Người Cư Sĩ [ Trở Về ] [Trang chủ]
Kinh
Không Uế Nhiễm
Anangana sutta
- Dicourse On No Blemishes
Hòa thượng Thích Chơn Thiện
I.
GIẢI THÍCH TỪ NGỮ
- Tuệ tri: Pajànàti: (comprehends a thing as it really is): Thấy sự vật như thật; thấy với trí tuệ . - Tâm cấu uế: Nội thân cấu uế (anganam: blemish): Tâm có than trước, sân hận và si mê, bao gồm: các ác, bất thiện pháp, và cảnh giới của dục: phẫn nộ; bất mãn; phú tàng; ưa danh; ưa hơn người; lợi dưỡng mong được tôn kính cúng dường; gian ngụy; xảo trá; khi cuống; trạo cử; kiêu mạn; dao động; lắm lời; tạp thoại; không hộ trì các căn; không tiết độ ăn uống; không chú tâm cảnh giác; không tha thiết Sa môn hạnh; không nhiệt thành tôn trọng Pháp; ưa sống sung túc; biếng nhác; dẫn đầu về đọa lạc; chối bỏ trọng trách sống viễn ly; giải đãi không tinh tấn; lãng quên không chú niệm, tán loạn; liệt tuệ, đần độn (Tôn giả Xá Lợi Phất liệt kê). II. NỘI DUNG KINH 1. Tôn giả Sàriputta phân biệt có 4 hạng người ở đời: b) Hạng thiếu trí tuệ, không biết mình đang không có tâm cấu uế. c) Hạng có trí tuệ, biết mình đang có tâm cấu uế . d) Hạng có trí tuệ, biết mình đang không có tâm cấu uế . - Hạng hạ liệt tiếp tục đi sâu vào các tâm cấu uể, hay sẽ tiếp tục rơi vào tâm cấu uế . 2. Vị Tỷ kheo quyết tâm giải thoát thì cần bám chặt hai điểm thực hiện: b) Tẩy sạch các cấu uế của tâm. Tâm không uế như là vòng hoa tuyệt đẹp trang điểm cho người xuất thế. Đây là nội dung mà tôn giả Sàriputta giáo giới các vị Tỷ kheo./. (trích Nguyệt san Giác
Ngộ số 72, 03-2002)
|
Source = BuddhaSasana
[Trích giảng Trung Bộ] last updated: 17-02-2003