Phật Lịch 2539 – 1995 TIỂU SỬ DANH TĂNG VIỆT NAM THẾ KỶ XX - TẬP II Thích Đồng Bổn Chủ biên Th nh Hội Phật Giáo TP. Hồ Chí Minh ấn h nh |
THÍCH PHƯỚC CHỮ 1858 – 1940 Hòa thượng Thích Phước Chữ, pháp danh Thanh Thái, thế danh Nguyễn Huấn, sinh ngày 05 tháng 5 năm Mậu Ngọ, Tự Đức thứ 11 (1858), tại làng Đa Nghi, tỉnh Quảng Trị, thuộc dòng thiền Lâm Tế đời thứ 41. Thân phụ Ngài là cụ ông Thanh Đức, thân mẫu là cụ bà Võ Thị, gia đình thuộc thành phần trung nông, có lòng tín hướng Phật đà nhiều đời. Ngài là con trai thứ ba trong số 4 người anh em trai ( ). Năm Canh Dần, Tự Đức thứ 13 (1860), lúc này giặc Pháp đã thật sự nổ súng và xâm chiếm đất nước từ Bắc chí Nam, các phong trào nghĩa quân nổi lên chống ngoại xâm khắp đó đây. Gia đình Ngài vì có nhiều thanh niên nên bị dòm ngó từ nhiều phía. Phụ thân Ngài phải vào chùa Xuân Tây sống đời ẩn tu và khuyên các anh em Ngài hãy phân tán mỗi người một nẻo. Thân mẫu Ngài từ đó do lo âu, buồn khổ đã qua đời khi Ngài vừa mới hai tuổi. Tuổi thơ Ngài không có niềm vui, bởi đã sớm chịu màu tang tóc chung của đất nước. Khắp nơi, những lời than oán của tầng lớp sĩ phu, những người quan tâm đến thời thế, trước những bước chân rầm rập và ngày càng gia tăng của đội quân xâm lược Pháp. Sự việc đó luôn ghi đậm vào tâm khảm Ngài khi đã biết suy tư. Năm Tân Mùi, Tự Đức thứ 25 (1872). Một sáng đầu mùa hè, Ngài đến chùa Diệu Đế với những nỗi băn khoăn ấy, bộc bạch cùng Hòa thượng Tăng Cang Diệu Giác (1806 – 1895), Hòa thượng lắng nghe và nhận ra sự thông minh hiếm thấy nơi Ngài. Bằng những lý giải nhân quả luân hồi, lẽ thịnh suy thế sự, Hòa thượng Diệu Giác đã cảm hóa tâm hồn Ngài ngay ngày đầu gặp gỡ. Sau đó, Ngài cầu xin được xuất gia học đạo. Hòa thượng Diệu Giác nhận lời, nhưng do tình hình đương thời bất ổn nhiều mặt nên Hòa thượng dạy phải ẩn nhẫn hành điệu cho thuần thục luật thanh quy chốn già lam, chờ lúc thời cơ thuận lợi sẽ cho thọ giới, Ngài vui mừng khôn xiết. Năm đó, Ngài vừa đúng 14 tuổi. Năm Kỷ Mão, Tự Đức thứ 30 (1879), Hòa thượng Diệu Giác gởi Ngài sang Hòa thượng Linh Cơ ở am Tường Vân để tiếp tục tham học và phụ công việc trùng tu. Đây là thời điểm Hòa thượng Linh Cơ đang sát nhập am Tường Vân với chùa Từ Quang. Quang cảnh chung quanh hãy còn u tịch nên Ngài có điều kiện chuyên hành công phu nghiêm mặt và chiêm nghiệm những lời dạy của chư Hòa thượng đã khai mở, nhờ vậy tri kiến của Ngài đã được bước tiến đáng kể. Năm Nhâm Ngọ, Tự Đức 35 (1882), Ngài được Hòa thượng Linh Cơ thế độ, ban pháp danh là Thanh Thái, tự Phước Chữ và liền được cử giữ chức tri sự chùa Tường Vân vừa được tân tạo. Tháng