Người Cư Sĩ [ Trở Về ] [Home Page]
Kinh Năm căn
Thích Thiện Châu
I - Giới thiệu Bài kinh này được rút ra từ Tương Ưng Bộ (Samyutta nikâya tập V, trang 196-197, Pâli Text society). Toàn bộ đã được T.T Minh Châu dịch ra tiếng Việt. Phật học viện Vạn Hạnh đã phát hành và đang in lại thành sách đẹp. Nội dung kinh thuyết minh về năm căn.
Căn (Indriya) nghĩa là gốc rễ hay khả năng. Cây có gốc rễ thì cành lá hoa trái mới phát triển, và người Việt thường nói: "Người ấy có căn tu", "Thiện căn ở tại lòng ta" v.v... Chữ căn trong những câu nói ấy chỉ cho khả năng tiềm ẩn nơi mỗi người. Khả năng này nếu được phát triển có thể đưa chúng ta đến địa vị giác ngộ giải thoát như Phật.
Theo Phật, khả năng nầy có năm phương diện : lòng tin tưởng, sự tinh tấn, sức ký ức, sự định tâm và trí tuệ; thường được gọi là năm căn.
1. Tín căn : Lòng tin tưởng nơi sự giác ngộ của Phật, bậc có đủ 10 đức tánh cao đẹp. Như vậy tin Phật là hướng về sự giác ngộ, là tự tin. Tin Phật tức là tin Pháp, đạo lý do Phật thuyết minh, và cũng tức là tin Tăng, những đệ tử chơn chánh của Phật, thực hiện giác ngộ và giác ngộ kẻ khác.
2. Tấn căn : Sự tinh tấn trên đường Ðạo, trong sự tu hành : bỏ ác làm lành một cách chuyên cần , không mệt mỏi không thối lui. Thiếu tinh tấn thì sự hướng về giác ngộ chỉ là lý tưởng không bao giờ được thực hiện.
3. Niệm căn : Trí nhớ những hành động và lời nói trong mục đích kiểm soát và thanh tịnh hoá thân tâm.
4. Ðịnh căn : Không tán loạn, tập trung tư tưởng do không mê say ảo ảnh của cảnh vật, nhất tâm trong thiền quán.
5. Tuệ căn : Hiểu rõ nguyên lý sanh diệt của sự vật - thấy biết sự vật một cách như thật đúng như các đạo lý Duyên khởi (paticcasamuppâda), Vô ngã (Anatta), Vô thường (Anicca); nhờ sự hiểu biết đúng đắn này mà khổ đau bị tiêu diệt và an lành thể hiện.Năm căn nầy tiềm ẩn trong mỗi người song phải tạo đủ điều kiện cho chúng phát triển một cách quân bình. Trong năm căn, Tín căn và Tuệ căn phải được phát triển quân bình vì nếu Tín căn quá phát triển mà thiếu tuệ căn thì có thể trở thành mê tín, cuồng tín. Trong khi đó, nếu tuệ căn quá phát triển mà thiếu tín căn thì có thể trở thành khôn ranh, vô đạo; cũng vậy, nếu tấn căn quá phát triển mà thiếu đînh căn thì có thể trở thành loạn động. Trong khi đó nếu đînh căn quá phát triển mà thiếu tấn căn thì có thể trở thành đần đừ. Còn Niệm căn thì phải được phát triển đều đặn cùng với hai đôi căn kia.
Như vậy năm căn là gốc rễ của sự giải thoát. Và năm căn nầy khi được phát triển một cách hoàn toàn, sẽ trở thành năm lực (bala) : sức mạnh của lòng tin mà sự nghi ngờ không thể lung lay ; sức mạnh của tinh tấn mà lười biếng không thể kéo lui ; sức mạnh của trí nhớ mà lãng trí không thể làm quên lãng ; sức mạnh của định tâm mà tán loạn không thể làm rối trí ; sức mạnh của trí tuệ mà ngu si không thể làm mê lầm.
Tu dưỡng có nghĩa là phát triển năm căn một các quân bình cho đến khi năm căn trở thành năm lực.
II - Chánh kinh Các Tỳ kheo, có năm căn (1).
Những gì là năm căn. Tín căn, Tấn căn, Niệm căn, Ðịnh căn, Tuệ căn.
