Phật Lịch 2539 – 1995 TIỂU SỬ DANH TĂNG VIỆT NAM THẾ KỶ XX - TẬP II Thích Đồng Bổn Chủ biên Th nh Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh ấn h nh |
THÍCH MINH THÀNH ( 1937 – 2000 ) Hòa thượng Thích Minh Thành, pháp danh Nhựt Sanh, pháp tự Thiện Xuân, thuộc thiền phái Lâm Tế Gia Phổ đời thứ 41. Ngài thế danh là Hà Văn Xin, sinh ngày 4 tháng 8 năm Đinh Sửu 1937, tại làng Khánh Hòa, huyện Châu Phú, tỉnh Châu Đốc (nay là tỉnh An Giang); thân phụ là cụ Hà Văn Chính, thân mẫu là cụ Nguyễn Thị Lê pháp hiệu Thích nữ Như Quả. Ngài là người con thứ 7 trong gia đình có 6 anh chị, gồm 2 trai 3 gái. Ngài sinh trưởng trong một gia đình nông dân phúc hậu, có truyền thống kính tin Tam bảo. Năm 1941, khi lên 6 tuổi, thân phụ qua đời, Ngài được mẹ dẫn đến chùa Long Khánh, xã Khánh Hòa, huyện Châu Phú - Châu Đốc để sớm hôm kinh kệ cầu siêu cho cha. Nhờ duyên lành này với túc duyên sẳn có, khiến Ngài mến cảnh thiền môn, nên mẹ Ngài cho phép xuất gia đầu Phật với Hòa thượng trụ trì Thích Huệ Pháp, húy Hồng Phó, được ban pháp danh là Nhựt Sanh. Năm 1947, sau khi Bổn sư viên tịch, Ngài lên vùng núi Thất Sơn - Châu Đốc tầm phương học đạo. Đầu tiên, Ngài đến tham học với Sư Chú chùa Định Long ở núi Sam. Năm 14 tuối (1950), Ngài sang núi Cấm tu học với pháp huynh là Thiện Huệ tại Vồ Bồ Hông. Một năm sau, Ngài xuống núi đến cầu pháp với Hòa thượng Thiện Ngôn, thuộc sơn môn Thiên Thai Thiền Giáo Tông, trụ trì chùa Phước Hậu - Long Xuyên, được Hòa thượng đặt pháp tự là Thiện Xuân. Hòa thượng cho Ngài theo học trường Phật học gia giáo mở tại chùa Bình An - Châu Đốc. Năm 1952, sau khi học xong lớp sơ cấp, Ngài được Hòa thượng Y chỉ sư cho lên Sài Gòn theo học tại Phật học đường Giác Nguyên - Khánh Hội, do Hòa thượng Lê Phước Bình chủ giảng. Cùng trong năm này, Ngài được đăng đàn thọ giới Sa di trong giới đàn của Phật học viện tổ chức, do Hòa thượng Hành Trụ-Phước Bình làm Đàn đầu truyền giới. Năm 1956, được Hòa thượng Thiện Huyền giới thiệu, Ngài đến nhập chúng tu học theo chương trình trung đẳng tại Phật học đường Nam Việt – chùa Ấn Quang, Chợ Lớn do Hòa thượng Thiện Hòa làm Giám đốc kiêm trụ trì. Nhân duyên đã đến tại đây, Ngài xin cầu pháp với Hòa thượng Thiện Hòa, được Hòa thượng đặt pháp hiệu là Minh Thành. Từ đó, Ngài ở lại chùa Ấn Quang phụ giúp cho Hòa thượng Giám đốc trong các Phật sự của trường và Tam bảo. Năm 1957, Hòa thượng Đốc giáo Thiện Hoa mở khóa huấn luyện trụ trì “Như Lai sứ giả” tại chùa Pháp Hội - Chợ Lớn, Ngài được đặc cách tham dự khóa học này. Năm 1962, sau khi mãn khóa trung đẳng Phật học, Ngài được đăng đàn thọ Cụ túc giới trong giới đàn do ban Giám đốc Phật học viện tổ chức. Giới đàn này do Hòa thượng Thiện Hòa làm Đàn đầu truyền giới. Tốt nghiệp trung đẳêng và viên mãn giới pháp xong, Ngài được phân công đi thuyết giảng giáo lý ở các trường Bồ Đề, các lớp sơ đẳng Phật học ở Sài Gòn - Chợ Lớn và các tỉnh miền Tây Nam bộ. Năm 1963, trong phong trào chống chế độ độc tài Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo. Ngài đã tích cực tham gia cùng chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử đấu tranh đòi tự do tín ngưỡng và bình đẳng tôn giáo cho đến khi thành công. Năm 1964, sau khi chế độ nhà Ngô sụp đổ, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất được thành lập, Ngài tham gia công tác tổ chức các Ban đại diện Phật giáo Sài Gòn-Gia Định và được cử làm Chánh đại diện Phật giáo phường Yên Đỗ – quận Ba. Phật đản Phật lịch 2508, Ngài cùng Ban đại diện Phật giáo quận Ba tiến hành xây dựng Niệm Phật đường Minh Đạo tại phường Yên Đỗ, tiền thân của chùa Minh Đạo sau này, và Ngài đã trụ trì ở đây cho đến năm 1992. Năm 1965, Ngài xây dựng Niệm Phật đường Pháp Vân tại phường Trương Minh Giảng, quận Ba, là tiền thân của chùa Pháp Vân sau này. Với chí nguyện về giáo dục, Ngài đứng ra thành lập trường tiểu học Bồ Đề Pháp Vân và làm Hiệu trưởng đến ngày đất nước thống nhất. Năm 1969, Ngài được cử làm Giám đốc trường trung tiểu học Bồ Đề Chợ Lớn tại chùa Giác Ngộ. Trường hoạt động đến năm 1975 