Người Cư Sĩ [ Trở Về ] [ Trang Chủ ]
|
Theo
sử liệu hiện hành, Phật Giáo Việt Nam đã trở nên rất
hưng thịnh suốt 400 năm dưới hai triều đại Lý, Trần. Phật
giáo đã trở thành Quốc giáo có nhiều đóng góp tích cực
vào việc giữ nước và dựng nước.
Nhân vì Lê Long Đỉnh bạo tàn, các thiền sư có ảnh hưởng mạnh trong chính trường như Khuông Việt, Vạn Hạnh, Pháp Thuận, Khánh Văn đã cùng với một số đại thần vận động đưa Lý Công Uẩn ra nhiếp chính lập nên triều đại nhà Lý, một triều đại mà giáo sư Hoàng Xuân Hãn đánh giá: " Đời Lý có
thể gọi là đời thuần từ nhất trong lịch sử nước ta.
Đó chính là ảnh hưởng của đạo Phật".
Sư Lý Khánh Văn đã nuôi dạy Công Uẩn từ khi còn 3 tuổi, các sư Khuông Việt, Vạn Hạnh, Pháp Thuận thì cố vấn chính sự: " Năm 971, vua Đinh
Tiên Hoàng định giai cấp cho Tăng sĩ và ban chức Tăng Thống
cho Ngô Chân Lưu của thiền phái Vô ngôn Thông, cho ông hiệu
Khuông Việt Thái Sư, chính thức nhận Phật giáo làm nguyên
tắc chỉ đạo tâm linh cho chính sự. Cũng chính trong thế
kỷ này mà vua Lê Đại Hành mời thiền sư Pháp Thuận và
thiền sư Vạn Hạnh của phái Tỳ-ni-đa-lưu-chi làm cố vấn
chính sự. Các thiền sư Khuông Việt, Pháp Thuận và Vạn Hạnh
cũng đã tiếp tục giúp vua Lý Thái Tổ trong thế kỷ kế
tiếp."
Trong phạm vi bài khảo luận ngắn này, người viết chỉ đi vào tìm hiểu ảnh hưởng của Phật giáo qua các nhà vua Phật tử và các thiền sư triều Lý, những nhân tố đã tạo nên sự hùng cường hưng thịnh phát triển nhiều mặt xã hội của dân tộc. |
1. Lý Thái Tổ (974-1028) Tên thật là Lý Công Uẩn, sinh ngày 02 tháng 2 năm Giáp tuất, 974, tại Châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang, mất ngày 03 tháng 3 năm Mậu thìn, 1028, thọ 55 tuổi. Tập Thơ Văn Lý Trần, nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội-Hà Nội, 1977 ghi: "... từ năm 3 tuổi ông đã làm con nuôi sư Lý Khánh Văn. Ông là người thông minh, nhân ái, có chí lớn và lập được nhiều võ công, mặt khác cũng là người rất hâm mộ đạo Phật, đặc biệt ưu đãi Tăng, Ni, chú trọng việc đúc tượng, xây chùa". ( tr.227 ) Lý Công Uẩn lên ngôi năm 1009, đổi hiệu là Thuận Thiên, và quyết định hạ chiếu dời đô về Đại La (sau đó đổi là Thăng Long) để thực hiện kế độc lập dân tộc lâu dài. Năm 1010, Lý Thái Tổ chọn những
người căn trí cho xuất gia. Năm 1016, cho xuất gia thêm hơn
một nghìn người ở Thăng Long -Tăng sĩ và Đạo sĩ -. Năm
1019, lại tiếp tục chọn người làm Tăng sĩ. Năm 1011, vua
cho dựng tàng kinh các để cất giữ Kinh Phật. Năm 1018, cử
sứ thần sang Trung Quốc để thỉnh Đại Tạng Kinh. Sau đó
vua sai chép thêm một Tạng nữa. Năm 1027 vua lại cho sao chép
Tạng thứ hai để rộng đường nghiên cứu Kinh Phật.
Lý Thái Tổ thực sự đã tổ chức ổn định hướng phát triển quốc gia, giữ gìn độc lập dân tộc, xây dựng văn hóa, đạo đức xã hội bằng cách yểm trợ phát huy tổ chức đoàn thể Tăng già Phật giáo, phát triển giáo dục đạo và đời tạo nên nền tảng vững chắc cho các đời vua kế tiếp. 2. Lý Thái Tông (1000 - 1054) Tên thật là Lý Phật Mã, húy Đức Chính, con trưởng của Lý Thái Tổ, sinh năm 1000, mất năm 55 tuổi, năm 1054; "làm vua trong giai đoạn thịnh trị của nhà Lý, là một người thông minh, có nhiều võ công, thích nghiên cứu sách vở, thơ văn, âm nhạc, am hiểu đạo Phật, và biết chú trọng đời sống của nhân dân, coi trọng việc mở mang kinh tế.". Năm 1034, vua cho xây thêm tàng kinh các Trùng Hưng; sai sứ sang Tống vừa kết hợp thỉnh thêm Đại tạng kinh. Năm 1036 cho chép thêm một Đại tạng - cho đến nay, triều Lý có tất cả 5 Đại tạng kinh Phật giáo - Hẳn là nhà vua có nhiều sáng tác phẩm Văn học và Phật học, nhưng đã thất lạc hầu hết qua các đổi thay của lịch sử. Dù vậy, bài thơ còn lại mà Thái Tông ghi, sáng tác, khi đàm đạo với các Thiền sư trưởng lão về tâm của Phật, Tổ cũng cho hậu thế hình dung ra hướng sở đắc về Phật học của nhà vua: " Bát nhã chân vô tông,Việt dịch : Tông chỉ của Bát nhã vốn là "Không tánh".Thế là, với Lý Thái Tông, Phật là Pháp tánh, Chân tánh, Không tánh. Chúng sanh cũng Không tánh. Đây là nội dung: "Tâm, Phật, Chúng sinh, tam vô sai biệt" của Kinh Hoa Nghiêm, và giáo nghĩa tinh yếu của Bát Nhã và Hoa Nghiêm là không phải hai, không khác. Đây là sở ngộ của nhà vua. Trú vào sở ngộ nầy để phát triển tâm thì sẽ phát triển tâm giải thoát và tuệ giải thoát rất mạnh mẽ, phù hợp với giáo lý rất truyền thống của kinh tạng Nikàya và A hàm : - Vạn hữu là duyên sinh, vô tánh. -" Ai thấy pháp là thấy Duyên Khởi; Ai thấy Duyên Khởi là thấy Pháp, và Ai thấy Pháp là thấy Phật, ai thấy Phật là thấy Pháp" Với bài thơ truy tán Tỳ-ni-đa-lưu-chi, hai câu cuối viết: " Hà thời lâm diện kiếnTại đây, Lý Thái Tông rất tự tin vào sở kiến, sở đắc của mình, tự xem thiền sư Tỳ-ni-đa-lưu-chi như là bạn đạo đồng đẵng, gần gũi, thân hữu: Lý Thái Tông cũng là một thiền sư lỗi lạc vậy, phải chăng ? Chính với tâm và tuệ ấy của Thái Tông là trợ duyên rất lớn cho đà phát triển sức mạnh dân tộc dưới triều Lý Thánh Tông. 3. Lý Thánh Tông ( Lý Nhật Tôn, 1023 - 1072) Là con trưởng của Lý Thái Tông, sinh ngày 25 tháng 2, năm Quý Hợi, 1023; mất vào tháng giêng năm Nhâm Tý, 1072, thọ 50 tuổi. Tập Thơ Văn Lý Trần, nhà xuất bản KHXH-Hà Nội, 1977, ghi: " Là một ông vua anh minh và nhân từ, ông đã có chủ trương sáng suốt như khoan giảm hình luật, coi trọng nghề nông, mở mang việc học, chú ý củng cố và tăng cường phòng thủ đất nước mặt Bắc cũng như mặt Nam, góp phần làm cho xã hội phong kiến triều Lý tiến nhanh đến giai đoạn cực thịnh. Ông là người đầu tiên cho xây dựng văn miếu và mở khoa thi bác học. Sau này Lý Nhân Tông kế thừa và phát triển những thành tích văn hóa đó." (tr.261) Vua rất thương yêu dân. Vào thời
"tiết hàn", vua dặn các cai ngục rằng: "Ta
yêu con ta cũng như những bậc cha mẹ yêu con cái họ. Trăm
họ không biết gì nên tự phạm vào hình luật, lòng ta rất
xót thương! Cho nên từ nay không cứ tội nặng hay nhẹ, đều
nhất luật khoan giảm."
