Người Cư Sĩ [ Trở Về ] [Trang chủ]
Kinh
Ước Nguyện
Akankheyya
sutta - Discourse On What One May Wish
Hòa thượng Thích Chơn Thiện
I.
GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
- Quán hạnh: Vipassana (Being endowed with vision): Thiền quán; theo đõi; giác sát đối tượng với trí tuệ . - Dự lưu quả: Sotapanno (Stream Enterer: Stream Attainer): Tu đà hoàn; Nhập lưu: quả Thánh thứ nhất (do đoạn trừ 3 kiết sử: Thân kiến, nghi, giới cấm thủ). - Nhất lai quả: Sakadàgàmì (One-Returner): Tư đà hàm: quả Thánh thứ hai (do làm nguội được thêm hai kiết sử: dục và sân). - Bất lai quả: Anagàmì (Never-Returner): A na hàm, quả Thánh thứ ba (do đoạn trừ 5 kiết sử ghi trên). - A la hán: Arahat (do đoạn trừ 10 kiết sử: 5 kiết sử đầu: hữu ái, vô hữu ái, mạn, trạo cử và vô minh) . II. NỘI DUNG BẢN KINH Bản kinh đề cập cụ thể các ước nguyện tốt đẹp của một Tỷ kheo và con đường thành tựu ước nguyện ấy. Con đường đó là lộ trình giảt thoát phải đi qua, cụ thể là: - Giữ nội tâm tịch tĩnh và tinh tấn hành Thiền định (Định học); - Thành tựu quán hạnh (Tuệ học); - Sống tại trú xứ không tịch ("Hiện tại lạc trú"). Nội dung chứng đạt của các ước nguyện trên là: - Có tâm giải thoát (thoát khỏi các phiền não); - Có khả năng đi lại tự tại trong thế giới này: trên không, trên nước, trong nước, qua đất...; - Nghe và hiểu, xa-gần, các ngôn ngữ của chư Thiên và loài Người (có lẽ cả nói nữa); - Hiểu trực tiếp tâm lý của con người và các chúng sinh, - Đoạn tận lậu hoặc. Hiểu rõ tất cả pháp. Thứ tự các ước nguyện trong kinh là thứ tự của các bước đi giải thoát, các bước đi mà Đức Thế Tôn sẽ dần dần chỉ dạy với nhiều khía cạnh trong các bản kinh kế tiếp. III. BÀN THÊM 1. Trong sáu bản kinh đầu của Trung Bộ kinh I, Đức Thế Tôn chỉ rõ con đường độc nhất dẫn đến thành tựu phạm hạnh gồm bốn điểm chính: b) Thành tựu Định uẩn, c) Thành tựu Tuệ uẩn, d) Sống viễn ly. 2. Với sự thành tựu đáp ứng ước nguyện của vị Tỷ kheo, hành giả có đầy đủ hành trang độ sinh, cứu độ đủ mọi căn cơ, tuơng đương với năng lực độ sinh của đại Bồ tát. 3. Qua các thành tựu tâm và Tuệ giải thoát của một Tỷ kheo đưọc giới thiệu qua kinh số 6 này, có nhiều gợi ý mà người đời cần chiêm nghiệm: b) Sự kiện thần thông không bị vướng ngại thời gian, không gian, đất, nước, gió, lửa nói lên sự thật của các hiện hữu rằng: - Các hiện hữu là vô ngã tính,
bất định tính.
c) Sự kiện "tha tâm thông", đọc đưọc tâm những người khác một cách dễ dàng nói lên rằng sự vận hành của tâm lý để lại nhiều ký hiệu, dấu hiệu mà người khác có thể đọc và hiểu được. Điều này gợi ý rằng con người có thể có dụng cụ để ghi và dịch các ký hiệu nói trên. d) Sự kiện ở trong đại định (tâm tập trung, tĩnh lặng) hành giả có thể nghe xa, gần và hiểu được tiếng nói của chư Thiên và loài Người tiết lộ rằng: - Nếu tâm thức con người không
bị nhiễu loạn bởi các ngã tưởng và bởi các tư duy ngã
tính thì có thể đón nhận và đọc được mọi tín hiệu
phát ra từ mọi hiện hữu.
e) Sự kiện "Túc mệnh thông" và "Tha tâm thông" xác minh rằng: mọi hiện hữu vận hành trong vũ trụ đều để lại hình ảnh của chính nó hầu như bất diệt trong vũ trụ; hoặc giả vạn hữu thường vận hành và thường bất sinh bất diệt dưới cái nhìn của thực tại như thực, mà không phải dưới cái nhìn hữu ngã giới hạn. Con người cũng có thể sáng chế ra một chiếc "camera" có phóng ra các tia sáng với tần số đặc biệt có thể thu các "hình ảnh bất diệt" ấy v.v... Các gợi ý trên đây chỉ là những giả tưởng. Nếu giác tỉnh trở về với trí tuệ toàn giác của Đức Phật thì chỉ có một việc mà nhân loại cần tập trung mọi nỗ lực để thực hiện là làm thế nào để khổ đau biến mất khỏi Thế gian này, khỏi tâm thức của mỗi cá nhân./. (trích Nguyệt san Giác
Ngộ số 72, 03-2002)
|
Source = BuddhaSasana
[Trích giảng Trung Bộ] last updated: 17-02-2003