Bài số :  90

Thơ bà con gái quan Taifu ở Inpumon-in 殷富門院太輔

 

a) Nguyên văn:

見せばやな

雄島のあまの

袖だにも

ぬれにぞぬれて

色はかはらず

b) Phiên âm:

Mise baya na

Oshima no ama no

Sode dani mo

Nure ni zo nure shi

Iro wa kawarazu.

c) Diễn ý:

Em muốn đưa cho người bạc tình thấy

Ống tay áo đã thấm lệ (máu) vì yêu của em.

Chứ xem ống tay áo của ngư phủ ở Oshima (trong cảng Matsushima)

Bị sóng đánh ướt đến thế mà đã đổi màu đâu.

d) Dịch thơ:

Người có muốn xem màu,
Tay áo em lệ máu?
Ướt như áo ngư phủ,
Đổi màu bao giờ đâu!

(ngũ ngôn) 

Áo ngư phủ chẳng thay màu,
Áo em đỏ lệ vì đâu hỡi chàng?

(lục bát)

 

e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Senzai-shuu (Thiên Tải Tập), thơ luyến ái phần 4, bài 886.

Tác giả: Inpumon-in no Taifu nghĩa là chức phó quan (đại phụ) coi sóc công việc trong cung của bà Inpumon-in, khuê danh Ryôshi (Ân Phú Môn Viện, Lượng tử), con gái trưởng Thiên Hoàng Go Shirakawa, chị công chúa Shokushi. Ông phó quan này tên Fujiwara no Nobunari (Đằng Nguyên Tín Thành). Nhưng nhà thơ ở đây không phải là ông mà chỉ là con gái ông, phải mượn tên cha làm yobina (tên gọi).Không rõ năm sinh năm mất, chỉ biết bà cũng phục vụ Inpumon-in như cha mình, lại quen thân với Teika, thường xuất hiện ở các hội bình thơ,                

Lời thuyết minh trong Senzai-shuu cho biết đây là một bài thơ vịnh tình yêu. Nó là một bài thơ phóng tác (honkadori) vì đã lấy bài số 48 trong tập này của Minamoto no Shigeyuki (Nguyên, Trọng Chi) làm honka (bài ca gốc).

 

Inpumon-in no Taifu

 

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài: Tay áo đẫm lệ máu vì cay đắng trong tình yêu.

Tác giả so sánh ống tay áo đẫm lệ máu của mình với ống tay áo của ngư dân ở Oshima (Hùng Đảo, trong cảng Matsushima ở Sendai, miền bắc nước Nhật).Oshima là một “gối thơ” vì khi nói đến Oshima là nghĩ ngay được tới ama (漁夫ngư phu), từ để chỉ ngư dân bất luận nam nữ. Ngoài ra, cụm từ “tay áo đẫm lệ máu” không thấy xuất hiện trong bài nhưng qua văn mạch, người đọc bắt buộc liên tưởng tới (ý tại ngôn ngoại) như cách hiểu của các nhà chú giải người Nhật.

Tay áo ngư dân chuyên nghề chài lưới lao khổ, bị sóng đánh ướt mãi như thế mà có đổi màu đâu, còn ống tay áo tác giả phải đổi màu huyết lệ, cho thấy nỗi sầu thảm riêng tư ấy to lớn dường nào.

Kỹ thuật thấy trong bài thơ là cách ngắt câu 2 lần ở cuối câu đầu và cuối câu bốn. Bài thơ này còn là ví dụ điển hình của lối thơ phóng tác (honkadori).

 

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Trì Dữ Bạc Tình Khan.
持 与 薄 情 看 

Nông tụ tận bị huyết lệ nhiễm,
儂 袖 尽 被 血 泪 染

Trực dục trì dữ bạc tình khan.
直 欲 持 与 薄 情 看

Hùng Đảo ngư phu y thường thấp,
雄 島 漁 夫 衣 裳 湿

Thấp dữ nông đồng sắc vị biến.
湿 与 儂 同 色 未 変

 

Anh dịch:

I would that I might show to thee

The inlaid-fisher’s oft-drenched sleeve,

I would that thine own eye might see

How salt waves their tints ne’er thieve;

From mine, alas!

Aye tear-bedewed, the colours pass.

(Dickins)

Let me show him these!

E'en the fisherwomen's sleeves

On Ojima's shores,

Though wet through and wet again,

Do not change their dyer's hues.

(Mac Cauley)

Để ý là các dịch giả Âu Mỹ trên đây chỉ dịch là nước mắt làm nhạt màu áo đi. Đàn Khả dịch là lệ máu (huyết lệ) là theo cách hiểu của các nhà chú giải người Nhật..

