Người Cư Sĩ          [ Trở Về         [Trang Chính]

50,000 NGƯỜI CẢI ĐẠO THEO PHẬT GIÁO

Manpreet Singh
Thích Nhật Từ dịch

 
Quang canh dai le quy y tai Ambedkar Bhawan

Quang cảnh lễ cải đạo diễn ra tại viện Ambedkar

Lịch sử đã lập lại trong đất nước đã khai sinh ra đạo Phật, vào ngày 4-11-2001 tại thủ đô Ấn Độ New Delhi, khi hơn 50,000 dân chúng thuộc giai cấp cùng đinh Ấn giáo (Hindu Dalits) diễu hành với những lá cờ (Phật giáo năm sắc), tuyên đọc các khẩu hiệu chống lại sự áp bức của tầng lớp Hindu giai cấp cao, và gia nhập đạo Phật.


Tac gia, Manpreet Singh, dang phong van nguoi doi dao tai dai le quy y
Thich Nhat Tu (ben phai) cam thay vinh hanh khi tham du dai le quy y
Bài và ảnh của nhà báo Manpreet Singh. Mr. Singh là nhà báo tự do quốc tế, hiện sống tại Ấn Độ. Liên lạc và trao đổi với ông, xin gởi đến: mpreet@hotmail.com
Thích Nhật Từ, (bên phải) và vị HT. đệ nhị giới sư trong ngày cải đạo, cho rằng thật là một vinh hạnh khi tham dự đại lễ quy y lịch sử này.
Gần nửa thế kỷ trước, vào (ngày 14-11) năm 1956, hơn 5 triệu dân Ấn thuộc giai cấp cùng đinh được sự hướng dẫn của vị lãnh tụ giai cấp cùng đinh nổi tiếng, tiến sĩ B.R. Ambedkar, người có công hình thành nên hiến pháp Ấn Độ, đã từ bỏ đạo Hindu và trở về đạo Phật, để thoát khỏi hệ thống giai cấp đã phân biệt họ như những người “tiện dân không được đụng chạm vào” và là những kẻ bị cưỡng bức làm nô lệ (cho các giai cấp khác). Khoảng 300 triệu dân cùng đinh Ấn Độ đã, đang và sẽ còn phải chịu đựng các bất công xã hội và sự sĩ nhục về giai cấp thấp từ 3,000 năm qua tại Ấn Độ..
Vào ngày chủ nhật, ngày 4-11-2201, cuộc cải đạo tập thể nhằm tiếp nhận và truyền trao Tam quy ngũ giới cho 1 triệu dân Ấn giáo thuộc giai cấp cùng đinh, đã bị chính quyền Ấn Độ cấm do áp lực của các thành phần Hindu cực đoan, những người đã cáo buộc đại lễ cải đạo là một “mưu đồ của Ca-tô giáo.” Uỷ Ban Quốc Gia của các Dân Tộc Thiểu Số cho rằng cuộc đổi đạo sẽ có thể dẫn đến các vấn đề pháp luật và an ninh, và đã yêu cần chính phủ nghiêm cấm. 
Đổi đạo là vấn đề vô cùng phức cảm ở Ấn Độ và người Ca-tô giáo thường bị chê trách đã đổi đạo những người thuộc giai cấp thấp bằng các phương tiện ma mãnh hoặc bằng các cám dỗ vật chất. Tuy nhiên, giới Hindu cực đoan đã không thể chứng minh được các cuộc đổi đạo mang tính cách áp buộc của Ca-tô giáo, và nhiều lần người Ca-tô giáo đã phải bị ngược đãi. 
Ca the gioi dang xem: Su hien dien cua phuong tien thong tin dai chung tai buoi le cai dao lich su