Về quốc phòng, dưới triều Thánh Tông, nước ta lập nên các chiến công hiễn hách: Bắc thắng Tống, Nam bình Chiêm, giữ an bờ cõi. Bấy giờ có các đại công thần tài giỏi, trung chính như Phật tử Lý Đạo Thành, Phật tử Lý Thường Kiệt, Lý Thường Hiến và Phật tử Ỷ Lan thái phi giúp vua lo việc nước, việc dân. Trong trận phạt Chiêm, số người giải về nước để sử dụng trong đó có thiền sư lỗi lạc Thảo Đường, người Trung Quốc. Nhà vua kính trọng thờ Thảo Đường làm thầy, lập nên thiền phái Thảo Đường đậm màu sắc dân tộc Việt: Thánh Tông là Tổ thiền sư thứ hai của dòng thiền nầy. 4. Ỷ Lan Thái phi Vốn là một thôn nữ thông minh, xinh đẹp, ở thôn Thổ Lỗi, lộ Bắc Giang. Vua Lý Thánh Tông bắt gặp lúc tuần du, phát hiện ra nét thông minh kỳ đặc nên đón về cung làm Nguyên phi. Năm chừng 23 hay 24 tuổi, lúc nhà vua thân chinh phạt Chiêm Thành, được nhà vua ủy thác nhiếp chánh triều nội, Thái phi đã nhiếp chính rất thành công: muôn dân tán thán, ca tụng là Bồ tát Quán Âm. Thái phi đã cùng lúc trừ tham quan, cứu đói cho muôn dân, dạy nghề trồng dâu nuôi tằm, tự túc nghề dệt lụa, vải, giải phóng cho những cô gái nghèo đi ở đợ và lo việc cưới gả hẳn hòi cho họ. Thỉnh thoảng Thái phi lại đàm luận với các thiền sư Việt Nam lỗi lạc về đạo Phật và đạo Phật Việt Nam, cho xây chùa, tháp Phật. Thái phi mất vào ngày 25 tháng 9 năm Đinh dậu, 1117 5. Lý Thường Kiệt ( 1019-1105 ) Tên thật là Ngô Tuấn, tự là Thường Kiệt, sinh năm 1019 tại làng An Xá, huyện Quảng Đức, khu vực phía Nam hồ Tây trong thành Thăng Long, được ban quốc tính, nên đổi là Lý Thường Kiệt. Tập Thơ Văn Lý Trần,..., tr.318 ghi : " Lý Thường Kiệt tinh thông thao lược, lại có tài thơ văn. Năm 23 tuổi đã được bổ làm Hoàng môn chi hậu rồi được thăng đến chức Thái úy, làm quan dưới ba triều vua nhà Lý ( Thái Tông, Thánh Tông và Nhân Tông ). Ông có công rất lớn trong việc xây dựng đất nước cũng như việc đánh Tống, bình Chiêm, chặn đứng được các cuộc xâm lược của nước ngoài, nên được ba vua nhà Lý tin dùng và nhân dân kính phục. Lý Nhân Tông từng ban cho ông hiệu Thiên tử nghĩa đệ ( em kết nghĩa với vua ). Khi ông mất, được tặng phong Kiểm hiệu thái úy bình chương quân quốc trọng sự, Việt quốc công. Nhân dân nhiều nơi lập đền thờ, ghi công lao của ông, tiêu biểu nhất là bài bia chùa Linh Xứng ở huyện Hà Trung, Thanh Hoá... ...' Lý Công nước Việt, noi dấu tiền nhân.Tài liệu Lĩnh Nam Chích Quái và Việt Điện U Linh Tập đã đề cập đến nhiều công tác xây dựng tốt đẹp văn hóa, tín ngưỡng dân gian, trong đó có việc Lý Thường Kiệt khuyến khích dân chúng thay thế các "dâm từ" bằng các nơi (đền) thờ các anh hùng dân tộc và các công dân có những đóng góp đáng kể đối với nhân dân (ví dụ các vị thần hoàng là các vị có công khai khẩn lập ấp). Đây là hình thức Lý Thường Kiệt xây dựng chánh kiến và chánh tín cho nhân dân, theo tinh thần Phật giáo (chánh kiến và ghi ơn 'tứ trọng ân') rất con người và rất thiết thực, trí tuệ. 6. Lý Nhân Tông (Lý Càn Đức: 1066-1128) Là con trưởng của Lý Thánh Tông và Ỷ Lan Nguyên phi, sinh ngày 25 tháng giêng, năm Bính ngọ, 1066. Lên ngôi năm 7 tuổi, ở ngôi 56 năm. Mất tháng 12, Đinh Mùi, 1128. Vua là vị vua nhân ái, có tài, được Lê Quý Đôn ca ngợi: "Xứng đáng là vị anh quân đời Lý". Thơ Văn Lý Trần ghi: "Được các bề tôi giỏi hết lòng giúp đỡ, và nhân dân ủng hộ, triều đại ông đã có những chiến công lừng lẫy, mấy lần đánh Nam dẹp Bắc thắng lợi, đập tan âm mưu xâm lược của nhà Tống: Về nội trị, vua rất quan tâm đến công việc nhà nông, thường đi xem dân gặt hái, xuống chiếu, cấm giết trâu... Đặc biệt, mở khoa thi tam trường, lập Quốc Tử Giám, tổ chức thi để chọn văn thần... có thể nói ông đã đặt nền móng cho sự phát triển chính quy của Nho giáo Việt Nam, đồng thời cũng đóng góp vào việc xây dựng văn hóa nước nhà". (tr.432 ) Để truy tán Vạn Hạnh Thiền sư, vua Lý Nhân Tông đã cảm tác : " Vạn Hạnh dung tam tế,dịch : ( Vạn Hạnh thông ba cõi,Ghi chú: ( Nhà vua vốn khen thiền sư Vạn Hạnh tiên đoán đúng về việc nhà Lý ra đời, và về việc xem tướng Lý Công Uẩn từ nhỏ, đã quả quyết sau nầy Lý Công Uẩn sẽ trở nên vị vua giỏi.... Sư Vạn Hạnh đã trọn đời hộ đạo hộ quốc.) Về Sùng Phạm thiền sư, vua truy tán: " Sùng Phạm cư Nam quốc,Việt dịch: Sùng Phạm sinh ở Nam quốc,Nhân Tông, qua hướng dẫn đặc biệt của Ỷ Lan thái hậu, hẳn là am hiểu Phật pháp, sùng đạo và hẳn là vị minh quân. Về Phật sự, năm 1086, vua Nhân Tông dựng chùa Lãm Sơn và xây tháp đá tại Quế Dương. Năm 1091, cho dựng tháp Linh Tế.Năm 1105, vua cho dựng ba tháp đá tại chùa Lãm Sơn. Năm 1108, dựng đài Động Linh. Năm
1114, dựng lầu Thiên Phật. Năm 1118, khánh thành tháp Vạn
Phong Thành Thiện và tháp Thất Bảo.Năm 1121, dựng chùa Quảng
Giáo ở núi Tiên Du và khánh thành điện Trùng Minh ở chùa
Báo Thiên. Năm 1122, khánh thành tháp Sùng Thiện Diên Linh ở
núi Đội Sơn. Năm 1124, dựng chùa Hộ Thành và xây đài Uất
La. Năm 1127 khánh thành chùa Trùng Hưng Diên Thọ.
