Bài số :  99

Thơ Thái Thượng Hoàng Go-Toba 後鳥羽院

 

a) Nguyên văn:

人も惜し

人も恨めし

あぢきなく

世を思ふゆゑに

もの思ふ身は

b) Phiên âm:

Hito mo wo shi

Hito mo urameshi

Ajikinaku

Yo wo omou yue ni

Mono omou mi wa

c) Diễn ý:

Có lúc thì thương người

Nhưng có lúc lại hận người.

Cớ sao lại phải vì cuộc đời đáng chán này.

Mà ta đâm ra lo lắng chuyện này đến chuyện khác.

d) Dịch thơ:

Có lúc thấy thương người,
Khi thì hận không nguôi.
Chán cuộc đời mà vẫn,
Lo lắng mãi cho đời.

(ngũ ngôn) 

Thương hay hận cũng là người,
Chán đời, mình vẫn lo đời không thôi.

(lục bát)

 

e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất Xứ: Shoku Gosen-shuu (Tục Hậu Tuyển Tập), tạp thi phần trung, bài 1202.

Tác Giả: Go Toba-In (Thái Thượng Hoàng Hậu Điểu Vũ, 1180-1239), ông là con trai thứ 4 của Thiên Hoàng Takakura (Cao Thương). Sau âm mưu đảo chính năm Jôkyuu thất bại, ông bị Mạc Phủ Kamakura đày ra đảo Oki. Ở đó 19 năm và chết trên đảo năm 60 tuổi. Là người đã ra lệnh soạn Shin Kokin-shuu

Đây là một trong năm bài với đề tài Thuật Hoài mà Thiên Hoàng đã viết vào năm Kenryaku (Kiến Lịch, 1211-13) thứ 2, năm ông 33 tuổi.

Go Toba-In

 

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài: Con người có kẻ đáng yêu và đáng ghét, nghĩ về cuộc đời không như ý nên lòng phẫn khái.

Hai câu đầu nói lên hai tình cảm đối nghịch là 愛しyêu, 惜しいtiếc (oshi) và 恨めしい、怨めしいhận (urameshi) nhưng đều nhắm vào đối tượng người (hito), có thể là cùng một người hay hai người khác nhau, có thể vì việc công mà cũng có thể vì việc riêng tư. Còn từ “đời” (yo) trong câu thứ 4 có lẽ nói về cuộc đời thịnh trị nhìn dưới mắt những kẻ đang cầm quyền. Ajikikaku có nghĩa là không được như mình nghĩ và không biết phải làm sao.

Thiên Hoàng làm bài này 9 năm trước cuộc biến loạn năm Jôkyuu thứ 3 (1221), tuy nhiên dường như trong thơ đã hé lộ nỗi bất mãn đối với Mạc Phủ Kamakura.   

Kỹ thuật tu từ trong bài bài là phép đảo nghịch và cách ngắt câu ở cuối câu thứ hai.

 

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Nhân Thế.
人 世 

Khả ái khả hận câu hữu nhân,
可 愛 可 恨 倶 有 人

Mang mang nhân thế thái phân vân.
茫 茫 人 世 太 紛 繧

Thâm cảm nhân gian vô ý vị,
深 感 人 間 無 意 味

Nhất phiến ưu thương thị thử thân.
一 片 憂 傷 是此 身

 

Anh dịch:

Some men love, some men me hate

Inspire: when e’er I think upon

This miserable world, my fate

More pitiable doth them to me.

(Dickins)

For some men I grieve;--

Some men are hateful to me;--

And this wretched world

To me, weighted down with care,

Is a place of misery.

(Mac Cauley)

Tương truyền Thái Thượng Hoàng Go Toba là người có cá tính, yêu ghét rạch ròi. Ông rất xông xáo khi tìm cách tiến thủ, từng lấn lướt hoàng tử thứ ba trong cuộc chạy đua lên ngôi báu.