Cả thế giới đang chú ý xem: sự hiện diện của máy quay tại sự kiện lịch sử 

Bất chấp lệnh cấm và nhiều giới hạn khác mà cảnh sát đã tạo ra các hàng rào chướng ngại vật, hàng chục ngàn dân cùng đinh từ khắp mọi miền của đất nước Ấn Độ đã tập trung về viện Ambedkar, một cơ sở (Phật giáo) mang tên vị lãnh tụ giai cấp cùng đinh, B.R. Ambedkar, người đã lãnh đạo đại lễ cải đạo, quy y Tam bảo tập thể tại Nagpur (gần nửa thế kỷ trước). 
Tâm huyết và lòng nhiệt thành của những người đổi đạo được thể hiện rõ qua quang cảnh đại lễ. Nhiều nhóm người đến từ hàng ngàn dặm đường xa xôi, mang theo cờ (Phật giáo năm sắc), tuyên đọc các khẩu hiệu chống lại sự áp bức của những người giai cấp cao của Hindu, và tán dương đạo Phật là đạo (duy nhất) đối xử tất cả con người (bất luận màu da, chủng tộc, giới tính) một cách bình đẳng. Các đám đông đã ngồi xếp bằng dưới cơn nắng toát mồ hôi, chuyên chú lắng nghe các vị lãnh đạo (cuộc lễ) nhiều tiếng đồng hồ liền và làm nhân chứng cho cuộc lễ tôn giáo mang tính cách lịch sử, với hàng người tiếp nhận lễ cải đạo (Deeksha). Vài đám đông đứng trên các mái nhà (cao từng) để chứng kiến đại lễ cải đạo tạo nên lịch sử này.

Giay phut huong ve tu do va hy vongNhững người thuộc giai cấp cùng đinh đã nổi giận với những khó khăn mà giới chính quyền đã tạo ra để ngăn cản cuộc lễ. Net Raj, một lãnh tụ của dân cùng đinh đang nổi đoá, phê bình thái độ ép buộc của giới chính quyền, “có nơi nào trên thế giới (chính quyền) tạo các hàng rào chấn ngăn chận công dân của đất nước mình không được tiến hành một buổi lễ tôn giáo thuần tuý và an bình, một cái quyền được hiến pháp của quốc gia bảo vệ? Chính những người Hindu giai cấp cao đang làm điều đó vì họ tức giận khi biết chúng tôi không còn là những kẻ nô lệ họ nữa và họ không thể kiềm chế hay chận đứng được!” 

Ban tổ chức đã chỉ trích cảnh sát đã bắt giữ số lớn các dân cùng đinh ở các vùng biên giới của thủ đô Delhi và nhất là đã lạc dẫn họ bằng cách dựng lên các “biểu ngữ giả mạo” ở Ramlila Maiden, nơi dự định tổ chức đại lễ, rằng “Đại lễ cải đạo, quy y tam bảo đã huỷ bỏ.” Trong khi cảnh sát nói rằng chỉ có khoảng 8,000 người đến dự, đài BBC và giới thông tin đại chúng quốc tế ghi nhận con số người đến quy y khoảng 60,000 người. Các phương tiện truyền thông tại Ấn Độ và khắp thế giới đã có mặt để chứng kiến ngày nổi cộm; thế giới đưa mắt về ngày lịch sử này. 

Liên Đoàn các Tổ Chức của Các Bộ Tộc và Giai Cấp Thấp Toàn Ấn Độ (AICOSCSTO), cơ quan chính tổ chức cuộc lễ, cho rằng buổi tập hợp này chỉ nhằm để cải đạo theo Phật giáo, mặc dù họ được sự ủng hộ của những người Ca-tô giáo. “Đó là lối tuyên truyền lạc dẫn của các lực lượng Hindu,” anh Ram Raj, chủ tịch Liên đoàn AICOSCSTO, tuyên bố. Anh Ram Raj đã không ngừng hoạt động tích cực trong 4 năm liền để tạo ra đại lễ đổi đạo thành công ngày hôm ấy. “Không có kinh sách của các tôn giáo khác được phép phổ biến trong buổi lễ. Tất cả người dự lễ sẽ từ bỏ đạo cũ, theo Phật giáo.”

Đại lễ cải đạo được HT. Buddha Priya Rahul làm chủ lễ. Vị Hoà thượng này đã truyền Tam quy và Ngũ giới cho anh Ram Raj (và hàng chục ngàn người có mặt). Tên của anh Ram Raj (Ram tên của một vị thần Hindu; và Raj có nghĩa là vua) được đổi thành Udit Raj (Udit có nghĩa là [mặt trời] mọc lên], ngay sau lễ quy y (để ngầm ý rằng giáo pháp của đức Phật đã mang lại cho anh một chân trời mới của bình đẳng và giác ngộ).Hàng ngàn dân giai cấp cùng đinh có mặt cùng tiếp nhận Tam quy và Ngũ giới, theo cách lập lại các lời tuyên xướng của các vị tu sĩ Phật giáo trong những chiếc y vấn đầy ấn tượng.