Triều đại Lý Nhân Tông xây dựng nước Việt Nam độc lập và hưng vượng: giáo dục và kinh tế phát triển tốt; an ninh; quốc phòng vững chắc; thực hiện đại đoàn kết trong triều và ngoài dân dã; văn hóa và đạo đức được chăm lo. Nhân Tông không có con trai nối nghiệp, lập thái tử thuộc dòng thứ - con Sùng Hiền Hầu. Triều Lý chuyển qua giai đoạn suy yếu từ Thần Tông, Anh Tông và chấm dứt từ Huệ Tông - Chiêu Hoàng để lại bài học về hưng, suy cho Phật giáo và Dân tộc. |
Các thiền sư đời Lý đều có sở đắc từ ba dòng Thiền có mặt tại Việt Nam thời bấy giờ: Tỳ-ni-đa-lưu-chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường (từ Trần Thánh Tông). Nếu tìm hiểu rõ tông chỉ, hướng tu tậpTâm của ba dòng Thiền trên, thì sẽ không khó nhận ra các sở đắc của các Thiền sư đời Lý. II.1: Dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi Ty-ni-đa-lưu-chi sau khi đắc pháp với tam Tổ Tăng Xán, nghe theo lời dạy của tam Tổ đi về phương Nam để hành đạo: đã ở tại chùa Chế Chỉ (Quảng Châu) một thời gian và đã dịch Kinh Tượng Đầu (Văn hệ Bát Nhã) tại đây; sau đó qua Việt Nam thường trú ở chùa Pháp Vân (làng Cổ Châu, Long Biên) - có thể là chùa Dâu- 14 năm, cho đến ngày viên tịch. Tại Pháp Vân, Tỳ-ni-đa-lưu-chi đã truyền tâm pháp cho thiền sư Việt Nam (Pháp Hiền). Hẳn là Kinh Tượng Đầu được dạy cho các tăng sĩ Việt Nam ở Pháp Vân (bấy giờ có ngót 300 tăng sĩ tu học ở đây). Trong Việt Nam Phật Giáo Sử Luận, Nguyễn Lang đã rất hợp lý khi chọn hai đoạn kinh của Tượng Đầu, như là giáo lý ách yếu của bản kinh để giới thiệu, xem đấy là nội dung khai tâm và chứng đắc của các thiền sư, như sau: a/ " Phật bảo Văn Thù Sư Lợi: bồ đề siêu việt tam giới, siêu việt ngôn ngữ, siêu việt văn tự, không cần địa điểm nương tựa. " Lại nữa Văn Thù, an trú vào nơi không an trú tức là an trú bồ đề; an trú ở nơi không chấp trước tức là an trú bồ đề; an trú ở pháp không tức là an trú bồ đề; an trú nơi pháp tính tức là an trú nơi bồ đề; an trú nơi chân lý tất-cả-các-pháp-không-có-thể-tướng tức là an trú nơi bồ đề; an trú nơi không-tăng-không-giảm là an trú nơi bồ đề..." " Lại nữa, kẻ trí giả phải lấy thiền làm thể; thiền trí phải bình đẳng, không có phân biệt bởi vì đó là phương tiện vậy. Phải quán ngũ ấm, lục nhập, thập bát giới, mười hai nhân duyên, sự lưu chuyển của sinh tử về các hình tướng thiện, ác đều như huyễn hóa, không phải hữu, không phải vô." (VNPGSL,... tr.140-141) b/ Kinh Tượng Đầu giới thiệu mười pháp thiền quán để đoạn trừ tâm chấp thủ tướng như sau: b.1 : Quán nội thân (bên trong thân)
là không.