bảy cùng năm, nhân Đại giới đàn chùa Thiên Ấn (Quảng Ngãi) do Hòa thượng Giác Tánh khai mở và làm Đường Đầu, Ngài được phép Hòa thượng Bổn sư cho vào thọ Cụ túc giới. Sau khi được thực thụ trở thành vị Tỳ kheo với niềm hỷ lạc, Ngài nhân cơ hội đã đến thăm chùa Phước Lâm ở ngoại ô thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam. Nơi đây được Hòa thượng Toàn Nhâm – Vi Ý ân cần khai mở cho Ngài thêm nhiều kiến giải sâu sắc. Sau đó Hòa thượng Vĩnh Gia (kế thế trụ trì) cũng giúp Ngài bằng cách khơi thông các mạch nguồn Phật pháp. Rời chùa Phước Lâm, Ngài đến chùa Tam Thai ở núi Non Nước (Ngũ Hành Sơn – Quảng Nam) được Hòa thượng Bửu Tài ân cần giảng dạy. Nơi đây Ngài còn được nghe nhiều về Ông Ích Khiêm, người bản xứ được tiến cử làm quan từ thời vua Thiệu Trị, rất được nhiều người mến phục về bản tính bộc trực khẳng khái của ông. Từ một người được xem là cao đẹp và cũng nhanh chóng trở thành kẻ nhiều tội lỗi qua sự kiện “Tam Ban Triều điển” ngày 29.11.1883, Ngài càng thấm thía hơn những lời dạy của bậc trưởng thượng nơi các chốn già lam. Năm Giáp Thân
(1884) Ngài mang tâm trạng ấy trở về Huế, đúng vào ngày
vua Hàm Nghi làm lễ đăng quang (01-8-1884) sau 55 ngày ký “hòa
ước” (06-6-1884). Từ nay Nam triều đã thật sự bước vào
đêm dài nô lệ, lễ đăng quang ấy không được Khâm sứ
Pháp Rheinart thừa nhận, vì chưa được Nhà nước bảo hộ
thông qua. Ngài càng thấy rõ cảnh đời huyễn mộng đổi
thay tủi nhục, tự nhủ phải xa lánh để tìm về sự tĩnh
lặng của chơn thức bằng con đường thủ hạnh. Một buổi
sáng, Ngài viết vội mấy câu thơ lên tường chùa Tường
Vân rằng :
Phù sanh huyễn cảnh nhược vi an
Năm Kỷ Sửu, Thành Thái nguyên niên (1889), Hòa thượng Linh Cơ lui về nhập thất tu niệm, gọi Ngài về để hiệp trợ các công việc Phật sự, nhất là công việc trùng tu chùa Tường Vân. Trong đợt trùng tu này, Ngài cho xây thêm “Lạc Nghi Đường” nối liền chánh điện và hậu điện. Bảng “Sắc Tứ Tường Vân” cũng được lập trong đợt này. Năm Giáp Ngọ, Thành Thái thứ 6 (1894), Hòa thượng Linh Cơ phú pháp cho Ngài qua bài kệ đắc pháp như sau : Định tâm Phước Chữ tịnh an nhiênCùng năm đó, Ngài được cử làm tri sự chùa Từ Hiếu. Năm Tân Hợi, Duy Tân thứ 5 (1912), Ngài được vua ban sắc trụ trì chùa Thánh Duyên (núi Túy Vân). Năm Nhâm Thân, Bảo Đại thứ 6 (1932), Ngài được sắc ban Tăng Cang chùa Thánh Duyên. Năm Đinh Sửu, Bảo Đại thứ 12 (1937), Ngài được phong Tăng Cang chùa Diệu Đế. Năm Kỷ Mão, Bảo Đại thứ 15 (1940), ngày 17 tháng Chạp, Ngài an nhiên thị tịch, thọ 82 tuổi và sống 58 năm trong đời tu hành. Nhục thân Ngài được các đệ tử nhập tháp trong khuôn viên chùa Từ Hiếu. |
[ Trở Về ]