Bài số 34

Thơ Fujiwara no Okikaze  藤原興風

 

a) Nguyên văn:

誰をかも

知る人にせむ

高砂の

松の昔の

友ならなくに

b) Phiên âm:

Tare wo kamo

Shiru hito ni semu (sen)

Matsu mo mukashi no

Tomo nara naku ni

c) Diễn ý:

Ôi, biết lấy ai

Làm người bạn thân,

Cây tùng ngàn năm trên gò cao ở Takasago kia,

Cũng đâu phải là bạn ta từ thuở xưa.

d) Dịch thơ:

Bạn bè xưa thân thiết,
Đều cưỡi hạc xa chơi.
Gò cao còn tùng cổ,
Nhưng cây sao hiểu người!

(ngũ ngôn) 

Bạn xưa khuất, còn tùng già,
Cây dù nghìn tuổi, khó là tri âm!

(lục bát)

 

 e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất Xứ: Kokin-shuu (Cổ Kim Tập) tạp thi phần Thượng, bài 909.

Tác Giả: Fujiwara no Okikaze (Đằng Nguyên, Hưng Phong), người sống giữa hậu bán thế kỷ thứ 9 bước sang đầu thế kỷ thứ 10. Giỏi âm nhạc và là tác giả một tập lý luận về waka nhan đề Kakyô Hyôshiki (Ca Kinh Phiêu Thức). Tuy giữ một chức quan nhỏ nhưng tài thơ cho phép ông có mặt trong số 36 ca tiên.

Về già, bạn bè chết trước hết, tác giả buồn cho kiếp sống lẻ loi.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài: Tuổi già cô độc không có lấy một người bạn thân.

Tác giả xem như mỗi cây tùng già nghìn năm ở Takasago là bạn của mình nhưng cây tùng chỉ là vật vô tri, đâu thực sự là người bạn từng chia sẻ với mình biết bao nhiêu kỷ niệm.

Với bài thơ đơn sơ nhưng bi ai nói trên, tác giả đi ngược quan điểm thông thường của người đời xem trường thọ như là điều đáng mong mỏi. Ở đây, ông thở than rằng vào lúc tuổi già, vắng bóng tri kỷ tri âm thì chỉ là một chuỗi ngày vô nghĩa.

Takasago (Cao Sa), utamakura (gối thơ) được nhiều người sử dụng, vốn là một địa danh vùng Harima, nay gần Kobe, nơi nổi tiếng nhiều tùng đẹp. Nó đã trở thành đề tài của tuồng Nô. Tùng Takasago là hình ảnh tượng trưng cho sự sống lâu, bền vững và hạnh phúc nên dao khúc Takasago được hát lên lúc mừng hôn lễ hoặc trong tiệc thọ, chúc cho quốc thái dân an.

Ka đặt bên mo là hai trợ từ vừa đặt câu hỏi vừa hàm ý phản nghĩa và vịnh thán. Tác giả ngắt câu ở cuối câu thứ hai. Lại sử dụng phép nghịch đảo và nhân cách hóa.

 

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Thùy Vi Tri Kỷ Nhân.
誰 為 知 己 人

 

Thùy vi tri kỷ tri ngã tâm,
誰 為 知 己 知 我 心

Tứ hải vô xứ mịch tri âm.
四 海 無 処 覓 知 音

Duy hữu cao cương cổ tùng thụ,
唯 有 高 岡 古 松 樹

Khước phi tích nhật cựu hữu nhân.
却 非 昔 日 旧 友 人

Anh dịch:

Of old companions bereft,

Men’s friendship more I may not seek,

Nought but the ancient prine-trees left,

That’s grow on Takasago’s peak,

Comrades of many a year no gone,

But not the friends for whom I mourn.

(Dickins)

Whom then are there now,

In my age (so far advanced)

I can hold as friends?

Even Takasago's pines

Are not friends of former days.

(Mac Cauley)

Cảnh ngộ tương tự như điều đã thấy trong câu thơ cổ: 

Tích nhật tân bằng giai ly tán,
昔 日 賓 朋 皆 離 散

Cựu thời thân hữu bán điêu linh.
旧 事 親 友 半 凋 零 

Chính nhà biên tập Teika trong tập nhật ký Meigetsu-ki của mình cũng nhắc đến tâm sự cô đơn lúc về già. Ông lại soạn Hyakunin-Ishu lúc đã 74 tuổi. Có thể vì thế mà ông đã dành một chỗ ở đây cho bài thơ của Okikaze chăng?