- Bồ Đề, đúng nghĩa là tuệ giác (từ chữ bodhi), hay tuệ giải thoát. Tuệ nầøy thấy rõ thực tướng của các pháp, thể nhập thực tướng, hẳn là đồng thể với thực tướng, vì thế Phật tánh chính là pháp tánh, là duyên sinh tánh. Đây là nội dung mà đức Thế Tôn đã dạy từ nguyên thủy, từ kinh tạng Nikàya rằng :"Ai thấy Pháp là thấy Duyên Khởi, ai thấy Duyên Khởi là thấy pháp", và "Ai thấy Pháp là thấy Phật, ai thấy Phật là thấy pháp". Sự thật đó thì ở ngoài thế giới của các ngã tướng, nên ở ngoài ngôn ngữ, văn tự diễn đạt. - Ý nghĩa an trú bồ-đề (tuệ giác) là an trú vào nơi không an trú : Kinh Tiểu Không (Trung bộ kinh III, Pali Nikàya) thì diễn đạt rằng an trú Không tánh (Sunyatà) là an trú vào bất cứ đối tượng nào trong Tứ thiền sắc định (xả và nhất tâm), ở đó hành giả thấy rõ sự thật: "Cái này có, nên cái kia có.": đây gọi là Phạm trú, Thánh trú, Phật trú. Nội dung của an trú nầy là an trú vào tuệ giác duyên sinh - vô ngã ở trạng thái tâm thức thuộc xả và nhất tâm, và thực sự là an trú vào nơi không an trú, và là an trú vào không chấp trước (xả). Như thế, đoạn kinh trích dẫn ở trên (của Kinh Tượng Đầu) thực sự là nội dung của Kinh Tiểu Không (của Nikàya). - Nếu ở Tứ thiền sắc định ấy, hành giả chú tâm vào Ngũ ấm, Lục nhập, Thập bát giới, Thập nhị nhân duyên thì hành giả sẽ thấy ở đấy cùng sự thật: "Cái này có nên cái kia có" :hành giả chỉ thấy sự thật duyên sinh - vô ngã, hay không tánh của các đối tượng an trú. Đây chính là nội dung của phần thứ hai thuộc đoạn thứ nhất (Kinh Thượng Đầu) vừa trích dẫn. - Nếu an trú vào Tánh Không ấy, hay an trú bồ-đề, thì hành giả sẽ tự động thành tựu 9 pháp quán của Kinh Tượng Đầu. Chỉ có pháp quán chúng sanh để phát khởi tâm đại bi là thuộc phần quán Tứ vô lượng tâm (Từ,bi,hỉ,xả) như được giới thiệu ở Kinh số 7, Trung I (và vài kinh khác), Nikàya. Vậy là Bản Kinh Tượng Đầu mở hướng sở đắc, khai tâm của dòng thiền Tỳ-ni-đa-lưu-chi ở Việt Nam-ở thế kỷ thứ 6 cho đến triều Lý và sau đó- thì rất là truyền thống của Phật Giáo. Tại đây, ta có thể khẳng định thiền học Việt Nam dưới triều Lý là con đường giải thoát phản ánh trung thực với các yếu lý mà đức Phật đã dạy từ nguyên thủy. Bát nhã, hay Trung đạo luận, là con đường truyền thống ấy. II.2. Dòng thiền Vô Ngôn Thông ( xem Việt Nam Phật Giáo Sử Luận...) Năm 820, thiền sư Vô Ngôn Thông - đắc pháp với Bách Trượng Hoài Hải - từ Trung Hoa sang Việt Nam, ở tại chùa Kiến Sơ, làng Phù Đổng, huyện Tiên Du (Bắc Ninh) lập ra dòng thiền Vô Ngôn Thông. Sư trú trì chùa Kiến Sơ là Lập Đức (về sau, sư Vô Ngôn Thông đổi tên Lập Đức sang Cảm Thành) được truyền tâm pháp làm tổ thứ hai của dòng thiền nầy. Vô Ngôn Thông đạt ngộ từ lời dạy của tổ Bách Trượng rằng: " Tâm địa nhược thông, tuệ nhật tự chiếu" (nghĩa là: Cái Tâm như đất - như đất có thể nuôi dưỡng vạn loài, bất động trước mọi thứ xúc tiếp với nó, cũng vậy, tâm có thể phát khởi vạn công, đức giải thoát và như như bất động trước vạn pháp - ấy nếu hành giả thông tỏ, thì Trí tuệ (như mặt trời rọi khắp chốn) sẽ chiếu khắp, bừng chiếu). Điều này có nghĩa là cái tâm thông tỏ thực tướng của vạn pháp chính là Tuệ giác giải thoát. Sau khi đạt ngộ, Vô Ngôn Thông đã hành thiền, tịnh tu để tiếp tục nuôi dưỡng và phát triển cái tuệ tỉnh giác ấy. Trước lúc viên tịch, Vô Ngôn Thông đã truyền dạy Cảm Thành rằng: " Cái diệu tâm gọi là Chánh Pháp Nhãn Tạng, là Thực tướng vô tướng, là pháp môn Tam muội" Qua đó, Vô Ngôn Thông chỉ rõ công phu để thể nhập Thực tướng, Diệu tâm, để phát khởi Tuệ nhãn là công phu thực hành Thiền để vào sâu Định - thường thì an trú ở Đệ tứ Sắc định -. Tại đây, ở định nầy, hành giả trực nhận thực tướng Duyên sinh - Vô ngã của hiện hữu, còn gọi là trực nhận và an trú vào Không tánh của hiện hữu, tâm thức tự lià khỏi các kiết sử, lậu hoặc, đại Tuệ toả chiếu. Chính đại Tuệ nầy là Niết-bàn, Diệu tâm, là Chánh pháp nhãn tạng, là Thực tướng vô tướng. Công phu nầy phản ánh trung thực nội dung an trú Không tánh của kinh Tiểu Không (Cùlasunyatasuttani), Trung III, Nikàya. Sự kiện nầy nói rõ: con đường giải thoát của các dòng Thiền đều đổ về Đại tuệ giải thoát, đổ về Tâm giải thoát (đại định) và Tuệ giải thoát (đại Tuệ) của sự chứng nghiệm tâm thức ở ngoài ngôn ngữ, khái niệm. Nó được trao truyền cho những ai có thể thực hiện, mà không có nghĩa bí truyền, bí mật nào. II.3 : Dòng Thiền Thảo Đường ( xem Việt Nam Phật Giáo Sử Luận...) Thảo Đường là một thiền sư Trung Hoa, thuộc dòng thiền Vân Môn (một trong năm nhánh thiền phát xuất từ Lục Tổ Huệ Năng). Sư qua truyền pháp ở Chiêm Thành nhằm lúc Lý Thánh Tông phạt Chiêm. Sư bị bắt và bị dẫn theo đoàn tù binh về Việt Nam. Lý Thánh Tông phát hiện sự uyên bác và đạo hạnh của sư, đã cảm mến, phong sư làm Quốc sư, mở ra dòng thiền Thảo Đường. Sử liệu liên hệ đến sư hiện có quá ít, khó có thể nhận ra đầy đủ sắc thái đặc thù của dòng thiền này, ngoài việc hình dung ra Bát nhã là yếu chỉ của phái Thảo Đường. Riêng thiền phái Vân Môn thì chuộng tính văn học bác học, thường gây ảnh hưởng trong giới trí thức thượng lưu, và chủ trương kết hợp Phật và Nho - chủ trương này đáp ứng tốt yêu cầu đại đoàn kết dân tộc của Việt Nam - Tóm lại, ba dòng Thiền Tỳ-ni-đa-lưu-chi, Vô Ngôn Thông và Thảo Đường vừa đề cập đều nhằm phát triển trí tuệ, tâm giải thoát (sức mạnh của tâm lý) cùng lúc phát triển ở cá nhân và tập thể tinh thần tự chủ, tự tín, tự trách nhiệm, độc lập, tự tri và lòng nhân ái, từ bi (vô sân và vô sân tư duy). Khi cấp lãnh đạo xứ sở và lãnh đạo Giáo hội (quần chúng Phật tử) chịu ảnh hưởng sâu sắc các tinh thần trên thì sẽ chuyển hiện thành nhiều lợi ích cho hưng vượng, độc lập của xứ sở. Khi quần chúng hấp thu các thái độ sống ấy thì sẽ chuyển thành sức mạnh hùng cường của xứ sở, an lạc, thanh bình. Nay thử tìm hiểu những thành tựu và đóng góp của một số thiền sư tiêu biểu từ thời Lý Thái Tổ đến Lý Nhân Tông. |
