Người Cư Sĩ          [ Trở Về         [Trang chủ]

Trung Bộ Kinh - Bài Kinh số 3

Kinh Thừa Tự Pháp
(Dhammadàyàda Sutta)

Hòa thượng Thích Chơn Thiện


I . GIẢI THÍCH TỪ NGỮ  

- Sống viễn ly: Pavivitassa viharato (staying in seclusion): Theo văn mạch của kinh số 3, tham khảo thêm bản kinh số 4, sống viễn ly là sống nơi xa vắng trong những cánh rừng, xa làng mạc, thị trấn, đô thị, xa hội chúng. Sống viễn ly còn có nghĩa là sống thiểu dục, tri túc và tinh cần thực hành thiền định để tẩy sạch các tâm cấu uế, phát triển các tâm đại hành (các Sắc định) và phát triển các tuệ tâm, Tam minh, Lục thông.

- Nhãn sanh: Cakkukaranì (making for vision): Làm sinh khởi trí tuệ, sinh khởi nhận thức về sự thật Duyên khởi, Vô ngã của các hiện hữu. Nhãn sinh đồng nghĩa với Pháp nhãn sinh.

- Trí sanh (hay chân trí sanh): Nànakaranì (making for knowledge): Trí tuệ sanh; trí tuệ thấy rõ sự thật của Khổ, Khổ tập, Khổ tập diệt và con đường dẫn đến khổ diệt.

- Bát thánh đạo: sẽ được định nghĩa ở kinh số 9: Chánh tri kiến, và kinh số 117: Đại Tứ Thập (trong các kỳ sau).

- Ác pháp: có 14 ác pháp được kinh số 3 đề cập, gồm:

1. Phẫn nộ (kodho: anger)
2. Hiềm hận (upanàho: malevolence)
3. Giả dối (makkho: hypocrisy)
4. Não hại (palàso: spite)
5. Tật đố (issà: envy)
6. Xan lẫn (maccheram: stinginess)
7. Man trá (màyà: deceit)
8. Phản bội (sàtheyyam: treachery)
9. Ngoan cố (thambho: obstinacy)
10. Bồng bột (srambho: impetuosity)
11. Mạn (màno: arrogance)
12. Tăng thượng mạn (atimàno: pride)
13. Kiêu (mado: coceit)
14. Phóng dật (pamàdo: indolence).
II .NỘI DUNG BẢN KINH

1. Đức Thế Tôn dạy tất cả hàng đệ tử của Ngài nên đi theo con đường thực hành phạm hạnh, sống viễn ly. Đó là ý nghĩa "thừa tự pháp", mà không nên thừa hưởng vật chất (thức ăn, sàng tọa, y phục, chỗ ở).

Những ai "thừa tự pháp" thì đáng được tán thán; những ai "thừa tự tài vật" thì đáng bị quở trách.

2. Tôn giả Sàriputta (Xá Lợi Phất) đã mở rộng ý nghĩa "thừa tự pháp" bằng cách thực hành phạm hạnh: tu tập Trung đạo (Bát Thánh đạo) để đoạn trừ dục tâm, sân tâm, hại tâm, ác tâm hướng đến chứng ngộ giải thoát, Niết bàn (đoạn tận lậu hoặc).

3. Bản kinh số 3 tuy rất ngắn, giản đơn nhưng rất quan trọng trong việc xác định thực hiện đời sống phạm hạnh đồng đẳng giữa các hàng Tỷ kheo: đây là nếp sống giải thoát dành cho tu sĩ của mọi thời đại mà bản kinh số 5 sẽ mở đầu giới thiệu bước đi cụ thể.

-ooOoo-

 (Nguyệt san Giác Ngộ, số 70, tháng 01-2002)
Source = BuddhaSasana

[Trích giảng Trung Bộ]

last updated: 17-02-2003