Người Cư Sĩ [ Trở Về ] [Trang chủ]
Kinh
Tam Minh Vacchagotta
( Tevijja - Vacchagottasuttam
)
- Discourse To Vacchagotta On The Threefold Knowledge -
Hòa thượng Thích Chơn Thiện
I.
GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
( Từ ngữ quen thuộc ) Nói đúng pháp và tùy pháp về Thế Tôn : cắt nghĩa phù hợp với Pháp ( exlaining in accordance with dhamma ). II. NỘI DUNG BẢN KINH 71 1. Du sĩ ngoại đạo Vacchagotta ghi lại dư luận nhận xét về Thế Tôn rằng : " Sa - môn Gotama là bậc Nhất Thiết Trí, là bậc Nhất Thiết Kiến. Ngài tự cho rằng là có tri kiến hoàn toàn : " Khi Ta đi, khi Ta đứng, khi Ta ngủ và khi Ta thức, tri kiến luôn luôn tồn tại liên tục ". Đây là dư luận không đúng về Thế Tôn. Đức Thế Tôn dạy lời nhận xét đúng về Thế Tôn là : " Sa-môn Gotama là bậc có Tam minh ", khi nào Thế Tôn muốn khởi dậy Tam minh, thì Tam minh mới sinh khởi. 2. Vacchagotta hỏi : 2.1. " Có thể có người tại gia nào không đoạn trừ các kiết sử tại gia mà mà khi thân hoại mạng chung lại có thể đoạn tận khổ đau. - Thế Tôn dạy :" Không có " 2.2. " Có thể có người tại gia nào không đoạn trừ kiết sử tại gia mà khi thân hoại mạng chung lại có thể sanh Thiên ". - " Có rất nhiều ", Thế Tôn dạy. 3. Vacchagotta lại hỏi : 3.1. " Có tà mạng ngoại đạo nào, sau khi thân hoại mạng chung có thể diệt tận khổ đau. - " Thế Tôn dạy : " không có ". 3.2. " Có tà mạng ngoại đạo nào, sau khi thân hoại mạng chung có thể sanh thiên ?" - Thế Tôn dạy : " Thế Tôn dù nhớ đến 91 kiếp, thì thấy chỉ có một vị tà mạng ngoại đạo duy nhất được sanh thiên : vị nầy thuyết về nghiệp và tác dụng của nghiệp. III. BÀN THÊM 1. Vacchagotta và một số người cho rằng bậc Toàn giác thì luôn luôn thấy biết vạn hữu dù là khi đi, đứng, nằm, ngồi hay cả khi ngủ, nghĩa là xem trí tuệ toàn giác như là chính cơ thể của Phật, như là tấm gương soi, vạn vật luôn luôn tự hiện rõ thật tướng của chúng trong gương. Đây thật sự là một ảo tưởng! Thế Tôn chỉ biết các pháp khi nào tác ý muốn biết, khi nào hướng tâm về các pháp. Ngài tự mình đã đoạn sạch các lậu hoặc; tự mình thấy rõ vô lượng kiếp quá khứ của tự thân nếu tác ý muốn thấy; tự mình thấy rõ con đường sinh tử của tất cả chúng sinh; làm hạnh nghiệp gì sẽ thác sinh về nơi tương ứng với hạnh nghiệp. Nếu nêu rõ chi tiết hơn về trí tuệ của Ngài thì nêu rõ nội dung của " Thập Như Lai lực ": thấy rõ sự thật của tất cả pháp, sự thật tâm hướng của tất cả chúng sanh và đầy đủ tất cả các pháp thượng nhân. 2. Một người chỉ đoạn tận khổ, theo kinh 71, chỉ khi nào cắt đứt hết thảy các kiết sử, dù người ấy là tại gia hay xuất gia. Nếu chỉ cắt đứt " năm hạ phần kiết sử " trước khi chết, thì khi mệnh chung chỉ đắc quả Thánh Hữu học A-na-hàm, không trở lui đời nầy nữa, và sanh về cõi trời Ngũ Bất Hoàn ( cõi trời Tứ thiền Sắc giới ) và nhập Niết bàn tại đó. 3. Điểm giáo lý rất đặc biệt của kinh 71 là : những kẻ tà mạng ngoại đạo, vì là đầy tà kiến và tà mạng, tương đương với ác pháp, bất thiện pháp, thì sau khi thân hoại mệnh chung không thể sanh Thiên, không thể đoạn khổ. Trong suốt 91 kiếp ( thời gian hầu như bất khả niệm ) mới chỉ có một người tà mạng ngoại đạo sanh Thiên, do vì người nầy tin về Nghiệp, thuyết về Nghiệp và tác dụng của Nghiệp. Thật là điều đáng gẫm! Tại đây, vấn đề Tà kiến hay Chánh kiến nổi bậc hẳn lên là yếu tố quyết định cảnh giới thác sinh. -ooOoo- |
[Trích giảng Trung Bộ] last updated: 20-06-2004