Người Cư Sĩ [ Trở Về ] [Home Page]
Suy nghĩ về cơ chế quản lý tăng ni
TK. Thích Kiến Hạnh Tất cả hàng Tăng lữ xuất gia, nếu không nghiêm trì tịnh giới, ví như người có đôi mắt mà không nhìn được ánh sáng. Tác dụng của giới luật là ngăn ngừa điều ác chưa phát sinh, điều Thiện đã phát sinh thì làm cho tăng trưởng, làm lợi ích chúng hữu tình qua ý nghĩa.
Thực tế Tăng đoàn hiện nay, phần lớn nhu cầu chạy theo vật chất, xu hướng theo thời đại phát triển của xã hội. Ngành Tăng sự quản lý Tăng ni còn quá lỏng lẻo. Còn các trường Phật Học cũng chỉ quản lý Tăng ni trong giờ học. Ngoài ra không hề hay biết, cuộc sống sinh hoạt của Tăng ni trẻ hiện nay ra sao ? Báo Giác Ngộ đã nhiều lần phản ảnh chư Tăng ni hiện nay thuê nhà trọ cất am cốc để sống, không lệ thuộc sự quản lý của Thiền môn. Ðiều này vượt ngoài phạm vi cho phép của giới luật." nhiếp luật nghi giới
nhiếp Thiện pháp giới
nhiêu ích hữu Tình giới "Ngày nay người xuất gia học đạo càng tạo điều kiện liên kết mật thiết với những thứ mà giáo lý Phật đà gọi là cặn bã của dục lạc, thì người ấy càng xa rời với sự nghiệp giải thoát, đừng nói chi đến thánh vị, khác nào nấu cát mà muốn thành cơm ! Ðức Thế Tôn cho chúng ta nợ cơm áo của tín thì để giữ gìn thân hình khoẻ mạnh để tu tập giải thoát, mong sao sớm đạt được Tuệ Giác để đưa mình và chúng sanh ra khỏi biển khổ. Vậy mà chúng ta tự kết liểu huệ mạng, nhắm mắt chạy xuôi theo dòng đời, trôi lăng trong biển sinh tử. Ðức Ðạo Sư của chúng ta cũng nhờ sự tinh tấn, bốn mươi chín ngày không ngơi nghỉ để thiền quán và thành tựu quả vô thượng giác. Ngài khuyên hàng đệ tử muốn nuôi dưỡng hạt giống Thánh, thì đừng bao giờ quan trọng đến vấn đề ngủ nghỉ, suốt đời chỉ nương vào gốc cây để ngủ. Ngày nay vì hoàn cảnh, vì an ninh trật tự của xã hội, nên các Thầy Tỳ Kheo không còn ngủ dưới gốc cây như thời Phật còn tại thế nữa. Thời bây giờ các thầy vùi mình vào trong giường cao, nệm tốt. Ðó là một sai lầm lớn. Tài sản của người Tu Sĩ ngày nay không còn ba y, một bình bát, và cũng không còn ai gọi các Thầy là bần Tăng nữa. Có tu sĩ đã trở thành những kẻ đại thương buôn, đại trưởng giả từ lúc nào không biết. Nhưng cũng nên nhớ phát huy tinh thần đại thưà không câu chấp vào những chi tiết vụn vặt, mượn vật chất để làm phương tiện để đạt trí tuệ cứu cánh, bằng không các việc làm đó sẽ trở thành ma nghiệp. Nhưng chúng ta rất dễ bị say mê, ngộ độc, chết thảm trong khi những gì mà chúng ta gọi là phương tiện mà thiếu trí tuệ. Nếu đức Thế Tôn thị hiện một lần nữa trong cõi ta bà này, thấy hình thức ăn mặc, ngủ nghỉ của chúng ta thì chắc chắn Ngài sẽ không nhận ra chúng ta là đệ tử của Ngài nữa. Nếu có ai mách rằng đó chính là Trưởng tử của Như Lai thì tin rằng Ngài sẽ thảng thốt giật mình, xúc động rơi nước mắt ! Thương cho sự thoái hóa trầm trọng của đệ tử mình trong thời đại ngày nay.Cổ Ðức nói : " Hổ ly sơn hổ bại, Tăng ly chúng Tăng tàn."Con người sống ở đời, làm đủ mọi tội ác mà lòng vẫn dững dưng như không có chuyện gì xảy ra, là bởi vì họ không nghe lời Phật dạy. Ðấy thật là điều bất hạnh, sau khi chết, họ sẽ phải tái sanh vào những cõi khổ, sẽ chịu đựng mọi nỗi khổ, mà ở những cương vị làm người, họ không thể nào ý thức được, tưởng tượng được. Ðạo Phật là đạo của lý nhơn quả, có một câu nói của đạo Phật :
" Phàm làm việc gì phải nghĩ đến hậu quả của nó "
cho dù hoàn cảnh nào chư Tăng là mô phạm cho chúng sinh, không vì lý do nào hay bất kỳ trường hợp nào cho phép Tăng ni trẻ vượt ngoài phạm vi cương giới của luật Phật chế. Nếu Tăng ni trẻ hiện nay ý thức được đó thì thật là điều hữu ích.
Ngày nay, hiếm thấy Tăng ni trẻ có được một tư cách đoan nghiêm, oai nghi cụ túc. Ðiều này phần lớn là do sự thế độ xuất gia của các bậc bổn sư quán ư dễ dãi. Quản lý Tăng ni theo hình thức, thọ giới theo hồ sơ, không sát hạch những điều mà giới luật đòi hỏi ở một người xuất gia phải có. Vì vậy, nó là tiền đề làm nảy sinh những hình ảnh "không như ý" trong giới Phật Giáo hiện nay. Người viết kính mong ban tăng sự lưu tâm hơn về hiện tượng này.
TK. Thích Kiến HạnhSource : Ðạo Phật Ngày Nay
Chân thành cảm ơn thầy Ðồng Bổn đã gởi tặng bài viết này. ÐPNN, 27-6-2000
[ Trở Về ]