Bài số :  95

Thơ Tiền Đại Tăng Chính Ji.en 前大僧正慈円

Nét bút thơ tăng Jien và thơ đại thần Kintsune

 

 

a) Nguyên văn:

おほけなく

うき世の民に

おほふかな

わがたつそまに

墨染の袖

b) Phiên âm:

Naokenaku

Ukiyo no tami ni

Oofu kana

Wa ga tatsu soma ni

Sumizome no sode

c) Diễn ý:

Biết mình không đủ sức

Nhưng vẫn quyết tâm cứu dân lành khỏi sự đau khổ trên đời,

Mặc cái táo nhà tu tay áo nhuộm đen này,

Bắt đầu cuộc đời trên ngọn Hieizan, nơi đã phá rừng lập chùa.

d) Dịch thơ:

Dẫu biết mình sức mọn,
Lòng muốn cứu sinh dân.
Lên non nương gót Phật,
Cà sa quét cát lầm.

(ngũ ngôn) 

Muôn dân khổ nạn cõi trần,
Lên non theo Phật, quyết tâm cứu người.

(lục bát)

 

e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Senzai-shuu (Thiên Tải Tập), tạp thi phần trung, bài 1137.

Tác Giả: Tăng Jien (Từ Viên, 1170-1221) làm chức Daisôjô (Đại tăng chính), cao nhất trong hàng giáo phẩm Phật Giáo phái Tendai, ngang với Dainagon (chức dưới Hữu Đại Thần một bậc) trong triều đình. Ông vốn là con trai Quan bạch Fujiwara no Tadamichi (Đằng Nguyên, Trung Thông, tác giả bài 76), đi tu năm mới lên 11.Tác phẩm cơ sở của ông là tập sử luận Gukanshô (Ngu Quản Sao). Thơ có Shuugyoku-shuu (Thập Ngọc Tập), tài được coi ngang với Saigyô.

Bài này không có chủ đề. Lời bình của Senzai-shuu cho biết tác giả đã viết ra vào năm 1188 nghĩa là lúc ông hãy còn rất trẻ (18 tuổi). Chỗ khác lại viết là lúc ông đã ngoài 30.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài: Bày tỏ quyết tâm muốn đem đạo pháp để cứu dân giúp đời.

Trong một cuộc đời đầy ưu sầu (ukiyo theo nghĩa thời trung cổ) nhiều bệnh tật, thiên tai, đói kém và chiến tranh, nhà sư muốn khoác (ôu) mạnh áo cà sa nhuộm đen (kurozome) của nhà tu để cứu muôn dân (tami).

Bài thơ này dựa theo một honka của tăng Saichô (Tối Trừng, 767-822), khai tổ phái Tendai làm ra nhân dịp kiến tạo một ngôi thiền đường ở chùa Enryaku (Diên Lịch Tự) trên núi Hieizan. Sự mô phỏng bài thơ đó biểu lộ lòng tưởng nhớ của Jien đến lời giáo huấn của Saichô, vị khai tổ, và bày tỏ quyết tâm hành đạo của mình.

Câu đầu, Ôkenaku, nói lên lòng khiêm tốn cho là mình không xứng đáng nhận sứ mệnh. Câu thứ 3 Ôukana bóng gió về việc mình khoác áo nhà tu. Soma có nghĩa  “ngọn núi đã khai hoang” ý nói nơi lập chùa.

Kỹ thuật dùng trong bài là honkadori (mô phỏng thơ gốc), sankugiri (ngắt câu cuối câu thứ 3), kake-kotoba (từ sumizome có hai cách viết, một là 住み初めbắt đầu vào sống ở chùa”, hai là 墨染めtay áo nhuộm đen”. Ngoài ra còn sử dụng cả engo (giữa 覆うôu và sode) lẫn tôchihô (phép nghịch đảo).

 

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Bất Thức Kỷ Thân Lực Thái Khinh.
不 識 己 身 力 太 軽

 

Bất thức kỷ thân lực thái khinh,
不 識 己 身 力 太 軽

Khước dục vị dân giải ưu tình.
却 欲 為 民 解 憂 情

Ngã kim lập vu lâm sơn thượng,
我 今 立 于 林 山 上

Nguyện trương sam tụ hộ chúng sinh.
願 張 衫 袖 擭 衆 生

 

Anh dịch:

An ignorant man am I, unfit

O’er all the multitude of men

In dignity supreme to sit:

The simple priests’black robe again

I would, a humble dweller on

Wagatatsusoma, gladly don.

(Dickins)

Though I am not fit,

I have dared to shield the folk

Of this woeful world

With my black-dyed (sacred) sleeve:--

I, who live on Mount Hiei.