Hanh ly bo lai: Nguoi cung dinh khap moi mien dat nuoc An Do dang ru bo qua khu cua minhTượng đức Phật bằng đồng đã được tôn trí trên một bệ thờ (đơn giản) và các vị tu sĩ Phật giáo tiến hành đại lễ cải đạo một cách công khai ngoài khuông viên trống trải không có mái che. Những người Phật tử vừa đổi đạo đã đọc tụng (22 lời) tuyên thệ (Phật tử của Ambedkar). Họ cũng còn phát nguyện (từ nay trở đi) không tín ngưỡng và tôn thờ các vị thần và nữ thần của Hindu.

“Kể từ hôm nay, tôi không còn là kẻ tiện dân nữa. Các vị thần và nữ thần đạo Hindu chỉ ban cho dân cùng đinh chúng tôi những điều sỉ nhục, đói khát và nô lệ. Chúng tôi vĩnh viễn không còn chấp nhận sự thống trị này nữa. Giới cùng đinh cần phải giải phóng chính mình khỏi gong còng của một quá khứ bị áp bức, và mở ra thời kỳ phục hưng mới bằng con đường giáo dục và ý thức về nhân quyền. Đạo Phật là con đường dẫn tới sự giải phóng này,” anh Udit Raj đã phát biểu ngay sau khi được truyền giới.

Phần lớn những người cùng đinh đến đổi đạo theo Phật giáo hôm đó đều nói rằng họ đã quá ngán ngẩm với thân phận bị đối xử “tồi tệ như thú vật không hơn không kém.” Hukam Das, 22 tuổi, một thành viên trẻ của một nhóm 1,200 người cùng đinh đến dự lễ đổi đạo, đã không kèm được cơn giận nói, “tôi muốn rời khỏi chủ nghĩa giai cấp và đạo Hindu (đạo đã chủ trương giai cấp và bất bình đẳng giữa con người). Chúng tôi chịu điều sỉ nhục và bất hạnh mỗi ngày và ở mọi nơi. Chúng tôi phải chịu khổ nhục của chủ nghĩa giai cấp.” Về lý do lựa chọn đạo Phật, Das đã nói, “Đi theo đạo Phật là con đường duy nhất để thoát khỏi xiềng xích nô lệ. Đạo Phật tôn trọng và đối xử tất cả con người một cách bình đẳng. Đạo Phật là tôn giáo tuyệt nhất.”

Anand Kumar, một thành viên của nhóm hơn 3,000 người cùng đinh đến từ bang Uttar Pradesh, phát biểu, “Người Hindu thuộc giai cấp cùng đinh đã bị áp bức và bóc lột hàng trục thế kỷ qua. Chúng tôi đã bị đối xử bất bình đẳng và không được tôn trọng. Dân cùng đinh rất mạnh và có thể làm đổi thay đất nước. Đây là lời nhắn nhủ chúng tôi mang đến để gởi gấm, bằng cách từ bỏ đạo Hindu theo đạo Phật, một tôn giáo mà chúng tôi sẽ được đối xử như những người bình đẳng, chứ không phải giai cấp hạ tiện.” 

Dam dong vo cung han hoan khi tro thanh nhan chung cua dai le doi dao theo Phat giaoTừ bục nói, anhRam Raj cũng đã gởi đến thông điệp về một “quốc gia chuyển hoá,” “Từ bỏ chủ nghĩa giai cấp. Từ bỏ đạo Hindu,” anh nói tiếp, “Chúng ta phải tiêu diệt chủ nghĩa giai cấp. Chúng ta chưa từng được các giới Hindu đối xử như là công dân của đất nước này. Chúng ta đã và đang chịu nhiều đau khổ từ 3000 năm qua. Chúng ta hãy đấu tranh cho sự tiến bộ của đất nước, một đất nước bị lạc hậu do chủ nghĩa giai cấp, và các lực lượng Hindu không cho phép chúng ta tách khỏi hệ thống giai cấp. Chúng ta không chống lại bất cứ một cộng đồng nào, nhưng tôi rất buồn, trừ khi chúng ta có được thân phận và tự do, chúng ta không thể nào tiến bộ được.” 