 

 





Bài số 34

Thơ Fujiwara no Okikaze  藤原興風

 

a) Nguyên văn:

誰をかも

知る人にせむ

高砂の

松の昔の

友ならなくに

b) Phiên âm:

Tare wo kamo

Shiru hito ni semu (sen)

Matsu mo mukashi no

Tomo nara naku ni

c) Diễn ý:

Ôi, biết lấy ai

Làm người bạn thân,

Cây tùng ngàn năm trên gò cao ở Takasago kia,

Cũng đâu phải là bạn ta từ thuở xưa.

d) Dịch thơ:

Bạn bè xưa thân thiết,
Đều cưỡi hạc xa chơi.
Gò cao còn tùng cổ,
Nhưng cây sao hiểu người!

(ngũ ngôn) 

Bạn xưa khuất, còn tùng già,
Cây dù nghìn tuổi, khó là tri âm!

(lục bát)

 

 e) Tác giả và hoàn cảnh sáng tác:

Xuất Xứ: Kokin-shuu (Cổ Kim Tập) tạp thi phần Thượng, bài 909.

Tác Giả: Fujiwara no Okikaze (Đằng Nguyên, Hưng Phong), người sống giữa hậu bán thế kỷ thứ 9 bước sang đầu thế kỷ thứ 10. Giỏi âm nhạc và là tác giả một tập lý luận về waka nhan đề Kakyô Hyôshiki (Ca Kinh Phiêu Thức). Tuy giữ một chức quan nhỏ nhưng tài thơ cho phép ông có mặt trong số 36 ca tiên.

Về già, bạn bè chết trước hết, tác giả buồn cho kiếp sống lẻ loi.

f) Thưởng ngoạn và phẩm bình:

Đề tài: Tuổi già cô độc không có lấy một người bạn thân.

Tác giả xem như mỗi cây tùng già nghìn năm ở Takasago là bạn của mình nhưng cây tùng chỉ là vật vô tri, đâu thực sự là người bạn từng chia sẻ với mình biết bao nhiêu kỷ niệm.

Với bài thơ đơn sơ nhưng bi ai nói trên, tác giả đi ngược quan điểm thông thường của người đời xem trường thọ như là điều đáng mong mỏi. Ở đây, ông thở than rằng vào lúc tuổi già, vắng bóng tri kỷ tri âm thì chỉ là một chuỗi ngày vô nghĩa.

Takasago (Cao Sa), utamakura (gối thơ) được nhiều người sử dụng, vốn là một địa danh vùng Harima, nay gần Kobe, nơi nổi tiếng nhiều tùng đẹp. Nó đã trở thành đề tài của tuồng Nô. Tùng Takasago là hình ảnh tượng trưng cho sự sống lâu, bền vững và hạnh phúc nên dao khúc Takasago được hát lên lúc mừng hôn lễ hoặc trong tiệc thọ, chúc cho quốc thái dân an.

Ka đặt bên mo là hai trợ từ vừa đặt câu hỏi vừa hàm ý phản nghĩa và vịnh thán. Tác giả ngắt câu ở cuối câu thứ hai. Lại sử dụng phép nghịch đảo và nhân cách hóa.

 

g)      Dư Hứng:

Hán dịch:

Thùy Vi Tri Kỷ Nhân.
誰 為 知 己 人

 

Thùy vi tri kỷ tri ngã tâm,
誰 為 知 己 知 我 心

Tứ hải vô xứ mịch tri âm.
四 海 無 処 覓 知 音

Duy hữu cao cương cổ tùng thụ,
唯 有 高 岡 古 松 樹

Khước phi tích nhật cựu hữu nhân.
却 非 昔 日 旧 友 人

Anh dịch:

Of old companions bereft,

Men’s friendship more I may not seek,

Nought but the ancient prine-trees left,

That’s grow on Takasago’s peak,

Comrades of many a year no gone,

But not the friends for whom I mourn.

(Dickins)

Whom then are there now,

In my age (so far advanced)

I can hold as friends?

Even Takasago's pines

Are not friends of former days.

(Mac Cauley)

Cảnh ngộ tương tự như điều đã thấy trong câu thơ cổ: 

Tích nhật tân bằng giai ly tán,
昔 日 賓 朋 皆 離 散

Cựu thời thân hữu bán điêu linh.
旧 事 親 友 半 凋 零 

Chính nhà biên tập Teika trong tập nhật ký Meigetsu-ki của mình cũng nhắc đến tâm sự cô đơn lúc về già. Ông lại soạn Hyakunin-Ishu lúc đã 74 tuổi. Có thể vì thế mà ông đã dành một chỗ ở đây cho bài thơ của Okikaze chăng?