Người Cư Sĩ          [ Trở Về ]

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam
Phật Lịch 2539 – 1995
TIỂU SỬ DANH TĂNG VIỆT NAM THẾ KỶ XX - TẬP II
Thích Đồng Bổn Chủ biên
Th nh Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh ấn h nh 
V. PHẬT GIÁO GIAI ĐOẠN THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC 
(1975-1980)

Thống nhất đất nước, một mơ ước lớn nhất của dân tộc và của Phật giáo đồ hai miền Nam Bắc. Vận hội này là cơ sở để thực hiện thống nhất Phật giáo toàn quốc thực sự được mở ra, tiếp nối công việc mà lần thống nhất Phật giáo trước chưa làm được.

Tuy nhiên, còn bao vấn đề khác biệt tồn tại giữa hai miền do hoàn cảnh lịch sử tạo thành từ cuộc chiến để lại, chủ yếu là Phật giáo miền Nam. Giai đoạn này nổi bật là việc thành lập Ban liên lạc Phật giáo Yêu nước ở các tỉnh thành (1976), kế đến là thành lập Ban vận động Thống nhất Phật giáo Việt Nam (1979).

Cả nước có tất cả 9 tổ chức, hệ phái Phật giáo tham gia vào tiến trình vận động thống nhất :
1. Giáo hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam (miền Bắc).
2. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (miền Nam).
3. Giáo hội Phật giáo Cổ truyền Việt Nam 
4. Ban Liên lạc Phật giáo Yêu nước thành phố Hồ Chí Minh.
5. Giáo hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam 
6. Hội Đoàn kết Sư Sãi yêu nước Tây Nam bộ.
7. Giáo hội Tăng Già Khất sĩ Việt Nam
8. Thiên Thai Giáo Quán Tông
9. Hội Phật học Nam Việt (cư sĩ)

Ở giai đoạn này, Tập thứ I đã giới thiệu 13 vị danh Tăng. Tập thứ II xin giới thiệu 6 vị mãn duyên khi đã nhìn thấy được ngày đất nước thống nhất.

42. HT. Thích Huệ Pháp  (1887-1975)
43. HT. Thích Tôn Thắng (1879-1976)
44. HT. Thích Minh Trực (1895-1976)
45. HT. Pháp Vĩnh (1891-1977)
46. HT. Thích Giác Nguyên (1877-1980)
47. HT. Thích Huệ Hòa (1915-1980)
48. HT. Thích Thiên Ân (1925-1980)


 [ Trở Về ]