 

 





Bài số :  99

Thơ Thái Thượng Hoàng Go-Toba 後鳥羽院

 

a) Nguyên văn:

人も惜し

人も恨めし

あぢきなく

世を思ふゆゑに

もの思ふ身は

b) Phiên âm:

Hito mo wo shi

Hito mo urameshi

Ajikinaku

Yo wo omou yue ni

Mono omou mi wa

c) Diễn ý:

Có lúc thì thương người

Nhưng có lúc lại hận người.

Cớ sao lại phải vì cuộc đời đáng chán này.

Mà ta đâm ra lo lắng chuyện này đến chuyện khác.

d) Dịch thơ:

Có lúc thấy thương người,
Khi thì hận không nguôi.
Chán cuộc đời mà vẫn,
Lo lắng mãi cho đời.

(ngũ ngôn) 

Thương hay hận cũng là người,
Chán đời, mình vẫn lo đời không thôi.

(lục bát)

 

e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất Xứ: Shoku Gosen-shuu (Tục Hậu Tuyển Tập), tạp thi phần trung, bài 1202.

Tác Giả: Go Toba-In (Thái Thượng Hoàng Hậu Điểu Vũ, 1180-1239), ông là con trai thứ 4 của Thiên Hoàng Takakura (Cao Thương). Sau âm mưu đảo chính năm Jôkyuu thất bại, ông bị Mạc Phủ Kamakura đày ra đảo Oki. Ở đó 19 năm và chết trên đảo năm 60 tuổi. Là người đã ra lệnh soạn Shin Kokin-shuu

Đây là một trong năm bài với đề tài Thuật Hoài mà Thiên Hoàng đã viết vào năm Kenryaku (Kiến Lịch, 1211-13) thứ 2, năm ông 33 tuổi.

Go Toba-In

 

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài: Con người có kẻ đáng yêu và đáng ghét, nghĩ về cuộc đời không như ý nên lòng phẫn khái.

Hai câu đầu nói lên hai tình cảm đối nghịch là 愛しyêu, 惜しいtiếc (oshi) và 恨めしい、怨めしいhận (urameshi) nhưng đều nhắm vào đối tượng người (hito), có thể là cùng một người hay hai người khác nhau, có thể vì việc công mà cũng có thể vì việc riêng tư. Còn từ “đời” (yo) trong câu thứ 4 có lẽ nói về cuộc đời thịnh trị nhìn dưới mắt những kẻ đang cầm quyền. Ajikikaku có nghĩa là không được như mình nghĩ và không biết phải làm sao.

Thiên Hoàng làm bài này 9 năm trước cuộc biến loạn năm Jôkyuu thứ 3 (1221), tuy nhiên dường như trong thơ đã hé lộ nỗi bất mãn đối với Mạc Phủ Kamakura.   

Kỹ thuật tu từ trong bài bài là phép đảo nghịch và cách ngắt câu ở cuối câu thứ hai.

 

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Nhân Thế.
人 世 

Khả ái khả hận câu hữu nhân,
可 愛 可 恨 倶 有 人

Mang mang nhân thế thái phân vân.
茫 茫 人 世 太 紛 繧

Thâm cảm nhân gian vô ý vị,
深 感 人 間 無 意 味

Nhất phiến ưu thương thị thử thân.
一 片 憂 傷 是此 身

 

Anh dịch:

Some men love, some men me hate

Inspire: when e’er I think upon

This miserable world, my fate

More pitiable doth them to me.

(Dickins)

For some men I grieve;--

Some men are hateful to me;--

And this wretched world

To me, weighted down with care,

Is a place of misery.

(Mac Cauley)

Tương truyền Thái Thượng Hoàng Go Toba là người có cá tính, yêu ghét rạch ròi. Ông rất xông xáo khi tìm cách tiến thủ, từng lấn lướt hoàng tử thứ ba trong cuộc chạy đua lên ngôi báu.