Đây là lần cải đạo theo Phật giáo lớn thứ hai trong lịch sử. Dân cùng đinh đã phải trải qua một lịch sử bị áp bức và làm nô lệ. Sự kiện họ nỗ lực chặt đứt gong xiềng của đối xử phân biệt, tủi nhục, nô lệ và áp bức, bằng cách đến với đạo Phật, lần thứ hai trong vòng nửa thế kỷ, đã làm vẻ vang cho hình ảnh của đạo Phật ở Ấn Độ. Giới quần chúng bị áp bức này đã cố gắng tìm nơi nương tựa một lần nữa ở đạo Phật, nhờ đó, họ có thể thoát khỏi nẻo đường số phận và hướng đến một cuộc đời tự do (thật sự).

Dân cùng đinh Ấn Độ một lần nữa tìm được sự giải phóng khỏi gong cùm thông qua đạo Phật trong một cuộc lễ đổi đạo tập thể, mang lại sự giải thoát và phúc lợi cho tất cả chúng sanh, như đã được cất giữ trong đạo Phật, như một nhà báo Ấn Độ nổi tiếng đã từng viết “tìm đến đạo Phật là sự lựa chọn tuyệt với nhất.” 

CÁC THÔNGTIN HỆTRỌNG

Con người quần chúng: Từ Ram Raj đến Udit Raj, một con người thật sự!

Nguoi dang sau cuoc le doi dao, Udit Raj, (chinh giua) dang goi den dam dong thong diep cua hy vongUdit Raj (tức Ram Raj, trước khi quy y) chủ tịch hiệp hội AICOSCSTO, là người tích cực hoạt động trong bốn năm để tổ chức đại lễ cải đạo. Anh đã nói đến nhiều vấn đề khác nhau.

Trở về cội nguồn:   Tôi không dùng từ “cải đạo” bởi vì, sống theo đạo Phật là một sự phục hưng, là sự trở về cội nguồn văn hoá và các giá trị của tình huynh đệ, tình thương phổ quát và bình đẳng, vốn có lâu đời của (đất nước chúng ta).

Tại sao phải đạo Phật?: Bởi vì đạo Phật đã dạy bình đẳng, bất bạo động, đạo đức và chủ nghĩa năng động. Đạo Phật chẩn đoán nguyên nhân của đau khổ và truyền dạy các phương thuốc để chữa lành các đau khổ đó; đồng thời dạy chúng ta cách thọ hưởng các hạnh phúc thường hằng. Đạo Phật phát động con người tin vào chính mình bằng cách dạy rằng chỉ có con người mới thật sự là trị vị thân vì của chính mình. Không có các thần và nữ thần nào có thể giải quyết các vấn đề của con người, trừ khi con người có ý thức và nỗ lực hết mình mới một tâm tư trong sáng và các chủ ý thiện ích. Trung tâm của đạo Phật là con người và các vấn đề của con người. Phần lớn các tôn giáo chú trọng đến các thực tại tuyệt đối và siêu nhiên, những thứ vốn không liên hệ gì đến các vấn đề thường nhật của nhân sinh là công ăn việc làm, công bằng xã hội, bình đẳng và tình huynh đệ, v.v... Các tôn giáo dạy con người phải tin và tôn thờ các thần và nữ thần, thay vì phải tôn trọng và thương yêu con người. . . Chỉ có đạo Phật giải phóng con người (theo đúng nghĩa).”

Về Phật giáo suy vong: Phật giáo suy vong ở Ấn Độ, nơi đã khai sanh ra nó, chỉ vì các vị tu sĩ và cư sĩ Phật giáo đã không chịu kháng cự lại khi họ bị tấn công. Mặc dù nương theo nguyên lý bất bạo động, chúng ta phải tuỳ duyên thể hiện quyền tự vệ. Nếu những kẻ đối nghịch với chúng ta đang tâm hảm hại chúng ta, chúng ta không thể cho phép họ làm điều đó. . .Vì đạo Phật không làm bại liệt con người qua lối giảng dạy số phận, phong trào của chúng ta gắn liền với đạo đức Phật giáo . . . Cầu cho tất cả chúng sanh được an lạc! 


