Người Cư Sĩ [ Trở Về ] [Trang chủ]
Kinh
Chánh Tri Kiến
(Sammàditthi
Sutta)
Hòa thượng Thích Chơn Thiện
I . GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
- Tham tùy miên: Ràgànusayam (Addiction to attachment): Tham trước đang dính mắc tâm, đang còn nằm yên trong tâm. Tập quán tham trước; tập khí tham. - Sân tùy miên: Patighànusayam (Addiction to shunning): Sân hận đang dính mắc tâm, đang còn nằm yên trong tâm. Tập quán sân hận; tập khí sân hận. - Kiến mạn tùy miên: "Tôi là", Ditthimànànusayam: (Addiction to the latent view "I am"): Các ý niệm, quan niệm về "Tôi" hiện hữu (Tôi có mặt) đang tiềm tàng trong tâm. 1. Kinh Chánh Tri Kiến do Tôn giả Sàriputta, bậc Tướng quân Chánh pháp dạy. Chánh tri kiến (sammàditthi) là chi phần dẫn đầu của Bát Thánh đạo, là linh hồn của "Đạo đế", của mọi công phu tu tập dẫn đến thành tựu phạm hạnh. Vắng mặt linh hồn ấy thì chẳng có gì gọi là Phật giáo. Vì tầm quan trọng đó nên Tôn giả Sàriputta đã cặn kẽ định nghĩa Chánh tri kiến rằng: - Tuệ tri thiện và căn gốc của thiện: Chánh tri kiến. - Tuệ tri được thức ăn (đoàn thực, xúc thực, thức thực và tư niệm thực) và căn gốc của thức ăn: Chánh tri kiến. - Tuệ tri khổ (Khổ, tập, diệt, đạo): Chánh tri kiến. - Tuệ tri từng chi phần Duyên khởi: Chánh tri kiến. 3. Điểm đặc thù và rất triết, rất đạo của bản kinh là điểm đoạn tận tập khí (tùy miên) ngã tưởng, tập quán về ý niệm "Tôi hiện hữu", hay "Tôi là". Tưởng rằng tôi có mặt ở đời là sự hiện diện của vô minh. Đoạn tận nó là đoạn tận vô minh, khiến minh khởi. Đoạn tận vô minh là nội dung của đoạn tận khổ đau (theo vận hành của 12 chi phần Duyên khởi): mục đích của giải thoát. Ghi chú: Đoạn tận gốc kiến mạn tùy miên "Tôi là" là nội dung hầu như tương đương với nội dung đoạn trừ 8 loại ngã tưởng trong kinh Kim Cang Bát Nhã (Kinh Đại thừa Phát triển). III. BÀN THÊM 1. Từ kinh "Nhất Thiết Lậu Hoặc", kinh số 2, Đức Thế Tôn chỉ rõ "sầu, bi, khổ, ưu, não" của con người khởi lên là do tà kiến (kiến trù lâm, kiến hoang vu, kiến hý luận, kiến tranh chấp, kiến kiết phược). Tà kiến là nội dung của nhận thức "ta có tự ngã" (các pháp có tự ngã). Ý nghĩa này được Tôn giả Xá Lợi Phất gọi là "kiến mạn tùy miên 'Tôi là'". Tà kiến ấy là vô minh dẫn đến khổ đau. Để dập tắt vô minh, hành giả làm sinh khởi Chánh tri kiến khiến minh khởi. 2. Tôn giả Xá Lợi Phất dạy gốc của tâm bất thiện là tham, sân, si; gốc của thức ăn (đoàn thực, xúc thực, thức thực, tư niệm thực) hay gốc của "Ngũ thủ uẩn" là Ái. Nói gọn, gốc của khổ đau là Ái (hay tham, sân, si) hay sự vận hành của Ái, của vô minh, của 12 chi phần Duyên khởi. Tôn giả đã khéo léo và nhẹ nhàng thay thế từ vô minh hay si mê (si muội) bằng ý niệm "Tôi là", "Tôi hiện hữu". Vấn đề trở nên dễ nhận hơn, giản dị hơn. Tất cả những niệm tưởng nào liên quan cái "Tôi" như "của Tôi", "Tự ngã của Tôi" đều là sự hiện hữu của vô minh, khổ đau. Xóa bỏ niệm tưởng ấy là xóa bỏ khổ đau bằng công phu thực hành con đường trung đạo "Bát Thánh đạo". 3. Từ kinh số 1 đến kinh số 9 này đều được giảng tại vườn Cấp Cô Độc. Giới thiệu đầy đủ về "con đường" rất trí tuệ. Pháp môn hầu như độc nhất để thực hiện "Con đường" là Tứ niệm xứ và được giới thiệu ở kinh số 10, Trung Bộ. -ooOoo- (Nguyệt san Giác
Ngộ, số 74, tháng 05-2002)
|
Source = BuddhaSasana
[Trích giảng Trung Bộ] last updated: 17-02-2003