Người Cư Sĩ [ Trở Về ] [Trang chủ]
Kinh
Lớn Giáo Giới La-Hầu-La
(Mahà Ràhulovadasuttam
)
- Greater Discourse On An Exhortation To Ràhula -
Hòa thượng Thích Chơn Thiện
I.
GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
- Mahàsuttam hay Mahà-ovadam : Greater Discourse, ở đây không có ý nghĩa là kinh dài, mà còn có ý nghĩa rằng: lần giáo giới nầy xẩy ra vào lúc Ràhula đã là Tỷ kheo, trưởng thành, có khả năng để phát triển Định uẩn và Tuệ uẩn, khác với thực hành Giới uẩn ở kinh 61. - Tu tập Từ, bi, hỷ, xả đi cùng tu tập bất tịnh quán và vô thường quán ở đây chỉ thực hành ở cấp độ nhỏ : đối trị sân, hại, bất lạc, hận, tham ái, ngã mạn, đối trị các tâm cấu uế mà không phải ở cấp độ Tứ vô lượng tâm hành để phát triển đại tuệ ( sau Tứ sắc định ). - Viràgànupassì : Bản dịch tiếng Anh, Pàli Text Society, Oxford, 1989 dịch là " beholding dispassion" . HT Minh Châu dịch là " quán ly tham " Theo trình tự bốn nước quán của đối tượng " Pháp" là quánvô thường (Aniccànupassì), quán ly tham ( Viràgànupassì ), quán hoại diệt ( Nirodhànupassì ) và quán từ bỏ ( Patinissaggànupassì ). Từ viràga có hai nghĩa là ly tham và tan rã. Trình tự phát triển pháp quán " Pháp " là : từ vô thường đi đến tan rã, đi đến hoại diệt ( của đối tượng ); từ đây, hành giả khởi niệm xả ly, từ bỏ chấp thủ Pháp ( Năm uẩn ). Như thế từ Viràgànupassì nên dịch là quán tan rã ( tiếng Anh nên dịch là beholding waning hay beholding fading away ). II. NỘI DUNG KINH 62 1. Kinh 61, Thế Tôn dạy Ràhula ở thành Vương Xá (Ràjagaha); kinh 62 Thế Tôn dạy Ràhula ở thành Xá-Vệ (Sàvatthì). Tại Xá Vệ, ở tịnh xá Cấp Cô Độc, Thế Tôn dạy tôn giả Ràhula quán năm uẩn là "không phải là ta, không phải của ta, không phải là tự ngã của ta" để đoạn trừ Thân kiến (kiết sử đầu) và tu tập "Niệm hơi thở vào, hơi thở ra " . 2. Thế Tôn dạy Ràhula, bên cạnh quán Ngũ uẩn, là quán ngũ đại (địa, thủy, hỏa, phong và không đại) và tu tập tâm theo tánh vô trước, vô thủ, bất động của ngũ đại. Như thế sẽ gặt được quả lớn, lợi ích lớn. III. BÀN THÊM 1. Đặc biệt của bản kinh 62 là tôn giả nhận được hai sự quan tâm lớn và haisự chỉ lớn từ Thế Tôn và tôn giả Xá-lợi-phất. Đặc biệt của sự chỉ dẫn pháp môn nầy là đúng thời, đúng cơ và đúng pháp công phu sẽ dễ thành tựu. 2. Lời dạy đầu tiên của bài Pháp mà Thế Tôn truyền dạy tôn giả Ràhula là quán Năm uẩn (không phải của ta...). Lời dạy tiếp theo của tôn giả Xá-lợi phất là quán niệm hơi thở vào hơi thở ra. Hai lời dạy đều hàm chứa cùng một công phu, cùng mục tiêu trước mắt, dù bên ngoài ngôn ngữ có vẻ khác nhau : Để nhìn thấy kết qủa Sắc uẩn, v.v... là không phải của ta, không phải là ta, không phải là tự ngã của ta, thì công phu tọa thiền theo dõi hơi thở vào, hơi thở ra là cần thực hiện, bởi khi theo dõi hơi thở vào, ra, hành giả sẽ cùng lúc thấy rõ sự thật dòng chảy của các quá trình tâm lý và vật lý, cuộn vào nhau, hay là dòng chảy của Ngũ uẩn (Sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Thấy rõ sự thật các duyên làm nên dòng nước ấy là thấy rõ "sắc, thọ,..." không phải của ta, không phải là ta, không phải là tự ngã của ta. 3. Lời dạy thứ hai của bài pháp mà Thế Tôn truyền đạt là nhìn và phân biệt rõ địa đại, thủy đại,..., không đại. Rồi từ công phu nầy hành giả cũng sẽ thấy rõ sự thật của năm uẩn như vừa được trình bày. 4. Pháp quán (an trú niệm) trên đối tượng từ, bi, hỷ, xả, vô thường... là để tẩy sạch tâm cấu uế như sân, phẫn, hận,... để vào hiện tại lạc trú. 5. Khi mà tánh của đất là bất động, vô trước, vô chấp thủ thì tánh của tâm (tâm cũng là một Pháp) cũng thế ! Đây là niềm tin mở đầu công phu giải thoát tâm. 6. Pháp quán niệm hơi thở vào, hơi thở ra, hay Tứ niệm xứ quán, tuy có vẻ giản dị, nhưng thực ra khi hành thì có nhiều công phu giải thoát được thành tựu. -ooOoo- |
[Trích giảng Trung Bộ] last updated: 08-02-2004