III.1. Thiền sư khuông Việt (Ngô Chân Lưu) Người hương Cát lợi, huyện Thường lạc (không rõ ngày, năm sinh). Đệ tử sư Vân Phong, chùa Khai Quốc ở thành Đại-La. Năm 40 tuổi tinh thông thiền học, được vua Đinh Tiên Hoàng ban hiệu Khuông Việt đại sư, phong chức Tăng Thống - vị Tăng thống đầu tiên của Phật Giáo Việt Nam. Đã cùng sư Pháp Thuận đón tiếp sứ Tống, Lý Giác, rất thành công. Sư mất năm Tân hợi, 1011. Nhiều sáng tác Văn học và Phật học đã bị thất lạc. Nay chỉ còn Khúc Vương lang quy, 2 câu thơ nói về thực tại chân như, và bài kệ trước lúc viên tịch. Sư đã cùng với sư Vạn Hạnh, Pháp Thuận vận động cho Lý Công Uẩn lên ngôi báu. (theo Thơ Văn Lý Trần tập I) Kệ về thực tại Chân Như: " Thủy chung vô vật, diệu hư không,Lời nói để lại tuy rất ít, nhưng đã nêu rõ sự thật của vạn hữu, rằng: Vạn hữu vốn là thực tại ở mặt tâm thể; nếu loại khỏi tâm người nhìn vọng tâm phân biệt các ngã tướng, thì tất cả hiện hữu là chân như thanh tịnh. Hệt như lời dạy của đức Phật từ Nikàya: " Khi Ta thanh tịnh, ta thấy thế giới thanh tịnh"Đây là sở ngộ rất giá trị của trí tuệ thiền sư Khuông Việt. Sở ngộ nầy đã vượt lên trên các thuyết thế gian khác. Bài kệ trước khi tịch thực sự nói lên cùng một sở ngộ với hai câu thơ trên. Kệ rằng: " Mộc trung nguyên hữu hỏa,Việt dịch: Vốn trong cây có lửaBài kệ gợi ý rõ: Hệt như trong cây có lửa, cũng vậy, trong mọi hiện hữu đều có mặt thực tại chân như. Nếu lửa đã không thể vắng mặt trong cây, thì cũng vậy, thực tại chân như nhất định hiện diện ở trần gian. Và biết đâu thiền sư Khuông Việt tự tâm và tuệ của mình đã vào ra thực tại ấy, và đã thể chứng thực tại ấy, thể chứng và an trú, vào tâm không chấp trước thành, bại, hư, thực,... ở đời mà hưng khởi tâm đại bi cứu khổ phò nguy nhân dân và xứ sở ? III.2. Thiền sư Vạn Hạnh ( mất năm 1018 ) Tên thật là Nguyễn Vạn Hạnh, không rõ năm sinh, người châu Cổ Pháp, lộ Bắc Giang. Từ trẻ đã thâm tín Phật pháp, thông rõ Tam giáo. Xuất gia năm 21 tuổi tại chùa Lục Tổ, hương Dịch Bảng, thuộc đời thứ 12, dòng thiền Tỳ-ni-đa-lưu-chi. Thơ Văn Lý Trần,..., tr.214 ghi :" Ông quan tâm đến những biến cố chính trị, xã hội... Ông đã góp ý kiến giúp vua Lê Đại Hành (980-1005) chống giặc ngoại xâm và dựng nước, sau lại góp phần giúp Lý Công Uẩn lên ngôi năm 1010. Là một người có cái nhìn nhạy bén về thời cuộc như vậy nên trong thời Tiền Lê, ông được vua Lê Đại Hành tôn kính; sang thời nhà Lý càng được triều đình trọng đãi. Vua Lý Thái Tổ (1010-1028) phong ông làm Quốc sư". Sư mất năm Mậu Ngọ, 1018. Hiện có rất ít sáng tác phẩm của sư còn lại. Về mặt chính trị, xã hội, các thiền sư thường không chấp nệ dòng họ, triều đại như nhà Nho ("Trung thần bất sự nhị quân" - tôi trung không thờ hai chúa), cứ theo những ai vì dân,vì nước mà phò tá, ủng hộ. Sư đã gửi thư khuyên Lý Công Uẩn nắm giữ ngôi báu, rằng: " Cận giả thần kiến phù sấm chi dị, tri Lý thị tráng thịnh chi hưng nghiệp tất kỹ. Kim quan thiên hạ chi tính, Lý tối đa, vô như Thân vệ khoan từ, nhân thứ, phả đắc chúng tâm, nhi chưởng ác binh bính giả. Tông chủ vạn dân, xả thân vệ, kỳ thùy đương chi? Thần niên thất thập hữu dư, nguyện tư tu vật tử dĩ quan đức hóa như hà. Thành thiên tải nhất ngộ chi hạnh dã." (tr.216) Dịch nghĩa: " Gần đây, tôi thấy lời sấm lạ, biết rằng họ Lý cường thịnh tất dấy nên cơ nghiệp. Nay xem trong thiên hạ, người họ Lý rất nhiều nhưng không ai bằng bằng Thân vệ, là người khoan từ, nhân thứ, lại được lòng dân chúng, mà binh quyền nằm trong tay. Người đứng đầu muôn dân chẳng phải Thân vệ thì còn ai đương nổi nữa: Tôi đã hơn bảy
mươi tuổi rồi, mong được thư thả hãy chết để xem đức
hóa của Thân vệ như thế nào, thật là sự may mắn muôn
năm mới gặp một lần".
Lời lẽ trên của Sư biểu hiện tấm lòng chí thiết đối với nước với dân, vừa sáng suốt, không câu chấp như thường tình -do Lê Long Đỉnh qúa ác, bệnh hoạn, đã giết Lê Long Việt để thoán ngôi - Sư Vạn Hạnh còn để lại bài " Bảo Các Đồ Đệ " ( Thị đệ tử ) giữ thái độ sống tỉnh giác, vô úy trước dòng sống vô thường như sau: " Thân như điện ảnh hữu hoàn vô,Dịch nghĩa: Thân như sóng chớp, có rồi không,Bài thơ nói lên thái độ sống của một người thông rõ Pháp Phật - bất cứ ai hiểu đạo Phật cũng có cùng thái độ sống như thế -, rất tích cực bước vào dòng chảy vô thường của xã hội để độ đời. Sống như vậy, như chính thiền sư Vạn Hạnh, là hiểu đạo Phật. Và ngược lại, hiểu đạo Phật là sống như vậy: tỉnh táo trước vô thường để tích cực cứu thế (nhập thế), mà không phải yếm thế! III.3. Thiền sư Pháp Thuận Sống vào thời vua Lê Đại Hành, thuộc thế hệ thứ 10, dòng thiền Tỳ-ni-đa-lưu-chi. Quê quán, tên đời không rõ. Làmột thiền sư học vấn uyên bác, có tài thơ ca, văn học đã từng giữ vai trò cố vấn nhiều chính sự và ngoại giao dưới triều Lê Đại Hành, rất được vua kính trọng. Rất tiếc sáng tác của các thiền sư danh tiếng bấy giờ đều bị thất lạc! (?). Lịch sử chỉ ghi lại bài sư Pháp Thuận đáp câu hỏi của vua Lê Đại Hành về vận nước: Đáp Quốc Vương Quốc Tộ chi vấn " Quốc tộ như đằng lạc,Dịch: (Ngôi nước như dây quấnSư có công vận động Lý Công Uẩn mở ra triều nhà Lý hưng thịnh. Thái độ "vô vi", từ ngữ mà Pháp Thuận dùng, trong bài thơ trên không hẳn là vô vi của Lão tử, dù rằng có chuyên chở nội dung "vô vi nhi vô bất vi" (không làm mà không có gì không làm). Ở đây, vô vi có ý nghĩa là làm tất cả, làm những gì cần làm, không vì tư dục, mà vì dân vì nước - trí tuệ chủ động làm, mà không phải dục vọng hay sân hận, không vì phục vụ cho riêng ngai vàng. III. 4. Thiền sư Huệ Sinh ( mất năm 1063 ) Sư, tên thật là Lâm Khu, người làng Đông phù liệt, huyện Long đàm, thuộc gia đình quan quyền, xuất gia năm 19 tuổi, thuộc thế hệ 13, dòng Tỳ-ni-đa-lưu-chi. Vua Thái Tông phong Tăng thống và thường mời về triều hỏi han về Phật học. Lý Thánh Tông phong cho sư đến chức Tả Nhai Đô Tăng Thống, ngang với tước Hầu. Sư viên tịch năm 1063. Hẳn là sinh tiền sư đã sáng tác nhiều thể tài thơ, văn, kệ, bia ký... nay tất cả đều thất lạc, chỉ còn hai bài thơ siêu tuyệt dưới đây: Bài 1.
