá và săn bắn đều bị luất lệ quốc gia ngăn cấm. Đây cũng là một ví dụ cụ thể rằng một lý tưởng Phật Giáo đã có thể được áp dụng trên bình diên một quốc gia để đạt đến hòa bình với môi trường sống. Đó là những phương pháp thưc tế mà đạo Phật đang cống hiên cho nhân loại trong tiến trình đạt dến hòa bình thế giới. Dĩ nhiên là cùng với triết gia Jean Francois Revel và đa số chúng ta sẽ kêu lên tuy rất hay nhưng nếu phải cải tạo từng cá nhân thì biết đến bao giờ mới có hòa bình toàn diện. Dù có bi quan, nhưng không có đường nào khác hơn, vì nhân loại, trong lịch sử, đã có nhiều cố gắng trên bình diện quốc tế để áp đặt hòa bình bằng các hình thức khác nhau, nhưng đều thất bại, vì tất cả chỉ là thứ hòa bình được áp đặt từ bên ngoài. Phải bắt đầu từ hòa bình trong nội tâm mỗi cá nhân, đến hòa bình trong mỗi gia đình, làng xóm và cuối cùng là hòa bình trong mỗi quốc gia và quốc tế. Mỗi cá nhân sống như thế sẽ tự nhiên tỏa sáng một thứ "hiền hòa Phật giáo" (Buddhist gentleness, như Andre Migot đã nói đến) mà mọi người chung quang đều hít thở được. Phải làm cho được như thế, dù cho con đường chuyển hóa tâm linh phải trải qua một chặng đường còn dài, rất dài. Trên đây là một cố gắng dịch rất thoát, dịch nghĩa chứ không dịch từng lời đối thoại giữa hai cha con triết gia và tu sĩ người Pháp. Những tiêu đề nhỏ là dịch giả tự ý thêm vào cho có từng phần dễ hiểu hơn. Người dịch xin cầu nguyện mỗi Phật tử chúng ta có thể tỏa sáng được một chút "Buddhist gentleness" cho những người bạn Tây Phương chung quanh đều cảm nhận và hít thở được. Muốn đọc toàn bộ cuộc đối thoại khá lý thú này, xin quí vị tìm mua cuốn "The Monk and The Philosopher" do nhà xuất bản Shocken Books Inc. New York,1999
|
[ Trở Về ]