(Mac Cauley)

 

 





Bài số :  95

Thơ Tiền Đại Tăng Chính Ji.en 前大僧正慈円

Nét bút thơ tăng Jien và thơ đại thần Kintsune

 

 

a) Nguyên văn:

おほけなく

うき世の民に

おほふかな

わがたつそまに

墨染の袖

b) Phiên âm:

Naokenaku

Ukiyo no tami ni

Oofu kana

Wa ga tatsu soma ni

Sumizome no sode

c) Diễn ý:

Biết mình không đủ sức

Nhưng vẫn quyết tâm cứu dân lành khỏi sự đau khổ trên đời,

Mặc cái táo nhà tu tay áo nhuộm đen này,

Bắt đầu cuộc đời trên ngọn Hieizan, nơi đã phá rừng lập chùa.

d) Dịch thơ:

Dẫu biết mình sức mọn,
Lòng muốn cứu sinh dân.
Lên non nương gót Phật,
Cà sa quét cát lầm.

(ngũ ngôn) 

Muôn dân khổ nạn cõi trần,
Lên non theo Phật, quyết tâm cứu người.

(lục bát)

 

e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Senzai-shuu (Thiên Tải Tập), tạp thi phần trung, bài 1137.

Tác Giả: Tăng Jien (Từ Viên, 1170-1221) làm chức Daisôjô (Đại tăng chính), cao nhất trong hàng giáo phẩm Phật Giáo phái Tendai, ngang với Dainagon (chức dưới Hữu Đại Thần một bậc) trong triều đình. Ông vốn là con trai Quan bạch Fujiwara no Tadamichi (Đằng Nguyên, Trung Thông, tác giả bài 76), đi tu năm mới lên 11.Tác phẩm cơ sở của ông là tập sử luận Gukanshô (Ngu Quản Sao). Thơ có Shuugyoku-shuu (Thập Ngọc Tập), tài được coi ngang với Saigyô.

Bài này không có chủ đề. Lời bình của Senzai-shuu cho biết tác giả đã viết ra vào năm 1188 nghĩa là lúc ông hãy còn rất trẻ (18 tuổi). Chỗ khác lại viết là lúc ông đã ngoài 30.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài: Bày tỏ quyết tâm muốn đem đạo pháp để cứu dân giúp đời.

Trong một cuộc đời đầy ưu sầu (ukiyo theo nghĩa thời trung cổ) nhiều bệnh tật, thiên tai, đói kém và chiến tranh, nhà sư muốn khoác (ôu) mạnh áo cà sa nhuộm đen (kurozome) của nhà tu để cứu muôn dân (tami).

Bài thơ này dựa theo một honka của tăng Saichô (Tối Trừng, 767-822), khai tổ phái Tendai làm ra nhân dịp kiến tạo một ngôi thiền đường ở chùa Enryaku (Diên Lịch Tự) trên núi Hieizan. Sự mô phỏng bài thơ đó biểu lộ lòng tưởng nhớ của Jien đến lời giáo huấn của Saichô, vị khai tổ, và bày tỏ quyết tâm hành đạo của mình.

Câu đầu, Ôkenaku, nói lên lòng khiêm tốn cho là mình không xứng đáng nhận sứ mệnh. Câu thứ 3 Ôukana bóng gió về việc mình khoác áo nhà tu. Soma có nghĩa  “ngọn núi đã khai hoang” ý nói nơi lập chùa.

Kỹ thuật dùng trong bài là honkadori (mô phỏng thơ gốc), sankugiri (ngắt câu cuối câu thứ 3), kake-kotoba (từ sumizome có hai cách viết, một là 住み初めbắt đầu vào sống ở chùa”, hai là 墨染めtay áo nhuộm đen”. Ngoài ra còn sử dụng cả engo (giữa 覆うôu và sode) lẫn tôchihô (phép nghịch đảo).

 

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Bất Thức Kỷ Thân Lực Thái Khinh.
不 識 己 身 力 太 軽

 

Bất thức kỷ thân lực thái khinh,
不 識 己 身 力 太 軽

Khước dục vị dân giải ưu tình.
却 欲 為 民 解 憂 情

Ngã kim lập vu lâm sơn thượng,
我 今 立 于 林 山 上

Nguyện trương sam tụ hộ chúng sinh.
願 張 衫 袖 擭 衆 生

 

Anh dịch:

An ignorant man am I, unfit

O’er all the multitude of men

In dignity supreme to sit:

The simple priests’black robe again

I would, a humble dweller on

Wagatatsusoma, gladly don.

(Dickins)

Though I am not fit,

I have dared to shield the folk

Of this woeful world

With my black-dyed (sacred) sleeve:--

I, who live on Mount Hiei.

(Mac Cauley)