a/ " Pháp bản như vô pháp,Người biên khảo dịch nghĩa: a/ Pháp vốn như không phápBài 2. Nước và Lửa ( Thủy Hỏa ) a/ " Thủy hỏa nhật tương tham,Dịch nghĩa: a/ Nước, lửa ngày ngày thââm nhập lẫn nhau,Về bài 1 Khi Lý Thái Tông muốn biết rõ tâm nguyện của Phật là muốn biết rõ tướng đích thật của diệu pháp. Thiền sư Huệ Sinh đã dốc cạn hết bầu trí tuệ ra nơi bài thơ đầu. Nếu bàn rộng ý của sư Huệ Sinh thì sẽ hiển thị như sau: - Do vì có nhiều cái nhìn về hiện tượng giới cho rằng các pháp hiện hữu trong hiện tượng giới là hữu vi, là pháp bị tác thành, là vô thường, không thật nên nhàm chán thế giới hiện tượng, và khởi tâm mong cầu sanh về thế giới ở ngoài thế giới hữu vi nầy: thế giới mong cầu nầy được gọi là Không pháp (Adharma: đối lập với Dharma) ở ngoài vô thường, sinh diệt. Thật ra, Pháp Hữu (Dharma) tự thể của nó là thực tại như như; Pháp Không (Adharma) tự thể của nó cũng là thực tại như như. Chúng vốn không khác nhau từ tự thân hiện hữu của chúng, nhưng chỉ vì cái nhìn ngã tưởng của người nhìn vọng tưởng ra thế mà thôi, chúng thật sự nhiếp nhau và nhiếp vào thực tại chân như (hay thực tại như như). Đó là những gì mà Huệ Sinh bảo là: Pháp bản như vô pháp, phi hữu diệc phi không. - Trong quá trình giới thiệu đạo Phật, có bộ phái Phật giáo thì chủ trương rằng Nhứt thiết pháp là Hữu (hay Nhứt thiết hữu của Nhứt thiết hữu bộ - Sarvatisvada ); có bộ phái thì chủ trương Nhất thiết không ( Satyavada ); nhưng cả hai đều chấp nhận Duyên khởi pháp là sự thật mà đức Phật Gotama đã giác ngộ dưới cội Bồ đề, nghĩa là chấp nhận " Nhất thiết pháp vô ngã ". Thế nên, sự thật của chân như ( của vạn hữu ) là phi Hữu phi Vô, nó là Trung đạo hay Duyên Khởi, là Không Tánh ( Sunyatà ); nếu hành giả an trú vào đại định ( hoặc Tứ sắc định) thì sẽ an trú vào thật tánh Không tánh ấy, sẽ thông suốt chân như, thật tướng, thật tánh: đây chính là chỗ an trú của chư Phật ( gọi là Phật trú ) của chư đại Bồ tát, La hán ( gọi là Thánh trú ). Đây là chỗ cùng có mặt của Chân Không và Diệu hữu , của Lý và Sự, điều mà Sư Huệ Sinh gọi là " Tri không không giác Hữu, Tam muội nhậm thông châu". - Đoạn (a) của bài thơ đầu cũa sư Huệ Sinh là hình ảnh về Lý vô ngại ( lý như như ), đoạn (b) là hình ảnh Sự vô ngại ( sự như như ). Hình ảnh " Trăng Lăng già " là hình ảnh nhắc nhở đến tập Kinh Lăng già ( hay Nhập Lăng già: Lankàvatara sùtra ) mà Tổ Đạt Ma trao truyền cho nhị Tổ Huệ Khả mà giáo lý tinh yếu đã được bao hàm ở 6 bài kệ mở đầu bản kinh ấy, như sau: Bài kệ 1: " Thế gian ly sinh diệtBài kệ 2 : " Nhất thiết pháp như huyễnBài kệ 3 : " Viễn ly ư đoạn, thườngBài kệ 4 : " Tri nhân, pháp vô ngãBài kệ 5: " Nhất thiết vô Niết bànBài kệ 6: " Mâu ni tịch tịnh quánSáu bài kệ trên đều nhắc nhở hành giả rời xa hết thảy các tướng ( bao gồm tướng Hữu và tướng Không, tướng giác, sở giác v.v...) Vấn đề chính là an trú vào Vô thủ trước (hoàn toàn không chấp tướng, hoàn toàn không thành lập một ngã tướng nào, dù là ngã vô). Chính vô thủ trước ấy là Niết bàn của người đại giác vậy: hành giả ở đâu thì Niết bàn có mặt ở đó, có mặt khắp cả đại dương sinh tử, hành giả với "Không không độ hải chu" mà đi lại trong sinh tử tự tại. Thực ra, với tâm và tuệ vô thủ trước thì toàn thể "sinh tử đại hải" là Niết bàn, điều mà Thế Tôn đã dạy trong Kinh tạng Nikàya "Khi Ta thanh tịnh, Ta thấy thế giới thanh tịnh", và thiền sư Việt Nam Thích Huệ Sinh gọi là "Chúng sanh dữ Phật đồng". Sở ngộ, sở đắc của thiền sư Huệ Sinh là sở ngộ sở đắc tuyệt vời biểu hiện một trí tuệ vô ngã trong suốt. Về bài 2 - Nước và lửa là2 yếu tố trong 4 yếu tố ("Tứ đại") kết hợp để làm nên phần sắc uẩn của con người, sinh vật ( động và thực vật ) và nhiều hiện hữu khác. Thiền sư Huệ Sinh phát biểu về sự thật của Nước và Lửa là phát biểu về sự thật của vạn hữu vậy. Chỉ cần 8 câu thơ ngắn nêu trên về Nước và Lửa là thiền sư đã tóm thâu được các yếu lý của nhiều bản kinh Phật và tạo ra một nền tảng để đối thoại với các hệ thống tư tưởng Đông Tây luận về Thế giới và con Người. Do vì vạn hữu, theo sự thật Duyên Khởi mà Thế Tôn đã giác ngộ dưới cội bồ đề để thành Phật, đều do các nhân duyên kết hợp mà sinh. Nước và Lửa cũng thế, do vạn duyên kết hợp làm nên chúng: chúng thật sự không có tự ngã; vì không thực sự có tự ngã, nên chúng không có gốc, hệt như mộng (dream) thì không có gốc, không thể chỉ ra cái gốc của chúng. - Các duyên gần tạo ra Nước, Lửa cũng lại do nhiều duyên khác kết hợp. Thực sự Nước, Lửa và các hiện hữu khác đều do toàn bộ thực tại làm sinh khởi ra và có mặt trong chúng ( trong một hiện hữu được gọi là Nước, Lửa). Nói khác đi, chính Nước, Lửa là Thực tại. Vì thế, Huệ Sinh viết: " Không thể bàn luận về gốc gác của chúng,Nếu không nắm vững sự thật nói trên, thì bạn sẽ lúng túng, tối tăm trước