 

 





Bài số :  90

Thơ bà con gái quan Taifu ở Inpumon-in 殷富門院太輔

 

a) Nguyên văn:

見せばやな

雄島のあまの

袖だにも

ぬれにぞぬれて

色はかはらず

b) Phiên âm:

Mise baya na

Oshima no ama no

Sode dani mo

Nure ni zo nure shi

Iro wa kawarazu.

c) Diễn ý:

Em muốn đưa cho người bạc tình thấy

Ống tay áo đã thấm lệ (máu) vì yêu của em.

Chứ xem ống tay áo của ngư phủ ở Oshima (trong cảng Matsushima)

Bị sóng đánh ướt đến thế mà đã đổi màu đâu.

d) Dịch thơ:

Người có muốn xem màu,
Tay áo em lệ máu?
Ướt như áo ngư phủ,
Đổi màu bao giờ đâu!

(ngũ ngôn) 

Áo ngư phủ chẳng thay màu,
Áo em đỏ lệ vì đâu hỡi chàng?

(lục bát)

 

e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất xứ: Senzai-shuu (Thiên Tải Tập), thơ luyến ái phần 4, bài 886.

Tác giả: Inpumon-in no Taifu nghĩa là chức phó quan (đại phụ) coi sóc công việc trong cung của bà Inpumon-in, khuê danh Ryôshi (Ân Phú Môn Viện, Lượng tử), con gái trưởng Thiên Hoàng Go Shirakawa, chị công chúa Shokushi. Ông phó quan này tên Fujiwara no Nobunari (Đằng Nguyên Tín Thành). Nhưng nhà thơ ở đây không phải là ông mà chỉ là con gái ông, phải mượn tên cha làm yobina (tên gọi).Không rõ năm sinh năm mất, chỉ biết bà cũng phục vụ Inpumon-in như cha mình, lại quen thân với Teika, thường xuất hiện ở các hội bình thơ,                

Lời thuyết minh trong Senzai-shuu cho biết đây là một bài thơ vịnh tình yêu. Nó là một bài thơ phóng tác (honkadori) vì đã lấy bài số 48 trong tập này của Minamoto no Shigeyuki (Nguyên, Trọng Chi) làm honka (bài ca gốc).

 

Inpumon-in no Taifu

 

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài: Tay áo đẫm lệ máu vì cay đắng trong tình yêu.

Tác giả so sánh ống tay áo đẫm lệ máu của mình với ống tay áo của ngư dân ở Oshima (Hùng Đảo, trong cảng Matsushima ở Sendai, miền bắc nước Nhật).Oshima là một “gối thơ” vì khi nói đến Oshima là nghĩ ngay được tới ama (漁夫ngư phu), từ để chỉ ngư dân bất luận nam nữ. Ngoài ra, cụm từ “tay áo đẫm lệ máu” không thấy xuất hiện trong bài nhưng qua văn mạch, người đọc bắt buộc liên tưởng tới (ý tại ngôn ngoại) như cách hiểu của các nhà chú giải người Nhật.

Tay áo ngư dân chuyên nghề chài lưới lao khổ, bị sóng đánh ướt mãi như thế mà có đổi màu đâu, còn ống tay áo tác giả phải đổi màu huyết lệ, cho thấy nỗi sầu thảm riêng tư ấy to lớn dường nào.

Kỹ thuật thấy trong bài thơ là cách ngắt câu 2 lần ở cuối câu đầu và cuối câu bốn. Bài thơ này còn là ví dụ điển hình của lối thơ phóng tác (honkadori).

 

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Trì Dữ Bạc Tình Khan.
持 与 薄 情 看 

Nông tụ tận bị huyết lệ nhiễm,
儂 袖 尽 被 血 泪 染

Trực dục trì dữ bạc tình khan.
直 欲 持 与 薄 情 看

Hùng Đảo ngư phu y thường thấp,
雄 島 漁 夫 衣 裳 湿

Thấp dữ nông đồng sắc vị biến.
湿 与 儂 同 色 未 変

 

Anh dịch:

I would that I might show to thee

The inlaid-fisher’s oft-drenched sleeve,

I would that thine own eye might see

How salt waves their tints ne’er thieve;

From mine, alas!

Aye tear-bedewed, the colours pass.

(Dickins)

Let me show him these!

E'en the fisherwomen's sleeves

On Ojima's shores,

Though wet through and wet again,

Do not change their dyer's hues.

(Mac Cauley)

Để ý là các dịch giả Âu Mỹ trên đây chỉ dịch là nước mắt làm nhạt màu áo đi. Đàn Khả dịch là lệ máu (huyết lệ) là theo cách hiểu của các nhà chú giải người Nhật..