thì trả cơ sở lại cho chùa. Cũng tại cơ sở này, Ngài lại mở phòng Y tế từ thiện Phật giáo do Ngài làm trưởng ban, điều hành hoạt động tại đây hơn 10 năm. Năm 1971, Viện Cao đẳng Phật học Huệ Nghiêm được thành lập do Hòa thượng Trí Tịnh làm Giám đốc, Ngài được theo học đến mãn chương trình Cử nhân Phật học (1975) và Cao học Phật học (1977). Năm 1976, theo tôn ý Hòa thượng Thiện Hòa khi lâm trọng bệnh, Hội đồng Quản trị Tổ đình Ấn Quang được thành lập do Hòa thượng Huệ Hưng làm Tổng lý, Ngài được cử làm Phó Tổng thư ký, có nhiệm vụ quản trị Tổ đình và các cơ sở trực thuộc. Năm 1979, Tổ đình Ấn Quang khai giảng Phật học viện Thiện Hòa, Ngài được cử làm Giám đốc Phật học viện và các cơ sở trực thuộc tại Ấn Quang, Giác Ngộ, Giác Sanh. Phật học viện hoạt động đến năm 1984 thì kết thúc để chuyển sang chương trình giáo dục mới do Thành hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh quản lý. Năm 1981, Ngài là thành viên đoàn Đại biểu Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh tham dự Hội nghị thống nhất Phật giáo toàn quốc, tổ chức tại thủ đô Hà Nội để thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Sau đại hội, Ngài được mời giữ chức Thư ký Ban Hoằng pháp Trung ương suốt 2 nhiệm kỳ đến năm 1997. Năm 1982, tại Đại hội thành lập Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh, Ngài được chư tôn đức tín nhiệm cử làm Ủy viên Ban Trị sự Thành hội Phật giáo nhiệm kỳ I. Năm 1988, trường Cơ bản Phật học thành phố Hồ Chí Minh được thành lập; Hòa thượng Từ Thông làm Hiệu trưởng, Ngài làm Hiệu phó, phụ trách điều hành và giảng dạy tại đây hơn 10 năm. Năm 1992, ở Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ III, Ngài được cử làm Phó ban thường trực Ban Hướng dẫn Phật tử Trung ương và Ủy viên Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Với chí nguyện hoằng pháp độ sinh, giáo dục Tăng Ni hậu duệ, Ngài đã dành nhiều thời gian đi giảng dạy Phật pháp tại các giảng đường, các lớp Phật học ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam bộ. Năm 1993, khi Hòa thượng Minh Hạnh, tổng Quản sự Tổ đình Ấn Quang viên tịch, Ngài được cử làm Trưởng ban Quản trị Tổ đình (gồm 4 vị: Hòa thượng Minh Thành, Trí Quảng; Thượng tọa Nhật Quang, Minh Phát) kiêm Giám đốc Đại Tòng Lâm Phật giáo ở Bà Rịa-Vũng Tàu. Tháng 3 năm 1997, tại Đại hội Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh, Ngài được cử là Ủy viên Hướng dẫn Phật tử. Đến tháng 11 cùng năm, tại Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc lần thứ IV ở Hà Nội, Ngài được tái tục giữ chức Phó ban Hướng dẫn Phật tử trung ương kiêm Trưởng phân ban Cư sĩ. Khi Ban Hướng dẫn Phật tử thành phố được thành lập, Ngài là Trưởng ban Hướng dẫn Phật tử thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1998, Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Bà Rịa-Vũng Tàu ra quyết định bổ nhiệm Ngài làm Phó ban Quản trị Đại Tòng Lâm Phật giáo, tiếp tục quản lý điều hành cơ sở Đại Tòng Lâm Phật giáo, di tích của cố Hòa thượng Thiện Hòa dày công sáng lập. Ngài đã phát động chương trình trùng tu, dự trù kiến tạo một Đại Tòng Lâm có quy mô và tầm vóc xứng đáng. Ngài dồn hết tâm sức vào việc xây dựng cơ sở, củng cố đạo tràng và đi khắp nơi vận động tài chính để thực hiện công trình này. Bằng giới đức trang nghiêm, đạo hạng kiêm ưu, Ngài được cung thỉnh làm Giới sư, Luật sư truyền giới trong các Đại giới đàn ở khắp nơi.Có hàng ngàn giới tử đã từ nơi Ngài được thành tựu giới pháp, tiếp nối sự nghiệp “tục Phật huệ mạng, lưu truyền chánh pháp thường tại thế gian”. Trong sự nghiệp trước tác, Ngài đã biên soạn nhiều giáo trình cho các trường Phật học. Tác phẩm được in thành sách của Ngài gồm có: - Phật học
Đức dục
Những tưởng trên bước đường phụng sự đạo pháp- nhân sinh Ngài còn đóng góp lâu dài hơn nữa; sau một phút vô thường chợt đến, Hòa thượng đột ngột ra đi về cõi Phật vào lúc 10 giờ 30 phút ngày 15 tháng 1 năm 2000, tức ngày mồng Chín tháng Chạp năm Kỷ Mão, tại Tổ đình Ấn Quang, trụ thế 63 năm, giới lạp trải 38 mùa an cư kiết Hạ. |
[ Trở Về ]