Và các Tỳ kheo, tín căn là gì ?
Ở đây, các Tỳ kheo, bậc Thánh Thanh văn (2) có lòng tin, đặt lòng tin nơi sự giác ngộ của Như lai : Chính Thế tôn là bậc A-la-hán, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Ðiều ngự trượng phu, Thiên nhân sư,, Phật, Thế tôn (3). Các Tỳ kheo, ấy là tín căn.
Và các Tỳ kheo, tấn căn là gì ?
Ở đây, các Tỳ kheo, bậc Thánh Thanh văn sống với sự phát khởi tinh tấn, diệt trừ các điều ác, thành tựu các Pháp lành, nổ lực kiên trì, không từ bỏ sự cố gắng thực hiện các pháp lành. Các Tỳ kheo, ấy gọi là tấn căn
Và các Tỳ kheo, niệm căn là gì ?
Ở đây, các Tỳ kheo, bậc Thánh Thanh văn có chánh niệm (4), thaè nh tựu niệm tuệ (5) thù thắng, chánh niệm và tùy niệm (6) đày đủ các hành động và lời nói từ lâu Các Tỳ kheo, ấy gọi là niệm căn
Và các Tỳ kheo, định căn là gì ?
Ở đây, các Tỳ kheo, bậc Thánh Thanh văn sau khi từ bỏ (sự chấp trước) pháp sở duyên (đối tượng của giác quán), chứng được định và nhất tâm (7). Các Tỳ kheo, ấy gọi là định căn
Và các Tỳ kheo, tuệ căn là gì ?
Ở đây, các Tỳ kheo, bậc Thánh Thanh văn có tuệ, thành tựu trí tuệ về nguyên lý sanh diệt của các pháp (8), trí tuệ thể nhập (các pháp) của các bậc Thánh đưa đến sự tiêu diệt hoàn toàn khổ đau (9). Các Tỳ kheo, ấy gọi là tuệ căn.
Các Tỳ kheo, những thứ ấy gọi là năm căn.
III - Chú thích sơ lược (1). Căn (indriya) : Khả năng, ở đây chỉ cho khả năng tinh thần, căn bản cho sự giác ngộ giải thoát.
(2). Thánh thanh văn (ariyasâvaka) : đệ tử của Phật có quá trình tu chứng đúng theo chánh pháp.
(3). Mười hiệu của Như lai (Tathâgata) :(4). Chánh niệm (sati) : sự thức tỉnh đối với sự vật, trí nhớ những gì đã làm và đã nói1. A la hán : giải thoát đáng cung kính.
2. Chánh biến tri : bậc hiểu biết đúng đắn và cùng khắp.
3. Minh hạnh túc : bậc trí đức đầy đủ
4. Thiên thệ : bậc sống trong đời một cách khéo léo
5. Thế gian giải : bậc hiểu đời
6. Vô thượng sĩ : bậc cao cả không ai bằng.
7. Ðiều ngự trượng phu : bậc dìu dắt kẻ trượng phu
8. Thiên nhân sư : bậc thầy của trời và người
9. Phật : bậc giác ngộ hoàn toàn
10. Thế tôn : bậc được người đời tôn kính
(5). Niệm tuệ (satinepakka) : cũng có nghĩa chánh niệm và thận trọng
(6). Tùy niệm (anussati) : nhớ lại hay là quán niệm.
(7). Nhất tâm (cittassa ekagata) : Tâm ý và đói tượng hay đối tượng trong thiền quán là một, không có sự sao lãng hay rối loạn.
(8). Nguyên lý sanh diệt của các Pháp : sự thật nơi các pháp là luôn luôn biến chuyển đổi thay - vô thường, bởi vì sự vật vốn không "thật có" (vô ngã) vì do nhân duyên (duyên khởi) mà có. Nhân duyên hội tu thì sự vật sanh khởi, nhân duyên tan rã thìsự vật tiêu diệt.
(9). Ðưa đến sự tiêu diệt hoàn toàn khổ đau : có trí tuệ thì có giác ngộ chơn lý thì giải thoát khổ đau.
Thích Thiện ChâuChân thành cám ơn Ðh Ðoàn Viết Hiệp đã có thiện tâm giúp đánh máy vi tính
[ Trở Về ]