nhiều câu hỏi mới mẻ khác. Ví dụ hỏi về hư không? hỏi về mặt Trời, mặt Trăng? hỏi về các hạt nhân nguyên tử? lượng tử ? hỏi về hư vô? v.v... Cứ theo sự thật Duyên Khởi thì vạn hữu, bao gồm cả lông rùa, sừng thỏ, giờ thứ 25 v.v... đều không có gốc gác, không xứ sở thảy. Đây là quan điểm của Phật giáo, nói chung, Phật giáo Việt Nam nói riêng, và cả quan điểm của người Việt Nam nữa - người Việt Nam, triết lý Việt Nam chưa từng đặt vấn đề về nguồn gốc của hiện hữu, bởi lẽ nếu các hiện hữu không thật thì không có gốc; nếu đã thật rồi, thì không hỏi về gốc của chúng nữa. Người Việt Nam và Phật giáo Việt Nam đã ngầm xem thế giới nầy là thực tại, là toàn thể thực tại; chỉ có vấn đề còn lại là tâm thức con người nhìn cuộc đời: chỉ đối thoại với vấn đề chuyển đổi tâm lý, chuyển đổi cái nhìn. Há các thiền sư đã không từng xác định "Đạo bất tại vấn, vấn bất tại đạo" đó sao! III.5. Thiền sư Mãn Giác (1052 - 1096 ) Tên thật là Lý Trường, người xứ Lũng Triền, hương An Cách, con của Trung thư ngoại lang Lý Hoài Tố, ham học, từ trẻ đã học hỏi nhiều về Phật và Nho và đã thông hiểu, được vua Lý Nhân Tông khen ngợi, triệu vào cung và ban cho tên Hoài Tín. Sau đó xuất gia, thuộc dòng thiền Vô Ngôn Thông, thế hệ thứ 8. Vua Lý Nhân Tông và Hoàng Hậu rất mến trọng sư, cho xây một cảnh chùa cạnh cung Cảnh Hưng để tiện việc tham hỏi về Phật học. Thiền sư mất năm 45 tuổi, 1096. Vua ban ghiệu là Mãn Giác. Rất tiếc các sáng tác của sư không còn giữ lại, chỉ còn một bài "Cáo tật thị chúng" (có bệnh bảo mọi người) rất nổi tiếng trong văn đàn Việt Nam: Cáo Tật Thị Chúng " Xuân khứ bách hoa lạcDịch nghĩa: Xuân đi, trăm hoa rụngNgoài giá trị thi ca, bài thơ sáu dòng trên nói đến cùng một sở ngộ của các thiền sư, ấy là nói lên rằng: giữa dòng chảy vô thường của cuộc đời, vẫn thường có mặt thực tại như thật, cái thực tại luôn hiện hữu cùng với con người mà người thường không thấy - hay bị che khuất bởi các tướng sinh diệt -, thiền sư thì thấy rõ: hình ảnh cành mai vàng rạng rỡ trước sân của thời điểm xuân tàn. Cái sở ngộ thực tại, cái thấy thực tại ấy, khiến hành giả sống rất lạc quan, sống với niềm tin không sinh không diệt về cuộc sống vốn không sinh diệt. Há đây không phải là một sức mạnh tâm lý đánh thức tâm thức người Việt Nam trước nhiều cảnh xuân tàn của lịch sử dân tộc đó sao? Đây mới thực sự là điểm sống của bài thơ trên, và là điểm sống của thi ca, văn học Việt Nam. Không phải chỉ có mặt cành mai ở bên ngoài cảnh vật, mà còn hiện diện một cành mai vàng rực rỡ hơn nữa ở trong tâm thức con người ( tâm và tuệ giải thoát ) giữa vùng tâm lý xuân tàn của phiền não, ảm đạm: bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào, nếu muốn, con người cũng có điều kiện mỉm cười ngắm nhìn cành mai ấy: sóng gió của lịch sử, và sóng gió của tình đời không đủ để dậëp tắt nụ cười ấy, nụ cười mà Mãn Giác thiền sư đã để lại cho Phật giáo Việt Nam trong "Cáo Tật Thị Chúng". III.6. Thiền sư Không Lộ ( mất năm 1119 ) Tên thật là Dương Không Lộ, không rõ năm sinh và quê quán. Sư sinh ra trong một gia đình chài lưới, nhưng sư chuyên lo học hành và bỏ nghề, xuất gia theo dòng thiền Vô Ngôn Thông. Sư nghiên cứu và thực hành cả Thiền Tông và Mật tông. Tịch năm 1119 dưới triều Lý Nhân Tông ( không rõ tuổi thọ! ). Chỉ còn hai bài thơ " Ngôn Hoài " và " Ngư Nhàn " để lại trong Văn học Thiền của Phật giáo Việt Nam. Ngôn HoàiDịch nghĩa: Tỏ nỗi cảm hoài Ngư NhànDịch nghĩa : Cái nhàn của ngư chài- Sư Không Lộ, chỉ với cái tên của sư đã nóivới hậu thế khá nhiều: đó là con đường sống an trú. Không, Không tánh của cuộc sống; chỉ với lý lịch kẻ chài trở nên thiền sư nổi tiếng dưới triều Lý, sư đã để lại cho đời sau nhiều ngẫm nghĩ ý vị. Nổi cảm hoài nhè nhẹ của sư, qua bài thơ "Ngôn Hoài", lại càng gây kinh ngạc hơn cho những ai nghiên cứu tư tưởng Phật giáo Việt Nam và Tư tưởng Việt Nam: Chỉ một âm "Không Lộ" kêu dài là đủ làm tê cóng thế giới, vùng trời văn hoá hữu ngã - có nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam diễn dịch thêm rằng: hàn thái hư là làm lạnh cóng cả đế quốc lớn... - Đấy là vài cảm nhận của một số độc giả đọc "Ngôn Hoài". Cảm nhận thì hẳn là rất chủ quan. Nhưng là một thứ chủ quan lý thú! Có lẽ am tranh của sư ở là thuộc một vùng núi, ngạch đất dạng "lưỡng long tranh châu" hay "lưỡng long chầu nguyệt" để hằng ngày sư có thể dạo bước phóng xa tầm nhìn chăng? - Vùng núi có thôn, bảng - Ở đó, hằng ngày sư tận hưởng cảnh an lạc của núi đồi, thôn vắng, và cảnh an lạc của tâm thức mình. Ở đó, sư đã thể chứng thực tại mà chỉ cần một âm vọng của thực tại Không tánh cũng đủ làm tê lạnh cái máy động của hiện tượng giới. Nếu không hiểu như thế, thì làm sao chia xẻ được cái ngữ khí lạ lùng của dòng thơ " Kêu dài một tiếng, lạnh không gian "? - Sư Không Lộ, qua "Ngôn hoài", còn để lại cho các Phật tử Việt Nam nghìn sau niềm tự hảnh rằng: nếu ở Trung Quốc có tiếng hét của Lâm Tế nổi tiếng trong rừng thiền thì ở Việt Nam có tiếng gọi của Không Lộ tách biệt, rất riêng: tiếng hét của Lâm Tế có thể giúp người đối thoại đẩy lùi vọng tưởng, hay làm tan đi vọng tưởng; tiếng gọi của Không Lộ thì rì rào theo gió làm tê lạnh cả thái hư vọng niệm; có thể đánh thức nhiều thế hệ. Chỉ một bài thơ ngắn của Người đã để lại cho hậu thế quá nhiều! - Qua cảm tác " Ngư Nhàn ", Không Lộ giới thiệu một thôn, bảng trồng dâu nuôi tằm, dệt đay thanh bình với khói chiều cơm nước của thôn dân. - Không có lắm rộn ràng vật chất, dục vọng -. Ở đó, ngư ông tự nhiên tự tại không lộ một chút âu lo, đánh giấc an lành cho đến hồi tuyết xuống đầy thuyền: đây cũng là một hình ảnh tê lạnh khác - Không hiện tướng nóng như Lâm Tế - nhưng là tê lạnh chỉ một tâm hồn chạy vạy, giúp ngư ông dập tắt các đối đải trong sinh diệt hữu ngã, tâm thức choàng tỉnh. Với thiền sư Khuông Lộ, đạo hiện diện trong cuộc sống, cùng sinh hoạt nhẹ nhàng, tự nhiên với cuộc sống, ở những tâm hồn lắng đọng các niệm tưởng cấu uế, hệt như dòng nước trong ứng hiện vùng trời: " Vạn lý thanh giang, vạn lý thiên ".Thiền sư Việt Nam, tợ như Không Lộ, không viết những trang sách triết lý để xiễn dương chủ nghĩa khắc kỷ hay chủ nghĩa khoái lạc, để bàn đến các vấn đề bản thể, hiện tượng, hay đi tìm manh mối của hiện hữu, mà chỉ để lại các hình ảnh, các vần thơ ngắn, nhưng đấy là những gì người đời chờ đợi, quý giá hơn những pho sách dày: " Ngư ông thụy trước, vô nhân hoánHay " Dạ tịnh, thủy hàn, ngư bất thực,Những vần thơ ấy hẳn đã tô đẹp nhiều vùng đất quê hương! |
1. Trước khi đi vào những ảnh hưởng mà Phật giáo đã để lại cho quê hương Việt Nam dưới triều Lý, người viết tưởng cần lập lại ở đây một lần nữa nhận định của giáo sư Hoàng Xuân Hãn và của tập " Thơ Văn Lý Trần" ( xuất bản năm 1977 ): - " Đời Lý có
thể gọi là đời thuần từ nhất trong lịch sử nước ta.
Đó chính là ảnh hưởng của đạo Phật "
- " Là một ông vua ( Thánh Tông ) anh minh và nhân từ, ông đã có chủ trương sáng suốt.... làm cho xã hội phong kiến triều Lý tiến nhanh đến giai đoạn cực thịnh. Ông là người
đầu tiên cho xây dựng văn miếu và mở khoa thi bác học.
Sau này Lý Nhân Tông kế thừa và phát triển những thành tích
văn hóa đó."
Tại đây, tâm nhân từ và sáng suốt mà nhiều vua, quan nhà Lý thấm nhuần từ giáo lý nhà Phật là kết quả của con đường thực hiện Giới, Định, Tuệ ( hay nói gọn là Trí Tuệ Phật Giáo ). Bước đầu tiên của sự thực hiện Giới, Định, Tuệ là lọc sạch các tâm lý cấu uế như tham dục, sân hận, tà kiến, phóng dật, lười biếng, thụ động, đố kỵ, ganh ghét, phẫn, hận, dối gạt, nhiễu hại, thù hằn, vị kỷ - đây là bước đầu thực hiện dành cho mọi Phật tử xuất gia và tại gia -. Chính công phu thanh lọc các tâm lý cấu uế ấy làm phát khởi các tâm lý thiện lương, tích cực như nhân ái, vị tha, liêm chính, thành thật, công bằng, vô hại, khoan dung, năng nỗ, hòa hợp, tương ái, trách nhiệm, đặc biệt là trí tuệ vô ngã soi sáng mọi hành động nhằm phục vụ lợi ích, an lạc, hạnh phúc cho cộng đồng, thực hiện đoàn kết dân tộc vì mục tiêu độc lập, tự chủ và hưng vượng. 2. Trí tuệ vô ngã mà các nhà lãnh đạo triều Lý sở đắc đã làm phát khởi một sức mạnh tâm thức rất lớn của các cá nhân và cộng đồng. Như từ giữa hư vô, con người có thể lấy ra một nguồn năng lượng không bao giờ vơi, cũng vậy, từ tâm thức giải thoát, không chấp thủ, con người có thể làm phát khởi một sức mạnh tâm lý không bao giờ cạn, một sức mạnh mà triều Lý ( và cả triều Trần ) đã vận dụng vào công cuộc quản lý, bảo vệ và xây dựng đất nước dẫn đến các thành quả lịch sử đáng kể như: - Đánh bại quân Tống và quân Chiêm nhiều lần.Đây là bài học trân quý của lịch sử về vai trò của Phật giáo Việt Nam. 3. Các vua nhà Lý như Thái Tổ, Thái Tông, Thánh Tông và Nhân Tông cùng Thái hậu Ỷ Lan, danh tướng Lý Thường Kiệt, Thái sư Lý Đạo Thành và các thiền sư lỗi lạc của Phật giáo Việt Nam đã xây dựng cho quê hương Việt Nam một môi trường sống trong lành, một nền văn hóa tự chủ, dân tộc, nhân ái và trí tuệ. Đóù là thành quả của sự vận dụng nền giáo lý thiết thực, nhân bản và trí tuệ của Phật giáo mà các sở ngộ, sở chứng, sở đắc của các thiền sư như là chứng tín, và như là niềm tin của thời đại. Trí tuệ vô ngã và thái độ sống vô trước, vô chấp còn có thể vận dụng ra nguyên tắc hành động uyển chuyển, khế cơ, khế thời như " Tùy duyên nhi bất biến ","Dĩ bất biến ứng vạn biến", và thái độ hành động " vạn biến như lôi, nhất tâm thiền định " rất lợi lạc cho xã hội Việt Nam. Chính nội dung nầy đã tạo ra một sắc thái gọi là " Phật giáo Việt Nam " vậy./. Tỷ
Kheo Thích Chơn Thiện
2/4/2003 Trúc
Lâm Thiền Viện-Paris
|
[ Trở Về ]