DÂN CÙNG ĐINH HINDU LÀ AI ?
Tình trạng tồi tệ của dân cùng đinh: dân cùng dinh Ấn Độ còn được biết đến qua tên gọi “tiện dân không nên đụng vào” (Untouchables) hay “những kẻ thuộc giai cấp thấp” hay “những kẻ thấp hèn” bị sụp vào cái bẩy của hệ thống giai cấp, nơi họ bị gán vào một giai cấp thấp hèn nhất. 
Hệ thống giai cấp này vốn do giới tu sĩ bà-la-môn khống trị, đã được áp dụng cưỡng bức lên giới cùng đinh. Mặc dù hệ thống giai cấp đã được luật pháp chính thức huỷ bỏ từ 50 năm trước, thân phận khốn khó của họ vẫn không sáng sủa hơn tí nào. 
Trong các vùng nông thôn, giới cùng đinh vẫn còn không được phép bước vào các đền thờ của đạo Hindu. Họ không được phép múc nước từ các giếng làng dànhcác giai cấp cao hơn; nếu người cùng đinh làm điều đó, họ có thể bị đánh hoặc giết chết. 
Dân cùng đinh còn bị các giai cấp khác bóc lột sức lao động, như những kẻ nô lệ. Nhiều người cùng đinh đã cố gắng tìm đường thoát khỏitủi nhục giai cấp bằng cách thay đổi tôn giáo.
 

 

 

Huong ve dao Phat: Nguoi cung dinh An giao mac ao co hang chu Toi di den Delhi de tiep nhan le cai dao, quy y Phat giao
Hướng về đạo Phật: một người cùng đinh Hindu mặc chiếc áo có viết hàng chữ “tôi đi thủ đô Delhi để đổi đạo theo Phật giáo."
ÂM MƯU CỦA CA-TÔ GIÁO?
Cam thong hay muu do? Nguoi Hindu che trach Ca-to giao da giat giay cuoc leCuộc đổi đạo theo Phật giáo đã bị các lãnh tụ Hindu cực đoan cáo buộc như là “mưu đồ của Ca-tô giáo” để gây áp lực cho chính quyền Hindu ra lệnh cấm đổi đạo. Mặc dù có nhiều người Ca-tô giáo có mặt tại đại lễ đổi đạo, và vài lãnh tụ tại gia của Ca-tô giáo được mời phát biểu, ban tổ chức công bố rằng họ chỉ tìm sự ủng hộ của người Ca-tô giáo; và do đó, tất cả được đổi đạo theo Phật giáo. 
Không có kinh sách của các tôn giáo khác được phép truyền bá trong đại lễ đổi đạo. Đổi đạo là vấn đề phức cảm ở Ấn Độ nơi các nhóm Hindu cực đoan thường cáo buộc các đoàn truyền giáo Ca-tô sử dụng các phương tiện dụ dỗ vật chất như mở trường học để thu hút giới nghèo khó đi theo mạng lưới đức tin Ca-tô giáo.
CÁC CUỘC ĐỔI ĐẠO LỚN HƠN TRONG TƯƠNG LAI
Nguoi cung dinh han hoan tim duoc su giai phong khoi giai cap thong qua Dao Phat

HT. Buddha Priya Rahul, vị giới sư của đại lễ cải đạo tuyên bố rằng Phật giáo Ấn Độ đãchuẩn bị phát động các phong trào toàn vẹn hơn để cải đạo nhiều người theo đạo Phật. “Chúng tôi đang chuẩn bị cho các cuộc lễ đổi đạo tương tự vào mỗi tháng cho đến tháng 4-2002. Vào ngày 14-4-2002, chúng tôi sẽ tổ chức đại lễ cải đạo với quy mô 10 lần lớn hơn đại lễ hôm nay, gần Lucknow, thủ đô của bang Uttar Pradesh.''

 
Source : http://www.buddhismtoday.com


[ Trở Về ]